Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liên quân 10 nước tập trận ở Biển Đông và thông điệp tới Trung Quốc

RFA, 04/10/2023

Hải quân Hoa Kỳ và Philippines hôm 2 tháng 10 bắt đầu cuộc tập trận mang tên "Sama Sama" (nghĩa là sát cánh trong tiếng Tagalog) tại khu vực Biển Đông, cùng với sự tham gia của tám nước đồng minh và đối tác khác. Nhóm này gồm hải quân các nước Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Canada, Malaysia ; cùng quan sát viên từ New Zealand và Indonesia. 

tq1

Cuộc tập trận SAMA SAMA 2023 giữa Mỹ và Philippines bao gồm các hoạt động diễn tập săn tàu ngầm, tấn công tàu chiến, và tác chiến điện tử, với hơn một ngàn binh lính được điều động. US Navy

Cuộc tập trận này bao gồm các hoạt động diễn tập săn tàu ngầm, tấn công tàu chiến, và tác chiến điện tử, với hơn một ngàn binh lính được điều động. 

Tuy là sự kiện được lên kế hoạch từ trước, nhưng cuộc tập trận này diễn ra đúng vào thời điểm Trung Quốc và Philippines đang đối đầu với nhau kịch liệt trên khu vực Biển Đông.

Do vậy, cuộc tập trận đang diễn ra được đánh giá là sẽ tạo ra thông điệp trực tiếp đến với Trung Quốc.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, thạc sĩ Hoàng Việt - chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, cho biết đây là một cuộc tập trận "đặc biệt", ông nói thêm :

"Cuộc tập trận này không chỉ đơn thuần là một cuộc tập trận mà nó còn là một thông điệp, để thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết của những quốc gia sát cánh cùng Philippines trên khu vực Biển Đông, trong đó là Mỹ và Phương tây. Với phương châm tôn trọng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ".

Mới tháng trước, Trung Quốc cho giăng dây thừng và phao nổi ở khu vực Bãi cạn Scarborough, nhằm ngăn cản các tàu của ngư dân Philippines tiếp cận khu vực trên, khiến đích thân tổng thống Philippines đã phải ra lệnh cho lực lượng hải quân nước này thực hiện chiến dịch phá huỷ.

Lực lượng cảnh sát biển của hai nước cũng liên tiếp chạm trán nhau ở khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa. Tại đây, lính Philippines đang đồn trú trên một chiếc tàu chiến được chủ động cho mắc cạn, và cần phải được tiếp tế thường xuyên, và phía Trung Quốc luôn tìm cách ngăn cản.

Theo giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực an ninh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những cuộc tập trận thế này là nhằm ngăn chặn và răn đe các hành vi đe doạ sự ổn định do Trung Quốc tạo ra :

"Những cuộc tập trận này nhằm mục đích ngăn ngừa và răn đe các hành vi gây bất ổn ở khu vực, và khiến Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

Cuộc tập trận này nằm trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp áp đặt yêu sách chủ quyền của họ, còn Hoa Kỳ thì cố gắng xây dựng một liên minh nhằm răn đe Trung Quốc".

Một nước Đông Nam Á tham gia cuộc tập trận là Indonesia lại không có yêu sách chủ quyền đối với bất cứ thực thể hay hòn đảo nào trên khu vực Biển Đông, nhưng nước này cũng bị đe doạ bởi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở trên vùng biển mà họ gọi là Biển Natuna, nằm ở phía nam Biển Đông.

Việt Nam, ở mặt khác, lại là một trong những nước có tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo ở khu vực Biển Đông, và trong những năm qua đã bị Trung Quốc liên tiếp gây sức ép, và thậm chí đe doạ. Thế nhưng lại không góp mặt trong cuộc tập trận này.

Lý giải cho điều này, thạc sĩ Hoàng Việt cho biết quan điểm của ông :

"Trước đây thì Việt Nam cũng tham gia tập trận với Mỹ một số lần, nhưng sau này Việt Nam không tham gia nữa. Nó có nhiều lý do, nhưng rõ ràng thứ nhất là học thuyết quốc phòng 4 Không của Việt Nam, trong đó có việc không tham gia liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào. Thế nên Việt Nam sẽ tránh.

Gần đây chúng ta thấy quan điểm của Việt Nam đối với cuộc căng thẳng Mỹ - Trung, đặc biệt là từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra, thì phía Việt Nam luôn thể hiện cái tư duy mà nhiều quốc gia Đông Nam Á khác nhắc tới, đó là không thể hiện việc chọn bên.

Chính vì thế mà đối với việc này thì Việt Nam không khuyến khích, nhưng cũng không lên án việc các nước tham gia tập trận với Philippines".

Đó là về mặt quan điểm, và nguyên tắc công khai trong chính sách đối ngoại cũng như quốc phòng của Việt Nam. Còn về mặt thực tế, theo giáo sư Carlyle Thayer, thì Việt Nam sẽ ngầm ủng hộ sự hiện diện của Mỹ và các nước Phương tây ở Biển Đông :

"Tôi cho rằng Việt Nam sẽ muốn những sự kiện như thế này diễn ra hơn là không muốn có bất cứ hoạt động nào. Sự hiện diện thường xuyên của Mỹ có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải chú ý nhiều hơn vào nước Mỹ, còn nếu nước Mỹ không xuất hiện thì Trung Quốc sẽ hướng sự chú ý vào Việt Nam. Và Việt Nam rõ ràng là không muốn điều đó xảy ra".

Cuộc tập trận này dự kiến sẽ kéo dài 12 ngày ở vùng biển gần với phía nam đảo Luzon của Philippines, nơi có căn cứ hải quân Vịnh Subic, từng là một trong những tiền đồn quân sự lớn nhất của Mỹ ở khu vực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nguồn : RFA, 04/10/2023

*************************

Quân đi Trung Quc tung phim hot hình v ‘thng nht’ Đài Loan

Reuters, VOA, 03/10/2023

Quân đi Trung Quc đã phát hành mt b phim hot hình vào Ngày Quc khánh, chiếu cnh hai phn ca mt bc tranh cun b xé cách đây hơn 300 năm trước được ni li, th hin quyết tâm ca đi lc đưa Đài Loan t tr v cùng mt mi.

tq1

Du khách thưởng ngon bc tranh "Phú Xuân sơn cư đ" ca danh ha Hoàng Công Vng thi nhà Nguyên, được trưng bày ti Bo tàng C cung Quôc gia Đài Bc, ngày 1/6/2011.

Hai phn ca bc tranh "Phú Xuân sơn cư đ", mt trong nhng bc tranh c ni tiếng nht ca Trung Quc, được lưu gi riêng bit trong các bo tàng Trung Quc và Đài Loan, hòn đo được qun lý dân ch mà Bc Kinh tuyên b là mt tnh ca mình và nói là có quyn tiếp qun bng vũ lc.

Vào ngày Ch nht Quc khánh 1/10, B Tư lnh Quân khu min Đông ca Quân đi Gii phóng nhân dân Trung Quc, được biết đến vi các video din tp hiếu chiến quanh Đài Loan, đã phát hành mt b phim hot hình ngn có tên "Gic mơ thành hin thc trên sông Phú Xuân", kêu gi chú ý ti ngun gc văn hóa chung ca người dân c hai b Eo bin Đài Loan.

B phim có hai nhân vt thn thoi, đi din cho hai phn ca bc tranh ca danh ha Hoàng Công Vng thi nhà Nguyên đã b mt trong nhng ch nhân ca nó xé ri vào thế k 17.

cui phim, hai nhân vt đã đến vi nhau, to nên bc tranh hoàn chnh mt cách thn k.

Phn tranh ngn hơn, được gi là "Ngn núi còn li", dài khong 51 cm, hin được trưng bày ti Bo tàng tnh Chiết Giang thành ph Hàng Châu. Phn tranh dài hơn, 640 cm, được lưu gi Bo tàng C cung Quc gia Đài Loan t nhng năm 1950.

Hai phn tranh này đã được tái hp vào năm 2011 khi Trung Quc cho bo tàng Đài Loan mượn phn tranh h gi trong hai tháng trong thi k quan h nng m hơn khi Đài Loan theo đui chính sách hp tác kinh tế vi Trung Quc.

Nhưng trong nhng năm gn đây, khi mi quan h ngui lnh, Trung Quc đã tăng cường các hot đng quân s xung quanh Đài Loan, bao gm c các cuc tp trn trong tháng qua mà Bc Kinh cho biết là nhm chng li lc lượng ly khai.

Đng thi, Trung Quc đang son tho các kế hoch đy tham vng nhm "hi nhp" nn kinh tế ca tnh Phúc Kiến và Đài Loan, c hai bên Eo bin Đài Loan, to cơ hi cho các công ty Đài Loan tham gia vào mt kế hoch phát trin chung, điu mà chính ph Đài Loan c tuyt.

Trong khi Trung Quc mun thu hút Đài Loan bng nhng ha hn v li ích kinh tế, mi đe da chiếm Đài Loan bng vũ lc vn không ngng gia tăng.

Trong cuc hành trình ca hai nhân vt thn thoi trong phim, B Tư lnh Quân khu min Đông đã chèn nhng cnh quay v đi hình tàu sân bay và máy bay chiến đu J-20, nhc nh người xem v kh năng chiến trường ca h.

Nguồn : VOA, 03/10/2023

****************************

Philippines và đng minh tp trn hi quân gia lúc căng thng Châu Á-Thái Bình Dương

Reuters, VOA, 02/10/2023

Hôm 2/10, các lc lượng t Philippines, Anh, Canada, Nht Bn và M bt đu cuc tp trn hi quân chung kéo dài hai tun vùng bin Philippines như mt màn "biu dương lc lượng", trong bi cnh căng thng khu vc đang gia tăng, theo Reuters.

tq2

L khai mc cuc tp trn "Sama Sama", ngày 2/10/2023.

Vi hơn 1.800 người tham gia, cuc tp trn din ra tiếp theo đng thái tun trước ca Bc Kinh nhm ngăn cn ngư dân Philippines tiếp cn khu vc bin có tranh chp nht Châu Á, bãi cn Scarborough, do Trung Quc nm gi Bin Đông.

Hi quân Philippines cho biết cuc tp trn "Sama Sama" năm nay được t chc phía nam đo Luzon, bao gm các cuc tp trn hi quân trong các lĩnh vc như tác chiến chng tàu ngm, phòng không và tìm kiếm cu nn.

Chun Đô đc Toribio Adaci, tư lnh hi quân Philippines, phát biu ti s kin khai mc : "Vi màn biu dương lc lượng và s tham gia tích cc ca các đng minh và đi tác ca chúng tôi, Sama Sama vượt xa các cuc tp trn quân s đơn thun".

"Đây là biu tượng cho mi quan h đi tác lâu dài và cam kết chung ca chúng ta đi vi an ninh và n đnh khu vc Châu Á Thái Bình Dương".

Trong bài phát biu ca mình, Phó Đô đc Karl Thomas, Tư lnh Hm đi 7 ca Hi quân Hoa K, cho biết : iu quan trng là tt c các quc gia đu có quyn ra khơi và hot đng Bin Tây Philippines, không… b cưỡng ép, không b da nt".

Bin Tây Philippine Bin Đông là khu vc mà Manila tuyên b ch quyn.

Năm tàu, hai chiếc t Hoa K và mt chiếc t Anh, Canada và Nht Bn, đã tham gia cuc tp trn do Philippines ch trì kéo dài đến ngày 13/10.

Hi quân Australia, Pháp, Indonesia và New Zealand cũng tham gia bng cách c quan sát viên và chuyên gia ti.

Nguồn : VOA, 02/10/2023

Additional Info

  • Author RFA, Reuters, VOA
Published in Châu Á

Mỹ đã không có biện pháp tương xứng với chính sách ngoại giao dồn dập, có phối hợp của Bắc Kinh trên khắp Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

tqdna1

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc đặc biệt về Bệnh do Coronavirus (Covid-19) ngày 24/02/2020

Ngày 13/01/2021, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngồi xuống, xắn tay áo lên, nhận mũi tiêm Sinovac Covid-19 đầu tiên của mình, tự hào khoe hộp vaccine trước khán giả truyền hình trực tiếp. Vaccine Trung Quốc đã đến Indonesia và phần còn lại của Đông Nam Á vào thời điểm mà người ta rất cần đến chúng : về y tế, xã hội, và kinh tế. Chúng đến vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khu vực cần chứng minh rằng họ có kế hoạch để xử lý khủng hoảng. Và Trung Quốc đem đến giải pháp.

Đại dịch : Cơ hội của Trung Quốc

Đại dịch toàn cầu, bắt đầu với việc virus gây Covid-19 lan ra ngoài biên giới Trung Quốc, có thể đã là thảm họa đối với ảnh hưởng của Bắc Kinh với các chính phủ trong khu vực. Nhưng Trung Quốc đã tìm được cái may trong cái rủi. Họ đã hành động để đáp ứng nhu cầu của khu vực, thông qua hỗ trợ ngoại giao và vật chất, hướng ra bên ngoài trong khi Mỹ và các đồng minh chủ yếu hướng nội. Khả năng phản ứng sớm của Trung Quốc, tạo ra một thông điệp cộng hưởng, duy trì dòng chảy thương mại, và trực tiếp góp mặt – tất cả đã tạo ra những ấn tượng tốt đẹp, tồn tại ngay cả khi Mỹ và các nước khác đã bắt kịp họ.

Thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ y tế và vaccine với số lượng lớn, trong khi Mỹ và các đối tác lại ưu tiên cho nhu cầu trong nước. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cung cấp vaccine cho khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề. Khi khoản tài trợ đầu tiên từ Mỹ được chuyển giao vào tháng 07/2021, Trung Quốc đã tài trợ hơn 7 triệu liều cho 9 quốc gia Đông Nam Á (theo dữ liệu theo dõi vaccine ở Trung Quốc và Mỹ, lần lượt bởi Bridge Consulting và Kaiser Family Foundation).

Thứ hai, Bắc Kinh đồng thời phát động một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng, được phối hợp chặt chẽ, bằng cả phương tiện truyền thông truyền thống lẫn mạng xã hội, để thể hiện mình là một cường quốc "có trách nhiệm" hành động cùng Đông Nam Á trong cuộc chiến chung chống lại đại dịch.

Thứ ba, nền kinh tế Trung Quốc đã giúp làm giảm bớt suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra ở Đông Nam Á. Trong năm 2020 và 2021, khả năng giữ cho nền kinh tế mở cửa của Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu cao từ Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là đối với hàng điện tử, đã thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, và giúp mở đường phục hồi cho Đông Nam Á.

Thứ tư, trong khi bộ trưởng của các nước khác chủ yếu ở lại quê nhà, thì bộ trưởng Trung Quốc đã lên đường. Các bộ trưởng và quan chức cấp cao Trung Quốc đã tới Đông Nam Á để tổ chức 32 cuộc gặp trực tiếp, đồng thời đón tiếp các bộ trưởng của khu vực này tổng cộng 23 lần, trong đó có hai lần ở Bắc Kinh. Trái ngược với chính sách ngoại giao tích cực của Trung Quốc, Mỹ trông như một kẻ đứng ngoài cuộc.

Lúc này đây, khi Đông Nam Á học cách sống chung với Covid-19, một số khuyết điểm trong chính sách ngoại giao đại dịch của Trung Quốc đã xuất hiện. Hiệu quả thấp của vaccine Trung Quốc hiện đã rõ ràng, chưa kể đến việc hơn 90% vaccine Trung Quốc dành cho khu vực này là bán chứ không phải được tặng. Mỹ đã vượt qua Trung Quốc trong việc cung cấp viện trợ vaccine. Và chính sách "zero-Covid" của Trung Quốc đã cản trở cả thương mại lẫn ngoại giao cá nhân.

Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn nhớ người đã ở bên cạnh họ khi họ cần. Khi được hỏi vào cuối năm 2021, 58% người trả lời từ nhóm các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp, và xã hội dân sự ở Đông Nam Á đánh giá mức hỗ trợ vaccine của Trung Quốc cho khu vực là cao nhất. Chỉ 23% chọn Mỹ. Phần thưởng cho việc xuất hiện từ sớm dường như cao hơn phần thưởng cho việc duy trì tốc độ đi lên ổn định.

Xu hướng có lợi cho Trung Quốc

Tất nhiên, không phải mọi thứ đều tốt đẹp đối với Trung Quốc trong những năm đại dịch 2020 và 2021. Các yếu tố hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong giai đoạn này bao gồm việc áp đặt nặng tay các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, xu hướng nói quá sự thật nhưng lại hoàn thành dưới mục tiêu đối với các dự án cơ sở hạ tầng, lòng tin công chúng thấp đối với Trung Quốc, và sự thận trọng đối với sự hiện diện của Trung Quốc trong một số thể chế nhà nước, đặc biệt là quân đội.

Tuy nhiên, lợi thế tự nhiên và ưu tiên dành cho Đông Nam Á của Trung Quốc có nghĩa là ảnh hưởng của họ đối với khu vực này sẽ tiếp tục tăng lên so với các đối tác lớn khác. Một số chuyên gia từ Đông Nam Á cảnh báo : không nên cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ hủy hoại bản năng bảo vệ quyền tự chủ "một cách tự động và ăn sâu trong tâm trí" của khu vực. Nhưng những người khác lo lắng rằng "không gian để Đông Nam Á ra quyết định đang dần hẹp lại".

Rủi ro có lẽ không phải là Đông Nam Á sẽ dứt khoát ngả theo Trung Quốc, mà là việc khu vực này sẽ ngày càng thích ứng và chấp nhận các lợi ích của Trung Quốc. Trong một tương lai như vậy, chúng ta sẽ thấy Trung Quốc nỗ lực hơn nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế sự hợp tác của Đông Nam Á với các bên mà Bắc Kinh cho là có hại cho lợi ích của họ.

Trung Quốc đã thường xuyên áp dụng chiến lược này, dù mức độ thành công là khác nhau. Các ví dụ bao gồm cảnh báo Philippines trước bầu cử về quan hệ với Mỹ ; nỗ lực hạn chế sự tham gia của bên thứ ba trong đàm phán về Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông ; và nỗ lực ngăn cản các nước Đông Nam Á tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

Bài học cho Mỹ và các đối tác

Chiến lược hiện tại của Mỹ và các đối tác thân thiết ở Đông Nam Á là giúp hỗ trợ quyền tự chủ và sự dẻo dai của khu vực, bằng cách cung cấp các lựa chọn hợp tác thương mại, đầu tư, cơ sở hạ tầng, viện trợ, giáo dục, và an ninh. Đây vẫn là phản ứng tốt nhất, có lẽ là phản ứng khả thi duy nhất, đối với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ và các đối tác hiện có một số lợi thế và động lực mới. Sự can dự của Nhật Bản vào khu vực vẫn sâu sắc và được tôn trọng. Chính quyền Biden và chính phủ của Đảng Lao động Australia mới được bầu gần đây cũng đang đưa ra các sáng kiến Đông Nam Á mới và nỗ lực để dẫn đầu cuộc chơi.

Thách thức là đưa càng nhiều mục tiêu cụ thể vào chiến lược càng tốt, và đảm bảo rằng những mục tiêu này được nhìn nhận ngang bằng với các nỗ lực của Trung Quốc. Việc điểm lại những thành công của Trung Quốc trong thời kỳ đầu của đại dịch sẽ giúp tìm ra những bài học có thể định hình những lựa chọn chính sách này.

Bài học đầu tiên và rõ ràng là Mỹ và các đối tác không thể không hành động khi cuộc khủng hoảng tiếp theo ập đến, dù là dưới hình thức nào.

Cũng không có gì thay thế được sự can dự và thăm viếng chính trị với cường độ cao, dù chuyện này khó có thể duy trì trong các nền dân chủ bận rộn. Ngoại giao cá nhân là điều cần thiết. Hiểu đúng những vấn đề cơ bản cũng có nghĩa là phải tập trung vào toàn bộ khu vực, chứ không chỉ riêng Việt Nam hay Singapore, những quốc gia được ưa chuộng theo quan điểm chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cũng cần phải tạo ra một dòng quan điểm : nhấn mạnh các nguyên tắc được chia sẻ, như quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền, là một cách tiếp cận tốt hơn so với lập luận rằng các nền dân chủ ưu việt hơn các chế độ chuyên chế.

Ưu tiên cao nhất của Đông Nam Á là phục hồi kinh tế. Cố gắng cạnh tranh với Trung Quốc về cơ sở hạ tầng truyền thống không phải là cách tiếp cận tốt, đặc biệt khi khu vực này cần sự giúp đỡ trong các lĩnh vực mà Mỹ và các đối tác có lợi thế so sánh, chẳng hạn như hỗ trợ Đông Nam Á trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch còn nhiều thách thức (như G7 đang làm), xây dựng nguồn nhân lực, và củng cố nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ của Đông Nam Á.

Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các chương trình nhằm tác động đến giới tinh hoa, chẳng hạn như các chuyến thăm được tài trợ, đào tạo và trao đổi trên phương tiện truyền thông, tiếp cận các đảng phái chính trị, và các chương trình học bổng. Mỹ và các đối tác của họ đang cố gắng bắt kịp, bao gồm cả các chương trình quyền lực mềm và giao lưu nhân dân, mới hoặc được tăng cường. Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như các chuyến thăm được tài trợ cho các quan chức và các chuyên gia đào tạo ngắn hạn, một sáng kiến của Quad sẽ bổ sung vào những nỗ lực này trên quy mô tương đương với Trung Quốc, vào thời điểm mà zero-Covid đang phức tạp hóa các chương trình của Trung Quốc.

Cuối cùng, thời kỳ đại dịch chứng tỏ rằng Trung Quốc đang chiến thắng trong cuộc chiến thông tin ở Đông Nam Á. Đánh bật làn sóng tin tức và tuyên truyền của Trung Quốc là điều không thể, nhưng Mỹ và các đối tác thân cận như Australia và Nhật Bản cần tìm cách tham gia vào không gian thông tin ở Đông Nam Á. Mục đích không phải là tấn công Trung Quốc mà để chống lại thông tin sai lệch, quảng bá nhiều hơn về những đóng góp của đồng minh cho sự thịnh vượng và an ninh của khu vực, đồng thời thúc đẩy tầm nhìn tích cực về trật tự khu vực.

Dominque Fraser & Richard Maude

Nguyên tác : "China Won Over Southeast Asia During the Pandemic," The Diplomat, 20/07/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/07/2022

Dominque Fraser là nghiên cứu viên tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á.

Richard Maude là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á.

Additional Info

  • Author Dominque Fraser, Richard Maude, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Đối với các nhà lãnh đạo của 2 quốc gia lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia và Philippines - hai nền dân chủ non trẻ đang trong vòng kìm kẹp của chủ nghĩa dân túy, mỗi quốc gia đều không hạnh phúc theo cách riêng của họ.

ungxu1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội hôm 5/11/2015 - Reuters

Nhìn bề ngoài, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và người đồng cấp Indonesia Joko Widodo, hay còn gọi là Jokowi, không chỉ lãnh đạo 2 quốc gia rất giống nhau, mà gần giống như được cắt ra từ cùng một tấm vải. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đã có cách tiếp cận theo những cách khác nhau trong mối quan hệ của họ với Trung Quốc - và những kết quả do các cách tiếp cận đó mang lại cũng hoàn toàn khác nhau.

Trong khi việc qụy lụy Trung Quốc trong suốt nhiều năm qua chưa mang lại cho Duterte một khoản đầu tư có giá trị nào cho đến nay, thì chiến lược có phẩm giá và tinh vi hơn của Jokowi đã đảm bảo được sự đầu tư tối ưu, cũng như việc phân phối nhanh chóng hàng triệu liều vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc sản xuất. Có vẻ như bài học không thể chối cãi là Trung Quốc coi thường các nhà lãnh đạo nhu nhược như Duterte, nhưng sẽ thực hiện các thỏa thuận đôi bên cùng có lợi với những người như Jokowi, người luôn trước sau như một không chấp nhận bị siêu cường Châu Á dọa nạt. Những năm gần đây, Duterte và Jokowi là 2 gương mặt đại diện cho nền chính trị dân túy ở Đông Nam Á. Cả hai đều từng giữ chức thống đốc tỉnh, những người đã vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng cách vận động chống tham nhũng.

Trong khi Duterte thể hiện mình là người của nhân dân, Jokowi đã chủ động phụng sự những công dân bình thường, coi đó là trọng tâm trong chương trình nghị sự của mình. Cả hai đều đã áp dụng các chính sách cứng rắn để trấn áp tội phạm, đặc biệt là trong cuộc chiến chống ma túy. Điều quan trọng là, cả hai tổng thống đều đặt cược chương trình nghị sự phát triển của họ vào "sự hào phóng" của Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của các lực lượng bảo thủ, những người đã cáo buộc họ hành động như "tay sai" của Bắc Kinh. Chưa hết, Jokowi đã nỗ lực phát triển một mối quan hệ tương đối hiệu quả dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, trong khi Duterte lại tỏ ra không dứt khoát.

ungxu2

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 15/5/2017. Reuters

Trong khi Jokowi dựa vào chiến lược cân bằng giữa các cường quốc, Duterte lại cố gắng phá bỏ mối quan hệ đồng minh hàng thế kỷ giữa Philippines và Mỹ như một phần trong chiến lược xoay trục sang Trung Quốc. Là một người mới trong chính sách đối ngoại, Duterte đã vô tình để lộ con bài của mình trong một cuộc trả lời phỏng vấn của truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi đầu năm 2016 trước khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Ông nói : "Điều tôi cần từ Trung Quốc là giúp Philippins phát triển". Chỉ vài tháng sau, Duterte trở thành tổng thống Philippines đầu tiên chọn Trung Quốc, thay vì Mỹ hoặc Nhật Bản, làm điểm đến đầu tiên cho chuyến công du nước ngoài. Ông cũng là tổng thống Philippines đầu tiên từ chối thăm một thủ đô lớn của phương Tây - kể cả Washington - trong suốt nhiệm kỳ 6 năm của mình. Với sự ngây thơ của Duterte, Trung Quốc đã cam kết đầu tư 24 tỷ USD, bao gồm một số dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn tại Mindanao, quê nhà của Tổng thống Philippines. Những lời hứa suông này đủ để thuyết phục Duterte đưa ra những nhượng bộ lớn, bao gồm cả quyết định gây tranh cãi như không khẳng định chiến thắng lịch sử của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ra tòa trọng tài ở La Haye.

Để làm hài lòng Bắc Kinh, Duterte thậm chí còn đe dọa sẽ hủy hợp tác quốc phòng với Mỹ và chia sẻ các nguồn năng lượng quý giá trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines với Trung Quốc. Tệ hơn nữa, Duterte đã nhanh chóng lên tiếng bảo vệ Bắc Kinh khi một tàu dân quân Trung Quốc bị tình nghi suýt đánh đắm hàng chục ngư dân Philippines gần Bãi Cỏ Rong hồi năm 2019. Khi bị thúc ép chống lại việc Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Philippines, Duterte đã có phản ứng thể hiện sự bất lực và vô dụng. Sau 5 năm thực hiện chiến lược "thân phận nô lệ" (phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc), Duterte hầu như không nhận lại được gì từ việc xoay trục sang Bắc Kinh, ngay cả số lượng lớn vaccine ngừa Covid-19 miễn phí mà Trung Quốc hứa sẽ cung cấp vào cuối năm 2020.

Trong khi đó, Jokowi đã tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới cả Washington và Bắc Kinh, cũng như cố gắng thúc đẩy hợp tác an ninh mạnh mẽ với cả 2 siêu cường, qua đó củng cố đòn bẩy chiến lược của Indonesia. Khi Trung Quốc gia tăng xâm nhập vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia vào cuối năm 2019, Tổng thống Indonesia không chỉ triển khai máy bay chiến đấu và hải quân mà còn đích thân tới khu vực này thị sát để nhắc nhở Trung Quốc rằng Jakarta sẽ "không thỏa hiệp" trong các vấn đề hàng hải và lãnh thổ. Mặc dù Indonesia không có tuyên bố chủ quyền trực tiếp ở Biển Đông, các nhà ngoại giao của Jokowi vẫn chính thức viện dẫn phán quyết trọng tài trong vụ kiện của Philippines để thách thức các tuyên bố bành trướng của Trung Quốc, cũng như công khai cáo buộc Trung Quốc về các hoạt động can thiệp bầu cử. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Indonesia đã tích cực thu hút không chỉ Trung Quốc mà cả các quốc gia đối thủ như Nhật Bản. Chiến lược đa dạng hóa có chủ định này phần nào giải thích tại sao Jakarta có thể có được các điều khoản cực kỳ thuận lợi, được cho là tốt nhất trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, cho dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung.

Và khi Trung Quốc chểnh mảng trong việc thực hiện những cam kết trị giá hàng tỷ USD, Jokowi đã nhanh chóng tận dụng Nhật Bản để thu hút sự chú ý của Bắc Kinh. Năm 2019, Nhật Bản và Trung Quốc trở thành các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Indonesia, với hàng chục dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai, trong khi Jokowi để 2 "gã khổng lồ" kinh tế đối đầu với nhau.

Bài học cho các nước Đông Nam Á từ hai trường hợp trên cho thấy, về cách mà 2 quốc gia Đông Nam Á trên đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Indonesia đã cho thấy rằng ngay cả các quốc gia nghèo hơn cũng có khả năng định hình hành vi của Bắc Kinh, miễn là họ không ngây thơ đưa ra những nhượng bộ lớn như Duterte. Sự dũng cảm và sắc sảo trong chiến lược của Jokowi cho thấy không phải tất cả những người theo chủ nghĩa dân túy đều giống nhau, mặc dù họ lên nắm quyền trong những hoàn cảnh khó khăn như nhau.

Việt Nam cũng là một quốc gia Đông Nam Á có nhiều vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc. Sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ đã làm cho tâm lý nước nhỏ ăn sâu vào trong tư duy người Việt. Nhiều quan chức Việt Nam luôn thể hiện suy nghĩ "Trung Quốc mạnh thế, mình chống thế nào được Trung Quốc", chính vì lẽ đó đã dẫn tới các ứng xử đối với Trung Quốc mang tính tự ti, nhược tiểu. Ví dụ, trong đợt tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của Việt Nam hồi năm 2011, Phó Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ đi khắp nơi nói chuyện về âm mưu và hành động của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông ta còn cho biết là mặc dù Trung Quốc "xấu xí" như vậy, nhưng Đảng ta vẫn "quyết tâm" nâng tầm quan hệ với Trung Quốc lên bước cao hơn để từ đó ràng buộc Trung Quốc không được tiếp tục xâm phạm chủ quyền của ta. Hỡi ôi, chính vì suy nghĩ kiểu đó mà Trung Quốc mới có thể lấn tới trong sự kiện giàn khoan HD 981 năm 2014. Ngày nay, quan hệ quốc tế không còn kiểu quan hệ đại bá và tiểu quốc mà là mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi. Bài học của Indonesia và Philippines góp phần giúp cho những nước như Việt Nam biết cách ứng xử trước "người khổng lồ xấu xí Trung Quốc".

Do đó, trong quan hệ với Trung Quốc, người Việt Nam cần cởi bỏ tâm lý nước nhỏ vốn ăn sâu trong nếp nghĩ ; phải đặt mình trong tư thế của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế ; không tự ti, sợ hãi, cúi đầu. Điều đó mới giúp Việt Nam tồn tại và phát triển trước một Trung Quốc to lớn và đầy tham vọng.

Ngô Hồng Quân

Nguồn : RFA, 15/04/2021

Additional Info

  • Author Ngô Hồng Quân
Published in Diễn đàn

Chuyên gia Mỹ : Trung Quốc "ngang nhiên" tuần tra các vùng biển của Việt Nam và Philippines

Minh Anh-Thụy My, RFI 05/12/2020

Báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố hôm qua 04/12/2020, lần đầu tiên đã xác nhận việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam từ ngày 01/07 đến 01/12/2020.

tocao1

Ngày 23/09/2015, một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Scarborough, tranh chấp chủ quyền với Philippines.  AP - Renato Etac

Một chiếc tàu hải cảnh lớn mang số hiệu 5204 đã phát tín hiệu nhận dạng (AIS) từ Bãi Tư Chính, khu vực nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam trong suốt bốn tháng. Thậm chí ngày 02/11 chiếc tàu này còn ngang nhiên tiến sát khu vực cụm nhà giàn DK1 của Việt Nam, chỉ cách có 5 hải lý, và thường xuyên lượn lờ xung quanh lô dầu khí 06-01. Sự kiện này trùng hợp với quyết định của Hà Nội hủy bỏ việc khoan thăm dò tại lô này.

Sở dĩ tàu Trung Quốc dễ dàng tiến hành vòng tuần tra mới tại Bãi Tư Chính là nhờ lập căn cứ trên Đá Chữ Thập, chiếm được của Việt Nam sau trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Thủ đoạn quấy nhiễu của tàu hải cảnh 5204 ở Bãi Tư Chính cũng giống như việc áp sát giàn khoan của Malaysia ở bãi cạn Luconia, chứng tỏ đây là một chiến thuật hẳn hoi.

Vẫn theo AMTI, đại dịch Covid-19 đã không ngăn cản hoặc kềm hãm bớt Trung Quốc triển khai các tàu tuần duyên "xung quanh các địa điểm mang tính biểu tượng quan trọng" ở Biển Tây Philippines, kể cả việc thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ở các bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).

Qua phân tích dữ liệu hệ thống nhận dạng tự động (AIS), chuyên theo dõi vị trí tầu thuyền trên biển mà trang mạng Marine Traffic thu thập được, AMTI ghi nhận trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2019 – 30/11/2020, các đội tầu tuần duyên của Trung Quốc không chỉ duy trì "sự hiện diện lâu dài" tại những bãi cạn Scarborough, bãi Cỏ Mây và bãi Luconia, mà còn dường như đã "gia tăng tần số tuần tra" tại những khu vực này trong suốt giai đoạn dịch bệnh.

Cụ thể là 287 trong số 366 ngày gần đây, ít nhất có một và thường là hai tầu cảnh sát biển Trung Quốc phát sóng tín hiệu tự bãi cạn Scarborough. AMTI cho rằng đây là "một mức tăng đáng kể" so với 162 ngày trong năm 2019.

Theo nhận định của AMTI, "việc các tầu tuần tra Trung Quốc phát sóng thường xuyên hệ thống nhận dạng tự động từ những bãi cạn trên, vốn dĩ không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, cho thấy là Bắc Kinh cố ý đánh đi tín hiệu đòi hỏi chủ quyền của mình".

AMTI còn ghi nhận rằng điều đáng chú ý là bãi Tư Chính, ngoài khơi đông nam của Việt Nam cũng đã được bổ sung vào trong lộ trình tuần tra thường xuyên của tuần duyên Trung Quốc. Đây là địa điểm gây căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều tháng liên quan đến các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Hà Nội trong năm 2019.

Từ những quan sát trên, các nhà phân tích của AMTI cho rằng đại dịch Covid-19 là một tấm bình phong che giấu cho việc thực hiện các hành động hung hăng của Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên gần hầu hết diện tích Biển Đông, kể cả những vùng lãnh hải phía Tây thuộc chủ quyền Philippines.

Minh Anh

******************

Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam : Giá trị còn khiêm tốn nhưng ngày càng tăng

BBC, 05/12/2020

Chính phủ Mỹ đã duyệt các hợp đồng bán vũ khí cho nước ngoài trị giá 175 tỉ USD trong năm tài chính 2020 (từ 1/10/2019 đến 30/9/2020), theo thông báo ngày 4/12 của Lầu Năm Góc.

tocao2

Đại sứ Hoa Kỳ Kritenbrink giao lưu với các bạn học sinh Đà Nẵng

Doanh thu này tăng 5 tỷ USD so với năm 2019.

Con số 175 tỷ bao gồm 51 tỷ USD doanh thu chính phủ Mỹ bán hàng quân sự cho nước ngoài, và hơn 124 tỷ USD từ doanh thu thương mại trực tiếp của các doanh nghiệp Mỹ.

Công bố ngày 4/12 cho biết hợp đồng của các công ty Mỹ tăng từ 114,7 tỉ năm 2019 lên thành 124,3 tỉ năm 2020.

Còn hợp đồng do chính phủ Mỹ dàn xếp trực tiếp thì có giảm, từ 55,39 tỉ năm 2019 xuống thành 50,78 tỉ năm 2020.

Để mua vũ khí Mỹ, các chính phủ nước ngoài thông qua hai phương thức : thương mại giữa chính phủ và công ty, hoặc chính phủ liên hệ với sứ quán Mỹ tại địa phương.

Cả hai dạng này đều đòi hỏi sự đồng ý của Nhà Trắng.

Công bố ngày 4/12 cho biết hợp đồng của các công ty Mỹ tăng từ 114,7 tỉ năm 2019 lên thành 124,3 tỉ năm 2020.

Còn hợp đồng do chính phủ Mỹ dàn xếp trực tiếp thì có giảm, từ 55,39 tỉ năm 2019 xuống thành 50,78 tỉ năm 2020.

tocao3

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt kết thúc chuyến thăm Việt Nam hôm 9/3

Cơ quan Defense Security Cooperation Agency, thuộc Lầu Năm Góc và là nơi công bố số liệu, cũng ghi rõ chi tiết trị giá hợp đồng quân sự do chính phủ Mỹ dàn xếp.

Nhờ đó, người ta biết được các con số giá trị tiền bạc vũ khí mà Mỹ bán cho Việt Nam.

Cụ thể trị giá các hợp đồng quân sự Mỹ bán cho Việt Nam trong năm tài chính 2020 là 38,4 triệu USD.

Năm 2019, con số là hơn 14 triệu USD và năm 2018 là hơn 11,6 triệu USD.

Năm 2017 là 13,9 triệu USD và 2016 là 20 triệu USD.

Các con số tài chính này còn khiêm tốn nhưng cho thấy quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng gần hơn theo thời gian.

Hiện Sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã có Văn phòng Tùy viên Quân sự hỗ trợ trong việc phối hợp thực hiện chính sách quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời là đại diện cho Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương và các cơ quan quân sự khác của Mỹ.

Văn phòng Tùy viên Quân sự cũng phối hợp tất cả các hoạt động về an ninh giữa quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam tại các diễn đàn song phương và đa phương, cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động quân sự.

Nguồn : BBC, 05/12/2020

*******************

Biển Đông : Hà Nội yêu cầu Trung Quốc và Đài Loan tôn trọng chủ quyền Việt Nam

Minh Anh, RFI, 04/12/200

Ngày 03/12/2020, Hà Nội đã yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại nhiều vùng ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Cùng ngày, Hà Nội cũng phản đối việc Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa, xem đây là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

tocao4

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. AP - Hau Dinh

Trong buổi họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, nhắc lại : "Như đã nhiều lần khẳng định, mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và không có giá trị pháp lý".

Theo báo chí trong nước, chính phủ Việt Nam đã có phản ứng như trên sau khi phía Trung Quốc, cụ thể là chính quyền tỉnh Hải Nam, thông báo mở lại các tuyến du lịch đường biển đến các quần đảo Hoàng Sa và Hải quân Trung Quốc tổ chức tiếp đón tàu bệnh viện tại bãi Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.

Vẫn theo phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, "Việt Nam đề nghị Trung Quốc nên hủy và chấm dứt tổ chức các chuyến tham quan đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng như ngưng các hành động làm gia tăng căng thẳng và gây phức tạp thêm cho tình hình khu vực, đi ngược lại với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và gây bất lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, cũng như là nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và quan hệ giữa hai nước".

Khi được hỏi về các cuộc tập trận bắn đạn thật của Đài Loan, được tổ chức hôm 24/11/2020 xung quanh đảo Ba Bình ở Trường Sa mà Việt Nam và Đài Loan cùng tranh chấp chủ quyền, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định những hoạt động trên của Đài Bắc rõ ràng đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn hàng hải và an ninh, gây căng thẳng và phức tạp thêm cho tình hình Biển Đông".

Minh Anh

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thụy My BBC tiếng Việt
Published in Châu Á

Additional Info

  • Author VOA tổng hợp
Published in Châu Á

Covid-19 : Trung Quốc chơi trò dọa nạt Đông Nam Á

Hiểm họa virus corona tiếp tục là chủ đề số một của báo chí Pháp hôm nay : Thảm họa đại dịch không tránh khỏi, kinh tế toàn cầu lên cơn sốt, Châu Âu trang bị đối phó hai mối đe dọa y tế và kinh tế. Trung Quốc tê liệt vì khủng hoảng, bài học nào cho Đông Nam Á và Châu Âu ?

doanat1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) nói chuyện với ngoại trưởng Philippines Teodoro Lopez (trái) và Lào Saleumxay Kommasith tại Vientiane (Lào), ngày 20/02/2020. Reuters/Phoonsab Thevongsa

Vẫn chưa phải đại dịch ?

Thế giới đang đứng bên bờ đại dịch hay đã thấy ánh sáng cuối đường hầm ? Không một nhật báo Pháp nào tán đồng các tuyên bố lạc quan của người điều hành Tổ chức Y tế Thế giới WHO về khả năng chống dịch của Bắc Kinh .

Cụ thể, Le Monde dành tám trang để báo động : Ổ dịch từ Trung Quốc lây lan khắp nơi… Hàn Quốc, Iran, Ý, làn gió hốt hoảng làm chao đảo thị trường chứng khoán. Tại Pháp, học sinh đi nghỉ từ các vùng dịch được lệnh tự cách ly hai tuần trước khi trở lại lớp.

Trong bài "Đại dịch khó tránh", nhật báo độc lập điểm qua các ổ dịch xuất hiện tại hơn 30 nước, khéo léo làm nổi bật những lời trấn an giáo điều của Tổ chức Y tế Thế giới như là "các biện pháp chống dịch tại Trung Quốc đã mang lại kết quả, là thông điệp cốt lõi tạo ra niềm hy vọng và niềm tin đến tất cả các nước, là có thể ngăn chặn được siêu vi, thật như thế, vì nhiều nước đã làm được".

Tuyên bố khích lệ này làm nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng của Mỹ là giáo sư Marc Lipsitch, đại học Harvard đặt câu hỏi : "Nước nào đã chận được dịch và đâu là những bằng chứng vững chắc ?". Lời từ chối "chưa công nhận đại dịch" của giám đốc WHO, bác sĩ người Ethiopia, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng gây kinh ngạc. Theo báo cáo của Đại học Hoàng gia Luân Đôn thì bất chấp các biện pháp cách ly, phong tỏa từ hơn một tháng nay, "hai phần ba trường hợp Covid-19 từ Hoa lục lây khắp địa cầu đã không được phát hiện và sẽ tiếp tục lây lan một cách âm thầm từ người sang người".

Thẩm định này hoàn toàn phù hợp với một kết quả nghiên cứu khác của đại học Sorbonne, Paris : Người mang virus có thể lây cho người khác trước khi phát bệnh.

Về phần chính quyền Trung Quốc, Tập Cận Bình lần đầu tiên nhìn nhận là trong bộ máy Đảng có vấn nạn che giấu thông tin, để rồi khẳng định để "đánh thắng giặc" Covid-19, cần phải "tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng". Tuyên bố này mang ý nghĩa gì ? Theo Le Monde, rõ ràng Tập Cận Bình không muốn làm Gorbatchev như trong vụ nổ Tchernobyl. Tuy ông Tập nhìn nhận có tệ nạn "bịt mắt trung ương", không có dấu hiệu nào cho thấy Đảng cộng sản Trung Quốc được bật đèn xanh đưa bất cập này ra thảo luận.

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên Quốc hội Trung Quốc phải dời khóa họp thường niên cho đến thời điểm vô hạn định. Điều này chứng tỏ Bắc Kinh không dự đoán được khi nào hết dịch cũng như không muốn để cho dân Trung Quốc nhìn thấy cảnh đại biểu hai viện (Quốc hội và Chính hiệp) và quan khách, khoảng 8.000 vị, bịt mặt họp bàn quốc sự, thật là không đẹp chút nào.

Trung Quốc : yếu tố chia rẽ Đông Nam Á

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tê liệt vì Covid-19, bài xã luận của Le Monde phân tích thái độ trịch thượng của Bắc Kinh, dọa nạt một số quốc gia Đông Nam Á nhân hội nghị ASEAN-Trung Quốc tại Vientiane.

Trong cuộc họp ngày 20/02/2020 tại thủ đô nước Lào, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi đối tác Đông Nam Á cùng hợp tác chặt chẽ kiểm soát và ngăn chặn dịch Covid-19.

Vì là bạn hàng số một của ASEAN, khủng hoảng tại Trung Quốc tác hại nghiêm trọng cho kinh tế, du lịch các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, đằng sau những tuyên bố bề mặt ủng hộ Trung Quốc, các nước ASEAN không thiếu những ẩn ý.

Các chế độ ở Thái Lan, Cam Bốt, Lào đã chọn làm đồng minh với Bắc Kinh, nhưng cũng có những nước bang giao với Trung Quốc khá phức tạp. Việt Nam đóng biên giới với Trung Quốc. Indonesia, Philippines và Singapore cấm hành khách đến từ Hoa lục nhập cảnh. Tại Vientiane, ngoại trưởng Trung Quốc chấm điểm từng nước. Trong cuộc hội kiến với đồng nhiệm Singapore Vivian Balakrishnan, Vương Nghị gián tiếp công kích các biện pháp "hạn chế" công dân Trung Quốc nhập cảnh. Với hơn 85 người bị nhiễm, Singapore là quốc gia Châu Á đứng hàng thứ tư, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản bị dịch Covid-19.

Theo Le Monde, cuộc khủng hoảng siêu vi Corona, chưa biết bao giờ chấm dứt, là cơ hội tốt để các nước ASEAN xét lại, suy ngẫm về mô hình phát triển của Trung Quốc. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về tình trạng để kinh tế quốc gia lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nhất là đại cường này có chiến lược tranh đoạt biển đảo với Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei, Philippines gây căng thẳng trong khu vực.

Le Monde trích nhận định của Trịnh Lê, một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Úc, như sau : "Đối với Đông Nam Á, thì Trung Quốc vừa là một đối tác vừa là một đe dọa cho ổn định khu vực". Dự án "Một vành đai Một con đường" với lời hứa đầu tư vào hạ tầng cơ sở cho những nước nghèo như Lào nghe rất cám dỗ. Nhưng mặt khác là nỗi sợ gánh nợ quằn lưng.

Xue Gong, một chuyên gia chính trị ở Singapore cảnh báo : Dự án Con đường tơ lụa của Bắc Kinh được thương lượng riêng rẽ với từng nước là nguồn chia rẽ các thành viên Đông Nam Á, làm cho hiệp hội ASEAN suy yếu.

Covid-19 : Cơ hội để Châu Âu học khôn

Đây không phải là bài học dành riêng cho những nước nhỏ tại Châu Á. Khủng hoảng virus corona còn là cơ hội để Châu Âu xét lại tình trạng lệ thuộc vào các công ty gia công tại Hoa lục.

Với bốn trang phóng sự, Libération đo thân nhiệt kinh tế thế giới : "Kinh tế toàn cầu bị lây nhiễm, cơ sốt lan đến các sàn giao dịch, đe dọa tăng trưởng thế giới. Công nghệ cao, du lịch, thời trang, thương mại đều bị ốm". Để chứng minh, Libération đưa độc giả đến hai nơi. Tại Bắc Kinh, giới doanh nghiệp than thở "nếu dịch kéo dài thì công việc làm ăn của chúng tôi sẽ rất phức tạp". Tại Aubervilliers, ngoại ô bắc Paris, nơi có khu chợ bán sỉ của người Hoa với 1.500 cửa hiệu và 100.000 người làm việc. Bình thường hàng quán sinh hoạt tấp nập nay vắng như "chùa bà Đanh". Một chủ hiệu bán ví tay giải thích : "khách hàng không đến vì chúng tôi là người Châu Á".

Trong bầu không khí lo âu này, Le Figaro Les Echos điểm qua các biện pháp mà nước Pháp đã chuẩn bị để đối phó với dịch : thiết bị xét nghiệm, khẩu trang, cơ sở y tế cách ly… mức độ báo động tại Pháp đã tăng lên một nấc từ khi virus corona xuất hiện tại Ý.

Bài xã luận của Le Figaro kêu gọi tránh các biện pháp thái quá như đóng cửa biên giới như một vài nhân vật cực đoan hoặc mị dân kêu gọi, bất chấp ý kiến của giới y tế. Nhật báo cánh hữu, trái lại, rất lo "virus corona là tia lửa điện gây khủng hoảng kinh tế địa cầu".

Về kinh tế, nguy cơ tăng trưởng của Pháp bị tác hại ngày càng rõ nét.

Trả lời phỏng vấn của La Croix, quốc vụ khanh kinh tế tài chính Agnès Panner-Runacher nhìn nhận nguy cơ này do hai lý do : Một là nhiều dây chuyền sản xuất có nguy cơ thiếu linh kiện do Trung Quốc sản xuất, trong lãnh vực xe hơi chẳng hạn. Thứ hai là do lượng du khách Trung Quốc giảm và người tiêu thụ Trung Quốc cũng giảm mua sắm hàng xa xỉ của Pháp.

Tuy nhiên, theo viên chức chính phủ này, điều mà nước Pháp và Châu Âu có thể chủ động khắc phục là đem về lại Châu Âu những ngành sản xuất chiến lược để bớt lệ thuộc vào nhà cung cấp Trung Quốc.

Hosni Moubarak : quyết tâm ổn định cho đến lúc bị lật đổ

Cái chết của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak là cơ hội để báo chí đưa độc giả trở lại 30 năm cầm quyền của người được mệnh danh là "pharaon" Ai Cập cho tới khi phải từ chức trước áp lực đường phố. Phong trào Mùa Xuân Ả Rập tại Ai Cập chính là hệ quả tất yếu của chủ trương "bám trụ để ổn định chính trị".

Libération dành một bài dài cho cựu tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak từ trần hôm thứ Ba, thọ 91 tuổi. Điều ám ảnh nhà lãnh đạo này trong suốt 30 năm cai trị là làm sao cho Ai Cập luôn ổn định. Đó là lý do vì sao ông được Mỹ ủng hộ và viện trợ dồi dào.

Tuy nhiên, nhân vật ủng hộ chính sách hòa bình với Israel và ủng hộ Israel hòa giải với Palestine có một khuyết điểm : đó là ù lì không chấp nhận cải cách kinh tế, chính trị và xã hội. Ông đã làm cho dân Ai Cập chìm trong nghèo khó suốt 30 năm. Chuyện gì phải đến đã đến vào năm 2011, với ngọn gió cách mạng Mùa Xuân Ả Rập.

Nhân quyền : Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thiếu gan ?

Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới bị nghi ngờ nhượng bộ Bắc Kinh thì tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bị tố cáo đầu hàng trước các nhà lãnh đạo độc tài. Le Monde lo sợ cho tình trạng nhân quyền trên thế giới mà chiều hướng suy thoái bắt đầu từ trước thời Antonio Guteres .

Le Monde đưa ra một loạt trường hợp từ Tân Cương, Trung Quốc cho đến Syria, từ Nga cho đến Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nào các nhà độc tài biểu lộ uy quyền thì nơi đó Liên Hiệp Quốc lùi bước viện lý do "tiến hành chiến lược ngoại giao bí mật".

Đó là chưa kể vụ nhà báo đối lập Saudi Arabia Jamal Khashogi bị "mất tích" trong tòa lãnh sự của Ryad tại Istanbul. Theo giới nhân quyền, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ chối dùng uy tín của mình để thúc đẩy điều tra tận gốc cho dù ai cũng nghi ngờ thái tử nối ngôi là kẻ chủ mưu.

Một chuyện đáng được chú ý nữa là Liên Hiệp Quốc nhanh chóng lên án chính sách đàn áp phong trào xã hội ở Chilê nhưng lại phản ứng rất "nhu mì" trước cảnh phong trào dân chủ ở Hồng Kông bị đàn áp thô bạo.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 01/11/2019 đã phân tích về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

dna1

Biểu tình ở Sài Gòn, Việt Nam, ngày 10/06/2018 chống dự luật thành lập các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bị nghi ngờ để cho Trung Quốc thuê. Facebook

Bất chấp bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra, rất nhiều thời gian và cố gắng để đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng hầu hết những chương trình lớn của Bắc Kinh tại các quốc gia láng giềng đều diễn ra không như mong muốn. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan lần này, một dịp mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn cách vắng mặt rất kém ngoại giao, Trung Quốc vẫn khó lòng chiếm được thế thượng phong.

Việt Nam : Dự luật đặc khu bị xếp xó vì dư luận chống đối

Những nghi ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc – kể cả Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) có ngân sách lên đến 1.000 tỉ đô la – đang nổi lên trong khu vực, cùng với những cảnh báo do Hoa Kỳ đưa ra về chính sách "ngoại giao bẫy nợ" của Bắc Kinh.

Không có ở đâu mà những lợi ích thương mại Trung Quốc lại bị công khai cự tuyệt như tại nước láng giềng Việt Nam. Vào đầu năm 2018, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên toàn quốc sau khi đảng Cộng Sản cầm quyền bắt đầu thảo luận về một luật mới, cho phép thành lập các đặc khu kinh tế (SEZ) trong đó các nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất đến 99 năm.

Nhiều người Việt nghĩ rằng dự luật đặc khu này nhằm bật đèn xanh cho các công ty Trung Quốc vơ vét đất đai của Việt Nam. Cho dù hàng trăm người biểu tình bị bắt, chính quyền đã có một quyết định chưa từng thấy là lắng nghe dư luận, hoãn lại vô thời hạn, và nay thì đạo luật này không còn được nhắc đến.

Tình cảm chống Trung Quốc có thể cảm nhận rất rõ tại Việt Nam trong nhiều thập niên. Không chỉ do Trung Quốc chiếm đóng lãnh thổ của Việt Nam, mà còn vì những xung đột trên Biển Đông, nơi mà Hà Nội là thủ đô cuối cùng thực sự chống đối sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Sihanoukville bị Hán hóa, Philippines lo mất biển

Nhưng Việt Nam không phải là nơi duy nhất mà người dân địa phương tỏ ra giận dữ đối với các đầu tư của Trung Quốc đã làm thay đổi đất nước họ. Tại Cam Bốt, ngày càng có những phản ứng dữ dội trước việc Trung Quốc đầu tư ồ ạt, đặc biệt là tại Sihanoukville.

Thành phố biển xinh đẹp này được cho là đã trở thành một "tỉnh của Trung Quốc". Sihanoukville đã trở thành điểm đến trung tâm của khách du lịch và những người có máu đỏ đen từ Hoa lục. Giá đất tăng vọt do người Trung Quốc đổ tiền vào địa ốc, khiến thị trường nhà đất trở nên ngoài tầm tay với của nhiều người dân bản xứ.

Trong khi đó ở Philippines, công chúng và một bộ phận giới tinh hoa ngày càng hoài nghi, phải chăng tổng thống Rodrigo Duterte đã tính toán sai lầm khi xích lại gần Bắc Kinh, giảm thiểu tầm quan trọng của tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Một cuộc điều tra mới đây của Social Weather Stations cho thấy có đến 93% người Philippines muốn chính phủ Duterte thu hồi lại những đảo và thực thể tại vùng biển mà Manila đòi hỏi chủ quyền nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát, kể cả bãi cạn Scarborough.

Giáo sư Richard Heydarian ở Manila nhận xét : "Chiến lược lôi kéo, mua chuộc giới tinh hoa địa phương thông qua các thỏa thuận kinh tế lớn trước đây thuận buồm xuôi gió, nay đã khó khăn hơn. Nó càng làm xa lánh lớp người năng động, có hiểu biết về chính trị ở các quốc gia sở tại".

"Thực dân mới Trung Quốc" ?

Tại Malaysia, liên minh Harapan và thủ lãnh là ông Mahathir Mohamad chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2018 nhờ chủ trương hạn chế đầu tư Trung Quốc, khiến liên minh cầm quyền UMNO lần đầu tiên trong lịch sử phải rơi đài. Chính quyền thương lượng lại các hợp đồng với Trung Quốc, trong khi ông Mahathir công khai lên án Bắc Kinh là "một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân" trong khu vực.

Ở Lào, quốc gia nhiều đồi núi lâu nay là vùng đệm giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, đã xảy ra những vụ tấn công vào người Trung Quốc, trong đó nhiều người bị các nhóm vũ trang sát hại trong những năm gần đây. Tình cảm thù ghét cũng đang lớn dần đối với chính sách "ngoại giao bẫy nợ" - vì Lào là một trong những nước trong khu vực nợ nần Trung Quốc nhiều nhất. Chủ yếu là do một dự án đường sắt 6 tỉ đô la do Bắc Kinh tài trợ và xây dựng, mà nhiều người cho là tốn kém nhưng không hiệu quả.

Ông Heydarian viết : "Thay vì hướng về một Trung Quốc bá chủ, người ta lại chứng kiến khuynh hướng tái khẳng định quyền tự chủ và phẩm cách tại các nước láng giềng của Bắc Kinh".

Tất nhiên tình cảm chống Trung Quốc tăng lên là điều tốt lành đối với chính quyền Donald Trump, vẫn đang gia tăng đối đầu với Bắc Kinh, mà một số nhà phân tích gọi là "cuộc chiến tranh lạnh mới". Chiến lược an ninh quốc gia của Nhà Trắng công bố vào tháng 12/2017 mô tả Trung Quốc là "cường quốc xét lại", nêu ra một "cuộc cạnh tranh đại cường mới" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kể cả tại Đông Nam Á.

Hình ảnh xấu xí của Bắc Kinh tại Đông Nam Á

Nhưng mối ngờ vực về mưu đồ của Bắc Kinh trong khu vực còn đi xa hơn quyền lực chính trị đại cường. Các dự án đầu tư, kể cả những dự án trong khuôn khổ BRI thường thiếu minh bạch, với những chiến thuật ám muội, thông đồng với các quan chức địa phương để được giao đất.

Quyền sở hữu đất đai và vấn đề môi trường đang trở thành mối quan ngại trên khắp Đông Nam Á, và trong nhiều trường hợp, đầu tư của Trung Quốc đã làm vấn đề thêm trầm trọng. Ngày càng nhiều những chỉ trích cho rằng đầu tư Trung Quốc chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn cho người dân địa phương.

Trên toàn Đông Nam Á đều có những lời than phiền rằng các dự án Trung Quốc chủ yếu sử dụng người Hoa thay vì lao động địa phương. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu BRI có thực sự nhằm nâng cao mức sống cho Đông Nam Á, hay chỉ nhằm tăng cường sự kiểm soát về kinh tế và chính trị của Bắc Kinh tại khu vực này ?

Một nghiên cứu của trung tâm ASEAN thuộc ISEAS-Yusof Ishak Institut tiết lộ 45,5% người được hỏi nghĩ rằng "Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc xét lại với ý đồ biến Đông Nam Á thành khu vực nằm trong tầm ảnh hưởng của mình". Trong khi đó chưa đầy 1/10 coi Trung Quốc là "cường quốc vô hại và tử tế".

Các tác giả nhận định kết quả này là lời cảnh tỉnh cho Trung Quốc, cần phải đánh bóng lại hình ảnh tiêu cực ở Đông Nam Á cho dù Bắc Kinh nhiều lần khẳng định "trỗi dậy ôn hòa". Cũng theo cuộc điều tra trên, gần phân nửa số người được thăm dò (47%) cho rằng BRI đẩy các thành viên ASEAN đi vào quỹ đạo Trung Quốc.

Phó giáo sư Lý Minh Giang (Li Mingjiang), điều phối viên chương trình Trung Quốc của S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore, và một số nhà nghiên cứu Trung Quốc như Thì Ân Hoằng (Shi Yinhong) đều cho rằng Bắc Kinh trước những thành tựu to lớn đạt được, đã quá vội vã nhảy vào mặt trận chiến lược. Ngay cả người con của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương (Deng Pufang) trong bài phát biểu được phổ biến rộng rãi tháng 11/2018 cũng cho rằng Trung Quốc "nên tỉnh táo và ý thức được vị trí của mình".

Không "tri kỷ tri bỉ", sao có thể bách chiến bách thắng ?

Nhưng trong lúc Bắc Kinh đang vận dụng thế mạnh từ tài chính, quân sự cho đến nhân lực cho chính sách ngoại giao trong khu vực, các nhà phê bình thấy rằng vẫn còn thiếu vắng sự đồng cảm. Các quan chức Trung Quốc dường như không chịu hiểu rằng chính trị và kinh doanh được tiến hành theo những cách rất khác nhau tại từng quốc gia Đông Nam Á.

Chính quyền Trung Quốc hầu như không thể hiểu vì sao chính phủ các nước khác lại không thể kiểm soát báo chí và khu vực tư nhân theo cùng một kiểu với Bắc Kinh. Tại sao người dân địa phương không chịu mở rộng vòng tay đón nhận đầu tư Trung Quốc, và tại sao Trung Quốc lại bị coi là kẻ xâm lược ? Tình trạng này một phần là do đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền chính sách đối ngoại.

Tuần báo The Economist trong một bài báo mới đây khẳng định "đảng Cộng Sản Trung Quốc không tin rằng quyền lực mềm hầu hết là từ các cá nhân, khu vực tư nhân và xã hội dân sự". Cũng cần phải đặt câu hỏi, liệu ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng quá nhiều lên đối ngoại hay không.

Theo New York Times, "quyền lực mạnh mẽ của ông Tập có thể gây trở ngại cho việc hoạch định chính sách một cách hiệu quả, vì các quan chức không dám báo cho ông những tin xấu, ngồi im để mặc ông Tập toàn quyền quyết định, và thực hiện các mệnh lệnh của Tập Cận Bình một cách cứng nhắc".

Hệ quả thứ hai liên quan đến lịch sử. Bắc Kinh có xu hướng tiến hành quan hệ đối ngoại thông qua lăng kính diễn dịch lịch sử của chính mình, mắt lấp tai ngơ trước những quan điểm khác biệt của các nước trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông đang dậy sóng.

Thế nên Bắc Kinh thường xuyên lớn tiếng cho rằng những ý kiến phản đối trước hành động của Trung Quốc trong khu vực đều là do thiếu thông tin, là luận điệu tuyên truyền của Mỹ hoặc chủ nghĩa tân thuộc địa. Và khi Trung Quốc lợi dụng thượng đỉnh ASEAN như diễn đàn để lặp lại các luận điệu đơn phương này, thì họ không hề gây ngạc nhiên cho các nhà lãnh đạo có mặt tại đây.

Thụy My

Nguồn : RFI, 05/11/2019

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Diễn đàn