Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới, phần lớn là phương Tây, đã tạo dựng được danh tiếng nhờ vào các tiêu chí chất lượng thông tin và độ tin cậy cao. Nhưng sự xuất hiện của các mạng xã hội đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo ngành truyền thông, tạo ra một môi trường có tổ chức phức tạp, dễ biến động và cho phép lan truyền trên Internet những nguồn thông tin thay thế khác.

tudo1

Trụ sở FMM - tập đoàn chính của đài truyền hình France 24, đài phát thanh RFI, đài phát thanh MCD, tại Issy-les-Moulineaux, ngoại ô Paris, Pháp. AFP – Kenzo Tribouillard

Trong toàn cảnh "thật giả hỗn loạn" này, đâu là vị thế của truyền thông Pháp ? Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của những kênh truyền thông mới, nước Pháp nói chung và đài RFI nói riêng có những chiến lược ra sao để phát huy thế mạnh ?

Giới chuyên gia nói "cuộc chiến thông tin", ví truyền thông như "công cụ gây ảnh hưởng", những thuật ngữ mà ông Jean-Marc Four, tân giám đốc Đài Phát thanh quốc tế Pháp RFI (từ tháng 5/2023), đã bác bỏ mạnh mẽ trong cuộc trao đổi dành riêng cho ban tiếng Việt, nhân dịp Hội thảo Địa Chính Trị 2023, tổ chức ở Nantes, miền trung tây nước Pháp.

***************

RFI : Trước hết xin cảm ơn ông Jean-Marc Four đã dành cho RFI tiếng Việt cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, cho đến nay, truyền thông phương Tây, đặc biệt các hãng thông tấn lớn trên thế giới như AFP (Pháp), Reuters (Anh Quốc), AP (Mỹ) và DPA (Đức)… hầu như vẫn là nguồn thông tin tham khảo cho nhiều kênh truyền thông khác trên toàn thế giới. Làm thế nào giải thích cho thế gần như "độc quyền" về thông tin của những hãng trên ?

Jean-Marc Four : Có hai điều : Thứ nhất, về mặt lịch sử, quả thật những hãng thông tấn quốc tế lớn này đã được phát triển mạnh ở phương Tây, và nhất là sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đây là những hãng duy nhất có thể phát triển một mạng lưới quan trọng bởi vì có một ý muốn cung cấp thông tin khắp nơi trên toàn thế giới.

Họ tự tạo cho mình các phương tiện để thực hiện ý muốn đó trong khi nhiều cường quốc khác đã không quan tâm đến chủ đề này vì rất nhiều lý do, bởi vì đó không là một ưu tiên, bởi vì có một dạng co cụm lại. Đây là trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn. Nước này từng ở trong một giai đoạn mà họ đã không nhìn nhiều ra bên ngoài. Nhìn chung, đây là một hiện tượng lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.

Mặt khác, và đây là điểm thứ hai, chính là trong hai thập niên gần đây, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cụm thông tin nghe nhìn khác, có quy mô lớn, chứ không phải là các hãng thông tấn báo chí. Đầu tiên là tập đoàn thông tin đến từ thế giới Ả Rập, ví dụ tập đoàn thông tin liên quan đến Al Zajeera của Qatar.

Rồi đương nhiên, quý vị có cả một trung tâm thông tin Nga với Russia Today có liên kết chặt chẽ với quyền lực chính trị, tương tự với Trung Quốc, với Thổ Nhĩ Kỳ với một mạng lưới nghe nhìn TRT và nhất là có cả trung tâm ảnh báo chí Anadolu rất hùng hậu hiện nay.

Đương nhiên, các hãng thông tấn chính hiện vẫn thuộc "phương Tây". Dù vậy, quang cảnh truyền thông nghe nhìn thế giới đã được đa dạng hóa rất nhiều trong suốt hai thập niên qua.

RFI : Bên cạnh những hãng thông tấn lớn, những "dòng chính" theo như cách gọi của nhiều chuyên gia, mỗi quốc gia còn có những kênh truyền thông khác để đưa tin nhưng cũng thực thi tầm ảnh hưởng, chẳng hạn như VOA (Mỹ), BBC (Anh), Deutsche Welle – DW (Đức) hay như Al Jazeera (Qatar) như ông vừa đề cập đến, rồi CGNT (Trung Quốc) hay RT, Sputnik (Nga), nước Pháp dường như có vẻ kín tiếng. Ông đánh giá thế nào về vị thế của truyền thông Pháp hiện nay trên trường quốc tế ?

tudo2

Jean-Marc Four, tân giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI. © RFI

Jean-Marc Four : Chúng ta không thể xếp các tập đoàn đó trên cùng một cấp độ, bởi vì mức độ phụ thuộc của họ đối với quyền lực chính trị là không giống nhau. Đó cũng là điều làm nên sự khác biệt giữa những hãng truyền thông lớn của phương Tây và Russia Today chẳng hạn. Chúng ta hãy lấy BBC làm ví dụ. BBC không nằm dưới sự chỉ đạo của chính phủ Anh Quốc. BBC tự chủ trong các quyết định và độc lập trong việc chọn đường hướng biên tập, điều này không có ở Russia Today.

Do vậy, thật sự có một sự khác biệt quan trọng, và sự khác biệt này còn được tìm thấy trong các phương thức tài trợ thực tế, tức đó có phải là nguồn tài trợ trực tiếp đến từ quỹ của Nhà nước hay không ? Hay nguồn tài trợ được bảo đảm có liên quan đến nguồn thu thuế, điều này không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, chúng ta không thể xếp chúng trên cùng một mặt bằng giữa một bên là thông tin tự do, còn bên kia thì không. Đó là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai, trong quang cảnh này, Pháp cũng có những kênh truyền thông như truyền hình France 24, đài phát thanh như Radio France Internationale. Tuy không có những nguồn tài trợ quan trọng như BBC, như Deutsche Welle, VOA hay Russia Today, nguồn tài chính hạn hẹp hơn nhưng sự hiện diện cũng không phải là ít trên thế giới.

Nếu tính gộp cả France 24 cho truyền hình, RFI cho phát thanh, mỗi tuần cũng thu hút được gần 250 triệu lượt người nghe nhìn trên toàn thế giới. Một lượng khán thính giả khá đáng kể. Chẳng hạn, nếu chỉ tính trong lĩnh vực kỹ thuật số, số lượng phát hành các sản phẩm vidéo mỗi tuần của France 24 vượt qua cả BBC. Có thể nói, sự hiện diện của Pháp là vẫn còn rất mạnh mẽ.

RFI : Những tiến triển gần đây ở khu vực Sahel làm cho vùng ảnh hưởng của Pháp bị thu hẹp dần. Liệu rằng điều đó có tác động đến "quyền lực mềm" của Pháp ?

Jean-Marc Four : Tại những nước bị ảnh hưởng bởi các cuộc đảo chính những tháng gần đây hay những năm gần đây, như ở Mali, Burkina Faso, Niger, vấn đề hiện nay chính là thiếu vắng nguồn thông tin đáng tin cậy và được xác minh, thiếu tự do báo chí, thiếu vắng các kênh thông tin theo đúng nghĩa của nó. Đây trước hết là một vấn đề nội tại cho chính những nước đó và người dân của những nước này. Theo tôi, chúng ta phải nhìn vấn đề từ quan điểm này nhiều hơn.

Vấn đề "quyền lực mềm" của Pháp, nhưng không phải theo nghĩa ảnh hưởng của chính phủ hay một quyền lực nào đó, mà theo nghĩa chia sẻ nhiều hơn các giá trị, phổ biến các giá trị dân chủ, các nguyên tắc lớn về chủ nghĩa nhân văn, đa nguyên, v.v… vấn đề này không giới hạn ở những gì đang xảy ra tại ba nước vùng Sahel. Đó là thách thức lớn hơn nhiều, trên phạm vi rộng, cả ở Châu Mỹ Latinh hay tại Châu Á.

Thế nên, tôi nghĩ rằng hình ảnh nước Pháp như một nước tự do, mang các giá trị nhân văn và ánh sáng, hình ảnh này chưa hề bị biến mất hoàn toàn mà nó vẫn còn hiện hữu, vẫn mang tính thời đại.

RFI : Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp điện ảnh để phổ biến nền văn hóa, tầm ảnh hưởng của họ. Tương tự, Trung Quốc cũng xây dựng cả một mạng lưới rộng lớn để tường thuật "China Story". Với tư cách là giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Pháp, ông có nghĩ rằng Pháp nói chung và RFI nói riêng nên có một chiến lược để phát triển mạng lưới thông tin của mình ?

Jean-Marc Four : Câu trả lời đương nhiên là Có. Nói là một chuyện, nhưng để thực hiện thì đúng là khó khăn hơn nhiều. Nhưng trước hết điều đó phải được tiến hành bằng nhiều thứ tiếng, nghĩa là, đó không chỉ đơn giản được cung cấp thông tinh bằng tiếng Pháp mà là phải được thông tin với một tập hợp các giá trị tự do báo chí của chúng ta qua nhiều ngôn ngữ như tiếng Hoa, tiếng Việt, Maninka, Peul, Aoussa hoặc tiếng Swahili, ở Châu Phi, rồi trong tương lai có thể bằng tiếng Thổ bởi vì hiện vẫn chưa có và bằng tiếng Tây Ban Nha đối với vùng Châu Mỹ Latinh v.v… Vì vậy, điều đầu tiên hết chính là khả năng duy trì, thậm chí củng cố một mạng lưới tiếng nước ngoài. Đó là trục thứ nhất.

Trục thứ hai, đương nhiên là phải đầu tư nhiều hơn nữa các hỗ trợ kỹ thuật số bởi vì chúng ta biết rõ là số người nghe đài phát thanh trên thế giới có xu hướng giảm dần đều đặn. Mặt khác, ngày càng có nhiều người chọn Internet để có thông tin đầu tiên, và điều này thật sự đúng, nói một cách đơn giản, ở những người chưa tới 25 tuổi.

Vì vậy, nếu chúng ta muốn thu hút lượng thính giả trẻ tuổi tại một số Châu lục chẳng hạn như Châu Phi, vốn chiếm đến một nửa lượng người nghe, thậm chí nhiều hơn nữa ở một số nước thì nhất thiết phải đầu tư, đơn cử ở đây là cho điện thoại thông minh, nghĩa là phải làm sao đưa thông tin trên điện thoại thông minh của giới trẻ, nam cũng như nữ , sinh sống tại rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chiến lược này đầu tiên hết phải đi qua ngả này, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở việc phát thanh trên đài.

RFI : Để tóm lại cuộc nói chuyện, tôi xin trích một phát biểu của nhà văn Anh, nói rằng "truyền thông đại diện thứ quyền lực mạnh nhất của xã hội đương đại của chúng ta". Theo ông, liệu truyền thông có sẽ là những công cụ không thể thiếu cho bất kỳ một Nhà nước nào có một chiến lược gây ảnh hưởng ?

Jean – Marc Four : Tôi hoàn toàn phản bác thuật ngữ "công cụ". Ở đây, chúng tôi không là một công cụ, chúng tôi là những truyền thông tự do, chúng ta làm việc một cách tự do. Bản thân tôi không nhận một chỉ thị nào từ chính phủ Pháp. Điện thoại của tôi không phải để nghe người ta nói với tôi rằng phải để tin gì trong bản tin. Điều này là không có, chúng tôi không phải là những công cụ, do vậy, tôi không thể dùng thuật ngữ này.

Đây là trường hợp của Russia Today đối với Moskva, nhưng đối với chúng tôi thì không đúng như thế, đây không phải là cách mọi thứ diễn ra, chúng không xảy ra như thế. Đúng là còn có mối quan hệ với quyền lực chính trị, nhưng sau đó, truyền thông phản ảnh cả một tập hợp các giá trị.

Chúng tôi là một kênh truyền thông của Pháp, do vậy, đương nhiên chúng tôi mang những giá trị vốn là những giá trị của một nước như là Pháp, nhưng đó là những giá trị của một quốc gia. Những giá trị của một quốc gia và chính sách một chính phủ không giống nhau, chúng có một sự khác biệt. Chúng tôi đương nhiên phản ảnh những giá trị này nhưng chúng tôi không phải là những công cụ !

RFI : RFI tiếng Việt một lần nữa xin cảm ơn ông Jean-Marc Four, giám đốc Đài Phát thanh quốc tế Pháp RFI.

Minh Anh thực biện

Nguồn : RFI, 02/10/2023

Published in Diễn đàn

Không phải ‘Quan làm báo’, càng không phải ‘Chân dung quyền lực’, phương trình X có thể sẽ được giải bằng truyền thông Facebooker với báo chí chính thống ?

truyenthong1

Nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng đều rơi vào trạng thái kỷ luật, điều tra, và truy tố

Sau khi Bắc Hà bị bắt tại Campuchia, mà nguồn tin đi đến sớm nhất là một Facebooker Phạm Việt Thắng (người làm báo bên Lao Động Nghệ An), nhiều người tin rằng, những người tin này là cố tình tuồn ra để định hướng dư luận, và cho tập làm quen dần với thông tin nhạy cảm, tránh những cú sốc trong hệ thống ngân hàng.

Bắc Hà – ‘ông chủ’ BIDV bị bắt, ngay sau đó, VTV cũng đã đưa tin về việc này nhằm trấn an dư luận rằng việc bắt người và hoạt động BIDV là độc lập nhau. Tất cả nhằm tránh lặp lại câu chuyện ‘bốc hơi’ 1,8 tỷ USD vào ngày 9/8/2017 (ngày mà Facebooker Huy Đức tung tin ông Bắc Hà bị bắt).

Facebooker Phạm Việt Thắng cũng là người đưa tin về Nguyễn Bắc Son và một số thông tin liên quan đến vụ AVG, lẫn Phan Văn Anh Vũ.

Những thông tin liên quan đến những con người vây quanh ông Nguyễn Tấn Dũng ngày xuất hiện một nhiều với thông số : kỷ luật, điều tra, khởi tố, bắt giam và kết án. Một số khác như con gái ông Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng xuất hiện trên báo với trạng thái ‘thoái vốn’.

Nhưng đó chưa dừng tại đó, dường như báo chí cũng được huy động để sắp xếp lại một phương trình nhằm giải X.

Vào ngày 04/12, trang tin của nước Nga (sputniknews) đã cho đăng tải thông tin với tiêu đề : Mọi con đường đều dẫn tới Kiên Giang ? Nội dung bài viết lấy nguồn tin giấu tên cho biết, chống tham nhũng được đẩy lên mức độ mới, cao hơn, bởi ‘sự chỉ đạo từ Trung ương thường xuyên, liên tục hơn’. Và ‘Kiên bạc, Trầm Bê & Bắc Hà - đều là đồ đệ của đồng chí X, những người lũng đoạn thị trường tài chính nhằm mưu lợi cho nhóm sân sau của X. Và đều liên quan đến sự phình ra của Bản Việt (nơi con gái ông Dũng làm chủ)’.

Sáu ngày sau, báo chí trong nước đưa tin : Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc Vinashin. Tin này là cực kỳ quan trọng trong giải phương trình X, bởi Vinashin là di sản lớn, in đậm dấu ấn của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trương Văn Tuyến, người bị bắt giữ chính là người đã được ông Nguyễn Tấn Dũng, bằng quyết định số 1832 đưa lên làm thành viên Hội đồng quản trị Vinashin. 

Trước đó, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 5, khóa XI, 2016 ông Nguyễn Phú Trọng đề cập đến Vinashin, Vinaline như một trong các trường hợp Bộ Chính trị, Ban bí thư 'lúng túng, buông lỏng, kiểm tra giám sát không chặt chẽ'. Và ông Nguyễn Phú Trọng nghẹn lời trong phát biểu đến đoạn : Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành thật 'nhận lỗi' ban chấp hành trung ương về những yếu kém, tồn tại trong xây dựng đảng.

Cuộc chiến đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng có sự phối hợp rất nhuần nhuyễn giữa truyền thông xã hội lẫn truyền thông chính thống, điều này vừa đảm bảo điều tiết được dư luận, vừa đảm bảo thị trường tài chính không bị xáo trộn. Và nó càng gia tăng mạnh mẽ niềm tin ‘giải X’ trong người dân, trong bối cảnh Đại hội XII đang đến rất gần (05/2019). Nói đúng hơn, nó tạo ra một luồng dư luận có lợi cho công cuộc chống tham nhũng, về mặt chính diện nó là mũi xung kích để kết tội, về mặt không chính diện, nó là cơ sở bảo đảm bảo vệ tính chính danh trong cuộc chiến đốt lò, nhằm tranh sự 'lật kèo' từ đối phương như từng diễn ra vào năm 2016.

Ông Trọng thực sự ‘thâm nho’ trong cách trả nợ cũ. Khi ông từng bước bẻ gãy vây cánh bằng tội ‘chống tham nhũng’, đưa mình nắm giữ các chức vụ, thay đổi luật biểu quyết kỷ luật từ trung ương trở về Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Và giờ đây, ông triển khai hệ thống truyền thông để dọn đường và sắp xếp trật tự cho cuộc chiến đốt lò. Bằng cách này, ông Trọng giữ cho lò luôn trong trạng thái đốt, nhưng lại không hề mang tính quy luật nào cả. Các tội phạm bị lên báo vào ngày thứ Bảy, nay chuyển thành thứ Sáu hoặc thứ Hai ; truyền thông mạng xã hội được mở ra ở một mức độ vừa phải để tuồn tin và khơi dậy uy tín cho ông Trọng, và nếu truyền thông chính thống là sự phân bổ tin chính thức – thì mạng xã hội lại trở thành một đánh giá và gợi ý thêm các nhân vật tiếp theo.

Facebooker Huy Đức từng là ‘loa phát thanh’ nhắm vào việc truy tội cho ông Nguyễn Tấn Dũng với những lời lẽ ‘thẳng như ruột ngựa’, nay nhường chỗ cho Phạm Việt Thắng với ý tứ theo thơ và ẩn dụ nhiều hơn.

Truyền thông hiện tại tập trung lật giở những con bài X. Điều này đồng nghĩa, X sẽ bị ‘kết tội’ về mặt báo chí, nếu như việc đem ông ta ra tòa là không thể. Kế sách này được gọi là ‘Phản khác vi chủ’ – nghĩa là ‘từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứng’.

Trong một sự kiện có liên quan, trong thông cáo kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng có nhắc đến 'kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kiên Giang'.

Và người viết cảm nhận, tết năm nay thực sự không hề vui vẻ với cựu Thủ tướng.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 12/12/2018

Published in Diễn đàn

Cơ quan chức năng Việt Nam vừa chính thức thông tin khởi tố một thanh niên làm truyền thông tự do tại khu vực bắc miền trung theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

tudo1

Màn hình điện thoại thông minh với các icon để kết nối mạng xã hội. AFP photo

Chấp nhận và không sợ

Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 6 và 7 tháng tư loan tin trích dẫn lời đại tá Nguyễn Tiến Nam, Phó giám đốc Công an Hà Tĩnh về việc chính thức khởi tố thanh niên Nguyễn Văn Hóa về hoạt động đưa lên mạng xã hội những thông tin về tình hình tại khu vực miền Trung sau khi xảy ra thảm hỏa môi trường do Formosa gây nên.

Tội danh mà Nguyễn Văn Hóa bị cáo buộc là "Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Là bạn đồng hành, từng cộng tác với Hóa trên "chiến trường" trong những lần đưa tin về ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, hoặc những cuộc biểu tình tuần hành của người dân miền Trung, Huy Jos, ở Nghệ An kể lại, sau khi Hóa bị bắt, chính quyền có tìm thông tin về anh qua nhiều người khác.

Với thực trạng bây giờ, Huy cho rằng qua sự việc của Hóa và những điều luật rất mơ hồ như thế, sẽ là một cách để "dằn mặt" những người đấu tranh. Riêng với Huy, anh khẳng định :

"Với em thì không e ngại và cũng không lo sợ".

Đồng thuận với suy nghĩ của Huy Jos về thông điệp của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ án Nguyễn Văn Hóa là chia sẻ của Dương Đại Triều Lâm, nhà đấu tranh dân chủ, từ Sài Gòn cho biết :

"Tôi nghĩ là chính quyền đang muốn truyền tải 1 thông điệp đến với những người làm truyền thông và những người đưa thông tin về sự việc đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung cũng như ở những địa điểm người dân có biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu đóng cửa formosa, yêu cầu đền bù, vấn đề minh bạch thông tin".

Dương Đại Triều Lâm cho rằng với cá nhân của anh cũng như những nhà làm truyền thông tự do khác trong nước, việc đưa thông tin về một sự thật đang diễn ra là quyền tự do và không lo sợ.

"Sự việc chính xác, sự việc đang xảy ra như vậy thì không có gì lo ngại cả".

Paulo Thanh Sơn, cựu tù nhân lương tâm, một người lên tiếng mạnh mẽ về những bất công và đòi hỏi môi trường sạch qua phương tiện mạng xã hội cho biết việc anh làm là không sai với đạo đức xã hội :

"Đã là một người làm truyền thông, và truyền thông trên sự thật cho công lý và công bằng, bảo vệ người yếu thế thì chúng tôi chấp nhận tất cả trong xã hội, chế độ này. vẫn biết rằng chúng tôi sẽ bị tù tội, bị nhà quyền bắt giam và kết án, nhưng chúng tôi thấy những việc làm chúng tôi hết sức chính đáng, phù hợp với luân lý, lương tâm, đạo đức và tình yêu quê hương đất nước cũng như sự đam mê về truyền thông thúc bách chúng tôi làm điều ấy".

Nhà bất đồng chính kiến Thảo Theresa, từ Hà Nội nói rằng những nội dung về Formosa Hóa đưa lên truyền thông hoàn toàn là sự thật, vì bản thân cô từng rất nhiều lần đi vào Kỳ Anh, Hà Tĩnh, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển :

"Tôi nghĩ nó là để dằn mặt những người khác, những người lên tiếng chống Formosa, chắc chắn là như thế. Vì nó bắt Hóa 5,6 tháng nay rồi. hôm qua một loạt các báo đăng tin, rồi thông tin em nó nhận tiền từ tổ chức này tổ chức kia. Đó là những thông tin vu khống. "

Không khác với những ý kiến trên, Bạch Hồng Quyền, nhà đấu tranh dân chủ trong nước chia sẻ với Đài Á Châu Tự do sau khi đọc được tin từ các tờ báo lớn của Đảng đăng tin về việc Hóa bị bắt và nhận tội :

"Các tờ báo lớn của Đảng đăng như vậy với mục đích là để đe doạ những người làm truyền thông độc lập như chúng tôi, những người thường xuyên có mặt tại sự kiện lớn, về việc người dân đòi hỏi quyền lợi về việc do Formosa gây ra".

‘Hoàn toàn xứng đáng !’

TAIWAN-VIETNAM-FISHING-POLLUTION-FORMOSA

Người Việt Nam ở Đài Loan phản đối Formosa Hà Tĩnh hôm 10 tháng 8 năm 2016. AFP photo

Báo điện tử Hà Tĩnh ngày 7 tháng 4 chạy một tiêu đề lớn "Hà Tĩnh khởi tố phần tử Việt Tân gây rối trật tự, bôi nhọ Đảng, Nhà nước" Trước đó một ngày, báo mạng Vnexpress trích dẫn lời công an Hà Tĩnh nói rằng "Anh ta ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự mỗi tháng". Thêm vào đó là cáo buộc Nguyễn Văn Hóa đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội để đưa thông tin về sự cố môi trường, lũ lụt ở miền Trung.

Theo Thảo Theresa, đây là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và hoàn toàn vu khống.

"Chuyện em nhận tiền hay không thì do cái miệng của cơ quan điều tra công an Việt Nam. Ở cái chế độ độc đảng, độc tài thì không bao giờ tôi tin truyền thông của nó là sự thật, truyền thông một chiều mà, truyền thông bẩn thôi".

"Sự thật về đất nước này, sự thật về Formosa đang xả thải giết hại dân miền Trung thì tôi nghĩ là mọi người đã biết hết rồi".

Sau khi đọc những bản tin đó, Huy Jos nói rằng anh không ngạc nhiên khi Hóa bị kết tội là "Việt Tân".

"Hầu hết anh em đấu tranh trong Việt Nam đều bị kết tội là phần tử xấu, xúi giục, kích động phá hoại Đảng và nhà nước. Nhưng nói chung các anh em đấu tranh hiện tại cũng kết hợp với bên ngoài để làm nên công lý, sự thật, hoà bình".

Nhà đấu tranh Bạch Hồng Quyền đưa ra nhận định rằng, cho dù lời của công an Hà Tĩnh là không phải ép cung, thì cũng không thể nói là vi phạm pháp luật đối với một người làm công việc truyền thông tự do :

"Cái việc em Hóa nhận thù lao để bỏ công sức cũng như sự nguy hiểm để nhận lại tiền thù lao thì đó cũng là chuyện bình thường, như bao phóng viên của nhà nước đó, họ đi lấy thông tin rồi về biên tập lại. Nhưng đôi khi có những thông tin dối trá mà họ vẫn đưa lên để dối trá người dân.

Đồng ý với thực tế đó, Thảo Theresa đưa ra ý kiến của cô cũng bằng cách so sánh với những phóng viên "lề đảng". Cô khẳng định những gì Hóa được nhận lại (nếu có) là hoàn toàn xứng đáng.

"Tôi nghĩ là như các anh làm báo cho hơn 800 tờ báo ở đất nước này, làm phải có lương chứ. Không có lương sống bằng gì ? Mà còn lại đưa tin sai sự thật. Hóa đưa tin về sự thật cho cả thế giới biết về Formosa, đấy là điều đáng trân trọng. Nó xứng đáng được nhận đồng lương, nếu có !".

Cộng đồng mạng, nhất là những nhà đấu tranh trong nước ngay sau những bài báo của truyền thông chính thống đã đồng loạt đăng tải hàng loạt ý kiến bày tỏ lời cám ơn đối với Hoá, kêu gọi đòi hỏi công lý cho anh. Có người nhắc lại rằng Hóa là người đầu tiên dùng thiết bị Flycam mang đến những khung hình toàn cảnh về cuộc biểu tình lịch sử ngày 2/10/2016 của hàng chục ngàn ngư dân Hà Tĩnh bày tỏ sự phẫn nộ đối với Formosa.

Điều đó cho thấy những lời kết tội của công an Hà Tĩnh đối với Nguyễn Văn Hóa đã không thể thuyết phục các nhà đấu tranh, bất đồng chính kiến trong nước, như một Facebooker viết rằng :

"Dù bản tin của truyền thông lề đảng có đúng hay sai, tôi cũng xin cám ơn anh, cám ơn những tác giả của các hình ảnh này đã giúp cho tôi và hàng chục triệu người khác biết được những gì đang xảy ra tại đây, những sự thật mà báo chí lề đảng không hề dám đề cập đến". (Facebook Nguyễn Ngọc Đức)

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 10/04/2017

Published in Diễn đàn