Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao Ủy ban Kiểm tra trung ương lại ‘đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật’ đối với Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng thông tin và truyền thông, và Trương Minh Tuấn, đương kim Bộ trưởng thông tin và truyền thông, trong khi ‘đồng chí Lê Nam Trà’ chỉ là cấp dưới của Son và Tuấn nhưng lại bị Ủy ban Kiểm tra trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức cao nhất là khai trừ đảng ?

tuan1

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son (bìa phải) và Trương Minh Tuấn (giữa) bị dư luận xem là ‘ăn đậm’. Ảnh: YouTube

Cái cách đề nghị trên rất dễ khiến dư luận xã hội cho là ông Trọng đang tìm cách cứu vớt hai quan chức bị xem là ‘ăn ngập mặt, ăn đến táng tận lương tâm’ này.

Theo mối quan hệ dắt dây giữa nguyên tắc đảng và pháp đình cộng sản, sau khi bị tước đảng tịch, Lê Nam Trà sẽ rất có thể rơi vào vòng tố tụng hình sự và phải dối mặt với vòng lao lý.

Vào trung tuần tháng 12/2017, một số tờ báo nhà nước đã bắt đầu ẩn dụ "Điểm trùng hợp trên đường công danh 2 ông Lê Nam Trà – Cao Duy Hải" theo cách "bổ nhiệm cùng ngày" và "chuyển công tác, đi chữa bệnh cùng năm", chẳng hạn như "Ngày 21/04/2015, khi ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên thì ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone thay ông Trà. Chỉ hơn 2 năm sau, sau khi ông Lê Nam Trà chuyển công tác khỏi MobiFone, tới lượt ông Cao Duy Hải xin phép nghỉ ốm để chữa bệnh".

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông vào thời đó là Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Còn Trương Minh Tuấn – nhân vật ‘kiên định cách mạng’, ‘sát thủ báo chí’ và rất thường ‘đọc bài’ lẫn viết bài về ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ rập khuôn theo tư tưởng của Nguyễn Phú Trọng, cũng bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi ông này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son, để ông Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Dấu hỏi rất lớn là số tiền còn lại chạy đi đâu, và ai được "lại quả" từ số tiền đó ?

Vào thời gian khoảng vài tuần trước ngày 23/4/2018 là thời điểm bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa Thanh tra chính phủ và C46, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’ – nhưng lại bị dư luận xem là một cách chạy án quá lộ liễu và trắng trợn.

Nhưng đến cuối tháng Tư năm 2018, cửa thoát của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã bị hẹp lại đáng kể sau chỉ đạo ‘Bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng.

Đầu tháng Sáu năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận vụ ‘MobiFone mua AVG’ có những vi phạm của Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin – Truyền thông, trong đó nêu rõ vi phạm của các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là ‘rất nghiêm trọng’.

Kết luận ‘rất nghiêm trọng’ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với hai quan chức cao cấp Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, cùng cái cách phát thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy áp lực dư luận đối với Nguyễn Phú Trọng trong vụ ‘Mobifone mua AVG’ là đủ lớn, để ông Trọng không thể chỉ ‘chống tham nhũng thời kỳ trước’ hay ‘chống tham nhũng một bên’, mà còn phải ‘chống tham nhũng cả phe ta’.

Vào tháng Tám năm 2016, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã được Tổng bí thư Trọng chỉ định kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương – được hiểu như một cách để thay mặt bên đảng nắm hoạt động chính quyền.

Khi đó, Trương Minh Tuấn bất ngờ ngoi lên khỏi mặt bằng giới ủy viên trung ương với quan điểm sắt son đến lạ lùng về ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và chống tham nhũng trong báo chí – lặp đi lặp lại phương châm cùng chủ đề của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 4 vào tháng Mười năm 2016.

Vì thế hiểu theo một cách nào đó, ông Trương Minh Tuấn được xem là ‘phe ta’, tức người của phe Tổng bí thư Trọng, trái ngược với ‘phe củi Nguyễn Tấn Dũng’.

Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay và chẳng còn ý niệm gì nữa.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 01/07/2018

Published in Diễn đàn

Cửa ‘thoát’ dành cho Bộ trưởng thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn là hẹp, hoặc rất hẹp, sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vụ MobiFone mua AVG, trong đó nêu rõ vi phạm của các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng.

tmt1

Ngày 21/10/2015, ông Trương Minh Tuấn ký ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone vi phạm quy định của Luật Đầu Tư - Ảnh : VietNamNet

Trương Minh Tuấn đang tràn đầy cơ hội để nhẹ nhất cũng phải rời khỏi cái ghế Bộ trưởng thông tin truyền thông đầy quyền lực và được biệt danh là ‘sát thủ báo chí’.

Nhưng vẫn còn dư vị sau ‘rất nghiêm trọng’.

Vào tháng Năm năm 2018, Bộ Công an đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ. Nếu vụ việc này được tiến hành ‘đúng quy trình’, sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ là phần việc của cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa án.

Tức trong tương lai gần, Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vẫn có thể ‘theo chân’ Đinh La Thăng, để khi đó sẽ phải thốt lên tại tòa : ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người !’.

Tuy nhiên, vẫn còn một cơ hội mỏng manh để số phận của Trương Minh Tuấn được ‘cải thiện’ so với Đinh La Thăng : trong khi Đinh La Thăng bị thông báo kỷ luật đảng trước Hội nghị trung ương 5 vào tháng Năm năm 2017 và sau đó bị tước ghế ủy viên bộ chính trị, thì hồ sơ Trương Minh Tuấn chỉ bị Ủy ban Kiểm tra trung ương lôi ra sau hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018.

Tức nếu Nguyễn Phú Trọng ưu ái không tổ chức một hội nghị trung ương bất thường để gạt bỏ tư cách ủy viên trung ương của Trương Minh Tuấn, hoặc không dùng quyền hạn của tổng bí thư và ‘tập thể bộ chính trị’ để chỉ đạo việc đình chỉ tư cách ủy viên trung ương của Trương Minh Tuấn, trong thời gian tới ông Tuấn vẫn nghiễm nhiên còn nằm trong Ban chấp hành trung ương và do đó vẫn còn giữ được một lợi thế ‘bất khả xâm phạm’ nào đó trước các cơ quan tư pháp và vòng lao lý.

Khả năng trên là có cơ sở. Vì trong vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn, rất nhiều dư luận đã nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn từ lâu là ‘bài’ của Nguyễn Phú Trọng.

Vào tháng Tám năm 2016, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đã được Tổng bí thư Trọng chỉ định kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương – được hiểu như một cách để thay mặt bên đảng nắm hoạt động chính quyền.

Khi đó, Trương Minh Tuấn bất ngờ ngoi lên khỏi mặt bằng giới ủy viên trung ương với quan điểm sắt son đến lạ lùng về ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và chống tham nhũng trong báo chí – lặp đi lặp lại phương châm cùng chủ đề của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 4 vào tháng Mười năm 2016.

Vì thế hiểu theo một cách nào đó, ông Trương Minh Tuấn được xem là ‘phe ta’, tức người của phe Tổng bí thư Trọng, trái ngược với ‘phe củi Nguyễn Tấn Dũng’.

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7.000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Trước Hội nghị trung ương 7, Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin và truyền thông khi ông ta được chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.

Sau Hội nghị trung ương 7, Trương Minh Tuấn lại xuất hiện với vai trò chủ trì một cuộc tọa đàm có tên Tọa đàm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam, trong đó ông Tuấn đánh giá ‘Nhiều bí mật Nhà nước bị lộ trên mạng xã hội’ (có thể bao gồm cả những bí mật có liên quan đến Trương Minh Tuấn chăng ?).

Mặc dù sau khi công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đã ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, nhưng động tác này đã bị nhiều ý kiến cho là ‘chạy tội’.

Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.

Đang có những biểu hiện cho thấy ông Trọng đang thỏa mãn quá sớm với bản thành tích chống tham nhũng còn quá ít ỏi của ông, để trong khi tương lai trở thành ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và ‘lưu danh sử xanh’ của ông còn xa mới đạt tới.

Thiền Lâm

 

Nguồn : CaliToday, 12/06/2018

<a data-flickr-embed="true"  href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/42064793274/in/dateposted-friend/" title="tmt1"><img src="https://farm2.staticflickr.com/1735/42064793274_f27b3fb98a.jpg" width="500" height="343" alt="tmt1"></a><script async src="//embedr.flickr.com/assets/client-code.js" charset="utf-8"></script>
Published in Diễn đàn

Nhân vật ‘kiên định cách mạng’ – Bộ trưởng thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn có lẽ không còn cơ hội để giữ được tinh thần cách mạng nữa : Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa kết luận vụ MobiFone mua AVG có những vi phạm của Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin – Truyền thông, trong đó nêu rõ vi phạm của các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng.

tuan1

‘Đường đi’ của Trương Minh Tuấn đang khá giống với Đinh La Thăng. Ảnh : Zing.vn

Kết luận trên được Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Trần Cẩm Tú – người vừa thay cho Trần Quốc Vượng làm chủ nhiệm cơ quan ‘cánh tay mặt’ này tại hội nghị trung ương 7 – phát ra dưới dạng thông cáo báo chí.

Rất đáng chú ý, có thể cho rằng đây là lần đầu tiên, hoặc một lần hiếm hoi mà một cơ quan luôn có truyền thống ‘bảo mật’ như Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại phát ra thông báo dưới dạng thông tin rộng rãi cho báo chí. Rất có thể động tác này xuất phát từ yêu cầu "công khai hóa’ mà Tổng bí thư Trọng có vẻ thiên về chủ trương này trong thời gian gần đây.

Vào lần này khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận kiểm tra với ‘án’ ở mức độ ‘rất nghiêm trọng’, liệu Ủy viên trung ương đảng Trương Minh Tuấn có phản ứng nhanh nhạy và quyết liệt như đã từng làm vào tháng Ba ?

Chỉ cách đây vài tháng, sau cú phản đòn với văn bản phản bác kết luận thanh tra nhưng không thành công khi bị chính cấp trên ra lệnh gỡ văn bản đó khỏi mặt báo chí nhà nước, quyền tự do ngôn luận của "kẻ bịt miệng" báo chí nhà nước là Trương Minh Tuấn đã bị chính những đồng chí không đồng lòng của ông ta bịt miệng lại. Bi kịch này có nét khá giống với trường hợp của Đinh La Thăng khi ông Thăng còn là ủy viên bộ chính trị : vào cuối tháng Tư năm 2017 khi còn là bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng đã vội vã làm bản giải trình về trách nhiệm của ông ta khi còn là Chủ tịch hội đồng thanh viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sau đó chỉ đạo Văn phòng thành ủy gửi đến 200 ủy viên trung ương như một cách "minh bạch hóa thông tin" và phản bác kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương đối với những sai phạm bị xem là "rất nghiêm trọng" của ông Thăng. Nhưng ngay sau đó, Văn phòng trung ương đảng đã chỉ thị thu hồi toàn bộ bản giải trình của ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng. Thu thẳng tay từ những người còn chưa kịp bóc bao thư, không cần một sự tế nhị nào.

Còn giờ đây, Trương Minh Tuấn đang ‘ứng’ với Đinh La Thăng bởi tính chất ‘rất nghiêm trọng’ trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo nguyên tắc đảng trị, nếu đảng viên bị cơ quan kiểm tra đảng kết luận có sai phạm ở mức độ nhẹ thì bị khiển trách đảng nhưng vẫn có thể được cho tiếp tục giữ chức – mà minh họa gần đây và nổi bật nhất là trường hợp Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch Đà Nẵng – vẫn nghiễm nhiên ngự tọa sau khi bí thư thành phố này là Nguyễn Xuân Anh đã bị ‘cách mọi chức vụ’ trong cuộc chiến dữ dội giữa các nhóm quyền lực và lợi ích ở thủ phủ miền Trung. Còn nếu đảng viên vi phạm nghiêm trọng thì bị cảnh cáo và có thể bị cách chức hoặc bị điều chuyển sang vị trí khác thấp hơn. Nhưng nếu đảng viên sai phạm rất nghiêm trọng thì chắc chắn sẽ bị cách chức, bị khai trừ đảng và còn có thể bị khởi tố và truy tố.

Sau khi bị kết luận về sai phạm ‘rất nghiêm trọng’, Đinh La Thăng đã bị loại rất nhanh khỏi Bộ Chính trị vào tháng Năm năm 2018, bị hất khỏi cái ghế bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đưa về Ban Kinh tế trung ương nhằm ‘nhốt quyền lực vào lồng’ – một cách ví von mà tổng bí thư Trọng sính dùng theo lối giới chính trị gia mới nổi ở Trung Quốc.

Những tưởng cuộc đời Đinh La Thăng đã ‘hạ cánh an toàn’. Nhưng chỉ ít tháng sau, ông Thăng đã bị khởi tố, không những thế mà còn phải tra tay vào còng, và không chỉ tra tay vào còng mà còn bị truy tố trong một thời gian ngắn kỷ lục để cuối cùng phải nhận hai bản án tù với tổng cộng thời gian ‘bóc lịch’ đến 31 năm trời.

‘Đường đi’ của Trương Minh Tuấn lại đang khá giống với Đinh La Thăng.

Kết luận ‘rất nghiêm trọng’ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với hai quan chức cao cấp Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, cùng cái cách phát thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy áp lực dư luận đối với Nguyễn Phú Trọng trong vụ ‘Mobifone mua AVG’ là đủ lớn, để ông Trọng không thể chỉ ‘chống tham nhũng thời kỳ trước’ hay ‘chống tham nhũng một bên’, mà còn phải ‘chống tham nhũng cả phe ta’.

Do những điểm đồng dạng với vụ việc của Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn đang tràn đầy cơ hội để nhẹ nhất cũng phải rời khỏi cái ghế Bộ trưởng thông tin truyền thông đầy quyền lực và được biệt danh là ‘sát thủ báo chí’.

Vào tháng Năm năm 2018, Bộ Công an đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ. Nếu vụ việc này được tiến hành ‘đúng quy trình’, sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ là phần việc của cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa án.

Tức trong tương lai gần, Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vẫn có thể ‘theo chân’ Đinh La Thăng, để khi đó sẽ phải thốt lên tại tòa : ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người !’.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/06/2018

Published in Diễn đàn

‘Bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ – một chỉ đạo mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, xuất hiện vào ngày 27/4/2018 khi ông Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng – để ‘thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp 13 đến nay’.

tttt1

Triển vọng để Nguyễn Bắc Son (phải) và Trương Minh Tuấn (trái) ‘theo chân’ Đinh La Thăng đang sáng sủa hơn bao giờ hết. Ảnh : Tin Tức Hàng Ngày

Trước chỉ đạo trên, vụ ‘Mobifone mua AVG’ chưa được xếp vào ‘diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’, tức những ‘nghi can’ trong vụ này vẫn còn cửa thoát. Đó cũng là khoảng thời gian xảy ra những động tác bi kịch xen hài kịch trong nội bộ đảng Cộng sản : ngay sau khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn đã ‘nhảy nhổm’ và làm văn bản phản bác kết luận thanh tra này, gửi cho các báo nhà nước như một cách ‘chỉ đạo đăng’. Nhưng nhân vật bộ trưởng thường tỏ ra ‘kiên định cộng sản’ và sẵn sàng bịt miệng báo chí phản biện đã bị một vố cay đắng : chính những tờ báo nhà nước đã lạnh lùng gỡ văn bản phản bác kết luận thanh tra của Trương Minh Tuấn chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải.

Cũng vào thời gian trên, có tin cho rằng Trương Minh Tuấn đã tận dụng khoảng thời gian vài tuần lễ quý giá trên để ‘chạy án’. Không biết thông tin này có cơ sở đến mức độ nào, chỉ biết rằng Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông khi ông ta được chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.

Nhưng chỉ đạo ‘bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ của ông Trọng đã gần như chung quyết về về vụ AVG sẽ thành án và sẽ được khởi tố điều tra.

Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng lại do chính Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Mà theo quy định của đảng, những vụ án tham nhũng đã bị chính tổng bí thư xem xét chỉ đạo thì đương nhiên bị xếp vào loại trọng án.

4 ngày trước chỉ đạo trên, đã diễn ra cuộc bàn giao chính thức hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa Thanh tra Chính phủ và C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an) vào ngày 23/4/2018, sau một thời gian dường như bị kéo dài bởi những tranh cãi mang quan điểm khác xa nhau trong nội bộ đảng và nội bộ các cơ quan chấp pháp. 

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông vào thời đó là Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son khi đó.

Mặc dù sau khi công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’ với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng, nhưng bị dân gian nói thẳng là ‘chạy tội’, nhưng vào thời gian này đã xuất hiện hiện quan điểm trong nội bộ đảng : ‘tiền phải trả lại, còn án vẫn làm’.

‘Bài học kinh nghiệm’ gần nhất là Đinh La Thăng. Tại phiên tòa xử vụ 800 tỷ mất trắng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi ở Ngân hàng Oacean Bank, Đinh La Thăng dù đã bị tòa tuyên phải bồi thường 600 tỷ đồng nhưng vẫn bị giáng cho cái án tù giam đến 18 năm.

Xét theo logic đó, cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ – tức ‘bị cách mọi chức vụ’ hoặc ‘luân chuyển cán bộ’ – là ít hẳn so với trước khi có chỉ đạo ‘bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ của ông Trọng. Ngược lại, triển vọng để hai nhân vật này ‘theo chân’ Đinh La Thăng là sáng sủa hơn bao giờ hết.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 29/04/2018

Published in Diễn đàn

Vào chiều 23/4/2018, trong dư luận đã lan truyền thông tin về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đã ‘mời làm việc’ đối với hai nhân vật là Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng Thông tin và truyền thông, và bộ trưởng Thông tin và truyền thông hiện thời là Trương Minh Tuấn về vụ ‘Mobifone mua AVG’.

tuan1

Nguyễn Bắc Son (phải) bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ vụ ‘Mobifone mua AVG’. Còn Trương Minh Tuấn (trái) lại trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son. Ảnh : Zing News

Một động tác ‘trấn an tư tưởng’ để ‘các đồng chí yên tâm và tiếp tục công tác’ chăng ?

Đó là một khả năng, và khả năng này có thể phù hợp với hiện tượng gần đây ông Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin và truyền thông khi ông chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.

Vào tháng Ba năm 2018, ngay sau khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin Trương Minh Tuấn đã vừa viết thư phản bác Thanh tra chính phủ, vừa ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có kịch bản hoàn trả tiền là thành công, trong lúc bản phản bác dài đến ba chục trang của Trương Minh Tuấn đã bị báo chí nhà nước gỡ khỏi trang chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải. Một trong những bi kịch lớn nhất của chế độ cộng sản đã hình thành như thế : kẻ thường xuyên bịt miệng đã bị đảng bịt miệng lại.

Song vào thời gian sau đó, rất nhiều dư luận đã tỏ ra nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn đã ‘chạy án’.

Trong khi việc bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra chính phủ sang bộ Công an vẫn nhùng nhằng như thể bị cố ý ‘câu giờ’, dư luận báo chí xôn xao về Trương Minh Tuấn cũng lắng dần.

Mãi đến ngày 23/4/2018, hồ sơ này mới chính thức được bàn giao cho cho C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an).

Vào lúc này, kịch bản cho số phận của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cũng có thể diễn biến xấu đi.

Bởi trùng thời điểm cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, ủy ban này cũng đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và truyền thông. Cũng vào ngày 23/4, Bộ Công an chính thức tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra chính phủ.

Chuỗi động tác trên cho thấy tiến trình tố tụng hình sự vụ việc này sắp nóng trở lại.

Với rất nhiều dấu hiệu ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ rất nhiều khả năng sẽ được khởi tố kèm bắt bớ trên diện rộng.

Còn cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn có thể là động tác ‘làm công tác tư tưởng’ trước khi chính thức công bố hình thức kỷ luật.

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 - 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng chỉ mang tính công bằng để bắt đầu thuyết phục được dư luận nhân dân khi ông ta phải chấp nhận ‘diệt’ cả người của ‘phe ta’.

Cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ là không cao, bởi gần đây Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo khởi tố và tống giam cả một quan chức tình báo cao cấp là Phan Hữu Tuấn - cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 26/04/2018

Published in Diễn đàn

Giờ dường như ti lượt anh - Trương Minh Tun, y viên Ban Chp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam, Phó Ban tuyên giáo ca Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam, B trưởng Thông tin và truyền thông ca chính ph Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam - được… to điều kin đ ngm nghĩ v thế thái, nhân tình.

tuan1

Bộ Thông tin và truyn thông Trương Minh Tun và bà Ann Lavin, Giám đc Chính sách công và quan h chính ph, Google khu vc Châu Á – Thái Bình Dương trong mt cuc gp ti Hà Ni hôm 17/1/2018. (nh : VietnamNet)

***

Anh Tuấn,

Không phải t nhiên mà công chúng bàn lun rôm r v chuyn tên anh đã có trong… "danh sách" và anh sp… lên đường.

Nhìn lại nhng din tiến mi nht liên quan đến v Mobifone mua 95% c phn ca AVG thì dường như Kết lun thanh tra mà Thanh tra chính ph công b tun trước ging như mt đt bn dn đường cho cuc tn công vào c đim do B Thông tin và truyền thông trn gi.

Về nguyên tc, anh – người ch huy c đim – có quyn ra lnh phn kích (giải trình, khiếu ni, thm chí t cáo, đòi bi thường nếu có đ bng chng cho thy Thanh tra thiếu khách quan, lm quyn, vi phm pháp lut, theo Điu 57 ca Lut Thanh tra). Cũng v nguyên tc, khi anh đã ra lnh, các đơn v phi xông lên…

Thế nhưng cuộc phản kích bng Thông cáo báo chí dày 30 trang mà anh t chc ch có rt ít đơn v hưởng ng, đa s cơ quan truyn thông thuc h thng truyn thông chính thc – vn được đt dưới quyn kim soát ca anh vn ém k. T hơn na là nhng đơn v đã xung phong theo lệnh ca anh đt nhiên tháo lui, va nhanh, va sâu, b anh và B ch huy bơ vơ gia… trn tin. Điu chng ai ng cũng đã xy ra, nhng đơn v thin chiến nht gi công khai "ni giáo cho… gic", không ch quay súng bn vào c đim mà còn xác đnh anh chính là… bia.

Anh Tuấn,

Cổ nhân bo "thi thế lun… anh hùng". X mình vn thiếu anh hùng theo đúng nghĩa ca hai t này nên lâu nay, thiên h nhìn thi thế đ lun v nhng k… sp hoc s khn cùng. Thiên h tin anh đã tht thế và hết thi.

***

Ai thất thế và hết thi mà li không bun, nhưng bun nhiu và bun lâu cũng chng đến đâu anh Tun ! C ngm cho k thì đi mt người như anh cũng chng đến ni nào. Hc lc không khá, không th cùng bn bè vào các đi hc nên 18 tui đăng lính, làm lính trơn mà chỉ hai năm sau đã tìm được mt ch trong Trường Sĩ quan Chính tr, rõ ràng là anh hết sc tháo "vác". T Trường Sĩ quan Chính tr giành được mt chân Ging viên Triết hc Mác Lênin trong Trường Sĩ quan K thut Vũ khí – Đn, rõ ràng là kh năng xoay sở của anh không ti. Có my ai khéo dùng quân đi như anh - ch mt năm sau khi ging dy Triết hc Mác Lênin cho các sĩ quan tương lai đã có th rũ b áo lính, chuyn ngành v Ban Tuyên hun Tnh y Bình Tr Thiên làm chuyên viên, mt năm sau b Ban Tuyên huấn Tnh y Bình Tr Thiên v làm Trưởng phòng Tuyên truyn và báo chí ca Ban Tuyên giáo Tnh y Qung Bình, năm sau na ra Hà Ni làm vic cho Ban Văn hóa tư tưởng ca Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam...

Thiên hạ chăm chăm dè bu đám Nguyn Xuân Anh, Nguyn Hoài Bo… vươn lên nh cha mà quên anh – người đi theo hướng ngược li. Sau vài thp niên "lao tâm, kh t", va bò, va đi trên quan trường, lúc đã ngt ngưởng trên đu thiên h, dù anh chưa gii mt v vic đã làm thế nào mà khiến đ mi gii, t nghiên cu hc thuật, văn ngh sĩ ti truyn thông xúm vào ca ngi thân ph ca anh, song chng đó đ thy, rõ ràng anh có nhiu ch hơn người.

Không có anh, làm sao con dân xứ này có th biết ông Trương Minh Phương - thân ph anh là ai. Không có anh thì hi cui tháng 12 năm 2016, làm gì có sự kin Hi Nhc sĩ Vit Nam, Trung tâm Nghiên cu bo tn phát huy văn hóa dân tc, Hi Ngh sĩ sân khu Vit Nam, Tp chí Văn hiến Vit Nam và Nhà xut bn Văn hc cùng phi hp đ t chc… "hi tho khoa hc" v thân ph ca anh.

Không có anh, làm sao "Hội tho khoa hc" đó được tt c các cơ quan truyn thông chính thc ti Vit Nam tường thut mt cách trang trng vi mc tiêu duy nht : "Khai tâm" cho hàng trăm triu người Vit ngưỡng m và t hào vì có mt Trương Minh Phương tng viết nhc, viết văn, viết kch, làm thơ, nghiên cu văn ngh dân gian…

Không có anh, làm gì có những "Giáo sư", "Phó Giáo sư", "Tiến sĩ" như Hoàng Chương, Lê Ngc Canh, Trn Trí Trc, Đ Hoàng Quân… xưng tng ông Trương Minh Phương là "thiên tài", người đã đ li "di sn ngh thut to ln phong phú và đa dng" vi nhng "triết lý" được xem là "đ đi" như : "Con voi xích được nhưng con người thì khó xích" ! "Không s mt g, ch s mt bn cht tt đp mà mình đã vun đp bao năm" !...

Không có anh, làm gì có chuyện mt người "đa tài" như cha anh, lúc còn sinh tin chng ma nào biết và ngưỡng m, gi được đ mi gii x này vinh danh, truy tng gii "Đào Tn" vì "nhng đóng góp xut sc cho nn âm nhc, nn kch ngh Vit Nam", thm chí còn đ nghng và Nhà nước truy tng Gii thưởng quc gia v Văn hc ngh thut" !

***

Anh Tuấn,

Đám đông nhiễu s d đoán s phn ca anh ri s chng khác gì s phn ca anh Đinh La Thăng, nhưng dường như nhn đnh đó chưa chính xác.

Lúc còn ngất ngưởng trên lưng voi, anh Thăng x s vi gii truyn thông rt khéo ch không khc nghit và trch thượng như anh. Tt nhiên "giu đ thì bìm leo" nhưng trong trường hp ca anh, s nhp cuc ca dư lun và truyn thông chc chc không đơn thun ch là thói đi, đó còn là thanh toán ân oán.

Là người có cơ hi gn gũi bác Trng, t anh hiu bác Trng mơ gì và soi vào đâu để tìm đường biến gic mơ y thành hin thc. Xét c v bi cnh, ln tính cht, "lò" bác Trng "nhóm" năm ngoái có khác gì chiến dch "đ h, dit rui, săn sói, quét mui" mà đng chí Tp Cn Bình, Tng bí thư Đng cộng sản Trung Quc phát động cách nay sáu năm ?

Sau khi phát động chiến dch "đ h, dit rui, săn sói, quét mui", đng chí Tp Cn Bình đã t v trí Tổng bí thư Đng cộng sản Trung Quc, tiến ti kiêm nhim vai trò Ch tch Nhà nước Cng hòa nhân dân Trung Hoa. x mình, "nhóm" xong "lò", các đồng chí trong Đng đang xúm vào xin dương "nht th hóa".

Từ 2012 ti gi, Đng cộng sản Trung Quc đã đn - cht hàng chc ngàn đng chí đ mi cp, thuc đ mi ngành, k c quân đi ln công an, chng may b xác đnh là "tham quan, ô lại" hơn nhng đng chí khác. Gi mi rõ, chuyn đn - cht y không ch nhm an dân. Rõ ràng đn – cht đã gieo rc kinh hoàng và đy các đng chí còn li ti ch quy phc, thành ra mi ri, có ti 2.964 đi biu ca Quc hi Trung Quc nht trí "hủy giới hn nhim kỳ ca Ch tch nhà nước", to điu kin đ đng chí Tp Cn Bình – l ra phi ri v trí Ch tch nhà nước Cng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 2022 - có th li làm Ch tch nhà nước cho ti hết đi.

Tuy bác Trọng đã thy vào "lò" nhng thanh củi rõ to, nhưng rõ ràng nhng "án tù có thi hn" chưa làm dân chúng h d, đng chí, đng đi ch mi hong, ch chưa… "kinh". Tham chiếu con đường đng chí Tp Cn Bình đã đi, cách thc Đng cộng sản Trung Quc đã thc hin trong chiến dch "đ hổ, diệt rui, săn sói, quét mui", có l người vn hành "lò" s phi… "quyết lit" hơn.

Anh Tuấn,

Thành kính phân ưu cùng anh !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/03/2018

Published in Diễn đàn

Từ vài tháng trước khi bị bắt vào đầu tháng 12/2017, ông Đinh La Thăng đã bị đồn đoán về "biện pháp ngăn chặn đặc biệt" và "sắp bắt". Sau đó là bắt thật.

tmt1

Những thanh củi mới, cả nam lẫn nữ, sẽ lần lượt bị đưa vào lò - Ảnh minh họa

Diễn tiến vụ "Mobifone mua AVG" đang tăng tốc dần cùng hơi nóng từ "lò" ngùn ngụt bốc cao, bao trùm chính khách được xem là "trùm quản lý báo chí" - đương kim ủy viên trung ương đảng, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Hai ngày sau vụ "Bộ Thông tin và truyền thông phản bác kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ" nhưng văn bản phản bác dài đến ba chục trang A4 này đã bị "ai đó" chỉ đạo các báo nhà nước gỡ sạch chỉ vài giờ sau khi đăng, chính báo nhà nước lại là những mũi xung kích phản bác lại "củi sắp vào lò" Trương Minh Tuấn.

Trước đó, ngay sau khi công bố kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG," vào ngày 12/3, báo Tuổi Trẻ bỗng tỏ ra dũng khí khi rút tít "MobiFone mua AVG, Bộ Thông tin và truyền thông có nhiều vi phạm" – như một cách gián tiếp "phang" Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Đến ngày 17/3, hàng loạt báo đã công kích trực tiếp Bộ Thông tin và truyền thông, thậm chí còn nêu đích danh Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Đoạn kết của một bài viết trên báo Thanh Niên ngày 17/3 là rất đáng chú ý :

"Thanh tra chính phủ chỉ rõ, trong Văn bản số 209 trình Thủ tướng Bộ Thông tin và truyền thông không đủ thẩm quyền, tuy nhiên, ngày 21/12/2015, ông Trương Minh Tuấn lại ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Quyết định này vi phạm quy định tại điều 31, điều 33 và điều 34 của luật Đầu tư ; vi phạm điều 28 của luật số 69/2014/QH13. "Như vậy, Bộ Thông tin và truyền thông đã thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt đầu tư", kết luận thanh tra nêu rõ".

Mức độ "nguy hiểm" đối với Trương Minh Tuấn đang biến diễn thành "cực kỳ nguy hiểm", chỉ sau đơn vị thời gian tính bằng một tuần lễ. Lần đầu tiên, Trương Minh Tuấn bị "gọi tên" kèm hành vi "cố ý làm trái".

"Cố ý làm trái" lại là tội danh mà tòa án dành cho cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng trong phiên xử "Thăng - Thanh" vào đầu năm 2018, kéo theo 13 năm bóc lịch cho nhân vật này.

Bầu không khí báo chí nhà nước công kích Trương Minh Tuấn lại rất tương đồng với chiến dịch báo chí "đấu tố" Đinh La Thăng vào tháng 12/2017 và tháng 1/2018, sau khi ông Thăng đã bị khởi tố và bị tống giam. Hiện tượng xã hội - chính trị học này chỏ có thể dẫn đến một kết luận : bất chấp Trương Minh Tuấn vẫn còn là Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương và Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, rất nhiều tờ báo nhà nước đang hành động theo tín hiệu "bật đèn xanh" của những cấp cao hơn, thậm chí cao hơn hẳn ông Tuấn. Ít ra cũng là Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, hoặc cao hơn nữa là một "ban" khác – Ban bí thư…

Trương Minh Tuấn từng được xem là "cánh hẩu" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông Trọng chỉ định làm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương vào tháng 8/2016. Nhưng qua vụ ông Tuấn "tự biên tự diễn" vụ hủy hợp đồng "Mobifone mua AVG" mà được dư luận suy ra là một động tác "ăn không được thì nhả" và "khắc phục hậu quả" nhằm chạy tội, có cảm giác là cả đến Nguyễn phú Trọng cũng đã nổi giận và quyết định tống Trương Minh Tuấn vào "lò".

Những tờ báo lớn lại khá nhạy về tin tức cung đình. Rất có thể họ đã nắm được những tin tức sơ bộ hoặc mang tính chung quyết về một quyết định nhân sự và cả hình sự đối với ông Trương Minh Tuấn, từ đó mới khởi tạo chiến dịch "hồi tố" thủ trưởng cũ.

Không khí công kích đầy sôi động của báo chí nhà nước đối với Trương Minh Tuấn cũng cho thấy việc Bô Công an thực hiện khởi tố vụ án "Mobifone mua AVG" chỉ còn là ngày một ngày hai. Sau đó sẽ là cơ chế bắt người, bắt cấp tập.

Ngay vào lúc này, có thể hình dung một số nhân vật liên quan đến "chuyên án" trên đang bị "biện pháp ngăn chặn đặc biệt". "Canh theo", "canh chặn", vừa công khai vừa bí mật, đủ cả… để "không cho chúng nó thoát".

Cũng có thể hình dung chính Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đang bị giám sát chặt chẽ.

Từ vài tháng trước khi bị bắt vào đầu tháng 12/2017, ông Đinh La Thăng đã bị đồn đoán về "biện pháp ngăn chặn đặc biệt" và "sắp bắt". Sau đó là bắt thật.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/03/2018

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2