Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Li ng : Người dân Hng Kông và khp nơi trên thế gii đang theo dõi din biến xy ra ti đây trong ba tháng qua.

Các cuc biu tình ca người dân Hng Kông chng li d lut dn đ (Extradition Bill), bt đu vào tháng Ba và tháng Tư năm nay, nhưng rm r nht là vào ngày 9 tháng Sáu quy t hàng trăm ngàn người, và kéo dài 12 tun qua, có khi lên đến gn hai triu người, mà cho đến nay vn chưa chm dt. Nhng người bàng quan nht trên thế gii cũng ít nhiu biết đến các cuc biu tình này. Nhng người quan tâm nht, ngoài người dân Hng Kông, không ai khác là lãnh đo Bc Kinh. Bc Kinh hin nhiên mun chm dt các cuc biu tình này càng sm càng tt. Nhưng bng cách nào ? Mm mng hay cng rn ? Có nên thương thuyết không, có nên s dng quân đi không ? Đâu là ln ranh đ không được đi qua ? Khi nào phi trit đ ra tay v.v Đó là nhng câu hi không có gii đáp đơn gin đi vi Bc Kinh hin nay.

Đi vi người dân Hng Kông, và các lãnh đo phong trào đu tranh, thì sao ? Nhng khó khăn th thách ca h là gì ? H có lãnh đo không ? Khi nào các cuc biu tình này mi chm dt ? Thông đip và mc tiêu sau cùng là gì ? V.v..

Vào ngày 26 tháng Tám va qua, lut sư Trn Kiu Ngc, Ch tch Phong trào Gii Tr Thế gii Vì Nhân quyn, đã viếng thăm Hng Kông, sau khi tham d mt hi ngh quan trng ti Đài Loan. Kiu Ngc đã có cuc hi lun trc tiếp vi nhà hot đng tr Joshua Wong Chi-fung, tc Hoàng Chi Phong, mt trong các th lãnh ca Phong trào Dù vàng năm 2014. Năm nay Joshua chưa đy 23 tui, sinh năm 1996, mt năm trước khi Hng Kông chính thc được tr li cho Trung Quc.

Khi được biết s kin này, tôi đã liên lc vi lut sư Trn Kiu Ngc, và chúng tôi đã chia s vi nhau mt s vn đ và câu hi đ trao đi vi bn tr Joshua Wong. Mi quý v theo dõi cuc phng vn sau đây. Quý v mun nghe cucphng vn bng hình nh thì xin bm vào đây. Và các bn tr có th theo dõi cuc phng vn ghi li bng tiếng Anh dưới đây.

Phạm Phú Khải

*********************

Đu tiên thì bn Joshua cho biết bn s chính thc đến tham dĐi hi do Phong trào Gii tr Thế gii Vì Nhân quyn t chc ti Nht Bn vào tháng Tư năm 2020. Joshua nói rng anh hy vng gp được các bn tr t khp nơi trên thế gii, nhng người quan tâm thao thc v vic đu tranh cho tương lai ca mình.

ngoc1

Lut sư Trn Kiu Ngc và Joshua Wong.

Trn Kiu Ngc: Phong trào Dù vàng năm 2014 kéo dài gn ba tháng. Năm năm sau, ln này lâu hơn, thu hút nhiu người hơn, và chưa thy có du hiu chm dt trong tương lai gn. Gn hai triu người trong s by triu dân Hng Kông đã sn sàng tham gia vào Phong trào này. Các cuc biu tình tiếp din này được xem như là Phong trào Dù vàng s 2. Làm sao nó có th thu hút được s h tr ln lao như thế ?

Hoàng Chi Phong : Năm năm trước, chúng tôi đi din vi Bc Kinh. Năm năm sau, chúng tôi đi din vi hoàng đế Tp Cn Bình. Mc tiêu bu c t do ca chúng tôi không h thay đi. Và chúng tôi s tiếp tc cuc đu tranh này, đ thế gii biết rng chúng tôi xng đáng hưởng được dân ch.

Trần Kiều Ngọc : Các cuc biu tình tiếp din này không đơn thun là cuc đu tranh v D lut Dn đ, mà là nhiu hơn thế, phi không. Các mc tiêu sau cùng mà người dân Hng Kông mun đt được trong cuc đu tranh này là gì ?

Hoàng Chi Phong : Người Hng Kông mun làm ch vn mnh ca ngôi nhà mình. Chúng tôi mun chn chính quyn ca mình. Lãnh đo Hng Kông không nên b điu khin, thao túng bi nhng người Bc Kinh, hoc làm con ri cho các thế lc cng sn.

Trần Kiều Ngọc : Joshua có nghĩ Bc Kinh s sau cùng quyết đnh đưa quân đi vào đ dp tt Phong trào k này, như biến c Thiên An Môn cách đây 30 năm không ? Joshua và người dân Hng Kông đã chun b cho tình hung xu nht chưa ?

Hoàng Chi Phong : Dưới s cai tr cường quyn, chúng tôi không th mong đi Ch tch Tp Cn Bình ng x mt cách hu lý. Vic h có đưa quân đi đến Hng Kông hay không, không bao gi nói không bao gi. Tôi hy vng lãnh đo và gii tr trên thế gii nhn thc được rng các cuc khng hong chính tr phi được gii quyết bng ci t h thng chính tr. Bc Kinh chc hn biết điu đó. Đưa quân đi vào không phi là cách gii quyết.

Trần Kiều Ngọc : Nhng người hoài nghi có th nói rng người Hng Kông có th duy trì cuc đu tranh này, các cuc biu tình này, mt tháng, mt năm hay lâu hơn na. Nhưng sau cùng, 27 năm na, Hng Kông ri s b cai tr bi Bc Kinh, vào năm 2047. Vì thế, tr phi có thay đi trong lãnh đo, hay chế đ ti Bc Kinh, hoc người dân ti đi lc đng lên đòi t do, nhân phm và nhân bn, s không có s thay đi nào trong bình din ln, và tt c các n lc đu b lãng phí. Bn s tr li sao v quan đim này ?

Hoàng Chi Phong : Cuc đu tranh này không d chút nào. Nhưng ging như s sp đ ca Liên Bang Xô Viết vào thế k trước. Chúng tôi lc quan vào tương lai ca mình. Chúng tôi không hy vng gì chế đ này, nhưng tôi hy vng người dân ca mình. Ít nht là phi tiếp tc đu tranh. Tt hơn thái đ không làm gì c. Vic đ cho mt quc gia hai chế đ (s) làm soi mòn mt quc gia mt chế đ.

Trần Kiều Ngọc : Khi Trung Quc tiếp tc ln mnh trong mt hai thp niên ti v sc mnh vt cht và quân s, mà không thiết tha gì đến nhân quyn hay dân ch, Joshua thy s đe da nào đi vi Hng Kông và thế gii ?

Hoàng Chi Phong : Hng Kông có th s là Tân Cương hoc Tây Tng, và chính vì thế mà chúng tôi tiếp tc đu tranh. Hng Kông nên là Hng Kông, đây nên là nơi mà chúng tôi có th quyết đnh ly tương lai ca chính mình, thay vì tương lai mà b kim chế, đô h bi Bc Kinh.

Trần Kiều Ngọc : Câu hi kế tiếp hơi có tính cách cá nhân chút. Joshua đã b tù nhiu tháng trong hai năm qua. Bn có nhng nhn thc sâu sc nào t trãi nghim này ? Bn ly cm hng t đâu ?

Hoàng Chi Phong : So vi nhng nhà hot đng Hng Kông b tù by năm, thì giá tôi tr là rt nh nhoi. Tôi b tù ch hơn 100 ngày. Tht là khó đ din t nhng gì bên trong. Nhưng các th thách và áp lc đó s không đánh bi tôi. Nó s làm tôi mnh m hơn, vi quyết tâm hơn, ngay c khi h nht tôi vào tù, gi tôi xa cách vi xã hi. Đó là thi gian tôi trang b cho mình đ tiếp tc cuc đu tranh lâu dài này. Chúng ta nên tranh đu đ giành cho được dân ch.

Trần Kiều Ngọc : Sau cùng, Joshua có thông đip nào vi người dân khp thế gii, nhng người khát khao được sng trong dân ch, nhân phm, và t do, như người dân ti Vit Nam ?

Hoàng Chi Phong : Dưới s áp bc ca cường quyn, tôi hy vng rng nhng người tr, ti Hng Kông và Vit Nam, nhn thc được rng đây là cuc đu tranh lâu dài, cho nên chúng ta nên gi vng lòng dũng cm, quyết tâm và nim say mê ca mình, ngay c khi có nhiu khó khăn và th thách. Nhưng đây là lúc, hoc s không bao gi. Đây là lúc đ chúng ta cho gii thượng lưu cm quyn đang thng tr quyn lc hin nay biết rng nhng người tr quyết đnh ly con đường tương lai ca mình.

Trần Kiều Ngọc : Có ngun tin cho rng Joshua là người na (gc) Vit Nam, điu đó có đúng không ?

Hoàng Chi Phong : Các báo chí ng h Bc Kinh cho rng tôi đã được CIA đào to, được hun luyn bi Thy quân Lc chiến Hoa K. H cũng nói rng tôi sinh Nht. Và bây gi h nói tôi na Vit Nam. Các loi tin đn này là hoàn toàn không đúng. Tôi sinh ra Hng Kông, sng Hng Kông và tôi yêu Hng Kông.

Trần Kiều Ngọc : Câu hi cui cùng, nhiu người rt ngưỡng m khâm phc cách thc đu tranh biu tình ca người Hng Kông. Nó là lch s, không ging các cuc đu tranh biu tình nào khác, rt khác truyn thng xưa nay. Làm thế nào các bn làm được như thế ? Có người đng đu t chc nó không ?

Hoàng Chi Phong : Đây là phong trào không có lãnh đo. Chúng tôi có hơn mt trăm điu hp viên. Chúng tôi hc hi t bài hc ca Phong trào Dù vàng. Và chúng tôi s tiếp tc chiến đu.

Trần Kiều Ngọc : Cm ơn Joshua.

Hoàng Chi Phong : Cm ơn mi người đã theo dõi cuc trò chuyn này.

********************

English Version (bản Anh ngữ) :

Kieu Ngoc : The Umbrella Movement lasted almost three months in 2014. Five years later, this time it has lasted longer, attracted more people (participating), and appeared no end in the foreseeable future. Nearly 2 million people out of 7 million population willingly participate in this Movement. The ongoing protests now are considered by many people as the second Umbrella Movement. How did it gather so much support this time ?

Joshua Wong : Five years ago, we confronted Beijing. Five years later, we confronted emperor Xi. Our cause on free election never changes. And we will continue our battle, let the world know that we deserve democracy.

Kieu Ngoc : The ongoing protests are not simply about your fight against the Extradition Bill, but are much more than that. What are the ultimate goals that Hong Kong people try to achieve in this struggle ?

Joshua Wong : Hong Kong people want to me master of their own house. We need to elect our own government. Leaders of Hong Kong should not be manipulated by the people of Beijing, or be the puppets of the communist forces.

Kieu Ngoc : Do you think Beijing may eventually decide to send troops in to crush the Movement this time, like the Tiananmen Square 30 years ago ? Have you and Hong Kong people been prepared for the worst ?

Joshua Wong : Under the authoritarian rule, we can’t expect that President Xi Jinping would act rationally. Whether they would send troops to Hong Kong, never say never. I hope world leaders and youngsters around the world realise that political crises must be solved by political system reform. Beijing would know that. Sending troops is not a way out.

Kieu Ngoc : Some sceptics could say that Hong Kong people may be able to sustain their fights, their ongoing protests, for one more month, one more year, or even longer. But in the end, 27 more years, Hong Kong will eventually fall under the rule of Beijing, in 2047. Therefore unless there is a change in the leadership, and in the regime in Beijing, or all the people in mainland stand up for their liberty, dignity and humanity, there would be no change on a larger scale, and all of these efforts may be wasted. How would you respond to such opinions ?

Joshua Wong : It is not an easy battle at all. But just like the Soviet Union fell in the last century. We are still optimistic of our future. I have no hope towards the regime, but I have hope of its people. At least continue with our fight. It is better than do nothing. And allowing one country two systems erodes one country one system.

Kieu Ngoc : With China continue to rise rapidly in the next one or two decades (in terms of their material and military power) without regards to human rights and democracy, what do you see the main threats to Hong Kong and the world ?

Joshua Wong : Hong Kong will be the next Tân Cương (Xinjang) or Tây Tng (Tibet), and thats why we continue to fight. Hong Kong should be Hong Kong, here should be the place we can determine our own future, instead of our future dominated by Beijing.

Kieu Ngoc : My next question is personal. You had been imprisoned for many months in the last two years. What insights did you get from your journey ? And where did you draw your inspiration from ?

Joshua Wong : I compared to activists in Hong Kong being jailed for seven years, the price I paid is very small. I had been jailed for more than 100 days. It is hard to describe what it is like inside. But challenges and pressures will not defeat me. It will make me stronger, with more determination, even if they lock me up in prison, keep me distant from society. It is the time to equip myself to continue this long battle. We should fight for democracy.

Kieu Ngoc : Lastly, what are your main messages to the people around the world who long to live in democracy, dignity and liberty, in particular to the people in Vietnam ?

Joshua Wong : Under authoritarian suppression, I hope that youngsters, in Hong Kong and Vietnam, realise that it is a long battle, so we should keep our courage, determination and passion, even if there are lots of difficulties and challenges. But it is now or never. Now is the time for us to let the upper class elites (who have been) dominating the power knowing that the youngsters determine the future of our own path.

Kieu Ngoc : There is a rumour that you are half Vietnamese. Is that true or not ?

Joshua Wong : Pro-Beijing newspapers claim that I am trained by CIA, and by the US Marines. They also said that I was born in Japan. And now they said that I am half Vietnamese. This kind of fake news and rumours are not true at all. I was born in Hong Kong, I live in Hong Kong and I love Hong Kong.

Kieu Ngoc : Lots of people have been amazed by the way Hong Kong people have protested. This is history, unlike any other protests, so unconventional, so different. How do you do it ? Is there a head organiser ?

Joshua Wong : This is a leaderless movement. We have more than a hundred facilitators. We’ve all learned our lesson on Umbrella Movement. And we continue to strike.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 29/09/2019

Published in Diễn đàn

Phỏng vấn luật sư Trần Kiều Ngọc, chủ tịch Phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền

Trong chuyến thăm thủ đô Washington DC của nước Mỹ, luật sư Trần Kiều Ngọc, đến từ Adelaide Australia, chủ tịch Phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền, đã có buổi gặp gở đồng hương người Việt và trình bày đề tài "Làm sao tạo được sức mạnh đấu tranh". Dịp này Luật sư Trần Kiều Ngọc dành cho đài RFA buổi phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện.

kieungoc1

Luật sư Trần Kiều Ngọc và Phóng viên Thanh Trúc tại phòng thu hình Đài RFA. Photo : RFA

-------

Thanh Trúc : Thưa Luật sư Trần Kiều Ngọc, trước hết xin cô giới thiệu đôi chút về sự hình thành và hoạt động của Phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền.

Trần Kiều Ngọc : Phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền của chúng em cũng mới thành lập khoảng hai năm nay thôi. Động lực mà chúng em đến với nhau để thành lập phong trào là bởi chúng em nhìn thấy nhu cầu mà tụi em thấy giới trẻ tại hải ngoại cần phải hỗ trợ cho tiếng nói của giới trẻ trong nước, nhất là dóng lên tiếng nói trung thực về sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Những hoạt động của chúng em, điển hình mới đây nhất là ngày 6 tháng Mười Một vừa rồi thì phong trào đã cùng một số các tổ chức đồng hành cùng một số các sắc tộc như người Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, Tây Tạng… và chúng em đã tổ chức một cuộc biểu tình quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ, để lên án vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Mới đây hơn nữa, ngày 22/01/2019, phong trào đả cùng một số các tổ chức đã có cuộc biểu tình tầm vóc quốc tế để lên án vấn đề vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ, là mới đầu năm nay.

Thanh Trúc : Cô đánh giá thế nào về vai trò của giới trẻ trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước ?

Trần Kiều Ngọc : Thưa bản thân em thì em cảm thấy vấn đề giới trẻ trong nước mà đứng lên, dóng lên tiếng nói về nhân quyền tại Việt Nam thì đó là một chuyện em nghĩ rất quan trọng. Bản thân em cũng như Phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền đánh giá rất cao bởi vì chắc chị cũng nhận thấy trong lịch sử giới trẻ luôn luôn làm nhiều cuộc thay đổi và cuộc cách mạng, thay đổi đất nước một cách tốt đẹp hơn. Trong những năm trở lại đây thì chúng ta thấy "Cách Mạng Dù Vàng" tại Hồng Kông hay "Cách Mạng Hoa Hướng Dương" tại Đài Loan, chúng ta thấy rằng các bạn trẻ là tinh hoa của đất nước, có đầy đủ nhiệt huyết và có lòng yêu nước, có thể kêu gọi các bạn trẻ khác dấn thân. Chúng em thấy rằng chúng em cũng đặt cái hy vọng đó nơi giới trẻ quôc nội.

Thanh Trúc : Phong trào giới trẻ thu hút các bạn trẻ trong nước tham gia phong trào thế nào ?

Trần Kiều Ngọc : Đó cũng là một khó khăn cho chúng em chứ không phải không, là bởi vì bọn trẻ chúng em tại đây đa số là sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, và so với giới trẻ trong nước, so với Mỹ, Úc Châu hay Canada nơi tụi em đã sinh ra và lớn lên, nơi tự do và nền giáo dục và tính nhân bản mà chúng em hấp thụ được cũng rất khác so với môi trường giáo dục tại Việt Nam. Vì vậy trong việc mà giới trẻ trong nước với lại giới trẻ hải ngoại dễ dàng hiểu nhau và đến với nhau là chuyện rất khó khăn, bởi sự hiểu biết và môi trường sống rất khác.

Tuy nhiên trong thời gian qua thì cách mà Phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền chúng em kêu gọi và thu hút giới trẻ trong nước là chúng em kêu gọi các bạn trẻ trong nước hãy cố gắng dấn thân vì những bất công xảy ra trên quê hương, vì những điều tàn ác đang xảy ra trong xã hội Việt Nam về mọi mặt… Những sinh hoạt cụ thể mà chúng em kêu gọi giới trẻ trong nước đến với chúng em là ví dụ năm 2017 chúng em có tổ chức Đại hội Giới trẻ thế giới với chủ đề "Việt Nam con đường nhân bản". Niềm mơ ước của chúng em là làm sao cho đất nước của chúng ta, tất cả mọi người đều có thể sống và đối xử với nhau tử tế, lấy cái gốc con người làm trụ cột nhân bản. Đại hội Giới trẻ thế giới năm 2017 có trên 200 người tham dự, thì trên dưới khoảng chừng bốn, năm chục bạn trong nước đến tham dự đại hội đó với chúng em. Bắt đầu qua những cuộc gặp gỡ như vậy thì chúng em trao đổi và hy vọng là qua những sinh hoạt như vậy chúng em dễ dàng nối kết và làm việc với nhau.

Thanh Trúc : Cô đã nói về sự khó khăn trong việc thu hút rồi kết hợp người trẻ trong nước với người trẻ ngoài này. Thế thì có điều nào có thể thấy là thuận lợi không thưa cô ?

Trần Kiều Ngọc : Về thuận lợi thì em thấy như thế này, trải qua những biến cố lịch sử của đất nước và sự ra đi của người Việt năm 1975, có nhiều hố ngăn cách giữa giới trẻ trong nước và giới trẻ hải ngoại, tuy nhiên một điểm giống nhau ở chỗ là giới trẻ hải ngoại vì nền giáo dục gia đình nhiều bạn vẫn hướng về quê hương nguồn cội và tự hào về dòng lịch sử Việt Nam chúng ta. Và nhất là qua những sinh hoạt trên Facebook những năm gần đây cũng cho thấy giới trẻ trong nước cũng cố gắng muốn tìm hiểu sự thật về lịch Việt Nam, các bạn cũng muốn tự hào về nguồn gốc lịch sử của chúng ta. Qua đó thì em thấy đôi bên, giới trẻ trong nước và giới trẻ ngoài nước đã tìm đền nhau chung về một mối. Một mối đó là cái gì ? Đó là tình yêu nước và tự hào mình là người Việt, và chúng ta không muốn đất nước mình bị rơi vào tay Trung Quốc. Em thấy điểm đó là một sức hút mà giới trẻ trong nước và hải ngoại tìm đến nhau, dễ dàng thông cảm với nhau được.

Thanh Trúc : Thưa luật sư Trần Kiều Ngọc, ngày 30 tháng Tư đã gần kề, các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài như cô nghĩ gì về ngày này ?

Trần Kiều Ngọc : Đối với em 30 tháng Tư là một ngày tang thương, mặc dù em không sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử thương đau đó, nhưng khi nhìn lại thì việc đầu tiên em nghĩ tới là cảm thấy xót xa cho thân phận của mình. Mặc dù lớn lên trong một nước tự do tại Úc Châu, được hưởng mọi quyền lợi như bao công dân Úc, chưa bao giờ em cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn.

Là một người Việt Nam, trong lòng em luôn ước ao được sinh ra, lớn lên và được đóng góp ngay trên quê hương mình. Khi nghĩ lại thì bản thân em ước gì và giá gì ở tuổi này em đang được sinh sống, được đóng góp, được hít thở bầu không khí quê hương mình thay vì một đất nước không phải quê cha đất mẹ của mình.

Thanh Trúc : Theo cô, giới trẻ hải ngoại có thể đóng góp gì cho sự phát triển ở Việt Nam ngoài vấn đề về nhân quyền ?

Trần Kiều Ngọc : Đối với em thì em cũng cảm nhận được là đất nước của chúng ta đang trải qua thời kỳ mà em cho là đen tối bởi vì có biết bao nhiêu bất công đang xảy ra. Em nghĩ nếu các bạn có được cái tâm tư, cái lý tưởng muốn thay đổi đất nước của mình để có thể sánh với các nước bạn thì em nghĩ ngoài vấn đề đóng góp cho quyền con người trên quê hương của mình, những việc cụ thể và đơn giản nhất là bắt đầu ý thức ngay từ trong bản thân cá nhân mình.

Việc đầu tiên có thể làm là vào thư viện, hoặc đơn giản lên Google để tìm hiểu sự thật về lịch sử Việt Nam, để mình chuẩn bị những kiến thức đó một cách trung thực và đúng đắn, từ đó có thể tìm ra được con đường và ơn gọi thực sự cho cuộc đời mình hầu đóng góp cho quê hương.

Chuyện thứ hai có thể làm được là với những bạn mà có sự may mắn ra ngoài đất nước tự do, khi các bạn thấy được những điều tốt đẹp, những nét văn minh và nhân bản ở đất nước tự do, thì các bạn hãy trở về và truyền đạt, chia sẻ những gì các bạn đã học ở đất nước tự do cho các bạn trẻ trong nước không biết gì để các bạn hiểu tự do nhân bản là thế nào. Qua những hành động đơn giản đó thì các bạn đã đóng góp rất nhiều vào sự suy nghĩ và thay đổi của người dân trong nước.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn Luật sư Trần Kiều Ngọc đã dành cho RFA buổi phỏng vấn này.

Thanh Trúc thực hiện

Nguồn : RFA, 16/04/2019

Published in Diễn đàn

Phong trào giới trẻ mong muốn là chỗ dựa tinh thần cho các bạn trẻ đấu tranh trong nước

Sáng ngày 22/1/2019 có khoảng 300 người Việt biểu tình trước tru sở Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva nhằm phản đối những đàn áp nhân quyền trong nước.

tre1

Cuộc biểu tình ở Geneva, chống đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và Tân Cương. 22/1/2019. Trần Kiều Ngọc

Một trong những người tổ chức cuộc biểu tình là Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong trào giới trẻ thế giới vì nhân quyền.

Sau cuộc biểu tình, Luật sư Trần Kiều Ngọc cho đài RFA cuộc phỏng vấn sau đây từ thành phố Adelaide, nước Úc.

Trần Kiều Ngọc : Tổ chức Phong trào giới trẻ vì nhân quyền của chúng tôi là một tổ chức còn non trẻ, mới thành lập vào năm 2016 thôi. Mục đích của chúng tôi ngay từ đầu là qui tụ các bạn trẻ có mối quan tâm với tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt đối với giới trẻ hải ngoại thì chúng tôi mong dấy lên được lòng yêu nước, cội nguồn, để làm sao các bạn trẻ đó có thể cùng đến với nhau, đóng góp cho quê hương Việt Nam của chúng ta có được nhân quyền.

Đối với giới trẻ ở quốc nội thì chúng tôi cũng mong muốn là trên hành trình đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam thì các bạn trẻ đó không cảm thấy cô đơn trên con đường dấn thân của mình. Chúng tôi hy vọng rằng có thể qui tụ được các bạn trẻ trong nước để các bạn trẻ đó có điểm tựa về tinh thần, có sự hỗ trợ quốc tế một cách cụ thể.

Đó là mục tiêu chính của phong trào Giới trẻ vì nhân quyền của chúng tôi thưa anh.

Kính Hòa : Cuộc sống ở hải ngoại và Việt Nam khác nhau nhiều lắm, vậy khi một người trẻ ở hải ngoại quan tâm đến chuyện bên trong Việt Nam thì họ có khó khăn gì không ?

Trần Kiều Ngọc : Cảm nhận của tôi là làm sao dấy lên được cái tinh thần, cái mối quan tâm về Việt Nam, về cội nguồn của các bạn, nhưng mà khi các bạn có sự quan tâm đến tình hình đất nước mà các bạn muốn dấn thân thì cái tôi cảm nhận là các cô chú bác cộng đồng chúng ta đã nổ lực rất nhiều nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ tạo một môi trường cho các bạn trẻ có cơ hội tham gia, dấn thân, để mà hoạt động một cách tích cực và dễ dàng hơn.

Bởi vì theo tôi thấy thì khi chúng tôi dấn thân vào sinh hoạt cộng đồng thì thấy những sinh hoạt đó rất là tốt, chúng ta luôn duy trì nét văn hóa truyền thống của chúng ta, điều đó rất là tốt, nhưng mà cơ hội để cho các bạn dấn thân cho dân chủ nhân quyền ở quê hương Việt Nam vẫn chưa đủ để cho các bạn tham gia, để các bạn đóng góp hết khả năng của các bạn.

Ngoài ra còn có những khó khăn khác mà ai cũng thấy là đa số các bạn rất say mê đeo đuổi ước mơ sự nghiệp của mình, vì vậy mặc dù các bạn rất quan tâm, nhưng cuộc sống ở đây gây khó cho các bạn tìm thêm được thời gian để mà mình hoạt động. Vấn đề gia đình và sự nghiệp cũng là một trở ngại rất lớn cho các bạn trẻ cho công cuộc này.

Kính Hòa : Luật sư có nói đến việc mặc dù có sự hoạt động tốt của các thế hệ trước nhưng chưa tạo được sự tham gia củ các bạn trẻ, vậy có phải chăng là cách tiếp cận vấn đề Việt Nam của các thể hệ đi trước và các bạn trẻ như thế hệ của luật sư, có khác nhau không ?

Trần Kiều Ngọc : Theo tôi nghĩ thì chuyện đó là có nhưng nó cũng rất là hiển nhiên, bởi vì các cô chú bác sinh ra trong thời bình, trải qua chiến tranh, rồi biến cố năm 75, cả một quá trình tan thương bi đát của đất nước, rồi vượt biên với hai bàn tay trắng, làm lại từ đầu.

Kinh nghiệm từng trả cuộc sống như vậy rất khác so với thế hệ thứ hai thứ ba của chúng tôi đây, về cả ngôn ngữ sử dụng, vì vậy có thể gây ra những mâu thuẫn giữa hai thế hệ, khó mà hiểu nhau thấu đáo. Phải nói là số đông các bạn trẻ đã gặp phải. Khi mà các bạn trẻ khó hiểu được cha mẹ của mình, mà không đủ kiên nhẫn, hoặc là các bậc trưởng thượng không đủ kiên nhẫn thì đôi bên dễ gây ra những mâu thuẫn.

Tuy nhiên trong thời gian qua tôi cũng rất là vui mừng vì thế hệ thứ nhất, các cô chú bác đã rất là kiên nhẫn, sãn sàng dung hòa, biết lắng nghe cảm nghĩ của chúng tôi.

tre2

Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong trào Giới trẻ vì nhân quyền.Trần Kiều Ngọc

Kính Hòa : Cái khó khăn nhất của tổ chức của luật sư hiện nay là gì ?

Trần Kiều Ngọc : Dạ thưa tôi nghĩ rằng là bất cứ tổ chức hội đoàn nào cũng có những khó khăn rất là giống nhau, tức là trong những hoạt động của mình mà mình không có tài chánh và không có nhân sự thì mình không làm được gì hết.

Điều khó khăn đối với tổ chức non trẻ của chúng tôi là chúng tôi không có tiền, rồi sau đó là chúng tôi bắt đầu từ con số không chỉ gồm bốn năm bạn trẻ, phải nói là đi thuyết phục hết nước miếng để các các bạn trẻ them gia, rồi tài chánh nhân sự, rồi thời gian nữa. Ba yếu tố khó khăn đó chiếm hết công sức thời gian.

Cái nữa là như tôi có trình bày với anh lúc nãy là cái khoảng cách thế hệ. Có thể cái cách làm việc của chúng tôi khác với các cô các chú các bác, mà các cô chú không hiểu và làm ngơ, thì cái đó làm chúng tôi rất dễ nản lòng.

Như việc tổ chức của chúng tôi ngay trong năm đầu tiên đã tổ chức Đại hội giới trẻ thế giới tên là Việt Nam con đường nhân bản, chúng tôi nghĩ là chúng tôi tổ chức thành công, gây được tiếng vang. Nhưng sau đó thì chúng tôi tuy nhận được rất nhiều lời khen nhưng cũng có búa rìu và những chống phá.

Tôi nghĩ đó là sự không hiểu nhau giữa các thế hệ thôi, không thể ngồi xuống với nhau được. Điều đó là một khó khăn và chúng tôi rất buồn.

Nhưng mới đây chúng tôi tổ chức được hai cuộc biểu tình ở Geneva, chúng tôi đã tha thiết kêu gọi các tổ chức hội đoàn thuộc về thế hệ thứ nhất, và chúng tôi nhận được rất là nhiều sự hỗ trợ, đó là một niềm khích lệ rất lớn lao đối với chúng tôi.

Có thể nói là sự an ủi, sự nâng đỡ của thế hệ đi trước đối với chúng tôi là niềm khích lệ, một động lực rất lớn. Tôi nghĩ là nếu các cô chú bác nhận ra được, chúng tôi nhận được sự hổ trợ đó thì chúng tôi sẽ phát triển rất là nhiều trong tương lai.

Kính Hòa : Luật sư nhận xét chung thế nào về cộng đồng Việt Nam hải ngoại ? Nhất là cộng đồng tại Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ ?

Trần Kiều Ngọc : Tôi nghĩ là cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản của chúng ta trải qua ba giai đoạn. Thứ nhất là ra đi với hai bàn tay trắng, phải ổn định cuộc sống với đồng hương, phải hội nhập với cuộc sống mới.

Thứ hai khi đã hôi nhập vào quê hương thứ hai của đất nước tự do, thì cộng đồng của mình thấy cái nhu cầu bảo vệ văn hóa của mình tiếng nói của mình.

Bên cạnh đó cộng đồng của chúng ta rất khác với các cộng đồng các sắc tộc di dân khác, là chúng ra đi nhưng có một đất nước vẫn sống dưới chế độ độc tài của đảng cộng sản. Cho nên mình muốn làm chuyện lớn lao hơn nữa là tiếp tục con đường đấu tranh cho đất nước của chúng ta có dân chủ và nhân quyền đích thực.

Sự đóng góp của giới trẻ thế hệ thứ hai thứ ba vào cuộc đấu tranh rất là quan trọng. Cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi nên tạo một môi trường cho giới trẻ dấn thân hơn cho đất nước của chúng ta. Nếu chúng ta liên kết tạo một mô hình cụ thể trên khắp thế giới thì tiếng nói của chúng ta, thông điệp của chúng ta sẽ đến với thế giới xa hơn và mạnh hơn.

Kính Hòa : Câu hỏi cuối cùng xin luật sư nói về mình một chút, nhất là khả năng tiếng Việt tuyệt vời của luật sư như thế này.

Trần Kiều Ngọc : Thưa anh đây là câu hỏi tôi rất thường nhận được khi đi nói chuyện khắp nơi, và cũng là câu hỏi mà tôi nhận được rất nhiều lời khen và cũng rất nhiều đánh phá tơi bời vì câu hỏi này nữa, vì nói về người khác thì dễ những nói về mình thì rất là khó.

Tôi rất yêu tiếng Việt, ngay từ bé tôi đã say mê đọc truyện tranh, truyện cổ tích trước khi đi học. Tôi sang Úc lúc 7 tuổi, sang rồi tôi nhớ tiếng Việt quá nên tôi hay tìm tòi đọc rất nhiều sách mặc dù đọc mạt chữ vậy thôi chứ không hiểu nội dung là gì. Ba mẹ tôi cũng rất khó, ở nhà tôi và các chị không được nói tiếng Anh. Cho nên tôi còn giữ được tiếng Việt cho đến giờ, dù không xuất sắc lắm (cười) nhưng cũng tại dùng được phải không anh ?

Kính Hòa : Cám ơn Luật sư Trần Kiều Ngọc cho chúng tôi cuộc trao đổi thú vị như thế này.

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 30/01/2019

Published in Diễn đàn

Phỏng vấn Luật sư Trần Kiều Ngọc về Hội nghị xây dựng tự do, dân chủ và hòa bình tại Châu Á.

phongvan1

Luật sư Trần Kiều Ngọc (hàng đầu, giữa) dự Hội nghị xây dựng tự do, dân chủ và hòa bình tại Châu Á

Kính thưa quý vị,

Sau khi nghe tin luật sư Trần Kiều Ngọc, sáng lập viên của Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền vừa tham dự một cuộc Hội Nghị Quốc Tế rất thành công tại thủ đô Delhi, Ấn Độ, chúng tôi đã liên lạc với luật sư Kiều Ngọc để có một phỏng vấn như sau, xin mạn phép chia sẻ cùng quý vị quan tâm.

Nam Lộc : Được biết ngày 10 và 11 tháng 5 năm 2018, tại Delhi, Ấn Độ, Kiều Ngọc có tham dự một Hội Nghị Quốc Tế với chủ đề "Building Freedom, Democracy, and Peace in Asia", tạm dịch là "Xây Dựng Tự Do, Dân Chủ và Hoà Bình tại Á Châu". Xin Kiều Ngọc cho biết ai tổ chức hội nghị này, với mục đích gì và thành phần tham dự ra sao.

Trần Kiều Ngọc : Dạ thưa đây là Hội Nghị Quốc Tế đầu tiên được tổ chức bởi Tibetan Youth Congress. Đây là một tổ chức Tây Tạng gồm những thành viên trẻ đã được thành lập từ năm 1970 và có đến 35.000 thành viên khắp nơi trên thế giới. Tổ chức này đã có thành viên tự thiêu để lên án sự tàn bạo của Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng.

Mục đích của cuộc Hội Nghị này là nhằm quy tụ các nhà hoạt động trẻ cũng như các tổ chức đấu tranh tại các nước Đông Nam Á có chung lập trường là không chấp nhận những chính sách hà khắc và sự bành trướng bất nhân của Trung Quốc đối với nhiều nước nhỏ bé khác. Thành phần tham dự gồm có các nhà hoạt động xã hội dân sự từ Mông Cổ, Miến Điện, Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Thái Lan, và Việt Nam (mà Kiều Ngọc được mời tham dự).

phongvan2

Thành viên tham dự Hội nghị - Ảnh minh họa

Nam Lộc : Tại sao ban tổ chức không mời đại diện của chính phủ Việt Nam hay một tổ chức trong nước mà lại mời một người Việt ở nước ngoài ?

Trần Kiều Ngọc : Dạ thưa, theo như Kiều Ngọc được biết, Ban Tổ Chức tuyển chọn thành phần khách tham dự rất kỹ lưỡng. Họ đã xem xét và theo dõi các nhà hoạt động xã hội dân sự/tổ chức đấu tranh của các nước bạn một thời gian khá lâu trước khi họ gửi thư mời.

Hoạt động của Liên Minh Việt Nam Tây Tạng trong nhiều năm qua đã chứng tỏ lập trường kiên định trong việc chống lại sự bành trướng, áp bức của Trung Quốc trên thế giới. Bằng chứng là vào ngày 24 tháng 6 năm 2016, bảy thành viên của Liên Minh Việt Nam Tây Tạng đã can đảm đứng trước Thiên An Môn phát truyền đơn với nội dung lên án chính sách bất nhân của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Việt Nam. Kết quả sau đó là nhà sáng lập Liên Minh Việt Nam Tây Tạng, cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và các thành viên đã bị bắt giữ 48 tiếng trước khi bị trục xuất khỏi nước.

Nam Lộc : Ở nước ngoài có nhiều tổ chức đấu tranh cho dân chủ, tự do, tại sao họ mời Kiều Ngọc cũng như Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền ?

Trần Kiều Ngọc : Thưa đây cũng là một cơ duyên. Trong hai năm qua, Kiều Ngọc đã cùng Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền đi khắp nơi để kêu gọi giới trẻ Việt Nam đứng lên nhận lãnh trách nhiệm cứu nước khỏi ngoại bang Trung Quốc. Vì theo Kiều Ngọc, muốn cộng sản Việt Nam ra đi thì Trung Quốc là cái rào cản lớn chúng ta phải đương đầu không thể lẫn tránh. Và muốn đạt được kết quả đó, chúng ta cần phải nương vào sức mạnh của quốc tế để đối đầu với Trung Quốc. Qua những trao đổi trên, tổ chức Liên Minh Việt Nam Tây Tạng nhận thấy có thể gửi thác trách nhiệm cho Kiều Ngọc để trình bày về "Những Cơ Hội & Thách Thức Xây Dựng Tự Do, Dân Chủ và Hòa Bình tại Á Châu" theo cách thức của Việt Nam.

Nam Lộc : Xin Kiều Ngọc lược qua về diễn tiến của Hội Nghị, những tham luận và sinh hoạt.

phongvan3

Luật sư Trần Kiều Ngọc chụp ảnh kỷ niệm với Shri. Ashok Sajjanhar, Chủ tịch Viện nghiên cứu tổng quát v cựu nhân viên ngoại giao Ấn Độ

Trần Kiều Ngọc : Hội Nghị được diễn ra trọn hai ngày thứ Sáu và Bảy (10-11 tháng 5/2108). Mọi chủ đề đều xoay quanh các diễn tiến, phương pháp cũng như những cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy tiến trình xây dựng tự do, dân chủ và hòa bình tại các nước Đông Nam Á như đúng chủ đề của Hội Nghị.

Vị diễn giả chính của Hội Nghị là ông Ashok Sajjanhar, cựu đại sứ rất uy tín của Ấn Độ, đã khai mạc Hội Nghị bằng một bức tranh tổng thể về lịch sử, các diễn biến về dân chủ, nhân quyền trên thế giới và truyền cảm hứng cho những nhà hoạt động trẻ bằng những lời khích lệ thật sâu sắc. Tiếp theo sau là các bài thuyết trình và thảo luận của các nhà hoạt động trẻ đại diện cho mỗi quốc gia lên trình bày về tình hình của đất nước họ.

Có một đặc điểm chung, mà tất cả các thuyết trình viên nêu lên, là đất nước của họ đều đã và đang chịu nhiều đau khổ mất mát vì sự thôn tính, ảnh hưởng của Trung Quốc lên trên đời sống kinh tế, văn hóa, và chính trị, đó là chưa nói đến hai nước, Tây Tạng và Mông Cổ, đã bị Trung Quốc cướp mất hoàn toàn.

Trong cuộc Hội Nghị này, Kiều Ngọc đã cố gắng đóng góp và đẩy mạnh ba việc :

1. Kiều Ngọc xin tham gia vào nhóm 6 người soạn tuyên cáo cho Hội Nghị, với lòng mong muốn là tiếng nói liên quan đến Việt Nam cũng được quan tâm trong các văn kiện có tính cách quốc tế ;

2. Kiều Ngọc kêu gọi các nước tham dự trong Hội Nghị, cùng đồng hành lên án sự bành trướng bất nhân của Trung Quốc ;

3. Đẩy mạnh việc liên kết giữa các nhà hoạt động cũng như các tổ chức đấu tranh của các nước Á châu bằng cách thành lập một ủy ban. Ủy ban này có vai trò kêu gọi và thúc đẩy những dự án ngắn hạn và dài hạn giữa các nhà hoạt động dân chủ của các nước, trong việc lên án những vi phạm nhân quyền và sự bành trướng bất nhân của Trung Quốc đối với các nước nhỏ.

Vào những giờ cuối bế mạc của Hội Nghị thì Kiều Ngọc xin được tham gia vào ủy ban trên. Ủy ban cuối cùng đã được thành lập gồm có đại diện của các nước Mông Cổ, Tây Tạng, Phi Luật Tân và Việt Nam (Kiều Ngọc đại diện).

Nam Lộc : Kiều Ngọc nhận định về ý nghĩa và tầm quan trọng chính trị của Hội Nghị này như thế nào.

Trần Kiều Ngọc : Theo Kiều Ngọc thì Hội Nghị này quả là một bước ngoặc và là cánh cửa mới cho những tiếng nói cô đơn, còn yếu ớt, muốn đi tìm sự liên kết, muốn cùng đồng hành với các bạn bè quốc tế để tạo ra một sức mạnh có tầm ảnh hưởng lớn và trọng lượng hơn trên bàn cờ chính trị quốc tế.

Nam Lộc : Theo Kiều Ngọc thì Hội Nghị nói chung và chúng ta nói riêng đã gặt hái được những kết quả gì ?

Trần Kiều Ngọc : Thưa Hội Nghị đã rất thành công khi mời được đại diện của 12 nước tham dự, mặc dù giờ phút chót, một vị đại diện của Nam Hàn kẹt công việc không đến được. Chỉ trong vòng hai ngày hội nghị ngắn ngủi và ngày thứ ba cùng nhau đi thăm quan thắng cảnh, nhưng Hội Nghị đã tạo ra sự liên kết, lý tưởng chung và sự tin tưởng giữa các nhà hoạt động đấu tranh của các nước. Theo Kiều Ngọc, đó là bước thành công đầu tiên quá tốt để cùng nhau thực hiện những dự án lâu dài.

Riêng về phía chúng ta, thì Kiều Ngọc vui mừng khôn tả. Kiều Ngọc tin rằng, Hội Nghị này đã cho mình thêm hy vọng vào con đường mới đó là qua việc liên kết với các ‘nước nạn nhân’ Trung Quốc, chúng ta có thêm đồng minh để gây áp lực trước quốc tế về cách hành xử của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đối với Kiều Ngọc, ngày nào còn cộng sản và cộng sản Việt Nam còn làm tay sai cho Trung Quốc thì ngày đó người dân Việt Nam sẽ không bao giờ được làm chủ thật sự trên đất nước mình. Mà muốn cộng sản Việt Nam ra đi thì ngoài việc người dân trong nước phải ý thức biết đòi hỏi nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam, thì một việc vô cùng quan trọng nữa là kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế, tìm cách gây áp lực, ép buộc Trung Quốc phải buông cuồng vọng bành trướng của họ.

Nam Lộc : Cuối cùng, Kiều Ngọc có điều gì muốn chia sẻ thêm cùng đồng hương ở hải ngoại và đồng bào trong nước, đặc biệt là với giới trẻ không ?

Trần Kiều Ngọc : Dạ thưa, đối với đồng hương ở hải ngoại, Kiều Ngọc cũng hiểu được sau hơn 43 năm, một số ngọn lửa đấu tranh trong chúng ta đã nguội dần vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là sự mất niềm tin. Kiều Ngọc chỉ xin rằng, đồng hương hãy tiếp tục thổi ấm lại ngọn lửa của mỗi người trong chúng ta trở về. Ngọn lửa đấu tranh có thể lớn nhỏ theo thời gian, nhưng chúng ta quyết không thể để cho nó tắt lụi. Xin đồng hương hãy thắp sáng ngọn lửa đó lên để làm tỏa sáng tâm hồn và nuôi ý chí quật cường, để tìm thấy công lý, hỗ trợ và đồng hành cùng nhau trong công cuộc chung, cứu nguy đất nước.

Riêng với đồng bào và đặc biệt là giới trẻ trong nước, các bạn đừng thụ động chờ một phép mầu hoặc ỷ lại hoàn toàn vào bất cứ một tổ chức hay thần tượng nào sẽ cứu nguy đất nước. Chính các bạn phải là mũi nhọn, chất xúc tác, tích cực đi tìm kiếm và đóng góp vào công cuộc chung giải thể chế độ độc tài, đang làm tay sai cho ngoại bang để bán nước. Các bạn hãy tỉnh thức, và nếu các bạn chưa biết sự thật vì sự tuyên truyền dối trá của cộng sản, thì các bạn hãy nhìn cuộc sống chung quanh mình qua lăng kính của chính lương tâm mình để tìm biết công lý đang nằm ở đâu.

Cầu chúc các bạn vững tâm và nghe được tiếng gọi của Tổ Quốc. Tin rằng, tiếng gọi đó cũng chính là ‘ơn gọi’ của của mỗi người con dân Việt Nam trong thời kỳ đen tối nhất trong dòng lịch sử Việt Nam vậy.

Nam Lộc : Tôi cũng cũng xin cám ơn và cầu chúc Kiều Ngọc cùng các thành viên của Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền luôn vững tâm và cứ thẳng lòng mà hoạt động vì quê hương, vì tổ quốc. Chúng tôi luôn hỗ trợ và tiếp tay cùng các bạn.

Nam Lộc thực hiện

Nguồn : CaliToday, 26/05/2018

Published in Diễn đàn