Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tuổi trẻ Hong Kong

Tuổi trẻ Hong Kong đã cho cả thế giới biết được thế nào là "đại" biểu tình ôn hòa. Hàng triệu người tham gia xuống đường một cách hòa nhã, trật tự, kỷ luật và văn minh đến mức dọn dẹp sạch sẽ rác bẩn sau biểu tình, nhưng không kém phần ấn tượng với những khẩu hiệu, tranh ảnh, đồng phục... cực kỳ thu hút và rực rỡ. Cũng không quá khi cho rằng "biểu tình Hong Kong" là một mẫu mực về biểu tình mà bất cứ quốc gia nào cũng nên học hỏi.

Khởi đầu như mơ khiến giới trẻ Hong Kong thu hút được sự chú ý của cả nhân loại. Họ không chỉ ngưỡng mộ vì dân trí, sự dũng cảm của giới trẻ Hong Kong, mà họ còn kỳ vọng vào một thay đổi mang tính bước ngoặt, đó là làm suy yếu, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài lớn nhất hành tinh : Trung Quốc cộng sản.

Ước mơ của nhân loại càng được củng cố, khi Hong Kong qua các cuộc biểu tình, giới thiệu được một loạt gương mặt trẻ trung, đầy tiềm năng, không ai có thể phủ nhận sự tự tin, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao nhất ở họ. Họ xứng đáng trở thành những người lãnh đạo chính trị trong một tương lai không xa.

Tuy nhiên, khi cuộc biểu tình kéo dài qua nhiều tháng thì "bạo lực" bắt đầu xuất hiện, và ngày càng leo thang. Những hình ảnh "đốt phá", "máu chảy", "gậy gạch"... thay thế cho những hình ảnh "trật tự", "sạch sẽ"... diễn ra trước đó không lâu. Nó khiến mọi hoạt động ở Hong Kong trở nên tê liệt, biến trung tâm tài chính quốc tế hoặc "trung tâm biểu tình ôn hòa mẫu mực quốc tế" thành trung tâm bạo lực quốc tế với hình ảnh đối đầu đẫm máu giữa người biểu tình và cảnh sát diễn ra hàng ngày. Tuổi trẻ Hong Kong bắt đầu mất phương hướng.

HK11

Sinh viên Đại học bách khoa Hong Kong đối đầu với cảnh sát.

Không rõ các lãnh đạo biểu tình trẻ tuổi hoặc các chính trị gia, trí thức, doanh nhân đứng sau lưng vừa mới tỏa sáng trước đó không lâu, có dự đoán và đưa ra những kịch bản xấu như lúc này chưa ? Hoặc có phải vì họ chưa thống nhất được mục tiêu và phương án tiếp theo hay không, mà gần như từ khi bạo lực leo thang họ không có bất kỳ tuyên bố hay hành động gì để tác động đến người biểu tình, chính quyền, hòng giảm thiểu thiệt hại và tháo gỡ bế tắc hiện tại. Điều đó cho thấy sự bối rối của giới trẻ Hong Kong ? Thật khó có thể phủ nhận điều này, trừ trường hợp giới trẻ sẵn sàng lao vào cuộc chiến "bạo lực" với một kẻ sành sỏi nhất về khoản này (Trung Quốc).

Có một tin vui với giới trẻ Hong Kong đó là hai viện quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Hong Kong và chỉ còn đợi tổng thống Mỹ ký phê duyệt để chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, giới trẻ Hong Kong cũng phải cảnh giác vì sự ủng hộ của người đứng đầu Nhà Trắng nhiều khả năng bị chi phối bởi hiệp định thương mại Mỹ - Trung (để chấm dứt thương chiến).

Sự lọc lõi của Tập

Trái với khởi đầu như mơ của giới trẻ Hong Kong, có vẻ Tập Cận Bình đối đầu với biểu tình Hong Kong một cách chậm chạp, nhún nhường và có thể cho là mất mặt khi phải rút lại luật dẫn độ mà Hong Kong đã ký với cả chục nước.

Tuy nhiên, Tập có kinh nghiệm đàn áp vào bậc nhất lịch sử đương đại, với hàng loạt thành tích trải dài từ Tân Cương đến Tây Tạng. Gần đây có một hồ sơ đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc bị rò rỉ, trong đó Tập nổi bật với những quyết định, chỉ đạo cứng rắn và tinh quái. Do đó, sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng ta không quan sát kỹ những hành động của kẻ có khuôn mặt "lạnh lùng" : Tập Cận Bình.

Tập chỉ đạo đàn áp ngày càng mạnh tay, đặc biệt là sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đồng minh "vào sinh ra tử" với Mỹ ở Iraq và Syria : người Kurd, và đó cũng chính là thời điểm mà người Anh đang luẩn quẩn trong "mớ bòng bong" Brexit. Rõ ràng Tập đã có lý khi Mỹ và khối quân sự hùng mạnh do Mỹ lãnh đạo - NATO làm ngơ khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cuộc chiến phi lý cướp đi hàng nghìn mạng sống và hàng trăm nghìn nơi ăn chốn ở của thường dân, thì không có lý gì để can thiệp vào một cuộc đàn áp "vừa phải" với sự hi sinh tới lúc này là vài mạng người.

Người viết cũng thấy vô cùng kỳ lạ khi người Việt rất nhiệt tình lên án việc đàn áp ở Hong Kong, nhưng gần như im lặng khi Thổ tấn công người Kurd và gây nên thương vong gấp hàng ngàn lần. Một điều đáng buồn là trong những ngày người biểu tình Hong Kong bị đàn áp dữ dội nhất, thì tổng thống Mỹ - Donald Trump lại bận rộn với việc viết và xóa các tweets ủng hộ nghị sĩ đảng Cộng hòa đang bị thất thế ở các bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa. Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ rất hài lòng và yên tâm khi thấy Trump làm như vậy.

Tập Cận Bình còn cho thấy sự lọc lõi khi kiên trì động viên, củng cố tinh thần cho đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga và bộ máy hành chính Hong Kong. Có vẻ như việc làm này đã phát huy tác dụng mỹ mãn, khi cảnh sát Hong Kong không hề nao núng đàn áp đồng hương của mình, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh để không tạo ra một Thiên An Môn thứ hai.

Biểu tình "ôn hòa" chỉ là sản phẩm của giới trẻ Hong Kong và những người biểu tình chân chính, nhưng biểu tình "bạo lực" chắc chắn có sự đóng góp đáng kể của những kẻ được an ninh Trung Quốc đào tạo bài bản. Có lẽ chúng đã trà trộn, dụ dỗ, kích động, khiêu khích... các bạn trẻ Hong Kong sử dụng các phương tiện bạo lực.

Chúng ta cũng không thể không kể đến việc Tập kiên trì suy nghĩ và luôn đưa ra những đạo luật dễ gây kích động và làm mồi nhử để các bạn trẻ sa lưới "bạo lực". Chẳng hạn như để đối phó yêu sách "đòi bầu cử tự do Đặc khu trưởng" mà Tập thừa biết trong "Luật cơ bản Hong Kong (mà đa số thế giới ủng hộ) có Điều 45 quy định "mục tiêu tối hậu" là người Hong Kong phải có toàn quyền bầu cử phổ thông để bầu chọn đặc khu trưởng. Nhưng trước 1997 thì nước Anh vẫn chỉ định người đứng đầu Hong Kong và đến 2014 Ban Thường vụ Trung Quốc ra quyết định ngày 31/8/2014, xác lập khuôn khổ thực thi quyền bầu cử phổ thông cho người dân Hong Kong. Quyết định này trở thành điểm bùng phát cho các cuộc biểu tình của sinh viên trong phong trào Dù Vàng và đến bây giờ vẫn chưa đạt được thỏa hiệp để thực hiện "mục tiêu tối hậu" trong điều 45 Luật cơ bản Hong Kong. Một cách không chính thức nhưng Tập có thể nguỵ biện với thế giới rằng : tại sao người Hong Kong không đòi hỏi bầu cử phổ thông khi còn là thuộc địa của Anh, mà lại gay gắt đòi hỏi bây giờ và dù sao họ (Trung Quốc) đã đưa ra đề nghị nhưng chưa tìm được tiếng nói chung với Hong Kong. Còn về luật "dẫn độ" thì rõ rằng Tập đã phần nào thành công khi dẫn dắt cuộc biểu tình đến một mức độ bạo lực cao nhất, khó tưởng tượng nhất của cả thế giới. Tất nhiên là thế giới với cảm tình mạnh mẽ với giới trẻ Hong Kong và ghẻ lạnh Trung Quốc, sẽ lên án Tập kịch liệt, nhưng nếu xét về lý thì những gì Tập gây ra là chuyện chẳng đặng đừng và thương vong cũng không đáng kể so với một quốc gia thành viên NATO (Thổ Nhĩ Kỳ).

Rõ ràng sự lọc lõi của một kẻ đứng đầu tổ chức cộng sản lớn nhất thế giới và kinh nghiệm đàn áp dân chủ, nhân quyền ở qui mô lớn và trong thời gian rất dài, đã giúp Tập có được lợi thế hơn bất kỳ ai. "Bài ruột" kiên trì chịu đựng để chờ đợi đối thủ bộc lộc những điểm yếu, sai lầm và ra tay một cách "kiềm chế" bạo lực, "tối thiểu" hóa thương vong đã khiến giới trẻ Hong Kong bối rối và mất phương hướng. Cũng như khiến phương Tây không có nhiều lý do để lên án hoặc trừng phạt Trung Quốc một cách nặng nề như mong đợi của những người yêu chuộng tự do, dân chủ.

Kết quả

Trái với hầu hết nhận định của người Việt yêu chuộng tự do, dân chủ. Biểu tình Hong Kong đang đi vào bế tắc và bất lợi cho những người biểu tình. Từ hàng triệu người bây giờ chỉ còn vài trăm người "chiến đấu đến cùng" ở Đại học Bách khoa, sau đó chính những người này cũng trốn dần và chỉ còn vài chục đến 100 người, đa số trong đó là học sinh, sinh viên. Với những con số không biết nói dối, chúng ta có thể khẳng định phong trào biểu tình đang có nguy cơ "tan rã". Quả bóng của cuộc đối đầu đã được Tập Cận Bình đá sang phía lãnh đạo biểu tình. Bước ngoặt chỉ có thể diễn ra nếu các lãnh đạo này tìm ra được một giải pháp đặc biệt có thể đảo chiều thế trận.

Việt Nghĩa

(22/11/2019)

Additional Info

  • Author Việt Nghĩa
Published in Quan điểm
lundi, 24 juin 2019 18:12

Tuổi trẻ là tương lai ?

Câu này được nghe quá nhiu. Nhiu đến ni nó nhàm. Người ta nói như mt khu hiu, thay vì như mt nim tin son st, đ đu tư tim óc vào nó, đ có chính sách và hành đng c th. Như mi th, li nói suông mà không đi vi hành đng thì rng toét, vô nghĩa. Ch làm thêm nhàm, và chán.

tuoitre1

Các nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi ở Hong Kong : Nathan Law (trái), Joshua Wong (Hoàng Chi Phong, giữa) và Agnes Chow đứng bên ngoài tòa nhà Hội đồng lập pháp Hong Kong hôm 18/6/20198 - Ảnh : Reuters

Tuổi trẻ Vit Nam đã được giáo dc như thế nào, t trong gia đình, đến nhà trường, đến nhng sinh hot trong cng đng và xã hi ? H có được các quyn gì, có được nói, và dám nói, nhng suy nghĩ và cm xúc ca mình, cho c nhng người thân thương nht ca mình, kể c cha m, anh ch, gia đình, hay thy cô ?

Ngay cả nhng người tr Vit Nam ti hi ngoi, ti nhng quc gia có nn văn minh tiến b hàng đu thế gii, dường như tiếng nói ca h cũng chng được tôn trng bao nhiêu. Tui tác vn còn là mt rào cn ln. Quá ln, đ ri nhng tài năng này hoc b vùi dp, hoc chính h phi tìm môi trường khác đ "dng võ". Rt cuc, trong nhiu thp niên qua, nhng tm lòng đi vi Vit Nam ngày càng vơi đi. Các thế h ln ngày càng già, nhưng tre già mà măng chưa mc. Thiếu s tiếp ni, mi nơi. Phn ln nhiu bn tr tâm huyết mà tôi quý mến nay không còn hot đng na. Không phi h không còn thiết tha đến chuyn chung, như các vn đ Vit Nam. Trong thâm tâm, tôi tin rng h vn còn quan tâm. Nhưng có bn nói vi tôi rằng có nói ra cũng chng thay đi được gì c, bi chng my ai tht s lng nghe.

Lắng nghe, và lng nghe tht k (active listening), là mt k năng phi luyn tp mi có được. Và luôn mang tính cách hai chiu. Người nói và người nghe. Nhưng t nh trẻ con Vit Nam hu như không có quyn được nói. Còn nghe ? Cũng ch yếu là lnh, t trên xung. T cha m cho đến thy cô, và nhng người ln tui hơn, coi mình có quyn trên người khác, vì h tr hơn. Tr em phi nghe người ln, không phi ngược li. Đi thoại, mt cách bình đng, vi tr em là chuyn hiếm có ti Vit Nam. Ngay c nhng người đã trưởng thành và thành công, có đa v trong xã hi, vn b nhiu người Vit không coi trng ch vì h mi khong 20 đến 35 tui, nên còn tr và thiếu kinh nghim ! Quan niệm như thế thì làm sao mi có tiến b và có dân ch ?

Muốn Vit Nam thay đi, mun cng đng hi ngoi có nhiu bn tr tham gia gánh vác chuyn chung, thì theo tôi, điu đu tiên và căn bn nht, phi bt đu t ý thc thay đi tư duy này.

"Tôn ti trật t", "con cãi cha m trăm đường con hư", v.v…, nhng quan nim c h và cách áp dng cng ngt và cc đoan, không nhng cn tr mi tiến trình dân ch (trong đó bo v cho nhng k bt tài và bt đc đang nm quyn lc trong tay), mà còn kim hãm, nếu không phải là trit tiêu, nhng nhân tài và nhng tm lòng khát khao góp phn vào xây dng mt xã hi công bng, nhân phm và văn minh hơn.

Tôi hiểu nhng giá tr văn hóa ngàn năm này không d gì thay đi mt sm mt chiu. Nó cn thi gian. Nó cn ý thc. Nó cần đúng phương pháp. Và quan trng nht, nó cn quyết tâm và kiên trì.

Thật ra, mi người, không phân bit ngun gc, đu có nhng đnh kiến, thiên v t trong tim thc ca mình (subconscious bias). Phn ln nó đến t giáo dc gia đình và xã hi, mt cách tiềm thc. Nó được đnh hình t nh. Được xã hi un nn, xây dng (social construction). Xã hi văn minh nht cũng không tránh được. Nó là mt cách hc hi ca con người, và t t ci tiến. Không ai sinh ra hoàn ho c. Không ai trong chúng ta tránh được mt s đnh kiến, thiên v nào đó. Nhưng nếu không nhìn li mình, không ý thc được nhng gì mình có, mà ch hành x theo quán tính hay cm tính, thì người ta s không biết được "cóc ngi đy giếng".

Làm việc vi người Úc trong my thp niên qua, tôi hiểu được vì sao đt nước Úc này nói riêng, xã hi Tây phương nói chung, phát trin không ngng. H luôn tiến ti. Không phi tuyt đi, nhưng phn ln nhng người có hc, và gii tinh hoa cp tiến ca Úc, h hành x khá văn minh và công bng vi người khác. Các thái độ hàm h, hiếp đáp người khác, ngay c gia người lãnh đo vi nhân viên, là cách hành x không được hoan nghênh, nếu không phi là b lên án và loi tr. T trong nhà trường ngay t lúc còn bé, thy cô không có quyn da nt hc trò, mà phi giúp cho các em học hi, biết điu sai l phi, đ hành x cho đúng mc. Nó phi bt đu t nh. Tui quyết đnh không phi là 15 hay 18 tr lên, mà là t 0 đến 10 tui. Nhưng khong thi gian 0 đến 5 tui vn mang tính quyết đnh cuc đi các em v sau này.

Để thay đi xã hi thì nguyên lý căn bn hàng đu là trng dng nhân tài. Nhân tài đó phi được nâng niu, hướng dn, dy d, thương yêu và tôn trng, ngay t khi còn bé. T khi mi ra đi. Đúng hơn, t khi còn trong bng m. Thai nhi có th cm nhn được ni lo lng hay sung sướng ca m, và nhng người và môi trường chung quanh, qua m mình. Khi chào đi, c mt nn giáo dc mm non (early childhood education) tiến b, da trên các th nghim khoa hc, tâm lý và khoa hc thn kinh, chng minh rng nó s thay đi cuc đi ca các em, t vn đ hc vn, ngh nghip, bo lc/hành, và hnh phúc gia đình sau này. Đây là nn tng ca các xã hi văn minh. Nguyên lý căn bn kế tiếp là trng dng nhân tài da trên kh năng ca h (merits based), ch không phi quen biết, con ông cháu cha, hay tui tác v.v…

Sự phát trin ca xã hi đến t mi cá nhân, mi thành viên trong cng đng, xã hi, đt nước. Nhưng ngay c thiên tài mà không có s h tr ca gia đình, cng đng, xã hi, quc gia, thì s không tiến xa và sẽ không khai dụng hết tim năng ca mình. Cho nên vai trò quan trng nht ca lãnh đo quc gia là phi có nhng chính sách thích hp đ đng viên, đ h tiến tht xa, đt ra các chun mc, các thí d thành công, đ người khác và thế h tiếp theo ni tiếp. Người lãnh đo phi có kh năng truyn cm hng, mang ra nhng điu tích cc và tt đp nht ca mi công dân, ch không phi đ bt buc h hay làm cho h s hãi. Nhng người trong vai trò đng đu quc gia nào mà ch làm cho người dân s hãi, ch s dng bạo lc và các chính sách ngu dân đ phc tùng h, thì tính cách cai tr này, không phi tài năng lãnh đo, s đ li bao nhiêu tác hi lâu dài v sau.

Những thay đi này s mt vài thp niên, hay vài thế k, tùy theo nhng công dân trong xã hi đó có hiểu biết, có ý thc được, các vn đ v xây dng con người, xã hi, và đt nước hay không.

Tất c mi thành tu ln đu phi bt đu bng các bước nh. Ý thc và tư duy là các bước đu đó. Đi x vi gii tr bng s trân quý, tôn trng, ngay c vi các em trẻ thơ, 0 đến 10 tui, là nn tng căn bn. Khi các em đã đến tui trưởng thành, tiếng nói ca các em cũng cn được trân quý và tôn trng, dù có sai hay có khác bit đến my. Hãy n lc hướng dn các em suy nghĩ chín chn, cân nhc, da vào thông tin xác thực, da vào kiến thc, lý lun và khoa hc ch không phi là li đn đãi vô căn c, thì các em s biết ly các quyết đnh đúng đn, dù khó khăn. S tôn trng tr em, ngay t nh, cũng là cách đ xây dng mt truyn thng tích cc mà chính các em v sau này sẽ tiếp tc như thế vi các thế h tr khác. Nó s tr thành văn hóa qua thi gian.

Nhìn các cuộc biu tình ti Hng Kông trong nhng ngày qua, nht là s dn thân ca gii tr, người Vit khp nơi nhc đến gii tr Vit Nam, tiêu cc ln tích cc. Phê bình chỉ trích cũng đy. Nghe thì nghe, nhưng vn thy nhàm, và chán. Tôi t hi chúng ta có biết mình nói gì không vy ?

Tuổi tr có là tương lai sáng ln cho đt nước mai sau, hay tiếp tc bước theo các con đường mòn, tr thành nhng k đc tài chuyên quyn, s tùy thuc vào hành đng ca nhng người ý thc và có tm nhìn v các vn đ, cơ hi và th thách ca đt nước hôm nay.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 24/06/2019

Published in Diễn đàn

Một đất nước chỉ "được phép" vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.

Tưởng Năng Tiến

con1

Một đất nước chỉ "được phép" vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.

Vài tiếng đồng hồ sau, sau khi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong 黃之鋒) ra tù – vào hôm 17 tháng 6 năm 2019 – cô giáo Thảo Dân đã gửi đến cộng đồng mạng một stt ngắn : "Con Nhà Người Ta". Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính :

Hoàng Chi Phong ra tù với một chồng sách trên tay, gương mặt tự tin ngời sáng. Tôi tin, những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta, nếu không bị tước đoạt quyền được đọc sách báo trong tù, thì khi được trả tự do, họ cũng như vậy…

Hoàng Chi Phong ra tù. Hàng loạt hãng thông tấn quây quanh anh phỏng vấn. Những câu trả lời của anh đầy trí tuệ, nhiệt huyết và dũng cảm. Tôi tin, nếu những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta được phép tự do tiếp xúc báo chí, họ cũng thể hiện khí chất không kém.

Nhưng. Họ không được thể hiện những gì mà Hoàng Chi Phong thể hiện. Vì sao, ai cũng biết câu trả lời.

Bởi vậy. Tôi rất ghét nghe những lời bình luận : Bao giờ Việt Nam mới được như Hong Kong, người ta đã tự do bao nhiêu năm, còn mình thì thế này thế kia. Thế hệ trẻ nước người ta như thế, chứ bọn trẻ Việt Nam thì chỉ biết điên rồ vì một trận cầu hoặc yêu đương vớ vẩn. Ở Hong Kong mới thế chứ Việt Nam thì có mà mơ...

Tôi hỏi, Các anh chị đã làm gì để tuổi trẻ đất nước này thay đổi ? Có dám chia sẻ, bàn luận với chính anh em, con cháu mình về những gì đã và đang xảy ra trước mắt hay chỉ muốn con người ta đổ máu còn con mình hưởng bình an ? 

Nhưng hãy nhớ cho, tụi nhỏ bị nhồi sọ cho tới tê liệt khả năng phản kháng, từ mẫu giáo đã phải hưởng một nền giáo dục đóng khuôn tư duy, bắt học tập gương ông này ông nọ, hoàn toàn không được tự do phát triển như "con người ta". Bởi vậy, ca ngợi tuổi trẻ Hong Kong thì tốt rồi, nhưng học được như "bố mẹ người ta" đi đã rồi hãy buông lời thất vọng.

Cô giáo Thảo Dân khiến tôi thốt nhớ đến đôi ba nhà giáo mà mình có quen, hoặc biết :

Nguyễn Chí Thiện (1939 - 2012). Sau khi nhà thơ qua đời, nhà phê bình văn học Thụy Khuê  đã ghi lại vài dòng về tiểu sử của ông :

Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai, Nguyễn Chí Thiện phạm tội "phản tuyên truyền", bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến 1964. Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả. Năm 1979 đến tòa đại sứ Anh gửi hay "ném" tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến 1991. Trước sau tổng cộng 27 năm.

con2

Về "sự cố" này ("trót giảng cho học trò đúng sự thật") có hôm tôi cũng được nghe Nguyễn Chí Thiện nói thêm – đôi câu – khi ông vui miệng : "Mình đi dậy thế cho người bạn vài buổi, chứ có phải là thầy giáo đâu. Tiện dịp thì cũng giải thích cho học sinh biết rằng Nhật đầu hàng trong cuộc Thế Chiến vừa qua là vì hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima, chứ không phải vì thua trận với Nga. Vậy mà hồi 61 bị đi tù vì tội phản tuyên truyền".

Đúng sáu mươi năm sau thì đến lượt nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh vào tù. Bản tin của BBC ("Thầy giáo dạy trò bài hát ‘Trả lại cho dân’ bị khởi tố") đọc được hôm 31 tháng 5, có đoạn như sau :

Sau tin ông Tĩnh bị bắt, mạng xã hội lan truyền video ông Tĩnh dạy học sinh hát bài "Trả lại cho dân", một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang hiện đang tị nạn tại Mỹ.

Được hỏi về bài hát này, bà Nguyễn Thị Tình (phu nhân ông Nguyễn Năng Tĩnh, phụ chú của tnt) nói "bài hát đấy rất hay, không có gì xấu xa", rằng bà cũng ‘rất thích’ và hai con bà đều thuộc lòng những lời bài hát.

"Trả lại đây cho nhân dân tôi

Quyền tự do, quyền con người

Quyền được nhìn, được nghe, được nói

Quyền được chọn chân lý tự do

Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…"

Chồng tôi là một người hoạt động tự do, là giảng viên nhạc, thường ngày vẫn đi dạy. Bản tính anh là một người rất nhiệt tình với cộng đồng, xã hội. Tất cả những ai cần giúp thì anh đều giúp hết mình trong khả năng của anh. Tôi khẳng định chồng tôi không làm gì sai. Tôi luôn ủng hộ lý tưởng của anh. Ví dụ vụ Formosa, anh tham gia phản đối điều xấu đó thì tôi thấy là hợp lý…

Nguyễn Chí Thiện bắt đầu cuộc đời tù tội (tổng cộng đến hai mươi bẩy năm) chỉ vì "trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử". Nguyễn Năng Tĩnh đang bị giam giữ chờ ngày ra toà vì dậy cho học sinh một bài há́t, có đề cập đến quyền căn bản của con người : "quyền được nhìn, được nghe, được nói…" Bà Nguyễn Thị Tình vì "luôn ủng hộ lý tưởng của chồng" nên bị xách nhiễu thường xuyên, "bán hàng online để kiếm tiền nuôi con mà người ta không mua vì nói tôi phản động".

con3

Con nhà người ta & Con cháu nước mình

Phong trào Dù vàng và Tuổi trẻ Hồng Kông (trái) - Tuổi trẻ tha hóa Việt Nam (phải). Ảnh lấy từ Tạp Chí Luật Khoa

Tôi hoàn toàn không biết gì về gia cảnh những học sinh trong ban lãnh đạo của Thế Hệ Dù Vàng ở Hồng Kông. Tuy thế – với ít nhiều chủ quan – tôi vẫn tin rằng cô thầy (cũng như cha mẹ) của các em chưa ai phải vào tù, cũng chưa có ai bị bắt giữ điều tra, hay bị xách nhiễu vì "giảng cho đúng một sự kiện lịch sử", hay chỉ vì dậy cho học sinh một bài hát về quyền con người.

Sự dị biệt căn bản này khiến cho Việt Nam không thể có những thanh niên như Joshua Wong : Hoàng Chi Phong 黃之鋒, Nathan Law : La Quan Thông 羅冠聰), Raphael Wong : Hoàng Tạo Minh 黃浩銘, Châu Vĩnh Khang : Alex Chow 周永康

Một đất nước chỉ "được phép" vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 18/06/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn