Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một s báo l phi trong nước mi đây có đăng công văn ca Cc trưởng Cc xut bn in và phát hành thuc B Thông tin truyn thông gi Hi nhà văn Hà Ni và nhà xut bn Nhã Nam v đình ch phát hành tác phm "Mi chúa" ca tác gi Đãng Khu đã được in xong.

moichua1

Bìa sách "Mối Chúa" b cm phát hành Vit Nam - Ảnh minh họa

Đãng Khấu là tên mi ca nhà văn T Duy Anh khá ni tiếng trước đây vi các tác phm "Lão kh", "Thiên thn sám hi", "Sinh ra đ chết", "Bước qua li nguyn", nói lên ni đau kh nhc nhn bế tc ca nông dân Vit Nam thp c bé hng b tng lp cường hào mới cướp đt, hà hiếp, bi đát hơn c thi phong kiến, thc dân cũ.

Đãng chữ hán nghĩa là tr hi. Khu nghĩa là bn cướp, như tho khu. Mt tên mang ý nghĩa là lên tiếng đ t cáo vch mt bn cường hào mi, bênh vc bà con nông dân lương thin.

Nội dung cuốn sách ra sao mà b đình ch phát hành ?

Mời các bn đc k công văn nói trên ca Cc trưởng Đng Văn Hóa là có th hiu ni dung ca cun sách. Công văn có đon :

"…Nội dung cun sách phn ánh nhng vn đ ni cm trong xã hi hin nay.

Tác giả vch trần nhng tiêu cc và bt công trong xã hi.

Tuy nhiên, phần ln các nhân vt trong tác phm t thp lên cao đu đen ti, vô vng, đau đn.

Qua lời k ca các nhân vt, hin lên nhng thế lc hc ám, mt xã hi hu như được ch huy bi nhng k ngu ngc, tham lam, thủ đon.

Toàn bộ h thng b máy chính quyn bc l s tàn nhn vô đo, đàn áp nông dân, giết hi ln nhau, giết người chng đi ch vì tin.

Một s chi tiết được viết vi ging điu giu nhi sâu cay, miêu t có phn tô đm và có tính cht khái quát khiến cho hin thc tr nên đen ti, u ám…".

"…Các trang viết v chính quyn cưỡng chế nông dân trong vic thc hin các d án được miêu t mt cách cường điu, coi đó như 2 lc lượng thù đch, chính quyn đàn áp như mt trn đánh đch vi vũ khí, lực lượng bí mt…".

Vẫn chưa hết, sau mi đoạn công văn còn ch ra nhng trang sách đáng chú ý nht, đó là nhng trang 38, 43, 74, 129, 140, 141, 158, 161, 173, 198, 251 và các trang 113, 118, 124, 167, 168, 207, 209, 220 và 248.

Trong công văn không có một đoạn nào phân tích, phê phán tác gi phm nhng lm li sai phm ra sao, nhng ch nào, có nguy hi gì cho đc gi đ dn đến vic phi ra lnh đình ch phát hành, không cho tác phm đã in đến tay bn đc. Đây là mt điu l !

Thành ra xét cho cùng bản công văn chỉ có mt tác dng là kích thích tò mò ca bn đc, làm cho nhiu bn đc thèm mun thưởng thc tác phm hiếm có, thú v này, khi mà tác phm có th truyn bá nhanh nhy, nhân lên nhanh chóng, ph biến đy đ rng rãi trên các mng đin t t do, internet, Facebook, Youtube… và in thành sách ở nước ngoài.

Một s bn đã được đc tác phm này ca T Duy Anh cho biết đây là tác phm rt hay, đc đáo, k v đỉển hình mt tên tnh trưởng kiêm bí thư tnh y cùng bn cường hào mi cướp đt ca nông dân ra sao rồi đàn áp nhng người chng đi ra sao vi mt văn phong quen thuc ca T Duy Anh, gin d, sng đng, chân thc, lôi cun.

Tít của cun sách "Mi chúa" mun nhn nh bn đc và xã hi rng mi là loi sinh vt cc kỳ nguy him, các mi đu có những con mi chúa sinh sôi vô hn đ, có th đc khoét tng mng tường, nn nhà, tng mng đê kiên c, gây nên nhng tn tht ghê gm. Mun tr kh bn phá hoại này cn phi tn dit các mi chúa, cũng như mun dit bn tham nhũng ăn cướp tin ca đt đai của dân thì phi tn dit bn trùm tham nhũng ln nht, bn cm quyn đc đoán hèn vi gic, ác vi dân, ăn không t mt th gì, đang ngi trên pháp lut đc khoét và hành h nông dân và toàn th nhân dân ta.

Ngài Cục trưởng ra lnh đình ch phát hành cuốn "Mi chúa" đã vô tình tôn cao giá tr ca tác phm hay là ông c tình có thin chí qung cáo ngm cho tác phm này, làm cho tác phm thêm giá tr, kích thích s tò mò tìm đc ca hàng triu bn đc khp nơi ?

Tôi còn nhớ mt bài báo rt hay, rt đc, cũng rất đc đáo ca nhà văn Trn Huy Quang mang đu đ "Linh nghim" hi 1980 được đăng lt lưới trên tun báo Văn ngh ca Hi nhà văn Vit Nam, b cm, thu hi, nhưng càng được ph biến rng rãi, vi ch m đu bài là tên nhân vt : "H…inh", đc xong mới vỡ l đoán ra đó là tên ông H Chí Minh rút gn. Mt bài báo kín đáo, sâu xa, thú v cc hiếm trên văn đàn.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 12/10/2017

Published in Diễn đàn

Tác phẩm Mối Chúa của nhà văn Tạ Duy Anh bị cấm phát hành. Đây được cho là tác phẩm văn học đầu tiên viết về người dân bị lấy đất một cách phi pháp tại Việt Nam lâu nay.

tacpham1

Bìa quyển tiểu thuyết Mối Chúa của nhà văn Tạ Duy Anh. Ảnh minh họa

Công văn do ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục xuất bản in và phát hành, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, ký vào trung tuần tháng 9 gửi đến Nhà xuất bản Hội nhà văn yêu cầu đình chỉ việc phát hành quyển sách vừa nêu.

Theo trình bày của ông Chu Văn Hòa thì tác phẩm Mối Chúa đã mô tả xã hội và hệ thống cầm quyền từ thấp đến cao như là một hệ thống đen tối, tham lam và tàn nhẫn, trong đó nêu lên chuyện cưỡng chế đất đai của nông dân như là một lực lượng thù địch.

Theo trang Facebook của Luật sư Trần Vũ Hải, quyển sách Mối Chúa của nhà văn Tạ Duy Anh, với bút danh Đãng Khấu đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam phối hợp với Công ty văn hóa Nhã Nam xuất bản, nhưng nay bị dừng phát hành.

Một số cư dân mạng cho rằng họ đang tìm các để đọc được tác phẩm bị cấm phát hành như vừa nêu.

Published in Việt Nam

Một cun tiu thuyết ly cm hng t các s kin ni cm trong đời sng xã hi Vit Nam trong thi gian qua va b B Thông tin và truyn thông ra lnh đình ch phát hành vì mô t hin thc mt cách "đen ti, u ám".

ta1

Bìa sách "Mối Chúa" b cm phát hành Vit Nam (nh chp màn hình Dantri.com.vn)

Một nhà phê bình văn hc t Hà Ni nói vi VOA rng ông thy nhng gì mà cun tiu thuyết đó phản ánh là "bình thường" và lnh cm lưu hành ch có tác dng ngược.

Tiểu thuyết "Mi chúa" ca tác gi T Duy Anh ký dưới bút danh Đãng Khu, mô t nhng hin thc gi nh đến nhng v vic như v ông Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng, Hi Phòng, n súng vào đoàn cưỡng chế đt, v nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh x thi, các đi án ngân hàng đang được xét x...

Theo bản tin ca Thông tn xã Vit Nam thì "Mi chúa" b đình ch do "phn ln các nhân vt đu th hin s đen ti, vô vng, đau đn khi phn ánh nhng vn đ ni cm trong xã hi hin nay" và bao ph tác phm là "lòng tham và s bt chp pháp lut".

Ngoài ra, giọng điu chế giu sâu cay cũng là mt nguyên nhân khiến cho tác phm b chn li. Cc Xut bn, In và Phát hành thuc B Thông tin và Truyn thông Việt Nam, cho rằng tiu thuyết này "tô đm" và "khái quát hóa" tiêu cc xã hi khiến cho "hin thc tr nên đen ti, u ám".

Do đó, cơ quan này đã yêu Nhà xut bn Hi Nhà văn, cơ quan liên kết vi Công ty Văn hóa và Truyn thông Nhã Nam xut bn "Mi chúa", đình chỉ phát hành "đ thm đnh li ni dung" cun tiu thuyết.

Trao đổi vi VOA, ông Phm Xuân Nguyên, mt nhà phê bình văn hc Hà Ni, nói rng nhim v ca nhà văn "không phi là tô hng, cũng không phi bôi đen" mà là "trình bày cm nhn ca mình v hiện thc xã hi".

Còn nhận đnh rng tác phm đen ti hay tươi sáng là tùy vào cm nhn ca tng người đc, ông Nguyên nói. "Có người nói đó là đen ti nhưng tôi cm nhn không có gì đen ti".

Khi được hi nhng câu chuyn được tác gi k li trong tác phm có th khiến người đc liên tưởng đến nhng v vic nh hưởng xu đến thanh danh ca chính quyn trong thi gian qua, ông Nguyên cho rng điu đó "pháp lut không cm".

"Vụ vic Formosa báo chí đã nói rồi, đã viết rt nhiu ri, đã đưa công khai rõ ràng ri. V ông Đoàn Văn Vươn tòa cũng đã x ri, ông Vươn cũng đã th án xong và đã tr v đa phương li ri. Các đi án ngân hàng cũng đang được xét x. Nhà văn cũng như mi người khác tiếp nhn những thông tin đó, tng hp li đưa vào tác phm ca mình, phát trin thêm và xây dng hình tượng nhân vt thì cũng chng sao c", ông Nguyên nói.

"Đặt trong hoàn cnh hin ti thì đc gi có th thy trong tác phm nhng mng hin thc, nhng góc cnh ca đi sng, nhưng tác gi không phi là sao chép mà có s sáng to ca ông".

"Nếu không đưa nhng cái này vào tác phm thì có th b phê phán là không bám sát hin thc, không bám sát cuc sng", ông nói thêm.

Theo nhận đnh ca nhà phê bình này thì "Mi chúa" cũng "thể hin hin thc tươi sáng" ch không phi hoàn toàn là u ti.

Ông dẫn li nhân vt cô gái tr xut hin phn sau ca "Mi chúa" có v đp trong trng và luôn hướng v người khác. Nhân vt này khi lên thay người cha làm giám đc các d án kinh doanh, đã cho dừng các d án sân golf khiến người dân mt đt ch không như cha, ch tìm mi cách đ áp đt d án và đy người dân đến đường cùng.

"Đó là hiện thc tươi sáng ch cái gì na", ông Nguyên nhn xét.

Theo ông Nguyên thì về danh nghĩa Vit Nam không có cơ quan kim duyt các tác phm văn chương trước khi xut bn mà các nhà xut bn ch biên tp và chu trách nhim v s biên tp ca mình sau khi xut bn.

Ông Nguyên cho rằng công vic biên tp này ch nên là đ đm bo các tác phm không phạm vào nhng điu mà pháp lut cm, nhưng cũng không tác gi nào "nhè vào ch cm mà viết mà đem tác phm đến nhà xut bn c".

"Làm biên tập mà c phi nghĩ đến ngăn nga cái này cái kia thì không phi là biên tp", ông nói, "Nhà biên tp không phi là gác cổng, nếu không, ch làm nghèo văn chương".

"Lệnh cm ch phn tác dng mà thôi. Nó làm gim, thu hp tính đa chiu, đa nghĩa vn là mt đc tính ca văn chương. Nó ch càng làm cho người ta tò mò tìm đc tác phm b cm, và nếu đó là tác phm xu tht sự thì lnh cm ch góp phn to vinh quang gi to cho cái xu".

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 22/09/2017

Published in Diễn đàn

‘Đãng khấu’

Những ngày vừa qua, cái tên Tạ Duy Anh, "Mối Chúa", Đãng Khấu chiếm khá nhiều không gian trên mạng xã hội, đặc biệt từ giới văn chương, nhà phê bình văn học lẫn giới ngoại văn.

moichua1

Nhà văn Tạ Duy Anh và tác phẩm Mối Chúa - RFA

Người ta bàn luận nhiều vì ít ai xa lạ với cái tên Tạ Duy Anh cùng những tác phẩm Lão Khổ ; Thiên thần sám hối ; Sinh ra để chết (in ở hải ngoại), Bước qua lời nguyền, một truyện ngắn đình đám đăng trên báo Văn Nghệ cuối những năm 1980. Nông thôn và đời sống người nông dân Việt Nam đã xuất hiện cùng Tạ Duy Anh từ thời điểm đó.

Nên, cái "thiên hạ sự" của Mối Chúa xuất hiện có thể thấy trước tiên từ hai yếu tố : tên của cuốn sách, Mối chúa và bút danh của tác giả, Đãng Khấu, thay vì ba chữ Tạ Duy Anh.

Hiểu theo ngữ nghĩa một cách khác, ‘Đãng’ là trừ hại, là hành xử của người quân tử, và ‘Khấu’ là thảo khấu, là trộm cướp, là cái ác.

Nhưng Trừ ai ? Trừ gì ? Trừ trộm cướp ? Trừ cái ác ? Hay trừ Mối Chúa ?

Và ai trừ ? Đãng Khấu có đúng không ?

Bắt đầu bằng nụ cười sảng khoái, Đãng Khấu Tạ Duy Anh nói rằng nghĩ như thế cũng được, mà không phải như thế cũng chẳng sai.

moichua2

Các tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Tạ Duy Anh Facebook Tạ Duy Anh

Tự nhận mình là một người nông dân "chính hiệu", Tạ Duy Anh đủ "chín" và đủ "lực" để nhìn, nghe, ngửi, nếm, rồi cảm nhận cái vị đắng, cay, ngọt, mặn của những sự kiện xảy ra với người nông dân nói riêng và người dân thấp cổ bé miệng nói riêng.

Đơn giản với Tạ Duy Anh, nó cũng là một phần đời sống hàng ngày của đất nước, bao giờ cũng kéo theo những hậu quả tai hại khác, như khủng hoảng xã hội, niềm tin, bao giờ cũng có đổ vỡ tinh thần đi kèm.. Nó sẽ tác động đến mỗi người một cách khác nhau. Và nó nhận lại phản ứng khác nhau từ mỗi người.

"Với tôi thì tôi luôn ray rức là tôi chẳng làm được gì cả, không làm được gì giúp cho cộng đồng ấy.

Bản thân tôi thì tôi cảm nhận rằng bất cứ ở đâu, người dân thấp cổ bé họng luôn bị thiệt thòi. Những người chiếm đoạt đất đai của người dân không hẳn chỉ là cán bộ, những người có quyền lực trong bộ máy, đôi khi là những lực lượng có tiền họ thao túng, tìm cách chiếm đoạt tài nguyên vốn thuộc về người nông dân.

Những việc như thế luôn làm cho xã hội có 1 tổn thương nào đấy.

Mỗi người có cách thể hiện. Riêng tôi thì tôi đánh động bằng cách dùng ngòi bút sáng tạo lại hiện thực ấy theo 1 cách mà hy vọng rằng nó sẽ tác động đến cộng đồng theo 1 cách nào đó".

Mối Chúa

Thế là ròng rã ba năm, ngòi bút của Tạ Duy Anh mỗi ngày khơi bới, tìm ra thành phần quan trọng nhất trong một tổ mối, đó là mối chúa. Tạ Duy Anh thừa biết rằng vòng đời của mối chúa có thể lên đến 50 năm, và chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng.

Ông viết, viết để thoát ra một cái tư tưởng ông gọi là "nỗi ray rức triền miên bám theo mình ngày này qua tháng khác, rằng trong khi xã hội như vậy thì mình chẳng làm được việc gì".

Hỏi rằng, "vì sao lại là mối chúa ? Mục đích trừu tượng như thế để làm gì ?".

"Nhất định phải có một ý đồ gì đó. Ngay từ cái tên đã là ý đồ rồi.

Nếu tôi không có ý đồ gì thì tôi cũng không đủ can đảm không đủ đam mê để theo đuổi. Nhưng khi tạo ra một hình tượng như vậy rồi thì không còn thuộc về quyền của người viết nữa.

Ví dụ có những người cho rằng mối chúa là căn nguyên của tất cả sự tàn phá. Vì nó có thể đẻ ra cả 1 đội mối quân. Mà đội mối quân thì sức tàn phá của nó kinh khủng".

Không khác với cách lý giải mà Tạ Duy Anh trả lời tờ Tiền Phong : "Mối Chúa là một nhân vật không có thật, là một lốt người. Với tất cả các chỉ dẫn thì bạn đọc phải hiểu mối chúa không phải một ông ở trong một công ty nào đó, bởi công ty nào có khả năng thắt cổ ngân hàng, tạo ra một thể chế nhỏ ? Đó chắc chắn phải là một nhân vật cực khủng. Một con mối chúa có thể tạo ra triệu con mối con để tàn phá".

Thế tổ mối có những con mối chúa ấy làm tổ ở đâu ? Có bao nhiêu con mối chúa hay chỉ có một mà thôi ?

Và nếu căn nguyên của sự mục nát, hư hỏng bị gây ra bởi những con mối ngày ngày đục khoét, thì căn nguyên của tiểu thuyết Mối Chúa là gì ?

Để trả lời, Tạ Duy Anh gọi mình là vừa được và vừa bị chứng kiến cái hiện thực ấy xảy ra hàng ngày, lặp lại hàng ngày. Như vòng đời của những con mối chúa miệt mài sinh nở tạo ra vô vàn con mối con.

"Người viết từ trước đến giờ lúc nào cũng phải dựa trên một nền tảng hiện thực nào đó. Tôi chả bịa ra được một cái gì cả. Những hiện thực đó nó đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Đây là một giai đoạn rất đặc biệt của lịch sử phát triển của Việt Nam".

"Thu hồi đất Dương Nội này, rồi Đồng Tâm này đang ngày ngày âm thầm, có nơi bộc lộ, có nơi chưa. Nó phản ảnh một hiện trạng chung, có một bất cập chung. Có lẽ nó bị có một cái gì đó bị khiếm khuyết từ cội nguồn của sự việc, như luật pháp, qui định đất của toàn dân chẳng hạn".

Báo chí trong nước viết rằng "Giới văn chương rỉ tai nhau : "Mối Chúa" là tác phẩm hoành tráng nhất của Tạ Duy Anh từ trước tới giờ".

Cũng chính tờ Tiền Phong trích dẫn phát hiện của nhà văn Phạm Lưu Vũ : "Mối Chúa" là kiểu tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết, với lối viết đậm chất Kafka ("Kafka dùng một chữ cái để đặt tên nhân vật (Mr.K) còn Tạ Duy Anh dùng 3 chữ cái : Mr.Đại").

Án tử cho Mối Chúa ?

Tạ Duy Anh phải chủ động kết thúc quá trình "đãng khấu" của mình đúng 3 năm, kể từ tháng 3 năm 2014 vì ông sợ mình sẽ mãi tiếp tục đắm chìm trong cái tổ mối đang ngày một sinh sôi nảy nở, phát triển có thể đến vô cực.

Có phải quyết định có chương cuối cùng, cho "Mối Chúa" xuất hiện ra mắt thì cũng đồng nghĩa với kết án tử con mối chúa không ?

moichua3

Văn bản đình chỉ phát hành để thẩm định về nội dung tiểu thuyết "Mối Chúa" của nhà văn Tạ Duy AnhFacebook Tạ Duy Anh

Câu trả lời được Cục xuất bản đưa ra vào ngày 13 tháng 9 năm 2017 :

"Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bằng những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…".

Nhà văn Phạm Lưu Vũ nói ngay nội dung của bản đình chỉ này đã "tóm tắt tuyệt vời nội dung tư tưởng của tác phẩm" và đăng một đoạn bình về cuốn tiểu thuyết ngay sau khi đó :

"Lão Tạ (Tạ Duy Anh) chỉ tả duy nhất một thằng quan cấp huyện, lại dùng chữ "huyện trưởng" thay vì Chủ tịch huyện, vậy mà "thằng công văn" ấy vẫn suy ra : "Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…" thì... giỏi thật".

Mối Chúa bị khai tử sau ba năm thai nghén không. Song Tạ Duy Anh không quan trọng điều này.

"Riêng với Tạ Duy Anh viết thì không bao giờ quan tâm đến nó được in ra lúc nào và nó có được in ra hay không ? Vì nếu như thế thì trong lúc viết anh sẽ tự hạn chế rất nhiều tư tưởng, ý đồ của mình".

Mình theo đuổi xu hướng ngòi bút phải tự do. Tự do thì phải tự tạo ra. Không bị phụ thuộc vào nhiều thứ. Đừng mong giải thưởng, đừng mong chức tước… thì mới có tự do.

Hiện nay và cho đến khi tôi không sáng tác nữa thì vẫn theo tinh thần ấy".

Kết thúc cuộc trò chuyện cũng bằng giọng cười sảng khoái, tuy có vẻ trầm ngâm khi nói về vai trò của nhà văn viết tác phẩm hư cấu trong thời nay :

"Càng ngày nhà văn càng cô độc trong xã hội. Không phải là ai bắt cô độc đâu, mà số người đọc văn hư cấu càng ngày càng ít đi so với 30, 40 năm trước đây".

Nhưng Tạ Duy Anh sảng khoái cho rằng "Sự thờ ơ của một bộ phận nào đó lại là nỗi may của một bộ phận khác có thể lớn hơn ?"

Trên mạng xã hội những ngày qua, những ai quan tâm đến Mối Chúa của Đãng Khấu đều có chung sự chờ đợi đón đọc cuốn tiểu thuyết bằng bản điện tử. Dịch giả Phạm Nguyên Trường thì chẳng ngại ngần khi viết cơ quan chức năng đã vô tình "Phong thánh cho Tạ Duy Anh" khi ra quyết định cấm phát hành

Cát Linh

Nguồn : RFA, 22/09/2017

Published in Diễn đàn