Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mt người lính Việt Nam Cộng Hòa tng chiến đu Huế trong trn Mu Thân năm 1968 đã k vi VOA nhng gì mà ông đã thy và đã nghe v v thm sát đm máu nht trong chiến tranh Vit Nam do quân Bc Vit tiến hành.

mauthan001

Ngày 24/2/1968 Thy quân lc chiến và Sư đoàn 1 b binh chiếm li được Huế và thượng k trên k đài - Ảnh minh họa

Năm này là tròn 55 năm s kin Tết Mu Thân mà phía cng sn gi là Tng tiến công và ni dy chiến dch đánh vào các đô th ln min Nam ngay trong đêm giao tha Tết Nguyên đán vào ngày 31/1 năm 1968 và Huế là nơi mà h đã giành được quyn kim soát trong gn mt tháng.

Theo s liu ca chính quyn Việt Nam Cộng Hòa thì đã có tng cng trên 4.000 người chết, ch yếu là b chôn sng trong các h chôn tp th, Huế trong giai đon này. Tuy nhiên, cho đến gi, chính quyn ca Đng Cng sn vn mt mc ph nhn là đã xy ra thm sát và cho rng các nn nhân thit mng do bom đn M sau đó mi được chôn ct.

Vào thi đim xy ra biến c đó, nhà văn Phan Nht Nam, cu binh ca quân lc Việt Nam Cộng Hòa, đang chiến đu Qung Tr thì được trc thăng đưa v li Huế đ giành li thành ph này, ông nói vi VOA t bang California, M.

‘Tàn ác vi dân thường

Bn thân ông Nam cũng có người thân và người quen b chôn sng trong đt thm sát hàng lot này, ông cho biết.

"Xóm nhà tôi s 3 Bí đường Tô Hiến Thành là din trường ca b kch Mu Thân Huế. T nhà tôi xung trường Gia Hi (đa đim phát hin nhiu h chôn người) nơi tôi hc v lòng không xa", nhà văn này nói.

Theo li ông k thì chú rut ca ông tên là Phan Văn Cn, vn ch là mt ông cnh sát đng ch đường và người hàng xóm sát vách tên là Phan Bn Son, vn ch là ông th may, đu b quân cng sn lùa đi chôn sng. "Em rut tôi là người đi đào nhng cái h đó mà không biết là đào đ chôn người. T trường Gia Hi, tiếng la hét ca nhng người b chôn sng vang di đến xóm Gia Hi", ông k li nhng gì mà ông đã nghe gia đình ông k li sau này.

"Tôi có th k hàng chc, thm chí hàng trăm người mà tôi biết đã b chôn sng", ông nói. Cho đến bây gi, dù đã hàng chc năm sau, biến c đó vn đ li trong lòng ông nhng câu hi không có li gii đáp.

"Tôi vn canh cánh trong lòng tt c nhng bi thm đó vi câu hi ti sao con người ta có th ác vi nhau như vy ? Ti sao người cng sn có th tàn nhn vi chính đng bào ca mình như vy, nhng đng bào vô ti", ông giãi bày.

Ông Nam khng đnh phn ln các nn nhân b thm sát ‘đu là dân thường’ và vic sát hi h là hoàn toàn vô ích nhìn t quan đim quân s.

Ông lên án vic chính quyn trong nước ca ngi nhng s kin Huế trong dp Tết Mu Thân và nói rng nếu ông có dp gp được các lãnh đo ca Đng Cng sn Vit Nam thì ông s hi thng : "Ti sao các ông có th giết người mt cách tnh táo như vy ?".

Ông phn bác lp lun rng các nn nhân b bom M giết hi sau đó mi được đem chôn. "Bom M nào di xung trường Gia Hi ? Nếu b bom M thì thi th đã b nát bét hết", ông nói.

Nhà văn này cho biết ông đã tng chng kiến các hành đng ca quân cng sn t lúc còn chiến khu Vit Minh trước năm 1954 cho đến Mùa hè đ la năm 1972 và đt tng tiến công năm 1975 nhưng ‘ít nht s tàn bo là có th hiu được vì đó là chiến trường, Huế vào Tết Mu Thân toàn là dân thường.

‘Bước ngot chính tr

Theo li ông thì quân đi Việt Nam Cộng Hòa đã b bt ng khi quân Bc Vit phát đng chiến dch Tng tiến công vào dp Tết Mu Thân. Vào lúc đó, ông nm trong tiu đoàn 9 nhy dù.

Ông cho biết các tiu đoàn nhy dù 9, 7 và 2 đã có mt Huế t mùa đông năm 1967, nhưng đến bui chiu ngày 28/1, tc là ngày Giao tha Tết Nguyên đán, thì các tiu đoàn này b điu đi. "Nếu gi nguyên s b trí như trước Tết Mu Thân thì chc chn đã không có s xâm nhp ca quân cng sn vào Huế", ông khng đnh.

Đơn v ông được đưa tr li Huế vào ngày mùng 4 Tết và đến ngày 24/2 thì thy quân lc chiến và Sư đoàn 1 b binh mi chiếm li được Huế và thượng k trên k đài, ông cho biết.

Theo li ông thì chiến s Huế không khc lit vì quân cng sn b trí đó không phi cp đ sư đoàn mà ch có các tiu t, các đơn v đc công mà thôi.

"Xét v mt cường đ mà nói thì trn Mu Thân không phi là trn chiến ln. Tuy nhiên, nó có tác đng chính tr ln là khiến người M phi ngi li nói chuyn vi Bc Vit", ông nói, ý đ cp đến Hi ngh Paris vn đã khi đng t năm 1968.

Tuy nhiên, trên quan đim quân s thì ông cho rng quân cng sn ‘đã b đánh tan nát trong trn Mu Thân khi mà lc lượng vũ trang Mt trn gii phóng min Nam b thit hi nng và cng sn Bc Vit có s điu chnh toàn din.

"Khi chúng tôi phn công các mt trn ven đô Sài Gòn, chúng tôi đã đánh cho h tan tác hết", ông nói và dn ra vic mt trung đoàn quyết thng ca cng sn đã phi đu hàng tiu đoàn 6 ca thy quân lc chiến Việt Nam Cộng Hòa Mt trn Cây th vì đã b ct đt hoàn toàn, không có quân tiếp vin hay ym tr.

Sau trn đánh Mu Thân đó, quân lc Việt Nam Cộng Hòa đã được trang b vũ khí ti tân hơn, theo li người cu chiến binh này, trong khi quân Bc Vit rút ra bài hc là thay vì ri lc lượng ra đánh rng khp trên 40 thành ph thì sau này h ch tp trung đánh vào mt vài đa đim.

Theo li ông thì phía cng sn kéo được phía M ngi vào bàn đàm phán do tác đng ca v tn công vào Tòa Đi s M Sài Gòn trong trn Mu Thân. "Cuc đt kích đó ch là mt tiu đi, v mt quân s không đáng là bao nhiêu nhưng nó có tác đng chính tr rt ln", ông nói.

Kết qu chính tr th hai đi vi quân Bc Vit là Mt trn Gii phóng min Nam đã được nâng lên thành Chính ph Cách mng lâm thi min Nam Vit Nam, ngi xung nói chuyn tay đôi vi Việt Nam Cộng Hòa, cũng theo li nhà văn này.

Nhn đnh v thm sát Mu Thân Huế, ông Phan Nht Nam cho rng đó không ch là ti ác đi vi Huế, đi vi min Nam mà là ti ác đi vi c dân tc Vit Nam.

Do đó, ông cho rng nếu chính quyn Vit Nam chân thành mun hòa gii thì phi tha nhn ti ác này và phi có mt ln đi gii oan cho các nn nhân.

"Không hiu sao h có th thù dai như th, có th trơ trn ph nhn s tht như thế", ông ch trích.

Nguồn : VOA, 09/02/2023

Published in Việt Nam
vendredi, 20 janvier 2023 22:47

55 năm Tết Mậu thân 1968

Vẫn còn góc khuất cần thêm nghiên cứu

Tết Quý Mão 2023 là kỷ niệm 55 năm sự kiện Tết Mậu Thân 1968. RFA phỏng vấn Tiến sĩ George Jay Veith về một vài khía cạnh của sự kiện này. Tiến sĩ George Jay Veith là tác giả của bốn cuốn sách về chiến tranh Việt Nam : "Mật danh Bright Light" (Code Name Bright Light, xuất bản năm 1998), "Không bỏ lại một ai" (Leave no man behind, 2004), "Tháng Tư đen" (Black April, 2012), "Tuốt kiếm viễn chinh" (Drawn Swords in a Distant Land, 2021).

mauthan1

Lính Việt Nam Cộng Hòa tham chiến tại Sài Gòn hồi Tết Mậu Thân 1968 - AP

RFA : Xin cảm ơn Tiến sĩ George Jay Veith đã dành cho thính giả của chúng tôi cuộc phỏng vấn về chiến tranh Việt Nam và Tết Mậu Thân 1968. Ông lớn lên sau chiến tranh nhưng đã viết bốn cuốn sách về nó. Tại sao ông quan tâm đến cuộc chiến đó ?

Jay Veith : Vâng, tôi luôn rất quan tâm đến lịch sử quân sự. Từ nhỏ tôi luôn muốn trở thành một nhà nghiên cứu viết sách về quân sử. Rồi rất nhiều năm trước, một người bạn của tôi nhờ tôi giúp thực hiện một số nghiên cứu về POW (tù binh chiến tranh) / MIA (những người lính mất tích trong chiến tranh) của Mỹ. Vì vậy chúng tôi đã đến Doanh trại quân đội Carlisle khá gần chỗ tôi, nơi có Trường Đại học Lục quân Hoa Kỳ (US Army War College). Lúc đó họ có một phòng tư liệu lưu giữ tài liệu của Bộ Chỉ huy Quân sự Hoa Kỳ. Đó là những tài liệu đã được giải mật nên chúng tôi được ngồi đọc. Khi bắt đầu xem qua các tập tài liệu, tôi bắt đầu tìm thấy bản báo cáo từ đơn vị chịu trách nhiệm giải cứu cả tù binh Mỹ và Nam Việt Nam. Và sau một thời gian, tôi thầm nghĩ : nào, chưa từng có ai viết về những điều này. Vì vậy, đây là một cơ hội hoàn hảo để tôi viết cuốn sách đầu tiên. Đó là khởi đầu của cuốn sách "Mật danh Bright Light" xuất bản năm 1998. Và sau khi người ta xuất bản cuốn sách đầu tiên của tôi về chiến tranh Việt Nam, nó trở thành một động lực làm tôi rất quan tâm và tiếp tục làm việc. 

Bài học địa lý quân sự ở Miền Nam Việt Nam 

RFA : Trong chiến tranh, Bắc Việt Nam đã có ba cuộc tấn công lớn vào miền Nam : 1968, 1972 và 1975. Xin ông giải thích sự khác nhau giữa cuộc tấn công Mậu thân 1968 và các cuộc tấn công kia. Nhiều học giả, nhà báo, nhân chứng lịch sử đã nói về Tết Mậu Thân 1968. Vì vậy, hôm nay chúng tôi muốn tập trung thêm vào một khía cạnh mới : các yếu tố địa lý trong cuộc tấn công này. Ông đã nói nhiều lần rằng địa lý quân sự là một khó khăn để phòng thủ từ phía Nam Việt Nam. Xin vui lòng giải thích về điều này.

Jay Veith : Vâng, ở đây có hai vấn đề. Trước hết, trong cuộc chiến đó, có bốn lần Bắc Việt Nam tấn công lớn vào Nam chứ không phải ba : Năm 1965 Bắc Việt Nam tấn công lớn và Mỹ đã đánh trả. Rồi đến năm 1968, năm 1972, và cuối cùng năm 1975. Có bốn chiến dịch tấn công lớn như vậy. 

Trong đó, cuộc tấn công Tết Mậu thân 1968 là nhằm vào các thành phố, nơi đặt các trụ sở chính phủ. Sau cuộc tấn công Mậu thân thì các lực lượng cộng sản bị đẩy lui qua biên giới, nên cuộc tấn công năm 1972 của họ nhằm mục đích lấy lại nông thôn, không phải các thành phố. Cuối cùng, cuộc tấn công năm 1975 thì kết hợp tính chất của cả hai cuộc tấn công trước. 

Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 thực sự được thiết kế để tạo một đòn sấm sét vào các thành phố, nhằm lật đổ chính quyền miền Nam Việt Nam. Lúc đó người cộng sản tin rằng người dân đã sẵn sàng vùng lên chống lại một chính quyền độc tài, và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ sụp đổ. 

Điều mà tôi đã cố gắng chỉ ra trong cuốn sách của mình là phía cộng sản đã hoàn toàn sai. Trong vài năm trước Tết Mậu thân 1968, miền Nam Việt Nam đã có bốn cuộc bầu cử. Và việc bình định nông thôn ngày càng được chú trọng. Việt Nam Cộng hòa đã ngày càng chú trọng vào việc cố gắng đưa người dân tham gia vào chính phủ để thu hút họ tham gia vào các vấn đề của đất nước. Tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao trong Tết Mậu thân 1968, người dân đã không theo phía cộng sản mà thay vào đó, họ đã chống trả. 

Việc đánh trả để tự vệ là điều tự nhiên, nhưng tôi nghĩ cũng là do trong hai năm trước cuộc tấn công Mậu thân năm 1968, người dân miền Nam đã đầu tư nhiều vào việc kiến quốc và vì vậy họ xác định đất nước không chỉ là nhà của họ. 

Bây giờ chúng ta nói về khía cạnh địa lý của cuộc chiến này. Rất đơn giản. Các bạn biết Việt Nam là một đất nước rất dài, hãy hình dung nó trải dài như thế này từ Bắc xuống Nam. Rất hẹp phải không ? Trong thuật ngữ quân sự, hai cạnh hai bên được gọi là "sườn". Ở Nam Việt Nam, sườn bên rất hẹp, và rất dễ cho bên tấn công phòng thủ từ đó. 

Sườn bên rất dài, tôi nghĩ khoảng 1300 dặm (khoảng 2000 km), được bao phủ bởi rừng núi. Sườn bên hầu như không có dân cư, rất dễ cho đối phương ẩn nấp. Nó cũng dễ cho bên tấn công có thể tập hợp lực lượng cỡ lớn, gồm quần chúng và toàn quân của mình để có thể linh hoạt đánh bất cứ đâu. 

Điều đó tạo ra tình thế rất khó tự vệ. Phía Nam Việt Nam không thể đặt quân dọc theo cái sườn phía tây để phòng thủ. Như các bạn thấy đấy, họ không thể cứ mỗi mét lại đặt một anh lính phòng thủ. Vì vậy Nam Việt Nam rất khó phòng thủ. Về mặt địa lý quân sự, họ hoàn toàn bị hở cả hai sườn cho bất kỳ bên tấn công nào. Tôi hy vọng điều này có ý nghĩa để giải thích một cái gì đó.

RFA : Trên một chiến trường có đặc điểm địa lý như vậy, ở Miền Nam Việt Nam, người ta cần những gì để tự vệ thành công ? Yếu tố địa lý và phương tiện kỹ thuật quân sự mà miền Nam Việt Nam có được lúc đó có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc phòng thủ của họ năm 1968 và kết cục cuộc chiến năm 1975 ?

Jay Veith : Vào năm 1968, Nam Việt Nam có người Mỹ ở đó cùng tất cả hỏa lực của họ. Người Mỹ, miền Nam Việt Nam đã chiến đấu bên cạnh Nam Hàn và những đồng minh khác. Họ có nhiều quân đội Đồng minh hơn, lại có thêm rất nhiều hỏa lực để phòng thủ, và vì vậy họ đẩy lùi được cuộc tấn công của phía cộng sản miền Bắc. 

So sánh với năm 1975 thì khác. Để trả lời câu hỏi về phương tiện chiến tranh tương thích để phòng thủ trong một vùng địa lý quân sự như vậy, tôi nghĩ Nam Việt Nam trước hết cần một vài phương tiện quân sự để chống lại một kẻ thù có thể tấn công họ từ bất kỳ hướng nào. 

Họ cần thông tin tình báo về những gì đối phương đang làm, nơi đối phương đang tập trung. Sau đó họ cần tổ chức phòng thủ mặt đất sao cho họ có thể sống sót được trong khi chấp nhận mất lợi thế vì đối phương tiến tới với hỏa lực áp đảo.

Cái họ cần là họ phải tổ chức sao cho dù bị mất đất nhưng có đủ hỏa lực để tiêu diệt các binh đoàn địch. Có phải không nào ? Họ cần thông tin tình báo. Họ cần không lực, hỏa lực mặt đất, và sau đó họ cần khả năng cơ động để điều động quân đội của mình chống lại đối thủ. 

Nhưng năm 1975 Miền Nam thiếu tất cả những điều đó. Họ không còn thông tin tình báo tinh nhạy như trước vì người Mỹ đã biến mất. Họ không còn hỏa lực nữa do bị cắt viện trợ và chắc chắn là nó không có khả năng cơ động vì nhiên liệu, đạn dược và mọi thứ khác bị cắt nguồn cung. Và cuối cùng, họ đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng về quân sự. Các nhà lãnh đạo quân sự Nam Việt Nam đã phán đoán sai lầm về địa điểm Miền Bắc sẽ tấn công. 

Ngoài ra, Bắc Việt Nam đã học được bài học năm 1972. Họ đã hiệp đồng giữa các binh chủng và mặt trận tốt hơn trong các cuộc tấn công của mình và mọi thứ khác. Vì vậy, sự kết hợp của tất cả những khó khăn và sai lầm của Nam Việt Nam cũng như sự tiến bộ quân sự của miền Bắc nêu trên cùng một lúc đã dẫn đến thất bại của Nam Việt Nam năm 1975.

RFA : Ông có nhắc đến không quân. Không quân Việt Nam Cộng Hòa rất mạnh. Nhưng ông biết đấy, trong Mậu thân 1968 thì Không quân Việt Nam Cộng Hòa giúp miền Nam áp đảo đối phương và phòng thủ thành công, còn vào năm 1975, không quân dường như không đóng vai trò gì lớn trong việc phòng thủ của họ. Tại sao ?

Jay Veith : Năm 1968 thì Nam Việt Nam còn đủ nhiên liệu, đạn dược. Hỏa lực đủ mạnh để đảo ngược tình thế. Điều khác biệt của không quân Nam Việt Nam trong hai lần phòng thủ 1968 và 1975 là năm 1975 thì họ đã hết nhiên liệu. Năm 1975 họ chỉ còn một giới hạn giờ bay mỗi tháng. Lúc đó bị khủng hoảng dầu lửa, nhiên liệu vô cùng đắt đỏ. Ngoài ra, họ thiếu phụ tùng thay thế. Vì vậy lúc đó, điều họ có thể làm chỉ là cố gắng chống lại các cuộc tấn công từ một số hướng chính, nhưng có quá nhiều hướng tấn công nên họ không thể đánh chặn ở khắp mọi hướng. Ngoài ra, các sân bay quân sự đã được Bắc Việt Nam biết đến và họ có pháo binh để bắn phá, giữ cho máy bay của Nam Việt Nam không cất cánh.

Thảm sát ở Huế : điều gì gây ra thảm họa ?

RFA : Nhiều tư liệu nói về vụ thảm sát của Bắc Việt Nam ở thành phố Huế trong Tết Mậu thân 1968. Là một nhà sử học, ông có biết có bằng chứng nào về vụ thảm sát đó không ? Và tại sao họ lại làm như vậy ?

Jay Veith : Có. Bằng chứng là hàng ngàn thi thể mà Nam Việt Nam tìm thấy được chôn trong các ngôi mộ tập thể. Chưa bao giờ có một lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao Bắc Việt Nam cố tình nhắm mục tiêu và giết chết rất nhiều công chức địa phương miền Nam Việt Nam ở Huế mà không phải ở các thành phố khác.

Với những tư liệu hiện tại, gần như khó có thể nói gì khác hơn rằng dường như đó là một kiểu trả thù nào đó đối với một số công chức địa phương ở Huế vì những gì đã xảy ra trước đó vào năm 1966. Nhưng đó chỉ là phỏng đoán thuần túy. Chưa bao giờ có lời giải thích rõ ràng vì phía cộng sản luôn phủ nhận có bất kỳ vụ thảm sát nào. Chúng tôi chưa bao giờ có một lời giải thích rõ ràng về những gì đã xảy ra.

mauthan2

Một phụ nữ khóc bên xác người chồng được tìm thấy trong số 47 thi thể tại một hố chôn tập thể ở Huế hôm 11/4/1969. Các nạn nhân được cho là bị giết khi quân Bắc Việt chiếm Huế vào năm 1968. AP

RFA : Ông vừa nói là vụ thảm sát chỉ xảy ra ở Huế chứ không xảy ra ở các thành phố khác. Đó có thể là mấu chốt của vấn đề ?

Jay Veith : Đúng vậy, nhưng trong Tết Mậu thân, những người cộng sản đã chiếm giữ nhiều thành phố. Trong đó, họ chiếm giữ Huế trong vài tuần. Họ chiếm vài địa điểm trong Sài Gòn để chờ đại quân đến chi viện. Họ cũng từng tấn công lại đợt khác như đến tháng 7 thì đánh tiếp trong vài ngày. Có vẻ như không có bất kỳ kiểu hành quyết tương tự nào ở thành phố đó. Nhưng trận chiến ở mỗi thành phố cũng rất khác nhau, vì vậy thật khó để nói điều gì. Tuy vậy, có thể nói là trong Tết Mậu thân, có điều gì đó đã xảy ra ở Huế theo cách khác với cuộc chiến ở các thành phố khác. Chưa bao giờ sự việc ở Huế được giải thích rõ ràng.

RFA : Về cách mà cuộc chiến diễn ra ở Huế khác với các nơi khác, ông Bùi Tín, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, từng giải thích vì sao sự khác biệt đó gây ra thảm họa. Ông ấy nói rằng không có một mệnh lệnh nào từ trung ương chỉ đạo phải giết các công chức địa phương ở Huế, nhưng có hai yếu tố khiến cho cuộc thảm sát xảy ra. Một là tuyên truyền. Họ tuyên truyền rằng Huế là đất của địch. Ở đó chỉ có bọn phản cách mạng nên phải bắt hết. Vì vậy khi chiếm giữ Huế trong hơn 3 tuần thì họ đã bắt giữ hàng ngàn công chức địa phương. Hai là khi Quân đội Nam Việt Nam và Mỹ phản công thì họ nhận được lệnh là phải mang theo tù binh khi rút chạy, không được để tù binh lại. Việc mang theo hàng ngàn tù binh là bất khả thi nên họ chỉ còn cách là phải giết.

Jay Veith : Vâng, điều đó chắc chắn là đúng, nhưng đó vẫn không phải là toàn bộ câu chuyện. Vì còn có rất nhiều người khác đã trở thành mục tiêu của "tòa án nhân dân", bị bắt đi và bị xử bắn. 

Chúng ta biết là có một danh sách được lập trước, chia thành từng nhóm 10 người, họ gồm cả những giáo viên "phản cách mạng". Bất kể những người ấy là ai, các "tòa án nhân dân" xử tử hình họ đã được tổ chức và thực hiện giống như phiên tòa Cải cách Ruộng đất những năm 1950 ở miền Bắc. 

Vì vậy, đúng là trong Mậu thân 1968, cuộc chiến ở Huế đã xảy ra khác với các nơi khác và nó dẫn đến bi kịch, nhưng rõ ràng có nhiều lý do hơn thế để khiến cho thảm kịch xảy ra. Điều đó xứng đáng có câu trả lời. 

RFA : Các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam đã nói rất nhiều về Tết Mậu Thân 1968. Xin ông cho biết từ trước đến nay các nhà sử học thường quan tâm đến những vấn đề gì ? Những vấn đề nào của cuộc tấn công này còn chưa được nói đến, cần được làm rõ ?

Jay Veith : Vâng, phía Mỹ có cuốn sách của Erik Villard đã ra mắt cách đây vài năm. Cuốn sách này phân tích khá kỹ lưỡng vấn đề. Ông ấy là nhà sử học chuyên về Việt Nam tại Trung tâm Lịch sử Quân sự của Quân đội Hoa Kỳ. Tôi biết bạn tôi, Giáo sư Liên Hằng, đã viết một cuốn sách về Tết Mậu Thân từ phía Bắc Việt trong nhiều năm. Nếu có một phía chưa được nói đến thì đó là phía Nam Việt Nam. Để làm được điều đó, cần phải nghiên cứu nhiều hồ sơ, tư liệu. Hy vọng rằng những người còn sống sẽ nói về điều đó. Các đơn vị quân đội của Nam Việt Nam đã chiến đấu rất ngoan cường, gánh chịu những đau thương nặng nề. Đó là một bên vẫn còn thiếu vắng trong các nghiên cứu sử học về trận chiến này.

RFA : Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn

Nguồn : RFA, 20/01/2023

Published in Diễn đàn

Năm Mậu Thân 1968, ở Việt Nam, một sự kiện xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến tranh Việt Nam : Trận tổng công kích - tổng nổi dậy của Bắc Việt ở miền Nam vào tháng 1-1968. Một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn ý định và đường hướng của các quốc gia liên hệ trong cuộc chiến.

vnch1

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968

Sơ lược về tình hình quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1967.

Phía Hoa Kỳ :

Từ ngày Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3-1965, đến cuối năm 1967, quân lực Mỹ có hơn 485.600 quân ở trên nội địa Nam Việt Nam. Trong đó lính tác chiến của Lục Quân là 319.500, còn lại là các quân binh chủng khác.

Đến cuối năm 1967, tình hình quân sự tổng quát cho thấy quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ gây tổn thất nặng cho quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Mặc dù bên phía đồng minh cũng bị thiệt hại nặng, nhưng với hỏa lực mạnh, họ gây thiệt hại nhiều hơn cho đối phương.

Sau những trận càn quét vào mật khu và hậu cứ của Bắc Việt ở chiến trường B-2 (Tây Ninh, Bình Dương, Phước Long, Hậu Nghĩa…) với những cuộc hành quân như Atterboro, Junction City, Cedar Falls, các lực lượng Quân Đội Nhân Dân hay Quân Giải Phóng phải sơ tán về nội địa Lào và Cam Bốt.

Trong khi đó, ở B-3 Tây Nguyên (Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột), sau những trận đánh đẫm máu ở Dakto và A Shau, Ben Het, những đơn vị chủ lực Bắc Việt lần lượt rút về bên kia vùng ba biên giới.

Tuy không còn được thế thượng phong như những năm 1965-1966, Quân Đội Bắc Việt vẫn tiếp tục gây trở ngại cho các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, nhất là ở Vùng I và Vùng II : Bắc Việt chỉ rút quân đi sau khi tiêu diệt tất cả các trại lực lượng đặc biệt (trừ trại lực lượng đặc biệt ở Khâm Đức/Bến Giằng ở Kontum) ở Vùng I của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó, ở tuyến đầu Vùng I - sát vùng Phi Quân Sự (vĩ tuyến 17) áp lực của quân đội Bắc Việt vẫn mạnh - nếu không nói là mạnh hơn : Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chạm trán với các đơn vị của Quân Đội Nhân Dân thường xuyên trong các cuộc hành quân tảo thanh phía nam sông Rào Quảng và bắc đường Số 9.

Qua những trận đụng độ thường xuyên này, giới quan sát chiến lược quân sự suy luận là quân đội Bắc Việt cố ý khiêu khích quân đội Mỹ ở Khe Sanh và phía tây Quảng Trị, gây một sự chú ý và quan tâm, hầu chuẩn bị cuộc tổng công kích Mậu Thân sắp đến.

Thực tế cho thấy sự suy luận của giới quan sát không sai lắm : Từ mùa Hè 1967, ba sư đoàn quân chính qui của Bắc Việt đè nặng áp lực vào căn cứ Khe Sanh, gây nhiều quan tâm cho cấp chỉ huy Hoa Kỳ ở mặt trận đó.

Hơn một tuần trước Tết Mậu Thân, một đơn vị cấp trung đoàn của Bắc Việt tràn ngập một tiền đồn lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lang Vei, nằm phía tay nam Khe Sanh chừng 15km.

Giới quân sự Mỹ phải quan tâm vì quân đội Bắc Việt đã sử dụng xe tăng - lần đầu tiên - hỗ trợ quân tác chiến. Ý định kềm chân Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở tuyến đầu rõ hơn vào những tháng sau cùng của năm 1967, khi quân đội Bắc Việt gia tăng sự hiện diện cả bốn sư đoàn ở sát vùng Phi Quân Sự.

Quân báo Mỹ thấy được sự gia tăng quân số của Bắc Việt, nhưng không liên kết được sự kiện đó và sự chuẫn bị trận Mậu Thân của Miền Bắc.

Về phương diện tâm lý và tinh thần của quân đội Mỹ đến cuối năm 1967 :

Giới quân sự Mỹ tương đối thỏa mãn về những thiệt hại họ gây cho đối phương. Nhưng đồng thời họ cũng thấy được sự thiệt hại về nhân mạng quá cao ở phía họ.

Vị tư lệnh phó quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam than vãn trong một buổi họp vào cuối năm 1967, là lính Nhẩy Dù Mỹ chết quá nhiều trong các trận đánh ở Dakto, A Shau, Ben Het… và nhiều đơn vị không còn người để bổ sung.

Đến tháng 12 năm 1967, Hoa Kỳ có 16.250 tử trận. Chỉ trong năm 1967, Mỹ có 9.378 tử trận - con số cao gần gấp đôi năm 1966 (5.008).

Tuy nhiên, trong bản báo cáo cuối năm về cho Bộ quốc phòng, đại tướng Westmoreland và đô đốc Sharp tư lệnh Hoa Kỳ Thái Bình Dương, cho biết cuộc chiến đang có kết quả - với số lượng quân và hỏa lực đang có trong tay.

Nói một cách khác, họ thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm cuộc chiến.

Đại tướng Westmoreland, trong lần trở về Mỹ cuối năm 1967 để tường trình trước quốc hội về diễn tiến cuộc chiến ở Việt Nam, tuyên bố quân đội đồng minh và Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà thắng.

Khả quan hơn, là Việt Nam Cộng Hòa đang ổn định được tình hình chính trị nội bộ ; đang đôn quân để gia tăng sức mạnh quân đội. Nói chung, tất cả đều khả quan.

vnch2

Một nghĩa trang tại Huế

Và giới lãnh đạo Hoa Kỳ tin những gì Westmoreland báo cáo. Một chi tiết quan trọng trong những ngày cuối năm : cho đến cuối năm 1967, chưa ai biết được nhân vật chủ trương cuộc chiến là Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara đang đệ đơn từ chức. McNamara từ chức vì quá mệt mỏi với một cuộc chiến không đi đến đâu.

Sự bỏ cuộc của McNamara gây ra nhiều ảnh hưởng cho những những quyêt định của tổng thống Johnson vào tuần lễ kế tiếp sau khi trận Mậu Thân xảy ra.

Nội bộ Việt Nam Cộng Hòa

Khi tướng Westmoreland nói tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa đã được ổn định vào cuối năm 1967, thì ông ta quá khen về nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa.

Nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào ngày 31 tháng 10-1967, với liên danh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đắc cử. Sau cuộc bầu cử và sau khi xác định nhiệm vụ và vai trò trên hiến pháp, hai ông Thiệu và Kỳ cố gắng làm thân với nhau trước công chúng để cùng nhau lãnh đạo.

Trước đó chỉ hai tháng, hai ông Thiệu Kỳ tranh giành ghế tổng thống mãnh liệt đến độ các tướng lãnh trong Hội đồng quân Luật phải đứng ra can thiệp.

Tuy nhiên, sau bầu cử năm 1967,những hiềm khích cá nhân, và lòng nghi ngờ nhau vẫn tiếp tục.

Từ sự bất đồng ý kiến của hai vị lãnh đạo quân sự, chính trong giới quân sự ở cấp dưới cũng có những xung đột của các vị chỉ huy quân binh chủng. Chính trong trận Mậu Thân, một sự kiện xảy ra làm cho liên hệ giữa hai ông Thiệu và Kỳ hoàn toàn chấm dứt.

vnch3

Tướng Westmoreland tại chiến trường Nam Việt Nam

Cuối năm 1967, quân lực Việt Nam Cộng Hòa có hơn 340.000 quân chủ lực, và 300.000 lính Nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Hải quân và Không Quân có được khoảng 17.000 người cho mỗi quân chủng. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được huấn luyện tốt, nhưng vũ khí trang bị thì quá lỗi thời, quá lạc hậu.

Nhiều tài liệu cho thấy chính những sĩ quan cao cấp của bộ tư lệnh quân viện (MACV) Hoa Kỳ đều phàn nàn là vũ khí của Việt Nam Cộng Hòa thua xa vũ khí hiện đại của Quân Đội Nhân Dân.

Với vũ khí hiện đại như AK-47 và B-40, quân đội Bắc Việt áp đảo tinh thần quân Việt Nam Cộng Hòa ở chiến trường -- nhận xét này đến từ tướng Westmoreland. Đến năm 1967 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa phục hồi lại tinh thần chiến đấu từ sau năm 1965 với những thất bại ở các trận Bình Giả, Đồng Xoài, Bồng Sơn, Ba Gia. Năm 1967, Việt Nam Cộng Hòa có 12.716 tử thương, so với năm 1966 là 11.953.

Tựu trung, tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa rất hăng say và lớn dần trong cuộc chiến -- chỉ trừ về phương diện vũ khí chiến thuật của họ, quá lỗi thời so với đối phương.

Đại sứ Bunker, trong báo cáo một tuần trước tết, 24-1-68, gởi về cho tổng thống Johnson : "Năm 1968 chúng ta có thể khá hơn năm 1967, cũng như năm tình hình 1967 khả quan hơn năm 1966... Có thể nói [tình hình Việt Nam Cộng Hòa] từ giai đoạn bò chuyển sang giai đoạn đứng. Năm nay sẽ là giai đoạn tập đi".

Trước Tết 1968, khi được loan báo sẽ có hưu chiến để ăn tết, các bộ tư lệnh cho phép 50% quân số được đi phép ăn tết. Lúc Bắc Việt tấn công, không hơn phân nửa số quân nhân có mặt tại đơn vị.

Tình hình quân sự chính trị của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1967-1968

Từ đầu năm 1968, ngay trước ngày Bắc Việt tấn công vào đô thị Việt Nam Cộng Hòa, thẩm quyền ở bộ ngoại giao và quốc phòng quan tâm đến "con rùa của những phát triển" ở Việt Nam và cố gắng đốc thúc Việt Nam Cộng Hòa phải cấp bách thực hiện tất cả những kế hoạch quan trọng của họ.

Từ sau cuộc đảo chánh năm 1963 cho đến cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội của nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào ngày 3/9/1967, tình hình nội bộ chính trị bị hết xáo trộn này đến xáo trộn khác.

Tất cả mọi kế hoạch đều cần thời gian và sự ổn định để thực hiện, nhưng trong ba năm 1964-1966, phải thành thật phán đoán, Việt Nam Cộng Hòa không có một giai đoạn nào được gọi là yên tịnh, ổn định về phương diện chính trị.

Từ đầu năm 1967, nhiều hình ảnh khả quan về quân sự và chính trị dần dần xảy đến trong năm : Việt Nam Cộng Hòa có được một hiến pháp mới ; bầu cử ở cấp xã, ấp thành công như dự định với 77 phần trăm người dân hưởng ứng ; giới hội đồng tướng lãnh thỏa thuận với nhau về hai người đại diện cho họ để ra ứng cử ; và hơn hết, người dân đã bắt đầu có lòng tin với chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa. Đầu năm 1967 chính phủ chỉ kiểm soát được 62 phần trăm dân chúng nông thôn ; cuối năm số đó tăng lên 67 phần trăm.

Năm 1966 có hơn 16 ngàn cán binh cộng sản ra hồi chánh, con số đó tăng lên gần 27 ngàn cho năm 1967. Với những khả quan đó, người Mỹ chỉ mong sau cuộc bầu cử là họ sẽ đề nghị một số kế hoạch cần phải cấp bách hóa để Việt Nam Cộng Hòa có ít nhiều phương tiện để tự lực cánh sinh trong tương lai tới.

Năm 1967 quân lực Việt Nam Cộng Hòa có tất cả 343 ngàn người ở các đơn vị chủ lực và khoảng 300 ngàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Ba trăm bốn mươi ngàn quân chủ lực gồm một sư đoàn Nhảy Dù ; hai chiến đoàn Thủy quân lục chiến, Hải Quân, Không Quân, 10 sư đoàn Bộ Binh, và một số đơn vị khác.

Sau khi sắc luật động viên từng phần được ban hành, MACV và bộ tổng tham mưu Việt Nam Cộng Hòa dự định gia tăng quân số lên 685 ngàn giữa năm 1968 ; rồi 777 ngàn 12 hai tháng sau.

Nhưng sau khi trận Mậu Thân xảy ra, MACV và Việt Nam Cộng Hòa đồng ý phải cấp bách hóa vấn đề động viên để bổ sung vào những thương vong đang xảy ra tại chiến trường.

Năm 1968 quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã trả một giá cao để đẩy lui cuộc tấn công bất thần của Bắc Việt : gần 28 ngàn tử thương và 70 ngàn bị thương so với trung bình chỉ hơn 12 ngàn tử thương và 21 ngàn bị thương cho hai năm 1966 và 1967.

Hoa Thịnh Đốn, sau buổi họp quan trọng ngày 4 tháng 3 của các thẩm quyền tối cao tại tòa Bạch Ốc, ra lệnh cho mọi cơ quan liên hệ đến Việt Nam phải đốc thúc Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nhanh chóng tiến trình đảm nhận cuộc chiến hay ít ra thay thế số thương vong của quân đội Hoa Kỳ.

vnch4

18/4/1968 : Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

Mùa xuân năm 1968, với tình hình chiến sự nguy ngập bùng nổ trên bốn vùng chiến thuật, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra một số biện pháp gọi tái ngũ tất cả các cựu quân nhân cho đến hạng tuổi 33, với dưới 5 năm quân vụ. Ngày 19 tháng 6 quốc hội đưa ra bộ luật về quân dịch, hạ tuổi quân dịch từ 20 xuống 18. Song song với chuyện hạ tuổi quân dịch, Việt Nam Cộng Hòa khởi họa chương trình Nhân Dân Tự Vệ cho tất cả nam công dân tuổi từ 16 đến 50.

Đầu tháng 3-1968 MACV hoàn tất kế hoạch hai năm cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa : 800 ngàn quân vào năm 1970 (phân nửa là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân), với lối cấu trúc tương tự như quân đội Hoa Kỳ một lối cấu trúc mà sau này mọi người mới biết đó là một gánh nặng cho Việt Nam Cộng Hòa khi Hoa Kỳ cắt đi nhiều phương tiện. Kế hoạch hiện đại hóa quân đội và gia tăng quân số được tham mưu trưởng liên quân Wheeler và bộ trưởng quốc phòng Clifford chấp nhận ngay.

Như vậy, chỉ đến cuối năm 1968, Việt Nam Cộng Hòa có quân số mà họ dự định đến năm 1970 mới có. Đến năm 1968 Việt Nam Cộng Hòa mới tổng động viên để dồn nỗ lực vào việc chống cộng thì hơi trễ vì Bắc Việt đã động viên nhân lực, vũ khí và tài chánh trong kế hoạch đánh chiếm miền Nam từ mấy năm trước.

Đến cuối tháng 6/1968, tình hình trên chiến trường được coi là yên tĩnh trở lại, cuộc tấn công của cộng sản bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng một biến cố xảy ra vào những ngày cuối cùng của trận Mậu Thân làm cho sự phân chia và hiểu lầm trong giới tướng lãnh lại trở nên trầm trọng.

Chiều ngày 2 tháng 6/1968, trong cuộc tổng công kích đợt 2 của cộng quân vào Sài Gòn, một trực thăng võ trang trong lúc yểm trợ, bắn lầm vào bộ tư lệnh dã chiến đang quan sát chiến trường ở Chợ Lớn, làm sáu sĩ quan cao cấp chết, và hai bị thương.

Tin đồn loan truyền ra đây là một vụ mưu sát đến từ tổng thống Thiệu hay người Mỹ, vì tất cả các nạn nhân là người thân cận của phó tổng thống Kỳ.

Sự nghi ngờ tăng thêm, khi ngày hôm sau, trung tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh Thủy quân lục chiến, kiêm tư lệnh Quân Đoàn III, kiêm tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, từ chức như là một phản đối.

Những ngày sau đó, từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều tin tức về đảo chánh sẽ xảy ra, và một lần nữa tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa đem lại nhiều quan tâm cho người bạn Hoa Kỳ.

Năm 1968, với 27.915 tử thương và 70.968 bị thương, bằng một giá thật đắt quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thật sự trưởng thành trong khói lửa. Cuộc chiến chống cộng bây giờ nằm trên vai của người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Kỳ Phong

Nguồn : BBC, 28/02/2018

Định cư ở Mỹ từ 1975 và hiện sống ở Washington DC, tác giả đã viết nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam như Vũng lầy Tòa Bạch Ốc : Người Mỹ và Chiến tranh Việt Nam. Ông hiện đang soạn tác phẩm Những tài liệu tối mật về Chiến tranh Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.

tet0

Sài Gòn ngày 31/01/1968 trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệu AFP

Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, "giải phóng" cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Đó là ngày 30 tháng Giêng năm 1968, ba năm sau khi tổng thống Lyndon B.Johnson ra lệnh gởi 125.000 quân Mỹ đến Việt Nam để ngăn không cho cộng sản chiếm được miền Nam, và phần còn lại của Đông Nam Á.

Đại và các đồng chí của mình nhìn sự kiện này theo kiểu khác : với lòng tự hào dân tộc, họ có sứ mệnh thống nhất Việt Nam, tung ra cuộc tấn công bất ngờ vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ, mà nay được biết đến với tên cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (Tet Offensive).

Ông Đại, năm nay 73 tuổi, khi trả lời phỏng vấn tại nhà ở Hà Nội vào tháng Giêng đã nói : "Lòng căm thù của người lính miền Bắc là rất lớn. Tất cả các chiến sĩ đều tin rằng chúng tôi sẽ giải phóng được toàn bộ đất nước".

Nguyễn Quý Đức, năm đó mới 9 tuổi, có kỷ niệm khác hẳn về dịp đầu năm 1968. Đức về thăm gia đình nhân dịp Tết nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Cha của anh là một tỉnh trưởng, đang cố gắng duy trì tình hình có vẻ bình thường, tại miền Nam đang bị chiến tranh hoành hành.

Lệnh ngưng bắn đã được thỏa thuận trong dịp Tết, với đa số quân nhân Việt Nam Cộng Hòa được về phép. Có nghĩa là một tuần lễ được nghỉ xả hơi trong thời chiến. Nhưng khi đang ngủ trong nhà của người ông, Đức bị những tiếng súng nổ đánh thức vào lúc một giờ sáng. Những người lính có nhiệm vụ bảo vệ gia đình đã biến đâu mất, xung quanh là những người đàn ông nói giọng miền Bắc.

"Mẹ tôi ra cửa và nói : "Tôi có hai cháu nhỏ ở đây". Người bộ đội trả lời : "Chúng tôi sẽ bắn bất kỳ ai trông thấy, nếu bà không nói với chúng tôi về tất cả mọi người trong nhà". Đức kể lại như thế, trong một nhà hàng hiện ông đang sở hữu ở Hà Nội. Đức nhìn thấy người cha bị dẫn đi và tin rằng ông sẽ bị sát hại, trong khi những người còn lại trong gia đình chen chúc dưới một căn hầm suốt nhiều ngày, cho đến khi được lính Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cứu thoát.

Tranh luận ở Mỹ, im lặng tại Việt Nam

Vào dịp kỷ niệm 50 năm, cuộc tiến công Tết Mậu Thân tại Huế và nhiều nơi khác được tranh luận và mổ xẻ trên báo chí, sách vở ; các cuộc hội nghị, chương trình truyền hình và triển lãm được tổ chức trên toàn nước Mỹ, nơi mà sự kiện này đã khiến cho dư luận trở nên chống đối chiến tranh. Nhưng tại Việt Nam, việc kỷ niệm thời điểm lịch sử - diễn ra trong dịp Tết năm nay vào ngày 16/2 - lại khác, nếu không nói là hoàn toàn khác. Và việc các ông Đại và Đức chấp nhận chia sẻ những kỷ niệm là khá hiếm hoi, trong một đất nước mà sự kiện này hiếm khi được công khai thảo luận.

Mặc cho những cải cách dần dà về thị trường của Hà Nội, và tình hữu nghị đang tăng lên với Hoa Kỳ, những chia rẽ lâu nay giữa miền Bắc và miền Nam còn khá sâu đậm ở Việt Nam. Đối với hàng triệu người miền Nam vẫn coi mình là bên thua cuộc trong chiến tranh, cùng với một số ít người miền Bắc nuối tiếc chế độ cộng sản, dịp kỷ niệm này là lời nhắc nhở đau thương về một quá khứ đau buồn.

Politico nhận định, những ai đã từng sống qua Tết Mậu Thân đều e ngại nói ra, trong một đất nước mà điều luật mơ hồ về tuyên truyền chống Nhà nước có khung hình phạt đến 20 năm tù. Hàng loạt vụ thanh trừng đã xảy ra tại Huế - thành phố nằm trong số những chiến trường đẫm máu nhất - nhưng chính quyền tránh không đề cập đến : chủ đề người Việt giết người Việt quá nhạy cảm.

tet2

Tại Việt Nam, việc kỷ niệm thời điểm lịch sử diễn ra trong dịp Tết năm nay là lời nhắc nhở đau thương về một quá khứ đau buồn.

Khởi đầu cho dịp kỷ niệm 50 năm tổng tấn công Tết Mậu Thân, có rất ít dấu hiệu được tuyên truyền rộng rãi. Thay vào đó, các áp-phích ở Hà Nội, vốn là nét đặc trưng trên khắp các đường phố, lại chào mừng 88 năm ngày thành lập Đảng 3/2. Lễ kỷ niệm chính thức Tết Mậu Thân 1968 diễn ra dưới dạng một bữa tiệc linh đình dành cho các cán bộ cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, với các màn trình diễn văn nghệ.

Theo ông Nguyễn Quang A, 72 tuổi, một doanh nhân về hưu và cựu đảng viên đã trở thành một nhà ly khai ở Hà Nội, ký ức về Tết Mậu Thân chỉ được công khai nói đến bằng những từ ngữ mơ hồ. "Tôi nghĩ rằng Đảng muốn chôn vùi mọi kỷ niệm cũ, vì nó làm suy yếu tính chính danh của họ".

Còn ông Đức, mà người cha là viên chức dân sự đã bị cầm tù 12 năm và không hề được xét xử, nói rằng thảm kịch không được biết đến rộng rãi này là hết sức đáng đau buồn. "Thật đau khổ khi đi một vòng, gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, mà họ không hề hay biết về những gì đã xảy ra".

Hầu hết những câu chuyện về trận đánh và các vụ thanh trừng ở Huế, chỉ được chia sẻ một cách an toàn bên ngoài Việt Nam. Nhưng trong những tuần lễ gần đây, tác giả bài viết đã tìm được một ít nhân chứng lớn tuổi, chấp nhận kể lại một cách thẳng thắn. Đặc biệt là họ chưa bao giờ thổ lộ về những kỷ niệm đẫm máu năm 1968.

Trận đánh Huế, rất dữ dội từ ngày 30 tháng Giêng cho đến tận đầu tháng Ba, là trung tâm của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Trong khi những thành phố khác được tái chiếm sau vài ngày, Huế lại bị chiếm đóng hầu như toàn bộ, chỉ có những nhóm nhỏ thủy quân lục chiến Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa chống chọi với quân Bắc Việt trong trận chiến khốc liệt kéo dài cả tháng trời.

Huế và khói nhang Mậu Thân

Trong trận tiến công Huế, có 216 quân nhân Mỹ, hầu hết là thủy quân lục chiến, đã bị tử trận khi giành giật từng căn nhà một. Quân cộng sản chiến đấu kịch liệt, theo chiến thuật "nắm thắt lưng địch mà đánh", tức tiến sát phòng tuyến của Mỹ để tránh bị dội pháo. Quân Bắc Việt có 2.400 người chết, còn phía Việt Nam Cộng Hòa có 452 quân nhân tử trận. Dù quân cộng sản buộc phải rút khỏi Huế, nhưng khả năng giữ được thành phố lâu như thế đã ảnh hưởng đến tuyên bố của chính quyền Johnson là chiến thắng sắp đến gần.

Ông Đức nhắc nhở rằng dù nhiều người Huế không hài lòng về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam, nhưng đã hoan nghênh việc quân Mỹ tham dự vào trận đánh và truy quét quân Bắc Việt, cho đến khi họ quay lại vào năm 1975.

Các vụ quân cộng sản giết hại hàng loạt thường dân Huế bị che giấu tại Việt Nam. Chính quyền chỉ mơ hồ nhìn nhận một số "sai lầm" trong trận chiến, và nhất quyết không chịu công nhận tính chất "thảm sát" như bên ngoài đều gọi. Những tin tức đầu tiên về các vụ sát hại này là từ các nghiên cứu của Mỹ, được tiến hành ngay sau trận chiến. Các hố chôn tập thể được phát hiện xung quanh thành phố. Nhiều người bị trúng đạn hoặc là nạn nhân của những quả bom đã san bằng Huế, những người khác bị trói và bị hành quyết, và một số trường hợp rõ ràng là bị chôn sống. Theo ước tính chính thức của Việt Nam Cộng Hòa, có 4.856 người bị sát hại tùy tiện ; còn theo Douglas Pike, một viên chức ngoại giao Mỹ nghiên cứu về trận đánh Huế, thì con số này là 2.800 người.

Ông Mark Bowden, tác giả cuốn "Huế 1968 : Bước ngoặt cho cuộc chiến Mỹ tại Việt Nam" xuất bản năm 2017, cho Politico biết ông ước tính khoảng 2.000 người đã bị sát hại trong một kế hoạch "thanh trừng" đã được định sẵn đối với những người làm việc cho chế độ miền Nam, cho dù ông tin rằng con số thực sự sẽ không bao giờ được biết đến. Bowden nói : "Chắc chắn là mỗi người mà tôi phỏng vấn, từ Việt Cộng, bộ đội Bắc Việt cho đến dân sự, không ai chối cãi những gì đã diễn ra. Điểm tranh cãi duy nhất là có bao nhiêu người đã chết".

Ông Trương Văn Quý, một người dân Huế 74 tuổi, sống bằng nghề dạy đàn ghi-ta, là một phóng viên trẻ của báo Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Tết Mậu Thân. Khi tin tức về vụ tấn công lan ra, ông đã từ Sài Gòn ra Huế, và tận mắt thấy thảm cảnh. Trong khi gia đình ông vốn làm việc cho người Mỹ, đã chạy trốn được an toàn, nhiều người láng giềng không có được cái may mắn ấy. Ông Quý nhớ lại : "Tôi thấy những xác người được đưa ra khỏi hố chôn tập thể, họ đã bị chôn sống".

Ông Đại, người bộ đội miền Bắc, nay là nhà soạn nhạc và nằm trong số tương đối ít các công dân Việt Nam công khai kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng, nhớ lại đã thấy có những người bị bắt và đẩy lên xe. Cấp trên nói với ông là những người này làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, còn những người đi lùng bắt thuộc một "đơn vị bí mật". Đại không biết số phận những người tù này ra sao, nhưng các đồng đội ông được lệnh : "Đưa ra xe, những người này cần phải được đưa đi cải tạo"… "Tôi nghe sơ qua từ những bộ đội khác là họ có nhiệm vụ đào một hố chôn tập thể".

Ông Đức, đã di tản sang California năm 1975 và nhập quốc tịch Mỹ, trở về Việt Nam năm 2006, cố tránh đến Huế trong những ngày này. Nêu ra thuật ngữ trong văn hóa Việt, vốn tin tưởng sâu sắc vào những hiện tượng siêu nhiên, ông nói rằng các "hồn ma" vẫn vất vưởng trên thành phố. "Bạn đến một góc nào đó trên đường phố, và bạn nhớ ra rằng có một ngôi mộ ở đây vào năm 1968".

Nhà sư Trần Viết Mẫn, 54 tuổi, trụ trì chùa Viên Quang ở Huế nói, những ký ức về Huế vẫn sống động, tục lệ thờ cúng tổ tiên thấm đẫm trong xã hội Việt Nam. Các thành viên trong gia đình của người quá cố hiện vẫn yên lặng cúng bái người thân tại nhà. Ông Mẫn nói rằng người dân Huế đã có được "hòa bình", nhưng vẫn chưa đạt được "thái bình" trong tâm tưởng. "Chiến tranh đã kết thúc, nhưng hòa bình vẫn chưa hoàn toàn đến".

Nhà ly khai Nguyễn Quang A so sánh sự e dè của chính quyền Việt Nam trong việc nhìn nhận quá khứ, với thời kỳ hòa giải kéo dài sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh, việc hàn gắn vết thương cần có thời gian, ngay cả trong các xã hội dân chủ "vẫn còn là vấn đề"giữa các tiểu bang miền Bắc và miền Nam nước Mỹ.

Theo Politico, các nỗ lực hòa giải hầu như không hiện hữu tại Việt Nam. Nửa thế kỷ sau tổng tiến công Tết Mậu Thân, đảng cộng sản vẫn khăng khăng là không có nội chiến. Bày tỏ quan điểm khác dễ bị chụp mũ là "phản động", với hậu quả là từ thất nghiệp cho đến những bản án tù lâu dài.

Ông Đức giải thích : " Theo luận điệu tuyên truyền thì đảng đã lãnh đạo cuộc chiến chống Mỹ. Nhưng nói rằng không có nội chiến, là làm ngơ việc ba triệu người Việt đã ngã xuống khi cầm súng bắn lẫn nhau, điều đó làm tôi đau khổ và phẫn nộ".

Thụy My

Nguồn : RFI, 21/02/2018

Published in Diễn đàn

Ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nói rằng theo những gì ông biết thì năm 1968 trong các lãnh đạo Hà Nội không có đồng nhất về trận Tết Mậu Thân.

Từng là cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật và nay là nhà bất đồng chính kiến sống tại Paris, ông Bùi Tín nói với BBC hồi đầu tháng 2/2018 về sự kiện 50 năm trước.

buitin1

Lực lượng của Bắc Việt Nam và Mặt trận Giải phóng đã đồng loạt tấn công trên toàn Nam Việt Nam dịp Tết Mậu Thân 1968 và nhiều đợt sau nữa

Bùi Tín : Tôi theo dõi thì năm 1968 có tấn công để tổng công kích và tổng khởi nghĩa nhưng mà không đạt được kết quả về tấn công. Riêng ở Huế chiếm được 25 ngày nhưng mà tất cả hơn 40 thành phố và 70 quận lỵ thì chỉ vào được có 3 đến 10 ngày thôi, còn phải rút ra với những tổn thất rất nặng nề đến tận năm 1972, 1973 mới có thể hồi phục lại được.

Cho nên nếu nói đó là thắng lợi thì đó là sai lầm so với sự thật, so với lịch sử. Thời kỳ đó là thời kỳ phía cách mạng bị tổn thất nhiều nhất, không biết bao nhiêu liệt sĩ đã chết trong thời kỳ đó mà không đạt được kết quả chiến lược.

BBC : Vai trò của những người mà đứng sau quyết định mở ra chiến dịch Mậu Thân này từ phía miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là ai,đặc biệt là các vị tướng thưa ông ?

Bùi Tín : Có thể nói những nhân vật chịu trách nhiệm hay là ra chủ trương đánh trận tết Mậu Thân, thì trước hết là ông Lê Duẩn cùng với ông Lê Đức Thọ. Ở trong Nam có ông Phạm Hùng, ở khu 5 thì có ông Chu Huy Mân, còn ở Bộ Tổng tham mưu có ông Văn Tiến Dũng. Một vai trò rất quan trọng nữa là của ông Nguyễn Chí Thanh. Nhưng mà ông Nguyễn Chí Thanh đã chết vào tháng 7 ngay khi mà cuộc tấn công này đang được chuẩn bị.

Các lãnh đạo khác như ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp, theo tôi được biết rõ là hai ông này không tán thành. Do không tán thành nên họ bố trí ông Hồ Chí Minh thì đi sang nghỉ ở Bắc Kinh ba tháng và khi cuộc tổng tiến công diễn ra thì ông ở Bắc Kinh, chỉ làm một bài thơ trước để phổ biến nhân ngày Tết thôi.

Còn ông Giáp thì tháng 12 trước khi nổ ra cuộc tấn công, người ta cũng bố trí ông sang Hungary để mổ mật.

Ông Giáp cũng như ông Hồ Chí Minh không muốn có những cuộc tấn công lớn. Ông Giáp nói thẳng với tôi rằng lực lượng chưa chín, chưa đủ mạnh để có thể tấn công trong khi mà quân Mỹ ở miền Nam đông đến như thế, gần nửa triệu quân.

Đáng lẽ là chỉ tấn công một đợt rồi rút ra củng cố nhưng mà đánh cả đến đợt hai vào tháng 5 và cho đến tháng 8 còn cố mở ra đợt ba nữa, làm cho cái thất bại, tổn thất, tất cả các cơ sở ở thành thị, nông thôn mất hết, mà còn phải đưa cả miền Bắc vào để bổ sung vào những thất bại đó.

BBC : Ông theo dõi, đánh giá nhìn lại sau 50 năm từ phía của Việt Nam hiện nay ở trong nước thì ông thấy các đánh giá đó, nhìn nhận như thế thì đã sòng phẳng chưa ? Một số người có nói những câu chuyện về 'thảm sát' ở Mậu Thân, chẳng hạn như ở Khe Đá Mài hay một số chỗ khác, thì ông có bình luận như thế nào ?

Bùi Tín : Tất nhiên nói toàn Miền Nam thì chỗ nào cũng thất bại, bởi vì cuộc tấn công rất là rộng lớn và người ta mắc bệnh chủ quan. Khi mà đi từ vùng núi, vùng căn cứ xuống đánh các thành thị, một số nơi đã đốt sạch tất cả lán trại, bởi vì tin chắc là đi mà không trở về.

Đến khi phải quay trở về thì không còn cơ sở để mà ở. Bao nhiêu cơ sở mất hết và các căn cứ cũng mất hết, phải làm lại từ đầu. Từ 1969, 1970 đến tận năm 1972, 1973 mới có thể hồi phục lại được

BBC : Trở lại việc đánh giá từ phía Việt Nam như ông quan sát thì đã toàn diện chưa, đã sòng phẳng chưa, còn điểm gì thiếu sót hay không ?

buitin2

Hoa Kỳ đã phản công bằng hỏa lực mạnh, bom và pháo lớn nhưng cuối cùng cũng mất ý chí chiến đấu tiếp tục ở Nam Việt Nam.

Bùi Tín : Tôi nghĩ là hiện nay họ vẫn đánh giá là toàn thắng, thắng lớn, thắng vĩ đại rồi thắng lịch sử. Nhưng mà sự thật là thất bại và sau này mới hồi phục và đến tận năm 1973 mới có Hiệp định Paris và đến năm 1975 mới toàn thắng.

Đến năm 1975 toàn thắng, tôi nghĩ thực sự đó, nói là nhờ may rủi thì không đúng nhưng mà cũng là bất ngờ ngoài dự kiến do cái sự kiện Watergate mà ông tổng thống Richard Nixon bị mất chức. Và do đó thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh Mỹ rút ra và bỏ rơi miền Nam Việt Nam.

BBC : Theo ông còn những sự thật gì mà chưa nói ra hoặc người ta chưa tiện nói ra kể cả trong giới sử gia của Việt Nam hiện tại, sử gia quân sự mà theo ông thì cần phải nói ra ?

buitin3

Sau khi bỏ đi khỏi Việt Nam, ông Bùi Tín đã viết nhiều sách về chiến tranh và xuất bản ở Phương Tây. Hình bìa cuốn 'Following Ho Chi Minh : Memoirs of a North Vietnamese Colonel' in năm 1999

Bùi Tín : Có lẽ là vấn đề lớn nhất mà tồn tại cả bên Việt Nam cũng như là nước ngoài đụng đến là chuyện thảm sát ở Huế.

Hiện nay vẫn chưa có giải đáp chính thức về vụ tàn sát ở Huế. Cuộc tàn sát đã lên đến bao nhiêu ?Vì sao mà có cuộc tàn sát đó ? Lúc đó tôi cũng ở gần mặt trận và tôi đã nhiều lần gặp tư lệnh của mặt trận Huế, là Trung tướng Trần Văn Quang.

Có thể nói thật là thế này, là không có chủ trương từ lãnh đạo trong việc tiến hành tàn sát ở Huế.

Tôi đã hỏi ông Quang - hoàn toàn không có văn bản, chỉ thị, một quyết định nào là tàn sát dân thường. Nhưng mà nó có những nguyên nhân.

Thế nguyên nhân của nó là gì thì tôi đã chứng kiến rất rõ và tôi xin góp phần lý giải bí mật, đấy là điều ít ai biết đến.

Một là khi động viên cho bộ đội tấn công vào Huế thì các chính trị viên và chính ủy giải thích cho đến tận chi bộ và chi đoàn là địa bàn Huế là cái địa bàn lúc nhúc cho bọn phản động của Hoàng phái, của Tôn thất, của đảng Dân chủ, là trụ sở hết sức là chống cộng. Căn cứ chống cộng rất là nặng nề, của tay chân, của họ hàng ông Bảo Đại, và họ tôn thất, đó là bọn phong kiến, quan lại, theo thực dân rất đông. Mà đó là kẻ thù, kẻ thù từ các làng xã cho đến cấp huyện, cho đến cấp tỉnh và thành phố đều là bọn quan chức, bọn ác ôn, bọn phản động...

Thứ hai, cuộc tấn công đó do áp đảo, do không có quân Mỹ ở đó, cho nên bắt được rất nhiều tù binh. Các viên chức của xã bắt được đến 80 tù binh, có những huyện giải đi đến 300 tù binh. Có những đơn vị bắt được đến hơn 1000 quân nhân, họ xích lại, họ trói lại. Nhưng sau khi được hai tuần đó quân Mỹ đổ bộ một cách ào ạt, thủy quân lục chiến Mỹ bắn dữ dội từ ngoài biển vào thì bộ đội của miền Bắc được lệnh rút lên núi.

Trong khi được lệnh rút lên núi, trước đông đảo quân phản kích như thế, lại có kèm theo một cái lệnh rất là ác, là phải giải hết tù binh lên núi, không được để cho "chúng nó" chạy thoát, sẽ lộ bí mật và càng nguy hiểm, sẽ bị thiệt hại. Cho nên anh em bị dồn vào chỗ là, bây giờ rút mà không cho họ chạy là sao, cho nên bàn với nhau là thuợng sách, là giết hết đi, không cho chạy sang phía bên kia, lộ bí mật.

BBC : Ông nghe ở đâu thông tin đó hoặc có bằng chứng gì không ?

Bùi Tín : Tôi được chứng kiến những mệnh lệnh như thế.

Một là mệnh lệnh giải thích cái địa bàn đó là kẻ thù, hai là chỉ thị trong khi rút không được để cho tù binh thoát khỏi rất nguy hiểm cho cuộc hành quân của phe miền Bắc.

Nguồn : BBC, 20/02/2018

Published in Diễn đàn
lundi, 12 février 2018 09:44

Nghệ thuật chôn sống

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

chon1

Khám phá hố chốn người tập thể sau khi quân cộng sản rút khỏi Thành phố Huế tháng 2/1968 - Ảnh tuần báo Life

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là "quân cách mạng" vào thời điểm đó, ở Huế.

Ghê sợ nhất, từ các bài tường trình lưu trữ của hãng AP, của ABC News… và từ cả các quyển sách ghi lại từ các phóng viên và người trong cuộc lúc đó, là chuyện kể về các màn chôn sống đồng loại. Vì lý do gì đó, những người bị chôn sống có dây kẽm đâm xuyên qua chuỗi các lòng bàn tay để tránh chuyện ai đó có thể chạy thoát. Thống kê không đầy đủ từ báo chí nước ngoài nói rằng có khoảng 500 thường dân đã chết im lặng, chết tức tưởi như vậy, khi tay không có vũ khí và cũng không có ý định kháng cự với "quân cách mạng".

Một người bạn trên facebook hỏi rằng tôi có ý kiến ra sao về lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi đã trả lời rằng mình không cần phải nói thêm gì nữa, vì đã có quá nhiều lời bình luận về chuyện này trên trang của tôi, từ những người rất hiểu biết. Mục đích chính của tôi, cũng không phải là tranh cãi với ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, mà chỉ là muốn làm đậm thêm sự thật.

Trong những ngày rầm rĩ cái gọi là "chiến thắng Mậu Thân" của báo đài nhà nước, có những ngôn luận rất chủ đích, được tung ra trên mạng xã hội rằng những cái chết của đồng bào ở Huế là bịa đặt của bọn phản động. Tôi được nhìn thấy những đường dẫn, những bài viết không được tỏa rộng lắm – cũng như không được hưởng ứng nhiều, nói rằng "bọn ba que lại dựng lên những chuyện này". Những đường dẫn ấy, có kèm cả những bức hình người dân Huế sau đại nạn ấy đang đào bới tìm xác người thân bị chôn sống. Chắc chắn, lớp trẻ dại tham gia làm tuyên truyền viên không thể tự mình nghĩ ra những cách nói ngu xuẩn và điên cuồng như vậy, nếu không được hướng dẫn như vậy từ những chính trị viên của chúng.

Vì thế, không có gì xác minh câu chuyện thảm sát Huế 1968 từ "quân cách mạng" là có thật – thật đến từng chữ, như cách nhà văn Nguyễn Quang Lập đã mô tả về hồi ký của ông Nguyễn Đắc Xuân – bằng cách đặt lên mọi sự tuyên truyền khốn nạn, bằng chính bức thư xin lỗi của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tôi buộc phải làm vậy, vì không muốn đồng bào tôi – dù họ chưa hề là người tôi quen biết – lại bị âm mưu đen tối nào đó muốn chôn sống một lần nữa, sau nửa thế kỷ bị che đậy, bị nói ngược, bị điêu ngoa xảo trá.

Nhưng chung quanh câu chuyện của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà đã nửa thế kỷ, khốn khổ vì luôn bị người đời gọi tên và mỉa mai không thôi, vẫn còn chuyện để bàn.

Có lẽ ông Tường đã có nhiều mùa xuân chồng chất những lời nguyền rủa, khiến năm nay đã 81 tuổi, ông buộc phải lên tiếng vì muốn thôi phải chịu đựng những hạn kỳ của dư luận như vậy.

50 năm không là ít. 50 năm là một đời người, thậm chí 50 năm có thể là thời gian chung cuộc của một chế độ.

Ấy vậy mà 50 năm qua, những đồng chí của ông Tường chưa bao giờ lên tiếng chính thức cho ông, để ông thoát khỏi câu chuyện là người có mặt trong những đêm dã thú ở Huế 1968. Thậm chí những người đã vỗ vai, bắt tay khen ngợi ông Tường, đặt ông vào chức Tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế, tức lực lượng chịu trách nhiệm lấy danh sách để bắt và xử những người ở Huế vào năm 1968, cũng không ai lên tiếng, nói giúp rằng ông Tường không có mặt trong cuộc thảm sát, như thư ông Tường phân minh.

Hãy tạm gác lại trách nhiệm của ông Tường. Vấn đề trách nhiệm của những người trong "quân cách mạng" mới thật đáng nói. Họ đã để lửng lơ câu chuyện của ông Tường với nghi án ấy như một kiểu đẩy mọi tội ác cho ông Tường gánh giùm. Đã vậy, năm 1981, "quân cách mạng" đẩy ông Tường ra phát ngôn trước ống kính quốc tế, lợi dụng tinh thần đắc lực lẫn tính hám danh của ông. Và như vậy, "họ" đã âm mưu chôn sống ông Tường lần đầu một cách rất hào nhoáng.

Em của ông Tường, ông Hoàng Phủ Ngọc Phan, người được dư luận nói rằng là một thủ ác không cần bàn cãi vào năm 1968, cũng im lặng. Thật khó mà tìm thấy một bài viết chính danh nào của ông Phan bênh vực về trường hợp người anh của mình. Nói một cách nào đó, nhát xẻng góp phần chôn sống ông Tường, chắc có cả của ông Phan.

Năm 2018, nửa thế kỷ tội ác Mậu Thân 1968, khi truyền thông nhà nước nói rằng "ăn mừng", thì dường như ông Tường không thể cùng vui với niềm vui chiến thắng như vậy. Ông phải tự đưa ra bức thư minh oan cho mình. Chỉ có một số ít bạn văn và những người quen biết lên tiếng yểm trợ cho ông. Nhưng mọi thứ lại bị chìm sâu trong tiếng nhạc mừng 50 năm "cuộc tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân". Một lần nữa không có ai trong hệ thống cất lời giúp cho ông Tường.

Thế kỷ của nhân loại hôm nay quả tinh xảo. Chôn sống có thể chỉ một lần để giết chết. Nhưng vẫn có những loại nghệ thuật chôn sống, mà khi nhìn lại đời, mới biết mình lịm dần vì đã tin vào những kẻ đã vỗ vai, bắt tay khen ngợi.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 12/02/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Lời tác giả : Tôi viết bài này sau 50 năm im lặng như nén hương lòng tưởng nhớ đến người anh rể – một cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, tưởng nhớ đến bằng hữu của tôi đã bị Việt cộng giết chết tàn nhẫn trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 để nhắc đến tội ác tầy trời do chính cộng sản Bắc Việt và tay sai – những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản – đã gây ra cho người dân miền Nam Việt Nam trong những ngày đầu Xuân năm 1968 và vì là "nhân chứng sống" nên chỉ tóm lược, giới hạn đề cập đến thị xã Qui Nhơn & thành phố Huế. Và vì "các hệ lụy" liên quan trong thời gian 50 năm nên cũng mạn phép đề cập thêm chút xíu đến biến cố 1975 cũng như vài dữ kiện để đời xảy ra sau đó dưới "chế độ xã hội chủ nghĩa" mà những ai từng sống qua biết rõ hơn người viết, vốn chỉ nghe chị em thân nhân kể lại khi gặp nhau tại xứ người … !

1111111111111111

Một cuộc đào bới tìm xác những nạn nhân bị cộng sản giết sau trận tết Mậu Thân Huế - Ảnh : Internet

Nhân tiện xin được lưu ý thêm điểm nhỏ, tôi – một người tỵ nạn chính trị vì cộng sản và là phó thường dân người Đức gốc Việt. Quê hương mới của người viết, Đức rất tôn trọng quyền Tự Do Ngôn Luận nên chỉ ghi lại vài ý tưởng chợt về sau 50 năm kể từ 1968. Là bài tạp ghi, tự thuật nên không sao tránh khỏi chuyện đề cập đến "cái tôi đáng ghét", mong quý độc giả thông cảm !

Ngoài ra, tự biết rằng có nhiều bậc thức giả, khoa bảng uyên bác trong tập thể người Việt tị nạn, vốn có kinh nghiệm nhiều với cộng sản và xa hơn nữa vì thời giờ hạn hẹp, còn có nhiều việc hữu ích để làm nên cá nhân tôi chỉ trân trọng đón nhận những ý kiến xây dựng thật sự (nhất là các dữ kiện ngắn liên quan đến Tết Mậu Thân 1968 hoặc ngay sau khi Việt Cộng cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 hay trên đường vượt biên, vượt biển sau 1975 kính xin gởi về Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser., nếu có) và sẽ không tranh luận với bất cứ ai khác quan điểm nhưng diễn đạt tư tưởng với lối văn phong khiếm nhã, thiếu cơ sở. Mong hoan hỷ và đa tạ.

(LNCh68)

*****************

Có thể nói, hầu như ai trong chúng ta, trên toàn thế giới đều không thích chiến tranh. Tuy nhiên tại Việt Nam thì khác vì cộng sản Bắc Việt luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến, tang thương. Nếu kẻ Bắc người Nam, nhà ai nấy ở, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện tang thương, đổ máu xảy ra, như giữa Tây Đức và Đông Đức cũ (Cộng hòa dân chủ Đức - DDR) trước khi thống nhất là ví dụ.

Lúc đó – vào thập niên 60, 70 – tuy còn là học trò tiểu học rồi lên Trung học nhưng tôi cũng đủ trí khôn để có thể so sánh, nhận định được rằng từ 1954 sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam Việt Nam không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. Cộng sản Bắc Việt đã vi phạm trắng trợn hiệp ước đình chiến chúng ký kết trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngỏ, các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như thường lệ vì binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, cộng sản Bắc Việt đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lỵ của miền Nam, từ Quảng Trị, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Phú Yên, Nha Trang… cho đến Sài Gòn, thảm khốc nhất là Cố Đô Huế, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội, gây đau khổ cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.

Đi từ căn bản nêu trên tôi ghi lại một chứng tích lịch sử để chúng ta không quên "Nỗi Đau Thương của Dân Tộc Việt Nam, đặc biệt với miền Nam Việt Nam" do cộng sản tạo ra, nhất là đối với người dân xứ Huế vào Tết Mậu Thân 1968 mà theo tài liệu có đến năm, sáu ngàn người gồm Quân Cán Chính, thường dân vô tội đã bị giết hại, bị chôn sống kể cả 4 người Đức, một linh mục người Pháp cũng bỏ thây tại Việt Nam. Có khá nhiều hồi ký, quyển sách viết về Tết Mậu Thân, điển hình là "Giải Khăn Sô Cho Huế" của Nữ Văn Sĩ Nhã Ca cũng như của các ký giả ngoại quốc tuy không cùng dòng máu với người Việt nhưng đến nay chưa có bút mực nào tả cho hết, trọn vẹn hành động dã man, vô nhân đạo mang tính cách lịch sử do cộng sản Việt Nam và tay sai gây ra dù đã có nhiều hình ảnh được bạch hóa và phổ biến trên Internet.

Vốn là người miền Trung vì vậy người viết đã chứng kiến thảm cảnh do bọn cộng sản và các tên nằm vùng gây ra khi nhìn thấy xác chết của người dân vô tội nằm ngổn ngang bên ven đường, góc phố. Riêng tại Thị Xã Qui Nhơn thì đứng cách 50 mét sau khi hết lệnh thiết quân luật đã nhìn xác người nằm ngay giữa ngã tư đường Võ Tánh và Tăng Bạt Hổ, trước Ty Thông Tin / đài phát thanh và trước cổng sân vận động Qui Nhơn mà như chúng tôi được biết, cộng sản và tay sai đã chiếm đóng nên sau đó xảy ra sự giao tranh giữa Việt Cộng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thuộc tiểu khu Bình Định. Cũng có thể quý vị đã mất đi một số bạn bè, thân hữu trong dịp Tết 1968 như tôi, sau khi Việt Cộng rút lui.

Lý do bị giết ở Huế => không biết bị quăng xác ở đâu và chẳng bao giờ nhìn được xác chồng, cha

Chỉ tóm gọn. Chị tôi tình cờ quen qua bạn gái với anh người Huế vào học sư phạm Qui Nhơn vào đầu thập niên 70 và sau đó 1-2 năm trở thành vợ chồng. Tôi từ đó có anh rể gốc Huế và vì vậy có vài người bạn thân của anh từ Huế vào học sư phạm Quảng Nam tạm trú ở gia đình tôi nên nghe biết khá nhiều về đất thần kinh. Về sau anh rể tôi nhập ngũ, ra trường về trú đóng ở Quảng Trị. Rồi cũng biết em trai của anh rể, thời đó là học sinh, sinh viên chống lại đám thiên tả …Thời chiến nên em trai anh rể tôi phải lên đường nhập ngũ, theo ngành Biên Tập Viên (cảnh sát). Riêng chị tôi, hai năm sinh hai đứa con, đứa thứ hai sinh năm 1967 và vì cha phải làm tròn bổn phận của người lính Việt Nam Cộng Hòa nên ít có dịp gặp.

Được tin qua truyền hình, radio là sẽ có đình chiến nên chị tôi nói cho gia đình chồng biết ngay sau ngày Tết sẽ cùng 2 con ra Huế thăm gia đình. Nghe vậy và nhân đình chiến ký kết với cộng sản Bắc Việt, anh rể tôi và em trai về thăm gia đình, luôn tiện gặp vợ con, chị dâu cùng hai cháu. Không ngờ chị tôi chưa kịp đi thì ngày 29.01.1968 (như tôi được biết và nhớ không lầm) đã nghe Huế bị cộng sản tấn công chiếm đóng … vài ngày sau thì được tin anh rể và em trai bị Việt Cộng bắt dẫn đi biệt tích. Rõ ràng nếu không có nằm vùng thì có lẽ Việt Cộng chẳng biết gia đình bên chồng chị tôi ở vùng An Cựu. Lo lắng, buồn phiền làm cho không khí Tết đối với gia đình hai bên mất vui hoàn toàn. Rồi Tết đau buồn đi qua và sau 25 ngày khi Huế được quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiếm lại thì số phận anh rể và em trai giống như các nạn nhân khác : "Gia đình đến nay không biết tăm hơi, chắc bị thủ tiêu (?) nhưng chẳng bao giờ tìm được xác". Tang thương đã đến với chị tôi, hai con dại, gia đình nội ngoại. Còn bút mục nào diễn tả cho đủ sự tàn ác, dã man của cộng sản và tay sai ?.

Vợ mất chồng, con mất cha không tìm được xác nên chị tôi và hai con dại ở với ông bà ngoại từ 1968.

Thảm họa xảy ra ở Huế làm cho chúng ta phải bồi hồi suy tư !. Thảm nạn Huế phải được tạc vào bia đá, khắc vào tâm khảm, để đời sau sẽ không quên, cùng chung với những dữ kiện lịch sử khác, của những cuộc tàn sát bạo tàn giữa con người với nhau. Huế là một dẫn chứng điển hình cho sự mù quáng, vô nhân đạo của cộng sản và tay sai khi họ đi theo chủ nghĩa vô thần, chuyên chính vô sản.

Cho nên mừng Xuân Mậu Tuất 2018, mấy ai không chạnh lòng nhớ tới mùa Xuân đầy máu và nước mắt, đầy khăn sô và xác người trong dịp Tết Mậu Thân 1968, cách đây 50 năm ! Nửa thế kỷ đã qua nhưng người Miền Nam Việt Nam nói chung – trong đó có tôi vì thời điểm này tôi còn ở Qui Nhơn – không thể nào và chẳng bao giờ quên được tang thương đã xảy ra cho dân tộc, xảy ra với bao nhiêu tỉnh thành, thị xã của Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt với dân xứ Huế.

Sự thật rồi có lúc phải được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời nên sau khi kiểm chứng với đầy đủ các dữ kiện được bạch hóa và phổ biến trên Internet, hầu như tất cả các vụ hành quyết đều do bàn tay của những đảng viên cộng sản nằm vùng và cộng sản Bắc Việt. Đa số 150 tên cán bộ chính trị nằm vùng hoạt động ở tỉnh Thừa Thiên nói riêng, những tên này chính là thủ phạm đã ra lệnh thủ tiêu các nạn nhân ở Huế vì rõ ràng cộng sản Bắc Việt làm sao biết rõ ai là ai, làm gì, lính, thương gia, dân thường… ở Sài Gòn, Nha Trang, Qui Nhơn hay nhiều tỉnh lỵ khác của Việt Nam Cộng Hòa ? Cho dù họ đã làm theo chỉ thị của bộ chỉ huy (và ban lãnh đạo trung ương cộng sản Việt Nam), và nếu như thế thì chỉ thị đó ai đã ra lệnh như thế nào ?. Cho đến nay vẫn chưa biết rõ chi tiết, chỉ thấy hình ảnh cộng sản ăn mừng vụ Tết Mậu Thân 68 qua internet. Nhưng điều hiển nhiên có thể khẳng định được là NẾU KHÔNG có tay sai nằm vùng thì Việt Cộng từ miền Bắc vào làm sao biết ai là lính, là công chức, giáo sư, bác sĩ… mà bắt giết chứ ? (ghi chú thêm : sau 30/04/1975 ai cũng rõ là chính thành phần tay sai nằm vùng điềm chỉ cho kẻ thắng cuộc bắt người !).

Đi kinh tế mới

Biến cố Tết Mậu Thân 1968 trên khắp miền Nam Việt Nam và hãi hùng nhất là ở Huế đã làm nổi bật bản chất "tàn ác" cố hữu của cộng sản. Qua đó nếu khách quan nhìn thêm về Nga hay Đông Âu trước đây thì có thể nói rằng "Cộng sản là Cộng sản". Cộng sản ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu dù bây giờ chỉ còn 4 nước theo chủ nghĩa này và thời nào cũng đều là cộng sản, là đầu sỏ gây ra tội ác với lý tưởng giết người, nếu chúng ta lật lại những trang lịch sử cũ qua cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam trước đây. Người dân hiền hoà của miền Nam trải qua nhiều chuyện không ngờ trước được sau 1975, dù nhiều người đã có kinh nghiệm với cộng sản. Người lính Việt Nam Cộng Hòa bị lừa đủ chuyện để bị đẩy vào tù mà chính bà con ruột thị và bạn bè của tôi vốn là nạn nhân và chuyện "đấu tố" cũng đã xảy ra sau 30/04/1975 tại miền Nam Việt Nam "đối với các nhà giàu" qua sự điềm chỉ, vu oan của những kẻ nằm vùng mới ló mặt sau khi cộng sản cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa với sự giúp đỡ về mọi mặt từ khối cộng sản quốc tế. Ngoài kỹ thuật tinh vi, xảo quyệt để giết chết Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa qua các trại giam được mệnh danh là "trại cải tạo" cộng sản đã đẩy hàng loạt người đến các vùng hẻo lánh gọi là "vùng kinh tế mới" (sic). Chính chị tôi từng sống ở thị thành là nạn nhân của chế độ mới, được nếm mùi "vùng kinh tế mới" cho đến khi sang Âu Châu đoàn tự với con cái.
* khó khăn của gia đình sau 75 vì có con du học
Ngay cả gia đình tôi cũng gặp nhiều "khó khăn" sau 30/04/1975 lý do vì ba tôi là công chức hành chánh lâu năm thời Việt Nam Cộng Hòa, vì vậy đã bị ở tù, học tập cải tạo ở trại giam Tiên Lãnh/ Quảng Nam và được cộng sản tặng cho danh hiệu gia đình "ngụy". Ai ở lại Việt Nam sau 1975 đều biết điều gì xảy ra cho "các gia đình ngụy".

Thế là em út tôi học hai trường công lập Nữ Trung Học và Cường Để nổi tiếng ở Qui Nhơn bỗng dưng gặp khó khăn, nản lòng nên trở thành "thất học". Chưa hết còn bị cho là "thuộc loại tư bản" chỉ vì cái tội có con là tôi đi du học trước 1975, vậy là gia đình ngụy tôi lại mang thêm một tội nữa. Cũng may tôi biết mình may mắn đang theo học ở xứ tự do, dân chủ như Đức quốc khó bị làm khó dễ nên đã nói khéo trước là ba má tôi cứ trả lời khi bị hạch hỏi rằng "nó tuy con của chúng tôi đó nhưng giờ lớn rồi, đi học xứ người muốn gì mấy ông cứ liên lạc hỏi nó chứ chúng tôi ở xa đâu ảnh hưởng gì được !". Xong chuyện. Cuối năm 1978, ba tôi qua đời vì bạo bệnh. Tôi được Đức cho tị nạn trước đó không lâu và trong thông hành ghi rõ ràng : "được đi khắp nơi, trừ Việt Nam, vì vậy đành thầm khóc với sự nghiệt ngã… không thể về tiễn đưa Ba lần cuối !". Gia đình tôi bị trù đập mãi nên phải rời Qui Nhơn, căn nhà xưa nơi tôi có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu cũng bị đổi chủ. Thắm thoát đã 42,5 năm sống tha hương chưa một lần về quê mẹ, kể từ tháng Tư 1975.

Xin mở ngoặc tí xíu ở đây. Nhiều lúc tôi phải phì cười vì thời tôi đi du học Đức tổng số sinh viên (gồm SV ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa và thiên tả) nếu so với số "du sinh của cộng sản Việt Nam bây giờ" chỉ bằng 1/15 (một phần mười lăm) thôi ; ngoài ra dù đi với học bỗng quốc gia Việt Nam Cộng Hòa hay tự túc nhận được khoản 120$/tháng cho ăn ở và thiếu tiền mua sách vở để tham khảo phải đi kéo cày thêm để đủ tiền ăn học nên không hiểu cộng sản ghép thành phần du sinh bây giờ là gì khi qua Đức học mua xe hơi chạy, mua nhà để ở và nếu qua Mỹ thì trả tiền học tệ lắm cũng 20 đến 50 ngàn/năm tùy trường đại học, tài chánh thừa dư thì không hiểu họ thuộc thành phần nào : "đại tư bản đỏ" ư, khi mà lương bỗng ở Việt Nam so với Âu, Mỹ thua rất xa ?!

Vượt biển tìm tự do, đoàn tụ & lặn lội về quê hương để tìm xác cha mà vẫn không thể nào tìm ra

Sau khi ba tôi mất, hai đứa cháu và em út tôi mạo hiểm vượt biển cuối thập niên 70 - chỉ trừ một người bà con xa đi chuyến khác bỏ mạng trên biển Đông - tất cả may mắn thoát chết, đến được bờ Tự Do và rồi từ trại tỵ nạn Á Châu đi định cư ở Europe khi mới 13, 14 tuổi nên phải lo học hành cho đến khi mẹ chúng nó (chị tôi) sang đoàn tụ. Đến tuổi trưởng thành và sau khi đời sống khá ổn định, một đứa cháu quyết định về Việt Nam, lặn lội ra tận Huế thăm gia đình, bà con bên nội và mục đích chính là muốn dò hỏi thân nhân, bà con ở Huế hầu từ đó hy vọng có thể tìm được tin tức về người cha mà khi còn sống vì là lính phải rày đây mai đó, ít khi được gần gũi con đã bị Việt Cộng giết chết Tết 1968 khi chúng nó mới một, hai tuổi nhưng hoàn toàn vô vọng. Vẫn không biết Việt Cộng giết ba mình và đã vùi chôn xác ở đâu. Cuối cùng bỏ cuộc bay về trở lại Âu Châu. Đây là sự thật vì tôi là cậu tuột của nó ghi ra đây để độc giả đọc, tự suy ngẫm, nhận xét … !

Để kết thúc bài viết, tôi mạn phép mời quý vị – có thể là người trong cuộc – hoặc may mắn hơn không vướng phải nỗi đau buồn trong dịp Tết Mậu Thân 1968 – đọc bài thơ sau đây :

Đưa em đi đào xác

Đưa em đi đào xác
Chiều Gia Hội âm u
Trời mây đen vần vũ
Nước sông Hương lặng lờ

Đưa nhau hồn lạnh buốt
Em quấn vành khăn tang
Xác chồng chưa tìm được.
Lệ nhỏ thầm hoang mang

Bên hố chôn tập thể
Từng mảng người rưng rưng
Nhặt những xác vữa nát
Còn vương trói dây thừng

Chiếc sọ nào nguyên vẹn
Sau nhát cuốc hãi hùng
Những người dân vô tội
Chết xấp mặt phơi lưng Đưa em đi đào xác
Hai mươi mấy ngày trời
Thành phố Huế thoi thóp
Với đớn đau mặt người

Ơi thịt xương từng nhúm
Gói ghém bọc ni lông
Nằm tố cáo tội ác
Trong bốn tấm ván thông

Những ngọn nến leo lắt
Như đóm mắt hồn ma
Nhìn hắt hiu chủ nghĩa
Qua nhang khói nhạt nhòa

Đưa em buồn chất ngất
Mưa se sắt mặt mày
Em khoác tấm vải nhựa
Di ảnh chồng trong tay

(Để tưởng nhớ biến cố Tết Mậu Thân 1968. Không rõ tên tác giả) 

Ước mong oan hồn của anh rể tôi, bạn tôi, Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa và của những nạn nhân vô tội bị giết chết oan ức bởi cộng sản Việt Nam trong Tết Mậu Thân 1968 (và sau 1975) phù hộ cho dân Việt sớm được sống dưới một chế độ KHÔNG CÒN cộng sản, thật sự có TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN !

© LNChâu68

(Người Miền Trung / Qui Nhơn)

Nguồn : CaliToday, 04/02/2018

Published in Diễn đàn

Tết Mu Tut - 2018 năm nay là dp k nim tròn 50 năm s kin Mu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nước, Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đu bàn lun v trn chiến này.

mauthan1

Bản đồ các cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt vào các tỉnh, thành phố, thị trấn khắp miền Nam Việt Nam trong trận Tết Mậu Thân 1968

Hà Nội đã t chc l k nim Nhà nước, long trng vi s tham d ca "t tr", Tổng bí thư, Ch tch Nước, Th tướng, Ch tch Quc hi, đáng chú ý là có c nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng đã v ngh hưu đ được là "người t tế". Nhiu cuc biu din văn ngh được t chc.

Trong không khí xã hội m đm, đi sng khó khăn, nim tin thiếu vng, mi th thuế gia tăng, giá xăng du lên cao, Ban tuyên giáo trung ương tn dng mi sư kin cũ và mi đ c lên giây cót tinh thn toàn dân, như h đã bc đng bày ra quá nhiu cuc hp hành t Bc vào Nam, qua trn được vào chung kết ca đi bóng trẻ U23 Việt Nam ăn mng mt cách quá l, làm cho các em vt v mt nhc thêm sau mt thi gian thi đu hết sc căng thng Trung Quc.

Tôi đã hỏi chuyện tướng Lê Minh, tư lệnh một cánh quân, trung tướng Trần Văn Quang, tư lệnh măt trận Trị Thiên : Các vụ thảm sát là có thật.

Dùng ngoa ngôn, xảo ngôn là cái ngh truyn thng ca "đng ta". Đi thng Mu Thân, nhưng đi thng ch nào ? Có th gi là đi thng được không ? Khi li dng li ha hưu chiến 7 ngày đ đúng giao tha 30 và mng 1 Tết m cuc Tng tiến công và hy vng tổng khi nghĩa khp min Nam ti 40 thành ph th trn, 72 qun l, đ đt kết qu ra sao ? Ngoài thành ph Huế gi được trong 25 ngày, các thành ph khác ch thâm nhp được vài ngày - lâu lm là 4 đến 5 ngày, các qun l ch thâm nhp được 2, 3 ngày là b dit ln và b quét sch. Ni dy, đng khi hoàn toàn không xy ra.

Các ý đồ chiến lược là tiêu dit mt mng ln quân M và Vit Nam Cng Hòa, gii phóng các thành ph và thành th lâu dài, dân chúng toàn min Nam ni dy lp chính quyn mi khp nơi, cả 3 mc tiêu chiến lược y đu cho tưởng cay đng. Ngược li lc lượng vũ trang ca Măt trn và min Bc b tn tht rt nng n sau khi b đi phương phn công liên tiếp, t tháng giêng Mu Thân 1968 đến cui năm 1970, lc lượng ti ch, hàng trăm đơn v bit đng, 4 sư đoàn chính quy, các đơn v đa phương tnh huyn b tn tht cc ln, các cơ s qun chúng b l và b quét gn sch, phi cu c gp min Bc đưa quân vào thay. Vy thì đi thng Mu Thân ch nào ?

mauthan2

Xác binh lính và tù binh cộng sản bị bắt sống trong trận Tết Mậu Thân 1969 tại Sài Gòn

Có vài chỗ ni bt như mt t biệt động đt nhp s quán Hoa Kỳ trong mt bui, 2 nhóm quân đt nhp Sân bay Tân Sơn Nht trong 1 đêm, gây chn đng dư lun phương Tây, nhưng không có giá tr quân s gì thc cht lâu dài.

Có gì để mà k nim hoành tráng khi s kin Mu Thân tiêu biu cho một s lãnh đo chiến tranh rt ch quan, mang nng tính phiêu lưu mù quáng, thái đ vô trách nhim vi sinh mng ca hàng chc vn quân nhân, đ ra các cuc tiến công t thiếu chun b, cân nhc k lưỡng, khoa hc.

Vụ Mậu Thân là chủ trương thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm, là đánh ẩu, khi các điều kiện chưa đủ, quân Mỹ còn rất đông, khống chế cả trên không bằng lực lượng không quân chiến đấu, trực thăng, cả trên bộ bằng xe tăng, xe bọc thép.

Nay lịch s quân s đã ch rõ, vic hoch đnh kế hoch ca đòn chiến lược này không được tho lun k ti B Chính tr, không có s tham gia ca ông H Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp, nhóm lãnh đo hiếu chiến mù quáng kiêu ngo và đi ch quan gm có Lê Dun, Lê Đc Th, Nguyn Chí Thanh, Phm Hùng, Văn Tiến Dũng… đã lên phương án tiến công bí mt. H vin c ông H cao tui, m yếu, mt ng, không nên đ ông H bn tâm, "xin đ Bác sang Bc Kinh tĩnh dưỡng, Bác làm cho bài thơ c đng chiến sĩ là tt quá ri", đi th là thế. H cũng bày chuyn đ ông Giáp khn cấp sang Hungary mổ túi mt b viêm và an dưỡng bên đó.

Chính ông Giáp đã k li cho tôi khi tôi đi cùng ông sang Liên Xô tháng 4/1977, ti nơi ngh mát Sochi, rng "V Mu Thân là ch trương thiếu cân nhc, thiếu trách nhim, là đánh u, khi các điu kin chưa đ, quân M còn rt đông, khng chế c trên không bng lc lượng không quân chiến đu, trc thăng, c trên b bng xe tăng, xe bc thép". Ông còn nói rõ rng : L ra sau đt 1 không đt, b đy lui, phi rút v nông thôn cng c thì li cay cú liu lĩnh ra lệnh c m thêm đt tiến công 2 (tháng 5) và ép thêm đt 3 (tháng 9) nên tht bi càng nng, tn tht càng ln, phi 2 năm sau mi tm phc hi và phi đưa thêm quân t min Bc dù chưa qua hun luyn tht tt. Đây là nhng nhn đnh xác đáng.

Có thể nói sự kin Mu Thân là tiêu biu cho thái đ vô trách nhim không coi trng sinh mng người lính, nhng sinh mng tr đy sc sng là vn phát trin lâu dài quý báu nht ca dân tc, theo kiu tiến công "bin người" ca hc thuyết quân s Mao Trch Đông và Lâm Bưu, tng hy sinh hàng triu quân nhân chiến trường Triu Tiên mà không chút tính toán.

Trong sự kin Mu Thân, hin còn mt vn đ vướng mc là nhng cuc thm sát dân thường là có tht ? quy mô ? và nguyên nhân ?

Đây là vấn đ tôi quan tâm tìm hiu t khi trong nước. Tôi đã hi chuyn tướng Lê Minh, tư lnh mt cánh quân, trung tướng Trn Văn Quang, tư lnh mặt trn Tr Thiên v chuyn này. Các v thm sát là có tht. Có đến 5 đa đim s người b chôn sng lên đến t 3 nghìn đến 2 trăm, đng bào đã đào bới đ chôn ct, t chc l tang. Con s là t 4 nghìn đến 6 nghìn. V ch trương thì theo tôi là không có. Không có lnh nào t B chính tr, Trung ương, Quân y hay B quc phòng như có người khng đnh là có lnh dit chng. Còn có ph biến khi m chiến dịch bn K lut chiến trường là không được chiếm riêng chiến li phm, không được chi bi đánh đp, giết tù binh. Theo tôi có 2 nguyên nhân đ gii nghĩa các cuc tàn sát trên.

mauthan3

Những người lánh nạn chạy khỏi thành phố Huế. Ảnh : Tim Page / Corbis / Getty Images

Một là tôi được biết khi chun b chiến dch đã có văn bn ph biến cho mi người là Tha Thiên – Huế là mt đa bàn chính tr him yếu bc nht, trong đó có rt nhiu Vit gian phn đng, nhiu ác ôn ác bá đa ch phong kiến thuc giòng tôn tht (Ưng, Bu, Vĩnh, Bảo…) ca vua Bo Đi, có rt nhiu đng viên Dân ch ca Nguyn Văn Thiệu, rất nhiu tay sai ác ôn ca Ngô Đình Cn lãnh chúa min Trung khét tiếng chng Cng. Tiến công quân s đi cùng quét sch bn phn đng Vit gian. Do lnh như thế nên mi ngày mt có nhiu tù binh quân nhân và thường dân là viên chc cp thôn xã, qun huyện, thành ph Huế và tnh Tha thiên. Mt s tù binh quan trng được đưa lên núi, còn các đơn v đu có s ít nhiu tù binh b trói tay đi theo cuc hành quân. Có đi đi có vài chc tù binh phi gi. Mi tiu đoàn hàng trăm, mi trung đòan hàng nghìn tù binh. Khi di chuyển tht là gánh nng cho đơn v.

Sau 2 tuần tiến công, quân M m cuc phn công ln ca hi quân lc chiến, vi hàng trăm cuc ném bom, hàng vn trái pháo t các tàu hi quân M ngoài bin bn vào. Hàng ngũ "quân gii phóng" b tn tht ngày càng lớn, phi mang theo nhiu thương binh. T ngày 15 âm lch, có lnh tt c rút lui gp lên vùng núi căn c cũ, bo toàn lc lượng, nhưng kèm theo mt nghiêm lnh na là phi đưa tù binh theo, không được đ xng vì s làm l nơi hành quân rt tai hại cho an toàn.

Các cán bộ cơ s b đt trong tình hình gay gt. Làm sao hành quân được nhanh, gn, an toàn vi hàng nghìn thương binh cáng theo mà không được đ xng tù binh, khi không còn người đ canh gi. Các ch huy đi đi, tiu đoàn, trung đoàn bị dồn đến thế cùng, ny ra gii pháp bt đc dĩ là th tiêu. Môi trường là chiến tranh, là chết chóc, là máu la… Thế là tù binh b chôn sng, suy cho cùng vn là do lnh ép buc t trên cao. Ti phm là Đng đã làm gương coi thường sinh mng con người cả hai bên, "dù đốt cháy dãy núi Trường Sơn cũng không ngi".

Lẽ ra k nim Mu Thân phi t chc Tưởng nim, Cu Siêu và Sám hi, như giáo sư đng viên Đào Công Tiến, Hiu trưởng Đi hc Kinh tế Sài Gòn, đ ngh vào dp k nim 30/4 năm ngoái, rt nên chun b thc hin năm nay, nhân k nim 50 năm s kin Mu thân 1968 và 30/4/2018.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 03/02/2018

Published in Diễn đàn