Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kêu gọi Facebook không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam (RFA, 03/05/2019)

Vào ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, 10 tổ chức đồng ký tên vào thư ngỏ gửi cho Facebook kêu gọi không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam.

baochi1

Thư ngỏ của 10 tổ chức gửi Facebook nhân ngày 3/5. Trang chủ Việt Tân

Theo thông cáo báo chí được công bố thì tại Việt Nam hiện không có một đơn vị báo chí độc lập nào ; trong khi đó có đến hơn 64 triệu người dùng Facebook tại quốc gia này. Facebook là nguồn tìm kiếm thông tin trên thế giới cho những người sử dụng và qua Facebook những người này chia sẽ cũng như bày tỏ quan điểm về những vấn đề mà họ quan tâm.

Do vậy nhân ngày Tự do Báo Chí Thế giới, 10 tổ chức ký tên kêu gọi Facebook hãy tuân thủ tuyên bố về sứ mạng của tập đoàn này.

Kể từ đầu năm 2019, Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ Hà Nội có thể muốn các công ty nước ngoài phải lập máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu tại địa phương, kiểm duyệt nội dung và cung cấp dữ liệu cá nhân người sử dụng ; tuy vậy quyền quyết định cuối cùng là hoàn toàn tùy thuộc vào Facebook. Tập đoàn này có tôn trọng nhân quyền hay không là do họ tự quyết lấy.

Facebook là một thành viên của Nhóm Sáng kiến Mạng lưới Toàn Cầu và có cam kết thực thi các nguyên tắc về quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư ; do vậy những tổ chức ký tên quan ngại sâu sắc về việc Facebook kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Kể từ ngày 14 tháng tư, Facebook đã chặn không cho người sử dụng mạng xã hội này tại Việt Nam truy cập vào trang Facebook của tổ chức Việt Tân liên quan đến tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, bí thư đảng cộng sản kiêm chủ tịch nước.

Trang Facebook của Việt Tân có 1 triệu 300 ngàn người theo dõi ở Việt Nam.

10 tổ chức ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Facebook không được khuất phục biện pháp kiểm duyệt của chính phủ Hà Nội gồm Access Now, Article 19, Destination Justice, Electronic Frontier Foundation, Equality Labs, Horizontal, Phóng viên Không Biên giới, SEAPA, Việt Tân, Witness.

********************

9% dân số thế giới được thụ hưởng tự do báo chí (RFA, 03/05/2019)

Chỉ có 9% nhân loại trên thế giới được sống tại một đất nước mà tự do báo chí được nhận định là tốt. Đó là nơi mà các nhà báo có được môi trường làm việc thuận lợi và có thể tác nghiệp một cách tự do và độc lập.

baochi2

RSF xếp hạng Việt Nam thứ 176/180, thuộc những nước không có tự do báo chí trong năm 2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình rsf.org

Thống kê này được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đưa ra trong thông cáo báo chí nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hằng năm, 3/5.

Theo Bản đồ Tự do Báo chí Thế giới dựa theo Báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 được phổ biến vào ngày 18 tháng 4, RSF cho biết có 9% nhân loại được thụ hưởng tự do báo chí ở mức độ hài lòng hoặc tốt, là những nước có màu trắng hoặc vàng trên bản đồ.

Trong khi đó có đến 74% dân số thế giới sống ở những quốc gia mà tự do báo chí được xem như khó khăn hoặc rất nghiêm trọng do thông tin bị kiểm duyệt gắt gao, là những nước có màu đen hoặc đỏ trên bản đồ. Nếu tính luôn các quốc gia mà tự do báo chí được cho là có vấn đề, là những nước màu cam trên bản đồ thì đồng nghĩa với 91% dân số trên toàn cầu không được tiếp cận với tự do báo chí.

Số liệu vừa nêu còn dựa theo thống kê dân số của Ngân hàng Thế giới-World Bank, cho thấy hàng năm tình hình tự do báo chí toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn, giảm xuống 11% so với 5 năm trước đây.

Tổng thư ký của RSF, ông Christophe Deloire nhấn mạnh rằng tất cả những vấn đề lớn của nhân loại như tình trạng ấm lên toàn cầu, tham nhũng, bình đẳng giới không thể giải quyết được mà không có thông tin trung thực và độc lập bởi báo chí chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Ông Christophe Deloire nói thêm rằng điều này rất đáng lo ngại cho giới báo chí và hơn hết là nhân loại bị tước đi quyền về thông tin của họ.

Trong Báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 của RSF, Việt Nam bị xếp hạng thứ 176/180 quốc gia, thuộc những nước không có tự do báo chí và bị tụt một bậc so với 4 năm liền ở mức 175/180.

********************

Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số lượng tấn công DDoS (RFA, 03/05/2019)

Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 thế giới và thứ 1 Đông Nam Á về số lượng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) trong Quý I năm 2019, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, và Pháp.

baochi3

Ông Nguyễn Huy Dũng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin. Courtesy of cand.com.vn

Truyền thông trong nước loan tin ngày 3/5, trích số liệu từ hội thảo ‘Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp’ diễn ra vào sáng cùng ngày.

Trước đó, theo báo cáo của Nexusguard, trong Quý IV năm 2018, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS, sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Đồng thời đứng thứ 2 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sau Trung Quốc.

Theo phát biểu của ông Nguyễn Huy Dũng – Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin trong buổi hội thảo, việc phòng thủ DDoS hiện gặp nhiều khó khăn do các cuộc tấn công DDoS ngày càng dễ thực hiện.

Hiện Việt Nam đã xây dựng hệ thống chống tấn công mạng Internet trong nước. Trong đó, có liên kết với các doanh nghiệp và nhà mạng để điều phối và xử lý các cuộc tấn công từ chối dịch vụ vào hệ thống thông tin quan trọng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông không chỉ tác động đến các nhà mạng mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trên mạng lưới.

Tuy nhiên, trong số liệu thống kê của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, kể từ giữa năm 2018 đến hết quý I năm 2019 thì số lượng các cuộc tấn công mạng đã giảm so với giai đoạn trước.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Bộ Truyền thông – Thông tin Việt Nam đề ra mục tiêu tạo ra thị tường an toàn, an ninh mạng ; đảm bảo an toàn hệ thống thông tin các cơ quan Đảng, Nhà nước ; và đưa Việt Nam trở thành trung tâm an ninh mạng ASEAN.

Published in Việt Nam

Mạng xã hội, hay người ta đang gọi là quyền lực thứ 5, một thứ quyền lực mềm đang được thể hiện rõ nét, sống động và ai ai cũng dễ dàng cảm nhận được ở hôm nay.

quyen1


Trung Quốc thúc đẩy sự mở rộng sức mạnh mềm thông qua xuất khẩu văn hóaMột diễn viên múa Tứ Xuyên biểu diễn màn phun lửa trong một buổi trình diễn truyền thống

Những nhà báo - công dân thời kỹ thuật số

Nhiều công ty truyền thông được lập ra. Tin tức trên mạng xã hội được các doanh nghiệp này tổ chức bài bản như tòa soạn báo chí. Khác chăng là những phóng viên của các tổ chức truyền thông đó không được cấp thẻ nhà báo. Bù lại, họ không chịu áp lực từ những chỉ đạo gọi là ‘định hướng tuyên truyền’ của cơ quan Tuyên giáo.

Thông tin được đăng tải qua tài khoản mạng xã hội của Facebook, Youtube, hay xây dựng website trên nền wordpress…, không chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, không bị đe dọa đình bản. Tuy nhiên cũng như nhà báo ‘có thẻ’, những nhà báo - công dân ấy vẫn phải chịu sự đe dọa lớn nhất của các hăm he hình sự, kiểu chụp mũ ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’, ‘diễn biến hòa bình’…

Với mạng xã hội như Facebook, thông tin như thác lũ, được đăng bởi bất kỳ ai. Chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh, hay một chiếc máy tính có kết nối với mạng internet, là đã trở thành một "người đưa tin" hữu hiệu. 

Mặc dù vậy, dường như chuyện bưng bít thông tin vẫn tiếp tục là nguyên tắc của chính phủ Việt Nam, nhằm che giấu những gì mà nhà nước không muốn người dân biết đến. Có điều về hình thức thì khác trước đôi chút. Đôi khi Tuyên giáo ‘bật đèn xanh’ để tờ báo nào đó ‘thả’ ra một bài viết mang tính trấn an dư luận-kiểu như thảm họa Formosa Hà Tĩnh, rồi sau đó xiết lại, ‘cất’ bài đó đi.

Ông Út Mót, một nông dân ở Mỏ Cày Bắc, Bến Tre kể rằng xứ này toàn là dân của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Vậy mà khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, thì mấy ông du kích cầm súng một thời đạn bom đó lại được chính quyền gọi lên để răn đe, là không được hưởng ứng những lời kêu gọi phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo mà trên mạng đăng đầy...

"Ức lắm chứ, đọc trên Facebook, trên báo mạng thấy người Sài Gòn phản ứng rầm rầm, còn ở mình thì buộc phải làm thinh. Nếu mà không có mấy trang báo lề trái đó, dân tình xứ này tiếp tục tin Trung Quốc là đồng chí của mình…". Ông Út Mót tâm sự.

Những góc nhìn đa chiều thời công nghệ 4.0

Có thể nói, với các trang web, trang mạng xã hội thông tin đa chiều, với những phân tích và bình luận có đúng có sai, tất cả đã phần nào đem đến cho người dân những kiến thức về pháp luật, những vấn đề xã hội thiết thực.

Cựu quân nhân Tám Đức, hiện là bảo vệ một chợ ở quận vùng ven Sài Gòn kể với phóng viên Việt Nam Thời Báo, rằng ông nhiều lần mở điện thoại để xem hết cả tiếng đồng hồ về chương trình bàn tròn BBC Việt ngữ. Ông biết nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, cũng từ các nội dung hội luận đó. 

"Cũng có những cái mình không đồng tình với mấy ông trên mạng nói, nhưng cũng nhiều cái nghe có lý. Mình là con người mà, nhận thức được cái nào đúng thì nghe thôi. Đảng viên cũng là người bình thường. Ông Phạm Chí Dũng nghe đâu cũng từng là đảng viên, nên ổng hiểu rõ chuyện mấy đảng viên quan chức…". Ông Tám Đức giải thích lý do mà ông hay nghe hội luận trên BBC.

"Cũng có vài cái ‘livestream’ ưa bình luận tào lao, nghe cho vui chứ hoàn toàn không ủng hộ. Lấy thí dụ như phát động biểu tình này nọ. Cái gì cũng phải có lý do, chứ cứ tuần nào cũng kêu gọi xuống đường biểu tình mà không thấy những người kêu gọi đó tham gia, thì quả thực rất đáng ngờ !". Ông Tám Đức nhận xét.

Liên quan chuyện ‘livestream’ trong thời kỷ nguyên số, đây chính là công cụ mạng xã hội đem đến nhiều thông tin, kiến thức cho người dân bằng trực quan sinh động. Kết quả vừa được công bố từ một tổ chức khảo sát thị trường tại Việt Nam cho biết, tính về sức tăng trưởng lượt người xem ở năm 2018 so với năm 2017, kênh tin tức dưới dạng video của báo Thanh Niên đã đạt con số khá ấn tượng là 392% ; Báo Tiền Phong với kênh tin tức Tiền Phong TV cũng đạt sức tăng trưởng lên đến 120% ; Báo Phụ Nữ và Gia Đình là 2,975% ; Vietnam Plus TV là 183%.

"Những phóng sự video coi hay đấy chứ. Nếu không coi được thì mình cũng có thể nghe được. Vừa làm bếp vừa nghe. Ở cách Việt Nam nửa vòng trái đất, vì nhiều lý do không thể về, cũng nhờ có những phóng sự video mà mình có thể thấy được hình ảnh quê hương, rồi những tin tức về đất nước", bà Mười Cúc - một người Việt ở San Jose, California chia sẻ.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng

So với tốc độ phát triển nhanh về công nghệ, đặc biệt là các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, truyền hình internet ngày càng có giá rẻ hơn, phù hợp với túi tiền hầu hết gia đình, thì lực lượng tham gia sản xuất tin, bài, clip mang tính chuyên nghiệp đang thiếu hụt. 

"Có nhiều nguyên nhân lắm. Với các báo, đài nhà nước, quả thật không khó để quay. Chỗ nào hẹn trước thì khỏi nói, có khi chính quyền địa phương dẫn đi luôn. Chỗ nào không hẹn, chỉ cần đưa giấy tờ ra là người ta tin. Còn mình thì có gì ? Đó là chưa kể, có vài trường hợp, mình xuống sau các báo đài khác. Mấy ông phóng viên đó làm cái gì không biết, mà dân người ta đâm ra ghét phóng viên. Xuống chưa nói câu gì đã bị đuổi. Cái này bọn tôi gặp hoài. 

Đi làm phóng sự ảnh nhà vườn chuẩn bị Tết Kỷ Hợi vừa rồi, mới bước xuống vườn tính lại nói chuyện với bác nông dân, người ta thấy mình cầm máy chụp hình, chẳng nói chẳng rằng, người ta xịt nước mình luôn. Hên là chạy kịp, máy không bị ướt". Nhóm nhà báo đang cộng tác với trang báo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, kể. 

"Chưa hết đâu, còn chịu sức ép khó dễ về pháp luật nữa. Luật An ninh mạng, rồi mấy điều trong Bộ Luật hình sự là con dao luôn trong tư thế bổ xuống đầu bọn mình. Mấy hôm chộn rộn thượng đỉnh Mỹ - Triều đó, bọn mình chật vật lắm mới có thể tác nghiệp làm clip ghi nhận ý kiến người dân quanh chuyện Trump-Kim. 

Nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự ở Sài Gòn như ông Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân, ông Trần Bang, bà Sương Quỳnh… đã bị lực lượng an ninh khẩu trang bủa vây, mà người Sài Gòn gọi là ‘bánh canh’. Mấy chuyện đó trên báo chí quốc doanh đâu có đăng. Người dân chỉ có thể tỏ tường khi đọc trên mạng xã hội, hay Việt Nam Thời Báo, VOA, BBC… Cũng có lúc bọn mình ngần ngại vì bị hăm he từ chính quyền. 

Luật pháp không có điều nào cấm chuyện truyền thông bọn mình làm. Mình yêu nghề thì mình tiếp tục thôi". Nhóm bạn trẻ chuyên trách truyền hình, cho biết như vậy. Bởi theo họ thì minh bạch thông tin là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền dân chủ. Thế nhưng đến nay, nhiều thông tin ở Việt Nam chưa được minh bạch và kịp thời. Ở các vụ án tham nhũng, người ta hay chắt lưỡi, lại là con voi lọt qua lỗ kim. Điều đó còn có nguyên do từ sự thiếu minh bạch trong thông tin.

Trúc Mai

Nguồn : VNTB, 03/03/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 13 juin 2018 16:57

Buộc cẳng chim trời

The "world wide web" is not a conspiracy of spiders.
Khuyết danh

Trong mục Ý kiến ngắn trên diễn đàn Talawas, vào ngày 9 tháng 9 năm 2008, ông Phan Hoàng Sơn phát biểu như sau : "Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phức tạp nhất của thế kỷ vừa qua. Hai chiến tuyến được thành lập để công kích và ca ngợi ông, mặc dù cả hai bên đều yêu mến các tình ca của ông".

chim1

Mấy cái máy Akai cồng kềnh - cũng theo chân nguời Mỹ – tràn vào nước Việt, mang sáng tác của Trịnh Công Sơn đến mọi hang cùng ngõ hẻm ở miền Nam.

Vụ thiên hạ thành lập chiến tuyến "để công kích và ca ngợi Trịnh Công Sơn" ra sao, nếu có, để đó, bữa nào rảnh, tính sau. Nhưng chuyện cả nước đều yêu nhạc của đương sự là một sự kiện hoàn toàn khách quan. Muốn bài bác hay nói ra (e) hơi khó. Mà nói vô thì (nghe) có vẻ xu thời.

Còn nói tình ngay thì tui hoàn toàn không hề có ý bài bác, cà khịa, nói ra (hay nói vô) gì ráo. Tiện đây, tui chỉ muốn nói (thêm) rằng họ Trịnh không chỉ có tài mà còn có… thời nữa kìa. Ổng không những đã hay mà còn… hên (dữ) lắm !

Ngay sau khi đương sự vừa xuất hiện (trong những buổi sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, giản dị với chiếc đàn guitar, trầm lắng bên cạnh Khánh Ly), mấy cái máy Akai cồng kềnh cũng – theo chân nguời Mỹ – tràn vào nước Việt, mang sáng tác của Trịnh Công Sơn đến mọi hang cùng ngõ hẻm ở miền Nam.

Rồi đất nước thống nhất. Trong lúc bộ đội và dân chúng miền Bắc ào ạt vào Nam, âm nhạc của Trịnh Công Sơn lặng lẽ đi chiều ngược lại – từ Nam ra Bắc. Và ông đã chinh phục được luôn số thính giả của nửa phần quê hương còn lại.

Trịnh Công Sơn tài ba (thấy rõ) nên được rất nhiều người coi là niềm hãnh diện của dân tộc Việt. Tôi, tiếc thay, không có cái may mắn được chia sẻ niềm hãnh diện này – như "rất nhiều người" khác.

Vì sinh ra trong một gia đình sống nhiều đời bằng nghề lý số, bất cứ ai không phải dân "pro" mà thích bói toán hay dự đoán bậy bạ (và trật lất) là tôi không thích. Nghỉ chơi, ít ra (cũng) cho tới tết. Hoặc (không chừng) tới chết luôn !

Với riêng tôi, Trịnh Công Sơn đã mắc phải lầm lỗi (chí tử) như thế. Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, ông đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình – làm say đắm lòng nguời : "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường".

"Trở về tuổi thơ" với những hình ảnh đẹp nhất về làng quê

Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường

Chiến tranh chấm dứt. Nam, Bắc hòa lời ca. Tôi ca (hơi) khó nghe nên bị túm. Dù vào trại cải tạo nhiều năm, giọng (ca) tôi vẫn không thay đổi được bao nhiêu. Bởi vậy, vừa ra khỏi tù là tôi… vù luôn ra biển. Sau khi đã đi hết biển, mặc cho ông Trần Văn Thủy kêu gào, tôi cứ bỏ đi luôn. Cho nó chắc ăn !

Do đó, cái vụ "trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường" – nếu có – tôi cũng không được thấy. Mà hình như thì không (có) đâu.

Không dám mua vé máy bay về (thiệt) nhưng nhiều đêm – những đêm thâu, sâu hun hút ở Nam Dương, ở Thái Lan, ở Tân Gia Ba, hay ở Hoa Kỳ… – tôi vẫn thường lò dò, bằng những bước chân của kẻ mộng du, trở lại cố hương.

Tôi lang thang, qua khắp mọi miền đất nước. Phần lớn là những địa danh mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, trước khi (đành đoạn) bỏ đi. Không nơi đâu có chuyện ("trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường") thần tiên như thế. Sau cuộc chiến, quả nhiên, con nít có la cà và tụm năm tụm ba (hơi nhiều) trên đường phố nhưng tuyệt nhiên không thấy đứa nào vui đùa hay hát hỏng gì xất cả.

Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng "cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận : đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy…" ("Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing"South China Morning Post, 18 April 2000).

chim3

"cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận : đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy…"

Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy… ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức ("… recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers").

Chuyện này thì thằng chả nói hơi… thừa ! Ở một xứ sở mà Nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất… – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của Tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội ?

Tôi còn dự đoán rằng, trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hóa – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh : đánh giầy ; khăn quàng tím : dắt mối ; khăn quàng trắng : ma túy ; khăn quàng hồng : mãi dâm ; khăn quàng nâu : ăn mày ; khăn quàng đỏ : thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác !

chim4

Cho tới bữa nay, vẫn không thấy những sắc mầu khăn quàng (đỏ, xanh, vàng, tím) phất phới mọi nơi – trên đường phố Sài Gòn hay Hà Nội

Cũng như Trịnh Công Sơn, tiếc thay, tôi đoán… trật ! Cho tới bữa nay, vẫn không thấy những sắc mầu khăn quàng (đỏ, xanh, vàng, tím) phất phới mọi nơi – trên đường phố Sài Gòn hay Hà Nội – như tôi đã hình dung !

Đảng chưa rảnh để cho đám trẻ em bụi đời vào khuôn phép. Nhà Nước Việt Nam còn phải bận tâm về nhiều "đám" khác (xem chừng) cấp thiết hơn nhiều : xây dựng lại đội ngũ trí thức, chấn chỉnh lại đội ngũ báo chí, củng cố lại đội ngũ công nhân… Và quan trọng hơn hết là tìm cách quản lý cái đám blogger, một giới người vừa mới xuất hiện – hết sức đột ngột và lộn xộn – ở xứ sở này.

Blog có thể được mô tả như là một hình thức "dân báo", và blogger là một nhà báo tự do – theo như quan niệm của bà Tạ Phong Tần, một trong những blogger đang được công luận chú ý, ở Việt Nam :

"Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…".

"Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định".

"Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta".

Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là "âm mưu của những con nhện" – những kẻ đang âm mưu "diễn biến hòa bình" – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được.

Mà tui thì sợ còn lâu mới được. Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý Internet ở nước láng giềng, được giáo sư giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau : "80 muơi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết".

Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tóm gọn vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng… không cao !

Công cụ truyền thông "gang thép" nhất của nuớc Việt Nam, Công an Nhân dân Online (Cơ quan Ngôn luận của Bộ Công an), đọc được hôm 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ "hệ lụy" và "quản lý blog" là… "Chuyện buộc cẳng chim trời". Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt :

"Theo ước tính từ Bộ Thông tin và truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam. Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog…"

"Tuy nhiên, liệu có quản lý được không ? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn…".

chim5

Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chuyện (rất) khó thành công.

"Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi".

"Việc truy tìm chủ nhân blog có thể được đối với cơ quan an ninh mạng hay lực lượng cảnh sát mạng. Nhưng đó là việc làm mang tính đối phó chứ không phải là cách làm mang tính chiến lược".

Trời đất, làm sao mà có "chiến thuật" hay "chiến lược" gì cho kịp chớ ? Coi : mới hôm qua còn cả đống cà phê chui, bữa nay (tất tần tật) đều biến thành… cà phê Internet hết trơn hết trọi !

Giấc Nam Kha khéo bất bình.

Bừng con mắt dậy thấy mình trắng tay !

Khi khổng khi không, nhà đương cuộc Hà Nội mất (độc) quyền thông tin (mà họ đã từng nắm chặt được) từ hơn nửa thế kỷ nay. Bằng nỗ lực tuyệt vọng – để… hòng "cứu vãn tình thế" – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam, theo như tường thuật của phóng viên Thiện Giao (nghe được qua RFA) hôm 5 tháng 9 năm 2008 vừa qua.

Ta không có tới tám mươi triệu con chuột như Tầu nhưng tính rẻ cũng (đâu chừng)… bốn triệu ! Mèo đâu ra mà bắt cho kịp chớ ?

Công an mạng và cảnh sát mạng lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để… kiếm thêm chút cháo. Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ cao mà lại chả được ăn cái… giải (rút) gì, ngoài số tiền lương… chết đói.

Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chuyện (rất) khó thành công.

– Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ ?

– Sợ chớ, theo luật tiến hóa thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói… là đi giật lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân mà thôi !

Tháng 06/2009

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 12/06/2018 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ liên tiếp tăng (RFA, 14/11/2017)

Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những quốc gia dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ.

duhoc1

Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những quốc gia dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ. Courtesy of www.laodong.vn

Số liệu được công bố trong báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và được Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội loan tin trong bản thông cáo báo chí ngày 14 tháng 11.

Theo báo cáo đưa ra, số du học sinh Việt Nam ở Hoa Kỳ trong năm học 2016-2017 tổng cộng hơn 22.400 sinh viên, tăng 5% so với năm học trước. Sinh viên quốc tế hiện chiếm 5,3% tổng số sinh viên tại Hoa Kỳ.

Trong tổng số du học sinh ở Hoa Kỳ, số lượng nhiều nhất là sinh viên bậc đại học, 68%, sau đại học là 15.6%.

Các ngành học được lựa chọn nhiều nhất trong năm 2016-2017 là kỹ thuật, kinh doanh và quản trị, toán và khoa học máy tính.

Thông cáo báo chí này cũng nêu cụ thể những tiểu bang tập trung du học sinh quốc tế là California, New York, Texas, Massachusetts, Illinois, Pennylvania, Florida, Ohio, Michigan và Indiana.

Ngược lại, cũng từ báo cáo hàng năm Open Doors của IIE cho biết, trong năm 2016-2017, Việt Nam đón hơn 1 ngàn sinh viên từ Mỹ.

*****************

Việt Nam đình bản hai tờ báo mạng do ‘vi phạm hành chính’ (VOA, 16/11/2017)

Chính quyền Vit Nam va ra quyết đnh đình bn tm thi và pht hai trang báo đin t tng cng 190 triu đng do ‘vi phm hành chính.’

duhoc2

Quyết đnh pht báo đin t Nhà Qun lý ca B Thông tin và truyền thông, chp t trang Facebook ca Lê Nguyn Hương Trà.

Nhà báo tự do Võ Văn To Khánh Hòa nói rng vic các trang báo bị pht hay b đình bn vn thường xuyên xy ra khi các lãnh đo đu đá ln nhau vì phe cánh:

"Việc hai t báo b pht và đình bn do đăng bài chng tham nhũng cũng không có gì là mi so vi trước đây. Vic x lý tham nhũng ch cp thp và có định hướng, phe cánh, ch làm đ vt vác uy tín hay là mt công c đ thanh trng ln nhau hay x lý phe cánh".

Bộ Thông tin và Truyn Thông Vit Nam hôm 14/11 ra quyết đnh đình bn 3 tháng chuyên trang Phụ n & Đi sng của báo đin tNgười Đưa tin và tạp chí đin tNhà Quản lý. Ngoài ra hai cơ quan báo chí này còn b pht s tin 190 triu đng.

Một quyết đnh do Th trưởng B Thông tin và Truyn Thông Hoàng Vĩnh Bo ký nói báo Người đưa tin đã thực hin hành vi vi phm hành chính trong hot đng báo chí, xuất bn qua bài viết đăng ngày 29/10 trên chuyên trang Phụ n và Đi sng (tên miền phununews.vn).

Quyết đnh x pht cho biết trang này viết bài sai s tht trong bài ‘Bình Phước: Báo chí đng bên l công cuc đu tranh chng tham nhũng?’đăng trên báo này hôm 21/8/2017. Tp chí này thuc Vin Nghiên cu và Đào to v Qun lý. Tuy nhiên, quyết đnh ca B không nói rõ nhng vi phm trong bài viết này c th là gì.

Báo VietnamNet nói báo điện tNgười đưa tin bị x pht 140 triu đng và b áp dng hình pht b sung là đình bn tm thi, tc là tước quyn s dng giy phép của chuyên trang Phụ n và Đi sngtrong thời gian 3 tháng.

duhoc3

Trang Phununews.vn hôm 15/11/2017 đã ngưng hoạt đng

Trước đó, ngày 13/11, B Thông tin và Truyn Thông cũng ra quyết đnh thu hi chuyên trang Quản lý bán l (tên miền nhaquanly.vn/banle) ca Tp chí đin t Nhà qun lý vì "Tp chí không xut bn chuyên trang trong thi gian quy đnh" và đưa thông tin "sai sự tht, gây nh hưởng nghiêm trng trong bài viết "Doanh nghiệp Vit bán hàng gi: Chuyn bây gi mi...l" đăng ngày 26/10. Tổng s tin vi phm hành chính đi vi trang Nhà Quản lý là 50 triệu đng.

Nhà báo Võ Văn Tạo nói vic các trang báo bị pht hay đình bn thường xuyên xy ra Vit Nam:

"Đối vi người làm báo Vit Nam lâu lâu t báo này đăng tin kia b B Thông tin và truyn thông thi còi, pht, đình bn tm thi, đình bn vĩnh vin không còn xa l na. Vì trong mt nhà nước do Đng Cộng sn Vit Nam nm quyn thì báo chí được cho là công c ca Đng, nhà nước dùng đ tuyên truyn, ch không phi là mt cơ quan ngôn lun đc lp ca người dân, do đó báo chí luôn b qun lý gt gao".

Nhà báo Võ Văn Tạo đim li các v đình bn và phạt báo chí trước đây:

"Vụ tương đi đình đám là báo Người Cao tui của ông Kim Quc Hoa đăng bài Sao và Vạch nói về vic mua quan bán tước, chc v trong b Công an, Quân đi. Đó là mt thc tế hin nhiên trong xã hi mà hu như ai cũng biết, nhưng đ cp đến là b lin. Trước đó báo Thanh niên, Tui tr nói v v PU18 cũng b cách chc hàng lot tng biên tp và tước th phóng viên, biên tp viên, thm chí có hai phóng viên b bt và phi ra tòa".

Vào tháng 7 năm nay, ba tờ báo Thanh niên, Người Lao đng, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng b pht vi cáo buc "đưa tin sai s tht". Năm 2016, báo Thanh Niên b pht 200 triu vì v 'thông tin nước mm nhim Asen'. Năm 2015, hai n phm ph ca báo Đi sng & Pháp lut cũng b tm thi đình bn 3 tháng. Năm 2014, các báo Tiền Phong, Đt VitKiến thc, mi t b x pht 60 triu đng.

https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/11/7/7a/7a65f6eb-c4ae-4bcd-ae53-4e9ac5afd1a7.mp4

*****************

Đình bản hai báo điện tử Việt Nam (RFA, 14/11/2017)

duhoc4

Báo Nhà Quản Lý bị đình bản - Courtesy hình chụp màn hình báo Người Lao Động

Bộ Thông tin- Truyền Thông Việt Nam vào ngày 14 tháng 11 ra quyết định đình bản 3 tháng chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của báo điện tử Người Đưa tin và tạp chí điện tử Nhà Quản lý.

Theo quyết định của Bộ Thông Tin- Truyền Thông Việt Nam thì ngoài biện pháp đình bản 3 tháng báo điện tử Người Đưa tin phải nộp phạt 140 triệu đồng do vi phạm hành chánh trong một bài viết trên chuyên trang Phụ nữ & Đời sống này hôm 29/10 vừa qua.

Tạp chí điện tử Nhà Quản lý bị kỷ luật với lý do nêu ra là đưa tin sai sự thật trong bài viết tựa đề ‘Bình Phước : Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ?’ đăng trên báo này hôm 21/8/2017. Tạp chí này thuộc Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý.

Quyết định của Bộ Thông tin- Truyền thông nêu rõ sau thời gian đình bản 3 tháng, Bộ này sẽ xem xét trên cơ sở các quy định của pháp luật về báo chí nhằm quyết định việc tiếp tục hoạt động cho hai tạp chí điện tử vừa bị kỷ luật.

Đây không phải là lần đầu tiên các tờ báo trong nước bị phạt hành chính cũng như bị đình bản với cáo buộc đưa tin sai sự thật. Điển hình năm 2014, ba tờ báo Tiền Phong, báo điện tử Đất Việt và báo điện tử Kiến thức, mỗi tờ bị xử phạt 60 triệu đồng. Năm 2015, hai ấn phẩm phụ của báo Đời sống & Pháp luật cũng bị tạm thời đình bản 3 tháng. Đến năm 2016, báo Thanh Niên 200 triệu vì vụ 'thông tin nước mắm nhiễm Asen'.

Gần đây nhất là vào tháng 7 năm 2017, ba tờ báo Thanh niên, Người lao động, Pháp luật TP.HCM cũng bị phạt với cáo buộc đưa tin sai sự thật.

*************

Nhà máy giấy Lee & Man phát mùi hôi thối (RFA, 14/11/2017)

Nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang lại bị dân chúng sống xung quanh phản đối vì phát ra mùi hôi.

duhoc5

Lễ khởi công nhà máy giấy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang, 29/3/2017. Photo courtesy of ricons.vn

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 11 loan tin ghi nhận ý kiến của nhiều người dân nói rằng trong những ngày 10, 12, tháng 11, mùi hôi cùng với tiếng ồn từ nhà máy làm cho họ rất khó chịu.

Theo tin ghi nhận được thì ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Mái Dầm, nơi nhà máy tọa lạc đã xác nhận là có mùi hôi phát đi từ nhà máy theo như người dân nói, ông cũng đã báo cho nhà máy cũng như Sở Tài nguyên & Môi trường của Tỉnh Hậu Giang.

Tuy nhiên Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường nói rằng hiện chưa thể trả lời báo chí về vấn đề này vì đang bận.

Nhà máy Lee & Man là một dự án đầu tư 100% vốn của Trung Quốc.

Nhà máy bắt đầu vận hành thử nghiệm vào tháng 12 năm 2016, tuy nhiên đã bị tạm dừng vì phát ra tiếng ồn bị dân chúng phản đối.

Đến tháng 10 năm nay, 2017, Cục Môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy chứng nhận cho rằng các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy này đã hoàn tất và có thể chính thức hoạt động.

Một số nhà khoa học lo ngại rằng nhà máy Lee & Man có thể làm ô nhiễm nặng nề sông Cửu Long, nguồn nước và phù sa sống còn của cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cũng liên quan đến vấn đề môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường vừa trình Chính phủ Việt Nam một dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường đã được chuẩn thuận vào năm 2014.

Các lý do được đưa ra là nhiều điều trong luật này nằm ở các bộ luật khác nhau như Luật Tài nguyên, Luật Khoáng sản, Luật Qui hoạch,… nhưng lại không thống nhất với nhau.

Một lý do nữa là nhiều điều luật được cho là không sát với thực tế.

Và điều thứ ba là việc phân công các cấp thẩm quyền trong việc quản lý chất thải được cho là chồng chéo nhau, không phân rõ trách nhiệm.

Published in Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu xử lý việc lợi dụng dân chủ đưa tin sai lệch (RFA, 23/10/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại cần xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, gây bất ổn xã hội.

internet1

Giới trẻ sử dụng internet trong một quán cà phê ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 14/5/2013. AP

Tuyên bố vừa rồi của ông Nguyễn Xuân Phúc được đưa ra trong phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 14. Theo ông thủ tướng Việt Nam thì trong thời gian qua Việt Nam đã xử lý nhiều thông tin mà theo lời ông này là ‘xuyên tạc, phản động’ trên mạng xã hội. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu phải quản lý báo chí và việc phát ngôn chặt chẽ hơn. Ông kêu gọi hải đấu tranh phản bác các thông tin bị cho là thù địch và bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Luật sư Võ An Đôn, một người từng nhiều lần bị công an triệu tập vì những bài viết trên mạng xã hội cho biết suy nghĩ về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như sau :

Theo quan điểm của tôi và theo nghiên cứu luật pháp, thì quyền tự do ngôn luận là quyền căn bản của mỗi người dân. Mỗi người có quyền có quyền thể hiện các quan điểm của mình với các vấn đề xã hội. Câu nói với nội dung trên tôi thấy không phù hợp với xã hội phát triển và luật pháp hiện nay.

Cũng tại phiên họp, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Khanh, cho biết, đến nay Youtube đã gỡ bỏ hơn 4.4 00 clip có nội dung được nói là độc hại. Facebook gỡ bỏ 678 tài khoản vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 394 bài viết và tài khoản kinh doanh trái phép, 174 bài viết và tài khoản có nội dung bôi nhọ người khác.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc Hội cho rằng hiện tại công tác bảo đảm an ninh thông tin mạng của Việt Nam còn nhiều bất cập mà chưa có giải pháp hiệu quả.

Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa 14 sẽ diễn ra trong vòng 26 ngày, dự kiến bế mạc vào ngày 24 tháng 11 tới đây.

******************

Phản ứng của những người phản biện và bất đồng chính kiến về sự đàn áp hiện nay (RFA, 23/10/2017)

Sau hàng loạt những nhà hoạt động xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị bắt, ngày 23 tháng 10. 2017, tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại lên tiếng nói rằng cần xử lý nghiêm khắc những ai lợi dụng quyền tự do dân chủ để kích động lật đổ, đưa tin sai lạc.

internet2

Phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 29 tháng 6/2017, tại thành phố Nha Trang. AFP

Những người hoạt động phản biện, bất đồng chính kiến, có suy nghĩ như thế nào về đợt trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam?

Sẽ có sự lắng xuống trong các hoạt động đấu tranh

Phản ứng lại tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Tạo, một nhà báo sống tại Nha Trang lên tiếng:

"Tôi thấy khôi hài vì chế độ này do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng ra. Nhà nước ban đầu mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân chủ là một nội dung trong tiêu đề của nhà nước này. Bây giờ thì người ta sửa tên nước, không có chữ dân chủ nữa, nhưng mà tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam không ai phủ nhận Hồ Chí Minh sáng lập nhà nước này, và vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh".

Được biết rằng chính phủ mà ông Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1945 là một chính phủ có nhiều đảng phái tham gia.

Ông Võ Văn Tạo là một người rất tích cực trong việc dùng trang Facebook của ông để phát biểu chính kiến, trong đó có rất nhiều những chỉ trích đối với các chính sách của nhà nước mà ông cho là sai lầm.

Đứng trước sự đàn áp của nhà cầm quyền, ông Võ Văn Tạo nhận xét về phản ứng của giới bất đồng chính kiến:

"Cái đó cũng làm xôn xao trong cộng đồng anh chị em tranh đấu cho một nước Việt Nam tiến bộ, đặc biệt cho các trí thức phản biện. Quan sát trên mạng thì thấy có nhiều người nói tình hình bây giờ có vẻ như chùn. Tôi nghĩ họ có lý một phần nào đó thôi. Trong sự vận động thực tiễn của việc tranh đấu, thì có sự sàng lọc ra, đâu là vàng đâu là thau. Có những người vẫn giữ được cái kiên cường, có những người họ chùn. Đạt được một đất nước ngày càng tiến bộ, thì chuyện bắt bớ tù đày khó tránh khỏi".

Hai người thường xuyên tham gia các hoạt động dân sự tại Hà Nội, cũng như hay phát biểu trên mạng xã hội là ông Lã Việt Dũng và ông Nguyễn Đình Hà, đều cho rằng phong trào sẽ lắng xuống, hoặc chuyển sang dạng hoạt động khác, nhưng không chấm dứt.

"Khó khăn hơn thì là do nhận định của mỗi người, còn riêng cá nhân tôi, và một số anh em tôi quen biết thì vẫn tiếp tục lên tiếng. Tất nhiên việc lên tiếng phải tránh việc xúc phạm nhục mạ một cách vô căn cứ".

"Từ trạng thái hoạt động nhộn nhịp có nhiều bề nổi, chuyển sang trạng thái làm sao bảo toàn được lực lượng, làm sao để tránh thiệt hại vô ích cho phong trào. Còn nếu nói sự trấn áp đó có  làm cho những người trong phong trào sợ hay không, thì tôi thấy rằng sự trấn áp của chính quyền thì bao nhiêu năm nay vẫn vậy, nhưng thời đại ngày nay là thời đại internet, sức ép lên Việt Nam rất là nhiều, tôi nhận thấy sự sợ hãi ngày càng ít đi".

Ông Lã Việt Dũng, một kỹ sư tin học, là thành viên của đội bóng đá No-U, xuất thân từ phong trào chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Đội bóng này thường xuyên thực hiện các chuyến đi cứu trợ nhân đạo cho các vùng bị thiên tai.

Ông Nguyễn Đình Hà, tốt nghiệp ngành luật tại Hà Nội, gần đây có bị cơ quan an ninh thẩm vấn vì những bài viết và phát biểu của ông với các cơ quan truyền thông nước ngoài.

Phong trào tiếp tục lớn mạnh

Một nhà hoạt động xã hội sống ở Nghệ An là Linh mục Đặng Hữu Nam, nói rằng những hoạt động vì dân chủ, dân quyền, và dân sinh sẽ tiếp tục lớn mạnh.

"Trong thời điểm này, nếu nhà cầm quyền ráo riết bách hại những người lên tiếng, những người bất đồng chính kiến, những người dùng mạng xã hội… Chúng ta sẽ thấy có một thời gian lắng xuống trong các hoạt động của người dân, hoạt động vì nhân quyền hay bất đồng chính kiến. Nhưng chắc chắn rằng đó chính là hạt giống để nẩy sinh những con người biết đấu tranh hơn nữa. Và phong trào đó sẽ lớn mạnh".

Ông lấy ví dụ cách đây vài năm, nhà cầm quyền đã bỏ tù 14 thanh niên Công giáo vì những hoạt động dân quyền, nhưng sau đó đã có nhiều người khác tiếp tục đấu tranh.

Linh Mục Đặng Hữu Nam là người giúp đỡ nhiều ngư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh đòi nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung phải bồi thường cho dân chúng.

Ông nói tiếp về vụ biểu tình gần đây nhất nổ ra tại Hà Tĩnh :

"Ngày thứ bảy vừa qua đã có hàng ngàn người dân đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho chị Trần Thị Xuân, tuyên bố rằng chị Trần Thị Xuân vô tội vì chẳng có cái gì mà vi phạm pháp luật ở đây cả".

Chị Trần Thị Xuân sống tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi bị thảm họa Formosa gây thiệt hại nặng nề. Chị Xuân đã thành lập một quĩ giúp đỡ người nghèo bằng cách thu lượm và bán phế liệu. Chị bị bắt ngày 17 tháng 10, mà theo lời người thân là bị bắt một cách bí mật, rồi sau đó chính quyền mới công bố một thông cáo báo chí về việc bắt bớ này.

Sáng ngày 21 tháng 10, hàng ngàn người đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã Lộc Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đòi trả tự do cho chị Trần Thị Xuân.

Nói về sự phản kháng trước những việc làm không đúng của chính quyền, kỹ sư Lã Việt Dũng nói tiếp:

"Chính quyền này không phải chỉ đối phó với những người như chúng tôi, những người thường xuyên lên tiếng đâu, mà còn đối phó với nhiều người dân khác nữa, vì người dân ý thực được quyền lên tiếng của họ đối với cái xấu, cái sai của chính phủ thì chẳng có gì là sai cả, chẳng có vấn đề gì phải xấu hổ cả".

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Hà Nội có đưa ra hai vụ việc ở Đồng Nai, và Đà Nẵng, tại Đồng Nai, dân chúng lên tiếng đòi cách chức đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh vì những sai phạm có thể liên quan đến tham nhũng, tại Đà Nẵng người dân đòi điều tra một doanh nhân có thể có liên quan đến các sai phạm của các quan chức lãnh đạo thành phố này. Ông Lê Đăng Doanh nói tiếp :

"Tôi nghĩ rằng đó là những dấu hiệu đáng mừng, vì người dân bây giờ đã lên tiếng, và đã bày tỏ rất rõ ràng chính kiến của mình".

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, Linh mục Đặng Hữu Nam nói rằng những việc làm như của chị Trần Thị Xuân đáng lẽ phải được nhà nước khuyến khích, và ông nhắc lại lời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2016, rằng sở dĩ nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay là vì hằng ngày Chính phủ Mỹ lắng nghe những lời chỉ trích.

****************

Thủ tướng lại nhắc chuyện "lợi dụng dân chủ" (RFA, 23/10/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 23/10 nhắc lại rằng Việt Nam cần xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, gây bất ổn xã hội.

internet3

Biểu tượng facebook.  AFP photo

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Việt Nam cho biết trong thời gian qua Việt Nam đã xử lý nhiều thông tin mà theo lời ông này là "xuyên tạc, phản động" trên mạng xã hội. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu phải quản lý báo chí và việc phát ngôn chặt chẽ hơn. Ông kêu gọi phải đấu tranh phản bác các thông tin bị cho là thù địch và bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Đài RFA đã trao đổi với luật sư Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư Phú Yên, người từng nhiều lần bị công an triệu tập liên quan đến những phát ngôn và bài viết trên mạng xã hội. Luật sư Đôn khẳng định với chúng tôi rằng chuyện viết và đăng bài trên mạng xã hội là quyền tự do ngôn luận của người dân. Ông nhấn mạnh rằng người dân có quyền được bày tỏ ý kiến về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước :

Câu nói với nội dung trên tôi thấy không phù hợp với xã hội phát triển và luật pháp hiện nay. Đó là quyền cá nhân của mỗi con người, người ta có quyền phát biểu chính kiến chứ lợi dụng [dân chủ] thì không phải.

Nếu người ta xúc phạm cá nhân hay tổ chức thì yêu cầu xử phạt, luật pháp đã có quy định rồi.

Luật sư Đôn khẳng định rằng những thông tin ông đưa lên mạng xã hội hoàn toàn là sự thật và nhằm mục đích cung cấp thông tin cho mọi người chứ không có ý định kích động gây bất ổn xã hội :

Nếu một người nào đó đưa thông tin không đúng sự thật thì tôi nghĩ rằng không có ai xem và quan tâm hết. Nếu đúng sự thật theo cảm nhận của mỗi người thì người ta mới xem, mới like và bình luận.

Cũng tại phiên họp, báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay Youtube đã gỡ bỏ hơn 4,4 ngàn clip có nội dung được nói là độc hại. Facebook gỡ bỏ 678 tài khoản vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 394 bài viết và tài khoản kinh doanh trái phép, 174 bài viết và tài khoản có nội dung bôi nhọ người khác.

Đầu năm nay Chính phủ Hà Nội đã liên tục làm việc với các hãng lớn như Facebook, Google, tạo áp lực để họ tháo gỡ những bài đăng Việt Nam cho là độc hại.

Cũng từ đầu năm đến nay, Việt Nam tăng cường bắt bớ những tiếng nói bất đồng, mà nhiều người trong số họ sử dụng mạng Internet làm nơi để biểu đạt quyền tự do ngôn luận của mình. Số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng năm nay đã có trên 20 người bị bắt. Đặc biệt, chỉ trong vòng mấy tháng trở lại đây, nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cũng bị bắt với cáo buộc liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài. Bên cạnh đó nhiều cá nhân bị công an triệu tập điều tra cũng liên quan đến vụ án này, trong đó có nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bị tuyên án 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước, phản đối nhiều điểm trong phát biểu của Thủ tưởng mà bà cho rằng không rõ ràng. Bà nói rằng những người như con gái bà không hề "gây bất ổn xã hội" như lời Thủ tướng nói mà chỉ muốn nói lên sự thật để người dân cảnh tỉnh :

Gây bất ổn là khi đưa tin không đúng, không phản ánh sự thật. Nếu như con tôi, đưa những tin cách đây hơn một năm về cá chết và Formosa làm ô nhiễm biển, đều là những tin con tôi lấy từ báo chính thống để báo động xã hội. Đó là họ mong muốn xây dựng để xã hội cảnh tỉnh điều A, điều B, để tốt đẹp hơn.

Ngoài blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tháng 7 vừa qua tòa án Nhân dân Hà Nam cũng tuyên phạt 9 năm tù đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Đây đều là những nhân vật có tiếng nói tích cực trên mạng xã hội về các vấn đề môi trường, chủ quyền, nhân quyền và quyền lợi công nhân ở Việt Nam.

internet4

Một người dân sử dụng laptop trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 28 tháng 11 năm 2013. AFP Photo

Bà Lan tố cáo chính những thông tin Nhà nước bưng bít, hay đưa sai lệch mới là nguyên nhân gây bất ổn xã hội. Theo bà, nếu những cá nhân nào đưa thông tin đúng trên mạng thì cần được cổ xúy, và nếu sai thì phải nhắc nhở họ chứ đừng mang án tù ra trừng phạt họ.

Bà bày tỏ sự bất mãn với số lượng tiếng nói bất đồng chính kiến bị bắt từ đầu năm nay, trong đó có nhiều trường hợp làm việc tốt giúp đỡ người khác như cô Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh:

Đối với tôi, những điều họ quy chụp để bắt con tôi và những người như vậy là một điều rất khó hiểu. Tôi không biết họ muốn cái gì lên người dân nữa. Họ chỉ muốn người dân ăn, mặc và sống thôi. Ngoài ra, suy nghĩ phải theo họ định hướng.

Ngày 17/10 vừa qua, công an Hà Tĩnh đã bắt khẩn cấp cô Trần Thị Xuân với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật Hình sự. Đến ngày 21/10, hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình phản đối chính quyền bắt giữ cô Xuân vì họ cho rằng cô luôn làm việc thiện giúp đỡ dân nghèo.

Một facebooker khác, anh Phan Tất Thành, một người nói phải chịu rất nhiều sức ép từ phía an ninh vì những bài viết đăng trên Facebook, phản đối việc Chính phủ Việt Nam luôn quy kết các cá nhân đăng bài chống đối, thù địch. Ông cho rằng những bài đăng đó thực chất là một hình thức xây dựng đất nước :

Tôi chỉ nói sự thật thôi, tôi không chống ai cả. Nếu có chống tôi chống những Đảng viên thoái hóa, tiêu cực chứ tôi không chống Đảng, không chống chính quyền. Nói thật thì bảo là nói xấu!

Quan điểm của Đảng là đấu tranh, tự phê bình giúp cho Đảng phát triển. Tôi nói với các anh em an ninh rằng các ông bảo vệ Đảng theo kiểu của các ông còn tôi bảo vệ theo kiểu của tôi. Các ông tô son chát phấn cho đẹp lên, còn tôi tôi bôi thuốc lên. Thuốc đắng dã tật! Nhưng có lẽ cách của tôi mới tốt hơn, bởi vì cách của tôi mới khỏi bệnh, còn cách của các ông chỉ làm bệnh tình nặng thêm.

Ông cũng đồng tình rằng Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của người dân.

Một vụ việc gần đây nhất là vào ngày 21/10, công an Bắc Ninh đã đến tận nhà đưa giấy triệu tập cho ông Nguyễn Hữu Mỹ ở xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn vì các bài viết trên Facebook. Một số nguồn tin nói rằng ông Mỹ là dân oan chuyên đi khiếu kiện đất đai.

Luật sư Võ An Đôn cho rằng hiện nay người dân dường như bị dồn vào đường cùng vì mọi phương tiện bày tỏ quan điểm tự do đều bị chính quyền ngăn chặn, kiểm soát :

Ở Việt Nam hệ thống tuyên truyền do Nhà nước nắm trong tay, không có báo tư nhân. Người dân quan tâm đến xã hội nếu muốn bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình thì có mạng xã hội.

Nhưng nay Chính phủ cấm như vậy thì rất khó cho những người nói lên tiếng nói phản biện xã hội. Đồng thời đó là bước cản sự tiến bộ của xã hội.

Còn bà Tuyết Lan lại cho rằng những hành động của chính quyền chỉ gây nên tác dụng ngược lại, đó là sự phẫn nộ và vùng dậy của người dân.

Cũng xin nhắc lại, điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, và điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa rằng công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

Published in Việt Nam

 

Việt Nam đề nghị Mỹ phối hợp loại bỏ thông tin "xấu độc" (RFA, 22/05/2017)

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ cùng phối hợp để loại bỏ các thông tin và dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam.

thongtin1

Ứng dụng YouTube trên điện thoại di động. AFP photo

Đề nghị này được Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Minh Hồng nêu ra trong buổi tiếp xúc với Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bà Barbara Weisel vào sáng thứ Hai, ngày 22/05/2017.

Ông Nguyễn Minh Hồng nói rằng việc phối hợp này nhằm giúp cho các công ty của Hoa Kỳ kinh doanh tại Việt Nam có môi trường hoạt động tốt và phát triển, đồng thời phía Việt Nam có môi trường internet lành mạnh và bền vững.

Tại buổi tiếp xúc, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng còn đề cập đến việc Chính phủ Hà Nội luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, nêu rõ tên của hai tập đoàn Facebook và Google kinh doanh tại Việt Nam được miễn phí chỗ đặt máy chủ, nhưng ông Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tất cả các công ty cần phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Hiện Facebook và Google lần lượt là hai công ty dẫn đầu về doanh số trong lãnh vực kinh doanh trực tuyến tại thị trường Việt Nam.

*********************

Việt Nam siết chặt kiểm soát thông tin mạng (RFA, 19/05/2017)

Bộ Công an chú trọng đến an ninh mạng trong thời gian tới để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng quốc gia và mạng nội bộ.

so1

Một tiệm cho thuê máy dùng internet ở Hải Phòng, ảnh chụp hôm 27/04/2010. Photo by Tyler Chapman/RFA

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công an sẽ triển khai trong tháng Sáu, được nêu ra tại buổi họp giao ban của Bộ này vào hôm 18/5.

Theo đó, Bộ Công an tập trung vào công tác bao gồm ngăn chặn các trang web, trang blog có nội dung xấu, phản động ; chủ động tấn công các đối tượng và mục tiêu trên không gian mạng ; tuyên truyền và phản bác các quan điểm thù địch, sai trái đối với đảng và nhà nước và tăng cường biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục thiệt hại bởi mã độc WannaCry.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu nhân viên trong ngành bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sự kiện trong khuôn khổ năm APEC 2017 và kỳ hợp thứ 3 của Quốc hội khóa 14.

******************

Published in Việt Nam