Tập thể lãnh đạo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã bị Đảng cộng sản cầm quyền kỷ luật nghiêm khắc. Cuối tháng 9/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.
Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (Ảnh : Phương Hoa/TTXVN)
Nhiều vi phạm trong các hoạt động đã được chỉ ra : "Công tác cán bộ ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công ; quản lý nghiên cứu khoa học ; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ; giải quyết khiếu nại, tố cáo". Nguyên nhân chủ quan được nhấn mạnh do không tuân theo các "nguyên tắc, quy chế làm việc của Đảng" và "buông lỏng" quản lý… Rõ ràng đây là sự việc nghiêm trọng và, hơn thế, sự suy thoái cả tập thể lãnh đạo cảnh báo sự thất bại của mô hình quản lý trí thức tập trung.
Viện Hàn lâm khoa học xã hội là một mô hình quản lý trí thức tập trung kiểu Liên Xô cũ. Tiền thân của Viện là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học, được thành lập năm 1953 theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam. Trải qua gần 60 năm tồn tại, 10 đời lãnh đạo Viện Hàn lâm ngày nay tổ chức ‘khủng’ tập trung hàng chục đơn vị nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, từ Viện Triết học, Viện Nghiên cứu Kinh thánh, Viện Khảo cổ… đến Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông… với hàng chục tạp chí khoa học và phụ trương, nơi định kỳ công bố các kết quả nghiên cứu của cá nhân và tập thể…
Về hình thức, Viện Hàn lâm là nơi danh tiếng, quy tụ hàng nghìn trí thức, nghiên cứu viên, giảng viên có học hàm, học vị cao như các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của nhiều thế hệ. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là mọi hoạt động của giới trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, mỗi chức danh lãnh đạo chuyên môn song trùng với chức danh lãnh đạo chính trị, Đảng. Trong án kỷ luật nêu trên của Đảng một loạt cá nhân lãnh đạo Viện bị kỷ luật được chỉ chức danh Đảng trước rồi mới đến chức vụ chuyên môn. Chẳng hạn, ông Bùi Nhật Quang (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Viện, Chủ tịch Viện Hàn lâm), các vị trí khác cũng sắp xếp theo thứ tự này như Phó bí thư, Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy, Phó chủ tịch Viện hay Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Viện trưởng Dân tộc học… Trong đó, ông Quang là lãnh đạo "chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm" nêu trên đã bị bãi nhiệm tư cách Ủy viên Trung ương. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 13 (từ ngày 3 đến 9/10/2022).
Các cán bộ lãnh đạo trên là những người được đào tạo bài bản và, hơn thế họ được chọn, về nguyên tắc, theo các quy định của Đảng, trong đó tiêu chí ưu tiên "hồng" (chính trị) hơn "chuyên" (chuyên môn) và thậm chí được coi như là "hạt giống đỏ" tiếp bước truyền thống các thế hệ cha ông hay được bảo trợ, giới thiệu bởi lãnh đạo cấp cao đương nhiệm. Chẳng hạn, ông Đặng Xuân Thanh từng là con trai cố Viện trưởng Đặng Xuân Kỳ, nghĩa là cháu trai cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu)…
Về mặt tổ chức, dưới Đảng ủy Viện là các chi bộ "chân rết" tại mỗi đơn vị trực thuộc bao gồm ít nhất ba trí thức là đảng viên cộng sản. Ngoài ra, kinh phí mọi hoạt động thường xuyên và cơ bản của Viện được cấp phát từ ngân sách nhà nước…
Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vào tháng 8/2022. Hình : Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Viện Hàn lâm
Việc Đảng duy trì quản lý trí thức tập trung trên trong suốt thời gian dài, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường đã cho thấy sự thất bại ngày càng lớn của mô hình nêu trên. Trước hết, động cơ hành vi suy thoái nêu ở trên rõ ràng mang tính "trục lợi", tính kinh tế. Trong cơ chế kiểm soát quyền lực tập trung, tin vào đạo đức và dòng dõi, thiếu minh bạch, thiếu dân chủ cơ sở… lãnh đạo của Viện Hàn lâm có nhiều quyền và nhiều nguồn lực hơn để trục lợi cá nhân. Lợi ích nhóm đã đặt trên ‘sứ mệnh khai sáng’ cao cả !
Một mặt, các "viện sĩ" biết rõ những cách tham nhũng, tham ô của lãnh đạo Viện từ ngân sách nhà nước, các sai phạm nghiêm trọng trong quy chế đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu xong để "cất vào ngăn tủ" thay vì ứng dụng thực tế… Tuy nhiên, những đơn thư khiếu nại, tố cáo đã không được các cấp có thẩm quyền lưu tâm, trả lời… Mặt khác, nguồn sống của họ tương đối tách biệt khỏi thị trường và phụ thuộc vào cơ chế "xin cho" đã lỗi thời. Sau nhiều năm thực hiện theo lời của C. Mác : "lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn" nhưng Đảng vẫn bế tắc để tìm ra cơ chế phân phối theo lao động thích hợp !
Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ của Viện hàn lâm khoa học xã hội là xác định các phạm trù, tiêu chuẩn mới trong các lĩnh vực xã hội và nhân văn cho các hành vi tập thể hay cá nhân của chế độ mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa, ngày càng trở nên bất khả thi… Chẳng hạn, các chuẩn mực ý thức hệ dựa vào chủ nghĩa tập thể như "đạo đức cách mạng", "con người mới xã hội chủ nghĩa", "dân chủ xã hội chủ nghĩa"… ngày càng xa với thực tế. Như đã biết, các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật như khoảng cách giữa hai đường ray xe lửa, điện áp, phích cắm điện… đã từng chế tạo khác biệt với kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng đã không chứng tỏ được ưu thế, nay các công cụ thị trường, quản trị doanh nghiệp mới đã thay thế phương thức kế hoạch hóa tập trung… Trong môi trường như vậy các chuẩn mực về xã hội và nhân văn nêu trên không thể không chịu tác động.
Suy cho cùng, sự thất bại của mô hình quản lý này chính là sự lãng phí nhân lực chất xám như yêu cầu cấp thiết cải tổ mạnh mẽ Viện Hàn lâm khoa học xã hội. Dự án cải" tổ phải hướng đến tạo môi trường tự do sáng tạo, tự chủ gắn với thực tế thay vì quản lý tập trung theo kiểu bao cấp. Luận cứ quan trọng nhất cho chính sách cải tổ dựa vào đặc thù hoạt động tri thức và xu hướng thay đổi của giới "trí thức công" trong bối cảnh chuyển đổi sang thị trường.
Trí thức luôn là "đối tượng" quản lý của Đảng cộng sản. Trí thức từng bị "coi thường" bởi quan điểm giai cấp trong thời kỳ cách mạng, nhưng dần họ có vai trò to lớn hơn theo xu hướng Đổi mới, trong đó bộ phận tri thức công được hình thành. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là establishment intellectual, một khái niệm về bộ phận trí thức hàn lâm dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường là các nghiên cứu viên, giảng viên có bằng cấp và trình độ cao như các giáo sư, tiến sĩ… Họ được đào tạo từ các nguồn khác nhau, đa số từ các nước xã hội chủ nghĩa cũ, số ít trẻ hơn từ phương Tây và Mỹ.
Giới trí thức công đang "chuyển hóa" dưới sự tác động của thị trường. Họ là những người hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đặc thù, nhưng có ảnh hưởng nhất định đến chính sách của Đảng, Nhà nước và công luận. Trong công việc của mình, đa số trí thức công đều suy nghĩ với các khái niệm, phạm trù hoặc tham chiếu của phương Tây và, thông qua các cách viết lách khác nhau, họ tìm cách báo hiệu với các cơ quan chức năng rằng họ vẫn trung thành với Đảng và Nhà nước, nhưng đồng thời nêu ra nội dung, chẳng hạn liên quan đến cải cách thể chế, theo đó mà không ít lãnh đạo của chế độ mong muốn đất nước phát triển kinh tế nhanh hơn và theo hướng dân chủ hơn…
Giới trí thức công rất hiếm khi là những người bất đồng chính kiến và, với bản tính ‘trí thức’ dễ chấp nhận luật chơi của chính trị do Đảng cộng sản quy định. Đảng hiểu điều này nên yêu cầu họ trung thành với chế độ dựa trên hệ tư tưởng về xã hội chủ nghĩa không tưởng nhưng hấp dẫn, được vận hành bởi sức mạnh chuyên chế gieo rắc nỗi sợ hãi đồng thời với ban phát đặc quyền đặc lợi. Ngoài ra, "phương pháp luận biện chứng và lịch sử Mác - Lênin" - cách tư duy phức tạp được yêu cầu chứng tỏ trong mọi nghiên cứu như "chiếc vòng kim cô", cái bẫy "vô minh" nhận thức khi tri thức là vô hạn mà nhận thức của cá nhân hoặc nhóm người là có giới hạn mà giới tri thức luôn bị sa vào, không thể sáng tạo, đột phá.
Từ sự phân tích trên cho thấy việc cải cách Viện Hàn lâm khoa học xã hội sẽ là chính sách lâu dài và thách thức khi thái độ định kiến vẫn nặng nề rằng việc theo đuổi nhiều tự do hơn và dân chủ hơn có thể dẫn đến hỗn loạn… Sự suy thoái đang diễn ra tại Viện dù nghiêm trọng nhưng trong bối cảnh tập trung quyền lực, Đảng cộng sản sẽ vẫn ‘ra tay’ theo cách trừng phạt quan chức ‘hư hỏng’ và ‘thay máu’ nhân sự lãnh đạo sao cho cơ quan này tiếp tục nằm trong sự kiểm soát nghiêm ngặt.
Phạm Quý Thọ
Nguồn : RFA, 14/10/2022
Suy thoái ngay tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Lý luận trung ương
Tuần qua, việc phát lộ sai phạm tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (gọi tắt là Viện Hàn lâm), cũng như việc bắt khẩn cấp Nguyễn Quang Linh, trợ lý của Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, đã gây xôn xao dư luận và ngay trong hàng ngũ các đảng viên cộng sản.
"Lò ấp tiến sĩ" Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Photo courtesy
Chuyện bê bối ở Viện Hàn lâm đã xảy ra từ lâu. Hàng loạt vi phạm, khuyết điểm trong "lò ấp" thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Hàn lâm đã có từ giai đoạn 2011-2016, dưới thời quản lý của Nguyễn Xuân Thắng, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Đó là sai phạm về quản lý tổ chức bộ máy, chi tiêu vô tội vạ, ăn xén tài sản công và vô trách nhiệm trong đào tạo chuyên môn. Từ đó, mỗi năm viện này "ấp nở" 200 tiến sĩ, trên 1.000 thạc sĩ… với những đề tài "trời ơi đất hỡi" xoay quanh chủ đề công tác đảng và chủ nghĩa Mác – Lê.
Lãnh đạo ở viện này mua bán văn bằng kiếm tiền, bất chấp đạo đức và luật pháp. Mỗi ngày, một hội đồng nghiệm thu có khi chấm vài chục đề tài thạc sĩ, tiến sĩ là chuyện thường, nhiều hơn cả số học sinh được cô giáo cấp một dò bài, cả hai buổi học cộng lại.
Các nghiên cứu sinh hầu hết là quan nhưng lắm tiền, nhiều quyền, đã có Cao cấp Chính trị, chỉ thiếu mỗi cái văn bằng tiến sĩ hoặc học hàm phó giáo sư, để leo cao, chui sâu vào trong hệ thống, đục khoét của dân thêm nhiều hơn nữa.
Năm 2016, sau khi lọt vào Bộ Chính trị khóa 12, Nguyễn Xuân Thắng rời Viện Hàn lâm. Người lên nắm chủ tịch Viện, thế chỗ Thắng là Nguyễn Quang Thuấn. Năm 2018, khi là bệnh nhân Covid 19 thứ 21, ông Thuấn lộ đời tư bê bối, khi chu du từ Anh quốc về Việt Nam, xuống phi trường và "chạy" ngay đến nhà bồ nhí ở khu phố R4 Royal City. Công an và nhân viên y tế đã phải đến nơi đây để hốt cô này, cùng đứa con riêng với ông Thuấn đi cách ly.
Nguyễn Quang Thuấn hiện là Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương. Kế nhiệm Nguyễn Quang Thuấn để ngồi vào vị trí chủ tịch Viện Hàn lâm là nhân vật trẻ tuổi Bùi Nhật Quang.
Chân dung Bùi Nhật Quang. Photo : Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Bùi Nhật Quang sinh năm 1975, là con trai cố giáo sư Bùi Huy Khoát, từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Âu, thuộc Viện Hàn lâm. Ông Khoát là bạn thân với ông Nguyễn Phú Trọng và là thầy của Nguyễn Xuân Thắng, nhờ vậy hoạn lộ Bùi Nhật Quang như rải hoa hồng.
Tháng 3/2014, từ Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Bùi Nhật Quang được Ban Bí thư cho luân chuyển về tỉnh Ninh Thuận để tham gia Ban chấp hành đảng bộ tỉnh và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Tháng 1/2016, tại Đại hội 12 của Đảng cộng sản, Bùi Nhật Quang được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương. Sau đó được điều động, bổ nhiệm trở lại làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm và ba năm sau, năm 2019, Quang thay Nguyễn Quang Thuấn giữ chức Viện trưởng Viện Hàn lâm cho đến nay. Bùi Nhật Quang cũng kiêm nhiệm chức Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tại Đại hội 13, Bùi Nhật Quang lọt vào Ủy viên Trung ương.
Một người song hành, cùng lãnh đạo Viện Hàn lâm với Bùi Nhật Quang, phải kể đến là Đặng Xuân Thanh.
Chân dung Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguồn : Báo Tin Tức
Đặng Xuân Thanh sinh năm 1965, là con trai cố giáo sư Đặng Xuân Kỳ (1931-2010). Ông Kỳ từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 6 và 7, từng giữ chức Viện trưởng Viện Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm), Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương khóa 9 và 10.
Đặng Xuân Kỳ là trưởng nam của ông Trường Chinh, tức Đặng Xuân Khu (1907-1988), lãnh tụ của đảng cộng sản và là ông trùm lý luận Mác xít. Đặng Xuân Thanh chính là cháu nội đích tôn của lãnh tụ cộng sản Trường Chinh.
Đặng Xuân Thanh từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc ; Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt – Trung. Tháng 3/2014, Thanh được Ban Bí thư luân chuyển, điều động về Lào Cai, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2011–2016, sau đó tái cử tiếp nhiệm kỳ 2016-2021. Năm 2018, Thanh được bổ nhiệm chức Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Em trai của Đặng Xuân Thanh chính là tiến sĩ Đặng Xuân Phương, sinh 1974, hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của quốc hội khóa 15, đại biểu quốc hội khóa 14 và 15.
***
Nhằm né tránh liên lụy cho Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, nên Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ "khoanh" sai phạm ở Viện Hàn lâm từ năm 2016 trở về sau. Dễ thấy, "đầu têu" của mọi vi phạm pháp luật trong đào tạo và cấp phát văn bằng, cũng như việc tham nhũng, suy thoái đạo đức và lũng đoạn chính trị… chính là ngài đương kim Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia, Nguyễn Xuân Thắng.
Cũng cần nói thêm rằng, ở Hội đồng lý luận Trung ương, nơi có chức năng "tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách…", thì chủ tịch Hội đồng Nguyễn Xuân Thắng cũng dính không ít bê bối.
Tháng 8/2017, ông Nguyễn Xuân Thắng, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã "bật đèn xanh" giúp sức cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn (chủ tịch AIC hiện đang bị truy nã) ôm gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phần mềm điện tử cho Học viện Trung tâm và năm Học viện trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với số tiền hơn 38 tỷ đồng.
Trong số bốn phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương thì đã có ba ông được "phong thần".
Nguyễn Quang Thuấn có vợ bé, con rơi. Bùi Trường Giang tòm tem vợ đồng chí, vi phạm "đạo đức và lối sống" đã bị kỷ luật khiển trách và nay là Bùi Nhật Quang. Thế nhưng, đến thời điểm này, cả Nguyễn Xuân Thắng và người kế nhiệm là Nguyễn Quang Thuấn đều bình an vô sự.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật "cảnh cáo" cá nhân Đặng Xuân Thắng và cả Ban Thường vụ đảng ủy Viện Hàn lâm. Xem ra "cái nôi" đào tạo ra những trùm lý luận Mác Lê, cũng như "nền tảng tư tưởng của đảng" tại đây đã tả tơi, rách nát như chính đạo đức suy đồi của các đời lãnh đạo ở Viện Hàn lâm này.
Quyết định mức "cảnh cáo" dành cho Bùi Nhật Quang, mà không đưa ra Ban chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật, xem như ông Nguyễn Phú Trọng đã cứu học trò và dành cho Bùi Nhật Quang một ân huệ.
Nhận kỷ luật "cảnh cáo" từ Bộ Chính trị, tức Bùi Nhật Quang vẫn giữ được thân phận Ủy viên Trung ương và có thể vẫn không mất ghế Chủ tịch Viện Hàn lâm.
Theo quy định 80 của Bộ Chính trị ban hành gần đây, "cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo thì trong 30 tháng không được quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn". Như vậy về lý thuyết, đến năm 2026, Bùi Nhật Quang "hết án" và vẫn còn cơ hội. Tuy nhiên theo diễn biến chính trường, Quang sẽ khó trụ nổi ở Đại hội 14.
Bùi Nhật Quang là nhân tố được quy hoạch "nhân sự cấp chiến lược". Nếu không bị các cán bộ ở Viện Hàn lâm và quần chúng tố cáo, buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc phanh phui sai phạm, thì Bùi Nhật Quang sẽ vào Bộ Chính trị khóa 14 và nhảy lên ghế Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2026-2031.
***
Nhìn lại, thượng tầng Đảng cộng sản Việt Nam đang bế tắc về lý luận và loay hoay trong thực tiễn. Những "nền tảng tư tưởng" mà đảng cố hô hào trong gượng ép, đã bị chính những đảng viên cấp cao phá vỡ và ngồi xổm lên. Nạn tham nhũng, bè phái, chà đạp lên học thuật và vi phạm nguyên tắc dân chủ trong đảng đã trở thành dịch bệnh lây lan trong hàng ngũ những nhà lý luận, có học hàm học vị và chỗ đứng cao ngất trong cơ quan đầu não.
Đến như cháu đích tôn của ông Trường Chinh còn suy thoái, thì lý luận chính trị của Đảng cộng sản đã rách bươm không còn chỗ vá. Thêm nữa, bệnh "thoái hóa và suy đồi" giờ đây đang hiện diện rõ ở các "cậu ấm", "cô chiêu", con cưng và là những "hạt giống đỏ" của đảng một cách không chối cãi.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ - Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Bùi Nhật Quang, một ngôi sao vừa "tr ẻ", vừa "đ ỏ" đã thôi chiếu sáng !
Hôm 26/9/2022, sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 20, Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật ông Quang, đồng thời "c ảnh cáo" Ban Thường vụ Đảng ủy hai nhiệm kỳ (2015-2020 và 2020 – 2025) của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và một Phó Chủ tịch (Đ ặng Xuân Thanh), "khi ển trách" một Phó Chủ tịch (Nguy ễn Đức Minh), hai Viện trưởng (Nguy ễn Văn Minh - Viện trưởng Viện Dân tộc học, Nguy ễn Tài Đông - Viện trưởng Viện Triết học) (1).
Lý do dẫn tới đề nghị và quyết định vừa kể vì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức bán bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ bất chấp các qui định về tuyển sinh, đào tạo, cấp phát văn bằng, học vị và thu – chi tài chính bất minh trong một thời gian dài (2).
Nói cách khác, khác với thiên hạ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là một thứ họa cho khoa học xã hội Việt Nam. Thiên hạ đã tỏ tường từ lâu về chuyện một Viện Hàn lâm tự biến thành "lò ấp tiến sĩ" nhưng ngẫm kỹ thì đó là chuyện tất nhiên ! Trừ Việt Nam, làm gì có Viện Hàn lâm nào trên thế giới có những bộ phận như Ban T ổ chức Đảng ủy, Ban Dân Vận Đảng ủy, Ban Kiểm tra Đảng ủy, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Phải đứng đầu các ban này mới được tham gia đội ngũ lãnh đạo Viện Hàn lâm và nay cùng bị kỷ luật !
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chính là bằng chứng sinh động nhất cho hai vấn đề : Thứ nhất, khi biến khoa học thành công cụ, lũng đoạn khoa học, chính vô hiệu hóa vai trò của khoa học và tiêu diệt khoa học, đặc biệt là lĩnh vực khoa học xã hội. Thứ hai, thể chế chính trị sản sinh, dung dưỡng điều đó không chỉ tạo ra những cá nhân cơ hội, không những không có lý tưởng chính trị mà còn thiếu năng lực trong học thuật, thiếu tự trọng và thiếu lương thiện vốn vẫn được xem là nền tảng đạo đức.
***
Trước giờ, không phải tự nhiên mà nhiều người bật cười khi nghe đề cập đến Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng. Tuy nhiên các sự kiện xảy ra trong vài năm gần đây cho thấy cần phải quan tâm nhiều hơn đến cơ quan tưởng như "vô thưởng, vô phạt" và giáo điều này.
Tiền nhiệm của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Nhật Quang là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2016 – 2019, sau đó đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng).
Thiên hạ biết đến ông Thuấn khi ông trở thành "ng ười thứ 21" trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam (tháng 3/2020) và ông trở thành tâm của một trận bão dư luận vì hai lý do.
Trước hết, làm sao chỉ trong sáu ngày, chu du hai quốc gia (Ấn Độ và Anh) bao gồm cả thời gian di chuyển từ Việt Nam sang Ấn, qua Anh rồi trở lại Việt Nam mà ông và phái đoàn của ông có thể hoàn thành công việc "kh ảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (2021-2025) để trình Đại hội Đảng thứ 13 (3) ?
Kế đó, thời gian biểu của ông Thuấn trong vòng ba ngày sau khi về đến Việt Nam chứng tỏ ông là đại phú : Ăn, ở, giải trí, đều diễn ra tại những nơi sang trọng, đắt đỏ nhất, dễ gây dị nghị nhất và thời điểm ấy, người ta phỏng đoán chuyện ông tới lui nhiều chỗ có thể gieo rắc mầm bệnh cho 500 người (4). Vì sao một trí thức chỉ hoạt động trong lĩnh vực "khoa h ọc" và "lý lu ận" lại có thể giàu có đến mức sinh hoạt theo kiểu vương giả gây sửng sốt như vậy ?
Tuy không mấy ai dám lạm bàn về tiền nhiệm của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2011 – 2016, sau đó đảm nhận vai trò Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng), bởi ông Thắng đang là một trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị nhưng ông Thắng cũng có vài chuyện gây nghi ngại vì ông thiếu sự cẩn trọng vốn là đặc tính mà một người nghiên cứu khoa học không thể thiếu.
Chẳng hạn sau khi Đại hội đảng 13 kết thúc (1/2021), một số đảng viên cao cấp huyên thuyên về "kỳ v ọng các đồng chí trong Ban chấp hành trung ương nhiệm kỳ này là những người ở một tầm cao đặc biệt, mẫu mực về đạo đức, luôn học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn trong sạch, không vướng vào tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân hay lợi ích nhóm", ông Thắng còn đi xa hơn : V ới Ban chấp hành trung ương khóa 13, "Vi ệt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích kiểu như ‘thần kỳ Nhật Bản’…" (5).
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng quá ngây thơ, không biết gì về đảng mà ông là một trong những trụ cột hay còn lý do nào khác ?
Đến giờ, trong số 180 Ủy viên chính thức của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, đã có bốn cá nhân trong nhóm có t ầm cao đặc biệt, mẫu mực về đạo đức, luôn học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn trong sạch, không vướng vào tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân hay lợi ích nhóm bị tống giam (Tr ần Văn Nam – Bí thư Bình Dương bị phạt bảy năm tù vì "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" với mức thiệt hại cho công quỹ khoảng 5.000 tỉ. Nguy ễn Thanh Long – Bộ trưởng Y tế, Chu Ng ọc Anh – Chủ tịch thành phố Hà Nội, Phạm Xuân Thăng Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Hải Dương đang cùng bị tạm giam để điều tra việc tiếp tay cho Công ty Việt Á).
Đó là chưa kể hai cá nhân bị "c ảnh cáo" (Huỳnh T ấn Việt - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Nguyễn Thành Phong - Phó ban Kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng) và ông Bùi Nh ật Quang chưa biết sẽ phải xử lý thế nào (xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự). Làm sao Việt Nam có thể l ập nên những ‘kỳ tích’ kiểu như "thần kỳ Nhật Bản", khi đảng của ông Thắng chọn toàn những người có đủ loại sai phạm nghiêm trọng từ trước để đưa vào nhóm có t ầm cao đặc biệt, mẫu mực về đạo đức, luôn học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn trong sạch, không vướng vào tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân hay lợi ích nhóm ?
Đã có bảy người trong nhóm t ầm cao đặc biệt, mẫu mực về đạo đức, luôn học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn trong sạch, không vướng vào tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân hay lợi ích nhóm giờ trở thành những cá nhân từng có sai phạm nghiêm trọng nên nay buộc phải xử lý, ông Nguyễn Xuân Thắng có phải là "ng ười thứ tám" hay không ? Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đảng đã "c ảnh cáo" cả Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020, lúc ông Thắng là Bí thư Ban Thường vụ Đảng ủy này (6), lẽ nào "c ảnh cáo" tập thể lại bỏ qua cá nhân trụ cột của tập thể ấy chỉ vì đương sự đang là Ủy viên Bộ Chính trị ?
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mở đường cho những "ông" như Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang bước vào Hội đồng Lý luận của Ban chấp hành trung ương đảng, bước vào Ban chấp hành trung ương đảng, thậm chí bước lên những bục cao hơn. "Lý lu ận" là họa không đơn thuần vì nỗ lực tô vẽ cho những thứ phần lớn nhân loại đã vứt bỏ. "Lý lu ận" là họa còn vì tạo ra cơ hội để một số cá nhân "leo th ật cao, luồn thật sâu" dù bất xứng vẫn không ngần ngại "lý lu ận" tự xếp chính mình vào nhóm "t ầm cao đặc biệt, mẫu mực về đạo đức" !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 28/09/2022
Chú thích
(2) https://tienphong.vn/nhin-lai-sai-pham-tai-vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-post1473092.tpo
Ông thủ tướng đi tấn phong viện trưởng và "đốt cháy" Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Giang Nam, VNTB, 14/11/2019
Tin các báo : "Chiều 11/11, tại Hà Nội, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định bổ nhiệm ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam".
Ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
1. Thủ tướng Phúc răn bảo : Nên và không nên
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Phúc, hẳn là nhờ tổ tư vấn hoặc tổ trợ lý gà bài, ông ta nghiêm trang răn bảo 2 000 viện sĩ thuộc 33 viện con ở Hà Nội hai điều Nên và Không Nên :
Không nên :
- Viết bài rồi đọc cho nhau nghe,
- Nghiệm thu đề tài rồi bỏ vào ngăn kéo khóa lại,
- Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thì trả cho các trường đại học bổn phận của họ…
Nên :
- Công bố nghiên cứu khoa học rộng rãi trong xã hội cho mọi người biết và áp dụng,
- Tham mưu cho Đảng chính phủ về đường lối chính sách xây dựng đất nước,
- Nghiên cứu khoa học phải quảng bá sao cho thế giới biết tiếng và vận dụng theo, ảnh hưởng theo…
Thực ra, nói thì nói vậy, ông Phúc và trung ương của ông cũng chẳng cần lắm cái Viện này. riêng bên đảng các ông đã có nhiều Viện nghiên cứu nhãn hiệu búa liềm riêng rồi, đứng đầu là "Hội đồng lý luận trung ương". Các ông ấy chỉ cần "quản chặt" cái Viện hàn lâm khoa học xã hội này, đừng cho nó "nổi loạn" là ô kê.
2. Tân chủ tịch Hàn lâm hứa "sẽ cháy"
Anh phó giáo sư Quang trước hết thề hứa với thủ tướng : "xây dựng một tập thể lãnh đạo đoàn kết, nhất trí, đổi mới, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, xứng đáng là đơn vị đầu tàu của cả nước về nghiên cứu khoa học và xã hội" (!)
Này anh phó giáo sư Quang, anh hãy đi hỏi các Trường đại học và các khoa xã hội nhân văn cả nước xem họ có công nhận cái Viện hàn lâm của anh là đầu tàu không nhá. Tôi thì chưa bao giờ coi như thế trong suốt quãng đời dạy đại học xã hội nhân văn, tôi chẳng tiếp thu được cái "thành tựu" gì của các anh hết.
Anh hãy nhìn lại xem cái Viện của anh làm được những gì ?
Viện của anh có tới hai ngàn (2.000) viện sĩ và đã làm gì ?
Chiếm 1/3 là giáo sư, phó giáo sư, chỉ tìm kiếm đề tài nhà nước ngon ăn để lấy kinh phí, nghiệm thu rồi bỏ ngăn kéo khoá lại (ông thủ tướng vừa nói đó nhá).
Số 1/3 là tiến sĩ thì tích cực đi xin xỏ bộ giáo dục và các trường đại học lớn chia bớt "nghiên cứu sinh" để các anh thu lấy kinh phí và học phí. Các anh viết lách tạp nham và xuất bản thành sách để lấy điểm gom lại chờ ngày thăng hạng lên phó giáo sư và giáo sư.
Phần còn lại 1/3 là thạc sĩ thì biện lễ nhận "hai phần" trên là thầy để làm luận án nghiên cứu sinh, nhăm nhăm lấy nốt cái bằng tiến sĩ cho bằng vai vế với đồng nghiệp.
Tất cả ba bộ phận Viện Hàn lâm đều chỉ lo cho bản thân đắc danh và lợi.
Đất nước này chả trông cậy được gì đâu !
Mặt khác, bởi lẽ tổng chủ đã tuyên bố Đảng "kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin" rồi thì các anh còn việc gì để làm ? Chẳng lẽ chỉ còn việc minh họa, chứng minh lý thuyết của ông Tổng là đúng ?
Nhắc để anh biết chuyện mới xảy ra năm ngoái. Anh đừng quên rằng để đối trọng với cái Viện hàn lâm 2000 "nhà bác học xã hội nhân văn’ của anh, Giáo sư Chu Hảo và cộng sự đã lập ra Nhà xuất bản Tri Thức chỉ có vài chục người nhưng thu hút tâm trí các trí thức chân chính trong nước. So với cái "Viện hai nghìn" của anh, có vẻ chỉ như "châu chấu đá voi", nhưng Nhà xuất bản ấy đã biên dịch gần 100 công trình xã hội nhân văn ưu tú của thế giới sang Việt ngữ khiến cái Viện Hàn lâm khoa học xã hội nhân văn của anh nhìn vào mà toát mồ hôi mắc cỡ !
Thật ra Nhà xuất bản Tri Thức mở đột phá khẩu khoan thủng "bức màn chữ cộng sản" giúp trí thức Việt Nam ung dung tiếp thu tư tưởng văn minh nhân loại một cách chính ngạch. Bỏ qua cái thời chui lén tìm đọc văn minh nhân loại vốn bị nhà nước đảng coi là "sách phản động".
Đảng hoảng hốt cuống quít lên, bèn giở chiêu tấn công cá nhân Giáo sư Chu Hảo cựu giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.
Giáo sư né đòn, ông nhanh tay nộp đơn Ra Khỏi Đảng trước khi bị đảng bộ theo lệnh xét khai trừ. Tôi nhớ hồi đó đã tức cảnh câu đối như sau :
"Khai trừ đảng, Tổng Đà Chủ tung đòn nặng ký
Gửi đơn nhanh, Chu Tri Thức né tránh nhẹ nhàng"
Anh phó giáo sư Bùi Nhật Quang đã được "qui hoạch" từ lâu rồi. Nào là đi "luân chuyển" vào tỉnh Bình Thuận làm Phó chủ tịch tỉnh ít lâu cho đảm bảo qui trình, sau đó lại quay về Viện giữ tạm ghế Phó, ngồi chờ Đại hội Đảng, khi được cái ghế Uỷ dự khuyết TW rồi, lại chờ ông cựu Viện trưởng nghỉ hưu là… thay luôn.
Bổ nhiệm như trên là trái qui luật.
Và Đảng đã quá coi thường Viện hàn lâm.
Một vị chủ tịch Viện khoa học phải do viện sĩ bầu lên vì thành tích và tín nhiệm. Từ đó chủ tịch trở thành đầu tàu khoa học.
Giới khoa học rất ghét bị nhà chính trị dắt mũi. Ông hiểu không ? Thế giới người ta bầu viện trưởng bằng lá phiếu, ngay cả khi kết nạp một viện sĩ mới người ta cũng bó phiếu đấy.
Dù cho tân Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học xã hội là ai, dù anh muốn "cháy" kiểu nào, nếu không gỡ bỏ cái "vòng kim cô tư tưởng Mác Lê" bằng "chất liệu" đặc biệt thì ngàn năm vẫn bó tay.
Tôi góp ý với Đảng cộng sản Việt Nam nha : hãy đợi Viện bầu xong chủ tịch, các ông bố trí đặc cách cho anh ta làm "Ủy viên TW Đảng".
Xong.
Lợi cả đôi đàng nhá.
Bổ nhiệm như kiểu Đảng "qui hoạch" sẵn chỉ là hạ sách.
Bây giờ bàn về việc tân Viện trưởng phát biểu "cháy" với 2000 đồng liêu.
Không dẫn danh ngôn Mác, Lê và hai bác lãnh tụ Việt -Trung, chí ít cũng dẫn thơ Tố Hữu như ngày xưa, anh tân chủ tịch "viện bác học xã hội nhân văn" dẫn lời nhà thơ Thổ nhĩ kỳ Nadim Hikmet trước khi hạ tấm màn nhung đỏ khép lại vở tuồng "khoa học" :
"Nếu tôi không cháy lên,
nếu anh không cháy lên,
nếu chúng ta không cháy lên
thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng".
Phó Giáo sư Tiến sĩ 44 tuổi Bùi Nhật Quang, ủy viên dự khuyết trung ương đảng, dẫn lại câu thơ của nhà thơ Nazim Hikmet để kết thúc bài phát biểu của mình.
Anh "nổ" theo thói quen thủ tướng (lẩy Tố Hữu) và Tổng chủ (lẩy Kiều), và chủ quốc hội Kim Ngân (lẩy danh ngôn tổng thông Mỹ).
Giả sử câu "nổ" như trên là của một ca sĩ như Mr. Đàm hay diva Mỹ Linh thì lại đi một nhẽ. Họ là văn nghệ sĩ nói cho vui thì cũng được. Anh là nhà khoa học mà anh "nổ" lung tung nghe sao đặng.
Biết rằng anh Tân viện trưởng hô như vậy chỉ là ẩn dụ.
Nhưng anh muốn "cháy" thì phải có môi trường không khí cung cấp oxy.
(Nếu chỉ "cháy" kiểu sinh vật, tức là tiêu hao năng lượng đế "sống và trao đổi chất" thì nói làm gì !)
Giang Nam
Nguồn : VNTB, 14/11/2019
***************
Tại sao thủ tướng bổ nhiệm chức chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho Bùi Nhật Quang ?
Nguyễn Tường Thụy, RFA, 132/11/2019
Trong hàng ngũ lãnh đạo, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhiều phát ngôn gây bàn tán trong dư luận nhất. Đại khái là, anh cứ phát thì y như rằng, không hô hào các địa phương phải thành đầu tàu thì cũng ca ngợi tiềm năng của đất nước với những ngôn từ gây ấn tượng như thủ phủ, giấc mơ, trung tâm, cô gái đẹp ngủ quên... Dân mạng gọi anh là thánh nổ.
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội cho Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Nhật Quang. Ảnh Dân trí
Tuy nhiên, xét cho cùng thì nghe những phát ngôn của anh cũng vui vui. Anh có một cái gì đó đáng yêu ẩn đằng sau những câu nói có vẻ ngô nghê, buồn cười kia. Cái đầu nghiêng nghiêng của anh mà dân mạng gọi là niễng cũng làm cho người ta dễ có cảm tình với anh. Đành rằng đem khiếm khuyết của ai đó ra chế giễu thì là điều bất nhã nhưng tôi không cho họ có ác ý mà chỉ là để bày tỏ lòng yêu mến mà thôi. Cũng như cánh dân chủ hay chê quân mình rằng béo, rằng lùn vậy. Tôi còn làm thơ trêu mấy nàng béo lùn xinh đẹp mà tôi yêu quý. Đặc biệt, hình như anh chưa bao giờ đe dọa, mắng chửi phe dân chủ. Cái này thì khác hẳn với anh Trọng, chị Ngân, hễ cứ phát ngôn là y như rằng hô hào cảnh giác với thế lực thù địch chống phá, hô hào bảo vệ chế độ hoặc hỏi đã làm gì cho đất nước chưa, coi dân như kẻ thù.
Tuy vậy, cứ lọc từ các câu nói vui vui của anh, người ta cũng thấy không hiếm những câu tâm đắc. Chẳng hạn hôm 9/10/2018 phát biểu tại Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 tại Tokyo, anh bất ngờ "lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia", trong khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang gây căng thẳng ngoại giao giữa hai nước Việt - Đức. Chưa đầy một tuần sau, ngày 15/10, giữa lúc anh đang công du Châu Âu để vận động cho Hiệp định Tự do Thương mại giữa Việt Nam và EU anh cũng bất ngờ "lên án chế độ độc tài".
Phát biểu của anh "liều" tới mức, cộng động mạng "lo" cho anh khi về sẽ bị câu lưu ở sân bay Nội Bài, thậm chí có bạn còn "tính" đến chuyện tổ chức đi... đòi người.
Táo tợn hơn, hôm 11/11 vừa qua, anh còn lôi cả thể chế ra để trị. Anh cho rằng chính thể chế hiện nay không làm cho đất nước phát triển được : "Nếu cứ giữ tư duy lạc hậu thì không thể phát triển đất nước được" và đòi "gỡ thể chế". Anh lôi cái thằng thể chế ra điểm tên 3 lần liên tiếp : "Thể chế, thể chế và thể chế". Anh còn nhắc đến câu của nhà kinh tế Robinson để bày tỏ sự đồng tình : "Một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể chế". Tức là mọi trì trệ ở đất nước này, anh chỉ ra đó là do thể chế và đòi loại bỏ nó. Cũng tức là mục tiêu của anh rất giống với mục tiêu của giới... dân chủ. Thế mới kinh.
Ngược thời gian chút nữa, ngày 17/5/2017, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp anh Phúc cũng nói một câu rất hay : "bình minh đang tới đất nước chúng ta". Rõ ràng, khi nói bình minh đang đến, anh Phúc cho rằng, đất nước ta đang là đêm đen. Trước bình minh chả đêm đen là gì ?
*
Viết đến đây tôi lại nhớ cũng ngày 11/11, cháu Bùi Nhật Quang (xin nhắc lại, họ Bùi chứ không phải họ Trần để bạn đọc không nhầm lẫn với trùm dư luận viên Trần Nhật Quang) được anh Phúc trao quyết định bổ nhiệm chức chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Cháu còn trẻ lắm, sinh ra đúng vào lúc công cuộc đánh chiếm miền Nam vừa hoàn thành.
Trao chức Chủ tịch viện hàn lâm cho cháu Quang, chắc anhh Phúc phải cân nhắc nhiều lắm. Trong buổi lễ trao quyết định, anh Phúc gửi gắm nhiều lời tin cậy vào Bùi Nhật Quang
Trong buổi lễ nhận nhiệm vụ, Bùi Nhật Quang cũng dẫn lại câu nói của nhà thơ Nazim Hikmet để kết thúc bài phát biểu của mình một cách đầy phấn khích : "Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng". Hẳn là khi trước khi nói câu này, cháu nhớ lại chuyện chú Phúc dẫn câu nói của nhà kinh tế Robinson : "Một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể chế" mà tôi vừa nhắc tới. Không chỉ thế, cháu còn tung hứng cho câu của chú Phúc : "Bình minh đang tới đất nước chúng ta".
Vì sao tôi nói vậy ? Như đã phân tích ở trên, khi anh Phúc nói "Bình minh đang tới đất nước chúng ta", tức là đất nước ta đang là đêm đen thì cháu Quang cho rằng, phải cháy lên thì bóng tối mới trở thành ánh sáng. Điều này, chẳng phải Bùi Nhật Quang cho rằng đất nước ta đang trong bóng tối hay sao.
Chú thì cho rằng đất nước đang trong đêm đen, cháu thì cho rằng đất nước đang trong bóng tối, chẳng hợp cạ lắm sao ? Vì vậy, anh Phúc có những gửi gắm khi trân trọng trao quyết định bổ nhiệm chức chức Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho trí thức trẻ Bùi Nhật Quang là hoàn toàn có lý.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 13/11/2019