Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khai mạc tuần này là những gì được trình bày như là vở kịch đầu tiên của người Anh gốc Việt. Summer Rolls (tạm dịch Những chiếc nem cuộn) trình diễn tại Nhà hát Công viên Luân Đôn cho thấy thế hệ trẻ đang nắm lấy sự thay đổi văn hóa - và làm thay đổi gia đình của họ, thế hệ đã di cư đến nước đến Anh 40 năm trước.

kich1

Diễn viên kiêm biên kịch Tuyên Đỗ muốn vượt lên khỏi hình ảnh dấu ấn chỉ là con cái của một gia đình thuyền nhân

Vở kịch của Tuyên Đỗ minh họa cho sự thay đổi này. Dàn diễn viên được chọn từ nhóm diễn viên người Anh gốc Việt đang ngày càng tăng trưởng - điều mà chỉ vài năm trước là điều không thể.

Vào cuối những năm 1970, hầu hết mọi người ở Anh sẽ khó có thể xác định được sự hiện diện của người Việt ở nước này. Ngày nay, cộng đồng này đã phát triển nhưng vẫn không quá lớn - có lẽ chỉ hơn 50.000 người trên toàn quốc.

Vở kịch mang đến một cái nhìn sâu sắc hiếm hoi về cuộc sống của các gia đình người Anh gốc Việt kể từ những chuyến đi đầy hiểm nguy của họ sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975 và Chiến tranh Việt Nam kết thúc như những thuyền nhân.

Mặc dù câu chuyện của cô diễn ra chủ yếu ở Anh, nhưng nó bắt đầu vào năm 1979 trên dòng sông Mê Kông. Một người mẹ gửi đứa con trai 11 tuổi của mình lên thuyền đến một nơi khác mà bà hy vọng sẽ tìm được sự thịnh vượng.

Tuyên Đỗ nói thuật ngữ Thuyền nhân không được cộng đồng người Anh gốc Việt ngày nay ưa thích. Nhưng cô biết đó là điều sẽ làm nhiều khán giả phải lưu tâm.

kich2

Anna Nguyễn thủ vai lần đầu trong vai Mai

"Sau năm 1975, mọi người trên khắp thế giới đã thấy những hình ảnh trên vô tuyến của người Việt Nam rời khỏi đất nước trên những chiếc thuyền không an toàn này. Một số người đã đến Anh, thông thường bằng đường Hồng Kông.

"Nhưng những gì tôi đang cố gắng làm là thoát khỏi những gì thường được cho là người Việt Nam ở Anh hiện nay chỉ làm nhà hàng và làm việc trong các tiệm làm móng tay".

Hư cấu và kinh nghiệm sống

Tuyên Đỗ nói câu chuyện là hư cấu. "Nhưng rất nhiều chi tiết và tình tiết nhân vật đến từ kinh nghiệm sống của chính tôi", cô nói thêm. "Mai là một người em gái và cô ấy luôn phải tìm cách vượt qua những thách thức trong suốt thời gian sống ở Anh với tư cách là một người nhập cư thế hệ thứ hai.

"Vì vậy, một phần đó là một câu chuyện rất riêng tư về tình yêu và sự căng thẳng trong một gia đình đặc thù và cách thức mà cha mẹ có thể can thiệp vào cuộc sống của một thiếu nữ. Nhưng cũng có một bức tranh lớn hơn về tình trạng của người tị nạn".

kich3

Vở kịch có nhiều diễn viên là người Anh gốc Việt

Tuyên Đỗ nói khi viết vở kịch, cô có ý thức về tính tương đồng với các sự kiện chính trị ngày nay. "Tình hình khủng khiếp của nhiều người di cư cũng giống như bây giờ. Họ sẽ tìm nhà ở và an toàn ở đâu ? Những quốc gia nào sẽ đưa họ đến ? Tôi nghĩ vấn đề vẫn tiếp diễn và tôi chắc chắn mọi người đang xem vở kịch sẽ nghĩ đến điều đó".

Con số những người đến Anh ngay sau chiến tranh Việt Nam là khá nhỏ - nhiều người Việt Nam rời đi sau cuộc chiến tranh và tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Ước tính gần nhất là khoảng 23.000 người đã định cư ở Anh vào cuối những năm 1980.

Nhưng Tuyên Đỗ nói rằng cô ấy muốn vở kịch hoạt động chủ yếu thông qua miêu tả về cuộc sống gia đình. Tầm quan trọng của ẩm thực là tiêu điểm, trung tâm, như tiêu đề Summer Rolls (những chiếc nem gói) có thể gợi ý.

"Ăn uống xum vầy cùng nhau quanh bàn là một dịp hay và đó là cách để kết nối moi người. Và tất nhiên trong 15 năm qua, ẩm thực Việt Nam cũng có tác động thực sự đến văn hóa Anh. Nó đã được đem vào vở kịch và mặc dù tôi không thích đối phó với những khuôn mẫu, đó cũng là một phần câu chuyện của người Anh gốc Việt. "

Mặc dù không xuất hiện trong vở kịch của chính mình, Tuyên Đỗ đã diễn xuất được vài năm. Năm ngoái, cô đã tham gia vở The Great Wave (Làn sóng lớn) tại Nhà hát Quốc gia, lấy bối cảnh ở Nhật Bản và Bắc Hàn. Cô rất hài lòng vì vở Summer Rolls có toàn bộ dàn diễn viên là người Anh gốc Việt (ngoại trừ Keon Martial-Phillip, người đóng vai bạn trai người Anh da đen của Mai).

'Con dao hai lưỡi'

kich4

Michael Phong Lê : "Người Việt thường được xem là một sắc dân thiểu số trong một thiểu số"

Michael Phong Lê là một thành viên khác của dàn diễn viên. Anh tốt nghiệp trường kịch nghệ ở Birmingham năm năm trước và nói rằng một diễn viên là người Anh gốc Việt cho thấy như một con dao hai lưỡi.

"Thật hiếm khi có một vai diễn cụ thể nào đó để đảm nhận. Nhưng mặt khác, nếu có một vai thì tôi sẽ được mời tham gia thử vai. Thể loại diễn viên mà tôi phù hợp rất nhỏ và tôi đã mất một thời gian dài nghĩ rằng sẽ chẳng có nổi một nhóm các nhà sáng tạo người Anh gốc Việt ngoài đời kia. Tôi đã sai - nhưng về mặt diễn viên, bạn có thể đếm chúng tôi trên đầu ngón tay. "

Thế là Phong Lê thấy anh được xem xét cho các vai diễn Châu Á khác như Trung Quốc hay Hàn Quốc ? Anh cười.

"Tôi nghĩ tôi đã từng như vậy, nhưng mọi sự trở nên khó khăn hơn. Toàn bộ ngành kịch nghệ đã trở nên đáng lo về thủ vai, kiếm vai và nay lại càng nó khó khăn hơn trước.

"Khi tôi mới tốt nghiệp trường kịch, tôi đã được xem xét cho các vai diễn đặc biệt của Trung Quốc. Nhưng mọi thứ bây giờ nhạy cảm đến mức đôi khi các đạo diễn và nhà sản xuất chỉ cảm thấy những người gốc Trung Quốc nên được xem xét cho các vai của người Trung Quốc.

"Trên truyền hình, tôi đã tham gia các chương trình Catherine Tate Show, DCI Banks và Hooten & the Lady. Hai trong số đó là các vai người Việt Nam nhưng một vai là người Trung Quốc".

kich5

Di sản gốc gác khiến Mai cảm thấy cô có một lưỡng phân về bản sắc

'Câu hỏi lớn và tham vọng'

"Ngay hôm trước khi chúng tôi quay phim, người ta đã gọi điện cho tôi : họ lo lắng tôi là người Việt Nam và chúng tôi đã phải nói chuyện lại tất cả mọi thứ. Tôi nghĩ có lẽ bây giờ tôi ít thấy các cơ hội diễn xuất trong các vai là người Trung Quốc hơn trước.

"Nhưng tôi là một người lạc quan nên nói chung tôi sẽ nói mọi thứ trở nên tốt hơn cho các diễn viên dân tộc thiểu số. Nhưng người Việt Nam thường được coi là thiểu số trong một thiểu số, điều này tạo ra những vấn đề riêng. "

Nhưng có một câu hỏi lớn hơn mà các đạo diễn và nhà viết kịch bản hiện nay phải đối diện. Tại sao người biểu diễn nên bị giới hạn bởi nền tảng dân tộc của họ ?

kich6

Keon Martial-Phillip trong vai David, bạn trai người da đen của Mai

Sẽ không bao giờ có một số lượng lớn vai trò đặc biệt của người Anh gốc Việt trên sân khấu hoặc truyền hình - nhưng tại sao các diễn viên như Phong Lê và Tuyên Đỗ không được xem xét để là đóng vai, chẳng hạn, một người quản lí hay một bác sĩ nơi một sắc dân cụ thể nào đó không có gì liên quan ?

Phong Lê nói ước mơ của anh là được chọn đóng một vai "một anh chàng bình thường nào đó ở văn phòng".

Vâng, di sản nguồn gốc của tôi hoàn toàn là người Việt Nam, nhưng tôi sinh trưởng ở nước Anh này và tôi có thể đóng một loạt các nhân vật người Anh. Đây chính là một điểm mà chúng ta cần thuyết phục ngành kịch nghệ nhìn thấy chúng ta theo cách đó. Chúng ta chưa đạt tới chỗ ấy. "

Tuyên Đỗ tỏ ra tham vọng trong cả sự nghiệp diễn xuất cũng như biên kịch.

"Tôi muốn trở thành Sandra Oh và có một giải thưởng Emmy trong tay. Tôi muốn được công nhận là một nghệ sĩ hơn là một người Anh gốc Việt".

Vincent Dowd

Phóng viên Nghệ thuật, BBC News

Nguồn : BBC, 23/06/2019

Vở Summer Rolls trình diễn tại rạp Park Theatre ở London cho đến ngày 13 tháng Bảy. 

Published in Văn hóa
mercredi, 29 mai 2019 07:57

Sự thật "đau lòng"

Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng : Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ "kẻ thù" của các anh, qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngã du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (1).

suthat1

Những ngày giáp Tết, ga quốc tế Tân Sơn Nhất đông nghẹt người đón Việt kiều về nướ

Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghịch) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh.

Qua 2 tuần tôi mong đợi hồi âm của các bậc cao minh, uyên bác, nhưng không thấy. Tuyệt vọng ! Tôi không còn tin người Việt nào đủ thông minh uyên bác có thể đối đáp lại người chửi xéo dân Việt tỵ nạn ta.

Như thế có nghĩa là toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có một ai cao minh uyên bác cả. Đau buồn thay hơn 4 ngàn năm văn hiến !!! Tôi chỉ đọc thấy một vài bài chửi thề vô học thức, hạ cấp (low life, uneducated) và tất cả đều LẠC ĐỀ, không ai trả lời đúng câu hỏi. Bài nào lạc đề, tôi xóa bỏ ngay không thèm đọc cho là rác rưởi không đáng mất thì giờ.

Tiện đây tôi kể lại toàn bộ cuộc mạn đàm tại bữa cơm chung hôm nớ :

Cũng trong dịp Monthly-Neighborhood-Get-Together-Buffet Dinner này, một bà bác sĩ Sue (OB GYN) da màu chĩa vô : "Chính Bác sĩ Martin Luther King là người đã đấu tranh cho chúng tôi có nhân quyền, tự do, bình đẳng. Chúng tôi phải tự giành lấy bằng mạng sống. Chúng tôi không nộp thỉnh cầu tới chánh phủ như bản chất ỷ lại của các anh vừa làm. Các anh biết việc làm nào bẩn thỉu, các anh muốn người khác làm cho mình (Your dirty job you want somebody else doing it for you)". Nếu không có Bác sĩ King, người Mỹ gốc Việt các anh ngày nay chẳng khác gì người Tàu qua đây lao động đường xe lửa hoặc giặt ủi. Ai muốn có gì, phải tự tranh đấu giành lấy.

Ở Mỹ có câu nói không ai cho ai ăn cơm thí (There is no free lunch). Những người dân ở Việt Nam ươn hèn (coward rats) không dám tự mình giành lấy bình đẳng, tự do, nhân quyền. Nước Mỹ không thể cứu giúp một dân tộc ươn hèn (a nation full of coward rats) nếu họ không tự cứu họ trước (we only help those who help themselves)

Một ông khác là sĩ quan hải quân về hưu, nói :

"Tôi muốn nói cho các người bạn Mỹ gốc Việt các anh biết rằng chánh phủ Mỹ không đóng vai trò cảnh sát quốc tế (policeman of the world). Nước Việt Nam bắt bớ giam cầm những người đối kháng là việc nội bộ của riêng họ. Các anh không thể thỉnh cầu chánh phủ Mỹ làm cảnh sát hoặc quan tòa buộc một nước có chủ quyền (a sovereign nation in power) thả những người đối kháng mà, ai có thể biết được, chính phủ nước đó cho họ là tội phạm. Các anh quá lạm dụng (abusive) quyền công dân Mỹ. Nhân đây tôi cho các anh biết, các người Cuba nói riêng hoặc Latinos nói chung, lực luợng cử tri, chánh trị và kinh tế của họ to lớn hơn các anh nhiều lần. Các chánh trị gia đều tiến sát gần (approach) họ. Họ chưa hề thỉnh cầu (petition) chánh phủ điều gì. Vì họ thông minh và thực tế hơn người Mỹ gốc Việt các anh (they are smarter and more realistic than you folks)", tức là chúng ta ngu hơn bọn xì--quả vậy.

Ngồi cùng bàn, ông Tom chủ văn phòng bất động sản Century 21, phát biểu : "Cũng như mọi cộng đồng thiểu số khác. Họ (người Việt) có 3 loại người :

Loại 1 : loại cực kỳ thông minh đóng góp rất nhiều cho xứ sở này (their adopted land). Tôi biết có tới hàng ngàn người Việt là quân đội Mỹ cấp tá, Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo sư, Bác học. Điển hình (a case in point) cách nay 6-7 năm tôi đã đọc Newsweek Magazine, ký giả lão thành (renowned journalist) George Wills viết 1 bài dài về 1 bà bác học Vietnam (ý ông nói Mrs Dương Nguyệt Ánh).

Nói rằng món nợ của bà đã trả cho nước Mỹ hoàn toàn đầy đủ, kể cả tiền lời (Your debt to America has been paid in full, with interest).

Loại 2 : là bọn ích kỷ, cơ hội chủ nghĩa (selfish opportunists) những người dễ ghét--đáng khinh bỉ-- (despicable folks). Loại người này sẵn sàng bán linh hồn cho qủy dữ (they are ready to sell their souls to devils) trục lợi cá nhơn. 18 tỷ dollars Dr. George vừa nói là từ loại người này đổ vào Vietnam. Họ là những con cừu đen.

Loại 3 : là loại ngu xuẩn nói nhiều làm ít (All-talk idiots). Họ ngu xuẩn tới nỗi không có lý trí. Họ nhu nhược ươn hèn, ỷ lại, lạm dụng quyền công dân. Họ ngu xuẩn đến nỗi không biết được rằng chánh phủ và nhơn dân Mỹ chỉ hành động việc gì có lợi chung cho đất nướcfr va nhơn dân Mỹ (common interest of America and the American people). Các thỉnh cầu của loại người này, nếu là tôi (ông Tom) tôi ném ngay vào thùng rác

Vợ chồng tôi nói với nhau : Ờ nhỉ. Người mình ngu thật đấy. Dinner Buffet đầu tháng 4 ni, mình không nên góp đồ ăn đến dự nữa. Làm người Việt nhục lắm. Chỉ muốn độn thổ thôi. Nghĩ thấy dại. Ghi tên vào Thỉnh Nguyện Thư làm dek gì ! Thì tại mình ngu chúng biểu ăn cứt mình cũng ăn. Rồi mới hôm rầy có tên nào trong ban tổ chức dụ con nít ăn cứt gà còn tuyên bố rằng "Nếu ông Obama không có phản ứng hay hành động nào thích đáng (no reaction or appropriate action) cho bản thỉnh cầu, chúng ta sẽ đem 135,000 chữ ký cho đảng đối lập. À ra thế, mình chỉ là công cụ búp bế (puppets) của lũ idiots. Bi chừ chúng biểu 135.000 người có tên trong bản thỉnh cầu làm theo lời chúng dạy. Bút sa gà chết mà.

Ta là người chịu ơn chánh phủ và nhơn dân Mỹ quá nhơn đạo cưu mang chúng ta qua đây, giúp đỡ ta bước đầu, tìm nơi ăn chốn ở, làm ăn gây dựng sự nghiệp. Khi có đủ lông cánh ta đem tiền bạc về bơm cho những kẻ mà do chính chúng đã gây ra cho chúng ta phải bỏ nước ra đi. Giờ đây ta còn để cho những người (Mỹ bình thường) nhìn ta như những con vật ghẻ lở, loài sâu bọ.

Hải Nguyễn

(Tháng 4/2016)

(1) Note : Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GA

Published in Văn hóa

Manh mối về nghi can vụ tạt axit Việt kiều Canada khi về thăm quê (2Sao, 16/02/2019)

"Trong quá trình sinh sống tại Canada, anh Nghiêm có mâu thuẫn với một số người tại Canada", bạn gái nạn nhân nói.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm, bạn gái anh Võ Duy Nghiêm (26 tuổi, quê xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi; hiện định cư tại Canada) bị tạt axit cung cấp thông tin, anh có mâu thuẫn với một số người tại Canada.

vn1

Như tin đã đưa về vụ 2 hai thanh niên bịt mặt tạt axit và cắt gân chân cặp tình nhân Việt kiều vào đêm mùng 5 Tết, bạn gái anh Nghiêm, cũng là nạn nhân của vụ việc cũng cung cấp thêm thông tin trên Công an nhân dân: Trong quá trình làm việc và sinh sống tại Canada, anh Nghiêm có mâu thuẫn với một số người tại Canada.

vn2

Bạn gái anh Nghiêm cũng mong muốn cơ quan công an tỉnh Quảng Ngãi và Công an Việt Nam giúp đỡ sớm tìm ra hung thủ cùng kẻ chủ mưu.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 20 giờ đêm 9/2 (mùng 5 Tết âm lịch), anh Nghiêm có hẹn với hơn 8 người trong gia đình cùng nhau đi ăn tối. Do chỉ có một chiếc ô tô, nên anh nhường xe cho người lớn trong gia đình, còn anh và bạn gái đi xe máy xuống khu vực hẹn.

Khi cả hai đi xe về khu vực bãi biển vắng vẻ Khe Hai, thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn thì thấy có 2 thanh niên đậu xe ở đó. 

Khi xe anh Nghiêm vượt qua đoạn trên một đoạn khoảng 200m thì bất ngờ 2 thanh niên này gọi đúng tên anh Nghiêm khiến anh quay lại và bị chúng tạt axit vào người. Anh Nghiêm loạng choạng rồi ngã xe máy xuống đường.

Không dừng lại, hai gã thanh niên tiếp tục dùng dao chạy đến chém 3 nhát ở mắt cá chân và phía sau đầu gối anh Nghiêm rồi mới chịu phóng lên xe bỏ trốn.

Sáng 15/2, tại Bệnh viện Đà Nẵng, người nhà anh Võ Duy Nghiêm cho biết, đã đưa anh về Canada để tiếp tục cứu chữa.

Anh Nghiêm và bạn gái là chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng một bác sĩ và một y tá đi cùng để theo dõi bệnh tình, được xe cấp cứu 115 của BV Đà Nẵng chở đến sân bay Đà Nẵng làm thủ tục để chuẩn bị lên chuyên cơ lúc 0 giờ 10 ngày 15/2. Đây là chuyên cơ của phía bảo hiểm Canada bay sang Đà Nẵng để đón nạn nhân, nhằm tiếp tục điều trị theo quy định. Trước khi sang Canada điều trị, sức khỏe của anh Nghiêm ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, trưởng khoa ngoại bỏng - tạo hình BV Đà Nẵng cho biết, lúc nhập viện anh Nghiêm bị phỏng nặng ở nhiều vị trí trên cơ thể và bị 3 vết cắt lớn ở chân.

Phần bỏng nặng nhất là ở khuôn mặt, trong đó tổn thương ở mắt là rất nghiêm trọng. Sau khi được điều trị, về cơ bản những vết bỏng về axit đã cơ bản ổn định. Chấn thương về mắt tiên lượng xấu. Sức khỏe chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (bạn gái anh Nghiêm, công dân Canada) đã ổn định và đủ các điều kiện xuất viện.

Thượng tá Võ Văn Náo, Trưởng Công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết cơ quan Công an huyện đang tiến hành điều tra vụ tạt axit, cắt gân chân xảy ra tối mùng 5 Tết vừa qua.

vn3

Gia đình đưa nạn nhân ra sân bay Đà Nẵng

Ông Huỳnh Văn Thanh, Trưởng Công an xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cho biết trên Người Lao động, trong suốt nhiều năm sống ở Bình Đông, anh Nghiêm không vi phạm pháp luật, không có xích mích người địa phương.

Sau khi học xong cấp 3, Nghiêm được bảo lãnh ra nước ngoài và định cư tại Canada nên rất ít về địa phương. "Nhiều khả năng vụ việc xảy ra do mâu thuẫn xuất phát ở nơi Nghiêm định cư, khi về thăm quê thì bị theo dõi, tạt axit", ông Thanh nhận định

*****************

Công an Quảng Ngãi mở rộng điều tra vụ Việt kiều Canada bị tạt axit (RFA, 15/02/2019)

Công an tỉnh Quảng Ngãi đang mở rộng điều tra vụ Việt kiều Canada, là anh Võ Duy Nghiêm, 26 tuổi, cùng bạn gái bị tạt axit và chém vào chân khi đang đi xe máy ở địa phương huyện Bình Sơn tỉnh này.

vn4

Rạng sáng 15/2, chuyên cơ của phía bảo hiểm Canada đã đến để đưa Anh Nghiêm và chị Trâm cùng 1 bác sĩ và 1 y tá ra nước ngoài điều trị. Courtesy NLĐ

Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn thông tin từ Thượng tá Võ Văn Náo, Trưởng Công an huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, loan tin vừa nêu hôm 15/2.

Theo ông Náo, Công an huyện đã chỉ đạo lực lượng xuống khám nghiệm hiện trường, lấy mẫu chất lỏng màu trắng (nghi là axit) gửi Phòng Kỹ thuật Hình sự phân tích. Ông cho biết thêm, khu vực xảy ra vụ việc rất vắng người, không có camera quan sát nên khó xác định đối tượng gây án.

Trước đó, vào tối ngày 9/2/2019, anh Võ Duy Nghiêm cùng bạn gái là chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm và gia đình đi ăn tối tại Khu Du lịch sinh thái Thiên Đàng ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn. Trên đường đi, anh Nghiêm và chị Trâm chạy xe máy đi trước. Riêng các thành viên còn lại đi xe hơi phía sau.

Khi đến đoạn đường vắng và tối thuộc khu vực ngã tư Thiên Đàng, có 2 thanh niên đi trên 1 xe máy cùng chiều từ phía sau bất ngờ vượt lên áp sát rồi nhanh tay tạt a xít vào mặt anh Nghiêm. Sau đó chúng còn chém vào bắp vế chân và đầu gối Anh Nghiêm bằng mã tấu.

Tin cho biết, sau khi được chữa trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, hiện sức khỏe của anh Nghiêm và chị Trâm đã ổn định trở lại và bắt đầu nói chuyện được. Cho đến rạng sáng 15/2, chuyên cơ của phía bảo hiểm Canada đã đến để đưa Anh Nghiêm và chị Trâm cùng 1 bác sĩ và 1 y tá sang Canada để điều trị. Nhưng do chuyến bay từ Đà Nẵng sang Canada phải mất gần 20 giờ bay, quan ngại nạn nhân không đủ sức khỏe nên chuyên cơ đã chuyển hướng đến Thái Lan tạm điều trị trước, chờ sức khỏe nạn nhân ổn định trở lại.

Được biết, năm 2013, anh Võ Duy Nghiêm được người anh là Võ Duy Hoàng bảo lãnh sang Canada định cư theo diện xuất khẩu lao động. Sau đó, anh Nghiêm quen với chị Trâm, quốc tịch Canada, quê gốc tỉnh Sóc Trăng và sống chung với nhau như vợ chồng. Từ năm 2018 hai người sinh sống, làm ăn tại thành phố Vancouver.

Anh Nghiêm đã hai lần về quê ăn Tết vào năm 2014 và năm 2019.

****************

Việt kiều bị tạt axit, cắt gân chân : Thu giữ nhiều chứng cứ quan trọng (2Sao, 15/02/2019)

Khám nghiệm hiện trường vụ tạt axit 2 Việt kiều Canada, lực lượng chức năng thu giữ lọ thủy tinh đã vỡ phần nút chai chứa chất lỏng màu trắng.

Tối nay, thượng tá Võ Văn Náo, Trưởng Công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, đơn vị đang phối hợp với công an tỉnh để điều truy tìm hai kẻ lạ mặt bịt khẩu trang bất ngờ tạt axit.

Theo thượng tá Náo, qua khám nghiệm hiện trường, cảnh sát ghi nhận chiếc xe Air Blade của nạn nhân ngã nghiêng bên lề đường, nhiều mảnh vỡ thủy tinh văng tung tóe khắp nơi và một lọ thủy tinh đã vỡ phần nút cổ chai chứa chất lỏng màu trắng (nghi axit).

"Chúng tôi cũng đã gửi mẫu đến cơ quan chức năng giám định chủng loại axit mà thủ phạm sử dụng để gây án", thượng tá Náo cho biết thêm.

vn5

Anh Nghiêm điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng tối 14/2

vn6

Anh Võ Duy Nghiêm được chuyên cơ chở từ Đà Nẵng đi Thái Lan điều trị

Trước đó, khoảng 19h40 đêm 9/2, anh Võ Duy Nghiêm (SN 1993, quê xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, định cư ở Canada) đi xe máy chở bạn gái là chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1993, quốc tịch Canada) đến khu du lịch sinh thái Thiên Đàng (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn).

Lúc này, từ phía sau có hai thanh niên đi xe máy ép sát xe anh Nghiêm, người ngồi sau hất axit vào mặt khiến anh Nghiêm bị bỏng nặng.

2 đối tượng tiếp tục dùng dao mang theo lao tới cắt 3 nhát vào khớp gối, gân chân anh Nghiêm. Gây án cả 2 nhanh chóng lên xe tẩu thoát.

Sau khi cấp cứu ở địa bàn, nạn nhân được chở ra BV Đà Nẵng. Các bác sỹ nhận định anh Nghiêm bị bỏng 80% cơ thể, mắt bị axit ăn mòn giác mạc. Đến tối qua, vùng mặt nạn nhân có dấu hiệu bị nặng thêm do axit ăn mòn vào cơ thể.

Đến khoảng 0h sáng nay (15/2), anh Võ Duy Nghiêm được chuyên cơ chở từ Đà Nẵng đi Thái Lan điều trị. Đây là chuyên cơ phía mà phía công ty bao hiểm Canada thuê để chuyển chở nạn nhân.

*****************

Hong Kong bắt giữ 24 sừng tê giác trên đường đến Việt Nam (RFA, 15/02/2019)

Hải quan sân bay Hong Kong vào ngày 14 tháng 2 bắt giữ hai người đàn ông mang theo ít nhất 24 sừng tê giác khi đang quá cảnh chờ đi Việt Nam.

vn7

Sừng tê giác bị Hải quan Hồng Kông thu giữ được ngày 14/2/2019. AFP

Hãng tin AFP loan tin này ngày 15/2, cho biết thêm đây là vụ bắt giữ buôn lậu sừng tê giác bằng đường hàng không lớn nhất từ trước đến nay của Hải quan Hong Kong, với giá trị lên đến khoảng 1 triệu đô la Mỹ. Số sừng này tương đương 20 phần trăm tổng sừng tê giác bị bắt tại Hong Kong trong 5 năm qua.

Tin cho biết hai người bị bắt đi từ Johannesburg, Nam Phi và quá cảnh ở Hong Kong để đến thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện nay chưa có thông tin về quốc tịch của hai người vận chuyển số sừng tê giác vừa nêu.

Hải quan Xứ Cảng thơm cho biết lô hàng được giấu trong hai thùng cạc tông khi đi qua máy quét.

Giám đốc Sophie le Clue của chương trình môi trường ADM Capital Foundation tại Hong Kong cho rằng chắc hẳn có một mạng lưới được tổ chức đứng đằng sau hoạt động buôn lậu như vừa nêu.

Trước đó chỉ hai tuần, vào ngày 1/2, Hong Kong tuyên bố đã tìm thấy 8 tấn vảy tê tê và hơn 1.000 ngà voi trong một container vận chuyển từ Nigeria đến Việt Nam, với giá trị hơn 8 triệu đô la Mỹ.

Nhu cầu về sừng tê giác chủ yếu được do số người tiêu dùng ở Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà những người hành nghề y học cổ truyền coi nó như một phương thuốc tuyệt vời.

Trong thực tế, sừng tê giác chỉ là mũi của tê giác, bao gồm keratin, là loại protein tạo ra tóc và móng tay con người. Tuy nhiên, tại Châu Á, sừng tê giác có giá lên đến 60.000 đô la một ký.

Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước nằm trong nhóm những thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ những loài nguy cấp này, gồm hổ, voi, tê giác và tê tê.

*******************

Hồng Kông bắt lượng sừng tê giác kỷ lục trên đường đến Việt Nam (BBC, 15/02/2019)

Cơ quan chức năng tại sân bay ở Hồng Kông vừa bắt giữ hai người đàn ông buôn lậu số lượng sừng tê giác kỷ lục - trị giá 1 triệu đô la đang trên đường đến Việt Nam hôm 14/2.

vn8

Số lượng sừng tê giác bị thu hồi hôm 14/2 chiếm 20% trên tổng số lượng sừng bị thu hồi tại Hong Kong trong vòng 5 năm qua

Khoảng 24 sừng tê giác đã bị chặt đứt, nặng tổng cộng 40kg đã được tìm thấy.

Đây là vụ bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay của Hồng Kông.

Những kẻ buôn lậu được cho là đang quá cảnh trước khi đến thành phố Hồ Chí Minh từ Johannesburg ở Nam Phi.

Các quan chức hải quan cho biết, đường vận chuyển trái phép đã được vận chuyển một cách trơ trẽn trong hai hộp các tông.

Sự cố sân bay xảy ra chỉ hai tuần sau khi Hồng Kông thu giữ kỷ lục 8 tấn vảy tê tê và hơn 1.000 ngà voi.

Một nhóm môi trường địa phương cho biết số lượng sừng tê giác hôm 14/2 chiếm 20% tổng số lượng sừng tê giác bị phát giác ở Hồng Kông kể từ 2013.

Hồng Kông là một điểm trung chuyển được biết đến cho các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và các nhóm bảo tồn đã kêu gọi các nhà chức trách trấn áp tình trạng buôn lậu.

Sừng tê giác được sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam trong các phương thức y học cổ truyền, mặc dù chứa ít hơn keratin, nhưng có cùng loại protein tạo ra tóc và móng tay của con người.

Nhu cầu về sừng tê giác đã thúc đẩy nạn săn trộm động vật hoang dã, đặc biệt là ở Nam Phi, nơi có khoảng 80% dân số tê giác trên thế giới.

Các nhóm bảo tồn cho biết số lượng tê giác bị giết đã giảm dần kể từ năm 2014, nhưng hơn 1.000 con tê giác vẫn tiếp tục bị giết ở Nam Phi mỗi năm.

Published in Việt Nam

Các bạn chửi cộng sản 43 năm nay chưa thỏa lòng sao ? Đã hơn 43 năm, các bạn cứ tiếp tục chửi bới, và chế độ hà khắc ở Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại.

vietkieu1

Đêm cuối tuần, ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đông nghẹt người thân đến đón Việt kiều về nước ăn Tết, nhiều người vật vạ ở hành lang, trẻ em ngủ thiếp đi. Ảnh minh họa (Dân Việt)

Hiện nay, ngay từ trong nước, đã có nhiều nhà dân chủ đứng lên bất chấp nguy hiểm để đấu tranh, điều này đã bộc lộ rõ những nhượng bộ và yếu kém của chế độ. Nhưng sao đến giờ vẫn chưa có một phong trào dân chủ đủ mạnh để thách thức chế độ ? 

Câu trả lời : Bao năm qua, ta cứ mãi lo "địch vận". Nói xấu, chửi bới chế độ hoặc kêu gọi chế độ tự thay đổi, mà không lo"dân vận" : củng cố sức mạnh dân chủ của cộng đồng hải ngoại để thúc đẩy "dân vận" trong nước và bước cuối cùng là tạo nên một sức mạnh toàn dân buộc chế độ phải thay đổi.

Như vậy, rõ ràng là thất bại không phải là do "địch" mạnh, mà do "ta" yếu. Nói rõ hơn, dân trí Việt kiều, nhất là trong số những người hay về Việt Nam, quá yếu kém nên đã không thể thúc đẩy một phong trào dân chủ toàn dân ở trong nước.

Người trong nước thì bị bưng bít thông tin nên mù mờ về khái niệm dân chủ pháp trị đã đành, còn người Việt nước ngoài, những người đã định cư ở những xứ có nền dân chủ pháp trị cao nhất trên thế giới, thì sao ?

Một sự thật đáng buồn : ngoại trừ một số ít trí thức hiếm hoi (tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Âu) có thể viết lách, lý luận và còn chút ưu tư đất nước, còn lại đa số Việt kiều mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh dân chủ phương Tây đã lâu nhưng đã chẳng học hỏi được gì, bởi đa số họ vốn xuất thân từ một lối sống èo uột nửa Tây nửa phong kiến, khi ra được nước ngoài (dù là vượt biên, HO, con lai hay diện ODP) đều chỉ biết có một mục tiêu duy nhất là đồng tiền chứ không biết trau dồi tri thức (lười đọc sách, chỉ nghe nhạc hoặc xem video).

Họ còn cư khư khư giữ lấy những cái "Việt Nam" lẽ ra phải bị đào thải từ lâu. Họ sợ lớp trẻ quên tiếng Việt nhưng lại không biết lo rằng coi chừng tiếng Anh của chúng chưa đủ để tiếp cận tinh hoa văn hóa của phương Tây. Họ còn thích nghe những bản nhạc than khóc não nùng èo uột muôn thưở kiểu Việt Nam vốn có khả năng làm con người mềm yếu, mất tính chiến đấu (kiểu băng nhạc TN Paris) mà trước năm 1975 đã góp phần vào sự bại trận của miền Nam.

Ngoại ngữ kém cỏi (tiếng Mỹ, Pháp...) cũng là một đặc điểm nữa của cộng đồng Việt kiều. Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi dư luận Mỹ (và ở các quốc gia Châu Âu khác) cho tới giờ này vẫn biết rất ít về công cuộc đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại. Bởi vì trong đa số Việt kiều, khả năng viết, nói và đọc ngoại ngữ rất kém, cho nên không thể trao đổi tư tưởng hoặc truyền đạt thông điệp của mình cho người bản xứ.

Có một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn bão Katrina vừa rồi, thì đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát khi có việc cần. (Đây là những người qua đây từ 1975 đã có cơ nghiệp vững vàng, chứ không phải những người mới qua).

Ở những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là trình độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.

Đã không tiến bộ, thì phải thụt lùi. Lối tư duy, lý luận và cách hành xử của Việt kiều giờ này chẳng khá hơn bao nhiêu khi còn ở Việt Nam. Hãy xem xét những hoạt động "văn hóa" của Việt kiều ở hải ngoại. Có mấy ai đọc sách, suy tư, hoặc viết lách khi rảnh rang. Họ chỉ biết, từ năm này qua năm khác (1984 đến giờ) khi rảnh thì đón mua băng Thúy Nga Paris để nghe đi nghe lại những bài nhạc "quê hương" cũ rích chỉ thay đổi có ca sĩ trình bày và để nghe ông Nguyễn Ngọc Ngạn và cô "đào" dài chân mặc váy ngắn (và rất ưa "phô" nó ra) Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhai đi nhai lại ba cái chuyện đàn ông đàn bà ghen tuông nhảm nhí, thiếu vắng chiều sâu về tâm lý xã hội cũng như nghệ thuật hài hước.

Tương tự như vậy, giới Việt kiều rất "mê" Hoài Linh và Vân Sơn với những trò hề rẻ tiền được lập đi lập lại muôn thuở : ỏng ẹo giả gái, giả giọng Phú Yên, giọng Bắc, giọng Quảng, lời lẽ chợ trời thô tục.

Những thứ giải trí thô lậu này xem ra vô bổ vô hại, nhưng thật ra là tai hại rất nhiều cho công cuộc đấu tranh dân chủ, vì chúng vô tình đóng góp vào chiến dịch "địch vận" của cộng sản Việt Nam ngay trong lòng cộng đồng Việt kiều.

Nếu bạn là một cán bộ địch vận cộng sản, còn gì mừng cho bằng khi những kẻ ngày xưa đã từng lớn tiếng tự nhận là "tị nạn chính trị" phải hy sinh cả tính mạng bản thân và gia đình để "đi tìm bến bờ tự do", giờ này chỉ biết chạy đôn chạy đáo kiếm tiền, cơm ngày 3 bữa no nê nằm ễnh ngửa trên sa lông thưởng thức những băng nhạc hề nhảm nhí, những bản nhạc than khóc hay ca tụng (rỗng tuyếch) quê hương đất nước và hễ có dăm ba ngày nghỉ và dư vài ngàn đô là đem về Việt Nam "thả", xây nhà cất cửa, du lịch, ăn nhậu - đàn bà thì khoe khoang đồ trang sức quần áo, đàn ông thanh niên thì đi tìm gái, lấy vợ "hai, hoặc ba".

Mỗi năm, hàng triệu người Việt về thăm quê, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi chuyển tải một số tài liệu dân chủ vào trong nước, còn đại đa số là về Việt Nam để vung tiền đô la, khoe khoang, hưởng thụ, giải trí. Thậm chí còn buôn lậu nữ trang hoặc ma túy. Khi về Việt Nam, họ cố tình ăn mặc cho "ra vẻ Việt kiều", họ đòi hỏi tiện nghi này nọ, chê bai đường sá, nhà cửa ở Việt Nam thiếu tiện nghi. Chẳng trách sao người Việt trong nước vẫn đang nhìn Việt kiều qua lăng kính "đô la". Dưới mắt họ, Việt kiều là những "chủng loại" lạ lùng chẳng giống ai từ nước ngoài về, có rất nhiều tiền đô và cách ăn mặc, cư xử, dáng dấp ngoại hình không giống người trong nước (mập, trắng trẻo, xem "sang" hơn, hay đeo cái "bao tử (túi đựng tiền xu) ở bụng, đeo nhiều vòng vàng nữ trang hơn...), khi nói chuyện thì giả bộ quên tiếng Việt hoặc bập bẹ vài chữ tiếng Anh cho ra vẻ.

Về khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ). Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.

Về khía cạnh dân chủ, cách hành xử nhố nhăng của đa số Việt kiều khi về nước đã vô tình phá hoại (undermine) sự nghiệp đấu tranh của các nhà dân chủ trong cũng như ngoài nước. Đất nước còn nghèo, người Việt Nam cần tiền để mưu sinh. Tiền đô có thể giảm cái đói nghèo tạm thời. Nhưng để đổi đời, người Việt Nam cần một chế độ dân sinh dân chủ. Để được như vậy, người Việt trong nước cần những tấm gương dân chủ để noi theo, chứ không phải những tấm gương "đô la" qua lối hành xử nhăng nhít của Việt kiều hiện nay.

Chừng nào mà người dân trong nước nhìn mỗi Việt kiều về nước như là một biểu tuợng của tinh thần trung thực, nhân ái, công bằng, tự do và dân chủ, trái ngược với hình ảnh mà họ thấy từ những cán bộ Đảng giảo quyệt, tàn ác, tham lam, độc đoán, thì chừng đó sự nghiệp dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng có cơ hội.

Không bắt buộc mỗi Việt kiều về nước phải là một "chiến sĩ dân chủ". Nhiều Việt kiều bây giờ không màng đến chuyện chính trị vì lý do này khác. Đây là tự do cá nhân của họ, ta không thể bắt buộc. Tuy nhiên, với tư cách là một người Việt Nam sống ở những xứ sở dân chủ có nền dân trí cao độ, họ có trách nhiệm phải thể hiện một lối sống văn hóa xứng đáng với người dân và xứ sở đã cưu mang giúp đỡ họ trong những ngày khốn cùng chân ướt chân ráo mới nhập cư. Chính xã hội mang tính trung thực, năng động, nhân đạo, công bằng, dân chủ cao độ của người dân phương Tây đã giúp cho người Việt định cư ở nước ngoài có thể hội nhập và thành đạt nhanh chóng.

Vậy thì những người Việt này sau khi thành đạt rồi phải có trách nhiệm, phải học hỏi và thực hành tinh thần này mỗi nơi, mỗi lúc.

Khi ở bản địa thì không được gian lận, luồn lách qua mặt luật pháp (kiểu giả nghèo xin foodstamps, giả ly dị để xin trợ cấp single parents, đi làm tiền mặt để trốn thuế...) để khỏi phá vỡ nền dân chủ quí giá mà chúng ta đang thừa hưởng.

Khi về Việt Nam thì hãy là tấm gương sáng về đạo đức, dân trí để hầu khai sáng dân trí và vô tình hay hữu ý thúc đẩy một lộ trình tự do dân chủ cho Việt Nam.

Mỗi Việt kiều, khi về Việt Nam, phải hòa đồng (chứ không hòa nhập) với người trong nước. Phải ăn như họ. Phải mặc như họ. Phải chịu đựng cái họ phải chịu đựng và phải vui cái vui của họ. Tuy vậy, không đánh mất mình và luôn tận dụng mọi cơ hội để noi gương sáng dân trí. Không cần thiết phải đả động đến các vấn đề chính trị, nhưng phải gieo trồng hạt giống của tư tưởng dân chủ. Đây là con đường tuy dài nhưng thực tế và chắc chắn.

Hãy làm "dân vận" bằng những hành động cụ thể nhất có thể làm được. Nếu bạn đồng ý với bài viết này, hãy email hay đi mua ngay một máy in rẻ tiền, một xấp giấy in, và in bài viết này gửi tới địa chỉ của những người quen (hay không quen) của bạn ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nga..., nhất là những người mà bạn biết rằng hay về Việt Nam thăm thân nhân hay du lịch.

Đừng sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt kiều để mỗi Việt kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.

Trần Bình

(31/05/2018)

Published in Diễn đàn

Nơi nào lũ lụt quét qua cũng gây nên tổn thất cho người dân. Sau đợt lũ gần đây tại Thái Lan, phóng viên RFA đến ghi nhận thực tế tại khu vực trung tâm tỉnh Sakon Nakhon, vùng Đông Bắc Thái Lan nơi có cộng đồng Việt Nam được cho là có cuộc sống thành công tại đó.

thai1

Hình ảnh trận lũ lụt tại một thị trấn của Thái Lan, ngày 28 tháng 7 năm 2017.  AFP

Cuộc sống khó khăn sau lũ

Một tuần lễ sau khi nước lũ rút, cảnh mua bán tại khu chợ địa phương vẫn tấp nập, tuy nhiên giới tiểu thương gốc Việt không vui vì họ đang phải bán những mặt hàng ẩm ướt vớt vát lại sau lũ với giá rẻ.

Một cái quần kaki thường ngày có giá 200 baht, nhưng nay chỉ bán với giá 50 baht, chỉ khoảng 30 ngàn Việt Nam đồng.

Ông Nguyễn Văn Cường, 58 tuổi buôn bán đồng hồ ở đường Rath Pattana, trung tâm Sakon Nakhon chia sẻ :

"Hỏng hết, người Việt ở nơi đây hỏng hết mà không biết kêu ai. Người mà đi bán hàng bán rẻ lại 50%. Người nào cũng lỗ hết, chẳng lẽ khóc, mà khóc cho ai nghe, đâu có ai giúp mình đâu.

Lấy đồ cũ mà ăn, có người thất bại không có tiền mà trả cho chủ hàng. 

Buổi sáng ngày 28/7 nước vào nhà không làm gì được hết.

Ngày 28, 29 cúp điện hết ở khu vực, sợ bị lụt chết. Tới ngày mùng 2/8 nước mới rút, mà đồ đạc hỏng hết. Mở nước tắm ra thì nước rất bẩn. Thiệt hại hơn 1 triệu baht Thái, có người làm quần áo mất 10 - 20 triệu".

Linh mục Đỗ Bá Hoàng, thuộc dòng Đa Minh có thâm niên thực hiện mục vụ ở tỉnh Sakhon Nakhon cho chúng tôi biết :

"Khi nhìn vào cái cây này vẫn còn thấy được cái dấu hiệu của cái mức độ của nước lên cao như thế nào. Những vùng trắng này là nước ngập lên đến đây, những cái mà xe đậu ở đây thì chắc chắn là ngập gần hết xe rồi.

Vùng này người Việt nhiều và đa số người Việt không làm lúa, mà mở tiệm, buôn bán thì bị thiệt hại rất là nhiều. Đặc biệt là những người buôn bán như máy móc, buôn bán hàng hóa này thì cũng không có chỗ nào để mà di chuyển đi, và máy móc thì cũng không thể nào di chuyển dễ dàng được, nên bị thiệt hại rất là nhiều".

Bà Đinh Thị Tân, năm nay 75 tuổi hiện đang sống 1 mình cho hay, đây là trận lụt lịch sử lớn nhất sau 43 năm. Bà kể lại thời khắc nước lụt vào. 

"Ngày 28/7, mưa từ đêm đến sáng. Lúc 7, 8 giờ sáng nước bắt đầu vào, cứ từ từ vào. Bà con thấy lên dần dần thì không nghĩ nước lên cao đến vậy, cho nên cứ đưa đồ lên dần dần cho đến khi nước ập về 1 cái là chuyển đồ không kịp nữa, là ướt hết, hỏng hết chỉ chạy lấy người.

Trong khi chạy lấy người như vậy thì chính quyền họ cho lính mang thuyền vào để cứu người ra, còn đồ thì chuyên chở không được. Họ chở người đến chỗ cao ráo, có nơi ăn chốn ở đàng hoàng".

Bà Phan Thị Lộc thì nói, thiệt hại là như vậy nhưng không thấy Hội người Việt ở đây đi thăm kiều bào :

"Chưa có Hội người Việt đi thăm kiều bào hỏi kiều bào thiệt hại bao nhiêu. Kiều bào thì họ thiệt hại nhiều, không có tiền của rồi cũng không biết làm ăn ra sao. Cái người giàu có thì không sao mà cái người nghèo thì hết vốn, hết tài sản".

thai2

Quân đội Thái Lan đang di tản cư dân thị trấn Kalasin, đông bắc Thái Lan, ngày 29 tháng 7 năm 2017. AFP

Linh mục PraJun ở nhà thờ Chính tòa Thái Lan nói rằng, điều làm ông ấn tượng nhất trong và sau thảm họa này là các tôn giáo giúp đỡ nhau không phân biệt :

"Bất kể là tôn giáo nào cũng giúp nhau, chính các sư trụ trì cũng mời Cha đi giúp đỡ những người công giáo, đó là 1 hình ảnh rất đẹp khi các sư Phật giáo đem hàng đến giúp đỡ những người giáo dân, đem thuyền, đem hàng đến, chính bản thân họ đi trao tận tay.

Theo những gì Cha biết được thì tất cả những thiệt hại người Thái gốc Việt khoảng hơn 100 triệu baht. Và đặc biệt là bệnh viện ở Sakon Nakhon đã hơn 10 triệu baht, những hộ dân trồng lúa, cây ăn trái vẫn chưa thống kê được thiệt hại.

Khi mà có trung tâm cứu trợ đặt ở nhà thờ chánh tòa Tha Rae, thì những người khắp nơi trên đất Thái đến giúp đỡ và gửi hàng, gửi tiền đến thì bên các Cha sẽ dùng những khoản đó để phân phát cho những người Công giáo, không Công giáo, Phật giáo… và số tiền mặt họ nhận được là 2,9 triệu baht".

Những người Việt ở đây lý giải rằng, vị vua quá cố trước đây dự trù chống lụt bằng cách cho đào những hồ nước xung quanh tỉnh Sakon Nakhon. Để khi mưa xuống nước sẽ thoát ra những hồ này, rồi thoát ra hồ lớn Nong Han từ đó dẫn ra sông Mekong. Tuy nhiên cơn bão Sơn Ca lần này trút xuống 1 lượng nước cực lớn làm cho nước sông Mekong lại dâng cao hơn, khiến cả tỉnh Sakon Nakhon chìm trong cơn lụt.

Những ngày này, đi đến đâu ở trung tâm tỉnh Sakon Nakhon cũng thấy những bao tải cát còn sót lại, các bao rác to là hàng hóa bị hư hại, những cửa hàng thì đang xây tường cao hơn để phòng ngừa trận lụt sau nếu có. Mất mấy mươi năm để kiều bào ở đây hội nhập vào đời sống Thái Lan, qua giai đoạn vất vả đến lúc làm ăn khấm khá thì vướng vào cơn lũ lịch sử.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2