Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có cáo buc Vit Nam chuyn nhiên liu ti quân đi Myanmar bt chp lnh cm

VOA, 24/02/2024

Mt nghiên cu ca t chc Ân xá Quc tế cho thy các cơ s lưu tr nhiên liu ca Vit Nam có dính líu vào vic vn chuyn nhiên liu cho quân đi Myanmar bt chp các lnh trng pht ca M và phương Tây.

miendien1

Hình nh do Amnesty International thu thp cho thy tàu bơm nhiên liu kho ca công ty Hi Linh KCN Cái Mép, Bà Ra - Vũng Tàu. Photo Amnesty International. Photo Amnesty International.

Trong mbáo cáo gn đây, Ân xá Quc tế (Amnestey International AI) s dng các k thun phân tích d liu hàng hi, v tinh, thương mi và hi quan phát hin ra nhng thay đi đáng k v cách nhiên liu hàng không được đưa vào Myanmar trong năm qua, vi vic quân đi dường như s dng các tuyến đường mi và da vào các đơn v lưu tr, trong đó có mt doanh nghip ti Vit Nam, đ c tình che giu ngun gc ca nhiên liu.

"Không rõ liu các công ty thương mi có biết s nhiên liu h bán cho các công ty Vit Nam sau đó s sm được vn chuuyn đến Myanmar hay không, hay liu các hành đng ca h có th vi phm các lnh trng pht hin hành hay không", báo cáo ca AI đt nghi vn.

"Nhng thương nhân này đã bán nhiên liu cho mt công ty Vit Nam, sau đó công ty này dường như đã bán nhiên liu máy bay cho mt bên mua ca Myanmar. D liu hi quan cho thy mt trong nhng doanh nghip là Công ty Trách nhin Hu hn Hi Linh, công ty s hu và vn hành kho bãi Cái Mép", báo cáo viết.

T chc nhân quyn có tr s ti New York, M, phát hin trong năm 2023 có đến 7 chuyến hàng np nhiên liu hàng không ti mt kho cha nh có tên là Cng xăng du Cái Mép gn thành ph H Chí Minh, Vit Nam, do Công ty TNHH Hi Linh trong nước điu hành.

Công ty Vit Nam này tiếp nhn xăng ti kho cha Cái Mép cũng do h qun lý. Sau khi lưu tr nhiên liu t vài gi đến vài ngày, nhiên liu đó được bán sang Myanmar và vn chuyn bng tàu thy.

Trong các chuyến hàng trên, AI phát hin có ít nht mt chuyến xut t kho cng ca Tp đoàn Du khí Ngoài khơi Quc gia Trung Quc (CNOOC) Hu Châu, Trung Quc.

miendien2

Amnesty International phát hin công ty Hi Linh lưu tr nhiên liu trước khi chuyn sang Myanmar. Photo Amnesty International.

"Vai trò ca Vit Nam đây đc bit có vn đ. Cng Cái Mép đóng vai trò thiết yếu đ chui cung ng mi này hot đng và vì vy chính ph Vit Nam có nghĩa v phi đm bo các cng ca mình không b s dng cho các hot đng liên quan đến vi phm nhân quyn", bà Montse Ferrer, Phó Giám đc Khu vc Nghiên cu ca T chc Ân xá Quc tế đưa ra ý kiến.

Bà Ferrer nhn mnh : "Chính ph Vit Nam có nghĩa v đm bo các cng ca mình không được s dng cho các hot đng liên quan đến vi phm nhân quyn".

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và Công ty TNHH Hi Linh, và đ ngh h cho ý kiến v phát hin và tuyên b ca Ân xá Quc tế, nhưng chưa được phn hi.

Truyền thông Việt Nam mô t Công ty TNHH Hi Linh là ng trùm" xăng du đang nm gi nhiu d án quan trng trong ngành công nghip khí vi các d án h tng xăng du, kho cha LNG t Bc vào Nam và đi tàu ch nhiên liu hùng hu.

Ch riêng kho tiếp nhn khí thiên nhiên hóa lng và tái hóa khí thiên nhiên Hi Linh Vũng Tàu ti Khu Công nghip Cái Mép có tng tr giá khong 8.400 t đng. Ngoài ra, công ty này còn có kho ngoi quan Cái Mép, Vũng Tàu, có sc cha 120.000m3.

Trao đi vi VOA qua email, bà Yadanar Maung, người phát ngôn ca t chc nhân quyn Công lý cho Myanmar (Justice for Myanmar), đưa ra li kêu gi : "Vit Nam phi hành đng ngay lp tc đ đm bo rng các công ty và cng bin ca mình không đóng vai trò thúc đy ti ác tàn bo ca quân đi Myanmar".

Bà nói thêm rng cuc không kích Myanmar năm ngoái - là v đm máu nht k t cuc đo chính tiếm quyn - đã giết chết rt nhiu tr em, ph n và đàn ông vô ti, đng thi kêu gi Vit Nam, vi tư cách là mt quc gia thành viên ASEAN và thành viên ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiêp Quc, phi có trách nhim trong vic bo v nhân quyn, chm dt đng lõa vi các ti ác quc tế ca chính quyn và chm dt gây ra cuc khng hong Myanmar.

Chui cung ng nhiên liu hàng không cung cp cho Myanmar dường như đã thay đi đáng k tính t khi cálệnh trừng phạt được Anh, M, EU và các nước khác thông qua vào năm ngoái. Vào tháng 8/2023, Hoa K đã thông qua vòng trng pht mi nht đi vi nhiên liu máy bay.

Vào năm ngoái, như VOA đã đưa tin, mt nhóm các t chc phi chính ph Myanmar nói rng tp đoàn du khí PetroVietnam ca Vit Nam nm trong s các công ty dch v m du ln nht thế gii đã tiếp tay cho chính quyn quân qun Mynamar mang li ngun thu bt hp pháp, giúp chế đ này tn công tàn bo vào chính người dân ca mình.

Các tài liu và h sơ thuế ca doanh nghip mi b rò r tiết l rng 22 công ty dch v m du ln nht thế gii, trong đó có PetroVietnam, "đã tiếp tc làm vic ti Myanmar sau cuc đo chính ca quân đi, giúp cung cp khí đt và mang li doanh thu quan trng cho chính quyn".

K t cuc đo chính hi tháng 2/2021, đt nước Myanmar đã tri qua tình trng vi phm nhân quyn leo thang nghiêm trng.

Hi tháng 1/2024, các cuc không kích ca quân đi Myanmar xy ra gn Nhà th Saint Peter Baptist làng Kanan thuc vùng Sagaing, gn biên gii phía tây ca đt nước vi n Đ, khiến 17 thường dân thit mng, hơn 20 người b thương. Hành động này khiến các t chc nhân quyn, trong đó có AI, kêu gi quc tế phi điu tra hành vi "ti ác chiến tranh" ca chính quyn quân qun.

Nguồn : VOA, 24/02/2024

*********************************

Công ty Việt Nam bán xăng máy bay cho Myanmar bất chấp cấm vận của quốc tế

RFA, 24/02/2024

Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) hôm 31/1 công bố một nghiên cứu  cho biết ít nhất một công ty của Việt Nam đã tham gia vào việc bán xăng máy bay cho Myanmar - nước đang bị quốc tế cấm vận về mua bán xăng dầu cho máy bay vì đã thực hiện các vụ không kích giết hại dân thường.

miendien3

Hình vệ tinh cho thấy một tàu ở cảng Cái Mép của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Linh, tàu hình và màu là tàu Huitong 78 - Amnesty International

Nghiên cứu của Amnesty International tập trung vào giai đoạn năm 2023 khi lệnh cấm vận quốc tế bắt đầu được thực hiện làm cho việc mua nhiên liệu cho máy bay của Myanmar trực tiếp từ người bán gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Amnesty International, Myanmar vẫn nhận được bảy chuyến hàng đủ cung cấp nhiên liệu cho ít nhất 67 km độ dài đường bay.

Theo dữ liệu vệ tinh, vận chuyển đường biển, hải quan và phân tích mà Amnesty International có được, các tàu chở nhiên liệu đến Myanmar đều lấy hàng từ một kho ở cảng Cái Mép thuộc Công ty TNHH Hải Linh. Các chuyến hàng được thực hiện trong các tháng 4,5,6,7,8 và tháng 12.

Theo báo cáo mới của Amnesty International, người cung cấp nhiên liệu ban đầu bán hàng cho một nhà buôn ; nhà buôn này sau đó bán lại hàng hoá này một hãy nhiều lần trước khi được chuyển đến Myanmar. Lần bán gần cuối là từ một nhà buôn cho công ty ở Việt Nam.

Amnesty International xác định ba chuyến hàng từ Việt Nam trước đó được chuyển đến từ các địa điểm có thể nhận dạng. Trong một trường hợp, một chuyến hàng vào tháng 8 năm ngoái đến từ cổng của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Hai chuyến hàng khác vào tháng 4 và 5 đến từ một cổng kho ở Malaysia trước khi đến Việt Nam.

Hiện không rõ các công ty thương mại có biết là họ đang bán nhiên liệu máy bay cho các công ty Việt Nam để sau đó chuyển cho Myanmar hay không hay các hành động của họ có vi phạm cấm vận.

Theo Amnesty International, các công ty này bán nhiên liệu máy bay cho một công ty Việt Nam và công ty này bán lại nhiên liệu cho người mua Myanmar. Các dữ liệu hải quan mà Amnesty International có được cho thấy một trong số các công ty này là Công ty TNHH Hải Linh.

Sáu chuyến hàng trong số bảy chuyến chuyển đến Myanmar trong năm 2023 được thực hiện bởi tàu chở dầu HUITONG 78 có cờ Trung Quốc, chuyến còn lại được một tàu mang cờ Liberia thực hiện, theo Amnesty International.

"Vai trò của Việt Nam ở đây là đặc biệt có vấn đề. Cảng Cái Mép đóng vai trò quan trọng để đường dây cung cấp này hoạt động - và vì vậy Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ để đảm bảo các cảng của mình không bị sử dụng cho các hành vi liên quan đến những vi phạm nhân quyền" - Ông Montse Ferrer - Phó giám đốc Giám đốc nghiên cứu thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á của Amnesty International cho biết.

Nguồn : RFA, 24/02/2024

Published in Châu Á

Cần một nền dân chủ đại diện cho Việt Nam và Miến Điện

Jackhammer Nguyễn, Tiếng Dân, 05/02/2021

Một sắc tộc, hay đa sắc tộc ?

Sau vụ đảo chánh ở Miến Điện, trên trang Luật khoa, tác giả Bùi Công Trực có một bài viết rất hay, so sánh Việt Nam với Miến Điện, mang tựa đề "Dân tộc dân chủ : Lời nguyền cho Aug San Suu Kyi, bài học cho Việt Nam".

danchu1

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc sẽ được tổ chức trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh : Lễ hội Katê của dân tộc Chăm (Thế giới di sản)

Tác giả so sánh tình trạng đa sắc tộc và tôn giáo của hai quốc gia, từ đó kết luận rằng, Miến Điện là một ví dụ mà người Việt Nam nên chú ý.

Tuy nhiên tôi có một nhận xét là, dường như Bùi Công Trực đã quá nhấn mạnh đến vấn đề mà tác giả gọi là dân chủ đơn sắc tộc (ethnic democracy). Nói nôm na là một nền dân chủ ở một quốc gia sẽ dễ dàng được thực hiện hơn nếu như quốc gia đó có 1 sắc tộc, hay ít nhất, có 1 sắc tộc thống trị.

Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, hiện nay hầu như chỉ có ba quốc gia thực hành tốt một nền dân chủ đa sắc tộc (multicultural democracy) là Hoa Kỳ, Anh và Pháp, ba đại thực dân xưa cũ (Hoa Kỳ không hẳn là đại thực dân xưa cũ).

Chắc chắn rằng, nếu một quốc gia có tính sắc tộc đồng nhất thì sẽ dễ ổn định hơn, người ta dễ nghe nhau hơn. Ví dụ rõ ràng nhất ở Châu Á là hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc, hay như một vài nước Châu Âu mà tác giả đề cập. Tuy nhiên hãy nhìn các trường hợp những quốc gia như Ai Cập, Chi Lê, hay Argentina, rất đồng nhất về sắc tộc, nhưng vẫn ì à ì ạch trên con đường dân chủ hóa. (Chi Lê chỉ mới ổn định trong thời gian gần đây).

Không chỉ có Anh, Pháp và Mỹ thực hiện được tốt dân chủ đa sắc tộc (tôi cho rằng tác giả muốn nói đến dân chủ đại diện ?). Hai nước rất gần với Hoa Kỳ về cấu trúc chính trị là Canada và Úc cũng rất thành công. Ngoài ra, trường hợp Ấn Độ, có khi được mệnh danh là nền dân chủ lớn nhất thế giới, tôi không cho là thất bại. Tại các quốc gia thuộc liên hiệp Châu Âu, đa số đều có nền dân chủ đại diện và thành công, rõ nhất là nước Bỉ với hai sắc dân nói tiếng rất khác nhau. Thụy Sĩ có đến bốn thứ tiếng khác nhau.

Thế nên, tôi nghĩ rằng, để một nền dân chủ thành công, có nhiều vấn đề phức tạp và chồng chéo lên nhau, chứ không chỉ sắc tộc. Ngay cả nền dân chủ đa sắc tộc như Hoa Kỳ cũng không phải một sớm một chiều mà có. Bốn năm vừa qua cho thấy, nền dân chủ Mỹ bị thử thách rất dữ dội bởi chủ nghĩa dân túy, phân biệt chủng tộc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trước khi rời nhiệm sở phán rằng : Nước Mỹ không phải là nền văn hóa đa sắc tộc. Nước Úc trong hai mươi năm qua, cũng có lúc rung rinh vì đảng Một dân tộc, chống người Châu Á và người Hồi giáo.

Việt Nam, Miến Điện và… Trung Quốc

Cả ba quốc gia này đều đa sắc tộc, với một sắc tộc thống trị như người Kinh ở Việt Nam, người Miến ở Miến Điện và người Hán ở Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ, Miến Điện không giống như hai nước kia, đó là nền quân chủ tập trung quyền lực kiểu Trung Quốc thời xưa và tiếp nối là chế độ toàn trị của đảng cộng sản.

Hệ thống toàn trị kiểu chi bộ của đảng cộng sản len được vào đến các bản làng của người thiểu số, nắm chặt lấy họ trong hệ thống chính trị. Hệ thống quân đội của các tướng lãnh Miến Điện không len được vào đến các thôn làng của người Karen, người San,… chứ đừng nói chi đến Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.

Tuy nhiên, trong nội bộ các đảng cộng sản, tính sắc tộc cũng sẽ dần dà chiếm thế thượng phong, với sự thống trị của các đảng viên thuộc về nhóm sắc tộc đa số. Ông Tito đứng đầu nước Nam Tư trước đây, thuộc sắc tộc Croatia thiểu số, nhưng khi Nam Tư tan rã thì đảng Cộng sản Nam Tư được thống trị bởi các đảng viên người Serbia đa số. Tại Trung Quốc, bí thư các khu tự trị người thiểu số thường là người Hán.

Ở Việt Nam, nếu ta xem Trung ương đảng là một quốc hội De Facto, thì nó đã từng đại diện khá đầy đủ các vùng miền và sắc tộc trên cả nước. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng có một người đứng đầu thuộc sắc dân thiểu số là ông Nông Đức Mạnh.

Nhưng như nhà báo Nguyễn Hùng có chỉ ra trong bài "Đại hội 13 : Mười bảy ông sao có mỗi một bà", Bộ Chính trị vừa được bầu, không có một người thiểu số nào. Ngoài ra, trong số 200 ủy viên trung ương, chỉ có 10 người thuộc các dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 5%, trong khi người thiểu số chiếm 15% dân số. Không có người Khmer nào, mặc dù vấn đề Khmer Krom không phải là vấn đề nhỏ trong những năm qua.

Ngoài vấn đề Khmer Krom, chính phủ Việt Nam đã không ít lần phải giải quyết những bất ổn liên quan đến sắc tộc như vụ Fulro, người Hmong Lai Châu, các sắc tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây nguyên. Lo ngại của tác giả Bùi Công Trực về một tương lai "những kìm nén của đảng Cộng sản bị tháo gỡ" là đáng quan tâm.

Hãy để cho những sắc tộc có tiếng nói ở một cơ cấu đại diện, dù nó là quốc hội lập hiến (con đường còn xa) hay trung ương đảng hiện thời.

Tôi vẫn tin ở cơ cấu dân chủ đại diện, dù đôi khi nó có những biến động như bốn năm qua ở Mỹ, hay Ấn Độ, khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi, một phần từ sự lo ngại của sắc dân đa số. Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders từng nói, dân chủ thì phải có sự lộn xộn thôi.

Vấn đề Bắc Ái Nhĩ Lan của Vương quốc Anh, vấn đề xứ Basque và Catalan của Tây Ban Nha rồi cũng được giải quyết, khi những người đại diện các sắc dân thiểu số có mặt ở quốc hội.

Việc đàn áp người thiểu số như vấn đề người Rohingya ở Miến Điện, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Khmer và Phật giáo tiểu thừa ở Tây Nam Bộ Việt Nam, là những thất sách.

Jackhammer Nguyễn

Nguồn : Tiếng Dân, 05/02/2021

***********************

Dân tộc dân chủ : Lời nguyền cho Aung San Suu Kyi, bài học cho Việt Nam

Bùi Công Trực, Luật Khoa, 04/02/2021

Myanmar không chỉ là một câu chuyện trên báo, mà là một tấm gương để Việt Nam soi chiếu mình.

Aung San Suu Kyi từng là người hùng của rất nhiều người, trong đó có tôi. Một người phụ nữ quyết đoán, có niềm tin mạnh mẽ vào dân chủ và nền cộng hòa, đấu tranh và hy sinh trong hơn một thập niên, bà là một hình tượng hoàn hảo của dân quyền và nữ quyền. Tuy nhiên, kể từ khi chính đảng của bà – National League for Democracy – chiến thắng trong cuộc bầu cử phổ thông đầu tiên của Myanmar vào năm 2015, các thảo luận bắt đầu thay đổi.

danchu2

Một người biểu tình giơ cao tranh vẽ Aung San Suu Kyi trước tòa nhà Liên Hợp Quốc ở Thái Lan, sau khi bà Suu Kyi bị quân đội Myanmar bắt giữ. Ảnh chụp ngày 3/2/2021. Ảnh : Soe Zeya/ Reuters.

Myanmar đã mở cửa đất nước và từng bước thực hành cải cách kinh tế tốt hơn, song nó cũng đối mặt với những cáo buộc diệt chủng và tội ác chống lại loài người, đặc biệt với các chiến dịch quân sự đẩy người Rohingya ra khỏi đất nước này từ năm 2016 đến hết năm 2017.

Không chỉ im lặng về những tội ác của quân đội Myanmar, bà Suu Kyi thậm chí còn khá thụ động trong việc bảo vệ quyền tự do báo chí khi các tờ báo trong nước lên tiếng phản biện quan điểm của nhà nước lẫn quân đội.

danchu3

 Aung San Suu Kyi bị coi là nỗi thất vọng của những người yêu dân chủ ở Myanmar khi im lặng trước vấn đề diệt chủng người Rohingya. Ảnh : The Independent.

Bài viết này không nhằm bao biện cho thanh danh của Aung San Suu Kyi, vốn đã bị vấy bẩn trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, tác giả mong muốn phân tích những khó khăn nền tảng mà bản thân con đường và tư duy chính trị dân chủ mang đến cho bà.

Lời nguyền địa chính trị : Trở ngại của Myanmar không chỉ là chính quyền quân quản

Những người ủng hộ quá trình dân chủ hóa tại Myanmar thường cho rằng chính quyền quân quản là nhân tố duy nhất đẩy lùi quá trình này. Đó là một nhận định hoàn toàn sai.

Myanmar từng là thuộc địa của Anh. Cách thực dân Anh quản lý Ấn Độ nhiều thập niên trước đó đã dẫn đến các xung đột đẫm máu giữa hai cộng đồng Hindu giáo và Hồi giáo, ngày nay thuộc Ấn Độ và Pakistan. Theo một cách thức tương tự, người Anh cũng khá tùy tiện trong việc hình thành và duy trì các đường biên giới và đơn vị hành chính tại Burma (tên gọi trước đây của Myanmar).

Kể từ khi được Vương quốc Anh trao trả độc lập vào năm 1948, Myanmar chưa bao giờ chấm dứt tình trạng nội chiến. Trong khung biên giới gọi là Myanmar, chúng ta có hơn chục nhóm sắc tộc lớn nhỏ khác nhau với các tham vọng chính trị khác nhau.

danchu4
Một nhóm tín đồ Phật giáo phản đối người Rohingya tại Myanmar. Ảnh : ISSSP.

Theo nghiên cứu Ethnicity And Insurgency In Myanmar  của giáo sư người Ấn Sourabh Jyoti Sharma, một trong những chuyên gia hàng đầu về an ninh chính trị Nam Á và Đông Nam Á, có đến… 17 tổ chức quân sự tuyên bố rằng mình đại diện cho quyền lợi của các nhóm sắc tộc thiểu số, bên cạnh đa số người gốc Bamar theo Phật giáo chiếm khoảng trên dưới 70% tổng dân số quốc gia. Hầu hết thống kê khoa học xã hội khác cũng đồng thuận với con số này.

Độc giả không đọc nhầm, trong biên giới của một quốc gia có chủ quyền được Liên Hiệp Quốc công nhận, có đến 17 tổ chức quân sự đang hoạt động công khai.

Trong đó, chúng ta có thể kể đến United Wa State Army (UWSA), nhánh quân sự của tộc người Wa (có nguồn gốc là phong trào bạo lực cộng sản), sinh sống chủ yếu tại Đông Bắc Myanmar, gần biên giới với Trung Quốc và Thái Lan.

Sắc dân này cũng sinh sống tại tỉnh Vân Nam thuộc Trung Quốc.

Sắc tộc Wa hiện có hơn 800.000 người. Họ có 40.000 quân được Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời trực tiếp sản xuất và buôn bán ma túy. Wa là sắc tộc được công nhận tại Myanmar, nhưng cũng là lực lượng đòi tự trị có thế lực nhất tại nước này.

danchu5
Binh lính thuộc UWSA diễu hành tại Panghsang, bang Shan. Ảnh : Myanmar Times.

Kachin Independence Army (KIA) là lực lượng quân sự độc lập có thế lực lớn thứ hai tại Myanmar. Họ đang kiểm soát hoàn toàn (effective control) tỉnh Kachin, ngoại trừ một số thành phố lớn và hệ thống đường sắt. KIA có khoảng 10.000 quân thường trực và 10.000 quân dự bị. Đây cũng là một nhóm quân sự có móc nối lợi ích với Trung Quốc.

Hay cũng có thể kể đến Karen National Union (KNU), nhóm quân sự nổi dậy lâu đời nhất thuộc Burma, thành lập vào năm 1949. Nhóm này tự nhận mình là một tổ chức dân chủ, đấu tranh vì quyền lợi của người dân Karen nói chung và các nhóm thiểu số thuộc Thiên Chúa giáo, với lực lượng quân sự khoảng 14.000 quân.

Và đó mới chỉ là ba nhóm quân sự của các sắc dân được công nhận mà thôi.

Hầu hết những nhóm nói trên, dù không đòi ly khai, đều đưa ra yêu sách tự trị tuyệt đối, từ chối các yêu cầu giải giới quân đội riêng cũng như không muốn tham gia vào các cải cách dân chủ của chính quyền trung ương.

Nhìn nhận thực tế này, chúng ta sẽ thấy, dù Aung San Suu Kyi có thể là tượng đài dân chủ của sắc dân Barma chiếm đa số tại Myanmar, nhưng bà chỉ là một kẻ “ngoại tộc” trong mắt của những sắc dân khác tại quốc gia này.

danchu6
Ảnh của bà Suu Kyi cùng ba lãnh đạo quân sự trên đường phố ở Hpa-an, Myanmar. Ảnh : AFP/ Getty Images.

Ngay cả khi bà Aung San Suu Kyi dàn xếp ổn thỏa và xây dựng thành công một chính thể cộng hòa dân sự mới tại Myanmar, câu hỏi đặt ra là chính quyền này có bất kỳ giá trị nào đối với các sắc dân thiểu số và các phe phái quân sự vốn vẫn tồn tại và chi phối địa chính trị Myanmar hay không?

Điều này có thể có ảnh hưởng quan trọng đến con đường xây dựng dân chủ mà Aung San Suu Kyi lựa chọn.

Lời nguyền dân tộc dân chủ

Dân tộc dân chủ (democratic nationalism) là tư tưởng nền tảng cho hầu hết mô hình đấu tranh đòi độc lập chính trị và dân chủ trong suốt thế kỷ 20 cho đến nay.

Hiểu đơn giản, động lực chính của quá trình dân chủ hóa tại các quốc gia này, dù theo con đường hòa bình hay bạo lực, là một cộng đồng dân cư có cùng một số đặc điểm về nhân khẩu (như sắc tộc, tiếng nói, tôn giáo…), cùng lịch sử phát triển và vận động văn hóa, cùng với đó là một kỳ vọng về tương lai chính trị như nhau. Những đặc trưng đó chính là cách hiểu về dân tộc.

Như vậy, dân tộc dân chủ hướng đến việc xây dựng một nền cộng hòa đại chúng, lấy quần chúng làm trung tâm. Nhưng nhóm quần chúng đó lại phải là một tập thể sắc dân thống nhất mà không có những khác biệt đáng kể.

Hãy nhớ rằng, trong hầu hết các phong trào cách mạng, phong trào dân chủ từ xưa đến nay, sắc tộc và văn hóa dân tộc luôn là nền tảng hậu thuẫn trọng yếu. Ta có thể thấy điều đó từ Cách mạng Hoa Kỳ, Cách mạng Pháp cho đến các cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa. Nó cũng xuất hiện trong cuộc cách mạng ly khai của các nền cộng hòa thuộc Liên Xô, vốn chỉ vừa kết thúc vào đầu những năm 2000.

danchu7
Một bức họa nổi tiếng về cuộc Cách mạng Pháp 1789. Văn hóa dân tộc cũng là động lực của cuộc cách mạng này. Ảnh : mysticpolitics.com

Thành quả của những phong trào nói trên thường được các nhà khoa học chính trị gọi là những nền dân chủ đơn sắc tộc (ethnic democracy ), nơi mà danh tính, văn hóa, thực hành kinh tế và chính trị của một sắc tộc duy nhất trở thành danh tính, văn hóa, thực hành kinh tế và chính trị của toàn bộ quốc gia. Theo đó, một sắc dân chiếm đa số nắm toàn quyền kiểm soát nhà nước và toàn bộ các mặt chính trị – kinh tế – tư tưởng.

Hãy khoan vội phán xét con đường của bà Suu Kyi.

Cho đến hiện nay, người viết cho rằng chỉ có Hoa Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh, ba kẻ “đại thực dân” xưa cũ với dân số di dân đa dạng mới có thể được xem xét danh hiệu “dân chủ đa sắc tộc” (multicultural democracy).

Còn lại tất cả các quốc gia khác, dù có nền dân chủ mạnh hay yếu, đều phải dựa vào “mạch máu” dân tộc.

Kể cả các nước Bắc Âu, Đan Mạch hay Thụy Sĩ… nền dân chủ của họ đạt đến mức độ thượng thừa chủ yếu dựa vào sự đồng nhất văn hóa và sắc tộc cực cao.

Ví dụ, Na Uy  có đến 83,2% là người da trắng Norwegian, 8,3% da trắng gốc Âu và chỉ khoảng 8,3% bé nhỏ còn lại là các chủng tộc khác.

danchu8

Na Uy có sự đồng nhất văn hóa và sắc tộc rất cao. Đó được xem là cơ sở cho sự ổn định của nền dân chủ của nước này. Đồ họa : Britannica.

Tỷ lệ đồng nhất sắc tộc này cao hơn hẳn nếu so với Hoa Kỳ. Tại Mỹ, người da trắng dù vẫn được xem là đông đảo nhất, nhưng tập hợp tất cả sắc dân da trắng (bao gồm cả gốc Anh, Ireland, Pháp, Đức, Ý… ) chỉ chiếm vỏn vẹn 60%. Phần còn lại, gần 20% là người Hispanic và gần 15% là người da đen.

Theo khá nhiều triết gia chính trị tên tuổi, kể cả John Stuart Mill, mức độ đồng nhất dân tộc là một chỉ số cực kỳ quan trọng để xác định khả năng thành công của các thể chế dân chủ tại một quốc gia. Hiển nhiên, những nhận định này đúng hay sai có lẽ cần nhiều hơn là một bài viết để phân trần. Song có một sự thật là chính trị Na Uy luôn ổn định hơn chính trị Hoa Kỳ. Vai trò của dân tộc trong nền tảng chính trị quốc gia là không thể phủ nhận.

***

Sự tồn tại của quốc gia có tên gọi Việt Nam không nằm ngoài quy luật của các phong trào dân tộc. Dù trang bị cho mình đầy đủ các quy định pháp luật cấp tiến nhất, không ai có thể phủ nhận rằng Việt Nam là một quốc gia do người Kinh vận hành, vì người Kinh trước tiên, quảng bá văn hóa Kinh và tuân thủ theo mô hình kinh tế mà người Kinh lựa chọn.

Vẻ thống nhất đoàn kết dân tộc mà Việt Nam trưng bày ra ngày nay là thành quả của hàng thập niên kìm nén, khống chế các phong trào của các dân tộc khác, như người Thượng, người Mèo, hay người Khmer. Những phong trào ấy đến nay vẫn còn âm ỉ.

Myanmar không phải chỉ là một câu chuyện trên báo. Myanmar là một tấm gương, một bài học để các dân tộc Việt Nam phải ngồi lại xem xét, cân nhắc để có thể hướng tới xây dựng thành công một nền dân chủ non trẻ, đa sắc tộc.

Nếu một mai, những kìm nén của Đảng Cộng sản bị tháo gỡ, và các yêu sách dân tộc trỗi dậy khắp dải đất hình chữ S, một chính quyền dân chủ thật sự cần phải làm gì? Đó là một câu hỏi vô cùng khó trả lời.

Bùi Công Trực

Nguồn : Luật Khoa, 04/02/2021

Published in Diễn đàn