Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ Trịnh Vĩnh Bình : Việt Nam sẽ chấp nhận kết quả và thi hành phán quyết ? (Người Việt, 19/04/2019)

Trao đổi vi VOA v v kin Vit Nam ca ông Trnh Vĩnh Bình, Lut sư Nguyn Thanh Tuân, thành viên của Trung tâm Trng tài thương mi Thành phố H Chí Minh, và là người có kinh nghim thâm niên trong lĩnh vc kinh doanh và đu tư quc tế, nói : "mt khi Chính ph Vit Nam đã công nhn quyn tài phán ca trng tài, đã chp nhn tham gia tranh tng, thì tôi tin là Chính phủ Vit Nam s chp nhn kết qu gii quyết tranh chp và s thi hành phán quyết".

tvb1

VOA loan tin vụ ông Trnh Vĩnh Bình thng kin chính ph Vit Nam.

Hôm 11/4, VOA đọc được phán quyết ca Tòa Án Trng Tài Quc Tế (PCA) gi cho ông Trnh Vĩnh Bình, mt doanh nhân Hà Lan gc Vit, trong đó yêu cu chính ph Vit Nam bi thường 37,5 triu đôla thit hi cho ông. Ngày hôm sau, B Tư pháp Vit Nam ra thông cáo, xác nhn phán quyết đã có, nhưng nói rng báo chí loan tin "không chính xác ni dung ca phán quyết".

Nhận đnh v phán quyết này, Lut sư Nguyn Thanh Tuân dành cho VOA cuộc phng vn qua email sau đây.

VOA : Xin Luật sư cho biết ý kiến vic ông Trnh Vĩnh Bình tuyên b thng kin Chính ph Vit Nam như VOA loan tin hôm 11/4 ?

Nguyễn Thanh Tuân : Hiện ti, vì chưa được đc toàn b ni dung phán quyết gc ca trng tài, mà chỉ có nhng thông tin do ông Trnh Vĩnh Bình cung cp mà chưa được kim chng, nên tôi cũng ch xin có mt s phân tích, ý kiến, câu hi và bình lun mang tính cht ch quan, sơ b, da trên nhng gi đnh ca chính mình theo thông tin trên. Và đây hoàn toàn là ý kiến ch quan ca tôi, có th dùng ch cho mc đích tham kho :

1. Khi các bên tranh chấp đã chp nhn đ trng tài, mt bên th ba không phi là Tòa án ca nước nào trong các quc gia mà h có quc tch, gii quyết tranh chp ca h, thì vic gii quyết đó hu như s có kết qu, tr trường hp các bên t tha thun trước khi có kết lun ca bên th ba đó. Vì vy, kết qu thng hay thua là chuyn bình thường.

2. Xét về bn cht, v kin ca ông Trnh Vĩnh Bình chng li Chính ph Vit Nam là mt v kiện Gii quyết tranh chp v đu tư gia hai bên theo Hip đnh song phương v khuyến khích và bo h đu tư năm 1994 gia Chính Ph Hà - Lan và Chính ph Vit Nam. Như vy, cn tránh nhm ln, đánh đng bn cht v kin này vi bt kỳ tranh chp, khiếu kin nào khác mà không liên quan đến nhà đu tư nước ngoài theo các Hip đnh chính ph, dn đến áp dng máy móc và không hiu qu phương thc gii quyết tranh chp ca v ông Bình đ gii quyết các tranh chp đó.

3. Đối vi người dân Vit Nam, cho ti khi có v kin ca ông Trnh Vĩnh Bình, vic chính ph b kin quc tế và thua kin trong tranh chp liên quan đến đu tư nước ngoài là điu còn rt mi m. Tuy nhiên, thc tế cho thy chính ph nhiu nước đã tng thua kiện trong các v tranh chp vi quc gia khác, hay thm chí chính ph thua kin trước công dân nước khác là điu rt bình thường. Trong lĩnh vc đu tư, tranh chp gia mt chính ph vi công dân, pháp nhân nước khác mà có Hiêp đnh song phương v bo h đu tư vi mình cũng khá ph biến.

**********************

Chưa đủ ‘độ chín’, Quốc hội Việt Nam chưa bàn đến Luật Đặc Khu (Người Việt, 18/04/2019)

Quốc hội Việt Nam họp khóa đầu năm nay, tổng cộng 19 ngày, với sự sửa đổi một vài luật đã có. Bên cạnh đó, người ta thấy loan báo "rút" một số luật và không thấy bóng dáng Luật Đặc Khu.

AFP_15S0O3

Dân Sài Gòn biểu tình chống Luật đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng hôm 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : Kao Nguyễn/AFP/Getty Images)

Mới đây, trang mạng thông tin của Quốc hội Việt Nam cho hay các ông bà "đại biểu nhân dân" nhưng cũng là các quan chức đảng viên cấp cao của chế độ sẽ bắt đầu khóa họp đầu năm vào ngày 20 tháng Năm và kết thúc vào ngày 13 tháng Sáu.

Tháng trước, khi Ban Thường Vụ Quốc hội họp để sắp xếp lịch họp, người ta thấy nói Quốc hội Việt Nam dự trù họp lần đầu của năm 2019 từ ngày 25 tháng Năm đến ngày 17 tháng Sáu. Nay, lịch họp cứ rút lại dần.

Như vậy Quốc hội chỉ có 19 ngày để à ới rồi thông qua bốn dự án luật gồm luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, thấy loan báo "rút ba dự án luật : Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp" để "tiếp tục hoàn thiện".

Trước đó, hồi năm 2018, vào hai ngày 10 và 11 tháng Sáu, hàng chục ngàn người Việt Nam biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội, Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận… chống hai dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng. Trước áp lực của quần chúng, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ rút lại dự luật Đặc Khu nhưng vẫn thông qua Luật An ninh mạng.

Hàng trăm người tham gia các cuộc biểu tình đã bị công an Việt Nam bắt giữ, nhục mạ, đánh đập tàn nhẫn cũng như bị buộc ký cam kết không đi biểu tình chống đối và phạt tiền. Nhiều nạn nhân còn tố cáo họ bị công an ép buộc thú nhận là nhận tiền của "Việt Tân" để đi biểu tình. Đến nay, khoảng 150 người đã bị kết án tù vì tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng, phần lớn là tại tỉnh Bình Thuận.

Người dân tại Việt Nam nghi ngờ dự luật đặc khu kinh tế do các nhóm lợi ích trong đảng Việt Nam đưa ra, cho thuê đất đến 99 năm, để làm lợi cho người Trung Quốc tràn sang, chiếm giữ các vùng trọng yếu, dẫn đến những nguy cơ an có thể mất nước. Những người đi biểu tình cầm theo biểu ngữ, băng-rôn "Không cho Trung Cộng thuê dù chỉ 1 ngày".

Tuy lịch họp của Quốc hội Việt Nam không có câu hay chữ nào đả động tới dự luật đặc khu kinh tế nhưng ngày 15 tháng Ba, 2019, báo Dân Trí đưa tin : "Sau một thời gian trì hoãn, dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc theo hướng xây dựng một luật chung. Dự án Luật đặc khu đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hoàn thiện".

Bản tin vừa kể viết thêm rằng, "Tờ trình về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 do chính phủ vừa gửi lên Quốc hội cho biết, thủ tướng chính phủ – trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc".

Nói khác, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không bỏ ý định dẹp mà là "dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được hoàn chỉnh theo hướng xây dựng một luật chung". Rất có thể Luật đặc khu kinh tế được cho núp trong một thứ luật đất đai sửa đổi hay luật đầu tư được sửa lại, mà như thấy loan báo, còn đang bị "rút lại" để "hoàn thiện".

Nhiều chuyên gia kinh tế trong ngoài nước đã phân tích những thất bại có thể nhìn thấy nếu nhà cầm quyền vẫn cứ tiến hành. Những con buôn và những nhóm lợi ích trong đảng Việt Nam kiếm được những số tiền ban đầu khổng lồ qua những vụ "thổi" giá đất lên hàng ngàn lần tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tin tức thời gian qua trên báo trong nước nói nhiều người Trung Quốc đã đổ tiền mua đất những nơi này rồi.

Theo các ước tính, để có thể phát triển ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhà cầm quyền cần một số tiền khổng lồ lên tới 70 tỷ USD. Riêng đặc khu Phú Quốc sẽ được các tay đầu tư mở sòng bài, khu nghỉ dưỡng đổ ra 41%. Các nhà phân tích đều cho rằng phần lớn các đặc khu kinh tế vừa kể chỉ có thể lôi cuốn được các tay tư bản đầu tư sòng bài và khu nghỉ dưỡng, khó lòng lôi được những nhà đầu tư kỹ nghệ cao.

Hồi đầu năm, ngày 21 tháng Giêng, khi Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bị báo chí trong nước hỏi về dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt gọi tắt là Luật Đặc khu sẽ ra sao, bà chỉ ỡm ờ trả lời "Luật về đặc khu khi nào đủ độ chín mới đưa ra". (TN)

*****************

RSF : Việt Nam xuống hạng 176 về tự do báo chí (RFI, 18/04/2019)

Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố hôm nay 18/04/2019, Việt Nam đã bị đánh sụt một hạng, đứng thứ 176/180 quốc gia. Tương tự đối với Trung Quốc, nay xuống hàng 177. Báo cáo đánh giá tình hình năm nay u ám hơn năm ngoái, nhận định "Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực".

tvb3

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018. VNA/Bich Hue via Reuters

Riêng về Việt Nam, RSF cho rằng các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của Đảng cộng sản – là mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Bạo lực từ công an mặc thường phục liên tục xảy ra. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội "âm mưu lật đổ chính quyền", "tuyên truyền chống Nhà nước", hay "lợi dụng tự do dân chủ".

Trong hai năm gần đây, nhiều nhà báo công dân đã bị trục xuất hoặc lãnh các bản án tù nặng nề vì các bài viết của họ, thậm chí có người bị 20 năm tù. Hiện nay khoảng 30 nhà báo và blogger vẫn đang bị giam cầm, và thường bị đối xử tệ hại.

RSF nhắc lại hồi cuối năm 2017 quân đội đã tiết lộ về "Lực lượng 47" gồm 10.000 dư luận viên có nhiệm vụ bảo vệ đảng, tấn công những tiếng nói ly khai trên internet. Và đến đầu năm 2019, Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực, các trang web bị buộc phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho chính quyền khi được yêu cầu.

Phóng Viên Không Biên Giới nhận định tình hình Việt Nam có sự tương đồng với Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã xuất khẩu "mô hình đàn áp", "dựa trên sự giám sát chặt chẽ thông tin nhờ công nghệ".

Nhìn chung trên thế giới, chỉ có 24% quốc gia được đánh giá tình hình "tốt" và "khá tốt" về tự do báo chí, so với năm ngoái là 26%. Na Uy vẫn đứng đầu danh sách, Phần Lan thứ nhì, còn Turkmenistan nay giành mất vị trí chót bảng của Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng được lên hạng 179/180.

Published in Việt Nam

Nhà nước Việt Nam chọn thua !

Trân Văn, VOA, 15/04/2019

Cuối cùng, ông Trịnh Vĩnh Bình – Bình "Hà Lan" – đã đòi được công lý. Dù có muốn "làm bạn với phần còn lại của thế giới" hay không, nhà nước Việt Nam cũng vẫn phải trả đủ cho Bình "Hà Lan" 37,5 triệu Mỹ kim, kể cả số lẻ. "Phần còn lại của thế giới" dư khả năng để buộc nhà nước Việt Nam phải thực thi phán quyết mà Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris vừa công bố hồi tuần rồi.

tvb1

Vì không đủ thông tin nên chưa rõ 37,5 triệu Mỹ kim mà Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris mới buộc nhà nước Việt Nam phải bồi thường cho Bình "Hà Lan", có cấn trừ 15 triệu Mỹ kim mà nhà nước Việt Nam từng trả cho ông Bình hồi năm 2006 để ông rút lại đơn trong vụ kiện nhà nước Việt Nam cách nay 13 năm, tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm hay không (?). Nếu không thì Việt Nam đã vứt đi 15 triệu Mỹ kim ấy.

Vài người đem 15 triệu Mỹ kim mà nhà nước Việt Nam từng thanh toán cho ông Bình hồi 2006, cộng với 37,5 triệu Mỹ kim mà Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris mới buộc bồi thường và 7,9 triệu Mỹ kim là án phí mà nhà nước Việt Nam phải thanh toán do thua cuộc trong vụ kiện gần nhất, rồi xuýt xoa vì công khố mất 60 triệu Mỹ kim... Xuýt xoa như thế không đúng vì chưa… đủ !

Phải cộng thêm "công tác phí" mà nhà nước Việt Nam từng trả cho các viên chức được "phân công" giải quyết chuyện Bình "Hà Lan" kiện nhà nước Việt Nam suốt từ năm 2003 đến giờ, rồi phải cộng thêm chi phí mà nhà nước Việt Nam phải trả cho các hãng luật quốc tế để những hãng luật này bảo vệ nhà nước Việt Nam trong cả hai lần bị Bình "Hà Lan" kiện. Những chi phí ấy chắc chắn cũng ở mức nhiều… triệu Mỹ kim.

Tuy nhiên dựa vào đó mà bảo nhà nước Việt Nam thua Bình "Hà Lan" lại là hết sức… bậy bạ! Nhà nước Việt Nam chủ động chọn thua để một số cá nhân thắng.

***

Đọc kỹ tâm sự của Bình "Hà Lan", tâm tình của một số viên chức có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự nghiệp của Bình "Hà Lan" tại Việt Nam, sau đó đối chiếu với các tài liệu đã được bạch hóa và những thông tin từng được hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam loan tải, có thể thấy rất rõ…

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực sự lành mạnh, thực sự vận hành theo hiến pháp, pháp luật do chính họ soạn thảo, ban hành thì sẽ không phát sinh tình trạng một vài cá nhân có thể lũng đoạn toàn bộ hệ thống, dẫn dắt cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trượt dài, tụt sâu xuống đáy của vực thẳm bất nhân, phi pháp.

Một số cá nhân vốn là lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo bộ máy hành pháp (như bà Nguyễn Thị Bình, ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải,…) tuy biết rất rõ rằng, đối xử với Bình "Hà Lan" như đã từng xảy ra là phi luân, bại lý song họ hoàn toàn bất lực, thậm chí dù muốn hay không, họ cũng trở thành đồng phạm.

Nếu hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi "quan điểm, lập trường", Phòng An ninh Điều tra (PA 24) của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không thể trở thành cơ quan có thể khuynh loát toàn bộ hệ thống từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Chỉ là Trưởng phòng PA 24 của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng "đồng chí" Ngô Chí Đan có thể ép hết doanh nhân này đến viên chức này khác phải chung chi. Thậm chí trường hợp Bình "Hà Lan" còn được sử dụng như ví dụ minh họa cho loại quyền lực vượt lên, đứng trên cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nhằm kiếm thêm tiền.

Năm 2003, sau khi Bình "Hà Lan" kiện nhà nước Việt Nam ở Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, mức độ hỗn loạn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đủ để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam ghé mắt nhìn vào. Phạm Văn Phương – Tổng Giám đốc Liên doanh Vicarrent - anh vợ Ngô Chí Đan mới bị bắt.

Lần đầu tiên, tố cáo của một cá nhân vốn vừa là viên chức, vừa là doanh nhân (ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Công ty Xây dựng đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về việc bị Phương (Phương "Vicarrent") cưỡng ép đưa 100.000 Mỹ kim, nếu không, công an sẽ dàn dựng hồ sơ, sắp đặt nhân chứng để tống giam như đã từng làm với Bình "Hà Lan"), mới được xem xét (1).

Sau tố cáo của ông Hoàng, thư tố cáo "đồng chí" Ngô Chí Đan giống như bươm bướm đổ về các cơ quan tư pháp: PA 24 Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng tổ chức khám xét, bắt giam trái phép, bức cung, dàn dựng hồ sơ để tống tiến nhiều người và Phương "Vicarrent" chính là trung gian hóa giải, nhận tiền. Thậm chí Phương "Vicarent" còn là trung gian sắp đặt nhân sự lãnh đạo chính quyền, chọn thầu (2).

Cuối cùng, chỉ có Phương "Vicarrent" bị phạt 27 năm tù (3). Dù có đủ nhân chứng, tài liệu nhưng những Ngô Chí Đan, Ngô Mạnh Hợp (lãnh đạo Văn phòng Chính phủ), Phan Hữu Thắng (Vụ trưởng Vụ Quản lý dự án, Bộ kế hoạch và Đầu tư),… thoát nạn. Tòa án hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) chỉ triệu tập những cá nhân này cho có, rồi cho phép vắng mặt và không làm gì thêm (4)!

Ngô Chí Đan – hung thần của doanh giới, người khởi động "vụ án" Bình "Hà Lan" bằng cách sắp đặt nhân chứng, diễn giải tài liệu để hình sự hóa một tranh chấp trong gia đình ông Bình, tống ông vào tù, tịch thu tài sản – chỉ bị sa thải khỏi ngành công an (5). Bây giờ, cựu Trưởng phòng PA 24 của Công an Bà Rịa – Vũng Tàu đang là… luật sư, thành viên Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (6).

Ở khía cạnh hình sự, vụ án Bình "Hà Lan" đã được sửa sai theo kiểu… ba rọi như thế nên thỏa thuận lần đầu giữa nhà nước Việt Nam với Bình "Hà Lan" cũng… ba rọi. Sau khi bị Bình "Hà Lan" kiện tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, nhà nước Việt Nam đề nghị Bình "Hà Lan" rút đơn kiện, đổi lại nhà nước Việt Nam hứa bồi thường cho ông 15 triệu Mỹ kim và hoàn trả toàn bộ tài sản mà nhà nước Việt Nam từng tịch thu.

Sở dĩ Bình "Hà Lan" tiếp tục nộp đơn kiện nhà nước Việt Nam tại Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris vào năm 2014 vì nhà nước Việt Nam chỉ mới trả tiền. Cam kết hoàn trả tài sản không được thực thi bởi toàn bộ số tài sản của ông Bình đã đổi chủ theo đúng phương thức chuyển đổi quyền sở hữu mang đầy đủ các đặc trưng… xã hội chủ nghĩa.

Tháng 4 năm 2011, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam loan báo, công an đã tống giam ông Trần Văn Mười (Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ông Lê Minh Huy Hoàng (Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vũng Tàu) và ông Hoàng Anh Linh (Chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu), vì cùng phạm tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (7).

Trước đó mười năm, khi ông Mười còn là Trưởng phòng Thi hành án dân sự Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Hoàng là Phó phòng, ông Linh là Chấp hành viên, cả ba đã tự tổ chức kê biên, tự bán 12 chiếc xe hơi của Bình "Hà Lan" mà Tòa chưa bao giờ tuyên bố tịch thu sung công và tự sắp đặt để bán với giá rẻ một lô đất diện tích 2.000 mét vuông ở trung tâm thành phố Vũng Tàu của Bình "Hà Lan" cho… em ruột ông Mười (8).

Đúng ba năm sau khi bị khởi tố, tháng 4 năm 2014, ông Mười, ông Hoàng, ông Linh được Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đem ra xử. Viện Kiểm sát tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đột nhiên rút lại cáo buộc cả ba "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gây thiệt hại cho nhà nước, cơ quan này chỉ quy kết cả ba đã gây thiệt hại cho Bình "Hà Lan" khoảng… 260 triệu đồng Việt Nam. Nhờ vậy, cả ba chỉ bị phạt mỗi người 11 tháng 16 ngày tù – bằng thời hạn cả ba bị tạm giam cho đến khi được tại ngoại chờ ra Tòa (9).

***

Trước, không có bất kỳ ai bị truy cứu trách nhiệm về việc khởi tố - tống giam – truy tố - kết án Bình "Hà Lan", hoặc không làm tròn trách nhiệm luật định để tiến trình vô đạo, phi lý này xảy ra, khiến công khố mất 15 triệu Mỹ kim, chưa kể những chi phí liên quan khác, chắc chắn là không nhỏ chút nào. Do đó "đồng chí" Ngô Chí Đan – người khởi động tiến trình – từ thiếu tá lên trung tá, dù bị sa thải vẫn danh giá, chẳng thua ai.

Giờ, cũng sẽ không có bất kỳ ai bị truy cứu trách nhiệm do vi phạm cam kết hoàn trả tài sản, khiến công khố mất 37,5 triệu Mỹ kim nữa, chưa kể hàng loạt chi phí khác, chắc chắn ở mức nhiều triệu Mỹ kim. Cần nhớ, vì tổ chức truy tìm, thu hồi tài sản để hoàn trả cho Bình "Hà Lan" theo yêu cầu của ông, hệ thống công quyền Việt Nam mới phát giác ba viên chức Thi hành án tùy tiện kê biên, tự phát mãi tài sản của nạn nhân như đã kể.

Phải chăng 15 triệu Mỹ kim từng trả cho Bình "Hà Lan" hồi 2004 không… đáng nên mười năm sau, Viện Kiểm sát tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới thản nhiên cho rằng, chuyện ba viên chức Thi hành án của tỉnh này tùy tiện kê biên, tự phát mãi tài sản của Bình "Hà Lan" không… gây thiệt hại cho nhà nước (!), tạo tiền đề cho Tòa phạt mỗi người chưa tới một năm tù và lờ luôn, không thèm đếm xỉa đến tài sản cần thu hồi để hoàn trả?

Xét cho đến cùng, công khố có mất thêm 37,5 triệu Mỹ kim và nhiều triệu Mỹ kim nữa để trả đủ loại chi phí trong vụ Bình "Hà Lan" kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai thì nhà nước Việt Nam cũng không… thua. Đối tượng sẽ vừa bị cắt giảm đủ loại phúc lợi, vừa phải "thắt lưng, buộc bụng" đóng thêm các loại thuế, phí để nhà nước có thể thanh toán những khoản chi kiểu này là dân. Các viên chức hữu trách đâu có ai phải bỏ ra đồng nào!

Dẫu cho phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris xác định Bình "Hà Lan" thắng thì nhà nước Việt Nam vẫn không thua. Chắc chắn ông Bình sẽ nhận được tiền bồi thường. Tuy chọn thua, nhà nước Việt Nam vẫn thế, vẫn có thể duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không cần phải bận tâm đến việc truy cứu trách nhiệm đồng chí nào cả, "đảng ta" có mất gì đâu!

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/04/2019

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/the-luc-ngam-cua-phuong-vicarrent-va-cai-bong-ngo-chi-dan-437868.html

(2) https://vnexpress.net/phap-luat/truong-pho-phong-ca-ba-ria-vung-tau-bi-to-cao-tong-tien-2022731.html

(3) https://vnexpress.net/phap-luat/nhieu-quan-chuc-xin-vang-mat-tai-phien-xu-phuong-vicarrent-1992585.html

(4) https://vnexpress.net/phap-luat/nhieu-quan-chuc-xin-vang-mat-tai-phien-xu-phuong-vicarrent-1992585.html

(5) https://vnexpress.net/phap-luat/sa-thai-truong-phong-an-ninh-ba-ria-vung-tau-1979159.html

(6) https://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su-toan-quoc/ngo-chi-dan-2302358

(7) https://tuoitre.vn/bat-giam-cuc-truong-cuc-thi-hanh-an-dan-su-tinh-ba-ria---vung-tau-432552.htm

(8) https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/hau-vu-an-trinh-vinh-binh-truy-to-cuc-truong-thi-hanh-an-va-2-dong-pham-269755.html

(9) https://tuoitre.vn/3-nguyen-can-bo-thi-hanh-an-duoc-tra-tu-do-602469.htm

*****************

Thất bại nhà nước cộng sản

Trúc Giang, VNTB, 14/04/2019

Luật gia Vũ Ngọc Bảo, người đang theo học tại Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, đặt vấn đề : Nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển mới đây trong một hội thảo đã đặt câu hỏi : "Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước ?".

thatbai1

Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Việt Nam phát hành vào cuối giờ chiều ngày 12/4 về vụ Trịnh Vĩnh Bình

‘Thất bại nhà nước’ được nhắc đến nhiều nhất trong ngày 12/4 là vụ thua kiện của nhà nước Việt Nam trước ông Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều có quốc tịch Hà Lan.

"Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm trong dư luận". Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Việt Nam phát hành vào cuối giờ chiều ngày 12/4, có đoạn viết như vậy.

Tuy nhiên theo bản tin đăng tải trên VOA, "Hôm 11/4, triệu phú Hà Lan gốc Việt đã cho VOA biết về kết luận của Tòa án Trọng tài Thường trực gửi thông báo thắng kiện cho ông, theo đó chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng hơn 47,5 triệu USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí" (1).

Tính đến cuối ngày 12/4, thông tin liên quan vụ kiện này của ông Trịnh Vĩnh Bình chưa tìm được trên bản tin của Reuters, CNN. Trên BBC tiếng Việt, thì tin tức của vụ kiện này được trích dẫn từ nguồn của VOA tiếng Việt.

Thế nhưng dù thông tin nói trên có ‘không chính xác nội dung phán quyết’ như cách nói của Bộ Tư pháp Việt Nam, thì đó vẫn là một ‘thất bại nhà nước’, bởi nó có thể đưa đến việc gây ra tổn thất về tiền bạc, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh cũng như uy tín của các cơ quan ban hành và cơ quan thực thi chính sách. Đáng ngại hơn là nó làm giảm uy tín của nhà nước, bào mòn niềm tin của người dân vào các cơ quan công quyền, cũng như uy tín của thể chế.

Luật sư Đặng Đình Mạnh (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) nói rằng qua vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, cho thấy bằng bản án của cơ quan tài phán quốc tế, thì chính phủ Việt Nam đã phải đứng ra gánh lấy trách nhiệm bồi thường, vì lẽ đã không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ông ấy theo hiệp ước bảo hộ thương mại giữa hai chính phủ Hà Lan – Việt Nam.

"Số tiền 45 triệu USD mà chính phủ Việt Nam phải trả không chỉ là tiền, mà còn bao gồm cả uy tín quốc gia !". Luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận.

Đây cũng lại là một góc nhìn khác của ‘thất bại nhà nước’, khi động cơ vụ lợi hay sự thiếu hiểu biết của những người có thẩm quyền ban hành chính sách ; những quyền lực chính trị hay sự vận động hành lang của các nhóm đặc quyền đặc lợi làm thay đổi sự liêm chính của chính sách công ; năng lực kém của các cơ quan xây dựng, ban hành và thực thi chính sách ; tầm nhìn ngắn hạn của các cơ quan liên quan khi tác động, hay người tham gia xây dựng chính sách. Và kết quả của phán quyết trong vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam là một điển hình cho thấy ‘thất bại nhà nước’ dường như không phải chỉ có một, mà thời gian qua đã có nhiều ‘thất bại nhà nước’ xuất hiện trong việc ban hành và thực thi các quy định.

Một ‘thất bại nhà nước’ khác cũng từ vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, đó là khi ông ‘vua chả giò’ đã chọn khởi kiện tại một nơi chỉ biết tôn trọng lẽ công bằng, và ông đã thắng trong vụ kiện đòi bồi thường với tư cách là người tự do. "Nhưng trớ trêu, tại quê hương ông, thì luật pháp vẫn xem ông là tội phạm nợ hình phạt 11 năm tù giam, mà trong đó, ông chỉ mới thụ án 18 tháng nếu như bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa bị hủy". Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét.

Còn với công luận, vì sao món nợ được chia bình quân 11.500 đồng/ dân góp trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình theo phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, nhưng xem ra công chúng lại rất sẵn sàng hả hê cất lời chúc mừng cho ông ấy. Có lẽ đó cũng là một ‘thất bại nhà nước’ mà những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam cần dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế trần trụi đó.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 14/04/2019

(1) http://bit.ly/2VLsLlX

Published in Diễn đàn
samedi, 13 avril 2019 15:26

60 triệu đô la bị chuột gặm

Đó là số tin mà chính ph Vit Nam phi tr cho ông Trnh Vĩnh Bình, mt doanh nhân Hà Lan v Vit Nam đu tư, tài sn b nhà nước tch thu, bn thân b giam gi trái phép và chính ph tht tín vi người đi kin mình. Tng cng 37.581.596 đôla thit hi và gần 7,9 triu đôla án phí cng vi 15 triu đô la mà Vit Nam đã tr cho ông Bình ti Singapore vào năm 2005.

tvb1

Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICA – International Court of Arbitration)), một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris

Đây là vụ án chn đng Vit Nam trong nhng năm qua t thi ông Lê Kh Phiêu làm Tổng bí thư và ông Trn Đc Lương là Ch tch nước. V án mang hình nh "trấn lt" rõ rt ca các s quân đa phương khi Vit Nam va đi mi, chính ph kêu gi s đóng góp ca kiu bào v xây dng đt nước. Ông Trnh Vĩnh Bình là người nhanh nhu tr v vi hy vng to dng mt cơ s kinh doanh theo ý tưởng mi. Ch sau 8 năm làm việc ông đã thành công vượt mc và to dng hn mt cơ ngơi có th gi là đ s nht thi by gi, tháng 6 năm 1987 cho ti 1996, ông đã chiếm lĩnh th trường đa c ti tnh Vũng Tàu bng cách thu mua hàng trăm héc ta đt, xây dng nhng cơ s kinh doanh triệu đô, nuôi dưỡng hơn 3 ngàn công nhân làm vic và thu nhp ca ông lên hơn tám ln, khong 30 triu đô la so vi s vn ban đu ông mang vào Vit Nam.

Thế nhưng do mt nhóm nhân viên và người nhà ca ông có toan tính bt chính trong vic chi thu, nên ông mang họ ra tòa và l thay, t nguyên đơn ông tr thành b cáo vi cáo buc trn thuế, Công an Bà Ra-Vũng Tàu đã khi t v án, khi t b can và bt tm giam ông Bình v ti "vi phm các quy đnh v qun lý và bo v đt đai" và ti "đưa hi l".

Vụ án này rõ ràng mang tính gian ln, chính quyn đa phương đã cy thế lèo lái người b cáo buc t cáo li nguyên đơn là ông Trnh Vĩnh Bình nhm trn lt tài sn mà ông Bình đã to ra. Vi k thut dàn dng li khai, h sơ, cũng như nhân chng, ông Bình trở thành nn nhân Vit kiu đu tiên hiu thế nào là đu tư ti Vit Nam nơi mà hai ch "bôi trơn" luôn dn đu trong mi quan h kinh doanh.

Ông bị kêu án 11 năm tù và trong khi được ti ngoi mt tun l ông b trn v Hà Lan, sau đó nh công ty lut Covington Burling của M Washington khi kin chính ph Vit Nam ra tòa quốc tế yêu cu bi thường thit hi 100 triu đô la.

Tại Vit Nam mt ti phm con con cũng không th trn ra nước ngoài nếu không được cơ quan qun lý xut nhp cnh làm ngơ. Ông Trịnh Vĩnh Bình thành công vì chính quyn mun cho ông đi đ rnh n. H biết vi lnh truy nã sau đó ông Bình khó lòng v li Vit Nam đ đòi công bng. Tuy nhiên ông không v mà ông nh Tòa án Quc tế bênh vc cho trường hp ca ông, và ông đã thành công.

Năm 2005 hai bên đạt tha thun ngoài tòa ký ti Singapore ông Bình được tr s tin 15 triu USD và Vit Nam ha tr li toàn b tài sn đã tch thu, đi li li ông Bình rút đơn kin ti tòa quc tế và gi im lng đi vi truyn thông v tha thun này.

Ngày 21 tháng 8 năm 2007, hai năm sau thỏa thun Singapore, ông Bình li tiếp tc kin do Vit Nam không gi li ha và ngày 11 tháng 4 năm 2019 kết qu phiên tòa đã nghiêng v ông Trnh Vĩnh Bình.

Bản án cho thy s vô tư ca nhng thm phán quc tế qua phán quyết căn c trên bng chng do hai bên đưa ra. Tuy nhiên kết qu phiên tòa tuy gi là quc tế nhưng Vit Nam hc được rt nhiu bài hc v lut pháp ng dng trong gung máy tư pháp, bt đu là phiên x ca tòa án Nhân dân Bà Ra Vũng Tàu vào năm 1998.

Việt kiu v đu tư nhà đt, tuy văn bn chính ph không cho phép người nước ngoài đng tên trên nhà ca đt đai nhưng không cm h cho phép người thân đng tên trên tài sn y cho mình vì vy Trnh Vĩnh Bình đã mnh dn mua hàng trăm héc ta đt cũng như xây dựng nhng cơ s kinh doanh b thế, kết qu là b cáo buc "vi phm các quy đnh v qun lý và bo v đt đai" và thm chí là "đưa hi l".

Nếu tht s ông Bình vi phm các quy đnh v qun lý và bo v đt đai thì S Nhà đt Bà Ra Vũng Tàu mi là nơi đáng bị truy t vì đã cp gip phép cho nhng vuông đt mà ông Bình đã mua. Ít nht 10 người có liên quan đến v án không được tòa triu tp và người ch đo cơ quan điu tra v án là Thiếu tá công an Ngô Chí Đan có tai tiếng trong v người anh r là Phm Văn Phương, thường được gi là "Phương Xoăn" hay "Phương Vicarrent" mà báo chí tng phanh phui mt thi.

Chính phủ đã làm ngơ cho Bà Ra-Vũng Tàu phá hoi ý chí m ca cho Vit kiu v đu tư khi im lng trước t cáo ca ông Trnh Vĩnh Bình. Tâm lý coi thường Tòa án Quc tế đã ăn sâu vào nhiu lãnh đo Vit Nam và hu qu đã phi mui mt chi tr cho ông Bình 15 triu ti Singapore nhưng không có ai trong v này b truy t vì c tình vi phm pháp lut.

Đã thế chính nhà nước ch không ai khác, đã nut li đối với ông Trnh Vĩnh Bình không chu tr li tài sn hp pháp cho ông sau khi hai bên tha thun. Ai là người đi din, tư vn không gi li ha cho chính ph cũng không b truy t đ s tin b pht hôm nay lên đến 60 triu đô la cùng vi tai tiếng trên diễn đàn thương nghip quc tế s mãi mãi không gt ra được.

Kể t nay, Vit kiu v nước s khôn ngoan hơn, cn thn hơn trước tính toán ca chính quyn đa phương, h s không m hết tm lòng ra cho nhà nước móc rut ca mình. Bài hc Trnh Vĩnh Bình mc dù chỉ dành cho người Vit nhưng các công ty ngoi quc đu tư ti Vit Nam không th b qua. H rút được mt bài hc khác : Đi vi Vit Nam công lý ch được thc thi khi đt nước ca nhà đu tư đng phía sau lưng h.

Những con chut không nhng cn phá tài sản, trí não ca người đu tư nước ngoài mà cơ chế hành chính ca Vit Nam đã thúc đy bn chut có cơ s đ tung hoành trong bao nhiêu năm nay. Hãy nhìn trường hp ca mt đi công ty là Quc Cường Gia Lai cũng có th hiu ra cách mà các quan tham nhũng lạm như thế nào. Ti bui đi thoi gia các doanh nghip bt đng sn và Lãnh đo Thành y, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các s ngành liên quan ngày 10 tháng 4, bà Nguyn Th Như Loan, Ch tch Hi đng qun tr Công ty Quc Cường Gia Lai bày t ni mt mi, chán ngán khi thốt lên câu : "Tôi rt kh tâm. Nếu không vì c đông, không b n ngân hàng, không vì 3.000 cán b nhân viên thì tôi đã t t. Tôi đ li di chúc, đ li tâm thư đ làm sao Nhà nước có cách nào tháo g cho doanh nghip".

Doanh nghiệp ln và có quan hệ tt còn như thế, nói chi đến vài Vit kiu còn "mơ làm người Quang Trung" khi có s tình làm sao tháo g ? Đâu phi ai cũng là Trnh Vĩnh Bình đ sn sàng b ra hàng triu đô la cho mt v kin tm c lch s như v kin này ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 13/04/2019

Published in Diễn đàn