Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

19/04/2019

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, Luật đặc khu, hạng 176/180 về tự do báo chí

Tổng hợp

Vụ Trịnh Vĩnh Bình : Việt Nam sẽ chấp nhận kết quả và thi hành phán quyết ? (Người Việt, 19/04/2019)

Trao đổi vi VOA v v kin Vit Nam ca ông Trnh Vĩnh Bình, Lut sư Nguyn Thanh Tuân, thành viên của Trung tâm Trng tài thương mi Thành phố H Chí Minh, và là người có kinh nghim thâm niên trong lĩnh vc kinh doanh và đu tư quc tế, nói : "mt khi Chính ph Vit Nam đã công nhn quyn tài phán ca trng tài, đã chp nhn tham gia tranh tng, thì tôi tin là Chính phủ Vit Nam s chp nhn kết qu gii quyết tranh chp và s thi hành phán quyết".

tvb1

VOA loan tin vụ ông Trnh Vĩnh Bình thng kin chính ph Vit Nam.

Hôm 11/4, VOA đọc được phán quyết ca Tòa Án Trng Tài Quc Tế (PCA) gi cho ông Trnh Vĩnh Bình, mt doanh nhân Hà Lan gc Vit, trong đó yêu cu chính ph Vit Nam bi thường 37,5 triu đôla thit hi cho ông. Ngày hôm sau, B Tư pháp Vit Nam ra thông cáo, xác nhn phán quyết đã có, nhưng nói rng báo chí loan tin "không chính xác ni dung ca phán quyết".

Nhận đnh v phán quyết này, Lut sư Nguyn Thanh Tuân dành cho VOA cuộc phng vn qua email sau đây.

VOA : Xin Luật sư cho biết ý kiến vic ông Trnh Vĩnh Bình tuyên b thng kin Chính ph Vit Nam như VOA loan tin hôm 11/4 ?

Nguyễn Thanh Tuân : Hiện ti, vì chưa được đc toàn b ni dung phán quyết gc ca trng tài, mà chỉ có nhng thông tin do ông Trnh Vĩnh Bình cung cp mà chưa được kim chng, nên tôi cũng ch xin có mt s phân tích, ý kiến, câu hi và bình lun mang tính cht ch quan, sơ b, da trên nhng gi đnh ca chính mình theo thông tin trên. Và đây hoàn toàn là ý kiến ch quan ca tôi, có th dùng ch cho mc đích tham kho :

1. Khi các bên tranh chấp đã chp nhn đ trng tài, mt bên th ba không phi là Tòa án ca nước nào trong các quc gia mà h có quc tch, gii quyết tranh chp ca h, thì vic gii quyết đó hu như s có kết qu, tr trường hp các bên t tha thun trước khi có kết lun ca bên th ba đó. Vì vy, kết qu thng hay thua là chuyn bình thường.

2. Xét về bn cht, v kin ca ông Trnh Vĩnh Bình chng li Chính ph Vit Nam là mt v kiện Gii quyết tranh chp v đu tư gia hai bên theo Hip đnh song phương v khuyến khích và bo h đu tư năm 1994 gia Chính Ph Hà - Lan và Chính ph Vit Nam. Như vy, cn tránh nhm ln, đánh đng bn cht v kin này vi bt kỳ tranh chp, khiếu kin nào khác mà không liên quan đến nhà đu tư nước ngoài theo các Hip đnh chính ph, dn đến áp dng máy móc và không hiu qu phương thc gii quyết tranh chp ca v ông Bình đ gii quyết các tranh chp đó.

3. Đối vi người dân Vit Nam, cho ti khi có v kin ca ông Trnh Vĩnh Bình, vic chính ph b kin quc tế và thua kin trong tranh chp liên quan đến đu tư nước ngoài là điu còn rt mi m. Tuy nhiên, thc tế cho thy chính ph nhiu nước đã tng thua kiện trong các v tranh chp vi quc gia khác, hay thm chí chính ph thua kin trước công dân nước khác là điu rt bình thường. Trong lĩnh vc đu tư, tranh chp gia mt chính ph vi công dân, pháp nhân nước khác mà có Hiêp đnh song phương v bo h đu tư vi mình cũng khá ph biến.

**********************

Chưa đủ ‘độ chín’, Quốc hội Việt Nam chưa bàn đến Luật Đặc Khu (Người Việt, 18/04/2019)

Quốc hội Việt Nam họp khóa đầu năm nay, tổng cộng 19 ngày, với sự sửa đổi một vài luật đã có. Bên cạnh đó, người ta thấy loan báo "rút" một số luật và không thấy bóng dáng Luật Đặc Khu.

AFP_15S0O3

Dân Sài Gòn biểu tình chống Luật đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng hôm 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : Kao Nguyễn/AFP/Getty Images)

Mới đây, trang mạng thông tin của Quốc hội Việt Nam cho hay các ông bà "đại biểu nhân dân" nhưng cũng là các quan chức đảng viên cấp cao của chế độ sẽ bắt đầu khóa họp đầu năm vào ngày 20 tháng Năm và kết thúc vào ngày 13 tháng Sáu.

Tháng trước, khi Ban Thường Vụ Quốc hội họp để sắp xếp lịch họp, người ta thấy nói Quốc hội Việt Nam dự trù họp lần đầu của năm 2019 từ ngày 25 tháng Năm đến ngày 17 tháng Sáu. Nay, lịch họp cứ rút lại dần.

Như vậy Quốc hội chỉ có 19 ngày để à ới rồi thông qua bốn dự án luật gồm luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, thấy loan báo "rút ba dự án luật : Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp" để "tiếp tục hoàn thiện".

Trước đó, hồi năm 2018, vào hai ngày 10 và 11 tháng Sáu, hàng chục ngàn người Việt Nam biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội, Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận… chống hai dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng. Trước áp lực của quần chúng, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ rút lại dự luật Đặc Khu nhưng vẫn thông qua Luật An ninh mạng.

Hàng trăm người tham gia các cuộc biểu tình đã bị công an Việt Nam bắt giữ, nhục mạ, đánh đập tàn nhẫn cũng như bị buộc ký cam kết không đi biểu tình chống đối và phạt tiền. Nhiều nạn nhân còn tố cáo họ bị công an ép buộc thú nhận là nhận tiền của "Việt Tân" để đi biểu tình. Đến nay, khoảng 150 người đã bị kết án tù vì tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng, phần lớn là tại tỉnh Bình Thuận.

Người dân tại Việt Nam nghi ngờ dự luật đặc khu kinh tế do các nhóm lợi ích trong đảng Việt Nam đưa ra, cho thuê đất đến 99 năm, để làm lợi cho người Trung Quốc tràn sang, chiếm giữ các vùng trọng yếu, dẫn đến những nguy cơ an có thể mất nước. Những người đi biểu tình cầm theo biểu ngữ, băng-rôn "Không cho Trung Cộng thuê dù chỉ 1 ngày".

Tuy lịch họp của Quốc hội Việt Nam không có câu hay chữ nào đả động tới dự luật đặc khu kinh tế nhưng ngày 15 tháng Ba, 2019, báo Dân Trí đưa tin : "Sau một thời gian trì hoãn, dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc theo hướng xây dựng một luật chung. Dự án Luật đặc khu đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hoàn thiện".

Bản tin vừa kể viết thêm rằng, "Tờ trình về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 do chính phủ vừa gửi lên Quốc hội cho biết, thủ tướng chính phủ – trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc".

Nói khác, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không bỏ ý định dẹp mà là "dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được hoàn chỉnh theo hướng xây dựng một luật chung". Rất có thể Luật đặc khu kinh tế được cho núp trong một thứ luật đất đai sửa đổi hay luật đầu tư được sửa lại, mà như thấy loan báo, còn đang bị "rút lại" để "hoàn thiện".

Nhiều chuyên gia kinh tế trong ngoài nước đã phân tích những thất bại có thể nhìn thấy nếu nhà cầm quyền vẫn cứ tiến hành. Những con buôn và những nhóm lợi ích trong đảng Việt Nam kiếm được những số tiền ban đầu khổng lồ qua những vụ "thổi" giá đất lên hàng ngàn lần tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tin tức thời gian qua trên báo trong nước nói nhiều người Trung Quốc đã đổ tiền mua đất những nơi này rồi.

Theo các ước tính, để có thể phát triển ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhà cầm quyền cần một số tiền khổng lồ lên tới 70 tỷ USD. Riêng đặc khu Phú Quốc sẽ được các tay đầu tư mở sòng bài, khu nghỉ dưỡng đổ ra 41%. Các nhà phân tích đều cho rằng phần lớn các đặc khu kinh tế vừa kể chỉ có thể lôi cuốn được các tay tư bản đầu tư sòng bài và khu nghỉ dưỡng, khó lòng lôi được những nhà đầu tư kỹ nghệ cao.

Hồi đầu năm, ngày 21 tháng Giêng, khi Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bị báo chí trong nước hỏi về dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt gọi tắt là Luật Đặc khu sẽ ra sao, bà chỉ ỡm ờ trả lời "Luật về đặc khu khi nào đủ độ chín mới đưa ra". (TN)

*****************

RSF : Việt Nam xuống hạng 176 về tự do báo chí (RFI, 18/04/2019)

Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố hôm nay 18/04/2019, Việt Nam đã bị đánh sụt một hạng, đứng thứ 176/180 quốc gia. Tương tự đối với Trung Quốc, nay xuống hàng 177. Báo cáo đánh giá tình hình năm nay u ám hơn năm ngoái, nhận định "Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực".

tvb3

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018. VNA/Bich Hue via Reuters

Riêng về Việt Nam, RSF cho rằng các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của Đảng cộng sản – là mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Bạo lực từ công an mặc thường phục liên tục xảy ra. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội "âm mưu lật đổ chính quyền", "tuyên truyền chống Nhà nước", hay "lợi dụng tự do dân chủ".

Trong hai năm gần đây, nhiều nhà báo công dân đã bị trục xuất hoặc lãnh các bản án tù nặng nề vì các bài viết của họ, thậm chí có người bị 20 năm tù. Hiện nay khoảng 30 nhà báo và blogger vẫn đang bị giam cầm, và thường bị đối xử tệ hại.

RSF nhắc lại hồi cuối năm 2017 quân đội đã tiết lộ về "Lực lượng 47" gồm 10.000 dư luận viên có nhiệm vụ bảo vệ đảng, tấn công những tiếng nói ly khai trên internet. Và đến đầu năm 2019, Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực, các trang web bị buộc phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho chính quyền khi được yêu cầu.

Phóng Viên Không Biên Giới nhận định tình hình Việt Nam có sự tương đồng với Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã xuất khẩu "mô hình đàn áp", "dựa trên sự giám sát chặt chẽ thông tin nhờ công nghệ".

Nhìn chung trên thế giới, chỉ có 24% quốc gia được đánh giá tình hình "tốt" và "khá tốt" về tự do báo chí, so với năm ngoái là 26%. Na Uy vẫn đứng đầu danh sách, Phần Lan thứ nhì, còn Turkmenistan nay giành mất vị trí chót bảng của Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng được lên hạng 179/180.

Quay lại trang chủ
Read 673 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)