Một loạt ‘nhà báo lớn’ sắp ‘vào lò’ theo Vũ ‘nhôm’ ? (VOA, 07/02/2019)
Một nguồn tin am tường trong nước cho VOA biết một loạt "nhà báo lớn", trong đó có thể có một cựu Tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết, sắp bị cơ quan chức năng bắt giữ vì liên quan đến những phi vụ thâu tóm đất đai trong vụ án Vũ "nhôm".
Ông Phan Văn Anh Vũ tại một phiên tòa ở Hà Nội, ngày 30/01/2019. Photo : TTXVN.
Theo nguồn tin này, "cấp trên" đã có chỉ thị bắt giam, nhưng việc thi hành và công bố sẽ chỉ được phép đưa ra sau dịp Tết Nguyên Đán.
Vụ án Vũ "nhôm" được xem là một đại án về tình trạng lũng đoạn của bộ máy nhà nước, liên quan đến rất nhiều người, trong đó có cả sự tiếp tay của Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, cho đến các quan chức lãnh đạo ở địa phương và báo chí.
Vũ "nhôm", tên thật là Phan Văn Anh Vũ, 44 tuổi, là một ông trùm khét tiếng thao túng thị trường địa ốc ở Đà Nẵng và cả Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tay Vũ là hàng loạt dự án ở các khu "đất vàng". Đại gia này còn được biết đến về khả năng chi phối cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Đà Nẵng nhờ mác thượng tá tình báo.
Theo Cáo trạng từ các phiên tòa xử Vũ "nhôm" và hai tướng công an, cựu Thứ trưởng công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân vào tháng trước, Vũ "nhôm" đã được tuyển vào làm nhân viên tình báo thuộc Tổng cục 5 Bộ Công an từ năm 2009, sau đó leo lên chức thượng tá, Phó phòng Biệt phái, Tổng cục 5, Bộ Công an, trong một thời gian ngắn dù không có thông tin cho thấy ông này có bằng cấp hay được đào tạo chuyên môn.
Báo chí trong nước dẫn thông tin từ các phiên tòa xử Vũ "nhôm" cho biết đại gia Đà Nẵng này đã thành lập 2 công ty bình phong là Công ty xây dựng Bắc Nam 79 và công ty Nova Bắc Nam 79 để thâu tóm 7 khu "đất vàng" công sản ở các vị trí đắc địa của Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1.159 tỷ đồng. Để làm được điều này, Vũ "nhôm" đã được các lãnh đạo của Cục Tình báo là Thứ trưởng Bùi Văn Thành và Thứ trưởng Trần Việt Tân, và một số quan chức khác ký các văn bản, giấy tờ bảo kê cho hoạt động lũng đoạn đất đai của mình, trong đó có cả tài sản của Bộ Công an là khu đất 129 Pasteur, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài khả năng chi phối các lãnh đạo cấp cao, Vũ "nhôm" còn "nắm" luôn cả giới báo chí trong thời gian tung hoành với công việc kinh doanh mà đại gia này khai trước tòa rằng "được giao làm phát triển kinh tế".
Hồi tháng 9/2017, một nhà báo tại miền Trung, bà Dương Thị Hằng Nga – Trưởng phòng đại diện khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Tạp chí Giao Thông Vận Tải, đã bị cấm xuất cảnh theo chỉ thị của Công an Đà Nẵng chỉ vì viết bài "đụng" đến các dự án đất đai của Vũ "nhôm".
Vì vậy, gần như không một nhà báo "chính thống" nào dám "đụng" đến Vũ "nhôm", dù biết rõ những sai phạm về đất đai của ông này. Lý do, theo một số nguồn tin trong giới báo chí, có thể là vì họ bị đe dọa, hoặc đã được Vũ "nhôm" chi tiền dưới các hình thức hoạt động xã hội hay tổ chức sự kiện, thậm chí là bằng việc sang nhượng đất đai.
Một trong những cơ quan báo chí được cho là có liên quan đến những "lùm xùm" về đất đai với Vũ "nhôm" là báo Đại Đoàn Kết, sau khi báo này chuyển nhượng Văn phòng đại diện ở miền Trung, mà tờ báo xin mua theo diện công sản nhà nước và năm 2004, cho Công ty Xây dựng 79 của Vũ "nhôm" vào năm 2011 để Vũ biến nơi đây thành nhà riêng của mình, khiến cho nhiều người, trong đó có một vài nhà báo của Đại Đoàn Kết, bức xúc vì "đất công" đã bị biến thành "đất tư" dưới bàn tay điều khiển của Vũ "nhôm".
Vào tháng 8/2014, báo Đại Đoàn Kết đã ra thông báo tuyển Tổng biên tập mới để thay cho Tổng biên tập tờ báo vào thời gian này là ông Đinh Đức Lập bị điều chuyển "do có nhiều sai phạm trong công tác điều hành tờ báo", theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.
Sau phiên xử ngày 30/1 vừa qua, tòa án tại Hà Nội đã tuyên Vũ "nhôm" 8 năm tù về tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" và 17 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ án ngân hàng Đông Á.
Trong một diễn biến khác, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất gần đây được tin là mất tích ở Thái Lan, sau khi ông đến Bangkok xin tị nạn chính trị vào đầu tháng 1.
Trong lúc các tổ chức nhân quyền kêu gọi nhà chức trách Thái Lan điều tra về sự mất tích của ông Nhất, nguồn tin trong nước cho VOA biết ông Trương Duy Nhất đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ.
Ông Trương Duy Nhất trước đây từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sau đó là báo Đại Đoàn Kết.
Do Việt Nam đang trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, VOA chưa thể liên lạc được với các cơ quan chức năng liên quan để xác minh các thông tin trên.
Khánh An
********************
Việt Nam sẽ công bố việc bắt giam Trương Duy Nhất sau tết 2019 ? (VNTB, 08/02/2019)
Đang diễn ra hai động thái khá trái ngược xung quanh vụ blogger Trương Duy Nhất đột nhiên mất tích ở Thái Lan vào đầu năm 2019.
Blogger Trương Duy Nhất (trái) và nhà báo Huy Đức. Ảnh minh họa.
Trong khi vài tổ chức nhân quyền và tự do báo chí quốc tế, trong đó có Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) lên tiếng yêu cầu chính quyền Thái Lan điều tra vụ mất tích trên và đang có những dư luận về khả năng Trương Duy Nhất đã bị mật vụ của chính quyền Việt Nam bắt cóc, thì lại có những đồn đoán về việc ông Nhất ‘dính’ vụ Vũ ‘Nhôm’.
Trương Duy Nhất đã được RSF vinh danh ‘Anh hùng thông tin’ vào năm 2014. Blogger này với blog ‘Một góc nhìn khác’ đã viết phản biện khá mạnh mẽ trước khi bị công an Việt Nam tống giam vào năm 2013. Sau khi ra tù, Trương Duy Nhất vẫn tiếp tục viết phản biện.
Một luồng dư luận cho rằng do nắm được những thông tin liên quan đến các vụ làm ăn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Quảng Nam (quê ông Phúc) nên Trương Duy Nhất đã bị Thủ tướng Phúc chủi đạo cho Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng) điều quân sang thái ngầm bắt cóc Nhất trong khi ông đến Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Bangkok để làm thủ tục xin tị nạn chính trị (dư luận này không thể được kiểm chứng).
Gần đây nhất, VOA Việt ngữ đưa tin "Một loạt ‘nhà báo lớn’ sắp ‘vào lò’ theo Vũ ‘nhôm’ ?"
Theo đó, "Một nguồn tin am tường trong nước cho VOA biết một loạt "nhà báo lớn", trong đó có thể có một cựu Tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết, sắp bị cơ quan chức năng bắt giữ vì liên quan đến những phi vụ thâu tóm đất đai trong vụ án Vũ "nhôm". Theo nguồn tin này, "cấp trên" đã có chỉ thị bắt giam, nhưng việc thi hành và công bố sẽ chỉ được phép đưa ra sau dịp Tết Nguyên Đán".
Đáng chú ý là ở phần cuối bản tin trên, VOA Việt ngữ đề cập :
"Trong một diễn biến khác, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất gần đây được tin là mất tích ở Thái Lan, sau khi ông đến Bangkok xin tị nạn chính trị vào đầu tháng 1.
Trong lúc các tổ chức nhân quyền kêu gọi nhà chức trách Thái Lan điều tra về sự mất tích của ông Nhất, nguồn tin trong nước cho VOA biết ông Trương Duy Nhất đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ.
Ông Trương Duy Nhất trước đây từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sau đó là báo Đại Đoàn Kết".
Cho đến nay, vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích’ đã dần chuyển thành ‘Trương Duy Nhất bị bắt cóc’ lan rộng với mối nghi ngờ xoáy sâu vào chính quyền Việt Nam và không ít so sánh vụ này với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng 7 năm 2017 mà Nhà nước Đức đã cáo buộc rất mạnh mẽ đối với Việt Nam.
Do đó, nhiều khả năng là sau tết nguyên đán 2019, chính quyền Việt nam sẽ phải có thông báo về vụ này, trong đó hoặc phủ nhận việc chính quyền này ra lệnh bắt cóc Trương Duy Nhất, hoặc chính thức xác nhận Trương Duy Nhất đã bị bắt nhưng là ‘tự nguyện đầu thú’ do hành vi phạm pháp…
Còn với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, Trương Duy Nhất là người được dành cho một số thiện cảm vì hoạt động viết phản biện, nhưng cũng khá nhiều người bất đồng chính kiến nêu dấu hỏi ‘Trương Duy Nhất là ai ?’, bởi ngoài việc được xem là một cựu tù nhân lương tâm, từ trước và sau khi ra tù đến nay ông Nhất không tham gia bất kỳ tổ chức xã hội dân sự độc lập nào.
Minh Quân
****************
Thái Lan điều tra vụ blogger Trương Duy Nhất mất tích 'RFI, 08/02/2019)
Chính quyền Thái Lan, ngày 07/02/2019 cho biết sẽ điều tra về vụ nhà báo Việt Nam Trương Duy Nhất, một nhà báo và blogger bất đồng chính kiến, bị tình nghi là đã mất tích ở Bangkok khi đến thủ đô Thái Lan nộp đơn xin tị nạn với Liên Hiệp Quốc.
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất từng bị tòa án Đà Nẵng kết án hai năm tù. Reuters/Van Son/VNA/Handout via Reuters
Trả lời hãng tin Reuters, ông Surachate Hakparn, lãnh đạo cơ quan di trú Thái Lan, cho biết chính quyền Thái Lan không có tài liệu chính thức về việc ông Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Thái Lan. Tuy nhiên, cơ quan của ông đang tìm hiểu xem ông Nhất có nhập cư Thái Lan một cách trái phép hay không, và xem điều gì có thể đã xảy ra cho đương sự. Vị quan chức Thái Lan còn xác nhận : "Tôi đã ra lệnh mở điều tra về vụ này".
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế trong tuần này có nêu khả năng ông Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc tại Bangkok vào khoảng ngày 26/01 vừa qua, sau khi trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị bắt. Ông Nhất dường như đã chạy qua Bangkok nộp đơn xin tị nạn tại văn phòng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc HCR.
Sau lời báo động kể trên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhà báo như Human Rights Watch hay Phóng Viên Không Biên Giới RSF đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi Thái Lan tiến hành điều tra về nghi án mất tích này.
Một đại diện của tổ chức Ân Xá Quốc Tế không ngần ngại đưa ra giả thuyết về sự can dự của chính quyền Việt Nam trong vụ mất tích. Bà Minar Pimple, giám đốc cấp cao của Amnesty International phụ trách các hoạt động toàn cầu giải thích : "Việt Nam đã có tiếng là từng bắt cóc những người lưu vong và tị nạn ở nước ngoài. Chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải khẩn trương đưa ra thông tin về vụ ông Trương Duy Nhất mất tích".
Hiện tại, giới chức chính quyền Việt Nam chưa có bình luận gì về vụ việc này do còn trong kỳ nghỉ Tết. Còn văn phòng HCR tại Bangkok cho biết là không thể bình luận hoặc xác nhận các trường hợp riêng lẻ.
Hãng tin Anh Reuters nhắc lại rằng ông Trương Duy Nhất từng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào năm 2013, sau đó bị kết án 2 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước". Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, ông đã trốn sang Thái Lan sau khi được bắn tin là ông có nguy cơ bị bắt trở lại.
Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, thì ông Trương Duy Nhất đã đến Thái Lan với một lý do duy nhất là xin tị nạn, nhưng "một ai đó rõ ràng là không muốn ông làm điều đó".
Trọng Nghĩa
******************
Việt-Nga khai thác mỏ dầu mới tại Biển Đông (VOA, 08/02/2019)
Một liên doanh Việt-Nga bắt đầu sản xuất dầu thô tại một địa điểm mới ở Biển Đông. Dự án này hy vọng sẽ mang lại hơn 1 tỉ đô la cho Hà Nội trước năm 2032, theo Nikkei Asian Review.
Hoạt động của Vietsovpetro
Công ty Vietsovpetro, do công ty quốc doanh PVEP của Việt Nam cùng đối tác Nga kiểm soát, hiện đang thăm dò một giếng dầu cách bờ biển phía nam Việt Nam 160 km.
Địa điểm này gần giếng Bạch Hổ lớn nhất Việt Nam cũng do Vietsovpetro điều hành. Tuy nhiên giếng dầu này nằm bên ngoài "Đường Chín Đoạn" một khu vực tại Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.
Mức thu hàng ngày của giếng này dự kiến lên tới 230 thùng dầu, tờ Nikkei Asian Review cho biết.
Giếng dầu Bạch Hổ bắt đầu sản xuất vào năm 1986 biến Việt Nam trở thành một trong các nước sản xuất dầu hàng đầu tại Châu Á. Tuy nhiên sản lượng đầu ra tiếp tục giảm sau khi lên đến cao điểm vào năm 2004, khi sản lượng từ Bạch Hổ sụt giảm. Hậu quả là Việt Nam được cho là đã trở thành một nước nhập khẩu dầu vào khoảng năm 2010.
Hà Nội có kế hoạch thăm dò thêm trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại nhiều địa điểm trong khu vực khiến cho một số dự án phải ngưng lại.
(Nguồn Nikkei Asian Review)
Hai cựu thứ trưởng công an nói ‘không thao túng đất vàng’ (BBC, 28/01/2019)
Hai cựu thứ trưởng công an Việt Nam khai không được báo cáo việc ông Vũ "nhôm" bán "bất động sản nghiệp vụ" làm của riêng.
Phiên xử theo dự kiến sẽ diễn ra từ hôm 28/1 tới hôm 30/1.
Các cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành, 60 tuổi, và Trần Việt Tân, 65 tuổi, bị buộc hai tội 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ' và 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'.
Phiên xử theo dự kiến sẽ diễn ra từ hôm 28/1 tới hôm 30/1.
Bộ Công an Việt Nam ngày 14/12/2018 thông báo khởi tố bị can với ông Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành.
Đây là một phần trong cuộc điều tra mở rộng vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" do Phan Văn Anh Vũ, còn biết tới với tên gọi Vũ 'nhôm' và đồng phạm thực hiện.
Cùng ra tòa trong phiên xử này là cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Phan Hữu Tuấn và cựu Phó cục trưởng B61 - Tổng cục Tình báo Nguyễn Hữu Bách.
Các bị cáo bị thẩm vấn về vai trò của họ trong việc ký các văn bản, đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cho hai công ty bình phong của ông Vũ được nhận quyền sử dụng 7 khu đất có tổng diện tích 6.700m2 nhà và 26.800m2 đất ở các vị trí đắc địa, trị giá hơn 2.500 tỷ đồng không qua đấu giá.
Hồi tháng 12/2018, cựu thượng tá an ninh Việt Nam Phan Văn Anh Vũ bị tòa tuyên phạt thêm 17 năm tù về tội 'lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản' cộng với bản án 9 năm tù tuyên trước đó.
Truyền thông trong nước cho hay tại tòa hôm 28/01 cựu Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành thừa nhận tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cựu Thứ trưởng Trần Việt Tân cho biết ông nhận trách nhiệm người đứng đầu phụ trách về mặt hành chính nhưng không phải tư cách người đứng đầu về trách nhiệm hình sự.
Trong phần thẩm vấn diễn ra sáng 28/1, ông Phan Văn Anh Vũ khẳng định ông ta cho thuê, chuyển nhượng các lô "đất vàng" ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để "phát triển tiềm lực kinh tế tình báo".
Trong khi đó hai cựu thứ trưởng công an Thành và Tân khai rằng họ không biết việc ông Vũ chuyển nhượng, sử dụng trái mục đích các lô đất cho đến khi vụ án được khởi tố.
Hồi tháng Bảy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản ra thông báo về vi phạm của ông Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Công an, trực tiếp phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, đã để xảy ra nhiều vi phạm gồm việc ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật.
Còn ông Trần Việt Tân bị cho là thiếu trách nhiệm, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vào ngày 28/7/2018 quyết định cách hết chức vụ trong Đảng với ông Bùi Văn Thành, và cách chức Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân.
Các vụ án lớn trong chiến dịch 'Đốt lò' của Chủ tịch, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Việc đưa ra xét xử các vụ đại án trong những năm gần đây được xem là nỗ lực làm trong sạch bộ máy chính quyền của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng hồi cuối năm ngoái nói 'Trung ương không bao giờ nhụt chí' trong nỗ lực phòng chống tham nhũng.
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội vào hôm 24/11/2018, ông nói : "Tôi đã nói ai nhụt chí thì đứng sang một bên,....Trung ương không bao giờ nhụt chí, lòng dân đang lên như thế, ngay cả quốc tế cũng phải thừa nhận và đánh giá cao".
*******************
Hà Nội không còn giấu giếm ‘Vũ nhôm’ là tình báo viên công an (Người Việt, 28/01/2019)
Báo chí Việt Nam hôm Thứ Hai không còn giấu giếm khi nói Phan Văn Anh Vũ là tình báo viên Công an cộng sản Việt Nam bị lôi ra tòa cùng mấy ông tướng vì "lợi dụng chức vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
Từ phải qua trái : Tướng Bùi Văn Thành, Phan Văn Anh Vũ, tướng Trần Việt Tân. (Hình : Vietnamnet)
Phiên tòa ngày 28/1/2019 tại Hà Nội, dự trù kéo dài 3 ngày, xử tội 3 tướng và một đại tá Công an cộng sản Việt Nam gồm trung tướng Bùi Văn Thành, trung tướng Phan Hữu Tuấn, thượng tướng Trần Việt Tân và đại tá Phan Hữu Bách đã phù phép qua các văn bản chính thức, lừa cả cấp trên, để ép dân các thành phố Sài Gòn và Đà Nẵng bán rẻ 7 khu nhà đất "vàng" cho hai công ty của Phan Văn Anh Vũ.
Các ông tướng công an bị quy cho tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" với bản án có thể đến 12 năm tù. Ông Bùi Văn Thành, ông Trần Việt Tân đã leo lên tới ghế thứ trưởng. Tại phiên xử, cả hai ông đều chối tội.
Ông Bùi Văn Thành thì kêu "trên cương vị thứ trưởng, tôi chỉ đạo cả một bộ máy, rất nhiều công việc, không thể biết đằng sau đó là như thế nào. Bị cáo không biết, không có công ty nào trực tiếp báo cáo với bị cáo". Còn ông Trần Việt Tân thì "nói chính xác tôi không ký hay ký nháy văn bản nào xin được thuê, mua. Theo kết luận điều tra, tôi ký 6 văn bản liên quan đến việc thúc đẩy thủ tục hành chính đối với 6 dự án".
Khi bị hỏi trong phiên xử, liên quan đến bất động sản ở đường Pasteur Sài Gòn, Vũ Nhôm đổ cho nhà cầm quyền thành phố "không cho làm" theo ý mình nên phải bán. Trong vụ này, Vũ Nhôm còn đổ vạ cho tổng giám đốc là Bùi Cao Nhật Quân, con trai của tỉ phú đỏ Bùi Thành Nhơn.
Phan Văn Anh Vũ, thường được gọi là "Vũ Nhôm" cầm đầu công ty Xây dựng Bắc Nam 79, và công ty Nova Bắc Nam 79, hai công ty bình phong của Bộ Công an cộng sản Việt Nam, sau khi mua rẻ dưới giá thị trường, không giữ lại "làm công tác nghiệp vụ cho ngành" mà lại sang tên bán lại cho người khác để kiếm chác. Không thấy nói gì đến các số tiền "lại quả" mà các ông tướng được hưởng.
Qua các bản tin ngày Thứ Hai trên nhiều báo chính thống tại Việt Nam, đây là lần thứ ba Vũ "Nhôm" bị lôi ra tòa và lần thứ hai bị đưa ra xét xử sơ thẩm tại Hà Nội. Năm 2018, Vũ "Nhôm" bị kết án 8 năm tù vì "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước". Cũng trong vụ án này, tướng Phan Hữu Tuấn bị 7 năm tù, đại tá Nguyễn Hữu Bách bị 6 năm tù về cùng tội danh.
Cuối năm 2018, trong vụ án liên quan đến mua cổ phần tại Ngân hàng Đông Á, Vũ "Nhôm" đã bị 17 năm tù với cáo buộc "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Theo VnExpress, trong vụ án bị đưa ra xét xử hôm Thứ Hai 28/1/2019, cáo trạng xác định Vũ "Nhôm" "được tuyển dụng vào ngành công an làm nhân viên tình báo" và "mọi hoạt động nghiệp vụ của anh ta chỉ có ông Trần Việt Tân, Nguyễn Hữu Bách, Phan Hữu Tuấn biết và trực tiếp chỉ đạo".
Như vậy, "thẻ ngành" cấp tá của Phan Văn Anh Vũ do ông Trần Việt Tân ký, các văn bản đóng dấu "TUYỆT MẬT’ của Tổng cục Tình báo công an cộng sản Việt Nam bị rò rỉ trên mạng ép nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng và Sài Gòn bán rẻ bất động sản "đất vàng" cho Vũ Nhôm đều là "hàng thật".
Suốt nhiều tháng trời từ khi bắt Vũ Nhôm và khởi tố ông ta về tội "tiết lộ bí mật nhà nước" mà thiên hạ không biết tại sao một người cầm đầu một công ty tư nhân lại có thể tiết lộ bí mật nhà nước được.
Theo cáo trạng thấy thuật lại trên tờ Tuổi Trẻ, Vũ "nhôm" đã "lợi dụng danh nghĩa tổ chức bình phong của Tổng cục V để đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các dự án nhà, đất công sản có diện tích lên tới hàng ngàn mét vuông ở các vị trí đắc địa tại Đà Nẵng và Sài Gòn".
Tuy nhiên, "việc cho thuê và chuyển quyền sử dụng những tài sản này thực hiện trái quy định pháp luật như không qua đấu giá, xin giảm giá và nhiều ưu đãi khác nhằm thu lợi cá nhân. Hành vi phạm tội của Vũ "nhôm" có sự giúp sức tích cực của hai cán bộ công an Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách.
Từ năm 2009-2016, trên cơ sở đề xuất của Vũ "nhôm", ông Bách đã tham mưu để ông Tuấn duyệt, ký phát hành hoặc ký nháy trình lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi các địa phương đề nghị tạo điều kiện cho hai công ty bình phong được nhận quyền sử dụng đất không thông qua đấu giá, xin giảm giá".
Cáo trạng liệt kê ra "có tất cả bảy địa chỉ nhà, đất công sản, dự án bất động sản nằm những vị trí đắc địa của Đà Nẵng và Sài Gòn đã rơi vào tay Vũ ‘nhôm’ bằng cách này. Cơ quan tố tụng cũng xác định để bảy khu đất ‘vàng’ rơi vào tay Vũ ‘nhôm’ còn có trách nhiệm rất lớn của các bị cáo Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân"., Tờ Tuổi Trẻ thuật lại.
Đi vào chi tiết, cáo trạng nói "từ năm 2014-2018, ông Thành được giao nhiệm vụ phụ trách Tổng cục Hậu cần và có trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà, đất công sản. Ngày 28/05/2015, ông Thành đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng cho bán chỉ định cơ sở nhà, đất tại số 129 Pasteur cho công ty bình phong của đơn vị này để hoạt động nghiệp vụ. Ông Thành ký tiếp công văn đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường Sài Gòn trình UBND Thành phố phê duyệt bán khu đất này với giá 301 tỉ đồng không đúng chức năng và thẩm quyền. Sau đó Vũ "nhôm" chuyển nhượng cho tư nhân bên ngoài, ông Thành cũng không báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn. Hành vi này gây thiệt hại cho Nhà nước gần 223 tỉ đồng".
Cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành nói về sai phạm của Vũ ‘nhôm’
(Zing.vn)
Trong khi đó, từ năm 2009-2016, "ông Trần Việt Tân là tổng cục trưởng Tổng cục V, sau đó là thứ trưởng phụ trách trực tiếp đơn vị này. Ông Tân đã ký 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho Vũ ‘nhôm’ được thuê các khu đất 15 Thi Sách, số 8 Nguyễn Trung Trực (Sài Gòn) và số 16 Bạch Đằng (Thành phố Đà Nẵng). Tuy nhiên ông Tân đã không kiểm tra, giám sát chặt chẽ để Vũ được thuê các khu đất này theo hình thức chỉ định không qua đấu giá, gây thiệt hại hơn 155 tỉ đồng. Hành vi của các bị can trong vụ án này gây thiệt hại cho Nhà nước 1.159 tỉ đồng".
Với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong phiên tòa này, Vũ "nhôm" có thể bị kêu án thêm 10 hay 15 năm tù nữa.
Tư Ngộ
Khởi tố hai cựu thứ trưởng công an vì liên quan Vũ ‘nhôm’ (RFA, 14/12/2018)
Cơ quan điều tra Bộ Công an vào ngày 14/12 đã tiến hành khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng và ông Bùi Văn Thành, nguyên Cục trưởng Bộ Công an vì có liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm.
Ông Bùi Văn Thành, nguyên Cục trưởng Bộ Công an (trái) và ông Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng. Courtesy of newsbeezer
Truyền thông trong nước loan tin nói hai cựu thứ trưởng công an vừa nêu bị cáo buộc ‘Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự 1999.
Trước đó, hai cựu thứ trưởng Bộ Công an đã nhiều lần bị cách chức, xóa tư cách, giáng cấp bậc hàm. Cụ thể vào ngày 31/7, Bộ Chính trị có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2011 – 2016 đối với Thượng tướng Trần Việt Tân.
Cùng ngày 31/7, Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam cũng có quyết định kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ Đảng (bao gồm Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an) đối với Trung tướng Bùi Văn Thành.
Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011 – 2016 đối với ông Trần Việt Tân, và cách chức Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành.
Cùng ngày 8/8, Chủ tịch nước Việt Nam ban hành quyết định giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông Tân, và từ Trung tướng xuống Đại tá đối với ông Thành.
Ngày 14/8, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quyết định xóa tư cách Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật đối với ông Bùi Văn Thành. Ông này được nói về hưu sau đó.
Vụ án ông Phan Văn Anh Vũ (có biệt hiệu là Vũ ‘nhôm) đang phải trong giai đoạn xét xử thứ hai liên quan đến việc thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng tại Ngân hàng Đông Á.
Vũ ‘nhôm’, từng mang quân hàm thượng tá công an Việt Nam, bị cáo buộc lợi dụng chức vụ mua bán đất đai nhà cửa công sản để kiếm lời.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, Phan Văn Anh Vũ bị tòa sơ thẩm kết án 9 năm tù với cáo buộc ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ ; sau đó phiên phúc thẩm vào cuối tháng 10 giảm án 1 năm cho ông này.
*******************
Liên quan vụ Vũ ‘nhôm’, 2 cựu thứ trưởng công an bị khởi tố (Người Việt, 14/12/2018)
Hai cựu thứ trưởng Bộ Công An là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân đã bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về "những sai phạm nghiêm trọng từ khi còn công tác" liên quan đến Vũ ‘nhôm’.
Ông Bùi Văn Thành (trái) và ông Trần Việt Tân. (Hình 1 : VOV ; Hình 2 : Zing)
Ngày 14 tháng Mười Hai, 2018, Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã ra quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các ông Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, hai cựu thứ trưởng Bộ Công An, cùng về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 285, Bộ Luật Hình Sự năm 1999.
Báo Tuổi Trẻ cho hay, hai ông Tân và Thành bị khởi tố sau khi Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An mở rộng điều tra vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’ và đồng phạm thực hiện.
Trước khi có quyết định khởi tố, hai ông này đã bị tước danh hiệu "công an nhân dân".
Ngày 8 tháng Tám, 2018, chủ tịch nước đã ký quyết định giáng cấp bậc hàm với ông Trần Việt Tân từ Thượng tướng xuống Trung tướng và ông Bùi Văn Thành từ Trung tướng xuống Đại Tá.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trung tướng Trần Việt Tân (63 tuổi, quê tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), nguyên ủy viên Ban chấp hành đảng bộ Công An Trung Ương, nguyên thứ trưởng Bộ Công An, trong thời gian giữ cương vị Thứ Trưởng Bộ Công An, cựu phó tổng cục trưởng Tổng Cục Hậu Cần – Kỹ Thuật (Tổng Cục IV, Bộ Công An), đã "thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng".
Đại Tá Bùi Văn Thành (59 tuổi, quê tỉnh Ninh Bình), tổng cục trưởng, trực tiếp phụ trách Tổng Cục Hậu Cần – Kỹ Thuật cùng chịu trách nhiệm về những khuyết điểm của Ban Thường Vụ đảng ủy Tổng Cục IV. Ông Thành "đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý ; thiếu kiểm tra để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV".
Cơ quan hữu trách còn phát hiện ông Thành "đã vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và quy chế làm việc của Bộ Công An".
Ông Thành ký văn bản đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng pháp luật và ký một số văn bản không đúng thẩm quyền.
Trước đó, theo báo Lao Động, ngày 28 tháng Bảy, 2018, Bộ Chính trị đã kỷ luật ông Thành bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong đảng (ủy viên Ban chấp hành đảng Bộ công an trung ương nhiệm kỳ 2016 – 2021 ; Uỷ viên Ban chấp hành đảng bộ Tổng Cục Hậu Cần – Kỹ Thuật Bộ Công An nhiệm kỳ 2010 – 2015).
Với ông Tân, Bộ Chính trị cách chức ủy viên Ban chấp hành đảng bộ công an trung ương nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Sau đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cách chức Thứ Trưởng Công An đối với ông Bùi Văn Thành và xóa tư cách Thứ Trưởng Công An giai đoạn 2011-2016 của ông Trần Việt Tân. (Tr.N)
**********************
Khởi tố hai cựu thứ trưởng công an vì vụ án Phan Văn Anh Vũ (BBC, 14/12/2018)
Trong diễn tiến "chấn động" dư luận Việt Nam, hai cựu thứ trưởng công an bị khởi tố bị can vì liên quan ông Phan Văn Anh Vũ.
Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ 'nhôm')
Bộ Công an Việt Nam ngày 14/12 thông báo đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành.
Ông Trần Việt Tân là con rể vị tướng huyền thoại của Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân.
'Không còn là công an'
Theo báo chí Việt Nam, trước khi có quyết định khởi tố, ông Trần Việt Tân và ông Bùi Văn Thành đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
Hai ông đều từng là thứ trưởng công an Việt Nam, nhưng vào tháng 8/2018, ông Tân, đã nghỉ hưu, bị xóa tư cách thứ trưởng nhiệm kỳ 2011-2016, còn ông Thành đang là đương kim thứ trưởng thì bị cách chức.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó cũng ký Tờ trình Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông Trần Việt Tân và giáng cấp bậc hàm từ Trung tướng xuống Đại tá đối với ông Bùi Văn Thành.
Vì vậy, thông báo của Bộ Công an ghi ông Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng và ông Bùi Văn Thành, nguyên Cục trưởng Bộ Công an, bị khởi tố về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Đây là một phần trong cuộc điều tra mở rộng vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" do Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm thực hiện.
Trung tướng Bùi Văn Thành trong một kiểm tra công tác Phòng cháy chữa cháy
Vi phạm
Hồi tháng Bảy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản thông báo về vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV, Bộ Công an).
Theo kết luận này, ông Bùi Văn Thành với cương vị Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, Thứ trưởng Công an, trực tiếp phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, đã để xảy ra nhiều vi phạm.
Trong đó có việc ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật ; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công.
Còn ông Trần Việt Tân bị cho là thiếu trách nhiệm, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vào ngày 28/7 quyết định cách hết chức vụ trong Đảng với ông Bùi Văn Thành, và cách chức Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân.
*****************
Vũ Nhôm cáo buộc cơ quan chức năng vi phạm tố tụng (RFA, 13/12/2018)
Ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm và các công tố viên của Viện kiểm sát tranh cãi nhau tại tòa vào sáng ngày 13 tháng 12 trong phiên xử vụ án thất thoát hơn 3600 tỷ đồng tại Ngân hàng Đông Á.
Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" tại phiên tòa xét xử. RFA
Ông Vũ cho rằng cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng việc tố tụng, ông nói ông nhiều lần yêu cầu được đối chất với ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, cũng là bị can trong vụ án, nhưng bị từ chối.
Ông Vũ còn nói ông bị đưa ra khỏi trại giam một cách trái pháp luật, và số tiền 200 tỉ đồng lấy từ Ngân hàng Đông Á là ông mượn ông Bình và là một quan hệ dân sự.
Viện Kiểm sát thì nói họ làm đúng pháp luật, nói ông Vũ đã vu khống cơ quan điều tra, số tiền 200 tỉ đồng không phải là quan hệ dân sự mà là sai phạm vì ông Bình đã làm một chứng từ khống về việc thu số tiền đó.
Luật sư của ông Vũ là ông Nguyễn Hữu Thế Trạch nói lời buộc tội vu cáo của Viện kiểm sát là chưa thực sự làm rõ sự thật khách quan. Ông Trạch còn đặt câu hỏi là tại sao những buổi đối chất lại không có băng ghi hình và âm thanh.
Luật sư Trạch cho rằng cơ quan điều tra đã vi phạm luật tố tụng hình sự.
Ông Phan Văn Anh Vũ vốn là Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Bắc Nam 79, và cũng mang quân hàm thượng tá công an Việt Nam. Ông bị bắt tại Singapore và dẫn về Việt Nam hồi đầu năm nay.
Ông bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ mua bán đất đai nhà cửa công sản rồi bán lại kiếm lời.
Vào tháng 7, Phan Văn Anh Vũ bị kết án 9 năm tù với cáo buộc tội làm lộ bí mật nhà nước. Sau đó tại phiên phúc thẩm vào cuối tháng 10, tòa giảm 1 năm cho Vũ Nhôm về tội danh này.
Tình trạng vi phạm thủ tục tố tụng trong những vụ án chính trị thường được những người trong cuộc và luật sư bào chữa nêu ra ; tuy nhiên đối với những vụ án kinh tế lớn như vụ Ngân Hàng Đông Á hiện đang diễn ra thường ít được nói đến.
Tổng Giám đốc dầu khí Nghệ An giúp đưa Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài bị bắt (RFA, 27/11/2018)
Ông Đường Hùng Cường, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư - thương mại dầu khí Nghệ An bị bắt hôm 21/11 do liên quan đến đường dây đưa ông Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài.
Ông Đường Hùng Cường (bên trái) và Trịnh Xuân Thanh (phải) - Courtesy Cafef & AFP, RFA edit
Mạng báo Tuổi Trẻ ngày 27/11 dẫn nguồn tin giấu tên từ Công an Nghệ An cho hay, việc bắt giữ thực hiện bởi Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an sau đó cùng với công an tỉnh này khám xét nhà ông Cường tại xóm 17, xã Nghi Phú, TP Vinh (Nghệ An).
Tuy nhiên, Phó Tổng giám đốc thường trực công ty dầu khí Nghệ An lại cho biết, chưa nhận được thông báo chính thức từ Công an về việc bắt ông Cường.
Ông Đường Hùng Cường, năm nay 41 tuổi, có trình độ Kiến trúc sư và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh quốc tế. Ông này giữ chức Tổng Giám đốc công ty dầu khí Nghệ An từ tháng 11 năm 2009 cho đến nay.
Theo báo "The Guardian" của Anh, ông Trịnh Xuân Thanh mang hộ chiếu ngoại giao đã bỏ trốn qua Lào vào khoảng cuối tháng 7/2016, ông đến Thái Lan, sau đó sang Thổ Nhĩ Kỳ để tới nước Đức.
Ngày 31/07/2017, báo chí nhà nước loan tin việc nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đột nhiên xuất hiện tại Trực ban hình sự Bộ Công an tại Hà Nội đầu thú.
Nước Đức sau đó cáo buộc các mật vụ Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Thanh tại Berlin hôm 23/7 năm ngoái.
Vụ việc này gây ra căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và các nước Châu Âu như Đức, Slovakia...
Hôm 25/07/2018, Tòa án Đức tuyên án 3 năm 10 tháng tù giam đối với ông Nguyễn Hải Long, quốc tịch Séc vì bị cáo buộc tham gia trợ giúp mật vụ Việt Nam bắt cóc cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức.
Ông Trịnh Xuân Thanh hồi đầu năm 2018 bị tuyên 2 án chung thân với tội danh "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", và "Tham ô tài sản" xảy ra tại công ty PVN và PVC.
**********************
Một Tổng Giám đốc dầu khí bị bắt do dính líu đến vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn (VOA, 27/11/2018)
Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an Việt Nam, cách đây ít ngày đã bắt giữ ông Đường Hùng Cường, lãnh đạo một công ty dầu khí ở Nghệ An do "liên quan đến đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài", theo tin hôm 27/11 trên các trang Sputnik Việt Nam và Msn Tin tức.
Ông Trịnh Xuân Thanh ra tòa hồi tháng 1/2018
Trang Msn dẫn lại tin của Tuổi Trẻ, trong khi Spunik không thể hiện tin gốc được lấy từ nguồn nào ở Việt Nam, dù nội dung không khác gì tin của Tuổi Trẻ.
Bản tin đăng trên Msn nói một nguồn tin từ Công an Nghệ An cho Tuổi Trẻ biết vụ bắt giữ ông Đường Hùng Cường, 41 tuổi, đã diễn ra hôm 21/11. Ở thời điểm bị bắt, ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư - thương mại dầu khí Nghệ An.
Vẫn theo bản tin, Cục Cảnh sát Hình sự của bộ cũng đã phối hợp Phòng Cảnh sát Hình sự của Công an tỉnh Nghệ An khám xét nhà ông Cường ở thành phố Vinh.
Tin tức về vụ bắt giữ được trang web của báo Tuổi Trẻ đăng lên lúc 4h chiều ngày 27/11 nhưng đến khoảng 6h chiều cùng ngày đã không còn tồn tại.
VOA cố liên lạc với Cục Cảnh sát Hình sự để xác nhận tin này song họ không phản hồi. Trong khi đó, một nguồn tin báo chí ở Việt Nam nắm thông tin về vụ việc khẳng định với VOA rằng việc bắt giữ "chắc chắn đã diễn ra", và nhận định rằng có thể Tuổi Trẻ phải rút lại tin vì "đường dây liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh nó lớn thế nào đó".
Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, từng là chủ tịch của PVC, một công ty trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã bỏ trốn sang Đức khi bị truy tố liên quan đến một vụ án tham nhũng.
Hồi tháng 7/2017, ông Thanh được đưa trở lại Việt Nam sau một diễn biến mà chính quyền Đức cáo buộc là "các đặc vụ Việt Nam bắt cóc"ông Thanh khi ông đang xin tị nạn. Ngược lại, Hà Nội bác bỏ cáo buộc đó và trưng ra bằng chứng là ông Thanh đã "đầu thú".
Đầu năm nay, ông Thanh bị một tòa án Việt Nam kết án chung thân về tội tham ô.
****************
Lãnh đạo Đà Nẵng nói 'Có quyết tâm rất lớn' để xử Vũ 'Nhôm' (BBC, 27/11/2018)
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nói với cử tri thành phố rằng các vụ án liên quan ông Vũ 'Nhôm' sẽ "được xử đến nơi đến chốn".
Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ 'nhôm')
Tin mới nhất trên các báo Việt Nam cho hay ông Phan Văn Anh Vũ 'có hộ chiếu Antigua'.
Ông Nghĩa tiếp xúc cử tri Đà Nẵng ngày 27/11, cùng lúc khi ông Phan Văn Anh Vũ, lần thứ hai ra tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Vũ, cùng ông Trần Phương Bình nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB), và 24 người ra tòa hôm 27/11.
Từ Đà Nẵng, nói với cử tri, ông Trương Quang Nghĩa phát biểu rằng ông Vũ "nhôm" đã và sẽ trải qua ít nhất ba phiên tòa của ba vụ án khác nhau.
Mới đây, ông Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, được tòa ở Hà Nội giảm một năm, còn 8 năm tù trong vụ xử vì tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Trong vụ thứ hai ở Ngân hàng Đông Á, ông Vũ bị truy tố tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, ông Vũ đã chiếm đoạt 12,73% cổ phần của ngân hàng Đông Á, gây thiệt hại cho đơn vị này 200 tỷ đồng.
Phát biểu với cử tri Đà Nẵng ngày 27/11, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa nói về vụ án ở ngân hàng Đông Á : "Vụ này cũng rất nặng nề, tội của Vũ nhôm rất nặng nề, mức án có lẽ rất cao".
Ông Trương Quang Nghĩa nói tiếp : "Còn vụ thứ ba là lạm dụng chức vụ quyền hạn, vụ này có liên quan trực tiếp Đà Nẵng".
"Với quyết tâm của Đảng, chính phủ, các vụ án như Vũ nhôm sẽ được xử đến nơi đến chốn. Tới đây, không xa lắm, cử tri sẽ thấy các bước tiếp theo".
"Có những người bị kỷ luật Đảng, nhưng có những người bị điều tra, khởi tố. Riêng vụ án Vũ nhôm, đang có sự quyết tâm rất lớn", ông Nghĩa nói.
Vụ Tất Thành Cang
Ông Nghĩa cũng nói thêm về vụ kỷ luật Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang.
"Về ông Tất Thành Cang, quý vị cử tri hơi sốt ruột về xử lý".
"Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Tất Thành Cang có những sai phạm rất nghiêm trọng. Mà ủy ban kết luận rất nghiêm trọng, quý vị cử tri có thể hình dung mức độ kỷ luật đến đâu".
"Theo quy trình, hiện nay ông Tất Thành Cang đang phải dự các cuộc họp kỷ luật từ cấp chi bộ trở lên. Trong thời gian sớm nhất của Hội nghị Trung ương, mức độ sai phạm, kỷ luật ông Cang thế nào, cũng sẽ sớm được biết thôi", ông Nghĩa cho hay.
Trong khi đó, chiều 27/11, gặp cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nói về trường hợp ông Tất Thành Cang.
"Tháng 12 tới, Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Bộ Chính trị. Sau đó, Bộ Chính trị sẽ có mức kỷ luật chính thức đối với ông Cang", ông Nhân nói.
*******************
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin 13 lãnh đạo các ban của Báo Thanh Niên bị cho thôi chức vì không phải là đảng viên cộng sản.
Một người đọc báo Thanh Niên trên vỉa hè ở Hà Nội hôm 22/9/2018 AFP
Nhà văn Nguyễn Viện, Cựu Trưởng ban Văn Nghệ báo Thanh Niên tối ngày 24/11 xác nhận với Đài Á Châu Tự Do thông tin "13 lãnh đạo các ban của báo Thanh Niên bị cho thôi chức vì không phải là đảng viên Cộng sản"là đúng, nhưng ông cho rằng đây là "việc chẳng đặng đừng". Ông Nguyễn Viện cho biết ông nhận được thông tin này từ những nguồn tin cẩn ở báo Thanh Niên.
Ngày 26/11, Đài Á Châu Tự Do gửi email tới tòa soạn báo Thanh Niên để hỏi về vụ việc nhưng không nhận được phản hồi.
Các tờ báo nhà nước không đưa dòng nào về vụ việc. Đài Á Châu Tự Do cũng không có nguồn độc lập để xác nhận.
Ngày 23/11, thông tin từ tài khoản Facebook cá nhân của nhà báo Ngô Thị Kim Cúc từng làm ở tờ báo này cho hay có tổng cộng 13 người thâm niên ở tờ báo này bị xuống chức.
Cụ thể, có 2 Trưởng ban Văn Nghệ và Mạng xã hội là Thu Nga và Kim Trí bị cho thôi chức, các ban còn lại như Giáo dục, Thể Thao, Công tác bạn đọc, Phóng viên Báo Điện tử chức Phó bị "rớt".
Các ban không quan trọng như Tài vụ hay Quảng cáo, chức vụ Phó ban cũng bị "sờ tới"; riêng Tòa soạn tiếng Anh thì có ông Thế Vinh, Thư ký tòa soạn.
Theo nhà văn Nguyễn Viện, cho đến tối 24/11 những người bị cho thôi chức chưa nhận được văn bản chính thức và xảy ra sự việc nhiều người nòng cốt của tờ báo không phải là đảng viên Cộng sản bắt nguồn từ việc chống chủ nghĩa lý lịch của Tổng Biên tập cũ Nguyễn Công Khế.
"Thông tin đó tất nhiên có lẽ trong tòa soạn thì ai cũng biết, cái lý do gì dẫn đến tình trạng trên thì tôi biết do quy định chung tất cả các Trưởng Phó ban nói riêng hay nói chung, những người tạm gọi là các quan chức trong chính quyền này đều phải là Đảng viên. Riêng trường hợp báo Thanh Niên sở dĩ xảy ra sự việc như hôm nay là nó có tiền sử của nó, bởi vì trước kia ông Nguyễn Công Khế là Tổng biên tập, có lẽ ổng là người đầu tiên phát động chiến dịch chống lại chủ nghĩa lý lịch. Bởi thế khi mà tuyển phóng viên vào Thanh niên hay đề bạt các chức vụ thì không bao giờ báo Thanh Niên đặt vấn đề có đảng viên hay không, hay là lý lịch gốc gác như thế nào mà chủ yếu xét trên năng lực. Và chính vì lý do đó mà nó có hiện tượng là cho đến hôm nay có mười mấy trưởng phó ban không phải là Đảng viên",nhà văn Nguyễn Viện nói với RFA qua ứng dụng Skype.
Hồi tháng 8/2017, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra Quyết định số 89 có chữ ký của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Trong quyết định này thì về mặt chính trị tư tưởng, cán bộ quản lý, lãnh đạo phải "chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình".
Ngoài ra, cán bộ phải "đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân", một quy định khác mà nhiều người nói tới là "có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".
"Những gì mà tôi biết được thì báo Thanh Niên cũng bị thúc ép về vấn đề này, tất là phải làm theo quy định là Trưởng, Phó ban phải là Đảng viên. Mà đến giờ này mới phải thi hành thì tôi nghĩ lý do riêng của nó phải thuộc về tổ chức cơ quan, mà có lẽ mình nhìn cách tổng thể bên ngoài nhìn vào báo Thanh Niên thì hiện nay đây là lực lượng nòng cốt của tờ báo. Trong tình trạng hiện nay mà những người này bị cho thôi chức thì báo Thanh Niên rất khó khăn trong việc điều hành công việc. Có lẽ vì vậy mà cho đến nay Thanh Niên mới phải thi hành việc này, có lẽ là việc chẳng đặng đừng",nhà văn Nguyễn Viện nhận định.
Ông Viện cũng cho rằng, giải pháp tạm thời hiện nay là 13 người này vẫn sẽ xử lý các công việc như Trưởng, Phó ban bình thường, tuy nhiên sau này "nếu ai cảm thấy có thể vào Đảng được thì họ sẽ cứu xét và phục chức sau".
Danh sách các lãnh đạo báo Thanh Niên bị thôi chức được lan truyền trên FB - Courtesy FB
"Còn như người nào cảm thấy mình không thích hợp để vào đảng thì họ vẫn giữ lập trường của họ và báo Thanh Niên sẽ kiếm người khác", nhà văn từng có thâm niên 7 năm ở báo Thanh Niên chia sẻ.
Báo Thanh Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam ra đời vào năm 1986, khi đó gọi là Tuần Tin Thanh niên.
Tháng 7/2017, báo Thanh niên bị Bộ Thông tin & Truyền thông xử phạt 15 triệu đồng vì bị cho là thông tin sai sự thật trong bài "Doanh nghiệp tặng xe sang được tỉnh "xử nhẹ"sai phạm".
Tháng 12/2016, Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Hoa (Đặng Việt Hoa) bị thu thẻ nhà báo vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Một lãnh đạo khác là ông Võ Văn Khối cũng bị thu thẻ nhà báo vì bị xử lý kỷ luật cách chức ủy viên Ban Biên tập, Tổng thư ký tòa soạn báo in báo Thanh niên tiếng Việt.
Trước đó vào tháng 10/2016, báo Thanh Niên cùng Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố nhiều loại nước mắm của Việt Nam có nhiễm thạch tín gây xôn xao dư luận.
Báo này bị xử phạt 200 triệu trong vụ "mập mờ giữa Arsen hữu cơ và vô cơ".
Tháng 9/2015, ông Đỗ Hùng - Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh niên bị miễn nhiệm chức vụ và thu hồi thẻ nhà báo vì viết một bài trên Facebook kể về "cách mạng Việt Nam" với toàn dấu sắc mang tính chất trào phúng.
Cuối năm 2018, đồng sáng lập tờ báo và là Tổng Biên tập có thâm niên nhất Nguyễn Công Khế bị mất chức và điều chuyển sang "giữ ghế" Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên.
Thanh Niên là một trong số hơn hàng trăm cơ quan báo chí được phép hoạt động ở Việt Nam. Tất cả các cơ quan báo chí ở Việt Nam dù có các tổng biên tập riêng nhưng vẫn chịu sự kiểm soát chung về nội dung của đảng.
*****************
Chục lãnh đạo báo Thanh Niên bị cho thôi chức vì không phải đảng viên : "Việc chẳng đặng đừng !"
Nguồn : RFA, 28/11/2018
Đại biểu Quốc hội muốn sĩ quan quân đội và công an kê khai tài sản (RFA, 06/09/2018)
Tại hội nghị đại biểu quốc hội diễn ra vào sáng ngày 6/9 ở Hà Nội, có ý kiến cho rằng dự thảo luật phòng chống tham nhũng nên mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản bao gồm sĩ quan quân đội và công an.
Hình minh họa. Ông Đinh Ngọc Hệ tại phiên xử hôm 30/7/2018. Ảnh chụp màn hình - Photo : RFA
Dự thảo luật phòng chống tham nhũng theo dự kiến sẽ được trình quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới đây.
Theo dự thảo luật hiện tại, các giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, những người công tác tại các vị trí có nguy cơ tham nhũng cao phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Các đối tượng khác chỉ phải kê khai lần đầu hoặc kê khai bổ sung với mục đích tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, hoặc khi có đơn tố cáo, có biến động tăng tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng kê khai tài sản bao gồm bố, mẹ và con thành niên, áp dụng đối với những người giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan đảng, nhà nước và ở cơ quan thuộc lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên thu hẹp đối tượng kê khai tài sản vì lo ngại khó khả thi.
Trong thời gian gần đây, đảng Cộng sản Việt Nam đã ra quyết định kỷ luật một số các sĩ quan cấp cao trong quân đội và công an về các sai phạm liên quan đến tham nhũng, lợi dụng chức quyền, trong chiến dịch phòng chống tham nhũng rộng khắp được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động từ sau đại hội đảng 12 hồi năm 2016.
Những trường hợp đáng chú ý gần đây nhất trường hợp của ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc), thượng tá quân đội, bị tòa án tuyên 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. Liên quan đến trường hợp Út trọc, còn có hai đại tá quân đội là Bùi Danh Thắm và Bùi Văn Tiệp bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong lực lượng công an, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm qua đã có 4 tướng công an bị kỷ luật, truy tố về các tội lợi dụng chức quyền. Điển hình là trường hợp của cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa. Cả hai người này bị truy tố với mức án lên đến 10 năm tù.
*********************
Bộ công an đang tìm ai là người giúp Vũ ‘nhôm’ thâu tóm đất công (RFA, 06/09/2018)
Cơ quan chức năng Bộ công an đang xem xét hành vi rửa tiền, trốn đi nước ngoài của ông Phan Văn Anh Vũ, thường được biết đến với biệt danh ‘Vũ nhôm’. Bên cạnh đó Bộ công an Việt Nam cũng đang cố làm rõ ai là nhân vật giúp cho ông Phan Văn Anh Vũ thu tóm được 31 nhà đất công tại thành phố biển Đà Nẵng.
Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) trước tòa tại Hà Nội hôm 30/7/2018 - Reuters
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ Trưởng Bộ công an, hồi đáp như vừa nêu đối với những thắc mắc liên quan của các thành viên Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam tại phiên họp diễn ra vào chiều ngày 6 tháng 9 ở Hà Nội.
Truyền thông trong nước dẫn thắc mắc của ông Nguyễn Bá Sơn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành Phố Đà Nẵng rằng có nhiều nhà cửa, đất đai công sản rơi vào tay ông Phan Văn Anh Vũ ; vậy đến nay những tài sản đó đang do ai quản lý, liệu có thu hồi được hay không.
Trong khi đó ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam, thì nói rằng trong vụ án Vũ nhôm nhiều tài sản rơi vào tay ông Phan Văn Anh Vũ được tẩu tán trước khi bản thân ông này trốn chạy.
Ông Lê Quý Vương trả lời rằng từ khi ông Phan Văn Anh Vũ bị phía Singapore trả về Việt Nam đến nay thời gian khởi tố, điều tra đã 8 tháng. Vụ án được ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, làm tổ trưởng Ban Chỉ Đạo.
Đến nay, ông Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố 4 tội danh. Tòa xử phạt ông này 9 năm tù về tội danh ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’. Các tội danh khác gồm ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’, ‘lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản’, ‘vi phạm qui định về quản lý đất đai, quản lý công sản’.
Ông Phan Văn Anh Vũ sinh năm 1975. Ông được gọi là ‘Vũ nhôm’ vì xuất thân là một người kinh doanh sản phẩm nhôm kính. Tuy nhiên trở thành một nhân vật được nhiều người biết đến như là một ‘đại gia’ trong ngành bất động sản.
Ông còn được nói mang hàm thượng tá công an Việt Nam.
*******************
Thầy truyền đạo Hội thánh tin lành Đấng Christ Việt Nam bị công an bắt cóc (RFA, 06/09/2018)
Một thầy truyền đạo dân tộc Ê Đê thuộc Hội thánh tin lành Đấng Christ ngụ tại tỉnh Đăk Lắk được cho biết bị lực lượng công an địa phương bắt đưa đi khi đang trên đường đi làm rẫy vào sáng 5/9. Một nguồn tin giấu tên cho Đài Á Châu Tự Do biết như vậy hôm 6/9.
Hình minh họa. Những người Thượng xin tị nạn tại Campuchia kêu gọi quốc tế can thiệp - Courtesy Grace Bui
Vào khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 5/9, ông Y Jon Ayun ngụ tại buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk đi làm rẫy tới chiều tối mà vẫn chưa thấy về. Gia đình người nhà lo lắng thì được một người cùng làng qua báo tin là ông đã bị công an bắt.
Mục sư muốn giấu tên nói với chúng tôi như sau.
Vào sáng sớm, công an huyện Krông Pắc chưa tới nhà nhưng thấy thầy Y Jon Ayun thì chặn xe và mời bằng miệng là phải lên huyện làm việc, nhưng Y Jon từ chối vì không có một giấy mời nào hết. Thầy Y Jon chuẩn bị đi vào rẫy đi làm. Ông đang trên đường đi làm, giữa đoạn đường đi ông không ngờ lực lượng công an huyện Krông Pắc và công an huyện Buôn Hồ dùng những thủ đoạn giống như kẻ khủng bố đã chặn và bắt ngay tại đoạn đường trên rẫy.
Chiều tối ngày 5/9, Mục sư Y Nuen, anh trai của Thầy truyền đạo Y Jon Ayun, đã gọi điện thoại lên công an tỉnh Đăk Lắk để hỏi xem em trai mình hiện đang ở đâu. Người nhà nạn nhân cho biết ban đầu công an trả lời rằng không biết nhưng về sau thừa nhận là đã bắt ông Y Jon Ayun để điều tra và đang bị giam tại đồn công an huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk.
Vào trưa 6/9, anh trai và vợ của ông Y Jon Ayun đã tới đồn công an huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk để gặp người nhà nhưng chỉ có người vợ được vào gặp ông Y Jon Ayun. Cuộc gặp được nói rằng rất ngắn ngủi và công an nói sẽ thả ông Y Jon Ayun khi điều tra xong. Gia đình ông Y Jon Ayun không được cho biết công an đang điều tra ông về cáo buộc gì.
Gia đình ông Y Jon Ayun cho biết đến lúc này ông người bị bắt vẫn chưa được thả về nhà. Vào năm 2013, ông này được nói bị giam giữ và tra tấn 9 ngày trong đồn công an huyện Krông Pắc.
Hội thánh Tin lành Đấng Christ được nói vẫn bị chính quyền địa phương sách nhiễu kể từ năm 2013. Bản thân nhiều người đã phải bỏ buôn làng sang tị nạn ở các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan, Phillipines chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ.
******************
Chính phủ Hà Nội tiếp tục nhân danh ‘lòng yêu nước’ kêu gọi những người gốc Việt có tài trên thế giới về đóng góp cho tổ quốc. Suốt nhiều năm qua, từng có những vị ở nước ngoài cho biết, họ vì lòng yêu quê hương mà sẵn sàng về làm việc, đóng góp giúp Việt Nam phát triển. Thực tế ra sao ?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài về nước tham dự Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam hôm 19/8/2018, tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn
Trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội diễn ra sự kiện được báo chí trong nước loan tin rộng rãi mang tên "Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018". Tham gia sự kiện ngoài các nhà khoa học trong nước, có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ là người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài được mời.
Mục tiêu theo thông tin từ Chính phủ Việt Nam là nhằm huy động tối đa nguồn lực chất xám, đặc biệt là từ các chuyên gia người Việt được đào tạo và làm việc lâu năm tại nước ngoài, trở về giúp xây dựng và phát triển đất nước.
Từ Đà Nẵng, nhà báo Trương Duy Nhất đưa nhận xét liên quan chương trình này :
"Trong mọi ngành thì các cuộc gặp gỡ kêu gọi các người tài ở khắp nơi về nó chỉ mang tính hình thức thôi. Người ta hay nói đùa, như trong bài viết của Anh Dương Ngọc Thái là một chuyên gia người Việt trẻ ở Thung lũng Silicon có về Việt Nam tham dự, thì có thể hiểu là buổi lễ chủ yếu để phát danh thiếp, chụp hình với thủ tướng, tặng quà là cây viết thủ tướng… thế thôi. Tôi nghĩ nếu mà để lắng nghe hiến kế của những người tài, thậm chí những ý kiến trái chiều một tí để đóng góp thì nó rất hy hữu".
Phát biểu tại buổi lễ công bố chương trình "Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018", ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Việt Nam, cho rằng "tình yêu Tổ quốc ở mỗi người thể hiện bằng những hành động cụ thể, những góc độ khác nhau, song hơn hết là làm sao để đưa đất nước phát triển".
Lễ công bố chương trình "Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018" - Viet Nam Innovation Network hôm 19/8/2018, tại Hà Nội.Courtesy chinhphu.vn
Cùng thời điểm này, báo chí do nhà cầm quyền Việt Nam quản lý, cũng đưa lên nhiều bài viết cho rằng, kêu gọi người tài sống ở nước ngoài trở về đóng góp, nên bắt đầu từ lòng yêu nước.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn và bị kết án tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam’ rồi bị trục xuất đi Pháp, chia sẻ suy nghĩ của ông về kêu gọi trí thức nước ngoài hãy vì lòng yêu quê hương về nước đóng góp :
"Tôi cũng không ngạc nhiên, vì thật sự mà nói thì cái lời kêu gọi này tôi đã nghe từ năm 1976 rồi. Tôi thấy nó buồn cười, bởi vì thật sự mà nói những người tài trong nước cũng không phải là ít. Tôi đã có cơ hội làm việc ở trong nước 20 năm, tôi có tiếp xúc với các thầy cô cũng như các sinh viên, tôi thấy họ rất là giỏi và có lòng với đất nước. Với cái số lượng người như thế, chất lượng như thế thì tôi nghĩ cũng đã đủ sức để đóng góp xây dựng đất nước. Vậy mà bốn mươi mấy năm rồi, sau khi bom đạn chấm dứt, đất nước thống nhất. Vậy mà bây giờ đất nước chúng ta, tôi xin xài cái chữ là ‘lẹt đẹt’ trong những nước chậm phát triển".
Theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng, chính quyền Việt Nam không cần phải kêu gọi những người ở hải ngoại yêu nước trở về, khi mà điều kiện cho phép là họ về ngay. Theo ông, người Việt hải ngoại lúc nào cũng suy nghĩ về đất nước và muốn đóng góp cho đất nước, nhưng hoàn cảnh đất nước không cho phép họ làm như vậy.
Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động có tiếng ở Việt Nam đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Độc Lập IDS tự giải thể, thì lại cho rằng không cần nhân danh ‘lòng yêu nước’ mà cần tạo điều kiện và trọng dụng người tài thực sự :
"Tôi nghĩ cái lòng yêu nước rất là khó xác định, cái việc cần làm là tạo điều kiện để người người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, tức là các nhà khoa học, họ làm việc một cách sáng tạo nhất. Điều kiện đó là gì, tức là họ có thiết bị máy móc, họ được tự do làm việc và phải có thu nhập thỏa đáng. Tôi nghĩ là với vài điều kiện tôi vừa nói thì dễ làm hơn nhiều so với cái gọi là lòng yêu nước chung chung. Cái lòng yêu nước chung chung ấy bây giờ còn không huy động được những người già nữa chứ đừng nói đến thế hệ trẻ. Mà cái lòng yêu nước của họ lại đi ngược với tự do, cho nên tôi nghĩ nói như vậy là nói chơi thôi chứ chẳng có tác dụng gì cả ?"
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh sống tại Bỉ, đã và đang tham gia nhiều chương trình hợp tác tại Việt Nam, hiện đang có mặt tại Việt Nam, đồng ý rằng lòng yêu nước là căn bản của người Việt Nam. Nhưng theo ông, lòng yêu nước trong khuôn khổ quan điểm hiện nay của nhà nước Việt Nam thì có sự lệch lạc. Cho nên ông cho rằng chính quyền Việt Nam dùng lòng yêu nước để kêu gọi người tài thì không ổn. Ông nói tiếp :
"Phải xuất phát từ quan điểm tất cả người Việt Nam đều có lòng yêu nước hết. Mà lòng yêu nước đó là yêu quê hương, yêu xóm làng, yêu khóm tre, bụi trúc, yêu con đò … yêu quê hương là yêu như vậy chứ không phải là yêu quan điểm chính trị. Cái điều lệch lạc là họ cho rằng phải đồng ý với quan điểm chính trị của họ thì mới là yêu nước, đó là một sai lầm. Tôi nghĩ nếu mà nghĩ như vậy để kêu gọi nhân tài về giúp nước, thì tôi e là hơi khó".
Theo nhà báo Trương Duy Nhất, bây giờ mà kêu gọi trở về đóng góp bằng lòng yêu nước thì không còn phù hợp, không nên và không đúng nữa. Bởi vì thực tế yêu nước thì biết bao nhiêu người tài trong nước, biết bao nhiêu người Việt trong nước yêu nước. Ông chia sẻ :
"Đất nước này đâu thiếu người tài, gần 100 triệu dân Việt thì cũng không thiếu người tài đâu, nhưng quan trọng là chính phủ sử dụng người tài như thế nào ? Ví dụ một nhân vật có thể nói là tài năng về mặt công nghệ như Anh Trần Huỳnh Duy Thức, chỉ vì những ý kiến đóng góp mang đầy tính khoa học để xây dựng kinh tế và thể chế thì lại đang phải chịu bản án 16 năm tù giam và Anh đang tuyệt thực trong tù. Ngay cả những người bất đồng chính kiến, giới trí thức phản biện, hay ví dụ như chúng tôi là báo thôi, chúng tôi viết những bài báo phản biện, chúng tôi góp ý chân thành chứ không chống đối, đả phá gì, nhưng mà chúng tôi vẫn bị bắt bỏ tù, kết án".
Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết, khi có cơ hội được đi ra nước ngoài và được tiếp xúc với nhiều tầng lớp trí thức, thì họ cho rằng nếu muốn kêu gọi trí thức trở về, thì trước hết chính quyền Việt Nam phải cho thấy cách họ đối xử với người trong nước như thế nào thì mới lấy được lòng tin của họ.
Riêng đối với Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thì điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải có được tự do dân chủ, thì lúc đấy sự đóng góp mới hiệu quả và lâu bền.
Liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm"), liên quan đến đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á vừa qua Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đề nghị truy tố ông Vũ với cáo buộc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…
Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm"
Vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" nói chung cũng là một trong những bản tin thời sự "nóng bỏng" ở Việt Nam kéo dài từ cuối tháng 12/2017 sang những tháng đầu của năm 2018. Cũng như những đại án kinh tế-tài chính khác hiện đã và đang xét xử tại Việt Nam, gần một tháng nay sự quan tâm của dư luận đối với vụ án Vũ "nhôm" cũng đã hạ nhiệt để dành cho những vấn đề thời sự "nóng bỏng" hơn, quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam hơn đó chính là việc Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIV-kỳ họp thứ 5 quyết định đến dự thảo luật Đặc khu và An ninh mạng 2018.
Vì lẽ này mà những phiên tòa xét xử phúc thẩm Trịnh Xuân Thanh hay xét xử cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng không mấy chiếm vị trí trang đầu báo đài nhà nước Việt Nam và nó cũng chỉ xuất hiện rải rác trên cộng đồng mạng xã hội Facebook, Blog… bao gồm cả thông tin vào ngày 17/6/2018 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á với mức thiệt hại là 3.608 tỉ đồng, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Tối cao đề nghị truy tố Vũ "nhôm" nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 với cáo buộc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Báo chí đài nhà nước Việt Nam còn cho biết, cùng bị đề nghị truy tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong đại án kinh tế- tài chính này là ông Trần Phương Bình nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á với 3 cáo buộc tội : cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, có 23 bị can khác là đồng phạm trong vụ đại án kinh tế-tài chính lần lượt bị đề nghị truy tố các cáo buộc tội : cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng.
Như đã nói trên, mức thiệt hại xảy ra ở Ngân hàng Đông Á được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An Việt Nam xác nhận là 3.608 tỉ đồng thì trong số này riêng cá nhân ông Vũ gây thiệt hại là 200 tỉ đồng.
Tờ báo Thanh Niên của nhà nước Việt Nam cho biết, vào năm 2013 do Ngân hàng Đông Á làm ăn sa sút, thua lỗ kéo dài nên ông Trần Phương Bình muốn tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỉ đồng lên đến 6.000 tỉ đồng vào năm 2014 nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư và giải quyết các vấn đề khó khăn. Để thực hiện ý định này, ông Bình đã thống nhất để cho ông Vũ mua 60 triệu cổ phần của Ngân hàng Đông Á tương ứng với số tiền là 600 tỉ đồng, sở hữu 12,73% cổ phần và có quyền chi phối tại Ngân hàng Đông Á. Bản thân ông Vũ để việc giao dịch với ông Bình thành công, đã thế chấp 220 lô đất tại Đà Nẵng để vay Ngân hàng Đông Á 400 tỉ đồng, còn 200 tỉ đồng thì được ông Bình và những cá nhân của Ngân hàng Đông Á ký giấy tờ cho nộp khống đến nay ông Vũ vẫn chưa trả.
Trước đó, vào ngày 13/6/2018 nhằm phục vụ công tác điều tra vụ đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đã ra lệnh kê biên tài sản đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 78, 80, 82 và 84 của vợ chồng ông Vũ, yêu cầu Ủy ban Thành phố Đà Nẵng chỉ đạo phong tỏa, không cho mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, ủy quyền những tài sản này dưới mọi hình thức.
Về phía chính quyền các cấp tại Thành phố Đà Nẵng, hiện cũng đang có những kế hoạch thu hồi và giải quyết dự án nhà hàng bến du thuyền khoảng 4.082m2 nằm tại khu vực phía nam cảng sông Hàn của ông Vũ.
Vào ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam tiến hành khám xét nhà ông Vũ, đồng thời cũng để thực hiện việc đọc lệnh tống giam với cáo buộc tội "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 263 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tuy nhiên, thời điểm này ông Vũ đã rời khỏi Việt Nam sang Singapore.
Ngày 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam phát lệnh truy nã đối với ôn Vũ.
Vì liên quan đến vấn đề hô chiếu, ông Vũ bị phía Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore trục xuất về Việt Nam vào ngày 4/1/2018 và ông Vũ chính thức bị Công an Việt Nam bắt vào ngày này.
Ngoài việc bị truy tố ở đại án kinh tế-tài chính xảy ra tại Ngân hàng Đông Á với số tiền gây thiệt hại là 200 tỉ đồng thì ông Vũ sẽ bị truy tố thêm ở vụ án liên quan đến việc mua-bán những dự án, nhà và đất công sản diễn ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Ngoài Trần Phương Bình và các bị can bị khởi tố ở Đại án kinh tế-tài chính xảy ra ở Ngân hàng Đông Á thì những quan chức, cá nhân dính đến vụ án Vũ "nhôm" là khá nhiều nhưng Cali Today xin điểm danh vài tên :
- Ông Phan Hữu Tuấn, Trung tướng công an, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Việt Nam bị khởi tố về hành vi Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
- Ông Nguyễn Hữu Bách, Cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam, bị khởi tố về hành vi Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
- Ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2006-2011) bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về quả lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
- Ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2011-2014) bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về quả lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
- Ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Đà Nẵng bị khởi tố điều tra hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
- Ông Trần Văn Toán, nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng bị khởi tố điều tra hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
- Ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng Nẵng bị khởi tố điều tra hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
Theo dõi vụ án Vũ "nhôm", người viết ghi nhận tại Đà Nẵng hiện có một nguồn dư luận không nhỏ cho rằng Vũ "nhôm" và số đồng phạm bị bắt chắc chắn chỉ là một phần nhỏ tạm gọi là phần nổi trong nguyên lý "tảng băng trôi", bởi có thể dư đảng và đồng bọn của Vũ "nhôm" vẫn còn tồn tại ở khắp nơi mà chưa bị Cơ quan An ninh điều tra, Báo đài và truyền thông thẳng thắng và nghiêm khắc đưa ra ánh sáng công lý, dư luận quan tâm bày tỏ sự lo lắng không chừng thành phần này sẽ trổi dậy tác oi tác quái vào thời kỳ hậu Vũ "nhôm".
Ngoài ra, mặc dù Vũ "nhôm" hiện đang bị Bộ Công an Việt Nam tạm giam để phục vụ công tác điều tra với nhiều tội trạng khác nhau nhưng người viết ghi nhận tại Đà Nẵng có một số cá nhân công khai bày tỏ có cái nhìn cảm tình với Vũ "nhôm, cho rằng Vũ "nhôm" là một người tích cực làm công tác thiện nguyện xã hội, cho rằng những hoạt động quan tâm, giúp đỡ người nghèo, người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng dưới thời cố Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh lúc còn sống có phần "tài trợ" của Vũ "nhôm" trong khối tài sản phi pháp mà Vũ "nhôm" được tạo điều kiện để có.
Quê Hương
Nguồn : CaliToday, 23/06/2018
Hai cựu Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng bị khởi tố, "lò" ông Trọng "cháy đượm" (CaliToday, 17/04/2018)
Quả đúng như Cali Today dự đoán cũng như những tin đồn lan truyền trên cộng đồng mạng Internet mấy tháng qua, liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ thì hôm nay ngày 17/04/2018, Bộ Công an Việt Nam đã ra quyết định khởi tố 02 nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng là các ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến cùng 5 người khác có liên quan…
Phan Văn Anh Vũ, tức là Vũ "nhôm" hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố với ba tội danh "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Liên quan đến vụ án này, hôm nay ngày 17/04/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 07 bị can gồm :
- Khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Văn Minh (SN 1955) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng (2006-2011) về các hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Trần Văn Minh (SN 1955) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng. Photo Credit : soha.vn
- Khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Văn Hữu Chiến (SN 1954) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng (2011-2014) về các hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Văn Hữu Chiến - Photo Credit : Zing
- Khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Điểu (SN 1958) nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Đà Nẵng về hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Văn Toán (SN 1957) nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Đà Nẵng về hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Cảnh Dương (SN 1975), Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng về hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phan Hữu Tuấn (SN1955, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) nguyên Phó Tổng cục trưởng Bộ Công an đã nghỉ hưu về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an (SN1963, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mặc dù Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can gồm 07 người nhưng trọng tâm của dư luận lại quan tâm nhiều vào 2 nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến. Đặc biệt là ông Trần Văn Minh, việc hôm nay ngày 17/04 bị bắt đã trả lời cho dư luận kết quả những tin đồn mấy tháng qua liên quan đến việc ông Minh khám xét nhà rồi trước sau gì cũng bị bắt vì liên đến những sai phạm của Vũ "nhôm" là chính xác.
Bất chấp việc ông Minh thông qua cơ quan báo chí cũng như vào trang Facebook cá nhân phản bác các tin đồn này cho rằng là tin đồn ác ý, không có căn cứ. Cũng như trong ngày 09/02, Đại tá Lê Văn Tam, Giám đốc Công an Thành phố Đà Nẵng cho báo chí biết là không có hề có việc lực lượng Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an Bộ tiến hành khám xét nhà ông Minh. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay thì việc ông Minh bị bắt và nhà bị khám xét đã diễn ra.
Sự thật việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Văn Minh về các hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai", điều này quá dễ dàng cho dư luận đoán biết từ trước, bởi lẽ ông Minh là người ký khá nhiều giấy tờ mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản cho Vũ "nhôm" với giá thấp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Và tiếp nữa, trong giai đoạn ông Minh, ông Chiến ở cương vị lãnh đạo cấp cao của Thành phố Đà Nẵng đã mắc những sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại Đà Nẵng với số tiền phải thu hồi mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam đưa ra là hơn 3.400 tỷ đồng.
Từ những sai trên, chiều ngày 15/03/2018, đoàn công tác của Bộ Công an từ Hà Nội vào Đà Nẵng đột xuất vào làm với Thành ủy Đà Nẵng. Đột xuất đến nỗi Bí thư thành ủy Đà Nẵng hiện tại là ông Trương Quang Nghĩa phải hoãn buổi làm việc với sở Giao thông Vận tải có lịch xếp trước đó. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có gửi văn bản tới Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ yêu cầu phối hợp điều tra việc mua bán, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Còn liên quan đến vụ án Vũ "nhôm", Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan. Như vậy, chắc chắn trong thời gian tới sẽ còn nhiều quan chức Việt Nam sẽ bị khời tố và tống giam.
Qua đây cho thấy chiến dịch "đốt lò" để chống tham dũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang cháy rất đượm, chưa cho thấy có vùng cấm người dân Việt Nam sẽ còn được xem nhiều màn kịch gây cấn.
Quê Hương
*****************
Tướng tình báo, cựu chủ tịch Đà Nẵng bị bắt vì Vũ "nhôm" (VOA, 17/04/2018)
Bộ Công an Việt Nam cho báo chí biết hôm 17/4 họ mới bắt giữ ông Phan Hữu Tuấn vì ông này có hành vi "cố ý làm lộ bí mật nhà nước". Tin cho hay tối 17/4, công an khám ngôi nhà của ông Tuấn ở quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trung tướng Phan Hữu Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an
Nhưng do có liên quan đến vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" của Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ "nhôm", ông Tuấn đã bị chủ tịch nước Việt Nam "tước danh hiệu công an nhân dân" cùng lúc ông bị khởi tố, bắt giam.
Thông tin từ Bộ Công an cho biết họ cũng ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam tương tự đối với một cán bộ công an khác có tên Nguyễn Hữu Bách, 55 tuổi, sống ở Hà Nội. Cấp bậc của cán bộ này không được công bố.
Vụ án Vũ "nhôm" bắt đầu từ ngày 20/12/2017, khi Bộ Công an ra quyết định khởi tố doanh nhân Phan Văn Anh Vũ về hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" và "trốn thuế". Nhưng khi công an đến nhà ông Vũ ở Đà Nẵng, họ phát hiện ông này đã bỏ trốn.
Sau 8 ngày bị truy nã, ông Vũ, 42 tuổi, bị nhà chức trách Singapore bắt và bị trục xuất. Đầu tháng một năm nay, Bộ Công an đã tiếp nhận ông Vũ từ phía Singapore.
Trước khi Bộ Công an điều tra, đã có những cáo buộc trên báo chí và mạng xã hội rằng đại gia Vũ "nhôm" khét tiếng về thao túng rất nhiều dự án hạ tầng đất đai ở Đà Nẵng, thành phố du lịch biển nổi tiếng miền trung Việt Nam.
Một bản tin của báo Tuổi Trẻ nói ông Vũ dính líu vào việc mua bán rất nhiều nhà công sản dưới thời ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư thành ủy và ông Trần Văn Minh làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Trong thông báo gửi đến báo chí, Bộ Công an hôm 17/4 cho biết ngoài cựu tướng Phan Hữu Tuấn và cán bộ công an Nguyễn Hữu Bách, bộ cũng khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Văn Minh, cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng từ 2006 đến 2011.
Ông Minh, 63 tuổi, bị cáo buộc đã "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Cũng bị cáo buộc về hai vi phạm như kể trên, một cựu chủ tịch khác của Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến, người rời chức vụ năm 2014, bị Bộ Công an khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú, nhưng chưa bị bắt tạm giam.
Ngoài ra còn có 3 người khác, gồm một cựu giám đốc, một cựu phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, và giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng, bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú do có liên quan đến vụ án.
*******************
Tướng công an bị bắt liên quan đến Vũ nhôm (RFA, 17/04/2018)
Ngày 17 tháng 4, Cơ quan cảnh sát Điều tra, Bộ Công An, đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Phan Hữu Tuấn, Trung tướng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, Bộ Công an, vì có liên quan đến vụ án ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’ đang điều tra. Ông Tuấn bị khởi tố với cáo buộc 'cố ý làm lộ bí mật nhà nước'
Hình chụp hôm 19/4/2016 cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ (giữa) tại một sự kiện ở thành phố Đà Nẵng. AFP
Cũng trong cùng ngày 17/4, Bộ Công an cũng ra khuyết định khởi tố và tam giam đối với một loạt các quan chức ngành công an và thành phố Đà Nẵng nơi Vũ ‘nhôm’ cư trú trước đây. Những người này bao gồm :
- Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an với cáo buộc ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’.
- Ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006 - 2011) về hành vi ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí’.
- Ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011 - 2014) về cùng tội danh như ông Minh.
- Ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng về hành vi vi phạm cá quy định của nhà nước về quản lý đất đai.
- Ông Trần Văn Toán, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng.
- Ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng. Hai ông Dương và Toán cùng chịu cáo buộc giống ông Nguyễn Điểu.
Trước khi quyết định khởi tố được ban hành, cũng trong cùng ngày 17/4, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Hữu Tuấn. Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Hữu Bách.
Trước đó, vào ngày 20/12/2017, cơ quan Công an đã có quyết định khởi tố đối với ông Phan Văn Anh Vũ, vốn là một sĩ quan công an, với cáo buộc cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước và trốn thuế xảy ra tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên trước khi bị bắt giữ, ông Vũ đã bỏ trốn sang Singapore. Sau đó ông bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore bắt giữ vì dùng hộ chiếu không hợp lệ và bị trả về Việt nam vào ngày 4/1/2018.
Ngày 7/2 vừa qua, Bộ Công An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tạm giam ông Vũ thời hạn 4 tháng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Vũ là người sở hữu nhiều bất động sản có giá trị tại thành phố Đà Nẵng. Báo Tuổi Trẻ trích nguồn tin Bộ Công an cho biết việc khởi tố ông Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc mua bán nhà đất công sản tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.
************************
Vụ Vũ nhôm : Bắt tướng công an và cựu chủ tịch Đà Nẵng (BBC, 17/04/2018)
Bộ Công an Việt Nam vừa ra thông báo khởi tố và bắt tạm giam nguyên Phó Tổng cục trưởng Bộ Công an đã nghỉ hưu Phan Hữu Tuấn về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ.
Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa) chụp chung với các sĩ quan công an cao cấp Đà Nẵng
Truyền thông Việt Nam cho biết ông Tuấn có hàm Trung tướng công an, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo (Tổng cục 5).
Thông báo của Bộ Công an nói ngày 17/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Hữu Tuấn.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006-2011) Trần Văn Minh bị khởi tố, bắt tạm giam về các hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011-2014), bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Bốn người khác cũng bị khởi tố - tất cả đều liên quan vụ án về doanh nhân Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ nhôm.
Ông Anh Vũ ban đầu bị khởi tố về "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" và "trốn thuế" xảy ra ở Đà Nẵng.
Sau đó ông bỏ trốn sang Singapore, nhưng bị trục xuất.
Đến ngày 7/2, ông Anh Vũ bị khởi tố thêm tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Phan Văn Anh Vũ, sinh 1975
Cư trú ở Đà Nẵng
21/12/2017 : Việt Nam truy nã
4/1/2018 : Bị đưa về Việt Nam từ Singapore
7/2 : Lệnh tạm giam 4 tháng
Như vậy đến nay, ông Phan Văn Anh Vũ đang bị điều tra về ba tội danh "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bốn người khác là ai ?
Cùng bị khởi tố ngày 17/4 trong vụ án, còn có ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, bị khởi tố, bắt giam về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước".
Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Hữu Bách.
Ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Ông Trần Văn Toán, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Vụ ông 'Vũ Nhôm' nói gì về chính trị Việt Nam ?
Vụ Việt Nam tiếp nhận từ Singapore và bắt ông Phan Văn Anh Vũ (tức 'Vũ Nhôm') sẽ dẫn tới việc ông này có thể sẽ phải 'khai ra' những người liên quan, trong khi người đứng đầu ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam dường như tiếp tục củng cố được quyền lực của mình, theo một nhà phân tích và quan sát chính trị Việt Nam từ Hoa Kỳ.
Ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, giữa) từng được biết tới như một đại gia về bất động sản ở Đà Nẵng, trước khi bị bắt
Trả lời phỏng vấn cuối tuần này về chính trị Việt Nam thông qua vụ ông 'Vũ Nhôm' bị bắt và một số nhân vật quan trọng khác trong đó có cựu Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng, hay nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, sắp được đưa ra xét xử, hôm 06/01/2018, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nói :
"Tất nhiên là ông Vũ Nhôm sẽ bị đưa ra tòa án và ông sẽ phải khai ra những người quan hệ với ông, thành ra vụ này sẽ 'giằng dây' lên tất cả những người khác đó, nhưng đấy là nhìn đó trong hiện tại, còn nếu nhìn đó như một quá trình, chúng ta thấy đó là quá trình củng cố quyền lực của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sau Đại hội vừa qua năm 2016.
"Họ đã bắt đầu nắm lại quyền đánh tham nhũng về Trung ương Đảng rồi, sự củng cố quyền lực bắt đầu ngay trước Đại hội, sau Đại hội, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng 'thắng' ông [Nguyễn Tấn] Dũng, nó bắt đầu ngay từ đó.
"Bây giờ nó chỉ là tiếp nối cuộc đánh tham nhũng và một cuộc thành trừng trong nội bộ mà thôi, cho nên năm 2018, chúng ta sẽ thấy tiếp tục nữa", người cũng là chuyên gia cao cấp từ Trung tâm về Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ nêu quan điểm riêng.
'Hai điểm nổi bật'
Theo nhà phân tích này, nhìn vào toàn bộ quá trình 'củng cố quyền lực' ở trên, trong năm 2017 nổi lên hai điểm, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói tiếp :
"Năm ngoái có hai điểm rất lớn, thứ nhất, họ 'đánh' vào Petro Vietnam và thứ hai, họ 'đánh' ngân hàng. Petro Vietnam đánh hết mọi người rồi, thì cuối cùng là đến ông Đinh La Thăng.
"Còn bây giờ, họ 'đánh' ngân hàng là đánh hết rất nhiều người trong hệ thống ngân hàng, thì bây giờ vấn đề đặt ra là ông chỉ huy ngân hàng lớn nhất, như kiểu ông Thăng, thì liệu có đụng đến không ?
Tòa án tại Việt Nam dự kiến sẽ đưa các ông Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh, cùng nhiều người khác ra xét xử từ ngày 08/01/2018
Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng việc 'đụng hay không đụng' đến vị 'chỉ huy ngân hàng'này sẽ đặt ra một số câu hỏi, ông nói tiếp :
"Nó sẽ đặt ra một số câu hỏi cho việc đánh tham nhũng đến mức độ nào, nó có mục tiêu gì và nó sẽ chờ ai, thì đó là những điều mà dĩ nhiên những người quan sát Việt Nam sẽ để ý".
Tiến thoái lưỡng nan ?
Về 'logic' và mối quan hệ giữa việc 'đánh tham nhũng' này với điều được cho là quá trình 'củng cố' hay chuẩn bị 'chuyển giao quyền lực' nào đó, nếu có, trong nội bộ Ban lãnh đạo Việt Nam, ở tương lai ngắn và trung hạn tới đây, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận và cho rằng đang có một thế lưỡng nan đặt ra với giới lãnh đạo đảng cộng sản VN, ông nói :
"Về việc chính trị, việc làm này của Việt Nam cũng thường trong tất cả mọi nước thôi, thành ra người ta củng cố quyền lực là đúng. Và việc tìm cách chuyển giao quyền lực cho người thân tín của mình thì cũng là thường thôi, không có gì cả.
"Nhìn vào Việt Nam một cách cụ thể, chúng ta thấy là ông Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách củng cố quyền lực của mình và của đảng Cộng sản Việt Nam từ ngay sau Đại hội của năm 2016, chuyện đó tiếp tục cho đến ngày nay.
"Nhưng bây giờ vấn đề đặt ra là một trong những phương cách để 'đánh' tham nhũng, và khi đánh tham nhũng, thì nó rắc rối lắm. Đánh tham nhũng càng đánh cao thì càng nhiều kẻ thù và càng nguy hiểm.
"Bây giờ đến mức độ này là ông nắm cái chóp nghĩa là bỏ tù, hiện nay tạm giam ông Đinh La Thăng là việc từ trước đến nay chưa có, chưa bao giờ mà có chuyện tước bỏ, đuổi ra khỏi Bộ chính trị, mà ngày xưa ông [Nguyễn Cơ] Thạch và [Trần Xuân] Bách 'bị đuổi' là vấn đề chính trị, còn lần này với ông Thăng là vấn đề không quản lý đúng (mismanagement), mà có thể có tham nhũng nữa...
"Và hơn nữa lại đi bắt giam nữa, vì thế đó là một trường hợp rất nguy hiểm, bây giờ, đụng đến chuyện cao như vậy mà không tiếp tục nữa, thì bị mang tiếng đánh tham nhũng chỉ đánh từ vai xuống thôi. Tức là bây giờ còn có một số người nghĩ là muốn đánh tới, phải 'đánh thêm' nhiều người nữa.
"Và đánh thêm kẻ thù thì gây thêm kẻ thù và thêm nguy hiểm, nhưng ông ấy [TBT Nguyễn Phú Trọng] trong tình trạng là ông đã tới đó, thì tiếng Mỹ gọi là 'point of no return', đến chỗ đó là chỗ không lùi được nữa, nếu mà lùi thì mất hết uy tín, người ta sẽ nói là 'đánh từ vai thôi', đây chỉ là 'thanh trừng nội bộ' mà 'không đánh tham nhũng' cả.
"Mà một trong những mục tiêu mà ông muốn đánh tham nhũng là ông muốn phục hồi cho đảng cộng sản, mà nếu chuyện này không tiến tới, tiến tới thì nguy hiểm, mà không tiến tới, thì sẽ mất uy tín", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu nhận định và quan sát từ quan điểm riêng với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt.
Nguồn : BBC, 06/01/2018
**********************
Quan điểm bất đồng bị ‘đàn áp chưa từng thấy’ ở Việt Nam trong năm 2017 (VOA, 06/01/2018)
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế hôm thứ Sáu tố cáo năm 2017 chứng kiến một cuộc "đàn áp chưa từng có" ở Việt Nam nhắm vào quan điểm bất đồng chính kiến và kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng với Hà Nội về nhân quyền.
Nhà hoạt động Trần Thị Nga, 40 tuổi, trong phiên tòa phúc thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam vào ngày 22 tháng 12, 2017. Tòa y án 9 năm tù giam đối với bà về tội tuyên truyền chống nhà nước.
Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên của họ, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), nói trong năm 2017, nhà chức trách Việt Nam đã tùy tiện câu lưu hoặc bỏ tù ít nhất 46 nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có bảy người phụ nữ, vì thực thi quyền tự do biểu đạt và tự do tụ tập ôn hòa. Cuộc đàn áp tăng tốc vào cuối tháng 12 năm 2017 với 15 nhà hoạt động bị tuyên án tù, thông cáo chung của hai tổ chức này cho biết.
"Việc EU và Mỹ quan tâm tới chuyện ký kết các hợp đồng kinh doanh hơn là bàn về nhân quyền đã khiến Hà Nội bạo dạn đẩy mạnh những vụ tấn công nhắm vào các quyền dân sự và chính trị cơ bản", Tổng thư ký FIDH Debbie Stothard được dẫn lời nói. "Đã đến lúc cộng đồng quốc tế mạnh mẽ tái giao tiếp với Hà Nội về nhân quyền".
Thông cáo liệt kê những vụ việc như vụ lực lượng công an và an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 20 tháng 12 năm 2017 hành hung ít nhất 20 người và bắt giữ năm người trong số họ tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối công ty Formosa của Đài Loan về thảm họa môi trường biển miền trung vào năm 2016, trong số những vụ việc khác.
"Cuộc đàn áp tăng tốc của Việt Nam vào cuối tháng 12 được hoạch định một cách chiến lược để trùng thời điểm với những thứ gây phân tâm trong dịp lễ cuối năm", Chủ tịch VCHR Võ Văn Ái nói trong thông cáo. "EU và Mỹ nên mở mắt và lên tiếng đòi phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị và nhanh chóng thi hành những cải cách về thể chế và lập pháp ở Việt Nam".
FIDH và VCHR nói họ cũng lo ngại về hành động mới nhất của chính phủ Việt Nam nhằm thắt chặt việc giám sát nội dung trên internet. Ngày 25 tháng 12, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, cho biết
một đơn vị không gian mạng mới của quân đội bao gồm 10.000 người mang tên "Lực lượng 47" đã bắt đầu hoạt động "để chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái".
FIDH và VCHR nhắc lại lời kêu gọi của họ phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam và bãi bỏ tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự bất nhất với các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.
Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ trong nhà tù trên khắp cả nước, hai tổ chức nhân quyền quốc tế đặt tại Paris cho biết.
********************
Trương Hòa Bình (Phó Thủ tướng) khi còn là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2011 – 2016) đã "phù phép" cho Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) từ một bị can đầu mối, quan trọng nhất, có vai trò tích cực nhất biến thành nhân chứng trong vụ án tham nhũng kỷ lục hàng nghìn tỉ đồng tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 ở Hà Đông, Hà Nội.
Trương Hòa Bình (Phó Thủ tướng) khi còn là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2011 – 2016)
Trương Hòa Bình ăn tiền của Nguyễn Ngọc Sinh để biến đen thành trắng
Ngược thời gian, để mở rộng điều tra vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" tại Công ty cổ phần Xây dựng 1-5, cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam đối với Đào Duy Phong, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) ; Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc PVP Land về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 285 Bộ luật Hình sự và thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc
Theo tài liệu của C46 Bộ Công an và được báo chí đăng tải, ngày 27/3/2010, Lê Hòa Bình (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty 1-5, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dựng Minh Ngân) được Đặng Sỹ Hùng - Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PVP Land bố trí gặp các cổ đông của Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (Công ty Xuyên Thái Bình Dương, chủ đầu tư dự án Nam Đàn Plaza với diện tích gần 9.600m2 trên đường Phạm Hùng, Hà Nội) gồm : PVP Land, Công ty cổ phần Bất động sản bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT Land), Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan, Công ty TNHH Nam Hà Thành và ông Nguyễn Minh Qúy để thống nhất việc mua toàn bộ cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương.
Các bên thỏa thuận thống nhất giá bán cổ phần là hơn 20.765 đồng/cổ phần, tương đương với 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza (thể hiện trong hợp đồng đặt cọc). Nhưng PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh làm Tổng giám đốc lại ký hợp đồng bán cho Lê Hòa Bình hơn 12 ngàn cổ phần chỉ với giá 13.578 đồng/cổ phần, 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá bán thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc ngày 27/3/2010 tới hơn 7 ngàn/cổ phần, tạo ra số tiền chênh lệch giá ghi trên hợp đồng và giá thanh toán thực tế tới hơn 87 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Lê Hòa Bình khai số chênh lệch được chia chác cho Đào Duy Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land) hưởng 6 triệu đồng/m2 ; Đặng Sỹ Hùng và Nguyễn Ngọc Sinh hưởng 12 triệu đồng/m2. Việc làm của Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của PVP Land và Tổng Công ty PVC. Sau đó, Lê Hòa Bình đã chuyển lại cho các cá nhân tại PVP Land khoảng 66 tỉ đồng, trong đó Đặng Sỹ Hùng đã lấy 20 tỉ đồng và bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã phong tòa 12 tỉ đồng của Đặng Sỹ Hùng gửi trong tài khoản của vợ tại ngân hàng.
Hành vi của Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh bị xác định là lừa đảo, không thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của PVP Land tại công ty Xuyên Thái Bình Dương, đã quyết định bán hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho công ty, trong đó để Đặng Sỹ Hùng chiếm đoạt 20 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra đã xác định có gần 600 khách hàng của Công ty 1-5 bị nhóm Lê Hòa Bình lừa đảo, chiếm đoạt trên 800 tỉ đồng từ các dự án mua bất động sản, trong đó có gần 430 tỉ đồng nằm ngoài thỏa thuận.
Nguyễn Ngọc Sinh bị cáo buộc liên quan về hành vi lừa đảo bán đất khống tại dự án Thanh Hà – Cienco5. Cụ thể, Lợi dụng hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) - Bộ Giao thông vận tải với Công ty 1-5, trong đó Công ty 1-5 phải cho Cienco 5 Land vay 200 tỷ đồng với thời hạn 18 tháng. Nhưng do Công ty 1-5 không giao số tiền cho vay đúng hạn nên Cienco 5 đã chấm dứt hợp đồng vay vốn và các điều khoản ưu đãi cam kết theo hợp đồng này. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Sinh và Lê Hòa Bình vẫn ký các hợp đồng huy động tiền của khách hàng đặt cọc mua đất tại dự án Thanh Hà nhằm thu trên 695 tỷ đồng...
Dự án Thanh Hà
Dự án Thanh Hà Cienco 5 hiện nay đã thuộc về đại gia Lê Thanh Thản
Sau khi điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra kết luận điều tra khẳng định, Nguyễn Ngọc Sinh giữ vai trò đầu mối, chỉ đạo mọi hành vi của bộ sậu nhằm tham ô hàng trăm tỷ đồng. Để thoát tội, Nguyễn Ngọc Sinh đã đến nhà Trương Hòa Bình (lúc này là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) để đút lót, chạy tội. Với việc chia cho ông Trương Hòa Bình một khoản tiền khổng lồ, các thẩm phán của tòa án đã trở thành những con rồi dưới sự chỉ đạo của Trương Hòa Bình, rồi "phù phép" để Nguyễn Ngọc Sinh từ tội phạm nguy hiểm trở thành... nhân chứng trước sự ngỡ ngàng của người dân và ngay trong chính các bị cáo trong vụ án đình đám này.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số lượng 473/2013/HS-ST ngày 9.12.2013 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, bị can Lê Hòa Bình khai : Trước khi ký hợp đồng số 66 (mua bán cổ phần giữa Lê Hòa Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty 1/5 và Công ty PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh và Đặng Sĩ Hùng - Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch Công ty PVP Land, người được Nguyễn Ngọc Sinh ủy quyền ký hợp đồng đặt cộc với Công ty 1/5 - đã gặp và thống nhất với Lê Hòa Bình giá bán chỉ có 34 triệu đồng/m2, còn phần chênh lệch 18 triệu đồng/m2 (52 triệu đồng là giá đặt cọc – 34 triệu đồng = 18 triệu đồng) sẽ đưa riêng cho một số cá nhân, ông Lê Hòa Bình đã đồng ý.
Theo bút lục tại cơ quan điều tra, Đào Duy Phong khai : Phong đã thông báo lại với Nguyễn Ngọc Sinh phương án bán cổ phần chỉ với giá 34 triệu đồng/m2, Nguyễn Ngọc Sinh nói với Phong là khoản chênh 1 triệu đồng/m2 dùng để chi phí và Phong đã đồng ý. Phong cũng khai, trong số 10 tỉ đồng nhận nêu trên, Đào Duy Phong đưa cho Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỉ đồng.
Đặng Sĩ Hùng khai tại cơ quan điều tra : Hùng đã báo cáo chi tiết với Nguyễn Ngọc Sinh về việc đàm phán và cùng các cổ đông ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần với giá 52 triệu đồng /m2.
Tất nhiên, khi đã được Trương Hòa Bình bảo kê nên Nguyễn Ngọc Sinh phủ nhận rằng : Không được Đặng Sĩ Hùng báo cáo và hoàn toàn không biết việc các cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phần với giá thống nhất 52 triệu đồng/m2 ! Điều lưu ý đầu tiên là, 4/5 cổ đông đều biết hợp đồng đặt cọc và bán đúng với giá đó, thì chỉ riêng ông Nguyễn Ngọc Sinh - đại diện cho cổ đông lớn nhất - lại không biết ! Liệu ai có thể tin được lời ông Sinh ? Hơn nữa, Đặng Sĩ Hùng không được ủy quyền của Sinh thì ai cho phép một trưởng phòng ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần. Vậy mà, ông Nguyễn Ngọc Sinh vẫn chối phắt việc ủy quyền, dù ông Hùng đã khai.
Bị can Thái Kiều Hương và ông Han Gi Cheol (Tổng giám đốc Công ty Vietsan - bên bán cổ phần) khai : trước khi ký hợp đồng đặt cọc bán với giá 52 triệu đồng/m2, cả ông Han và Kiều Hương đã đến Công ty PVP Land gặp Nguyễn Ngọc Sinh tại phòng làm việc của Sinh thắc mắc việc bán với giá như vậy đã hợp lý chưa, vì với Vietsan, giá này vẫn còn lỗ.
Ông Nguyễn Minh Quý (một cổ đông trong Công ty Xuyên Thái Bình Dương cũng bán cổ phần cho Công ty 1.5) khai : Ông Nguyễn Ngọc Sinh gọi điện mời đến Công ty PVP Land để trao đổi về thắc mắc của ông Han Gi Cheol và Kiều Hương về việc bán cổ phần. Tại đây, Nguyễn Ngọc Sinh đề nghị Nguyễn Minh Qúy bù giá để hỗ trợ cho Công ty Vietsan. Với đề nghị này, Nguyễn Minh Qúy đã chấp thuận. Tài liệu cơ quan điều tra thu thập được cho thấy, những thỏa thuận giữa Nguyễn Minh Qúy và Nguyễn Ngọc Sinh đã được thực hiện. Thậm chí, Nguyễn Ngoc Sinh còn cho rằng khi ký hợp đồng số 66 thấy chữ ký nháy của Đặng Sĩ Hùng nên chỉ đọc phần nội dung mà không đọc các căn cứ nên không biết ? ! Những lời khai trên cho thấy, Nguyễn Ngọc Sinh không chỉ biết, mà còn biết rất rõ việc các bên bán cổ phần cùng ký hợp đồng đặt cọc với ông Bình giá 52 triệu/m2.
Trên cơ sở các chứng cứ đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Nguyễn Ngọc Sinh cùng một số đối tượng khác về "tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ở giai đoạn đầu của vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đồng tình với kết luận của Cơ quan điều tra, cho rằng có đủ chứng cứ để truy tố Nguyễn Ngọc Sinh với tội danh trên. Bất ngờ là sau đó không lâu, chính Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Nguyễn Ngọc Sinh do có sự chỉ đạo từ Nguyễn Văn Bình và Trương Hòa Bình.
Tuy nhiên, một số thẩm phán tòa Hà Nội lại không dễ dàng để hai ông Bình sai khiến. Tại bản án phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (ngày 16, 16 tháng 9, 2014), sau khi dẫn lại các lời khai của một số đối tượng, trong phần nhận xét ghi rõ : "Đây là lời khai của các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhân chứng trong vụ án là chứng cứ đáng tin. Cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố Nguyễn Ngọc Sinh là có căn cứ. Viện kiểm sát nhân dân tối cao không truy tố ông Nguyễn Ngọc Sinh là bỏ lọt người phạm tội". Mặt khác, bản án phúc thẩm đã quyết định : "Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 473/2013/HS-TS ngày 9/12/2013 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội".
Bản án phúc thẩm đã nêu rõ "không truy tố Nguyễn Ngọc Sinh là bỏ lọt người phạm tội". Đáng chú ý, trong phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Ngọc Sinh được triệu tập với tư cách làm chứng nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt.
Sáng 21/6/2016, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội một lần nữa đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản này.
Vụ án được khởi tố từ năm 2010, đã nhiều lần được đưa ra xét xử và đã có bản án sơ thẩm với 2 án chung thân được tuyên. Tuy nhiên, vào tháng 9/2014, khi đưa ra xét xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã tuyên hủy án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Người bị cho là cần phải xem xét lại hành vi phạm tội là Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Tổng giám đốc PVP Land.
Một lần nữa, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội khẳng định, Cơ quan điều tra cần điều tra Nguyễn Ngọc Sinh, quyết không để tên tội phạm này ngoài vòng pháp luật.
Cần lưu ý rằng, ở vụ án này, Trương Hòa Bình đã chỉ đạo cấp dưới đổ tội cho Trịnh Xuân Thanh, quy kết Trịnh Xuân Thanh tham ô 14 tỷ đồng. Với tội danh này Trịnh Xuân Thanh sẽ đối diện với bản án tử hình, bịt đường về của Trịnh Xuân Thanh để dễ bề lừa bịp dư luận, che dấu kẻ cầm đầu của vụ án là Nguyễn Ngọc Sinh.
Dư luận đặt câu hỏi : Tại sao một vụ án tham ô hàng trăm tỷ đồng, lớn như thế, rõ ràng như thế mà kẻ cầm đầu là Nguyễn Ngọc Sinh lại thoát tội ? Giai đoạn này ông Trương Hòa Bình với vai trò là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, người đứng đầu ngành lại có qua lại rất nhiều lần và cấu kết với Nguyễn Ngọc Sinh, như vậy ông Trương Hòa Bình phải chịu trách nhiệm. Việc chứng minh tham ô, ăn đút lót của ông Trương Hòa Bình trong việc "tha bổng" cho Nguyễn Ngọc Sinh là không khó với Cơ quan điều tra nếu làm đến cùng.
Cần điều tra lại vụ án để lôi những kẻ như Trương Hòa Bình và Nguyễn Ngọc Sinh cùng đồng bọn ra chịu trách nhiệm trước pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội.