Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ binh biến tại Rostov : Wagner lên kế hoạch chống lại quân đội Nga nhờ vệ tinh Trung Quốc ?

Lực lượng bán quân sự Nga Wagner từng ký hợp đồng mua vệ tinh quan sát của Trung Quốc. AFP ngày 05/10/2023 đưa ra kết luận như trên sau một cuộc điều tra công phu và trích dẫn một nguồn tin tình báo, an ninh của Châu Âu. Bắc Kinh khẳng định "không biết" gì về thỏa thuận giữa 2 công ty Trung Quốc với tổ chức Prigozhin từng điều hành.

wagner1

Hợp đồng giữa chi nhánh Nika-Frut thuộc Wagner với tập đoàn Trung Quốc Beijing Yunze Technology Co Ltd and Nika-Frut. Ảnh của AFP ngày 05/10/2023. AFP - -

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ bị truất phế, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Đảng Cộng Hòa bị chia rẽ sâu sắc trước khi tìm được người thay thế dân biểu Kevin McCarthy. Ukraine lo bị Mỹ cắt nguồn viện trợ quân sự 24 tỷ đô la để chống quân Nga xâm lược. Tại Châu Âu phe thân Nga về đầu cuộc bầu cử Slovakia, cựu thủ tướng Fico được chỉ định thành lập chính phủ. Trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia tại Thượng Karabakh, quốc tế kêu gọi chính quyền Baku bảo đảm an ninh và công nhân quyền của người Armenia tại vùng lãnh thổ này.

Thưa quý thính giả, trên đây là một số chủ đề nổi bật trong tuần từ 02-07/10/2023, nhưng bên cạnh đó xin đề cập đến một số điểm nhấn khác ít được khai thác trong các chương trình của RFI. 

Nga : Wagner "làm phản" nhờ vệ tinh Trung Quốc ? 

Beijing Yunze Technology và Chang Guang Satellite Technology từng giao dịch với Wagner. AFP đưa ra bằng chứng là bản hợp đồng đề ngày 15/11/2022 được soạn thảo bằng tiếng Nga và tiếng Hoa. Hiện diện tại Ukraine và Châu Phi, Wagner dường như đã đặt mua "ảnh vệ tinh" của các đối tác Trung Quốc để quan sát tình hình trên lãnh thổ Nga dọc suốt lộ trình "từ biên giới Ukraine cho đến tận thủ đô Moskva".

Những ảnh vệ tinh đó theo các nguồn tin thông thạo đã cho phép "tăng cường đáng kể khả năng dọ thám và quan sát" của lực lượng bán quân sự trong tay ông Yegevny Prigozhin, từng là người thân cận với tổng thống Vladimir Putin. Nhưng cũng chính Prigozhin hôm 24/06/2023 đã đưa quân tiến về thành phố Rostov cách thủ đô Moskva hơn 1.000 cây số về phía nam. Wagner khi đó chuẩn bị một cuộc "nổi dậy" chống lại quân đội Nga.

Điều tra của AFP làm dấy lên câu hỏi, là đồng minh thân thiết của Moskva, Bắc Kinh đã có hay biết gì không về kế hoạch của Prigozhin ? Thông tín viên đài RFI Stéphane Lagarde cho biết về phản ứng của phía Trung Quốc : 

"Như thông lệ, trong những trường hợp thế này, Trung Quốc trả lời một cách chung chung. Hồi đáp AFP ngành ngoại giao Trung Quốc xác nhận không hay biết về hồ sơ này. Báo chí ở Bắc Kinh sáng hôm 06/10/2023 do chưa được chỉ thị nên đã tránh đề cấp đến cuộc điều tra của hãng tin Pháp.

Bắc Kinh biết những gì về hồ sơ nói trên ? Một số nhà quan sát cho rằng một thỏa thuận nhậy cảm như vậy chắc chắn là đã phải được trình lên đến tận thượng tầng cơ quan quyền lực của đảng.

Căn cứ vào hợp đồng 31 triệu đô la được ký kết hôm 15/11/2022 mà AFP đã đọc được, tập đoàn Beijing Yunze Technology bán vệ tinh cho Nika-Frut, một công ty trong quỹ đạo của Prigozhin. Hãng này mua hai vệ tinh quan sát với độ phân giải rất cao do Chang Guang Satellite Technology chế tạo.

Hoạt động từ 2014, Chang Guang Satellite Technology là một công ty lớn trong lĩnh vực không gian của Trung Quốc và cũng là hãng đầu tiên cung cấp vệ tinh giám sát. Doanh nghiệp này cộng tác với các giới chức Trung Quốc, trong đó có Viện Khoa học Quốc gia và chính quyền tỉnh Cát Lâm (Jilin).

Về phần Beijing Yunze Technology, đây là một trong năm tập đoàn bị Mỹ nghi ngờ hỗ trợ quân đội Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.

Tuy nhiên một số chuyên gia thận trọng hơn thì đã cho rằng điều tra nói trên đã đánh giá quá cao về mức kiểm soát của Đảng và về độ tập trung quyền lực tại Trung Quốc.

Về phía chính quyền, Bắc Kinh luôn khẳng định nguyên tắc trung lập trong cuộc xung đột tại Ukraine và luôn luôn chứng tỏ 'là một đối tác có trách nhiệm, và trong các hoạt động xuất khẩu Trung Quốc luôn thi hành nghiêm túc các bổn phận đối với cộng đồng quốc tế'".

Điều tra của AFP được công bố trong bối cảnh quan hệ giữa Liên Âu với Bắc Kinh trở nên căng thẳng vì "tình bạn vô bờ bến" giữa các ông Tập Cận Bình với Vladimir Putin. Bruxelles cảnh cáo Trung Quốc tránh "vượt lằn ranh đỏ" yểm trợ Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.

Putin chuẩn bị dư luận trước bầu cử tổng thống Nga 2024

Tại Moskva đang rộ lên tin đồn, sớm hơn dự kiến Vladimir Putin đến ngày 04/11/2023 sẽ thông báo ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ. Điện Kremlin chuẩn bị công luận trước cuộc bầu cử ngày 17/03/2024. Ai cũng biết Vladimir Putin sẽ tái tranh cử và kết quả bầu cử đã được báo trước.

Thông tín viên Anissa El Jabri từ Moskva giải thích vì sao trong thời gian gần đây, điện Kremlin thường cố tình để rò rỉ thông tin :

"Thời điểm mà các nguồn tin thông thạo đã tiết lộ với báo Kommersant như vậy là sớm hơn rất nhiều so với ý định từng được chính thổng thống Nga nêu lên vào tháng trước. Vladimir Putin hồi tháng 9 vừa qua cho biết ông sẽ thông báo về ý định tranh cử một khi chiến dịch vận động tranh cử chính thức mở màn.

Theo luật bầu cử của Nga, chiến dịch này chỉ bắt đầu khoảng từ 90 đến 100 ngày trước cuộc bỏ phiếu. Nói cách khác, về nguyên tắc, phải đợi đến giữa tháng 12/2023 Vladimir Putin mới chính thức loan báo tin này.

Tuy nhiên khi để lộ thông tin sớm như vậy, điện Kremlin và chính quyền dò xét dư luận, thử xem công chúng quan tâm đến những chủ đề nào. Trong cuộc bầu cử cấp địa phương vừa qua các quân sư của tổng thống Putin cho rằng chủ đề chiến tranh gây nhiều lo lắng. Do vậy thông điệp chính trong cương lĩnh tranh cử lần này là phải tạo ra những động lực tích cự để cử tri tham gia vào đa số của Putin. Một nhân vật có ảnh hưởng trong chính giới tại Moskva đã cho biết như trên và ông nói thêm rằng để thu hút cử trị, những thông điệp của Kremlin phải phản ánh khuynh hướng chung từ nhiều tháng qua, có nghĩa là phải xoáy vào chỗ đứng riêng biệt của nền văn minh Nga, vào những giá trị gia đình truyền thống…".

Thượng Karabakh : Châu Âu chưa tính đến khả năng trừng phạt Azerbaijan

Trong cuộc đối đầu giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng Thượng Karabakh, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna hôm 03/10/2023 công du Erevan. Bà đã thông báo trang bị vũ khí cho Armenia bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Chính quyền Baku lên án Pháp "đổ thêm dầu vào lửa" và viện cớ này để tẩy chay thượng đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu (CPE) bao gồm gần 50 quốc gia trên châu lục này, tổ chức trong hai ngày 5 và 6/10/2023 tại Granada, Tây Ban Nha. Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Azerbaijan cũng vắng mặt tại thượng đỉnh CPE.

Có mặt tại Granada, đặc phái viên RFI Valérie Gas tường thuật về lập trường cứng rắn của Pháp, cho dù là tổng thống Macron tạm bác bỏ khả năng ban hành các biện pháp trừng phạt Azerbaijan.

"Không có chuyện Emmanuel Macron phải chịu trách nhiệm về việc Azerbaijan không đến dự thượng đỉnh Granada. Nguyên thủ Pháp nói : "Đức, Châu Âu, Pháp đồng loạt thuyết phục Azerbaijan tham dự sự kiện này cũng như là chúng tôi mong muốn có một cuộc đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định dự thượng đỉnh hay không thuộc thẩm quyền của bên liên quan".

Bày tỏ bất bình với Pháp, tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev thông báo sẵn sàng nối lại đàm phán nhưng phải qua trung gian của Liên Hiệp Châu Âu. Tổng thống Macron coi đây chỉ là một cái cớ "Chúng tôi luôn rất khắt khe để quyền của các cộng đồng thiểu số tại vùng Thượng Karabakh phải được công nhận. Do vậy đương nhiên chúng tôi không phải là những đối tác dễ dãi"

Nguyên thủ Pháp khẳng định có lập trường rõ ràng và trước sau như một đó là ủng hộ "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại các đường biên giới của Armenia. Tuy nhiên đây chưa phải là lúc để tính đến khả năng trừng phạt Azerbaijan bởi đó là những biện pháp phản tác dụng và chưa chắc là đã hiệu quả để bảo vệ người Armenia tại Thượng Karabakh. Tuy nhiên Pháp cam kết hỗ trợ Armenia về nhiều mặt, kể cả về mặt quân sự, nhưng đồng thời cần tiếp tục đối thoại với Azerbaijan".

Trước mắt tổng thống Emmanuel Macron tỏ lập trường cứng rắn nhưng tránh để căng thẳng leo thang".

Okinawa 1945 và mục tiêu của Mỹ "hiện diện lâu dài ở Viễn Đông"

Trước khi khép lại tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này, xin giới thiệu qua cuốn sách của nhà sử học Ivan Cadeau : Okinawa 1945, Nhà xuất bảnPerrin vừa ra mắt độc giả cuối tháng 9/2023.

Okinawa (tháng 4-6/1945) là trận đánh đẫm máu nhất, khốc liệt và quy mô nhất ở Thái Bình Dương trước khi Hoa Kỳ khởi động "chiến dịch sau cùng". Ngoài những mục tiêu ngắn hạn Washington nhắm đến quần đảo Ryukyu để "cắm rễ một cách lâu dài ở Viễn Đông" (tr.17).

Ngày 26/03/1945 những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Kerama thuộc quần đảo Ryukyu, đô đốc Nimitz ký sắc lệnh đặt khu vực này - với Okinawa là hòn đảo lớn nhất, dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Ngày 22/06/1945 tướng Ushijima chỉ huy quân đoàn 32 của quân đội Thiên Hoàng tự sát, dấu chấm hết cho trận đánh Okinawa. Ngày 15/08/1945 Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng. Mỹ tiếp tục quản lý Okinawa.

Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam cho thấy "Quần đảo Ryukyu làm một căn cứ chiến lược đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến ngăn chận vết dầu loang cộng sản" (tr. 222). Ivan Cadeau nhắc lại "Chính từ Okinawa những toán lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên miền nam Việt Nam năm 1965". Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam làm "thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Okinawa". Hòn đảo này trở thành "một điểm tựa chính" trong chiến lược phòng thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương và Hoa Kỳ đã biến Okinawa thành "một căn cứ quân sự khổng lồ, là điểm xuất phát của máy bay ném bom B-29 nhắm vào các căn cứ ở phía bắc vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên". Sau đó, cũng chính từ sân bay quân sự Kadena –Okinawa, "B-52 của Mỹ đã cất cánh để nhắm vào miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ 1968 đến 1972" (tr.222).

Vẫn theo nhà sử học Ivan Cadeau để phục vụ cỗ máy chiến tranh, Mỹ đã rót "hàng triệu đô la cho hòn đảo này, đem lại công việc làm cho người dân bản địa. Một trong những hoạt động đó liên quan đến việc in ấn truyền đơn rải xuống miền bắc Việt Nam" (tr.223).

Nhưng khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, mãi đến tận năm 1981 dân cư Okinawa vẫn phát hiện "những thùng chất độc da cam bị vùi trong lòng đất (...)". Không ít trong số những thùng hóa chất đó bị rò rỉ, gây ô nhiễm cho một số khu vực trên hòn đảo này. Okinawa cũng là nơi Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (tr. 224).

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 07/10/2023

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Cuộc binh biến của lính đánh thuê có ý nghĩa gì đối với nước Nga của Putin ?

BBC, 27/06/2023

Cuộc binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner cho thế giới thấy rằng, những nhân vật chủ chốt trong hệ thống chuyên quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin không còn đoàn kết nữa.

baoloan1

Cuộc nổi loạn chớp nhoáng của Yevgeny Prigozhin dường như được thúc đẩy bởi sự ganh đua cá nhân cũng như bất kỳ sự khác biệt chính trị thực sự nào với Điện Kremlin

Chỉ vài ngày sau cuộc binh biến có vũ trang toàn diện đầu tiên ở nước Nga của Putin, Vladimir Putin chịu thiệt hại - nhưng chỉ huy lính đánh thuê Wagner-Yevgeny Prigozhin, cũng gánh chịu tương tự.

Chuyện gì đã xảy ra ?

Căng thẳng giữa Yevgeny Prigozhin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga lên đến đỉnh điểm vào thứ Sáu và thứ Bảy, khi người đứng đầu Wagner yêu cầu giới lãnh đạo quân sự của Nga từ chức và lệnh cho quân đội của ông tiến hành "cuộc diễu hành của công lý" tới Moscow.

Cuộc binh biến kết thúc đột ngột như cách nó bắt đầu. Sau khi lực lượng Wagner chiếm được Rostov-on-Don, và tấn công ồ ạt một số khu vực trên đường đến thủ đô, Prigozhin được nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko gọi và quyết định rút lui.

Hôm thứ Hai, người đứng đầu Wagner đã công bố một đoạn ghi âm khẳng định ông không có ý định lật đổ chính phủ của Vladimir Putin - và tuyên bố rằng nó [cuộc binh biến] bị dẹp bỏ để tránh đổ máu.

Với chuỗi sự kiện diễn ra thần tốc - và sự trở lại nguyên trạng thậm chí còn thần tốc hơn, nhiều người cho rằng cuộc nổi loạn đã được dàn dựng.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng đó là thiệt. Nhà khoa học chính trị kiêm giáo sư tại Đại học Châu Âu ở St Petersburg, Vladimir Gelman, nói : "Rất khó để dàn dựng những sự kiện như vậy. Điều đó đòi hỏi kỹ năng chỉ đạo và diễn xuất tốt từ những người chưa từng thể hiện chúng ở nơi nào khác".

baoloan2

Ủng hộ dành cho Prigozhin

Học giả nghiên cứu Yevgeny Roshchin của Princeton nói rằng cuộc binh biến của Prigozhin cho thấy sự chia rẽ trầm trọng trong giới tinh hoa Nga, nơi quân đội đóng vai trò nổi bật, dù không phải là một tác nhân độc lập.

Prigozhin, một doanh nhân có quá khứ phạm tội, đã có thể xây dựng một công ty quân sự tư nhân bậc nhất với các thành viên có kinh nghiệm tác chiến, Roshchin, một học giả nghiên cứu cho biết.

"Rõ ràng là một số đơn vị quan trọng nhất của Wagner được lãnh đạo bởi các sĩ quan có uy tín", Roshchin nói. "Và giành được sự ủng hộ của họ đã là một vấn đề lớn đối với ai đó thuộc giới làm ăn và chính phủ. Vì vậy, đây không chỉ là câu chuyện của Prigozhin. Đó là về sự ủng hộ dành cho ông Prigozhin trong giới sĩ quan".

Ông nói thêm rằng một số sĩ quan này sẽ có liên hệ với Bộ Quốc phòng (MoD), tình báo và các nhóm quyền lực khác, nơi tập trung sự bất mãn với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và tình trạng của quân đội Nga.

Theo Gelman, sắc lệnh gần đây của Shoigu - rằng tất cả binh lính chiến đấu dưới quyền của Wagner ở Ukraine phải ký hợp đồng với MoD - có thể là động cơ thúc giục cuộc binh biến của Prigozhin.

Sắc lệnh này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ thủ lĩnh lính đánh thuê, người đã tuyên bố : "Không một chiến binh nào của Wagner sẽ đi theo con đường đáng xấu hổ này - sẽ không có chuyện hợp đồng".

Gelman nói : "Điều này sẽ không thể chấp nhận được đối với Prigozhin. Về cơ bản, ông ấy sẽ mất quyền tự chủ và các lực lượng phụ thuộc của ông ấy sẽ nằm dưới sự kiểm soát của MoD. Ông ấy sẽ mất một phần đáng kể nguồn lực và sức ảnh hưởng chính trị của mình".

Tuy nhiên, nếu cuộc nổi loạn của Prigozhin được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ những gì ông đã xây dựng, thì ông đã thất bại. Như Điện Kremlin đã thông báo vào thứ Bảy, những lính đánh thuê Wagner không tham gia vào cuộc binh biến sẽ ký hợp đồng với MoD.

'Không thể tiếp tục như thế này'

Theo Grigory Yudin, giáo sư tại Đại học Shaninka ở Moscow, với cuộc binh biến của Prigozhin, sự bất mãn đang hình thành trong các tầng lớp xã hội Nga đã lên đến đỉnh điểm. Ông nói rằng sự bất mãn bắt nguồn từ cái gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" không thể tiếp tục khả thi nữa ở tình hình hiện tại.

"Có những yếu tố tranh luận chính trị khác nhau xoay quanh Prigozhin. Có diễn ngôn quân phiệt cực đoan : không thể tiếp tục như thế này, chúng ta phải tiếp tục cuộc chiến một cách có tổ chức và quyết liệt hơn. Và sau đó là diễn ngôn kiến ​​to hòa bình : nó có th "Đừng tiếp tc như thế này, chúng ta nên thương lượng, nht là khi rõ ràng là chúng ta khó có thể chiến đấu", Yudin giải thích.

Đồng thời, Yudin cho rằng còn quá sớm để coi hành vi của Prigozhin là một nỗ lực nhằm chấm dứt chiến tranh. Ông lập luận rằng tất cả những gì nó cho thấy là sự hoài nghi ngày càng tăng trong lòng xã hội Nga đối với cuộc xâm lược Ukraine.

"Về phần Putin, ông ấy đã liên tục trong suốt một năm rưỡi, kể cho mọi người cùng một câu chuyện cổ tích. Và cảm xúc chung là mọi thứ không thể tiếp diễn như thế này. Đó là điều mà Prigozhin đã diễn dịch rất rõ".

Vì sao Wagner hành quân đến Moscow lại gặp rất ít sự phản kháng ?

Khi bắt đầu hành quân đến Moscow, Wagner đã tiến vào Rostov-on-Don gần như không gặp cản trở. Ở đó, như Prigozhin kể lại, họ đã chiếm được trụ sở của Cụm lực lượng phía Nam, và đoàn quân này đã đi qua một số khu vực của Nga mà không gặp bất kỳ sự phản kháng đáng kể nào.

"Tất nhiên, điều này sẽ bị ngăn chặn nếu Nga có một đội quân tập trung, có tổ chức và đội quân đó không đang đi chiếm lãnh thổ của nước láng giềng", Yudin lập luận.

Chúng ta có thể kết luận được gì ?

Gelman, giáo sư tại Đại học Châu Âu ở St Petersburg, tin rằng các sự kiện cuối tuần qua là bằng chứng cho thấy sự suy tàn sâu sắc của nhà nước Nga.

Gelman cho biết Nga đã thuê ngoài các nguồn lực đáng kể cho một cá nhân và giữ cho ông ta hoạt động trong nhiều năm. "Thông thường, [các công ty quân sự tư nhân] đang hoạt động ở xa biên giới của chính quốc gia đó, người ta thường đinh ninh rằng nhà nước kiểm đang soát họ.

"Nhưng ở nước Nga ngày nay, Wagner đã giành được quyền kiểm soát nhà nước, cạnh tranh trực tiếp với nhà nước và thậm chí đặt ra các điều khoản".

Vẫn chưa rõ Prigozhin đã được hứa hẹn gì để đổi lại việc ngăn chặn lực lượng của ông ta trên đường tiến tới Moscow và điều họ đến một quân trại. "Vâng, nhà nước đã tìm ra các điều khoản phù hợp để ngăn chặn nhóm lính đánh thuê nắm quyền kiểm soát. Nhưng đó vẫn là một dấu hiệu đáng báo động về chức năng của nhà nước", Gelman cảnh báo.

baoloan3

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (giữa) trong bức ảnh công bố ngày 26/6

Ai thắng ai thua ?

Ai cũng thua, Gelman khẳng định. "Putin đã cho thấy rằng ông ấy đã mất quyền kiểm soát trong một thời gian... Prigozhin đã quá bạo tay và bị đưa trở lại đúng vị trí của mình".

Ông cũng lưu ý rằng các chỉ huy quân sự Nga - Shoigu và Gerasimov đã vô hình trong suốt cuộc đối đầu. Ông ấy nói điều này "hoàn toàn làm mất uy tín của chính họ, ngay cả với cấp dưới của họ".

Tuy nhiên, Giáo sư Yudin, tại Đại học Shankia ở Moscow, nói rằng cuộc so găng giữa Prigozhin và giới lãnh đạo Nga không thể coi là đã dàn xếp êm xuôi.

Nhà phân tích chính trị Nikolai Petrov nói Putin trông yếu thế hơn trong mắt xã hội sau cuối tuần trước.

Học giả nghiên cứu của Princeton, Yevgeny Roschin, nói rằng cuộc binh biến của Prigozhin cho thấy sự chia rẽ trầm trọng trong giới tinh hoa Nga, nơi quân đội đóng vai trò nổi bật nhưng không phải là một tác nhân độc lập.

"Putin và chính quyền của ông ta từng 'nuôi sống' tất cả các bên chủ chốt bằng những xung đột nhỏ. Và sau đó bạn có một người nào đó bên trong nhóm thân tín bất chấp tất cả các quy tắc bất thành văn, chơi hết vốn liếng. Và đối với tôi, điều đó cho thấy sự chia rẽ trong giới tinh hoa đang sâu sắc hơn. Tất cả những gì Prigozhin đã làm là đưa ra tiếng nói đó".

Chuyên gia an ninh người Anh, Edward Lucas, cảnh báo rằng sự suy yếu của Putin có thể dẫn đến "thời kỳ cam go".

"Chúng ta có thể phải đối phó với một nước Nga nguy hiểm, khó lường trong ít nhất 10 năm. Thậm chí sẽ không có sự chắc chắn ở mức độ trên mặt mà chúng ta có với việc Putin nắm quyền".

Hiệu đính bởi Biên tập viên tiếng Nga của BBC, Famil Ismailov

Nguồn : BBC, 27/06/2023

*************************

Binh biến khiến cuc chiến ca Nga Ukraine tr nên ru rã ?

VOA, 27/06/2023

Binh lính mt tinh thn, ch huy chia r, ni b lc đc, lc lượng suy yếu là nhng hu qu mà đi quân xâm lược ca Nga Ukraine s gánh chu sau hành vi to phn bt thành ca lc lượng lính đánh thuê Wagner do ông Yevgeny Prigozhin đng đu, các nhà quan sát nhn đnh.

baoloan4

Ông Prigozhin lãnh đo cuc binh biến Nga hôm24/6

Cuc ni lon ngn ngi ca đi quân Wagner hôm 24/6 đã chiếm được tr s ca Quân khu phía Nam thành ph Rostov-on-Don. Sau đó, đoàn quân ca ông Prigozhin đã tiến v th đô Moscow nhưng cui cùng đã lui binh khi ch còn cách hơn 200km sau khi ông Prizoghin đt được tha thun tránh đ máu vi s trung gian ca Tng thng Belarus Alyaksandr Lukashenko.

‘Quân Nga suy yếu

Mc dù cuc ni lon ch din ra ngn ngi, nhưng hu qu ca nó có th s rt sâu sc, vi nhng hu qu nghiêm trng đi vi cuc xâm lược Ukraine vn đang ru rã, ông Peter Dickinson, biên tp viên ca chương trình Cnh báo Ukraine ca Hi đng Đi Tây Dương (Atlantic Council), nhn đnh trong mt bài phân tích đăng trên trang nhà ca Hi đng.

Theo phân tích ca chuyên gia này thì hu qu thc tế rõ ràng nht ca là v thế ca quân Nga đang chiến đu Ukraine b suy yếu khi mà hơn 20.000 lính Wagner được cho là đã rút khi Ukraine đ tham gia binh biến, tc khong 5% toàn b lc lượng xâm lược Nga. Điu quan trng là đây là nhng đơn v chiến đu hiu qu nht ca quân Nga và đng sau hu hết các bước tiến mà quân Nga đt được trên chiến trường trong năm qua.

Mc dù nhiu chiến binh Wagner cũng có th tr li tin tuyến và có th được đưa vào quân đi chính quy Nga tùy thuc vào bn cht chính xác ca tha thun mà ông Prigozhin đt được, tuy nhiên các đng đi và ch huy mi ca h s nhìn h vi cp mt nghi ng cc đ và s tìm cách hn chế hot đng ca h trên chiến trường.

"Cho dù có chuyn gì s xy ra đi na, vic đoàn quân Wagner dn đu cuc xâm lược ca Nga Ukraine dường như đã chm dt", ông Dickinson phân tích.

Bên cnh đó, cuc ni dy cũng đã cho thy bn thân nước Nga không th t v như thế nào. Quân Wagner phi mt gn mt năm mi chiếm được Bakhmut, mt thành ph nh ca Ukraine nhưng ch mt vài gi đã chiếm được thành ph Rostov-on-Don vn ln hơn Bakhmut gn 20 ln. Kh năng phòng th kém ci ca Nga càng b phơi bày trước đà tiến không h gp tr ngi ca đo quân thiết giáp ca ông Prigozhin.

Gi đây, ông Putin phi khn trương thc hin các bước đ ngăn chn mt lãnh chúa đy tham vng khác hoc quân Ukraine phát đng chiến dch bên trong lãnh th Nga. Ông ta s đào đâu ra quân và trang b cho vic này ? "Khi mà phn ln quân đi Nga hin đang trin khai Ukraine. Nga s không có la chn nào khác ngoài vic gim quân Ukraine đ đi phó các vn đ an ninh nghiêm trng bên trong đt nước", phân tích gia này lp lun.

B máy quân s và an ninh rng ln ca Nga gi đây cũng s phi truy tìm nhng k phn lon, vic này chc chn s khiến h xao nhãng và mt đi ngun lc tp trung cho chiến trường Ukraine, cũng theo li ông Dickinson viết trên Atlantic Council.

Đu đá ni b gia các phe phái đã làm suy yếu quân Nga trong sut cuc xâm lược Ukraine, và xu hướng này gi đây s càng ti t hơn khi chính quyn Nga tìm cách x lý các cnh sát trưởng, quan chc đa phương và ch huy quân s vn ch đng nhìn hoc kín đáo ng h hành vi phn lon ca Wagner.

Cuc ni lon đã đt ra mt s câu hi cơ bn v kh năng lãnh đo ca ông Putin. Người ta đã không thy ông đâu trong nhng gi đu tiên ca cuc khng hong, và ông ta ch xut hin vào sáng hôm sau trong mt bài phát biu ngn trên tivi trước quc dân. Ông Putin dường như cũng đã b gt ra ngoài trong các cuc đàm phán vi Prigozhin và đ cho nhà đc tài Belarus, Tng thng Alyaksandr Lukashenko, cm trch.

Cuc to phn đã làm mt mt Tng thng Nga Vladimir Putin công khai, khiến ông trông yếu hơn bt k thi đim nào trong sut thi gian cm quyn 23 năm qua, ông viết.

‘Mt tinh thn

Theo ông Dickinson tác đng quan trng nht ca cuc binh biến có th là nhu khí ca quân Nga. Nhu khí đi xung đã là vn đ nghiêm trng đi vi đo quân xâm lược ca ông Putin, vi mt lot các video trên mng xã hi trong na đu năm 2023 cho thy s bt mãn lan rng ca quân Nga v vic dùng bin người đ tn công và tn tht thm khc. "Tinh thn chiến đu gi đây s càng suy sp hơn na khi binh lính Nga đt nghi vn v lòng trung thành ca các tư lnh ca h và toàn b chính nghĩa ca cuc xâm lược", ông viết.

Trước thm cuc binh biến, ông Prigozhin đã cho đăng mt bài phát biu video mà trong đó ông cáo buc Đin Kremlin c tình đánh la công chúng Nga đ bin minh cho cuc chiến Ukraine. Th lĩnh Wagner, vn được nhiu người Nga coi là mt trong s ít các nhà bình lun đáng tin cy đt nước này, đã bác b các ni dung ch cht trong li tuyên truyn ca Đin Kremlin rng cuc xâm lược ngăn chn cuc tn công sp xy ra ca Ukraine do NATO hu thun nhm vào min đông Ukraine và bán đo Crimea. Ông Prigozhin cũng trc tiếp bác b cáo buc ca Nga rng quân Ukraine đã ném bom Donbas trong 8 năm trước cuc xâm lược toàn din. Thay vào đó, ông Prigozhin đ li cho tham vng cá nhân ca B trưởng Quc phòng Nga Sergei Shoigu và các nhà tài phit Nga là nguyên nhân gây ra cuc chiến.

"Nhng phát biu như vy chc chn s làm suy yếu tinh thn chiến đu ca quân Nga và khiến nhiu người đt câu hi là h đang chiến đu vì cái gì Ukraine ?" ông Dickinson phân tích. "Điu này t lâu đã là mt vn đ đi vi chính quyn Nga, vn đã hết sc vt v đ nói rõ mc tiêu chiến tranh ca h sau nhng tuyên b không có căn c v phát xít Ukraine và phương Tây đế quc".

"Li phát biu hùng hn ca ông Prigozhin đã vch trn nhng li di trá dùng đ bin minh cho cuc xâm lược và s tiếp tc làm gia tăng bt mãn trong quân Nga đang chiến đu và b mng trên chiến trường", ông viết.

Cuc binh biến Wagner cũng phơi bày s chia r sâu sc trong gii quân s và an ninh Nga, cho thy mc đ trung thành thp đáng k vi chế đ Putin, cũng theo nhn đnh ca chuyên gia này. Ông ch ra kh năng ông Prigozhin có được s ng h t bên trong quân đi Nga, vì ông ta đã có th chiếm được Rostov-on-Don mt cách d dàng. Binh đoàn thiết giáp ca Wagner sau đó đã hành quân hàng trăm cây s gia lòng nước Nga mà không gp phi bt k s kháng c đáng k nào.

"Nếu binh lính và các ch huy Nga không sn sàng bo v đt nước ca h, ti sao quân đi được trin khai đến Ukraine phi hy sinh vì mt lý do đáng ng đến vy ? Nếu ông Prigozhin và đi quân ca ông ta có th không b trng tr sau khi tuyên chiến vi nhà nước Nga, thì ti sao nhng người lính Nga đng viên li phi phi tuân theo mnh lnh cp trên đ đi vào ch chết Ukraine ?", ông lp lun.

‘Ni b ln xn

Trao đi vi VOA t Ba Lan, ông Phan Châu Thành, mt nhà quan sát theo dõi sát sao chiến s Ukraine t nhng ngày đu, nhn đnh rng hành đng gn như dâng tr s quân khu min Nam cho quân ni lon ca quân Nga trú đóng đó cho thy ni b quân Nga đang lc đc đến mc nào.

"Nó cho thy quân Nga bây gi hoc là thiếu người, bi vì không có lc lượng nào đ sc ngăn cn Wagner, hoc là không mun đánh nhau vi Wagner và thm chí là ng h Wagner", ông Thành nói vi VOA.

Ông nhn đnh rng trước vic Tng thng Putin buc phi tha hip vi mt k đu trm đuôi cướp như Prigozhin đ dp binh biến thì mt s tướng lĩnh Nga s bt mãn.

"H s bt đu nghi ng s lãnh đo ti cao ca ông Putin : liu ông y có đ kh năng thun phc các tướng lãnh hay không", ông Thành nói.

Ông d đoán nếu như tha thun đòi ông Putin phi đ cho B trưởng Quc phòng Sergei Shoigu và Tng tham mưu trưởng Valery Gerasimov ra đi và đưa người khác lên lãnh đo cuc chiến Ukraine thì v lâu dài ch huy ca quân Nga s rt ln xn.

"Nếu thượng tng thay đi thì lính tráng bên dưới s hn lon, h s không biết chuyn gì xy ra. Đi đánh trn mà thay tướng gia chng là mt trong nhng điu t hi trong quân s vì thay đi toàn b h thng mnh lnh", ông phân tích.

‘Wagner mt vai trò’

Khác vi nhà phân tích Peter Dickinson, ông Phan Châu Thành cho rng bây gi cho dù lc lượng Nga mt đi đo quân Wagner cho cuc chiến Ukraine cũng không sao.

"Wagner là lc lượng ch dùng đ tn công, đ đánh chiếm, ch không phi lc lượng đ phòng th mt đim vì h không có k lut", ông gii thích và cho rng do quân Nga hin đang không tn công na mà đang trên thế phòng th trước quân Ukraine nên s tham gia ca Wagner cũng không có ích li gì lm.

V kh năng quân đi Nga s ri lon nếu tiếp nhn đi quân Wagner vn vô k lut và có s thù đch vi quân chính quy Nga, ông Thành cho rng quân đi Nga s chia nh Wagner ra và nhét vào các đơn v ca h thì h s kim soát được Wagner.

Trước tình hình này, theo ông Thành, nếu quân Ukraine có th to ra mt chiến thng vang di như Kherson hay Kharkiv trước đây thì quân Nga s tan rã hoàn toàn

"Lúc này quân Nga đang rt hoang mang. Bây gi mà Ukraine đánh mnh, ch cn Nga v trn mt ch thì s xy ra hiu ng domino rt nhanh, h s không còn tinh thn chiến đu na", ông nói.

Tuy nhiên, ông cho rng phía Ukraine đang gp khó khăn là không quân yếu hơn Nga rt nhiu và ‘đang đi mt vi rt nhiu mìn do quân Nga ri mt trn.

"Quân Ukraine đang thiếu các phương tin g mìn nhanh chóng đ to điu kin cho quân ca h tiến lên", ông nói thêm.

Nguồn : VOA, 27/06/2023

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Lãnh đạo Wagner biện minh cho cuộc nổi loạn

Minh Anh, RFI, 27/06/2023

Trang mạng Flightradar 24 theo dõi không lưu cho biết lãnh đạo công ty lính đánh thuê Wagner Yevgeny Prigozhin, hôm 27/06/2023, đã đáp máy bay sang Belarus tị nạn, theo như một thỏa thuận đạt được hôm thứ Bảy 24/6, với tổng thống Nga nhằm chấm dứt cuộc nổi loạn

noiloan1

Lãnh đạo tập đoàn bán quân sự Wagner Yevgueny Prigojine phát biểu trong đoạn video ở Rostov trên sông Đông, Nga ngày 24/06/2023. AP

Tuy nhiên, trong một tin nhắn âm thanh dài 11 phút đăng trên mạng Telegram tối thứ Hai 26/6, mà thời điểm ghi âm không thể xác định, lãnh đạo Wagner một lần nữa khẳng định cuộc nổi loạn của ông không nhằm lật đổ chế độ. 

Từ Moskva, thông tín viên đài RFI Anissa El Jabri tường thuật : 

"Ông ấy luôn nói rằng không muốn làm chính trị nhưng Yevgeny Prigozhin giải thích là ông đã nhận được hơn 1000 thắc mắc về điều gọi là xin trích, "những biến cố". Một lần nữa, ông giải thích là bộ quốc phòng muốn phá vỡ Wagner và ngăn chặn cuộc hành quân của các chiến binh Wagner tiến về thủ đô. Ông ta rút ra những kinh nghiệm dưới dạng các bài học cho quân đội. 

Yevgeny Prigozhin nói : "Cuộc hành quân vì công lý đã cho thấy được nhiều điều mà chúng tôi đã nhiều lần nói đến như những vấn đề an ninh nghiêm trọng trên toàn lãnh thổ. Chúng tôi đã có thể chặn tất cả các đơn vị quân đội và sân bay nằm dọc theo con đường của chúng tôi và trong vòng 24 giờ, chúng tôi đã đi được một quãng đường mà quân đội Nga đã thực hiện ngày 24/02/2022. Nếu như hôm đó, chiến dịch này được thực hiện bởi một đơn vị như Wagner với một mức độ huấn luyện, tinh thần chiến đấu và quyết tâm cao, thì chiến dịch đặc biệt này có lẽ chỉ sẽ kéo dài trong một ngày. Đương nhiên là còn có những vấn đề khác, nhưng chúng tôi muốn chỉ cho thấy cấp độ tổ chức mà quân đội Nga lẽ ra phải có". 

Như một sự trêu tức sau cùng : Yevgeny Prigozhin nói rằng đoàn quân của ông đã được người dân vẫy hoa và cờ đón tiếp tại mỗi nơi họ đi qua". 

Minh Anh

**************************

Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây muốn người Nga "chém giết nhau"

Minh Anh, RFI, 27/06/2023

Hôm 26/06/2023, tổng thống Nga có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi nhóm binh sĩ Wagner rút lui. Ông cáo buộc Ukraina và các nước đồng minh phương Tây muốn người Nga "chém giết nhau" trong cuộc nổi loạn cuối tuần qua.

noiloan2

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva, Nga ngày 24/06/2023. AP - Gavriil Grigorov

Trong bài diễn văn truyền hình ngắn, tổng thống Vladimir Putin khẳng định là đã "trực tiếp" đưa ra những biện pháp ngay từ đầu xẩy ra biến cố, nhằm tránh "một cuộc đổ máu huynh đệ tương tàn" quy mô lớn. Theo ông, đây chính là điều mà "kẻ thù của Nga" - những kẻ tân phát xít ở Kiev và các nước bảo trợ phương Tây – rất muốn nhìn thấy, muốn "người Nga chém giết nhau". 

Nguyên thủ Nga ca ngợi tinh thần đoàn kết, tình liên đới của người dân và cảm ơn các quan chức an ninh đã hoàn thành công việc trong một cuộc họp với giới chức an ninh, có sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng Serguei Choigu.

Ông Putin đưa ra ba lối thoát cho các chiến binh Wagner : Hoặc ký hợp đồng, gia nhập quân đội Nga, hoặc sang Belarus hoặc trở về nhà. 

Trả lời đài RFI, chuyên gia Cyrill Bret, Viện Jacques Delors, nhận định, đề xuất này của tổng thống Putin muốn cơ cấu lại, đặt dấu chấm hết cho cách thức tổ chức, lãnh đạo nhóm vũ trang Wagner như hiện nay. Ông phân tích : 

"Đây là hồi kết của Wagner theo cách tổ chức lính đánh thuê được thành lập hồi năm 2014. Bài phát biểu của tổng thống Nga đã đánh dấu rõ số mệnh các chiến binh của Wagner : Bất kể quân phục họ mặc là gì, bất kể họ được triển khai ở mặt trận nào, hay họ được mang tên là gì đi nữa, số nhân sự này phải được hội nhập vào lực lượng vũ trang đặt dưới sự chỉ huy chính quy, như thông lệ, của quân đội Nga.

Họ vẫn sẽ tiếp tục phục vụ lợi ích của Nga tại Châu Phi hay ở những nơi khác. Vladimir Putin hiểu rằng tôn ti trật tự trong bộ máy quân sự hùng mạnh đã không thể duy trì được nữa và trở thành một mối họa.

Điều này đã được triết gia Machiavel hiểu rõ khi ông nhắc lại rằng số mệnh tất yếu của các nhóm lính đánh thuê là cuối cùng, chúng sẽ chống lại kẻ chỉ huy. Tôi nghĩ rằng Vladimir Putin giờ đã rút ra các bài học. Ông ấy cho sáp nhập tất cả các lực lượng vũ trang vào cùng một hệ thống chỉ huy dưới sự chỉ đạo và quyền lực của ông". 

Minh Anh

*********************

Nga dỡ bỏ "chế độ chiến dịch chống khủng bố" tại Moskva

Minh Anh, RFI, 26/06/2023

Chính quyền Nga hôm 26/06/2023, thông báo dỡ bỏ "chế độ chiến dịch chống khủng bố", cho phép mở rộng quyền hạn của các lực lượng an ninh tại vùng Moskva và Voronej, phía nam thủ đô Nga. Những biện pháp an ninh nghiêm ngặt này đã được thiết lập hôm thứ Bảy 24/6 do vụ nổi loạn của tập đoàn lính đánh thuê Wagner. 

noiloan3

Lực lượng thực thi pháp luật Nga được triển khai bảo vệ an ninh ở thủ đô Moskva, ngày 24/6/2023. (Ảnh : AFP/TTXVN)

AFP nhắc lại, khi tiến hành cuộc nổi loạn, lãnh đạo tập đoàn Wagner tuyên bố "giải phóng nhân dân Nga", khi nhắm đến bộ trưởng quốc phòng Serguei Choigu và tham mưu trưởng Valéri Guerassimov, mà ông Yevgeny Prigozhin tố cáo đã hy sinh hàng ngàn binh sĩ Nga tại Ukraina. 

Cũng trong ngày hôm nay, lần đầu tiên sau 48 giờ nổi loạn của Wagner, ông Choigu đã xuất hiện trước công chúng. Truyền hình Nga phát hình ảnh bộ trưởng quốc phòng đến thăm các binh sĩ tại Ukraina. 

Nếu như chính quyền Nga đang cố gắng thể hiện cuộc sống trở lại bình thường, cuộc tiến quân ngoạn mục về Moskva của Prigojine cùng các binh sĩ được trang bị tốt hôm thứ Bảy vẫn còn gây sốc cho người dân Nga và thủ đô Moskva. 

Thông tín viên Anissa El Jabri tại Moskva gởi về bài tường trình : 

"Làm thế nào điều đó đã có thể xảy ra ? Câu hỏi được nghe rất nhiều trong suốt cuối tuần qua và còn nhiều nhiều câu hỏi khác : Làm sao mà thủ đô nước Nga lại có cảm giác rằng thành phố sẽ chao đảo hay có nguy cơ chìm trong "bể máu" ? Nhưng nhất là làm thế nào chính quyền đi đến nông nỗi này ?

Người dân Moskva, vốn chỉ biết thông tin qua lời nhắn âm thanh của Prigojine, một nhân vật mà họ ít biết đến và họ thường xem như là một tên xã hội đen, đã không chấp nhận điều đó. Và nhất là việc phát hiện nhà nước, bộ máy quyền lực của Nga, bị tước vũ khí, đã làm cho người dân thủ đô sửng sốt, cảm thấy bị sốc và bị xúc phạm. Thật là xấu hổ ! 

Sáng nay, người ta vẫn cảm thấy trạng thái mơ hồ. Truyền thông tỏ ra dè dặt trong việc diễn giải sự việc. Một tờ báo nhấn mạnh rằng phát biểu kịp thời của tổng thống Nga hôm thứ Bảy, 24/6, có một vai trò quan trọng.

Nhưng một báo khác ngay từ sáng Chủ Nhật đã dẫn tin của New York Times, theo đó, cơ quan an ninh Mỹ đã có thông tin về những kế hoạch của nhà sáng lập tập đoàn Wagner, và họ đã cảnh báo cho các lãnh đạo bộ quốc phòng cũng như cho Quốc Hội Mỹ. Tờ báo này lưu ý rằng kẻ thù số một còn có nhiều thông tin hơn là ở Nga. Họ không thể nào tàn nhẫn hơn đối với nhà nước". 

Minh Anh

*************************

Quyền lực của Putin sẽ còn được củng cố hơn ?

Minh Anh, RFI, 26/06/2023

Cuộc nổi loạn của Wagner tuy ngắn ngủi, nhưng làm lộ rõ những chia rẽ trong thượng tầng lãnh đạo của Nga. Nhưng nghịch lý thay, biến cố này lại có thể tạo điều kiện để Vladimir Putin củng cố quyền lực và kéo dài sự sống còn của chế độ do chính ông tạo ra. Đây là nhận định của nhà nghiên cứu Anatol Lieven, trên trang mạng Responsible Statecraft ngày 25/06/2023. 

noiloan4

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva ngày 24/06/2023 via Reuters - SPUTNIK

Cuộc tấn công của lãnh đạo Wagner đã làm tổn hại cho hình ảnh của chế độ, do uy tín mà Wagner đã tích lũy được ở Nga nhờ vào những thành tích chiến đấu tại Ukraina, và do những lời chỉ trích của ông về cơ bản là hoàn toàn đúng.

Ông Yevgeny Prigozhin lên án sự kém cỏi và liều lĩnh của bộ trưởng quốc phòng Serguei Choigu và tổng tham mưu trưởng Valeri Guerassimov trong việc lập kế hoạch tấn công từ sự hỗn loạn, thiếu hụt hậu cần, thiếu phối hợp và tình trạng của quân đội. Lãnh đạo Wagner tố cáo nạn tham nhũng trong giới thượng lưu, trốn thuế và tránh nghĩa vụ quân sự của kẻ giầu. Và nhất là, tuy tránh tấn công trực diện Putin, ông chỉ trích những lời dối trá chế độ đưa ra để biện minh cho cuộc chiến xâm lược. 

Cuộc nổi loạn của Yevgeny Prigozhin trên thực tế là bị thôi thúc bởi nỗi lo Choigu và Guerassimov dùng sức mạnh vượt trội của quân đội để tiêu diệt hay ám sát ông. Nỗi sợ này càng bị thôi thúc trước tuyên bố của ông Putin ngày 14/6 kêu gọi đặt Wagner dưới sự kiểm soát hoàn toàn của bộ quốc phòng Nga. Điều này cho thấy Putin đã vượt qua được rào cản và đứng về phía Choigu và Guerassimov chống lại Yevgeny Prigozhin. 

Tuy nhiên, để cho cuộc nổi loạn được thành công, lãnh đạo Wagner phải hội đủ hai điều kiện : Thứ nhất, phải có đủ số quân chính quy của Nga nổi loạn và tham gia cùng Wagner, và thứ hai, tinh thần Putin không vững và sẽ "đầu hàng" trước những yêu cầu của Yevgeny Prigozhin. Nhưng rủi thay, cả hai yếu tố này đều không có khi chúng ta nghe phát biểu của tướng Serguei Surovikin, kêu gọi lính Wagner và những binh sĩ Nga nào tham gia nổi loạn quy hàng, cũng như bài phát biểu cứng rắn của tổng thống Nga ngày 24/06, lên án cuộc nổi dậy là phản quốc.

Theo nhà địa chính trị Anatol Lieven, cuộc nổi loạn này đã làm nổi rõ một số đặc điểm chính trong cách tiếp cận của ông Putin về thực thi quyền lực. Điều thứ nhất mà rất nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã nhanh chóng quên, đó là Vladimir Putin, qua huấn luyện và với bản năng, là một người hoạt động bí mật, chứ không phải là người lính.

Phương pháp hành động của ông có nhiều lựa chọn : Tàn nhẫn nhưng gián tiếp, nửa bí mật và có thể phủ nhận khi cần. Do vậy, ông có thể hậu thuẫn cho Wagner, với tư cách là một "công ty quân sự tư nhân", để có thể đeo đuổi các mục tiêu của Nga ở Donbass, Syria và Châu Phi, trong khi vẫn cho phép chính phủ Nga duy trì khoảng cách chính thức với các hành động của mình. 

Thứ hai, nếu như phương Tây vẫn luôn xem Vladimir Putin như là một nhà độc tài chuyên chế, thì trên thực tế, tổng thống Nga hoạt động gần giống như là "chủ tịch" một tập hợp các nhà tài phiệt nhà nước hay tranh cãi. Khuyến khích các hiềm khích giữa họ là một phần của chiến lược "chia để trị" và ông chỉ can thiệp để giải quyết khi các hiềm khích đó có nguy cơ bộc phát trước công chúng và đe dọa chính quyền. Riêng trong trường hợp này, ông đã để quá muộn. Và nhất là Vladimir Putin còn là bậc thầy trong việc phân phối bổng lộc nhằm bảo đảm lòng trung thành của các hội viên. 

Cuộc nổi loạn ngắn ngủi này để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải, nhất là liên quan đến quyền lực cá nhân ông Putin. Liệu sau khi đàn áp Yevgeny Prigozhin, số phận của hai vị lãnh đạo quân đội Nga cũng bị lung lay, hay là tổng thống Nga vẫn sẽ bị ràng buộc chặt chẽ với những người này và những người bạn thân khác ?

Trái với nhiều suy nghĩ cho rằng cuộc nổi loạn của ông Yevgeny Prigozhin là một đòn nặng, ảnh hưởng đến uy tín của chủ nhân điện Kremlin, rằng ông có thể sẽ phải quyết định không ra tái tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, thì nhà nghiên cứu Anatol Lieven nhận định, biến cố nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của cá nhân ông đối với hệ thống chính trị do chính ông tạo ra : Nghĩa là các cộng sự của ông có thể phải cầu xin ông ở lại, vì sợ rằng nếu không có Putin, họ sẽ không thể dàn xếp hòa bình cho sự cạnh tranh giữa chính họ ! 

Minh Anh

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Diễn đàn