Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong công cuộc tìm kiếm vũ khí của mình, Ukraine đã ngó lơ các quy tắc chống tham nhũng và quay sang người từng được coi là hiện thân của một kỷ nguyên vô trật tự.

buonvukhi1

Một công ty có liên hệ với cựu nghị sĩ Serhiy Pashinsky, người bị tình nghi tham nhũng, đã trở thành nhà cung cấp vũ khí tư nhân lớn nhất cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh.

Trong những tuần đầu tiên của chiến tranh Ukraine, khi quân xâm lược Nga đang tiến về Kyiv, chính phủ Ukraine cần vũ khí một cách nhanh chóng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng nước này đã thực hiện một cuộc điện thoại trong tuyệt vọng.

Ở đầu dây bên kia là Serhiy Pashinsky, một cựu nghị sĩ nghiện thuốc lá, người đã giám sát chi tiêu quân sự của đất nước trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian đó, ông đã bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng hoặc tư lợi (self-dealing). Giờ đây, ông gần như đang sống trong cảnh lưu vong chính trị ở ngay căn nhà của mình, bị gạt bỏ bởi Tổng thống Volodymyr Zelensky và lời hứa diệt trừ tham nhũng của vị tổng thống.

"Hãy ra đường và hỏi xem Pashinsky có phải là tội phạm hay không", Zelensky nói trên truyền hình quốc gia vào năm 2019. "Tôi đảm bảo rằng nếu anh hỏi 100 người, thì cả 100 người đều sẽ nói rằng ông ta là tội phạm".

Tuy nhiên, Pashinsky có nhiều quan hệ trong giới buôn vũ khí, và có lẽ điều quan trọng hơn là ông biết cách làm việc trong môi trường hỗn loạn, không bị chùn bước bởi các thủ tục quan liêu. Trong chính phủ, điều đó đã khiến ông trở thành nguồn gốc của những vụ bê bối. Nhưng trong thời chiến, nó lại khiến ông trở nên vô giá.

Pashinsky đã trả lời cuộc gọi.

Mười tám tháng sau, một cuộc điều tra của New York Times tiết lộ rằng một công ty có liên hệ với Pashinsky đã trở thành nhà cung cấp vũ khí tư nhân lớn nhất ở Ukraine. Công ty này mua và bán lựu đạn, đạn pháo, và tên lửa thông qua một mạng lưới trung gian xuyên Châu Âu. Công ty đó, Ukrainian Armored Technology, đã báo cáo doanh thu hàng năm cao nhất từ trước đến nay vào năm ngoái, với tổng doanh thu hơn 350 triệu đô la, tăng từ 2,8 triệu đô la ở thời điểm một năm trước chiến tranh.

Và Pashinsky một lần nữa lại bị điều tra, khi chính quyền Ukraine xem xét mức giá của Ukrainian Armored Technology và các liên hệ tài chính của ông với các quan chức về thu mua vũ khí và các công ty nước ngoài, hai quan chức quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Trong tháng này, theo các quan chức chính phủ Ukraine, các nhà điều tra của cơ quan tình báo đã khám xét văn phòng của một công ty thuộc sở hữu nhà nước, tìm kiếm bằng chứng chống lại Ukrainian Armored Technology. Hầu hết những người tiết lộ về cuộc điều tra này đều giấu tên vì họ không được phép lên tiếng khi điều tra vẫn đang diễn ra.

Pashinsky và mạng lưới vũ khí do ông xây dựng đã nêu bật một khía cạnh ít được thảo luận trong chiến lược chiến tranh của Ukraine. Với việc phải đưa vũ khí ra tiền tuyến, các nhà lãnh đạo đã trao cơ hội cho những nhân vật đến từ quá khứ đầy khó khăn và hỗn loạn của Ukraine, đồng thời hủy bỏ, chí ít là trong ngắn hạn, các chính sách chống tham nhũng được tiến hành suốt nhiều năm. Các quan chức chính phủ đã ngừng đưa vào danh sách đen các nhà cung cấp vũ khí từng bòn rút từ quân đội và từ bỏ nhiều quy tắc yêu cầu tiết lộ công khai các hành vi tự trục lợi.

Chính quyền của Zelensky đã làm tất cả những việc trên trong lúc hứa hẹn sẽ tiếp tục chống tham nhũng. Điều đó đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn khó xử – chẳng hạn như việc chính quyền yêu cầu sự giúp đỡ từ người mà họ từng coi là tội phạm, nhờ ông giúp mua vũ khí nhưng cùng lúc lại điều tra ông.

buonvukhi2

Một người lính ném một quả đạn còn bốc khói trong lúc một đơn vị pháo binh Ukraine bắn lựu pháo di động của họ vào một vị trí của quân Nga ở vùng Zaporizhzhia, miền nam Ukraine vào tháng 4. © David Guttenfelder, The New York Times

Trước mắt, nước đi này đang mang lại kết quả. Ukraine đã cầm chân quân đội Nga đủ lâu để viện trợ quốc tế đến kịp. Và Ukraine Armored Technology đã nhận được các hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Rủi ro dài hạn là những thay đổi tạm thời này sẽ trở thành thay đổi vĩnh viễn, và Pashinsky cùng những người từng bị gạt ra bên lề sẽ nổi lên từ cuộc chiến với nhiều tiền bạc và ảnh hưởng hơn bao giờ hết.

Các nhà lãnh đạo Ukraine hiểu rõ nguy cơ này. Thứ trưởng Quốc phòng Volodymyr Havrylov cho biết trong một cuộc phỏng vấn, "Chúng tôi không quá lý tưởng hóa trong vấn đề này. Khi chiến tranh nổ ra, chúng tôi cần một lượng vũ khí lớn, ngay lập tức".

Cuộc điều tra của Times trên khắp Châu Âu đã cho thấy cách mà việc này xảy ra và cách mà các chính sách của Ukraine, được sản sinh từ sự tuyệt vọng, đã đẩy giá vũ khí tăng vọt và mang lại lợi nhuận khổng lồ.

Mạng lưới của Pashinsky mua vũ khí và sau đó bán chúng, rồi mua lại và bán chúng một lần nữa, theo thông tin từ các hợp đồng mật và tài liệu chính phủ mà Times thu thập được, cùng với các cuộc phỏng vấn hơn hai chục quan chức đương nhiệm và cựu quan chức chính phủ, cùng các nhân vật trong ngành công nghiệp vũ khí.

Với mỗi giao dịch, giá vũ khí sẽ tăng lên – theo đó là lợi nhuận cho các cộng sự của Pashinsky – và người mua cuối cùng, quân đội Ukraine, phải trả nhiều tiền nhất. Sử dụng nhiều đơn vị trung gian có thể hợp pháp, nhưng đó là một cách làm đã được sử dụng từ lâu để thổi phồng lợi nhuận, và là điều mà Lầu Năm Góc muốn tránh.

Phần lớn số tiền đổ vào hệ thống này đến từ viện trợ Châu Âu, theo một quan chức am hiểu về tài trợ thời chiến của Ukraine. Tuy nhiên, các quan chức Châu Âu và Mỹ không muốn thảo luận về Pashinsky, vì sợ sẽ giúp củng cố luận điệu của Nga, rằng chính phủ Ukraine quá tham nhũng và phải bị thay thế.

Tuy nhiên, một cách riêng tư, họ nói rằng sự xuất hiện trở lại của những nhân vật như Pashinsky là một lý do khiến chính phủ Mỹ và Anh trực tiếp mua đạn dược cho Ukraine thay vì chỉ đơn giản chuyển tiền cho họ.

buonvukhi3

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Volodymyr Havrylov, nói rằng khi chiến tranh nổ ra, nước này muốn có "một lượng lớn" vũ khí, "ngay lập tức. © Caroline Chia, Reuters

Pashinsky, người giám sát hoạt động thu mua vũ khí của Ukraine, phủ nhận có bất kỳ lợi ích tài chính nào trong việc kinh doanh vũ khí. Trên giấy tờ, ông nói đúng. Nhưng ở Ukraine, giấy tờ không phải lúc nào cũng phản ánh thực tế.

Các quan chức từ ba bộ phận khác nhau của chính phủ Ukraine, bao gồm một quan chức hàng đầu về mua sắm vũ khí, nói rằng khi chính phủ muốn mua hàng từ Ukrainian Armored Technology, họ sẽ phải thương lượng với Pashinsky. Havrylov nói rằng, "Ông ta luôn phụ trách liên hệ với công ty đó".

Quân đội Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào loại đạn có cỡ nòng thời Liên Xô, và loại đạn này hầu như chỉ có ở các nước thuộc khối Xô-viết cũ, gồm một số quốc gia miễn cưỡng chống lại Nga bằng cách bán cho Ukraine. Để tiếp cận các nguồn cung đó, người ta cần các mạng lưới nhiều kinh nghiệm, điều mà Pashinsky và nhóm của ông sở hữu.

Pashinsky phủ nhận việc tham gia đàm phán những thỏa thuận như vậy và nói rằng quá khứ bê bối của mình là do các chiến dịch thông tin sai lệch của Nga. "Tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là hiện thân hay biểu tượng của một hệ thống tham nhũng", ông nói.

Ông thừa nhận cuộc điều tra hình sự đang diễn ra, nhưng cho biết nó được thúc đẩy bởi quan niệm sai lầm của các quan chức chính phủ, rằng những người bán vũ khí đang thu lợi nhuận béo bở một cách bất công. Ông tự gọi mình là "một công dân có trách nhiệm đối với đất nước tôi, người chưa bao giờ phản bội và sẽ không bao giờ phản bội tổ quốc".

Về nhận xét trên truyền hình của Zelensky từ nhiều năm trước, "Tổng thống chỉ đơn giản là đã phạm sai lầm", ông nói. "Ông ấy cũng là một con người, dễ mắc sai lầm".

Những người chỉ trích Pashinsky nói rằng ông là một kẻ trục lợi. Các nhóm thúc đẩy quản trị tốt và các đối thủ chính trị than phiền về sự hồi sinh của ông. Nhưng họ cũng nhất trí rằng môi trường "vũ khí bằng mọi giá" ngày nay là hoàn hảo cho Pashinsky.

Và ông đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

‘Mọi người đều đứng về phía ông ta’

Năm 2015, một quan chức chuyên về thu mua vũ khí tên là Nelly Stelmakh đã được mời đến gặp Pashinsky. Ông là một nhân vật tiêu biểu trong chính trị. Ông đã có một thời gian ngắn là người đứng đầu văn phòng tổng thống – tương tự như chánh văn phòng Nhà Trắng – và khi đó là chủ tịch ủy ban an ninh – quốc phòng của Quốc hội Ukraine.

Điều đó giúp ông có vai trò trung tâm trong việc giám sát thu mua vũ khí vào thời điểm Ukraine đang chi mạnh tay để xây dựng một bức tường thành quân sự chống lại Nga.

Lời mời họp là một bất ngờ, bởi Stelmakh chuyên mua hàng hóa không sát thương, chứ không phải vũ khí. Khi bà đến văn phòng của ông, Stelmakh hồi tưởng, Pashinsky đã bảo bà mua nhiên liệu từ nhà cung cấp do ông chọn thay vì người trả giá thấp nhất.

Bà đã rất ngạc nhiên. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây, "Tôi nghĩ chúng ta phải chiến đấu với kẻ thù chứ không phải trở thành kẻ ăn trộm. Khi tôi trả lời rằng mình sẽ làm đúng luật, tôi bắt đầu gặp rắc rối". Bà nói rằng Pashinsky đã cho các điều tra viên của chính phủ thẩm vấn mình.

Chính phủ đã mua nhiên liệu từ nhà cung cấp ưa thích của Pashinsky. Ông đã cung cấp cho tờ Times một lá thư của chính phủ cho biết các nhà cung cấp được ông chọn đã tính phí thấp hơn trước đó, nhưng không nói rõ liệu còn nhà cung cấp nào khác đưa ra giá thấp hơn hay không. Và dù việc mua nhiên liệu đã từng gây tranh cãi, rốt cuộc chẳng có gì thay đổi.

Đó là những gì thường xảy ra với Pashinsky. Trong những năm qua, các cuộc điều tra hình sự về các giao dịch của ông đã bị bác bỏ. Một cuộc điều tra tham nhũng về việc liệu ông có chiếm đoạt một nhà máy kẹo hay không đã bị đóng lại. Con trai ông đã nhận được công việc tại một công ty thu mua vũ khí thuộc sở hữu nhà nước, còn Ukrainian Armored Technology đã giành được hợp đồng của chính phủ về súng cối và xe bọc thép, bất chấp việc có rất ít nhân viên và không có khả năng sản xuất. Gia đình Pashinsky đã mua một chiếc Mercedes, một chiếc Range Rover, và sống trong một ngôi nhà rộng 930 mét vuông trên một khu đất có tường bao quanh, có hồ nước, và một nhà thờ riêng.

Nạn tham nhũng tràn lan là mối quan ngại thường trực của các nhà lãnh đạo Mỹ và Châu Âu. Họ muốn ủng hộ Ukraine chống lại Nga, nhưng sợ sẽ trao tiền cho các chính trị gia coi đó là phương tiện trục lợi cá nhân. Phương Tây từ lâu đã gây áp lực buộc Ukraine phải nhổ tận gốc nạn tham nhũng, gọi đây là điều kiện tiên quyết để nước này gia nhập liên minh quân sự NATO và Liên Hiệp Châu Âu.

Khi tổ chức Minh bạch Quốc tế nghiên cứu hệ thống mua vũ khí của Ukraine cho một báo cáo năm 2015, các nhà điều tra đã xem các lợi ích mâu thuẫn của Pashinsky – nhân vật lớn trong ngành buôn bán vũ khí và chủ tịch ủy ban giám sát các giao dịch vũ khí – là một trở ngại cho việc chống tham nhũng, theo lời một điều tra viên khi đó.

buonvukhi4

Aivaras Abromavicius, cựu giám đốc công ty vũ khí quốc doanh lớn nhất Ukraine, và từng là bộ trưởng kinh tế và thương mại nước này. © Emmanuel Dunand/Agence France-Presse – Getty Images

Aivara Abromavicius, khi đó là người đứng đầu công ty vũ khí quốc doanh lớn nhất Ukraine và là một cựu bộ trưởng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh năm 2019 rằng Pashinsky là chủ sở hữu của Ukrainian Armored Vehicles. Ông nói, "Trở thành một người hưởng lợi trong bóng tối nhờ quyền lực, đồng thời có mặt trong ủy ban [giám sát thu mua] là điều sai trái.

Tuy nhiên, Pashinsky là bậc thầy trong "căn phòng đầy khói thuốc" [chỉ nơi có hoạt động mờ ám – ND], mà ở đây chính là văn phòng của ông, nơi ông hay hút thuốc lá Parment Night Blue. Ông đã gạt bỏ tranh cãi bằng những lời buộc tội trở lại đối với người khác hoặc những câu nói hài hước nhưng ngầm đe dọa. Ông thậm chí còn tham gia vào một cuộc ẩu đả tay đôi ngay tại Quốc hội.

Ông cáo buộc các thành viên của NAKO, một nhóm phi lợi nhuận chống tham nhũng, là đặc vụ nước ngoài, Olena Tregub, giám đốc điều hành nhóm này cho biết.

Một lần, các thành viên NAKO tập trung tại phòng điều trần để nghe Pashinsky thảo luận về một vụ mua sắm quân sự lớn. Ngồi ở đầu chiếc bàn trong phòng họp, sau lưng là lá cờ Ukraine, Pashinsky vươn tay về phía trước và đặt một quả đạn lên bàn. "Các vị thật may mắn vì thứ này là giả", ông vừa nói vừa cười, theo lời Tregub, người đã tham dự cuộc họp.

Luật sư Tetiana Blystiv cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, suốt nhiều năm, Pashinsky đã lệnh cho bà viết các công văn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho nhiều công ty bao gồm Ukrainian Armored Technology. Năm 2018, khi có thông tin cho rằng Pashinsky có thể bị phế truất, bà đã đứng lên chống lại ông và từ chối soạn các tài liệu.

Pashinsky mời bà vào văn phòng của mình, nơi ông ngồi hút thuốc bên bàn làm việc. Khi Blystiv đến, ông tiến về phía bà, lớn tiếng cáo buộc bà tham nhũng và đe dọa sẽ buộc tội bà. Khi bị ông nắm lấy cánh tay, bà vội mở cửa, hy vọng ông sẽ lùi lại nếu nhìn thấy mọi người trong phòng chờ.

buonvukhi5

Một mảnh vỡ từ một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy, một biểu tượng của Chính thống giáo, và một vỏ đạn cối tại văn phòng của Serhiy Pashinsky ở Kyiv hôm thứ Tư. © Emile Ducke, The New York Times

"Lấy mạng người khác không tốn nhiều tiền đâu", Blystiv nhớ lại câu nói của Pashinsky. Bà nói ông đã đề cập đến các con của bà.

Blystiv cho biết đã trình báo Pashinsky với chính quyền. "Họ cười. Mọi người đều đứng về phía ông ta".

Theo lời kể của Pashinsky, vụ việc thực ra là do ông buộc tội Blystiv biển thủ tiền. Ông nói mình đã báo cáo trường hợp của bà lên các công tố viên và rằng ông chưa bao giờ ra lệnh cho bà phải viết công văn để kiếm lợi cho một công ty nào cả. Cả hai người đều không bị buộc tội.

Các cử tri đã loại Pashinsky khỏi Quốc hội vào năm 2019, cùng năm mà Zelensky nhậm chức với lời hứa sẽ xử lý nghiêm nạn tham nhũng.

Gần như ngay lập tức, vẻ bất khả chiến bại của Pashinsky biến mất.

Văn phòng chống tham nhũng của đất nước bắt đầu điều tra ông về cáo buộc "lạm dụng chức vụ", theo hồ sơ tòa án do công ty dữ liệu YouControl của Ukraine cung cấp. Pashinsky viết trên Facebook rằng các thám tử đã đột kích vào nhà ông lúc 7 giờ sáng ngày 24/02/2020. Quân đội đã ngừng trao các hợp đồng kinh doanh quan trọng cho Ukrainian Armored Technology, và các nhà điều tra chống tham nhũng đã đột kích vào văn phòng của công ty, tịch thu nhiều tài liệu và một ổ cứng.

Ngay sau khi tổng thống mới lên nắm quyền, Pashinsky đã bị bắt vì một sự cố trên đường phố cách đó ba năm. Lúc ấy, Pashinsky đã bước ra khỏi xe và bắn chỉ thiên. Khi người lái xe kia đáp trả bằng cách dùng chai đập vào đầu ông, ông nói, "Tôi buộc phải bắn vào chân anh ta". Một thẩm phán đã ra lệnh tạm thời quản thúc ông trong một vụ án hiện vẫn đang chờ giải quyết.

Thời đại Pashinsky tưởng chừng đã kết thúc.

Hồi sinh

Khi quân đội Nga ồ ạt tiến đến biên giới Ukraine vào tháng 1/2022, Pashinsky đã nhìn thấy một cơ hội. Chiến tranh dường như sắp xảy ra và Ukraine đang thiếu vũ khí.

Ukraine đã thực hiện một số giao dịch mua vũ khí lớn trong 18 tháng trước đó.

Có vẻ như các cuộc đại tu chính sách của Zelensky đã làm cho hoạt động mua sắm trở nên minh bạch hơn, nhưng cũng kém hiệu quả hơn. Hệ thống cũ đã biến mất, nhưng không ai có thể đặt ra hệ thống mới.

Theo lời các quan chức chính phủ, Pashinsky bắt đầu nói với các đầu mối trong giới quân sự rằng, nếu được yêu cầu, ông có thể cung cấp vũ khí.

Đó là khi họ gọi điện thoại và ông được mời tham dự một cuộc họp với các quan chức quốc phòng, bốn người có thông tin về cuộc họp này cho biết.

Lúc đó, các chuyến hàng lớn của NATO vẫn chưa bắt đầu và Ukraine rất cần đạn có cỡ nòng của Liên Xô. Nhà cung cấp quan trọng nhất, Bulgaria, đã từ chối bán trực tiếp cho Ukraine vì sợ làm phật lòng Nga.

Các quan chức nói rằng điều đó khiến Pashinsky trở nên đặc biệt có giá trị. Vì Ukrainian Armored Technology có quan hệ ở Bulgaria.

Đầu mối liên lạc của Pashinsky là một nhà môi giới tên Kaloyan Stanislavov. Hai người biết nhau thông qua một chính trị gia Litva, người đã bị kết án về tội tham nhũng, theo các tài liệu của chính phủ và các đối tác kinh doanh.

Stanislavov đã có thể khiến các nhà máy ở Bulgaria ưu tiên đơn đặt hàng của mình. Tại một trong những nhà sản xuất lớn nhất, một cộng sự cho biết, Stanislavov đã mua gần như toàn bộ số thuốc súng có sẵn vào đầu năm ngoái, khiến các đối thủ phải tranh giành phần còn lại.

buonvukhi6

Lối vào chính của nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Bulgaria vào tháng 2. © Nikolay Doychinov, The New York Times

Vì Bulgaria không cho phép bán đạn dược trực tiếp cho Ukraine nên Ukrainian Armored Technology đã thỏa thuận với nhà môi giới 70 tuổi người Ba Lan, Andrzej Kowalczyk. Theo các tài liệu mua bán, ông đã làm giấy tờ để khai Ba Lan, chứ không phải Ukraine, là người mua cuối cùng.

Hồ sơ cho thấy vũ khí đã được chuyển từ các nhà sản xuất Bulgaria cho Stanislavov, sau đó đến người trung gian Ba Lan, rồi đến Ukrainian Armored Technology, và cuối cùng là quân đội Ukraine. Hồ sơ vận chuyển của một giao dịch cho thấy một hãng hàng không Ukraine đã vận chuyển hơn 120 tấn tên lửa, lựu đạn, và đạn pháo từ Bulgaria đến Ba Lan để giao cho Ukraine.

Stanislavov thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn ngắn rằng, cứ qua một trung gian, giá lại tăng lên. Ví dụ, nhà môi giới Ba Lan sẽ nhận được một khoản chênh lệch. Stanislavov nói, "Có lợi nhuận thặng dư. Đương nhiên. Vì đây là chuyện kinh doanh". Kowalczyk cho biết công ty của mình chỉ thu được một khoản lợi nhuận nhỏ từ những giao dịch như vậy.

Việc giá bị đội lên có thể mang lại lợi ích cho Ukrainian Armored Technolog, vì công ty này tính phí đối với quân đội Ukraine dựa trên giá mua.

Các công tố viên Ukraine hiện đang điều tra mạng lưới này và xem liệu Pashinsky có nhận tiền lại quả từ người trung gian Ba Lan hay không, theo một quan chức biết về cuộc điều tra. Pashinsky thừa nhận mình biết người đàn ông này, nhưng nói họ không có quan hệ tài chính.

Cơn khát vũ khí

Vài tuần sau khi chiến tranh bắt đầu, Ukrainian Armored Technology đã nhận được các hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la từ chính phủ để mua đạn súng cối, tên lửa, rốc két, và lựu đạn. Chỉ riêng trong tháng 3/2022, các tài liệu cho thấy, Ukraine đã đồng ý trả cho công ty này hơn 100 triệu đô la.

Một đợt kiểm toán của Bộ Quốc phòng Ukraine cho thấy trong phần lớn thời gian của năm ngoái, Ukrainian Armored Technology có nguồn cung đáng tin cậy hơn so với các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Một số quan chức Ukraine đổ lỗi cho công ty này vì đã đẩy giá lên khi đấu thầu với các công ty nhà nước để mua vũ khí. Nhưng nếu vậy, đó không hoàn toàn là lỗi của Pashinsky.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, chính phủ Ukraine lẽ ra có thể giữ nguyên các quy tắc chống tham nhũng và để chính phủ thực hiện việc thu mua. Thay vào đó, các quan chức quyết định tranh thủ càng nhiều nhà môi giới vũ khí càng tốt và loại bỏ một số quy tắc tiết lộ thông tin.

Mục tiêu là khai thác càng nhiều nguồn và loại bỏ càng nhiều rào cản càng tốt. Kết quả là một sự điên cuồng. Havrylov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhớ lại, "Chúng tôi đã gặp trường hợp hai công ty nhà nước cạnh tranh để mua cùng một thứ".

buonvukhi7

Các ống từ đạn pháo đã qua sử dụng nằm chất đống trong một chiến hào của Quân đội Ukraine ở vùng Donetsk vào tháng 3. © Tyler Hicks, The New York Times

Havrylov tiết lộ rằng hàng ngàn nhà môi giới đã trả lời cuộc gọi từ chính phủ. Nhưng ít người có các mối quan hệ như Pashinsky. Chỉ 10 đến 15% trong số này có thể tìm thấy loại đạn mà họ đã hứa và chỉ khoảng một nửa trong số đó được giao đến nơi.

Các nhà môi giới thành công nhất, như kết luận của các quan chức điều tra, là những người đi theo cách kinh doanh cũ. Pashinsky đã mang đến các nguồn cung quan trọng sớm hơn các đồng minh của Ukraine, Havrylov nói.

Và ông khẳng định rằng những người đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ thảm khốc đó không nên bị nghi ngờ khi nhìn lại.

Havrylov nói, "Chúng ta đừng nhắc đến những gì họ đã làm vào tháng 2, tháng 3/2022. Ngay cả khi chúng có vẻ khả nghi".

Justin Scheck & Thomas Gibbons-Neff

Nguyên tác : "Zelensky Called Him a Criminal. Now Ukraine Calls Him for Guns and Ammo", New York Times, 12/08/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 21/08/2023

Michael Schwirtz, Anatol Magdziarz, và Daria Mitiuk đã đóng góp cho bài viết này.

Justin Scheck là phóng viên của tờ Times, chuyên phụ trách các cuộc điều tra quốc tế.

Thomas Gibbons-Neff là phóng viên về Ukraine và là cựu lính thủy đánh bộ Mỹ.

Additional Info

  • Author Justin Scheck, Thomas Gibbons-Neff, Nguyễn Thị Kim Phụng, Michael Schwirtz, Anatol Magdziarz, Daria Mitiuk
Published in Diễn đàn

Sau 20 năm nắm quyền, hướng đi nào cho ông Putin ? (VOA, 30/12/2019)

Tính đến ngày 31/12/2019, Tng thng Nga Vladimir Putin lên nm quyn tròn hai thp k. Hãng tin AP nhn đnh ông va t hào v nhng thành tu ca mình nhưng vn t ra e ngi v tương lai chính tr - mt s dè dt làm dy lên nhng suy đoán khác nhau v ý định ca ông.

ngatrung1

Tính đến ngày 31/12/2019, Tng thng Nga Vladimir Putin lên nm quyn tròn hai thp k.

Ông Putin ca ngợi s hi sinh ca nước Nga trong bi cnh toàn cu hóa, hin đi hóa công nghip, xut khu nông nghip đang bùng n và mt quân đi hùng mnh là nhng thành tu trong nhim kỳ ca ông bt đu vào ngày 31/12/1999.

Các nhà phê bình cáo buộc ông Putin đang thc hin các chính sách ging như thi hu Xô Viết, trong đó thiết lp s kim soát cht ch đi vi tình hình chính tr, h uy tín phe đi lp và bóp nght truyn thông.

Họ cáo buc ông phi chu trách nhim v v căng thng với phương Tây sau khi Nga sáp nhp Crimea ca Ukraina vào năm 2014, mt s kin giúp ông cng c s ng h trong nước nhưng khiến M và Châu Âu tăng cường các lnh trng pht.

Ông Andrei Kolesnikov, một nhà nghiên cu thuc Trung tâm Carnegie Moscow, cho AP biết : "Ông Putin đã ngăn chn s phát trin bình thường ca Nga như mt nn kinh tế th trường bình thường và mt nn dân ch chính tr bình thường", và đã biến Nga tr thành "k phá hoi toàn cu".

Những người theo dõi đin Kremlin đang c gng d đoán những gì s xy ra sau khi nhim kỳ 6 năm hin ti ca ông Putin kết thúc vào năm 2024. H có mt đim chung : ông Putin, nhà lãnh đo thâm niên nht ca Nga, k t thi lãnh t đc tài Josef Stalin ca Liên Xô, có th s li cm quyn.

Ông Putin, 67 tuổi, mt người chuyên cn th dc th thao, dường như có sc khe tt đ đ tiếp tc ti v. Ông thường xuyên luyn tp judo, trượt tuyết và chơi khúc côn cu trên băng đ th hin sc mnh ca mình, theo AP.

Ông Putin có thể d dàng tn dng quc hi như mt cơ quan quyn lc bù nhìn đ tiếp tc duy trì nhim kỳ ca ông, nhưng hu hết các nhà quan sát đu nhn đnh rng ông Putin s có "cách tiếp cn đơn gin hơn".

Đầu tháng này, ông Putin đã gi ý v nhng sa đi hiến pháp có th đ phân phi li quyn lực giữa tng thng, Ni các và quc hi.

Ông đã không nêu rõ những thay đi có th được thc hin là gì, nhưng tuyên b này có th báo hiu ý đnh ct gim quyn lc ca tng thng và ông tiếp tc cai tr đt nước vi tư cách th tướng.

Có những kh năng khác. Nhà lãnh đạo lâu năm ca Kazakhstan, Nurultan Nazarbayev, đã tr thành hình mu trong năm nay khi ông đt ngt t chc và đ thân tín ca ca ông đc c tng thng trong mt cuc bu c sm. Ông Nazarbayev, 79 tui, vn duy trì quyn lc vi tư cách người đng đu hi đng an ninh quc gia.

Ngoài ra, còn có một la chn khác, nhưng kch tính hơn. Nhiu người nước láng ging nói Kremlin có th thúc đy vic sáp nhp hoàn toàn hai đng minh trước đây ca Liên Xô đ cho phép ông Putin tr thành người đng đầu mt nhà nước thng nht mi.

Gần đây khi được hi rng liu có đang xem xét vic này, ông Putin đã né tránh câu hi. Mi mt la chn đu n cha nhng ri ro ln.

Tuyên bố ca ông Putin trong tháng này v vic có th thay đi hiến pháp đ gii hn chức v tng thng ch trong hai nhim kỳ được nhìn nhn rng rãi như là tín hiu cho thy ông đang d tính to ra v trí điu hành mi cho chính mình trong khi gim quyn lc ca người kế nhim.

Dù chọn con đường nào, ông Putin kh năng cao s gi bí mt ý định ca mình cho đến phút cui.

"Sự bt đnh này có nhng li thế ca nó – quý v có th đ các nhóm li ích đu vi nhau, quý v có th gi chân h trong thế bt đnh này", nhà phân tích chính tr ti Moscow, Yekaterina Shulman, cho AP biết.

"Tuy nhiên, việc này không th kéo dài quá lâu vì nó kích đng s đu đá trong gii tinh hoa", bà Shulman cho biết thêm.

Hãng tin Reuters đã điểm li nhng nét ni bt trong 20 năm nm quyn ca ông Putin :

31/12/1999 : Tổng thống Boris Yeltsin từ chức do sức khỏe và chỉ định ông Putin làm quyền tổng thống

26/3/2000 : Ông Putin thắng cử tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên

3/2004 : Putin thắng cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai với hơn 70% phiếu bầu

5/2008 : Putin trở thành thủ tướng sau khi ông Dmitry Medvedev, đồng minh của ông, trở thành tổng thống (do hiến pháp quy định một người không thể làm tổng thống hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp)

2012 : Ông Putin trở lại vị trí tổng thống, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại với hơn 60% số phiếu sau khi có quyết định gia hạn các nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm.

19/3/2018 : Ông Putin lại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và ông sẽ tại vị cho đến năm 2024.

****************

Cái giá Nga phải trả khi bán vũ khí cho Trung Quốc (RFI, 30/12/2019)

Trong những ngày cuối năm 2019, trong một phản ứng bất bình công khai hiếm hoi về quan hệ với Trung Quốc, một quan chức Nga thuộc tập đoàn quốc phòng Rostec đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh sao chép bất hợp pháp hàng loạt những loại vũ khí cùng thiết bị quân sự khác. Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc bị Nga cáo buộc về tội đánh cắp công nghệ, tuy nhiên, theo các nhà phân tích, các phản ứng nói trên đã không ngăn cản được đà tăng của các thương vụ bán vũ khí Nga cho Trung Quốc.

ngatrung2

Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh tham gia tập trận tại một khu vực ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 02/01/2017. Reuters/Stringer

Theo tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 20/12/2019, trong một tuyên bố gay gắt khác thường hôm 14/12, Yevgeny Livadny, giám đốc phụ trách vấn đề sở hữu trí tuệ thuộc tập đoàn quốc phòng Nga Rostec đã xác định rằng trong vòng gần 20 năm gần đây, việc nước ngoài sao chép trái phép trang thiết bị của Nga là một vấn đề nghiêm trọng.

Trung Quốc bị tố cáo đích danh là kẻ ăn cắp công nghệ vũ khí Nga

Và quan chức Nga này không ngần ngại tố cáo đích danh Trung Quốc : "Đã có 500 trường hợp như vậy trong 17 năm qua. Chỉ riêng Trung Quốc đã sao chép các loại động cơ máy bay, phi cơ Sukhoi, máy bay phản lực dùng trên tàu sân bay, hệ thống phòng không, tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không tầm trung tương tự như hệ thống Pantsir".

Cáo buộc của Rostec về hành vi sao chép của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm việc buôn bán vũ khí giữa hai nước đang phát triển mạnh.

Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI, từ năm 2014 đến 2018, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Trung Quốc, bảo đảm đến 70% lượng vũ khí nhập khẩu của Bắc Kinh.

Ngay cả vũ khí tối tân nhất của Nga cũng được bán cho Trung Quốc, từ hệ thống phòng không S-400 cho đến chiến đấu cơ Su-35.

Cho dù Moskva từng lên án Bắc Kinh ăn cắp công nghệ, lượng xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu tuột giảm. Theo giới chuyên gia, những lợi ích địa chính trị và kinh tế đã buộc Nga phải giảm nhẹ tầm mức nghiêm trọng của các hành vi đánh cắp công nghệ mà Trung Quốc tiến hành.

Các biện pháp ngăn chặn của Nga đều vô hiệu

Theo tờ báo Nhật Bản, Trung Quốc từ lâu đã sao chép trái phép nhiều loại vũ khí của Nga, và Moskva đã áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn việc này nhưng không mấy hiệu nghiệm.

Trong những năm 1990 chẳng hạn, Trung Quốc đã mua các loại vũ khí tiên tiến vào thời ấy của Nga là chiến đấu cơ Su-27 và hệ thống tên lửa S-300. Ngay sau đó, Bắc Kinh đã nghiên cứu các loại vũ khí này và dùng đó làm mẫu để phát triển loại máy bay chiến đấu J-11 và tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc.

Một ví dụ khác : Tiêm kích J-15 dùng cho hàng không mẫu hạm bị cho là bản sao trái phép của Su-33 Nga.

Hành vi sao chép trắng trợn đó đã buộc Nga phải tìm cách hạn chế việc sao chép công nghệ. Một trong các biện pháp là đòi Trung Quốc phải mua vũ khí với số lượng lớn thay vì chỉ mua một vài mẫu vì việc mua mẫu là dấu hiệu của âm mưu sao chép.

Nga cũng đã đưa vào hợp đồng vũ khí các điều khoản cam kết chống trộm cắp thiết kế, thậm chí còn cố gắng lấy tiền bản quyền từ các bản sao vũ khí Nga của Trung Quốc. Tuy nhiên, những biện pháp này không thực sự hiệu quả, như lời thừa nhận của ông Vadim Kozyulin, đặc trách vấn đề an ninh Châu Á tại trung tâm nghiên cứu quốc tế PIR Center ở Nga.

Chính vì quan ngại trước các hành vi đánh cắp công nghệ của Trung Quốc và vào giữa thập niên 2000, Nga đã bắt đầu bớt bán vũ khí cho Trung Quốc. Vào năm 2005 chẳng hạn, Trung Quốc chiếm 60% doanh số vũ khí xuất khẩu của Nga. Qua năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 8,7%.

Thế nhưng, sau khi nổ ra khủng hoảng với phương Tây vào năm 2014 về vụ sát nhập vùng Crimea, việc buôn bán vũ khí và hợp tác quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh đã khởi sắc trở lại.

Bị Trung Quốc đánh cắp, nhưng Moskva phải cam chịu

Hiện nay, Moskva được cho là đã chấp nhận việc Trung Quốc sao chép công nghệ của Nga là cái giá không thể tránh khỏi khi làm ăn với Bắc Kinh.

Theo ông Vasily Kashin, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thì việc bị đánh cắp công nghệ là một vấn đề chung đối với tất cả các công ty làm ăn với Trung Quốc, nhưng cho đến nay, chưa có một vụ sao chép nào đủ nghiêm trọng để khiến Nga quay lưng lại với một thị trường béo bở như Trung Quốc.

Chuyên gia này còn cho rằng Nga thậm chí còn không cảm thấy bị đe dọa vì Moskva vẫn nắm lợi thế công nghệ kể cả khi Trung Quốc "làm nhái" thành công : "Không thể sao chép một số công nghệ trong một khoảng thời gian ngắn, và sao chép công nghệ cũ cũng mất khoảng thời gian ngang với việc phát triển công nghệ mới".

Do đó, theo ông Kashin : "Chi bằng lấy tiền của Trung Quốc để tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển và cứ để cho Trung Quốc làm bất cứ điều gì họ muốn" với các công nghệ cũ.

Quan hệ đối tác địa chính trị Nga-Trung đang phát triển, cùng nhắm vào các đối thủ chung là Mỹ và đồng minh cũng làm giảm mối lo ngại của Moskva về những rủi ro từ phía Bắc Kinh.

Hiểm họa đối với Nga : Bị mất thị trường vũ khí vào tay Trung Quốc

Tuy nhiên, theo báo Nikkei Asian Review, vẫn còn những vấn đề khác, đặc biệt là việc Trung Quốc đang nổi lên thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn, cạnh tranh với Nga nhờ công nghệ vũ khí ăn cắp được và hàng thập kỷ đầu tư mạnh vào quân sự.

Trên vấn đề này, một số nhà phân tích Nga không thấy lo ngại lắm. Ông Andrei Frolov, tổng biên tập báo Arms Exports của Nga giải thích : "Một mặt, Nga lo ngại Trung Quốc sẽ dần dần đẩy Nga ra khỏi thị trường vũ khí truyền thống của mình… Nhưng mặt khác, Trung Quốc có tiền và mong muốn hợp tác, vì vậy đấy có thể là cơ hội để Nga phát triển nhờ có tiền và công nghệ của Trung Quốc".

Một thách thức khác là làm sao để Trung Quốc vẫn là khách hàng mua vũ khí. Theo ông Vadim Kozyulin, một số tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc đã vượt Nga trong một số lĩnh vực.

"Ngày càng khó có hàng mới để cung cấp cho Trung Quốc. Vì vậy chính sách của Nga lúc này là chuyển từ bán vũ khí sang đồng phát triển".

Vấn đề là Trung Quốc thích tự sản xuất mọi thứ và chỉ nhập khẩu công nghệ mà thôi.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Ông Trump chào bán ‘máy bay, tên lửa’ ở Việt Nam (VOA, 12/11/2017)

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump đã trc tiếp mi chào lãnh đo Vit Nam mua thiết b quân s ca M, nht là máy bay và tên la.

ban1

Tàu tuần tra Morgenthau ca M.

"Chúng tôi mong muốn nước ngài mua thiết b t Hoa Kỳ. Chúng tôi sn xut thiết b tt nht. Chúng tôi sn xut máy bay và thiết b quân s tt nht. Các tên la thì thuc loi không ai có th cnh tranh ni", ông Trump nói vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 12/11.

 "Như tôi đã nói, mt qu tên la gn đây đã được bn t Yemen vào Saudi Arabia. Và mt trong nhng h thng tên la ca chúng tôi đã bn h nó… như không có chuyn gì xy ra. Chúng tôi sn xut các tên la tt nht trên thế gii, các máy bay [quân s] tt nhất trên thế gii, các máy bay thương mi tt nht trên thế gii".

Tổng thng M nói tiếp rng "vì thế, chúng tôi mun Vit Nam mua ca chúng tôi, và chúng ta phi xóa b vic mt cân bng thương mi", mà ông Trump nói là lên ti 32 t đôla.

ban2

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc trong cuc gp Tng thng M Donald Trump hôm 12/11.

Còn trong cuộc gp vi Ch tch Trn Đi Quang, Tng thng Trump nói rng "quan h quc phòng ca chúng ta tht tuyt vi".

Ông nói : "Chúng tôi có nhiều giao dch vi nước ngài liên quan ti mua vt liu và mua mt s lượng đáng k thiết b quân s. Và chúng tôi trân trng điu đó. Nó to công ăn vic làm cho nước M, và nước ngài có được thiết b tt nht thế gii".

Nhà lãnh đạo này cũng nói thêm v vic "hi tháng Năm năm nay, Hoa Kỳ đã chuyn giao tàu tun tra Morgenthau ca lc lượng tun duyên M cho Vit Nam".

"Được đt theo tên ca B trưởng Tài chính M Henry Morgenthau Jr., con tàu này tng tuần tra các b bin Vit Nam trong thi Chiến tranh Vit Nam. Ngày nay, cũng con tàu M này, món quà cho đi tác, li ra khơi vùng bin Thái Bình Dương đ tun tra b bin cho người dân Vit Nam", ông Trump nói trong bui hp báo chung.

Viễn Đông

************************

Chiều lòng doanh nhân Trump, Việt Nam cố sắm vai đối tác làm ăn ưng ý (VOA, 12/11/2017)

Khi Tổng thống Donald Trump và Ch tch Trn Đi Quang tiến bước xung thm đ gia tiếng quân nhc hùng tráng ti Ph Ch tch Hà Ni, mt n lc ngoi giao có th là ln nht ca Vit Nam trong năm nay đang thành tu.

ban3

Tổng thống Mỹ Donald Trump được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, ngày 12 tháng 11, 2017.

Việt Nam đã chun b rt k lưỡng cho khonh khắc trng đi này – mt chuyến thăm cp nhà nước ca mt v tng thng M trong năm đu nhim kỳ ca ông.

Kể t khi được bình thường hóa vào năm 1995, mi quan h M-Vit hơn hai mươi năm qua không ch phát trin v b rng mà còn chiu sâu, và Vit Nam đã tràn trề hy vng cho mt vin cnh còn tươi sáng hơn vi tha thun thương mi Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - liên kết M vi các nn kinh tế quanh vành đai Thái Bình Dương trong chiến lược xoay trc v Châu Á ca chính quyn Obama.

Nhưng s đc cử ca Donald Trump, t phú bt đng sn lôi cun qun chúng bng khu hiu "Nước M trên hết", đã làm đo ln nhng kỳ vng ca Vit Nam và khiến Vit Nam báo đng.

Trong chiến dch tranh c, Vit Nam vài ln b ông Trump nêu đích danh là nước "đánh cp" công ăn việc làm ca người lao đng M. Ngay khi va nhm chc, sc lnh hành pháp đu tiên mà ông Trump ký là rút M ra khi TPP.

Việt Nam, nước được cho là s hưởng li nhiu nht t tha thun này, biết rõ mình không th th đng trong mi quan h mi đầy ri ro vi M.

Những n lc ngoi giao ráo riết ca Vit Nam bt đu mt tháng trước khi ông Trump nhm chc đã đưa Th tướng Nguyn Xuân Phúc ti M trong chuyến thăm chính thc ca ông vào cui tháng 5, to điu kin cho ông bt đu n lc vun đp một mối quan h hu ho vi nhà lãnh đo M tâm tính khó lường.

Ông Phúc đã không bỏ l cơ hi.

Ông hết sc nim n khi gp li ông Trump ti mt bui hòa nhc trong ngày đu tiên ca hi ngh thượng đnh G-20 thành ph Hamburg Đc hi tháng 7. Ông ch đng tiếp cn và thu hút s chú ý ca ông Trump và sau nhng c ch xã giao, ông h hi v liên tc lên cánh tay ông Trump.

Giống như nhng người bn cũ.

Khi ông Trump ti Văn phòng Chính ph đ hi đàm song phương hôm Ch nht, ông Phúc ra tn xe đón và nm tay dn ông Trump bước lên nhng bc thang.

Mặt đi mt trong cuc hi đàm, ông Phúc không tiếc li khen ngi bài phát biu ca ông Trump ti hi ngh thượng đnh CEO APEC Đà Nng hôm th Sáu.

"Ngài đã có một bài phát biu ti APEC rt tuyt vi", ông Phúc nói, nhắc ti vic ông Trump đ cp ti cuc khi nghĩa Hai Bà Trưng đ nêu bt ý thc đc lp và ch quyn ca người Vit Nam trong bài phát biu.

"Cũng như Ngài không dùng t ‘Châu Á-Thái Bình Dương’ mà Ngài s dng ‘n Đ Dương-Thái Bình Dương,’" ông Phúc nói tiếp, cho biết thêm rng ông đã "nghiên cu" bài din văn này ca ông Trump.

Nhưng ông Trump chưa bao gi t b bn ngã ca mình là mt doanh nhân, ngay c trên cương v tng thng. Các cuc tiếp xúc vi các nhà lãnh đo thế gii đi vi ông như nhng giao dch vi các đi tác làm ăn. Các mi quan h quc tế được ông nhìn nhn qua lăng kính thng-thua hoc như nhng cuc đi chác, mua bán.

Dân chủ và nhân quyn, nhng vn đ mà các v tng thng M tin nhim thường hay nêu lên khi h gp g các nhà lãnh đo chuyên quyn, không được nhc ti trong nhng phát biu công khai ca ông Trump ti Vit Nam, và ch được nhc ti đúng một ln trong một câu ngn ngi trong Tuyên b chung M-Vit.

"Nhà lãnh đạo hai nước công nhn tm quan trng ca vic bo v và thúc đy nhân quyn", thông cáo viết.

Các tổ chc nhân quyn vn thường xuyên ch trích Vit Nam hn chế các quyn t do dân s và tăng cường bt gi nhng người bt đng chính kiến.

Một nhóm 20 nhà lập pháp lưỡng đng ca M trước đó trong tun này đã viết thư hối thúc ông Trump tho lun "thành tích nhân quyn ti t ca Vit Nam" khi gp Ch tch Trn Đi Quang Hà Ni.

Nói chuyện vi các nhà báo trên chuyên cơ Air Force One trên đường ra Hà Ni hôm th By, ông Trump nói dù ông cm thy cn phi bàn v vn đ nhân quyn Vit Nam, ông cũng tp trung lên tiếng v "nhiu th khác".

Hay, thương mi.

Sau khi khen đáp lễ nước ch nhà, ông Trump thng thng nêu vn đ vi phái đoàn Vit Nam - đúng như phong cách quen thuc ca ông trên thương trường đa c New York thi tin chính tr gia.

"Điều quan trng đi vi tôi là thương mi, bi vì bây giờ chúng tôi b mt cân bng thương mi đáng k vi Vit Nam, gn 32 t đôla", ông nói.

Trước đó trong phát biu m đu cuc hp báo chung vi ông Quang, ông Trump nhn mnh rng M cn thương mi "công bng và đi ng" và lâu nay thương mi ca M không được như vy.

"Chúng tôi đang thay đổi điu đó, và chúng tôi đang thay đi điu đó mt cách nhanh chóng", ông nói.

Thông điệp ca ông Trump là không th nhm ln và Vit Nam đã d liu ông Trump s nói gì.

Trong một n lc dường như đ giành s thông cm của phía Mỹ, ông Phúc ch ra rng Vit Nam đã ký hp đng mua thiết b ca M đt trên 20 t đôla và nhn mnh đây là mt c gng rt ln ca Vit Nam đ mi quan h thương mi gia hai nước "cân bng và cùng có li".

Nhưng đi vi ông Trump, điu đó dường như vn chưa đ. Ông tranh th qung cáo cho h thng phòng th phi đn ca MSaudi Arabia dùng đ bn rơi phi đn t Yemen trong tun này.

"Thế nên chúng tôi mun Vit Nam mua ca chúng tôi, và chúng tôi phi loi bỏ s mt cân bng thương mi", ông Trump lái v đim trình bày chính. "Chúng tôi không th đ b mt cân bng thương mi".

"Ngoài chuyện đó ra, tôi nghĩ chúng ta s có mt mi quan h tuyt vi", ông Trump kết lun.

Hoàng Long

Published in Quốc tế