Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bốn công ty bất động sản có dự án ở Bình Dương bị Bộ Công an điều tra (RFA, 29/06/2020)

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an, vừa yêu cầu tỉnh Bình Dương cung cấp tài liệu để điều tra về 17 dự án bất động sản, do 4 công ty đang thực hiện tại tỉnh này.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 29/6.

bds1

Một dự án bất động sản ở tỉnh Bình Dương. Courtesy mt.gov.vn

Cụ thể theo UBND tỉnh Bình Dương, Bộ Công an đề nghị cơ quan này cung cấp tài liệu để để điều tra sai phạm liên quan đến việc phân lô bán nền và thực hiện các dự án bất động sản của 4 công ty gồm : Công ty Bất động sản Phú Hồng Thịnh ; Công ty Quản lý Đầu tư phát triển đô thị Việt Nam ; Công ty Cổ phần Phú Gia Khiêm Land ; Công ty Thương mại dịch vụ Bất động sản Phú Phong.

Liên quan đến Kết luận kiểm tra số 250 ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phân lô bán nền trên địa bàn thành phố Thuận An, Bộ công an cũng yêu cầu tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ để phục vụ công tác xác minh.

Trả lời báo chí cùng ngày, ông Võ Văn Lượng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, cho biết : UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở : Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư... cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện 17 dự án bất động sản của 4 công ty nói trên, cho Bộ công an.

*************************

Liệu tướng Quân đội đã nghỉ trong năm đầu không được mở công ty có thể hạn chế tham nhũng ? (RFA, 29/06/2020)

Báo trong nước cuối tuần qua loan tin cho biết Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư nhằm triển khai Nghị định 59 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng, chống tham nhũng.

bds2

Các vị tướng, tá quân đội nhân dân Việt Nam trong một buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. AFP

Cụ thể, trong thời gian 12 tháng kể từ khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.

Dự thảo cũng quy định người thôi giữ chức vụ bao gồm người có chức vụ, quyền hạn về một trong các lĩnh vực quy định chế độ thôi việc, kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, nghỉ hưu hoặc chuyển ra khỏi cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Dưới góc nhìn kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận xét về dự thảo này như sau :

"Tôi nghĩ rằng đây là một trong những biện pháp đề phòng và phòng ngừa để tránh những người nắm giữ các vị trí rồi khi thôi việc tiếp tục kinh doanh có liên quan đến công việc của ông ta. Việc không được làm cái đó trong 12 tháng theo tôi là có tiến bộ hơn trước đây còn hiệu quả đến đâu chờ thực tế sẽ xem xét".

Trong khi đó, Trung tá Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Cục Kỹ thuật, Tổng cục 2, Bộ Quốc Phòng lại có nhìn nhận khác :

"Tôi thấy nó hết sức tào lao vì trong những nhóm đối tượng bị cấm có cả những người đã từng phụ trách về nghiên cứu khoa học hoặc giả là những công việc tôi nghĩ rằng chẳng có nơi nào chuộng ở bên ngoài, khi người ta về thì năng lực cũng chẳng dùng vào việc gì".

Trong dự thảo của Bộ Quốc phòng có đề cập đến những lãnh vực mà người thôi việc đã từng giữ chức như trong quản lý công tác kế hoạch và đầu tư, tài chính, kinh tế, hậu cần, kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ; quản lý ngân hàng trong quân đội ; quản lý công tác thanh tra quốc phòng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và tương đương trở lên. Cán bộ quản lý doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý ; người đại diện phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng cử làm đại diện. Ngoài ra còn có quản lý nghiên cứu đề tài khoa học của các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Vẫn theo nội dung được quy định trong dự thảo được bàn lần này, các loại hình doanh nghiệp mà người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập hoặc giữ chức vụ sau khi thôi chức bao gồm : doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý.

Trao đổi với RFA tối 29/6, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Luật gia Việt Nam giải thích rõ hơn về dự thảo vừa nêu :

3333333333333333

Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến (giữa) tại phiên tòa xét xử hôm 18/5/2020 Courtesy of suckhoedoisong.vn

"Dự thảo luật lần này đang lấy ý kiến yêu cầu giải trình nhưng cá nhân, quá trình đơn vị yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp. Thí dụ như người đó trước đây làm ngành đó nội dung thuộc bí mật nhà nước, hoặc bí mật kinh doanh bây giờ họ không làm nhiệm vụ đó thì trong thời gian nhất định họ không được đặt trong những ngành đó. Tức là họ phải có quy định giải trình trong việc thực hiện các quy chế của cơ quan tổ chức. Đây là điều sửa đổi, bổ sung cho luật này hoàn chỉnh".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng cho biết thêm trong quy định lần này, việc hạ cánh an toàn từ ngày 1/7/2020 sẽ hoàn toàn bị bãi bỏ. Đồng thời quy định này cũng thống nhất đồng bộ với quy định Đảng cộng sản Việt Nam phòng chống tham nhũng hiện nay.

Bộ Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 12/2 đã khẳng định với cử tri Đà Nẵng qua văn bản trả lời rằng trong số những quân nhân cấp tướng bị xử lý kỷ luật, không có người nào bị xử lý vì tham nhũng.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tiềm lực kinh tế của Bộ Quốc phòng hiện giờ rất mạnh nên cần có những biện pháp để ngăn chặn là điều nên làm :

"Hiện nay Bộ Quốc phòng Việt Nam sử dụng rất nhiều đất đai quốc phòng. Như trường hợp sân bay Tân Sơn Nhất thì ta thấy những đất đai đấy được sử dụng cho mục đích dân sự rất nhiều như làm nhà, xây dựng sân golf. Những hiện tượng như vậy đòi hỏi phải rút kinh nghiệm và có những biện pháp phòng ngừa để tránh không lặp lại những việc như vậy trong thời gian sắp tới".

Nhận xét về những phiên xử các quan chức tham nhũng tại Việt Nam hiện nay, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng thời gian vừa qua rất nhiều cán bộ cao cấp đã bị xử lý nghiêm minh, tạo hiệu ứng rất đồng thuận của người dân.

"Tôi thấy trong thời gian vừa qua thì chống tham nhũng của Việt Nam có Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng rất cương quyết, chỉ là chưa phát hiện ra thôi. Nên vừa rồi có sửa lại Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và cũng sửa lại Luật Bộ Công chức và Viên chức. Lần này quy định thêm xử lý hành vi tham nhũng thì cán bộ công chức sẽ bị thôi việc trong 2 trường hợp : thứ nhất là người bị kết án, phạt tù, không được hưởng án treo ; thứ hai là bị kết án vì tội tham nhũng. Như vậy có thể thấy sửa đổi, bổ sung lần này hoàn toàn hợp lý, không chỉ thống nhất các quy định của pháp luật mà giúp cho công tác phòng chống tham nhũng nghiêm hơn".

Với quan điểm cá nhân, Trung tá Vũ Minh Trí nhận định rằng dù các Bộ luật hiện hành hiện nay còn nhiều thiếu sót nhưng chỉ cần thực thi đúng pháp luật thì sẽ hạn chế được tham nhũng.

Nếu đưa thêm luật mới ra mà không thực hành một cách nghiêm túc thì cũng bằng không.

Nguồn : RFA, 29/06/2020

Published in Việt Nam

Nhà thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm chính trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông (RFA, 03/03/2020)

Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là đơn vị tổng thầu chịu trách nhiệm chính trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông bị đội vốn và chậm tiến độ.

dich1

Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. AFP

Đây là nội dung Bộ Giao thông và vận tải trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh về việc xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan việc chậm tiến độ, đội vốn của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông.

Theo văn bản trả lời cử tri Thành phố Hồ Chí Minh được truyền thông trong nước trưng dẫn vào ngày 3/3, Bộ Giao thông và vận tải cho biết bộ này là chủ đầu tư của dự án đường sắt Cắt Linh-Hà Đông và một số cơ quan trực thuộc bộ này chịu trách nhiệm về công tác quản lý điều hành dự án, chất lượng lập dự án đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, giám sát tiến độ thi công, chất lượng, giá thành xây dựng…

Bộ Giao thông và vận tải cho biết thêm hiện đang tiến hành rà soát các điều khoản trong hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc để xác định rõ trách nhiệm của các bên và đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dài khoảng 13km, được dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu đô la Mỹ (USD) và đến năm 2019, dự án đã đội vốn lên đến 886 triệu USD.

Bộ Giao thông và vận tải cho biết đến thời điểm hiện tại, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa được đưa vào khai thác là do một số hạng mục thiết bị cần được hoàn thành xử lý trước khi nhà thầu bàn giao và vẫn đang hoàn thiện đánh giá an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, các nhân viên của nhà thầu Trung Quốc chưa thể quay lại Việt Nam làm việc sau đợt nghỉ tết nguyên đán vì bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cũng tin liên quan đến đường sắt đô thị tại Việt Nam, truyền thông trong nước trong cùng ngày 3/3 dẫn nguồn từ Ban quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự án metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên sắp chạy thử nghiệm và dự kiến sẽ khai thác thương mại vào cuối năm 2021.

Ông Huỳnh Hồng Thanh, Phó Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự án đạt tiến độ khoảng 71% khối lượng và đoàn tàu của Metro sẽ được nhập khẩu về nước trong tháng 6/2020. Dự kiến, quý III năm 2020, đoạn trên cao từ Bình Thái về Depot Long Bình (quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương) sẽ được tiến hành chạy thử.

**********************

Thị trường bất động sản Việt Nam và dịch Covid-19 (RFA, 02/03/2020)

Tác động tiêu cực bởi Covid-19

Forbes Việt Nam, vào ngày 24/2, dẫn nguồn từ một báo cáo của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá dịch Covid-19 gây nhiều tác động tiêu cực lên ngành bất động sản nghỉ dưỡng so với các phân khúc còn lại.

dich1

Các villa thuộc Khu Resort Vinpearl Phú Quốc. Mỗi căn trị giá từ 50-70 tỷ đồng. Courtesy : Tùng Thien

Báo cáo vừa nêu ghi nhận "Dịch vụ du lịch và lưu trú bị ảnh hưởng trực tiếp, sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel trong ngắn hạn".

Một người làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và bất động sản tại Phú Quốc, không muốn nêu danh tính, khẳng định với RFA báo cáo của Công ty BSC là chính xác. Ông cho biết tình hình du lịch tại Phú Quốc bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19 :

"Quá nghiêm trọng. Tại vì tăng trưởng du lịch khoảng ba mươi mấy phần trăm. Còn hiện nay mức tăng trưởng chưa được 5%".

Về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, vị doanh nhân ẩn danh nói rằng mặc dù đây là một thị trường ổn định do mang tính đặc thù ; tuy nhiên thị trường này đã bị giảm sút từ khoảng 1,5 năm trước khi Việt Nam công bố dịch Covid-19.

"Thứ nhất là do liên quan tới quy hoạch, gọi là điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với sức phát triển chung của toàn đảo Phú Quốc, cùng với đầu cơ đất làm cho thị trường bất động sản không đúng với giá trị thực cho nên bị bong bóng".

Có dấu hiệu giảm sút từ cuối 2018

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), ông Nguyễn Trần Nam, tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam diễn ra hồi ngày 27/11/19 cho biết rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 3 năm qua gặp nhiều khó khăn và biến động.

Trước đó, VNREA dự báo từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu nhiệu giảm sút.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trưng dẫn số liệu thống kê cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đi theo chiều hướng giảm trong quý III năm 2019, nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đài RFA được một nhân viên phụ trách dự án của một công ty kinh doanh bất động sản tư nhân ở Sài Gòn lý giải vì sao thị trường bất động sản Việt Nam bị sút giảm :

"Bị chậm là do một số các dự án ma nhiều quá nên khách e ngại. Một phần nữa là gần tết, người ta không muốn mua đầu tư. Thông thường qua tết thì thị trường mua bán trở lại, nhưng tình hình dịch Covid-19 thì những khách hàng tiền năng rất lo sợ và người ta không đầu tư. Họ lấy tiền, đi ra nước ngoài lánh nạn. Do đó, bất động sản bị ảnh hưởng bởi không có những khách hàng lớn. Còn những khách hàng nhỏ thì họ sợ. Tình hình dịch bệnh căng thẳng, không biết họ có tiền hay không. Vả lại họ cũng ngại đi ra ngoài. Hiện tại, các dự án muốn bán thì phải có các sàn giao dịch mở ra để giới thiệu ; tuy nhiên không được tổ chức nên khách hàng cũng không biết thông tin nhiều. Đồng thời, tâm lý về các dự án ma còn rất nặng nề. Do đó, tình hình bất động sản đều bị ảnh hưởng hết".

Báo mạng Cafebiz.vn, hôm 25/2 còn có bài ghi nhận về thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh bị tác động lớn do dịch bệnh Covid-19. Tình trạng cho thuê ở trung tâm kinh tế- thương mại lớn nhất Việt Nam được phản ánh là "ế ẩm" mặc dù giá cả cho thuê được giảm xuống rõ rệt.

dich2

Ảnh minh họa : Khách hàng tìm hiểu đầu tư vào dự án bất động sản ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hình chụp ngày 20/09/15. AFP

Hậu quả ra sao ?

Những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà RFA liên lạc được cho biết không ít doanh nhân trong lĩnh vực này đang gặp tình trạng "sống dở chết dở". Vị doanh nhân ẩn danh ở Phú Quốc nhấn mạnh :

"Nhiều lắm ! Nhiều người bị ‘chết’ là do họ vay, chứ không phải tiền nhàn rỗi".

Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành của Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương cũng được Forbes Việt Nam dẫn lời cho biết ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bên bán gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của dòng tiền. Ông Raymond Clement cho rằng sự thiếu hụt dòng tiền sẽ gây ra áp lực tài chính, khiến chủ đầu tư phải bán tài sản hoặc tìm đối tác rót vốn. Vị chuyên gia của Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương nhận định thị trường bất động sản sẽ bị ảnh hưởng đến hết quý II năm 2020 và sẽ phục hồi vào sáu tháng cuối năm, nếu như dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.

Về hậu quả trước mắt, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng làm việc tại Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc cho rằng hậu quả sẽ có thể rất nhiêm trọng. Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Vũ Quang Việt lên tiếng với RFA :

"Sắp tới kinh tế Việt Nam đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Đầu tư địa ốc từ nước ngoài ở Việt Nam có thể sẽ giảm. Do đó, khu vực bất động sản sẽ cực kỳ khó khăn. Như vậy một số ‘đại gia’ trong ngành này sẽ phá sản và sẽ lôi kéo tình trạng khủng hỏang tài chính của Việt Nam".

Giải pháp

Ngân hàng Nhà nước, vào ngày 24/2 ban hành công văn số 1117/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho khách hàng do ảnh hưởng của dịch CCovid-19. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải áp dụng thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong thời gian từ ngày 23-1-2020 đến ngày 31-3-2020.

Một vài đại diện của các công ty kinh doanh bất động sản tư nhân ở Sài Gòn và Phú Quốc, Đài RFA có dịp tiếp xúc, cho biết doanh nghiệp của họ được xếp trong danh sách hỗ trợ về tín dụng theo công văn vừa ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về dài hạn đối với thị trường bất động sản Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, ở Na Uy lưu ý đến trào lưu những người đến tuổi nghỉ hưu ở Mỹ và phương Tây muốn tìm một nơi thoải mái và rẻ tiền để sống lâu dài lúc về hưu. Do đó, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng Việt Nam là một sự lựa chọn tốt của trào lưu này nếu như Chính phủ Việt Nam chú trọng tạo điều kiện tốt về pháp lý, quyền sở hữu nhà cửa, miễn thuế thu nhập đối với nguồn gốc ở nước ngoài, cải thiện hệ thống y tế… Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ khẳng định :

"Nhiều người Âu, Mỹ chọn nghỉ hưu ở Việt Nam sẽ là những khách du lịch dài hạn, thậm chí trong nhiều trường hợp trở thành những nhà đầu tư. Làm được vậy sẽ giúp ngành du lịch đa dạng hóa nguồn khách du lịch, bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tăng nguồn thu ngoại tệ, kích thích đầu tư trong nước".

Published in Việt Nam

Giải cứu Alibaba ! (VNTB, 26/09/2019)

Cựu thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út nhận định là ‘doanh nghiệp hay cá nhân CEO của Alibaba chẳng hề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo’, do đó người dân nghe theo lời công an để ‘tố cáo’ Alibaba là giống như chuyện ‘mớm cung’.

alibaba1

Nhiều người dân đến đồn công an để tố cáo Alibaba

Lâu nay trên các diễn đàn mạng xã hội, ông Phạm Công Út được biết đến là một luật sư xông xáo, luôn tham gia các vụ án giúp người dân thấp cổ bé họng trước những sai trái của chính quyền địa phương ; trong đó có vụ đất đai ở ‘vườn rau Lộc Hưng’, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết này chỉ nhằm được trao đổi về cách nhìn trong ‘vụ án Alibaba’, qua đó muốn nhấn mạnh điều cần làm rõ là thị trường bất động sản Việt Nam rất méo mó, và cần được sửa đổi căn cơ từ gốc, qua việc xác lập quyền tư hữu đất đai – một quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Chính quyền đã ‘giận cá chém thớt’ ?

Trong chia sẻ trên trang cá nhân facebook vào sáng ngày 25/9/2019, ông Phạm Công Út viết : "Công ty Alibaba hình thành được 4 năm, người mua đất đến hạn cũng đã ra công chứng chuyển nhượng, và khoe rằng có người trả mình giá cao gần gấp 3 lần nhưng... ngu gì bán.

Những người đã đến hạn hợp đồng nhưng chưa ra sổ thì được "bán" lại cái nền đất ruộng của mình cho Alibaba kèm lợi nhuận do tăng giá trị đất có thể từ 2%/tháng đến gần 3%/tháng tùy theo kỳ hạn ra công chứng theo lựa chọn của hai bên.

Gần 4 năm, không thấy ai làm đơn tố cáo, đòi lại tiền, cho dù có những sự kiện ồn ào mang tính đối đầu giữa Alibaba với chính quyền ở địa phương về những cuộc cưỡng chế không báo trước, và những hồ sơ doanh nghiệp Alibaba khởi kiện chính quyền địa phương.

Cao điểm nhất là sau phát ngôn của CEO Alibaba : học gì ra làm chủ tịch xã thì ai cũng biết, CEO phải trả giá rất đắt cho sự nóng giận của mình.

Thế là vụ án hình sự nổ ra với tội danh lừa đảo.

Vốn tội này đòi hỏi phải có hành vi gian dối và phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Thế là chữ "dự án ma" thay cho hành vi gian dối, "đơn tố cáo" được chuẩn bị sẵn mẫu cho các khách hàng của Alibaba với hai quyền lựa chọn : "Tố cáo" là đã bị chiếm đoạt đi, thì được nhận đơn, may ra còn vớt vát lại ít tiền, còn chỉ "trình báo" thì về đi. Mặc dù doanh nghiệp hay cá nhân CEO của Alibaba chẳng hề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo.

Nhưng xem ra, nếu bạn muốn lừa đảo thì người bạn dụ ắt hẳn phải là người có tiền và có quyền. Nếu chọn con đường nói không với tiêu cực thì chẳng ai dại gì vừa ăn cướp, vừa la làng.

Còn nhiều công ty xẻ đất ruộng thành "dự án" nay đã thành những khu dân cư, nhưng luật mình là vậy đấy. Cấm cãi !" [1]

Đa cấp bất động sản thì không phải là lừa đảo (!?)

Trong giới kinh doanh đất đai gọi cung cách làm ăn của công ty Alibaba là kiểu bán hàng đa cấp (Luật Bất động sản không có điều khoản nào về việc cho phép bán hàng đa cấp). Mặt hàng ở đây là các dự án đất được phân lô nhằm để rao bán nền.

Nhận biết bán đất nền theo hình thức đa cấp được tóm tắt như sau : Khách hàng đi mua đất sẽ có hợp đồng theo hình thức góp vốn đầu tư, đây là một thỏa thuận dân sự. Khách hàng góp vốn vào dự án mua đất, tuy chưa nhận được đất, song vẫn được bên bán trả lãi suất theo thỏa thuận. Số lãi này thực tế được lấy từ tiền người góp vốn trước trả cho người góp vốn sau.

Thực tế dự án kiểu đa cấp bất động sản có thể là những căn nhà không kiên cố, xuất hiện trên đất nông nghiệp thường bị chính quyền sở tại ‘làm lơ’ (còn vì sao chính quyền ‘làm lơ’ thì đó lại là câu chuyện được lý giải ở phần cuối bài viết).

Phổ biến hơn là đất chưa được quy hoạch, chưa được cấp chứng nhận đầu tư dự án/ khu đô thị để được phép phân lô bán nền, nhưng chủ đầu tư mua đất nông nghiệp, sau đó tự hiến đất mở đường, trồng cây xanh,... và quảng cáo. Khách hàng thấy người khác mua ‘ầm ầm’... thì mua theo những dự án mới dừng ở giai đoạn hoạch định trên giấy. Chính điều đó dẫn đến những ngộ nhận khi khách hàng đi xem thực tế dự án, cho rằng dự án đã hợp thức hóa, được chính quyền cấp phép, đã có quy hoạch cụ thể (quy hoạch tự vẽ)…

Trong lúc đó thì về quy định của pháp luật, với đất nông nghiệp, mỗi 1 ngàn m2 chỉ lên thổ cư được 200m2. Điều đó có nghĩa nếu chưa có quy hoạch/ phê duyệt từ tỉnh thành, đến huyện xã từ trước, thì dự án khó hợp thực hóa được, kiểu làm dự án "cầm đèn chạy trước ô tô" này rất nguy hiểm, khi các chủ đầu tư đã phân lô bán nền hết, đã cài hàng ngàn khách hàng vào bẫy nợ, kiện cáo…. để gây áp lực lên chính quyền địa phương phải hợp thức hóa dự án vì sự đã rồi.

Lỗi của chính quyền

Các doanh nghiệp bất động sản chọn theo cung cách bán hàng đa cấp, đa phần đều có ‘chống lưng’. Họ luôn có niềm tin là chính quyền sẽ chấp nhận các dự án đất đai do chính họ quy hoạch và đã rao bán. Ngay lúc ban đầu, có lẽ ít doanh nghiệp bất động sản nào mang tâm thế lừa đảo thứ hàng hóa có trị giá tính từ bạc tỷ. Bởi họ hiểu rất rõ về ‘của đau con sót’. Nhưng họ cũng hiểu cái gì không thể mua bằng tiền, thì có thể mua bằng nhiều tiền hơn nữa !

Các quan chức trong bộ máy cầm quyền khi phát biểu bảo vệ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, thường theo lập luận thế này : Quyền sở hữu đất đai được hiểu là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Nhà nước không tự mình trực tiếp sử dụng tất cả đất đai mà tổ chức cho toàn xã hội sử dụng đất vào mọi mục đích. Quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Nhưng không vì thế mà Nhà nước mất đi quyền năng của mình, Nhà nước sẽ quản lý thông qua các hình thức như sau : xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể, xây dựng ban hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất,… đồng thởi người sử dụng đất cũng phải nộp thế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi phí trước bạ…

Giới luật gia ở Sài Gòn thì lập luận vầy, theo luật thì không ai được bán hay thế chấp đất. mà chỉ bán, thế chấp quyền sử dụng đất. Song khi Nhà nước đấu giá thì gọi là bán quyền sử dụng đất, còn khi dân bán thì lại phải gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà không được gọi là bán, mặc dù rõ ràng là có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.

Trong khi đó, quyền sử dụng đất nếu như chỉ là quyền sử dụng thì cơ quan hành chính mới có quyền thu hồi, còn đã là quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không thể thu hồi, chỉ toà án mới có quyền quyết định.

Như vậy, theo cách hiểu như trên về luật đất đai đặt trong mối tương quan của Bộ Luật Dân sự, số diện tích đất nông nghiệp mà nhà đầu tư mua gom để lập dự án rao bán nền kiểu ‘bán hàng đa cấp’, chắc chắn phải được sự ‘đồng thuận’ trong chuyện ‘ngó lơ’ của chính quyền sở tại. Có thể còn lý do đây là những dự án ‘gửi gắm’ của anh Hai, chị Ba, anh Tư nào đó trên trung ương.

Thời gian sau, nói như lập luận quen thuộc của quan chức khi ban lệnh thu hồi đất là ‘xét duyệt quy hoạch’, sẽ ‘hợp thức hóa’ toàn bộ đất đai nông nghiệp đã mua gom và luân chuyển ‘đa cấp’ đó.

Trong trường hợp có xảy ra chuyện khiến ‘anh Hai, chị Ba, anh Tư’ phải nhức đầu sổ mũi đến mức phải nhập viện cấp cứu, thì rủi ro không phê duyệt quy hoạch ở các dự án phân lô bán nền như nói ở trên, nếu không khéo dàn xếp, tất yếu sẽ đưa đến thưa kiện kiểu như vụ Alibaba hiện nay.

Từ những vụ án đã và đang xảy ra liên quan đến đất đai như vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án trường học ở khu vườn rau Lộc Hưng…, cho thấy cần xử lý đúng bản chất, quy định về đất đai theo nguyên lý tài sản và cuộc sống đòi hỏi, không nên đánh tráo khái niệm giữa việc "sử dụng đất" và "quyền sử dụng đất". Đã đến lúc phải thừa nhận quyền sở hữu đất trong Hiến pháp nếu không muốn loạn luật. Sau đó, soạn thảo lại Luật Đất đai, chứ không nên sửa chữa lặt vặt, trong khi lại bỏ qua vấn đề cốt yếu của quản lý đất đai. 

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 26/09/2019

[1] https://www.facebook.com/lsthichdua.pham.1/posts/1414797358671800

********************

Lãnh đạo công ty địa ốc Alibaba chính thức bị khởi tố tội ‘lừa đảo’ (RFA, 25/09/2019)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với hai anh em ông Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, để điều tra hành vi ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.

bds1

Lực lượng chức năng tiến hành khám xét trụ sở công ty và ông Nguyễn Thái Luyện chủ tịch hội đồng quản trị Alibaba. RFA Edited

Truyền thông trong nước loan tin hôm 24/9 cho biết cơ quan chức năng cũng đã triệu tập gần 20 giám đốc các công ty con của Tập đoàn địa ốc Alibaba để làm việc. Trong số đó, có một người em ruột khác của hai lãnh đạo tập đoàn là ông Nguyễn Thái Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại địa ốc xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Công ty cổ phần địa ốc Long Thành ALI (Đồng Nai).

Bà Võ Thị Thanh Mai, vợ của ông Nguyễn Thái Luyện, ngoài phụ trách pháp lý và tài chính cho Công ty Alibaba còn đứng tên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm và Công ty TNHH Xây dựng Maluna (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng bị triệu tập.

Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định ông Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo cùng với người em Nguyễn Thái Lĩnh thành lập Công ty Alibaba và các công ty con có tổng quy mô hơn 2600 nhân viên.

Ngày 25/9, theo tin VOV, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xác định đến thời điểm hiện tại có 43 dự án Alibaba tự vẽ và rao bán cho 6.700 khách, chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 24/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận đơn của hơn 900 cá nhân tố giác công ty Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Tập đoàn Alibaba được nói đã thu mua 600 hecta đất nông nghiệp để lãnh đạo và người thân đứng tên, sau đó tự vẽ ra 40 dự án không có thật tại các tỉnh Đồng Nai (29 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu (9 dự án), Bình Thuận (2 dự án).

Các dự án trên được xác định chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép nhưng được Công ty Alibaba quảng cáo là đất nền nhà ở để lừa bán cho khách hàng.

Công an thực hiện khám xét trụ sở của Công ty Alibaba và các chi nhánh tại Sài Gòn, thu giữ nhiều giấy tờ tài liệu, 9 tỷ đồng tiền mặt, 3 xe ô tô, cùng nhiều miếng, thỏi kim loại có màu vàng.

Cơ quan Điều tra bước đầu xác định Công ty Alibaba núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hình thức đa cấp.

Cơ quan chức năng kêu gọi những cá nhân là nhân viên hoặc có liên quan đến Công ty Alibaba cung cấp thông tin về vụ việc, và cảnh báo sẽ xử lý nghiêm minh mọi hành vi che dấu, tiếp tay, tiêu hủy tài liệu, tẩu tán tài sản liên quan.

********************

Công an Việt Nam điều tra Alibaba 'lừa đảo mua bán đất ngàn tỉ' (BBC, 20/09/2019)

Hai anh em lãnh đạo một công ty bất động sản bị khởi tố và bắt giam trong vụ án chiếm đoạt "hơn 2500 tỉ đồng".

vn1

Cảnh sát dẫn bị can Nguyễn Thái Luyện vào hôm 19/9

Hai anh em ruột Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi) và Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi), lãnh đạo Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị bắt sau khi có lệnh khởi tố hôm 18/09 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bộ Công an khuyến cáo người dân là "khách hàng bị hại" (được cho là khoảng 6.700 người) liên hệ với nhà chức trách để cung cấp thông tin nhằm "phục vụ công tác điều tra".

Bản tin trên trang web Bộ Công an viết cho hay những nơi này là "Phòng 15 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (địa chỉ 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) hoặc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) và Công an 24 quận, huyện để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra..."

Bản tin mô tả "Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt".

Hoạt động lừa đảo được cho là liên quan tới việc thu mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 600 ha giao cho các cá nhân đứng tên và khoảng 40 "dự án ma" tại ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy riêng Công ty Alibaba đã ký hợp đồng "phân lô bán đất nền" cho hơn 6.700 khách hàng và thu được hơn 2.500 tỉ đồng (khoảng 107 triệu USD), theo truyền thông trong nước

"Sáng 19.9, rất đông khách hàng đầu tư mua đất nền tại các "dự án ma" của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) tìm đến trụ sở công ty này (Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề đòi lại tiền nhưng đều thất vọng ra về," báo Thanh Niên đưa tin.

Bài của báo này mô tả một phó tổng giám đốc công ty Alibaba tổ chức livestream trên Facebook để trấn an khách hàng công ty rằng "tiền quý vị sẽ không bị mất đi đâu cả".

"Khách hàng yên tâm, tiền quý vị sẽ được công an giữ một cách an toàn nhất, an toàn hơn chúng tôi giữ nữa. Tiền quý vị chúng tôi không làm gì khác ngoài mua bất động sản," bà Huỳnh Thị Ngọc Như được dẫn lời.

Tin cho hay sáng 20/09 bà Như đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc theo giấy triệu tập.

Hiện cũng có quan ngại rằng tiền của khách hàng gửi vào công ty Alibaba đã được lãnh đạo công ty này chuyển vào "tài khoản người thân của họ".

Báo Thanh Niên mô tả "gần một năm qua" báo này liên tục có những bài viết phản ánh các dự án ma của Công ty Alibaba.

Truyền thông tại Việt Nam hôm 20/09 đưa hình ảnh hàng chục cảnh sát cơ động và cảnh sát kinh tế khám xét một công ty bất động sản khác được cho là có liên hệ với Công ty Alibaba cũng nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Công an các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận cũng đang điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất đai, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Alibaba và chi nhánh của công ty này tại các địa phương nói trên.

****************

Đà Nẵng trả lời về vụ 21 người Trung Quốc có sổ đỏ gần sân bay quân sự (VOA, 20/09/2019)

Trả li lo ngi ca c tri v thông tin người Trung Quc góp tin mua 21 lô đt ven sân bay quân s Nước Mn, S Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng khng đnh cho ti nay không cp s đ cho bt kỳ người nước ngoài nào và người Trung Quc ch thuê ch không s hu đt.

vn2

Tình trạng người Trung Quc "núp bóng" người Vit Nam đ mua đt khu vc ven bin Đà Nng đang khiến công lun quan tâm và lo lng.

Báo Tuổi Tr dn thông cáo báo chí do Giám đc S Tài nguyên và môi trường Đà Nng, ông Tô Văn Hùng, ký hôm 20/9 nói rng mt s trang báo điện tử đã "gây hoang mang dư lun" khi đăng các bài viết liên quan đến vic người nước ngoài, c th là người Trung Quc, s hu quyn s dng đt, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đt (gi tt là s đ).

Trước đó, trong bui tiếp xúc đoàn đi biểu Quc hi thành ph Đà Nng vào ngày 19/9, sau khi c tri đ cp đến tình trng người Trung Quc núp bóng người Vit đ mua đt khu vc ven bin, ông Hùng tha nhn Đà Nng đã rà soát các khu vc d án và xác đnh có 21 trường hp người Trung Quc có tên trong quyền s dng đt khu vc d án đô th dc theo sân bay quân s Nước Mn, thuc qun Ngũ Hành Sơn.

Quan chức ca Đà Nng cho biết thêm rng 21 trường hp này là do trước đây đt được cp giy chng nhn cho người Vit Nam, nhưng trong quá trình khai thác, sử dng, người Trung Quc đã dùng hình thc mua c phn hoc góp vn đ sau đó nhn chuyn quyn s dng đt.

"Việc cp giy chng nhn quyn s dng đt được thc hin đúng lut, còn xác đnh có du hiu người Trung Quc núp bóng hay không là chức năng ca cơ quan điu tra", VnExpress dn li ông Hùng nói trong bui tiếp xúc đi biu.

Sau phát biểu và thông cáo báo chí ca quan chc S Tài nguyên và môi trường Đà Nng, Tng cc Qun lý Đt đai (B Tài nguyên và môi trường) trong cùng ngày 20/9 đã yêu cu cơ quan chc năng ca Đà Nẵng phải báo cáo chi tiết và gi bn sao "s đ" đã cp đ kim tra, theo ngun tin ca báo Tui Tr.

Thông tin về vic người Trung Quc núp bóng người Vit đ mua đt, đng tên trong khu vc gn sân bay Nước Mn tng gây lo ngi trong dư lun vào 4 năm trước. Khi đó, lãnh đo Đà Nng lên tiếng trn an công lun rng thành ph vn đang "kim soát được khu vc" và "chưa nh hướng đến quc phòng an ninh".

Cho đến nay, lut pháp Vit Nam vn chưa cho phép cp giy chng nhn quyn s dng đt cho cá nhân là người nước ngoài.

*******************

Người Trung Quốc sở hữu đất sát sân bay quân sự Nước Mặn, Đà Nẵng (RFA, 19/09/2019)

Trong cùng một ngày 19/9, Chính quyền Đà Nẵng đã hai lần trả lời khác nhau cho thắc mắc của cử tri về việc có hay không người Trung Quốc đứng tên quyền sử dụng đất ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn), thành phố Đà Nẵng.

vn3

Cổng vào sân bay Nước Mặn - Photo : báo giaothong

Theo VnExpress, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang của đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Đà Nẵng, khi cử tri nêu nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến người Trung Quốc sở hữu đất đai, vi phạm pháp luật về dân sự, hình sự, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường thành phố Đà Nẵng ông Tô Văn Hùng cho hay "Ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn có 246 lô đất ; qua rà soát thì có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên do trước đây mảnh đất được cấp giấy chứng nhận cho người Việt Nam, nhưng quá trình khai thác, sử dụng người Trung Quốc đã dùng hình thức mua cổ phần, hoặc góp vốn để sau đó nhận chuyển quyền sử dụng đất".

Cũng theo ông Hùng thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào chiều cùng ngày, ông Tô Văn Hùng lại khẳng định "không có chuyện người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Đà Nẵng". Ông lý giải vì theo Luật đất đai người nước ngoài không được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin về tình trạng người Trung Quốc nhờ người Việt mua đất, đứng tên hộ ở khu vực sân bay Nước Mặn ven biển từng được người dân lo ngại và chất vấn lãnh đạo nhưng luôn nhận được câu trả lời, thành phố kiểm soát khu vực này và chưa thấy trường hợp nào ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh.

Chuyện người Trung Quốc mua đất, xây nhà, làm giả thẻ ATM, buôn bán ma túy, tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng, lừa đảo… ngày càng bị phát hiện nhiều ở Việt Nam; tuy nhiên tin cho biết nhiều kẻ phạm tội lại được Việt Nam trả về Trung Quốc theo một thỏa thuận dẫn độ mà  các luật sư trong nước cho biết chưa thấy Hà Nội công khai cho người dân rõ.

*****************

Khởi tố 3 người Trung Quốc trộm thẻ ngân hàng chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam (RFA, 20/09/2019)

Cơ quan điều tra thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vừa tiến hành khởi tố 3 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc có hành vi đánh cắp thông tin thẻ ATM để chiếm đoạt tài sản.

vn4

Ba đối tượng người Trung Quốc tại cơ quan điều tra. Courtesy of Tiền Phong

Thông tin trên được đại tá Nguyễn Mạnh Hùng phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An trả lời với báo Tiền Phong hôm 20/9 tại lễ trao thưởng cho Ban Chuyên án T919 trong việc bắt giữ thành công 3 đối tượng người Trung Quốc có hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng nêu trên.

Ba đối tượng người Trung Quốc gồm Yang Chang Cai (Dương Trường Tài, SN 1986), Denh Cong Cong (Đặng Thông Thông, SN 1990) và Lian Yu (Luyện Vũ, SN 1985), cùng trú tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Cả ba bị khởi tố về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Trung tá Nguyễn Hữu Cường phó trưởng công an thành phố Vinh cho biết, sau khi nhận được thông tin từ ngân hàng có một số người lắp đặt thiết bị điện tử tại trụ ATM để đánh cắp thông tin tài khoản của khách hàng, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và phát hiện 3 người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc trong diện tình nghi.

Trong quá trình theo dõi, nhóm đối tượng này hoạt động chuyên nghiệp, có trình độ về công nghệ thông tin, thường xuyên di chuyển giữa các thành phố, hoạt động trải dài cả nước nơi có lượng khách du lịch nhiều khiến việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các đối tượng này nhập cảnh vào Việt Nam chỉ 1 tháng rồi về nước.

Công an thành phố Vinh đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an phát hiện và thu giữ 333 thẻ ngân hàng bị cho là giả, trong đó có 319 thẻ đã được quét thông tin về chủ tài khoản, 22 thẻ đã bị rút tiền khỏi tài khoản với số tiền lên tới gần 300 triệu đồng và 14 thẻ trắng, 3 thiết bị điện tử cùng với 2 máy tính…

Tại cơ quan điều tra, ba đối tượng này khai nhận đã thực hiện thành công 2 lần cài đặt thông tin vào máy ATM của ngân hàng Viettin Bank. Hiện cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ, xử lý các đối tượng người Trung Quốc theo quy định pháp luật.

*********************

Nhà ở trái phép cho công nhân Trung Quốc bị phát hiện ở Hải Phòng (RFA, 19/09/2019)

Sở Xây dựng Hải Phòng vừa phát hiện hàng chục ngôi nhà ở cho công nhân Trung Quốc đã được xây dựng trái phép trên đất quy hoạch trồng cây xanh tại khu công nghiệp An Dương, Thành phố Hải Phòng.

vn5

Một trong 3 khu nhà ở cho công nhân Trung Quốc xây trái phép trên đất quy hoạch trồng cây xanh ở khu công nghiệp An Dương, Hải Phòng.  Courtesy of Vnexpress

Truyền thông trong nước vào ngày 19/9 trích lời ông Cao Đức Thắng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng, cho biết cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ xử lý hành chính Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt vì đã xây dựng các công trình trái phép trên.

Ông Cao Đức Thắng cho biết dù Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng có thẩm quyền quản lý việc xây dựng trong khu công nghiệp An Dương, nhưng Sở xây Dựng Hải Phòng là đơn vị phát hiện ra sai phạm hôm 13/9.

Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đã yêu cầu Công ty Thâm Việt trong vòng 15 ngày phải tháo dỡ hàng chục ngôi nhà lắp ghép phục vụ lao động người Trung Quốc lưu trú và sinh hoạt tại lô đất CX5 vốn được quy hoạch trồng cây xanh.

Chủ tịch UBND Hải Phòng cũng yêu cầu Công ty Thâm Việt phải trồng cây xanh, xây tường bao khu công nghiệp, và chỉ đạo công an kiểm tra, không cho phép cán bộ, công nhân nhà thầu sinh sống trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp An Dương có diện tích 196 hecta được tái xây dựng vào tháng 12/2016 sau 8 năm bỏ hoang.

Chủ đầu tư của khu công nghiệp An Dương là Công ty TNHH cổ phần đầu tư Holdings Thâm Quyến.

Published in Việt Nam
lundi, 23 septembre 2019 14:59

Alibaba và cái bẫy bất động sản

2.500 tỷ đồng, 6.700 nạn nhân là những con số được ước tính, đã sập vào cái bẫy của "đại gia" bất động sản Alibaba. Alibaba có phép thuật gì để chỉ trong hai năm, từ một công ty có vốn điều lệ 100 triệu đồng, trở thành gã khổng lồ chuyên ngành lừa đảo ? Câu trả lời là Alibaba và nhiều siêu lừa, mang họ bất động sản, đã và đang giăng ra những cái bẫy đầy mê hoặc.

alibaba1

Chủ tịch Alibaba có dấu hiệu chủ mưu lừa đảo chiếm đoạt của gần 7.000 người

Bẫy tài chính

Chưa bao giờ bất động sản lại trở nên đắt đỏ như lúc này, nó vượt xa khả năng chi trả của đa số, và hoàn toàn quá sức với giới trẻ. Nó mang đến những hơi thở dài não nề, sự căng thẳng và bế tắc đến cùng cực. Khiến người Việt lao vào kiếm tiền một cách điên cuồng, bất chấp sức khoẻ và khả năng chịu đựng của thần kinh. Thậm chí, nó còn khiến người ta phải luồn lách, phạm pháp, để mong giành được một chỗ nương thân. 

Trong cơn bão giá bất động sản, người ta dễ dàng bị những món lợi khổng lồ mê hoặc. Nó hứa hẹn lợi nhuận béo bở hơn bất cứ ngành nghề nào. Nó khiến nhà đầu tư say mê như con bạc khát nước, và đó là lúc những lưỡi câu được quăng ra. Đặc biệt, người dân ở các tỉnh, người lớn tuổi, người ít cập nhật thông tin, đang là những con mồi hấp dẫn của các trò lừa đảo. 

Chính quyền cộng sản không chỉ trực tiếp tham gia vào việc cướp đất, mà chúng còn quản lý kém cỏi, thờ ơ, thậm chí tiếp tay cho các hoạt động lừa đảo liên quan đến bất động sản. Chưa kể, chúng còn ép người dân phải ném tiền vào bất động sản, vì hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác đều èo uột, thua lỗ chực chờ, đồng tiền mất giá không phanh, và chúng thường xuyên hăm doạ những người giữ vàng qua mỹ từ huy động, rồi cướp trắng với chiêu nộp vàng thật đổi lấy vàng giấy (chứng chỉ vàng). Nhiều người lúc này đang run rẩy, bất an với việc bảo vệ tài sản của mình, và nhiều khả năng họ sẽ dốc tiền vào bất động sản.

Bẫy tư duy

Nếu người dân còn tiếp tục say cơn sóng bất động sản, chắc chắn đôi mắt của họ sẽ bị cuốn theo giá đất mỗi ngày. Bộ não phải làm việc hết công suất, để thẩm định những dự án mang tên những địa danh nổi tiếng Âu, Mỹ với qui mô khiến chúng ta choáng ngợp, liên tục được vẽ ra,... Do đó, thật khó để có thể chăm lo cho gia đình chu đáo, và đương nhiên mối bận tâm về xã hội, chính trị, thì giao trọn cho Đảng và nhà nước.

Bất động sản cũng là nơi lý tưởng để những đồng tiền tham nhũng, ma tuý, cờ bạc, mại dâm,.. nhảy múa. Gần như không có bất kỳ nỗ lực nào từ nhà cầm quyền, để hạn chế dòng tiền bẩn chảy vào thị trường bất động sản. Không chỉ là tiền bẩn trong nước, mà bất động sản Việt Nam đang hứng chịu nhiều nguồn vốn đen từ nước ngoài . Trong đó, có thể kể đến nguồn tiền đang tháo chạy khỏi Trung Quốc. Nếu không tỉnh táo, người dân sẽ gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động phi pháp, thông qua việc tích cực hưởng ứng trò sát phạt vô vọng này. Với thị trường chứa một lượng vốn khổng lồ như bất động sản VN, nhà đầu tư đang ra sức tròng vào người Việt cái gía cắt cổ, vì lòng tham lợi nhuận không giới hạn.

Đa phần những người giàu lên từ bất động sản đều kiêu ngạo, hoang phí, coi thường người khác. Họ luôn xem mình là thiên tài kinh doanh, nhưng thật ra chỉ là kẻ cơ hội, gặp thời. Họ sống tách biệt với xã hội, phỉ báng những giá trị nền tảng như bình đẳng, bác ái và liên đới. Họ xem người nghèo là gánh nặng, nghèo là một cái tội. Bất chấp chính họ trực tiếp hoặc gián tiếp bần cùng hoá những người thấp cổ, bé họng.

Bẫy tự do

Khi người dân chỉ biết tập trung sát phạt trên sới bạc bất động sản, thì bận tâm bất cứ điều gì đã là thách thức, chứ chưa cần nói đến một vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư và suy nghĩ khó nhằn như tranh đấu cho tự do, dân chủ. Do đó, xa rời phong trao là chuyện đương nhiên, thậm chí còn lên án thậm tệ những người dấn thân, vì có thể làm ảnh hưởng đến nồi cơm bất động sản của họ.

Bất động sản là một ngành có liên quan mật thiết với nhà cầm quyền, qua một hệ thống giấy tờ, pháp lý lằng nhằng bậc nhất thế giới. Nhà đầu tư không thể không cậy nhờ, hối lộ quan chức cộng sản một cách mặc nhiên và liên tục. Điều đó làm cho họ gắn chặt số phận với nhà cầm quyền, thậm chí họ có thể trở thành vật hi sinh khi quan chức cộng sản xộ khám, hoặc dự án đổ bể. Vậy làm sao họ có thể giữ được sự khách quan, cất lên tiếng nói độc lập trước những vấn nạn do nhà cầm quyền gây ra ?

Nếu như liên minh tài phiệt dầu khí – quan chức, biến Nga thành chế độ độc tài trá hình hậu cộng sản,thì khả năng cực cao là tài phiệt bất động sản Việt, sẽ cấu kết với đảng viên, để chiếm đoạt ngọn cờ dân chủ hậu cộng sản. Liên minh này thực ra đã gắn bó mật thiết với nhau, qua những phi vụ cướp đất, đàn áp tàn bạo dân oan, đặc biệt là những người dấn thân, lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho sắc tộc mới xuất hiện này. Nếu dự đoán trên thành hiện thực, cái bẫy này sẽ tiếp tục cầm tù người Việt, cầm tù cả về mặt vật chất và tư duy.

Kết

Đánh vào tâm lý an cư lạc nghiệp, khao khát mái ấm riêng tư của các đôi vợ chồng trẻ, chưa kể nhu cầu rửa tiền khổng lồ có từ tham nhũng, hối lộ của quan chức cộng sản, tiền bẩn của các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước. Thị trường bất động sản ở Việt Nam đang bùng cháy dữ dội. Nó không chỉ thiêu rụi ước mơ vô cùng chính đáng, mà nó còn đẩy người Việt vào những chiếc bẫy nghiệt ngã. Nhưng nếu tin vào viễn cảnh 5-10 năm sắp tới cộng sản sụp đổ, giá bất động sản giảm một nửa, thậm chí hai phần ba, thì liệu chúng ta có hối tiếc về quyết định ném tiền và cả tương lai vào sới bạc trá hình này không ? 

Chúng ta sẽ càng hối tiếc hơn, khi lẽ ra phải góp sức vào phong trào đấu tranh dân chủ, để không chỉ mang lại nơi ăn, chốn ở cho chính bản thân, mà còn cho cả dân tộc, thì lại chấp nhận thân dã tràng, phí công góp sức cho một tầng lớp bất xứng trục lợi. Một xã hội tự do, dân chủ coi trọng tính liên đới, chắc chắn sẽ giải quyết được bài toán bất động sản một cách công bằng và bác ái nhất. Đất nước Việt Nam tương lai sẽ có chỗ cho tất cả.

Việt Nghĩa

(22/9/2019)

Published in Quan điểm

Suốt năm 2016, giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội liên tục đi lên và kênh đầu tư này được dự báo vẫn sôi động với mạch tăng kéo dài trong năm 2017.

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Thăng Long - Lê Vũ Tuấn Anh cho biết, có ít nhất 6 lý do khiến cho cơn sốt giá đất năm 2016 sẽ tiếp diễn vào năm 2017.

Thứ nhất : Nguồn lực khổng lồ của xã hội được đưa vào đầu tư hạ tầng tính bằng đơn vị chục tỷ USD trở lên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong 1-2 năm qua đã và đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo cú hích lớn kích giá đất tăng theo cầu, đường, đại lộ mới, vành đai, cao tốc, metro...

Thứ hai : 2 năm qua, nhà chung cư đã khuấy động thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, lần lượt chia theo phân khúc 2015 dành cho căn hộ cao cấp, 2016 dành cho căn hộ trung cấp và 2017 nhiều khả năng điểm nhấn chuyển sang chung cư giá rẻ (bình dân). Những dự án căn hộ mọc lên đã góp phần chỉnh trang đô thị, tăng mật độ dân cư nội khu lên đáng kể. Đây chính là mồi lửa kích giá đất quanh các khu dân cư mới này tăng lên. Giá đất quanh các tòa chung cư mới mọc lên có thể tăng với tỷ lệ trên 20% mỗi năm, tốc độ tăng này được dự báo trên cơ sở khu vực có mật độ dân số tăng lên thì giá đất cũng leo thang theo.

dat1

Giá đất được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao trong năm 2017 dù đã "nhảy múa" suốt năm 2016. Ảnh :Vũ Lê

Thứ ba : Các đại gia bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn đang tăng tốc thực hiện chiến dịch săn, gom, thâu tóm quỹ đất bằng nhiều hình thức để chuẩn bị cho những kế hoạch phát triển sản phẩm mới. Cuộc đua săn lùng quỹ đất của các tay chơi máu mặt này đã kích giá đất tăng mạnh trong năm 2016 và chưa có dấu hiệu dừng lại trong năm 2017.

Thứ tư : Nhu cầu thay đổi khẩu vị đầu tư đang rất lớn. Đầu tư căn hộ chung cư trung - cao cấp đã chiếm lĩnh trong 3 năm và đang có dấu hiệu bão hòa (thanh khoản chậm lại) nên khả năng giới buôn địa ốc đổi khẩu vị dịch chuyển sang kênh đầu tư đất. Sự dịch chuyển này sẽ là yếu tố quan trọng đẩy giá đất đi lên khi cùng lúc xuất hiện nhiều "thợ săn" trên một địa bàn.

Thứ năm : Quan điểm cho rằng đất đai là tài nguyên sẽ khan hiếm theo thời gian, quỹ đất không tăng lên, có thể tạo hiệu ứng tích cực trong giới đầu tư bất động sản gắn liền với đất.

Thứ sáu : Tâm lý phải có tấc đất cắm dùi trong người Việt khá nặng nề và luôn âm ỉ, chỉ chờ dịp thổi bùng lên mạnh mẽ khi điều kiện tài chính cho phép. Đây cũng là tư duy ăn chắc mặc bền, tích lũy tài sản kiểu truyền thống đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của thị trường bất động sản.

Vũ Lêghi

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2