Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

26/09/2019

Hà Nội loại trừ nạn người Trung Quốc lừa bịp bất động sản

Tổng hợp

Giải cứu Alibaba ! (VNTB, 26/09/2019)

Cựu thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út nhận định là ‘doanh nghiệp hay cá nhân CEO của Alibaba chẳng hề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo’, do đó người dân nghe theo lời công an để ‘tố cáo’ Alibaba là giống như chuyện ‘mớm cung’.

alibaba1

Nhiều người dân đến đồn công an để tố cáo Alibaba

Lâu nay trên các diễn đàn mạng xã hội, ông Phạm Công Út được biết đến là một luật sư xông xáo, luôn tham gia các vụ án giúp người dân thấp cổ bé họng trước những sai trái của chính quyền địa phương ; trong đó có vụ đất đai ở ‘vườn rau Lộc Hưng’, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết này chỉ nhằm được trao đổi về cách nhìn trong ‘vụ án Alibaba’, qua đó muốn nhấn mạnh điều cần làm rõ là thị trường bất động sản Việt Nam rất méo mó, và cần được sửa đổi căn cơ từ gốc, qua việc xác lập quyền tư hữu đất đai – một quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Chính quyền đã ‘giận cá chém thớt’ ?

Trong chia sẻ trên trang cá nhân facebook vào sáng ngày 25/9/2019, ông Phạm Công Út viết : "Công ty Alibaba hình thành được 4 năm, người mua đất đến hạn cũng đã ra công chứng chuyển nhượng, và khoe rằng có người trả mình giá cao gần gấp 3 lần nhưng... ngu gì bán.

Những người đã đến hạn hợp đồng nhưng chưa ra sổ thì được "bán" lại cái nền đất ruộng của mình cho Alibaba kèm lợi nhuận do tăng giá trị đất có thể từ 2%/tháng đến gần 3%/tháng tùy theo kỳ hạn ra công chứng theo lựa chọn của hai bên.

Gần 4 năm, không thấy ai làm đơn tố cáo, đòi lại tiền, cho dù có những sự kiện ồn ào mang tính đối đầu giữa Alibaba với chính quyền ở địa phương về những cuộc cưỡng chế không báo trước, và những hồ sơ doanh nghiệp Alibaba khởi kiện chính quyền địa phương.

Cao điểm nhất là sau phát ngôn của CEO Alibaba : học gì ra làm chủ tịch xã thì ai cũng biết, CEO phải trả giá rất đắt cho sự nóng giận của mình.

Thế là vụ án hình sự nổ ra với tội danh lừa đảo.

Vốn tội này đòi hỏi phải có hành vi gian dối và phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Thế là chữ "dự án ma" thay cho hành vi gian dối, "đơn tố cáo" được chuẩn bị sẵn mẫu cho các khách hàng của Alibaba với hai quyền lựa chọn : "Tố cáo" là đã bị chiếm đoạt đi, thì được nhận đơn, may ra còn vớt vát lại ít tiền, còn chỉ "trình báo" thì về đi. Mặc dù doanh nghiệp hay cá nhân CEO của Alibaba chẳng hề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo.

Nhưng xem ra, nếu bạn muốn lừa đảo thì người bạn dụ ắt hẳn phải là người có tiền và có quyền. Nếu chọn con đường nói không với tiêu cực thì chẳng ai dại gì vừa ăn cướp, vừa la làng.

Còn nhiều công ty xẻ đất ruộng thành "dự án" nay đã thành những khu dân cư, nhưng luật mình là vậy đấy. Cấm cãi !" [1]

Đa cấp bất động sản thì không phải là lừa đảo (!?)

Trong giới kinh doanh đất đai gọi cung cách làm ăn của công ty Alibaba là kiểu bán hàng đa cấp (Luật Bất động sản không có điều khoản nào về việc cho phép bán hàng đa cấp). Mặt hàng ở đây là các dự án đất được phân lô nhằm để rao bán nền.

Nhận biết bán đất nền theo hình thức đa cấp được tóm tắt như sau : Khách hàng đi mua đất sẽ có hợp đồng theo hình thức góp vốn đầu tư, đây là một thỏa thuận dân sự. Khách hàng góp vốn vào dự án mua đất, tuy chưa nhận được đất, song vẫn được bên bán trả lãi suất theo thỏa thuận. Số lãi này thực tế được lấy từ tiền người góp vốn trước trả cho người góp vốn sau.

Thực tế dự án kiểu đa cấp bất động sản có thể là những căn nhà không kiên cố, xuất hiện trên đất nông nghiệp thường bị chính quyền sở tại ‘làm lơ’ (còn vì sao chính quyền ‘làm lơ’ thì đó lại là câu chuyện được lý giải ở phần cuối bài viết).

Phổ biến hơn là đất chưa được quy hoạch, chưa được cấp chứng nhận đầu tư dự án/ khu đô thị để được phép phân lô bán nền, nhưng chủ đầu tư mua đất nông nghiệp, sau đó tự hiến đất mở đường, trồng cây xanh,... và quảng cáo. Khách hàng thấy người khác mua ‘ầm ầm’... thì mua theo những dự án mới dừng ở giai đoạn hoạch định trên giấy. Chính điều đó dẫn đến những ngộ nhận khi khách hàng đi xem thực tế dự án, cho rằng dự án đã hợp thức hóa, được chính quyền cấp phép, đã có quy hoạch cụ thể (quy hoạch tự vẽ)…

Trong lúc đó thì về quy định của pháp luật, với đất nông nghiệp, mỗi 1 ngàn m2 chỉ lên thổ cư được 200m2. Điều đó có nghĩa nếu chưa có quy hoạch/ phê duyệt từ tỉnh thành, đến huyện xã từ trước, thì dự án khó hợp thực hóa được, kiểu làm dự án "cầm đèn chạy trước ô tô" này rất nguy hiểm, khi các chủ đầu tư đã phân lô bán nền hết, đã cài hàng ngàn khách hàng vào bẫy nợ, kiện cáo…. để gây áp lực lên chính quyền địa phương phải hợp thức hóa dự án vì sự đã rồi.

Lỗi của chính quyền

Các doanh nghiệp bất động sản chọn theo cung cách bán hàng đa cấp, đa phần đều có ‘chống lưng’. Họ luôn có niềm tin là chính quyền sẽ chấp nhận các dự án đất đai do chính họ quy hoạch và đã rao bán. Ngay lúc ban đầu, có lẽ ít doanh nghiệp bất động sản nào mang tâm thế lừa đảo thứ hàng hóa có trị giá tính từ bạc tỷ. Bởi họ hiểu rất rõ về ‘của đau con sót’. Nhưng họ cũng hiểu cái gì không thể mua bằng tiền, thì có thể mua bằng nhiều tiền hơn nữa !

Các quan chức trong bộ máy cầm quyền khi phát biểu bảo vệ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, thường theo lập luận thế này : Quyền sở hữu đất đai được hiểu là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Nhà nước không tự mình trực tiếp sử dụng tất cả đất đai mà tổ chức cho toàn xã hội sử dụng đất vào mọi mục đích. Quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Nhưng không vì thế mà Nhà nước mất đi quyền năng của mình, Nhà nước sẽ quản lý thông qua các hình thức như sau : xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể, xây dựng ban hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất,… đồng thởi người sử dụng đất cũng phải nộp thế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi phí trước bạ…

Giới luật gia ở Sài Gòn thì lập luận vầy, theo luật thì không ai được bán hay thế chấp đất. mà chỉ bán, thế chấp quyền sử dụng đất. Song khi Nhà nước đấu giá thì gọi là bán quyền sử dụng đất, còn khi dân bán thì lại phải gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà không được gọi là bán, mặc dù rõ ràng là có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.

Trong khi đó, quyền sử dụng đất nếu như chỉ là quyền sử dụng thì cơ quan hành chính mới có quyền thu hồi, còn đã là quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không thể thu hồi, chỉ toà án mới có quyền quyết định.

Như vậy, theo cách hiểu như trên về luật đất đai đặt trong mối tương quan của Bộ Luật Dân sự, số diện tích đất nông nghiệp mà nhà đầu tư mua gom để lập dự án rao bán nền kiểu ‘bán hàng đa cấp’, chắc chắn phải được sự ‘đồng thuận’ trong chuyện ‘ngó lơ’ của chính quyền sở tại. Có thể còn lý do đây là những dự án ‘gửi gắm’ của anh Hai, chị Ba, anh Tư nào đó trên trung ương.

Thời gian sau, nói như lập luận quen thuộc của quan chức khi ban lệnh thu hồi đất là ‘xét duyệt quy hoạch’, sẽ ‘hợp thức hóa’ toàn bộ đất đai nông nghiệp đã mua gom và luân chuyển ‘đa cấp’ đó.

Trong trường hợp có xảy ra chuyện khiến ‘anh Hai, chị Ba, anh Tư’ phải nhức đầu sổ mũi đến mức phải nhập viện cấp cứu, thì rủi ro không phê duyệt quy hoạch ở các dự án phân lô bán nền như nói ở trên, nếu không khéo dàn xếp, tất yếu sẽ đưa đến thưa kiện kiểu như vụ Alibaba hiện nay.

Từ những vụ án đã và đang xảy ra liên quan đến đất đai như vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án trường học ở khu vườn rau Lộc Hưng…, cho thấy cần xử lý đúng bản chất, quy định về đất đai theo nguyên lý tài sản và cuộc sống đòi hỏi, không nên đánh tráo khái niệm giữa việc "sử dụng đất" và "quyền sử dụng đất". Đã đến lúc phải thừa nhận quyền sở hữu đất trong Hiến pháp nếu không muốn loạn luật. Sau đó, soạn thảo lại Luật Đất đai, chứ không nên sửa chữa lặt vặt, trong khi lại bỏ qua vấn đề cốt yếu của quản lý đất đai. 

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 26/09/2019

[1] https://www.facebook.com/lsthichdua.pham.1/posts/1414797358671800

********************

Lãnh đạo công ty địa ốc Alibaba chính thức bị khởi tố tội ‘lừa đảo’ (RFA, 25/09/2019)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với hai anh em ông Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, để điều tra hành vi ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.

bds1

Lực lượng chức năng tiến hành khám xét trụ sở công ty và ông Nguyễn Thái Luyện chủ tịch hội đồng quản trị Alibaba. RFA Edited

Truyền thông trong nước loan tin hôm 24/9 cho biết cơ quan chức năng cũng đã triệu tập gần 20 giám đốc các công ty con của Tập đoàn địa ốc Alibaba để làm việc. Trong số đó, có một người em ruột khác của hai lãnh đạo tập đoàn là ông Nguyễn Thái Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại địa ốc xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Công ty cổ phần địa ốc Long Thành ALI (Đồng Nai).

Bà Võ Thị Thanh Mai, vợ của ông Nguyễn Thái Luyện, ngoài phụ trách pháp lý và tài chính cho Công ty Alibaba còn đứng tên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm và Công ty TNHH Xây dựng Maluna (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng bị triệu tập.

Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định ông Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo cùng với người em Nguyễn Thái Lĩnh thành lập Công ty Alibaba và các công ty con có tổng quy mô hơn 2600 nhân viên.

Ngày 25/9, theo tin VOV, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xác định đến thời điểm hiện tại có 43 dự án Alibaba tự vẽ và rao bán cho 6.700 khách, chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 24/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận đơn của hơn 900 cá nhân tố giác công ty Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Tập đoàn Alibaba được nói đã thu mua 600 hecta đất nông nghiệp để lãnh đạo và người thân đứng tên, sau đó tự vẽ ra 40 dự án không có thật tại các tỉnh Đồng Nai (29 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu (9 dự án), Bình Thuận (2 dự án).

Các dự án trên được xác định chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép nhưng được Công ty Alibaba quảng cáo là đất nền nhà ở để lừa bán cho khách hàng.

Công an thực hiện khám xét trụ sở của Công ty Alibaba và các chi nhánh tại Sài Gòn, thu giữ nhiều giấy tờ tài liệu, 9 tỷ đồng tiền mặt, 3 xe ô tô, cùng nhiều miếng, thỏi kim loại có màu vàng.

Cơ quan Điều tra bước đầu xác định Công ty Alibaba núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hình thức đa cấp.

Cơ quan chức năng kêu gọi những cá nhân là nhân viên hoặc có liên quan đến Công ty Alibaba cung cấp thông tin về vụ việc, và cảnh báo sẽ xử lý nghiêm minh mọi hành vi che dấu, tiếp tay, tiêu hủy tài liệu, tẩu tán tài sản liên quan.

********************

Công an Việt Nam điều tra Alibaba 'lừa đảo mua bán đất ngàn tỉ' (BBC, 20/09/2019)

Hai anh em lãnh đạo một công ty bất động sản bị khởi tố và bắt giam trong vụ án chiếm đoạt "hơn 2500 tỉ đồng".

vn1

Cảnh sát dẫn bị can Nguyễn Thái Luyện vào hôm 19/9

Hai anh em ruột Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi) và Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi), lãnh đạo Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị bắt sau khi có lệnh khởi tố hôm 18/09 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bộ Công an khuyến cáo người dân là "khách hàng bị hại" (được cho là khoảng 6.700 người) liên hệ với nhà chức trách để cung cấp thông tin nhằm "phục vụ công tác điều tra".

Bản tin trên trang web Bộ Công an viết cho hay những nơi này là "Phòng 15 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (địa chỉ 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) hoặc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) và Công an 24 quận, huyện để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra..."

Bản tin mô tả "Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt".

Hoạt động lừa đảo được cho là liên quan tới việc thu mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 600 ha giao cho các cá nhân đứng tên và khoảng 40 "dự án ma" tại ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy riêng Công ty Alibaba đã ký hợp đồng "phân lô bán đất nền" cho hơn 6.700 khách hàng và thu được hơn 2.500 tỉ đồng (khoảng 107 triệu USD), theo truyền thông trong nước

"Sáng 19.9, rất đông khách hàng đầu tư mua đất nền tại các "dự án ma" của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) tìm đến trụ sở công ty này (Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề đòi lại tiền nhưng đều thất vọng ra về," báo Thanh Niên đưa tin.

Bài của báo này mô tả một phó tổng giám đốc công ty Alibaba tổ chức livestream trên Facebook để trấn an khách hàng công ty rằng "tiền quý vị sẽ không bị mất đi đâu cả".

"Khách hàng yên tâm, tiền quý vị sẽ được công an giữ một cách an toàn nhất, an toàn hơn chúng tôi giữ nữa. Tiền quý vị chúng tôi không làm gì khác ngoài mua bất động sản," bà Huỳnh Thị Ngọc Như được dẫn lời.

Tin cho hay sáng 20/09 bà Như đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc theo giấy triệu tập.

Hiện cũng có quan ngại rằng tiền của khách hàng gửi vào công ty Alibaba đã được lãnh đạo công ty này chuyển vào "tài khoản người thân của họ".

Báo Thanh Niên mô tả "gần một năm qua" báo này liên tục có những bài viết phản ánh các dự án ma của Công ty Alibaba.

Truyền thông tại Việt Nam hôm 20/09 đưa hình ảnh hàng chục cảnh sát cơ động và cảnh sát kinh tế khám xét một công ty bất động sản khác được cho là có liên hệ với Công ty Alibaba cũng nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Công an các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận cũng đang điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất đai, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Alibaba và chi nhánh của công ty này tại các địa phương nói trên.

****************

Đà Nẵng trả lời về vụ 21 người Trung Quốc có sổ đỏ gần sân bay quân sự (VOA, 20/09/2019)

Trả li lo ngi ca c tri v thông tin người Trung Quc góp tin mua 21 lô đt ven sân bay quân s Nước Mn, S Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng khng đnh cho ti nay không cp s đ cho bt kỳ người nước ngoài nào và người Trung Quc ch thuê ch không s hu đt.

vn2

Tình trạng người Trung Quc "núp bóng" người Vit Nam đ mua đt khu vc ven bin Đà Nng đang khiến công lun quan tâm và lo lng.

Báo Tuổi Tr dn thông cáo báo chí do Giám đc S Tài nguyên và môi trường Đà Nng, ông Tô Văn Hùng, ký hôm 20/9 nói rng mt s trang báo điện tử đã "gây hoang mang dư lun" khi đăng các bài viết liên quan đến vic người nước ngoài, c th là người Trung Quc, s hu quyn s dng đt, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đt (gi tt là s đ).

Trước đó, trong bui tiếp xúc đoàn đi biểu Quc hi thành ph Đà Nng vào ngày 19/9, sau khi c tri đ cp đến tình trng người Trung Quc núp bóng người Vit đ mua đt khu vc ven bin, ông Hùng tha nhn Đà Nng đã rà soát các khu vc d án và xác đnh có 21 trường hp người Trung Quc có tên trong quyền s dng đt khu vc d án đô th dc theo sân bay quân s Nước Mn, thuc qun Ngũ Hành Sơn.

Quan chức ca Đà Nng cho biết thêm rng 21 trường hp này là do trước đây đt được cp giy chng nhn cho người Vit Nam, nhưng trong quá trình khai thác, sử dng, người Trung Quc đã dùng hình thc mua c phn hoc góp vn đ sau đó nhn chuyn quyn s dng đt.

"Việc cp giy chng nhn quyn s dng đt được thc hin đúng lut, còn xác đnh có du hiu người Trung Quc núp bóng hay không là chức năng ca cơ quan điu tra", VnExpress dn li ông Hùng nói trong bui tiếp xúc đi biu.

Sau phát biểu và thông cáo báo chí ca quan chc S Tài nguyên và môi trường Đà Nng, Tng cc Qun lý Đt đai (B Tài nguyên và môi trường) trong cùng ngày 20/9 đã yêu cu cơ quan chc năng ca Đà Nẵng phải báo cáo chi tiết và gi bn sao "s đ" đã cp đ kim tra, theo ngun tin ca báo Tui Tr.

Thông tin về vic người Trung Quc núp bóng người Vit đ mua đt, đng tên trong khu vc gn sân bay Nước Mn tng gây lo ngi trong dư lun vào 4 năm trước. Khi đó, lãnh đo Đà Nng lên tiếng trn an công lun rng thành ph vn đang "kim soát được khu vc" và "chưa nh hướng đến quc phòng an ninh".

Cho đến nay, lut pháp Vit Nam vn chưa cho phép cp giy chng nhn quyn s dng đt cho cá nhân là người nước ngoài.

*******************

Người Trung Quốc sở hữu đất sát sân bay quân sự Nước Mặn, Đà Nẵng (RFA, 19/09/2019)

Trong cùng một ngày 19/9, Chính quyền Đà Nẵng đã hai lần trả lời khác nhau cho thắc mắc của cử tri về việc có hay không người Trung Quốc đứng tên quyền sử dụng đất ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn), thành phố Đà Nẵng.

vn3

Cổng vào sân bay Nước Mặn - Photo : báo giaothong

Theo VnExpress, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang của đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Đà Nẵng, khi cử tri nêu nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến người Trung Quốc sở hữu đất đai, vi phạm pháp luật về dân sự, hình sự, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường thành phố Đà Nẵng ông Tô Văn Hùng cho hay "Ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn có 246 lô đất ; qua rà soát thì có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên do trước đây mảnh đất được cấp giấy chứng nhận cho người Việt Nam, nhưng quá trình khai thác, sử dụng người Trung Quốc đã dùng hình thức mua cổ phần, hoặc góp vốn để sau đó nhận chuyển quyền sử dụng đất".

Cũng theo ông Hùng thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào chiều cùng ngày, ông Tô Văn Hùng lại khẳng định "không có chuyện người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Đà Nẵng". Ông lý giải vì theo Luật đất đai người nước ngoài không được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin về tình trạng người Trung Quốc nhờ người Việt mua đất, đứng tên hộ ở khu vực sân bay Nước Mặn ven biển từng được người dân lo ngại và chất vấn lãnh đạo nhưng luôn nhận được câu trả lời, thành phố kiểm soát khu vực này và chưa thấy trường hợp nào ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh.

Chuyện người Trung Quốc mua đất, xây nhà, làm giả thẻ ATM, buôn bán ma túy, tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng, lừa đảo… ngày càng bị phát hiện nhiều ở Việt Nam; tuy nhiên tin cho biết nhiều kẻ phạm tội lại được Việt Nam trả về Trung Quốc theo một thỏa thuận dẫn độ mà  các luật sư trong nước cho biết chưa thấy Hà Nội công khai cho người dân rõ.

*****************

Khởi tố 3 người Trung Quốc trộm thẻ ngân hàng chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam (RFA, 20/09/2019)

Cơ quan điều tra thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vừa tiến hành khởi tố 3 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc có hành vi đánh cắp thông tin thẻ ATM để chiếm đoạt tài sản.

vn4

Ba đối tượng người Trung Quốc tại cơ quan điều tra. Courtesy of Tiền Phong

Thông tin trên được đại tá Nguyễn Mạnh Hùng phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An trả lời với báo Tiền Phong hôm 20/9 tại lễ trao thưởng cho Ban Chuyên án T919 trong việc bắt giữ thành công 3 đối tượng người Trung Quốc có hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng nêu trên.

Ba đối tượng người Trung Quốc gồm Yang Chang Cai (Dương Trường Tài, SN 1986), Denh Cong Cong (Đặng Thông Thông, SN 1990) và Lian Yu (Luyện Vũ, SN 1985), cùng trú tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Cả ba bị khởi tố về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Trung tá Nguyễn Hữu Cường phó trưởng công an thành phố Vinh cho biết, sau khi nhận được thông tin từ ngân hàng có một số người lắp đặt thiết bị điện tử tại trụ ATM để đánh cắp thông tin tài khoản của khách hàng, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và phát hiện 3 người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc trong diện tình nghi.

Trong quá trình theo dõi, nhóm đối tượng này hoạt động chuyên nghiệp, có trình độ về công nghệ thông tin, thường xuyên di chuyển giữa các thành phố, hoạt động trải dài cả nước nơi có lượng khách du lịch nhiều khiến việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các đối tượng này nhập cảnh vào Việt Nam chỉ 1 tháng rồi về nước.

Công an thành phố Vinh đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an phát hiện và thu giữ 333 thẻ ngân hàng bị cho là giả, trong đó có 319 thẻ đã được quét thông tin về chủ tài khoản, 22 thẻ đã bị rút tiền khỏi tài khoản với số tiền lên tới gần 300 triệu đồng và 14 thẻ trắng, 3 thiết bị điện tử cùng với 2 máy tính…

Tại cơ quan điều tra, ba đối tượng này khai nhận đã thực hiện thành công 2 lần cài đặt thông tin vào máy ATM của ngân hàng Viettin Bank. Hiện cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ, xử lý các đối tượng người Trung Quốc theo quy định pháp luật.

*********************

Nhà ở trái phép cho công nhân Trung Quốc bị phát hiện ở Hải Phòng (RFA, 19/09/2019)

Sở Xây dựng Hải Phòng vừa phát hiện hàng chục ngôi nhà ở cho công nhân Trung Quốc đã được xây dựng trái phép trên đất quy hoạch trồng cây xanh tại khu công nghiệp An Dương, Thành phố Hải Phòng.

vn5

Một trong 3 khu nhà ở cho công nhân Trung Quốc xây trái phép trên đất quy hoạch trồng cây xanh ở khu công nghiệp An Dương, Hải Phòng.  Courtesy of Vnexpress

Truyền thông trong nước vào ngày 19/9 trích lời ông Cao Đức Thắng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng, cho biết cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ xử lý hành chính Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt vì đã xây dựng các công trình trái phép trên.

Ông Cao Đức Thắng cho biết dù Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng có thẩm quyền quản lý việc xây dựng trong khu công nghiệp An Dương, nhưng Sở xây Dựng Hải Phòng là đơn vị phát hiện ra sai phạm hôm 13/9.

Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đã yêu cầu Công ty Thâm Việt trong vòng 15 ngày phải tháo dỡ hàng chục ngôi nhà lắp ghép phục vụ lao động người Trung Quốc lưu trú và sinh hoạt tại lô đất CX5 vốn được quy hoạch trồng cây xanh.

Chủ tịch UBND Hải Phòng cũng yêu cầu Công ty Thâm Việt phải trồng cây xanh, xây tường bao khu công nghiệp, và chỉ đạo công an kiểm tra, không cho phép cán bộ, công nhân nhà thầu sinh sống trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp An Dương có diện tích 196 hecta được tái xây dựng vào tháng 12/2016 sau 8 năm bỏ hoang.

Chủ đầu tư của khu công nghiệp An Dương là Công ty TNHH cổ phần đầu tư Holdings Thâm Quyến.

Quay lại trang chủ
Read 552 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)