Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam. Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ "đánh sập" Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này "phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam".

uytin1

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên TV Việt Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đầu thú". REUTERS/Kham

Dưới tựa đề "Một vụ bắt cóc tác hại thế nào đến Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Châu Âu", ký giả David Hutt (1) trên tờ báo Mỹ Forbes, đã cho rằng "thỏa thuận tự do mậu dịch đang được đề xuất giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ bị xét lại". Đây là một điều hệ trọng vì lẽ Châu Âu hiện là đối tác thương mại thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc, và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Đức có thái độ rất kiên quyết

Ký giả David Hutt trước tiên ghi nhận phản ứng gay gắt và cứng rắn của Berlin từ khi vụ việc bùng lên, với việc Bộ Ngoại giao Đức thông báo "không một chút nghi ngờ" là "mật vụ và đại sứ quán Việt Nam" dính líu đến vụ bắt cóc, và kêu gọi Hà Nội cho ông Thanh trở lại Đức, nơi ông xin tị nạn. Ngoại trưởng Đức, theo bài báo, còn mô tả vụ việc như một sự kiện không khác gì "phim trinh thám thời Chiến Tranh Lạnh". Kèm theo tuyên bố gay gắt đó, Đức đã loan báo quyết định trục xuất một cán bộ Việt Nam bị coi là phụ trách tình báo Việt Nam tại Đức.

Tuy nhiên, bài báo nhận thấy là Việt Nam không có vẻ gì là sẵn sàng cho ông Thanh trở lại Đức theo yêu cầu của Berlin, do đó chính quyền Đức, đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam ở Châu Âu, đã gia tăng áp lực, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho hãng tin anh Reuters biết rằng Berlin "đang tìm cách để làm cho đối tác Việt Nam hiểu là chúng tôi không thể chấp nhận điều đó" và "tất cả các giải pháp đều được đặt lên trên bàn".

Berlin có thể vận động để hoãn phê chuẩn FTA Việt Nam-EU

Câu hỏi mà bài báo trên tờ Forbes nêu bật là Đức có thể làm gì đối với Việt Nam. David Hutt cho rằng một trong những biện pháp là việc Berlin giảm trợ giúp phát triển cho Việt Nam, đã lên đến 257 triệu đô la trên hai năm được cam kết năm 2015. Tuy nhiên nghiêm trọng hơn là khả năng Đức chống lại việc ký kết hiệp định thương mại Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam.

Theo David Hutt, một số chuyên gia phân tích đã tiết lộ riêng về một giải pháp khác : Đó là thủ tướng Đức Angela Merkel, một lãnh đạo nặng ký trong Liên Hiệp Châu Âu, bật đèn xanh cho chính phủ của bà vận động các thành viên khác để đình chỉ thỏa thuận tự do thương mại EU-VIệt Nam mà hai bên đã đồng ý vào tháng 12/2015 và dự kiến đưa ra phê chuẩn vào đầu năm tới đây.

Đây là một thỏa thuận tối quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại với EU tăng mạnh, từ 10 tỷ đô la vào năm 2006 lên thành 48 tỷ vào năm ngoái 2016. Ủy Ban Châu Âu ước tính là thỏa thuận tự do mậu dịch sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 15%.

Ngay từ trước lúc xẩy ra vụ Trịnh Xuân Thanh, đã có những đề nghị hoãn lại việc phê chuẩn thỏa thuận này vì vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã tụt hậu trong những năm gần đây. Theo quy định mới của Châu Âu, thì FTA phải được từng nước thành viên của Liên Hiệp chấp thuận, cũng như Nghị Viện Châu Âu. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang ráo riết vận động để bác bỏ thỏa thuận hay ít ra buộc chính phủ Việt Nam phải cải thiện điều kiện nhân quyền trong nước.

Trong một cuộc họp báo vào tháng Hai vừa qua khi viếng thăm Việt Nam, ông Pier Antonio Panzeri, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu đã xác nhận rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam khiến cho việc phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam gặp khó khăn.

Theo nhà báo David Hutt, trước lúc xẩy vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cho thấy ý muốn xoa dịu các mối quan ngại của Châu Âu, vì thế, vụ việc này càng làm cho vấn đề rối ren thêm.

Vào tháng 7 vừa qua chẳng hạn, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc qua Đức tham dự thượng đỉnh G20, ở Hamburg. Ông đã gặp 14 lãnh đạo thế giới, trong đó có cả chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker. Ông cũng tiếp xúc với thủ tướng Đức Merkel, và trong cuộc gặp này, hai bên đã đồng ý trên 1,7 tỷ đô la thỏa thuận thương mại mới. Sau đó ông Phúc sang Hà lan, nước đầu tư hàng đầu của Châu Âu vào Việt Nam. Tại La Haye ông Phúc thông báo Việt Nam sẽ bãi bỏ giới hạn trong đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành công nghiệp.

Liệu nhân quyền có cản đường thương mại hay không ?

Theo nhận định của nhà báo trên tờ Forbes, chính quyền Việt Nam có lẽ cũng biết là trong lúc vấn đề nhân quyền có thể là một ‘lằn ranh đỏ’ đối với một số quan chức châu Âu, nhưng lợi nhuận đầy hứa hẹn đối với các tập đoàn Châu Âu có thể đủ sức để thúc đẩy một số khác chấp nhận thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam.

Châu Âu có thể tự hại mình nếu đình hoãn thúc đẩy tự do mậu dịch với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền, vì như thế sẽ tạo nên tiền lệ cho những thỏa thuận sau này. EU từ lâu nay luôn muốn có thỏa thuận tự do thương mại với cả khối Đông Nam Á và các cuộc thảo luận đã được nối lại vào tháng Ba.

Nếu FTA với Việt Nam không thành do vấn đề nhân quyền - dù không phải là do sự kiện ông Thanh bị bắt cóc – thì thỏa thuận EU – ASEAN cũng sẽ tiêu tan vì nếu căn cứ vào điều kiện nhân quyền, thì tình trạng ở Lào, Cam Bốt, Malaysia, Philippines, Brunei không khác gì Việt Nam.

Nhìn từ Úc : Uy tín quốc tế của Việt Nam bị sứt mẻ

Cũng về vụ Đức tố cáo Việt Nam "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Helen Clark trên trang mạng của viện nghiên cứu Úc The Lowy Institute (2) ngày 10/08/2017 đã cho rằng vụ này không chỉ gây sứt mẻ trong quan hệ song phương Việt-Đức, mà còn "phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam", tựa của bài báo.

Đối với Helen Clark, giới đầu tư nước ngoài và định chế tài chính thế giới từ lâu nay chỉ mong muốn Việt Nam cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh tham nhũng và kém hiệu quả. Phải công nhận là Việt Nam đã có một số tiến bộ năm trong qua, và tại Đại Hội Đảng lần thứ 12, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn manh trên nhu cầu cải tổ.

Tuy nhiên, vụ bắt cóc môt cựu lãnh đạo doanh nghiệp xin tị nạn tại Đức gần đây đã làm suy giảm sự tin tưởng vào đà cải tổ dựa trên luật pháp ở Việt Nam. Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam từng dẫn đến nhiều vụ truy bắt khác, nhưng hiếm khi liên quan đến một người chức cao như ông Trịnh Xuân Thanh, đã từng được huân chương anh Hùng Lao Động Thời kỳ Đổi Mới vào năm 2011.

Theo Helen Clark, nhiều nhà phân tích cũng tự hỏi là phải chăng những cáo buộc nhắm vào ông Thanh nằm trong nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng muốn triệt hạ tất cả những người thân cận với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc khai trừ ông Đinh La Thăng, thân cận với ông Thanh, ra khỏi Bộ Chính Trị vào năm nay, do hoạt động kém cỏi trước đây, cũng nhằm mục tiêu trên. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam, tham nhũng là một vấn đề muôn thuở.

Lỡ dịp có thị trường châu Âu để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc

Cũng như nhà báo David Hutt, Helen Clark cũng chú ý đến các tác hại đối ngoại của vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó có vấn đề đàm phán về Hiệp định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh vì mất đi TPP, Việt Nam đang cần tìm thêm một thị trường lớn để giảm thiểu lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, một mục tiêu mà Hà Nội khó thể đạt được với hiệp định khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership).

Về phần Liên Hiệp Châu Âu cũng vậy, họ nhìn Việt Nam như một thị trường tốt với tầng lớp trung lưu đang lên và tìm kiếm những sản phẩm tiêu thụ khác thay thế sản phẩm Trung Quốc bị xem là chất lượng kém. Vấn đề đặt ra là cho đến nay, nhiều thành viên Châu Âu chống lại việc ký kết tự do thương mại với Việt Nam do vấn đề nhân quyền, và việc bắt giữ, trấn áp các blogger đang tiến hành có lẽ sẽ được đưa ra thảo luận ở Nghị Viện Châu Âu. Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức sẽ gây thêm phiền phức.

Để mất người bạn tốt nhất tại châu Âu

Theo Helen Clark, hậu quả của vụ này còn nghiêm trọng hơn nữa khi mà cho đến nay, Đức là người bạn tốt nhất của Việt Nam ở Châu Âu, là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên Hiệp Châu Âu.

Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Đức Angela Merkel đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược năm 2011. An ninh và quốc phòng ngày trở nên vấn đề trọng tâm đối với Việt Nam trong quan hệ kiểu này.

Thế nhưng vấn đề trọng tâm trong thỏa thuận Đức–Việt là gì ? Đối với Helen Clark, ngoài giáo dục và môi trường, còn có vấn đề hành xử theo luật pháp. Đức đã nỗ lực hỗ trợ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp trong đó có việc được Bộ Ngoại giao Đức nói rõ là "hướng dẫn thực thi các công ước quốc tế… phát huy nhân quyền và trợ giúp pháp lý và những vấn đề khác".

Làm sao đả kích Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông ?

Những yếu tố trên rõ ràng là không giống với nhận định của Bộ Ngoại giao Đức xác nhận vụ bắt cóc mới đây, theo đó "Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một sự vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn luật lệ của Đức và quốc tế".

Đối với Helen Clark, đây quả là một vấn đề lớn vì Việt Nam mong muốn hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng quốc tế, đề cao các giá trị đa phương cũng như hoạt động dựa trên luật pháp của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Và đấy là do tranh chấp của Việt Nam ở Biển Đông về đường chín đoạn của Trung Quốc, Việt Nam hậu thuẫn phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye và muốn áp dụng luật biển quốc tế trong cuộc tranh chấp.

Để thúc đẩy những vấn đề cốt lõi này, Việt Nam đã từng tìm kiếm một vai trò quốc tế hùng mạnh hơn, từ chiếc ghế không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho đến tham gia công tác duy trì hòa bình, hay làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vài năm trước đây. Trong bối cảnh đó, một vụ bắt cóc kiểu thời Chiến Tranh Lạnh đã làm đảo lộn tất cả, vi phạm luật pháp Đức cũng như quốc tế, và không phù hợp với quy chế một quốc gia có trách nhiệm.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 16/08/2017

(1) https://www.forbes.com/sites/davidhutt/2017/08/11/how-a-kidnapping-in-berlin-could-bring-down-vietnams-fta-with-europe/#5e840b4c1374

(2) https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/vietnam-kidnapping-undermines-efforts-seek-friends-and-influence

Published in Diễn đàn

Vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam theo khẳng định cùng với sự giận dữ và những biện pháp ngoại giao nặng nề của Bộ ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức đã là một chủ đề nóng trên mạng Internet cũng như toàn xã hội Việt Nam trong và ngoài nước gần chục ngày qua.

vu01

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức.AFP photo

Ngoài việc trục xuất trưởng đại diện tình báo Việt Nam trong vòng 48 tiếng, bản Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức cũng ghi rõ : "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác trên bình diện chính trị, kinh tế và chính sách hợp tác phát triển".

Còn Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel : "Chúng ta không thể trở lại tình trạng bình thường, làm như là không có chuyện gì xảy ra".

Quan sát sự việc dưới góc độ xã hội và luật pháp qua bản chất sự việc, người ta mới nhận ra nhiều điều qua sự việc này về mánh lới tuyên truyền bịp bợm, về nhận thức của người dân...

Thậm chí không chỉ là những người mà nhà nước thường gọi là "dân trí thấp".

Tự thú hay bắt cóc ?

Trước hết, điều người ta thắc mắc đầu tiên về vụ việc này là có thật Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức ? Hay Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú như những thông tin của nhà nước Việt Nam chính thức đưa tin ?

Qua những gì được thể hiện, chỉ cần sự chững chạc trong giận dữ và hành xử của phía Cộng hòa liên bang Đức, cũng như sự lấn bấn, lúng túng và thiếu minh bạch của Nhà nước Việt Nam, người dân ít quan tâm nhất cũng tự đặt ra cho mình những câu hỏi để qua đó có thể tự trả lời mà rút cho mình đâu là sự thật :

- Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam tuyên bố truy nã quốc tế tại sao người ta tìm mãi trong danh sách Interpol có rất nhiều người Việt lại không có cái tên Trịnh Xuân Thanh ?

- Trong lệnh truy nã của Việt Nam, tờ nào cũng có ghi : "Bất cứ ai cũng có quyền bắt Trịnh Xuân Thanh đến giao nộp cho cơ quan công an...". Trước đó, Việt Nam tuyên bố Trịnh Xuân Thanh đã đến một nước Châu Âu. Vậy Trịnh Xuân Thanh từ Châu Âu về đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bằng con đường nào để không bị bắt ngay tại biên giới, tại cửa khẩu khi nhập cảnh hoặc trên đường ? Hay Trịnh Xuân Thanh có phép xuất quỷ nhập thần và đã thi thố cái tài đó trong trường hợp này ?

- Tại sao, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã khi ở nước ngoài đã gây sự chú ý của toàn xã hội, từ Tổng bí thư Đảng cho đến bà đánh dậm dưới ao, thế mà ngang nhiên về nước rồi đến cơ quan công an đầu thú mà Bộ trưởng Công an không hề hay biết ?

- Vì sao chính phủ Cộng hòa liên bang Đức giận dữ đến mức đó ? Phải chăng là không có việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức, chỉ vì Cộng hòa liên bang Đức thích giận giữ và làm căng thẳng quan hệ hai nước mà thôi ?

- Tại sao chính phủ Cộng hòa liên bang Đức, một nhà nước dân chủ, pháp quyền lại bao che cho Trịnh Xuân Thanh là người bị Đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật và cáo buộc tham nhũng ? Phải chăng, nhà nước này đang bao che cho tham nhũng và tội phạm ?

- Trịnh Xuân Thanh có phải là tội phạm hay chưa ? Tại sao Trịnh Xuân Thanh lại có thể xin tỵ nạn ở Cộng hòa liên bang Đức ?

- Tại sao Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú có đơn, đưa lên truyền hình rằng tôi tự thú... Vậy mà khi Cộng hòa liên bang Đức tố cáo mạnh mẽ, đuổi đại diện cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin về đồng thời mạnh mẽ cảnh báo nhiều hậu quả khác mà Việt Nam lại nhu nhược, hèn nhát đến mức chỉ cho người phát ngôn lên truyền hình nhỏ nhẹ : "Tôi lấy làm tiếc..." - nghĩa là cô gái này lấy làm tiếc còn Việt Nam thì chưa ý kiến gì ?

Chỉ cần trả lời những câu hỏi trên, thiết nghĩ người dân thường cũng biết được sự thật có đúng như hệ thống tuyên truyền Việt Nam đã và đang tung hứng.

Dân trí và nhận thức luật pháp

Chúng tôi đã có bài viết : Qua vụ Trinh Xuân Thanh : Nghĩ về một thói quen hành xử, ở đó chúng tôi đã chỉ những hành động côn đồ xuất khẩu ra quốc tế này chỉ là bước tiếp theo của những hành động vốn đã thành thói quen hành xử trong nước xưa nay.

Ở đó chúng tôi cũng đã đặt vấn đề liệu Trịnh Xuân Thanh có phải là quan chức tham nhũng duy nhất ở Việt Nam và việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có phải chỉ nhằm mục đích cho "cuộc chiến chống tham nhũng" ?

Ngoài việc dùng truyền thông nhằm lấp liếm đi hành động của nhà cầm quyền tự ý bắt cóc người trên lãnh thổ của Cộng hòa liên bang Đức làm người Đức giận dữ, thì đám báo chí và dư luận viên (một dạng an ninh và tay chân của công an) đã to mồm kêu gào : Nhà nước Đức thiếu thiện chí, bảo kê tham nhũng, rửa tiền... và dù bằng cách nào, thì miễn là bắt được Trịnh Xuân Thanh về chịu tội tham nhũng là được...

Thậm chí, cho đến khi những dòng chữ này viết ra, thì ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa có một phiên tòa nào được mở để kết luận Trịnh Xuân Thanh là có tội, cho dù đó là một phiên tòa đểu kiểu như phiên tòa cách đây đúng 6 năm, ngày 2/8/2011 tại Hà Nội xử Cù Huy Hà Vũ đi nữa. Tại phiên tòa đó, người ta bất chấp sự thật, bất chấp lý lẽ, luật lệ để tuyên án Cù Huy Hà Vũ có tội và kết án 7 năm tù giam. Cũng tại phiên tòa đó, Luật sư Trần Đình Triển đã chứng kiến sự bất nhân và những trò đểu của hệ thống tòa án cộng sản. 

Thế nhưng, ngay cả phiên tòa đểu như vậy, hiện vẫn chưa có để kết tội Trịnh Xuân Thanh, thì không rõ căn cứ vào đâu mà các tiến sĩ luật, luật sư... cùng đồng lòng với đám dư luận viên kết tội khơi khơi Trịnh Xuân Thanh là tội phạm, là rửa tiền, là cố ý làm trái... mà tất cả những điều đó, chỉ căn cứ vào lời của Đảng và báo chí nhà nước. Để rồi đi đến kết luận : "Tôi cho rằng đó là ý kiến thiếu thận trọng, vội vàng, chưa quán triệt nguyên tắc các Công ước quốc tế mà Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức đã tham gia ký kết..".

Vậy phải chăng, ở đây, các ông tiến sĩ và luật sư ở đây đồng ý rằng chỉ cần Đảng muốn và dùng báo chí của đảng thì đã đủ để thay Tòa án ?

Thế là, lẽ ra đối tượng bị ném đá là Trịnh Xuân Thanh vì những "thành tích làm bay hơi hàng ngàn tỷ đồng của dân" thì lại diễn ra một quá trình tranh luận khác, đó là "ném đá" những người bảo vệ việc bắt cóc của một "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên đất nước khác".

Mục đích biện minh cho phương tiện ?

Xưa nay, trong chế độ cộng sản việc đạt bằng được mục đích đặt ra là một điều luôn được ưu tiên, dù mục đích đó là gì và việc đạt mục đích đó bằng những biện pháp nào. Khi đạt được mục đích, thì mọi việc được coi là thắng lợi.

Chẳng hạn, để thực hiện lệnh từ quan thầy Quốc tế cộng sản từ Nga, Tàu, những năm 50 của thế kỷ trước, nhằm triệt tiêu tầng lớp tinh hoa, giàu có của dân tộc để tiện lợi cho việc tiến hành cuộc Cách mạng vô sản, việc tập hợp quần chúng làm những cuộc lên đồng tập thể, cướp bóc có tổ chức trong toàn xã hội như những tập duyệt cho đám Công - Nông liên minh, Quốc tế cộng sản đã đặt ra mục đích Cải Cách ruộng đất.

Đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc Cải cách ruộng đất, gây nên một tội ác đẫm máu với dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng phải có động tác "tự phê bình, lau nước mắt" trước hàng chục, hàng trăm ngàn người dân bị oan khuất và mất mạng vì cuộc Cải cách ruộng đất này. Sau này để giảm bớt tội lỗi của mình với dân tộc chính những người cộng sản Việt Nam đã tự biện minh rằng : Khi đó, đảng ta bị áp lực từ Đảng cộng sản Trung Quốc và Liên Xô trong Quốc tế cộng sản... Thế nhưng, chính những lời lẽ đó đã hạ bệ uy tín Đảng cộng sản, luôn luôn có những lời lẽ rêu rao rằng "Đảng ta đã luôn có đường lối độc lập, tự chủ và sáng tạo"...

Dàn dư luận viên của đảng trước hết là chối bỏ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bằng những lập luận : Bằng chứng đâu, Trịnh Xuân Thanh về nước là tự nguyện, là do hối lỗi, là để hưởng lượng khoan hồng của đảng nhà nước... thôi thì đủ mọi lời lẽ biện minh.

Thế nhưng, khi cộng đồng quốc tế và mạng xã hội làm sáng tỏ vụ bắt cóc, thì dàn dư luận viên giở bài cùn rằng : Miễn là bắt được Trịnh Xuân Thanh về trị tội, còn bắt cách nào thì... thoải mái.

Khi đạt được mục đích, thì mọi phương tiện, cách làm đều được nhà nước chấp nhận. Chính tư duy này đã và đang được bằng mọi cách áp đặt lên suy nghĩ của người Việt Nam trong xã hội ngày nay.

Các Luật sư, tiến sĩ... về luật, những người mà lẽ ra với sự hiểu biết của mình sẽ phân tích cho xã hội những vấn đề đen, trắng, đúng, sai trong từng vụ việc dưới khía cạnh luật pháp và hành xử thượng tôn luật pháp. Điều đó cũng chính là giúp cho đảng cộng sản, cho nhà nước như họ muốn, để đảng, nhà nước biết mà sửa sai cái thói côn đồ để tự biến mình thành côn đồ quốc tế.

Thì qua vụ án này, ngược lại có những người trong số họ lại là những người hành xử với tư duy độc tài và phe nhóm, cũng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của đám phe nhóm đang đánh nhau theo kiểu "lựa theo chiều gió" mà người ta chưa hiểu họ đang mong đợi điều gì ? Phần còn lại, những Luật sư hiểu biết lại ngại va chạm, ngại ảnh hưởng đến mình, đồng nghiệp mình... mà im lặng ?

Lẽ nào họ không biết phân tích luật pháp và nhìn nhận vấn đề trên cơ sở luật pháp rằng : Nhà nước Đức đã không phản đối vì việc Việt Nam bắt Trịnh Xuân Thanh ra tòa để luận tội. Nhưng nhà nước Cộng hòa liên bang Đức đã không đồng ý và phản ứng dữ dội bởi chủ quyền của họ bị xâm phạm khi nhà nước Việt Nam tổ chức bắt cóc người trên đất nước họ mà không đượ sự đồng ý của họ, dù người đó là ai.

Phải chăng, việc nhà nước Đức phản ứng dữ dội vì chủ quyền bị xâm phạm lại đã trở thành chuyện lạ ở Việt Nam, khi mới mấy hôm thôi, nhà nước Việt Nam đã lặng lẽ cất ván, rút dù buộc nhà thầu khoan thăm do dầu khí tại Bãi Tư Chính, trong thềm lục địa Việt Nam, chỉ vì anh bạn vàng của Đảng mới hắng giọng ?

Và điều đáng buồn ở đây, là tư duy "Mục đích biện minh cho phương tiện" người cộng sản đã thành công trong việc xây dựng một nền tư pháp độc tài không chỉ với đám dư luận viên hoặc những người dân dân trí thấp mà ngay trong cả những tầng lớp luật sư, trí thức được coi hoặc tự nhận là hiểu biết.

Với tư duy và nhận thức như vậy, thì một nhà nước pháp quyền còn là một mơ ước xa vời với Việt Nam.

Hà Nội, Ngày 10/8/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 10/08/2017 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Cho đến hôm nay, những phản ứng dữ dội của Cộng hòa Liên bang Đức về thông tin nhà cầm quyền Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ của họ đã chứng minh cho mọi người rằng sự việc là có thật và hết sức nghiêm trọng. Cái gọi là "lấy làm tiếc" của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vốn yếu ớt và trái ngược với thái độ cần có để khẳng định sự vô tội cũng như thiếu vắng sự hung hăng thường thấy của Việt Nam trong thái độ với "phe đế quốc, tư bản" đã gián tiếp chứng minh sự thật ở đâu.

vutxt1

Chẳng biết cái sự "lấy làm tiếc" đó nó sẽ giải quyết được gì khi Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói :

"Trong mọi trường hợp chúng ta không thể dung túng cho một vụ việc như vậy được và việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức vi phạm nghiêm trọng và chưa từng có luật Đức và quốc tế... Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý".

Còn Bộ ngoại giao Đức tuyên bố : "Hệ quả của vụ việc hoàn toàn không thể chấp nhận được này là đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức sẽ bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức". 

Có lẽ, với Việt Nam, kể từ thời chiến tranh lạnh, chiến tranh với Trung Quốc phía bắc đến nay, thì đây là một sự cố ngoại giao đủ lớn để làm rung động nhiều thứ trong xã hội.

Cũng có lẽ, nhiều người dân Việt Nam không hiểu được tầm mức của sự việc đến đâu, lợi gì hoặc hại gì ?...

Tuy nhiên, để phần nào tìm hiểu điều đó, hãy nghe Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức như sau : "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác trên bình diện chính trị, kinh tế và chính sách hợp tác phát triển".

Và lời của Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel : "Chúng ta không thể trở lại tình trạng bình thường, làm như là không có chuyện gì xảy ra".

Những câu hỏi nghi vấn

vutxt2

Sự việc xảy ra từ 23/7, thế nhưng hệ thống quan chức và báo chí đã im như thóc cho đến 30/7 khi trên mạng xã hội, nhà báo Huy Đức đã cho "rò rỉ thông tin" Trịnh Xuân Thanh đã về nước, làm sôi sục mạng xã hội. Thì oái oăm thay, người đứng đầu Bộ Công an vẫn nhơn nhơn trả lời : "Hiện nay, tôi chưa có thông tin gì". Thế nhưng, khi biết sự việc không thể còn giấu kín thì chỉ một ngày sau, 31/7 báo chí rầm rập đưa tin "Trịnh Xuân Thanh về đầu thú" (!?).

Vậy có nghĩa là Bộ trưởng Công an đã lừa dối cả toàn thế đất nước ? Lẽ nào những vụ việc như vậy mà người đứng đầu Bộ Công an lại không hề biết ?

vutxt3

Còn nếu sự thật là ngay cả Bộ trưởng Công an cũng không được biết Trịnh Xuân Thanh đã ở trong nước, thì càng khẳng định điều mà dân gian vẫn đồn đoán xưa nay : Trong hệ thống nhà nước hiện có nhiều phe nhóm khác nhau theo kiểu sứ quân. Do vậy mà việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước là việc của nhóm nào đó không phải của nhóm thuộc Bộ trưởng Công an. Hoặc ngược lại Bộ trưởng Công an là nhóm thực hiện nhưng muốn giấu kín thông tin...

Dù theo hướng nào, thì người dân Việt Nam cũng một lần nữa có dịp kiểm chứng lại lòng tin vốn đã ít ỏi, lại hao hụt theo thời gian bởi quá nhiều sự việc giữa lời nói và việc làm từ các quan chức nhà nước Cộng sản.

Nhưng, ở đây chưa tìm hiểu về vấn đề đó, chúng ta thử giải mã vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại thực hiện điều này và họ có lường được cơ sự sẽ như thế này không ?

Điều người ta thấy khó hiểu là việc bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá có phải thực chất là nhằm chống tham nhũng ? Nếu ai đã từng theo dõi quá trình gọi là "chống tham nhũng" ở Việt Nam vài ba chục năm nay, thì sẽ hiểu được ngọn nguồn cái gốc và cái ngọn của công cuộc này là gì, và quan chức Việt Nam chống tham nhũng ra sao.

Cũng như Việt Nam đâu chỉ có mỗi Trịnh Xuân Thanh tham nhũng mà thôi ?

Nếu điểm danh những gương mặt cán bộ, lãnh đạo từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam với một câu hỏi đơn giản : Họ lấy tiền đó từ đâu ? trong các hoạt động công khai lẫn riêng tư, thì người dân ta sẽ tự trả lời được hệ thống tham nhũng ở Việt Nam lớn mạnh và hùng hậu đến mức nào.

Chẳng hạn, khi nhìn cơ ngơi đồ sộ và lộng lẫy huy hoàng của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, người ta tìm câu trả lời cho câu hỏi : Từ một anh chàng người dân tộc, học hành chẳng được bao nhiêu, chắc chắn cha ông không để lại của cải gì, xuống Hà Nội làm quan chức, lương bổng ông được bao nhiêu mà ông hết nhà nọ đến dinh thự kia lộng lẫy vàng son ? Đó là tiền âm phủ hay tiền thật ?

Chẳng hạn, người ta thấy Nguyễn Minh Triết dù đã về hưu vẫn ồn ào tặng tiền chỗ nọ, tặng nhà chỗ kia... trong khi một ông cán bộ về hưu và quá trình làm việc cũng chỉ làm Chủ tịch nước, không đi buôn chổi đót cũng chẳng dán hộp các tông, lại càng không chạy xe ôm hay "là thêm đến thối móng tay" như các quan chức khác. Vậy tiền đó đâu ra ?

Và bao nhiêu ví dụ ngút trời khác nữa.

Còn nếu có thể nói rằng đấy là cuộc chiến chống tham nhũng thật sự, thì ở đây lại cần đặt ra câu hỏi : Ai chống ai ? Chính Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã thốt lên rằng đó là cuộc chiến "Ta đánh ta". Phải lưu ý chữ "ta" ở đây, muốn ám chỉ rằng là các đảng viên cộng sản.

Và nếu cuộc chiến chống tham nhũng là có thật, thì chắc chắn cái lệnh khởi tố tại Tòa án khi xét xử Dương Chí Dũng mà anh ta khai ra việc hối lộ cả chục tỷ đồng cho quan chức Bộ Công an như Phạm Quý Ngọ, thậm chí có dính dáng đến cả Trần Đại Quang... chắc chắn đã không bị bỏ qua dễ dàng như thế.

Vậy thì lý do nào để nhà cầm quyền Việt Nam sẵn sàng làm một việc hết sức tổn hại đến mối quan hệ với một nước có vị trí hết sức lớn lao trên thế giới ?

Hãy nghe Ngoại trưởng Đức nói : "Trong những năm vừa qua, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong quan hệ song phương. Thương mại và đầu tư đã phát triển nhanh chóng, quốc gia này đã ăn mừng những thành quả tăng trưởng to lớn, ở Việt Nam đang có nhiều dự án tốt và quan trọng về mặt chính sách phát triển. Vậy nên càng khó hiểu việc các cơ quan Việt Nam rõ ràng chấp nhận rủi ro đem vụ việc này lên bàn cược. Những gì đã xảy ra ở Berlin hồi cuối tháng 7 vừa qua là một gánh nặng rất lớn cho mối quan hệ Đức-Việt".

Cần phải nói rõ rằng, qua những sự việc trên Biển Đông và các hoạt động ngay cả với "các nước anh em và bè bạn" - theo quan niệm Việt Nam - thì chưa có thời nào Việt Nam cô đơn như hiện tại. Thậm chí ngay cả những nước đã thề non hẹn biển là "ba nước Đông Dương anh em" như Lào và Campuchia cũng đã lần lượt rũ áo ra đi.

Vậy nếu tính về lợi ích đất nước, nhất trong hoàn cảnh này, thì chẳng có cuộc chiến nào, chẳng có một điều gì để xúi Việt Nam phá bỏ một mối quan hệ ngoại giao quan trọng đến như vậy với Cộng hòa Liên Bang Đức và sau đó là Liên hiệp Châu Âu, chứ chưa nói đến con "tép riu" Trịnh Xuân Thanh.

Lý giải hiện tượng : Thói quen côn đồ

Điều chỉ có thể lý giải ở đây là thói quen côn đồ đã ngấm vào não trạng và biến thành hành động của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Với họ, việc bắt cóc, bất chấp luật pháp quy định là chuyện hết sức thường ngày. Đơn giản chỉ vì họ là cộng sản, họ là công an, là người nhà nước Việt Nam.

vutxt4

Điều này không chỉ một lần mà đã rất nhiều lần trước đây và cho đến hiện nay. Và điều này không chỉ đã thành chuyện thường trong nước và đang tiếp tục "xuất khẩu ra nước ngoài" loại công nghệ này.

Thói quen côn đồ muốn là bắt bất chấp luật pháp đã được nhà cầm quyền thực hiện tại Việt Nam như một phần tất yếu của quá trình hành xử với người dân. Có thể dẫn đến muôn vàn ví dụ gần xa để chứng minh điều này.

Mới đây, ông Lê Đình Lượng, một công dân bình thường tại Nghệ An, khi đến thăm bạn tại Hoàng Mai đã bị bắt một cách bí hiểm vào ngày 24/7/2017 mà không có bất cứ một quyết định hoặc giấy tờ hay quy trình luật pháp nào. Việc ông bị bắt cóc đã gây hoảng sợ cho gia đình và nhiều người dân. Sau khi đã bắt người, hôm sau báo chí mới được công an thông tin rằng"Nhà chức trách đang hoàn tất thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Lê Đình Lượng để phục vụ công tác điều tra theo quy định pháp luật".Điều này đồng nghĩa với việc bắt Lê Đình Lượng khi chưa hề có vụ án nào được khởi tố, chưa có lệnh bắt tạm giam cũng như lệnh khởi tố bị can. Chỉ đơn giản là thích thì bắt. Thế thôi.

Trước đó, một nhà hoạt động xã hội là Hoàng Bình cũng đã bị công an Nghệ An chặn bắt khi đang đi trên đường. Khi bắt người, Công an Nghệ An đã dùng biện pháp của đám lục lâm thảo khấu là chặn xe và lôi người đi không có bất cứ một văn bản hoặc lệnh nào. Hài hước hơn là sau đó, nhà cầm quyền Nghệ An mới gửi đến báo chí một bản gọi là "Thông cáo báo chí" là đủ thay cho tất cả quy trình bắt người.

Ngay giữa thủ đô Hà Nội, nhiều người dân khi ra đường bị một nhóm côn đồ không có bất cứ một lệnh hoặc chẳng cần lời nào, cứ vậy xô đến bắt về đồn công an giam giữ đến khi chán thì... thả ra. Thậm chí hài hước hơn, nhiều người còn bị công an trá hình là côn đồ đánh đập, bắt giữ như chốn không người giữa đất nước "anh ninh và đáng sống". Thậm chí các luật sư còn bị đánh túi bụi thâm tím mặt mày đến khiếp đảm vì "chạy xe gây bụi" ở "thành phố vì hòa bình" này.

Rất nhiều người thậm chí bị chặn đường, chặn ngõ và hành xử hết sức lỗ mãng bởi lực lượng công an trá hình côn đồ. Họ hoạt động ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật và bất chấp mọi sự kêu la, phản đối của người dân và sẵn sàng chà đạp lên mọi văn bản pháp luật.

Cách đây một năm, hệ thống Công an Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tiến hành một vụ "bắt cóc" làm rung chuyển Bình Thuận. Hai cha con ông Lê Hồng Phong (37 tuổi, ở Bình Thuận) bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc gần cổng trường mầm non Tuổi thơ. Người dân hốt hoảng gọi điện báo khắp nơi. Cuối cùng mới biết đó là công an Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cách đây 2 năm, sáng 21/1/2015, một đám công an giả dạng côn đồ đã xông vào đánh đập chúng tôi khi đến thăm ông Trần Anh Kim tại Thành phố Thái Bình. Oái oăm thay, những côn đồ vừa mới cải trang đánh người xong, mấy phút sau diện đúng quần áo và cảnh phục để ngồi làm việc, yêu cầu nạn nhân viết tường trình về việc bị côn đồ đánh và cướp của.

Mặc dù Hiến pháp quy định : "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định". Và "mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể""mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư".

Thế nhưng, hiện tượng bắt cóc công dân vẫn cứ diễn ra đều đặn theo ý muốn của bất cứ một viên công an nào đó. Đó là cách hành xử của hệ thống công an hiện nay. Họ ngang nhiên bắt người như trộm cướp, như bắt lợn, rồi giải thích rằng hành động đó của họ là "Mời".

Điều này không chỉ xảy ra với những viên công an tẹp nhẹp mới vào nghề, mà oái oăm thay là não trạng của những viên Công an mang quân hàm tới Đại tá, nghĩa là đã ăn không biết bao nhiêu cơm của người dân.

Thậm chí, để giải thích cho việc công an Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào Bình Thuận gây ra vụ bắt cóc hai cha con nói trên, Đại tá Đinh Huy Hoàng - Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng giải thích : "Trong quy trình thực hiện công tác điều tra, có những lúc mời hoặc bắt không như thông thường,… có những tình huống chỉ là mời nhưng sau đó để bắt, hoặc có những lúc phải áp dụng đồng thời cả hai biện pháp".

Chỉ cần nghe những lời giải thích này, người ta đặt ra hai nghi vấn : Hoặc ông đại tá không hiểu gì về ngôn ngữ Việt Nam. Ông không hiểu giữa hành động "Mời" và "Bắt" nó khác nhau ra sao. Còn nếu ông ta hiểu được ngôn ngữ Việt Nam, thì ông ta đã coi Hiến pháp, pháp luật chỉ là tờ giấy lộn để ông lau tay nếu cần thiết.

Và thói lộng hành, hành xử này đã trở thành một thói quen, một "biện pháp nghiệp vụ" nhằm đối phó với người dân đang nuôi nấng họ.

Và khi những hành vi lỗ mãng bất chấp luật pháp đó luôn được dung dưỡng và tuyên dương, không bị ngăn chặn và trừng trị, thì nó sẽ trở thành những "Quy trình", "Nguyên tắc" của hành động.

Và khi đã thành thói quen hành xử trong nhà, thì ra ngoài xã hội thói quen đó cũng cứ vậy mà diễn.

Thế rồi, như cha ông ta thường nói : "Ăn trộm quen tay, ăn mày quen thói". Cho đến hôm nay, hành vi bắt cóc được xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.

Nhưng, thật không may cho họ, nước Đức không dung dưỡng tội phạm, nhưng không bao giờ chấp nhận những hành vi của đám lục lâm thảo khấu thi thố trên đất nước họ.

Và hậu quả là Việt Nam đang đối diện với những khó khăn, không chỉ hiện tại mà lâu dài trong mối quan hệ với Cộng hòa Liên bang Đức và trên trường quốc tế trong hoàn cảnh nhà cầm quyền cô đơn ngay chính với cả nhân dân mình.

Hà Nội, ngày 8/8/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 08/08/2017 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Mt ngày sau khi Bộ ngoại giao Đc ra tuyên b phn đi hành đng mt v Vit Nam bt cóc Trnh Xuân Thanh, bui hp báo thường k din ra ngày 3/8/2017 Hà Ni đã l din phn ng đu tiên ca Vit Nam. Tuy “ly làm tiếc, nhưng Bộ ngoại giao Vit Nam đã không có ly mt câu hay t ng nào ph nhn cáo buc ca phía Đc v vic Trnh Xuân Thanh b bt cóc.

Résultat de recherche d'images pour "Trịnh xuân Thanh"

Trnh Xuân Thanh.

Du chm hết

Vn còn khá sm, nhưng có l không quá mun đ nói : Xin vĩnh bit Hip đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam (EVFTA).

Bn tuyên b ca Bộ ngoại giao Đc phn đi hành đng bt cóc Trnh Xuân Thanh ca mt v Vit Nam đã gn như đóng du chm hết đi vi nguyn ước chưa bao gi khn thiết đến thế ca Hà Ni v EVFTA.

Câu chuyn đu tiên thuc v EVFTA - ch đ mà gii cai tr Vit Nam quan tâm nht, sau s đ v ca Hip đnh TPP mà đã khiến Hà Ni tht thn vào mùa xuân năm nay. Nhưng Merkel đã không có bt k mt ha hn nào cho tương lai ca EVFTA, cho dù hip đnh này đã được ký chính thc t tháng 12 năm 2015 và ch còn ch quc hi ca 27 nước trong khi Liên minh Châu Âu thông qua.

Cũng không phát ra mt s bo đm nào t bà Merkel v hip đnh dn đ mà ông Phúc gn như cu cnh. Ch sau v Trnh Xuân Thanh b bt cóc ti Berlin và khi Bộ ngoại giao Đc phi lên tiếng phn đi chính thc, gii quan chc ngoi giao Đc mi tiết l rng chính Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã nêu yêu cu dn đ Trnh Xuân Thanh v Vit Nam vi Th tướng Angela Merkel. Sau đó, báo chí Vit Nam n ào đưa tin hai bên s xem xét kh năng đàm phán hip đnh dn đ.

Nhưng cũng như EVFTA, hip đnh dn đ gia Đc và Vit Nam, nếu có, cũng phi mt ít ra t mt đến mt năm rưỡi na. Nếu EVFTA còn phi tri qua rt nhiu th tc đng thun ca các quc hi trong EU, mà ch mt nước không đng ý cũng không th thông qua, hip đnh dn đ cũng phi tri qua không ít ln đàm phán, thm đnh, d tho, thông qua các cp trước khi Vit Nam có th đón nhn Trnh xuân Thanh sân bay Ni Bài.

Mt khía cnh Vit Nam hc

Song v bt cóc đy manh đng trên đt Đc - c như th thoi mái bt cóc người bt đng chính kiến Vit Nam - đã phá hng toàn b vin cnh Thanh v Ni Bài.

Người Đc chưa bao gi gin d đến thế trong sut chiu dài quan h ngoi giao vi Vit Nam. Vi Quc v khanh Văn phòng Bộ ngoại giao Đc, ông Markus Ederer, đó còn là t ng bi tín. Cái t thiên v bn cht dưới đáy ca chính tr này li càng khiến công lun xã hi Vit Nam không th nào quên được nhân vt y viên trung ương đng, ch tch thành ph Hà Ni Nguyn Đc Chung đi x vi người dân Đng Tâm ra sao - ký sng, lăn tay đim ch nhưng sau đó x tot tt c.

Cho ti v khng hong bt cóc, có l gii chính khách Đc mi nhn ra mt Vit Nam ca tráo tr chính tr rõ đến như thế. By lâu nay, mt Hà Ni nên thơ vn được gii quan chc văn hóa Vit lng vào nhng vn thơ ca Goethe và Heine - t nhng d án dĩ nhiên được vin tr bi chính ph Đc. Nhiu năm qua, người Đc cũng ch biết v Vit Nam thi hu chiến lúc nhúc tham nhũng và không thiếu cnh vi phm nhân quyn. Nhưng ch vài năm gn đây, có nhng ngh sĩ Đc mi bt đu thm thía và cám cnh thân phn quyn làm người ca mình khi h b công an Vit Nam cm nhp cnh vào đt nước này.

“Khng hong bt cóc rt có ích cho nhng người Đc nghiên cu v Vit Nam hc. H s càng hiu rõ hơn rng ti sao mt v Vit Nam - vn mang thói quen bt cóc, hành hung hay bt giam người bt đng chính kiến trong nước theo lut rng như cơm ba - li dám sang tn Berlin làm cái nhim v đày da và bt chp c danh th quc gia đó.

Không th ng được

V bn cht, khng hong bt cóc không ch là tht bi đau không th ng được ca gii mt v Vit Nam, không ch là hu qu viên chc đi din chính thc ca cơ quan tình báo Vit Nam ti Đi s quán Vit Nam Đc b tuyên b là người không được hoan nghênh (persona non grata) - mt cp đ phn ng mnh m trên phương din ngoi giao quc tế - và b trc xut khi Đc trong vòng 48 tiếng đng h, mà còn đ li nhng dư chn không th lường trước khi phía Đc kết thúc bn tuyên b phn đi bng “Chúng tôi cũng bo lưu quyn áp dng thêm các hành đng khác cp đ chính tr, kinh tế và chính sách phát trin”.

Hãy nhìn li. Đc li là quc gia có nn kinh tế ln nht khi EU. Đc cũng là quc gia nhp khu 1/5 các sn phm ca Vit Nam xut qua Châu Âu. Giá tr thương mi song phương Đc - Vit Nam lên đến 9 t đô la, giúp cho s xut siêu hàng năm ca Vit Nam vào th trường EU lên ti 25 t USD, hoàn toàn trái ngược vi s nhp siêu - c chính ngch ln tiu ngch - ca Vit Nam t bn vàng Bc Kinh gp đôi như thế - hơn 50 t USD mi năm.

Cái cách bt cóc Trnh Xuân Thanh mà theo mt người bình lun phi ví von không xin được thì ăn cp đã khiến nước Đc đu tàu chính tr ca Châu Âu phi đe da s tr đũa.

Hu qu ngay trước mt là k t nay, trong con mt nhiu nước Châu Âu : vic này cũng phá v lòng tin mt cách nghiêm trng - như mt ni dung trong tuyên b phn đi ca Bộ ngoại giao Đc. Quang cnh này là ngược ngo kinh khng vi cm t lòng tin chiến lc đ kêu gi s ng h ca cng đng quc tế mà ông Nguyn Tn Dũng rt sính dùng khi ông còn là th tướng, vào năm 2014 khi gii chóp bu Vit Nam va b giàn khoan Hi Dương 981 ca Trung Quc chơi cho mt v điếng người. K t nay, không khó đ hình dung rng Liên minh Châu Âu s không còn my quan tâm đến cnh nn Vit Nam b Trung Quc hiếp đáp ngoài Bin Đông.

Còn nhng hu qu khó lường trong tương lai hn không ngoài tình trng vin tr không hoàn li, tín dng cho vay, đu tư nước ngoài ca Châu Âu vào Vit Nam có th st gim đáng k. Nhng ưu đãi v hàng rào thuế quan trong nhp khu hàng Vit Nam cũng bi thế s được th ni theo mt bng th trường chung. Thm chí khách du lch Châu Âu - khi đã được báo chí lc đa này dn dp cnh báo v nhà nước bt cóc, s chng còn my tha thiết đi dã ngoi mt Vit Nam đy ri ro rình rp.

“Ly làm tiếc

Mt ngày sau khi Bộ ngoại giao Đc ra tuyên b phn đi hành đng mt v Vit Nam bt cóc Trnh Xuân Thanh, bui hp báo thường k din ra ngày 3/8/2017 Hà Ni đã l din phn ng đu tiên ca Vit Nam

Đi din vi nhiu câu hi liên quan đến v vic Trnh Xuân Thanh và v tuyên b ca Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đc ngày 2/8, bà Lê Th Thu Hng cho biết bà rt tiếc v phát ngôn này và nói thêm : “Vit Nam luôn coi trng và mong mun phát trin quan h đi tác chiến lược gia Vit Nam và Đc”.

Chi tiết đáng chú ý là tuy ly làm tiếc, nhưng cái cách phn ng đu tiên ca Bộ ngoại giao Vit Nam đã không cho thy mt câu hay t ng nào ph nhn cáo buc ca phía Đc v vic Trnh Xuân Thanh b bt cóc.

Phn ng yếu t.

Thông thường, hành đng ca mt quc gia nhm tr đũa quc gia khác trc xut nhân viên ngoi giao ca mình là trc xut li nhân viên ca quc gia đi phương. Công lun đang ch đi hành đng tr đũa ca chính quyn Vit Nam. Liu h có đ can đm đ trc xut mt nhân viên ngoi giao người Đc ?

Hay sau nhiu cuc hp khn t ngày 1/8 - thi đim đi s Vit Nam ti Đc b triu tp đến Bộ ngoại giao nước này v v Trnh Xuân Thanh - đến nay, Vit Nam đã gián tiếp tha nhn hành vi bt cóc Trnh Xuân Thanh và c gng nut nhc cho qua cơn khng hong ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 03/08/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 05 août 2017 08:20

Bắt cóc và chống tham nhũng

Bắt cóc : Cần phát hiện thêm chi tiết :

Có những nhà báo đã ví sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là câu chuyện ly kỳ như chuyện trinh thám. Vậy cũng theo quy luật logic của truyện trinh thám và cuộc sống, có nhiều câu hỏi đang tiếp tục đặt ra về những tỉnh huống có thể là giả định nhưng không hoàn toàn bác bỏ khả năng không xuất hiện, đang đợi trả lời càng sớm càng tốt.

Résultat de recherche d'images pour "Trịnh Xuân Thanh là  ai ?"

Trịnh Xuân Thanh thời vàng son

Chẳng hạn, việc xuất hiện của người được cho là “nữ cán bộ công thương” đi cùng Trịnh Xuân Thanh là một dấu hỏi. Người đó là ai ? Người đó có thực sự là nạn nhân ? Vì sao người đó xuất hiện đúng thời điểm bắt cóc ? Có nguy cơ nào hiện đe dọa người đó ? Cần thi hành những biện pháp nào để bảo vệ và điều tra tiếp ?...

Nếu cô ta là nạn nhân thì nhà nước Đức và công luận cũng phải lên án Việt Nam trong việc bắt cóc người này, chứ không chỉ lên tiếng veef Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh lên tiếng qua báo Voa Tiengviet( ngày 3.8, bài “Luật sư của Trịnh Xuân thanh hé lộ nhiều tình tiết mới” )và cho biết rằng người nữ bị bắt cóc cùng Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và xuất hiện ở bệnh viện Việt Đức hôm 25- 7 thì phạm vi điều tra, theo đuổi của công luận đương nhiên phải mở rộng, vì vụ án có thêm nhân chứng sống và báo chí cùng các nhà điều tra cần tìm hiểu, công bố thông tin và bảo vệ người phụ nữ này nếu cần...

Cả một đường dây trong một vụ trọng án liên quan đến hai quốc gia. Nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, chiếc xe chở các thủ phạm và nạn nhân là của ai ? Từ đâu ? Những nhân vật nào đã tham gia vụ việc này kể từ khâu lên kế hoạch tới thực hiện ? Kể từ khi bị bắt cóc đưa về, những loại thuốc nào đã được dùng cho Trịnh Xuân Thanh và người phụ nữ đi cùng để đến mức Trịnh Xuân Thanh phải nằm trên cáng ? Mức độ bạo lực họ đã phải chịu đựng đến đâu ?...Họ về Việt Nam dưới tấm vé máy bay nào, dưới danh tính của ai và cùng những ai trên chuyến bay khủng khiếp đó ? Qúa trình T đến đầu thú tại cơ quan an ninh diễn ra như thế nào.. ?

Mọi câu hỏi được đặt ra để hình dung, lựa chọn, xem xét dười nhiều khía cạnh trong những tình huống trinh thám giả định ly kỳ nhưng hợp lý mà việc trả lời nó một cách thỏa đáng cũng là góp phần kịp thời bảo vệ quyền con người.

Thế lực đứng đằng sau và bảo kê Trịnh Xuân Thanh lâu nay là ai ? Quyền lợi của họ là gì ? Ai đã đưa Trịnh Xuân Thanh trốn thoát sang Đức ? Liệu có ai gài bẫy, “chim mồi” trong vụ này không ? Có ai “bán đứng” Trịnh Xuân Thanh không và ai hưởng lợi trong việc này ? Sức khỏe thể chất và tâm thần của Trịnh Xuân Thanh có được đảm bảo không khi anh ta đang bị chi phối trong tay những kẻ bắt cóc ?...

Có những người đặt câu hỏi : Liệu có chăng việc Trịnh Xuân Thanh không chịu được sức ép, sự đe dọa và cái giá phải trả quá lớn khi chạy trốn, lại còn liên quan đến an nguy của người thân nên cuối cùng đã quyết định đầu thú để được khoan hồng miễn án tử hình hoặc những ưu đãi khác ? Liệu có sự mặc cả đổi chác quyền lợi nào không trong vụ này mà T chấp nhận trong ván cờ của nhà cầm quyền Việt Nam ?

Liệu có một kịch bản nào được dàn dựng, trong trường hợp T sau khi cân nhắc đã thực sự muốn đầu thú để chấm dứt những tháng ngày phải lẩn trốn truy nã rình rập trên mọi hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, đổi lấy sự ưu đãi của phía Nguyễn Phú Trọng bằng cách đưa ra những chứng cứ bất lợi cho phe nhóm từng bảo kê cho anh ta, để rồi nhận một bản án có thể với danh nghĩa là tù chung thân nhưng với nhiều quan chức tham nhũng, lại cho thấy chỉ là những chuyến “nghỉ mát” với thời gian ngắn, đầy đủ tiện nghi trong phòng giam đặc biệt ? Nếu làm theo kịch bản này có thể tránh khỏi sự trả thù của phe nhóm của chính anh ta(nếu có), cũng như sự dò xét của thiên hạ, đồng thời làm đẹp mặt cho nhà cầm quyền. Để rồi sau vài năm, khi quyền lực của phe mạnh đã được vững chắc, chỉ bằng tiền và vài quyết định giảm án do “cải tạo tốt”, anh ta sẽ ung dung ra tù, có thể sẽ lại là đại gia kinh doanh nổi tiếng với số vốn liếng cực khủng mà dư luận đang cho rằng anh ta đã có được từ thời làm quan tham .. ?

Còn vô số câu hỏi cần trả lời.

Làm rõ vụ Trịnh Xuân Thanh cũng là chống tham nhũng :

Chống tham nhũng là việc đương nhiên sẽ được mọi công dân ủng hộ, dù người chống đó xuất phát từ mục đích và phe nhóm nào. Kể cả khi chúng ta biết rằng việc chống đó là vũ khí để triệt hạ nhau nhằm tranh giành quyền lực thì việc ai đó loại bỏ được bất kỳ kẻ tham nhũng nào ra khỏi “rừng” quan chức tham lam mà chúng tại vị ngày nào đều trộm cướp của dân ngày đó thì đều là việc làm rất cần thiết.

 Dù có nhiều người nhận định rằng chiến dịch chống tham nhũng mà nhà cầm quyền Việt Nam đang làm hiện nay là đấu đá phe nhóm để giành quyền lực, nhưng trong lịch sử cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ lại quyết tâm đến thế khi đưa ra kế hoạch điều tra xét xử 12 vụ đại án tham nhũng ngay trong năm 2017.

Công luận đang theo dõi, giám sát 12 vụ đại án mà các thủ phạm đã làm thất thoát, tham nhũng vô số ngàn tỉ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng không kể xiết trong những ngành kinh tế huyết mạch nhất của đất nước như ngân hàng, dầu khí, hóa chất. Vô số quan tham đã không ngại ngần bắt đầu bằng tham nhũng quyền lực, buôn bán chức quyền qua bổ nhiệm tổ chức cán bộ...Nhà cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng có thực tâm chống tham nhũng hay không cũng sẽ thể hiện rất rõ trong việc hành xử ở 12 vụ đại án này.

Dẫu cho là nhà cầm quyền đang làm theo kịch bản “đả hổ diệt ruồi” của Trung Quốc để giành quyền lực đi nữa, thì bất kỳ kẻ tham nhũng nào cũng là đục khoét xương tủy của nhân dân và đất nước. Bất kỳ ai phát hiện, đưa được một kẻ tham nhũng ra xét xử trước pháp luật, buộc kẻ đó phải bổi hoàn tiền của, tài nguyên của người Việt Nam, đều được ủng hộ trong hành động chống tham nhũng. Vấn đề là, bất kỳ con người nào, dù là tội phạm, cũng phải được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật.

Chúng ta căm phẫn những kẻ tham nhũng và phải đòi lại tiền của tài nguyên của đất nước đang nằm trong tay những kẻ này và sẽ góp phần đấu tranh buộc chúng phải trả giá bằng trách nhiệm thích đáng.

Nhưng một điều quan trọng cũng không kém là chúng ta cần giám sát để chính những kẻ được cho là tội phạm, trong đó có Trịnh Xuân Thanh, cũng phải được xét xử công khai, tranh tụng khách quan và kết án công bằng nếu có tội, chứ không phải là những bản án bỏ túi bất chấp pháp luật theo chỉ đạo, như đã thường xuyên xẩy ra tại Việt Nam, đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến và lương dân.

Làm rõ vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó có chuyện bắt cóc là một vũ khí rất hiệu quả trong việc chống tham nhũng.

"Quái vật ngàn đầu" :

Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, không thể không chống.

Đưa Trịnh Xuân Thanh và những đối tượng có dấu hiệu tiêu cực tham nhũng ra điều tra xét xử, nếu họ có tội thì phải bồi hoàn của cải và thiệt hại, chịu hình phạt tương xứng theo quy định của pháp luật là điều phải làm, cấp bách và được hoan nghênh.

Điều cần quan tâm ở đây là chống tham nhũng tiêu cực phải triệt để .

Nếu chỉ chống tham nhũng để triệt hạ lợi ích nhóm khác cho lợi ích nhóm này, thì tham nhũng sẽ vẫn lại hoành hành và phạm vi tham nhũng ngày càng mở rộng.

Vấn đề lớn nhất đang tồn tại ngăn cản việc chống tham nhũng. Dù có quyết tâm đến mấy, hiệu quả chống tham nhũng cũng sẽ bị hạn chế vì chính đảng cẩm quyền và cơ chế độc tài lại là thủ phạm lớn nhất gây ra tham nhũng.

Nguyên do bởi cơ chế độc tài đặc quyền đặc lợi cho giai tầng đảng viên có quyền lực mà họ đã thiết lập kể từ khi cướp được chính quyền. Chính đảng cộng sản kể từ khi tự phong cho mình quyền đứng trên pháp luật điều hành đất nước, khuynh hướng đảng luôn bảo kê cho sai phạm của những kẻ tiêu cực, lạm dụng quyền lực và tham nhũng là điều tất yếu vì không có cơ chế giám sát độc lập giữa ba nhánh lập pháp, tư pháp, hành pháp và tự do ngôn luận. Tất cả chỉ nằm trong một bàn tay “vừa đá bóng vừa thổi còi”, trông mong vào sự công tâm và đạo đức đảng viên cho thấy chỉ là chuyện hoang đường nếu không có thể chế dân chủ và tam quyền phân lập.

Do đó, tham nhũng ở Việt Nam là con "quái vật ngàn đầu", chặt đầu này nó mọc đầu khác, dày dạn kinh nghiệm hơn, thù đoạn gian manh hơn, liều lĩnh trắng trợn hơn, cấu kết rộng lớn và chặt chẽ hơn, khiến cho ai đó trong hệ thống cầm quyền có muốn chống tham nhũng cũng không thể thực hiện được hiệu quả.

Vậy, cốt lõi của việc chống tham nhũng là xóa bỏ sự độc tài, bên cạnh việc chống tham nhũng.

Võ Thị Hảo

Nguồn : VOA, 05/08/2017 (vothihao's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2