Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam vẫn còn dùng dằng về nhà nước kiến tạo hay khởi tạo ?

Phạm Lê Đoan, VNTB, 12/04/2021

Muốn đưa ra tầm nhìn chiến lược và các chính sách cụ thể phải giải phóng ra khỏi những tư tưởng, lý luận có tính giáo điều, xa rời thực tiễn.

kientao1

Tọa đàm : Từ Chính phủ kiến tạo đến Nhà nước khỏi tạo : Vai trò của Nhà nước trong nề kinh tế 4.0 – Nguồn : Fulbright School of Public Policy and Management, 16/03/2021

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ.

Ý kiến đa chiều thảo luận về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp ở cuộc tọa đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo : Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nêu quan điểm mô hình "Nhà nước Kiến tạo Phát triển" có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam.

Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hóa tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hình : nhà nước kế hoạch hóa tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa, và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.

"Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hóa liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, lưu ý rằng hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO, CPTPP, EVFTA, RCEP và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương, nên Việt Nam không thể sử dụng các công cụ bảo hộ mà các nước Đông Bắc Á đã có trong giai đoạn trước.

"Vấn đề của Việt Nam là khi nhà nước có vai trò thì lại thường đẩy vai trò đó lên quá mức. Ví dụ như nhà nước có thể có vai trò tài trợ cho các dự án nghiên cứu, nhưng nhà nước có nên trở thành người thực hiện các nghiên cứu này hay không lại là một dấu hỏi lớn về tính hiệu quả" – theo ông Vũ Thành Tự Anh.

"Giống như một đàn ngựa trên thảo nguyên, phải để cho tất cả đều chạy, con ngựa nào mạnh nhất thì chiến thắng, thay vì cách làm lâu nay của Việt Nam là lựa chọn sẵn con thắng cuộc.

Do đó, phải kết hợp vai trò của nhà nước với cơ chế cạnh tranh thị trường để sàng lọc khắc nghiệt thì mới có dự án, công trình thực sự hiệu quả. Nếu không sợ rằng với đội ngũ làm chính sách, công chức không đủ hiểu biết, không thực sự liêm chính, chịu thao túng của lợi ích tư nhân thì một khoản tiền ngân sách khổng lồ có thể đổ sông đổ biển" – ông Vũ Thành Tự Anh cảnh báo.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cho rằng Chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiến tạo, hỗ trợ, thúc đẩy bằng nhiều chính sách đặt trong cái tâm của nhà lãnh đạo phục vụ nhân dân.

"Tôi đặt niềm tin Việt Nam sẽ có ngày càng nhiều những doanh nhân công, những nhà lãnh đạo xuất sắc có tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết tâm hành động, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tinh thần : Trách nhiệm – Danh dự – Lương tâm" – ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nói.

Ông Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản, trong một tham luận bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đặt vấn đề của mâu thuẫn về lý luận và thực tiễn giữa hai khái niệm kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội.

"Tôi thấy có hai nhóm ý kiến hoặc hai nhóm chuyên gia : Một là của các vị làm công tác quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp trong bộ máy nhà nước, thường xuyên phải tiếp cận với các vấn đề thực tiễn, phải tìm cách giải thích đường lối, nguyên tắc của Đảng cộng sản Việt Nam sao cho hợp với thực tiễn.

Nhóm thứ hai là những vị có vai trò lãnh đạo trong các cơ quan lý luận, tư tưởng của Đảng như Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Các bài viết của các vị lãnh đạo lý luận, tư tưởng ấy rất tiếc chỉ khẳng định lại những chủ trương đã cũ, xa rời với thực tiễn, đặc biệt là chỉ tham khảo, trích dẫn Văn kiện Đại hội Đảng và sách kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, chứ không đọc những nghiên cứu mới, không xét đến những thay đổi trên thế giới và tại Việt Nam.

 Tuy nhiên qua các bài viết này, ta đọc được lý do tại sao Đảng kiên trì muốn duy trì chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là lý do có sự khó hiểu trong khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng dù không có sức thuyết phục, những khẳng định của các vị trong nhóm thứ hai này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình phát triển trong nhiều năm tới của Việt Nam nếu vẫn kiên trì với lý luận và tư tưởng này.

Nếu như vậy thì con đường phát triển của Việt Nam trong tương lai rất đáng lo" – ông Trần Văn Thọ, nhận xét.

Phạm Lê Đoan

Nguồn : VNTB, 12/04/2021

*********************

Nhà nước kiến tạo phát triển hay Nhà nước khởi tạo – lựa chọn nào cho Việt Nam ?

Fulbright School of Public Policy and Management, 11/04/2021

Các bằng chứng kinh tế gần đây chỉ ra rằng khi chính phủ của quốc gia nào chủ động hành động táo bạo giống như các doanh nhân khởi nghiệp, không phung phí chi tiêu công cho các nhu cầu ngắn hạn, ưu tiên nguồn vốn đầu tư công thích đáng cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, quốc gia đó sẽ đạt được tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ.

kientao2

Quang cảnh buổi tọa đàm về Chính phủ kiến tạo hay Nhà nước khởi tạo ngày 16/03/2021

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ, nêu quan điểm mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam. Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hóa tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hìn h: nhà nước kế hoạch hóa tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.

Theo ông, nhìn vào lịch sử phát triển của tất cả các nền kinh tế Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển hoặc các nền kinh tế có văn hóa Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển đều đã phát triển thành công "hóa rồng" như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và mới đây là Trung Quốc đang trên đường "hóa rồng".

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa lựa chọn rõ ràng dứt khoát đi theo mô hình này, mặc dù những đổi mới bước đầu theo hướng mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển thực chất đã manh nha. Một trong những cơ sở của quan điểm này đó là Việt Nam có nền văn hóa dù đứt gãy nhưng tương đồng với các "con rồng, con hổ" châu Á.

"Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hóa liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Chia sẻ với quan điểm trên, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nhà nước kiến tạo phát triển là "embedded autonomy", nghĩa là một mặt nhà nước phải nhúng mình vào thị trường, gắn bó với doanh nghiệp để thực sự hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường mới có những chính sách đúng đắn; nhưng mặt khác nhà nước phải giữ được sự độc lập. Nếu không, nhà nước có nguy cơ bị chi phối, bị thao túng và trở nên tham nhũng. Đấy là ranh giới mong manh khi định hình về vai trò của Nhà nước.

"Các nước Đông Á theo mô hình này thành công bởi Nhà nước hiểu biết thị trường nhưng vẫn giữ được độc lập, liêm chính và trọng dụng nhân tài, nhờ đó kiến tạo được những chính sách khai phóng, tạo ra năng lượng cho đất nước phát triển" – Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói thêm.

Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp là trọng tâm thảo luận trong cuộc tọa đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức. Tọa đàm bàn luận mở rộng từ cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới chuyên gia, báo chí và dư luận quan tâm.

Nguồn : facebook, FSPPM, 11/4/2021

**********************

Nhà nước kiến tạo phát triển hay nhà nước khởi tạo – Lựa chọn nào cho Việt Nam ?

Việt Lâm, Fulbright, 23/03/2021

Các bằng chứng kinh tế gần đây chỉ ra rằng khi chính phủ của quốc gia nào chủ động hành động táo bạo giống như các doanh nhân khởi nghiệp, không phung phí chi tiêu công cho các nhu cầu ngắn hạn, ưu tiên nguồn vốn đầu tư công thích đáng cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, quốc gia đó sẽ đạt được tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng, các chuyên gia cho rằng Chính phủ có thể tham khảo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển của các nước Đông Bắc Á và Nhà nước khởi tạo của Mỹ.

kientao3

Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với khu vực doanh nghiệp là trọng tâm thảo luận trong cuộc tọa đàm "Từ Chính phủ Kiến tạo đến Nhà nước Khởi tạo: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright  (FSPPM) tổ chức. Tọa đàm bàn luận mở rộng từ cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới chuyên gia, báo chí và dư luận quan tâm.

Nhà nước nhúng mình vào thị trường nhưng phải giữ được sự độc lập

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ, nêu quan điểm mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển có thể là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam. Đặc trưng của mô hình này là nhà nước có chương trình công nghiệp hóa tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hình: nhà nước kế hoạch hóa tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh – Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.

Theo ông, nhìn vào lịch sử phát triển của tất cả các nền kinh tế Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển hoặc các nền kinh tế có văn hóa Đông Bắc Á theo mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển đều đã phát triển thành công "hóa rồng" như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và mới đây là Trung Quốc đang trên đường "hóa rồng".

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa lựa chọn rõ ràng dứt khoát đi theo mô hình này, mặc dù những đổi mới bước đầu theo hướng mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển thực chất đã manh nha. Một trong những cơ sở của quan điểm này đó là Việt Nam có nền văn hóa dù đứt gãy nhưng tương đồng với các "con rồng, con hổ" châu Á.

"Một trong những lý do Nhà nước Kiến tạo Phát triển của các nền kinh tế Đông Bắc Á có thể thúc đẩy phát triển là vì nó có một nền hành chính công vụ tinh hoa. Nền hành chính công vụ tinh hoa bắt đầu từ truyền thống khoa bảng, thi tuyển người tài. Công chức của nền hành chính này đặt trọng văn hóa liêm sỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của bộ máy hành chính công. Đây là một nền tảng rất quan trọng" – theo ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Chia sẻ với quan điểm trên, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh , Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nhà nước kiến tạo phát triển là "embedded autonomy", nghĩa là một mặt nhà nước phải nhúng mình vào thị trường, gắn bó với doanh nghiệp để thực sự hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường mới có những chính sách đúng đắn; nhưng mặt khác nhà nước phải giữ được sự độc lập. Nếu không, nhà nước có nguy cơ bị chi phối, bị thao túng và trở nên tham nhũng. Đấy là ranh giới mong manh khi định hình về vai trò của Nhà nước.

"Các nước Đông Á theo mô hình này thành công bởi Nhà nước hiểu biết thị trường nhưng vẫn giữ được độc lập, liêm chính và trọng dụng nhân tài, nhờ đó kiến tạo được những chính sách khai phóng, tạo ra năng lượng cho đất nước phát triển" – Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói thêm.

Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các chiến lược và chương trình công nghiệp hóa của Việt Nam trước đây, từ xi măng lò đứng đến thép lò cao, từ một triệu tấn mía đường đến Vinashin nhìn chung đều thất bại. "Nhà nước và cả hệ thống chính trị chỉ duy trì sự gần gũi với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chứ không hiểu biết thực sự về thị trường và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cũng không giữ được sự độc lập với doanh nghiệp", Tiến sĩ Tự Anh giải thích.

Mặc dù mô hình nhà nước kiến tạo phát triển được xem như một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng lưu ý rằng bối cảnh của những năm 1960 đến 1980 của thế kỉ trước cho phép các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore có thể công khai bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa một cách dễ dàng. Nhưng hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO, CP-TPP, EVFTA, RCEP và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương nên chúng ta không thể sử dụng các công cụ bảo hộ mà các nước Đông Bắc Á đã có trong giai đoạn trước.

"Bối cảnh nền công nghiệp mới này thay đổi rất nhanh và linh hoạt, nếu chính phủ không có tầm nhìn xa thì luôn ở phía sau. Do đó, Nhà nước phải có tầm nhìn và sự linh hoạt, không được phép duy ý chí trong việc sử dụng sức mạnh và nguồn lực của mình trong chiến lược công nghiệp", Tiến sĩ Tự Anh khuyến cáo.

Iphone và vai trò khởi tạo của Chính phủ Mỹ

Trong bối cảnh nền công nghiệp mới này, Việt Nam có thể tham khảo mô hình Nhà nước khởi tạo (Entreprneurial State). Theo Mazzucato, Nhà nước Khởi tạo là Nhà nước chủ động đi đầu không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới mà còn tạo ra thị trường mới, từ đó dẫn dắt khu vực tư nhân đi theo. Chọn Mỹ, quốc gia được xem là nước tư bản chủ nghĩa điển hình trong đó vai trò chủ đạo là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế thị trường, và nhà nước chỉ đóng vai trò ổn định vĩ mô và điều chỉnh, bổ sung khi thị trường thất bại, Giáo sư Mazzucato đã chứng minh rằng nhà nước Mỹ đã có một vai trò khởi nghiệp, sáng tạo, cách tân, chịu đựng rủi ro, nghĩa là có đủ các thuộc tính như một doanh nghiệp.

"Trong hàng thập kỷ qua, Chính phủ Mỹ đã và đang triển khai các dự án đầu tư công lớn vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, là tiền đề cho thành công kinh tế của Mỹ trong quá khứ và hiện tại. Từ Internet, công nghệ sinh học và khí đá phiến, chính phủ Mỹ đều đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo – họ thường đầu tư vào giai đoạn sơ khai nhất của quá trình đổi mới sáng tạo, cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa hơi để tiếp tục phát triển"., Mazzucato nhấn mạnh.

Nếu không có vai trò khởi tạo này của nhà nước thì Mỹ không có Thung lũng Silicon, không có iPhone và huyền thoại mang tên Apple. Sự thiên tài và "dại khờ" của Steve Jobs đã tạo ra những lợi nhuận và thành công khổng lồ, phần lớn là do Apple đã tận dụng tốt làn sóng đầu tư lớn của Nhà nước vào các công nghệ "cách mạng" làm nền tảng cho iPhone và iPad : Internet, GPS, màn hình cảm ứng và các công nghệ truyền thông. Nếu không có những công nghệ được tài trợ bởi Nhà nước này, sẽ không có làn sóng nào để mà Apple lướt một cách "dại khờ".

Chọn người thắng cuộc hay để thị trường tự quyết định ?

Nối gót chính phủ Mỹ, các nước Trung Quốc, Nhật, Đức,... ra sức đẩy mạnh đầu tư công vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) các công nghệ nguồn, công nghệ cơ bản mang tính cách mạng. Chẳng hạn, Trung Quốc là nước đi sau trong lĩnh vực công nghệ điện gió nhưng đến 2010 Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua Mỹ trở quốc gia sản xuất năng lượng gió lớn nhất thế giới, chỉ 5 năm sau khi nước này triển khai mạnh mẽ chương trình tài trợ cho các hoạt động R&D và các dự án bằng các khoản trợ cấp hoặc các điều khoản cho vay thuận lợi. Tương tự, chính phủ Trung Quốc đã chi hàng tỷ đô la khuyến khích phát triển tấm quang năng trong nước và từ đó vươn lên vị trí dẫn đầu.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng trong bối cảnh Việt Nam đang dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, vai trò khởi tạo của nhà nước như Mỹ, Trung Quốc... là những gợi ý chính sách đáng tham khảo. Theo đó, nhà nước có thể chủ động đứng ra đầu tư vào những nghiên cứu cơ bản đòi hỏi thời gian lâu, rủi ro lớn, cường độ vốn cao. Tuy nhiên, đối với những nghiên cứu mang tính ứng dụng, tức là có yếu tố thương mại thì tự doanh nghiệp có động lực làm và làm tốt hơn nhà nước.

"Vấn đề của Việt Nam là khi nhà nước có vai trò thì lại thường đẩy vai trò đó lên quá mức. Ví dụ như nhà nước có thể có vai trò tài trợ cho các dự án nghiên cứu, nhưng nhà nước có nên trở thành người thực hiện các nghiên cứu này hay không lại là một dấu hỏi lớn về tính hiệu quả", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm.

Chuyên gia tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ ra một thực trạng ở Việt Nam, nhà nước thường ôm hết từ A đến Z. Lấy dẫn chứng câu chuyện của Vinashin được tập trung đầu tư và ưu đãi "khủng" của nhà nước với tham vọng xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam, nhưng cuối cùng thất bại vì "cái gì nhà nước cũng ôm hết, kể từ khâu làm que hàn".

"Nhưng kết cục là đến que hàn chúng ta cũng phải nhập, chứ chưa nói đến những thiết bị cơ bản của một con tàu như động cơ, vỏ tàu hay hệ thống định hướng... gần như nhập khẩu nguyên chiếc. Nếu mở ra, giao bớt cho tư nhân làm thì có thể Việt Nam đã có cơ hội", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh tiếc nuối.

Bởi vậy, theo Tiến sĩ Tự Anh, Chính phủ có thể thực hiện vai trò tài trợ nhưng nhất thiết phải thông qua cơ chế cạnh tranh. Ví dụ, các công ty, các nhà khoa học và các phòng thí nghiệm cùng cạnh tranh để giành được khoản tài trợ từ nhà nước. Khoản tài trợ đó phải được thông qua bình duyệt độc lập bởi đội ngũ chuyên môn rất am hiểu.

"Giống như một đàn ngựa trên thảo nguyên, phải để cho tất cả đều chạy, con ngựa nào mạnh nhất thì chiến thắng, thay vì cách làm lâu nay của Việt Nam là lựa chọn sẵn con thắng cuộc. Do đó, phải kết hợp vai trò của nhà nước với cơ chế cạnh tranh thị trường để sàng lọc khắc nghiệt thì mới có dự án, công trình thực sự hiệu quả. Nếu không sợ rằng với đội ngũ làm chính sách, công chức không đủ hiểu biết, không thực sự liêm chính, chịu thao túng của lợi ích tư nhân thì một khoản tiền ngân sách khổng lồ có thể đổ sông đổ biển", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cảnh báo.

Những cảnh báo của Tiến sĩ Tự Anh không hề xa lạ khi mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra danh sách 7 doanh nghiệp nhà nước lớn có tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ như VNPT, Viettel, VCB, PVN...được tham gia Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, phát huy vai trò dẫn dắt mở đường. Theo Tiến sĩ Tự Anh, đây là điển hình của cách nghĩ và lối làm cũ "chọn sẵn người thắng cuộc" trong khi chiến lược công nghiệp hóa dựa vào các tập đoàn nhà nước, "những cú đấm thép" đã thất bại trong thập niên trước.

Bắt đầu từ khung thử nghiệm thể chế

Là đồng sáng lập nhiều startup công nghệ đình đám ở Thung lũng Silicon (Mỹ) như Katango, OhmniLabs, Tiến sĩ Vũ Duy Thức (tốt nghiệp Đại học Stanford) cho rằng, vai trò khởi tạo của nhà nước trong đổi mới sáng tạo không nhất thiết phải là "nhà nước bỏ tiền ra đầu tư" mà có thể từ việc tạo ra các "policy sandbox" – khung thử nghiệm thể chế, cho phép một số công ty có thể thử nghiệm những công nghệ mới trong giới hạn cho phép trước khi triển khai ứng dụng rộng rãi.

Tiến sĩ Thức lấy ví dụ Toyota được Chính phủ Nhật Bản cho phép xây dựng một thành phố mới trên diện tích 70 ha với khái niệm phòng thí nghiệm sống để đưa tất cả ứng dụng công nghệ mới vào, trong đó có xe tự lái. Toyota bỏ tiền ra triển khai thí nghiệm này với điều kiện khi thành công chính phủ sẽ có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho Toyota triển khai những công nghệ này trên toàn quốc. Singapore cũng đang áp dụng mô hình tương tự với công nghệ xe tự lái hay blockchain.

"Với các "sandbox" này, chính phủ cũng có cơ hội để thử và sai, để thất bại nhanh và học nhanh", Tiến sĩ Vũ Duy Thức bình luận.

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng, nếu chính phủ đủ cởi mở thì có thể tạo ra những cơ chế mang tính thử nghiệm cho doanh nghiệp hay một địa phương, một vùng nào đó và nếu thành công có thể nhân rộng. Những thử nghiệm trước Đổi Mới 1986 như khoán hộ, phi hợp tác xã...xét về mặt nào đó chính là những "policy sandbox".

"Nhưng dù là thử nghiệm thì các sandbox này vẫn đặt trong tổng thể chung của hệ thống thể chế quốc gia. Bởi vậy, nhiều khả năng người được giao thực hiện sandbox phải chịu rủi ro lớn xuất phát từ độ vênh giữa hệ thống tổng thể và thể chế thử nghiệm. Do đó, phải có một cơ chế nào đó bảo vệ để họ dám làm", Tiến sĩ Tự Anh cảnh báo.

Việt Lâm

Nguồn : Fulbright, 23/03/2021

***************************

Vai trò nhà nước khởi tạo trong nền kinh tế

Fulbright, 12/03/2021

Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London) đã gây ra sự bất ngờ - như mô tả của Giáo sư Trần Văn Thọ - khi bàn về chủ đề tuy "cũ" nhưng gây tranh cãi bất tận là quan hệ giữa nhà nước (state) và thị trường (market) bằng việc chỉ ra nhiều "hiểu lầm" về mối quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

kientao04

Trong cuốn sách "Nhà nước Khởi tạo : Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân" của mình, Giáo sư Mariana Mazzucato cho thấy điều ngược lại: khu vực tư nhân chỉ có được sự can đảm để đầu tư sau khi nhà nước khởi tạo đã thực hiện nhiều khoản đầu tư rủi ro cao trước đó. Những nghiên cứu từ các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano của bà trong công trình này dẫn dắt cho luận điểm rằng trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhà nước không chỉ sửa chữa những thất bại của thị trường, mà còn tích cực định hình và tạo ra thị trường. Điều này khác với quan điểm phổ biến cho rằng nhà nước nên từ bỏ, hoặc ít nhất cũng cần tiết chế sự can thiệp đối với nền kinh tế và để thị trường tự do hoạt động.

Những biến động kinh tế đương đại ngày nay cho thấy sự kết hợp hài hòa các mô hình và chính sách kinh tế để đạt được mục tiêu chung, theo đó vai trò của nhà nước và tư nhân được xem xét một cách khách quan hơn. Một xã hội văn minh không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một chính phủ hiệu quả. Một xã hội cũng không thể có nền kinh tế mạnh nếu thiếu đi sự tham gia tích cực của các nhà kinh doanh.

Giáo sư Trần Văn Thọ trong lời giới thiệu cuốn sách nhấn mạnh thuật ngữ "Entrepreneurial State". Entrepreneurial hay entrepreneurship là thuộc tính của doanh nghiệp, chỉ tinh thần mạo hiểm, khám phá và áp dụng cái mới để làm ra sản phẩm mới hay phương pháp sản xuất mới, tìm kiếm thị trường mới, nguyên liệu mới... Ông cho rằng, thuộc tính này được gắn cho nhà nước (State) để chủ trương vai trò khởi tạo của nhà nước là một sáng tạo. Nếu có một chính sách kinh tế khéo léo, một con đường có tính sáng tạo, phù hợp với thời cuộc để bên cạnh việc xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, vai trò của nhà nước trở nên hợp lý.

Bàn chủ đề này trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, hay xem xét giá trị về khía cạnh lý luận tư tưởng kinh tế, những luận điểm của Giáo sư Mariana Mazzucato trong cuốn sách khơi gợi những ý tưởng bàn luận thú vị.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp đầu tiên sau khi nhậm chức ngày 26/7/2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước, đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới là "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân". Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, Chính phủ Việt Nam nhanh chóng nhận ra rằng một "chính phủ kiến tạo" có thể là chưa đủ. Để có thể phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo và đưa nó thành một nhân tố nền tảng cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ cần thiết kế chính sách theo tinh thần "khởi tạo" (entrepreneurial spirit).

Tọa đàm giới thiệu cuốn sách "Nhà nước khởi tạo" với chủ đề: "Từ Chính phủ Kiến tạo đến nhà nước khởi tạo : Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế 4.0" do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức sẽ bàn luận sâu về chủ đề này. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright và Tiến sĩ Vũ Duy Thức – Nhà sáng lập, CEO Kambria & OhmniLabs sẽ tham gia thảo luận chủ đề dưới các góc nhìn chuyên môn của mình.

Thời gian : Từ 13:30 đến 16:00 giờ ngày 16 tháng 03 năm 2021.

Địa điểm : Tầng trệt, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Published in Diễn đàn

Bài góp ý dưới đây cho Văn kiện trình Đại hội 13 cho rằng chính sách kinh tế thực dụng được điều hành bởi "Chính phủ kiến tạo" đã tạo ra khác biệt trong nhiệm kỳ 12.

kientao1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy ô tô Vinfast ở Hải Phòng hôm 14/6/2019 - Reuters

Những sai lầm của chính sách tăng trưởng kinh tế nóng vội dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước đã để lại tổn thất về kinh tế, và bất ổn về thể chế đã tạo ra sức ép phải đổi mới chính phủ trong nhiệm kỳ này. Hơn thế, đại dịch Covid-19 xảy ra bất ngờ đòi hỏi sự nỗ lực gấp bội để thực hiện mục tiêu kép là an toàn y tế và tăng trưởng kinh tế.

Chính sách kinh tế và phương thức điều hành của Chính phủ tỏ ra thích nghi với "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" - mô hình ‘lai ghép’ còn nhiều tranh cãi về cơ sở khoa học khi mang lại những kết quả kinh tế khả quan. Điều này nên chăng cần đúc kết thành bài học cho nhiệm kỳ tới.

Thị trường và thể chế

Mối quan hệ giữa thị trường và thể chế là vấn đề luôn nóng về lý luận và thực tế đối với những quốc gia có chế độ đảng cộng sản toàn trị, trong đó có Việt Nam. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu khiến Việt Nam chọn lựa đường lối đổi mới, trong đó có chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường. Chưa có tiền lệ và để vẫn duy trì chế độ, các chính sách điều hành được tiến hành kiểu ‘dò đá qua sông’, mang tính thử nghiệm dựa trên lý luận thiếu cơ sở vững vàng.

Một trong số đó là khái niệm "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", mà theo tôi, đó là mô hình kinh tế ‘lai ghép’, chứa đựng mâu thuẫn, giữa thị trường – một thuộc tính của chủ nghĩa tư bản – và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Việc chấp nhận cách lý giải rằng thị trường được coi là phương tiện thúc đẩy lực lượng sản xuất trong khi xã hội chủ nghĩa chỉ là định hướng mục tiêu đang tạo ra thách thức cho hoạch định và thực thi chính sách của chính phủ - cơ quan phân quyền điều hành nền kinh tế dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản.

Thị trường là sản phẩm tự nhiên của loài người, có quá trình phát triển lâu dài, là thuộc tính của chủ nghĩa tư bản. Thị trường đã chứng tỏ là công cụ và động lực mạnh mẽ tạo ra năng suất vượt trội so với mô hình Xô Viết trước đây.

Ngay cả đối với những nước chuyển đổi dưới chế độ toàn trị thị trường vẫn phát huy vai trò của nó với những chính sách phù hợp. Với chính sách "mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn bắt được chuột" của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài và thương mại toàn cầu, tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức hai con số trong vòng hơn một phần ba thế kỷ và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Việt Nam với đường lối "đổi mới", cũng có giai đoạn tăng trưởng tương đối cao, nhưng vẫn bị "tụt hậu" do ý thức hệ giáo điều so với nhiều nước trong khu vực.

Mặc dù thiếu vắng thể chế tương thích với thị trường như đối trọng chính trị, nền dân chủ bầu cử, sự độc lập của báo chí và quyền tự do lập hội, biểu tình…, nhưng những thành tích kinh tế như thu nhập tăng lên, hàng triệu người thoát nghèo, tầng lớp trung lưu xuất hiện… khiến cho người dân "tự bằng lòng". Người dân khi họ còn chưa ‘khá giả’ và khi nhu cầu vật chất được cải thiện thì đã là điều khả dĩ, và họ dễ đồng tình với sự tuyên truyền rằng đó là do "công lao của đảng".

Tuy nhiên, sự tồn vong của chế độ đang là nguy cơ và niềm tin giảm sút khi "bộ phận không nhỏ" quan chức tham nhũng nghiêm trọng, suy thoái nặng nề về đạo đức và lối sống… Câu hỏi chủ yếu được đặt ra là quá trình chuyển đổi sẽ tiếp tục thế nào khi thể chế chính trị đang cản trở thị trường, triệt tiêu động lực tăng trưởng kinh tế ?

Chính sách kinh tế thực dụng

Các nhà nghiên cứu thay vì kéo dài tranh luận về "chính phủ kiến tạo" như ở đầu nhiệm kỳ 12, họ đang dõi theo thực tế điều hành của Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với chính sách kinh tế thực dụng được cho là phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Mô hình kinh tế lai ghép, như trình bày ở trên, tạo ra ‘hành lang hẹp’ để Chính phủ hành động mà không bi vướng vào ý thức hệ vốn ‘nhạy cảm’ và dễ gây ra phản ứng chống đối, đặc biệt sau những gì xảy ra trên chính trường ở Đại hội 12. Bởi vậy các tính từ ‘mạnh’ như "liêm chính, phục vụ, vì người dân và doanh nghiệp…" được thêm vào sau Chính phủ kiến tạo để nhấn mạnh phương châm : "cái gì lợi cho dân phải hết sức làm".

Thị trường vận hành mang tính quy luật và dựa trên các nguyên tắc chủ yếu : tự do kinh doanh, động cơ lợi nhuận, sở hữu tư nhân, cạnh tranh bình đẳng và người tiêu dùng tự quyết. Mặc dù các nguyên tắc trên còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, chưa phát triển về mặt pháp lý và thể chế, nhưng không quá khó để nhận ra Chính phủ đã đề cao quyền tự do kinh doanh cho người dân làm ‘khâu đột phá’. Gặp gỡ với các doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp trong các hội nghị đối thoại thường xuyên với sự tham dự của các quan chức bộ, ngành có liên quan là cơ sở để loại bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính rườm rà và thái độ thờ ơ công vụ trong bộ máy trung ương và địa phương, và hơn thế làm căn cứ để xây dựng và hoàn thiện các chỉ thị của Chính phủ về tạo môi trường kinh doanh hàng năm.

Sự điều hành năng động, "không ngại va chạm" và kiên trì của Chính phủ đã tạo ra được những động lực vật chất và tinh thần kinh doanh, nhưng đồng thời cũng làm bộc lộ những rào cản, thách thức từ thể chế và bộ máy quan chức trì trệ. Doanh nghiệp và người dân có khả năng lớn hơn để tiếp cận với nguồn vốn, thị trường và thông tin, có quyền khiếu nại, kiện ra toà khi bị chèn ép do độc quyền hay cạnh tranh không lành mạnh ; Tinh thần kinh doanh khơi dậy sự sáng tạo những sản phẩm và dịch vụ ; Quyền tài sản được đảm bảo hơn rằng những gì thuộc về bạn không thể bị nhà nước lấy đi tùy ý… Mặt khác, gót chân Achile của chế độ toàn trị, đó là chế độ sở hữu toàn dân, nhất là về đất đai, cũng được nhìn nhận là thách thức lớn nhất, đối nghịch với nguyên tắc sở hữu tư nhân, sự đảm bảo về tài sản cá nhân cần thiết cho thị trường vận hành…

Cuối cùng, khi đại dịch Covid-19 xảy ra Chính phủ đã phản ứng nhanh và thực tế để ngăn chặn và đối phó với dịch bệnh bùng phát, thể hiện ưu thế vốn có của chế độ chuyên chế trong những tình huống khẩn cấp. Kết quả chống dịch được thế giới đánh giá tích cực. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh và lao động mất việc do đại dịch lần đầu tiên được ban hành, mặc dù còn nhiều vướng mắc trong thực thi, cũng đáng được ghi nhận.

Trong bối cảnh như vậy Chính phủ tập trung thực hiện mục tiêu kép, trong đó nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, làm suy giảm tỷ lệ tăng GDP, nhưng đang được bù đắp bởi đầu tư công đặc biệt áp dụng với hạ tầng giao thông tuyến đường cao tốc Bắc – Nam… Theo đánh giá của các chuyên gia, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt khoảng 2,5% và kinh tế có thể phục hồi theo hình chữ V với đáy là 0,18% vào qúy II năm nay. Đây là thành tích khi tăng trưởng GDP của thế giới là âm, kể cả các quốc gia trong khối ASEAN.

Tóm lại, Chính phủ kiến tạo điều hành chính sách kinh tế thực dụng phù hợp với mô hình kinh tế lai ghép nhờ cải thiện môi trường kinh doanh để thị trường có thể tạo ra động lực lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thiếu hoặc chưa đồng bộ các nguyên tắc vận hành. Mặt khác, thực tế chỉ ra rằng thể chế chính trị đang trở nên ‘chật chội’ để duy trì chính sách kinh tế này trong trung và dài hạn. Hơn thế, quá trình chuyển đổi dân chủ, sự hiệu quả, tính minh bạch và giải trình trách nhiệm… vẫn nằm trong khuôn khổ của chế độ độc đảng.

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 08/10/2020

Published in Diễn đàn

Chính phủ trong nhiệm kỳ Đại hội 12, bắt đầu từ năm 2016, với vai kiến tạo, theo tôi, là phù hợp sau thời kỳ bất ổn và dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này cần được đánh giá đúng và đủ trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội 13 dự kiến tổ chức vào năm sau 2021 để thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

kientao1

Từ trái qua : Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại phiên khai mạc hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Ảnh : TTX 

Bối cảnh

Ngày 26/7/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết trước Quốc hội khóa 14 về một Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ do ông đứng đầu được thành lập sau khi kết thúc Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 với đầy khó khăn để đạt được đồng thuận về nhân sự cấp cao của đảng trong bối cảnh ‘bất ổn’ kinh tế và thể chế do những sai lầm chính sách và quản lý yếu kém.

Chính sách kinh tế dựa vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, gây dựng ‘các quả đấm thép’ trụ cột của nền kinh tế, được nhận định là sự vận dụng sai kinh nghiệm của Cheabol của Hàn Quốc - các tập đoàn tư nhân, đã gây ra bất ổn vĩ mô, tăng trưởng sụt giảm, ‘bong bóng’ thị trường tài chính và bất động sản, đã để lại những tổn thất nặng nề cho đến nay chưa khắc phục xong.

Sự bất ổn thể chế vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của quá trình điều hành của chính phủ tiền nhiệm. Một trong những ví dụ điển hình, đặc trưng cho sự bất ổn này là sự ‘bất tuân’ của đa số thành viên của Ban chấp hành trung ương khóa 11 trước đề xuất xem xét kỷ luật nguời đứng đầu chính phủ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, cuối cùng, không có cá nhân nào chịu trách nhiệm về sự yếu kém trong quản lý nền kinh tế.

Sự thống nhất quyền lực giữa các nhà lãnh đạo của chính phủ điều hành với đảng lãnh đạo toàn diện theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể của đảng đã được quan sát có sự rạn nứt.

Kiên định ý thức hệ

Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12, tại Hội nghị trung ương 4, đã nhận định một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là ‘sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống’ của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị.

Hai nhóm giải pháp chủ yếu được đảng chú trọng thực hiện. Một mặt, để củng cố tổ chức đảng và các nguyên tắc lãnh đạo của đảng nhiều quy định, chỉ thị được ban hành để ngăn chặn các hiện tượng ‘tự diễn biến’ ‘tự chuyển hoá’, như các tiêu chuẩn bầu chọn cán bộ lãnh đạo các cấp, về kỷ luật và nêu gương của lãnh đạo đảng cấp cao… Mặt khác, phát động chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt ‘không vùng cấm’.

Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh sự kiên định ý thức hệ. Để thực hiện các giải pháp trên việc tập trung quyền lực là điều kiện cần thiết, và quyền lực chỉ có thể tập trung hóa cao độ phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đảng vẫn nhấn mạnh sự lãnh đạo tập thể để ‘phòng ngừa’ sự độc đoán và ‘sự sùng bái cá nhân’, vốn được coi là hậu quả của việc tập trung quyền lực tuyệt đối.

Chính phủ kiến tạo

Trong bối cảnh trên, sự ra đời và hoạt động của Chính phủ kiến tạo với trách nhiệm nặng nề là giữ ổn định vĩ mô, khắc phục khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng, đã được quan sát và giám sát từ nhiều giác độ của dân chúng, các nhà phân tích và các chính khách trong hệ thống chính trị.

‘Chính phủ kiến tạo’ – một khái niệm đã và vẫn gây tranh luận về học thuật. Tuy nhiên, theo tôi, Chính phủ kiến tạo có đặc trưng cơ bản là bộ máy chính quyền các cấp được hình thành bởi kết quả thỏa hiệp về nhân sự trong Đại hội 12, vẫn được sử dụng để hoạch định và thực thi chính sách mà không gây nên hoặc giảm thiểu những hiệu ứng không mong muốn.

Bản thân người đứng đầu chỉnh phủ và nhân sự của chính quyền các cấp được bầu chọn bởi Đại hội 12 và trước đó là đại hội đảng các cấp, trong đó, không loại trừ, bao gồm cả một số cán bộ lãnh đạo ‘suy thoái’ từ nhiệm kỳ 11. Nếu quan sát một số vụ kỷ luật đảng và vụ án đối với cán bộ cấp cao của đảng bị xét xử trong những năm từ đầu nhiệm kỳ 12 đến nay, thì có thể ‘cảm nhận’ rõ ràng.

Chính sách thực dụng

Sự khác biệt của chính phủ hiện hành là tính chất kiến tạo thể hiện trong chính sách thực dụng : ‘cái gì có lợi cho dân, cho doanh nghiệp được dân chúng ủng hộ thì cần quyết tâm làm’. Chính sách này bao gồm hai hướng hoạt động chính, một là, cam kết khuyến khích khởi nghiệp và tự do kinh doanh cho người dân, mặt khác từng bước gỡ bỏ những rào cản về pháp lý, thủ tục hành chính rườm rà, hữu hình và vô hình, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Điều đó có nghĩa là quyền kinh tế của người dân, doanh nghiệp tư nhân được mở rộng, được tăng cường và có sự đảm bảo cam kết từ chính quyền, và đồng thời quyền lực, đặc lợi của bộ máy, quan chức hiện thời cũng bị hạn chế, ràng buộc và giảm đi.

Thực thi chính sách này như ‘tự lấy đá ghè chân mình’, thì hiệu ứng không mong muốn là khó tránh khỏi. Những hiện tượng ‘trên nóng, dưới lạnh’, đôi khi ‘bất tuân công vụ’ do những bất cập thể chế, tính quan liêu hành chính và suy thoái đạo đức của cán bộ đảng viên … được chính phủ chỉ ra nhiều lần trong quá trình điều hành.

Thúc đẩy tăng trưởng

Trách nhiệm nặng nề của chính phủ kiến tạo không chỉ khôi phục sự ổn định mà còn phải thúc đẩy tăng trưởng sau khi giảm sút đáng kể trong nhiệm kỳ trước.

Nếu nhìn vào chính sách, cách điều hành năng động, vai trò của người đứng đầu chính phủ và các kết quả thực tế đạt được của nền kinh tế trong 4 năm qua, thì không thể không ghi nhận vai trò quan trọng của nó tạo ra khác biệt tích cực, phù hợp với bối cảnh thực tế và thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng thị trường.

Các chỉ tiêu pháp lệnh được Quốc hội thông qua từng năm đều đạt và vượt, trong đó tỷ lệ GDP tăng năm sau cao hơn năm trước, từ năm 2016 đến 2019 lần lượt là 6,21% ; 6,81% ; 7,08% và 7,02%. Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng cũng được chú ý cải thiện, khu vực tư nhân được mở rộng, trợ giúp cho doanh nghiệp nhà nước được kiểm soát, thị trường sôi động hơn.

Một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, nhưng không do người dân trực tiếp bầu lên, cho nên tính chính danh của nó ‘đặt cược’ vào mức tăng trưởng kinh tế, bởi vậy những kết quả nêu trên là thành tích ấn tượng.

Tình huống khẩn cấp

Một số nhận định rằng chế độ toàn trị có ưu thế trong chiến tranh hay tình huống cấp bách. Từ phương diện thể chế, điều này có thể đúng, tuy nhiên không thể không nói đến năng lực điều hành và vai trò người đứng đầu của ‘chính phủ kiến tạo’. Tình huống phòng chống dịch Covid-19 là một thử thách.

Phòng chống loại virus corona chủng mới lây lan nhanh, nguy cơ tử vong cao được coi là tình huống khẩn cấp. Chính phủ có thái độ tiếp cận nghiêm túc với đại dịch này. Những biện pháp ‘thời chiến’ đã được sử dụng để phòng chống đại dịch, như giãn cách xã hội, cách ly tập trung, phát hiện và phong tỏa ổ dịch với phương châm ‘kêu gọi trách nhiệm’ trước tập thể, cộng đồng, ‘thúc đẩy hành động’ và ‘yêu cầu tuân thủ’... Người Việt Nam nhiều thế hệ từng trải qua các cuộc chiến tranh và những tình huống bất ổn của thể chế trong quá trình chuyển đổi cơ chế nên không khó khăn lắm để chấp nhận và ủng hộ chính phủ với những chính sách ứng phó quyết liệt, kịp thời với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị.

Dư luận và một số tổ chức quốc tế đánh giá tích cực cách phòng chống dịch của Việt Nam, ‘một chiến lược chống Covid-19 đơn sơ nhưng hiệu quả’ với ‘chi phí thấp’, coi đây là bài học kinh nghiệm phù hợp áp dụng cho những quốc đang phát triển và mới nổi. Tính đến hết ngày 17/4/2020 Việt Nam có 268 ca nhiễm, chưa có ca tử vong nào và 198 người đã được chữa khỏi và phục hồi.

‘Cuộc chiến’ với Covid-19 này vẫn còn ở phía trước, chính phủ và người dân chia sẻ đặt lợi ích cộng đồng lên trên tự do cá nhân và họ cùng có niềm tin đại dịch sẽ được khống chế với tổn thất tối thiểu. Hậu Covid-19 là quá trình chuyển từ ‘thời chiến’ sang thời bình, sẽ là vấn đề nếu không thận trọng với cảnh báo về các biện pháp ‘thời chiến’ luôn có quán tính cản trở những cải cách theo hướng thị trường.

Kết luận

Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đang tìm kiếm mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình chuyển đổi sang thị trường. Chính phủ hiện hành với chính sách dựa trên chủ nghĩa thực dụng, nhấn mạnh chủ thể đạo đức với các chuẩn mực như kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp để lựa chọn các hành động hướng tới mục đích mang lại lợi ích cho số đông. Một chính phủ như vậy phù hợp với ràng buộc về thể chế và ý thức hệ hiện hành đã mang lại kết quả thực tế.

Chưa thể khẳng định đây là mô hình mà Đảng cộng sản mong muốn, nhưng chính phủ kiến tạo có thể coi là giải pháp chính sách, một gợi ý thúc đẩy cải cách thể chế. Tuy nhiên, nếu một cách nhìn thiên lệch về ý thức hệ giáo điều thì Chính phủ kiến tạo sẽ không thể phát huy vai trò tích cực của nó và liệu hình hài chính phủ của nhiệm kỳ tới sẽ khó đoán định.

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 17/04/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam đang nỗ lực cải thiện hình ảnh quốc gia và chủ trương xây dựng 'chính phủ kiến tạo.' Nhưng nhiều sự kiện gần đây lại cho thấy nhiều điểm nghẽn trong quá trình thực hiện.

kientao1

Sự phát triển của Việt Nam đang gặp những "điểm nghẽn thể chế"

Hình ảnh quốc gia, từ sự vận hành của thể chế đến phản ứng của chính phủ trong quan hệ quốc tế, vốn có ý nghĩa quan trọng để thu hút đầu tư nói riêng và quan hệ kinh tế với các nước chung.

Việt Nam đang nỗ lực thể hiện hình ảnh quốc gia theo hướng tích cực.

Hành động kịp thời trước sự kiện 'Hạ tín nhiệm quốc gia' của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service vừa qua đối với Việt Nam và sự thay đổi cách điều hành của 'Chính phủ kiến tạo' đang tạo hình ảnh tích cực trước các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế và trong nước rất phức tạp hiện nay, cải cách thể chế cần có sự thay đổi bước ngoặt, tạo đột phá để phát triển.

Hành động kịp thời

Ngày 18/12, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống Tiêu cực.

Trước đó, Moody's đã đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc, nhưng không nhận được phúc đáp khi kết thúc thời hạn.

Tổ chức này nhận định, vẫn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, cũng như tăng cường tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Tiếp theo sự kiện trên, ngày 20/12 Moody's hạ triển vọng tín nhiệm với 18 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

Phản ứng trước đánh giá của Moody's, Bộ Tài chính Việt Nam cho rằng, đó là quyết định 'không xác đáng' khi chỉ dựa trên sự việc riêng lẻ đối với nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ mà bỏ qua thành tựu toàn diện Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội…

Việc bị hạ triển vọng tín nhiệm không chỉ ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ nước ngoài của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong nước, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và hình ảnh quốc gia của Việt Nam nói chung.

Nhận thức đây là sự bất cập về thể chế, Tổ công tác của Thủ tướng đã làm việc với các bộ : Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về những nội dung liên quan đến trách nhiệm trong việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài đối với một số dự án.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ban hành các Quyết định cho phép ứng Quỹ tích lũy trả nợ để thanh toán…, nhưng do việc phối hợp không tốt giữa các bộ, ngành có liên quan nên dẫn đến hậu quả tiêu cực.

Ông Bộ trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh : "… đây là trách nhiệm rất lớn. Thủ tướng rất không hài lòng, yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan, làm rõ trách nhiệm để báo cáo Chính phủ và Thủ tướng".

Những vấn đề 'tắc nghẽn thể chế' biểu hiện trong nhiều khía cạnh và đã được chỉ ra như 'trên bảo dưới không nghe', 'trên nóng dưới lạnh', 'cục bộ địa phương, bộ ngành'… cản trở sự phát triển của đất nước.

Lần này là sự thiếu phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan chức năng khiến cho tín nhiệm quốc gia của Việt Nam bị hạ bậc.

Theo tôi, phản ứng như trên của Bộ Tài chính Việt Nam cũng là điều có thể hiểu khi khả năng tài chính quốc gia để trả nợ nằm trong tầm kiểm soát.

Nhưng liệu Moody's có 'ác cảm' với trường hợp Việt Nam ?

Câu trả lời là không.

Moody's là Tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín và các tiêu chuẩn đánh giá là minh bạch và áp dụng 'công bằng' đối với các nền kinh tế. Hơn thế, các nhà đầu tư, các đối tác kinh tế trên thế giới coi đây là chỉ báo quan trọng.

Chính phủ Việt Nam đã hành động kịp thời đối với một sự kiện ; tuy nhiên để tạo hình ảnh quốc gia tích cực, có trách nhiệm cần thay đổi quan điểm cũng như giải pháp cải cách thể chế nói chung, cũng như để thu hút đầu tư nói riêng.

Chưa có sự khác biệt

Nhiều thập kỷ qua, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hoá, có một thực tế cần được khẳng định rằng, nếu không kết nối với các dòng chảy kinh tế, đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nền kinh tế thị trường phát triển, thì không thể có tăng trưởng.

Việt Nam xác định tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong chính sách phát triển. Tuy nhiên, việc áp dụng kinh nghiệm của các nước thành công để xây dựng thể chế chưa tạo được sự khác biệt, để đáp ứng được yêu cầu 'kết nối' và 'hấp thụ' có hiệu quả, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, thậm chí bị tụt hậu.

Hiện tại, Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia đang phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu thô, cung cấp nguồn lao động giá rẻ… và bị giới hạn trong những hoạt động có giá trị gia tăng thấp như ngành dệt, may, da giày, lắp ráp các sản phẩm điện hoặc điện tử… Trong khi đó, các thành tố có giá trị gia tăng cao hơn được sản xuất tại các mắt xích khác của chuỗi dây chuyền sản xuất xuyên quốc gia.

Việt Nam đã và đang học kinh nghiệm của các quốc gia có khả năng kết nối với thị trường toàn cầu và hấp thụ các dòng vốn đầu tư xuyên quốc gia vào các mục đích phát triển nội sinh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, thậm chí cả Malaysia và Thái Lan là các nước đã thành công ở mức độ thấp hơn.

Việt Nam cũng học tập và quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc vì sự tương đồng về chế độ chính trị. Cả hai nước đã biết cách tránh cho nền kinh tế và nhà nước bị sụp đổ, bằng cách mở cửa và cải cách kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản.

Tuy nhiên, Việt Nam còn chậm và bị động, thậm chí là mắc sai lầm, khi vận dụng những bài học kinh nghiệm.

Thay vì khuyến khích các tập đoàn tư nhân như Samsung, Huyndai… vươn ra thế giới trong điều kiện chuyển đổi thể chế dựa trên chủ nghĩa chuyên quyền duy lý như ở Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam lại thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, và coi đó là 'quả đấm thép' cho tăng trưởng.

Bởi vậy, việc Việt Nam hoạch định các chính sách, đơn cử như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với mục tiêu lớn đã không thành công, khi chưa thiết lập được các nền tảng của thị trường và không thể triển khai các khung thể chế và các công cụ can thiệp phù hợp với nhiều chuỗi ngành công nghiệp.

Việt Nam học tập Trung Quốc trong việc áp dụng chủ nghĩa tiệm tiến, tập trung vào những ngành công nghiệp thâm dụng lao động và có hàm lượng công nghệ thấp, như dệt may, da giày, lắp ráp… nhưng đã không thể thành lập được các đặc khu hành chính và kinh tế để thu hút dòng đầu tư từ các nước phát triển trong lĩnh vực chế biến hướng đến xuất khẩu.

Trung Quốc thành công trong chuyện này từ những năm 1990, trong khi Việt Nam đưa vấn đề ba đặc khu ra bàn thảo chậm hơn hai thập kỷ và đã bị phản đối mạnh mẽ.

kientao2

Sự chuyển đổi từ nhà nước toàn trị, đảng trị sang mô hình 'Chính phủ kiến tạo' trong điều kiện Việt Nam là một thách thức lớn

Cần 'đột phá thể chế'

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá đang chững lại, chủ nghĩa dân tộc nổi lên, trong khi tình trạng kinh tế thế giới ảm đạm, các vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng… các dòng chảy kinh tế đang thay đổi phức tạp.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung phản ánh sự thay đổi quan hệ quốc tế cho trật tự thế giới mới, vượt quá giới hạn kinh tế và leo thang sang vấn đề thể chế, các giá trị dân chủ, nhân quyền… đã và đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam - một nước có quan hệ láng giềng và lịch sử với cả hai quốc gia trên.

'Chính phủ kiến tạo' là 'đột phá thể chế' trong nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện phương châm hành động thực tế lấy phát triển doanh nghiệp làm động lực phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời với cải cách hành chính, gỡ bỏ các rào cản, chấn chỉnh thực thi công vụ của bộ máy.

Về cơ bản, 'Chính phủ kiến tạo' tương đồng với mô hình nhà nước chuyên quyền duy lý của các 'con rồng' Châu Á. Mô hình này đòi hỏi một nhà nước mạnh, người đứng đầu chính phủ bản lĩnh, quyết đoán và bộ máy hành chính chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi từ nhà nước toàn trị, đảng trị sang mô hình quản lý này trong điều kiện Việt Nam là một thách thức lớn, đòi hỏi sự đồng thuận của lãnh đạo tập thể và linh hoạt về ý thức hệ.

Ở đây, cần lưu ý rằng, các quốc gia thành công kinh tế ở Châu Á nêu trên, sau thời kỳ tăng trưởng cao, đã chuyển đổi sang thể chế dân chủ phù hợp với thị trường. Liệu đây có là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ?

Đối với trường hợp Trung Quốc, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế các nguy cơ : 'không cân đối', 'không bình đẳng', 'không phối hợp' và 'không bền vững' mặc dù đã được cảnh báo, tuy nhiên chúng bị che lấp bởi thành tích tăng trưởng và sự tuyên truyền một chiều, nay trở nên hiện hữu.

Tình trạng khó khăn do tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, nguy cơ nổ 'bong bóng' nợ, bất động sản và các vấn đề xã hội, môi trường… trở nên nghiêm trọng.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung như 'giọt nước tràn ly' và căng thẳng thêm bởi các vấn đề dân chủ ở Hong Kong và nhân quyền ở Tân Cương.

Theo tôi, trước thềm Đại hội 13, cần có sự thay đổi thể chế mang tính bước ngoặt để phát triển tránh nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Ở đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng thừa nhận vai trò hàng đầu của Hoa Kỳ từ những đầu những năm 1990, để đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thúc đẩy tự do hoá nền kinh tế trong nước và quốc tế hóa ở phạm vi toàn cầu.

Đây là bài học phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Sự khác biệt ở đây là cần tránh tập trung quyền lực tuyệt đối, và hơn thế là mở rộng dân chủ theo hướng thiết lập các thể chế phù hợp với các nguyên tắc thị trường và giá trị phổ quát.

Hơn nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam cần dựa vào dân nhiều hơn nữa để chống tham nhũng, chống tha hoá quyền lực, tinh gọn bộ máy và sự dụng quyền lực để giữ gìn an ninh và trật tự xã hội.

Chính phủ phải tiến tới chuyên nghiệp hơn để 'kiến tạo' trong hoạch định chính sách phát triển và điều hành nền kinh tế.

Việc hài hoà vai trò 'ông Thiện' và 'ông Ác' là cần thiết để tiếp tục cải cách thể chế trong giai đoạn hiện nay.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : BBC, 25/12/2019

Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Bài "Chia nhỏ, đi tên d án đ xây trung tâm hành chính ngàn t ?" trên t Thanh Niên s ra ngày 3 tháng 9 rt ngn nhưng li khc ha rt rõ nét din mo – kh năng "kiến to" ca chính ph

gat1

"Công trình Trung tâm Hội nghị và Quảng trường" thật ra là một phần của "công trình Trung tâm Hành chính tỉnh Hải Dương".

Theo bài viết va dn thì chính quyn tnh Hi Dương va đ ngh Th tướng Vit Nam cho "điu chnh hình thc đu tư ca công trình Trung tâm Hi ngh và Qung trường". Người ta phát giác "công trình Trung tâm Hi ngh và Qung trường" là một phn ca "công trình Trung tâm Hành chính tnh Hi Dương".

Năm 2014, chính quyền tnh Hi Dương đ trình kế hoch thc hin "công trình Trung tâm Hành chính tnh Hi Dương" (bao gm : Trung tâm Hi ngh, Qung trường, tr s ca y ban nhân dân, Hội đng nhân dân, Đoàn Đi biu Quc hi và các s, ngành ca Hi Dương), tng vn đu tư là 2.600 t đng. Khon tin khng l này s được gom li t vic bán công th, công th và chính ph rút công kh giúp chính quyn tnh Hi Dương bù cho đ.

Xây dựng các "trung tâm hành chính" vốn là mt th dch ti Vit Nam. Thay vì bn tâm v vic làm sao phát trin đa phương theo đúng nghĩa ca hai t này thì chính quyn các tnh, thành ph ti Vit Nam ch chú ý đến chuyn làm sao đ "trung tâm hành chính" ca mình to, đẹp hơn các tnh, thành ph khác.

Với lý do gom tt c cơ quan công quyn v mt ch s "to s thun li cho dân chúng khi cn giao dch hành chính", ngân kh Vit Nam đã chi c trăm ngàn t cho các "trung tâm hành chính" : Sau khi chính quyn tnh Bà Rịa – Vũng Tàu chi 1.000 t xây "trung tâm hành chính" thành ph Bà Ra, chính quyn tnh Bình Dương chi 1.400 t xây "trung tâm hành chính" thành ph mi Bình Dương. Bi chính quyn thành ph Đà Nng nâng mc chi tiêu cho "trung tâm hành chính" ca thành ph Đà Nng lên 2.000 t nên chính quyn tnh Đng Nai chi 2.200 t cho vic xây dng mt "trung tâm hành chính" thành ph Biên Hòa. Chính quyn tnh Khánh Hòa mun phá k lc nên nâng mc chi tiêu cho "trung tâm hành chính" thành ph Nha Trang lên 3.000 tỉ,…

Phong trào xây dựng các "trung tâm hành chính", "qung trường", tượng đài", "cng chào", "tháp biu tượng"… phát trin không ngưng ngh thành ra năm ngoái, lúc Văn phòng Chính ph Vit Nam công b "kế hoch vay - tr n 2017", thiên h không ngạc nhiên khi chính ph dùng ti 316.300 t đng/342.060 t mà Vit Nam d trù hi vay (243.300 t đng vay các ngun trong nước và vay thêm ca các quc gia khác 98.760 t đng) đ "cân đi ngân sách". "Cân đi ngân sách" là bù đp bi chi (172.300 t đng) và tr n gc (144.000 t đng) !

Cần lưu ý rng, do thu không đ chi, phi liên tc vay mượn đ chi nên hi tháng 11 năm 2015, Th tướng Vit Nam đã yêu cu chính quyn các tnh, thành ph trc thuc chính quyn trung ương, tm ngưng xây dng các "trung tâm hành chính". Chính quyền tnh Hi Dương không cam tâm nên tìm đ mi cách thc hin cho bng được "công trình Trung tâm Hành chính tnh Hi Dương" : Ch công trình thành nhiu phn, đt tên mi cho tng phn ("Trung tâm Hi ngh và Qung trường" được tách ra khi "công trình Trung tâm Hành chính tnh Hi Dương" đ tr thành "Trung tâm Văn hóa x Đông"), t chc đu giá quyn s dng đt d án Ecoriver (Khu Đô th ven sông Thái Bình) thu v đ đó 850 t đng ri xin thc hin "Trung tâm Văn hóa x Đông" (1)…

Nhìn một cách tng quát, chính quyn tnh Hài Dương không ch bt tuân thượng lnh mà còn sp đt kế hoch đ gt thượng cp… C như tường thut ca t Thanh Niên thì chính quyn tnh Hài Dương không qua mt được B Xây dng và thay mt chính phủ Việt Nam, b này ch yêu cu chính quyn tnh Hi Dương gii thích tường tn ti sao phân kỳ xây dng "công trình Trung tâm Hành chính tnh Hi Dương", đng thi nhc nh ch trương chung rng tm thi, không được dùng công qu đ xây các "trung tâm hành chính" rồi… thôi !

***

Đâu chỉ có chính quyn tnh Hi Dương !

Lệnh tm ngưng xây dng các "trung tâm hành chính" được ban hành hi tháng 11 năm 2015 nhưng trong hai năm 2016, 2017, chính quyn các tnh Long An (2), Vĩnh Long (3), Thanh Hóa (4)… vn thi nhau bán công thổ, công th đ hoàn thin các "trung tâm hành chính" kèm bin bch theo kiu "ch đng, t cân đi ngun vn" ch xin h tr mt phn t công qu.

gat0

Cận cảnh cổng chào 198 tỷ bằng sắt ở Quảng Ninh gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh : Youtube

Từ lúc nào công th, công th không được xem là công sn thành ra không cn tiết kim, "ch đng" bán bao nhiêu để "t cân đi" cũng được ? Còn có quc gia nào khác dưới gm Tri này, lnh t chính ph là mt chuyn, chính quyn các cp có thc thi hay không li là chuyn khác, c gii có thm quyn ra lnh ln gii có nghĩa v tha hành cùng xem không tuân thủ là bình thường, chng có gì đáng phi bn tâm ?

Không thấy cp nào, chng có ngành nào "ch đng, t cân đi ngun vn" ci to, xây dng các công trình phúc li, phc v dân sinh, vn ch là h thng công quyn t trên xung dưới tìm đ mi cách giành giựt, gt ln nhau đ dng lên nhng "trung tâm hành chính", "qung trường", tượng đài", "cng chào", "tháp biu tượng",…to hơn, tn kém nhiu hơn. "Tiết kim, chng lãng phí" vn ch là khu hiu, chng ai bo được ai, chng thy viên chc nào âu lo khi nợ nn chng cht, ni lc quc gia suy kit. "Chính ph kiến to" vn hành theo kiu như thế thì s kiến to ra th gì ? Nhà m chăng ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/09/2018

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/chia-nho-doi-ten-du-an-de-xay-trung-tam-hanh-chinh-ngan-ti-999505.html

(2) https://www.nguoiduatin.vn/tai-sao-thu-tuong-chi-dao-dung-trung-tam-hanh-chinh-van-moc-a243009.html

(3) http://www.baovinhlong.com.vn/thoi-su/201606/du-an-xay-dung-khu-hanh-chinh-tinh-vinh-long-sap-hoan-thanh-ha-tang-ky-thuat-2703208/

(4) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xay-khu-hanh-chinh-650-ty-thanh-hoa-quyet-tam-3335312/

Published in Diễn đàn

Vượt tầm nhìn là thiếu khả năng nhìn nhận sự vụ - hiện tượng đang vận động trong quốc gia. 

quantri1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh minh họa

Facebooker Lưu Trọng Văn chia sẻ một câu chuyện thú vị về Ban tư vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ. Theo đó, 'Ông Khải đâu ngờ rằng chỉ ngay sau khi ông từ chức thì hai nữ tướng ấy cùng các tên tuổi như Trần Việt Phương, Trần Xuân Giá, Trần Đức Nguyên... bị ông Dũng xua đuổi như thế nào đến nỗi nhiều người, trong đó có tôi, không kịp thu xếp hồ sơ, tài liệu nghiên cứu của mình'. Lý do cho sự giải tán đến từ việc 'Ban nghiên cứu là lực cản ngăn chặn rất nhiều thông tư, nghị định của các bộ và của văn phòng phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng vì thấy bất lợi với đổi mới kinh tế', bà tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.

Câu chuyện về nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục là câu chuyện 'trà dư tửu hậu' khi mà bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp những khó khăn về vốn và ngân sách, cũng như chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục tiến hành những chỉ đạo, quyết định mang tính trái chiều (từ tiếp tục giữ vai trò sân golf trong sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến xử lý câu chuyện BOT trong cả nước, gần nhất là câu chuyện đất đai Đồng Tâm đang bị quân đội đào hào - dựng rào trở lại). Bởi người ta lo ngại, đội ngũ tư vấn chính sách kinh tế của Việt Nam hiện tại chỉ mang tính biểu trưng như thời ông Dũng, và trên hết cả là cái đầu cứng nhắc của người lãnh đạo trước sự tình (cao hơn là vận mệnh) quốc gia.

Đặc sản lãnh đạo theo quan điểm cá nhân có hai loại : tầm nhìn và vượt tầm nhìn.

Tầm nhìn là Lý Quang Diệu làm nên Singapore và Park Chung-Hee đặt nền tảng cho một Hàn Quốc hiện đại. Cả hai tầm nhìn vượt đám đông và đưa quốc gia đi vào quỹ đạo phát triển đúng nghĩa. Tại Việt Nam, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú - ông Kim Ngọc đem mầm mống giá trị thị trường (khoán hộ) vào trong không gian bao cấp, hay ông Võ Văn Kiệt với tư duy phá rào, đổi mới trong thời kỳ cấm cản.

Vượt tầm nhìn là thiếu khả năng nhìn nhận sự vụ - hiện tượng đang vận động trong quốc gia. Điều đáng lo của vượt tầm nhìn là không có thói quen lắng nghe nhân sĩ, chỉ khăng khăng đi theo tư duy của mình, biến đường lối lãnh đạo trở thành một hệ bảo thủ. Và Việt Nam hiện nay như một cô gái rách rưới - bị tàn phá bởi chính điều đó.

Câu chuyện của thời ông Dũng không khác gì câu chuyện 'cây đèn đổ ngược' được kể như một lối châm biếm về thói hủ Nho (vẫn một mực giữ thói sách vàng trong thời đại công nghiệp giao mùa) thời vua Tự Đức. Khi đó, sứ đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú thứ sau khi đi Pháp về đã kể những chuyện lạ nước ngoài, trong đó có câu chuyện Cây đèn treo ngược. Sau khi mô tả "đèn thắp sáng ngược, ngọn lửa chiếu xuống đất", chư vị trong triều Huế đã cười phá lên và cho rằng sứ đoàn bị quỷ 'Tây dương' mê hoặc. 

Ông Dũng thời kỳ đó có thể đã cười nhạo nhóm tư vấn kinh tế, bởi ông giữ cho mình một lập trường kinh tế rất 'chuyên chính" và đầy tính kiên định quyền lực của mình.

Thực tế, sau 10 năm dưới tài năng lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việt Nam trở nên vô cùng mong manh, yếu ớt, khi mà bản thân Nhà nước Việt Nam, thậm chí đảng cầm quyền thể hiện sự kém cỏi ở nhiều khía cạnh. Đáng chú ý nhất là Nhà nước mất dần khả năng cung cấp dịch vụ công cho người dân (bằng chứng lớn nhất là hệ thống tàu điện trên cao ở Hà nội tiếp tục lỗi hẹn lần thứ N, và Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục treo vốn). Nỗi bất an trong dân dưới sự gia tăng và lạm quyền của trộm cướp và lực lượng cồn an trị cũng là sự yếu kém. Ngoài ra, sự liên kết và chỉ đạo lỏng lẻo đến mức xuất hiện tình trạng vô chính phủ ở các địa phương hoặc trong các siêu bộ/ siêu ngành (mà nguồn Chính phủ ông Phúc phải thừa nhận là tình trạng 'trên nóng dưới lạnh'.

quantri2

Đường sắt trên cao tiếp tục rơi vào tình trạng đói vốn. Ảnh : LAP

Ngoài ra, ông Dũng cũng để lại một Việt Nam với cơ chế phồng to. To nhất là lực lượng công an với sự mở rộng các phòng ban và số lượng nhân viên, để rồi trong những năm gần đây, nhất là năm nay lại phải sáp nhập các đơn vị lại, hạ chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào ngành nhằm thực hiện 'tinh giảm biên chế'.

Dù sao, ý nghĩa của sự lãnh đạo của ông Dũng là cho những bài học lớn cho người kế nhiệm. Và nếu người kế nhiệm không tiếp thu thì cũng là sự thúc đẩy nhanh sự băng hoại xã hội và đổ nát kinh tế ; cũng như gia tăng sự phản kháng và sự nhận thức trở lại của một bộ phận dân chúng.

Hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người liên tục nhắc đi nhắc lại về chính phủ kiến tạo, nhưng đúng như chính bản thân ông đã từng lên tiếng : con đường dài nhất ở Việt Nam là con đường đi từ lời nói đến hành động.

Đến nay, hành động của Thủ tướng vẫn còn mù mờ ngoài những câu khẩu hiệu, và đôi khi nó có chứa đựng nhiều những nghịch lý. Là do hệ quả để lại quá nặng nề, hay là vì ông chưa nhận thức được tính mấu chốt trong con đường đi tới sự kiến tạo, đó là bản thân ông đang vận hành trong một 'hệ thống chứa đựng quá nhiều 'nghịch lý’, nếu chưa muốn nói là cấu thành bởi toàn những 'nghịch lý’. Ví dụ như nói là 'dân chủ’ mà lại thiếu 'dân chủ’ ; nói là duy vật mà lại duy ý chí ; đề cao những giá trị tinh thần, mà lại xuống cấp đạo đức' ?.

Nhiệm kỳ lãnh đạo của Thủ tướng Phúc vẫn còn dài, và điều chỉnh lớn nhất mà ông Thủ tướng cần làm là chuyển 'sáng tạo' trong lời nói hay chỉ đạo vào thực tế hành động chính sách. Và muốn vậy điều trước hết cần sử dụng ban Tư vấn kinh tế theo đúng mục đích và tên gọi của nó. Lập ra cho có, hay coi sự can thiệp của ban tư vấn là một trở ngại trong thực thi quyền lực thì suy cho cùng, giá trị của Thủ tướng đương nhiệm cũng sẽ nằm cùng hạng cân với người tiền nhiệm trước đó. 

Tạo nên sự khác biệt, sáng tạo trong điều hành, hay kiến tạo một nền kinh tế - xã hội bắt đầu từ sự khác biệt về cách lắng nghe tri thức ! Từ BOT, từ Đồng Tâm, từ phí thuế doanh nghiệp.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 02/04/2018

Published in Diễn đàn