Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vit Nam ‘tht th’ trước Covid không ch bi ý thc người dân

Nguyễn Lại, VOA, 08/10/2021

"Trong hoàn cnh này thì mình phi t lo thân mình thôi. Sc kho gia đình mình thì mình phi t gi". Chia s ca ch Nguyn Thu Ngân, mt cư dân qun Ba Đình, Hà Ni, cũng là tâm s ca rt nhiu người v tình hình đi dch Covid Vit Nam lúc này.

thatthu1

Mt áp phích tuyên truyn cuc chiến chng đi dch Covid-19 Vit Nam. (nh chp màn hình Tui Tr Online)

Theo ch Ngân, đt dch bùng phát Vit Nam, đc bit là thành ph H Chí Minh, t tháng Tư ti nay có mt phn nguyên nhân không nh t s qun lý và t chc các hot đng chính tr - xã hi mt cách duy ý chí.

Nhiu người bt bình vì gia lúc nguy cơ dch bnh có th bùng phát cao sau k ngh l 30/4 01/5 thì bu c Quc hi li được t chc ti tt c các đa phương, thôn xóm đáp ng nhim v chính tr kp thi", tp trung hàng trăm, thm chí là hàng nghìn, người xếp hàng ti các đim b phiếu.

Ngay sau đó, vic đi chng minh nhân dân sang loi mi gn chip được trin khai, khiến mt ln na rt nhiu người phi tp trung, xếp hàng, ch đi. Dch bnh bùng phát, vic cp giy đi làm nhiu người "hãi hùng" khi thêm mt ln li phi tp trung đông đo, chu chc.

Anh Nguyn Minh Nguyên, mt cư dân qun Thanh Xuân, cho rng các vic làm này th hin s duy ý trí và t mãn mt cách thái quá sau hơn 1 năm Vit Nam đã kim soát rt tt đi dch.

"Vaccine thì gn như chưa tiêm được mt mũi cho dân mà đi t chc các hot đng tp trung đông người như thế thì đúng là không th chp nhn được. Tôi tht s cũng không th hiu người ta nghĩ gì na, " anh Nguyên bc xúc.

Ch Ngân nói ngay c thi đim Hà Ni cho m ca tr li cũng rt khó hiu.

"Tôi cũng không biết làm sao người ta li quyết đnh m ca, cho phép người dân đi li bình thường ngay trước đêm Trung thu, sao không lùi li mt ngày đ qua Trung thu đi. M ca ngay trước Trung thu khiến dân ùn ùn đ ra đường. May là rt nhiu người đã được tiêm vaccine đy, ch không thì li thêm nhiu ca dương tính bung toang ri li đóng ca tr li. Thôi trong chế đ này thì phi chp nhn mà sng thôi, " ch Ngân ngao ngán.

Báo chí nhà nước lâu nay ng ý tuyên truyn rng ý thc người dân kém góp phn làm bùng phát dch. Nhng người ch trích nói không th đ hết trách nhim lên đu dân và cho rng s qun lý yếu kém, thiếu tm nhìn đã khiến đi dch trm trng hơn, đy hàng triu người vào cnh khó khăn, thm chí là màn tri chiếu đt, và gây ra làn sóng "di tn" khi các đô th và trung tâm công nghip vì kit qu do phong to.

"Không th tưởng tượng được. Gi đây người ta ri b các thành ph và trung tâm công nghip như cnh chy lon và tn cư thi chiến tranh. Tr con my tháng cũng phi cùng b m đi hàng nghìn cây s. Ng ngoài đường, thm chí là sinh con ngoài đường. Bn mình chuyên làm vic cho các hi đoàn thin nguyn, gi lúc nào cũng phi túc trc trên mt s tuyến đường đ phát đ ăn cho người ta. C gia đình đi v quê mà có gì đâu, có khi ch có vài nm cơm và chăn chiếu. Nếu thêm mt, hai cái bu gà na là ging y cnh tn cư trong chiến tranh mà mình thường thy trên phim nh", ch Ngân chia s cm nghĩ.

Nguyễn Lại

Nguồn : VOA, 08/10/2021

*************************

Những đoàn người đi trong gió mưa

Viết từ Sài Gòn, RFA, 08/10/2021

Đó là những ngày cuối tháng Chín và đầu tháng Mười năm 2021, của thế kỉ 21, những đoàn người dắt díu nhau như những trận sóng xuôi từ Nam ra Bắc. Đất phương Nam trở nên chết chóc và không còn thân thiện, cưu mang họ nữa, họ trở về quê, trong đau khổ, thiếu hụt và nước mắt, trong lời ta thán, trong tiếng thở dài. Những đoàn người qui cố hương như một bài trường ca thăm thẳm buồn thế sự, thăm thẳm tự tình dân tộc – một dân tộc bốn ngàn năm hoặc giả hơn bà ngàn năm thiên di và lưu dân. Lưu dân và thiên di như một đặc tính của dân tộc này.

thatthu2

Những đoàn người co duỗi theo các chỉ thị của nhà nước, chính phủ, họ đã nhiều lần muốn thoát thân khỏi thành phố nhưng bất thành. Và cuối cùng, sau quá nhiều chết chóc, đau khổ, và sự trở về quê hương đầy may rủi của họ, để lại những khoảng trống quá lớn. Khoảng trống về kinh tế, khoảng trống về văn hóa và khoảng trống về tình nhân ái.

Khi sống nơi đất khách, họ đã phải đối mặt với quá nhiều ê chề, nỗi ê chề thân phận làm thuê sống mướn, thân ở trọ bị xua đuổi khi chưa có tiền trọ cuối tháng, tiền điện, tiền nước, các khoản chi tiêu hụt hơi… Và khi dịch đến, chết chóc, tai ương, người nghèo bao giờ cũng là người chịu thiệt, lãnh đau đớn đầu tiên và nhận được các trợ cấp xã hội từ nhà nước cuối cùng, đó là một thực tế tại Việt Nam. Và nói cho cùng, những người bươn bả kiếm sống, từ việc bán hàng rong cho đến làm thuê ở các cơ xưởng, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ luôn mang mặc cảm thấp cổ bé miệng này chẳng bao giờ chạm được đến công bằng xã hội. Họ sống trong một góc nhỏ tối tăm và mơ hồ, không hắt bóng giữa thành phố.

Những người này, khi họ tồn tại trên đất Sài Gòn, Bình Dương, đôi khi bị nhìn như một loài tầm gửi. Nhưng mấy ai nghĩ rằng chính họ, chính những thân tầm gửi này lại là lực lượng lao động chủ chốt, nó quyết định nên kinh tế công nghiệp và thương nghiệp miền Nam có sắc, có nhọn, có năng động hay không. Bởi, mọi sự tính toán và mọi dự án kinh tế, sự thành công của nó, quyết định tiên yếu của nó bao giờ cũng nằm ở lực lượng lao động, cái lực lượng đông nhất, có thân phận thấp bé nhất nhưng nếu không có họ, thì chuyến tàu kinh tế khó bề mà chạy cho êm, chạy đến đích. Và, các hành xử thiếu tình người của giới chủ, từ chủ thuê lao động cho đến chủ trọ, cho đến chính quyền thành phố Sài Gòn, Bình Dương đã khiến họ hốt hoảng, hoang mang và ê chề.

Sự ê chề, nản lòng, mệt mỏi, thất vọng và tuyệt vọng đã khiến họ dứt áo ra đi, không luyến tiếc gì ở miền đất hứa này nữa (hơn nữa, hầu như tất cả các tỉnh hiện tại cũng đang thiếu lao động trầm trọng, những người trở về này là lực lượng lao động có kĩ năng, tác phong công nghiệp ít nhiều và đương nhiên là họ chuyên nghiệp, họ rất cần cho địa phương, bản quán của họ). Và sự trở về lần này của họ sẽ để lại lỗ hổng kinh tế khá lớn cho các thành phố công nghiệp họ từng làm việc và bám trụ, cho cả hệ thống chính trị vốn đã bỏ rơi họ trong đau khổ và cố tình chặn họ lại, giữ họ lại vì lo cho tương lai kinh tế thành phố.

Cũng qua đợt tháo chạy thoát thân của đoàn đoàn lớp lớp người này, người ta còn nhận ra cái lỗ hổng về tâm hồn, về văn hóa của người dân Việt Nam bấy lâu nay. Mà cụ thể ở đây, phải nói đến chính sách vĩ mô về kinh tế, văn hóa đã tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, các qui định bóp nghẹt, thiếu tình người của chính phủ, chính quyền địa phương từ rất lâu đã khiến cho mọi người ai tự lo giữ thân nấy, ai khôn thì qua ải, ai dại thì sống dở chết dở. Chính cái thứ tâm lý quái quỉ, đau khổ đến tàn bạo này đã khiến cho con người trở nên xơ cứng và vô cảm, người ta không còn quan tâm đến đồng loại. Và đâu đó, mang bóng dáng của tư bản rừng rú.

Mà cũng dễ hiểu, bởi chưa bao giờ Việt Nam đạt được các thông số tư bản rừng rú như thời gian gần đây, cụ thể là vào những năm đầu của thế kỉ 21 này. Người ta không còn yêu thương, chia sẻ với nhau, những thứ ấy thuộc về xa xỉ phẩm. Người ta bóc lột nhau đến tận cùng có thể, ngay trong gia đình ruột thịt, nếu bóc lột được nhau, người ta cũng không ngần ngại làm và khoác lên nó chiếc áo đạo đức như hiếu đạo, nhân nghĩa, trung thành… huống chi với người bên ngoài, tứ cố vô thân. Đương nhiên không phải ai cũng vậy, bởi đất nước này, dân tộc này vẫn còn rất nhiều người giàu lòng trắc ẩn, sống cho tha nhân. Nhưng rất tiếc, cái con số "rất nhiều" ấy lại không đủ để bù vào cái con số khổng lồ các tư bản rừng rú. Và tư bản rừng rú đã thấm vào đời sống, thấm vào từng ngõ ngách, thấm vào ngay cả những người buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ và cả người lao động chứ không riêng gì những kẻ làm chủ.

Một thứ tư bản khiến cho người ta sống cẩu thả, bất chấp và cầu an đến ông Trời. Bởi con người với nhau, người ta không tìm thấy sự bình an. Một trận sóng dấy động, cuồng nộ mà ở đó, chiếc thuyền tồn tại lại là những đồng tiền, nó nhanh chóng đẩy con người đến chỗ tin rằng vật dục là chân lý. Tâm hồn con người trơ nên trơ trọi, khô khốc.

Khi tâm hồn trơ trọi và khô khốc, thì hy vọng gì chuyện người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay không. Tôi không thông cảm với việc có đoàn người xả rác khắp các con đường, nơi họ dừng nghỉ. Nhưng tôi phải đặt lại câu hỏi rằng ở thời đại tiêu dùng, sống giữa một cơ chế tư bản rừng rú, mọi thứ đều xài nhanh, xả nhanh, mạnh ai nấy xả, và người lao động luôn là kẻ phải đi nhặt rác của nhà giàu, thì ngay lúc này, ngay cái lúc đau khổ nhất, ngay cái lúc đối mặt với bản thể loài người và ý niệm sinh tử, liệu họ có quyền xả rác một lần hay không ? Điều đó có đáng thông cảm không ? Hay là đó đã thành một nếp quen cho đến lúc tận cùng thế sự nó vẫn đeo bám và hiển hiện ? Cả hai câu hỏi thử đặt ra đều rơi vào bế tắc, bởi rất khó để tìm ra sự cảm thông nào cho hợp lý với bối cảnh hiện tại. Bởi sinh quyển xã hội đã ngợm mùi rừng rú. Và không khí văn hóa xã hội này là một bầu khí quyển ít nhiều mang mùi hoa xác chết.

Và, cho đến khi các đoàn lưu dân, các đoàn thiên di dắt díu nhau trong mưa gió mà trốn thoát thành phố, mà qui cố hương với rất nhiều may rủi, chưa chắc chính quyền nơi cố hương đã chịu để họ bước vào đất quê (như trường hợp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên bố sẽ phạt những ai về từ vùng dịch theo chỉ thị 16 mà chưa có đăng ký. Thử hỏi, làm sao người ta có thể đăng ký được trong bối cảnh chạy loạn bị mắc kẹt liên tục, một kiểu qui định vô cảm). Và đây cũng là câu hỏi lớn về yếu tố nhân cảm còn sót lại nơi con người.

Khi con người xê dịch giữa hai đầu một con đường, bị đối đãi lạnh nhạt, bạc bẽo nơi đất hứa giữa lúc khó khăn và bị hắt hủi, coi thường, thậm chí quay lưng trên đất cố hương… Thì chắc chắn, tâm hồn và lòng trắc ẩn của họ sẽ bị tổn thương nặng nề. Và mọi tội lỗi này, phải hỏi những cái đầu lãnh đạo có sỏi về thủ đoạn đấu đá những lại ất ơ về lãnh đạo, an dân cũng như chi phối an sinh xã hội. Thật là đáng buồn cho một đất nước có quá nhiều đoàn thiên di và đoàn lưu dân ở thế kỉ này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 08/10/2021 (VietTuSaiGon's blog)

************************

Ban chp hành trung ương đng không tính chính ph không biết tính !

Trân Văn, VOA, 07/10/2021

Hai đi biu ca dân chúng Bến Tre và Cà Mau ti Quc hi Vit Nam va lên tiếng v thc trng di dân lũ lượt dt díu nhau ri b các đô th, trung tâm công nghip đ v quê. C hai : Ông Đng Thun Phong Đi biu ca Bến Tre, đng thi là Phó Ch nhim y ban Xã hi ca Quc hi Vit Nam và ông Phm Văn Hòa - Đi biu ca Đng Tháp, cùng thú nhn rng h b nhng thông tin, hình nh yám nh và cm thy đau lòng(1).

veque1

Dòng người kéo nhau v quê vào ngày 15/8/2021 sau khi Thành phố Hồ Chí Minh quyết đnh thc hin giãn cách xã hi thêm mt tháng. Hình minh ha.

Hai đi biu ca dân chúng Bến Tre và Cà Mau ti Quc hi Vit Nam va lên tiếng v thc trng di dân lũ lượt dt díu nhau ri b các đô th, trung tâm công nghip đ v quê. C hai : Ông Đng Thun Phong Đi biu ca Bến Tre, đng thi là Phó Ch nhim y ban Xã hi ca Quc hi Vit Nam và ông Phm Văn Hòa - Đi biu ca Đng Tháp, cùng thú nhn rng h b nhng thông tin, hình nh yám nh và cm thy đau lòng(1).

C hai cũng là nhng người đu tiên xác nhn, c chính ph ln chính quyn các tnh, thành ph không d đoán được tình hung này nên lúng túng, b đng, cui cùng mi nơi hành x mt kiu và nn dân lãnh đ. Theo ông Phong, thm trng mà người Vit buc phi chng kiến sut tun va qua nm ngoài mi kch bn, d tính ca chính ph và các tnh, thành.

Ông Phong phân trn :Không ch chính quyn các tnh đngbng sông Cu Long không th hình dung v mt đt di dân ln như thế mà vì nó din ra quá bt ng nên chính chính ph cũng không th lường v kch bn như vy ! Chưa k Toàn b ngun lc d kiến dành cho vic này gn như đã cn kit, các tnh không còn tin đ x lý vn đ vi quy mô ln !..

Đây cũng chính là lý do, thêm mt ln na, không ch dân chúng mà nhng cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam cn phi tìm ra câu tr li cho câu hi :Th tướng đ làm gì và chính ph đ làm gì nếu h không biết tính ?

***

Ging như nhiu người Vit khác đã tng liên tc thc mc v ch trương, ch đo ca Th tướng, ca chính ph trong ngăn nga đi đch Covid-19, ông Nguyn Quang Vinh va đưa lên facebook mt thng kê mà ông đt tên là Tôi lm nhm tôi nghe...

1. Thi gian đu có dch, phát hin mt F0, ngay tc thì báo chí đp lên đu nhau đưa tin đưa tin, đưa tin, xongcăn c vào các đa đim mà F0 thành tht khai báo đ bo v cng đng tránh lây nhim, báo chí xô vào các đa đim đó, mô t, mô t, mô t. Dân mng căn c mô t ca báo chí bt đu đoán mò, đoán mò và quy kết đo đc, mng m phm cht. C xóm, c phường nhìn nhà có F0 bng 1/4 con mt, khinh b, khinh b, khinh b, xong ti truy vết F1 : m m còi hú, m m tiếng bước chân chy, m m tiếng mng m, tưởng như đang truy bt tên gián đip mi t tri rơi xung, lôi, xách, kéo, tng lên xe.

Các nhà chuyên môn y tế và các chuyên gia có lương tâm, viết, nói, nga mt kêu tri, đng thế, cn phi bo v nhân thân người ta, hãy bình tĩnh, xin đng coi F0, F1 như đi tượng phm ti, đng, đng, đng nhưng trên tri mây vn xanh, gió vn thi, ch ai nghe c.

2. Khi dch bt đu lan ra, các đia phương náo nc tóm F0, t F0 tóm F1, F2, thm chí F3, cách ly, cách ly, cách ly. m m cách ly, tp trung vào hết, có ch cách ly tt còn OK, nhiu ch nhét c chc người, vài chc người vào mt phòng bé tí, quây ly nhau, qun ly nhau, xon lên hết, m m. Coi đó là thành tích. Coi đó là năng lc. Coi đó là cách chng dch tài tình.

Các nhà chuyên môn y tế và các chuyên gia có lương tâm, viết, nói, nga mt kêu tri, đng thế, đng cách ly tp trung ào ào như thế, cn chn nơi cách ly có giãn cách, có đ điu kin, đng gom đng vào nhưthế càng nguy him, càng d lây chéo đng, đng, đng nhưng trên tri mây vn xanh, gió vn thi, ch ai nghe c.

3. Ri xét nghim, lênh ban ra, ha tc, chc mũi, chc mũi, chc mũi, phường xã nào cũng phi thành mt pháo đài chc mũi, 100%, 100%, 100%...

Các nhà chuyên môn y tế và các chuyên gia có lương tâm, viết, nói, nga mt kêu tri, đng thế, đng chc tràn lan thế, không tác dng gì c, ch tp trung vào dch, tp trung vào đim nóng, ch xét nghim đi din gia đình, đi din đim thôi, đng đng đng, tn kém lm, đng, tn kém lm mà không hiu qu, đng đng, đng, nhưng tri vn xanh, gió vn thi vi vu, không ai nghe c.

4. Khi dch bùng phát d di, quá nhiu ngàn F0 như Sài Gòn, không chính quyn nào nghĩ ti truy vết F1 vi li F2, ch còn F0, dn F0 vào bnh vin, F0 chưa phát triu chng gì cũng dn đng vào bnh vin, điu tr điu tr điu tr, điu tr người b chuyn bnh đã đành, điu tr c người không có triu chng, ép h vào ri h t khi thì v, khi h v thì h nm trong danh sách điu tr khi, vinh d t hào.

Các nhà chuyên môn y tế và các chuyên gia có lương tâm, viết, nói, nga mt kêu tri, đng thế, đng coi F0 là bnh nhân, hãy cho nhng F0 chưa triu chng cách ly ti nhà, theo dõi y tế ti nhà, gim sc ép đ gãy h thng y tế, tp trung cho F0 ( t l rt thp) có triu chng điu tr thôi. F0 không triu chng s t khi, t l rt nh phát bnh thì đi bnh viên, đng coi tt c F0 là bnh nhân, đng đng đng, nhưng trên tri mây vn xanh, gió vn thi, ch ai nghe c.

5. Sau nhiu tháng, vào mt bui sáng, ng dy, trn ha tc xung, có th cách ly F1 ti nhà, có th cách ly F0 ti nhà, F0 không triu chng không được coi là bnh nhân Thế là, cũng tri vn xanh, gió vn thi, khp chn đô thành đến nông thôn li ha tc : Có th cách ly F1 ti nhà, có th cách ly F0 ti nhà, F0 không triu chng không được coi là bnh nhân.

6. Bây gi, người dân b ph v quê, các đa phương bt đu : V là cách ly, cách ly, cách ly, mt mũi, hai mũi, ba bn mũi cách ly hết, cách ly hết, xong quá đông, quá ti thì li ha tc dng v bà con ơi, dng v dng v dng v.Trn ha tc, bà con v c cho cách li ti nhà Thế là gia tri xanh, mây trng gió vi vu, li bt đu t đô thành đến thôn quê ha tc : Cách ly ti nhà, ti nhà, ti nhà.

Đi khái chng dch như vy đó.Trời ơi !

***

Đến gi người Vit nào cũng có th cm nhn rõ ràng v hu qu ca chuyn Th tướng và Chính ph không biết tính. Khi c Th tướng ln Chính ph đã thiếu kiến thc li còn t mãn đến mc tr thành đc đoán, lun qun vi sai sa, sa sai, trong qun tr - điu hành lúc quc gia đi din vi đi dch, xã hi tt nhiên phi hn lon, kinh tế tt nhiên phi suy sp. Mi cá nhân, tng gia đình đu phi tr giá đt c hin ti ln tương lai. Thm chí đã có khong 20.000 người Vit phi tr bng sinh mng ca chính h...

Th tướng đã như thế, Chính ph cũng như thế nên chuyn báo đin t ca chính ph bi bô dài k v"Covid-19 : Nhng quyết đnh mang tm chiến lược vì tính mng và sc khe nhân dân" (3), ca ngi Th tướng và Chính ph đã đáp ng mt cách linh hot vi đtdch Covid-th tư, xoay chuyn được tình thế, hoc mt s cơ quan truyn thông chính thc khác ca ngi chính ph gii chng chu, đi đúng hướng(4) là tt nhiên ! !

Chng có gì đ hy vng khi Tổng bí thư, Ban chp hành trung ương đng cũng hót cùng mt ging :Toàn h thng chính tr đã ch đng, tích cc vào cuc, kế tha, phát huy nhng thành tu, kết qu đã đt được, khc phc nhng hn chế, yếu kém còn tn ti và bình tĩnh, tnh táo đ ra nhiu ch trương, chính sách, bin pháp đ x lý kp thi, đúng đn nhng vn đ mi phát sinh do tác đng bt li ca đi dch Covid-19 (5).

Hi ngh ln th tư ca Ban chp hành trung ương đng cộng sản Việt Nam nhim k 13, khai mc hôm 4/10/2021 và va kết thúc hôm nay (7/10/2021), Th tướng và chính ph vn bình an, vô s vì các y viên B Chính tr, thành viên Ban Bí thư, y viên Ban chp hành trung ương ch chú mc vàoxây dng, chnh đn đng và xây dng h thng chính tr theo đúng tinh thn Ngh quyết Đi hi đng 13.

Ban chp hành trung ương đng nhim k này có đt được mc tiêu va k hay không nếu thy đúng không dám bo v, thy sai không dám đu tranh, thm chí còn ph ha theo nhng nhn thc, quan đim sai trái, lch lc, không còn ý thc hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bn phn, chc trách được giao (6) khi đã tn mc s th Th tướng và chính ph qun tr, điu hành hot đng ngăn nga đi dch Covid-19 ?

Đt vn đ như thế tht ra ch đ cho có ! Qua Hi ngh trung ương 4 va kết thúc, toàn b Ban chp hành trung ương đng nhim k này ch đòi buc toàn đng, toàn b h thng chính tr bo v cái đúng, đu tranh vi cái sai, không được ph ha vi sai trái lch lc và không hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bn phn, chc trách được giao riêng trong phm vi xây dng, chnh đn đng mà thôi ! Còn ch đo - thc thi nhng ch trương, bin pháp sao cho sm đt đến quc thái, dân an thì Ban chp hành trung ương đng không tính. Thành ra Ban chp hành trung ương đng không bn tâm v hot đng phòng chng dch Covid-19 ca Th tướng và chính ph ! Không tin thì c xem li nhng thông tin liên quan đến khai mc, din biến, bế mc Hi ngh trung ương 4. T Tổng bí thư cho đến các y viên Ban chp hành trung ương đng ch quan tâm đến mt chuyn, làm sao đ đng vn"nht thng giang h, muôn năm trường tr" ! Vy thôi !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 07/10/2021

Chú thích :

(1) https://zingnews.vn/dai-bieu-quoc-hoi-hien-ke-truoc-dong-nguoi-tu-keo-nhau-ve-mien-tay-post1268712.html

(2) https://www.facebook.com/100004551390162/posts/1966460936848934/

(3) https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Covid19-Nhung-quyet-dinh-mang-tam-chien-luoc-vi-tinh-mang-va-suc-khoe-nhan-dan/448418.vgp

(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bien-chung-delta-va-suc-chong-chiu-cua-viet-nam-779716.html

(5) https://nld.com.vn/chinh-tri/hoi-nghi-trung-uong-4-thao-luan-ve-bao-cao-phong-chong-dich-covid-19-20211005174342428.htm

(6) https://tuoitre.vn/be-mac-hoi-nghi-trung-uong-4-tang-cuong-bien-phap-mo-rong-pham-vi-ve-xay-dung-chinh-don-dang-20211007101007503.htm

*********************

Cuộc đào thoát cúm Tàu

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 05/10/2021

Cuộc trốn chạy của hàng chục ngàn công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An vượt qua hàng ngàn dùi cui, hàng trăm rào sắt, đã là câu trả lời rõ nhứt cho sự thất bại ê chề chính sách "chống dịch như chống giặc" với quyết tâm "không thắng không về" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Những khẩu hiệu bỗng trở nên khôi hài hơn bao giờ hết.

thatthu3

Cuộc trốn chạy rầm rộ trên những "con ngựa sắt" ốm o, nhàu nát, mang theo nó là hàng ngàn cảnh tượng đau xót, hãi hùng cùng tâm trạng phẫn uất chưa từng được nhìn thấy, chưa từng được cảm nhận sống động, trên từng người dân suốt 46 năm qua, kể từ ngày "giải phóng miền Nam, thống nhứt đất nước" (!). Lời van nài cùng cặp mắt bi ai trên những khuôn mặt thất thần với những bó nhang, cầu xin lực lượng cảnh sát cơ động như tế sống loại "chân lý không bao giờ thay đổi" (!).

Bao năm giải phóng như thế này phải không anh ? ! - Nhạc sĩ Lam Phương với một câu nhạc đủ gói gọn trọn vẹn mọi bi đát - bi thảm - bi thương của người Việt Nam, những tưởng nó đã lùi vào dĩ vãng xa xưa, bỗng chốc, tái hiện kinh hoàng không kém siêu thảm họa 1975 trong lịch sử.

Ngày xưa, người dân tháo chạy và đánh đổi mạng sống vì tìm kiếm tự do. Ngày nay, người dân trốn chạy và đánh đổi mạng sống để có chết cũng được chết tại quê nhà, đến mức không thể tin đó là sự thật, nếu không có những thước phim ghi lại đoàn người lội bộ bằng đôi chân mòn mỏi qua hàng trăm cây số, để ráng lết về tới quê nhà và trải mình nghỉ ngơi trên quốc lộ, đúng nghĩa đen của thành ngữ "màn trời chiếu đất". Không tin nổi dù đó là sự thật với những đứa bé đỏ hỏn còn ẵm ngửa trên đôi tay yếu đuối của bà mẹ trẻ, không cầm được nước mắt với những phụ nữ trụy thai, càng không biết làm gì ngoài lắng nghe những lời phẫn nộ, chửi bới như biển động mạnh trong ngày mưa bão - những cơn bão khủng khiếp thổi sạch tất cả những lời sáo rỗng, lòe loẹt, gian dối từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, để trơ lại những thảm cảnh tan hoang, đổ nát mà còn lâu lắm, người Việt Nam mới có thể quên và nó cũng sẽ được/sẽ bị nhắc mãi như là những chương lịch sử Việt Nam đen tối, vốn đã từng trải qua thuở Cải Cách Ruộng Đất, Đánh Tư Sản, Đổi Tiền, Kinh Tế Mới, Học Tập Cải Tạo, Vượt Biên v.v... Vậy, hãy gọi cuộc trốn chạy hiện nay bằng cái tên gì cho giản dị và dễ nhớ nhứt ? Cuộc Đào Thoát Cúm Tàu là một trong những cái tên được đề nghị, cho các sử gia Việt Nam hôm nay chú ý đến và để đưa vào sử sách sau này, làm bài học cho thế hệ tương lai.

Còn lâu lắm Việt Nam mới có thể bình thường. Người Việt Nam không quan tâm cái gọi là "bình thường mới" mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang học đòi như các nước, bởi tất cả mọi người đang tồn tại trong một xã hội độc đảng toàn trị, vốn thoát thai từ vô số những giáo điều phản khoa học, chống lại quy luật tự nhiên - quy luật xã hội mà chúng vẫn đang xâm chiếm và áp đặt ách cai trị tàn bạo với thảm cảnh điêu linh không thể chối bỏ trong những ngày này.

"Bình thường mới" là gì ? "Hàng hóa thiết yếu" là gì ? "Ra đường không lý do chính đáng" là gì ? Người Việt Nam đang xung đột tâm lý dữ dội giữa sự giễu nhại từ những khái niệm rất ư tào lao, cùng những hậu quả ghê hồn không thể quyết toán nổi, bởi những câu chữ ngỡ vô hại như vậy. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn thích đùa dai như họ đã và đang hành động, không khác những cậu trai vị thành niên được nuông chiều rồi sanh ra bản tánh ngỗ ngược và vô nghì !

Một bệ phóng vô văn hóa cùng nền giáo dục phi triết lý, kết hợp nền kinh tế Lá Diêu Bông đã nuôi nấng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sống trong mộng ảo dài lâu với mặc cảm tư tôn hắc ám "Người ta cần mình, chứ mình không bao giờ cần người ta" đang xua đuổi các hãng Nike, Puma, Adidas lần lượt rời khỏi Việt Nam để chấm dứt thiệt hại, vốn dĩ họ đã gánh lấy trong nhiều tháng qua. Nên nhớ, "xứ giãy chết" không có "văn hóa làm nũng", "văn hóa quỵ lụy", bởi họ chỉ phù hợp với văn hóa kinh tế thị trường mà ông cha Việt Nam đã dạy bằng thành ngữ "Ăn cho buôn so", nơi không có chỗ cho xin xỏ, được vẽ vời cho sang bằng ngôn ngữ "ngoại giao vắc-xin".

Hàng chục ngàn công nhân nghèo tháo chạy có để lại câu hỏi trong tâm trí nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "Biết bao giờ trở lại ?", Dù có, dù không, cuộc trốn chạy đó chỉ là bề nổi của một cuộc khủng hoảng tồi tệ, chuẩn bị diễn ra trong vài tháng tới, bởi bất cứ sự vật/hiện tượng nào cũng cần một độ trễ, dù ngắn hay dài, tựa như sự lây nhiễm tràn lan của Cúm Tàu, cho đến nay vẫn bế tắc trên toàn cầu.

Thế giới không còn giữ ý định sẽ nhìn thấy "cột điện bên Mỹ chạy về Việt Nam" để trốn dịch như cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hả hê hồi năm ngoái. Người Việt Nam cũng không còn trông mong gì "những pháo đài chống dịch" đang sụp đổ cùng khắp trên toàn cõi mảnh đất tội nghiệp này. Thay vào đó, một "hoàng hôn tím rịm" đang lừng lửng phủ xuống cùng một "đêm tối thê lương" chực chờ đổ tràn trong xã hội, với cuộc sống vô định và bất định của gần trăm triệu người Việt Nam trong những tháng ngày sắp tới...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 05/10/2021

Đọc thêm : 

Chỉ số BCI thấp nhất trong 10 năm qua tại Việt Nam do Eurocham khảo sát.

Additional Info

  • Author Nguyễn Lại, Viết từ Sài Gòn, Trân Văn, Nguyễn Ngọc Già
Published in Diễn đàn

Hóa ra, chỉ có dân là khốn nạn ?

Tuấn Khanh, RFA, 29/08/2021

Câu chuyện trên báo điện tử Zing về cái gọi là phường An Phú, Thành phố Thủ Đức có hơn 100 đơn hàng bị "bom", tức tiếng lóng của dân chuyển hàng về việc đặt hàng rồi không nhận, gây xôn xao không ít, và cũng tạo cớ luồng dư luận được định hướng chửi bới dân Thành phố Hồ Chí Minh là sống vô ý thức, sống khốn nạn.

bom1

Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức có hơn 100 đơn hàng bị "bom" nhưng không nêu rõ là ai

Câu chuyện này được ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch phường An Phú, Thành phố Thủ Đức mô tả diễn ra ở phường của ông, nhưng không nêu rõ là ai, đã nhanh chóng trở thành câu chuyện để đào bới từ xu hướng ghét bỏ các khác biệt trên mạng xã hội. Trên truyền hình tối 27/8, trong phần livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời", ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông nói rằng nhiều phường ở Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận đã gặp tình trạng này, và ông giải thích đơn giản "Khi cán bộ giao hàng đến thì người dân không nhận và nói 'chỉ đặt thử xem có đi mua thật không'. Họ nói đặt cho biết vậy thôi".

Ở vị trí của một cán bộ cấp cao về ngành tuyên truyền, câu trả lời gieo hoang mang và không có kết luận đủ của ông Lê Quang Tự Do, là vô trách nhiệm, hay nói đúng hơn là thiếu tư cách để phát ngôn. Việc của một cán bộ lãnh đạo tuyên truyền, không có nghĩa là chỉ ngồi phòng lạnh và đọc tin báo cáo. Việc kiểm tra và tìm hiểu vấn đề của "hơn 100 đơn hàng" đó, là gì, vì sao, và cần có cái nhìn khác hơn khi có tin là một tập thể dân chúng đồng lòng bất tín với chính quyền đến mức cùng nhau làm một phép thử.

Chỉ ít ngày sau đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện những lời phản đối của dân An Phú. Nhiều lời bình luận đã kêu gọi chính quyền phải làm rõ là ai, chuyện gì đã xảy ra chứ không thể vơ đũa cả nắm. Cách nói để mô tả đời sống một cộng đồng dân cư ở Sài Gòn hành động như vậy, chính là kiểu ngụy biện đòn bẫy "chính quyền đã làm đúng và tận tâm nhưng hóa ra, chỉ có dân chúng là khốn nạn".

Khó mà tin vào câu chuyện đó, với lối mô tả một chiều lấp lửng như vậy. Tôi cũng như nhiều người sống ở đất nước này – không chỉ riêng ở Sài Gòn – cảm thấy nghi hoặc về chuyện dân đen dám giỡn mặt với một lực lượng giao hàng có vũ trang trong lúc phong tỏa như thiết quân luật.

Dĩ nhiên, người chịu trách nhiệm ở đây, phải là chính quyền của phường An Phú. Và nếu làm rõ được mọi thứ - nếu có thật và đúng lý - chính những người đang "bom hàng" và quấy rối như một kiểu "chống lại người thi hành công vụ", cũng cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, theo khoản 1, điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015.

Người phát ngôn là Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch phường An Phú, Thành phố Thủ Đức cần có sự giải thích minh bạch, công bố chi tiết các địa chỉ giao hàng mà không nhận, cùng với số điện thoại hay phương tiện liên lạc đặt hàng của họ, để báo chí cũng như truyền thông công dân kiểm tra tính xác thực. Câu chuyện không thể dừng lại ở một lời nói có thể gây tổn thương vô chừng với cả một thành phố, vốn đang bị các trang và cá nhân có mục đích chia rẽ, hạ nhục và tấn công vô cớ. Mà trong thành phố đó, cũng có cả tên công dân Nguyễn Văn Hải.

Ông Hải có thể bị quy vào khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự, với điều khoản "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", nếu không chứng minh được tính đúng đắn và nội dung sai hoàn toàn từ phía người dân.

Trong tất cả những lần ra lệnh, thay đổi, lấp lửng, tái lập… trong công cuộc phòng chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, bất kỳ người dân nào cũng thấy những bất cập của chính quyền gây ra – dù có đủ một ban tư vấn học giả tên tuổi – mà chính ngay ông bí thư Nguyễn Văn Nên cũng thừa nhận rằng chính quyền đã "lúng túng" và xin nhân dân hãy "lượng thứ".

Ngay cả việc đưa quân đội vào để vận chuyển, tưởng chừng như là thông suốt, lại trở nên rối rắm hơn khi hủy diệt toàn bộ hệ thống logistics đã trơn tru và chuyên nghiệp của một thành phố có đời sống hiện đại và phức tạp. Hơn nữa các mệnh lệnh duy ý chí còn ép phía quân đội phải làm thêm chuyện mua hàng và giao hàng. Dĩ nhiên, quân đội Việt Nam thì luôn chiến thắng mọi kẻ thù nhưng không phải chiến sĩ nào cũng giỏi phân biệt sữa người già với sữa cho em bé, hoặc thông thuộc mọi ngã đường lắt léo ở Sài Gòn.

Đang có rất nhiều ý kiến trên các trang mạng xã hội, bày tỏ chuyện không tin "bom hàng để thử xem có thật không" từ nguồn tin của ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch phường An Phú, Thành phố Thủ Đức. Nhất là khi người dân phải luôn ứng tiền trước cho chuyện đặt hàng của mình. Chính các thông báo từ các phường ở Thủ Đức cho người dân đã chứng minh cho chuyện này. Sự khốn nạn từ câu chuyện này cần được làm rõ là từ những những người dân khốn nạn, hay thất bại trong công việc mới của một địa phương lại được điển hình về khốn nạn, đẩy mọi chuyện cho dân.

Chúng ta đã nghe nhiều chuyện về sai lầm của người dân trong đại dịch : nào là vô ý thức chạy về quê, nào là làm loạn khu cách ly, nào là chống tiêm vắc xin Trung Quốc làm hỗn loạn điểm tiêm ngừa… Nhưng chỉ có người dân là đủ sự chân thành và nhân tính để mô tả với nhau rằng chuyện gì đang thật sự xảy ra trong đại dịch. Những ngôn từ thấu hiểu và sẻ chia, chỉ có dân và dân với nhau. Không ai khác.

Khủng hoảng và biến động xảy ra là điều không ai muốn. Và bất kỳ chính quyền nào cũng sẽ phải va vấp, thất bại đôi lần với những tính toán để vượt qua sự cố. Nhưng chia nhau những thứ đó, hiểu đúng mọi sự, thì mới đáng gọi là "chung tay" – như theo lời kêu gọi của chính quyền.

Nhưng nếu phía quản trị nhà nước lại trẻ con đến mức bất kỳ thất bại nào cũng lùi lại và đổ lỗi là sự "khốn nạn" của dân chúng, thì đất nước này chỉ còn lại một câu hỏi luôn im lặng tìm về minh bạch theo thời gian : quan chức đang vất vả lãnh đạo một loại nhân dân khốn nạn, hay nhân dân đang nhìn về sự khốn nạn của quan chức ?

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 29/08/2021

**********************

Khi quân đội vào thành phố chống dịch

Tuấn Khanh, RFA, 26/08/2021

Đã qua vài ngày, kể từ khi người dân Sài Gòn được tin rằng sẽ một đạo quân hỗn hợp tiến vào thành phố với lý do giữ trật tự và chu cấp thực phẩm cho người dân. Sự lo lắng, căng thẳng ban đầu cũng giảm bớt khi thấy mọi thứ tạm trôi qua êm ả, và cũng nhẹ nhàng.

qdcd

Không lo sợ sao được khi quân đội rầm rập tiến vào kiểm soát mọi ngõ

Những lời phản đối việc phong tỏa cùng quân đội, cũng như sự xét nét hình ảnh các binh lính cầm AK-47 nghiêm nghị trên đường đã rộ lên lúc đầu. Chắc có lẽ từ góc nhìn khác, điều này không có gì đặc biệt, nhưng là người sống ở Sài Gòn, lắng nghe và ghi chép nhiều thứ mà con người đô thị này đã trải qua, kể với nhau, tôi tin rằng nỗi sợ từ tiềm thức của họ là có thật.

Sự thiếu thốn thực phẩm, nhìn thấy cảnh bất lực của y tế, và cả không đoán được những gì mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm – do lặp đi lặp lại quá nhiều sự thay đổi trong mệnh lệnh – khiến mọi cư dân có mức sống trung bình đều cảm thấy bất an. Hình ảnh nhiều lần, hàng ngàn người bồng bế nhau, mang theo chút tài sản cỏn con chạy tung tóe ra khỏi thành phố là một trong những chứng minh rất rõ.

Ngay trong tình cảnh đó, khi số người bị xô vào chỗ cách ly, lây nhiễm lẫn nhau ngày nhiều cùng với số người chết dẫn đầu cả nước, nhiều người cảm thấy nặng nề khi quân đội rầm rập tiến vào kiểm soát mọi ngõ, tương tự như trong phim ảnh về sự bao vây cần thiết với một đô thị zombie không có thuốc chữa.

Bỏ qua những lời bình phẩm miệt thị nông cạn về tâm lý sợ hãi của người Sài Gòn – vốn là đô thị đã có đủ kinh nghiệm sống động về chuyện can thiệp của chính quyền và súng, sau 1975 – cái đáng nói là bộ máy truyền thông tốn kém và cơ số hùng mạnh của chính quyền đã hoàn toàn thất bại khi không đem lại được sự yên tâm cho dân chúng. Thay vì trò chuyện đủ và minh bạch với dân chúng, chính quyền đã để mặc cho các lực lượng dư luận viên hay AK-47 tự do nhiếc mắng những người dân đang bất an lo sợ.

Tương tự như chuyện các công nhân, sinh viên, người lao động tự do phải rời bỏ Sài Gòn, phía dư luận viên có hẳn bài bản chửi bới rằng những người chạy đi là kẻ không biết dành dụm, chỉ lo ăn chơi mới cạn túi sớm và vô ý thức chạy về quê. Sự bất bình về đời sống hiện tại lại chồng chất thêm sự phẫn nộ khi phải nghe các giọng điệu vô nhân, từ một lực lượng tuyên truyền được nhà nước nuôi ong tay áo. Nuôi dưỡng những kẻ giòi bọ đó, và như bôi tro trát trấu mặt cả chủ nuôi, liệu có ích lợi gì ?

Cần phải ghi nhận những điều tích cực từ khi có sự tham gia của quân đội ở Sài Gòn – mà theo giải thích của phía các lãnh đạo là thiếu nhân lực – là thành phố bước vào những ngày có bề mặt yên lặng, không nhiều bất cập như những ngày phía các lực lượng dân phòng, công an… phối hợp chặn giữ.

Những người đối diện với các chốt canh có binh lính cầm AK-47 kiểm soát, kể lại rằng sự tra hỏi của họ cũng chừng mực và hòa nhã. Nhiều người không đủ giấy tờ chứng minh để đi qua các chốt gác, đã được các anh bộ đội yêu cầu quay lại. Từ ngày 23/8 cho đến nay, không nghe nói có vụ biên giấy phạt nào ở các chốt chặn, dù có cả công an địa phương. Điều này khiến người ta tự hỏi, các đợt giãn cách mà lực lượng dân phòng, công an ráo riết chận bắt để phạt người, truy vấn hách dịch và bạo quyền có phải là lý do để cho người dân thành phố bất phục và luôn đem lại sự bất ổn và khinh thị các chốt chặn ?

Từ tháng 7/2021, câu chuyện một phường ở Gò Vấp bị lộ văn bản chỉ đạo có tính hệ thống, về việc phải phạt cho đủ số lượng người và tạo ngân sách vẫn là nỗi ám ảnh của người dân về điều gì đó bất minh của chính quyền. Con số hàng chục tỷ đồng của người dân bị phạt, kèm theo nỗi oan ức, bất bình của dân chúng ắt cũng sẽ kèm theo sự đàm tiếu và coi thường giới nhân viên công lực. Thái độ hạ nhiệt của người dân với lực lượng bộ đội so với những ngày đầu hoang mang, có được gọi là lòng tin tạo được từ sự không nhũng nhiễu và đúng mực của phía quân đội ?

Có không ít người, lúc đầu đã không chịu nổi cảnh quân đội kè kè súng và xe chuyên dụng ở Sài Gòn. "Chẳng lẽ khi cần thì họ sẽ bắn người luôn sao ?", một người bạn của tôi nhắn, hỏi với sự sợ hãi. Thế nhưng, đến giờ phút này, lính và súng chỉ là một hình ảnh biểu trưng chứ không có gì khác – và cũng có thể đó là cách chọn lựa mang tính phô trương từ một vị lãnh đạo nào đó, mà ở vị trí của người lính, họ chỉ có thể tuân lệnh. Nó khác biệt với các lực lượng ngăn chận giãn cách trước đó : chuyện xô xát và đánh đập dân chúng diễn ra nhưng ít ai dám tố cáo. Thậm chí cả lực lượng bèo bọt nhất là trật tự, dân phòng, dân quân tự vệ… cũng vay mượn hơi thở của lệnh thủ tướng mà khè khạc vào người dân.

Gần nhất là trong tháng 8/2021, nhà báo Mai Quốc Ấn kể trong thư tố cáo của anh gửi đến một vị tướng, rằng khi đến công an quận 3 làm việc về số hàng bị tạm giữ nhân danh chỉ thị 16, anh đã vô cớ bị 2 công an kẹp giữ, để cho một viên sĩ quan công an đánh vào đầu – sau đó anh phải đi cấp cứu. Mà ngay trong lúc anh đang "làm việc" với công an, lại chứng kiến một shipper phạm chỉ thị 16, cũng bị đưa về phường để "làm việc" như vậy.

Chưa thấy quân đội bắn hay đánh ai. Trên video của dân chúng ghi lại, thấy mấy cậu lính trẻ lúp xúp chạy giao các gói thức ăn cho khu phố nào đó. Dẫu sao, đó là chuyện đáng nhớ và vui trong lòng. Họ đến, cũng có ý nghĩa rất rõ.

Rồi lại bất chợt nhớ ra. Các hội đoàn phụ nam phụ nữ, thành đoàn cộng sản, kể cả mấy anh công an mật vụ thường mai phục hay canh nhà dân… cả một hệ thống khổng lồ ăn lương và tiền trợ cấp của nhà nước, sao không thấy được báo chí mô tả tổng lực xắn tay áo vào việc nghĩa – chung tay - giữa đại dịch này ? Đất nước thiếu nhân lực, đến mức phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn gợi ý các F0 khỏi bệnh hãy tình nguyện giúp chính quyền lúc này. Quân đội bảo vệ biên giới và bảo vệ đất nước cũng được lệnh động viên vào thành thị đó sao ?

Vài ngày khi quân đội vào thành phố, nhận ra được nhiều điều. Và cũng giúp thấy thêm được nhiều điều.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/08/2021

Additional Info

  • Author Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Chống đại dịch corona : Ngoại lệ Việt Nam

Covid và bầu cử tổng thống Mỹ, căng thẳng tại vùng Kavkaz là các chủ đề chính của báo Pháp hôm nay. Đặc biệt trên Les Echos có bài viết ngắn : "Covid-19 : Ngoại lệ Việt Nam", và rất ít trường hợp tử vong, Việt Nam vốn đã cắt rất sớm các tuyến giao thông với Trung Quốc, đang tái khởi động các hoạt động kinh tế.

covi1

Ngăn chặn được dịch corona, các hoạt động đã trở lại bình thường, Việt Nam bắt đầu cho phép các chuyến bay quốc tế đối với một số nước Châu Á. Trong ảnh : Giao thông trên đường phố Hà Nội ngày 16/09/2020. © AP Photo/Hau Dinh

Tuy không phải là Mông Cổ, không có ca tử vong nào, nhưng theo nhật báo kinh tế Pháp, Việt Nam có thể tự hào là đã chận đứng được nạn dịch virus corona. Cho đến nay, Việt Nam chỉ có 1.077 ca dương tính và 35 người thiệt mạng, so với dân số lên đến gần 100 triệu người. Ngay từ khi những ca đầu tiên tại ổ dịch Vũ Hán được tiết lộ, chính quyền Việt Nam nhanh chóng gia tăng kiểm soát khắp nơi, hạn chế di chuyển đồng thời đưa đi cách ly những người nhập cảnh.

Hà Nội đã phải xoa dịu một ít căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ, sau khi đã thẳng thừng cho ngưng các chuyến bay nối với Trung Quốc và đóng cửa biên giới trên đất liền. Thương mại xuyên biên giới bị ảnh hưởng nặng, tuy nhiên GDP quý III của Việt Nam vẫn tăng 2,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo Tổng Cục Thống Kê, mục tiêu tăng trưởng 2% cho năm nay là không ngoài tầm tay.

Trong 9 tháng qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng 4,2% và sản xuất cũng tăng, có thể duy trì nhịp độ của năm trước. Một cuộc điều tra trong giới kỹ nghệ cho thấy 81% tin rằng vẫn giữ được đà tiến. Cũng theo cơ quan thống kê, chính phủ dành ưu tiên cho đầu tư công và sẽ tiếp tục trong năm tới, còn tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tái khởi động từ nay đến cuối năm và sẽ kéo dài cho đến Tết âm lịch, vào ngày 12/02/2021.

Trong khi đó tại một số nước Châu Á khác, tình hình bi quan hơn. Ở Ấn Độ, đại dịch đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo về giáo dục. Phóng sự của Le Monde cho biết đã bảy tháng qua, 321 triệu học sinh, sinh viên không được đến trường. Hôm 16/03 mới có 500 ca nhiễm, thủ tướng Modi đã ra lệnh đóng cửa các trường học, và nay chỉ trong 11 ngày qua đã có đến 1 triệu ca nhiễm mới, trẻ em nhà nghèo có nguy cơ thất học hẳn, còn nhà giàu có thể mướn giáo viên đến kèm cặp tại gia.

Tại Thái Lan, đại dịch gây ra vô số vụ phá sản và làm ngành du lịch suy sụp, số vụ tự tử còn nhiều hơn so với số nạn nhân chết vì con virus. Trong 7 tháng đầu năm nay có đến 2.551 người tự sát, trong khi chỉ có 3.500 ca nhiễm và 59 trường hợp tử vong.

Yếu tố di truyền và miễn dịch khiến bệnh nhân chuyển sang thể nặng

Về phương diện khoa học, để chống chọi với virus corona, Le Monde cho biết kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo, hay trao đổi oxy từ màng ngoài cơ thể), đã giúp cứu sống được 70% bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Đây là cơ hội cuối cùng cho những người mà sự sống chỉ còn đếm từng ngày. Bên cạnh đó, cần phải nhận diện tốt hơn các bệnh nhân có nguy cơ chuyển sang thể nặng.

Nếu người bị nhiễm virus corona chủng mới thường có ít hoặc không có triệu chứng, khoảng 5% số người bị lây nhiễm lại bị diễn biến nặng thậm chí tử vong, mà số lượng nạn nhân đã vượt qua ngưỡng 1 triệu người từ hôm Chủ nhật 27/09. Ngoài các yếu tố có thể làm cho bệnh nặng thêm như tuổi tác, giới tính, béo phì, tiểu đường… hai công trình nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Science cho thấy còn có yếu tố di truyền và miễn dịch.

Tối cao Pháp viện : Nỗ lực ghi dấu ấn lâu dài của ông Trump

Nhìn sang nước Mỹ, Le Monde trong bài phân tích về những lời hứa được thực hiện và những thất bại của Donald Trump, nhận định, nhiệm kỳ tổng thống của ông được đánh dấu bằng các quyết định ấn tượng về đối ngoại.

Một trong những quyết định mang tính biểu tượng nhất là việc chuyển tòa đại sứ Mỹ ở Israel đến Jerusalem. Được Quốc hội Mỹ thông qua với đa số áp đảo năm 1995, nhưng ba tổng thống liên tiếp, gồm hai thuộc đảng Dân chủ và một Cộng hòa đều chần chừ không thực hiện, với lý do để không cản trở tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine mà Washington làm trung gian.

Tháng 5/2017, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước khí hậu Paris - tuy quyết định này chưa có hiệu lực trước cuộc bầu cử tổng thống, và một năm sau là hiệp định nguyên tử Iran. Về thương mại quốc tế, một trong những hành động đầu tiên của ông Trump khi bước vào Nhà Trắng là ra khỏi TPP, rồi tái thương lượng thỏa thuận tự do mậu dịch với hai nước láng giềng Canada và Mêhicô (NAFTA).

Những người chỉ trích nhấn mạnh, TPP lẽ ra đã có thể giúp cập nhật NAFTA về sở hữu trí tuệ, internet và nông nghiệp ; hơn nữa, việc không tham gia TPP khiến Hoa Kỳ mất đi một công cụ quan trọng trong việc chận đứng Trung Quốc.

Về đối nội, tổng thống Donald Trump cũng giữ lời hứa về những chủ đề quen thuộc của phe Cộng hòa. Chẳng hạn nới lỏng vấn đề môi trường, cải cách thuế khóa với những ưu đãi cho doanh nghiệp và người thu nhập cao – cho dù vẫn chưa bằng thời Ronald Reagan.

Ông cũng bổ nhiệm hàng loạt thẩm phán bảo thủ ở các cấp, và mới đây nhất là việc đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện. Những thẩm phán ở tòa tối cao có thể tại vị suốt đời, đây là di sản lâu dài nhất của ông Donald Trump.

Donald Trump, tổng thống giữ lời hứa nhưng cũng vấp phải nhiều thất bại

Le Monde cho rằng, là tổng thống giữ đúng các lời hứa khi tranh cử, nhưng ông Trump cũng vấp phải những thất bại nặng nề. Một Donald Trump quen thuộc với ngành xây dựng nhưng lại không thể hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của đất nước, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế chưa thể đạt 4% và sản xuất than đá lại tụt xuống thấp.

Đặc biệt là việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico : chưa bao giờ Hạ Viện chấp thuận ngân sách được ông đòi hỏi, Obamacare cũng chưa thay thế được. Về nhập cư, chính quyền Trump tuy giới hạn nhập cảnh từ các nước Hồi giáo, hạn chế lượng di dân hợp pháp, nhưng việc trục xuất người không giấy tờ lại thấp hơn dưới thời tổng thống Dân chủ trước.

Trong đối ngoại, Mỹ giành chiến thắng về quân sự đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhưng Iran đang tiếp tục làm giàu uranium, Bắc Triều Tiên vẫn là mối đe dọa, thương lượng về thương mại với Trung Quốc vẫn giậm chân tại chỗ.

Canada, Châu Âu không ảo tưởng về Joe Biden

Canada hồi hộp theo dõi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. "Là láng giềng với các vị, cũng như ngủ chung với một con voi" - thủ tướng Pierre Elliott Trudeau hồi năm 1969 đã nói đùa như vậy tại Washington. Nửa thế kỷ sau, đến lượt con trai ông là Justine Trudeau cũng phải vất vả bên cạnh nước láng giềng hùng mạnh.

Cũng như người cha có quan hệ không đầm ấm với Richard Nixon, thủ tướng Justine Trudeau từ bốn năm qua phải đối mặt với ông Donald Trump khó đoán định. Nhờ nhà đàm phán khôn khéo Chrystia Freeland, nay là phó thủ tướng phụ trách kinh tế, mà Canada mới đạt được thỏa thuận mới với Hoa Kỳ và Mexico, sau nhiều đe dọa của ông Trump.

Canada cũng chịu ảnh hưởng vụ Mạnh Vãn Châu. Có nhà nghiên cứu cho rằng nếu tổng thống Donald Trump tái đắc cử, áp lực sẽ tăng lên vì thủ tướng Justine Trudeau phải chứng minh tài xoay sở trước người dân, còn Joe Biden vốn đã chủ trương đa phương. Tuy nhiên một nhà quan sát khác lo ngại sẽ không có thay đổi gì, khi nghe ông Biden hứa hẹn với cử tri "xây dựng một nền kinh tế tương lai hoàn toàn tại nước Mỹ".

Tương tự về phía Châu Âu, tác giả Arnaud Leparmentier trong bài "Joe Biden và các ảo ảnh thương mại của Châu Âu" cho rằng nên chuẩn bị trước tinh thần nếu ông Biden bước vào Nhà Trắng. Đã hẳn đây là khuôn mặt quen thuộc thời Obama, không có những phát biểu gây tranh cãi như ông Trump. Tuy nhiên một trong những cố vấn chính của Biden đã tuyên bố sẽ chấm dứt việc cán cân thương mại nghiêng về Châu Âu đối với nông sản.

Cuộc cạnh tranh Airbus-Boeing, thuế GAFA, hàng xa xỉ là những chủ đề gay gắt khác, đặc biệt là chính quyền Obama-Biden từng không nhượng bộ một ly nào trong vấn đề đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia. Trong một bài viết khác, Le Monde nhắc nhở chương trình "Mua hàng Mỹ và sản xuất tại Mỹ" của ông Biden không khác mấy so với "America First" của ông Trump.

Armenia ở thế cô lập trong cuộc chiến với Azerbaijan

Về tình hình căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan với nhiều trận đánh dữ dội từ nhiều ngày qua, La Croix nhận xét, người thất trận cách đây 30 năm đang nhất quyết muốn chiếm lại Thượng Karabath và những vùng lân cận. Đối với Armenia, cú sốc là rất lớn.

Đất nước nhỏ bé này đang bị cô lập. Bị kẹt giữa hai quốc gia thù địch là Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ - vốn luôn từ chối công nhận vụ đế quốc Ottoman diệt chủng người Armenia - nên Erevan chỉ có thể trông cậy vào Nga về quân sự. Căn cứ Gyumri của Nga nằm cách Thổ Nhĩ Kỳ 10 km, lại là tiền phương của Nga trước NATO. Armenia có cộng đồng kiều bào sống rải rác khắp Châu Âu, cũng có thể kêu gọi sự hỗ trợ của Liên Hiệp Châu Âu (EU) và theo tờ báo, quốc gia này xứng đáng được giúp đỡ vì đã cải cách dân chủ từ hai năm qua.

Thủ tướng Armenia, ông Nikol Pachinian 45 tuổi vốn là cựu nhà báo, dân biểu đối lập, hôm Chủ nhật 27/09 đã phải đóng vai trò tổng tham mưu trưởng quân đội : ra lệnh tổng động viên, thiết quân luật. Ông lên nắm quyền nhờ một cuộc cách mạng nhung năm 2018, chống nạn tham nhũng, chống tổng thống Serge Sarkissian và giới cầm quyền từ thời Liên Xô cũ.

Xung quanh phiên tòa xử các vụ khủng bố ở Paris

Tại Pháp, Libération cho biết một mẻ lưới vừa được tung ra để cắt nguồn tài trợ cho thánh chiến. Cảnh sát khám xét 55 căn hộ tại 26 vùng, câu lưu 29 nghi can. Cơ quan Tracfin theo dõi việc mua các phiếu để chuyển tiền ảo cho thánh chiến ở Syria, do hai quân thánh chiến quốc tịch Pháp bị truy nã quốc tế, đang ở tây bắc Syria cầm đầu. Đường dây này được cho là đã chuyển hàng trăm ngàn euro cho quân khủng bố của Al Qaida và tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Về truyền thông, tại phiên tòa xử các vụ khủng bố năm 2015 ở Paris, giới báo chí bị chỉ trích vì vô tình hay cố ý tiết lộ danh tính các nạn nhân hay nhân viên an ninh. Người hiến binh đã bắn bị thương tên khủng bố Cherif Kouachi đã phải xin chuyển công tác vì khuôn mặt bị che mờ một cách vụng về trong một cuộc phỏng vấn khiến người khác có thể nhận ra.

Đôi khi truyền thông còn tách khỏi vai trò người quan sát : trong khi cảnh sát chưa liên lạc được với hai anh em Kouachi đang cố thủ trong một xưởng in, thì một nhà báo của đài BFMTV đã gọi cho bọn chúng. Tương tự tại Hyper Cacher, nơi kẻ khủng bố Amedy Coulibaly giữ khoảng 20 con tin, chỉ trong vòng 30 phút điện thoại để bàn của siêu thị này đã nhận được đến 300 cuộc gọi từ các đài truyền hình, truyền thanh. Ngược lại, lần này các nhà thương lượng của cảnh sát nói chuyện được với Coulibaly nhờ… đài BFMTV cho số điện thoại !

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Việt Nam