Thu Hằng, RFI, 17/11/2021
Đảng cộng sản Trung Quốc ra nghị quyết nhắc lại lập trường của Bắc Kinh theo đó, Cách Mạng Văn Hóa là một thảm họa và chủ tịch Mao Trạch Đông là người chịu trách nhiệm. Ngày 16/11/2021, Tân Hoa Xã đăng toàn văn nghị quyết được thông qua tại hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung ương, theo đó đảng Cộng Sản chưa bao giờ phủ nhận rằng Cách Mạng Văn Hóa đã đẩy Trung Quốc vào một thập kỷ hỗn loạn và bạo lực từ năm 1966.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên trên bức ảnh Mao Trạch Đông nhân lễ bế mạc đợt kỷ niêm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 01/07/2021. © Reuters/Carlos Garcia Rawlins/File Photo
Theo trang mạng báo Hồng Kông South China Morning Post, thông cáo tóm tắt nghị quyết của Hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 được công bố vào tuần trước chỉ nhắc lại rằng hai nghị quyết lịch sử (1945 xác nhận vai trò lập quốc của chủ tịch Mao và 1981 xét "công" và "tội" của Mao) vẫn có giá trị, nhưng không nhắc chi tiết cuộc Cách Mạng Văn Hóa và vụ đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn.
Tuy nhiên, toàn văn nghị quyết được Tân Hoa Xã đăng tải, đã xác nhận lại Cách Mạng Văn Hóa là "một thảm kịch" cùng với "10 năm hỗn loạn" và Mao Trạch Đông là người chịu trách nhiệm. Nghị quyết cũng lấy lại một số điểm được ghi trong nghị quyết 1981 dưới thời Đặng Tiểu Bình, theo đó Cách mạng Văn hóa xảy ra là do "những sai lầm về lý thuyết và thực tiễn" của Mao ngày càng nghiêm trọng và Đảng đã không kịp thời sửa đổi. "Đồng chí Mao đã đánh giá sai lầm về giai cấp" và "đã khởi xướng Cách mạng Văn hóa"…
Nghị quyết của Hội nghị 6 cũng nhắc đến những sai lầm trước Cách mạng Văn hóa, trong đó có chính sách "Bước đại nhảy vọt", phong trào "Công xã Nhân dân" và cuộc chiến thái quá chống cánh hữu… Về sự kiện Thiên An Môn 1989, nghị quyết chỉ lặp lại lập trường từ lâu của Đảng, cho rằng đây là "một sự bất ổn chính trị" do các thế lực trong và ngoài nước gây ra. Việc trấn áp là do Đảng và Nhà Nước đã "bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa" và "lợi ích cơ bản của dân tộc".
Ông Alfred Wu, giáo sư của trường Chính Sách Công Lý Quang Diệu, thuộc đại học quốc gia Singapore, cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ không thay đổi những kết luận lịch sử trước đó vì nghị quyết mới có lẽ sẽ tập trung chủ yếu vào "kỷ nguyên mới" của ông.
Nghị quyết gồm 36.000 từ, được thông qua tại Hội nghị 6, đã củng cố vị trí của ông Tập Cận Bình ngang hàng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Thu Hằng
Anh Vũ, RFI, 17/11/2021
Hãng tin Reuters ngày 16/11/2021 dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ và truyền thông Trung Quốc cho biết, hai bên đã đồng ý giảm nhẹ các biện pháp hạn chế đối với các nhà báo của hai nước.
Phóng viên nước ngoài chờ thông tin cuộc họp Quốc hội tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/03/2016. © AP Photo/Ng Han Guan
Theo nhật báo chính thức của Trung Quốc China Daily trích dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (16/11), trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã đạt được đồng thuận về việc cấp visa và một số điểm khác liên quan đến hoạt động của các nhà báo ở mỗi nước.
Những căng thẳng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc Trung-Mỹ diễn ra trên mọi lĩnh vực, hồi năm ngoái đã lan sang cả lĩnh vực truyền thông.
Washington đã quyết định rút số lượng các phóng viên của các tờ báo chính thống của Trung Quốc được phép làm việc tại các văn phòng đại diện ở Mỹ , đồng thời giới hạn cư trú của họ 90 ngày phải xin phép gia hạn nếu muốn tiếp tục công việc.
Đáp lại, Bắc Kinh sau đó đã trục xuất nhiều phóng viên của các báo Mỹ, như New York Times, Washington Post et Wall Street Journal và áp đặt các biện pháp siết chặt quy định cấp visa cho một số cơ quan truyền thông Mỹ.
Theo thỏa thuận vừa đạt được, Hoa Kỳ sẽ cấp visa nhập cảnh ra vào nhiều lần, thời hạn một năm cho các nhà báo Trung Quốc, theo báo China Daily. Bắc kinh cũng cam kết đối xử bình đẳng với các nhà báo Mỹ một khi phía Mỹ áp dụng chính sách mới này.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết những chi tiết tương tự, đồng thời khẳng định Trung Quốc đã cam kết cho phép các nhà báo Mỹ đã ở tại Trung Quốc được đi lại tự do không phải xin phép mỗi lần. Đại diện Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Mỹ sẽ có các đối xử tương tự với các phóng viên Trung Quốc.
Phát ngôn viên Ngoại Giao Mỹ cho biết : "Chúng tôi hoan nghênh các tiến bộ này nhưng chỉ coi đó là giai đoạn khởi đầu" và nhấn mạnh "môi trường truyền thông ở Trung Quốc những năm qua đã tồi tệ đi đáng kể".
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì về sự việc.
Anh Vũ
Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm, nhưng cao trào của cuộc cách mạng này diễn ra từ năm 1966 – 1969. Cuộc cách mạng này do Mạo Trạch Đông phát động, với mục tiêu "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng, sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội", trong đó Tứ Nhân Bang, tức "bè lũ 4 tên", là những thành viên hoạt động tích cực nhất.
Hồng Vệ Binh đang đấu tố một lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc ngày 25/8/1966, bắt ông đội mũ với những dòng chữ hài tội ông. Nguồn : Pinterest
Mao Trạch Đông và Tứ Nhân Bang đã tạo ra đám Hồng Vệ Binh, chủ yếu là những người còn trong tuổi vị thành niên, sử dụng chúng để thanh trừng bè phái, đấu tố, khủng bố trên toàn quốc, đối với những ai không đi theo đường lối của Mao, trong đó có những người bất đồng chính kiến, các tướng lĩnh, các đảng viên trung kiên và cả các lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, tướng Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình… cũng đều bị chụp cho cái mũ phản động.
Trong suốt những năm từ 1966-1969, đám Hồng Vệ Binh này không phải đi học mà nhiệm vụ của chúng là đi đến các thành phố, làng quê trên khắp đất nước để đấu tố bất kỳ ai bị cho là phản động, chống lại đường lối "cải cách" của Mao. Chỗ nghỉ của chúng là các trường học. Đi đến đâu chúng cũng được ăn uống vì các bếp nhà trường được lệnh cung cấp thức ăn miễn phí cho chúng. Đấu tố ai là quyền của chúng. Những đứa trẻ này, ngày hôm trước chỉ biết đi học, chơi đùa cùng bạn bè, nhưng khi trở thành Hồng Vệ Binh, chúng có quyền lực vô hạn, quyền lực lớn hơn tất cả mọi quyền lực khác.
Công an, quân đội nhận được chỉ thị của "bè lũ bốn tên" không được phép can thiệp vào mọi hoạt động của lũ quỉ đỏ Hồng Vệ Binh này. Chúng không cần bất cứ chỉ thị nào cụ thể. Thích đấu tố ai thì chúng đến nhà lôi họ ra đấu tố với những hình phạt khủng khiếp, khốn nạn nhất. Để ai sống, bắt ai chết là quyền của chúng. Chẳng thế mà một số lãnh đạo của đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc như vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ, nguyên soái Bành Đức Hoài, thậm chí cả Đặng Tiểu Bình và nhiều lãnh đạo cao cấp khác, cũng bị chúng đến nhà lôi ra xử. Nhiều người đã chết dưới bàn tay độc ác của chúng.
Vợ của một lãnh đạo đảng ở địa phương bị hồng vệ binh đánh đập và dẫn ra "tòa án cách mạng". Ảnh : internet
Cùng thời khời kỳ đó Mao Trạch Đông đã ra quyết định xóa bỏ tất các các cấp bậc quân hàm trong quân đội, từ nguyên soái đến binh nhì chỉ đeo hai miếng tiết đỏ trên ve áo. Lũ quỉ đỏ này nhanh chóng nhận ra quyền lực rất lớn của mình. Chúng lao vào các cuộc đấu tố, phá hủy những di tích lịch sử, đốt những kho tàng sách quí báu vì chúng cho rằng đó là tàn dư của phong kiến. Chỉ cần ai đó biết một thứ tiếng nước ngoài, tủ sách trong nhà có những cuốn sách bằng tiếng nước ngoài, … đã đủ là kẻ thù của chúng.
Một cảnh đốt tượng Phật trong Cách mạng Văn hóa. Ảnh : Internet
Từ những đám Hồng Vệ Binh thực hiện mưu đồ hiểm độc của Mao Trạch Đông, dần dần chúng đã trở thành những lũ kiêu binh, muốn làm gì thì làm. Không ít trường hợp chúng đã xông vào các doanh trại quân đội để đập phá, cướp bóc tài sản mà không hề gặp bất kỳ sự chống cự nào, vì ai cũng sợ chúng. Giang Thanh, vợ thứ tư của Mao Trạch Đông đã từng có ý đồ dùng biển người Hồng Vệ Binh này thay cho quân đội.
Cách mạng Văn hóa khiến vô số người Trung Quốc phải chịu bức hại tàn khốc. Ảnh : internet
Cuối năm 1968, nhận thức được tình trạng nguy hiểm, cũng như những hoạt động của Hồng Vệ Binh đã vượt quá sự kiểm soát của mình, Mao Trạch Đông cùng bè lũ của ông ta đã phát động phong trào "Tiến về nông thôn", đưa các Hồng Vệ Binh về các vùng sâu, vùng xa, nói rằng để chúng lao động, học hỏi kinh nghiệm của những người công nhân, nông dân. Thực chất của trò này là điều chuyển các Hồng Vệ Binh từ thành phố về nông thôn, nơi chúng ít có khả năng gây loạn nhất, nhằm khống chế hoạt động và ảnh hưởng của chúng, giam lỏng chúng tại những vùng đó.
Lúc đầu, nhiều đứa hăng say bắt tay vào "công cuộc mới" vì tin rằng chúng đang thực hiện ý nguyện của Mao. Dần dần, từ chỗ chỉ đi lang thang đây đó để đấu tố, để phá phách, không phải lo đến chỗ ngả lưng, không phải lo đến vấn đề ăn mặc, nhưng giờ phải tự lo tất cả, phải ngủ ở nhà dân trong điều kiện chật chội, tối tăm (vì nhà ở nông thôn Trung Quốc thời đó thường là nhà đất, không có cửa sổ), phải lao động nặng nhọc, quần quật cả ngày, nên nhiều đứa đã bỏ trốn. Những kẻ này thường bị bắt ngay sau đó và bị xử tử vì tội phản bội, nhằm làm gương cho những kẻ khác. Những kẻ không đủ can đảm chạy trốn thì, hoặc tìm con đường tự sát, hoặc cúi đầu chịu số phận.
Hồng Vệ Binh tan rã từ đó và sau này người dân Trung Quốc gọi chúng là "Thế hệ bỏ đi".
Nhìn vào bối cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy Hội Cờ Đỏ có điều gì đó khá giống thời Hồng Vệ Binh của Trung Quốc. Bè lũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang sử dụng những con quỉ đỏ mất tính người này để thực hiện những âm mưu đen tối. Chúng định dùng chiến thuật "biển người" của quan thầy chúng bên Bắc Kinh, cùng sự hung hăng, tàn bạo để áp đảo những ai chống đối chúng.
Ngoài lực lượng quỉ đỏ này còn có một lực lượng khác, hung bạo không kém. Đó là lực lượng "Thanh niên xung phong". Cả hai lực lượng này đã bị nhà cầm quyền biến thành những con robot không tim, hung hãn, dưới sự bảo trợ của chính quyền, sẵn sàng làm tất cả mọi việc khi chính quyền cần.
Rồi đến một ngày nào đó những lực lượng này, sau khi đã bị sử dụng đến mức tối đa, chúng sẽ bị nhà cầm quyền vứt bỏ như những vỏ chanh đã bị vắt kiệt nước. Lúc đó chúng sẽ phải sống trong cuộc đời ô nhục. Hối hận thì đã muộn rồi.
Đoàn Phú Hòa
Nguồn : Tiếng Dân, 31/10/2017