Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhờ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và cũng nhờ đại dịch toàn cầu Covid-19, mà Việt Nam có vẻ như đang tiến nhanh hơn trên con đường trở thành "công xưởng của thế giới", cụm từ cho tới nay vẫn được dành cho Trung Quốc. Do coi như đã thành công trong việc khống chế dịch virus corona, Việt Nam nay càng được xem là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều công ty muốn tránh các biện pháp trừng phạt thuế quan của Mỹ nhắm vào Trung Quốc.

congxuong1

Tại một nhà máy của tập đoàn Vingroup, ngoại ô Hà Nội, Việt Nam, ngày 03/08/2020.  Reuters - Kham

Trong bài báo đăng ngày 09/12/2020, trang mạng Financial Review của Úc ghi nhận là xu hướng di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đã bắt đầu từ vài năm qua, khi giá nhân công ở nước láng giềng phương bắc bắt đầu tăng cao. Tờ báo trích lời nhà phân tích Rob Subbaraman, thuộc tập đoàn tài chính Nomura của Nhật, nhận định là tiến trình này đã tăng tốc sau khi tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 làm chao đảo nền kinh tế thế giới trong suốt năm nay càng khiến cho các công ty đa quốc gia thấy cần phải đa dạng hóa dây chuyền sản xuất. Nhà phân tích Rob Subbaraman nhấn mạnh : " Đây là một chuyển đổi về cấu trúc mà chúng tôi dự báo là sẽ tiếp diễn. Trong những năm tới, sẽ có một dòng vốn đầu tư lớn hơn chuyển từ bắc Á xuống nam Á".

Theo ghi nhận của ông Subbaraman, tại vùng bắc Á (bao gồm cả Nhật Bản, Đài Loan lẫn Trung Quốc), dân số đang già đi, quỹ hưu trí ngày càng tăng và khi các nước này trở nên giàu hơn, thì mức lương cũng tăng theo, cho nên các nước ASEAN và Ấn Độ sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn.

Nhà phân tích của Nomura đưa ra các nhận định như trên vào lúc chính phủ Việt Nam vừa thông báo là công ty Pegatron của Đài Loan, chuyên sản xuất thiết bị cho các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Apple hay Sony, xác nhận đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ đôla để xây dựng một cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Nam Định Vũ, gần Hải Phòng.

Kế hoạch mở rộng hoạt động của Pegatron tại Việt Nam (bao gồm cả việc chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển từ Trung Quốc sang Việt Nam) được công bố vào lúc có tin là Foxconn, một tập đoàn lớn khác của Đài Loan, cũng sẽ chuyển dây chuyền sản xuất các sản phẩm của Apple từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là Foxconn sẽ mở rộng nhà máy của tập đoàn này ở tỉnh Bắc Giang để xây dựng các dây chuyền lắp ráp mới.

Theo Financial Review, một số nước khác ở Đông Nam Á, như Indonesia, cũng đang tìm cách thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia đang muốn dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhưng chiến lược của Việt Nam có vẻ thành công hơn cả, qua trường hợp của Apple.

Trả lời RFI qua điện thoại từ Sài Gòn ngày 14/12/2020, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn nhận định về lợi thế của Việt Nam :

"Trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài từ năm 2018 đến nay, các chuyên gia trên thế giới đều đánh giá rằng quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất chính là Việt Nam, vì khi các công ty ở Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế rất nặng, rất nhiều lãnh đạo các công ty đó muốn né tránh chính sách thuế nặng của chính phủ Mỹ, bằng cách chuyển những hoạt động của họ sang các nước khác, trong đó Việt Nam, mà họ xem là một điểm đến rất tốt.

Cũng vì lý do đó, không chỉ có các công ty của Mỹ, Nhật, hay của quốc gia khác, mà ngay cả các công ty của Trung Quốc cũng có ý định chuyển sang hoạt động ở Việt Nam để tránh chính sách áp thuế nặng nề của chính phủ Donald Trump.

Có thể nói là trong thời gian đó thì đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tăng khá là nhanh và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng tăng rất nhanh. Cũng có những trường hợp mà Việt Nam bị chính phủ Mỹ tố cáo là đã để cho các công ty Trung Quốc lợi dụng để tránh né chính sách áp thuế của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, phải nói là kinh tế Việt Nam trong thời gian đó cũng có một sức đẩy tốt, xuất khẩu tăng, cũng như là những điều kiện về hạ tầng, những chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng được chính phủ Việt Nam lưu tâm để đẩy mạnh. Tôi cho đó là những yếu tố rất tích cực đối với Việt Nam trong việc tranh thủ lợi thế trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Chiến tranh này chắc chắn sẽ còn kéo dài, ngay cả khi mà chính quyền Donald Trump mãn nhiệm và chính quyền Joe Biden tiếp nối. Cuộc chiến thương mại này có thể sẽ là dưới một hình thức nào khác, tuy nhiên nó sẽ không chấm dứt được. Do đó, xu hướng của các nhà máy của các quốc gia phương Tây hoạt động tại Trung Quốc sẽ vẫn là chuyển sang các nước khác, mà trong đó Việt Nam được họ cho là điểm đến ưu tiên".

Các kinh tế gia của tập đoàn tài chính Nomura ghi nhận là hiện nay các tập đoàn đa quốc gia nay còn tính đến những khác biệt về cách đối phó với đại dịch Covid-19. Châu Á nói chung được xem là đã kềm chế dịch bệnh tốt hơn là các quốc gia phương Tây. Theo nhà phân tích Subbaraman, như vậy Châu Á sẽ là khu vực được hưởng lợi nhiều nhất khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại vào năm tới, một khi virus corona không còn hoành hành nữa. Ông dự báo Châu Á sẽ thu hút phần lớn nhất trong các dòng vốn vào năm tới, vì các công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư. Trong bối cảnh này, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn hơn các nước khác, vì kể từ đầu mùa dịch cho đến nay, Việt Nam có chưa tới 1.400 ca nhiễm và chỉ có 35 ca tử vong.

Vấn đề đặt ra hiện nay đó là liệu các cơ sở hạ tầng, cũng như nguồn nhân lực của Việt Nam có đủ khả năng để tiếp nhận các dòng vốn đầu tư mới của ngoại quốc hay không ? Về điểm này, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn nhận định :

"Thật ra việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cũng như cải thiện nguồn nhân lực của Việt Nam để phục vụ cho sự phát triển đầu tư nước ngoài đã được lưu ý nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, có thể nói là việc chuẩn bị đó chưa theo kịp nhu cầu gia tăng nhanh của đầu tư nước ngoài. Do đó, có trường hợp là một số công ty lớn của Mỹ như Apple đã phải có kế hoạch làm chậm tiến trình đầu tư tại Việt Nam, vì lý do thiếu nguồn nhân lực.

Nhưng tôi nghĩ rằng, trong thời gian sắp tới, cải thiện cơ sở hạ tầng, cũng như cải thiện nguồn nhân lực sẽ là ưu tiên của chính phủ Việt Nam. Thật ra, đó cũng không phải là hai yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài, mà chính môi trường đầu tư, chính sách thuế, cũng như là thái độ thân thiện, cởi mở của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài mới quan trọng hơn, đặc biệt là vấn đề cải cách hành chính để tránh tham nhũng, tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục hơn, để giúp nhà đầu tư nước ngoài đẩy nhanh việc thực hiện dự án của họ ở Việt Nam. Đó là những yếu tố mà tôi cho là cũng quan trọng không kém so với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cũng như cải thiện nguồn nhân lực chuyên môn".

Thu hút nhiều đầu tư ngoại quốc dĩ nhiên là rất tốt, nhưng nhìn xa hơn về phát triển trong tương tương lai, Việt Nam không thể mãi mãi chỉ là một "công xưởng của thế giới", chỉ là nơi để các tập đoàn quốc tế đặt cơ sở sản xuất, mà phải đưa nền kinh tế lên một trình độ cao hơn, tức là nâng cao giá trị của chuỗi sản xuất, như ý kiến của chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn :

"Đó là một sự chọn lựa. Tôi nghĩ là Việt Nam nằm ở một vị trí địa chính trị rất quan trọng, là một nước ven Biển Đông, nơi tập trung một khối lượng giao thương rất lớn của thế giới. Trong mấy chục năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách hội nhập kinh tế rất là sâu rộng đối với thế giới. Có thể nói Việt Nam hiện nay là một trong những nước ký thỏa ước thương mại song phuơng với rất nhiều quốc gia, cũng như thỏa ước đa phương với nhiều khối như Liên Âu, ASEAN, khối Đông Bắc Á. Cho nên, Việt Nam, với vị thế của mình và với chính sách mở cửa mạnh mẽ, chắc chắn sẽ trở thành nơi mà các nhà đầu tư chọn lựa.

Như vậy, cái gọi là "công xưởng của thế giới", cụm từ mà trước đây chúng ta hay gọi Trung Quốc, cũng là viễn cảnh của Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, điều đó sẽ đặt Việt Nam trước một sự chọn lựa, tức là ta không thể chỉ là một công xưởng, tức là nơi sản xuất, mà phải biết chọn lựa nên sản xuất cái gì, trong ngành nào cho phù hợp với sự phát triển trong tương lai của cả thế giới, chẳng hạn như là không gây ô nhiễm môi trường, hướng về công nghệ cao, tức là hướng về giá trị cao trong chuỗi cung ứng của toàn cầu. Đặc biệt là phải bảo đảm quyền lợi của người lao động, cũng như bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên của Việt Nam.

Tôi nghĩ đó là một sự chọn lựa, vì từ đây đến 5,10 năm nữa, Việt Nam sẽ là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới, do đó nước chủ nhà phải có một thái độ bình tĩnh, để chọn lựa được những dự án đầu tư nào, những nhà máy nào phù hợp với lợi ích phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 21/12/2020

Published in Diễn đàn

Nhà nghiên cứu David Dodwell cho rằng nếu nghĩ rằng vai trò không thể thiếu của Trung Quốc đang suy yếu thì đó là một suy nghĩ ngây thơ và sai lầm. Ảnh minh họa

congxuong1

Nữ công nhân trong một công ty sản xuất hàng hóa cho trẻ em ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào tháng 5 năm 2019. Ảnh: EPA-EFE

Tạm gác câu chuyện dịch virus corona sang một bên và trên hầu hết các phương tiện truyền thông, 3 chủ đề chi phối thảo luận về Trung Quốc và nền kinh tế thế giới tại thời điểm này là : Sự tách rời khỏi Trung Quốc, chuyển dịch sản xuất sang các nước Châu Á và sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu có sẵn và nhận thức chung đơn thuần, quá trình chuyển dịch phức tạp hơn rất nhiều và câu chuyện tách rời ra khỏi Trung Quốc có vẻ không hợp lý.

Có lẽ cũng đúng khi cho rằng chính quyền Mỹ hiện tại đang gây áp lực và buộc các công ty đa quốc gia Mỹ chuyển hoạt động sản xuất về quê nhà với mục tiêu "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Tuy vậy, xét tới chuyện General Motors sản xuất và bán 40% xe hơi ở Trung Quốc, hoặc Apple sản xuất phần lớn iPhone ở Trung Quốc và thị trường Châu Á chiếm 1/3 doanh số công ty, thì việc chuyển dịch hoạt động sản xuất không chỉ không hợp lý mà còn tàn phá hoạt động của chính các công ty này.

Chuyện kể rằng Trung Quốc vẫn là công xưởng thế giới, cung cấp các sản phẩm công nghệ cấp thấp, giá rẻ cho các thị trường giàu có vì mức lương bèo bọt và điều kiện làm việc khốn khổ mà công nhân phương Tây và các công đoàn của họ không bao giờ chịu đựng được.

Trong hai thập kỷ qua, thời thế xoay vần và Trung Quốc nay đã khác. Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiêu dùng khổng lồ và ngày càng giàu có theo cách riêng của mình, điều này góp phần giải thích dòng chảy đầu tư sản xuất mạnh mẽ ổn định vào nước này.

Trung Quốc vẫn chiếm 35% sản lượng sản xuất toàn cầu, nhưng tỷ trọng sản lượng ngày càng tăng này là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường nội địa China. Trung Quốc chỉ chiếm 10% khoản tiêu dùng của hộ gia đình trên toàn cầu, nhưng nước này là nguyên nhân đằng sau đà tăng trưởng 38% về tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu.

Đối với phần lớn công ty đa quốc gia đã xây dựng chuỗi cung ứng xoay quanh Trung Quốc, việc pha loãng hoạt động ở Trung Quốc hoặc di dời sang nơi khác sẽ là tai họa cho chính các công ty này.

Tuy vậy, điều này không thể ngăn các biên tập viên ở New York, London hoặc Frankfurt tìm kiếm các ví dụ về việc di dời sản xuất khỏi Trung Quốc. "Đứa con cưng" của đợt nghiên cứu lần này là Việt Nam, nơi đã xây dựng một nền kinh tế sản xuất xuất khẩu, đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể.

congxuong2

Một khách hàng nhìn chăm chú vào chiếc iPhone tại một cửa hàng của Apple ở Trung Quốc. Nguồn : SCMP

Các công ty quốc tế như Kyocera và Ricoh từ Nhật Bản, Samsung từ Hàn Quốc, Guizhou Tyre và HL Corporation từ Trung Quốc đều là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam trong vài năm qua.

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UN) trong năm 2018, khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 16 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số 139 tỷ USD chảy vào Trung Quốc. Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 145 tỷ USD, trong khi của Trung Quốc lên đến 1,63 ngàn tỷ USD. Do đó, tổng dòng vốn FDI của Việt Nam chỉ bằng dòng FDI chảy vào Trung Quốc trong 1 năm duy nhất.

Thật ra, lối ngụy biện chuyển dịch sản xuất một phận được dựa trên việc không thể nhận sự khác biệt to lớn về quy mô và phạm vi của Việt Nam – hoặc bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á – so với Trung Quốc. Từ đó, kìm hãm những gì Việt Nam có thể hấp thụ được.

GDP của Việt Nam trong năm 2018 lên tới 245 tỷ USD – nhỏ hơn 55 lần so với mức 13,6 ngàn tỷ USD của Trung Quốc. Trung Quốc có 15 tỉnh có GDP (xét theo ngang giá sức mua – PPP) lớn hơn cả Việt Nam, và 8 tỉnh có GDP cao gấp đôi.

Trung Quốc có lực lượng sản xuất khoảng 800 triệu người, trong khi Việt Nam chỉ có 55 triệu người. Trong năm 2017, tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc trong sản lượng sản xuất toàn cầu là 28,2% - cao hơn nhiều so với mức 17,2% của Mỹ và chỉ 0,27% của Việt Nam.

Tổng giá trị gia tăng thêm từ lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc là 4 ngàn tỷ USD trong năm 2018, hơn 100 lần so với Việt Nam. Cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn mong manh và kém hơn của Trung Quốc. Công suất tạo điện năng của Việt Nam khoảng 41 triệu kilowatt, quá thấp so với 1,65 tỷ kilowatt của Trung Quốc.

Việt Nam có tổng cộng 2.600 km đường sắt, trong khi Trung Quốc có tới 131.000 km, trong số này có 29.000 km đường sắt cao tốc.

Đường cao tốc để đẩy nhanh tốc độ cung ứng hàng và linh kiện trên cả nước đến và đi từ các nhà máy vẫn chưa nhiều ở Việt Nam, so với 136.000 km ở Trung Quốc. Đất nước này có 7 trong số 10 cảng container bận rộn nhất thế giới : Đặt lên bàn cân, thông lượng 40 triệu container mỗi năm của Thượng Hải cao hơn nhiều lần so với mức 6,15 triệu container qua cảng Sài Gòn, cảng lớn nhất Việt Nam.

Nói tóm lại, nhiều tỉnh riêng lẻ của Trung Quốc sẽ có khả năng hấp thụ các nhà sản xuất nước ngoài tốt hơn Việt Nam. Các công ty quốc tế đang tìm cách đa dạng hóa khỏi Greater Bay Area, Thượng Hải hoặc Thiên Tân đang xem xét các tỉnh này trước khi họ xem xét các nền kinh tế nhỏ của Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng sản xuất tương đối mong manh.

Thêm vào đó, thị trường tiêu dùng nội địa của Trung Quốc vẫn rất khổng lồ và cho đến này là thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Do đó, việc dịch chuyển đáng kể hoạt động sản xuất từ Trung Quốc ra nước ngoài có vẻ không hợp lý cho lắm.

congxuong3

Càng trục đứng và lượng container tại cảng nước sâu Yang Sơn, do Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải vận hành, vào ngày 7 tháng 8 năm 2019. Cảng xử lý 40 triệu container mỗi năm. Ảnh : Bloomberg

Tác giả bài viết nói ra những điều ở trên không phải là để khẳng định sẽ chẳng có gì thay đổi ở Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc đã thúc giục các nhà chế biến xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp và gây ô nhiễm môi trường từ Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ - vốn được thành lập vào những năm 1980 tại Greater Bay Area – giảm bớt mức độ gây ô nhiễm hoặc dời cơ sở ra nước ngoài.

Các lỗ hổng của chuỗi cung ứng dài và phức tạp dần dần hiện rõ trong thời gian gần đây và nhiều công ty đã tìm cách đơn giản hóa chuỗi cung ứng và đảm bảo nguồn dự phòng cho các thành phần chính.

Nhưng đối với các công ty ở Trung Quốc - nước ngoài hoặc địa phương, điều này có liên quan đến việc đưa thêm chuỗi cung ứng vào Trung Quốc cũng như xem xét việc nhập nguồn dự phòng từ nước ngoài.

Có nhiều lý do hợp lý để các công ty đa dạng hóa trên toàn cầu trong những năm gần đây, và những lý do đó vẫn còn hợp lý cho đến nay. Trung Quốc đang gắn kết sâu vào các chuỗi toàn cầu này, không chỉ dưới vai trò ông lớn xuất khẩu mà còn là thị trường tiêu dùng ngày càng quan trọng hơn đối với thế giới.

Các nền kinh tế đang lên như Việt Nam đang tham gia vào những chuỗi cung ứng này và điều đó chỉ mang lại lợi ích. Thế nhưng, nếu nghĩ rằng vai trò không thể thiếu của Trung Quốc đang suy yếu thì đó là một suy nghĩ ngây thơ và sai lầm.

David Dodwell

Nguyên tác : Why Vietnam will not replace China any time soon as the world’s manufacturing hub, South Morning China Post, 07/03/2020

Vũ Hạo dịch

Nguồn : Nhịp Cầu Đầu Tư, 07/03/2020

*Bài viết thể hiện quan điểm của nhà nghiên cứu David Dodwell trên SCMP.

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Trung Quốc giảm tốc đột ngột, có thể mất vị thế ‘công xưởng thế giới’

Dịch virus corona chng mi làm kinh tế Trung Quc đt ngt gim tc, dn đến vic nhiu doanh nghiệp phi gim lương, sa thi người lao đng, thm chí phi đóng ca.

giamtoc1

Môt công nhân Trung Quốc làm việc trong mùa dch Covid-19, Hàng Châu, Chiết Giang, 2/3/2020

Một s chuyn gia kinh tế có uy tín tm quc tế nhn đnh rng dch Covid-19 s chm dt vai trò ca Trung Quc là nhà chế to hàng đu ca thế gii. Tuy nhiên, chn nước nào thay thế Trung Quc có th là điu khó khăn, theo các chuyên gia.

Covid-19 đã làm hơn 94.000 người nhim bnh vi hơn 3.200 người thit mng, ch yếu Trung Quc.

Kinh tế Trung Quc "co li" ln đu trong hơn 40 năm

Quỹ Tin t Quc tế (IMF) d báo tăng trưởng ca Trung Quc trong năm 2020 là dưới 5,6% vì dch virus corona chng mi lây lan trên toàn cầu, Giám đc Điu hành IMF Kristalina Georgieva nói hôm 4/3 trong cuc hp báo chung ca IMF và Ngân hàng Thế gii (WB).

"Bản thân chính quyn Trung Quc đang nhn thy rng tăng trưởng năm nay s thp hơn", bà Kristalina Georgieva nói.

Cũng hôm 4/3, Trung Quốc đón nhn mt tin xu và gây sc. Tp đoàn truyn thông Caixin ca nước này cho biết Ch s Qun lý Sc mua (PMI) trong lĩnh vc dch v gim còn 26,5 trong tháng 2 t mc 51,8 ca tháng 1, là mc thp nht k t khi Caixin thc hin kho sát t năm 2005. Khi ch s thp hơn 50, điu đó báo hiu v suy gim kinh tế, thay vì tăng trưởng.

"Kinh tế Trung Quc qu thc đang trên mt con đường rt xu", Kid Juckes, chiến lược gia ca hãng dch v tài chính Societe Generale nói.

Các khảo sát riêng lẫn các kho sát chính thc mi được công b cho thy hot đng kinh tế Trung Quc đã gim mnh v mi mt trong tháng 2, khi các công ty cht vt m ca tr li.

Tính đến cui tháng 2, ch có 30% các doanh nghip nh và va tr li hot đng bình thường, theo kho sát ca B Công nghip và Công ngh Thông tin Trung Quc.

Dịch Covid-19 có th làm cho nn kinh tế ln th hai thế gii b "co li" ln đu tiên k t thi nhng năm 1970.

Ông Larry Hu, kinh tế gia trưởng chuyên trách v Trung Quc thuộc Tp đoàn Macquarie, viết trong mt báo cáo rng sau khi các d liu chính thc được công b hi cui tháng 2, có th d báo là tăng trưởng trong quý I ca Trung Quc s thp hơn 4%, gim t mc 6% ca quý IV năm 2019.

"Thậm chí có th là chính ph Trung Quốc s ghi nhn tăng trưởng b âm trong quý I, ln đu tiên b như vy k t khi kết thúc Cách mng Văn hóa", ông Larry Hu nói thêm.

Một báo cáo ca Vin Đông Á thuc Đi hc Quc gia Singapore, đưa ra con s bi quan hơn, theo đó, Trung Quc có th ghi nhận mc tăng trưởng âm 6,3% trong quý I năm nay so vi quý I năm ngoái.

bình din rng hơn, mc tăng trưởng ca c năm 2020 được d báo s thp hơn con s 5,6% mà Bc Kinh đt mc tiêu, theo báo cáo.

Một d báo khác ca ngân hàng ANZ, Australia, nói hôm 2/3 rằng GDP ca Trung Quc s gim còn 4,1% trong năm nay.

Kinh tế Trung Quc "co li" 1,6%, hay còn gi là tăng trưởng âm, vào năm 1976, khi lãnh t Đng Cng sn Mao Trch Đông qua đi và cũng chm dt mt thp k xáo trn xã hi và chính tr.

Kể t đó, Trung Quốc phát trin bùng n nh ci cách, vi mc tăng trưởng trung bình 9,4%/năm trong giai đon 1978-2018.

giamtoc2

Một nhà máy chế to cn cu Trung Quốc đ xut đi M và Myanmar

Mỹ, các nước ri khi Trung Quc

Dịch virus corona chng mi tác đng đến kinh tế Trung Quc mnh hơn so vi nhng gì được tiên liu, và nhiu kh năng s chm dt vic nước này trong gn 30 năm qua đóng vai trò là nhà chế to hàng đu ca thế gii.

"Mô hình sử dng Trung Quc làm mt trung tâm đã chết trong tun này", ông Vladimir Signorelli, lãnh đo hãng nghiên cu v đu tư vĩ mô Bretton Woods Research, nói.

Trên trang Barron’s, chuyên tư vn v đu tư thuc hãng Dow Jones, ông Shehzad H. Qazi, giám đc điu hành China Beige Book (Sách Be Trung Quốc), viết rng điu đáng s nht trong cuc khng hong dch hin nay không phi là thit hi kinh tế ngn hn Trung Quc, mà là s gián đon tim tàng v dài hn đi vi các chui cung.

Theo ông Qazi, các hãng ô tô và nhà máy hóa chất đóng ca nhiu hơn c. Các nhân viên ngành IT chưa quay tr li làm vic hu hết các hãng tính đến tun trước. Các công ty vn ti và hu cn có t l đóng ca cao hơn mc trung bình toàn quc.

"Sự gián đon nghiêm trng này s có tác đng lan ta đến các chuỗi cung của ngành ô tô, đin t và dược phm trong nhiu tháng ti", ông Qazi viết.

Nhờ dch Covid-19, nhiu công ty M nhn ra s l thuc ca h vào Trung Quc và h đang tìm cách thay đi.

Mặt khác, các chuyên gia cũng ch ra rng nhng thp niên mà Trung Quc là công xưởng ca thế gii vi chi phí thp đang sp chm dt.

Khi mức lương ca người Trung Quc tăng lên và các quy đnh v môi trường cht ch hơn, các công ty M và nước ngoài dn dần xem xét các đa đim khác đ thay thế Trung Quc.

Cuộc thương chiến do Tng thng M Donald Trump phát đng đang đy nhanh thêm vic tìm kiếm này.

Nếu Tng thng Trump được tái c, điu đó s làm tăng tc hơn na tiến trình này vì các công ty s lo lng về nguy cơ tha thun thương mi giai đon 2 gia M và Trung Quc có th trc trc.

Một kho sát ca ngân hàng Bank of America vi hơn 3.000 công ty cho thy các hãng thuc 10 trong s 12 ngành công nghip, bao gm c bán dn, ô tô và thiết b y tế, đã chuyển hoc có k hoch chuyn ít nht là mt phn chui cung ca h khi các đa đim hin nay Trung Quc.

giamtoc3

Giới kinh doanh chưa hết lo ngi rng M, Trung Quốc s gp khó khăn v tha thun thương mi giai đon 2

Nước nào thay thế Trung Quc ?

Trung Quốc có h thng hu cn-kho vn hoàn chnh hơn nhiu nước. Ít nước ln nào có mc thuế như ca Trung Quc. Brazil không so được, n Đ có th so v thuế nhưng hu cn-kho vn rt t. Vì vy, nước nào thay thế được Trung Quc là câu hi gây nhc đu cho không ít công ty.

thi đim hin nay, mt s chuyên gia cho rng Nam Á và Mexico s là nhng nơi được hưởng li nhiu nht.

Riêng đối vi các doanh nghip M, Mexico đang ni lên là s la chn hàng đu. Là nước láng ging có chi phí thp duy nht của Mỹ và cũng có hip đnh thương mi t do vi M, Mexico được cho là đang vào v trí tt nht đ tn dng mâu thun đa chính tr dài hn gia M và Trung Quc.

"Chúng tôi ước tính lượng đu tư nước ngoài trc tiếp (FDI) chuyn hướng sang Mexico t M, Trung Quốc và châu Âu là t 12 đến 19 t đô la/năm", ông Sebastian Miralles, c đông nm quyn điu hành ti hãng Tempest Capital th đô ca Mexico nói.

"Sau giai đoạn ly đà, tác đng lan ta ca FDI trong ngành chế to có th làm tăng trưởng GDP ca Mexico đạt 4,7%/năm", ông nói.

Tổng thng Mexico mun thu hút các công vic cn sc lao đng đến nước ông, trong khi đó, Tng thng Trump cũng mun thy như vy, nht là khi điu này giúp gim di dân Trung M tìm cách đi vào Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh các thuận li, vn đ an ninh Mexico là tr ngi ln đi vi các nhà đu tư nước ngoài khi h phi lo lng v nn bt cóc, băng đng ma túy và chi phí tn kém đ bo v cá nhân.

Chỉ cn Mexico an toàn bng mt na ca Trung Quc, điu đó cũng tăng đim cho nền kinh tế Mexico rt nhiu. Nếu an toàn bng Trung Quc, Mexico s là đt nước tt nht vùng M La tinh.

Theo Forbs, Wall Street Journal, CNN, CNBC, Los Angeles Times, South China Morning Post, Financial Post

Nguồn : VOA, 05/03/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam mơ trở thành công xưởng của hành tinh

congxuong1

Trong một xưởng may tại Bắc Giang. Ảnh chụp ngày 21/10/2015. Reuters/Kham

Nguyệt san Le Monde Diplomatique, số tháng Hai 2017, có một bài đặc biệt về Việt Nam : "Việt Nam mơ trở thành xưởng thợ của hành tinh", trong lúc đó thì các tuần báo Pháp lại cuốn vào những diễn biến sôi động trên chính trường Pháp - đặc biệt là vụ được mệnh danh là Penelopegate, liên quan đến việc phu nhân ứng viên tổng thống sáng giá của cánh hữu François Fillon bị nghi ngờ được chồng lấy công quỹ trả lương trong nhiều năm trời, cho công việc "trợ lý nghị sĩ" không có thật. Một hồ sơ khác cũng thu hút chú ý là các quyết định gây tranh cãi của tân tổng thống Mỹ Donald Trump, nhất là những điều được cho là ý đồ không tốt đối với Châu Âu.

Mở đầu một phóng sự dài về kinh tế Việt Nam trong nguyệt san Le Monde Diplomatique, tác giả Martine Bulard ghi nhận là trong không đầy 40 năm, dân chúng Việt Nam đã cải thiện được mức sống : Không còn thiếu ăn, thanh niên miệt mài trên các mạng xã hội, phim Nhật Bản và Hàn Quốc là món giải trí trong các gia đình… Chỉ có điều kiện lao động là còn rất khó khăn và kinh tế ngày càng lệ thuộc vào nước ngoài. Hy vọng của chính quyền Việt Nam có quan hệ đối tác ưu đãi với Mỹ có thể sẽ không thành.

Tác giả bài viết minh họa nhận định của mình qua những cuộc gặp với giới doanh nhân Việt Nam, cụ thể là trường hợp lãnh đạo một công ty may xuất khẩu tại Bắc Giang, tên tiếng Anh là Bac Giang Garment Corporation, có những khách hàng là các đại tập đoàn nước ngoài : Gap của Mỹ, Uniqlo của Nhật hay Zara của Tây Ban Nha.

Dệt may xuất khẩu phát đạt

Đây là một công ty mà dân chúng Việt Nam ít biết đến vì sản phẩm làm ra, theo quy định của hợp đồng, không bán trên thị trường nội địa để giữ giá trị của nhãn hiệu. Vả lại với đồng lương tháng 5 triệu đồng cho 6 ngày làm việc, thì các công nhân ở đấy không tài nào mua nổi sản phẩm mà họ làm ra. Cách đây 10 năm, tức trước thời kỳ tư hữu hóa, một từ ngữ ở đây không ai dùng, Bac Giang Garment Corporation chỉ có một xưởng, thu dụng 350 người. Bây giờ thì công ty đã phát đạt lên với 5 cơ xưởng và 14.000 nhân công, đơn đặt hàng đầy ắp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công, đặc biệt là các đại tập đoàn Nhà Nước bị thua lỗ nặng dù đã cổ phần hóa hay không. Một luật sư xin giấu tên, giải thích đó là do họ vừa không có kinh nghiệm, vừa tham nhũng. Một ví dụ điển hình là Petro Vietnam, mà nhiều lãnh đạo đã phải từ chức do thua lỗ quá nặng. Dĩ nhiên là có những thành công ngoạn mục hiếm hoi, như Vingroup mà chủ tịch tổng giám đốc là tỷ phú Việt Nam duy nhất trên danh sách tạp chí Forbes, hay Viettel của quân đội và tập đoàn Vinamilk với vốn nước ngoài, trong đó có một quỹ đầu tư của Singapore.

Vị luật sư Việt Nam xin giấu tên so sánh : Trước kia doanh nhân Việt Nam bơi trong một cái ao rất hẹp, cái ao làng, nhưng bây giờ trước mặt họ là đại dương, một đại dương dậy sóng tự do mậu dịch và cạnh tranh khốc liệt.

Công ty may mặc Bac Giang Garment Corporation đã kinh qua khó khăn : "Để giảm bớt chi phí, một số khách hàng không ngần ngại dùng Việt Nam để đối đầu với Trung Quốc và cũng sử dụng Trung Quốc để đối phó với Việt Nam". Và Việt Nam đã phải cắt xén nhiều khoản chi tiêu để thực hiện các hợp đồng và giữ khách hàng.

Chẳng hạn như Uniqlo đã ngưng cung cấp hàng choTrung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Lever Style, một nhà cung cấp khác của nhãn hiệu Nhật Bản đã giảm 1/3 nhân công Trung Quốc và dự kiến sản xuất 40% sản phẩm ở Việt Nam từ đây đến 2020, trong lúc mà họ vắng bóng ở Việt Nam cách đây 6 năm.

Từ đầu thập niên này các nhãn hiệu lớn quốc tế và giới gia công của họ dần dần rời bỏ Trung Quốc, như tập đoàn Đài Loan Bảo Thành (Pou Chen) gia công cho Adidas, Nike, Puma, Lacoste..., đã đầu tư hơn 2 tỷ đô la vào khu công nghiệp chung quanh Thành Phố Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch Hiệp hội các công ty vải sợi - may mặc Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm cho biết là 65% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của các công ty vốn nước ngoài hay của đơn đặt hàng từ nước ngoài.

Nhân công rẻ và TPP từng là hấp lực

Cũng như phần đông lãnh đạo kinh tế Việt Nam, ông Cẩm chờ đợi nhiều nơi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Dựa trên đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới, giới dệt may chờ đợi là thị phần thế giới của họ tăng mạnh, từ 4% hiện nay lên 11% vào năm 2025, xuất khẩu như thế sẽ tăng 18%. Lãnh đạo Việt Nam dự kiến khoản tăng thêm của tăng trưởng từ 0,8% đến 2% mỗi năm trong thập niên tới.

Triển vọng tốt đẹp này đã góp phần làm cho số công ty nước ngoài đến Việt Nam tăng vọt những năm gần đây. Dĩ nhiên nhân công giá hạ cũng góp phần không nhỏ, như giải thích của hai ông Shimizu và La Văn Tranh, lãnh đạo công ty Nhật Foster Electric sản xuất micro cho iPhone : "Công nhân Việt Nam có tính cạnh tranh cao. Khởi đầu thì họ không được đào tạo tốt, nhưng họ học hỏi rất nhanh. Chúng tôi sử dụng 30.000 người và lương tháng căn bản chỉ xoay quanh 150-200 đô la trong khi trung bình ở Trung Quốc là phải 650 đô la. Chúng tôi như thế tiết kiệm rất nhiều".

Không chỉ có Foster giảm hoạt động ở Trung Quốc, Samsung cũng vậy và đã đầu tư 15 tỷ đô la, sử dụng 46.000 nhân công. Cả một thành phố nhỏ ! Và còn có Foxconn, Apple, Canon…

Nhưng không chỉ do nhân công rẻ, mà còn các dự kiến giảm thuế quan ở Mỹ và trong 11 nước khác của TPP, bỏ hoàn toàn vào năm 2025. Các nhà thương thuyết Mỹ cũng đưa ra một quy tắc là các sản phẩm xuất khẩu phải do Việt Nam hoàn toàn sản xuất hay từ những sản phẩm do các đối tác trong hiệp định TPP sản xuất, không còn chuyện lắp ráp tại đây những yếu tố sản xuất ở bên ngoài khối.

Với trợ giúp của Mỹ và hiệp định TPP, theo Le Monde diplomatique, Việt Nam nhìn thấy tương lai của mình trong tư thế xưởng sản xuất thứ hai của thế giới, sẵn sàng giành thị phần của Trung Quốc.

Donald Trump phá hy vọng của Việt Nam

Nhưng việc tân tổng thống Mỹ Donald Trump chống lại TPP có thể thay đổi ván cờ. Bài báo nhắc lại sự kiện vào tháng 11 vừa qua, màn hình đài CNN xem tại Việt Nam có lúc bị một tấm bảng màu xanh che khuất với dòng chữ : "Vì nội dung không thích hợp". Sau này mới biết là tổng thống tân cử Mỹ đã chỉ trích "hàng giả rẻ của Việt Nam" đe dọa tràn ngập nước Mỹ. Cho nên CNN đã tránh cho khán giả Việt Nam nghe thấy những lời tố cáo không hay ho này.

Trước mắt lãnh đạo Việt Nam hy vọng là các tập đoàn Walmart, Nike, Apple, Microsoft v.v có thể làm cho tổng thống Mỹ hiểu rõ hơn hay ít ra áp đặt một hiệp định song phương. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc lại trước Quốc Hội, ngày 18/11, là Việt Nam đã ký 12 hiệp định tự do mậu dịch và sẽ tiếp tục con đường hội nhập dù có TPP hay không.

Hiện tại đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á , theo thứ tự : Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam cũng nhìn đến hiệp định ký với Châu Âu mà Quốc Hội Pháp đã thông qua tháng 6/2016.

Hà Nội đặt hy vọng tăng trưởng vào "tất cả vì xuất khẩu" và đầu tư nước ngoài với những điều kiện bằng vàng : miễn thuế trong vòng 4 năm đầu, giảm một nửa thuế trong 9 năm sau, điều kiện dễ dàng về mặt bằng - bất kể thiệt thòi cho nông nghiệp, cộng thêm trợ giúp của chính phủ về cơ sở, thủ tục hành chính đơn giản, v.v… bấy nhiêu yếu tố ưu đãi mà các nhà đầu tư khó cưỡng lại, ngay cả trong khu vục.

Nhưng cái gì cũng có mặt trái. Mặt trái ở đây đối với Việt Nam là sự lệ thuộc vào nước ngoài chưa kể vấn đề phá hoại môi trường.

Ngoài ra, các tập đoàn nước ngoài nắm 2/3 xuất khẩu. Tác giả trên Le Monde Diplomatique ví von : Samsung hiện chiếm 60% hàng điện tử bán ra nước ngoài của Việt Nam. Nếu tập đoàn Hàn Quốc bị ho, như với vụ pin của Galaxy Note 7 bị cháy, thì Việt Nam sẽ bị cảm ngay.

Pháp : Penelopegate phá vỡ hình ảnh liêm chính của Fillon

Như đã nói ở trên, chính trường Pháp là chủ đề nổi bật nhất của các tuần báo Pháp, với vụ Penelopegate được nêu bật cho dù hồ sơ chính được dành cho các đề tài khác.

Tuần báo L’Obs chẳng hạn, đã dùng trang bìa để minh họa cho hồ sơ chính của tờ báo là Mặt Trận Quốc gia Front National, đảng cực hữu tại Pháp. Một chân dung đen trắng của bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu, lấp đầy trang bìa, trên miệng có dán một tờ giấy dính bên trên có ghi : "Những điều mà bà ta không nói với quý vị".

Bên cạnh hồ sơ đặc biệt đó, vụ Penelopegate dĩ nhiên đã được L’Obs khai thác với một câu hỏi mà tờ báo nào cũng đưa ra trong những ngày gần đây : "Liệu ông Fillon có thể tiếp tục bám trụ được không ?" trước các tiết lộ liên tiếp, và có thể là chưa dứt, nhắm vào ông.

Bài viết trên tuần báo L’Obs đã nhấn mạnh đến sự kiện là hình ảnh một con người liêm chính mà ông François Fillon từng cố giữ gìn đã vỡ tan.

Theo tạp chí L’Obs, ông Fillon đã luôn luôn cố gắng để cho tên tuổi của ông không bị vướng vào những vấn đề tiền bạc thấp hèn như cựu tổng thống Sarkozy. Thế nhưng vào lúc này, ông lại bị tình nghi là đã lẫn lộn giữa chính trị và một doanh nghiệp gia đình.

Báo giới Châu Âu mỉa mai đời sống chính trị Pháp

Tuần báo Courrier International, mà hồ sơ chính là "Các phương tiện chuyên chở" cũng đề cập đến vụ Penelopegate, nhưng dưới lăng kính của báo chí ngoại quốc. Ghi nhận chung của Courrier International là báo giới nước ngoài đã có thái độ hết sức phê phán trước một vụ tai tiếng bị cho là đặc thù của nền chính trị Pháp.

Courrier International đã nêu bật nhận xét của Bjørn Willum, thông tín viên tại Paris của đài phát thanh và truyền hình Đan Mạch, cho rằng nếu vu Penelopegate mà nổ ra tại Đan Mạch, thì "ông Fillon đã tiêu tùng từ lâu". 
Trả lời Courrier International, nhà báo này đã nêu lên ví dụ của đương kim thủ tướng Đan Mạch, đang bị rắc rối chỉ vì đã hay dùng công quỹ để mua bia uống hay trả tiền tắc xi.

Theo Willum, dư luận Đan Mạch rất ngỡ ngàng, khi thấy ông Fillon vẫn tiếp tục đi vận động tranh cử, dù bị dính líu vào một vụ tai tiếng có quy mô như vụ PenelopeGate.

Tại Đan Mạch thì như vậy, còn tại các nước khác thì sao. Courrier International đã trích ý kiến trên một số tờ báo ngoại quốc, nhìn chung rất phê phán. Tờ báo Hà Lan Trouw, ngày 26 tháng Giêng chẳng hạn đã ghi nhận : "François Fillon đã mất đi hình ảnh thanh liêm của mình. Và vào lúc mà thái độ thiếu thiện cảm đối với các chính khách mạnh đến mức kỷ lục, ông có nguy cơ bị mất hết".

Tờ Die Zeit của Đức ngày 25 tháng Giêng cũng ghi nhận : "Ông Thanh Liêm của nền chính trị Pháp phải đối mặt với vụ tai tiếng cỡ bự đầu tiên". 

Còn báo Le Temps tại Thụy Sĩ thì đã tự hỏi hôm 27 tháng Giêng rằng : "Nếu François Fillon quả thực là đã trả lương cho vợ mình dù bà không làm gì cả trong hơn 10 năm, thì phải nghĩ sao về lời hứa giảm đáng kể số lượng công chức mà ông đã ghi trong cương lĩnh tranh cử có mục tiêu là cải tổ nước Pháp bằng biện pháp mạnh ?". 

Cùng ngày, tờ The Independent tại Luân Đôn cũng nhận định mỉa mai : "Sẽ không có ai lấy làm lạ nếu ông François Fillon không chịu từ bỏ cuộc đua, vì gian lận là yếu tố không thể tách rời của đời sống chính trị Pháp".

Riêng tờ Il Sole-24ore ở Ý dự báo : "Nếu không giải thích được một cách rõ ràng, mà chọn cách phản ứng cổ điển và bày tỏ thái độ công phẫn thường thấy nơi các vị tai to mặt lớn, thì ông ấy sẽ bị vụ tai tiếng đó ám quẻ trong suốt cuộc vận động tranh cử".

Fillon gặp khó, Macron hưởng lợi ?

Tạp chí L’Express cũng dành hồ sơ chính cho tình hình nội bộ Pháp, và trên trang bìa, đã đăng ảnh của ứng viên độc lập Emmanuel Macron, cựu bộ trưởng trong chính quyền Xã Hội với câu hỏi "Macron có thể thắng hay không".

Đối với tờ báo, ông Macron quả là đang gặp may, đặc biệt là với những khó khăn mà ứng viên cánh hữu Fillon đang gặp phải. Vào thời điểm này, ông Macron đang nằm trong tốp đầu của các ứng viên tổng thống 2017.

Thế nhưng, con đường phía trước đối với ứng viên tự nhận là người không thuộc bất kỳ phe nhóm nào sẽ rất gian nan. Ông được cánh hữu của đảng Xã Hội Pháp ủng hộ, nhưng sẽ vấp phải khó khăn khi tìm cách mở cửa về phía các cử tri thuộc cánh trung hữu.

Cũng liên quan đến ông Macron, tạp chí L’Obs đã nêu bật trường hợp tiến thoái lưỡng nan của bà Myriam El Khomri, bộ trưởng Lao Động trong chính phủ Pháp trong việc chọn ứng viên tổng thống để ủng hộ.

Là người cho đến nay luôn hậu thuẫn cho ứng viên Manuel Valls, cựu thủ tướng, trong cuộc bầu cử sơ bộ bên đảng Xã Hội, khi ông Valls bị thua ông Benoit Hamon, bà như bị mất phương hướng.

Lý do rất đơn giản : Trên nguyên tắc, với tư cách là đảng viên đảng Xã Hội, bà phải ủng hộ ứng viên của đảng là ông Hamon. Thế nhưng ứng viên này lại từng công khai tuyên bố là nếu được lên cầm quyền, ông sẽ yêu cầu xóa bỏ đạo luật về lao động mang tên bà Khomri.

Liên Hiệp Châu Âu trong tầm nhắm của Donald Trump

Trong số các tuần báo Pháp, Le Point là tờ hiếm hoi đã dành hồ sơ chính cho Donald Trump, với chân dung tân tổng thống Mỹ chiếm trọn trang bìa, dưới hàng tựa lớn : "Sự va chạm giữa các nền văn minh", mô phỏng tựa đề khảo luận nổi tiếng của Samuel Hungtinton "The Clash of Civilizations" xuất bản năm 1993. Bên dưới hàng tựa lớn, Le Point giải thích : Ông Trump đã làm thế giới đảo lộn như thế nào.

Trong số những chi tiết được nêu lên, Le Point đặc biệt chú ý đến sự kiện các thủ đô lớn trên thế giới đang chăm chú theo dõi xem người được cử làm ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ xử sự như thế nào, với câu hỏi liệu ngoại trưởng Mỹ có thể làm cho tổng thống Trump bình tĩnh hơn hay không ?

Câu hỏi này được đặt ra vì lẽ Châu Âu đặc biệt sững sờ trước các dự án chống Liên Hiệp Châu Âu của tân tổng thống Mỹ. Le Point đã trích dẫn một đại sứ của Hoa Kỳ tại Bruxelles sắp rời bỏ chức vụ đã không ngần ngại gọi ê kíp lãnh đạo mới tại Washington là "một lũ điên".

Le Point nêu bật hai ví dụ về quan điểm chống Liên Hiệp Châu Âu của ông Donald Trump. Liên quan đến đồng tiền chung Châu Âu là euro, tân chủ nhân Nhà Trắng từng nói đồng tiền đó đang trên đà tiêu vong, và có thể bị sụp đổ trong vỏn vẹn một năm hay một năm rưỡi tới đây. Về định chế Liên Hiệp Châu Âu, ông Trump cho rằng cần phải xem xét lại.

Đối với Le Point, rõ ràng "Lục Địa Cũ – tức là Châu Âu – đang trở thành đối tượng công kích mới của ông Trump. Ông có vẻ rất muốn đánh Liên Hiệp Châu Âu về kinh tế, và đánh NATO về quân sự". Một trong những sách lược của ông Trump là "lợi dụng vụ Anh Quốc rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu để ưu đãi Luân Đôn về phương diện thương mại".

Vấn đề, theo Le Point, Bruxelles vẫn chưa tìm ra được cách đối phó với tân tổng thống Mỹ, thậm chí Ủy Ban Châu Âu – định chế tương đương với chính phủ Châu Âu – đã im thin thít và không hề đáp trả tuyên bố của ông Trump theo đó Brexit là một điều "tuyệt vời".

Trọng Nghĩa

Published in Việt Nam