Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Xuân Ất Mão 1975 : Tại sao Sài Gòn vẫn tưng bừng ăn Tết ?

Nguyễn Tiến Hưng, BBC, 06/02/2024

Sáng sớm ngày mùng một Tết Ất Mão (nhằm ngày 11/2/1975), Thủ tướng Trần Thiện Khiêm hướng dẫn Nội các đến Dinh Độc Lập chúc tết Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

saigon1

Đường phố đã lên đèn. Sài Gòn ‘đêm ba mươi’ thật nhộn nhịp. Người người tưng bừng đón giao thừa, chào đón ngày đầu Xuân.

Tuy bối cảnh của thời điểm ấy thật là khó khăn - với tình hình kinh tế ảm đạm và chiến trường sôi động, mọi người vẫn cố gắng quên đi những lo lắng để chúc nhau sức khỏe và may mắn trong năm mới.

Mà may mắn thật. Ngay buổi trưa hôm ấy đã có một tin thật vui. Sự kiện mà mọi người chờ mong bao nhiêu lâu nay thì bây giờ đã đến. Đài phát thanh bất chợt ngắt chương trình ca hát mừng Xuân để loan một tin nóng :

"Hãng Mobil khoan dầu ngoài khơi cho biết : ngày 11/2/1975 đã thực sự thu được lượng dầu với sản lượng là 430 thùng một ngày và 5.600 mét khối khí đốt".

Từ mùa Hè 1974, báo chí đã luôn luôn đăng tải những tin tức khả quan về dầu lửa ở thềm lục địa. Dư luận xôn xao, nhưng chưa ai trông thấy dầu, trừ một lượng rất nhỏ. Văn phòng Tổng thống đã yêu cầu hãng dầu gửi về Sài Gòn một thùng dầu thô và được đưa đến Biên Hòa.

Ngày Chiến sĩ Trận vong (3/11/1974), lúc sương mù vẫn còn lãng đãng trên đồi Nghĩa trang Quân đội, toàn thể nội các và nhân viên Văn phòng Tổng thống đã có mặt. Nghi lễ đặt vòng hoa bắt đầu, Tổng thống Thiệu châm lửa vào một vạc dầu lớn để ngay trước đài tưởng niệm.

saigon2

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu châm lửa vào vạc dầu đầu tiên để phúng viếng các chiến sĩ trận vong

Lửa bốc cháy sáng rực, át đi cả ánh bình minh lúc vừa hé rạng. Ban Quân nhạc chầm chậm cử bài Chiêu hồn tử sĩ, mọi người chắp tay vái lạy, cầu xin hương hồn các chiến sĩ anh hùng phù hộ cho đất nước trong giờ phút hiểm nghèo này.

Đó là ‘Ngày Chiến sĩ Trận vong’ cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

Bây giờ, bản tin của Mobil Oil giống như một món quà đầu Xuân chợt được gửi đến, mọi người lại vui vẻ ăn Tết mặc dù tình hình chiến sự đen tối. Người vui nhất có lẽ là Tổng thống Thiệu. Vài ngày sau Tết, ông gọi tôi vào Dinh Độc Lập để hàn huyên. Nhìn thấy nụ cười hiếm hoi, tôi chia sẻ được tâm tư của người lãnh đạo miền Nam. Biết đâu, biết đâu đấy, Trời đã gửi đến một tia sáng ở cuối đường hầm. Rồi ông nói : "Anh đi với tôi ra thăm giàn khoan xem sao".

Chỉ ba tuần trước, sau khi Phước Long thất thủ, ông đã phải viết hai lá thư liên tục (ngày 14 và 15 tháng 1/1975) cho Tổng thống Mỹ Gerald Ford mô tả tình trạng co cụm của người quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và yêu cầu tiếp viện. Trong thư có câu :

"Cường độ tấn công mãnh liệt của quân đội Bắc Việt, yểm trợ bằng hỏa lực và thiết giáp ồ ạt". Và ngược lại, "quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đếm từng viên đạn khi bắn để cầm cự được lâu hơn".

Nhưng cả hai thư đều không có hồi âm (như được ghi lại về trận chiến Phước Long trong cuốn sách Bức tử Việt Nam Cộng Hòa – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm – được xuất bản nay mai).

Tổng thống Thiệu đi thăm giàn khoan

Mấy hôm sau, Việt Tấn Xã loan tin :

"Hôm nay, 15 giờ, thứ hai, ngày 24-2-1975, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã rời Sài Gòn đi quan sát giếng dầu Bạch Hổ-1X khoan cách Sài Gòn chừng 200 cây số về hướng đông nam trên thềm lục địa Việt Nam... Cùng tham dự với tổng thống hôm nay có thủ tướng chính phủ Trần Thiện Khiêm, ông tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng, ông tổng cuộc trưởng Dầu hỏa và khoáng sản Trần Văn Khởi và ông tổng giám đốc Mobil Vietnam Peter Gelpke".

Tin tức từ Việt Tấn Xã được phổ biến rộng rãi. Thấy vậy, ngoài chiến trường, những người quân nhân trong hoàn cảnh cùng cực đã phấn khởi : "Người chiến sĩ mắt sáng ngời nghe tin xuân đang về ngàn nơi" (‘Mộng đêm Xuân’ - Tuấn Khanh).

Trên chuyến trực thăng bay ra khơi, xa xa khi nhìn thấy ngọn lửa cháy sáng rực trên vòm trời từ giàn khoan, vẻ mặt ông Thiệu tươi hẳn lên, ông nhìn thật chăm chú. "Bao giờ thì mới thực sự có dầu", ông quay lại hỏi. Tôi trả lời là theo Bộ Kinh tế ước tính dựa trên những thông tin của các hãng thì muộn lắm là tới cuối 1977.

Trên giàn khoan, khi chuyên gia trình bày về khả năng sản xuất, ông Thiệu lắng nghe mọi chi tiết. Chuyên gia kết luận rằng nếu có thêm sự khuyến khích (incentive) thì hãng có thể cố gắng để đào nhanh hơn. Trên chuyến bay về Sài Gòn, ông hỏi : "Khuyến khích làm sao để họ có thể xuất cảng thất nhanh ?". Tôi trình bầy vắn gọn là có thể xem xét lại hợp đồng rồi cho họ chia phần cao hơn, hoặc dùng những điều quy định về thuế má để cho họ ưu đãi khi bắt đầu xuất cảng dầu. Ngoài ra còn có thể quy định thời gian khai thác kéo dài hơn là theo hợp đồng họ đã ký. Ông Thiệu đồng ý ngay : "Được chứ, được chứ".

Trở về Bộ Kế hoạch, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về hồ sơ của những vị tiền nhiệm.

Hành trình đi tìm dầu lửa

Ngay từ cuối thập niên 1960, những tin tức thăm dò đã cho thấy thực sự có túi dầu lửa ở ngoài khơi. Cho dù không bằng túi dầu của Indonesia, một nước trong khối OPEC, dự trữ dầu lửa và dầu khí ở thềm lục địa miền Nam nằm trong một vùng rộng 500.000 cây số vuông thì không phải là nhỏ.

Trước hết là phải có một bộ luật về dầu lửa. Vì miền Nam chưa có kinh nghiệm nên đã nhờ Iran giúp đỡ. Iran dưới thời Quốc vương Mohammad Reza Shah thì rất gần gũi với Việt Nam Cộng Hòa cho nên đã đồng ý ngay. Như kỹ sư Trần Văn Khởi, Tổng Giám đốc Ủy ban Quốc gia Dầu hỏa, đã ghi lại trong bài "Những hợp đồng tìm dầu đầu tiên ở Việt Nam" (Tập san Việt học, Năm Nhâm Thìn 2022) :

"Đầu mùa Xuân năm 1971, các chuyên viên của National Iranian Oil Company (NIOC) đến Saigon và làm việc với chuyên viên của Ủy ban Quốc gia Dầu Hỏa… Trong ba tuần lễ, các chuyên viên Iran đã kể cho chúng tôi nghe nguồn gốc và tiến hóa của chế độ đặc nhượng dầu hỏa ở Trung Đông. Họ trình bày chi tiết những tranh chấp với các công ty dầu, ngay từ những năm đầu khởi công, tiếp tục qua việc thành lập OPEC năm 1960 (Organization of Petroleum Exporting Countries) mà Tổng trưởng Jamshid Amouzegar của Iran là một người đề xướng thành lập. Nghe chuyện dầu khí họ kể thấy còn hấp dẫn hơn là truyện Ngàn lẻ một đêm. Họ thẳng thắn trả lời các câu hỏi của chúng tôi, không tỏ vẻ dấu giếm chuyện gì cả.

Họ giúp soạn thảo một Hợp đồng đặc nhượng mẫu (Model Concession Agreement) để cùng với Luật Dầu hỏa và các sắc lệnh, nghị định liên hệ sẽ làm căn bản cho hồ sơ gọi thầu quốc tế. Chúng tôi thảo luận ngày này qua ngày kia cách thức và thủ tục gọi thầu, và những đề mục (bid items) của đề cung (offer), sao cho phản ảnh đúng những ưu tiên Việt Nam Cộng Hòa nhắm trong công cuộc tìm dầu, và sao cho việc thẩm lượng, so sánh các đề cung được dễ dàng, minh bạch, tránh mâu thuẫn và mơ hồ…

Việc giúp đỡ của các chuyên viên Iran thực sự đã rất hữu hiệu và bổ ích, (i) cho chúng tôi những bài học sâu rộng về kỹ nghệ dầu khí và tương quan với công ty dầu, (ii) soạn thảo một hợp đồng mẫu tiến bộ và đầy đủ, (iii) đúc kết những thủ tục gọi thầu và chọn lựa đề mục đề cung, sau này giúp việc gọi thầu và chọn thầu được suôn sẻ, nhanh chóng ; (iv) xác nhận tiềm năng dầu khí sáng sủa ở ngoài khơi, và (v) đã làm hết thảy công việc đó nhanh chóng vào đúng lúc mình cần".

Ban hành luật số 011/70

Luật Dầu hỏa Việt Nam Cộng Hòa được Tổng thống Thiệu ký và ban hành. Theo đó, thời gian các công ty tìm kiếm dầu được quy định là 5 năm, có thể gia hạn thêm 5 năm ; riêng thời gian sản xuất là 30 năm, có thể gia hạn thêm 10 năm. Đạo luật quy định cụ thể diện tích đặc nhượng tìm kiếm dầu hỏa, được chia thành từng nhượng địa, gọi là "lô". Mỗi nhượng địa không quá 20.000 km2. Mỗi công ty không được cấp quá 5 nhượng địa, tức không quá 100.000 km2.

Quy định này là khôn ngoan vì giúp có nhiều công ty cạnh tranh với nhau cũng như tránh dẫn đến tình trạng ngành dầu hỏa quốc gia phải phụ thuộc quá nhiều vào sự độc quyền của một công ty quốc tế.

Tới tháng 6/1971, Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc công bố sẽ cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu mỏ tại thềm lục địa với thể thức đấu thầu.

Toàn bộ vùng này nằm trong thềm lục địa miền Nam Việt Nam, được chia thành 61 nhượng địa, tức 61 lô. Trong đó 60 nhượng địa có diện tích tương đối bằng nhau, riêng nhượng địa thứ 61 rộng hơn với tổng diện tích khoảng 300.000km2.

Kết quả đo đạc địa vật lý năm 1970 của Công ty Ray Geophycical Madrel trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam để làm cơ sở cho các công ty đấu thầu.

Những bước tiến về nỗ lực thăm dò, khai thác dầu hỏa của Việt Nam Cộng Hòa được đánh giá là rất nhanh chóng so với các nước khác (với thời gian thăm dò kéo dài tới 10 năm).

Năm 1973, vừa hô lên đã có bao nhiêu hãng dầu quốc tế nhảy vào, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Hai vòng đấu thầu năm đó cũng đã mang lại được 17 triệu đôla. Giá trị về tâm lý của số tiền này còn lớn hơn gấp mấy lần. Năm 1974, người kế nhiệm ông Ngọc là Nguyễn Đức Cường, Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ, lại thu được trên 30 triệu đôla do các hãng dầu nộp thêm. Đây là số tiền tuy nhỏ nhoi nhưng thật quý giá vào lúc đó, khi dự trữ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chẳng còn bao nhiêu.

Chính phủ cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 cây số vuông. Đó mới chỉ là 16,4% của thềm lục địa.

saigon3

Các lô đặc nhượng đầu tiên được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phân chia trên thềm lục địa Việt Nam : 8 lô trúng thầu được đóng bìa da với 4 màu khác nhau cho bốn công ty trúng thầu : xanh nhạt (Mobil), xanh biển (Sunningdale), đỏ (Esso) và nâu (Pecten) - Ảnh : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Vết sáng trên bầu trời ảm đạm

Mùa Hè 1974, giữa bối cảnh lạm phát phi mã và những tin tức bi đát về viện trợ, lại có những tin vui được loan đi liên tục. Các hãng thăm dò dầu lửa báo cáo đã thực sự tìm thấy dầu trên thềm lục địa. Ngày 17/8/1974, hãng Pecten đào được dầu ở lô 08-TLD, đặt tên là Hồng-1X.

Kết quả cho thấy có dầu dưới độ sâu 1.374 mét. Rồi giếng thứ hai, Dừa 1-X, trong cùng một diện tích lại tìm được khả năng dầu thô và dầu khí còn cao hơn. Thử nghiệm cho thấy tất cả có hai nguồn : mỗi nguồn có khả năng khai thác ngay 1.514 thùng dầu thô mỗi ngày và 5,8 triệu thước khối (cubic feet) dầu khí.

Tới tháng 10/1974, hãng Mobil khoan giàn Bạch Hổ 1 (White Tiger), tại lô 04-TLD, xác định là thực sự có "lượng dầu quan trọng" dưới độ sâu trên 2,7 cây số (9.000 feet).

Rồi Bạch Hổ tiếp tục thử nghiệm ở độ sâu trên 9.000 feet cho thấy khả năng của túi dầu có thể khai thác là 2.400 thùng dầu thô (3.400 lít) và 25.000 thước khối dầu khí một ngày.

Hãng Marathon và Union Texas quyết định khoan giếng đầu tiên vào cuối 1974.

Một sự trùng hợp lạ lùng : hai hãng Esso và Sunningdale có kế hoạch khoan dầu – lại đự định đào dầu vào chính ngày 30 tháng Tư 1975.

Dựa trên báo cáo của các hãng tìm dầu, khả năng xuất cảng được ước tình là vào năm 1977 Việt Nam Cộng Hòa sẽ có thể xuất cảng dầu lửa từ 6 giàn khoan với số tiền là 1 tỷ USD mỗi năm - với giá dầu thô (vào lúc ấy) chỉ là 12 USD mỗi thùng.

Như vậy là ông Trời đã gửi đến một vì sao cứu tinh ? Đang khi xoay xở chỉ có 300 triệu đôla để mua xăng nhớt, tiếp liệu mà cũng không thành công, bây giờ có khả năng là dầu sẽ mang tới cả tỷ đôla.

Ngoài giá trị vật chất, nó còn có một giá trị tinh thần : số tiền này đã mang đến một niềm hy vọng – dù chỉ là hy vọng dang dở - cho cả lãnh đạo lẫn người dân miền Nam.

Khi nộp đơn đấu thấu, dù các công ty chưa biết có thực sự đào được dầu hay không và còn phải chi tiêu nhiều tiền cho công việc tìm kiếm, nhân sự, giàn khoan, mà họ đã phải nộp tiền trước.

Như vậy là chắc chắn lắm rồi ? Miền Nam có thể nghĩ tới khả năng phát triển lâu dài và bền vững.

saigon4

Ảnh chụp vệ tinh đảo Trường Sa Lớn

Ba điểm đáng lưu ý về dầu khí

Trở lại quá trình tìm kiếm dầu lửa, chúng tôi xin ghi lại nơi đây 3 điểm đáng lưu ý :

1. Trong chuyến viếng thăm giàn khoan dầu cùng với Tổng thống Thiệu, các chuyên gia còn cho biết rằng : Túi dầu lửa lớn của Việt Nam Cộng Hòa ở quần đảo Trường Sa có ăn thông vào với túi dầu của Indonesia. Như vậy, ta có thể hỏi liệu Indonesia – một trong những thành viên của tập đoàn dầu lửa OPEC - đã và đang khai thác dầu lửa (và dầu khí) của Việt Nam ?

2. Mùa Xuân 1975, hãng GSI (Geophysical Service Incorporation (GSI) bắt đầu khảo sát dầu lửa ở vùng Duyên hải miền Trung lên tới vĩ tuyến 17. Hai tàu được dùng vào công cuộc khảo sát là Dunlap và Cecile Green. Hãng GSI đã có kế hoạch bán tài liệu kỹ thuật về kết quả khảo sát cho những hãng nào muốn tham gia tìm và đào dầu ở khu vực này. Việt Nam Cộng Hòa cho GSI khảo sát với điều kiện sẽ phải chia 50% lợi nhuận thu được cho chính phủ.

3. Có lần chúng tôi được nghe một anh phi công trực thăng người Pháp nói : "Theo kinh nghiệm làm việc cho các hãng dầu lửa nhiều năm, tôi thấy ở nơi nào có nhiều tôm là có dầu lửa". Tôi liền hỏi : "Vậy anh nghĩ Việt Nam có dầu ở đất liền không ?". Anh ta vui vẻ trả lời : Tôi không biết rõ, nhưng tôi nghĩ rằng các ông có dầu lửa ở Đồng bằng Cửu Long".

Thực hư không biết, nhưng đầu năm 1975, qua sự giới thiệu của Trung tướng Đặng Văn Quang (Cố vấn Quân sự của Tổng thống Thiệu), đại diện của một hãng dầu lửa quốc tế ở Hồng Kông (chúng tôi không nhớ tên) đã đến Bộ Kế hoạch để trình bày rằng họ đã tìm thấy dầu khí ở vùng Đồng bằng Cửu Long. "Ở đâu ?", tôi vội vàng hỏi. "Chúng tôi không thể trả lời ông được, vì phải chi phí tốn kém mới có những thông tin này". Họ đề nghị chính phủ hai điểm : thứ nhất, cho công ty đào ngay mà không phải qua thủ tục đấu thầu, thủ tục hành chánh rườm rà ; và thứ hai, khi khai thác và xuất cảng được dầu thì sẽ chia đều 50% giữa họ và Chính phủ.

Chúng tôi báo cáo với Tổng thống Thiệu và ông chỉ thị phải xúc tiến ngay.

Tại Bộ Kế hoạch, anh em hết sức vui mừng. Đặc biệt là Kỹ sư Nguyễn Kim Cương, nguyên Tổng Giám đốc Ngân sách Ngoại viện. Vui mừng vì triển vọng thành công của Kế hoạch Ngũ niên 1976-1980 là trông thấy. Kế hoạch này nhằm tiến tới tự túc tự cường và hết còn phải phụ thuộc vào "viện trợ Mỹ".

Thế nhưng niềm vui của ngày Tết Ất Mão đã qua mau. Nó như môt tia sáng đã lóe lên rồi vụt tắt !

Tới ngày 10/3/1975 thì những tiếng đại pháo đã vang rền trên bầu trời Ban Mê Thuột, rồi tới Huế, Đà Nẵng, Xuân Lộc…

***

Nhìn lại lịch sử, ta thấy ông Trời đã ban phát cho nhân dân Việt Nam một tài nguyên lớn lao. "Tiền rừng" thì chẳng có là bao, nhưng "bạc biển" thì cất kỹ ở ngay ngoài khơi.

Những thành công ban đầu của Việt Nam Cộng Hòa đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành dầu lửa và dầu khí của Việt Nam ngày nay. Và mỏ dầu Bạch Hổ vẫn tiếp tục đóng vai chủ lực. Trong những thập niên qua, xuất cảng dầu lửa và dầu khí đã mang tới cả trăm tỷ đôla. Theo Statistica Reseach thì năm 2012, trị giá xuất cảng dầu đã lên tới 8,3 tỷ USD (cao nhất).

Ấy là chưa kể túi dầu ở Trường Sa Lớn. Nếu như thông tin của chuyên gia Mobil Oil về túi dầu của Việt Nam ăn thông với những mỏ dầu của Indonesia (như đề cập trên đây) là chính xác thì thật là thiệt thòi cho Việt Nam trong bao nhiêu năm qua.

Ngày Tết Giáp Thìn, chúng ta cầu mong cho tiềm năng dầu lửa ở Trường Sa sẽ mãi mãi thuộc về sở hữu của người dân Việt.

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn : BBC, 06/02/2024

**************************

Hoạt động thăm dò dầu khí ở miền Nam trước năm 1975

PetroTimes, 01/05/012

Theo các tài liệu lưu trữ, trong thời kỳ 1954 đến 1961 đã không có bất kỳ hoạt động khảo sát địa chất dầu khí nào được tiến hành ở miền Nam Việt Nam. Năm 1967, với hy vọng có dầu khí ở thềm lục địa do khảo sát địa vật lý mang lại, Nha Tài nguyên thiên nhiên thuộc Bộ Kinh tế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa được giao nhiệm vụ soạn thảo Luật Dầu hỏa, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của Iran.

Ngày 1/12/1970, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban hành Đạo luật Dầu hỏa số 011/70 ấn định việc tìm kiếm, khai thác dầu mỏ cùng điều kiện thuế khóa và hối đoán liên quan. Báo Năng lượng Mới xin giới thiệu tóm lược về hoạt động thăm dò dầu khí ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

saigon5

Hoạt động thăm dò, khảo sát của Naval Oceanographic Office ngày nay. Trước đó, từ năm 1964, đơn vị này đã tiến hành khảo sát địa chấn ở Biển Đông và vịnh Thái Lan (ảnh Victor Cornin)

Nghiên cứu địa chất – địa vật lý

Năm 1966, theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế Châu Á của Liên Hiệp Quốc (ECAFE), các nước trong khu vực thành lập Ủy ban Điều phối chương trình điều tra khoáng sản ngoài khơi Châu Á (CCOP) (tháng 10-2001 đổi tên là Ủy ban Điều phối các chương trình khoa học địa chất ở Đông và Đông Nam Châu Á) nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực triển khai thăm dò và tìm kiếm tài nguyên khoáng sản ở ngoài khơi.

Năm 1967, Cơ quan Hải dương học Mỹ tiến hành khảo sát toàn bộ thềm lục địa Nam Việt Nam bằng từ hàng không (tỉ lệ 1/250.000, tiết diện 10 gamma). Tiếp theo, năm 1967-1968 Công ty Alping Geophysical Corporation cũng triển khai nghiên cứu ở vùng này.

Năm 1968, Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành đo từ hàng không phần phía nam của Việt Nam Cộng hòa, chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phần biển nông ven bờ. Cũng trong năm này, nhiều công ty của Anh tiến hành thăm dò địa chấn sơ bộ ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Kết quả phát hiện một tầng trầm tích dày khoảng 3-4km có cấu trúc cấu – kiến tạo khá thuận lợi cho việc chứa dầu.

Năm 1969, Naval Oceanographic Office tiến hành khảo sát địa chấn ở Biển Đông và vịnh Thái Lan với mạng lưới tuyến có chiều dài hơn 16.000km. Công ty Ray Geophysical "Mandrel" đã tiến hành đo địa vật lý ở vùng thềm lục địa miền Nam và vùng phía nam Biển Đông với tổng số vào khoảng 3.482km tuyến.

Kết quả các khảo sát này được đăng trên tạp chí của CCOP, đã hấp dẫn các công ty dầu quốc tế quan tâm đến tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Một số nước trong vùng Đông Nam Á như Brunei, Malaysia,

Indonesia tiếp cận vùng Biển Đông đối diện với Việt Nam, đã phát hiện và khai thác dầu từ lâu. Do vậy, một nhóm công ty dầu quốc tế đã hợp tác thuê Công ty Ray Geophysical "Mandrel" thực hiện chương trình khảo sát địa chấn, từ và trọng lực tương đối chi tiết hơn trên thềm lục địa Việt Nam. Khoảng 8.400km tuyến địa vật lý đã được khảo sát trong 2 năm 1969 và 1970 theo mạng lưới 30km x 40km.

Đầu năm 1970, Công ty Mandrel đã tiến hành đo đợt hai ở phía nam Biển Đông và dọc theo bờ biển miền Nam với khối lượng 8.639km tuyến địa vật lý, bảo đảm mạng lưới tuyến 30km x 50km kết hợp giữa các phương pháp địa chấn, trọng lực và từ. Tổng khối lượng nghiên cứu địa vật lý thực là 9.935km tuyến.

Các tuyến địa vật lý khu vực của Công ty Mandrel cũng như các công ty khác đã cho phép lập các sơ đồ đẳng thời tỉ lệ 1/500.000, cho thấy các tầng phản xạ, chiều dày tối thiểu của lớp trầm tích nơi này có thể hơn 2km. Qua đó có thể xác định được một số đơn vị cấu trúc như đới nâng Khorat, đới nâng Côn Sơn, 3 bồn trầm tích: Sài Gòn – Brunei (sau là bể Nam Côn Sơn), Mekong (sau là bể Cửu Long) và vịnh Thái Lan (sau là bể Malay – Thổ Chu) đều có triển vọng chứa dầu rất cao.

Chuẩn bị gọi thầu

Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, dầu khí thế giới đã có những chuyển biến quan trọng. Năm 1960, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được thành lập. Một số nước trong OPEC đã bắt đầu áp dụng một vài kiểu hợp đồng khác với đặc nhượng : hợp đồng phân chia sản phẩm – PSC (Iran, Indonesia), hợp đồng dịch vụ (Iran, Venezuela) và hợp đồng đồng điều hành – JOC (Algerie, 1969). Tại các hợp đồng phân chia sản phẩm và dịch vụ như ở Iran, Indonesia và Venezuela, công ty dầu trở thành nhà thầu chịu trách nhiệm sản xuất và được chia tỉ lệ dầu sản xuất 40/60, 25/75 v.v… với nước chủ quyền hoặc được nước chủ quyền trả phí dịch vụ bằng dầu. Ở Venezuela, hợp đồng dịch vụ được Công ty Dầu khí Venezuela (CVP) áp dụng kể từ năm 1968. Ở Iran, năm 1966, Công ty Dầu của Pháp là ERAP nhận làm dịch vụ tìm và sản xuất dầu cho Công ty Dầu quốc gia của Iran (NIOC) để nhận tiền công bằng số dầu do hai bên thỏa thuận. Thực ra, sau một thời gian dài áp dụng hợp đồng đặc nhượng, các nước này đã tích lũy được kinh nghiệm và đủ mạnh về kỹ thuật và tài chính, nên đã thành lập Công ty Dầu khí quốc gia Pertamina ở Indonesia, NIOC ở Iran, CVP ở Venezuela v.v… Đặc biệt, Mexico là nước phản ứng mạnh nhất và tiến bộ nhất bằng việc quốc hữu hóa công nghiệp dầu mỏ với sự thành lập Công ty Dầu quốc gia PEMEX. Nói chung, qua các hợp đồng này, chủ quyền mỏ dầu thuộc về nước có dầu chứ không còn thuộc về công ty dầu như trong hợp đồng đặc nhượng.

Cuối năm 1970, Công ty Conoco (Mỹ) tiếp xúc với Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa để tìm hiểu về hợp đồng đặc nhượng. Hai kỹ sư Võ Anh Tuấn (Nha Tài nguyên thiên nhiên) và Trần Văn Khởi (lúc bấy giờ là Trưởng phòng Đầu tư, Bộ Kinh tế) được giao nhiệm vụ làm việc với Conoco để tìm hiểu về công nghiệp dầu khí. Conoco đề xuất nên cấp những lô đặc nhượng lớn để việc khai thác được tối ưu, không nên quan hệ với các công ty khổng lồ như Shell và Esso vì các công ty này có thể chỉ giữ chỗ vì đang bận rộn với những mỏ dầu ở những nơi khác. Conoco chỉ mong muốn được thương lượng với chính quyền Việt Nam Cộng hòa để xin cấp một lô lớn ít nhất là 10.000km2, mà không cần phải qua đấu thầu. Sau này, Conoco đã không dự thầu.

Ngay sau khi thành lập Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản, Văn phòng Tổng cuộc đã mời các chuyên gia luật và kỹ thuật của Iran giúp soạn thảo bản hợp đồng đặc nhượng mẫu và các văn kiện và gọi thầu, sau đó mời một luật gia người Anh chuyên ngành dầu mỏ để tham khảo thêm ý kiến. Đạo luật Dầu hỏa không quy định phải có đấu thầu. Nhưng các chuyên gia tư vấn góp ý là nên tổ chức những cuộc gọi thầu rộng rãi, không nên thương lượng song phương. Các văn kiện gọi thầu gồm thông báo ý định tiến hành tìm kiếm và khai thác dầu ở thềm lục địa, thư mời, bản "vấn đề lục" và hợp đồng mẫu. Trong "đề cung" (offer) dự thầu, các công ty phải nêu ra năng lực, kế hoạch, kinh nghiệm, khả năng kỹ thuật, khả năng tài chính cho việc tìm dầu và ý định khác của họ như việc đào tạo công nhân viên Việt Nam trong ngành công nghiệp này.

Sau này, khi kết quả đấu thầu được công bố vào tháng 7/1973, Văn phòng tiến hành in hợp đồng đặc nhượng chính thức để chuẩn bị việc ký kết với các công ty dầu vào tháng 8/1973. Việc in ấn hợp đồng được giao cho nhà in SAIGON, song Văn phòng lại phải hằng ngày có mặt tại nhà in trên đường Trần Quốc Toản hiện nay, để theo dõi, đôn đốc, sửa lỗi morate, kiểm tra số trang trước khi đóng tập. Trong đợt 1 cấp quyền đặc nhượng, 32 bản hợp đồng chính (16 bản tiếng Anh và 16 bản tiếng Việt) cho 8 lô trúng thầu được đóng bìa da với 4 màu khác nhau cho bốn công ty trúng thầu : xanh nhạt (Mobil), xanh biển (Sunningdale), đỏ (Esso) và nâu (Pecten). Các bản chính này được dùng để ký kết và mỗi bên giữ 2 bản. Một số bản phụ với bìa giấy trắng dày có chữ theo 4 màu nói trên được in thêm để sử dụng khi cần và để lưu trữ.

Ranh giới thềm lục địa – những tranh chấp

Sau khi cùng với luật sư Vương Văn Bắc (Ủy viên Ủy ban Quốc gia Dầu hỏa) và Giám đốc Trần Văn Khởi dự Hội thảo về pháp luật dầu hỏa do ECAFE tổ chức ở Bangkok năm 1971, Nguyễn Văn Vĩnh được Văn phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu tập tài liệu ECAFE này để vẽ bản đồ ranh giới tạm thời thềm lục địa miền Nam chủ yếu ở phía đông trong khu vực từ Phan Thiết ra đến khu vực biển có độ sâu 200m và từ kinh tuyến 1100 xuống phía nam và vòng qua vịnh Thái Lan. Miền Trung có thềm lục địa hẹp dự kiến sẽ được khảo sát và phân lô sau này. Đường cơ sở dùng để xây dựng ranh giới thềm lục địa vào thời điểm đó là đường chính giữa tính từ đất liền hoặc hải đảo của mỗi nước trong vùng Biển Đông. Các đảo chính được sử dụng làm đường cơ sở là Phú Quý, Côn Sơn, Hòn Khoai, Thổ Chu, Pirates và Phú Quốc.

Chính sự bất đồng quan điểm về hải đảo được chấp nhận hay không giữa các nước đã tạo ra 2 vùng tranh chấp giữa Việt Nam với Indonesia, Malaysia. Tại thời điểm này, Indonesia và Malaysia đã ấn định đường ranh giới thềm lục địa ở Biển Đông rồi, còn ở phía tây, Thái Lan và Campuchia chưa chính thức công bố ranh giới.

Ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia, đã có những phần lấn vào nhau tạo ra một vùng tranh chấp rộng nhất, khoảng 25.000km2. Đường chính giữa của Việt Nam là đường cách đều giữa đảo Côn Sơn (chỉ cách bờ biển khoảng 70km) và bờ biển Kalimantan. Indonesia chọn đường chính giữa của đảo Natuna (cách bờ biển của họ 150km) và bờ biển Việt Nam. Không bên nào chấp nhận đảo của đối phương làm đường cơ sở.

Giữa Việt Nam và Malaysia, vùng tranh chấp rộng khoảng 15.000km2 nhưng không quá căng thẳng về đường cơ sở vì những hòn đảo phía tây Malaysia như Trengganu tương đối khá gần bờ biển của họ.

Năm 1972, Việt Nam và Campuchia đã có một cuộc họp sơ bộ về thềm lục địa giữa hai cơ quan dầu mỏ tại Phnôm Pênh. Campuchia không đồng ý đường ranh giới của Việt Nam lấy đảo Phú Quốc và một số đảo nhỏ làm đường cơ sở. Nguyễn Văn Vĩnh đã thuyết trình về đường ranh giới này với phía Campuchia. Cuối cùng hai bên đồng ý không đưa ra giải pháp nào mà chỉ nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm của nhau trước khi tiến đến một phiên họp cấp cao hơn. Đột nhiên vào tháng 8/1974, dù chưa chính thức công bố đường ranh giới, chính quyền

Campuchia vẫn cho phép tổ hợp Elf – Esso mang tàu khoan dầu Glomar IV vào khoan bên trong ranh giới thềm lục địa Việt Nam về phía tây nam đảo Phú Quốc, Việt Nam Cộng hòa đã phản kháng và yêu cầu chính quyền

Campuchia cho ngừng ngay hoạt động khoan ở bên trong ranh giới thềm lục địa Việt Nam đã công bố. Vào giữa tháng 9/1974, tàu Glomar IV đã nhổ neo rời khỏi vị trí khoan.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh nguyên là Giám đốc Cuộc Dầu hỏa của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản kể lại: "Cả sáu người của Văn phòng cùng nhau chia sẻ mọi công việc cần phải làm, dịch bản hợp đồng đặc nhượng gốc tiếng Anh sang tiếng Việt.

Để kịp trình Ủy ban Quốc gia Dầu hỏa cứu xét cho việc chuẩn bị đấu thầu, cả nhóm cùng nhau thức đêm hôm, nhất là trong giai đoạn thực hiện in roneo 2 bản hợp đồng đặc nhượng mẫu tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài cái máy roneo và giấy được Bộ Kinh tế cấp, những vật tư văn phòng khác như cái đục lỗ, kẹp Acco và những thứ lặt vặt khác, Văn phòng phải đi lùng mua ở chợ trời nơi bán hàng phế thải Mỹ.

Bà Trước đánh máy, chúng tôi chữa lỗi từng trang stencil đến mờ mắt trong ánh sáng yếu ớt của văn phòng vào ban đêm, quay roneo trên giấy trắng cỡ 21cm x 33cm, in bìa, đục lỗ rồi kẹp đóng thành tập dày khoảng 1cm. Các hợp đồng đặc nhượng mẫu này cùng với các văn kiện khác sẽ được trao cho các công ty tham khảo trước khi dự thầu. Toàn bộ các văn bản này đã được Văn phòng hoàn tất trong vòng 6 tháng và đã được Ủy ban Quốc gia Dầu hỏa chấp nhận".

 

(Theo Lịch sử Dầu khí)

Nguồn : PetroTimes, 01/05/2012

Published in Diễn đàn
mardi, 05 décembre 2023 14:56

Cuộc chạy đua săn lùng dầu hỏa

Nhiều người vẫn kỳ vọng COP28 là hội nghị khí hậu quốc tế đầu tiên bàn về "tương lai năng lượng hóa thạch". Trong năm 2022-2023, các đại tập đoàn dầu khí trên thế giới tiếp tục đầu tư hàng chục tỷ đô la để được khai thác "vàng đen" tại hơn 50 quốc gia. Venezuela muốn chiếm đoạt vùng Essquibo của Guyana bởi đây là một mỏ dầu nhiều tiềm năng và Guyana có thể trở thành một Koweit ở Nam Mỹ.

dauhoa1

Một con tàu bồi cát xây đảo nhân tạo lập cảng để sản xuất dầu ở cửa sông Demerara ở Georgetown, Guyana. Ảnh chụp ngày 12/04/2023. AP - Matias Delacroix

Tháng 11/2023 Reclaim Finance, một tổ chức phi chính phủ chuyên quan sát về tác động của các hoạt động tài chính đối với môi trường và nhất là đời sống của con người - trụ sở tại Paris, ghi nhận vẫn không thiếu các dự án mới khai thác dầu khí trên thế giới.

Trong hai năm trở lại đây, tại 58 quốc gia, 200 tập đoàn tư nhân và của nhà nước đã khởi động 437 dự án đầu tư trong ngành dầu khí. Tổng đầu tư lên tới 528 tỷ đô la chỉ riêng cho các khâu "khai thác và sản xuất". Điểm đến của số tiền khổng lồ đó tập trung vào Qatar, Ả Rập Xê Út, Brazil, Mỹ và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Riêng nước Nga, không nhận được nhiều đầu tư như các đối tác vừa nêu nhưng lại là nơi chiếm được nhiều dự án hơn cả, đứng trước Na Uy.

Ai tài trợ cho 437 dự án đầu tư mới vừa nêu ? Theo Reclaim Finance, tập đoàn quốc gia Ả Rập Xê Út Aramco dẫn đầu, kế tời là ExxonMobil của Mỹ. Đứng thứ ba là Petrobras của Brazil.

Cũng trong giai đoạn 2022-2023 do tác động của lạm phát đè nặng lên tăng trưởng của Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden, người từng đắc cử nhờ cam kết sẽ "không có thêm một giếng dầu nào khác trên đất Mỹ", đã cho phép tập đoàn ConocoPhillips khởi động một dự án "khổng lồ" tại Alaska. Tập đoàn dầu khí của Anh BP được phép thăm dò và khai thác ngoài khơi vùng Newfoundland của Canada mặc dù đấy là một vùng biển thuộc bảo tồn.

Tại Luân Đôn, thủ tướng Anh Rishi Sunak tháng 7/2023 cấp giấy phép cho ít nhất 100 dự án ở Biển Bắc. Pháp cũng đang lao vào cuộc săn lùng dầu hỏa : tháng trước, tập đoàn Canada Vermilion vừa được phép khoan thêm 8 giếng dầu ở vùng Gironde, miền tây nam nước Pháp. Paris, từ 2017 đã thông qua một đạo luận dự trừ ngừng sản xuất dầu hỏa và khí đốt kể từ năm 2040.

Nước Nga của tổng thống Vladimir Putin hoàn toàn không có lý do gì để ngừng lại các dự án bạc tỷ với các đối tác Trung Quốc và kể cả Châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt phương Tây ban hành từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraine. Các vương quốc dầu hỏa ở Trung Đông, các nhà sản xuất ở Châu Phi vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghiệp dầu khí.

Vương quốc dầu mỏ của Nam Mỹ và nguy cơ xung đột vũ trang

Không ồn ào như đại đa số các nhà sản xuất hay các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lâu đời của thế giới, tại Nam Mỹ, hai nước nhỏ là Surinam và Guyana sắp nổi lên như những "mỏ dầu" của thế giới. Tập đoàn dầu khí Pháp, TotalEnergies dự kiến dầu tư 9 tỷ đô la thăm dò lô 58 ngoài khơi Surinam với tiềm năng 200.000 thùng dầu/ngày.

Từng là thuộc địa cũ của Hà Lan, với chừng 600.000 dân cư và là một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực, Surinam kỳ vọng nhiều vào các nguồn tài nguyên ngoài khơi và đang mở rộng cửa đón tác tập đoàn của Mỹ, Trung Quốc và của Châu Âu.

Về phần Guyana, quốc gia duy nhất thuộc Khối Thịnh Vượng Chung của Anh Quốc ở Nam Mỹ trong hai năm vừa qua, GDP đã được nhân lên gấp 3 lần nhờ có dầu hỏa. Viễn cảnh dầu hỏa của Guyana bảo đảm 1 % nhu cầu tiên thụ cho toàn thế giới vào ngưỡng 2025 đã làm dấy lên lòng tham của Venezuela sát cạnh. Guyana có đường biên giới chung với Brazil, Surinam và Venezuela cũng chính con sông Essquibo được coi là đường biên giới tự nhiên giữa thuộc địa cũ của Anh Quốc với một mỏ dầu của thế giới tại Mỹ Latinh là Venezuela.

Vào lúc Caracas không phát huy được ngành công nghiệp dầu khí để phát triển thì trong vỏn vẹn 2 năm, GDP của Guyana được nhân lên gấp ba lần nhờ phát hiện những mỏ dầu ở ngoài khơi với trữ lượng ước tính tương đương với của Koweit hay của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nguồn sản xuất dầu hỏa lớn thứ 7 hiện nay trên thế giới.

Ngày 03/12/2023 Caracas tổ chức trưng cầu dân ý khẳng định chủ quyền với vùng Essquibo, trải rộng trên 160.000 km vuông, tương đương với 2/3 lãnh thổ của Guyana. Hơn 95 % những người được hỏi xem Essquibo thuộc về Venezuela. Kết quả đó làm dấy lên lo ngại Caracas viện cớ để lấn chiếm Guyana, tước đoạt các nguồn tài nguyên tại Essquibo.

Đây là một vùng đất với nhiều mỏ vàng, mỏ kim cường, đồng hay beauxite và dầu hỏa.

Đầu tháng 11/2023 Chevron chi ra 53 tỷ đô la mua lại Hess, cũng một tập đoàn năng lượng của Hoa Kỳ để được quyền đồng quản lý các mỏ dầu ở Guyana, bởi đây là những mỏ "vàng đen dễ khai thác". Theo tạp chí kinh tế Capital Economics, ngay cả trong trường hợp giá dầu dao động từ 25 đến 35 đô la một thùng, Chevron cũng đã có lãi.

Trên nguyên tắc trong hai năm nữa, sản xuất dầu thô của Guyana sẽ cao hơn so với của Anh Quốc hiện nay và kể cả của Venezuela. Đương nhiên trong những điều kiện đó chính quyền Guyana đang đàm phán lại các hợp đồng với các đại tập đoàn của Mỹ và cả với CNOOC của Trung Quốc.

Vấn đề gây lo ngại ở đây như giới trong ngành ghi nhận là lòng tham của Caracas, mà ai cũng biết, hai điểm tựa truyền thống của Venezuela là Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh là chủ nợ lớn nhất của chế độ Maduro và thậm chí Venezuela thanh toán trực tiếp cho chủ nợ bằng dầu hỏa. Còn Matxcơva là nguồn cung cấp đến 75 % vũ khí cho Caracas và các hãng dầu của Nga có ảnh hưởng rất lớn tại quốc gia Châu Mỹ Latinh này.

Lợi nhuận và sức khỏe con người

Trong cuộc chạy đua săn lùng dầu hỏa đó làm thế nào để các nhà khoa học thuyết phục được gần 200 phái đoàn tham dự hội nghị khí hậu COP28 ở Dubai từ bỏ năng lượng hóa thạch ?

Một nghiên cứu được tạp chí khoa học British Medical Journal công bố trước ngày COP28 khai mạc, năng lượng hóa thạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 5 triệu người trên thế giới. Tất cả là nạn nhân của hiện tượng ô nhiễm không khí, bụi và do tác hại của khí ozone.

Trong cương vị chủ nhà COP28 Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất dự trù đầu tư thêm 150 tỷ đô la từ nay đến 2027 để nâng cao"khả năng cung cấp về dầu khí" quốc gia.

Một tín hiệu đáng lo ngại khác được các tổ chức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người như Reclaim Finance báo động là "ngay cả các tập đoàn năng lượng chủ yếu là của Châu Âu như Shell, BP hay TotalEnergies đang thu hẹp lại những mục tiêu chống biến đổi khí hậu và những tham vọng phát triển năng lượng sạch". Tập đoàn Ý ENI mua lại Neptune Energy của Na Uy để tiếp tục đầu tư ở Bắc Âu. TotalEnergies của Pháp không che giấu là sẽ tiếp tục đầu tư vào những giếng dầu mới, tối thiểu là đến ngưỡng 2030. Điều đó không cấm cản lãnh đạo TotalEnergies thông báo những tham vọng và nỗ lực làm sạch môi trường. 

Chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn dầu hỏa Pháp Patrick Pouyanné phát biểu nhân một hội nghị quốc tế : "Chúng tôi sẽ đầu tư 40 tỷ đô la trong sáu năm sắp tới để đẩy mạnh năng lượng sạch, để giảm bớt lượng phát khi thải carbon trong các hoạt động của tập đoàn TotalEnergies. 40 tỷ đô la đó tương đương với từ 40 đến 50 % tổng đầu tư của tập đoàn với mục tiêu phát huy những công nghệ mới, cắt giảm CO2 và đóng góp cho một mô hình năng lượng mới".

Giáo sư đại học Paris Dauphine, chuyên về dầu khí Philippe Chalmin lưu ý trong một bảng xếp hạng gần đây về thiện chí của các hãng dầu khí hạn chế phát thải carbon, ENI của Ý đứng đầu, kế tới là TotalEnergies.

Trái lại từ COP21 ở Paris đến nay chưa bao giờ các đại tập đoàn của Mỹ cam kết về bất kỳ điều gì về một chiến lược chuyển đổi năng lượng. Cũng giáo sư Chalmin nhắc lại rằng, sở dĩ mà các hãng dầu khí tiếp tục đầu tư vào các dự án mới, bởi nhu cầu của thế giới còn tiếp tục tăng thêm : 

"Theo tôi Trung Quốc đang đặt ra nhiều vấn đề hơn rất nhiều so với các nước sản xuất dầu hỏa. Nói một cách thực công bằng, thì sở dĩ mà các nước sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa tiếp tục khai thác công nghiệp này là do nhu cầu của thế giới vẫn còn tiếp tục tăng thêm. Năm tới, mỗi ngày trung bình thế giới cần thiêu thụ khoảng từ 1,5 đến 2 triệu thùng dầu".

Trong báo cáo giữa tháng 11/2023 Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế AIE dự phóng nhu cầu tiêu thụ vào năm tới trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và có thể là sẽ "phá kỷ lục". Chỉ riêng trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc tiêu thụ hơn 17 triệu thùng dầu/ngày. Phải đợi đến khoảng 2030 nhu cầu chung của nhân loại mới tăng chậm lại.

Marc Antoine Eyl Mazzega đặc trách về khoa năng lượng tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI giải thích về thách thức rất lớn đặt ra cho các nền kinh tế đang phát triển và đây không phải là lúc để những nước như Ấn Độ hay Brazil, Trung Quốc chấp nhận giảm tiêu thụ về năng lượng. Những quốc gia này vẫn nghiện dầu hỏa :

"Tiêu thụ dầu hỏa tại các nước phương Tây giàu có, có chiều hướng giảm đi, tuy là giảm chậm hơn nhiều so với mong đợi từ phía các nhà khoa học. Vấn đề đặt ra là ở những nơi khác trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa đã tăng rất mạnh. Đành là có những giải pháp khác nhưng tất cả đều quá đắt và ngoài tầm tay của các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng về dân số đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải đi theo và đây là một áp lực vô cùng to lớn đối với những nền kinh tế đang trỗi dậy. Tôi muốn nói đến trường hợp của Ấn Độ, của nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á… Trong hoàn cảnh đó, dầu hỏa vẫn chiếm một vị trí trung tâm chi dù chúng ta đã bắt đầu nói đến đỉnh điểm vào khoảng 2030, kể từ đó tiêu thụ dầu trên thế giới sẽ bắt đầu tăng chậm lại trước khi sụt giảm".

Khó để phủ nhận những kết quả nghiên cứu khoa học báo động về nguy cơ năng lượng hóa thạch đè nặng lên sức khỏe con người. Khó để bác bỏ những kết luận dầu hỏa, khí đốt và than đá thải 80 % carbon là hâm nóng trái đất. Chấp nhận những kết quả nghiên cứu đó là một chuyện, nhưng từ bỏ năng lượng hóa thạch để đi tìm những "giải pháp thay thế" là một chuyện khác.

Trước khi COP28 hạ màn, Ả Rập Xê Út, hôm 05/12/2023 báo trước sẽ "tuyệt đối" chống lại việc khai tử năng lượng hóa thạch. Lập trường này được Nga và Trung Quốc tán đồng. 

Thanh Hà

Nguồn : RFA, 05/12/2023

Published in Diễn đàn

Sau tháng Tư đen tối, dầu hỏa thế giới chật vật lắm mới được tạm ổn định trong tháng 5/2020 với giá 30-35 đô la một thùng. Các nhà sản xuất thất điên bát đảo vì Covid-19. Nguy cơ virus corona khép lại thời đại vàng son của dầu lửa thêm cận kề. Virus corona phá hoại chiến lược phát triển của vương quốc dầu hỏa Saudi Arabia.

oil1

Ngay cả ả Riyad cũng đang khốn đốn vì dầu hỏa mất giá. Ảnh khu khai thác dầu Ras Al Jair - Rập Xê Út. AFP/Archivos

Vào đỉnh điểm mùa dịch Covid-19, như tất cả các lĩnh vực khác, dầu hỏa cũng lâm vào tình trạng "hàng bán không ai mua". Tháng 3/2020, Trung Quốc chưa nguôi ngoai, Hàn Quốc trong tâm dịch, và các nước châu Âu, đầu tiên là Ý rồi tới Pháp, Tây Ban Nha lần lượt "đóng cửa" chống virus corona lây lan rồi Covid-19 lan sang tới Hoa Kỳ. Giá một thùng dầu Brent của châu Âu mất giá hơn 50 % so với cùng thời kỳ năm ngoái và mất giá trên 40 % so với đúng một tháng trước đó.

Theo thống kê của Viện INSEE Pháp đây là mức "trượt dốc nhanh nhất trong 60 năm qua". Ngoài tác động của virus corona từng bước làm tê liệt kinh tế toàn cầu, cuộc đọ sức giữa hai nguồn cung cấp lớn nhất thế giới là Saudi Arabia và Nga tại hội nghị ở Vienna hôm 06/03/2020 càng "đổ thêm dầu vào lửa" dẫn đến sự "sụp đổ" về giá dầu trên các thị trường quốc tế.

Saudi Arabia và Nga đình chiến

Hơn một tháng sau, khủng hoảng y tế thêm trầm trọng, Mỹ đã can thiệp, thuyết phục Matxcơva và Riyad tìm được một sân chơi chung. Nga và Saudi Arabia cùng với các đối tác trong và ngoài khối các quốc gia xuất khẩu dầu lửa gọi tắt là OPEC và OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng dầu mỗi ngày - tương đương với 10% nhu cầu tiêu thụ của toàn cầu, trong hai tháng 5 và 6/2020.

Trong lịch sử của khối OPEC, chưa bao giờ các thành viên cùng với các đối tác ngoài OPEC mà đứng đầu là Nga lại đưa ra một quyết định mạnh tay như vậy. Thỏa thuận này được triển hạn đến tháng 5/2022 với mức độ cắt giảm "nhẹ" hơn.

Ứ đọng trên thị trường

Tuy nhiên trước khi có thỏa thuận dầu hỏa "lịch sử" nói trên, trên thị trường Mỹ, giá dầu WTI đã rơi xuống số âm trong phiên giao dịch 20/04/2020. Đơn giản là do các kho chứa dầu đã gần bị quá tải, trong lúc vàng đen vẫn trong tình cảnh "hàng bán không ai mua". Ngay cả khi nhóm OPEC+ cam kết cắt giảm sản xuất, thì chênh lệnh về cung và cầu cũng còn quá lớn : Thế giới vẫn "dư thừa" đến 20 triệu thùng dầu một ngày.

Tình trạng dầu rẻ sẽ kéo dài

Gần một tháng kể từ khi thỏa thuận giữa OPEC và các thành viên ngoài khối có hiệu lực, giá dầu "ngoi lên" trở lại ở mức 30-35 đô la một thùng như hồi đầu 2020. Ba yếu tố giải thích cho hiện tượng "tạm ổn định" này.

Một là mức sản xuất đang từ 42-43 triệu thùng/ngày rơi xuống còn 34 triệu thùng kể từ hôm 01/05/2020. Thứ hai là các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ không đủ sức chịu đựng trước sự sụp đổ của dầu lửa thế giới nên đã lần lượt ngưng hoạt động. Trong tháng 4/2020, thị trường mất đi gần 200.000 thùng dầu đá phiến của Mỹ. Yếu tố khá bất ngờ thứ ba, tuy không quan trọng lắm nhưng cũng góp phần giữ cho giá dầu ổn định đó là khả năng sản xuất của Kazakhstan bị thiệt hại đáng kể : virus corona đã len lỏi vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của quốc gia Trung Á này. 17.000 nhân viên phải "sơ tán" khỏi mỏ dầu Tenguiz.

Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về dầu hỏa Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS) nhận định :

"Rõ ràng là mức tiêu thụ dầu hỏa giảm trong năm nay và đây là lần đầu tiên hiện tượng này tái diễn kể từ năm 2009. Điều này cho thấy khủng hoảng y tế đã tác động như thế nào tới các hoạt động kinh tế. Kinh tế toàn cầu bị trì trệ. Tuy nhiên theo tôi, trong sáu tháng cuối năm nay, tình hình sẽ khả quan hơn. Trong tháng Tư vừa qua chẳng hạn, chỉ số tiêu thụ dầu hỏa giảm từ 20 đến 30% trên toàn cầu so với cùng thời kỳ năm ngoái. Trong lịch sử của ngành năng lượng dầu hỏa, thì đây là mức tệ hại chưa từng thấy kể từ năm 1945". 

Dù vậy cỗ máy kinh tế của Trung Quốc không khởi động lại một cách nhanh chóng như mong đợi, còn châu Âu thì "đang trông thấy khủng hoảng về kinh tế ở trước mặt". Nhiều nghiên cứu cho thấy với giá dầu ở mức trên dưới 35 đô la một thùng, ngay cả Saudi Arabia cũng điêu đứng. Gần như hoàn toàn lệ thuộc vào công nghiệp dầu lửa, Riyad chỉ có thể cân bằng ngân sách chi - thu với giá dầu khoảng 80 đô la một thùng. Tại Mỹ, nếu dầu hỏa thấp hơn ngưỡng 65 đô la tất cả các nhà sản xuất dầu đá phiến đều thua lỗ. Nga cần bảo đảm xuất khẩu dầu hỏa với giá trên dưới 50 đô la một thùng. Chuyên gia Francis Perrin phân tích tiếp :

"Tất cả các nhà sản xuất đều bị thiệt hại trong tình hình hiện nay, do giá dầu và mức tiêu thụ đang sụp đổ. Không một ai có lợi gì trong thời điểm này. Có điều mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là khả năng tài chính của từng quốc gia. Khi dầu hỏa mất giá, nguồn thu nhập của các nước xuất khẩu dầu qua đó giảm theo. Ngân sách Nhà nước bị thu hẹp lại. Những nước này rơi vào cảnh chi nhiều hơn thu.

Câu hỏi đặt ra là liệu đủ sức để chống chỏi với tình huống khó khăn đó hay không và bao lâu ? Chúng ta biết là phần lớn các vương quốc dầu hỏa Trung Đông, như Saudi Arabia, Qatar Koweit hay là Nga có một khoản dự trữ tiền tệ rất lớn. Ngược lại, những nước như Iran hay Venezuela hoặc Algeri thì không có được lợi thế đó. Dù vậy trong bối cảnh hiện tại, dịch Covid-19 làm tê liệt một phần các hoạt động kinh tế, ngay cả những nhà sản xuất lớn cũng bị lao đao. Thành thử giải pháp thiết thực duy nhất là hợp tác quốc tế".

Covid-19 thách thức vương quốc dầu hỏa Saudi Arabia

Trong số các nước xuất khẩu dầu hỏa, Saudi Arabia tuy không còn "một mình một chợ" nhưng luôn được xem là đối tác quan trọng nhất với khả năng "khóa hay mở van dầu" dễ dàng nhất và có gói dự trữ ngoại tệ "an toàn" nhất. Dù vậy vương quốc dầu hỏa này tại Trung Đông bắt đầu phải đối mặt với thực tế.

Phóng viên báo Le Figaro, Georges Malbrunot chuyên về khu vực Trung Cận Đông nêu lên viễn cảnh virus corona đe dọa "thời kỳ hoàng kim" của vương quốc dầu hỏa này :

"Nguy cơ cả một tầng lớp trẻ tại Saudi Arabia vùng lên đòi công lý ngày càng lớn, nhất là khi mà thái tử Mohamad Ben Salman từ 2016 đề xuất kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc vào dầu hỏa. Theo kế hoạch Tầm Nhìn 2030 này, thì năm nay là thời điểm Saudi Arabia thu hoạch được những thành quả kinh tế đầu tiên. Quan trọng nhất trong số những mục tiêu của Riyad là đem lại việc làm cho thanh niên tại vương quốc dầu hỏa này. Nhưng với khủng hoảng hiện tại, thái tử Bel Salman không có thành tích nào để trấn an công luận cả. Thêm vào đó ông này lại chủ trương cai trị đất nước với một bàn tay sắt, gia tăng các biện pháp trấn áp nhằm vào thường dân và kể cả với hoàng gia. Kết quả về kinh tế thì chẳng có, bất mãn về chính trị và trong xã hội ngày càng nhiều. Chính phủ tăng thuế… Một vài cuộc nổi dậy ở quy mô nhỏ đã bùng lên, và trước mắt chính quyền đã dễ dàng dập tắt. Điểm may mắn ở đây là Saudi Arabia vẫn còn nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và vẫn có khả năng đi vay trên thị trường với lãi suất thấp".

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo GDP của Saudi Arabia giảm 2,3% trong năm 2020. Riyad thông báo cắt giảm ngân sách 25 tỷ đô la, thuế trị giá gia tăng TVA đang từ 5% nhảy vọt lên thành 15%. Lần đầu tiên thần dân của quốc vương Salman nếm mùi các biện pháp thắt lưng buộc. Dịch Covid-19 càng làm lộ rõ những bất cập của cỗ máy kinh tế Saudi Arabia hoàn toàn bị vàng đen chi phối và rủi thay là trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, uy tín của Riyad đang mai một như giải thích của nhà địa chính trị Pascal Boniface, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược Pháp :

"Saudi Arabia không còn độc quyền trên thị trường dầu hỏa, nhưng vẫn là một mắt xích then chốt và đủ sức để áp đặt luật chơi. Giới trong ngành biết rằng, không thể quyết định bất kỳ điều gì nếu không có sự đồng ý của Riyad. Có điều, Saudi Arabia đã tư hữu hóa một phần tập đoàn dầu khí quốc gia Aramco và đã không thu hút được chú ý của các nhà đầu tư như mong đợi. Điều này chứng tỏ giới tư bản rất thận trọng với Saudi Arabia, đặc biệt là với tính khí thất thường của thái tử Mohamad Bel Salman. Ông này đi từ thất bại này đến thất bại khác. Từ quyết định can thiệp quân sự tại Yemen, đến phong tỏa Qatar… Về phương diện quốc tế, thái tử Bel Salman không ghi được bất kỳ một bàn thắng quan trọng nào, đó là chưa kể tai tiếng liên quan đến vụ sát hại nhà báo Kashogghi".

Dầu hỏa rớt giá gây khó khăn của Saudi Arabia và khiến phương Tây đau đầu bởi Riyad là một trong những khách hàng quan trọng nhất mua vũ khí của Âu, Mỹ và Nga. Năm 2019 Saudi Arabia mua hơn 57 tỷ đô la trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc phòng của Saudi Arabia tương đương với 8% GDP. Nga là 3,9% hay Mỹ là 3,4%.

Với giá dầu dưới ngưỡng 40 đô la một thùng, có nguy cơ buộc vương quốc này xét lại các ưu tiên. Những nhà cung cấp vũ khí trên thế giới lo ngại rằng, một số hợp đồng đã ký với Riyad sẽ bị hủy bỏ.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 26/05/2020

Published in Diễn đàn

Dầu hỏa : Vũ khí hiệu quả của Donald Trump chống Iran ?

Le Monde (01/08/2018) trên trang nhất chạy tít lớn "Dầu hỏa : căng thẳng giữa Mỹ và Iran làm tăng giá dầu thô". Tổng thống Donald Trump muốn bóp nghẹt nền kinh tế của quốc gia Cộng Hòa Hồi giáo qua việc tìm cách ngăn chặn nguồn thu từ dầu hỏa của nước này. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại thị trường dầu hỏa thế giới có nguy cơ rơi vào lốc xoáy Mỹ - Iran.

ọi1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và bản tuyên bố ý định rút khỏi hiệp định nguyên tử Iran (JCPOA) ký tại Nhà Trắng ngày 08/05/2018. Reuters/Jonathan Ernst/File Photo

Thị trường dầu thô thế giới giờ lệ thuộc vào thái độ của Donald Trump đối với Iran. Bởi vì theo nhật báo, cả Hoa Kỳ lẫn Iran đều dùng "dầu hỏa" như là một vũ khí chiến lược để đối đầu nhau. Trước mắt, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran sắp có hiệu lực trong tháng 11 năm nay sau thông báo của Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018, sẽ có những tác động đầu tiên đối với nền kinh tế Iran.

Đây cũng chính là một yếu tố chủ chốt trong chiến lược chống Iran của Hoa Kỳ : Tìm cách tước nguồn thu chính từ dầu hỏa của quốc gia Hồi giáo. Đồng thời Nhà Trắng thông báo trừng phạt không chút nương tay đối với những nước nào tiếp tục mua dầu hỏa Iran.

Nhiều đồng minh Hoa Kỳ như Nhật Bản cố gắng thuyết phục Mỹ miễn trừ trừng phạt nhưng bất thành. Phía Iran cũng bắt đầu cho đặt lại tên tầu chở dầu, đổi cờ hiệu với hy vọng có thể qua mắt được Mỹ. Càng gần đến ngày lệnh trừng phạt có hiệu lực, thị trường dầu hỏa càng hoảng loạn.

Nhiều nước lo ngại một sự sụt giảm nguồn cung đột ngột. Hiện tại, Iran cung cấp cho thị trường thế giới mỗi ngày 2,4 triệu thùng. Con số này có thể tụt giảm nhanh chóng từ khoảng 800 ngàn cho đến 1,2 triệu thùng.

Thế nhưng, theo nhật báo, những lời dọa dẫm này của Hoa Kỳ đang đặt ngành xuất khẩu dầu hỏa thế giới trước một thách thức to lớn, bởi vì không chỉ có Iran, mà toàn bộ lĩnh vực xuất khẩu dầu hỏa trong khu vực, một phần lớn được trung chuyển ngoài khơi bờ biển Iran cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Eo biển địa chiến lược Ormuz sẽ là một vũ khí đáp trả lợi hại của chế độ Tehran. Giáo chủ Ali Khamenei cảnh báo "nếu xuất khẩu dầu hỏa của Iran bị ngăn cấm, không một nước nào khác sẽ có thể xuất khẩu dầu hỏa».

Với chiều rộng khoảng 40km, eo biển Ormuz có một vị thế chiến lược quan trọng, là nơi trung chuyển của hơn 30% lượng dầu xuất khẩu thế giới. Nói một cách cụ thể, nếu Iran đóng cửa eo biển, thế giới bị thiếu đến 19 triệu thùng dầu mỗi ngày, theo như báo động của ông Robert McNally trên kênh truyền hình CNBC. Đó là chưa kể Hoa Kỳ duy trì một hoạt động quân sự quan trọng tại đây, với sự hiện diện của hạm đội 5.

Tuy một số ít chuyên gia không tin xảy ra một cuộc xung đột trực tiếp, vì trong quá khứ Tehran đã từng dọa đóng cửa eo biển và việc thực hiện có thể sẽ dẫn đến một sự leo thang nguy hiểm, nhưng lời lẽ cứng rắn của Iran cho thấy rõ quyết tâm đáp trả của Tehran.

Mặt khác, chế độ Hồi giáo này còn có nhiều công cụ khác để phản công như để quân nổi dậy người Huthi tại Yemen tấn công một tầu chở dầu của Ả Rập Xê Út, đồng minh của Mỹ ở eo biển Bab Al-Mandab chẳng hạn. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để Ả Rập Xê Út hoảng sợ thông báo tạm ngưng xuất khẩu dầu hỏa chờ tình hình yên ắng trở lại, đủ gây ra nhiều hậu quả đáng kể cho thị trường cung ứng dầu hỏa thế giới. 

D. Trump và giới báo chí : «Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt"

Ở bên ngoài, nước Mỹ của ông Donald Trump có Nga, Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, Iran và nhiều nước khác nữa là "kẻ thù". Ở trong nước, với tổng thống Mỹ, kẻ thù lớn nhất, thậm chí là «kẻ thù của nhân dân" chính là truyền thông. La Croix trích giải thích của ông Thomas Snégaroff cho biết "Vì sao Donald Trump tấn công truyền thông ?"

Nhật báo công giáo đưa ra ba lý do chính. Thứ nhất, ông dựa theo cảm giác bài truyền thông của một bộ phận dân Mỹ chỉ trích các trang thông tin đã cung cấp tin tức không đầy đủ hoặc bị bóp méo. Xu hướng chống đối truyền thông này tại Mỹ ngày càng tăng kể từ năm 2000, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội.

Thứ hai, tổng thống Mỹ cần một kẻ thù để tự khẳng định vai trò người bảo vệ nền dân chủ Mỹ. Điều bất hạnh thay và cũng đầy nghịch lý, ông Donald Trump đã thành công trong việc biến các kênh truyền thông độc lập, vốn dĩ là một phần của nền dân chủ thành "kẻ thù của nhân dân", một rào cản cho nền dân chủ.

Cuối cùng, tổng thống Mỹ không chấp nhận bất kỳ lời chỉ trích hay mọi nghi vấn nào về chính sách của ông. Giới truyền thông cũng như các phe đối lập đưa ra một cách diễn giải khác, đều bị xem là những kẻ phá đám và ông muốn tự cho mình là một vị tổng thống cao cả nhất của lịch sử nước Mỹ.

Do vậy, tổng thống Mỹ tìm kiếm một cuộc chiến trực diện với truyền thông, một cuộc chiến mà ông nghĩ là có thể giành phần thắng. Theo một thăm dò mới nhất, 88% số người ủng hộ cho biết rất tin tưởng vào Donald Trump để có được những thông tin đáng tin cậy, so với tỷ lệ 8% dành cho truyền thông. Tóm lại, tổng thống Mỹ đã nắm bắt được cảm giác quan trọng này và ông đã thành công trong việc biến chúng thành một lập luận chính trị.

Pakistan : Bóng ma giới quân sự

Thời sự Châu Á khá hiếm hoi trên các mặt báo. La Croix có bài viết về "vụ tai tiếng vắc-xin gây lo ngại cho các bậc phụ huynh tại Trung Quốc". Le Monde đặc biệt chú ý đến tình hình chính trị ở Pakistan. Nhật báo quan ngại "chiếc bóng của giới quân sự" đè nặng lên chính trường quốc gia Nam Á này.

Tờ báo nhìn nhận việc ông Imran Khan, cựu vô địch môn cricket đắc cử thủ tướng phản ảnh rõ nguyện vọng của người dân Pakistan làm trong sạch hóa các lề thói của chính quyền dân sự bị mất uy tín vì các tai tiếng tham nhũng.

Nhưng cuộc tuyển cử này vẫn chưa giải quyết được một vấn đề cơ cấu chính trị tại Pakistan từ 10 năm qua : Mối tương quan lực lượng giữa quyền lực dân sự và quân sự. Cựu thủ tướng Nawaz Sharif, cựu lãnh đạo đảng Liên Đoàn Hồi giáo Pakistan-Nawaz (PML-N) bị phế truất và đang bị cầm tù vì các cáo buộc tham nhũng, là hiện thân cho sự kháng cự giữa phe dân sự với quân đội Pakistan. Giữa hai nhiệm kỳ (1990-1993 và 1997-1999), căng thẳng kết thúc bằng cú đảo chính của tướng Pervez Musharraf.

Nếu như giới quân sự Pakistan, cũng có quyền hành trong nền kinh tế, dường như từ năm 2008 đã từ bỏ việc dùng vũ lực và ngày nay người ta nghi ngờ ý đồ của quân đội hành động ủy quyền thông qua các đảng chính trị.

Mối nghi ngờ này đè nặng lên ông Imran Khan từ nhiều năm qua. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, tân thủ tướng tương lai đã đi theo một phần lớn các quan điểm truyền thống của quân đội. Mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc trong các chính sách đối ngoại và khu vực, Imran Khan đã bóng gió cho rằng chính phủ dân sự mà ông lãnh đạo có thể không cần vạch ra những định hướng lớn cho đất nước mà có thể sử dụng các đường lối của quân đội.

Mối quan hệ giữa Imran Khan và quân đội đã có từ lâu. Từng một thời thân cận với tướng Musharraf, rồi xa lánh người này để làm thân với Hamid Gul, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội Pakistan trong những năm 1980. Le Monde hy vọng Imran Khan sẽ không là con rối của ai cả và cuộc bầu cử này không đặt nền dân chủ Pakistan dưới chế độ giám hộ, sao cho một thời đại chính trị mới thật sự được mở ra.

Ngày 01/08 : Ngày nhân loại nợ Trái Đất

Trong lĩnh vực môi trường, Les Echos báo động "Trong vòng 7 tháng, nhân loại dường như đã hút cạn một năm nguồn tài nguyên Trái Đất".

Theo nghiên cứu của tổ chức Global Footprint Network, ngày 01/08 đánh dấu "ngày nợ" của nhân loại đối với toàn bộ các nguồn dự trữ thiên nhiên mà hành tinh có thể tái tạo trong vòng một năm. Con người trong vòng có 7 tháng đã đánh bắt vượt mức số lượng cá, đốn hạ cây rừng, thu lượm, tiêu thụ quá mức và nhất là thải ra quá nhiều khí Carbon mà thiên nhiên có thể hấp thụ.

Vẫn theo tổ chức phi chính phủ trên, "năng lực sinh học" trái đất mỗi năm thêm bị suy giảm. Tổ chức này nhắc lại, vào năm 1990, ngày con người mắc nợ Trái Đất là 13/10, năm 2010 là 14/08 và năm 2017 là 02/08.

Trang nhất các báo Pháp

Đề tài trên trang nhất các nhật báo lớn của Pháp số ra ngày đầu tháng 8/2018 khá đa dạng. Le FigaroLes Echos quan tâm đến tình hình xã hội và kinh tế đất nước qua các tít "Đào tạo : Cuộc đánh cược của Macron để tạo việc làm" và "Tại sao lạm phát trở lại ở Pháp".

Điện ảnh là chủ đề chính của Libération. Với bộ phim "Nhiệm vụ bất khả thi" do ngôi sao điện ảnh Tom Cruise thủ vai chính, "Paris được lên sàn diễn". Thủ đô nước Pháp có hy vọng thu hút các nhà làm phim quốc tế.

Về thời sự quốc tế, nhật báo công giáo La Croix quan ngại cho số phận người Syria qua hàng tựa "Người tị nạn Syria, nỗi sợ hồi hương".

Minh Anh

Published in Quốc tế
jeudi, 18 janvier 2018 07:48

"Khắc phục hậu quả"

Tuần qua, vụ các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị cáo ra tòa trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam tiếp tục lôi kéo sự chú ý của dư luận. Diễn đàn Kinh tế đề nghị một cách lý giải bất ngờ về một hệ thống tòng thuộc kinh tế chính trị…

khac1

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa án ở Hà Nội hôm 11/1/2018 -AP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, vụ xét xử các bị can liên hệ đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam vẫn chưa kết thúc và có thể kéo dài đến tuần tới. Tuy nhiên, trong tiến trình xét xử, có một việc xảy ra với trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh khiến dư luận thắc mắc.

Theo cáo trạng của Hội đồng xét xử, ông Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng bốn tỷ đồng bạc Việt Nam và bị đề nghị án chung thân với tội Tham ô tài sản. Sau đó, ông Trịnh Xuân Giới, cựu Phó ban Dân vận Trung ương, là thân phụ của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, được báo Infonet của Bộ Thông tin-Truyền thông hôm Thứ Bảy 14 dẫn lời trình bày trước Hội đồng xét xử rằng "gia đình chúng tôi khi được gặp Trịnh Xuân Thanh trong trại tạm giam có được nghe con trai tôi nói rằng không tham ô tài sản. Tuy nhiên, luật sư của con trai tôi tư vấn rằng để bày tỏ thiện chí, con trai tôi đã nhận trách nhiệm người đứng đầu thì hãy khắc phục hậu quả, số tiền này sẽ được trả lại nếu kết luận con trai tôi không tham ô. Chúng tôi đã tự nguyện nộp bốn tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra".

Thưa ông, thắc mắc của dư luận là về hiện tượng gọi là "khắc phục hậu quả" đó. Ông có cách lý giải nào về việc này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thưa là nền pháp lý tại Việt Nam có những lý lẽ mà lý trí không giải thích được, vả lại vụ này chưa chấm dứt nên chúng ta cứ chờ xem. Tuy nhiên, trong chương trình hôm nay, tôi xin đề nghị là mình nên nhìn vào một trường hợp khác tại một nước xa xôi nhưng vẫn nằm trong lục địa Á Châu, đó là Vương quốc Saudi Arabia ở nhà gọi là Ả Rập Xê Út. Đầu năm lại dịp cận Tết, ta cũng nên có một tiết mục vui vui nhưng vẫn bổ ích cho thính giả của chúng ta.

Nguyên Lam : Nguyên Lam quen dần với cách tiếp cận vấn đề của kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, theo cái hướng gián tiếp mà lại soi ra nhiều lý giải bất ngờ. Thưa ông, vì sao ông lại nghĩ tới xứ Saudi Arabia ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước hết, Vương quốc này tại Trung Đông vẫn nằm trong lục địa Á Châu, thuộc về khu vực Tây Nam. Lãnh đạo xứ này là một người đội bốn mũ hay nói cho đúng về trang phục là cuốn bốn cái khăn : là Quốc vương Saudi Arabia, Thủ tướng, người Canh phòng hai đền thánh Hồi giáo và thứ tư Lãnh đạo Hoàng tộc Saudi. Đó là vua Salman bin Abdulaziz.

Xin có vài câu về cách đặt tên theo phong tục của họ : tên thì là Salman, "bin" nghĩa là con, và Abdulaziz là tên thân phụ. Chúng ta cứ gọi là Salman cho dễ nhớ. Sinh năm 1935, ông là hoàng tử thứ 25 của Quốc vương Abdulaziz bin Abdulrehman, người sáng lập xứ này vào năm 1932. Vua Salman lên ngôi từ đầu năm 2015, ở tuổi 79, và tháng Sáu năm ngoái quyết định truất ngôi Thái tử của người cháu và đưa con là Mohammad bin Salman vào vị trí kế nhiệm rồi tuyên bố sẽ thoái vị. Sinh năm 1985, còn khá trẻ, Thái tử Mohammad bin Salman sẽ lên ngôi vua, nhưng là người vừa gây ra một trận động đất tại Trung Đông và bên trong xứ Saudi Arabia.

Nguyên Lam : Ngoài cách gọi tên khá đặc biệt của sắc tộc Á Rập, ông vừa nói vua Salman của quốc gia Tây Á này đội bốn cái mũ là giữ bốn chức vụ khác nhau. Cái đó là gì vậy, thưa ông ?

khac2

Thái tử Mohammad bin Salman

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Mỗi quốc gia lại có một hệ thống chính trị riêng, như Tập Cận Bình vừa là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ lại là Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kiêm Chủ tịch Trung ương Quân ủy hội của đảng và Chủ tịch Trung ương Quân ủy hội của Nhà nước, chưa kể cả chục vai trò then chốt khác !

Trở lại vụ "khắc phục hậu quả" tại Saudi Arabia, xứ này thuộc sắc tộc Á Rập theo Hồi giáo và người cầm đầu quốc gia nên gọi là Quốc vương, cầm đầu nhà nước nên làm Thủ tướng, lại giữ vai trò về tôn giáo khi canh phòng hai ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Hồi, và sau cùng là người đứng đầu hoàng tộc Saudi.

Gần đây, Quốc vương Salman tỏ ý từ bỏ vị trí canh phòng thánh địa và người kế nhiệm là Thái tử Mohammad cũng sẽ quyết định như vậy, nghĩa là lãnh đạo mới của Saudi Arabia đang hạ thấp tầm quan trọng của tôn giáo trong chính trị, là điều rất đáng chú ý vì hệ phái Hồi giáo của họ thuộc vào khá cực đoan. Việc đáng nói hơn nữa là Thái tử Mohammad bin Salman sẽ lên ngôi là người có tư tưởng đổi mới rất táo bạo vì vậy tôi mới nói đến một cơn địa chấn…

Nguyên Lam : Chúng ta bắt đầu đi vào chủ điểm, thưa ông, Thái tử Mohammad trù tính đổi mới ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Từ khi thành lập năm 1932, xứ này dựa trên hai cái trụ, thứ nhất là Hồi giáo theo một hệ phái cực đoan, thứ hai là dầu khí lần đầu tiên được khai thác kể từ năm 1938, cách nay đúng 80 năm. Hoàng tộc Saudi lập ra một chế độ kinh tế chính trị tôi xin gọi là "tòng thuộc", tức là ban phát quyền lực chính trị và quyền lợi kinh tế cho các thành phần lệ thuộc vào mình, trước tiên là các Hoàng thân trong tông tộc, các giáo sĩ và giới chức bảo vệ chế độ.

Nhưng 80 năm sau, thời thế đã thay đổi và xứ này không thể mãi lệ thuộc vào nguồn lợi kinh tế tài chính chủ yếu là dầu thô, nhất là khi giá dầu giảm mạnh từ mấy năm nay. Nhẹ hơn, một số phong tục cũ phải được cách tân như Mohammad quyết định cho phép phụ nữ được lái xe hơi. Quan trọng hơn cả, sau khi kho lẫm cạn kiệt vì dầu thô sụt giá, Hoàng gia Saudi không thể tiếp tục ban phát quyền lợi cho tay chân mà không nhìn xuống số phận của bá tánh dân đen ở dưới. Trong khi đó, cả thế giới Hồi giáo chung quanh cũng rung chuyển nên lãnh đạo không thể không thấy mối nguy từ một cường quốc Hồi giáo của sắc tộc Ba Tư, theo hệ phái Shia đối nghịch và phải tìm phương tiện phòng thủ. Vì vậy, Mohammad mới nghĩ tới nền tảng tòng thuộc kinh tế chính trị của chế độ và muốn thay đổi.

Nguyên Lam : Thưa ông, ông Mohammad này muốn thay đổi như thế nào ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chuyện cứ như là ở bên Tầu hay bên Ta vậy !

Mới đầu, Thái tử Mohammad trình bày một kế hoạch cải cách gọi là "Viễn ảnh cho năm 2030" mà chẳng ai tin là sẽ thành hình một mô thức công nghiệp hóa hiện đại, nhất là việc tư nhân hóa Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Aramco, là bán cổ phần cho tư nhân theo thể thức phát hành cổ phiếu đầu tiên, gọi là IPO để lấy tiền về cho công quỹ. Nào ngờ Quốc vương Salman còn lập ra Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, mùng bốn tháng 11 vừa qua thì ban sắc lệnh bổ nhiệm Thái tử Mohammad cầm đầu Ủy ban này. Ngay tối đó, Mohammad lập tức cho tống giam một số nhân vật trọng yếu của hoàng tộc, trong nội các và trên doanh trường, là các thành phần ưu tú của chế độ cho tới nay. Ly kỳ hơn thế, các Hoàng thân bị giam trong một khách sạn cực sang để ngã giá về tù và tiền. Nếu trả lại tiền đã lấy được thì có thể giảm án tù về tội tham nhũng.

Thế rồi hôm mùng bảy vào tuần trước thì có 11 Hoàng thân bị tống giam vì tội biểu tình. Họ biểu tình phản đối quyết định ban hành hôm mùng bốn rằng từ nay họ phải trả tiền điện nước trong các dinh cơ chứ không thể trông chờ ngân sách mới kể từ đầu năm nay. Chuyện này làm dân chúng rất hả dạ vì ngân sách trợ cấp cho giới cao niên, sinh viên, binh lính và công chức thì tăng và lên tới 18 tỷ, chứ cho hoàng thân quốc thích thì bị cắt. Ai có tội thì còn bị bắt vào tù !

Nguyên Lam : Nếu thế thì thưa ông, trong mấy chục năm liền, các thành phần tòng thuộc ấy đã lấy công khố làm lợi riêng và ngày nay bị thanh trừng để trả lại các khoản tiền gọi là bất chính đó, có phải như vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Cho tới nay thì chưa ai biết khối tiền gọi là bất chính hay tham ô đó lên tới bao nhiêu. Tờ Wall Street Journal bên Mỹ ước lượng là 800 tỷ đô la, cho Tổng sản lượng là 1.800 tỷ thì rất lớn, mà chưa ai kiểm chứng nổi. Năm 2014, hai cơ quan Wealth-X và UBS Billionnaire Census cho biết Saudi Arabia đứng hạng 10 trong 40 nền kinh tế có lắm tỷ phú nhất và đếm ra 57 tỷ phú Saudi có tài sản khoảng 166 tỷ đô la. Lần này ngoài việc bắt bớ, cả ngàn trương mục ngân hàng hay tài khoản của giới tòng thuộc bị phong tỏa để kiểm tra.

Trong số bị tống giam có nhân vật khét tiếng giàu có và là anh họ của Thái tử Mohammad, đó là Hoàng thân Alawleed bin Talal, vì các tội danh rửa tiền, hối lộ và tống tiền viên chức nhà nước. Ông bin Talal này có khoảng 18 tỷ đô la đầu tư vào hơn chục ngành làm ăn lớn của quốc tế và hình như là năm 2015 còn nói là sau khi tạ thế thì sẽ đem tài sản trị giá 32 tỷ đô la của mình cho các hội từ thiện. Một nhân vật như thế mà nay ngồi tù làm quốc tế phải giật mình. Càng giật mình hơn là sau chín ngày tạm trú trong khách sạn Ritz-Carlton quá sang trọng mà chưa ngã giá xong việc "khắc phục hậu quả", hôm 13 vừa rồi, Hoàng thân tỷ phú bin Talal bị đưa vào nhà tù kiên giam số một là al-Ha’ir. Có lẽ khung cảnh âm u đó sẽ có sức thuyết phục cao hơn !

Nguyên Lam : Có lẽ bây giờ thính giả của chúng ta hiểu ý nghĩa của "khắc phục hậu quả" là gì, khi ông nói đến chuyện đang xảy ra tại Saudi Arabia. Thưa ông, người ta nên kết luận thế nào về hiện tượng kỳ lạ này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi không nói đến các rủi ro chính trị của Saudi Arabia mà xin nhìn qua một xứ khác là Cộng hòa Hồi giáo Iran, nơi vừa có biến động từ ngày 28 tháng trước, cũng xuất phát từ nỗi lầm than kinh tế của người dân và nổi lên thành sự chống đối ách độc tài, bất công và ngu dân vì giáo điều của đạo Hồi.

Ngẫm lại thì chính quyền của nhiều nước đang phải đối phó với vấn đề kinh tế và xã hội, như nghèo đói, lạm phát, thất nghiệp, nạn bất công trong môi trường ô nhiễm, v.v. Trước những thách đố nguy ngập như vậy, việc một thiểu số ăn trên ngồi chốc chiếm đoạt lợi thế kinh tế nhờ quyền lực chính trị là điều khó chấp nhận được. Là quốc gia nhiều người cho là cổ hủ, phong kiến, lại bị khống chế dưới ách độc tài tư tưởng của tôn giáo, chẳng khác gì của một đảng chính trị, Saudi Arabia đang cố xoay qua hướng khác và tiến dần đến việc xóa bỏ hệ thống tòng thuộc ở trên để lo cho dân đen ở dưới. Họ có thể bị loạn trong bước ngoặt nguy hiểm này, nhưng chắc chắn là sẽ bị đại loạn nếu không thay đổi. Việt Nam cũng vậy thôi và người dân đang theo dõi chuyện "khắc phục hậu quả" không chỉ của vài chục người trên chóp bu mà của cả hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích lý thú kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 18/01/2018

Published in Diễn đàn