Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ba nhà hoạt động Lê Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm có lịch xử phúc thẩm

RFA, 04/08/2022

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm ba nhà hoạt động nổi tiếng ở Hà Đông, Hà Nội trong hai phiên tòa riêng biệt vào hai ngày 16/8 và 17/8.

vn1

Ba nhà hoạt động (từ trái qua) : Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Lê Văn Dũng - RFA edit

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết thông tin trên trong một bài viết trên Facebook cá nhân, theo đó phiên tòa phúc thẩm đối với nhà báo độc lập Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng Vova) sẽ được tiến hành vào ngày 16/8, còn trong ngày kế tiếp là phiên phúc thẩm đối với hai nhà hoạt động về quyền đất đai Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm.

Ông Lê Văn Dũng, sinh năm 1970, bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án năm năm tù giam và năm năm quản chế với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 trong phiên tòa hồi tháng 3.

Ông bị buộc tội "làm, đăng tải lên mạng xã hội 12 clip có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước, phỉ báng chính quyền, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân và xúc phạm danh dự, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước" trong thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2018.

Trong phiên toà, ông không phủ nhận việc đăng tải 12 video clip nhưng nói rằng nội dung của các clip ấy chỉ nói lên sự thật. Ông Dũng khẳng định mình vô tội chiếu theo Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Trong tin nhắn gửi phóng viên Đài Á Châu Tự Do, bà Bùi Thị Huệ, vợ của ông Dũng, nói bà hy vọng chồng mình sẽ được trả tự do trong phiên phúc thẩm sắp tới. Bà nói đối với các tù nhân lương tâm như chồng bà thì bản án một ngày cũng là quá nặng.

Ông Trịnh Bá Phương, sinh năm 1985, và bà Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1972, cùng ở xã Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, và cũng bị bắt trong cùng ngày 24/6/2020 với cùng cáo buộc "phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Hai người này, cùng với mẹ của ông Phương là bà Cấn Thị Thêu và em trai Trịnh Bá Tư bị bắt trong cùng một ngày sau khi lên tiếng mạnh mẽ trên mạng xã hội phản đối việc cảnh sát cơ động bố ráp người dân xã Đồng Tâm trong đêm, hậu quả làm ông Lê Đình Kình và ba cảnh sát thiệt mạng.

Trong phiên tòa hồi tháng 12 năm ngoái, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết tội hai nhà hoạt động này, và kết án ông Trịnh Bá Phương mức án 10 năm tù giam và năm năm quản chế còn bà Nguyễn Thị Tâm phải chịu mức án sáu năm tù giam và ba năm quản chế.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, bà Đỗ Thị Thu, vợ của ông Trịnh Bá Phương nói :

"Tôi vô cùng bất mãn về phiên tòa sơ thẩm, bởi vì chồng tôi và gia đình chỉ lên tiếng nói lên sự thật về đất đai và sự thật về dân Đồng Tâm vậy mà họ kết án chồng tôi 10 năm tù giam còn mẹ chồng tôi (Cấn Thị Thêu) và em chồng tôi Trịnh Bá Tư tám năm tù. Bản án này rất là phi lý.

Tôi không hy vọng gì về phiên tòa phúc thẩm sắp tới. Tôi cũng không mong đợi phiên tòa sắp tới sẽ giảm án cho chồng tôi. Tôi chỉ mong chế độ độc tài cộng sản này sớm sụp đổ để cho nhân dân Việt Nam đỡ khổ hơn và có được tự do hơn, và khi đó chồng tôi cũng như các tù nhân khác được trả tự do".

Ông Trịnh Bá Phương bị biệt giam kể từ khi bị bắt, không được gặp gia đình và người thân mà chỉ được gặp luật sư vài lần trong trại giam để chuẩn bị việc bào chữa.

Trong phiên tòa sơ thẩm, ông tố cáo điều tra viên của công an Hà Nội tra tấn ông nhiều lần trong quá trình thẩm vấn, đánh ông vào bộ phận sinh dục khiến ông vô cùng đau đớn.

Trong khi đó, bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đều bị mức án tám năm tù giam và ba năm quản chế trong một phiên tòa sơ thẩm khác.

Bà Thêu cùng hai con trai được trao Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2021 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam vì các nỗ lực bảo vệ quyền con người của họ. 

Bà Nguyễn Thị Tâm cũng từng bị giam cầm hai lần vì đấu tranh chống lại việc thu hồi đất của chính quyền xã Dương Nội.

Lần đầu là năm 2008 về cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" và lần hai vào năm 2014 với tội danh "chống người thi hành công vụ".

***********************

Thiền am bên bờ Vũ Trụ (Tịnh Thất Bồng Lai) giờ ra sao ?

RFA, 02/08/2022

Những người sống ở Thiền Am bên Bờ Vũ trụ thời gian qua bị báo chí Nhà nước và cả một số người trên mạng xã hội cáo buộc ‘lừa đảo, loạn luân, lợi dụng trẻ mồ côi để trục lợi’… Cơ quan công an cũng đã khởi tố, vào cuộc điều tra, nhưng rốt cuộc, không có một bằng chứng nào về hành vi ‘lừa đảo hay loạn luân’.

vn2

Năm trong sáu người ở Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố - RFA edited

Tuy vậy, sáu thành viên tại cơ sở này phải nhận hơn 23 năm tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tồ chức, công dân’ theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Đối tượng mà cơ quan chức năng đưa ra là Công an Long An và Thượng toạ Thích Nhật Từ. Sau mọi biến động vừa qua, hiện nay các thành viên còn lại sinh sống ra sao ?

Kinh tế bị phong tỏa, tâm lý hoang mang

"Tâm lý mọi người bây giờ là luôn lo sợ, không biết khi nào thì công an lại ập vào khống chế, cưỡng chế đưa đi nữa…"

Một thành viên của Thiền am, không muốn nêu danh tính, nói với RFA như vậy, và cũng chia sẻ thêm về cuộc sống hiện tại của những người còn lại ở cơ sở Thiền am bên Bờ Vũ trụ.

Người này cho biết thu nhập chủ yếu là từ kênh YouTube của các cháu được nuôi dưỡng ở đây, từ việc sáng tác và phối nhạc. Nguồn tiền hỗ trợ từ mạnh thường quân cũng có nhưng chỉ một phần nào, chứ không thể đủ để nuôi sống tất cả mọi người :

"Từ khi những người đó bị bắt giam thì tài chính bị phong tỏa. Nhờ sự giúđỡ cộng đồng mạng, cũng như kênh YouTube "Năm chú tiểu" mới giúđược một phần nào. Em cũng góp phần nhỏ của mình để lo cho Thiền am.

Cuộc sống của họ bị xáo trộn, từ chủ động sang bị động, không có cách nào có thể lao động kiếm ra đồng tiền".

Từ khi các thầy bị bắt, các cô phải lo cán đáng hết mọi việc : từ chăm các cháu bé, cho đến chuẩn bị đồ ăn gởi vào thăm nuôi những người bị bắt.

Trong quá trình điều tra vụ án, cô Bùi Ngọc Trâm (pháp danh là Chơn Ngọc Xuân), một tình nguyện viên chăm sóc các trẻ em trong Thiền am, hoàn toàn không liên quan đến vụ án, nhưng Công an huyện Đức Hòa đã cưỡng chế đi khám phụ khoa ở bệnh viện Xuyên Á :

"Cô Trâm còn bị bắt đi khám thân thể dù không liên quan vụ án, bị hành hạ, bị tán vài bạt tai. Cô Trâm sau đó làm đơn tố cáo Công an huyện Đức Hoà. Công an trả lời rằng cô này đã đồng ý khám, nhưng điều này là sai sự thật".

Chứng kiến công an vào nhà khám xét, lần lượt bắt người đưa đi, các cháu bé luôn cảm thấy lo sợ, bất an. Người lớn trong nhà phải giải thích, an ủi thì tâm lý các cháu mới ổn định trở lại :

"Tâm lý giờ thì ổn, nhưng không còn các thầy các cô trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý nhất là các bé nhỏ trong Thiền am".

Trong thời gian tới, thành viên này khẳng định sẽ cùng với những người còn lại ở Thiền am cố gắng tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc tất cả các cháu bé ở đây.

Vào ngày 9/1/2022, Công an tỉnh Long An khởi tố bốn người trong Thiền am về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Ông Lê Tùng Vân, 90 tuổi, được cho tại ngoại. Ba đệ tử của ông là Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên và Trùng Dương bị bắt tạm giam.

Đến tháng 5/2022, bà Cao Thị Cúc, 62 tuổi – người đứng tên khu đất Thiền am, cùng với một thành viên khác là Nhị Nguyên cũng bị bắt.

Phiên tòa sơ thẩm ngày 21/7 tuyên án tổng cộng lên đến 23,5 năm tù giam dành cho sáu người. Theo đó, cụ Lê Tùng Vân, đã 90 tuổi, chịu án nặng nhất 5 năm tù giam.

Cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cáo buộc ông Lê Tùng Vân đã chỉ đạo nhóm người sống ở Tịnh thất Bồng Lai đăng tải các bài viết, clip trên mạng xã hội có nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc, nhằm xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hoà, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của Thượng toạ Thích Nhật Từ…

Bị vùi dập nhiều năm vì "truyền thông bẩn"

Tất cả những người này đều bị kết án vì tội "lợi dụng tự do dân chủ". Tòa không nhắc gì đến hai tội danh "loạn luân" và "lừa đảo" như báo chí nhà nước và hàng loạt các kênh YouTube lan truyền.

Điển hình, Mạng báo Tiền Phong, hôm 5/1 có bài viết nói rằng theo xác minh của cơ quan chức năng tỉnh Long An, những người đang sống cùng, nhận là "đệ tử" của ông Lê Tùng Vân thực ra là con ruột của ông và những người đàn bà khác nhau. Do đó, Cơ quan điều tra vừa khởi tố vụ án về ba tội danh, trong đó có tội "loạn luân".

Thành viên giấu tên của Thiền am cho rằng cũng chính vì những tin đồn vô căn cứ, ác ý của các kênh "truyền thông bẩn", mà Thiền am bị xa lánh, miệt thị trong suốt thời gian qua :

"Theo em nghĩ Thiền am được chú ý, có sức ảnh hưởng trong và ngoài nước.

Nhiều kênh truyền thông bẩn, họ có âm mưu xóa sổ Thiền am từ những năm trước. Họ lên kế hoạch rất chu đáo và tỉ mỉ, bỏ ra tiền bạc vật chất rất nhiều vào câu chuyện này.

Dư luận trước đây họ xa lánh, kinh tởm nơi này vì những thông tin như vậy. Nhờ các luật sư đã đưa thông tin chi tiết qua kênh "Nhật ký Luật sư" thì người ta nhận ra là bị dư luận dn dắt, báo đài, báo chí đưa tin sai sự thật nhằm vu không xúc phạm Thiền am".

Người này nói với RFA rằng những người sống trong Thiền am chú trọng tu tâm dưỡng tánh hiền lành, luôn yêu thương đùm bọc nhau, không sát sanh, không thù hận, không hại ai cả dù họ bị chịu vùi dập trong mấy năm nay.

Đạo của thầy khác ở chùa là không phải mặc áo tu là Phật, không phải tụng kinh gõ mõ là Phật mà là tu tại tâm, làm đúng quy định pháp luật, đúng chuẩn mực đạo đức con người, như vậy đã là thành Phật.

************************

Giá hàng hóa tăng vì xăng lên giá ; giá xăng giảm nhưng giá hàng hóa vẫn cao

RFA, 03/08/2022

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng 7 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2022 tăng 0,4% so với tháng trước ; tăng 3,59% so với tháng 12 năm 2021 dù giá xăng đã giảm hơn 7.000 đồng/lít từ đầu tháng 7.

vn3

Bên trong một siêu thị ở Hà Nội - Reuters

Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc giá xăng giảm nhưng một số mặt hàng tiêu dùng vẫn tăng do nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho, năng lực sản xuất, nhu cầu biến động mang tính mùa vụ...

Để tránh việc lợi dụng tăng giá, mới đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện gửi Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.

Theo phân tích của Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long với RFA, đối với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistics, khi giá xăng dầu tăng thì giá cước và chi phí vận chuyển tăng. Điều này tác động trực tiếp lên giá hàng hóa vì tất cả hàng hóa muốn đưa được từ sản xuất đến tiêu dùng thì phải có chi phí vận chuyển. Đấy là quy luật. Nhưng không nhất thiết khi giá xăng dầu giảm thì tất cả hàng hóa phải giảm ngay. Có những hàng hóa vẫn tăng vì quan hệ cung-cầu nhưng về cơ bản là giá hàng hóa sẽ giảm khi giá xăng dầu giảm. Ông nói thêm :

"Khi giá xăng dầu giảm, tức giá đầu vào giảm nhưng giá cước lại giảm chậm và giá những hàng hóa khác cũng ít giảm thì có ba nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là mặt hàng này không phải do Nhà nước định giá cho nên Nhà nước không quyết định được, phải để thị trường quyết định. Tức do người mua và người bán quyết định khi có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu người này giảm mà người kia không giảm thì sẽ mất thị phần. Yếu tố thứ hai, cơ quan chức năng vào cuộc cũng chỉ khuyến cáo chứ không bắt buộc doanh nghiệp giảm giá được. Yếu tố thứ ba là phụ thuộc người người tiêu dùng. Đó là ba lý do khiến giá hàng hóa giảm chậm".

Ông Trần Trọng Nhân, chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thất cho rằng, tuy Nhà nước kiểm soát mọi thứ nhưng giá cả nhiều mặt hàng Nhà nước không thể can thiệp mà chính thị trường và người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Tuy vậy, Nhà nước vẫn phải quản lý về mặt bình ổn thị trường để bảo vệ người tiêu dùng. Ông nói :

"Ở Việt Nam không có luật lệ. Mỗi khi giá xăng dầu tăng lên thì họ lấy cớ giá năng lượng tăng để tăng giá tất cả các mặt hàng. Nhưng khi giá xăng giảm thì giá hàng hóa vẫn chưa giảm. Cái này thuộc trách nhiệm Ủy ban Vật giá của Chính phủ và Bộ công thương. Họ phải phối hợp kiểm soát chứ không để các doanh nghiệp hoặc các tổ chức thương mại lợi dụng trục lợi khách hàng. Cái này thuộc phạm vi quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Ở Việt Nam không có doanh nghiệp nào thoát khỏi sự quản lý của Nhà nước bởi vì xin phép mở doanh nghiệp thì Sở công thương cấp. Sở Công thương giám sát mọi hoạt động kinh doanh nhưng mình hoạt động phải dựa theo thị trường. Ví dụ như các doanh nghiệp mua bán cùng mặt hàng giảm giá mà tôi không giảm thì đâu kinh doanh được. Kinh tế buộc phải theo thị trường. Khách hàng là người quyết định, không cần Nhà nước can thiệp".

444444444444444444444

Người dân mua xăng tại một trạm xăng ở Hà Nội hôm 10/3/2022. AFP

Ông Trần Trọng Nhân cho rằng, để giá hàng hóa giảm nhanh thì Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ như miễn, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp của ông cũng muốn giảm giá để tăng bán hàng nhưng không dễ vì nhiều chi phí khác tăng, từ nhân công đến chi phí nguyên vật liệu. Chỉ có giá xăng giảm không kéo được giá sản phẩm xuống. Chỉ khi nào chi phí đầu vào thật sự giảm thì doanh nghiệp mới có thể giảm giá sản phẩm.

Theo quy định hiện hành, Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ trì quản lý nhà nước về giá cước vận tải, Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp khi có yêu cầu. Giá cước vận tải được cho là một yếu tố chính trong chi phí đầu vào quyết định giá cả hàng hóa.

Truyền thông Nhà nước dẫn yêu cầu của Bộ Tài chính với Bộ Giao thông Vận tải sau khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát giá hàng hóa : "Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát, tiết giảm chi phí để giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ đối với các dịch vụ vận tải do Nhà nước định giá thuộc thẩm quyền của bộ. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá, đề nghị cơ quan tiếp nhận kê khai rà soát mức giá kê khai dịch vụ vận tải phù hợp".

Giá xăng giảm nhưng giá hàng hóa vẫn không giảm là câu hỏi được người dân đặt ra nhưng dường như chưa có câu trả lời thỏa đáng. Cô Lê Thị Tuyết, một người dân sống ở Sài Gòn cho hay, cô không quan tâm đến những lời giải thích mà cô cho là cao siêu từ các vị lãnh đạo Chính phủ. Điều cô cần là hành động của họ. Cô nói :

"Những gì mà Nhà nước độc quyền như điện, nước thì nhà nước giảm giá trước đi. Người dân tụi tôi đâu có được lựa chọn nhà cung cấp. Mắc bao nhiêu cũng phải vừa xài vừa kêu. Còn những hàng hóa tiêu dùng khác thì để tự người mua và người bán quyết định. Bán mắc thì người dân tụi tôi mua chỗ khác, nhãn hiệu khác tự động người bán phải giảm giá thôi. Nhà nước không cần can thiệp. Theo tôi, nếu tất cả các mặt hàng, dịch vụ trong xã hội mà cho tư nhân kinh doanh thì khi xăng xuống nó sẽ tự xuống vì có sự cạnh tranh".

Nhiều doanh nghiệp tăng giá hàng hóa lý giải do xăng dầu chiếm tỉ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm, nên khi giá xăng giảm thì giá hàng hóa không thể giảm nhiều. Nhưng theo một số chuyên gia kinh tế thì doanh nghiệp không muốn tự mình giảm giá cho đến khi thị trường cạnh tranh buộc họ phải giảm giá để tồn tại. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vận tải lo lắng nếu giảm giá vận tải bây giờ mà sắp tới giá xăng tăng lại thì khó cho họ.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Đà Nẵng : Dân dựng lều bao vây nhà máy thép gây ô nhiễm (RFA, 12/10/2018)

Sáng ngày 12 tháng 10, hàng trăm người dân ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, tiếp tục tập trung dựng lều trước cổng Công ty cổ phần thép Dana – Ý ngăn cản không cho công nhân vào làm việc để phản đối việc sản xuất thép gây ô nhiễm môi trường.

onhiem1

Người dân dựng lều ngay trước nhà máy. Courtesy of baomoi.com

Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này, cho biết thêm phía nhà máy đã yêu cầu nhiều chính quyền điều công an và dân quân đến để đảm bảo quyền và lợi ích doanh nghiệp cũng như an ninh trật tự.

Thời gian qua, người dân địa phương đã liên tục có những phản đối đối với hai nhà máy thép là Dana Ý và Dana Úc vì cho rằng hai nhà máy này gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Trước những phản đối của người dân, vào đầu tháng 3 năm nay, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng đã có thông báo không để hai nhà máy thép này hoạt động tại địa phương, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân gần 2 nhà máy.

Đến ngày 26/3, chính quyền thành phố có thông báo cho hai nhà máy thép này được hoạt động trở lại trong 6 tháng để xử lý tồn đọng, tức đến ngày 26/9. Tuy nhiên qua thời hạn này nhà máy vẫn không ngừng hoạt động.

Hoạt động tiếp tục tại nhà máy khiến người dân tại đây lo sợ nếu nhà máy tiếp tục hoạt động và xả thải sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ. Trước những phản đối gay gắt của người dân, hôm 4/10, chính quyền Đà Nẵng đã phải ra công văn yêu cầu hai nhà máy thép phải chấm dứt các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Nói với truyền thông trong nước, ông Huỳnh Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thép Dana – Ý cho rằng trong khi thành phố chưa đưa ra phương án cuối cùng thì doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa, phá sản, và hàng ngàn lao động mất việc làm.

Kết luận thanh tra hai nhà máy mới công bố cho thấy trong 10 năm hoạt động, hai nhà máy thép đã mắc một loạt sai phạm về quản lý môi trường do những quyết định sai của chính quyền địa phương

*******************

Môi trường sống của người dân Vĩnh Tân tiếp tục bị đe dọa bởi hàng triệu tấn tro xỉ than tồn đọng (RFA, 11/10/2018)

Không có "đầu ra"

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động chính thức, hiện bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã cao khoảng 20 m, có khoảng 4 triệu tấn tro xỉ than chưa có "đầu ra", khiến môi trường sống của người dân khu vực này tiếp tục bị đe dọa.

onhiem2

Bãi xỉ than của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. (ảnh minh họa chụp trước đây) - RFA

Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600 MW và một cảng biển. Toàn bộ dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Hiện nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân một đã hoạt động thương mại, đồng thời dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng cũng đã hoàn thành xong trên 70%. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà máy nào hoàn thành đề án tiêu thụ tro xỉ than.

Được biết bãi xỉ than của nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Vĩnh Tân một nằm sát nhau và chỉ cách đường quốc lộ một khoảng một km, cách tuyến đường sắt bắc - nam khoảng 300 m, và rất gần khu dân cư.

Với khối lượng xỉ than tồn đọng ngày lớn, người dân sống trong khu vực này cho biết, dù nắng hay mưa cũng đều lo lắng, nắng thì sợ bãi xỉ phát tán khói bụi vào khu dân cư. Mưa thì lo bãi xỉ có thể vỡ bờ bao.

Chúng tôi liên lạc với cơ quan chức năng địa phương để tìm hiểu thực tế thì được ông Võ Trần Duy Thạch, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Vĩnh Tân cho biết :

"Hiện giờ việc lu đèn bãi xỉ ở Vĩnh Tân 2 là tương đối đảm bảo, xe chuyên dụng chở tro ra bãi xỉ, đổ xuống rồi cho phun nước lên, và xe lu đầm lên cho nó nằm yên đó rồi lớp keo lên giữ lại, không cho phát tán bụi. Nên hiện giờ phán tán bụi đã giảm, cũng đỡ nhiều. Nhưng đầu ra cho xỉ than thì hơi khó, hiện chỉ xử lý thủ công, chứ đầu ra xử lý xỉ thì chưa có. Công ty đủ năng lực xử lý triệt để thì chưa có. Chính quyền cũng có thành lập ban chỉ đạo để chống việc sạt lở bờ bao, có hệ thống chống lũ nên nó cũng đảm bảo. Nhưng nếu mưa to kéo dài một tuần lễ cũng có nguy cơ có xảy ra vỡ bờ bao, hiện giờ thì chưa vô mùa mưa lớn".

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, anh Hải ở thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân lo lắng :

"Sợ là sợ đến mùa bấc, từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch năm sau. Mùa bấc là gió từ hướng đó thổi về nhà dân đang ở. Cái bãi xỉ nằm ở phía bắc xã Vĩnh Tân, và nhà dân thì ở hướng tây nam, nếu mà gió thổi về hướng tây nam thì dân người ta chịu hết".

onhiem3

Ảnh minh họa : Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Photo : RFA

Tuy nhiên, một người dân không muốn nêu tên ở Vĩnh Tân thì cho rằng, dù không phải mùa gió bấc thì tro bụi vẫn phát tán ra môi trường :

"Kể cả không có gió bấc về thì bụi bặm trong nhà lúc nào cũng đầy dẫy, tro nó bay trên bầu trời đấy. Cứ mỗi một cái lò thì mỗi ngày thải ra khoảng 3.000 tấn tro, mà hiện nay nhà máy 1, 2, 4 đang chạy tổng cộng 6 lò, như vậy theo lý thuyết mỗi ngày thải ra khoảng 18 ngàn tấn tro. Mà đặc thù của tro than đá là rất nhẹ, chỉ một ngọn gió là nó bay".

Khói bụi và xỉ than từ các nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân từng được nhiều chuyên gia khoa học tại Việt Nam cảnh báo sẽ gây tác hại lâu dài đến môi trường. Không chỉ ô nhiễm không khí, mà những người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tân cũng gặp không ít khó khăn do tôm, cá nuôi lồng bè bị chết nhiều. Vào cuối tháng 6 năm 2018, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực nuôi cá lồng bè gần nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.

Dân "sợ" chính quyền không dám nói

Trước đó vào tháng 4 năm 2015, cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong bức xúc vì đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nên đã cùng nhau biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ. Trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Sau đó hàng chục người đã bị nhà cầm quyền truy tố vì quá khích gây rối.

Người dân không muốn nêu tên ở Vĩnh Tân cho biết thêm :

"Dân ở đây họ khờ khạo quá, họ ngây thơ quá. Nước tưới xỉ than nó thẩm thấu ra xung quanh khu người ta trồng cây trôm thì nó chết thôi. Còn cách đây khoảng hai tháng cá người ta nuôi lồng bè chết rất nhiều, mỗi hộ thiệt hại hàng trăm triệu, có hộ cả tỷ. Nói chung là nguy hiểm lắm nhưng không hiểu sao chính quyền họ làm ngơ. Bà con mình thì trình độ dân trí thấp, sau vụ biểu tình hồi năm 2015 chính quyền truy tố mấy chục người, rồi bây giờ họ sợ họ đâu dám rục rịch nữa. Ai mở miệng ra họ cũng sợ, thậm chí họ chấp nhận hít tro bụi chứ không dám nói".

Theo Anh Phan Trúc, Trưởng thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, đất xung quanh bãi xỉ đã nhiễm mặn hết, nên không thể nuôi trồng gì được, Anh nói tiếp :

"Nhiễm mặn từ cái bãi than nên hiện nay khu vực đó không trồng trọt cái cây gì được hết, trồng cây gì cũng chết, nước giếng cũng không sử dụng được, không có chăn nuôi được, vì nó nhiễm mặn rồi lấy đâu mà chăn nuôi".

Người dân thôn Vĩnh Phúc kể lại, cách đây không lâu, khi trời mưa, nước trong bãi xỉ tràn ra, không chỉ làm cây cối chết, mà còn làm ngập đường, nên nhà máy Vĩnh Tân làm một con kênh để thoát nước. Tuy nhiên, Anh Hải ở thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân lại tỏ ra lo lắng về giải pháp này :

"Bây giờ nó làm một cái mương thoát nước lớn lắm. Nó làm từ trong bãi xỉ về thẳng cầu Vĩnh Hảo, nếu có nước thì nước từ trong bãi xỉ chảy thẳng về cầu Vĩnh Hảo, rồi chắc chảy ra biển chứ chảy đâu nữa. Nước chảy về cầu, cầu chảy ra biển. Cái đó là nó ô nhiễm đến môi trường biển nữa".

Chúng tôi nêu vấn đề tồn đọng xỉ than ở Vĩnh Tân với Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kinh tế Môi trường đầu tư và Khu công nghiệp thuộc Đại học Xây dựng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng, thì được ông cho biết như sau :

"Theo tôi vấn đề này thì các nhà máy nhiệt điện ở phía bắc đều đã giải quyết được rồi, tức là cái bụi bay của xỉ than thì người ta làm phụ gia cho xi măng, vật liệu xây dựng, độn đường, gạch không nung… Vĩnh Tân thì mới quá, ở trong miền trung thì từ cơ quan địa phương, cơ quan chuyên môn cũng chưa biết cách giải quyết".

Tuy nhiên, Ông Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng và Môi trường thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN thì cho rằng cái khó là vấn đề tìm đầu ra cho giải pháp :

"Tóm lại cái giải pháp cho việc tồn đọng xỉ than có thể đưa ra, nhưng nói thật là đầu ra cho giải pháp đó lại không có. Thí dụ người ta phải sử lý cái xỉ than đó để làm vật liệu xây dựng. Nhưng vật liệu xây dựng từ xỉ than lại không có đầu ra cho nó".

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và môi trường, giải pháp để ngăn nước thẩm thấu thì ta phải làm trước khi có bãi thải, từ khi hiết kế nhà máy. Theo ông, đây cũng là kinh nghiệm rất lớn để thấy rằng các giải pháp môi trường phải được tư duy từ sớm, từ khi mà xây dựng nhà máy, chứ không phải để xảy ra sự cố mới kêu gọi các giải pháp.

******************

Phản ứng của người dân quanh việc tăng giá xăng dầu (RFA, 10/10/2018)

Liên bộ Tài chính - Công Thương Việt Nam cuối tuần qua vừa ra thông báo đồng loạt tăng giá tất cả mặt hàng xăng dầu. Theo đó, giá xăng sinh học E5 tăng 675 đồng/lít, lên mức 20.906 đồng/lít ; xăng A95 tăng 577 đồng/lít, lên mức 22.347 đồng/lít. Các loại dầu cũng tăng 403-752 đồng/lít, kg tùy loại. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm nay và cũng là lần thứ ba liên tiếp trong hơn một tháng qua giá xăng dầu tăng mạnh.

onhiem4

Người lao động có thu nhập thấp ngày càng bấp bênh khi giá xăng tăng liên tục - RFA

Nếu như đối với các doanh nghiệp xăng dầu, mức tăng này giúp họ kiếm thêm hàng trăm tỷ đồng thì với những công ty vận tải, doanh nghiệp sản xuất hay người tiêu dùng, xăng dầu tăng giá khiến hoạt động kinh doanh của họ gặp khó khăn lớn, nhiều người không khỏi đau đầu khi mức thu nhập bị ảnh hưởng và nỗi lo sợ xăng dầu tiếp tục tăng giá vẫn chưa dừng lại.

Giá có ngừng tăng ?

Một nhà báo, hiện sống ở miền Nam Việt Nam không muốn nêu tên chia sẻ :

"Có một thực trạng ở Việt Nam là lượng người làm nông quá cao, hiện tại cũng vậy và lượng công nhân ở các khu chế xuất, công nghiệp cũng vậy. Cả hai nhóm này đều dùng đến xe máy, tương tác với sản phẩm xăng rất nhiều, thiệt thòi đầu tiên khi xăng tăng là những nhóm lao động chịu thiệt thòi đầu tiên".

Theo nhà báo này, lạm phát sẽ tiếp tục tăng khi xăng dầu tiếp tục tăng giá kéo theo chi phí sản xuất và tiêu dùng tăng, giá các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sẽ tăng theo bởi xăng dầu là đầu vào quan trọng của nhiều ngành.

Vị này đặt ra câu hỏi vì sao là một quốc gia có sản lượng dầu thô lớn hơn nhiều nước và có hai nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi và Nghi Sơn ở Thanh Hóa đã đi vào vận hành nhưng mức giá xăng dầu ở Việt Nam lại cao hơn nhiều nước khác không có trữ lượng dầu thô và không có nhà máy lọc dầu ? Phải chăng do sự quản lý trong việc khai thác trữ lượng dầu thô không khoa học và chính sách quản lý tiền tệ của Việt Nam có vấn đề ?

Nhà báo này chia sẻ thêm :

"Giá xăng tăng, không riêng gì xăng tăng, hiện tại theo tôi biết thì rất nhiều thứ vật giá leo thang là do đồng Việt Nam trượt giá so với đồng đô la. Mà điều đó tôi nghĩ là do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động không nhỏ lên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương này, mà trong đó thì Việt Nam chắc chắn lãnh đòn nặng hơn những nước khác như Lào, Campuchia vì Việt Nam phụ thuộc quá nặng vào Trung Quốc. Trung Quốc bị ảnh hưởng thì mình bị ảnh hưởng thôi. Điều đó là một hệ lụy chắc chắc phải xảy ra thôi, mà tôi nghĩ là giá xăng còn tăng nữa, vật giá sẽ còn leo thang nữa, nếu cán cân thương mại lệch về phía Mỹ, thì chắc chắn Việt Nam còn bị tăng giá nữa".

Hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Từ chỗ là một nước xuất khẩu dầu thô, Việt Nam đã nhập khẩu 1,25 triệu tấn dầu thô trong 6 tháng đầu năm 2018 với trị giá gần 600 triệu đô la, tăng hơn 411% so với nửa đầu năm ngoái, như vậy, tự thân xăng dầu được sản xuất trong nước đã bị đội giá lên cao do phải nhập khẩu ngày càng nhiều hơn lượng dầu thô.

Riêng xăng dầu sử dụng, chỉ trong 8 tháng năm 2018, Việt Nam đã chi 5,71 tỷ USD để nhập khẩu hơn 8,6 triệu tấn xăng dầu các loại. Với tỷ giá tăng liên tục từ tháng 7 đến nay, giá xăng tại Việt Nam đang trên đà tăng chưa dừng lại. Cộng thêm tác động của giá thế giới và thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng tăng lên mức 4.000 đồng/lít sắp tới đây, việc xăng dầu tăng giá phi mã khó có thể tránh được.

Ai chịu thiệt

Chia sẻ về nỗi bức xúc của mình, anh Văn Công Thắng, một lao động trong ngành nghề xây dựng cho hay : "Một ngày thì hai vợ chồng đi làm 50 ngàn tiền xăng, thì vợ tranh thủ đi chợ luôn. Nói chung là giờ biết sao, phải nhịn lại thôi, mình phải khắc phục chứ biết sao chừ… !".

Anh Thắng chia sẻ thêm rằng, đây không phải là lần đầu tiên anh đưa ra ý kiến của mình khi giá xăng tăng, tuy nhiên cũng như nhiều lần trước, anh tự hỏi không biết những bức xúc của mình sẽ đến được tai ai ?

Từ nhà anh Thắng đến chỗ làm việc gần 45km, với chiếc xe ngốn xăng của mình, một ngày đi và về anh đã phải chi hơn 40 ngàn tiền xăng, cũng đồng nghĩa với 15% tiền công mỗi ngày phải chi trả cho xăng, chưa kể tiền xăng vợ anh đi chợ, đưa đón con đi học… và với đà xăng tăng giá liên tục như hiện tại, có lẽ thời gian tới, toàn bộ tiền công mà anh làm được hàng ngày không đủ để chi trả cho các khoản xăng xe, điện, nước, tiền lo con ăn học và các khoản khác trong đời sống bởi các mặt hàng khác cũng tăng giá theo, duy chỉ có tiền công của anh khó mà tăng theo kịp. Như vậy, không chỉ anh mà những người lao động tay chân khác cũng sẽ khốn đốn hơn cuộc sống hằng ngày.

Càng về sau, chỉ số tăng giá xăng dầu càng đáng sợ. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là chuyện người tiêu dùng không thể biết hay không thể để ý được giá xăng đang tăng và mức độ gánh chịu của họ. Bởi vì nếu như có đủ thời gian, cơ hội cũng như tri kiến để tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa… thì người ta không còn đủ thời gian để kiếm sống. Và cứ thế, giá xăng cứ tăng nhảy nhót trên túi tiền người lao động Việt Nam !

Published in Việt Nam
vendredi, 27 janvier 2017 10:01

Hoa Tết và giá xăng

Bán hoa ở Việt Nam, nói theo nghĩa nào cũng khổ. Năm hết Tết về, trời mưa tầm tã, những người bán hoa dở khóc dở cười bởi không có người mua, thời tiết lạnh lẽo. Mặc dù không khí Tết đang rạo rực khắp mọi nơi, nhưng trong cái rạo rực, cuống cuồng của những ngày giáp Tết, những người lao động tranh thủ thời gian cận Tết để mua hoa về bán ở Quảng Bình, Hà Tĩnh phải dở khóc dở cười vì dường như nhìn mọi nơi đều rực rỡ cờ hoa nhưng trong lòng người lại không có Tết, bởi kinh tế khó khăn, bởi hàng Tết ế ẩm, giá xăng tăng, mọi thứ hàng hóa đều tăng giá theo.

hoa1

Hoa đào Nhật được bày bán ở ven đường. RFA photo

Giá xăng tăng làm đảo lộn đời sống

Ông Hải, cư dân huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, chia sẻ : "Tết năm nay buồn, hoa bán không được, chỉu có đại gia mới chơi hoa chứ dân nghèo thì ăn còn không đủ huống gì là Tết. Mặc dù gia đình mình cũng có sắm chút quà Tết rồi nhưng chẳng gì đâu vì tiền bạc không có để sắm Mọi thứ đều khó khăn. Theo mình thấy thì Tết này khó khăn hơn, tiền khó kiếm, đói thì không đến nỗi đói nhưng đồng tiền khó khăn nên chẳng mua sắm được gì, thêm giá xăng tăng. Mình là nông dân, chỉ đi xe máy nhưng xăng tăng cũng ảnh hưởng nặng lắm, đi lại không thuận tiện cho mấy vì mưa ướt và xăng tăng...".

Ông Hải nói thêm, hiện tại, vẫn còn nhiều nông dân phải bám đám ruộng mặc dù thời tiết rất lạnh lẽo và Tết đã cận kề. Bởi nếu không bám đám ruộng thì ra Giêng không thể làm được nữa, vụ mùa bị trôi qua và đến mùa gặt phải bị đói, bị thiếu lương thực. Và dường như năm nay, không khí tết ở Ba Đồn và cả Quảng Bình rộn ràng hơn mà cũng tẻ nhạt hơn.

Giải thích vì sao Tết ở Quảng Bình rộn ràng hơn mà cũng tẻ nhạt hơn, ông Hải nói rằng vì cả một năm dài khốn khổ, ngư dân thất nghiệp do biển độc, nông dân mất mùa trong vụ Hè Thu, chưa kịp hoàn hồn thì lũ lụt kéo đến, mọi thứ chìm trong biển nước, người chết, đồ đạt mất sạch, thiệt hại về tài sản, về con người không kể xiết. Mọi thứ tan nát, đổ vỡ.

Khi trải qua quá nhiều tai ương và mất mát, một chút hơi ấm mùa xuân có thể khiến người ta có thể hét lên vì sung sướng. Đây là tâm lý chung của con người, có lẽ nhờ vậy mà Tết về, không khí trở nên rộn ràng khó tả. Tuy nhiên, cái rộn ràng trong mỗi người chỉ thoáng qua chốc lát, những gánh nặng về kinh tế, sự thiếu trước hụt sau khiến cho người ta nhanh chóng mệt mỏi và loay hoay trong vòng xoáy Tết.

Cái vòng xoáy Tết còn tăng tốc hơn khi giá xăng dầu tăng một cách thất thường, một khi xăng tăng giá thì mọi mặt hàng và dịch vụ khác cũng tăng giá tỉ lệ. Từ bó rau cải cho đến cái trứng, con gà, con vịt hay chiếc áo mặc Tết, ký hột dưa, ký mứt… tất cả đều tăng giá tỉ lệ trong khi nguồn thu nhập của người dân hoàn toàn không có gì.

hoa2

Vòng quanh các khu chợ Tết ở Quảng Bình, chúng tôi bắt gặp không khí chộn rộn, đông đúc nhưng lượng mua thì rất thấp, hầu như chưa có loại hàng Tết nào được gọi là bán chạy, người ta đi thăm chợ nhiều hơn là sắm Tết. Mà có vẻ như thăm chợ không phải vì háo hức Tết mà vì không có việc gì để làm, thôi thì ra chợ dạo một vòng, được chăng hay chớ, có gì rẻ thì mua. Nhưng có vẻ như hiếm có thứ gì rẻ để người ta sắm một cách vô tư.

Ông Hải nói thêm là nguồn thu chính của người nông dân chủ yếu là con heo, con gà, ký lúa, bó rau. Nhưng chỉ có rau tăng giá, trong khi đó, từ sau lũ lụt đến giờ, các vườn rau ở Quảng Bình vẫn chưa thể hồi phục, nguồn rau chủ yếu từ nơi khác đến, giá cao ngất ngưởng, giá heo gà thì tuột dốc thê thảm, chỉ còn dao động từ 50% đến 70% so với giá trước Tết. Những con heo, con gà sống sót sau lũ lụt không cứu nổi cái Tết của người dân nơi đây, thêm một cú giá xăng tăng nữa thì không tài nào người dân ăn Tết một cách bình thường được nữa.

Người bán hoa dở khóc dở cười

Bà Thị, một người bán hoa trên quốc lộ 1A, đoạn đi qua thành phố Đồng Hới, chia sẻ : "Trời đang mưa, bán ế. Tết này không bằng mọi năm. Thời tiết không thuận lợi lắm. Người ta thuê chuyến xe to vậy rồi đi cả bốn, năm nhà ngồi lên xe rồi đi. Tết mà đi chợ ngày một chứ không có tiền để sắm nhiều đâu. Thời tiết mưa lạnh, đi lại khó khăn nến hoa ế ẩm lắm. Không biết ngày mai thì sao chứ mấy bữa nay ế quá, ế…".

Bà Thị cho biết thêm là những người bán hoa giống như bà đều đang rất lo lắng, bởi có bao nhiêu vốn liếng đều đổ ra mua hoa về bán để kiếm đồng lãi mnua sắm Tết, có nhiều người đi vay nóng trong một tuần với lãi suất 10%. Vay 10 triệu, trong một tuần phải trả thành 11 triệu nếu như chủ cho vay tốt bụng, ngược lại, chủ cho vay khó tính thì vay 10 triệu chỉ nhận được 9 triệu, chủ nợ đã lấy trước 1 triệu tiền lãi và sau một tuần, người vay tiền phải mang đến 10 triệu đồng để trả cho chủ nợ.

Với tình hình thời tiết mưa lạnh, thời giá tăng vọt, giá xăng tăng, gần như chẳng mấy ai còn quan tâm đến việc mua một chậu hoa về chưng Tết, bao nhiêu vốn liếng đổ ra ngoài đường những ngày cận Tết để ngồi suốt ngày cầu may, mong một ai đó đến mua giùm một chậu hoa, tối đến thì căng lều bạt nằm ngủ canh trộm, gặp bữa trời mưa to giữa khuya thì cả người và lều ướt sũng. Cực không thể tả xiết. Nhưng cực nhất vẫn là một khối nợ đang hối thúc sau lưng.

Một em học sinh phụ mẹ bán hoa ngoài chợ Tết, không muốn nêu tên, chia sẻ, hầu hết các khu vực bán hoa ở Quảng Bình năm nay ế ẩm, em ước mơ chú Phan Anh mang tiền đến mua giúp gia đình em một chậu hoa nhưng em biết chú ấy đang ở Hà Nội và hoa ở Hà Nội cũng đang ế ẩm nên chắc chú ấy không vào mua giúp em một chậu hoa được.

Em cho biết suốt ba ngày ba đêm, từ hôm 25 tháng Chạp đến nay, em phải ngồi với mẹ để bán hoa vào ban ngày và tối đến, hai mẹ con chui vào căn lều để ngủ, trộng chừng hoa. Bố em không thể giúp gì được cho hai mẹ con vì ông đang bận chăm sóc ông nội ở nhà và trông hai đứa em, lo sắm sửa Tết. Vì mẹ gầy yếu, không thể ẵm ông nội đi vệ sinh, đỡ đần lúc ông ăn uống nên được ưu tiên ngồi bán hoa.

Mẹ em cho hay gia đình em vẫn còn nợ 3 triệu đồng vay ngân hàng diện xóa đói giảm nghèo, cả nhà hi vọng sau đợt bán hoa tết này sẽ trả trước một nửa. Nhưng với tình hình hiện tại, số tiền nợ vay nóng hơn một chục triệu đồng để mua hoa và số tiền nợ ngân hàng cứ đong đưa trước mắt hai mẹ con.

Nghe xong, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện cho hai mẹ con bán hết số hoa này để ít nhất là khỏi phải nợ tiền vay nóng. Và chúng tôi không dám cầu nguyện gia đình em lãi nhiều để trả tiền ngân hàng. Bởi cầu nguyện như thế giữa lúc mưa gió và ế ẩm này chẳng khác nào cầu nguyện nhà nước đối xử tử tế với người dân khi đứng trước biển đục ngầu sóng độc Formosa !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam

Rốt cuc, nhng giây phút cáo chung ca nn ngân sách rng rut đang sp đim. Đu năm 2017, mt ln na trong hai năm liên tiếp, cơ quan tham mưu đc lc cho chính ph và đng là B Tài chính li tìm cách "móc túi" tuyt đi đa s công dân và người nghèo bng mt bn d tho sa đi Lut thuế bo v môi trường vi 8.000 đng đánh vào 1 lít xăng.

xang1

Người đàn ông đ xăng ti mt cây xăng Hà Ni, ngày 20/12/2016.

Hãy nghe Thứ trưởng B Tài Chính Đ Hoàng Anh Tun tuyên b : "Thuế bo v môi trường đi vi xăng du hin mc 3.000 đng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá tr thu được s gp khong 10 - 20 ln so vi s trc tiếp thu t s dng đt phi nông nghip hin nay"… đi tượng thu và phương thc thu cũng "được lòng dân hơn" !

Được lòng dân hơn

Một người chy xe ôm tht lên : "Hôm qua xăng li tăng giá. Đ ăn thc ung cũng ào ào lên theo. C như thế này thì làm sao mà sng !".

Một ln na trong lch s đc quyn đo din giá xăng, mt hàng chiến lược quc gia này được B Tài chính, B Công thương và Tp đoàn Xăng du Vit Nam (Petrolimex) tăng giá đt xut ngay sau khi mt kỳ hp Quc hi kết thúc.

Một ln na, nhóm li ích chính sách độc quyn tiến hành chiến dch bù l vào dân. Mi lo thường trc ca người dân đã tr thành hin thc : không lúc này thì lúc khác, nhóm li ích và các quan chc lobby chính sách s làm mi cách đ móc tin t túi nhân dân.

Thuế, phí Vit Nam li thuộc hàng cao nht trong khu vc, đang bào mòn khng khiếp sc cnh tranh ca doanh nghip. Ngay mt quan chc nhà nước là ông Nguyn Đình Cung, Vin trưởng Vin Qun lý kinh tế trung ương (CIEM), cũng phi tha nhn rng doanh nghip tư nhân ti thi đim này đang kiệt sc và phi chu gánh nng thuế, phí chiếm ti hơn 39% li nhun, so vi các nước trong khu vc ch thp hơn Malaysia. Đó là chưa k các khon chi phí không chính thc khác cùng vô s rào cn, lc cn và lc kéo. Có th nói rng doanh nghip Việt Nam rt đơn đc không ch trong th trường ni đa mà khi ra ngoài hi nhp cũng không thy bóng dáng ca nhà nước, ca th chế h tr h.

Chưa tính nhng điu chnh có th xy ra trong ngn hn thì thuế, phí hin nay đã là mt gánh nng đi vi doanh nghiệp. Theo báo cáo Doing Business 2016 ca Ngân hàng Thế gii, doanh nghip Vit Nam phi dành khong 39,4% li nhun đ np thuế. Đây là mt t l rt cao so vi mc 18,4% ca Singapore, 27,5% ca Thái Lan, 29,7% ca Indonesia…

Còn ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Vin Kinh tế Vit Nam, cũng đưa ra con s cho thy người Vit đang gánh t l thuế, phí trên GDP cao gp 1,4 - 3 ln so vi khu vc. C th, trung bình giai đon 2007-2012, t l thuế, phí/GDP ca Vit Nam là 21,6% trong khi Trung Quc là 17,3%, Thái Lan và Myanmar 15,5%, Indonesia 12,1%…

Gấp 4 ln !

Bộ Tài chính, B Công thương và Petrolimex li là nhng cơ quan ban hành rt nhiu loi thuế đánh vào dân chúng và doanh nghip, thu thuế bt chp dân sinh. Mt trong nhng th thuế có tác đng tiêu cực ln nht đến túi tin vn đã rt ít i ca người dân đã được đt mt cái tên nghe rt hp dn : "thuế bo v môi trường đi vi xăng du".

Năm 2015, Bộ Tài chính đã đ xut và được Quc hi thông qua vic tăng gp 3 ln thuế bo v môi trường đi vi xăng dầu t ngày 1/5/2015.

Theo tính toán của gii chuyên gia phn bin, khi đó mt lít xăng phi cõng 3.000 đng/lít thay vì mc 1.000 đng/lít, mt lít du diesel phi np 1.500 đng/lít thay vì mc 500 đng/lít trước đó.

Vào thời đim đó, B Tài chính tính toán : chỉ riêng vi thuế bo v môi trường đánh vào các mt hàng này, ngân sách d kiến s thu v hơn 35.000 t đng/năm, tăng khong 23.000 t đng/năm. Trong đó, riêng s thu thuế bo v môi trường ca mt hàng xăng đã d kiến là hơn 20.000 t đng/năm, tăng gần 14.000 t đng/năm. Rt đáng chú ý, con s này gp 2 - 2,5 ln so vi tng thu thuế bo v môi trường d toán năm 2015, tương ng tăng khong 22.500 t.

Còn năm 2016, tổng s thu t thuế bo v môi trường đã tăng vt gn gp 4 ln so vi năm 2014.

Tăng giá xăng dầu và xung giá chính tr

Nghịch lý phát trin trong suy thoái Vit Nam vn din ra theo logic hết sc t nhiên ca nó. Nhng nhóm li ích như Petrolimex vn mc sc tăng giá đ khoét sâu hơn na ni đau ca lp người nghèo khó.

Bất chấp vic Petrolimex thua l đến 10.700 t đng trong năm 2008 t nhng khon đu tư trái ngành vào chng khoán, bt đng sn và bo him, chiến dch tăng giá xăng du đã luôn được nhng người đng đu Petrolimex âm thm chun b và được lãnh đo B Công thương và B Tài chính h tr theo chiến thut : mi khi giá du thế gii tăng, doanh nghip li được quyn xin tăng giá trc tiếp qua B Tài chính hoc gây sc ép bng cách găm hàng, không bán…, hoc được trích lp qu bình n. Còn khi giá gim, doanh nghip có thể t t xin gim giá hoc ch quyết đnh t cơ quan qun lý.

Cũng bởi thế trong nhng năm qua, giá xăng du Vit Nam đã liên tc tiến chiếm nhng ct mc lch s - mt thành tích hoàn toàn đáng t hào nếu xét đến kết qu "tn thu".

Tương lai và sinh mạng dân tc Vit Nam li đang ph thuc mt thiết vào nhng đt tăng giá.

Tăng giá và thuế má là mt trong nhng biu đt cc đoan nht trong giai đon cui ca mt cơ chế cưỡng bc và cưỡng đot. S tn vong ca đng cm quyn cũng l thuc không khác hơn, nếu xét trên phương din nhng thit hi v chính tr trên trường quc tế và ngay trong lòng dân.

Trung với đng ?

Bất chp yêu cu khách quan phi gim đc quyn và đc li ca các tp đoàn kinh tế nhà nước, nhng người c th trong lô ct chế đ đã tiến thêm một bước dài trong vic c vũ các tp đoàn đc quyn lao lên phía trước, to thêm nhng gánh nng chng cht cho các tng lp nhân dân, k c mt b phn gii công chc cùng toàn b lc lượng vũ trang.

Những đt tăng giá bt tn ca Tp đoàn Xăng dầu Việt Nam s khiến cho nhng đng lương hưu ít i tr nên vô dng trong bi cnh mt bng giá hàng tiêu dùng thc tế cao ít nht gp ba ln ch s lm phát. Ch s lm phát li luôn được "v" theo cách mà không ít đi biu Quc hi nghi ng v tính trung thực hay chính xác ca nó.

Chịu nng n và thm thía hơn hn so vi lp quan chc đương nhim "ăn ca dân không cha th gì", gii hưu trí tng nguyn "trung vi đng" đang phi đi mt vi cơn đt biến co tht túi tin mà rt có th s dn đến v qu lương hưu trong mt tương lai không quá xa.

Nếu trong 1-2 năm ti vn đ thu ngân sách không được ci thin, tc tin thuế thu t dân không đ đ chi cho các công trình xây dng cơ bn ca nhà nước mà thường lãng phí ít nht vài ba chc phn trăm và làm giàu thêm cho các nhóm lợi ích, nhng người v hưu s phi nhìn nhn mt thc tế phũ phàng là qu lương dành cho h s tr thành mt trong nhng nn nhân đu tiên ca chế đ thng tay ct xén.

Bài học hu Liên Xô vn còn nguyên giá tr. Trong thi kỳ hn lon nht v kinh tế cùng vô s nhóm li ích thi đua trc li, giá tr đng lương mà gii hưu trí và các công thn ca chế đ xô viết nhn được ch bng mt na, thm chí 1/3 so vi giá tr trước đó. Và đã không còn đ kiên nhn trung thành vi chế đ, chính nhng người v hưu đã phi nm tay nhau tun hành phn đi ngay trên qung trưởng Đ.

Cam chịu đến bao gi ?

Một tính toán cho thy nếu áp dng mc thuế môi trường 8.000 đng/lít đánh trên giá xăng, mi năm chính quyn Vit Nam s thu v khong hơn 6,8 t USD đ "bù đp khó khăn ngân sách".

Điều l lùng là cho ti nay, dù đã tri qua rt nhiu đt tăng giá xăng du và cái gi là "thuế bo v môi trường", bt chp đi sng có xu hướng bn cùng hóa ca người dân, vn chưa có mt cuc biu tình đáng k nào din ra trong lòng các đô th.

Người dân, k c nhng đng viên mang trên ngc huy hiu 40 hay 50 năm tui đng, vẫn như b km gi trong mt th vòng kim cô lo ngi, s st và b ám nh bi s hãm hi.

Biểu th thường thy nht ch là nhng nhóm tm năm tm ba bày t thái đ bt mãn đi vi chính sách điu hành kinh tế ngày càng tha hóa đo lý ca Chính ph.

Không một ai hành đng và xung đường. Không mt ai xung đường đ phn đi và bày t thái đ và giành li cho mình cái quyn chính đáng "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kim tra" mà các ngh quyết ca B Chính tr đng vn luôn nhc đến như mt khu hiu suông.

Cũng không một ai xung đường đ thc thi quyn được biu tình mt cách hp pháp đã được quy đnh trong Hiến pháp 1992, nhưng sau hơn hai chc năm vn chưa được lut hóa.

Không một trí thc và người hưu trí nào xung đường đ ct lên tiếng nói "mình vì mọi người" và nói thay cho c nhng người khác - lp nông dân và công nhân thp c bé hng không th có nơi chn biu đt và quá t ti v thân phn chính tr đến mc không dám phn đi công khai nhng chính sách đc quyn đến mc đc đa ca các nhóm li ích kinh tế và nhóm thân hu chính tr.

Xã hội và người nghèo cũng vì thế càng b điêu đng do các cuc tranh giành bt tn ca các nhóm quyn lc, cuc chiến thao túng hoành hành không có gii hn ca

Phm Chí Dũn

Nguồn : VOA tiếng Việt, 26/01/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn