Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đương nhiên, nếu chỉ dừng ở việc ví von giáo dục với trồng hoa thì không bao giờ đủ, và cũng có thể bị hiểu nhầm. Bởi sinh thể giáo dục là con người với đầy đủ năng lực khám phá, khai phóng và sáng tạo, thậm chí là một ẩn số của tương lai. Nhưng, cũng chính vì điều này, con người cần được phát triển trong một nền giáo dục tự nhiên, gần với nhịp sống con người nhất.

hoa0

Và giáo dục, dù muốn hay không muốn, yếu tố lịch sử, địa lý và chính trị có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định nền giáo dục đó ra sao, con người của quốc gia đó sẽ đi về đâu trong tiến trình phát triển nhân loại. Một quốc gia dân chủ, có nền giáo dục hiện đại, khai phóng, nhân bản và lấy sáng tạo làm trọng tâm, lấy dân tộc làm nòng cốt phát triển thì chắc chắn, quốc gia đó sẽ quật cường nhờ giáo dục. Ngược lại, một quốc gia độc tài, có những nhà lãnh đạo độc đóa n, tàn nhẫn với triết lý giáo dục lấy lãnh đạo làm thần tượng và che hết mọi tội lỗi của thần tượng, biến mọi thứ trở nên hồng hào, đẹp đẽ… Thì nhất định, nền giáo dục đó phải sinh ra những con người nói láo và những kẻ phá hoại siêu hạn.

Trong một trường hợp khác, nền giáo dục bị tụt hậu quá xa so với thế giới và chạy đuổi bắt với văn minh nhân loại, người ta nghĩ ngay đến một vườn hoa khô hạn gặp mưa giông. Bởi lẽ, một nền giáo dục quá lạc hậu chẳng khác gì vườn hoa với mặt đất khô cằn, hạn hán, những cái cây cằn cỗi đang cố bám vào đất mà ngoi sống. Một trận mưa giông sẽ cứu chữa được vườn cây khỏi cái chết. Nhưng, mưa giông chỉ có thể giúp cho vườn hoa tồn tại, nó không thể là thứ giúp cho vườn hoa sinh trưởng, đơm bông kết trái viên mãn. Bởi vậy mà hoa chỉ có ở mùa xuân. Vì chỉ có mùa xuân mới có những cơn mưa phùn rả rích, nước trời dịu nhẹ không gây xói mòn, lở lói nhưng lại giúp cho cây cỏ, vạn vật có thể thở một cách tự nhiên, có thể vươn mình đơm bông kết trái. Và đương nhiên, mặt đất giáo dục cần những cơn mưa phùn hơn là mưa giông, cần sinh quyển mùa xuân hơn là mùa hạ.

Nói như vậy để thấy rằng, Việt Nam đang tự tạo ra một sinh quyển giáo dục mùa hạ với những trận thi đua, bứt phá, những kì thi liên tục, nghẹt thở, những kì thi bất chấp sức khỏe để đi đến thành tích, để báo công… Điều này cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, và còn nghèo nhiều mặt, thậm chí tụt hậu về văn hóa, giáo dục so với bên ngoài. Và càng tụt hậu thì các nhà quản trị giáo dục càng rơi vào khủng hoảng, lại chạy đua, lại cố tạo ra không khí quay cuồng, ngột ngạt. Bởi lẽ, bên trên các nhà quản trị vẫn là nhà độc tài, với tiêu chí giáo dục thần tượng, giáo dục xã hội chủ nghĩa, giáo dục tôn sùng chủ nghĩa Cộng sản… Chính những tiêu chí này là hòn đá tảng trên đôi vai nền giáo dục trong lúc nó đóng vai trò một vận động viên marathon trong một cuộc đua quốc tế. Và mọi thứ khi đã nung nóng lên, trong không khí thi đua, ganh đua, cọ xát thành tích… khiến cho nền giáo dục không bao giờ có được bầu khí quyển mát mẻ, thuần hậu của mùa xuân mà luôn nóng nực, bứt rứt, khó chịu và có thể gây ra tai biến nội thể bất kì giờ nào của thời tiết mùa hạ.

Trong nền giáo dục nóng bức, khô cằn của chạy đua thành tích, của xơ cứng chủ nghĩa giáo điều bắt buộc, của qui chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa và của hàng loạt các quan hệ bê tha nhằm chạm ghế quyền lực của giới quản lý, một nền giáo dục thiếu vắng tri thức nhân loại mà lại thừa kiến văn tuyên truyền như vậy, chẳng khác nào nền tri thức dân tộc đang khô cằn và người ta cần những trận mưa giông tri thức. Những trận mưa giông ào ạt các kì thi, ngồn ngộn sách vở và học sinh phải nhét lấy nhét để con chữ, thậm chí chúng cũng không biết những thứ chúng nhét vào đầu có quan hệ gì với tương lai của chúng, sẽ giúp chúng được gì khi ra trường… Đúng bản chất của trận mưa giông, mưa ồ ạt, mưa xối xả nhưng lượng nước ngấm vào lòng đất lại rất ít, xói mòn thì rất cao.

Hệ quả của một nền giáo dục chỉ có mưa giông và mưa giông, chỉ có chạy đua, thi đua, loay hoay các mùa thi, bệnh dịch, chết chóc cũng thi, thi vì thành tích của trường, thi vì thành tích của ngành, thi vì những báo cáo hoa mỹ của Bộ trưởng giáo dục trước Quốc hội và Thủ tướng, thi vì những giấc mơ viển vông về chủ nghĩa xã hội… Thì liệu con người sẽ về đâu ? Và hơn nữa, trước không khí quay cuồng, người ta bất chấp sự thật, đạp lên sự thật, mua bằng, bán điểm, mua ghế, thao túng quyền lực, thậm chí cả việc đổi tình dục để lấy chỗ ngồi… Thì chắc chắn một điều, phẩm hạnh, đạo đức, tôn trọng sự thật là những thứ cực kì xa xỉ và vô nghĩa trong nền giáo dục này. Và đương nhiên, hệ quả của nền giáo dục này sẽ là một thế hệ, vài thế hệ và lớp lớp thế hệ hỏng hóc nhân tính được đào tạo bài bản các kĩ năng đạp qua mọi thứ để nắm quyền lực, để đạt tham vọng.

Điều này khác xa với không khí giáo dục tự nhiên, dựa vào chính con người để phát triển tri thức con người, việc học được trang bị đầy đủ, không gián đoạn nhưng không ngột ngạt, những hạt giống tri thức được gieo với mật độ vừa phải, đủ để nhận nước và ánh sáng trong mảnh vườn tâm thức học sinh, và bên cạnh đó, sinh quyển giáo dục nhẹ nhàng, cọi trọng con người, khai sáng và khai phóng khả năng con người sẽ tạo ra lực hấp dẫn, sẽ giúp cho cây cỏ tri thức trong mỗi người được sinh trưởng tự nhiên nhất trong không khí mát dịu, mưa phùn (tri thức) lâm râm ngấm vào mặt đất giáo dục, ngấm vào cây cỏ vạn vật thụ đắc giáo dục…

Điều này lý giải tại sao một học sinh tiểu học các nước phương Tây, đặc biệt là Thụy Sĩ có thể biết được trên ba, bốn ngôn ngữ nhưng thời gian biểu lại chơi nhiều hơn học. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc cải cách giáo dục, soạn sách mới liên tục diễn ra, học sinh từ cấp tiểu học đã học bù đầu, không có thời gian để chơi nhưng khi ra đời, khả năng ứng dụng kiến thức vào đời rất hạn chế và khả năng biết chừng hai ngôn ngữ thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vài phần trăm trong nền giáo dục. Nói như vậy để thấy rằng việc học phải sinh động như vườn cây mùa xuân, mọi thứ nhẹ nhàng, dịu dàng, tự nhiên, tri thức được gieo vào tâm thức như mưa phùn thấm vào lòng đất. Mọi thứ diễn ra êm ái và tự nhiên nhưng kết quả lại rực rỡ, đặc biệt.

Đã đến lúc Việt Nam phải chọn một nền giáo dục với thể điệu mưa phùn mùa xuân và bỏ gấp kiểu giáo dục bộp chộp, chụp giật kiểu mưa giông mùa hạ với đầy rẫy nấm bệnh thành tích bấy lâu nay ! Không thể kéo dài lâu hơn nữa !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 11/08/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Phản đối thi trắc nghiệm là tư duy bảo thủ ?

Trúc Giang, VNTB, 11/11/2019

Về lý thuyết thì thi trắc nghiệm sẽ thúc đẩy học sinh suy nghĩ ngắn gọn, sáng tạo nhất, có thể áp dụng thực tế kiểu như ai cũng thích đi con đường ngắn hơn mà vẫn đến với kết quả tốt. 

giaoduc1

Mẫu dáp án một cuộc thi trắc nghiệm ở nước ngoài - Ảnh minh họa

Vì sao việc thi trắc nghiệm môn toán khó thể chấp nhận được ?

"Đơn giản thôi, thi trắc nghiệm thì chất lượng của kỳ thi phụ thuộc vào đề thi, còn tự luận chất lượng kỳ thi phụ thuộc năng lực của người chấm. Thay vì tìm tòi, trình bày quá trình dẫn tới đáp án, thí sinh chỉ cần chọn 1 trong 4 đáp án được đưa ra sẵn, điều này làm giảm năng lực lập luận của thí sinh. Điều này khiến chuyện tuyển sinh đại học giống như canh bạc may rủi" - Thầy giáo Trần Tiến Sĩ, người đứng trên bục giảng môn toán, lý từ năm 1985 đến nay, nhận xét.

Phản đối thi trắc nghiệm là tư duy bảo thủ ?

Có nhiều ý kiến cho rằng các nước đã thi trắc nghiệm từ lâu rồi, ngay ở miền Nam trước năm 1975, cũng đã thi tú tài bằng hình thức trắc nghiệm. Nếu nói thi trắc nghiệm toán không rèn được tư duy cho học sinh, thì xem ra đã quên rằng thi trắc nghiệm chỉ có một lần cuối cấp học, còn các lần kiểm tra học kỳ, kiểm tra trong năm học thì vẫn là kiểm tra tự luận, vẫn rèn được phương pháp tư duy cho học sinh. 

Nhìn góc độ lạc quan thì với việc thi trắc nghiệm sẽ giúp các học sinh xử lý vấn đề rất nhanh. Một đề thi chỉ có phần trắc nghiệm với 50 câu hỏi trong 90 phút, sẽ góp phần đào tạo ra những lớp học trò có thể suy nghĩ mỗi vấn đề và đưa ra đáp án trong vòng 2 phút.

Thầy giáo Trần Tiến Sĩ phản biện quan điểm tạm gọi là ‘ủng hộ 100% trắc nghiệm toán’, như sau : "Phương thức đánh giá thí sinh dựa trên một đề thi chung, cùng một chuẩn là cách đánh giá rõ ràng và dễ chấp nhận nhất. Thế nhưng tôi không tin lắm vào điểm số học bạ, nhất là khi từng chứng kiến những học sinh rất giỏi, nhưng điểm thí sinh này đạt được trong kỳ thi chung không cao lắm.

Về lý thuyết thì thi trắc nghiệm sẽ thúc đẩy học sinh suy nghĩ ngắn gọn, sáng tạo nhất, có thể áp dụng thực tế kiểu như ai cũng thích đi con đường ngắn hơn mà vẫn đến với kết quả tốt. 

Thế nhưng trắc nghiệm cũng sẽ giảm thói quen tư duy từ gốc, học sinh sẽ khó hiểu bản chất, lý giải phù hợp. Các em thường dùng mẹo để làm bài. Một bài toán nào đó, học sinh có thể chấp nhận được một vấn đề rồi từ đó đi đến kết quả, còn tự luận sẽ yêu cầu giải thích vấn đề đó từ đâu, không chủ động chấp nhận. 

Tôi đã từng dạy rất nhiều về trắc nghiệm ở các trung tâm bồi dưỡng ngoài giờ, hồi làm trắc nghiệm ở lý, hóa, các giáo viên thường yêu cầu học sinh chấp nhận vấn đề, mà với bài toán vấn đề đó là nơi khúc mắt, phải giải quyết được.

Vấn đề ở đây cần đặt trong yêu cầu của kỳ thi ‘hai trong một’. Mục tiêu của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia là đánh giá chuẩn đầu ra kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh sau 12 năm học từ đó xét công nhận tốt nghiệp, và làm cơ sở cho tuyển sinh đại học, cao đẳng. Chính vì vậy, bài thi trắc nghiệm không phải công cụ hữu hiệu nhất để chọn được những thí sinh xuất sắc vào đại học, mà kết quả thi trung học phổ thông quốc gia chỉ là nên kênh tham khảo".

Theo thầy giáo Trần Tiến Sĩ, thực chất áp lực của kỳ thi chính nằm ở chỗ kết quả thi được sử dụng để xét tuyển vào đại học. 

"Tôi cho rằng để giảm áp lực và quá tải, chúng ta hãy theo thông lệ quốc tế, là kỳ thi tốt nghiệp trung học sẽ do các sở giáo dục các địa phương tổ chức, thí sinh trường nào thi tốt nghiệp ở trường đó. 

Còn để dự thi vào đại học, thí sinh phải đến các trung tâm khảo thí để làm bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực để có kết quả đăng ký xét tuyển vào đại học tương tự như ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện vài năm gần đây". Thầy giáo Trần Tiến Sĩ, đề xuất.

‘Bảy chiêu thức’ cho môn lý

"Để có thể giải quyết 1 vấn đề trong tối đa 2 phút, ở môn vật lý, có 7 chiêu thức nằm lòng sau đây mà giáo viên chúng tôi buộc học trò phải thuộc nằm lòng…". Thầy giáo Trần Tiến Sĩ nói.

Thứ nhất, khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.

Thứ hai, khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên, tức đơn vị của đại lượng vật lý, tức mối quan hệ giữa một đại lượng vật lý thông thường với một số đại lượng vật lý cơ bản. Ví dụ thứ nguyên của đơn vị vận tốc là [m/s], thứ nguyên của đơn vị lực [N] là [kg·m/s²] (1 [Newton] = 1 [kilogram·mét/giây²]).

Thứ ba, đừng vội vàng "tô vòng tròn" khi con số mà thí sinh tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lý còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.

Thứ tư, phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến, thì giá trị phải trong khoảng 0,380 - 0,760 m. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực.

Thứ năm, luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng "nhân từ" mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho thí sinh đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

Thứ sáu, tương tự, thí sinh phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có thí sinh chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.

Thứ bảy, đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những "chú ý", "lưu ý", "nhận xét" nhỏ lại giúp ích cho thí sinh rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.

"Chiêu thức thứ tám thì tôi chỉ nhắc chứ không dạy học trò, đó là hãy đặt niềm tin vào tâm linh của mỗi cá nhân. Bởi bài thi trắc nghiệm còn tạo cơ hội cho thí sinh có thể ‘ăn may’ khi trả lời bừa. Cách thi này cũng bao hàm luôn gợi ý trong đáp án khi học sinh nhớ mang máng kiến thức". Thầy giáo Trần Tiến Sĩ cho biết như vậy.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 11/11/2019

******************

Vì sao Vũ Đức Đam im lặng ?

Trúc Giang, VNTB, 05/11/2019

"Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần này, thầy hiệu trưởng bất ngờ nói trước sân trường là những em khối lớp 12 nếu chọn tổ hợp có môn toán để thi vào đại học, thì hãy coi chừng lúc may mắn đậu vào được rồi sẽ không theo học nổi !".

giaoduc2

Thay vì tìm tòi, trình bày quá trình dẫn tới đáp án, thí sinh chỉ cần chọn 1 trong 4 đáp án được đưa ra sẵn, điều này làm giảm năng lực lập luận của thí sinh.

Thầy giáo Trần Tiến Sĩ, người đang giảng dạy môn toán của một trường gần khu xóm nổi tiếng giang hồ ở quận 1 Sài Gòn, kể về lời khuyến cáo đầy bất ngờ đó với người viết. Thầy hiệu trưởng nói thêm rằng, tin này của ông chỉ là nhắc lại về một khuyến cáo của người đứng đầu tổ chức toán học Việt Nam gửi cho phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ; nghĩa là nguồn tin xác tín đến cấp… Ủy viên Trung ương Đảng.

Thầy giáo Trần Tiến Sĩ kể rằng ông là người được thầy hiệu trưởng giao cho đọc lá thư gửi phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đó. Lá thư viết rất dài. "Tôi đi dạy từ năm 1985, giờ là thầy giáo già nhất trường, đã vậy lại không đảng viên nên tôi được giao đọc lá thư này, vì có gì thì tôi nghỉ hưu sớm một chút. Chỉ chịu thiệt chút đỉnh tiền hưu trí thôi !". Thầy Sĩ nửa đùa nửa thật theo thói quen hay bông đùa.

Rộng đường dư luận, xét lá thư không có nội dung nào vi phạm pháp luật dân sự, cũng như Luật An ninh mạng, xin đăng toàn bộ lá thư của giáo sư Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam gửi phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Thư gửi tính cách cá nhân, nhưng sau đó theo lời kể của giáo sư Hải, ông nhận được phúc đáp là đã chuyển Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét. Lá thư đề ngày gửi 19 tháng 7 năm 2018. Nhiều tòa soạn báo chí ở Sài Gòn hiện cũng đã có nội dung lá thư này trên bàn biên tập.

"Thứ 5, 19 tháng 7, 2018

Kính gửi anh Vũ Đức Đam

Tôi viết thư này gửi anh như một lời kêu cứu khẩn thiết của một nhà khoa học đối với tương lai của nền khoa học nước nhà. Trong vòng hai năm qua, những lo lắng của tôi về mô hình thi trắc nghiệm đối với môn Toán tại kỳ thi Trung học phổ thông ngày càng chất chứa. Những gì Ban chấp hành Hội Toán học Việt Nam khuyến cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuối năm 2016 đã thành hiện thực. Hơn thế nữa, nhiều điều mà chúng tôi khi đó đã dự đoán, nhưng vì sự cẩn trọng mà không dám tuyên bố cũng đã thành sự thực.

Tôi bắt đầu thảo thư này cho anh từ cách đây hơn một tháng, ngay sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi thử, nhưng tại thời điểm đó tôi e rằng anh còn quá bận với kỳ họp Quốc hội nên chưa muốn làm phiền anh. Vừa qua tôi có may mắn được theo dõi phát biểu của anh tại Quốc hội, thêm một lần nữa tôi hiểu rằng anh là người tâm huyết với sự phát triển của đất nước. 

Để phát triển lâu dài và bền vững thì chấn hưng giáo dục là yếu tố tiên quyết. Điều này tất nhiên anh hiểu hơn ai hết. Nhưng tôi rất buồn mà nói với anh rằng, mô hình thi trắc nghiệm một trăm phần trăm tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đối với môn Toán và một số môn khác là sai lầm, hết sức sai lầm và có hại lớn đối với sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Dưới đây là những phân tích của tôi.

1. Qua buổi hân hạnh được anh tiếp cùng với một số đồng nghiệp từ Viện Toán học, tôi hiểu rằng các anh muốn hiện đại hóa quy trình thi cử, giảm tiêu cực, giảm chi phí, giảm vất vả cho người dân, đồng thời đưa việc thi cử về cho địa phương quản lý. 

Với những tiêu chí đó thì theo các anh, sử dụng mô hình thi trắc nghiệm khách quan là phương thức hợp lý hơn cả, hơn nữa nó đã được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, quốc gia phát triển nhất. Về mặt logic thì những lý luận đó có vẻ đúng. 

Tuy nhiên nó sai ở xuất phát điểm. Đó là : tỷ lệ đỗ của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông bị không chế lên tới 90 phần trăm hoặc hơn thế nữa ở đa số các vùng miền trên cả nước, do bệnh thành tích. 

Chúng ta không thể không cho các học sinh này tốt nghiệp khi mà không ít các em trong đó hàng năm đã bị buộc phải lên lớp để đảm bảo thành tích cho Trường, cho Sở, cho Tỉnh. Một kỳ thi mà gần như tất cả đều đỗ thì việc tổ chức là hoàn toàn không có ý nghĩa.

Tôi khẳng định rằng các anh không thể thực hiện kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nghiêm túc được nếu các anh tiếp tục khống chế tỷ lệ đỗ. 

Việc dùng biện pháp trắc nghiệm để tránh quay cóp chỉ khiến cho người ta quay cóp một cách công khai, trắng trợn hơn mà thôi. Những vụ việc đã được phát giác tại Hà Giang là minh chứng cho điều này. Chắc chắn Hà Giang không phải là địa phương duy nhất xảy ra tiêu cực trong thi cử. 

Như vậy, khi dùng biện pháp chống tiêu cực một cách không thích hợp, vô tình chúng ta lại ép người ta phải tiêu cực mạnh hơn, và hệ lụy của nó không nằm ở trong mục tiêu đỗ tốt nghiệp nữa. Vì kỳ thi còn có mục tiêu thứ hai, là xét tuyển đại học.

2. Những vụ việc tiêu cực vừa qua thêm một lần nữa khẳng định rằng việc áp dụng máy móc, thiếu cân nhắc, thiếu chuẩn bị các mô hình nước ngoài vào Việt Nam chắc chắn dẫn tới thất bại. 

Chúng ta đều hiểu rằng khó khăn lớn nhất của thực tế Việt Nam là vấn đề "con người" chứ không phải vấn đề "cơ chế". Rất nhiều cơ chế rất hay ở nước ngoài có thể thất bại một cách ngớ ngẩn ở Việt Nam. 

Đơn cử trong ngành giáo dục, chúng ta đã thất bại với mô hình "tuyển thẳng học sinh giỏi vào đại học", thất bại với phong trào "nói không với tiêu cực", và đang thất bại với mô hình "thi tốt nghiệp Trung học phổ thông" - như tôi đã phân tích ở trên. Rõ ràng đây là những mô hình cơ chế được thực hiện ở các nước tiên tiến, nhưng cứ đưa về ta là hỏng, và gây hiệu quả nghiêm trọng.

3. Tôi tin tưởng sâu sắc và có cơ sở là những ứng dụng mới nhất của công nghệ sẽ giúp chúng ta giải quyết phần nào bài toán "con người". 

Đơn cử mô hình Taxi Grab, hay Uber, đã giúp cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa lái xe và khách. Tương tự như vậy với các mô hình đặt phòng khách sạn trên mạng... Bản chất của các thành công này, trên nền của công nghệ, chỉ nằm ở hai chữ : công khai và có kiểm soát. 

Nhưng việc tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông vừa qua, mặc dù sử dụng công nghệ, lại đi ngược với nguyên lý này. Toàn bộ quy trình xây dựng đề thi, tổ chức thi, coi thi, chấm thi đều không đáp ứng yếu tố công khai và có kiểm soát (mặc dù về hình thức thì có vẻ là có). Và hệ quả của sự mất kiểm soát, trên nền công nghệ, là sự gian lận có thể thực hiện ở phạm vi chóng mặt. 

Thay vì sửa điểm cho một vài học sinh, người ta sửa cho hàng trăm và mức sửa thực sự là không có giới hạn. Có những bài thi được sửa tới hơn một ngàn phần trăm.

Riêng đối với môn Toán. Tôi khẳng định rằng không ai ngoài những nhà toán học, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, có đủ uy tín và thẩm quyền quyết định về mô hình thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học. 

Hơn ai hết chúng tôi hiểu cần phải dạy toán như thế nào, phải kiểm tra những nội dung gì trong toán học. Nhưng mọi chuyện đều được quyết định bởi những người thiếu hiểu biết, không đáng là học trò của chúng tôi về lĩnh vực toán học ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, không hề tham vấn các nhà toán học.

4. Việc tổ chức thi trắc nghiệm là hoàn toàn không đơn giản, nhất là đối với một kỳ thi trên diện rộng, mà cần một sự chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng với nhiều nhân lực vật lực. 

Nguyên lý đánh giá của phương pháp thi trắc nghiệm là dựa trên thống kê. Độ chính xác của nó được đo bằng các đại lượng xác suất. Nói cách khác, nó được phép sai, nhưng cần đảm bảo xác suất sai (hay là tỷ lệ sai) phải thấp. 

Một đề thi trắc nghiệm tốt khi nó phù hợp được với số đông học sinh dự thi, theo nghĩa đánh giá, phân loại được học sinh ở mức độ chính xác nhất định. Vì thế, để kiểm định chất lượng một đề thi trắc nghiệm không có cách nào khác là kiểm tra bằng việc thử chúng trên số đông. 

Không có một chuyên gia hay nhà giáo, thậm chí hàng chục hàng trăm nhà giáo, chuyên gia có thể khẳng định được một đề thi trắc nghiệm là phù hợp với một triệu thí sinh, chỉ có thể khẳng định điều đó qua việc thi thử với hàng trăm ngàn lượt thi. 

Đó là khó khăn lớn nhất của việc tổ chức thi trắc nghiệm nếu muốn phân loại học sinh. Với các đề thi toán khó như năm nay, đến những người có thể nói là siêu giỏi về giải toán sơ cấp cũng phàn nàn là không giải nổi, câu hỏi đặt ra là việc tổ chức ra đề đã đúng quy trình chưa ? 

Tôi dám khẳng định là chưa. Rất mong anh chỉ đạo điều ra việc này một cách kỹ lưỡng. Chắc phải dùng tới Thanh tra Nhà nước, kết hợp với chuyên gia thì may ra mới làm rõ được.

5. Tác hại lớn nhất của kỳ thi liên quan tới mục tiêu thứ hai của nó, là xét tuyển vào đại học. 

Cho dù các anh có nói rằng đây không phải là mục tiêu của kỳ thi, thì thực tế kết quả của nó đang được các trường sử dụng để xét tuyển và việc tổ chức nó cũng đang được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích này. Đây chính là lý do mà hai năm trước BCH Hội Toán học đã kịch liệt phản đối chủ trương thi trắc nghiệm. Một số quan điểm của chúng tôi như sau :

a) mô hình trắc nghiệm về cơ bản chỉ phù hợp với các kỳ thi dạng đánh giá năng lực, không phù hợp với các kỳ thi mang tính tuyển chọn - công-cua.

b) thực tế ở Hoa Kỳ, mặc dù kỳ thi SAT được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, cũng chỉ có một tỷ lệ các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển vào đại học, và họ cũng chỉ sử dụng kết quả này như một tiêu chí.

c) việc tổ chức thi trắc nghiệm ngay trong năm 2016 là vội vàng, các kinh nghiệm dựa trên việc tổ chức thi trắc nghiệm ở Đại học Quốc gia, nhưng các kỳ thi trắc nghiệm ở đó chưa được tổng kết, đánh giá.

Tôi không có đủ trình độ và hiểu biết để nói về tất cả các môn. Nhưng đối với môn toán, năng lực đầu vào của các sinh viên hiện nay đang ở mức báo động. 

Do đối phó với kiểu thi tốt nghiệp, các em hoàn toàn không được chuẩn bị các kiến thức toán học căn bản để có thể tiếp thu các kiến thức ở bậc đại học. Đó là chưa nói đến, do chất lượng đề thi mà người ta không chọn được đúng học sinh có năng lực. 

Ngoài ra, thời gian học đại học thì đang bị rút ngắn. Hệ quả là chúng ta sẽ phải cho ra trường những sinh viên không có mấy chữ trong bụng. Tôi đã từng chứng kiến nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành toán thuộc lòng các định lý toán như thuộc thơ, và cũng như thơ, các em nhớ nhầm vài chữ trong đó. Đó mới là điều đáng ngại nhất. Vì sinh viên là nguồn lực quan trọng nhất trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ lần thứ tư này.

Thưa anh Đam, hai kỳ thi đã trôi qua, đồng nghĩa với gần hai triệu thí sinh đã phải học phải ôn thi đáp ứng yêu cầu "trắc nghiệm". Hai năm qua, hai triệu em học sinh đó, cùng các thầy các cô phải tìm đủ cách học thuộc lòng khái niệm, tập luyện các mẹo mực nhằm loại trừ các phương án để chọn phương án hợp lý nhất, luyện tập sử dụng máy tính cầm tay để giải phương trình, để tính tích phân mà không cần biết những nguyên lý cơ bản của toán học, không hề được dạy về phương pháp tư duy toán học. 

Toán học phổ thông đối với đại đa số các em là một sự hành xác, cốt để đạt được điểm cao tại kỳ thi. Tôi không tính tới chi phí xã hội cho các hoạt động luyện thi, học thêm dạy thêm nhằm vào mục đích thi cử, vì nói cho cùng đó là sự luân chuyển tiền từ vùng này sang vùng khác, chúng ta cũng chưa tới mức phải dùng ngoại tệ để mời chuyên gia nước ngoài tới luyện thi đại học. Tuy nhiên tôi đau xót với sự lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con em chúng ta, như anh thấy đấy, mỗi năm gần một triệu cháu.

Tôi viết thư này không nhằm mục đích chỉ trích. Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để có thể cải thiện tình hình. Và tôi thú thực là một mình tôi cũng không đưa ra được phương án cụ thể khả thi nào cho các anh để cứu vãn tình thế. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng Chính phủ cần tổ chức gấp các hội thảo để rút kinh nghiệm công tác thi cử và đưa ra các biện pháp cho năm tới. 

Tất nhiên hội nghị hội thảo của chúng ta xưa nay không thiếu, vấn đề là những ai tham dự và ý kiến có được lắng nghe ? Tôi chỉ xin có một ý kiến. Đối với những vấn đề liên quan tới chuyên môn Toán học, xin hãy lắng nghe những nhà Toán học".

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 05/11/2019

**********************

Trí thức xã hội chủ nghĩa phải là những con cừu ?

Thảo Vy, VNTB, 04/11/2019

Sinh tiền, khi bình giảng về ‘vụ án Nhân Văn Giai Phẩm" trên giảng đường khoa Ngữ văn – Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Hoàng Như Mai nói rằng đó là một thời mà bất kỳ trí thức văn chương nào ở miền Bắc Việt Nam, yêu cầu đòi mở rộng quyền tự do trí thức, bao gồm quyền được xuất bản các tác phẩm độc lập, thì đều bị coi như những người chống đảng Lao động Việt Nam, tức đảng cộng sản. Đó là những năm 1955 – 1958.

giaoduc3

Trí thức xã hội chủ nghĩa phải là những con cừu ? - Ảnh minh họa

64 năm sau, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi tại lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019 do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 2/11 tại Hà Nội, "Trí thức cần tham gia xây dựng chính sách cùng Chính phủ".

Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ (1), ông Vũ Đức Đam yêu cầu Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, "cần tập hợp được đội ngũ trí thức đông đảo hơn nữa bởi hiện nay Liên hiệp Hội mới chỉ tập hợp được khoảng 1/3 lực lượng trí thức của cả nước".

Như vậy, theo góc nhìn của phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Y tế, với tất cả những ai đang là hội viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ; thì từ những con số cụ thể hội viên đó, có thể tính toán đang có bao nhiêu người được xem là trí thức nhưng chưa được ‘tập hợp’ dưới trướng của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Trí thức phải luôn theo ý Đảng

Tạm chấp nhận cách hiểu về ‘người trí thức’ trong khuôn khổ giới hạn như lời của ông Vũ Đức Đam. Điều đó cho thấy số lượng ‘người trí thức’ hiện là hội viên Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đều đồng ý thực thi răm rắp theo "chủ trương, đường lối của Đảng" được ghi rõ trong Quyết định số 1795/QĐ-TTg, về "Phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam" (2).

Như vậy sẽ tiếp tục có những phiên bản tiếp theo của những trí thức Nhân Văn Giai Phẩm, nếu các trí thức theo định nghĩa kể trên không chấp nhận thân phận làm kẻ trùm chăn để ‘hưởng bổng lộc’ của chế độ.

Thế nào là kẻ trùm chăn ? Người viết bài này nghĩ rằng ngay cả với trí thức đồng ý thực thi răm rắp theo "chủ trương, đường lối của Đảng", thì họ vẫn phải có sự minh định rõ ràng tư thế, quan niệm, lập trường trước các vấn đề của xã hội. Nó không phải đơn thuần là sự phản biện hiểu theo nghĩa cứ ai chăm chăm phê phán nhà nước là trí thức thì nông cạn quá. Bởi phản biện chỉ là một phần, và là một phần quan trọng trong tâm thế của một con người trước muôn vàn vấn đề của cuộc sống mà ‘chủ trương – đường lối của Đảng’ không thể định lường được.

Thế nào là ‘xã hội mới’ ?

Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ghi : "Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. 

Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân ; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài" (3).

"Phần lớn trưởng thành trong xã hội mới" như nhấn mạnh của Nghị quyết số 27-NQ/TW được mô tả chi tiết ở phần I có tên "Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước từ đổi mới (năm 1986) đến nay".

Điều đó cho thấy lời kêu gọi "Trí thức cần tham gia xây dựng chính sách cùng Chính phủ" hôm 2/11/2019 của ông Vũ Đức Đam là những trí thức luôn hiểu mình được Đảng đào tạo nên cần biết răm rắp tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng ; các ý kiến đóng góp gọi là ‘phản biện’ cũng chỉ là mỹ từ để làm đẹp thêm cho các chủ trương, đường lối.

"Đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước" như từ dùng trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, còn cho thấy với những ai được gọi là trí thức nhưng không là đảng viên thì cũng không nằm trong nhóm danh sách kêu gọi của phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Thay lời kết

Sách viết về danh nhân có ghi rằng Einstein từng nhận xét : "Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả". 

Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội đến thế, xem ra đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn nhiều. 

Như vậy người trí thức là người có sự suy nghĩ độc lập, không chịu sự định hướng của bất kỳ đảng phái nào ; họ dám đi đến cùng trong sự suy nghĩ của mình trên cơ sở học vấn tri thức và khả năng tư duy khoa học, không chịu hệ lụy và ràng buộc nào từ ngoại cảnh, dù nhân danh gì.

Nếu đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục chụp chiếc mũ phản động, tự chuyển hóa, tự diễn biến… với những gì mà người dân đóng góp nhưng trái đường lối – chủ trương của đảng, thì mọi lời kêu gọi "Trí thức cần tham gia xây dựng chính sách cùng Chính phủ" chỉ dừng lại ở việc hô khẩu hiệu mang tính nghi thức thường thấy trong lễ hội tuyên truyền tại Việt Nam.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 04/11/2019

(1) http://bit.ly/33bl77R

(2) http://bit.ly/2oGNsUJ

(3) http://bit.ly/2JjlrTO

Published in Diễn đàn
jeudi, 06 septembre 2018 20:39

Giáo dục : Tự do để phát triển

Đề cp cái gi là "h sinh thái tt cho phát trin giáo dc" nhân dp khai ging năm hc 2018-2019, B trưởng B Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nh cho biết, trong niên khóa này, ngành giáo dục s thc hin "9 nhóm nhim v và 5 gii pháp trng tâm". Thc ra "9 nhim v" và "5 gii pháp" đã được khai sinh t khi ông Nh bt đu ngi ghế b trưởng (2016). Chúng đã được "luc" li cho "nhim v" 2017 ri bây gi tiếp tc được "xào" cho "gii pháp" năm nay…

giaoduc1

Bộ trưởng B Giáo dc và Đào to, Phùng Xuân Nh.

Năm ngoái, Chỉ th 2699/CT-BGDĐT nêu :

"Trên cơ s nhng kết qu bước đu đt được trong năm hc 2016-2017 v vic trin khai thc hi9 nhóm nhiệm vchủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bncủa ngành, năm hc 2017-2018, ngành Giáo dc tiếp tc tp trung thc hin thng li Ngh quyết s 29-NQ/TW ca Ban Chp hành Trung ương Đng, Ngh quyết s 44/NQ-CP ca Chính ph v đi mi căn bn, toàn din giáo dc và đào to, Ngh quyết s 88/2014/QH13 của Quc hi, Quyết đnh s 404/QĐ-TTg ca Th tướng Chính ph v đi mi chương trình, sách giáo khoa giáo dc ph thông, các Ngh quyết ca Đng, Quc hi, Chính ph và ch đo ca Th tướng Chính ph. Căn c tình hình thc tin, B trưởng B Giáo dc và Đào tạo đ ngh toàn ngành giáo dc quán trit phương hướng và tp trung thc hin các nhóm nhim v, gii pháp…".

Năm nay, ngành giáo dục vn li được đ ngh "quán trit phương hướng", cũng vi "9 nhóm nhiệm v và 5 nhóm gii pháp" như vy. "Nhiệm vgồm : Rà soát, quy hoch, phát trin mng lưới cơ s giáo dc và đào to trong c nước ; Nâng cao cht lượng đi ngũ giáo viên và cán b qun lý giáo dc các cp ; Đi mi giáo dc giáo dc mm non, ph thông ; Đy mnh giáo dc hướng nghip và đnh hướng phân luồng trong giáo dc ph thông ; Nâng cao cht lượng dy hc ngoi ng, đc bit là tiếng Anh các cp hc và trình đ đào to ; Đy mnh ng dng công ngh thông tin trong dy hc và qun lý giáo dc… "Giải pháp" gồm : Hoàn thin th chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đào to ; Nâng cao năng lc lãnh đo ca cán b qun lý giáo dc các cp ; Tăng cường các ngun lc đu tư cho giáo dc và đào to ; Tăng cường công tác kho thí, kim đnh và đánh giá cht lượng giáo dc ; Đy mnh công tác truyn thông và giáo dục đào to…

Việc các "nhim v" và "gii pháp" không thay đi t năm 2016 đến nay cho thy B Giáo dc đã không "thc hin thng li" nào c. Vy là 2.477.175 hc sinh vi 150.721 giáo viên ti 2.391 trường ph thông (s liu t báo Giáo Dụ16/08/2018) sẽ tiếp tc chng kiến s "nâng cao", "đy mnh" và "tăng cường" ca vô s vn đ lôi thôi mà giáo dc đang vướng phi. Có quá nhiu câu hi chưa bao gi được tha mãn khi nói đến giáo dc Vit Nam và vài trong s câu hi ln nht vn là tư duy ca chính sách giáo dc là gì và ai đang kim soát giáo dc.

duy giáo dc phi được đt trên yếu t ct lõi là xây dng ngun nhân lc vì tương lai quc gia và chính sách giáo dc phi được thc hin trên nguyên tc đó. Giáo dc không th b biến thành công cụ phc v s tn ti ca đng cm quyn. Điu đó ch có th thc hin khi mà nhà nước không thò tay vào s vn hành ca b máy giáo dc. Th ly mô hình M đ tham kho. Chính ph liên bang ch phác ha chính sách tng quát và phn hành đng và kế hoạch chi tiết luôn thuc thm quyn v B Giáo dc (vi không đến 4.000 nhân viên-viên chc, là cơ quan ít nhân s nht trong 15 b ca M, dù ngân sách đng hàng th ba vi gn 70 t USD, ch sau B Quc phòng và B Y tế). Phn mình, các tiu bang li có đường hướng riêng mà B Giáo dc gn như không can thip.

Chức trách B Giáo dc Hoa Kỳ là thc hin s mng mà h cho rng quan trng nht : làm thế nào đ hc sinh hc tt đ có th sn sàng giành chiến thng trong s cnh tranh phát trin toàn cu. Đ thc hiện điu đó, tinh thn ca chính sách giáo dc M, trong bt kỳ giai đon nào, cũng đt yếu t "t do" làm trng tâm. Có l không quc gia nào có chính sách giáo dc, xét v tng th, t do như M. Các tiu bang có toàn quyn xây dng h thng và đường li giáo dc riêng. Các hc khu (school district) trong tng bang li có cách thc dy và hc riêng. Mi đi hc hay trường ph thông trong tng hc khu li có mô hình riêng. Thm chí giáo viên ca tng khi lp trong cùng mt trường cũng có quyn s dng cách thức ging dy riêng (giáo viên lp 5 này có th dy khác giáo viên lp 5 khác trong mt trường).

Chính sách tự do trong giáo dc M da vào triết lý căn bn : con người là nhng thc th khác nhau, có kh năng khác nhau và t cht khác nhau. Không có con đường nào là duy nht đ mang li kiến thc và giáo dc con người. Không có phương pháp và mô hình nào duy nht đ xây dng và phát trin con người. Tht ra cho đến thp niên 1960 chính ph liên bang mi bt đu "can thip" bng cách đưa ra chính sách chung cho giáo dục nhưng t đó đến nay chính ph vn không bao gi kim soát tuyt đi h thng vn hành ca b máy giáo dc. Vai trò đáng chú ý nht ca chính ph liên bang là to ra s công bng và bình đng trong h thng giáo dc ; bo v quyn hiến đnh của hc sinh (safeguarding students' constitutional rights ; chng hn cm phân bit chng tc, gii tính, tôn giáo…) ; và bo v quyn hiến đnh ca giáo viên (giáo chc được bo v khi s ngược đãi nếu có...).

Không ai có quyền thao túng, áp đt và "ch đạo" chính sách giáo dc. Kết qu ca s t do trong giáo dc M là h to ra mt môi trường cnh tranh lành mnh, gia các bang, gia các trường, gia các giáo viên, gia nhng nhà giáo dc hc, gia nhng người viết sách giáo khoa mà giáo viên có toàn quyền chn đ dy, thm chí gia nhng nhà lp pháp các tiu bang. S phát trin và thành công ca giáo dc M đt trên yếu t thc chng. Nó được phép th hin s t do nhiu nht có th, min nó mang li kết qu ti ưu trong thc tế. Các mô hình giáo dc được phép th hin t do, min cho thy và chng minh được mc đích cui cùng là xây dng thành công con người.

Chừng nào Vit Nam có nhng ngôi trường được dùng sách giáo khoa riêng, phương pháp ging dy riêng và trường hc có nhng lp mà hc sinh thích đứng hay ngi tùy ý ? Điu quan trng bây gi đi vi "h sinh thái giáo dc Vit Nam", như cách dùng t ca B trưởng Nh, là s cn thiết tr li quyn t do cho giáo dc. Ch bng t do cnh tranh mi có th mang li s đào thi nhng mô hình giáo dc kém hoàn thiện. Ch bng cnh tranh trên tinh thn t do thì mi dp được nn tham nhũng thi nát, t chy bng cp đến tình trng đc quyn sách giáo khoa.

Trong bài Giáo dục, xin cho tôi nói thng viết năm 2009, giáo sư Hoàng Ty đã ch ra ba vn đ nghiêm trọng khiến giáo dc Vit Nam suy đi : 1/ Giáo dc sa sút không phi vì thiếu tin mà vì qun lý kém ; 2/ Cn ci cách có h thng ch không phi đi mi vn vt ; 3/ Giáo dc không phi là phòng thí nghim, càng không th là nơi đ hc vic lãnh đo. Trong bài báo, giáo sư Hoàng Ty viết : "Căn nhà giáo dục đã cũ nát thm hi nhưng c loay hoay nay cơi ni ch này, mai sa cha ch kia, rt cuc thành ra căn nhà d dng chng ai mun …".

Gần 10 năm sau bài viết này, bc tranh giáo dc nước nhà ngày càng b rạc và d dng gp nhiu ln. Có l cn b sung và "nói thng" hơn c "xin cho tôi nói thng" : vn đ đc bit nghiêm trng và là rào cn ln nht ca phát trin giáo dc Vit Nam là đng cm quyn không ngng tay bóp nght t do trong chính sách giáo dc lẫn điu hành giáo dc. Tp chí Tia Sáng đã bị đóng cvì bài viết nói trên ca ông Hoàng Ty. "Nói thng" đã không bao gi có th giúp ni ra được bàn tay "siết c" giáo dc. "T do nói thng" đã không có "giá tr" bng nhng "ngh quyếđổi mi của Đng vđổi mgiáo dục". "Chc năng" giáo dc đã không được phép tách ri khi "nhim v chính tr" mà các ngh quyết Đng đt ra. mt góc đ nào đó có th nói, B Giáo dc không ch là công c. Nó còn là "con tin" ca đng cm quyn. Mun bàn v s ci trói nhng khó khăn ca giáo dc, trước hết phi nhìn thy được "mc đ ci trói" ca Đng đi vi giáo dc, đ nó có th t do tìm kiếm con đường nào là tt nht nhm tha mãn được các mc tiêu ct lõi ca bn cht giáo dc : "Giáo dc cho cái gì" và "Giáo dục cho ai".

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 06/09/2018

Published in Diễn đàn

Kể từ 1945 khi Cộng sản cướp chính quyền để "xây dựng một chế độ mới" tại Việt Nam đến nay, đã 73 năm qua đi. Ít nhất đã có 3 thế hệ được giáo dục bởi "một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" – Hồ Chí Minh, Thư gửi học sinh ngày khai trường 1945.

Ba thế hệ ấy, đã lớn lên làm chủ xã hội này rồi sinh con đẻ cháu để cùng được hưởng một nền giáo dục cách mạng. Thế nhưng, đến nay khi nhìn lại, sau 73 năm, ngành giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay với cải cách, cải tiến và liên tục thay đổi, đổi mới.

giaoduc01

Đã từ lâu, cả xã hội rối loạn về hệ thống giáo dục này. Không thiếu những chuyện bi hài của nền giáo dục đã được đưa vào hò vè, thơ phú và nhất là những câu chuyện hài được phổ biến trong xã hội.

Dù giáo dục được xác định là quốc sách, là ưu tiên, là vì tương lai đất nước. Nhưng ngày nay, các thế hệ được giáo dục bởi nền giáo dục "hoàn toàn Việt Nam" đó đã đưa đất nước đi từ cuộc chiến tương tàn này sang cuộc chiến khủng khiếp khác. Đồng thời, tạo ra những "bầy sâu" đục khoét xã hội.

Tham nhũng lan tràn từ cao xuống thấp, người dân trở thành đối tượng để bóp nặn và cướp bóc. Nạn cướp bóc của cải, tài sản của người dân, của những kẻ cô thế trong xã hội được coi như là một cách làm giàu nhanh chóng nhất. Đất đai, nhà cửa của người dân từ bao đời gây dựng, cho đến một ngày, đảng hô hào "quần chúng" đến cướp sạch, phá sạch để chia nhau như một thắng lợi. Theo cách làm đó, ngày nay những dự án, những chương trình cướp bóc vẫn diễn ra đều đặn.

Kinh tế kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản bị đào bán sạch sành sanh, con cháu được thừa kế những món nợ khổng lồ mà các thế hệ "con người mới xã hội chủ nghĩa" để lại. Nợ nước ngoài tăng ca vùn vụt, Việt Nam trở thành con nợ của thế giới.

Mỗi người dân là một người tù dự khuyết, mọi quyền làm người, đều bị hạn chế và tước đến mức tận cùng. Người dân bị bịt miệng, bị trấn áp bắt bớ nếu muốn nói lên ý nghĩ, mong muốn của mình, dù đó là lòng yêu nước.

Lãnh thổ của cha ông để lại từ ngàn đời nay, đã dần dần bị mất, bị đem đi dâng cúng cho kẻ thù phương bắc, hầu chỉ nhằm giữ sự độc tài và cai trị của đảng cộng sản.

Tất cả những lĩnh vực trên, đều được thực hiện bởi "bạo lực cách mạng" bằng "chuyên chính vô sản" với ý thức "Vật chất quyết định ý thức" của thứ tư tưởng hoang đường và tàn bạo mang tên Mác – Lenin.

Đạo đức xã hội suy đồi, tình người biến mất, sự thực dụng trở thành lẽ sống, sự vô cảm trở thành bình thường và bạo lực trở thành phương châm hành động trong xã hội.

Bạo lực lan tràn xã hội từ học đường cho đến mọi nơi, mọi lúc. Luật pháp chỉ là tấm vải che đậy và là tấm lưới để vét vào tay nhà cầm quyền những thứ họ muốn.

Tìm hiểu nguyên nhân của xã hội với hiện trạng bi đát ngày nay, người ta có nhiều cách lý giải. Nhưng, điều không ai có thể phủ nhận được là giáo dục có vai trò hết sức quan trọng.

Một bài thơ được cho là của Hồ Chí Minh đã viết rằng : "Dữ hiền, hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên".

Vậy hẳn nhiên một xã hội bạo lực như hôm nay có nguồn gốc xuất phát từ giáo dục như thế nào ?

Có lẽ không cần bàn đến nhiều những nội dung có tính chất cao siêu về khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội hay những vấn đề lớn lao khi nhà nước Việt Nam muốn đào tạo những lớp "Con người mới Xã hội chủ nghĩa". Chỉ cần nhìn vào một số nội dung giáo dục để đào tạo con người, chúng ta thấy gì ?

Trong giáo dục, sách giáo khoa là nơi cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Sách giáo khoa là chuẩn mực cho việc giáo dục trong một đất nước.

Khi vào đời, học sinh tiếp xúc và được dạy dỗ những điều cơ bản định hướng cả cuộc đời bằng sách giáo khoa thông qua thầy cô giáo và hệ thống nhà trường. Ở đó, học sinh như một tờ giấy trắng và những nét vẽ vào đó góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách, lối sống của cả một thế hệ. Trong văn học, đã có câu thơ rằng :

Tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng
Chưa hề in cong thẳng nét gì
Ta như cây thước, ngọn chì
Vạch từng nước bước, đường đi buổi đầu
Kẻ đường thẳng về sau thẳng mãi
Vạch đường cong, sau lại càng cong.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam không thiếu những câu chuyện hay, những câu chuyện đầy tính nhân văn và nội dung giáo dục con người trở thành lương thiện, thân ái và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Thế nhưng, chỉ cần điểm một số nội dung được đưa vào giáo dục cho các trẻ thơ, chúng ta thấy được vì sao xã hội đầy bạo lực.

giaoduc2

Câu chuyện Tấm Cám là câu chuyện dân gian, được đưa vào giáo dục cho cho học sinh từ lớp 4 ngày xưa và lớp 10 sau này. Câu chuyện cổ tích kể về cô Tấm đẹp người, bị dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ đối xử ích kỷ nên đã "vùng lên đấu tranh" bằng cách lừa sẽ làm cho Cám xinh đẹp bằng cách đào hố và dội nước sôi cho Cám chết. Sau đó lấy xác Cám làm mắm gửi cho dì ghẻ ăn. 

Thế nhưng, cả hệ thống từ văn học, sách giáo khoa, hệ thống giáo dục luôn luôn ca ngợi cô Tấm là cô gái đẹp người, đẹp nết… như một gương mẫu cho các thế hệ măng non Việt Nam học tập.

giaoduc1

Sở dĩ người ta đưa câu chuyện đó vào hệ thống giáo dục, chỉ vì tư tưởng "Đấu tranh giai cấp" là tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lenin, là kim chỉ nam cho mọi hành động của "con người mới xã hội chủ nghĩa", con người cộng sản. Khi đã vào cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp theo đường lối của Cộng sản, thì tình nghĩa máu mủ, ruột rà… cũng đều không có ý nghĩa.

Chính vì vậy, mà lớp "con người mới" này đã học tập triệt để trong những cuộc "con tố cha, vợ tố chồng" dưới sự lãnh đạo của đảng sau này.

Có lẽ cũng vì thế, mà ngày nay, người ta không thấy hiếm những trường hợp vợ giết chồng phân xác bỏ thùng rác, cướp giết một cách tàn bạo như Lê Văn Luyện. Và phong trào học tập Lê Văn Luyện đang sôi nổi, dâng cao trong giới trẻ được học tập Cô Tấm qua sách giáo khoa và hệ thống văn học Cộng sản.

Câu chuyện thứ hai là câu chuyện : "Trí khôn của ta đây".

Câu chuyện kể về một con hổ từ rừng đi ra thấy người nông dân cày dưới ruộng và con trâu kéo cày vất vả dưới sự điều khiển của con người nên tò mò hỏi vì sao. Được trâu trả lời là do con người có trí khôn.

giaoduc3

Khi con hổ đến hỏi con người thì con người hứa sẽ về lấy Trí khôn cho con hổ xem. Rồi lừa con hổ buộc vào gốc cây và châm lửa đốt đồng thời hô rằng : "Trí khôn của ta đây, trí khôn của ta đây". Trâu thấy vậy cười lăn ngã ra đất gãy cả hàm răng còn hổ thì cháy loang lổ đứt dây chạy thoát.

Câu chuyện này giáo dục cho trẻ con được điều gì ngoài quan hệ giữa con người với động vật tự nhiên là mối quan hệ tiêu diệt, con người chỉ rình để hại các loài vật ? Con hổ rõ ràng không có ý định hại người, nhưng con người đã lợi dụng "trí khôn" để tiêu diệt nó. Vậy thì lớp trẻ lớn lên sẽ hành động ra sao với thiên nhiên khi sử dụng trí khôn mà nó được học ?

Và điều ngu hại hơn, là con trâu, cũng là thân phận con vật bị hành hạ, cùng kiếp con vật làm trâu cho người. Nhưng nó đã hả hê khi con hổ bị lừa và đốt cháy. Như vậy, tính cộng đồng, tính nhân văn của bài học chỗ nào và con người có nên đối xử với các loài vật như vậy không ?

Phải chăng vì thế, ngày nay xã hội Việt Nam có thể tiêu diệt bất cứ thứ gì nhúc nhích, ăn bất cứ con gì có thể ăn được. Chuyện tiêu diệt động vật bằng mọi cách từ lớn đến bé, từ trưởng thành đến trứng nước là chuyện bình thường ?

Câu chuyện thứ ba : Chuyện Lê Văn Tám.

Lê Văn Tám, một nhân vật hư cấu dùng để tuyên truyền cho cộng sản, mục đích là để xúi giục các trẻ thơ làm những điều tàn bạo mà chúng không ý thức được, chỉ biết một khái niệm là "yêu nước và căm thù giặc sâu sắc" khi tự châm lửa vào mình và đốt kho đạn của giặc.

Thế nhưng, ngoài việc câu chuyện này được bịa đặt nhưng vẫn đưa vào làm gương mẫu cho học sinh học tập, thì điều nguy hại, là với lứa tuổi non thơ, người cộng sản đã bơm vào đầu chúng chỉ có căm thù, chỉ có giết, cướp và đốt phá.

Những bài toán đố : Nhiều bài toán dạy cách tính cho học sinh tiểu học, đã dùng những ví dụ hết sức "đấu tranh cách mạng". Chẳng hạn : "Trong đợt chiến đấu 1 đơn vị bộ đội tiêu diệt toàn bộ một tiểu đoàn quân địch .Đợt 1 tiêu diệt được 1/5 quân địchvà bắt sống 15 tên ,đợt 2 tiêu diệt được 1/3 số còn lại và bắt sống 30 tên, đợt 3 giết được 3/4 số còn lại sau cả hai đợt và bắt sống 52 tên còn lại. Hỏi tiểu đoàn đó giết được bao nhiêu quân xâm lược và bắt sống được bao nhiêu tên ?"

Ở đây, không nói đến vấn đề giải bài toán đó ra sao. Chỉ có điều là trong cuộc sống không thiếu bất cứ điều gì để có thể làm ví dụ, nhưng người Cộng sản đã muốn lồng ghép những chuyện giết giặc vào đó để giáo dục trẻ em. Bởi họ không nghĩ rằng với trẻ em, thì giặc cũng là người, giết giặc cũng là giết người là chuyện bình thường.

Thậm chí, trong một chương trình truyền hình trước đây, phụ huynh còn phản ánh một bài toán như sau : "Em có 5 ngón tay, em chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón ?". Đến mức này, thì quả thật không có thể nói được điều gì hơn để có thể cổ vũ cho bạo lực và những cảnh ghê rợn.

Mới đây, chương trình Công nghệ giáo dục của một vài Giáo sư được mạng xã hội làm ầm ĩ và bị "ném đá" tơi bời. Ở đây không nói đến vấn đề đúng, sai ở chương trình này. Nhưng khi người ta quan tâm đến nó mới phát hiện ra những bài học dành cho thiếu nhi hoàn toàn thiếu tính giáo dục.

giaoduc4

Đó là câu chuyện hai đứa bé nhặt được quả bứa nhưng chưa chia cho nhau công bằng, thì gặp cậu Cả lớn tuổi nhờ phân xử. Và cậu Cả phân xử bằng cách chia cái vỏ cho hai đứa, còn phần ruột cậu vừa ăn vừa bỏ đi.

Phải chăng, câu chuyện này muốn dạy cho các cháu cách hành xử cướp bóc trắng trợn trong xã hội đối với kẻ yếu thế ?

Có thể nói, rất nhiều những bài học, những câu chuyện về giáo dục cần được nói đến. Bởi nền giáo dục đã đưa nhiều thế hệ đến chỗ coi thường bạo lực, lấy bạo lực cướp.

Như trên đã nói, nguồn gốc của tất cả những bài học bạo lực, bài học về đâm chém, giết chóc, ích kỷ và vô cảm… được đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam mấy chục năm qua đã không ngoài mục đích đào tạo ra những con người như đảng cộng sản mong muốn.

Lớp người đó phải thuộc nằm lòng về Chủ nghĩa Mác – Lenin, lấy đấu tranh giai cấp làm mục tiêu, lấy việc tôn thờ thứ chủ nghĩa ấy một cách vô thức, bất chấp mọi vấn đề xã hội, đạo đức…

Kết quả của nền giáo dục ấy, đã đào tạo nên những lớp người Việt hôm nay, tạo nên đất nước với tình trạng như hiện tại. Ở đó, người dân chỉ là những con trâu kéo cày và cười văng cả hàm răng khi con hổ bị "trí khôn" của "con người" tiêu diệt.

Và cả đàn trâu bò, hổ báo kia đều đang bị tiêu diệt bằng nhiều cách khác nhau.

Ngày 4/9/2018, ngày mở đầu một năm học mới ở Việt Nam

JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 04/09/2018 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn