Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam bị khinh khí cầu Trung Quốc do thám nhưng "chưa phát hiện khinh khí cầu lạ"

Thu Phương, Thoibao.de, 13/02/2023

Ngày 10/2, BBC tiếng Việt loan tin, một tờ báo Mỹ nêu tên các nước bị Trung Quốc do thám bằng khinh khí cầu, gồm Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và đảo Đài Loan. Đó là mới tính riêng ở châu Á.

dotham1

Một báo cáo năm 2019 được kênh quân sự của đài truyền hình nhà nước CCTV cho thấy cảnh quay một quả bóng bay cất cánh nhằm thử nghiệm mô hình "máy bay tầm rộng".

Theo bài báo, trong cuộc họp báo hôm 08/02, quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói, họ tin rằng, các khinh khí cầu do thám của Trung Quốc thả từ đảo Hải Nam đã hoạt động ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Đông Á và châu Âu.

Chuẩn tướng General Pat Ryder, người phát ngôn của Ngũ Giác Đài cho biết, Hoa Kỳ đã "học được rất nhiều về các khinh khí cầu này, cùng cách truy tìm chúng".

Hải quân Mỹ đã tháo gỡ các bộ phận điện tử ở chiếc khinh khí cầu bị bắn hạ ngoài khơi Nam Carolina hôm 04/02. BBC cho hay.

Trước đó, tờ Washington Post được các quan chức ẩn danh của Hoa Kỳ chia sẻ tin tức mà họ cho là về hoạt động của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), dùng khinh khí cầu để thu thập thông tin tình báo từ trên không cho mục tiêu quân sự.

Theo BBC, kết quả sơ bộ của việc điều tra những mảnh vỡ tại một phòng thí nghiệm ở Virginia cho thấy "khinh khí cầu có thể chụp hình với độ phân giải cao" cho mục tiêu do thám.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken nói "nước Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất của các khinh khí cầu Trung Quốc".

Tuy Việt Nam nằm trong số những nước bị do thám, nhưng Việt Nam lại tuyên bố "chưa phát hiện khinh khí cầu lạ trên không phận".

Ngày 9/2, báo Lao Động cho biết, Việt Nam chưa phát hiện khinh khí cầu lạ trên không phận. Các lực lượng chức năng của Việt Nam có đầy đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho vùng trời, vùng biển cũng như lãnh thổ của Việt Nam.

Theo đó, tờ báo này dẫn lời ông Đoàn Khắc Việt, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cho biết, cho đến nay, ông "chưa nhận được bất cứ thông tin nào của các cơ quan liên quan cũng như của báo chí và người dân phản ánh về việc có khinh khí cầu lạ trên không phận của Việt Nam".

"Tôi tin chắc rằng các lực lượng chức năng của Việt Nam có đầy đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho vùng trời, vùng biển cũng như lãnh thổ của Việt Nam", ông Đoàn Khắc Việt khẳng định.

Ngày 6/2, báo Lao Động đặt câu hỏi "Vì sao phải do thám bằng khinh khí cầu trong khi có vệ tinh và UAV ?".

Tờ báo này dẫn lời ông Michael Clarke, giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King’s College London, cho hay, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, quân đội mới chú ý trở lại với khinh khí cầu, bởi vì, khinh khí cầu có thể bay cao hơn tầm hoạt động của hầu hết các máy bay và tốc độ chậm của khinh khí cầu, đồng nghĩa với việc không phải lúc nào radar cũng phát hiện ra khinh khí cầu.

Tờ Lao Động cũng dẫn lời ông James Rogers, học giả tại Đại học Nam Đan Mạch và Đại học Cornell, người hiện tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về mối đe dọa xuyên quốc gia của máy bay không người lái, cho biết :

"Khinh khí cầu mang lại một số lợi thế so với việc sử dụng vệ tinh hoặc máy bay không người lái. Chúng không chỉ rẻ hơn so với phóng vệ tinh mà thông qua hoạt động trong giới hạn bầu khí quyển của Trái đất, gần bề mặt hơn, khinh khí cầu có thể thu được hình ảnh chất lượng tốt hơn".

Sự kiện khinh khí cầu Trung Quốc bắt đầu ngày 4/2/2023, sau khi Không quân Mỹ bắn tan chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài khơi, trên lãnh hải của Hoa Kỳ.

Giới chức Mỹ tin rằng, các khinh khí cầu Trung Quốc đã bay vào "hoạt động trên không phận Mỹ ít nhất bốn lần", nhưng Tướng Ryder từ chối nói về các vụ việc trước đó trong cuộc họp báo ngày 8/2.

Hoa Kỳ tin là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hợp tác với một công ty bán dân sự để thả các khinh khí cầu ở độ cao trên cả tầng bay của phi cơ dân sự, nhằm thực hiện việc do thám, từ 2018. BBC đưa tin.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn phủ nhận các cáo buộc của Hoa Kỳ và nói hai khinh khí cầu dân sự để thu thập thông tin thời tiết của họ đúng là đã bay vào Bắc và Trung Mỹ, nhưng là do bị lạc hướng.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 13/02/2023

***************************

Việt Nam vẫn ỡm ờ

Ngọc Linh Lan, VNTB, 10/02/2023

Ngày 9/2, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước thông tin vừa qua khinh khí cầu Trung Quốc đi vào không phận của Mỹ và bị bắn hạ.

dotham2

Việt Nam vẫn ỡm ờ không rõ là ‘trung lập’ hay ‘phản đối’ hoặc ‘bênh vực’ ông bạn hàng xóm…

Về việc này, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định : "Quan điểm của Việt Nam là mong muốn hai nước Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại và trên cơ sở Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế ; đóng góp cho hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới".

Trả lời câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn nước ngoài, Phó Phát ngôn Đoàn Khắc Việt cho biết đến nay ông chưa nhận được bất cứ thông tin nào của các cơ quan liên quan, báo chí và người dân phản ánh về khinh khí cầu lạ ở không phận Việt Nam. Ông tin chắc rằng các lực lượng chức năng của Việt Nam có đầy đủ khả năng bảo đảm an toàn vùng trời, vùng biển cũng như lãnh thổ Việt Nam.

Nhật Bản ngày 9/2 cho biết đang phối hợp với Mỹ để thu thập và phân tích thông tin liên quan đến các vật thể bay không xác định được phát hiện trên không phận của họ.

"Chúng tôi đang liên lạc với Mỹ nhưng chúng tôi sẽ không bình luận về những trao đổi ngoại giao" – người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Hirokazu Matsuno chia sẻ trong buổi họp báo ngày 9/2.

"Chúng tôi đang phân tích những vật thể được phát hiện trên bầu trời Nhật Bản hồi tháng 6/2020 và tháng 9/2021" – ông Hirokazu nói tiếp, đồng thời khẳng định Tokyo muốn tìm hiểu xem liệu có vụ việc nào tương tự vụ việc vừa xảy ra ở Mỹ hay không.

Thông tin trên được chia sẻ không lâu sau khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc bị nghi hoạt động gián điệp ở bang Nam Carolina. Bắc Kinh khẳng định khí cầu của họ phục vụ mục đích dân sự và vô tình bay lạc vào không phận Mỹ.

Tin tức trên báo chí Việt ngữ cũng cho biết Phát ngôn viên Matsuno còn tiết lộ "chính phủ Nhật Bản phát hiện những khinh khí cầu tương tự", bao gồm quả được phát hiện vào tháng 1/2022 ở miền Tây Nam của quốc gia này. "Chúng tôi tiếp tục nỗ lực thu thập và phân tích thông tin cùng đồng minh" – ông Matsuno khẳng định.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hồi đầu tuần này cho biết họ đã "giám sát không phận Nhật Bản 24 giờ, 365 ngày". Tuy nhiên, cơ quan này từ chối xác nhận liệu họ có phát hiện những vật thể bay giống như quả khinh khí cầu bị Mỹ bắn hạ hay không ?

Không quân Việt Nam liệu có đang đặt trong tình trạng tương tự như Nhật Bản ?

Nhớ lại vụ mà báo chí Việt Nam từng đăng về "không tặc Lý Tống". Ông Lý Tống (tên thật là Lê Văn Tống, 1946 – 2019) là một phi công của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông chuyên lái máy bay ném bom A37, máy bay do thám và máy bay hướng dẫn oanh kích, trinh sát chỉ điểm. Ông tham chiến ở các chiến trường Vùng I, II, III và Vùng IV. Trong đó chủ yếu hoạt động tại chiến trường Tây Nguyên (Vùng II).

Ngày 7/11/2000, Lý Tống thuê một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay vào mũi Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, thả hơn 50.000 tờ truyền đơn và bay về Thái Lan an toàn, không bị lực lượng phòng không của quân đội Việt Nam phát hiện.

Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị tòa án Thái Lan kết án 7 năm tù. Tòa án Thái Lan từ chối dẫn độ Lý Tống về Việt Nam với lý do ông không gây hại cho an ninh Thái Lan.

Nhắc lại câu chuyện trên để thấy giả dụ có khinh khí cầu của "nước lạ" trên bầu trời Việt Nam đi nữa, thì bên cạnh chuyện cần có chính kiến rõ ràng từ phía Bộ Ngoại giao, ở đây khả năng ứng phó tức thời ra sao từ phía không quân Việt Nam cũng là điều cần quan tâm ; nhất là vừa qua những bê bối tham nhũng trong quân đội dần được lôi ra ánh sáng.

Ngọc Linh Lan

Nguồn : VNTB, 10/02/2023

Additional Info

  • Author Thu Phương, Ngọc Linh Lan
Published in Quốc tế

Scandal khinh khí cầu – Giọt nước tràn ly

Tô Hiệu, RFA, 07/02/2023

Xem cách phản ứng của Mỹ đối với hành động "lỡ trớn" về ngoại giao của Trung Quốc, khỏi phải thắc mắc, tại sao tháng 7 năm ngoái, Ngoại trưởng Antony Blinken "cancel" (bỏ) chuyến thăm Việt Nam, dẫu ông đã đi qua "cửa ngõ" của Hà Nội. Với Trung Quốc, Mỹ còn sát ván đến như thế, thì một Việt Nam dẫu còn nặng duyên nợ, nhưng vẫn ỉ eo trong quan hệ… Mỹ có thể cho "đi tàu suốt" cũng là điều có thể hiểu được.

thaygi0

Kinh khí cầu của Trung Quốc được chụp hôm 1/2/2023 và công bố hôm 2/2/2023 trên bầu trời bang Montana, Mỹ. AFP

_______________

Sáng 5/2/2023, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "có quyền" đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ "quyền lợi chính đáng" của họ. Tuyên bố này đáp lại việc ngày 4/2, một máy bay chiến đấu quân đội Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu được cho là phương tiện do thám của Trung Quốc khi nó dạt ra tới ngoài khơi bờ biển của bang South Carolina. Sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ, dưới một đoạn video ngắn trên trang web của Đài Truyền hình Nhà nước Trung Quốc, có thể đọc những dòng sau đây : "Kể từ bây giờ, chúng ta sẽ đáp trả họ điều tương tự bằng cách tấn công hoặc đánh chìm mọi chiến đấu cơ, tầu chiến của Mỹ thâm nhập vào vùng biển Trung Quốc". Hiện giờ, báo chí Bắc Kinh đưa tin chừng mực về vụ này. Có khả năng Trung Quốc lo ngại phản ứng của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, cực kỳ nhạy cảm trước sự kiện có thể được coi là "mất thể diện", cũng như lo ngại về những gì mà Hải Quân Mỹ có thể phát hiện ra trong những mảnh vỡ của quả khinh khí cầu bí hiểm mà Mỹ vừa thu được (1).

Xưa nay, các quốc gia, nhất là các nước lớn do thám nhau là "chuyện thường ngày ở huyện", nhưng người ta không tiến hành công khai. Thực thi các vụ do thám một cách trắng trợn như cho "balloon" bay vào không phận nước khác, giữa ban ngày ban mặt, như Trung Quốc vừa tiến hành từ cuối tháng trước đến nay đối với Mỹ, thì đúng là chuyện hy hữu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã buộc phải đứng ra "sorry" (xin lỗi) cho thấy hành tung lộ rõ đến mức không thể chối cãi. Điều hơi lạ là báo chí "lề phải" của Việt Nam được phép đưa tin Trung Quốc do thám trên đất Mỹ khá sớm và rất ồn ào (Chủ yếu theo nguồn của phương Tây). Có thể mấy tờ báo này uống "thuốc liều" chăng (2) ? Không chỉ công bố các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc trên không phận Mỹ, mà còn dám đưa tin hôm 2/2, Bộ Quốc phòng Canada thông báo đã phát hiện một "khinh khí cầu do thám tầm cao", và đang theo dõi "sự cố thứ hai có thể xảy ra". Cũng theo báo chí trong nước, sự cố khinh khí cầu gián điệp của Đảng cộng sản Trung Quốc     không chỉ gây chấn động ở Mỹ mà còn khiến Canada bất bình. Hôm cuối tuần qua (3/2) phía Canada đã triệu Đại sứ Tùng Bồi Vũ (Cong Peiwu) của Trung Quốc về vụ việc (3).

Nhận định về vụ khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi khi xâm phạm không phận Mỹ, bài viết trên nbcnews.com cho rằng, những nỗ lực của Ngoại trưởng Antony Blinken nhằm làm chậm lại sự tuột dốc trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị thổi bay bởi quả khí cầu của Trung Quốc. Kỳ vọng vào chuyến đi vốn đã thấp. Không bên nào hy vọng có bước đột phá trong các vấn đề chủ chốt như Đài Loan, nhân quyền hay thương mại. Ian Johnson, thành viên cao cấp của Hộ Đồng Đối ngoại Mỹ nói với truyền thông trước khi chuyến đi bị đình hoãn : "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ cần chứng tỏ rằng mối quan hệ đang được quản lý và nó không vượt khỏi tầm kiểm soát". Scandal khinh khí cầu là giọt nước tràn ly trong quan hệ Mỹ - Trung, cùng với những vấn đề khác như căng thẳng về Đài Loan, các cuộc chạm trán ở Biển Đông, các động thái pháp lý của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, một Quốc hội Mỹ ngày càng diều hâu và các dự đoán cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài lơn sẽ diễn ra sớm hơn dự kiến (4).

Một câu hỏi mang tính thách đố nhưng chưa thấy báo chí "lề phải" ở Việt Nam tham gia. Vụ "khinh khí cầu" vừa qua là vô tình hay cố ý ? Mạng xã hội bình luận nghiêng về đánh giá, Trung Quốc cố ý khiêu khích Mỹ và gây khó cho ông Ngọai trưởng trong chuyến đi được cho là để nhằm mục đích "tái thiết lập nền tảng của mối quan hệ và đưa ra một số thủ tục và cơ chế để có thể vượt qua căng thẳng". Ngày 31/1/2023, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ông Jude Blanchette, Chủ tịch Freeman về Nghiên cứu Trung Quốc, đã nhấn mạnh rằng, không nên có "nhiều kỳ vọng" về bất kỳ "bước đột phá quan trọng" nào từ chuyến đi. Không phải vì ông Chủ tịch bi quan, mà chủ yếu ông đánh giá căn cứ vào các chuyển động tại khu vực Đông Á trước kế hoạch ban đầu của ông Blinken. Những nước cờ mới của Mỹ trong khu vực đương nhiên không thể lọt qua mắt Trung Quốc. Một tướng Không quân Hoa Kỳ bỗng dưng chủ động công bố các thời điểm được báo trước khi nào thì Trung Quốc sẽ "động thủ" đối với Đài Loan trong tương lai (5).

Khó có thể cho là vô tình khi Trung Quốc đẩy "balllon" vào đất Mỹ, Canada, thậm chí cả Trung Mỹ trước một cuộc đối thoại quan trọng năm năm nay mới lặp lại. Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Trung Quốc tháng 10/2018 và sau đấy Pompeo đã có các phát biểu gay gắt nhắm vào Đảng cộng sản Trung Quốc, cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc tập trung mọi nỗ lực vào việc thống trị thế giới và do đó cần phải bị thách thức (6). Sau vụ scandal khinh khí cầu, chắc phải mất một thời gian thì chuyến thăm Trung Quốc của Blinken mới có thể tái lập. Lâu hay mau sẽ còn tùy thuộc vào các diễn biến của vụ Mỹ bắn hạ "phương tiện bay" của Trung Quốc hôm 4/2. Nếu Trung Quốc sẽ hành động như đã đe dọa trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao, tức là sẽ hạ thủ các máy bay hay tàu chiến của Mỹ trên Biển Đông để trả đũa, thì chuyến đi của Blinken có thể bị "xóa sổ". Nhưng xét tới nhu cầu khách quan của việc đôi bên đang thực sự muốn xác lập trở lại nền tảng mối bang giao, khi quan hệ song phương hầu như đã chạm đáy, thì cả Trung Quốc lẫn Mỹ khó có thể đẩy căng thẳng lên cao hơn nữa.

Kỳ vọng chung đối với chuyến công du Bắc Kinh của Blinken, nếu vẫn diễn ra trong tương lai gần, là tạo cơ sở để Hoa Kỳ và Trung Quốc rồi sẽ giao lưu nhiều hơn trong năm 2023 nhằm cùng nhau xử lý những bất đồng, tránh gây xung đột trực tiếp. Ít nhất, ba trong nhiều vấn đề nằm trong nghị trình của chuyến thăm có kết nối với "nền ngoại giao cây tre" của Việt Nam. Thứ nhất, đó là quan điểm đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine. Việt Nam không thể duy trì mãi lập trường kỳ quặc: Trước Liên hợp quốc thì tuyên bố mình không chọn bên, chọn lẽ phải, chính nghĩa, nhưng khi bỏ phiếu, lại xếp hàng cùng Trung Quốc, Bắc Triều Tiên. Thứ hai, đó là thái độ đối với chính sách "một Trung Quốc" trong vấn đề Đài Loan. "Cho ăn kẹo", Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng không dám hành động như bà Pelosi hay tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã và sẽ đi thăm Đài Loan. Đài Bắc luôn sử dụng những nguồn lực kinh tế của hòn đảo để đổi lấy lợi ích chính trị từ Việt Nam. Còn Hà Nội thì luôn phải dè chừng trong quan hệ với Đài Loan để không chọc giận Trung Quốc. Thứ ba, phải tìm ra phương cách để đối phó với tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp do chính sách "tằm ăn dâu" của Bắc Kinh (7).

Nhưng có lẽ Trung Quốc "nóng mặt" hơn cả là các thỏa thuận vừa đạt được giữa Manila và Washington về việc Philippines sẽ cho phép Hoa Kỳ tiếp cận thêm bốn địa điểm nữa theo Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) từ 2014, cho phép huấn luyện chung, bố trí thiết bị và xây dựng các cơ sở như đường băng, kho chứa nhiên liệu và nhà ở quân sự. Với việc công bố thỏa thuận này, hai bên đã nâng tổng số địa điểm EDCA lên chín cơ sở cả thảy. Chuyên gia Đông Nam Á Gregory Poling tại CSIS ở Washington cho biết các địa điểm sẽ nằm trong "khu vực chiến lược" và có khả năng bao gồm các cơ sở hải quân và có thể cả các cơ sở thủy quân lục chiến. Trong số năm đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Thái Lan) thì Philippines nằm gần Đài Loan nhất, vùng đất Luzon ở cực bắc của nước này chỉ cách đó 200 km. Các chuyên gia cho biết Luzon rất được quân đội Mỹ quan tâm vì là một địa điểm tiềm năng cho các hệ thống rốc-két, phi đạn và pháo có thể được sử dụng để chống lại một cuộc xâm lược đổ bộ vào Đài Loan. EDCA là ưu tiên của chính quyền Biden và là một phần trong nỗ lực chiến lược của Mỹ trong khu vực (8).

Theo dõi sự "quay xe" của Philippines đối với Trung Quốc, giới quan sát thấy nổi lên hai xu hướng ngược nhau về chính sách giữa Pilippines và Việt Nam, đặc biệt trong chính sách đối ngoại (9). Đối với Phlippines, chuyến thăm của Tổng thống Marcos Jr. đến Bắc Kinh (4/1/2023) được đánh giá là phép thử chính sách đối ngoại độc lập của ông Marcos Jr. theo đuổi từ khi lên nắm quyền. Chuyến thăm diễn ra hơn một tháng sau khi Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm Philippines và có những "cam kết vững chắc" với Manila như là đồng minh quan trọng trong khu vực (10). Trong khi đó, sau các cuộc hội kiến với ông Tập ở Bắc Kinh (1/11/2022), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ tập trung xử lý các vấn đề trên thượng tầng Ba Đình, để mặc cho quan hệ Việt – Mỹ gần như đóng băng. Nhân đây, nên nhìn nhận cách phản ứng của Mỹ đối với hành động "lỡ trớn" về ngoại giao của Trung Quốc. Khỏi phải thắc mắc, tại sao tháng 7 năm ngoái, Ngoại trưởng Antony Blinken "cancel" chuyến thăm Việt Nam, dẫu ông đã đi qua "cửa ngõ" của Hà Nội. Với Trung Quốc, Mỹ còn sát ván đến như thế, thì một Việt Nam dẫu còn nặng duyên nợ, nhưng vẫn ỉ eo trong quan hệ… Mỹ có thể cho "đi tàu suốt" cũng là điều có thể hiểu được.

Tô Hiệu

Nguồn : RFA, 07/02/2023

Tham khảo :

1. https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230205-v%E1%BB%A5-khinh-kh%C3%AD-c%E1%BA%A7u-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-b%E1%BA%AFn-h%E1%BA%A1-t%E1%BA%A7u-chi%E1%BA%BFn-v%C3%A0-m%C3%A1y-bay-m%E1%BB%B9-trong-v%C3%B9ng-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3

2. https://vietnamnet.vn/my-trien-khai-f-22-theo-doi-vat-the-nghi-la-khi-cau-do-tham-cua-trung-quoc-2106258.html 

3. https://trithucvn.org/the-gioi/canada-trieu-tap-dai-su-trung-quoc-vi-vu-khinh-khi-cau-gian-diep.html

4. https://www.nbcnews.com/news/world/blinken-beijing-trip-suspected-chinese-spy-balloon-us-rcna68959

5. https://www.csis.org/analysis/previewing-secretary-blinkens-china-visit

6. https://www.bbc.com/vietnamese/world-50244899

7. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-64437561

8. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c04pe34p0v5o

9. https://thanhnien.vn/philippines-dang-quay-xe-trong-quan-he-doi-ngoai-1851508478.htm 

10. https://www.vietnamplus.vn/pho-tong-thong-my-tham-philippines-cai-dat-lai-quan-he-dong-minh/831897.vnp

***************************

Vụ khinh khí cầu gián điệp khuấy động quan hệ Mỹ-Trung

Trọng Nghĩa, RFI, 07/02/2023

Đang manh nha dấu hiệu bình ổn trở lại, đặc biệt từ sau cuộc tiếp xúc mặt đối mặt Joe Biden-Tập Cận Bình bên lề Thượng Đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) ngày 14/11/2022, vụ khinh khí cầu Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Mỹ trước khi bị Không Quân Hoa Kỳ bắn rơi ngày 04/02/2023 đã khiến cho quan hệ giữa hai nước căng thẳng hẳn lên. Như thông lệ, Bắc Kinh đã lớn tiếng tự cho mình là nạn nhân và đổ lỗi cho Washington là bên gây căng thẳng.

thaygi1

Một quả bóng bay in cờ Trung Quốc trên bản đồ Hoa Kỳ. Reuters - Dado Ruvic

Phải nói là trong vụ khinh khí cầu Trung Quốc bị phát hiện xâm nhập lãnh thổ Hoa Kỳ, thậm chí còn bay trên các kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, phản ứng của Washington rất dứt khoát. Ngay từ hôm 03/02, vài tiếng đồng hồ sau khi được báo cáo về vụ việc, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lập tức tuyên bố hủy bỏ chuyến công du Trung Quốc dự trù trong hai ngày 5-6/02, một chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 6 năm gián đoạn.

Đây là một động thái hiếm hoi, cho thấy là vấn đề đã trở nên nghiêm trọng. Thế nhưng một hôm sau đó, Washington còn dứt khoát hơn nữa, bắn hạ chiếc khinh khí cầu Trung Quốc khi thiết bị này ra đến Đại Tây Dương. Đối với chính quyền Mỹ, đó đích thực là một công cụ được Bắc Kinh sử dụng để tim cách "do thám các cơ sở chiến lược" của Hoa Kỳ, theo ghi nhận của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Trong một thông cáo, lãnh đạo Lầu Năm Góc đã vạch rõ hành trình của chiếc khinh khí cầu gián điệp, bị phát giác từ ngày 28/01 gần quần đảo Aleutian, ngoài khơi bang Alaska của Mỹ, sau đó bay ngang qua Alaska, Canada, rồi rẽ xuống bang Idaho của Mỹ, bay về phía đông qua bang Montana, nơi có các kho đầu đạn hạt nhân, rồi đổ xuông phía đông nam, qua bang South Carolina để ra biển.

Việc bắn hạ chiếc khinh khí cầu gián điệp xâm nhập không phận của mình, đối với chính quyền Mỹ là một hành động hoàn toàn chính đáng, cũng như quyết định "dời" chuyến thăm Trung Quốc của ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Thế nhưng, đối với Bắc Kinh, Washington đã có những phản ứng quá đáng. Giải thích về sự hiện diện của chiếc khinh khí cầu trên không phận Mỹ, Trung Quốc khẳng định đó chỉ là một phương tiện "dân sự", được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, chủ yếu là khí tượng, và đã vô tình "bay lạc" vào không phận Mỹ do sự cố kỹ thuật và điều kiện thời tiết. Trung Quốc lớn tiếng khẳng định rằng họ "chưa bao giờ xâm phạm lãnh thổ và không phận của một quốc gia có chủ quyền", và việc Washington làm lớn chuyện chỉ là một cái cớ để "nói xấu" Bắc Kinh.

Sau khi chiếc khinh khí cầu bị Không Quân Mỹ bắn hạ, Bắc Kinh đã ra những tuyên bố giận dữ, cho rằng Washington đã phản ứng thái quá, và "hành động của Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng và gây tổn hại đến nỗ lực và tiến bộ của cả hai bên nhằm ổn định quan hệ Trung-Mỹ kể từ cuộc gặp ở Bali", như phát biểu hôm 06/02 của một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.

Theo nhật báo Pháp Le Monde, Trung Quốc đã cố đóng vai nạn nhân bị Hoa Kỳ bức hiếp khi kêu gọi phía Mỹ "đừng thực hiện thêm bất kỳ biện pháp nào gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và không leo thang hoặc mở rộng căng thẳng". Thậm chí Bắc Kinh còn đe dọa là sẵn sàng có "các biện pháp cần thiết để đối phó với các tình huống tương tự".

Washington đã không trực tiếp trả lời các cáo buộc từ phía Trung Quốc. Trong khi bảo vệ lập trường vững chắc của mình, Hoa Kỳ đã nhắc lại mong muốn duy trì "các tuyến liên lạc mở" với đối thủ chiến lược lớn. Theo phát ngôn viên bộ ngoại giao Ned Price, Mỹ đã có liên lạc với chính quyền Trung Quốc kể từ khi khinh khí cầu bị bắn rơi, nhưng xác định rằng không có "cuộc thảo luận" nào về việc lên lại kế hoạch cho chuyến thăm Trung Quốc của ngoại trưởng Blinken.

Trọng Nghĩa

*************************

Khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ : Mỹ sẽ không trả lại các mảnh vỡ

Trọng Nghĩa, RFI, 07/02/2023

Hoa Kỳ đã thu hồi những mảnh vỡ đầu tiên của chiếc khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi cuối tuần trước ngoài khơi bờ biển miền đông nam nước Mỹ. Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã cho biết như trên hôm 06/02/2023, đồng thời khẳng định sẽ không trả lại những mảnh này cho Trung Quốc.

thaygi2

Ông John Kirby, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trả lời họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 25/01/2023. Reuters – Evelyn Hokstein

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ John Kirby xác nhận các đội tìm kiếm được triển khai ngoài khơi bờ biển bang South Carolina, đã "thu hồi được một số mảnh vỡ nổi trên mặt nước" của chiếc khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, chưa thể lặn tìm để trục vớt thiết bị mà Washington coi là khinh khí cầu "do thám" này. Ông John Kirby cũng nói rõ là Hoa Kỳ "không có ý định trả lại" cho Trung Quốc các mảnh vỡ thu hồi được.

Còn trong một cuộc họp báo riêng, tướng Glen VanHerck, người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Phòng Thủ Không Gian Bắc Mỹ (Norad), cho biết là một tàu hải quân Mỹ đang khoanh vùng địa điểm mà các mảnh vỡ rơi xuống. Theo quan chức này, chiếc khinh khí cầu Trung Quốc cao khoảng 60 mét và mang theo một loại giỏ nặng hơn một tấn. Các mảnh vỡ sẽ được nghiên cứu cẩn thận.

Vào lúc tổng thống Mỹ Joe Biden đang bị phe đối lập thuộc đảng Cộng Hòa chỉ trích vì đã quá chần chờ trước khi cho bắn hạ thiết bị bay của Trung Quốc, phát ngôn viên John Kirby đã đảm bảo rằng khoảng thời gian "chậm trễ" đó đã mang lại một "cơ hội to lớn để nghiên cứu và hiểu rõ hơn "công cụ do thám" của Trung Quốc trong khi chờ đợi các mảnh vỡ cung cấp thêm thông tin.

Ông Kirby cũng khẳng định Hoa Kỳ đã "áp dụng những biện pháp để hạn chế khả năng thu thập (dữ liệu) của chiếc khinh khí cầu (Trung Quốc) khi bay qua các cơ sở quân sự nhạy cảm".

Trung Quốc và Ukraine trong Diễn văn về tình trạng Liên bang

Cùng với hồ sơ Ukraine, vụ khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc bị bắn hạ nói riêng và quan hệ Washington-Bắc Kinh nói chung được cho là sẽ bao trùm phần nói về đối ngoại trong bài "Diễn văn về tình trạng Liên bang" mà tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc hôm nay trước Quốc hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ.

Theo AFP, về Ukraine, dĩ nhiên là ông Biden sẽ nêu bật vai trò đầu tàu của Mỹ trong cuộc phản công của phương Tây chống lại cuộc xâm lược Ukraine mà Nga khởi động.

Còn đối với Bắc Kinh, tổng thống Biden sẽ phải nêu bật thái độ kiên quyết của Hoa Kỳ trong cuộc canh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Bị chỉ trích là thiếu quyết đoán trong vụ khinh khí cầu Trung Quốc, ông Joe Biden đã nhiều lần nhắc lại ông đã đưa ra quyết định bắn hạ ngày Thứ tư 01/02 nhưng quân đội Mỹ đã khuyên ông nên đợi đến Thứ bảy 04/02, lúc khinh khí cầu bay đến Đại Tây Dương, nhưng còn trong lãnh hải của Mỹ, để tránh gây hại cho người dân ở dưới đất.

Trọng Nghĩa

***********************

Vụ khinh khí cầu : Trung Quốc lên án Mỹ làm "tổn hại nghiêm trọng" quan hệ song phương

Minh Anh, RFI,06/02/2023

Vào lúc hải quân Hoa Kỳ vẫn đang ra sức tìm kiếm và thu nhặt các mảnh vỡ của khinh khí cầu Trung Quốc, bị chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, chính quyền Bắc Kinh hôm 06/02/2023, vẫn có phản ứng mạnh mẽ, khi cho rằng quyết định bắn hạ của Washington đã làm "ảnh hưởng và tổn hại nghiêm trọng" mối quan hệ giữa hai nước.   

thaygi3

Báo chí Trung Quốc chạy hàng tựa lớn về việc phản đối vụ Mỹ bắn hạ khinh khí cầu, tại một quầy báo, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/02/2023 AP - Andy Wong

Trong một thông cáo, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong (Xie Feng), tuyên bố rằng hành động của Mỹ đã "gây ảnh hưởng và tác hại nghiêm trọng đến các nỗ lực và tiến bộ của hai nước để bình ổn quan hệ Trung – Mỹ kể từ cuộc gặp thượng đỉnh ở Bali" giữa hai nguyên thủ Mỹ Joe Biden và Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bắc Kinh tái khẳng định đây là khinh khí cầu dân sự, đồng thời cáo buộc Washington đã có cách hành xử "quá mức" khi sử dụng vũ lực. Chính quyền Bắc Kinh "theo dõi sát tiến triển tình hình" và "bảo lưu quyền đưa ra các biện pháp đáp trả cần thiết". 

Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài RFI Stephane Lagarde, cho biết thêm phản ứng của người dân và truyền thông nhà nước về vụ việc này : 

"Đây là phản ứng chính thức lần thứ năm của Trung Quốc từ hôm thứ Sáu 03/02. Có thể nói rằng sự cố khinh khí cầu này còn lâu mới làm cho phía Trung Quốc nguôi giận. Vụ việc lúc đầu rất ít được đưa tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng giờ đây xuất hiện trên mọi trang mạng thông tin, với nhiều bình luận trên mạng.  

Trên trang mạng xã hội Vi Bác (Weibo), quả khinh khí cầu trắng bí ẩn bị phát hiện trên bầu trời nước Mỹ trước khi bị bắn hạ, được gọi là quả bóng bay phiêu bạt, hàm ý đến bộ phim khoa học viễn tưởng Trái đất phiêu bạt, thu hút đông đảo khán giả trong suốt mùa nghỉ Tết Nguyên đán.  

Nhiều người khác còn ví sự việc với lễ hội lồng đèn hôm qua, Chủn, những chiếc lồng đèn bay lơ lửng trên không mừng hết ngày nghỉ lễ, đánh dấu cho sự khởi đầu năm Con Thỏ. Sự mỉa mai châm biếm còn đi xa hơn khi nhắm đến cách thức xử lý, "một sự khua chiêng gõ trống", "thật nực cười, khi dùng tên lửa chỉ để bắn chết một con muỗi", một cư dân mạng viết. 

Phải chăng Hoa Kỳ quá sợ hãi Trung Quốc ? Chỉ vì một quả bóng bay bị lạc mà gây ra đến ngần ấy vấn đề ư ? Sự mỉa mai nhưng bàn phím của những người theo chủ nghĩa dân tộc cũng thức tỉnh sáng nay, khi lấy lại lời lẽ từ thông cáo báo chí chính thức cho rằng đây là một sự tấn công nhắm vào một vật thể bay dân sự, và đòi phải có một sự đáp trả cứng rắn từ phía chính quyền Bắc Kinh". 

AFP cho biết, bộ ngoại giao Trung Quốc hôm nay cũng khẳng định khinh khí cầu thứ hai được phát hiện trên không phận Colombia hôm thứ Bảy 04/02 là của Trung Quốc. 

Minh Anh

***************************

Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Hoa Kỳ

Thanh Hà, RFI, 05/02/2023

Vào lúc 2 giờ 39 phút giờ địa phương chiều ngày Thứ bảy 04/02/20233, không quân Hoa Kỳ dùng tên lửa bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc và đưa về phòng thí nghiệm của FBI để điều tra.

ballloon1

Hình ảnh quả kinh khí cầu của Trung Quốc bị chiến đấu cơ Mỹ phá hủy trên bầu trời Đại Tây Dương thuộc bang South Carolina, ngày 04/02/2023. AP - Chad Fish

Hãng tin Mỹ AP trích dẫn một quan chức trong bộ quốc phòng cho biết khinh khí cầu của Trung Quốc bị cho là nhằm mục đích dọ thám Hoa Kỳ đã bị bắn hạ bằng tên lửa không đối không, được phóng đi từ chiến đấu cơ F-22. Hãng tin Anh Reuters ghi nhận : Quả cầu bị bắn rơi ở độ cao "18 km và được xác định tại vị trí cách bờ 11 cây số". Hải Quân Mỹ đã được huy động để nhanh chóng vớt xác khinh khí cầu.

Tổng thống Joe Biden khen ngợi các phi công đã "hoàn thành nhiệm vụ". Thông cáo của Lầu Năm Góc đánh giá quân đội đã phải can thiệp do "chủ quyền của Hoa Kỳ bị xâm phạm và đó là điều không thể chấp nhận được".

Qua màn ảnh vô tuyến, mọi người trông thấy khinh khí cầu bị nổ, quả bóng xì và rơi theo chiều thẳng đứng xuống biển, ngoài khơi bãi biển Myrtle Beach, bang Nam Carolina ở bờ đông Hoa Kỳ.

Thông tín viên RFI từ New York, Carrie Nooten cho biết thêm thông tin về hành động đã được Nhà Trắng và bộ quốc phòng phối hợp chặt chẽ :

Bước ra khỏi máy bay Air Force One, trên đường trở về Camp David, tổng thống Joe Biden cảm ơn các phi công chiến đấu cơ F-22 đã bắn hạ khinh khí cầu. Ông cho biết là chiến dịch đã được quyết định ngay sau khi phát hiện vật thể bay này trên không phận Hoa Kỳ, hôm Thứ Tư vừa qua.

Joe Biden nói : "Thứ Tư, khi được thông báo về quả bóng này, tôi đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc bắn hạ sớm chừng nào, tốt chừng nấy. Bộ quốc phòng quyết định hành động nhưng tránh để gây thiệt hại cho những người ở dưới mặt đất. Theo thẩm định của Bộ, thời điểm thuận lợi nhất là khi quả khinh khí cầu này bay ra ngoài khơi, vẫn thuộc lãnh hải của Hoa Kỳ, trong phạm vi 12 hải lý".

Bộ trưởng quốc phòng, Lloyd Austin xác nhận là đã cân nhắc và kên kế hoạch ngay từ hôm thứ Tư vừa qua và sẽ thực hiện một khi mà các mảnh vỡ rơi xuống mặt đất không đe dọa sinh mạng của bất kỳ một công dân Mỹ nào.

Đây là cách để chận đường và qua đó là để đáp trả các tiếng nói đối lập bên đảng Cộng Hòa. Phe này không còn kiên nhẫn và đã kêu gọi chính quyền tiêu hủy quả khinh khí cầu ngay từ khi mới phát hiện. Tổng thống Biden hứa là sẽ nhanh chóng trở lại với hồ sơ này để thông báo về những thông tin quả bóng của Trung Quốc đã thu thập được. Nhưng Nhà Trắng tránh đề cập đến những hệ quả từ vụ này đối với quan hệ Mỹ -Trung.

Thanh Hà

***************************

Trung Quc ch trích Hoa Kỳ 'phn ng thái quá' trong v bn h khí cu

Reuters, VOA, 05/02/2023

B Quc phòng Trung Quc hôm Ch nht đã phn đi "cuc tn công" ca Hoa K vào mt khí cu không người lái ca Trung Quc Hoa K, nói rng đó là mt "phn ng thái quá rõ ràng".

balloon2

Khí cu nghi là do thám ca Trung Quc b bn rơi ngoài khơi b bin Surfside Beach, South Carolina, M, ngày 4/2/2023.

Ông Tan Kefei, phát ngôn viên ca B, nói trong mt tuyên b rng Trung có quyn s dng các bin pháp cn thiết đ đi phó vi các tình hung tương t, nhưng không cho biết chi tiết.

Mt máy bay chiến đu ca quân đi Hoa K đã bn h mt khí cu b tình nghi là do thám ca Trung Quc ngoài khơi b bin South Carolina hôm th By, mt tun sau khi nó ln đu tiên bay vào không phn Hoa K và gây ra mt câu chuyn gián đip kch tính - và công khai - làm xu đi quan h Trung -M.

Cùng ngày, B Ngoi giao Trung Quc lên án mnh m cuc tn công quân s nhm vào khí cu mà h nói là được s dng cho các mc đích khí tượng và khoa hc, đng thi nói rng vic nó bay lc vào không phn Hoa K là "hoàn toàn vô tình". Tuyên b này đã b các quan chc Hoa K bác b thng thng.

"Trung Quc đã yêu cu rõ rng Hoa K gii quyết phù hp vn đ này mt cách bình tĩnh, chuyên nghip và kim chế", B Ngoi giao Trung Quc cho biết trong mt tuyên b.

"M đã nht quyết s dng vũ lc, rõ ràng là phn ng thái quá".

Mt quan chc chính quyn cp cao cho biết rng sau khi bn h khí cu, chính ph M đã trao đi trc tiếp vi Trung Quc v hành đng này. B Ngoi giao cũng đã thông báo cho các đng minh và đi tác trên khp thế gii, quan chc này cho biết.

Hin vn còn các câu hi v vic Trung Quc có th đã thu thp được bao nhiêu thông tin khi khí cu bay khp nước M.

(Reuters)

***************************

Những bí mật của khinh khí cầu Trung Quốc dọ thám Mỹ

Thanh Hà, RFI, 05/02/2023

Vì một "quả bóng trắng" trên không phận Hoa Kỳ, ngoại trưởng Antony Blinken ngày 03/02/2023 đã quyết định đình hoãn vô thời hạn chuyến công du Trung Quốc. Vụ việc đang làm dấy lên rất nhiều câu hỏi cả về mặt kỹ thuật lẫn mục tiêu của khinh khí cầu "dọ thám" này.

balloon3

Khinh khí cầu phát hiện trên bầu trời bang Montana, Mỹ. Ảnh ngày 03/02/2023. AP - Larry Mayer

Tại sao Bắc Kinh lại sử dụng khinh khí cầu dọ thám Mỹ ? Tại sao Nhà Trắng cho tới tối qua mới "bắn hạ"quả bóng màu trắng đó ? Làm thế nào mà "bóng thám không" Trung Quốc bay sang tận tới Hoa Kỳ ? AFP mời một chuyên gia trong lĩnh vực dùng khinh khí cầu để theo dõi các hoạt động trên mặt đất, William Kim, thuộc trung tâm chuyên về an ninh The Marathon Initiative, trụ sở tại Washington, trả lời các câu hỏi trên.

Trước hết theo ông Kim, khinh khí cầu của Trung Quốc được phát hiện trên bầu trời bang Montana gần các cơ sở quân sự của Mỹ được "điều khiển từ xa". Trong ruột quả bóng trắng người ta trông thấy rất nhiều trang thiết bị điện tử, kể cả pin mặt trời. Chuyên gia Mỹ này không loại trừ khả năng Trung Quốc sử dụng những công nghệ điều khiển từ xa còn quá mới mẻ đối với quân đội Mỹ. Đương nhiên là công nghệ đó đòi hỏi "bộ não" trong quả kinh khí cầu phải được kết nối liên lạc với một căn cứ trên mặt đất.

Về câu hỏi khinh khí cầu có hiệu quả hơn vệ tinh quan sát hay không, ông William Kim trả lời : Các vệ tinh càng lúc càng dễ bị tấn công có thể là Trái đất hay trong không gian. Trong khi đó khinh khí cầu có nhiều lợi thế. Một là không dễ bị radar phát hiện. Quả bóng càng nhỏ thì càng dễ thoát khỏi "tai mắt của radar" mà đối phương sử dụng. Lợi thế thứ nhì là một quả bóng như vậy có thể "đứng im tại chỗ" trong một thời gian khá lâu, để "quan sát những mục tiêu, những đối tượng cần nắm". Trong khi các vệ tinh dọ thám phải bay theo các quỹ đạo".

Về khả năng khinh khí cầu Trung Quốc "vô tình lạc lối" vào không phận Mỹ, chuyên gia trung tâm The Marathon Initiative giải thích : "Rất có thể" là ban đầu quả bóng trắng đó được lệnh thu thập thông tin bên "ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ" hay để "hoạt động ở một độ cao cao hơn nữa", nhưng rồi vật thể bay này gặp sự cố kỹ thuật, để bị phát hiện. Ông Kim nói thêm, khinh khí cầu của Trung Quốc đã bị phát hiện ở độ cao 14.000 mét, thay vì từ 20.000 đến 30.000 mét như bình thường".

Tại sao Mỹ lúc đầu không dám bắn hạ khinh khí cầu trên bầu trời Montana ? William Kim trả lời : Khinh khí cầu hoạt động nhờ chất helium. Người ta không thể bắn vào quả bóng đó khiến nó cháy hay phát nổ. Dù có bị chọc thủng, bóng cũng mất nhiều thời gian mới xì hơi. Năm 1998, Không Quân Canada đã bắn khoảng 1.000 viên đạn cỡ 20 ly vào một quả bóng tương tự và phải đợi đến 6 ngày sau, quả bóng đó mới xì hơi. Chuyên gia Mỹ này không chắc là ngay cả trong trường hợp dùng tên lửa địa đối không bắn vào mục tiêu, khinh khí cầu này đã rớt ngay lập tức. Ngoài ra, các bộ phận được lắp ráp trong ruột quả bóng có chức năng "săn lùng" những vật thể lạ bay chung quanh.

Thanh Hà

 

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Minh Anh, Thanh Hà, Reuters
Published in Diễn đàn

M bn h khí cu nghi là do thám ca Trung Quc

Reuters, VOA, 05/02/2023

Máy bay chiến đu F-22 của quân đi M đã bn h mt khí cu tình nghi là khí cu do thám ca Trung Quc khi nó dt ra ti ngoài khơi b bin ca bang South Carolina vào ngày th By, khép li nhng din biến kch tính vn đã thu hút s chú ý v mi quan h đang xu đi gia M và Trung Quc.

balloon01

Khí cu nghi là do thám ca Trung Quc dt ra bin sau khi b bn rơi ngoài khơi b bin Surfside Beach, South Carolina, M, ngày 4 tháng 2 năm 2023.

"Chúng tôi đã h nó thành công và tôi mun khen ngi các phi công ca chúng ta đã làm nhiệm vụ đó", Tng thng Joe Biden nói.

Ông Biden cho biết ông đã ra lnh bn h khí cu này vào ngày th Tư, nhưng Lu Năm Góc khuyến ngh chờ khinh khí cầu này bay tới một nơi thuận lợi, như ngoài bin rng, để có thể bị bắn hạ mà không gây thiệt hại gì cho cư dân sinh sống phía dưới.

Vài máy bay chiến đu và máy bay tiếp liu đã tham gia vào nhim v này, nhưng ch mt chiếc - chiến đu cơ F-22 - khai ha bằng mt tên la AIM-9X duy nht, mt quan chc quân s cao cp ca M cho biết. Khí cu b bn rơi cách b bin M khong sáu hi lý.

V bn h xy ra ngay sau khi chính ph M ra lnh dng các chuyến bay đi và đến t ba sân bay South Carolina - Wilmington, Myrtle Beach và Charleston - vào thi đim đó với lý do mt "n lc an ninh quc gia" không được tiết l. Các chuyến bay đã tái tc vào chiu ngày th By.

Khí cu này đã được phát hiện ln đu tiên khi bay vào vùng nhn dng hàng không ca M vào ngày 28 tháng 1, trực tiếp vào không phn Canada ba ngày sau đó, rồi bay vào không phn M ngày 31 tháng 1, mt quan chc quc phòng M cho biết.

Các quan chc M chỉ tiết l cho công chúng biết s hin din ca khí cu này bên trên nước M vào ngày th Năm 2 tháng 2. Washington gi đây là một "vụ vi phm rõ ràng" ch quyn lãnh thổ ca M.

B trưởng Quc phòng Lloyd Austin loan báo v bn h trước tiên, nói rng khí cu đang được Trung Quc s dng "trong n lc do thám các đa đim chiến lược trên lc đa ca M".

Mt nhiếp nh gia ca Reuters chng kiến v bn h cho biết mt lung hơi trng phát ra t mt chiếc máy bay phn lc, va vào khí cu nhưng không có v n nào. Sau đó nó bt đu rơi xung.

Quân đi M đã ngay lp tc bay tới điểm rơi của khinh khí cầu thu hi nhng dụng cụ dọ thám mà khí cu mang theo, các quan chc M cho biết.

Mt nhiếp nh gia ca Reuters khu vc Myrtle Beach có th nhìn thy khí cu bay trên đu, vi hai máy bay phn lc quân s ca M bay kèm bên cnh.

Trung Quc nói h ly làm tiếc v mt "khinh khí cầu" được s dng cho mc đích khí tượng dân s và các mc đích khoa hc khác đã đi lc vào không phn M.

B Ngoi giao Trung Quc ngày th By nói vic "khinh khí cầu" bay vào không phận M là mt tai nn bt kh kháng, đng thi cáo buc các chính tr gia và truyn thông M li dng tình hình này đ làm mt uy tín ca Bc Kinh.

Khí cu b nghi là khí cu do thám ca Trung Quc đã khiến Ngoi trưởng M Antony Blinken hoãn chuyến thăm Trung Quc trong tun này vn d kiến bt đu vào ngày th Sáu.

Vic hoãn chuyến đi ca ông Blinken, đã được ông Biden và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình nht trí vào tháng 11/2022, là đòn giáng mnh vào nổ lực hòa hoãn mà nhiều người coi đây là cơ hi đ n đnh mi quan h đang ngày càng rn nt gia hai nước, theo nhn đnh ca Reuters.

Trung Quc mong mun có mt mi quan h n đnh vi M đ h có th tp trung vào nn kinh tế ca mình, vn đang điêu đng vì chính sách zero-Covid hin đã b bãi b và các nhà đu tư nước ngoài rút khỏi Trung Quốc vì lo ngi điu mà h sợ nhất là Nhà nước quay lại can thip trực tiếp vào th trường.

Lu Năm Góc ngày th Sáu rói rng mt khí cu khác ca Trung Quc đã được quan sát thy tại Châu Mỹ la-tinh, nhưng không thông báo chính xác tại đa đim.

(Reuters)

************************

Khinh khí cầu do thám : Quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống một cấp độ mới

Barbara Plett Usher, BBC, 04/02/2023

Thậm chí trước khi Ngoại trưởng Anthony Blinken hoãn chuyến đi đến Bắc Kinh, mối quan hệ Mỹ - Trung đã xuống đến mức thấp nhất chưa từng có.

mytrung1

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc gặp mặt trực tiếp tại Thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2022 ở Indonesia

Chỉ một ngày trước khi ông Blinken đến Trung Quốc tình trạng xuống cấp này đã trở nên rõ rệt, một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã bay qua bầu trời bang Montana, khiến những căng thẳng mà ông Blinken muốn giải quyết trỗi dậy.

Cuối cùng thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chiếc khinh khí cầu không người lái được dùng trong hoạt động nghiên cứu thời tiết và đã bị chệch khỏi lộ trình dự kiến. Sự thể hiện tiếc nuối sau đó cho thấy Bắc Kinh không muốn vụ việc gây ảnh hưởng đến chuyến công du của vị ngoại trưởng Mỹ - lần đầu tiên trong 5 năm qua.

Nhưng đã có sự tổn hại. Vài giờ sau lời xin lỗi từ phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoãn chuyến đi. Trong bối cảnh sự rạn nứt trong mối quan hệ lan rộng, chuyến công du, trên hết là một lý do để ăn mừng. Thế nhưng hiện nay điều còn sót lại là cảm giác một cơ hội to lớn đã bị đánh mất.

Ngay từ đầu, giới chức Mỹ đã nêu rõ chuyến đi không phải về sự đột phá. Mà là về trao đổi. Ông Blinken muốn "tránh cạnh tranh biến thành xung đột".

"Một trong những cách thực hiện là đảm bảo bạn thật sự có đường dây liên lạc tốt," ông phát biểu hồi tháng rồi, kêu gọi "thiết lập những thanh chắn đường ray trong mối quan hệ".

Điều này có nghĩa là phục hồi các liên hệ thường xuyên và thiết lập các tiêu chuẩn làm việc.

Tôi nghĩ mục tiêu [là] căn bản đẩy nhanh cuộc Chiến tranh Lạnh này đến giai đoạn cải thiện, và kết quả là tránh được một cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba," Jude Blanchette, chuyên gia về Trung Quốc từ Center for Strategic and International Studies (CSIS) cho biết.

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã trải qua một hành trình không dễ dàng.

Kỷ nguyên chiến tranh thương mại của cựu Tổng thống Trump, căng thẳng liên quan đến Đài Loan và một Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định vị thế dưới thời của Tập Cận Bình đã làm chệch hướng mối quan hệ song phương trong những năm gần đây. Và mối quan hệ này đã tiếp tục xấu đi khi Trung Quốc từ chối lên án Nga liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine.

Sau đó là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 11/2022.

Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện mong muốn tránh xung đột và giảm độ nóng trong ngôn từ.

Và ông Blinken đã muốn thiết lập dựa trên nền tảng này.

mytrung2

Chiến đấu cơ Mỹ lượn quanh khinh khí cầu do thám được phát hiện trên bầu trời Mỹ - Ảnh minh họa 

Thậm chí trước vụ khinh khí cầu, sự chuyển biến là về giọng điệu, hơn là vấn đề cốt lõi.

Người Mỹ tiếp tục cứng rắn với các hạn chế kinh tế và mở rộng quân sự trong khu vực, điều khiến Bắc Kinh giận dữ.

Trong tuần qua, Nhật Bản và Hà Lan được cho đã đạt một thỏa thuận với Washington nhằm giới hạn việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip cao cấp đến Trung Quốc.

Điều này sẽ chỉ là một bước đi mới nhất của Mỹ để hạn chế việc Bắc Kinh có thể tiếp cận công nghệ chip bán dẫn mang tính nhạy cảm, cắt quốc gia này ra khỏi chuỗi cung ứng microchip.

"Điều này cho thấy Mỹ đã có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề chuyển giao công nghệ, cố gắng có được sự tham gia của các đồng minh," Giáo sư Chris Miller, chuyên về lịch sử quốc tế nói, người đã viết một quyển sách về căng thẳng Mỹ-Trung liên quan đến công nghệ chip.

Và trong vài ngày vừa qua, quân đội Mỹ tuyên bố đang mở rộng sự hiện diện tại Philippines - một trong những động thái tăng cường liên minh trong vùng khi Mỹ đã tự định vị đối phó với Trung Quốc trước quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến một cuộc xung đột có thể xảy ra với Đài Loan.

Nhưng chính quyền của Tổng thống Biden vẫn muốn hội đàm.

Ông Blanchett nói Nhà Trắng nghĩ đây là một thời điểm tốt để làm điều này, bởi vì Nhà Trắng đã có được một quãng thời gian củng cố sức mạnh với phe diều hâu tại Quốc hội Mỹ liên quan đến Trung Quốc, bằng cách thiết lập một đường hướng cứng rắn liên quan đến Bắc Kinh, vượt xa hơn các bước do cựu Tổng thống Donald Trump đã tiến hành.

Thay vào đó, vụ khinh khí cầu đã trao cho phe Cộng hòa một sự gợi mở để đi đầu trong nghĩa vụ đòi hỏi có hành động chống lại việc Trung Quốc "ngang nhiên phớt lờ chủ quyền của Mỹ".

Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng họ sẽ không từ bỏ, và các tiếp xúc ngoại giao vẫn tiếp tục thiết lập một cuộc gặp khác.

Barbara Plett Usher, Phóng viên Ngoại giao của BBC

Phần tường thuật bổ sung do Tessa Wong thực hiện.

 

***********************

Khinh khí cu do thám ca Trung Quốc đi hướng bay trên không phn min Trung Hoa Kỳ

Reuters, VOA, 04/02/2023

Khinh khí cu do thám ca Trung Quc đã thay đi hướng đi và hin đang bay v phía đông đ cao khong 18.300 mét trên min trung Hoa K, th hin kh năng cơ đng, quân đi Hoa K cho biết ngày 3/2.

ballon1

Khinh khí cu do thám ca Trung Quc đã thay đi hướng đi và hin đang bay v phía đông đ cao khong 18.300 mét trên min trung Hoa K (nh chp ngày 1/2/2023).

Tiết l v kh năng cơ đng ca khinh khí cu do thám trc tiếp thách thc khng đnh ca Trung Quc rng khinh khí cu này ch là mt khí cu dân s đi lc vào lãnh th Hoa K sau khi b chch hướng.

"Chúng tôi biết đây là khinh khí cu (do thám) ca Trung Quc và có kh năng cơ đng", Chun tướng Không quân Patrick Ryder nói trong mt cuc hp báo ti Ngũ Giác Đài, t chi cho biết chính xác nó được cung cp năng lượng như thế nào hoc ai Trung Quc đang điu khin đường bay ca nó.

Tng thng M Joe Biden hôm 1/2 quyết đnh không bn h khinh khí cu lúc nó bay ngang Montana vì quan ngi ca quân đi M v kh năng làm vương cãi các mnh v, theo các gii chc Hoa K.

Ngũ Giác Đài d trù khinh khí cu s tiếp tc di chuyn trên không phn Hoa K trong vài ngày na, tướng Ryder nói, t chi suy đoán v nhng la chn nào mà quân đi Hoa K có th phát trin trong thi gian đó trong lúc người ta đang đn đoán không biết Tng thng Biden s ra lnh phá hy hoc có th thu gi khinh khí cu hay không.

Tướng Ryder cho biết quân đi Hoa K s không ch đnh v trí chính xác ca khí cu bay min trung Hoa K, nói rng ông không mun tham gia vào chu k cp nht "tng gi".

Thượng ngh sĩ Roger Marshall t Kansas nói khinh khí cu do thám bay qua phía đông bc bang ca ông và nhân viên ca ông đang liên lc vi các quan chc thc thi pháp lut.

"Tôi lên án bt k n lc nào ca Trung Quc nhm theo dõi người M. Tng thng Biden phi bo v ch quyn ca Hoa Kỳ", ông Marshall đăng trên Twitter.

Ngoi trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Trung Quc d kiến bt đu vào ngày 3/2.

"Sau khi tham kho vi các đi tác liên ngành cũng như vi Quc hi, chúng tôi đã kết lun rng các điu kin hin ti không phù hp đ Ngoi trưởng Blinken ti Trung Quc," mt quan chc cp cao ca Bộ Ngoại giao nói vi các phóng viên.

"Chúng tôi đã ghi nhn tuyên b ly làm tiếc ca Cng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng s hin din ca khinh khí cu này trong không phn ca chúng tôi rõ ràng là vi phm ch quyn ca chúng tôi cũng như lut pháp quc tế và không th chp nhn được điu này đã xy ra", quan chc này nói.

"Sáng sm nay, Ngoi trưởng M đã chuyn cho Ch nhim Văn phòng y ban Công tác Đi ngoi Trung ương Đng Cng sn Trung Quc Vương Ngh rng chuyến đi cn phi hoãn li. Nhưng Ngoi trưởng M cho biết rng ông y s lên kế hoch đến Cng hòa Nhân dân Trung Hoa sm nht có th khi điu kin cho phép".

ABC News trước đó đã trích dn mt quan chc Hoa K nói rng ông Blinken không mun làm tình hình tr nên quá mc bng cách hy b chuyến thăm ca mình, nhưng cũng không mun s kin khinh khí cu chi phi các cuc hp ca ông vi các quan chc Trung Quc.

Thượng ngh sĩ Đng Cng hòa Tom Cotton đã kêu gi ông Blinken hy b chuyến đi ca mình, trong khi cu Tng thng Đng Cng hòa Donald Trump, mt ng c viên tng thng được tuyên b cho năm 2024, đã đăng "Bn h khinh khí cu !" trên nn tng truyn thông xã hi Truth ca ông.

Trong mt tuyên b ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Trung Quc cho biết khinh khí cu này được dùng cho mc đích khí tượng dân s và các mc đích khoa hc khác và h ly làm tiếc là khinh khí cu đã đi lc vào không phn Hoa K.

Mt cơ hi ?

Vic hoãn chuyến đi ca ông Blinken, vn đã được Tng thng Joe Biden và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đng ý vào tháng 11 năm ngoái, là mt đòn giáng mnh vào nhng người c hai bên, nhng người coi đây là cơ hi quá hn đ n đnh mi quan h ngày càng rn nt. Chuyến thăm cui cùng ca mt ngoi trưởng Hoa K ti Trung Quc là vào năm 2017.

Trung Quc mong mun có mt mi quan h n đnh vi Hoa K đ h có th tp trung vào nn kinh tế ca mình, vn đang b vùi dp bi chính sách zero-COVID hin đã b bãi b và b các nhà đu tư nước ngoài ngó lơ vì lo ngi nhà nước tái can thip vào th trường.

Trong nhng tháng gn đây, nhà lãnh đo Trung Quc Tp Cn Bình đã gp g các nhà lãnh đo thế gii, tìm cách thiết lp li quan h và gii quyết nhng bt đng.

Ông Daniel Russel, nhà ngoi giao hàng đu ca M v Châu Á dưới thi cu Tng thng Barack Obama, cho biết ông không thy lý do chiến lược nào đ hy b chuyến đi.

Ông nói : "M có nhng vn đ ln hơn nhiu đ đi đu vi Trung Quc hơn là mt khinh khí cu do thám, và vic mt đi s giao tiếp cp cao này s cn tr n lc to nn tng cho mi quan h".

Mi quan h gia Trung Quc và Hoa K đã tr nên xu đi trong nhng năm gn đây, đc bit là sau chuyến thăm ca nguyên Ch tch H vin Nancy Pelosi ti Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái, đã thúc đy các cuc tp trn quân s đy kch tính ca Trung Quc gn hòn đo t tr này.

Giá tr tình báo có gii hn

Mt quan chc M cho biết khinh khí cu được đánh giá là có "giá tr b sung hn chế t góc đ thu thp thông tin tình báo".

Mt quan chc M nói đường bay ca khinh khí cu s bay qua mt s đa đim nhy cm nhưng không cho biết chi tiết. Căn c Không quân Malmstrom Montana là nơi đt 150 hm cha phi đn đn đo xuyên lc đa.

Sân bay Billings, Montana, đã ban hành lnh ngưng hot đng mt đt khi quân đi huy đng các khí tài bao gm máy bay chiến đu F-22 trong trường hp ông Biden ra lnh bn h khinh khí cu.

Nhng qu khinh khí cu như vy thường hot đng đ cao 24.000-37.000 mét, cao hơn nhiu so vi giao thông hàng không thương mi. Máy bay chiến đu hiu sut cao nht thường không hot đng trên đ cao 24.000 mét, mc dù các máy bay do thám như U-2 bay t 24.000 mét tr lên.

Các nhà phân tích và ngoi giao cho biết, t các v tinh do thám quân s trong không gian cho đến máy bay tình báo đin t tiên tiến và tàu ngm, Hoa K thường xuyên trin khai mt lot phương tin đ theo dõi quá trình xây dng quân đi ca Trung Quc. Trung Quc thường phàn nàn v vic theo dõi ca Hoa K, bao gm c vic trin khai tàu hoc máy bay gn các cuc tp trn quân s ca Trung Quc.

Các v tinh do thám ca Trung Quc mang các cm biến tương t như nhng gì mà các quan chc M tin là có trên khinh khí cu do thám, đt ra câu hi v lý do ti sao Bc Kinh li mo him thc hin mt hành đng trng trn như vy trước thm mt s kin ngoi giao ln.

Tuy nhiên, các quan chc cho biết khinh khí cu do thám Trung Quc đã thc hin mt đường bay có th mang nó qua mt s đa đim nhy cm như các căn c quân s, bao gm c Montana, nơi đt các hm cha phi đn đn đo xuyên lc đa.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 04/02/2023

**************************

Khinh khí cầu Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ : Bắc Kinh phản công

Thanh Hà, RFI, 04/01/2023

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 04/02/2023 tố cáo Hoa Kỳ lợi dụng vụ khinh khí cầu nhằm "bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc". Trước đó, Bắc Kinh nhìn nhận đây là "một sự cố nghiêm trọng" và cam kết "kiểm tra thêm thông tin" về vụ một "quả khinh khí cầu" của Trung Quốc bay trên không phận bang Montana gần các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ.

ballon2

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hoãn chuyến công du Bắc Kinh sau vụ khinh khí cầu Trung Quốc thâm nhập không phận Mỹ. Ảnh minh họa ngoại trưởng Mỹ tại Nusa Dua, Bali, Indonesia, ngày 09/07/2022. AP - Stefani Reynolds

Ngành ngoại giao Trung Quốc thay đổi thái độ sau khi bộ trưởng Antony Blinken thông báo hủy chuyến công du Bắc Kinh dự trù diễn ra trong hai ngày 05-06/02.

Trong cuộc điện đàm ngày 03/02 với đối tác Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ giải thích hoãn "vô thời hạn" chương trình đến Bắc Kinh do "thời điểm không thích hợp" sau "hành vi vô trách nhiệm" của phía Trung Quốc. Ở đầu dây bên kia, cựu ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, vừa được chỉ định vào chức vụ chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương Đảng, nhấn mạnh rằng "Trung Quốc luôn tôn trọng lãnh thổ và không phận của tất cả các quốc gia có chủ quyền". Bắc Kinh đồng thời coi những cáo buộc vừa nêu là "không có cơ sở".

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sáng nay 04/02 tố cáo "một số giới chức chính trị và truyền thông Hoa Kỳ khai thác sự cố này để tấn công và làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc". Để gỡ thể diện, thông cáo cho biết thêm : cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không chính thức thông báo chuyến công du Bắc Kinh của ông Blinken.

Theo thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh, việc Mỹ hủy chuyến công du của ngoại trưởng Blinken đến Bắc Kinh khiến Trung Quốc thất vọng nên đã thay đổi thái độ, chuyển sang thế phản công.

"Ngành ngoại giao Trung Quốc thừa nhận đây là một quả khinh khí cầu của Trung Quốc và cụ thể, "vật thể này mang tính dân sự", không người lái, có nhiệm vụ "chủ yếu nghiên cứu về hiện tượng khí hậu".

Thông cáo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao giải thích thêm khinh khí cầu đã thâm nhập lãnh thổ Hoa Kỳ, bị gió ở trên cao đẩy ra khỏi hành trình như dự tính. Theo Bắc Kinh đây là một trường hợp "bất khả kháng". Từ ngữ được sử dụng nhằm rũ bỏ một phần trách nhiệm trước những cáo buộc thâm nhập lãnh thổ Hoa Kỳ - do đây là hiện tượng ngoài ý muốn, như khi xảy ra thiên tai. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm là sẽ "tiếp tục cung cấp thông tin với phía Mỹ và giải quyết đúng đắn tình huống bất ngờ này".

Trước đó, Bắc Kinh cũng đã thông báo sẽ kiểm tra thêm thông tin, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế. Nhưng những lời lẽ lấy làm tiếc nói trên, và phải nói đây là một thái độ hiếm thấy từ phía chính quyền Trung Quốc, đã không ngăn cản ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hoãn chuyến công du Bắc Kinh. Chuyến đi này nhẽ ra là nhằm hàn gắn bang giao Mỹ - Trung đã xấu đi trong thời gian gần đây".

Thanh Hà

*************************

Một khinh khí cầu "do thám" thứ hai của Trung Quốc được phát hiện trên Châu Mỹ La tinh

Thanh Phương, RFI, 04/02/2023

Một khinh khí cầu "do thám" thứ hai của Trung Quốc đã được phát hiện trên không phận Châu Mỹ La tinh, theo thông báo của Lầu Năm Góc hôm 03/02/2023. Diễn tiến mới này gây thêm căng thẳng cho quan hệ Mỹ-Trung, khiến ngoại trưởng Antony Blinken phải đình hoãn vô thời hạn chuyến đi Bắc Kinh.

ballon3

Khinh khí cầu "do thám" của Trung Quốc bay trên Billings, bang Montana, Mỹ, ngày 01/02/2023. © AP/Larry Mayer

Hôm 02/02, Hoa Kỳ cũng đã thông báo phát hiện một khinh khí cầu mà Trung Quốc gọi là "bóng thám không" trên không phận nước Mỹ. Mặc dù Bắc Kinh đã "lấy làm tiếc" về vụ xâm phạm "không cố ý" không phận Hoa Kỳ, chính quyền tổng thống Joe Biden vẫn cho vụ này là "không thể chấp nhận được".

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình :

"Antony Blinken cho biết ông ghi nhận những lời lấy làm tiếc của Trung Quốc. Ông đã nói điều đó với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, nhưng vẫn lên án "một hành động vô trách nhiệm và một sự xâm phạm chủ quyền của Hoa Kỳ". 

Vụ này đủ để phá hỏng mục tiêu của chuyến đi được coi là chuyến viếng thăm đánh dấu sự xích lại gần nhau. Đây là lần đầu tiên một ngoại trưởng Mỹ đặt chân đến Bắc Kinh. Nhưng ông Blinken cũng cố làm dịu tình hình, khẳng định là các đường dây liên lạc với Trung Quốc vẫn để mở.

Trước mắt, ưu tiên đối với ông, là quả khinh khí cầu Trung Quốc phải rời khỏi không phận Hoa Kỳ. Nhất là vụ này đã gây phản ứng mạnh trong chính giới Mỹ và có thể trở thành vấn đề gây thêm đối đầu giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa.

Trong khi vào hôm trước, nhà chức trách Hoa Kỳ cho rằng không cần bắn rơi quả bóng ở độ cao 18.000 mét, nhiều nghị sĩ phe đối lập nay đã công khai yêu cầu phải bắn hạ quả bóng đó. Trên mạng xã hội Truth Social của ông, cựu tổng thống Trump cũng yêu cầu như vậy".

Thanh Phương

***********************

Trung Quốc nói khinh khí cầu do thám bay qua Mỹ là thiết bị thời tiết

Kelly Ng, BBC, 03/02/2023

Trung Quốc cho biết khinh khí cầu do thám được phát hiện trên bầu trời Mỹ là một "khí cầu dân sự" của Trung Quốc đã đi chệch khỏi lộ trình dự kiến.

mytrung3

Khinh khí cầu của Trung Quốc bị tình nghi là do thám được phát hiện trên thành phố Billings ở bang Montana

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết họ tin rằng khinh khí cầu, được nhìn thấy trên các khu vực nhạy cảm trong những ngày gần đây, thực tế là một thiết bị "giám sát tầm cao".

Nhưng trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nó được sử dụng "chủ yếu cho mục đích khí tượng".

Trung Quốc "lấy làm tiếc về việc xâm nhập ngoài ý muốn" của khinh khí cầu vào không phận Hoa Kỳ, tuyên bố nói thêm.

Theo các quan chức, vật thể này đã bay qua Quần đảo Aleutian của Alaska rồi qua Canada trước khi xuất hiện trên bầu trời thành phố Billings ở Montana hôm thứ Tư. Montana là nơi đặt một số hầm chứa tên lửa hạt nhân của Hoa Kỳ.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Hoa Kỳ quyết định không bắn hạ khinh khí cầu vì mối nguy hiểm do các mảnh vỡ rơi xuống gây ra, và việc sử dụng hạn chế bất kỳ thông tin tình báo nào mà thiết bị này có thể thu thập được. Tuy nhiên, chính phủ đã chuẩn bị máy bay chiến đấu trong trường hợp vật thể này phải bị bắn hạ.

Tuyên bố của Trung Quốc cho biết khinh khí cầu bị gió bất ngờ thổi bay khỏi lộ trình. "Bị tác động bởi Westerlies và với khả năng tự điều khiển hạn chế, khinh khí cầu đã đi chệch hướng quá xa so với kế hoạch. Phía Trung Quốc lấy làm tiếc về việc khinh khí cầu này vô tình đi vào không phận Hoa Kỳ vì lý do bất khả kháng".

Tuyên bố gọi vụ việc là một "tình huống bất ngờ" và cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục liên lạc với phía Hoa Kỳ.

Hôm thứ Sáu (3/2), Canada cho biết họ đã triệu tập đại sứ Trung Quốc về vụ việc và sẽ tiếp tục "bày tỏ mạnh mẽ" lập trường của mình với các quan chức Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã đưa tin về khinh khí cầu có kích thước bằng ba chiếc xe buýt.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm tại Lầu Năm Góc, các quan chức quốc phòng Mỹ từ chối tiết lộ vị trí hiện tại của khí cầu và không cung cấp thông tin nó được thả đi từ đâu

Họ nói thêm rằng khinh khí cầu "dường như lơ lửng trong một khoảng thời gian dài hơn" so với những khinh khí cầu khác mà Hoa Kỳ đã theo dõi trong vài năm qua.

Ban đầu, Trung Quốc cảnh báo chống lại "những phỏng đoán và thổi phồng vấn đề" trong khi họ đang làm việc để "xác minh" các báo cáo về khinh khí cầu, trong khi cơ quan truyền thông nhà nước Hoàn cầu Thời báo cáo buộc Hoa Kỳ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước.

Bất chấp lời giải thích của Trung Quốc, vụ việc có khả năng làm gia tăng căng thẳng trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tuần tới. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên đến đất nước này của một ngoại trưởng dưới thời chính quyền Biden.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ có mặt tại Bắc Kinh để hội đàm về nhiều vấn đề, bao gồm an ninh, Đài Loan và Covid-19.

Kelly Ng

************************

Mỹ phát hiện khinh khí cầu Trung Quốc gần các cơ sở quân sự

Thanh Hà, RFI, 03/02/2023

Trung Quốc phải chăng đã tung khinh khí cầu để dọ thám Mỹ và Canada ? Lầu Năm Góc ngày 02/02/2023 tiết lộ đã phát hiện một quả khinh khí cầu của Trung Quốc gần các cơ sở nhạy cảm của quân đội Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã tham khảo quân đội về khả năng bắn hạ "vật thể" lạ, nhưng đã dừng lại do nguy cơ các mảnh vỡ có thể rơi xuống những khu dân cư. Canada cũng cho mở điều tra về "khả năng xảy ra một sự cố tương tự".

ballon4

Ảnh lấy từ các mạng xã hội : Một khinh khí cầu trên bầu trời Billings, bang Montana, Hoa Kỳ, ngày 01/02/2023. Chase Doak via Reuters - Chase Doak

Bắc Kinh kêu gọi các bên "kềm chế" và khẳng định đang "nghiên cứu" các thông tin trên, đồng thời khẳng định Trung Quốc luôn "tôn trọng luật pháp quốc tế", "không xâm phạm lãnh thổ và không phận của một quốc gia có chủ quyền".

Hãng tin Mỹ AP trích lời một quan chức cao cấp của bộ Quốc Phòng cho biết khinh khí cầu đã được phát hiện tại bang Montana "từ một vài ngày qua", gần căn cứ không quân Malmstrom. Đây là nơi đặt ba dàn phóng tên lửa xuyên lục địa của Hoa Kỳ.

Một quan chức trong quân đội Mỹ, Patrick Ryder, đặc trách về báo chí, nhấn mạnh hiện tại quả khinh khí cầu nói trên "không phải là một mối đe dọa về mặt quân sự hay đối với các cư dân Mỹ trong khu vực". Ông nói thêm cách nay vài năm một hiện tượng tương tự từng xảy ra.

Chính quyền Biden cho biết làm mọi cách để bảo đảm công cụ dọ thám nói trên không thu thập được những thông tin nhạy cảm. Các hoạt động tại phi trường quốc tế bang Montana Billings Logan đã bị gián đoạn trong hai giờ đồng hồ, từ 1 giờ 30 đến 3 giờ 30 ngày Thứ tư 01/02/2023. Theo AP, đó là khoảng thời gian trong khi chờ đợi Nhà Trắng tính đến giải pháp "quân sự". Nhưng kịch bản đó rốt cuộc đã không xảy ra như giải thích của thông tín viên RFI từ New York, Carrie Nooten :

Một quả khinh khí cầu trắng từ nhiều ngày qua bay trên bầu trời Mỹ ở độ cao hơn các tuyến không lưu của những chuyến bay thương mại. Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ của Hoa Kỳ đã theo dõi hoạt động của vật thể bay này. Quả khinh khí cầu được phát hiện trên bầu trời bang Montana, gần các căn cứ quân sự và cơ sở chiến lược được sử dụng để phóng tên lửa. Mỹ cũng đã huy động cả chiến đấu cơ để theo dõi khinh khí cầu này. Washington quả quyết đây là một hoạt động dọ thám do Bắc Kinh tiến hành, và đây cũng không phải là lần đầu tiên một một vật thể bay của Trung Quốc lai vãng trên bầu trời Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tham khảo ý kiến bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin về khả năng bắn hạ quả khinh khí cầu nói trên. Nhưng có nguy cơ là các mảnh vỡ rơi xuống những khu dân cư. Cân nhắc hậu quả đó với những thông tin mà Washington cho là không quan trọng lắm mà quả khinh khí cầu này có thể đã thu thập được, rốt cuộc chính quyền đã dừng tay. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã nêu bật mức độ nghiêm trọng của vụ việc với phía Trung Quốc. Sự cố này chắc chắn sẽ là một chủ đề mà ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken sẽ đề cập đến trong chuyến công du tại Bắc Kinh vào ngày Chủ nhật và Thứ hai tới.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, Barbara Plett Usher, Kelly Ng, Reuters, Thanh Hà, Thanh Phương
Published in Quốc tế