Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh : Slovakia ngừng bổ nhiệm đại sứ tại Việt Nam

Trung Khoa, RFI, 10/08/2018

Thứ Tư ngày 8/8/2018, hãng thông tấn TASR của Cộng Hòa Slovakia nhận được một Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao Slovakia và các vấn đề Châu Âu (MZVaEZ) cho biết, bộ và người đứng đầu là ngoại trưởng Miroslav Lajčak (thuộc đảng Smer-SD), đã tiến hành những bước đi cụ thể và hiệu quả trong lĩnh vực ngoại giao liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

txt1

Ngoại trưởng Cộng Hòa Slovakia Miroslav Lajčak(wikipedia.org/Sebastian Kurz and Miroslav Lajcak)

Thông cáo nêu rõ : "Trong chính sách đối ngoại có một số công cụ mà bộ ngoại giao Slovakia có thể sử dụng, trong đó có biện pháp một lần nữa triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Slovakia để chất vấn và giảm đại diện ngoại giao Slovakia tại Việt Nam".

Điều này có nghĩa là tại thời điểm hiện nay, chúng tôi không có đại sứ tại Việt Nam - và chúng tôi thậm chí không có kế hoạch bổ nhiệm một đại sứ đến Hà Nội. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và đây không phải là bước đi duy nhất", ngoại trưởng Lajčák giải thích.

Lãnh đạo bộ ngoại giao Slovakia cho biết, ông buộc phải thực hiện những bước đi cụ thể này, bởi vì Việt Nam không cung cấp cho Slovakia những bằng chứng cho thấy kết luận của các nhà điều tra Đức là không đúng sự thật.

Bộ ngoại giao Slovakia cũng tuyên bố sẵn sàng có những biện pháp mạnh mẽ hơn nếu vụ việc được xác định rằng phía Việt Nam đã lợi dụng Slovakia.

Trong một bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk ra ngày 07/08/2018, ngoại trưởng Lajcak viết nguyên văn như sau :

"Không còn hoài nghi rằng kết luận của các nhà điều tra Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là nghiêm trọng và cho thấy thông tin do phía Việt Nam cung cấp cho đến nay rất đáng ngờ về sự đúng đắn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi thứ đưa trên báo là đúng sự thật, hoặc đã đủ để chúng tôi đưa ra tòa án. Cho đến chừng nào vụ việc này chưa được kiểm tra kỹ lưỡng và các chi tiết chưa được làm rõ, thì chúng tôi không thể dựng lên giá treo cổ được.

Vụ việc đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Slovakia-Việt và Đức-Việt, nhưng may mắn chưa gây căng thẳng trong quan hệ Slovakia-Đức.

Cộng Hòa Slovakia tiếp xúc chặt chẽ với các đối tác Đức trong việc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, lợi ích chung của hai nước là điều tra sáng tỏ vụ bắt cóc này và buộc người chủ mưu phải chịu hậu quả. Đây là cách mà các đối tác Đức trình bày với chúng tôi, và chúng tôi cũng trình bày như thế với các đối tác Đức.

Cơ sở này được đặt dưới sự lãnh đạo của tôi với các bước rõ ràng và cụ thể ngay từ đầu đối với phía Đức và phía Việt Nam, và không có nghi ngờ gì về việc chúng tôi đứng về phía nào : về phía sự thật và công lý.

Trong lúc phiên tòa tại Berlin đang diễn ra, phía Đức tuyên bố rằng họ đã có những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy nạn nhân bị bắt cóc đã được đưa bằng máy bay từ Bratislava (thủ đô Slovakia) đến Moskva. Nhiệm vụ của chúng tôi là thẩm tra những cáo buộc qua thông tin liên lạc với phía Việt Nam. Bác bỏ, nếu cáo buộc không đúng.

Vì Việt Nam cho đến nay đã không cung cấp cho chúng tôi những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy rằng cáo buộc của các nhà điều tra Đức là không đúng, cho nên chúng tôi đã buộc phải thực hiện một bước cụ thể - giảm đại diện ngoại giao của chúng tôi tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không có đại sứ tại Việt Nam vào thời điểm này - và chúng tôi không có kế hoạch bổ nhiệm một đại sứ đến Hà Nội cho đến khi nào chúng tôi giải quyết xong vụ việc. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất.

Nếu vụ việc này được xác định rằng Cộng Hòa Slovakia đã bị Việt Nam lợi dụng dụng, thì cần thiết phải có những biện pháp tiếp theo".

Chính phủ Slovakia hiện nay được thành lập từ liên minh cầm quyền gồm 3 đảng đang bị các đảng đối lập chỉ trích nặng nề vì đã để xẩy ra khủng hoảng chính trị, chưa tiến hành điều tra triệt để về việc cựu bộ trưởng Nội Vụ Robert Kalinak bị cáo buộc đã tiếp tay cho bộ Công An Việt Nam, bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đưa người này từ Bratislava sang Moskva bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia hôm 26/07/2017.

Bên cạnh đó, việc ngoại trưởng Lajčák lên tiếng cảnh báo chính phủ Việt Nam về việc "chưa bổ nhiệm đại sứ đến Hà Nội" cũng là một biện pháp bày tỏ thái độ rõ ràng của Bratislava đối với cuộc khủng hoảng này, nhưng cũng có thể coi đây là động thái nhằm xoa dịu dư luận đang tập trung chỉ trích chính phủ Slovakia trong suốt thời gian qua.

Trung Khoa

Nguồn : RFI, 10/08/2018

******************

‘Giá treo cổ’ : Khủng hoảng Slovakia – Việt Nam chính thức bùng nổ !

Thiền Lâm, CaliToday, 10/08/2018

"Không còn hoài nghi rằng kết luận của các nhà điều tra Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là nghiêm trọng và cho thấy một sự nghi ngờ rất lớn về sự đúng đắn của thông tin do phía Việt Nam cung cấp cho đến nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi thứ được in trên báo là đúng sự thật, hoặc đã đủ để chúng tôi đưa ra tòa án. Cho đến khi nào vụ việc này chưa được kiểm tra kỹ lưỡng và các chi tiết chưa được làm rõ, thì chúng tôi không thể dựng lên giá treo cổ được" – Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak viết trong một bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk, ra ngày 7/8/2018 (Thoibao.de dịch) chỉ 4 ngày sau loại bài điều tra của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và tờ Dennik N của Slovakia về ‘cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’.

txt2

Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak còn lên tiếng phản đối chính thể Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mạnh mẽ hơn cả người Đức. Ảnh : Báo Mới

Loạt bài trên đã gây rúng động chính trường Slovakia và lan ra cả Châu Âu. Lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt vào tháng Tám năm 2017, báo chí tự tin có bằng chứng và gần như khẳng định ‘kết tội’ đối với một quan chức nội vụ cao cấp của Slovakia. Tổng thống Slovakia Kiska đã không thể bỏ qua điều đó.

Còn bây giờ đến lượt Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak.

Đáng ngạc nhiên là từ ngữ mang tính hình tượng cực mạnh ‘giá treo cổ’ mà Ngoại trưởng Miroslav Lajcak trưng ra trong bài viết trên, bởi điều này dường như không phù hợp lắm, hoặc quá thô bạo so với âm điệu ngoại giao êm ái hoặc buộc phải tỏ ra êm ái. Từ ngữ này chỉ bộc lộ vào bối cảnh tác giả của nó không thể kềm chế được sự giận dữ và thấy không từ nào thích đáng hơn nó.

‘Giá treo cổ’ đe dọa dựng lên dành cho những quan chức Slovakia đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nhưng ‘giá treo cổ’ cũng là lời cảnh cáo trực diện giới chóp bu Việt Nam.

Khác nhiều với văn phong còn cố gắng duy trì tính cách xã giao mà không muốn làm mất mặt Hà Nội trong một tuyên bố phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của Bộ Ngoại giao Đức vào tháng Tám năm 2017, lời lẽ của người đại diện cho Bộ Ngoại giao Slovakia là quá thẳng thắn và phẫn nộ. 

Thoibao.de cho biết vào ngày 8/8/2018, Hãng thông tấn TASR của Cộng hòa Slovakia  đã nhận được thông cáo báo chí từ bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Slovakia và các vấn đề Châu Âu (MZVaEZ), theo đó Bộ Ngoại giao Slovakia, đứng đầu là Ngoại trưởng Miroslav Lajčak (thuộc đảng Smer-SD), có những bước cụ thể và hiệu quả trong lĩnh vực ngoại giao liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

"Trong chính sách ngoại giao có một số công cụ mà Bộ ngoại giao Slovakia có thể sử dụng. Trong các biện pháp, có biện pháp triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Slovakia một lần nữa để đặt những câu hỏi và giảm đại diện ngoại giao Slovakia tại Việt Nam", Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết.

"Điều này có nghĩa là tại thời điểm này chúng tôi không có Đại sứ tại Việt Nam – và chúng tôi thậm chí không có kế hoạch bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất", Ngoại trưởng Lajčák giải thích.

Cũng trong bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk, ra ngày 7/8/2018, Ngoại trưởng Lajcak viết :

"Vụ việc này đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Việt-Slovakia và Đức-Việt, nhưng may mắn không (chưa) gây căng thẳng trong quan hệ Slovakia-Đức.

Cộng hòa Slovakia tiếp xúc chặt chẽ với các đối tác Đức trong việc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, lợi ích chung của hai nước là điều tra sáng tỏ vụ bắt cóc này và rút ra hậu quả cho người chủ mưu. Đây là cách các đối tác Đức trình bày chúng tôi, và chúng tôi cũng trình bày như thế với các đối tác Đức.

Cơ sở này được đặt dưới sự lãnh đạo của tôi với các bước rõ ràng và cụ thể ngay từ đầu đối với phía Đức và phía Việt Nam, và không có nghi ngờ gì về việc chúng tôi đứng về phía nào : về phía sự thật và công lý.

Trong lúc phiên tòa tại Berlin đang diễn ra, phía Đức tuyên bố, họ đã có những dấu hiệu nghiêm trọng, rằng nạn nhân bị bắt cóc đã được đưa bằng máy bay từ Bratislava (thủ đô Slovakia) đến Moscow. Nhiệm vụ của chúng tôi là thẩm tra những cáo buộc qua thông tin liên lạc với phía Việt Nam. Bác bỏ, nếu cáo buộc không đúng.

Vì cho đến nay, Việt Nam đã không cung cấp cho chúng tôi những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy rằng cáo buộc của các nhà điều tra Đức là không đúng, cho nên chúng tôi đã buộc phải thực hiện một bước cụ thể – để giảm đại diện ngoại giao của chúng tôi tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không có Đại sứ tại Việt Nam vào thời điểm này – và chúng tôi không có kế hoạch bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội cho đến khi nào chúng tôi giải quyết xong vụ việc. Đây là một bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất.

Nếu vụ việc này được xác định rằng Cộng hòa Slovakia đã bị Việt Nam lợi dụng, thì cần thiết phải có những biện pháp tiếp theo" (Thoibao.de)

Một cách chính thức, cuộc khủng hoảng Slovaka – Việt Nam đã bùng nổ – tròn một năm sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt. Bây giờ thì khó còn gì có thể cứu vãn được nữa.

Một năm trước, cũng vào tháng Tám, Bộ Ngoại giao Đức đã làm một cử chỉ mà Hà Nội khó ngờ khi ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối vụ mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin. "Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng" – một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ Ngoại giao Đức. Và phía Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển".

Sau tháng Bảy năm 2017, khủng hoảng Đức – Việt đã bùng phát và kéo theo quá nhiều hậu quả. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Hà Nội cũng khó ngờ rằng chỉ một năm sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, cơn khủng hoảng thứ hai mang tên Slovakia – Việt và cả EU – Việt đang chuyển qua giai đoạn mới : thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm.

Chẳng bao lâu nữa, Chính phủ Slovakia – để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình – sẽ phải tung ra một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 10/08/2018

*********************

Khủng hoảng bắt cóc ở Slovakia : Kaliňák đối mặt ‘đoạn đầu đài’

Thiền Lâm, CaliToday, 09/08/2018

Số phận Robert Kaliňák đang lâm nguy !

Dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák tuyên bố rằng những bài viết điều tra trên tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và báo Dennik N của Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là ‘bịa đặt’, nhưng cho tới nay Kaliňák vẫn chẳng thể tự bảo vệ mình khi không chứng minh được báo chí bịa đặt về ông ta ra sao. 

txt3

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák (trái) đang bị nghi ngờ đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm (phải) trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ảnh : Danlambao

Trong khi đó, những tờ báo trên lại mô tả một cách chi tiết : "Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…" (Thoibao.de).

Tháng Tám nóng rẫy Bratislava. Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský về trách nhiệm của cảnh sát và Bộ Nội vụ nước này đã không tổ chức điều tra vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’, về chi tiết một đoàn cán bộ công an cấp cao của Việt Nam, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Công an Việt Nam là tướng Tô Lâm, dường như đã lợi dụng lòng hiếu khách và sự nhẹ dạ của Chính phủ Slovakia để mượn một chiếc máy bay của Slovakia, rồi dùng máy bay này để ‘vận chyển’ Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận Ba Lan về Hà Nội…, có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tiếp nối nhiều chuyện còn căng thẳng hơn.

Lần đầu tiên Tổng thống Andrej Kiska phải xuất hiện để làm dịu sóng phun trào của ngọn núi lửa mang tên ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ chỉ chực chờ bùng tóe cả bầu trời xanh sẫm của đất nước Slovakia tươi đẹp.

Phản ứng từ các đảng đối lập ở Slovakia thật rúng động ! Đài VOA cho biết cáo buộc về sự dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng của nước này. Đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid hôm 6/8 nói rằng họ sẽ không thể ở lại trong liên minh nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.

Còn theo Thoibao.de, "Sau khi báo chí truyền thông đưa tin về mối nghi ngờ rằng cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kalinak đã tham gia vào vụ bắt cóc một người Việt từ Berlin, phe đối lập ở Bratislava – thủ đô Slovakia – yêu cầu mở cuộc điều tra hình sự chống lại ông cựu Bộ trưởng này. Hôm thứ Sáu ngày 03/08/2018 hai đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội tại Bratislava cũng đòi hỏi ông Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia (thuộc đảng Dân chủ Xã hội) phải từ chức vì không hành động gì để làm sáng tỏ vụ việc".

Đến ngày 6/8/2018, nữ Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova tuyên bố rằng trong thời gian điều tra về sự nghi ngờ vụ Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia, bà đã đình chỉ công việc của người đứng đầu cơ quan nhà nước bảo vệ an ninh cho yếu nhân, và đã quyết định rằng "các cảnh sát được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam".

Nhưng Tổng thống Andrej Kiska, trước sức ép và mối đe dọa của truyền thông quốc tế, dư luận trong nước và mối quan tâm đang đến gần và đưiọc cụ thể hóa của Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và có thể cả Tòa án Cộng đồng Châu Âu, còn muốn hơn thế. Kiska đang đòi hỏi phải bãi nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova. Báo chí Slovakia cho biết sau cuộc nói chuyện với ông Peter Pellegrini và Thủ tướng Slovakia thuộc đảng Dân chủ Xã hội, Tổng thống Kiska đã công khai rằng ông không còn tin tưởng bà bộ trưởng Denisa Sakova nữa, và cơ quan của bà là ‘cánh tay phải của cựu Bộ trưởng Nội vụ Kalinak’.

Cùng ngày 6/8/2018, Tổng công tố viên Jaromir Ciznar thỉnh cầu Tổng thống tổ chức một cuộc họp khủng hoảng với Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Slovakia. Còn Thủ tướng Peter Pellegrini đã phải quyết định rằng ông sẽ điều Bộ trưởng Sakova và Cảnh sát trưởng Milan Lucansky đến Đức để hợp tác với cảnh sát nước này điều tra vụ việc.

Cảnh sát Slovakia đã chính thức tiến hành cuộc điều tra về hành vi và trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Rồi đây ông Kaliňák thậm chí có thể phải đối mặt với ‘đoạn đầu đài’ – bị bắt giữ về hành vi ‘tiếp tay cho bắt cóc’.

Nhiều người dân Việt Nam đã thật sự kinh ngạc và thất vọng lớn khi nghe tin Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trước đó, người ta không thể tin là có một quan chức Slovakia nào lại làm như vậy khi Slovakia đã có thời gian là một nước theo chế độ đa đảng và dân chủ gần ba mươi năm, mà chỉ bị quan chức Việt Nam lợi dụng lòng hiếu khách,.

Một nguyên do sâu xa có thể giải thích việc Robert Kaliňák nói riêng và chính phủ Slovakia nói chung dính dáng vụ bắt cóc là Slovakia được tách ra từ Tiệp Khắc, mà Tiệp Khắc lại là chế độ được xem là ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ với Việt Nam, đã từng độc đảng và cách nào đó cũng có những phương pháp an ninh và đàn áp người dân và nhân quyền khá giống nhau, do đó trong chừng mực nào đó Robert Kaliňák có thể đã ‘thông cảm’ với quan chức công an Việt Nam về cách thức bắt cóc và cách làm thế nào để đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.

Người Quan Sát

Nguồn : CaliToday, 09/08/2018

*****************

Sau Slovakia, Việt Nam có nguy cơ gây khủng hoảng với toàn EU

Thiền Lâm, CaliToday, 08/08/2018

Một cách không cần tuyên bố, cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, Slovakia – Việt và cả EU – Việt sẽ chuyển qua giai đoạn mới : thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm.

txt4

Trong khi cơn địa chấn khủng hoảng Đức - Việt còn lâu mới chấm dứt, chính thể Việt Nam lại phải đối mặt với một trận động đất với cường độ còn mạnh hơn thế nhiều : khủng hoảng cấp nhà nước Slovakia - Việt. Ảnh : Tintuchangngayonline.com

Lời thú tội của Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức – tại Tòa Thượng thẩm Berlin vào ngày 17/7/2018 rốt cuộc đã lần đầu tiên mang tính chứng cứ không thể bác bỏ về không chỉ vai trò của những con tốt Nguyễn Hải Long, Đào Quốc Oai, Lê Anh Tú và một quan chức thừa hành bậc trung là Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh (Bộ Công an) Đường Minh Hưng, mà còn là cơ sở quá rõ để lần đầu tiên Tòa án Đức tự tin công bố tên họ những ‘tác giả’ có chức vụ cao hơn thế nhiều – Bộ Chính trị đảng Việt Nam – của phi vụ bắt cóc.

Và dĩ nhiên, chứng cứ trên càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với vài gương mặt quan chức cao nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội trong hơn một năm qua vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và ‘cam kết không tái phạm’ nào trước người Đức.

Khủng hoảng Đức – Việt đã kéo theo quá nhiều hậu quả. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Cho tới nay, tương lai ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược Đức – Việt’ vẫn còn khá ảo ảnh – tỷ lệ thuận với thói ‘mặt dày’ không còn giới hạn nào của Hà Nội. Trong khi đó, dường như phía Đức vẫn lưu giữ kịch bản ‘cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam’ trong tình huống vụ Trịnh Xuân Thanh không thể cứu vãn được.

Không có quan hệ đối tác chiến lược với Đức, hoặc mối quan hệ này bị tạm treo vô thời hạn, Việt Nam sẽ khó có hy vọng để tham gia EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu – Việt Nam) vào năm 2018 hay trước năm 2020 mà do đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này thêm vài phần trăm. Hiện thời, Đức đang được xem có vai trò quyết định đối với việc Nghị viện Châu Âu có thông qua EVFTA với Việt Nam hay không.

Hậu quả từ cơn khủng hoảng Đức – Việt chưa thể kết thúc lại có thể là tiền đề mà có thể dẫn đến những bất ngờ khác và khó tưởng tượng trong tương lai, không chỉ là tương lai quan hệ giữa Đức và Việt Nam mà còn là quan hệ Việt Nam – Châu Âu.

Từ tháng Bảy năm 2018 đến nay, mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa các quốc gia như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, kể cả một số nước khác ở Châu Âu với Việt Nam đã lạnh lẽo hẳn đi.

Một khả năng có thể xảy đến là trong thời gian tới, những quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh sẽ có một số biểu cảm và hành động gần tương tự phản ứng của người Đức đối với Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh. Những biểu cảm và hành động này sẽ liên đới mật thiết với viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, cũng khiến đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch Châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về "nhà nước bắt cóc", sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.

Nhiều nước Tây Âu và cả Đông Âu sẽ có thể đặt Việt Nam vào một tầm ngắm mới và khởi tạo một hàng rào kiên cố nhằm ngăn chặn mật vụ Việt Nam hành xử theo ‘luật rừng’ ở Lục Địa Già.

Chỉ 3 ngày sau vụ Nguyễn Hải Long nhận tội, Chính phủ Cộng hòa Czech đã quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin thị thực dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam", theo thông cáo đăng trên trang web của Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại Hà Nội ra ngày 20/7/2018. 

Vào tháng Sáu năm 2018, cựu ngoại trưởng Czech Lubomir Zaoralek đã cáo buộc "Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu" của nước ông.

Điều trớ trêu là Czech lại là quốc gia được chính thể cộng sản ở Việt Nam xem là ‘nền kinh tế thân thiện nhất’.

Trong khi cơn địa chấn khủng hoảng Đức – Việt còn lâu mới chấm dứt, chính thể Việt Nam lại phải đối mặt với một trận động đất với cường độ còn mạnh hơn thế nhiều : nếu loại bài điều tra của báo chí Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là có cơ sở mà cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák không thể phản bác được, khủng hoảng Slovakia – Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức – Việt một bậc : trong khủng hoảng Đức – Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 08/08/2018

**********************

Việt Nam làm gì trước bão khủng hoảng Slovakia – Việt ?

Thiền Lâm, CaliToday, 06/08/2018

Tròn một năm sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thời điểm đầu tháng Tám năm 2018 đang chứng kiến cơn khủng hoảng Slovakia – Việt Nam ập đến rất gần !

txt5

Trước bão khủng hoảng Slovakia, giới quan chức Việt Nam vẫn im lặng. Im lặng như thể bị cấm khẩu. Hoặc chỉ hồi đáp theo cách chống chế một cách đầy gượng gạo, khiên cưỡng và thật thiếu liêm sỉ. Ảnh : VNTB

Dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák tuyên bố rằng những bài viết trên báo Đức (tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung) và báo Slovakia ngày 3/8/2018 về ‘Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’ là ‘bịa đặt’, nhưng cho tới nay Kaliňák lại chẳng thể tự bảo vệ mình khi không chứng minh được báo chí bịa đặt về ông ta ra sao.

Trong khi đó, báo chí quốc tế lại mô tả một cách chi tiết : "Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…" (Thoibao.de).

Cảnh sát Slovakia đã chính thức tiến hành cuộc điều tra về hành vi và trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Rồi đây ông Kaliňák thậm chí có thể bị bắt giữ về hành vi ‘tiếp tay cho bắt cóc’.

Để ngay sau đó, Chính phủ Slovakia – để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình – sẽ phải tung ra một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc.

Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský vào một ngày tháng Bảy nóng rẫy của năm 2018, về trách nhiệm của cảnh sát và Bộ Nội vụ nước này liên quan vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tiếp nối nhiều chuyện còn căng thẳng hơn.

Còn về phía Việt Nam, cụ thể là Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an mà chưa kể một ‘bộ’ khác là Bộ Chính trị đảng, cho tới nay đã bày tỏ hay phản hồi gì với Slovakia ?

Im lặng. Im lặng như thể bị cấm khẩu. Hoặc chỉ hồi đáp theo cách chống chế một cách đầy gượng gạo, khiên cưỡng và thật thiếu liêm sỉ.

Thái độ phản đối yếu ớt lại là một bằng chứng gián tiếp về sự thừa nhận hành vi phạm pháp. Dẫn chứng gần nhất và sống động nhất là cuộc khủng hoảng Đức – Việt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Vào tháng Năm năm 2018, sau khi bị thủ tướng Đức Angela Merkel chất vấn, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – ông Dương Trọng Minh, để yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia).

Nhưng trong vài tuần sau đó, phía Việt Nam đã im như thóc. Phản ứng của chính thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng là quá yếu ớt và quá mập mờ.

Chỉ sau khi bị phía Slovakia làm căng theo cách ‘không thể chờ đợi lâu hơn’, Đại sứ Việt Nam Dương Trọng Minh mới chịu hiện ra cùng câu trả lời không thể ngắn ngủn hơn ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’.

Tại sao nội dung trả lời của Đại sứ Dương Trọng Minh lại không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ ?

Nhưng với những bài điều tra kèm cáo buộc của báo chí Đức và Slovakia, ngay cả ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’ cũng rất có thể đã là một sự dối trá vĩ đại.

Trong khi đó, hầu hết Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an Việt Nam vẫn như những đứa trẻ chưa hề biết nói trước vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cho dù giới quan chức Việt đi đến đâu trong nước cũng ‘tự sướng’ bằng thành tích ‘Uy tín Việt Nam luôn nâng cao trên trường quốc tế’.

Cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia vào cuối tháng Bảy mướt mồ hôi của năm 2017.

Cái cách lấp ló như thế của phía Việt Nam càng phác ra bức tranh tổng quát : vào chính lúc này, hình như không một cơ quan nào, nhất là Bộ Ngoại giao, muốn "dây" đến vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" và bị biến thành kẻ đổ vỏ bất đắc dĩ mà rất dễ thành ‘bất đắc kỳ tử’ cho những cơn khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức lẫn Việt – Slovakia.

Trong cảnh ‘tang gia bối rối’ của chính giới Việt, mối quan hệ giữa ‘đối tác thân thiện nhất’ Slovakia với Việt Nam lại đang trở nên kém hẳn thân thiện cứ sau mỗi ngày.

Một lần nữa kể từ đầu năm 2018, ‘điềm báo vi cá mập’ lại ứng nghiệm.

6 tháng sau vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Chi Lê phơi phóng hàng trăm vi cá mập trên nóc tòa đại sứ và vi phạm nghiêm trọng các công ước và quy định bảo vệ động vật quý hiếm của nước sở tại, ‘năm thành công đối ngoại chưa từng có’ mà Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên rao vào cuối năm 2017 đang có thể tiếp biến thành một khủng khủng hoảng ngoại giao mới mang tên ‘Slovakia – Việt’.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/08/2018

*********************

Nhà báo Phạm Chí Dũng trả lời phỏng vấn báo Dennik N của Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Dennik N, VNTB, 10/8/2018

Ở đây họ đã cấm viết về vụ bắt cóc, nhưng chuyện liên quan tới ông Kaliňák cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Không có nhiều quốc gia, kể cả những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ, sẵn sàng tiếp tay cho Việt Nam chuyện bắt cóc. Phạm Chí Dũng, nhà báo cộng tác với BBC hay Đài phát thanh Châu Á Tự do chia sẻ :

"Tôi rất ngạc nhiên khi được biết, rằng Slovakia dính líu vào vụ bắt cóc". Nhà báo độc lập hiện đang theo dõi rất sát vụ việc mà ban đầu chỉ cho là lòng hiếu khách của Slovakia đã bị Việt Nam lợi dụng này.

Bản thân ông đã từng có kinh nghiệm với với sự tàn bạo của mật vụ và công an Việt Nam, ông bị theo dõi nhiều năm và có lần ông bị đưa đi hỏi cung ngay từ nhà trẻ khi đưa đón con trai của mình.

txt6

Pham Chi Dung žije vo vietnamskom Sajgone. Zdroj – Facebook/Pcham Chi Dung

Dennik N : Truyền thông Việt Nam có đưa tin gì về việc Slovakia, theo nhiều nhân chứng và các nhà điều tra Đức, đã dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức ?

Phạm Chí Dũng : Tuyệt đối không có một tin tức nào trên hơn 800 tờ báo nhà nước ở Vietnam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và những nghi ngờ về việc chính phủ Slovakia hỗ trợ Bộ Công an Vietnam để trung chuyển Trịnh Xuân Thanh từ Slovakia qua không phận Ba Lan đến Moscow.

Theo tôi biết, đảng cộng sản Vietnam đã chỉ đạo cho Ban Tuyên giáo trung ương cấm các báo nhà nước đăng tải bất kỳ tin tức nào về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, mà chỉ được đưa tin và viết bài theo định hướng của đảng cộng sản qua hai vụ án mà Thanh đã bị hai án chung thân.

Dennik N : Còn truyền thông phi nhà nước thì sao ?

Phạm Chí Dũng : Những tin tức hiếm hoi về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Slovakia chỉ đến từ những tờ báo của Đức như Taz trước đây, Frankfurter Allgemeine Zeitung và báo Dennik N của Slovakia gần đây, được dịch lại bởi trang Thoibao.de của người Việt ở Đức, cùng một số đài quốc tế như VOA, BBC, RFA... và được đăng lại trên một số trang mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có trang Vietnamthoibao.org của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Những tin tức này chủ yếu xuất hiện trên mạng xã hội ở Việt Nam từ tháng Năm năm 2018 đến nay.

Dennik N : Theo ông nghĩa là thế nào khi Slovakia tiếp tay cho Việt Nam bắt cóc ? Ông có cho rằng cả các nước Châu Âu khác cũng sẽ hành động như vậy ?

Phạm Chí Dũng : Tôi thực sự bất ngờ và thất vọng khi được biết là cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák có tham gia vào vụ bắt cóc (các nhân chứng đã kể với Denník N, rằng Slovakia và Robert Kaliňák đã hỗ trợ bằng cách cho mượn chuyên cơ của chính phủ và đưa người bảo vệ, tạm thời vai trò của Robert Kaliňák chưa được xác định rõ - chú thích của Ban biên tập Mmauf đỏ).

Trước đây tôi đã không tin những chuyện như vậy. Tôi chỉ cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã lợi dụng lòng hiếu khách của Slovakia, vì từ lâu Slovakia đã có chế độ dân chủ.

Cách giải thích chung chung khả dĩ nhất cho sự dính líu của Robert Kaliňák và cả chính phủ Slovakia, là Tiệp Khắc ngày trước cũng từng thuộc chế độ cộng sản, nơi mà chính phủ cũng tương tự như Việt Nam bây giờ là chỉ có một đảng, và những thủ đoạn của cơ quan an ninh bất chấp quyền con người như vậy không có gì lạ. Trong chừng mực nào đó cách mà công an Việt Nam điệu Trịnh Xuân Thanh về nước cũng được Robert Kaliňák ‚thông cảm‘.

Vụ Thanh thể hiện sự khác biệt lớn giữa Slovakia và Đức. Tôi không cho rằng các quốc gia Châu Âu khác, kể cả những nước Đông Âu từng thuộc khối xã hội chủ nghĩa, có thể hỗ trợ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Dennik N : Những vụ tương tự khi Việt Nam bắt cóc công dân của mình ở nước ngoài ?

Phạm Chí Dũng : Theo tôi biết, thì vụ Trịnh Xuân Thanh là đầu tiên, khi mật vụ Việt Nam bắt cóc công dân Việt Nam ở nước ngoài, mà truyền thông phương tây và quốc tế đã phát hiện được. Trước đây từng có vài tin về những cuộc bắt cóc khác, như vụ bắt Giám đốc hãng vận tải biển nhà nước Vinalines Dương Chí Dũng ở Campuchia năm 2012.

Dennik N : Tại sao giới lãnh đạo Việt Nam quyết định tự bôi nhọ uy tín quốc tế của mình bằng vụ bắt cóc Thanh ?

Phạm Chí Dũng : Trịnh Xuân Thanh chỉ là một quan chức doanh nhân tầm trung, không phải đảng viên quan trọng và không có ý nghĩa đặc biệt nhạy cảm chính trị như giới lãnh đạo tình báo hay an ninh của quân đội và công an. Lẽ ra Thanh đã không bị bắt cóc. Tuy nhiên, sau khi đã đào tẩu sang Đức, Thanh đã viết thư trong đó chỉ trích nặng nề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một đòn đánh vào mặt ông Trọng, và vì thế Trọng phải quyết bắt bằng được để gỡ lại thể diện cá nhân ông ta và cho đảng.

Mật vụ Việt Nam đã quen với sự độc tài của đảng lãnh đạo, thường xuyên đàn áp nhân quyền, nên khi bắt cóc Thanh đã cho rằng, bắt cóc sẽ không gây hậu quả lớn về ngoại giao hay kinh tế. Họ không ngờ nổ ra khủng hoảng như vậy giữa Đức, Slovakia và Việt Nam.

Khi chuyện bắt cóc Thanh ở Đức vỡ lở, giới lãnh đạo Việt Nam một cách không chính thức cho rằng đó là chuyện nội bộ, kể cả khi bắt cóc Thanh đã gây ra khủng hoảng trầm trọng trong quan hệ với Đức. Cho tới nay chính phủ Việt Nam vẫn khước từ xin lỗi Đức và không chịu cam kết là sẽ không tái phạm.

Dennik N : Ông nghĩ thế nào về Thanh ?

Phạm Chí Dũng : Theo tôi Trịnh Xuân Thanh là quan chức nhà nước tham nhũng, hay ít ra ở ông ta có biểu hiện tham nhũng. Với Thanh lí tưởng cộng sản không quan trọng, chỉ có tiền và cuộc sống sung sướng, trái ngược với đói nghèo trong nước. Ở Việt Nam có rất nhiều quan chức như Thanh. Tôi cho rằng ở Slovakia không nhiều như thế. Nhiều người Việt Nam cho rằng cần phải bắt Thanh, cần phải kết án tù chung thân, thậm chí có người còn cho rằng hắn xứng đáng bị tử hình.

Dennik N : Chúng ta có thể nói rằng phiên tòa với Thanh đã chính trị hóa ? Bị truy tố vì đã nằm ở phe cánh chính trị khác với phe đang cầm quyền hiện nay trong đảng ?

Phạm Chí Dũng : Đúng, Trịnh Xuân Thanh thuộc một phe cánh chính trị khác với phe Nguyễn Phú Trọng nên Thanh bị xử án rất nặng nề so với những quan chức trong phe Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, không có chuyện Trịnh Xuân Thanh hay phe của Thanh do có quan điểm cấp tiến hay cải cách mà bị Nguyễn Phú Trọng tấn công. Về thực chất, những cấp trên của Thanh vào thời trước là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng chính là những quan chức bị dân chúng chỉ trích và lên án nặng nề nhất về tội tham nhũng và tài sản như núi. Chỉ thỉnh thoảng và khi bị phe Nguyễn Phú Trọng tấn công quyết liệt, những quan chức này mới mang dân chủ và cải cách ra như một thù đoạn mị dân. Tuy thế, điều đáng ngạc nhiên là thủ đoạn này có vẻ đã khiến không ít báo chí quốc tế và chuyên gia trên thế giới tin tưởng. Tôi và nhiều người đấu tranh nhân quyền đã rất ngạc nhiên khi đọc vài bài báo trên báo Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và bị xử án nặng nề là do thuộc trường phái cải cách ở Vietnam.

Dennik N : Phiên tòa của ông ta là công bằng ?

Phạm Chí Dũng : Mặc dù chắc chắn Trịnh Xuân Thanh là một kẻ tham nhũng và đáng bị án tử hình, tôi vẫn cho rằng phiên tòa xử Thanh không hề công bằng vì Viện Kiểm sát và Tòa án đã không chứng minh được Thanh tư túi và tham nhũng. Do vậy hai án chung thân đối với Thanh là hoàn toàn khiên cưỡng và là 'án bỏ túi' , tức án được quyết định bởi đảng chứ không phải bởi tỏa án. 

Dennik N : Theo ông tại sao Đức cho Thanh tị nạn ?

Phạm Chí Dũng : Vào thời điểm bắt cóc và vài ngày sau đó Bộ Công an và bộ Ngoại giao Việt Nam có lẽ đã cân nhắc các khả năng, giải quyết ra sao với Đức và với công luận. Nhưng họ không hiểu được vấn đề chính : Đức là quốc gia, nơi pháp luật là giá trị then chốt trong xã hội và cả quan hệ đối ngoại. Tam quyền phân lập là một trong những giá trị đó. Tòa án Đức độc lập với chính phủ hay bộ Ngoại giao.

Dennik N : Vụ việc làm thay đổi ra sao quan hệ giữa các nước ?

Phạm Chí Dũng : Mặc dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák khẳng định các bài viết trên báo Đức FAZ và Denník N của Slovakia là bịa đặt, nhưng đến nay vẫn chưa thể chứng minh là truyền thông đã bịa chuyện. Khi Robert Kaliňák tuyên bố là không biết gì về chuyện bắt cóc, thì cũng tình cờ vào đúng thời điểm lúc thủ tướng Pellegrini gặp bà Merkel ở Berlin.

Nay chính phủ Slovakia lâm vào khủng hoảng, để bảo vệ uy tín của mình ở trong nước và quốc tế, Slovakia phải thực hiện những quyết định đối ngoại cương quyết với Việt Nam để có thể giữ gìn được tình hình. Mặc dù chưa có quan chức Slovakia nào tuyên bố rằng tình hình đã gây tổn hại mối quan hệ giữa Slovakia và Việt Nam, nhưng tin tức của truyền thông Slovakia và Đức đã cho là Slovakia đã bị mật vụ và ngoại giao Việt Nam dắt mũi. Để không bị mất mặt chính phủ, Slovakia sẽ sớm phải thực hiện những quyết định cứng rắn với chế độ ở Việt Nam.

Dennik N : Về bản thân, ông nói mình là nhà báo độc lập. Nghĩa là thế nào ?

Phạm Chí Dũng : Nghĩa là, tôi viết hoàn toàn độc lập với chính phủ Việt Nam, với bất kỳ chính đảng và tổ chức nào ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Tôi sống bằng nhuận bút từ các bài viết cho báo chí.

Dennik N : Công an trong nước đối xử với ông như thế nào ?

Phạm Chí Dũng : Từ năm 2013 đến nay tôi liên tục bị công an theo dõi. Thường thì có bốn hay năm người túc trực trước nhà tôi, khi tôi ra ngoài, đến bất cứ đâu cũng bị theo dõi. Nhất là vào thời điểm khi ở Việt Nam có các cuộc biểu tình, công an áp dụng những biện pháp cưỡng bức, ngăn chặn để không cho tôi ra khỏi nhà.

Dennik N : Bản thân ông đã có kinh nghiệm trực tiếp với công an Việt Nam. Chuyện gì đã xảy ra ?

Phạm Chí Dũng : Hồi tháng Bảy 2015, khoảng 20 công an viên tràn vào nhà trẻ Tuổi Thơ 7 ở Sài Gòn, nơi con trai tôi gửi ở đó. Họ bắt giữ tôi giữa sân trường và giải tôi vào xe như tên tội phạm, trước sự chứng kiến của các ông bố bà mẹ và trước ánh mắt trẻ con. Công an đưa tôi về đồn, họ giải thích với tôi, là phải làm như vậy vì đã triệu tập tôi lên công an làm việc, nhưng tôi không tới. Thế nhưng hình thức triệu tập như vậy của công an là bất hợp pháp, vì không liên quan tới các vụ việc bị khởi tố theo luật Việt Nam.

Từ năm 2014 tôi đã bị công an thu hộ chiếu, không cho phép tôi xuất cảnh. Chỉ giải thích chung chung là vì lý do an ninh quốc gia. Năm 2015 Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi công hàm ngoại giao cho Việt Nam, yêu cầu trả hộ chiếu cho tôi. Bộ Ngoại giao Mỹ muốn mời tôi sang USA, nhưng Việt Nam vẫn chưa trả hộ chiếu cho tôi.

Người dịch : David Nguyễn

(Slovakia)

--------------------------

Phạm Chí Dũng (1966)

Là một trong những nhà báo độc lập hiếm hoi ở Việt Nam. Từng tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, trong quá khứ đã tham gia quân đội. Từng làm việc cho cả Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động với tư cách là một nhà báo độc lập từ năm 1991. Cộng tác với truyền thông quốc tế như BBC, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Phát thanh Châu Á Tự do. Năm 2014 sáng lập và tới nay điều hành Hội Nhà báo Việt Nam độc lập. Tác giả của ít nhất 11 cuốn sách về đề tài xã hội, kinh tế và tôn giáo.

Đã nhiều lần gặp rắc rối với công an. tháng Bẩy 2012 bị bắt và kết tội gây rối lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước. tháng Hai 2013 kết thúc điều tra và trả lại tự do.

Tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao tặng ông danh hiệu Information Hero.

Published in Diễn đàn

Kênh RT của Nga bị dừng phát sóng ở Washington (VOA, 01/04/2018)

Mạng lưới truyn hình RT ca Nga không còn phát sóng khu vc th đô Washington na, mt trong nhng th trường hàng đu ca kênh này ti M.

rt1

RT nói việc kênh này b dng phát sóng Washington là do h b B Tư pháp M bt buc đăng ký làm 'đi din nước ngoài'.

Kênh tin tức tiếng Anh được Đin Kremlin bo tr vn s phát sóng qua v tinh, nhưng hai đài khu vc Washington phát sóng kênh này s đình ch hot đng vào na đêm ngày th By, khiến các đơn v khai thác truyn hình cáp phi ct kênh này.

MHz Networks, một nhà phân phi các chương trình quc tế M phát kênh RT và các kênh tin tc nước ngoài khác trên hai đài này, nói rng h đang chm dt phân phi sau khi nhà vn hành ca đài quyết đnh bán đu giá giy phép phát sóng ca h.

Kết qu là các nhà khai thác truyền hình cáp khu vc Washington như Comcast và Cox Communications, theo lut phi phát sóng các kênh truyn vi "quyn phi phát sóng", s ct các kênh này.

"Chúng tôi đang cắt tt c các kênh", Frederick Thomas, người sáng lp và giám đc điu hành của MHz Networks, nói vi VOA, nhc ti các kênh tin tc quc tế. "Chúng tôi không phát sóng các kênh này bi vì chúng tôi không tiếp cn được giy phép phát sóng sau na đêm ngày 31 tháng 3".

Trong một thông cáo gi qua email cho VOA, RT nói rng h đã bị hai đài dng phát sóng vào đu tháng 2 nhưng quy trách B Tư pháp M v din biến này.

"Mặc dù chúng tôi không được phép tiết l chi tiết, chúng tôi biết lý do ca vic này liên quan đến vic bt buc RT đăng ký làm 'đi lý nước ngoài' M", công ty này viết.

VOA đã liên lạc vi B Tư pháp nhưng không nhn được phn hi.

RT, trước đây được biết ti vi cái tên Russia Today, đã b săm soi k t tháng 1 năm ngoái khi các cơ quan tình báo M kết lun rng kênh này và mt mng lưới phát thanh ch em ca nó đã được s dng như mt phn trong chiến dch do Đin Kremlin dàn dng nhm phá cuc bu c tng thng M năm 2016.

Năm ngoái, Bộ Tư pháp M đã buc T&R Productions LLC, cánh M ca RT, phi đăng ký theo Đo lut Đăng ký Đi din Nước ngoài (FARA). B cũng bắt buc Reston Translator LLC, mt công ty vn hành đài phát thanh phát sóng Radio Sputnik được Đin Kremlin bo tr, phi đăng ký làm đi din nước ngoài.

Ông Thomas nhấn mnh quyết đnh ca ông ct các kênh tin tc nước ngoài "không liên quan gì đến chính trị" hay s săm soi ca B Tư pháp đi vi các nhà phân phi và phát sóng tin tc nước ngoài.

"Lý do chúng tôi cắt các kênh này liên quan đến mt thay đi trong công ngh và hot đng kinh doanh truyn hình", ông Thomas nói. "V FARA ch là s trùng hợp rt ngu nhiên".

Theo FARA, những cá nhân làm đi din ca các chính ph nước ngoài hoc các đng chính tr nước ngoài phi đăng ký vi B Tư pháp và tiết l các hot đng ca h đnh kỳ.

*****************

Vụ Skrispal : Nga tiếp tục trục xuất hơn 50 nhà ngoại giao phương Tây (RFI, 31/03/2018)

Làn sóng trục xuất nhân viên ngoại giao trả miếng nhau giữa Nga và các nước phương Tây tiếp tục mở rộng quy mô. Theo AFP hôm nay, 31/03/2018, đại sứ của 23 nước phương Tây đã được Bộ ngoại giao Nga triệu mời để thông báo lệnh trục xuất hơn 50 nhân viên ngoại giao của các nước này, trong chiến dịch đáp trả đối đẳng với việc các nước phương Tây ồ ạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì vụ đầu độc Skrispal.

nga1

Đại sứ Pháp Sylvie Bermann ra khỏi Bộ ngoại giao Nga sau thông báo trục xuất, ngày 30/03/2018. Reuters/Maxim Shemetov

Thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Moskva cho biết :

Có 23 nước liên quan, trong đó có Pháp, Đức hay Ba Lan, Hà Lan. Các nước này sẽ phải cho hồi hương một số lượng các nhà ngoại giao tương đương với số mà họ đã trục xuất của Nga hồi đầu tuần này. Moskva như thường lệ đã áp dụng nguyên tắc đối đẳng. Thí dụ như Pháp sẽ có 4 nhà ngoại giao phải khăn gói rời khỏi lãnh thổ Nga.

Những biện pháp như vậy không có gì ngạc nhiên, nhưng đối với Vương quốc Anh thì khác. Moskva yêu cầu Luân Đôn tiếp tục cắt giảm nhân sự ngoại giao tại Nga. Chính quyền Nga cho Luân Đôn một tháng để đưa về nước các nhân viên tương đương với mức của ngoại giao đoàn Nga tại Anh Quốc.

Cuộc đọ sức ngoại giao giữa Nga và các nước phương Tây còn xa mới kết thúc, mà còn đang trở nên căng hơn. Cuộc khủng hoảng có thể vượt thêm một nấc, nếu Hoa Kỳ quyết định các trừng phạt mới đối với Moskva. Quả thực Washington đã dọa làm điều đó sau thông báo Nga trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa lãnh sự quán tại Saint Petersburg.

Vẫn trong diễn biến của cuộc chiến ngoại giao Nga-phương Tây, hôm nay đại sứ Nga tại Washington, Anatoli Antonov thông báo 60 nhà ngoại giao Nga cùng với gia đình trong ngày hôm nay sẽ rời khỏi Hoa Kỳ về nước.

Trong tuần Mỹ và các đồng minh đã trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga trong khuôn khổ vụ đầu độc gián điệp Skrispal tại Luân Đôn hôm 4/03. Moskva đã và đang đáp trả tương đương.

Anh Vũ

***************

Vụ đầu độc điệp viên : Nga trục xuất thêm nhân viên ngoại giao Anh (BBC, 31/03/2018)

Nga vừa tuyên bố hơn 50 nhân viên ngoại giao Anh sẽ bị trục xuất, trong bối cảnh khủng hoảng về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga và con gái ngày càng lấn sâu.

nga2

Ông Sergei Skripal, 66 tuổi và con gái Yulia, 33 tuổi, nằm viện từ khi bị đầu độc.

Moscow thoạt đầu đã trả đũa bằng cách trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh sau khi 23 nhà ngoại giao Nga phải rời London.

Nhưng giờ đây phía Nga tuyên bố thêm nhiều nhà ngoại giao Anh nữa sẽ phải ra đi.

Nga nói các cơ quan ngoại giao của Anh và Nga trên lãnh thổ của nhau phải có cùng cỡ.

Trên thực tế, điều này có nghĩa ít nhất 27 nhà ngoại giao Anh nữa sẽ phải về nước, phóng viên BBC Paul Adams đưa tin từ Moscow.

Nhưng cũng có một khả năng con số 27 sẽ gồm một số nhân viên địa phương làm việc cho các cơ quan ngoại giao Anh.

Hôm thứ Sáu 30/3, đại sứ Anh tại Nga Laurie Bristow được thông báo là phía Anh có một tháng để cắt giảm số nhân viên văn phòng ngoại giao Anh ở Nga cho bằng với số nhân viên văn phòng ngoại giao Nga ở Anh.

Hôm thứ bảy 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với hãng tin Reuters điều này có nghĩa Anh sẽ phải giảm "trên 50" nhân viên ngoại giao ở Nga.

"Chúng tôi yêu cầu có [trục xuất] ngang bằng", bà nói.

nga3

Một biện pháp trả đũa của Nga là đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St Petersburg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết : "Phản ứng của Nga là đáng tiếc nhưng theo những xử sự trước đây của Nga, chúng tôi đã lường trước họ sẽ phản ứng.

"Tuy nhiên, điều này không thay đổi thực tế của vấn đề : âm mưu sát hại hai người trên đất Anh, một âm mưu mà không có kết luận nào khác ngoài việc nhà nước Nga là thủ phạm.

"Nga đã vi phạm trắng trợn luật quốc tế và Công ước Cấm Vũ khí Hóa học và hành động của các nước trên thế giới đã cho thấy chiều sâu về mối lo ngại của cộng đồng quốc tế".

Hơn 150 nhà ngoại giao Nga đã bị các nước phương Tây trục xuất khi chính phủ các nước này ủng hộ Anh.

Nga lúc đầu trả đũa Anh, sau đó tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ. Hôm thứ Sáu, Nga triệu một loạt đại sứ các nước đến để báo tin các nước này sẽ nhận đòn trả đũa tương xứng từ Nga.

Ông Sergei Skripal và con gái Yulia bất tỉnh ở Salisbury, miền Nam nước Anh hôm 4/3. Ông Skripal vẫn đang trong trạng thái nguy kịch nhưng ổn định. Tình trạng của Yulia được cho là đã cải thiện.

Hôm thứ Năm 29/3, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đưa ra lời cảnh báo về "một tình hình rất giống với những gì chúng ta trải qua trong Chiến tranh lạnh".

Trong một diễn biến khác, Bộ giao thông Nga vừa yêu cầu Anh có lời giải thích chính thức về vụ việc mà họ nói là một chuyến máy bay chở khách của hãng Aeroflot bị quan chức Anh lục soát tại sân bay Heathrow ở London hôm thứ Sáu.

"Nếu không có lời giải thích, phía Nga sẽ coi hành động trên máy bay của chúng tôi là trái phép và sẽ giành quyền có hành động tương tự với các hãng hàng không của Anh", bộ này nói trong một thông cáo.

Bộ trưởng an ninh Anh Ben Wallace nói trong một thông cáo rằng "Lực lượng Biên phòng Anh thường lệ rà soát các máy bay để bảo vệ nước Anh khỏi tội phạm có tổ chức và những kẻ tìm cách mang các chất độc hại như ma túy hay vũ khí vào nước Anh".

"Sau khi kiểm tra xong, máy bay đó lại được tiếp tục hành trình đã định", ông nói thêm.

*****************

Nato trục xuất bảy nhà ngoại giao Nga (BBC, 28/03/2018)

Nato trục xuất bảy nhà ngoại giao Nga nhằm phản ứng vụ đầu độc điệp viên ở Anh.

nga4

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson (trái) và Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg tổ chức một cuộc họp báo chung hôm 27/3

Người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato) cho biết động thái này gửi thông điệp tới Nga rằng sẽ có những "hậu quả" sau vụ tấn công ở Anh.

26 quốc gia cũng tham gia trục xuất các phái viên ngoại giao Nga trong hai ngày qua, thể hiện sự đồng lòng với Anh Quốc.

Tất cả các nước trên đều tin rằng Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái của ông, Yulia, hôm 4/3 tại Salisbury, miền nam Anh Quốc.

Nga phủ nhận mọi liên quan đến vụ việc.

nga5

Nhân viên điều tra Anh thu thập mẫu hóa chất gần nơi xảy ra vụ đầu độc ở Salisbury.

Phát biểu tại Brussels, ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký Nato, nói sẽ cắt giảm lượng phái đoàn Nga ở tổ chức từ 30 còn 20 người.

Nato đã có một động thái tương tự năm 2015, phản ứng lại việc Nga sáp nhập Crimea. Trước đó, đã có 60 phái viên Nga tại trụ sở chính của Nato ở Bỉ.

Nga cáo buộc Mỹ ép buộc các nước tham gia trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao của họ.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã cáo buộc Washington "hăm dọa" và nói "chỉ còn một số ít nước không chịu ảnh hưởng" ở Châu Âu.

Phản ứng của Nga là gì ?

Ông Lavrov nói phản ứng trả đũa đối với các vụ trục xuất hàng loạt sẽ không thể tránh khỏi. Ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ về những động thái này.

nga6

Số phái viên ngoại giao Nga bị trục xuất kể từ sau vụ tấn công đầu độc

Bộ Ngoại giao Nga nói đang đề xuất một số biện pháp trả đũa để Tổng thống Vladimir Putin xem xét.

Đến nay, tổng cộng 27 quốc gia đã tuyên bố trục xuất hơn 140 nhà ngoại giao Nga.

Moldova, Ireland, Úc và Bỉ là những quốc gia mới nhất đưa ra động thái này, sau khi Anh Quốc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga hồi đầu tháng Ba.

Bỉ cho biết họ sẽ trục xuất một nhà ngoại giao, dù trước đó nói có thể sẽ không tham gia động thái này vì vai trò là nước đặt trụ sở chính của EU và Nato. Bỉ sau đó ra tuyên bố trục xuất sau khi Nato phát đi tuyên bố.

*************

Moscow : 'Phương Tây cố phủ nhận World Cup ở Nga' (BBC, 01/04/2018)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Anh và Mỹ đang tìm cách ngăn chặn nước này tổ chức World Cup mùa hè này.

nga7

Rostov-on-Don là một trong những thành phố Nga diễn ra các trận đấu World Cup

Trong cuộc phỏng vấn trên một kênh truyền hình Nga, bà Maria Zakharova nói rằng "mục đích chính" của phương Tây là "đưa World Cup ra khỏi Nga".

Anh quốc đang tìm cách trừng phạt Nga sau khi cáo buộc Moscow tấn công chất độc thần kinh ở Anh.

Hoàng gia Anh sẽ không hiện diện ở World Cup như là một phần của phản ứng của Anh.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson ví von World Cup ở Nga với Olympic của Đức quốc xã hồi năm 1936 và một nghị sĩ Anh đối lập kêu gọi World Cup nên hoãn lại hoặc chuyển sang nước khác.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có đề xuất đội tuyển Anh sẽ tẩy chay Giải vô địch bóng đá thế giới diễn ra vào tháng 6/2018.

Hàng chục nhà ngoại giao của Nga và các nước phương Tây đã bị hai phía trục xuất sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông, Yulia tại Salisbury vào ngày 4/3.

Trong động thái gần nhất, khoảng 170 nhà ngoại giao Nga và người nhà rời Washington đêm 30/3.

Cùng thời điểm, cờ Mỹ tại sứ quán Hoa Kỳ ở St Petersburg được hạ xuống sau khi chính phủ Nga chỉ thị đóng cửa nơi này.

Bà Zakharova nói gì ?

Phát biểu trên kênh Channel 5 của Nga, bà Zakharova nói : "Tôi có cảm tưởng rằng những gì họ bận tâm là đưa World Cup ra khỏi nước Nga".

"Họ sẽ dùng mọi cách".

Nga phủ nhận bất kỳ sự dính líu đến vụ đầu độc.

Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung cho biết sẽ xem xét yêu cầu giới chức Nga tiếp xúc lãnh sự Yulia, con gái ông Skripal và là một công dân Nga.

Published in Quốc tế

Có một mc thi đim trùng hp đáng chú ý : Tháng By năm 2017 bt đu n ra cuc khng hoảng ngoi giao Đc - Vit khi s t v "bt cóc Trnh Xuân Thanh", cũng là tháng mà Tng bí thư đng cm quyn Vit Nam là Nguyn Phú Trng thc hin mt cuc "bình Tây" : chuyến công du mang sc thái vi vã và cp rp ca ông Trng sang Campuchia khiến nhiều dư lun cho rng Vit Nam mun "ve vãn" quc gia sát biên gii Tây Nam nhm thoát khi s chi phi ca Trung Quc, cũng là nhm đo đếm xem vai trò và nh hưởng ca Hà Ni đi vi Th tướng Hun Sen còn gi được mc nào.

ngoaigiao1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc trong mt cuc hi kiến ti Phnom Penh, tháng Tư, 2017.

25 triệu đô la và 70.000 người Vit

Từ sau Đi hi 12 ca đng cm quyn vào đu năm 2016 cho đến trước chuyến đi Campuchia ca Tng bí thư Trng, mt s quan chc cp cao ca Vit Nam cũng đã đi Phnom Penh, nhưng ch đt được kết qu là chng kiến mt Hun Sen càng lúc càng bt chước Bắc Kinh khi nhìn Vit Nam bng na con mt. Không có bt kỳ cam kết nào có th chng minh được ca Campuchia v vic s không khơi li nhng xung đt biên gii gia hai nước, dn đến nhng du hiu v quân đi Vit Nam đã âm thm gia tăng lc lượng biên giới Tây Nam.

Không biết ly tin t đâu và theo cơ chế nào, nhưng chc chn không phi là tin túi, trong cuc gp kéo dài 90 phút vi Hun Sen vào tháng 7/2017, Nguyn Phú Trng đã tng 25 triu đôla M vin tr đ xây dng tòa văn phòng Tng thư ký Quc hội Campuchia. Báo đng Vit Nam lp tc tuyên giáo : "hai bên đã ký mt s văn kin quan trng, như tuyên b chung v tăng cường hp tác và hu ngh, mt hip đnh khung v kết ni kinh tế, mt ngh đnh thư v hot đng cu h thiên tai dc theo biên gii, biên bản ghi nh v vic phát trin nhà máy thy đin và v phát trin ngun nhân lc trong lĩnh vc vin thông".

Truyền thông Vit Nam còn miêu t chuyến thăm Campuchia ca ông Trng là "mt du mc lch s đc bit quan trng trong quan h láng ging tt đp, hu ngh truyn thng, hp tác toàn din Vit Nam - Campuchia".

Thông tấn xã Vit Nam mô t cnh người dân Campuchia tưng bng đón tiếp người đng đu đng cm quyn ti Vit Nam : "Dc hai bên đường t sân bay quc tế Pochentong v Hoàng cung, hàng nghìn người dân và thanh thiếu niên Campuchia cm c, hoa, vy chào Tổng bí thư Nguyn Phú Trng... Tng đàn chim b câu bay lượn trên bu tri, trước ca Hoàng cung - hình nh sinh đng ca hòa bình và hu ngh"…

Nhưng ch hơn hai tháng sau chuyến đi "tưng bừng đón tiếp" trên, "hình nh sinh đng ca hòa bình và hu ngh" đã b mt cú giáng ngã nga : B Ni v Campuchia tuyên b bt đu xúc tiến kế hoch thu hi giy t tùy thân, mà thc cht là thu hi quyn công dân, ca gn 70.000 người, đa phn là gc Việt, đang sinh sng ti Campuchia.

Bóng ma chiến tranh biên gii Tây Nam ?

Kể t thi đim năm 1979 khi quân đi Vit Nam "tiếp qun" Campuchia t Khmer Đ và thay thế chế đ dit chng này bng chế đ ca Th tướng Hun Sen, chưa bao gi Hun Sen li xa ri tm tay ca B Chính tr Hà Ni như lúc này.

Cuộc khng hong Vit Nam - Campuchia có thể đã khi đi bng mt vn đ xã hi ch không phi ngoi giao hay kinh tế, quân s, nhưng là mâu thun xã hi vi mt tm mc đ gây xáo đng mnh trong dư lun, còn gii chóp bu Vit Nam ăn không ngon ming.

Ngay trước mt, by chc ngàn người Việt sinh sng Campuchia rt có th s b chính ph nước này tước quyn công dân và đy đui v Vit Nam. Mt khác, tương lai có đy đui hay không cũng có th được phía Campuchia biến thành mt điu kin tiên quyết đ thương lượng vi gii chóp bu Việt Nam về nhiu vn đ trong quan h đã không còn cơm lành canh ngt gia hai nước như biên gii, b phòng quân s, thương mi và đu tư, quan đim ng x vi M và vi Trung Quc…

Khủng hong ngoi giao người Vit Campuchia li kéo theo nguy cơ xung đt quân sự "Mt trn Campuchia" đang có chiu hướng nóng ry. Bóng ma cuc chiến biên gii Tây Nam nhũng năm 1978 - 1979 đang tr li.

Từ v thế mt quc gia được xe là "anh c" trong khi ba nước Đông Dương, gi đây Vit Nam có th còn phi tht s lo s s thay đổi nhanh chóng ca Hun Sen - nhân vt đang có nhiu du hiu đi theo khuynh hướng đc tài và đc tr ca Tp Cn Bình.

Xung đột quân s còn tràn ngp nguy cơ khu vc Bin Đông gn lãnh hi Vit Nam, và ngay ti biên gii phía Bc là nơi Trung Quc luôn lăm le…

Luật Nhân quyn Magnitsky

Đã khó càng thêm khốn.

Chỉ ít ngày trước hành đng d kiến tước giy tùy thân 70.000 người Vit Campuchia mà b mt s quan chc Vit coi là "phn bi Vit Nam", người Đc đã ra thông báo tm thi đình ch quan h đối tác chiến lược vi Vit Nam - mt cú giáng thng thng điếng người vào thói dùng lut rng vi c thế gii cùng thói "kiêu ngo cng sn". Sau đó, Chính ph Đc đình ch luôn hip đnh Đc - Vit v min visa cho nhng người dùng h chiếu ngoi giao. Cử ch đc bit tế nh này có nghĩa là k t nay, k c B trưởng ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh và ngay c Tng bí thư Nguyn Phú Trng có mun đi Đc thì đu phi đến Đi s quán Đc ti Hà Ni đ xin visa.

Đây cũng là lúc mà bắt đu là mt s và tiếp tới có th là hàng lot quan chc ngoi giao ca Đi s quán Vit Nam ti Đc đã b trc xut và có th s b trc xut, kéo theo giai đon hai ca khng hong ngoi giao Đc - Vit : đóng băng kéo dài.

Vẫn chưa hết. Úc, Hàn Quc, Đài Loan và có th c Nht Bn, M dường như không còn mun tiếp nhn lc lượng lao đng th công và k c du hc sinh Vit Nam. Mt s th trường nhp khu lao đng đang dn đóng ca. Có th nhiu du hc sinh Vit Nam s phi v nước.

Dân khốn kh là vy, nhưng quan chc và gii nhà giàu cũng không thoát. Luật Nhân quyn Magnitsky đã được M ban hành vào cui năm 2016 và Quc hi Canada va thông qua vào tháng 10/2017 s góp phn hn chế đáng k dòng di trú ca gii quan chc và đi gia Vit Nam sang các nước này. Hàng lô hàng lốc quan chức Vit hoc vi phm nhân quyn hoc tham nhũng s phi điên đu đ tìm được "min đt ha".

Sau Đức là ai ?

Trong tình thế "thù trong gic ngoài" như thế, gii chóp bu Vit Nam s đi phó ra sao ?

Thật l lùng là bt chp tình cnh ngày càng tr nên quá nguy hiểm, gii quan chc Vit Nam vn không ngt các cuc thanh trng quyn lc và tranh giành li ích, vn mê mui đu dây chính tr gia M và Trung Quc, nhưng li hu như không thèm liếc mt ti thm trng dân chúng đang tr v thi lm than thc dân.

Không chỉ tài nguyên thiên nhiên b khai thác gn như cn kit cùng mt nn kinh tế đã lao vào suy thoái đến năm th 9 liên tiếp, c chính tr và xã hi Vit Nam đang lao đến vc thm ca t thn.

Không còn nghi ngờ gì na, 2017 có l mi ch là năm mở màn ca chui khng hong ngoi giao gia Vit Nam vi cng đng quc tế. C vi đà này, năm sau và nhng năm sau na, chính th Vit Nam s còn phi tiếp nhn không ch thái đ th ơ gh lnh t nhiu nước phương Tây, mà có th còn xy ra mt cú siết không tuyên bố trước, âm thm nhưng kiên quyết t nhng quc gia này v bo h thương mi, thuế quan, vin tr phát trin, đu tư nước ngoài và c v ngoi giao, hp tác văn hóa.

Sau người Đc, nhưng cái tên như Thy Đin, Đan Mch, Canada, Úc, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Na Uy…, và không loi tr c người M và c người Nht, có th hin ra và "kiến to" n tượng gh lnh đ thm thía cho gii lãnh đo Vit Nam v triết lý nhân sinh "chưa thy quan tài chưa đ l".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 23/10/2017

Published in Diễn đàn

Khủng hoảng ngoại giao Qatar : Những nguyên nhân sâu xa (RFI, 06/06/2017)

Từ khi được thành lập năm 1981, chưa bao giờ Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh lại gặp khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. Về mặt chính thức các nước vùng Vịnh, đứng đầu là Saudi Arabia, đã cắt đứt bang giao với Qatar vì nước này bị cáo buộc là yểm trợ khủng bố, cụ thể là yểm trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Huynh Đệ Hồi giáo. Nhưng quyết định nói trên thật ra xuất phát từ nguyên nhân sâu xa hơn, đó là nhằm làm suy yếu vai trò ngoại giao ngày càng lớn của Qatar, đồng thời khơi lại căng thẳng với Iran, quốc gia đang bành trướng thế lực trong vùng.

qatar1

Lãnh đạo Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani. Ảnh chụp ngày 25/03/2017.Reuters

Từ nhiều ngày qua, giữa Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh đã "cơm không lành, canh không ngọt", nhưng đỉnh điểm là ngày 23/05/2017, khi hãng tin chính thức của Qatar thông báo là trang web của họ đã bị tin tặc thao túng để phát đi những thông tin sai lạc, trong đó có những tuyên bố được cho là của lãnh đạo Qatar, Tamim al-Thani.

Lãnh đạo Qatar dường như đã cảnh báo các đồng minh vùng Vịnh là không nên đối đầu với Iran, cường quốc Hồi giáo khu vực, đồng thời đã bênh vực cho tổ chức Hamas Palestine và Hezbollah Lebanon, hai tổ chức đều do Iran yểm trợ. Mặc dù phía Doha đã cải chính, những tuyên bố đó đã được các phương tiện truyền thông của Saudi Arabia, Ai Cập, Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả rập liên tục phát đi phát lại, cho nên đã gây lên làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội của những nước đó.

Trước đó, ngày 21/05, tổng thống Mỹ Donald Trump đã viếng thăm Saudi Arabia và đã được đón tiếp rất trọng thể. Khác với người tiền nhiệm Obama, đã cố hòa dịu với Iran để đạt được thỏa thuận hạt nhân giữa quốc tế với Tehran, tại Riyadh, ông Trump đã cực lực lên án Iran can thiệp gây mất ổn định các nước Ả rập và yểm trợ khủng bố.

Tuyên bố như thế, tổng thống Mỹ coi như ủng hộ vai trò lãnh đạo khu vực của Saudi Arabia và đồng tình với đường lối cứng rắn của Riyadh đối với Iran.

Cho tới nay, Saudi Arabia rất bực bội khi thấy đàn em Qatar vừa rất năng động về ngoại giao, vừa quá thân thiết với Mỹ. Vào lúc Saudi Arabia muốn lập một liên minh các nước Hồi giáo Sunni để đối đầu với nước Iran Hồi giáo Shia, Qatar lại kêu gọi cải thiện quan hệ với Iran.

Không thể chịu được nữa, Saudi Arabia đã lợi dụng ngay tuyên bố được cho là của lãnh đạo Qatar để cáo buộc chính quyền Doha yểm trợ khủng bố, rồi lấy cớ để cắt đứt bang giao. Vì Riyadh cáo buộc Qatar yểm trợ tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo, nên lôi kéo cả Ai Cập và Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả rập vào khủng hoảng ngoại giao. Cairo và Abu Dabi vốn rất thù ghét Huynh Đệ Hồi giáo. Nhất là Ai Cập đang rất cần đến trợ giúp tài chính của Saudi Arabia nên lại càng tích cực tham gia "dạy một bài học" cho Qatar.

Nhưng khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các láng giềng thật ra sẽ chỉ có lợi cho Iran, vì cho tới nay Tehran vẫn rất ngán ngại khối đoàn kết vùng Vịnh. Nay khối đoàn kết này đang tan rã, nhất là vì trong Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh, Kuwait và Oman đã không theo chân Saudi Arabia trong việc trừng phạt Qatar.

Trước mắt, lợi dụng tình hình này, Iran tỏ ra mình là một cường quốc có trách nhiệm khi kêu gọi Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh "nối lại đối thoại để giải quyết các bất đồng".

Thanh Phương

******************

Donald Trump 'ủng hộ cô lập Qatar'  (BBC, 06/06/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng về cuộc khủng hoảng ngoại giao sau khi nhiều nước Ả rập cắt đứt quan hệ với Qatar.

qatar2

Các chuyến bay của hàng không Qatar Airways đã bị hạn chế

Đăng một loạt tin trên Twitter, ông Trump dường như ủng hộ việc cô lập Qatar.

Ông Trump viết trên Twitter rằng ông "vui mừng" khi chuyến thăm Saudi Arabia gần đây "đang có kết quả".

"Họ nói sẽ cứng rắn với việc cấp tiền cho cực đoan, và tất cả đều chỉ vào Qatar. Có lẽ đây sẽ bắt đầu để chấm dứt khủng bố".

qatar3

Tổng thống Donald Trump đọc diễn văn ở Riyadh, Saudi Arabia hôm 21/5

Ông Trump nói khi thăm Saudi Arabia mới đây, ông được cho hay Qatar đang tài trợ "ý thức hệ cực đoan".

Diễn văn của ông Trump tại thủ đô của Saudi Arabia, lên án Iran và thúc giục các nước Hồi giáo chống cực đoan, được xem là khuyến khích các nước vùng Vịnh chống lại Qatar.

Cùng trong tuần ông Trump thăm Saudi Arabia, các nước gồm Ai Cập, Saudi Arabia, Bahrain và UAE đã chặn các trang tin của Qatar gồm cả al-Jazeera.

Thứ Hai tuần này, Saudi Arabia, Bahrain, và UAE ra lệnh cho công dân Qatar phải ra đi trong vòng hai tuần.

Các nước này cũng cắt đứt mọi tuyến đường giao thông với Qatar.

Kuwait đã đề nghị làm trung gian đàm phán, còn Qatar nói họ sẽ hoan nghênh đối thoại.

Saudi Arabia và Bahrain đã rút giấy phép hàng không Qatar Airways, ra lệnh các văn phòng phải đóng cửa trong 48 tiếng.

*********************

Năm điều về Qatar có thể bạn chưa biết (BBC, 06/06/2017)

Nhà nước Qatar hiện nay đang là tâm điểm của cơn bão ngoại giao khi vừa bị nhiều nước láng giềng cắt đứt quan hệ.

qatar4

Cảnh thủ đô Doha của Qatar

Vậy các bạn biết gì về đất nước này, ngoài chuyện Qatar sẽ đăng cai tổ chức World Cup năm 2022 ?

Sau đây là năm điều có thể bạn chưa biết.

Nam giới 'áp đảo' phụ nữ

Có dân số khoảng 2,5 triệu dân, Qatar chỉ có chưa đầy 700.000 phụ nữ.

Sự chênh lệch này được cho là do bùng nổ dân số ở Qatar. Đất nước này do người lao động nhập cư, đa phần là đàn ông trẻ tuổi, xây dựng.

Nhiều người đổ đến Qatar tìm việc làm. Trong vài năm qua, dân số nước này tăng vọt từ chưa đầy 700.000 năm 2003 lên khoảng 2,5 triệu năm 2016.

qatar5

Đất nước Qatar do lao động nhập cư xây dựng

Chủ đầu tư lớn nhất của London ?

Qatar đã mua nhiều khu bất động sản tiếng tăm ở London, trong đó có tòa nhà cao nhất London the Shard, cửa hàng Harrods nổi tiếng, khu địa ốc Chelsea Barracks và Làng Olympic, cũng như có cổ phần ở khu kinh doanh lớn Canary Wharf.

Ông Ali Shareef al-Emadi, Bộ trưởng Tài chính Qatar, cho BBC hay hồi tháng Ba ông ước tính nước này có "hơn 35 đến 40 tỷ USD tiền đầu tư vào Anh".

Chưa dừng ở đó, ông Emadi nói Qatar có kế hoạch đầu tư tiếp 5 tỷ USD vào nước Anh trong vòng ba đến năm năm nữa, trong đó có cả bất động sản.

Qatar rất yêu hội họa

Qatar được biết đến là một nước truyền thống, nhưng trong vài năm qua, nước này đã mở cuộc triển lãm gây tranh cãi của họa sĩ đương đại Damien Hirst năm 2013.

Cũng trong năm đó, bà Sheikha al-Mayassa bint Hamad bin Khalifa al-Thani, chị gái của Tiểu vương, và người đứng đầu Cục Bảo tàng Qatar, đứng đầu danh sách 100 người quyền lực nhất của tạp chí Art Review.

qatar6

Đèn Gấu là một điểm nổi bật ở Sân bay quốc tế Hamad, Doha

Một con gấu bông lớn

Tình yêu hội họa của Qatar đã tràn từ các bảo tàng sang những không gian công cộng.

Ai từng đến Sân bay quốc tế Hamad của Doha không thể không thấy chú gấu vàng cao hơn 7m ngồi ngay giữa sân bay.

Chiếc đèn hình con gấu này được đúc bằng đồng và nặng gần 20 tấn, do nghệ sĩ người Thụy Sĩ Urs Fischer thiết kế cách đây hơn mười năm.

Qatar có GDP bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới

Làm sao một nước nhỏ như vậy có kinh phí chi trả cho các dự án lớn ? Nhờ nguồn dầu khí dồi dào, cũng như các khoản đầu tư khôn ngoan, Qatar có GDP bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới .

Năm 2016, thu nhập bình quân của Qatar là 129.700 USD, cao hơn nước đứng thứ ba là Luxembourg tới là 20.000 USD, theo số liệu World Factbook của CIA.

Tuy nhiên, sự giàu có của Qatar chỉ tập trung vào một số ít. Cựu tiểu vương Qatar, ngài Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani, được cho là có tài sản khoảng 2.4 tỷ USD. Còn nhiều người lao động nhập cư cho BBC hay hồi năm 2015 họ chỉ có thu nhập 350 USD một tháng.

********************

Khủng hoảng vùng Vịnh : Qatar kêu gọi các đồng minh đối thoại (RFI, 06/06/2017)

qatar7

Qatar, tâm bão ngoại giao trong vùng Vịnh. Reuters

Bị Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, Bahrain và Yemen cáo buộc "yểm trợ khủng bố" và cắt đứt quan hệ ngoại giao, ngày 06/06/2017, Qatar kêu gọi các nước trên "đối thoại cởi mở và trung thực" để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.

Phát biểu trên truyền hình, ngoại trưởng Qatar khẳng định, là một đồng minh lâu năm của cả Hoa Kỳ và Saudi Arabia, Doha sẽ không có bất cứ hành động "leo thang" nào khiến căng thẳng gia tăng. Chính phủ Qatar khẳng định sẽ "tiến hành mọi biện pháp cần thiết để làm thất bại các mưu đồ làm hại đến đời sống người dân và nền kinh tế đất nước".

Lãnh đạo ngoại giao cũng nói thêm là mối quan hệ Qatar - Hoa Kỳ mang tính chiến lược, các lĩnh vực hai nước hợp tác nhiều hơn các lĩnh vực Doha và Washington có bất đồng.

Về phản ứng quốc tế, Hoa Kỳ kêu gọi các nước vùng Vịnh "đoàn kết". Tổng thống Nga Vladimir Putin khuyến khích các bên "tìm giải pháp thỏa hiệp". Ngoại trưởng Iran Mohamad Javad Zarif và đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm riêng rẽ với ngoại trưởng Qatar.

Còn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, một đồng minh thân cận của Qatar, cũng đã điện đàm với lãnh đạo các quốc gia có liên quan và với cả đồng nhiệm Nga Vladimir Putin nhằm góp phần giải quyết bất đồng giữa các nước được gọi là "anh em, bè bạn" ở vùng Vịnh.

Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1981, khi Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (CCG) được thành lập, gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, Kuwait, Oman và Qatar.

Thùy Dương

******************

Qatar thường xuyên bị nghi "ủng hộ khủng bố" (RFI, 06/06/2017)

Qatar, vừa bị nhiều nước Ả rập cắt đứt quan hệ hôm nay 05/06/2017, vốn ủng hộ các phong trào Hồi giáo và thường xuyên bị cáo buộc là dung túng cho việc tài trợ các nhóm khủng bố.

88888888888888888

Khu vực ngoại giao đoàn ở Doha, Qatar nhìn từ trên không. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/03/2013. REUTERS/Fadi Al-Assaad/File Photo

Hỗ trợ các phe Hồi giáo

Từ khi Qatar trở thành thế lực trên trường khu vực cũng như quốc tế vào cuối thập niên70, tiểu vương quốc Ả rập giàu nguồn khí đốt, đồng minh của Hoa Kỳ đã cổ vũ các phong trào Hồi giáo, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp tại các nước "Mùa xuân Ả rập".

Qatar cũng được coi là một trong những nhà tài trợ cho Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập, và những nhóm thân cận với tổ chức này tại các nước láng giềng (chủ yếu là Syria, Libya, Tunisie). Doha tích cực ủng hộ cựu tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi thuộc Huynh đệ Hồi giáo, và gọi vụ tướng Abdel Fattah al-Sissi hất cẳng ông Morsi năm 2013 là "đảo chính". Sau 9 tháng khủng hoảng ngoại giao, dưới áp lực của các nước vùng Vịnh khác, Qatar đã chấp nhận nhẹ giọng hơn khi chỉ trích ông Sissi nhưng chưa bao giờ ngưng lại.

Qatar luôn tiếp nhận các lãnh đạo hàng đầu của Huynh đệ Hồi giáo bị Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất xếp vào loại "khủng bố", như Yusuf al-Qaradawi, được coi là một trong những lãnh tụ tinh thần của phong trào này. Cựu lãnh tụ Hamas Palestine, Khaled Mechaal cũng ở Qatar, còn phe Taliban Afghanistan có văn phòng tại đây.

Tài trợ cho khủng bố

Qatar thường xuyên bị nghi ngờ đã dung túng cho các quỹ riêng của các tổ chức "khủng bố", điều mà nước này luôn kiên quyết bác bỏ.

Năm 2010, một bức điện ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ đánh giá Qatar là "tệ hại nhất khu vực", về mặt hợp tác với Washington để làm cạn kiệt nguồn tài trợ các nhóm cực đoan. Quốc gia này "hết sức thụ động", và cơ quan an ninh của họ "ngần ngại không muốn hành động đối với những kẻ khủng bố đã biết rõ", vì sợ bị cho là quá thân cận với Hoa Kỳ - theo bản báo cáo năm 2009.

Sau vụ tấn công vào tòa soạn tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris tháng 1/2015, nhiều quan chức Pháp đã chỉ trích chính sách ngoại giao của nước đồng minh quan trọng này. Đại sứ Qatar ở Paris, khi nhấn mạnh đến các luật chống rửa tiền đã được thông qua, than phiền : "Ý kiến cho là Qatar tài trợ hay ủng hộ khủng bố dường như đã trở thành định kiến trong các cuộc tranh luận về chủ nghĩa cực đoan ở Châu Âu".

Những nghi ngờ mới đến từ Hoa Kỳ năm 2016 : một viên chức cao cấp của Bộ Tài chính Mỹ khẳng định Qatar cũng như Kuwait "vẫn thiếu sự kiên quyết cần thiết và khả năng áp dụng các luật lệ chống tài trợ các tổ chức khủng bố". Vài ngày sau đó, Hoa Kỳ lại hoan nghênh các "cố gắng tích cực" của Qatar để dập tắt các trợ cho quân thánh chiến và đấu tranh chống tổ chức Nhà Nước Hồi giáo.

Al Jazeera, tiếng nói gây tranh cãi

Được chính phủ Qatar thành lập cách đây trên 20 năm, kênh truyền hình Al Jazeera có gần 80 văn phòng trên khắp thế giới, phát bằng nhiều thứ tiếng, đã tuyên truyền cho các phong trào Mùa xuân Ả rập.

Nhưng những người chỉ trích cho là đường hướng biên tập của đài này quá thiên về phía Hồi giáo, và đôi khi bị coi là một công cụ cho ngành ngoại giao Qatar. Năm 2014, ba phóng viên của Al Jazeera tại Ai Cập đã bị lãnh những bản án tù nặng nề vì "ngụy tạo thông tin" có lợi cho những người ủng hộ tổng thống của tổ chức Những anh em Hồi giáo, ông Morsi.

Tháng 4/2016, chính quyền Iraq đóng cửa văn phòng Al Jazeera ở Bagdad vì đưa tin bênh vực nhóm thánh chiến Sunni mang tên tổ chức Nhà Nước Hồi giáo (IS) và thù địch với đại đa số người Shia ở Iraq.

Trong quá khứ, kênh truyền hình này đã có những rắc rối với các nước Ả rập vì cách đưa tin bị cho là gây sốc hay định hướng, và Washington coi là phát ngôn viên cho các nhóm cực đoan. Cựu thủ lãnh al-Qaeda, Usama bin Laden chủ yếu đưa các thông điệp của mình qua kênh này.

Thụy My

Published in Quốc tế