Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau năm 2017 im thít mà không dám công bố số tổng kiều hối về Việt Nam bị lao dốc thê thảm từ mức đỉnh 13,2 tỷ USD của năm 2015, có lẽ giới chóp bu Việt Nam đã ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ khi năm 2018 chấm dứt một chu kỳ lê lết mỏi mệt trong nỗi căng thẳng thường trực phải đào bới bằng được những nguồn ngoại tệ còn lại để trả nợ cho nước ngoài.

kieuhoi1

Trong hai năm 2017 và 2018, số kiều hối về Việt Nam rất có thể đã giảm thê thảm, chỉ còn khoảng 7-8 tỷ USD. Hình minh họa.

Nguyễn Phú Trọng nói theo… Ngân hàng Thế giới

Lần này, đích thân ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng xuất đầu lộ diện. Trong một bài phát biểu tại sự kiện có tên "Xuân quê hương 2019" ở Hà Nội, ông Trọng thông báo rằng người gốc Việt sinh sống tại các nước trên thế giới gửi về Việt Nam gần 16 tỷ đôla trong năm 2018 và không quên nhấn mạnh rằng con số đó "tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993".

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng thông tin công khai về số kiều hối tổng - sát với thời điểm lần đầu tiên ông Trọng hào hứng khoe thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại Cúp bóng đá Châu Á.

Tuy nhiên, sự thể tréo ngoe là trong khi ‘Tổng chủ’ nói về số kiều hối quốc gia gần 16 tỷ USD của năm 2018 thì lại chẳng có bất kỳ cơ quan quản lý kinh tế nào của chính phủ như Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước… chịu công bố số kiều hối này cho đến nay.

Trong lúc đó, con số kiều hối ‘gần 16 tỷ USD’ từ miệng ông Trọng chỉ đến từ… Ngân hàng Thế giới.

Không hiểu vì lý do hay động cơ nào mà trong hai năm 2017 và 2018, trong lúc các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam vẫn như cấm khẩu thì Ngân hàng Thế giới lại đều đặn công bố "Năm 2017, kiều hối gửi về Việt Nam đạt 13,8 tỷ đô la, tăng 16% so với năm 2016 và cũng đã là mức cao kỷ lục của đất nước" và "Việt Nam đã nhận tổng cộng 15,9 tỷ đô la kiều hối trong năm 2018".

Ngay lập tức, các tờ báo đảng và ‘thân đảng’ ở Việt Nam dẫn tin từ Ngân hàng thế giới để khoa trương thành tích nhờ có nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các chính sách nhân văn nhân bản của đảng và nhà nước ta mà Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều kiều hối từ ‘khúc ruột ngàn dặm’ hay từ ‘kiều bào ta’.

Khi cơ quan ‘ăn bám’ lên tiếng

Trong lúc con số kiều hối 15,9 tỷ USD về Việt Nam năm 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố còn đang gây nghi ngờ rất lớn về tính sai sót thống kê và cả tính trung thực lẫn động cơ chính trị của nó, thì một cơ quan của Việt Nam lại phóng vọt kết quả kiều hối năm 2018 lên tới… 18,9 tỷ USD !

Nhưng vẫn không phải những cơ quan chuyên trách hoặc có lên quan phần hành thống kê kiều hối như Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước…, mà cơ quan phát ra con số 18,9 tỷ USD trên lại là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1).

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan bị nhiều Việt kiều đánh giá là ‘vô tích sự’ và ‘ăn bám’ vì chỉ biết nói theo đảng mà không có nổi một chính kiến về chính thể Việt Nam Cộng Hòa và những hỗ trợ mang tính thực tế cho ‘trí thức kiều bào ta’ dụng võ ở Việt Nam.

Song cũng tương tự như Ngân hàng Thế giới khi công bố số kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chỉ phát ra con số duy nhất về lượng kiều hối về Việt Nam năm 2018 mà không trưng ra được một liệt kê chi tiết nào cần có về cơ cấu khu vực và quốc gia trên thế giới gửi kiều hối về Việt Nam, cơ cấu khu vực và ngành nghề ở Việt Nam nhận kiều hối, phương pháp tính kiều hối của Ngân hàng Thế giới…

Độ chênh giữa hai con số của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Ngân hàng Thế giới và ‘Tổng chủ’ Trọng lên tới 3 tỷ USD. Trong khi đó, các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam vẫn ‘câm như thóc’.

Kiều hối thực chất là bao nhiêu ?

Mới đây, một thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã công bố trong năm 2018, Sài Gòn nhận được 5 tỷ USD kiều hối, thấp hơn con số năm 2017 là 5,2 tỷ USD. Cơ quan này cũng xác định về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối năm 2018 : Sài Gòn nhận khoảng 50% trong tổng số kiều hối về Việt Nam.

Sự thừa nhận trên cho thấy ngay cả Sài Gòn - bị giới chóp bu Hà Nội xem là ‘con bò sữa’ để tha hồ vắt kiệt sức dân và doanh nghiệp - cũng đã lần đầu tiên bị giảm kiều hối sau nhiều năm.

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5 tỷ USD của Sài Gòn và tỷ lệ 50% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2018 chỉ vào khoảng 10 tỷ USD chứ không thể lên đến 15,9 tỷ USD như Ngân hàng Thế giới công bố hay 18,9 tỷ USD như Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ‘vẽ’.

Nhưng con số 10 tỷ USD trên vẫn có thể là lạc quan, bởi phản ánh chung của báo chí và giới chuyên gia tài chính là trong những năm gần đây, kiều hối đổ về Việt Nam có khuynh hướng ngày càng tập trung về Sài Gòn - nơi có hàng triệu gia đình có thân nhân ở nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ (chiếm 55-60% tổng kiều hối từ các nước gửi về Việt Nam), trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác. Nếu tỷ lệ kiều hối về Sài Gòn vượt trên 50 - 60% nhưng vẫn giữ giá trị tuyệt đối là khoảng 5 tỷ USD thì dĩ nhiên con số tổng kiều hối quốc gia sẽ phải giảm dưới mức 10 tỷ USD.

Cho đến nay, ngay cả một số tờ báo nhà nước cũng nghi ngờ rằng nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước cho rằng kiều hối về Sài Gòn chiếm khoảng 50% tổng lượng kiều hối cả nước, con số kiều hối tối đa mà Việt Nam nhận được trong năm 2018 chỉ khoảng 10 tỷ USD chứ làm sao được ‘vẽ’ đến 15,9 tỷ USD như công bố của Ngân hàng Thế giới ?

Nói cách khác, giữa Ngân hàng Thế giới và chính quyền Việt Nam liệu có tồn tại âm thầm một thỏa hiệp chính trị nào để tô hồng cho chế độ độc đảng này ? Liệu Ngân hàng Thế giới có tiếp tay, hoặc đã có một hành động hoàn toàn không khách quan và trung thực, cho chính thể độc trị ở Việt Nam khi nêu ra con số thống kê lượng kiều hối về Việt Nam năm 2018 lên đến 15,9 tỷ USD ?

‘Nghề của chàng’

Sau hơn hai chục năm duy trì xu hướng tăng liên tục, hiện tượng rất đáng chú ý là vào năm 2016, lần đầu tiên dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm rất mạnh và báo hiệu về dòng kiều hối này sẽ đảo chiều trong những năm tới.

Trong hai năm 2017 và 2018, số kiều hối về Việt Nam rất có thể đã giảm thê thảm, chỉ còn khoảng 7-8 tỷ USD.

Nhưng ở Việt Nam, dối trá lại là ‘nghề của chàng’. Một chế độ mà toàn ‘chế’ ra những con số tô hồng và đánh bóng nhưng chẳng có gì xác thực thì cái chân đứng của chế độ đó coi như là ‘xong’.

Cho tới nay, khả năng rõ ràng hơn cả là để bảo vệ thành tích ‘năm sau cao hơn năm trước’ của chế độ độc đảng độc trị, các cơ quan quản lý kinh tế của chính phủ đã đùn đẩy nhau để rốt cuộc không cơ quan nào dám chịu trách nhiệm công bố con số kiều hối tổng của hai năm 2017 và 2018 vì sợ khi công bố sẽ bị báo chí và dư luận xã hội truy vấn về nguồn gốc con số và cách thống kê, mà đẩy trách nhiệm công bố cho một cơ quan bị coi là vô tích sự là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Một trạng thái hỗn loạn về công bố và trấn an số liệu kiều hối đang bùng nổ trong giới chóp bu Việt Nam. Độ chênh về số liệu kiều hối giữa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng lên đến 3 tỷ USD không chỉ phản ánh tình trạng ‘loạn số liệu’ trong công tác quản lý điều hành đất nước, mà còn là một bằng chứng hỗn quân hỗn quan về tình trạng bất khả tin cậy về uy tín của giới lãnh đạo đương thời cùng cái sự thật ngân sách đang cạn kiệt ngoại tệ mà có thể vỡ nợ nước ngoài trong không bao lâu nữa.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 04/02/2019

(1) https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/gan-19-ti-usd-kieu-hoi-do-vao-dau-3327429/

Published in Diễn đàn

Định chế Ngân hàng Thế giới đang bị nghi ngờ là đã tiếp tay, hoặc đã có một hành động hoàn toàn không khách quan và trung thực, cho chính thể độc trị ở Việt Nam khi nêu ra con số thống kê lượng kiều hối về Việt Nam năm 2018 lên đến 15,9 tỷ USD.

kieuhoi1

Sau khi lập đỉnh vào năm 2015, kiều hối về Việt Nam đã lao dốc liên tiếp trong những năm sau đó.

Ngay lập tức, các tờ báo đảng và ‘thân đảng’ ở Việt Nam dẫn tin từ Ngân hàng thế giới để khoa trương thành tích nhờ có nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các chính sách nhân văn nhân bản của đảng và nhà nước ta mà Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều kiều hối từ ‘khúc ruột ngàn dặm’ hay từ ‘kiều bào ta’.

Tuy nhiên, công bố của Ngân hàng thế giới về lượng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 lại chỉ thuần túy là con số tổng nhưng đã không kèm theo bất kỳ một liệt kê chi tiết nào cần có về cơ cấu khu vực và quốc gia trên thế giới gửi kiều hối về Việt Nam, cơ cấu khu vực và ngành nghề ở Việt Nam nhận kiều hối, phương pháp tính kiều hối của Ngân hàng thế giới…

Trong khi đó tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 16/1/2019, chính Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết rằng kiều hối về Sài Gòn đạt 5 tỷ USD, thấp hơn con số năm 2017 là 5,2 tỷ USD. 

Sự thừa nhận trên cho thấy ngay cả Sài Gòn - bị giới chóp bu Hà Nội xem là ‘con bò sữa’ để tha hồ vắt kiệt sức dân và doanh nghiệp - cũng đã lần đầu tiên bị giảm kiều hối sau nhiều năm.

Cho đến nay, ngay cả một số tờ báo nhà nước cũng nghi ngờ rằng nếu Bộ Kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng Nhà nước cho rằng kiều hối về Sài Gòn chiếm khoảng 50% tổng lượng kiều hối cả nước, con số kiều hối tối đa mà Việt Nam nhận được trong năm 2018 chỉ khoảng 10 tỷ USD chứ làm sao được ‘vẽ’ đến 15,9 tỷ USD như công bố của Ngân hàng Thế giới ?

Nói cách khác, giữa Ngân hàng Thế giới và chính quyền Việt Nam liệu có tồn tại âm thầm một thỏa hiệp chính trị nào để tô hồng cho chế độ độc đảng này ?

Mối nghi ngờ trên càng lớn khi trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018, các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước… ở Việt Nam đã ‘câm như hến’ mà không hề công bố kết quả tổng lượng kiều hối về Việt Nam mỗi năm.

Vậy lượng kiều hối thực về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 có thể là bao nhiêu ?

Hãy dựa ngay vào cách thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh khi cơ quan này thường xuyên xác định về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối : Sài Gòn thường nhận khoảng 60% trong tổng số kiều hối về Việt Nam.

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5 tỷ USD của Sài Gòn vào năm 2018 và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 chỉ vào khoảng hơn 8 tỷ USD chứ không thể lên đến 13,8 tỷ USD cho năm 2017 và 15,9 tỷ USD cho năm 2018 như Ngân hàng thế giới công bố.

Nhưng con số hơn 8 tỷ USD trên vẫn có thể là lạc quan, bởi phản ánh chung của báo chí và giới chuyên gia tài chính là trong những năm gần đây, kiều hối đổ về Việt Nam có khuynh hướng ngày càng tập trung về Sài Gòn - nơi có hàng triệu gia đình có thân nhân ở nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ (chiếm 55-60% tổng kiều hối từ các nước gửi về Việt Nam), trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác. Nếu tỷ lệ kiều hối về Sài Gòn vượt trên 60% nhưng vẫn giữ giá trị tuyệt đối là khoảng 5,2 tỷ USD thì dĩ nhiên con số tổng kiều hối quốc gia sẽ phải giảm dưới mức 8 tỷ USD.

Sau hơn hai chục năm duy trì xu hướng tăng liên tục, hiện tượng rất đáng chú ý là vào năm 2016, lần đầu tiên dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm rất mạnh và báo hiệu về dòng kiều hối này sẽ đảo chiều trong những năm tới.

Năm 2016 thực sự là một cú sốc dành cho chính thể cầm quyền tại Việt Nam : lượng kiều hối trong năm đó chỉ còn có 9 tỷ USD, sụt giảm rất mạnh - đến 30% - so với đỉnh kiều hối 13,2 tỷ USD của năm 2015.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 21/01/2019

Published in Diễn đàn

Rất đáng ngạc nhiên là trong hai năm 2017 và 2018, Ngân hàng thế giới đã làm thay phần việc của các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước… ở Việt Nam trong việc công bố kết quả kiều hối về Việt Nam mỗi năm.

kieuhoi1

Logo Ngân Hàng Thế Giới - Ảnh minh họa

Trong lúc các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam vẫn như cấm khẩu trong cả hai năm trên, thì Ngân hàng thế giới đều đặn công bố "Năm 2017, kiều hối gửi về Việt Nam đạt 13,8 tỷ đô la, tăng 16% so với năm 2016 và cũng đã là mức cao kỷ lục của đất nước" và "Việt Nam đã nhận tổng cộng 15,9 tỷ đô la kiều hối trong năm 2018".

Ngay lập tức, các tờ báo đảng và ‘thân đảng’ ở Việt Nam dẫn tin từ Ngân hàng thế giới để khoa trương thành tích nhờ có nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các chính sách nhân văn nhân bản của đảng và nhà nước ta mà Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều kiều hối từ ‘khúc ruột ngàn dặm’ hay từ ‘kiều bào ta’.

Tuy nhiên, công bố của Ngân hàng thế giới về lượng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 lại chỉ thuần túy là con số tổng nhưng đã không kèm theo bất kỳ một liệt kê chi tiết nào cần có về cơ cấu khu vực và quốc gia trên thế giới gửi kiều hối về Việt Nam, cơ cấu khu vực và ngành nghề ở Việt Nam nhận kiều hối, phương pháp tính kiều hối của Ngân hàng thế giới…

Trong thực tế, số liệu của Ngân hàng thế giới về kết quả kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 là rất đáng nghi ngờ về tính chính xác, nếu không muốn nói là đáng nghi ngờ về tính trung thực.

Từ nhiều năm qua, một thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã thường xuyên xác định về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối : Sài Gòn thường nhận khoảng 60% trong tổng số kiều hối về Việt Nam.

Vào năm 2017 khi các cơ quan Việt Nam không chịu công bố con số tổng kiều hối trên bình diện quốc gia, chỉ duy nhất Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả kiều hối về Sài Gòn là khoảng 5,2 tỷ USD.

Khi năm 2018 đã gần trôi qua, trong lúc các cơ quan Việt Nam vẫn im bặt mà không chịu công bố bất cứ con số kiều hối tổng nào, thì cũng lại Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra con số kiều hối mà Sài Gòn dự kiến thu hút trong năm 2018 là khoảng 5,2 tỷ USD.

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5,2 tỷ USD của Sài Gòn và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 chỉ vào khoảng 8,5 tỷ USD chứ không thể lên đến 13,8 tỷ USD cho năm 2017 và 15,9 tỷ USD cho năm 2018 như Ngân hàng thế giới công bố.

Nhưng con số 8,5 tỷ USD trên vẫn có thể là lạc quan, bởi phản ánh chung của báo chí và giới chuyên gia tài chính là trong những năm gần đây, kiều hối đổ về Việt Nam có khuynh hướng ngày càng tập trung về Sài Gòn - nơi có hàng triệu gia đình có thân nhân ở nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ (chiếm 55-60% tổng kiều hối từ các nước gửi về Việt Nam), trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác. Nếu tỷ lệ kiều hối về Sài Gòn vượt trên 60% nhưng vẫn giữ giá trị tuyệt đối là khoảng 5,2 tỷ USD thì dĩ nhiên con số tổng kiều hối quốc gia sẽ phải giảm dưới mức 8,5 tỷ USD.

Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn của báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. HCM cho biết, chỉ còn vài ngày nữa là hết năm 2018, con số 5 tỷ USD kiều hối chảy về Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam. Điều đó có nghĩa là trong phương án lạc quan nhất của năm 2018 theo chính xác nận của các quan chức Ngân hàng Nhà nước, tổng kiều hối về Việt Nam chỉ vào khoảng 10 tỷ USD. Vậy số chênh 5,9 tỷ USD (15,9 tỷ - 10 tỷ) theo công bố của Ngân hàng thế giới là từ đâu ra ? Số ảo ? Hay còn có động cơ chính trị gì ẩn chưa bên trong đó ?

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 25/12/2018

Published in Diễn đàn

Vẫn giấu biệt số kiều hối

Khi tháng Chín năm 2018 đã qua, vẫn chẳng có một con số thống kê nào được công bố về kết quả kiều hối trên bình diện tổng thể quốc gia mà chính thể độc đảng ở Việt Nam đã "hút" được từ gần 4 triệu "khúc ruột ngàn dặm" ở hải ngoại.

kieuhoi1

Liệu đã xảy ra một "sự cố" đủ lớn mà đã khiến chính quyền không dám công bố kết quả kiều hối năm 2017 và trong 9 tháng đầu năm 2018 ? (Hình minh họa : Getty Images)

Năm 2017 cũng chẳng có con số tổng hợp nào của Tổng cục Thống kê về "tình hình kiều hối trên cả nước," thay vào đó chỉ là kết quả kiều hối về Sài Gòn – một thị trường được xem là "truyền thống."

Tâm thế im ắng quá bất thường như thế là hoàn toàn trái ngược với những năm trước.

Trái ngược với hiện tượng "trùm mền" trên là năm 2015. Vào năm đó, lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục 13,5 tỷ USD, Tổng cục Thống kê và hệ thống báo đảng đã công bố báo cáo kiều hối 2015 ngay khi năm cũ còn chưa kết thúc. Tổng cục Thống kê cũng thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc tháng Sáu hàng năm. Hệ thống tuyên giáo đảng càng không quên tô vẽ về "thành công của Nghị quyết 36," tức bản nghị quyết ra đời từ năm 2003 về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, mà đã khiến cho bà con Việt kiều nhiệt tình "cống hiến cho quê hương."

Thay cho sự vắng bóng của những con số thống kê về kiều hối quốc gia, đến tháng Chín năm 2018 chỉ hiện ra trên mặt báo nhà nước một báo cáo quý 3 năm 2018 của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho biết Việt Nam là quốc gia thuộc trong Top 10 nước có lượng tiếp nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 2,5% tổng kiều hối toàn cầu năm 2017.

Kiều hối quan trọng đến thế nào đối với chế độ cộng sản ?

Theo đánh giá của UNDP, kiều hối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bức tranh tài chính tổng thể của một số nước ASEAN. Ở Philippines, kiều hối chiếm tới 17% tổng nguồn tài chính của quốc gia này, trong khi ở Myanmar chiếm 13% và Việt Nam là 12% tổng nguồn tài chính.

Tỷ trọng đóng góp của kiều hối trong GDP của Việt Nam ở mức 6-8% GDP trong giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển, bình quân chỉ chiếm 1-2% GDP.

Trong đó, dòng kiều hối từ Mỹ chảy về Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 55% tổng lượng kiều hối, kế đến là các quốc gia : Úc, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc.

Phần lớn kiều hối được gửi về nước là xuất phát từ Việt kiều (chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp) chiếm 80-90% tổng lượng kiều hối về nước, trong khi đó, kiều hối từ nhóm xuất khẩu lao động chỉ chiếm một phần nhỏ (6-7%).

Theo UNDP, quy mô kiều hối về Việt Nam nhiều hơn gấp 4 lần nguồn vốn ODA trong năm 2016 và tương đương với lượng FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2017.

Nhưng ngay cả ODA cũng là một bi kịch cho Việt Nam.

Chẵn một phần tư thế kỷ từ lúc bắt đầu "ăn đủ, ăn dày" nguồn tiền ODA – viện trợ phát triển chính thức – của thế giới "tư bản giãy chết," đến tháng Tám năm 2018 chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải gián tiếp thừa nhận hiện thực nợ công ngập đầu : ODA chỉ còn rất ít hoặc sẽ hết sạch.

2018, sau vài chục năm "vay mượn, vay mượn ồ ạt cho đến khi sụp đổ," ngân sách Việt Nam đã biến thành một tổ mối đúng nghĩa : tỉ lệ nợ công/GDP vượt xa giới hạn nguy hiểm, còn cộng đồng tài chính quốc tế đang thẳng tay "cấm cửa" vay mượn ODA.

Trong bối cảnh ODA đang cạn kiệt, kiều hối lại càng có giá.

Nhưng vì sao các cơ quan Việt Nam cố giấu diếm công bố về kiều hối của vào năm 2017 và 2018 ? Tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 là bao nhiêu ? Và vì sao cho đến giờ phút này các cơ quan kinh tế của chính quyền vẫn chưa công bố số liệu tổng hợp về nguồn ngoại tệ thu được từ "kiều bào ta ?" Liệu đã xảy ra một "sự cố" đủ lớn mà đã khiến chính quyền không dám công bố kết quả kiều hối năm 2017 và trong 9 tháng đầu năm 2018 ?

Thống kê và "biến hóa"

Vào năm ngoái, dư luận còn nghi ngờ về cách tính của Tổng cục Thống kê đã chuyển từ việc thống kê kiều hối trong năm dương lịch sang… năm âm lịch, tức "tính gộp" lượng kiều hối trong cả năm 2017 với kiều hối trong tháng Giêng năm 2018 với nhau.

Ứng với nghi ngờ trên, việc Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước cố ý không công bố giá trị kiều hối 2017 trong năm và cả trong tháng Giêng năm 2018 là do các cơ quan này nhận thấy nếu công bố, giá trị kiều hối 2017 là quá ít ỏi và sẽ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến "thành tích của chính phủ kiến tạo," do vậy các cơ quan này buộc phải chờ đến thời gian gần tết khi dòng ngại tệ đổ về thì mới "tính gộp" vào kết quả của năm 2017 để số kiều hối 2017 tăng vọt và do đó "đạt thành tích lớn."

Tất nhiên, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể "biến hóa" số liệu kiều hối tăng vọt so với thực tế – theo cách mà nhiều chuyên gia phản biện độc lập đã nghi ngờ "thành tích GDP tăng trưởng 6.7% trong năm 2017" là "giả số liệu." Tuy nhiên nếu số liệu kiều hối 2017 bị "ma," Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải lý giải thế nào nếu bị công luận và ngay trong giới đại biểu quốc hội đòi hỏi làm rõ từ những nguồn nào, thị trường nào và theo phương cách nào để có được "thành tích kiều hối" như thế.

Cho tới nay, con số chính thức duy nhất về kiều hối của năm 2017 chỉ là Sài Gòn thu hút lượng kiều hối $5.2 tỷ, và khoảng một nửa con số đó cho nửa đầu năm 2018.

Có một cách thức để ước tính lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 và năm 2018 : nếu vẫn dựa vào tỷ lệ chiếm đến 55 – 60% tổng lượng kiều hối của Sài Gòn, tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 và năm 2018 sẽ vào khoảng 9 – 9,5 tỷ USD, tức bằng hoặc cao hơn lượng kiều hối 9 tỷ USD về Việt Nam trong năm 2016.

Nhưng nếu tỷ lệ 55 – 60% của Sài Gòn thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc tăng vọt trong năm 2107 va năm 2018, có nghĩa là kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng tập trung về Sài Gòn trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác, thì sao ?

Trong trường hợp đó, cần nhìn lại một dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) của Mỹ vào tháng Bảy năm 2017 : kiều hối về Việt Nam năm 2017 dự kiến chỉ có 5,4 tỷ USD.

Pew đã dự đoán kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 sẽ rơi vào khoảng 3,6 tỷ USD. Và với dự báo 6 tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối còn bị giảm 50% do tác động của việc chính phủ Việt Nam duy trì lãi suất đồng USD 0% và FED tăng lãi suất, kiều hối năm 2017 sẽ vào khoảng 5,4 tỷ USD, giảm 39,7% so với năm 2016.

Sẽ cạn ngoại tệ cuối 2019 ?

Một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5 – 6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi đô la ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho "kiều bào ta" yên tâm gửi tiền về…

Lượng kiều hối từ Châu Âu gửi về Việt Nam, vốn trước đó có đà sụt giảm, có thể càng giảm mạnh hơn sau vụ chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt và khiến môi trường chính trị lẫn đầu tư ở Việt Nam trở nên bất ổn hơn nhiều.

Hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam đang xảy ra hai động thái trái chiều : trong khi lượng tiền đồng quá dư thừa trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho Bạc Nhà Nước và các ngân hàng thương mại cổ phần, lượng đô la dành cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài lại bị thiếu hụt khá trầm trọng. Nếu kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế.

Một nguồn giấu tên cho biết ngân sách Việt Nam sẽ sớm rơi vào cạn kiệt ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Thời điểm cạn kiệt gần nhất là vào cuối năm 2019.

Vỡ nợ chăng ? 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 14/10/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 10 mai 2018 22:40

Kiều hối gửi về cho ai ?

Chúng ta hàng ngày được nghe về tầm quan trọng của kiều hối, nào là Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới, nào là kiều hối là phao cứu sinh cho nền kinh tế ; nhưng có mấy ai hiểu thật sự tầm quan trọng của nó. Bằng chứng là những người ném "phao cứu sinh" cho Việt Nam lại chẳng hề nhận được sự tôn trọng của người dân nước này.

kieuhoi1

Hình minh họa. Một người đàn ông cầm một quảng cáo bầu cử lấy hình ảnh đồng đô la Mỹ ở Caracas, Venezuela hôm 9/5/2018 -  AFP

Chỉ gửi về cho gia đình ?

Lý do người gửi ngoại tệ về vẫn chưa nhận được tôn trọng là : người sống tại Việt Nam nghĩ việc gửi tiền đó chẳng liên quan gì đến mình, chẳng qua gửi về cho thân nhân của ai thì chỉ thân nhân người đó được hưởng.

Để biết điều này có đúng không, hãy xem đường đi của ngoại tệ sau khi về đến Việt Nam.

Ví dụ người ở Mỹ gửi Đô la về Việt Nam qua ngân hàng, các ngân hàng ở Việt Nam đều có chính sách khuyến khích người Việt nhận bằng tiền Đồng, tất nhiên những tờ Đô la đó ngân hàng giữ lại.

Mà kể cả người ở Việt Nam muốn nhận Đô la. Những tờ Đô la đó về mặt chính thức không được sử dụng trong giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Tức là muốn mua bán thì phải mang Đô la đi đổi lấy tiền Đồng.

Sau khi đổi ra tiền Đồng, người sống ở Việt Nam có thể đem đi mua nhà đất (giúp cho các công ty bất động sản bán được nhà), hoặc xây nhà (giúp cho các cửa hàng vật liệu xây dựng bán được gạch, cát, xi măng…), hoặc đem đi mua sắm ăn uống (giúp các hàng quán, cửa hiệu tăng thu nhập hay không phải sập tiệm)…

Những công ty, nhà hàng, cửa tiệm này tăng doanh thu thì lương nhân viên có thể tăng. Doanh thu tăng sẽ đóng thuế nhiều hơn, thuế thu được nhiều hơn thì lương cán bộ viên chức nhà nước có thể được tăng lương. Mà nếu không tăng lương thì chí ít nhà nước Việt Nam sẽ không phải tăng thuế, tăng giá xăng, điện… để nuôi bộ máy cồng kềnh.

Có nghĩa là tiền từ "đu càng" gửi về Việt Nam tuy chỉ là gửi về cho người thân nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của những dư luận viên đang ăn lương nhà nước chỉ để hàng ngày miệt mài chửi rủa "đu càng".

Tầm quan trọng của ngoại tệ ?

Tiền Đồng của Việt Nam chỉ có giá trị lưu thông trong nước, không nước nào muốn nhận tiền Đồng vì nó không đảm bảo. Tiền của một nước nghèo thì không thể là một đồng tiền mạnh, không thể sử dụng trong thanh toán quốc tế được.

Tiền giấy chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng sức mạnh của nền kinh tế đó. Ví dụ như Venezuela : khi còn là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất Nam Mỹ, đồng Bolivar của nước này là một trong những loại tiền tệ mạnh nhất thế giới. Tờ tiền có mệnh giá cao nhất của Venezuela khi đó là 100 Bolivar (có thể so sánh với Mỹ khi 100 Đô la là tờ tiền lớn nhất xứ Cờ Hoa).

Nhưng khi nền kinh tế nước này sụp đổ, đồng Bolivar trở nên vô giá trị. Khi đi mua đồ, người dân Venezuela phải mang cả bao tải tiền thay cho ví. Chính phủ nước này phải phát hành tờ tiền mệnh giá 20.000 nhưng không ăn thua, sau đó đến lượt tờ 100.000 ra đời mà tình trạng mang vác nặng khi đi ra ngoài vẫn tiếp diễn. Có người nói đùa : Venezuela có tờ 100.000 thì còn lâu mới tiến lên được Xã hội Chủ nghĩa, vì Việt Nam đã có tờ 500.000 mà con đường đi lên còn mù mịt.

Ra ngoài ăn, người Venezuela phải mang đến cả 1 vali tiền. 1 lát Lasagna có giá đến gần nửa triệu Bolivar. Cũng có nghĩa nếu bạn có 1 gia tài bằng tiền mặt ở đất nước Nam Mỹ này, 1 năm sau quay lại, gia tài đáng lẽ giúp bạn sống cả đời ấy nay chỉ giúp sống được trong 1 ngày. Hoặc trước đây do tin tưởng vào loại tiền mạnh Bolivar mà chấp nhận thanh toán bằng tiền này, nay bạn coi như mất trắng.

Nghe thật khó tin, nhưng khi một đất nước không sản xuất ra được hàng hóa thì tiền giấy chỉ là một tờ giấy có mực in bên trên mà thôi. Đô la Mỹ quyền lực vì có số lượng vàng khổng lồ ở trong kho, có hàng hóa vô kể của nền kinh tế số 1 thế giới đứng ra đảm bảo giá trị thật của đồng tiền.

Ở Việt Nam có rất nhiều câu chuyện kiểu như : gửi tiền tiết kiệm với giá trị ngang 1 căn nhà, sau 20 năm nhận lại số tiền ngang 3 bát phở ; hay gửi tiết kiệm 5 tháng lương, sau 30 năm mua được mớ rau.

Những người hiểu biết không ai găm Việt Nam Đồng cả. Cứ cầm Đô cho chắc, nó được coi như một kênh dự trữ an toàn bên cạnh vàng. Chính vì thế, trong các vụ án tham nhũng ở Việt Nam chỉ toàn thấy hối lộ nhau bằng đô la. Ví dụ Dương Chí Dũng khai ra biếu Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ 500.000 Đô la để chạy án chẳng hạn. Các quan chức Việt Nam tuy hàng ngày lên án "đế quốc Mỹ" và ca ngợi lãnh tụ, nhưng chắc chắn là thích Đô la hơn đồng tiền có in hình Hồ Chủ tịch rồi.

Nói thêm về giá trị của ngoại tệ, nếu không có nó, chúng ta không thể mua được hàng hóa nước ngoài. Ví dụ như xăng dầu, Việt Nam phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Như vậy nếu không có Đô la, phần lớn xe ô tô, xe gắn máy, máy bay… ở Việt Nam sẽ nằm một chỗ.

Nếu không có ngoại tệ, các Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài sẽ dừng hoạt động ngay lập tức, tiền đâu thanh toán cho chi phí điện nước, cho cán bộ nhân viên Sứ quán ăn ở… Ở nước nào phải dùng tiền nước ấy, không thì phải là 1 loại ngoại tệ mạnh như Đô la.

Đi làm việc ở nước nào cũng sẽ được nhận tiền của nước ấy, lao động ở Nhật thì nhận lương bằng Yên, lao động ở Malaysia thì nhận bằng Ringgit… Chị Trần Thị Mai tự sát ở Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia mới đây, cho dù chị lao động chui hay lao động hợp pháp thì đều nhận tiền Ringgit, cho dù chị chỉ gửi tiền về nhà cho gia đình thì tiền ấy cũng nuôi sống chính các cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Mỏ vàng "đu càng"

Ngoại tệ quan trọng như vậy, nên tất nhiên Việt Nam phải tìm mọi cách để có nó. Làm thế nào đây khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc lĩnh vực Nông nghiệp có giá trị thấp mà chi phí sản xuất lại lớn ?

Câu trả lời chính là kiều hối từ những người Việt định cư ở nước ngoài – mỏ vàng không mất phí khai thác. Và thế là Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ra đời nhằm mục đích "giải thích thêm cho bà con ở bên đó để không còn sự hiểu lầm và cho họ biết rằng, đất nước ta đã phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, rất cần có sự đóng góp của kiều bào ở nước ngoài thuộc đủ mọi ngành nghề, sẽ rất có lợi cho Tổ quốc".

Điều ngược đời ở đây là đã "phát triển" rồi mà vẫn còn "rất cần đóng góp", giống như một người vỗ ngực ta đây giàu có nhưng vẫn ngửa tay đi xin tiền bố thí vậy, đã giàu rồi thì phải cho đi mới đúng chứ.

Đầu năm nay trên mạng lan truyền câu chuyện được cho là Hồi ký của Trịnh Xuân Thanh viết trước khi bị bắt. Trịnh Xuân Thanh kể rằng để hoàn tất Nghị quyết 36, Trung ương Đảng đã lợi dụng mối quan hệ của bố anh ta là ông Trịnh Xuân Giới để kéo tướng Nguyễn Cao Kỳ về nước. Cuối cùng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng gật đầu với cái giá 50 triệu Đô la.

Bài viết trên kết luận "Trung ương đảng xác định bỏ ra 50 triệu đô để mỗi năm thu về hơn 10 tỷ đô thì quá lãi, còn lãi gấp ngàn lần so với buôn vũ khí và heroin".

Câu truyện này rất có thể là thật, vì sự chi tiết tỉ mỉ mà chỉ người trong cuộc mới có thể biết và rất khó để bịa ra, và vì nó giải thích được một bí ẩn mà người Việt hải ngoại bao năm qua không thể giải đáp : đó là một người như ông Nguyễn Cao Kỳ tại sao có thể có những phát ngôn và hành động đi ngược lại với lý tưởng sống đã theo phần lớn cuộc đời của ông ta như vậy.

Chỉ có điều Nguyễn Cao Kỳ vẫn bị hố : Đảng chỉ trả cho ông 1 lần ; còn lời nói của ông, Đảng sử dụng vĩnh viễn. Bất chấp danh dự để mang lại nguồn lợi quá lớn cho kẻ thù nhưng khi chết Nguyễn Cao Kỳ vẫn bị từ chối cho mang tro cốt về Việt Nam, đấy là câu trả lời rõ ràng nhất về thứ hòa giải dân tộc mà ông ta đã nói trên truyền hình Việt Nam năm 2005.

Phi Cảnh

Nguồn : RFA, 10/05/2018

Published in Diễn đàn

Đối tượng đập phá tượng Thánh và dùng súng bắn Đức Mẹ giờ thế nào ? (VNTB, 27/04/2018)

Anh Trần Văn Tuấn đã có một vợ và 3 đứa con, Bí thư chi đoàn xóm 7, Trưởng ban văn hóa xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Anh ta là người cầm đầu hội cờ đỏ tại khu vực xã Diễn Mỹ với mục đích hoạt động chia rẽ Lương - Giáo, bằng cách chống phá những người có đạo, xúc phạm Đức tin của giáo dân nơi đây. Hội cờ đỏ do Tuấn dẫn đầu đã càn phá một cách ngông cuồng trong khu vực suốt 6 tháng trời, chúng hoành hành như băng đảng mafia với sự bảo kê của cấp ủy xã Diễn Mỹ, bằng chứng là nhiều lần đánh giáo dân, đập phá hàng hóa và tài sản của họ trước sự chứng kiến của công an cộng sản.

Những ai theo dõi thông tin trên trang Thanh Niên Công Giáo và một số báo đài khác, đã biết rõ về những gì mà Tuấn và hội Cờ Đỏ đã gây ra cho giáo dân. Chúng cầm băng rôn diễu hành đòi trục xuất linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, thậm chí khống chế hai linh mục ngay tại trụ sở UBND xã Diễn Mỹ….

quabao1

Tượng Đức Mẹ bị bắn vỡ nát bởi súng.

Khởi điểm sự quấy phá vào ngày 03/09/2017, Tuấn cầm đầu hội Cờ Đỏ với gậy gộc, thậm chí cả súng Côn tới đập phá tài sản của nhà ông Trần Văn Trịnh và một số gia đình tại xóm chợ Đình, giáo xứ Đông Kiều. Đến ngày 10/9, Tuấn và nhiều kẻ bịt mặt ném đá và cầm dao mác xông vào nhà và quán cà phê ông Duyên Sự để đập phá bàn ghế, Tivi …

Khốn nạn và ngông cuồng nhất phải kể đến lần Tuấn dẫn đám côn đồ đập phá tượng Đức Mẹ tại nhà ông Trịnh, sau đó dùng súng bắn thủng mặt tượng Đức Mẹ của gia đình anh Hoàng Văn Hòe vào đêm 15 tháng 09 năm 2017.

Tình hình giáo dân Đông Kiều mới được yên ổn sau ngày 11/04/2018, đó là ngày mà Tuấn và một số thành viên hội cờ đỏ đi họp "đồng hương xã Diễn Mỹ tại thành phố Vinh". Sau khi họp xong trên đường về nhà, Trần Văn Tuấn đã bị tại nạn giao thông rất nặng làm chấn thương sọ não và bầm dập người khắp người.

quabao2

Tuấn cầm đầu hội Cờ Đỏ với gậy gộc, thậm chí cả súng Côn tới đập phá tài sản của nhà ông Trần Văn Trịnh

Nguyên nhân tai nạn được biết do Tuấn tự đâm vào cột tường sau một ngày họp hành, vui chơi nhậu nhẹt với bạn bè. Hiện tại Tuấn đang phải nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ chỉ còn cách cưa hộp sọ, nuôi não nhằm kiếm cách giữ lại mạng sống cho Trần Văn Tuấn.

Sau khi bị tai nạn rồi mới biết gia cảnh của Tuấn cũng rất khó khăn, một người vợ trẻ vô cùng khốn khổ khi vừa phải nuôi ba đứa con thơ, vừa chạy vay tiền để chữa trị cho một ông chồng ngang tàng. Hoàn cảnh như vậy giờ một mình gia đình Tuấn chịu khổ cực, trong khi Hội Cờ Đỏ không đủ sức chu cấp. Không biết lúc này cấp ủy đảng và công an xã Diễn Mỹ quan tâm lo liệu cho Trần Văn Tuấn cùng vợ con anh ấy như thế nào ?

quabao3

Người bắn tượng Đức Mẹ giờ phải nằm viện do tai nạn giao thông.

Chúng tôi đưa tin này để cảnh báo những kẻ còn dã tâm xúc phạm tới tượng Thánh, trù dập những người có đức tin bởi hậu quả việc làm ngu xuẩn đó sẽ vô cùng khủng khiếp. Chúng tôi không có quyền kết án Trần Văn Tuấn, nhưng có bổn phận loan tin để những kẻ vô luân biết mà hành xử cho phải lẽ đạo. Đừng bắt vợ con và người thân gánh chịu những hình phạt cay đắng như Trần Văn Tuấn lúc này.

Ước mong vợ con anh Tuấn được bình yên và gặp được người có lòng thiện, để hỗ trợ chữa trị cho anh ấy cùng với việc học hành cho con cái nữa. Nhất là qua thảm cảnh này, anh Tuấn tỉnh ngộ và biết xin lỗi những nạn nhân của anh anh mà cởi bỏ thù hận và u mê. Có như vậy, anh Tuấn và những thành viên Hội Cờ Đỏ mới nhận ra đâu là giá trị đích thực của cuộc đời, để không bị ma qủy xúi giục chà đạp tha nhân và xúc phạm Thiên Chúa.

Nguồn : Thanh Niên Công Giáo

*****************

Người Việt ở nước ngoài gửi về hơn 13 tỷ đô la trong năm 2017 (RFA, 26/04/2018)

Lao động Việt đang sống ở nước ngoài đã gửi về nước 13,8 tỷ đôla Mỹ trong năm 2017, giúp Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.

ngoaihoi1

Đếm tiền - Ảnh minh họa. AFP

Đây là thông tin trong bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới World Bank mới được công bố vào ngày 23 tháng 4.

Lượng kiều hối 13,8 tỷ đôla Mỹ của Việt Nam tương đương với 6,7% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước trong năm 2017, cho thấy kiều hối tiếp tục là một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước.

Theo số liệu công bố của Ngân hàng Thế giới vào tháng 5 năm ngoái, trong vòng 25 năm, dòng kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam đã tăng khoảng 100 lần, từ 140 triệu đôla Mỹ trong năm 1993 lên đến gần 13,4 tỷ đôla Mỹ trong năm 2016.

Dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy hơn một nửa số kiều hối 11,8 tỷ đôla Mỹ Việt Nam nhận được trong năm 2016 đến từ Mỹ, tiếp theo là Úc, Canada, Đức và Pháp.

Thống kê từ Chính phủ Việt Nam cho thấy có đến 135.000 ngàn người Việt đã đi xuất khẩu lao động trong năm 2017, lên đến 6,7% so với năm 2016.

********************

Hiện tượng thủy sản chết ở vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh : nghi vấn về xả thải của Formosa ? (VNTB, 27/04/2018)

Ngày 24/4/2018, tại các bè nổi nuôi hải sản khu vực biển Vũng Áng, gần nơi sản xuất của Formosa Hà Tĩnh xảy ra hiện tượng một số cá, mực nuôi ngoi lên mặt nước, lờ đờ rồi chết. Chính quyền giải thích rằng đây là do bị thiếu oxy.

quabao5

Cá điêu hồng tại lồng nuôi ở khu vực cảng Vũng Áng lờ đờ trên mặt nước, một số sau đó đã bị chết. Ảnh : Dân Trí

Giải thích này khó thuyết phục, vì nếu vùng nước làng bè bị thiếu oxy thì cá không chết đột ngột và nhanh đến như vậy. Việc hải sản đột ngột chết cũng chỉ ghi nhận xảy ra vào buổi sớm 24/4, mà không diễn tiếp sau đó.

"Khi vùng biển được người dân chọn làm bè để nuôi cá bị thiếu oxy (oxy hòa tan, DO), thì trước tiên cá sẽ nổi lên mặt nước, đớp không khí để hô hấp gọi là hiện tượng cá nổi đầu. Nếu thiếu dưỡng khí kéo dài thì hàm dưới của cá nhô ra, màu sắc trên lưng biến nhạt. Nếu không có biện pháp xử lý cá sẽ chết hàng loạt thậm chí chết toàn bộ".

Tài liệu về "Bệnh học thủy sản" của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết như vậy.

Giải thích từ nhà chức trách đưa ra là "khu vực các bè nổi đang kinh doanh nằm giữa cầu cảng số 3, số 4 và số 5 đang thi công gây ứ đọng, giảm khả năng lưu thông nguồn nước, có thể tác động đến môi trường" ; và "các chỉ số về các trạm quan trắc online lắp đặt tại các nhà máy Nhiệt điện, Formosa… được gửi về Sở Tài nguyên thì các chỉ số về nguồn nước đều ở ngưỡng bình thường" (!?).

Tuy nhiên theo lời của ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý các dự án của Công ty cảng Quốc tế Lào- Việt thì việc kết luận thi công cầu cảng gây nước ứ đọng, dẫn tới chuyện cá bè trên biển bị chết là không thuyết phục.

"Hiện Công ty cảng Quốc tế Lào-Việt đang thi công Bến cảng số 3. Do đó, đơn vị đang khoan cọc nhồi bằng phương pháp thả ống vách ngăn móc đất lên bờ, công trình thi công được hơn 4 tháng nay đã hoàn thành được 40 cọc bê tông, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước". Ông Tuấn nói và cho biết cần lưu ý tình tiết vào khoảng 5 giờ sáng 24/4, các hộ kinh doanh hải sản trên bè nổi tại Vũng Áng - Hà Tĩnh bất ngờ phát hiện thấy có hiện tượng lạ khi nước biển đang trong bỗng chuyển sang màu như nước chè xanh đặc.

Trong lúc người dân đang đặt câu hỏi tại sao thì đến khoảng 6 giờ cùng ngày bắt đầu thấy hải sản trong lồng bè của mình, trong đó có các loại cá mú, cá hồng, mực nhảy, tôm hùm, cua, ghẹ... thi nhau chết hàng loạt.

"Thi công cọc bê tông bến cảng thực hiện vào ban ngày. Khả năng dòng nước biển có màu như nước chè xanh đặc, là từ một họng cống xả thải nào đó từ nhà máy trong vùng biển này !". Một số công nhân khoan cọc nhồi tại đây đặt nghi vấn. Họ ngại nêu tên Formosa cho ngờ vực xả thải đó.

Năm 2014, nhiều ngư dân khi lặn biển đêm đã phát hiện hệ thống đường ống dẫn nước khổng lồ dưới đáy biển Vũng Áng. Đến đầu tháng 4/2016, cũng trong lúc lặn đêm, một ngư dân bất ngờ phát hiện miệng đường ống khổng lồ nằm dưới đáy biển này đang phun rất mạnh dòng nước có màu vàng đục ra biển. Ngư dân này đã cấp tốc trình báo sự việc với cơ quan chức năng.

Đồn Biên phòng Đèo Ngang sau đó lên tiếng cho rằng, đó chỉ là ống dẫn nước xả thải sinh hoạt của dự án Formosa. Tuy nhiên từ thời điểm đó cá biển ở Vũng Áng đột ngột chết rất nhanh và lan rộng tới nhiều địa phương khác…

Khi ấy, trả lời về hiện tượng cá bị nhiễm độc chết hàng loạt liệu có liên quan đến dự án Formosa, ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc bộ phận An toàn Vệ sinh Môi trường Công ty Formosa nói rằng hệ thống xả thải của Formosa trước khi được thải ra biển các điểm xả thải phải tập trung về một chỗ. Sau đó nước thải đi qua một trạm quan trắc tự động. Ống xả thải ra biển này, là đường ống cuối cùng sau khi gom nước từ các điểm về. Ống xả thải đó đã được sự cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường của Nhà nước Việt Nam.

Tháng 4 năm nay tái xuất hiện chuyện cá chết ở vùng biển Vũng Áng với quy mô nhỏ hơn. Rất nhanh, chính quyền địa phương đã khẳng định "các chỉ số về các trạm quan trắc online lắp đặt tại các nhà máy Nhiệt điện, Formosa gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đều bình thường (!?)".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Đình Đáp, cựu phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, dè dặt cho rằng : "Đương nhiên họ đã rút kinh nghiệm lần 1, không dám để gây hậu quả như trước, còn xử lý công nghệ như thế nào giảm thiểu ô nhiễm lại khác, đã khai khoáng thì chỉ là mức độ nặng nhẹ ra sao, khu vực đông dân cư hay thế nào, chủ yếu là mức độ chấp nhận được, chỉ là hạn chế tối đa ô nhiễm, chứ không phải là không có ô nhiễm.

Việc sản xuất chắc chắn sẽ kèm theo ô nhiễm, nhà sản xuất nào cũng biết, nhưng tùy theo điều kiện nước sở tại, địa phương có nguồn khoáng sản, ứng xử như thế nào, chấp nhận được hay không, còn đòi hỏi sản xuất, khai khoáng, luyện khoáng không gây ô nhiễm là rất khó. Tôi nói ngay như luyện cốc khô không có công nghệ hiện đại cũng ô nhiễm lắm, ra khói bụi, đối tượng là con người, mà con người sức chịu đựng chất độc rất giỏi, nên cần thời gian lâu dài mới phát bệnh".

Cho đến nay, chuyện đặt nghi vấn về việc Formosa Hà Tĩnh tiếp tục xả thải đầu độc môi trường, rất dễ bị nhà chức trách chụp mũ chính trị.

Thảo Vy-Nguyễn Cao

Published in Việt Nam
lundi, 12 février 2018 22:44

'Hơi thở' của kiều bào đây !

Ông thủ tướng mong muốn bà còn Việt kiều " luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau" cứ như lời cha nói với đám con nhỏ nhưng mà nội chuyện đón tết chung ở nước ngoài thôi thì cũng đã là khó rồi.

hoitho1

Thủ tướng : "Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào"

Hơi thở của kiều bào

Tổng kết năm 2017 chính phủ của ông Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đã hoàn thành tốt 13 chỉ tiêu mà quốc hội giao cho. Trong đó có xuất khẩu của cả nước ước đạt 214 tỷ USD, tăng 21,1%, công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường và… đưa trên 128.000 người đi lao động ở nước ngoài. Ông Phúc đã nhấn mạnh rằng " trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp nhiều mặt của kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại các quốc gia trên toàn thế giới".

Nhà nước Việt nam đang và sẽ rất cần kiều hối để nắn vào sản xuất hòng thay thế cho lượng tiền đầu tư FDI đã hết thời ồ ạt đổ vào và tiền ODA đã không còn được cho vay ưu đãi. Đây có lẽ là hơi thở mà ông Phúc muốn lắng nghe nhất. Mà khốn khổ thay, lượng kiều hối gởi về mỗi năm lại ngày càng ít đi sau khi đạt con số kỷ lục 13,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015.

Lượng kiều hối gởi về mỗi năm từ những người Việt định cư ở nước ngoài và lương của những người Việt đi lao động ở nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp chiếm khoảng 6-7% GDP. Có đến 80% lượng kiều hối là của những người Việt tỵ nạn ở giai đoạn năm 1973 đến sau 1975 gởi về cho gia đình, làm từ thiện, hỗ trợ dân oan và các tổ chức dân chủ trong nước. 7% của lượng kiều hối là của 500 ngàn người lao động hợp pháp ở Nhật, Hàn, Malaysia với đồng lương rẻ mạt và giờ làm việc không ngơi nghỉ.

hoitho2

Theo thống kê mới đây từ Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 (11,5 tỷ USD) - là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Số còn lại có lẽ là của những người lao động chui trong các trang trại trồng cần sa, tiệm làm móng tay, tiệm ăn đến các băng nhóm chuyên ăn cắp hàng ở Nhật, ở Đài loan, Mỹ... để tuồn về Việt nam bán với giá rẻ, thậm chí là từ các cô gái bán thân ở Singapore, Malaysia, hay các phụ nữ Việt nam lấy chồng nước ngoài. Hơi thở từ những người này liệu ông Phúc có muốn lắng nghe và đề cập công khai ?

Gần 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài đã đóng góp cho xuất khấu và sản xuất của Việt nam khi mua quần áo, giày dép và các sản phẩm điện tử được sản xuất từ các nhà máy nhân công giá rẻ mà hiện Việt nam đang tận hưởng. Những người Việt đang mua các mặt hàng nông hải sản hay bất cứ những gì Made in Vietnam vì một sợi dây ràng buộc mơ hồ với tổ quốc dù biết rằng chất lượng đôi khi thua xa mặt hàng cùng loại được sản xuất ở các quốc gia Đông Nam Á khác.

"Tinh thần đại đoàn kết" của "con hổ mới về kinh tế"

Về ước mơ, hoài bão và khát vọng to lớn của đất nước và nhân dân trong nỗ lực phấn đấu trở thành "một con hổ mới về kinh tế", ông Phúc nhấn mạnh " đặc biệt là phải dựa trên tinh thần đại đoàn kết của những người dân Việt Nam trong và ngoài nước". Không thể nào phủ nhận tinh thần đại đoàn kết nhất thời.

Người Việt nam chưa bao giờ đoàn kết hơn trong tháng Giêng 2018 khi trận bán kết và chung kết châu Á của U23 diễn ra. Người lạ, người quen vui mừng hồ hởi, thân thiện với nhau khi "đi bão" mừng chiến thắng, người Việt cờ đỏ lẫn cờ vàng cùng hồi hộp theo dõi U23 Việt nam và cảm thấy tự hào cho nền thể thao của tổ quốc.

Đông đảo người Việt cũng rất đoàn kết khi đồng lòng bài xích "nhân tố ngoại" không biết tôn trọng sự tôn thờ lãnh tụ và dám xúc người đã quá cố vốn là một thần tượng lớn cho một bộ phận không nhỏ người dân ở Việt nam cũng như dám chế giễu sự đoàn kết nhất thời của người Việt. Họ cũng đồng lòng xử luôn những "nhân tố nội" không đi cùng luồng trong cơn say yêu nước – yêu lãnh tụ ấy.

Tinh thần đại đoàn kết được thể hiện mạnh khi người dân trong nước năm qua ủng hộ các tài xế phản đối các trạm BOT mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa ở trên khắp các quốc lộ trong cả nước. Đặc biệt là sự việc ở người dân đồng lòng phản kháng trạm BOT Cai lậy đã làm cho người dân cả nước quan tâm hơn đến quyền lợi thiết thực của họ hàng ngày đang bị xâm phạm và bắt đầu có ý thức đấu tranh chống lại các nhóm lợi ích đi ngược lại lợi ích của họ.

hoitho3

"Đi bão" tại Sài Gòn mừng chiến thắng U23 Việt Nam 

Tinh thần đại đoàn kết của người dân nằm ở hàng ngàn chữ ký trong bản kiến nghị kêu gọi dừng dự án cáp treo Sơn Đoong của tập đoàn FLC và tỉnh Quảng Bình. Người dân trong và ngoài nước đồng lòng muốn di sản thiên nhiên độc đáo này được bảo tồn và thoát khỏi bàn tay khai thác thô bạo của trọc phú tham lam.

Người Việt trong ngoài nước với các chương trình quyên góp giúp cứu trợ lũ lụt, giúp đỡ trẻ em vùng cao, các trại trẻ mồ côi, người tàn tật hay các chương trình y tế – giáo dục thiện nguyện cũng đã giúp cho chính quyền đỡ đi nhiều gánh nặng mà không phân biệt nguồn tiền và nhân lực từ đâu.

Tinh thần đại đoàn kết của người Việt hải ngoại hướng về Việt nam khi tham gia ký tên yêu cầu xử lý Formosa và bảo vệ môi trường ở vùng biển miền Trung Việt nam cũng như ủng hộ cho những người đấu tranh vì môi trường trong nước. Tinh thần đoàn kết của người trong nước cũng đã từng hừng hực trong những ngày tuần hành vì môi trường vì cây xanh ở Hà nội, Sài gòn hay miền Trung trong năm 2016.

Còn tinh thần đại đoàn kết bền vững mà cho đến giờ vẫn không có cách gì để đạt được là điều mà chính quyền Việt nam cho đến giờ vẫn loay hoay kêu gọi là sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Khi tinh thần đoàn kết nhất thời lắng xuống thì chính quyền Việt nam lại làm dậy sóng hòa hợp hòa giải khi tưng bừng kỷ niệm " chiến thắng chiến dịch tết Mậu thân" và người Việt lại rẽ ra hai phía "yêu nước" và "phản động" theo quan điểm của chính quyền cai trị hiện hành.

"Thủ tướng mong muốn …"

Lễ tết của người Việt ở đâu cũng có chương trình văn nghệ ; cành đào ở cơ quan ngoại giao Việt nam, mai vàng ở những hội đoàn và tôn giáo người Việt ; bánh chưng-bánh tét và áo dài ở cả ngày tết Việt nam dưới màu cờ đỏ hay cờ vàng xưa nay. Nhưng nét văn hóa Việt có chỉ phát huy với "cành đào, bánh chưng, áo dài…" ?

Ông thủ tướng mong muốn bà còn Việt kiều " luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau" cứ như lời cha nói với đám con nhỏ nhưng mà nội chuyện đón tết chung ở nước ngoài thôi thì cũng đã là khó rồi.

hoitho4

Những du học sinh - những "tỵ nạn tự nguyện".

Hàng năm các đại sứ quán Việt nam ở nước ngoài tổ chức đón tết cho kiều bào, ở ngay tại Việt nam cũng có lễ dành cho bà con kiều bào về quê hương đón tết. Thế nhưng đó là kiều bào nào ? Hẳn nhiên đó là những kiều bào " có nhiều đóng góp cho quê hương" và có mối quan hệ thân thiết với các đại sứ quán cũng như chính quyền trong nước. Có thể dễ nhận biết đó là những người xuất thân từ du học sinh và lao động từ Đông Âu, hoặc những người ra đi "tỵ nạn tự nguyện" sau này.

Người Việt không có mối quan hệ thân thiết với sứ quán cũng có tổ chức đón tết nhưng với phiên bản khác khi họ tự đứng ra theo hội đoàn người Việt nam, các tổ chức Công giáo hay Phật giáo ở nhà thờ hay chùa Việt nam. Những người tham dự lễ hội này là những người tỵ nạn vượt biên và con cháu của họ. Tết người Việt ở các đại sứ quán không có sự tham gia của những người Việt này mà là những người không muốn tham gia và lễ hội do " phản động" tổ chức.

Sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau sẽ yên ổn khi không có đụng vào chuyện cờ quạt, "phản động" hoặc "cộng sản", hay động vào lợi ích cá nhân, vùng miền.

Ý kiến đóng góp dành cho đất nước ?

"Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con ; lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà con dành cho đất nước"

Có thật thủ tướng và tổ quốc sẽ dám lắng nghe ý kiến của "phản động" ?

Người Việt hải ngoại mong muốn chính phủ trục xuất Formosa và các nhà máy đang tàn phá môi sinh trên khắp các vùng miền của tổ quốc. Họ cũng mong muốn dừng các dự án xây dựng tượng đài, trụ sở hành chính hay cả nghĩa trang hàng ngàn tỷ và dùng tiền đó để xây trường học, thư viện cho trẻ em vùng cao vùng xa.

Người Việt hải ngoại mong chính phủ không đàn áp những người đang chống lại việc thu phí BOT bất hợp pháp, không tăng thuế làm ảnh hưởng cuộc sống người nghèo và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nước ngoài.

hoitho5

BOT và tiền lẻ

Người Việt hải ngoại không muốn thấy cáp treo Sơn Đoong, không muốn sử dụng sân bay Long Thành thay thế cho Tân Sơn Nhất.

Người Việt hải ngoại mong muốn tết này con Mẹ Nấm, con Chị Nga được ăn tết trong vòng tay thương yêu của mẹ chúng.

Người Việt hải ngoại mong muốn một Việt nam dân chủ thật sự, một nền kinh tế thị trường với sự lãnh đạo của những người biết làm kinh tế mà không cần có lý luận. Liệu tổ quốc có dám cắt bỏ cái đuôi xã hội chủ nghĩa hai ý niệm này hay không ?

Hơi thở và ý kiến đóng góp của người Việt hải ngoại đấy ! Thủ tướng và tổ quốc có nghe rõ không ?

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 12/02/2018

Published in Diễn đàn

n 10.000 người dự Lễ '500 năm Tin Lành cải chính' ở Hà Nội (VOA, 12/12/2017)

n 10.000 người Vit Nam đã đến d bui ging ca Mc sư Franklin Graham, Ch tch kiêm Giám đc điu hành ca t chc Samaritan’s Purse, din ra ti một vn đng trường Hà Ni trong bui ti Th Sáu 8/12. S kin kéo dài hai ngày cho ti hết Th By 9/12, là s kin truyn bá phúc âm Cơ Đc Giáo "hiếm hoi" nước cng sn Vit Nam, theo hãng thông tn AP.

vn1

Mục sư Franklin Graham phát biu ti bui ging đo Hà Ni, 8/12/2017.

Mục sư Graham nói rng bui cu nguyn ti Hà nội hôm th Sáu là s kin "chưa tng din ra v mt quy mô đi vi Vit Nam. Ông cho biết chính quyn ti Hà ni không đt ra bt c điu kin nào’ cho sinh hot tôn giáo này. Mc dù cn ti 1 năm đ t chc s kin, gii hu trách Vit Nam ch mi bt đèn xanh "hồi tun trước", theo li mc sư Graham nói vi AP.

"Đây là một s kin chưa tng có tin l đi vi chúng tôi và đi vi chính ph Vit Nam", AP dn li mc s Graham, "Chúng tôi không mun làm bt c điu gì có th gây bi ri cho chính ph Vit Nam, hay nhân dân Việt Nam. Thc tế là, chúng tôi ch là nhng người khách, chính ph Vit Nam chưa h bo tôi phi nói điu gì hay không nói điu gì. Tôi s ch nói v Thượng Đế, chúng tôi không có mt đây đ nói v các vn đ chính tr".

Theo AP, Mục sư Franklin Graham nói ông hy vọng rng qua s kin này, Hà ni s có mt cái nhìn khác hơn v Ki-tô giáo. Ông nói :

"Tôi hy vọng chính ph s nhn ra rng các tín hu Ki-tô không phi là nhng k thù, mà nm trong thành phn công dân tt nht ca Vit Nam, và là nhng người mà h có th tin cy và da vào".

Nhà truyền giáo nói ông hy vng thay đi đó s tt cho các giáo hi, và ông hy vng cuc gp mt kỳ này cũng s có li cho chính ph Vit Nam, và "h s nhìn chúng ta dưới mt ‘ánh sáng khác’ sau tun này".

Trang mạng christianpost.com trích lời Mc sư Franklin Graham ca ngi chính ph Vit Nam là đã bt đu có quan h m áp hơn vi Ki-tô giáo.

Trước s kin đêm th By 9/12, hãng tin AP nói chính quyn Hà ni không bình lun vi AP v sinh hot tôn giáo đc bit này.

Vấn đ tôn giáo dường như vn là mt vn đ hết sc nhy cm Vit Nam không ch vì nhng li ‘rào trước đón sau’ ca nhà truyn giáo ni tiếng nước M, mà mt s người trong Hi Thánh Tin Lành Hà ni có đến tham d bui ging ca Mc s Franklin Graham đã tỏ ra vô cùng ngn ngi, và mt mc t chi tr li nhng câu hi ca Ban Vit ng-VOA vào đêm 11/12, dù được trn an rng nhng câu hi y ch liên quan ti không khí bui sinh hot, bao nhiêu người tham d, và tri nghim ca h ti bui sinh hot đó là như thế nào.

Dưới hàng tít "Mc sư Franklin Graham ging đo ti s kin hiếm hoi ti nước cng sn Vit Nam", bn tin ca AP hôm 8/12 nói bt chp nhng ci cách kinh tế sâu rng trong 30 năm qua đã giúp Vit Nam tr thành mt trong nhng quc gia có đà tăng trưởng nhanh nhất khu vc, đng cng sn đương quyn vn kim soát cht ch mi khía cnh ca xã hi, "t truyn thông cho ti tôn giáo".

AP dẫn li T chc Human Rights Watch nói rng hơn 100 người Vit Nam đang b giam cm vì nhng sinh hot tôn giáo hay chính tr ôn hòa.

Bản tin ca AP nhắc li trường hp ca Linh mc Công giáo Tadeo Nguyn văn Lý, mt trong nhng người sáng lp Khi 8406, t chc kêu gi dân ch đa nguyên Vit Nam v ti tuyên truyn chng nhà nước Vit Nam, đã được phóng thích năm ngoái sau 8 năm b giam cm.

Truyền thông trong nước nói chung dường như không my chú ý ti s kin tôn giáo ‘hiếm hoi’ này, mc dù báo mng Hà Ni Mi và Kinh Tế Đô Th có đưa tin Mc sư Graham được Bí thư Thành y Hà Ni Nguyn Đc Chung tiếp đón trước các bui ging đo din ra ti Sân Vận Đng Qun Nga.

Bài viết đăng trên trang mng kinhtedothi.vn chy hàng tít "Hà Nội trân trng nhng đóng góp ca t chc Samaration's Purse" tường thut rng Ch tch UBND thành ph Hà ni đã tiếp đoàn đi biu ca t chc cu tr nhân đo Samariton’s Purse, và chúc mối quan h gia hai bên ngày càng phát trin tt đp.

Theo hãng thông tấn AP, Mc sư Graham nói rng ông mun nhà cm quyn cng sn xem người Cơ Đc Giáo là "nhng công dân tt". Ông cho biết đã dành c mt năm đ chun b cho các s kin này, và nhà cầm quyn cng sn Vit Nam đã không đt ra bt c điu kin nào. Ông Graham nói vi AP rng, cuc tp hp ca tín hu Cơ đc giáo ti Hà Ni hôm Th Sáu là "chưa có tin l v quy mô" ti Vit Nam. Ông không mun làm bt c điu gì khiến cho nhà cm quyn cộng sn b mt mt, và cũng không nói chuyn chính tr.

Ban Tôn giáo Chính phủ hôm 12/12 ti lên mng mt s hình nh nhân "L 500 năm Tin Lành ci chính" ca Hi thánh Tin Lành Vit Nam (min Bc), vi li gii thiu sau đây :

"Trong 500 năm qua, đạo Tin Lành trên thế gii cũng như Vit Nam đã th hin được mt li sng đo tích cc, tiến b, tuân th pháp lut và giàu lòng bác ái. Đông đo tín hu, chc sc đo Tin Lành ti Vit Nam đã tham gia tích cc vào công cuc xây dng và kiến thiết đt nước".

Mục sư Franklin Graham là Ch tch và Giám Đc điu hành ca Hip Hi Truyn giáo Billy Graham và t chc Cu tr và Truyn giáo Cơ Đc quc tế Samaritan's Purse, con trai ca nhà truyn bá phúc âm Billy Graham, người sáng lp hi, và mt trong nhng nhân vt có nh hưởng chính tr rt ln ti Hoa Kỳ.

Chủ tch Hi Truyn giáo Franklin Graham nói rng trong 30 năm qua, Vit Nam đã chng kiến rt nhiu thay đi. Ông nói thái đ ca chính ph Vit Nam đi vi Hi Truyn bá Phúc Âm đang thay đi, và ông tin là những thay đi y s tiếp tc theo hướng tích cc.

"Tín đồ Ki-tô ti Vit Nam được t do hơn v mt tôn giáo, trong khi theo nhng du hiu b ngoài thì dường như chúng ta phương Tây, đang dn dà mt đi nhng cái quyn y".

Trong những năm gn đây, Hip Hi Billy Graham đã gia tăng hot đng ti Đông Nam Á, ngay c ti các nước có truyn thng theo Pht giáo. Vào tháng 11/2016, Hi Truyn giáo Billy Graham đã t chc s kin truyn giáo 3 ngày "Love Joy Peace" ti trung tâm hi ngh Myanmar. S kin này được Hi Thánh Tin Lành Hà ni miêu t là "mt trong nhng s kin truyn ging ln nht ti Myanmar k t khi nước này m ca", vi s tham d ca hơn 170,000 người.

Với dân s khong 95 triu người Vit Nam, đi đa s người Vit theo đo Pht như Myanmar, khoảng 6.5 triu người là tín đ Công Giáo, và hơn 1 triu người theo đo Tin Lành.

************************

n 4 tỷ đôla kiều hối ‘đổ’ về Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 (VOA, 11/12/2017)

Thành phố H Chí Minh đã tiếp nhn lượng kiu hi gn 4,6 t đôla trong 11 tháng đu năm 2017, tăng nh so vi cùng kỳ năm trước, theo Tân Hoa Xã.

vn2

Thành phố H Chí Minh đã tiếp nhn lượng kiu hi gn 4,6 t đôla trong 11 tháng đầu năm 2017.

Ngân hàng nhà nước, chi nhánh thành ph H Chí Minh hôm 11/12 cho biết rng hơn 60% lượng kiu hi đến t Hoa Kỳ và hơn 19% t Châu Âu.

báo thành ph H Chí Minh s nhn được kiu hi gn 5,2 t đôla M trong năm 2017, tăng 4,5% so vi năm ngoái.

Kiều hi ca Vit Nam năm 1993 ch có 141 triu đôla, nhưng đến năm 2015 tăng lên 13,2 t đôla, và gim xung còn hơn 9 t đôla vào năm 2016. Mt trong nhng lý do chính làm gim lượng kiu hi là do lãi sut tin gi đôla M Vit Nam gim xung ch còn 0%.

Hiện có gn 5 triu người Vit đang sinh sống ti 103 quc gia và vùng lãnh th trên thế gii.

Đầu năm nay, theo AP, ngân hàng Credit Suisse có báo cáo cho rng lượng kiu hi v Vit Nam trong năm 2017 s tiếp tc gim do tác đng t chính sách hn chế nhp cư ca Tng thng Donald Trump.

Ngân hàng Credit Suisse cho biết kiu hi t M chiếm khong 4% trong GDP ca Vit Nam.

*********************

Di dân gốc Việt bị kết tội sát hại 5 người trong một gia đình ở San Francisco (VOA, 13/12/2017)

Một di dân bt hp pháp người Vit đã b tòa tuyên b có ti và hin đang đi mt với án tù chung thân hôm 11/12 trong vụ án dùng búa giết chết mt gia đình năm người hi năm 2012 sau khi anh ta thua bc mt sòng bài vào bui chiu cùng ngày, kênh FoxNews và Đài CBS loan tin.

vn3

Bị cáo Binh Thai Luc (Ảnh CBS San Francisco)

Bị cáo Binh Thai Luc, vn có tin s phm ti bo lc và nm trong din b trc xut hi năm 2006, b xác đnh là có ti trong v sát hi mt gia đình di dân gc Trung Quc. Ngoài ra, anh ta còn đi mt vi năm cáo buc tìm cách cướp tài sn và hai cáo buộc trộm cp.

Hôm 23/3 năm 2012, Luc, lúc đó đang mắc n nn, đã giết chết gia đình nn nhân trong mt v cướp sau khi anh ta thua bc mt sòng bài.

Các công tố viên cho rng gia đình nn nhân ct gi hàng ngàn đô la tin mt trong nhà San Francisco. Vào lúc bị bt, Luc đang có 6.500 đô la trong người. Bi thm đoàn đã được thông báo rng b cáo đã thanh toán hết n nn sau khi v án xy ra.

Luc, 41 tuổi, b buc ti đã dùng búa đp, đâm và bóp nght ba người ph n và hai người đàn ông trong mt gia đình mt căn nhà s 16 đường Howth gn City College of San Francisco.

Các nạn nhân trong gia đình b giết bao gm annh Vincent Lei, 32 tui, v anh ta là cô Chia Huei Chu, 30 tui, cha m anh ta là ông Hua Shun Lei, 65 tui, và bà Wan Yi Xu, 62 tui, cùng chị gái là cô Ying Xue Lei, 37 tui, theo Đài CBS.

Luc, vốn là th sa ng nước, là mt người bn lâu năm ca nn nhân Vincent Lei.

Tờ San Francisco Chronicle dn li ông George Gascón, chưởng lý qun, nói : "Đây là mt v giết người tàn bo, dã man và chúng tôi thấy vui vì chúng tôi đã bt th phm chu trách nhim trước gia đình nn nhân và trước cng đng".

Mặc dù không có bn khai ca nhân chng chng kiến hành vi ca Luc, các nhà điu tra cho biết máu ca mt trong s các nn nhân được tìm thy vương vãi trên chiếc qun jeans ca Luc. Máu ca Luc cũng được tìm thy trên mt gói thuc lá, mt hóa đơn và mt ngăn kéo t, cũng theo t báo này.

Trước đây, Luc đã tù c chc năm vi ti cướp ca và dùng hung khí tn công người khác trong v cướp có vũ trang một nhà hàng Trung Quc hi năm 1996. Chính quyn đã ra lnh trc xut anh ta v Vit Nam sau khi mãn hn tù. Tuy nhiên Chính ph Vit Nam đã không cung cp giy t tùy thân hp l đ hoàn thành vic trc xut anh ta.

quan di trú liên bang M đã th Luc trở li cng đng vào năm 2006.

Luật sư bin h nói rng có th mt người nào khác mi là th phm sát hi c gia đình, nhiu kh năng là do bn côn đ khu ph Tàu San Francisco thanh toán theo kiu giang h hay mt người bn trai cũ ca mt trong sc nạn nhân. Lut sư bin h Mark Goldrosen nói rng bên công t không xác đnh được đng cơ giết người.

Trong phiên tòa, Luật sư Goldrosen nói rng các bng chng cho thy Luc đã trong nhà ca nn nhân nhưng không chng minh được anh ta đang cướp ca hay giết người vào lúc đó.

Luc không nói lời gì sau khi b kết ti. Lut sư Goldrosen nói rng thân ch ca ông đã ‘rt tht vng’ vi bn án.

"Ông ấy hiu rng đây ch mi là khi đu ca mt quy trình và s còn th tc chng án," Goldrosen nói.

Published in Việt Nam

kieuhoi1

Chi nhánh ngân hàng Vietcombank Hà Nội được trang trí đón năm mới Đinh Dậu 2017. AFP

Những ngày cuối năm, đặc biệt là giáp Tết dương lịch và Tết nguyên đán, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam bắt đầu tăng mạnh.

Lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 5 tỷ USD cho tới thời điểm hiện tại. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ra thông cáo báo chí và được báo Tuổi trẻ loan đi hôm nay 19/1. Như vậy lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 có giảm nhẹ so với năm trước đó là 2015, nhưng vẫn chiếm 57% so với tổng kiều hối trên cả nước.

Những ngày cuối năm, đặc biệt là giáp Tết dương lịch và Tết nguyên đán, kiều hối bắt đầu tăng mạnh. Tuy nhiên theo quan sát của các doanh nghiệp, lượng kiều hối chuyển vè Việt Nam trong năm 2017 có thể chịu nhiều tác động từ việc điều chỉnh chính sách kinh tế tại Mỹ và các chính sách quản lý nguồn lao động gắt gao tại một số quốc gia Châu Á.

Được biết năm 2015, tổng lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến 14 tỷ USD, cao hơn khoảng 2 tỷ so với năm trước nữa là 2014.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2