Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cấm, kiểm duyệt và tác dụng ngược

Viết từ Sài Gòn, RFA, 10/05/2022

Mục đích của kiểm duyệt nhà nước độc tài là nhằm tìm ra những chi tiết bất lợi cho nhà độc tài và đi ngược với đường lối tuyên truyền của họ. Mục đích của cấm đoán, cắt bỏ sau kiểm duyệt nhà nước nhằm tránh phổ biến những gì có tính "phản động, đồi trụy…" theo tiêu chuẩn thẩm mỹ và nghệ thuật nhà nước. Nhưng, trong thời đại mạng xã hội phát triển, sự kiểm duyệt, cắt bỏ hay cấm đoán chỉ có tác dụng ngược và cho thấy rằng trình độ của cơ quan văn hóa nhà nước đang ở mức tối thiểu, kĩ năng cũng như khả năng thẩm thấu văn chương, nghệ thuật và sản phẩm văn hóa của các cơ quan này không theo đuổi kịp xã hội. Và, sự kiểm duyệt, cấm đoán có tác dụng ngược.

bodoicuho1

Hình ảnh bộ đội cụ Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ được nhìn bằng một hiện thực khác

Chuyện tác dụng ngược trong kiểm duyệt, cắt bỏ và cấm đoán trong tác phẩm nghệ thuật, văn học, lịch sử, văn chương, thơ ca… tại Việt Nam đâu phải chỉ lần đầu. Nhưng khác với trước đây, nếu như những năm 1980, một tác phẩm bị kiểm duyệt, xem như tác giả đó bước vào đường hầm, và cái bóng tối u ám trong đường hầm đó chưa biết đến bao giờ chấm dứt, thậm chí tác phẩm bị kiểm duyệt thì kéo theo tác giả bị hạch sách và tiếp theo nữa là số phận của tác giả đến chỗ thê thảm không thể thê thảm hơn. Trong một số trường hợp, tác giả bị bắt bớ, tù đày, thậm chí mất mạng.

Nhưng đó là câu chuyện của thế kỉ trước, kể từ năm 2000 trở đi, sự kiểm duyệt của nhà nước còn gắt gao hơn, khủng khiếp và tàn bạo hơn, họ không dừng ở kiểm duyệt mà tổ chức theo dõi và thậm chí đàn áp, gây khó dễ với tác giả. Nhà nước không chỉ kiểm duyệt tác phẩm mà kiểm duyệt tác giả và kiểm duyệt cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ của họ. Trường hợp kiểm duyệt hành vi của người nhận giải thưởng Văn Việt là một điển hình. Hầu như các tác giả từng đăng bài trên Văn Việt đều rơi vào tầm ngắm của an ninh văn hóa. Và các tác giả đoạt giải Văn Việt đều bị kèm cặp một cách gắt gao và vô lý. Không riêng gì nhà thơ Thái Hạo và nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy bị khống chế trong việc đi nhận giải, mà trước đó, các tác giả đoạt giải Văn Việt đều bị khống chế, họ có thể im lặng vì một lý do nào đó, và cũng có thể năm trước nhẹ tay hơn năm sau, hoặc giả có những thứ ràng buộc liên đới mà các tác giả bị khống chế phải ngậm đắng mà im lặng.

Nhưng, hầu như bất kì sự kiểm duyệt nào từ phía nhà nước chỉ mang lại đúng một hệ quả : Tác giả, tác phẩm bị kiểm duyệt trở nên nổi tiếng một cách bất ngờ, thậm chí, giả sử họ được lăng xê hết mức trong hệ thống truyền thông nhà nước, chưa chắc họ đã được nổi tiếng như đang có, tức là như sau khi họ bị tai nạn kiểm duyệt.

Có thể kể xa hơn một chút, những năm đầu thập niên 2000, nhóm thơ Mở Miệng ở Sài Gòn đã gặp nạn kiểm duyệt, họ phải sống lây lất, vừa sống vừa chạy trốn an ninh và nói đến mức độ khốn khổ mà họ đã trải nghiệm thì có vẻ như chẳng kém thời Nhân Văn Giai Phẩm, chỉ có khác chăng là họ đã nhờ vào công cụ internet nên mức độ khốc liệt dành cho họ cũng giảm được đôi phần. Và sau khi gặp nạn kiểm duyệt, Mở Miệng chính thức bước ra khỏi ranh giới quốc gia, họ trở thành một cái tên có tính quốc tế.

Gần đây, các cây bút như Thái Hạo, Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng nhanh chóng bước ra thế giới nhờ vào kiểm duyệt và khống chế. Và vô hình trung, sự kiểm duyệt, khống chế của nhà nước lại trở thành một bước lăng xê đáng kể cho các nghệ sĩ. Và, cũng qua sự kiểm duyệt của nhà nước, tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật được quan tâm, được đánh vào tính hiếu kì cũng như được thẩm định, đánh giá chuyên môn một cách nghiêm túc hơn bởi các nhà phê bình độc lập. Song hành với việc này là gu thẩm mỹ của người thưởng ngoạn cũng được nâng tầm. Bởi hiệu ứng truyền thông phi nhà nước, bởi hệ quả của việc cấm và bị/được biến thành hiện tượng, bởi phép so sánh ngầm giữa tác phẩm được nhà nước công nhận, tung hô với tác phẩm bị nhà nước cấm đoán. Hay nói khác đi, tư duy mỹ học của con người được phát triển theo chiều kích mới, rộng mở và khoáng đạt hơn.

Theo RFA : "Một cuộc triển lãm tranh ở Hà Nội nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mới bị tạm dừng khi chưa kịp mở cửa hôm 7/5 vừa qua vì cơ quan văn hoá cho rằng một tác phẩm tham gia triển lãm có vấn đề.

Sự việc này xảy ra chỉ một tuần sau khi ca sĩ trẻ nổi tiếng Sơn Tùng M-TP bị Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch phạt 70 triệu đồng và buộc gở bỏ một video ca nhạc, với lý do tác phẩm này "tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội".

Hai sự việc trên đã một lần nữa dấy lên tranh cãi trên mạng xã hội tiếng Việt về đề tài muôn thuở ở xã hội Cộng Sản – biện pháp kiểm duyệt chặt chẽ. 

Khác với những lần kiểm duyệt trước, khi nạn nhân là những tác phẩm văn học hay nghệ thuật khác có hơi hướng chính trị hoặc đề cập đến các vấn đề xã hội được cho là nhạy cảm, lần này, những tác phẩm chịu kiểm duyệt lại khiến người ta bất ngờ bởi chúng không hề nhạy cảm.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam trích lời nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo - một thành viên hội đồng duyệt triển lãm thuộc Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, cho biết : "Lý do khiến triển lãm phải tạm hoãn là do có những ý kiến cho rằng bức tranh chính của triển lãm Điện Biên Phủ vẽ lá cờ bị rách quá và vẽ anh bộ đội không đẹp, không đúng về giải phẫu".

RFA : Trước khi xảy ra vụ việc kiểm duyệt đối với ca khúc "There’s no one at all" và bức tranh trận Điện Biên Phủ, xã hội Việt Nam cũng được phen tranh luận sôi nổi khi bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, bị bắt theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự vì các phát ngôn của bà này trên mạng xã hội.

Động thái trên cũng được nhiều người cho là một hành vi kiểm duyệt của chính quyền nhắm vào những tiếng nói gây ảnh hưởng đến uy danh của chế độ. Trên thực tế, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng thừa nhận rằng bà Hằng bị bắt là vì "thách thức đường lối, chủ trương của Đảng".

Và lần này, sau văn chương, hội họa trở nên rầm rộ trong thị trường vốn dĩ rất rầm rộ của nó theo chỉ hướng chính trị. Và có gì đáng mừng hơn cho một ngành nghệ thuật khi độ quan tâm từ phía người thưởng ngoạn nhanh chóng tăng vọt, và vô tình, nó được gắn với yếu tính lịch sử, với số mệnh của nghệ thuật thời kiếm duyệt và độc đoán. Hay nói cách khác là nghệ thuật, hội họa cũng nằm trong chuỗi cọ xát, thậm chí gọt đẽo và bị đập những nhát búa kiểm duyệt, điều đó cho thấy rằng độ cứng của giá trị tác phẩm cao hơn so với độ rắn của kiểm duyệt. Và mọi tác động của kiểm duyệt nhà nước ngẫu nhiên trở thành thao tác đánh bóng cho tác phẩm trong thời đại mà tư duy nghệ thuật cũng như nhận thức của con người đã cởi mở và phát triển.

Có lẽ sẽ không bao Lâu nữa, Việt Nam sẽ xuất hiện "trăm hoa đua nở" nhờ vào cơ chế kiểm duyệt của nhà nước. Thậm chí mượn tay kiểm duyệt của nhà nước để phổ biến giá trị tác phẩm cũng là một cách ! Vì, càng bị/được kiểm duyệt và khống chế, người ta càng được đánh giá và nhìn nhận trung thực hơn !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 10/05/2022

*******************

Câu chuyn lá c rách và ‘t do nhy nhót trong lng’

Trân Văn, VOA, 09/05/2022

Sáng tác, sáng to trong văn hc nói riêng và ngh thut nói chung ti Vit Nam vn thế : Tt xu, hay d, thành bi không ph thuc vào kh năng ca văn ngh sĩ cũng như nhn thc, mc đ cm th ca công chúng mà l thuc vào trình đ, thành ý ca mt s cá nhân có quyn xem xét phê duyt.

laco1

Bc ha khiến cuc trin lãm b đình hoãn ca Mai Duy Minh.

Bt k cui cùng, gii hu trách quyết đnh như thế nào đi vi vic trưng bày các bc ha ca Mai Duy Minh v "Đin Biên Ph" thì quyết đnh tm hoãn m ca cuc trin lãm này hôm 7/5/2022 vn là ví d minh ha hết sc sinh đng v màu sc, din mo ca "t do, dân ch và thăng tiến nhân quyn" ti Vit Nam.

Mai Duy Minh tng được gii thiu như mt ha sĩ dám b ra mười năm đ chun b cho cuc trin lãm va k. Ngoài hai ha phm chính là "Đin Biên Ph" và "Đi tướng Võ Nguyên Giáp", Mai Duy Ninh d đnh trưng bày 86 ha phm khác cùng ch đ trong hai tun ti Nhà Bo tàng ca Đi hc M thut Vit Nam Hà Ni.

Báo chí Vit Nam cho biết, Mai Duy Minh đã xin giy phép trin lãm theo qui đnh hin hành. S Văn hóa Th thao Hà Ni đã t chc thm đnh và đã cp gip phép t chc trưng bày t 7/5/2022 đến 20/5/2022. Tuy nhiên ch ít phút trước gi Mai Duy Minh m ca đón khách, S Văn hóa và Thể thao Hà Ni yêu cu "tm dng trin lãm".

laco0

Nghệ sĩ chỉ được quyền tự do nhảy nhót trong lồng chế độ xã hội chủ nghĩa mà thôi, không được làm khác

S Văn hóa và Thể thao Hà Ni gii thích, s dĩ cơ quan này ph nhn chính h vì có "mt s thông tin cho rng mt s bc tranh d gây hiu lm" nên cn "thành lp hi đng thm đnh li". Vic t chc "thm đnh li" và công b quyết đnh ca "hi đng thm đnh li" được ha là s din ra "trong mt thi gian gn nht có th" (1) !

Còn ông Nguyn Đ Bo mt trong nhng thành viên "Hi đng Duyt trin lãm" ca S Văn hóa và Thể thao Hà Ni, tng thm đnh các ha phm ca Mai Duy Minh trước khi S Văn hóa và Thể thao Hà Ni cp giy phép cho Mai Duy Minh trin lãm ti Nhà Bo tàng M thut thuc Đi hc M thut Vit Nam Hà Ni gii thích cn k hơn : Lý do S Văn hóa và Thể thao Hà Ni hành x bt nht như vy vì sáng 7/5/2022 (vài tiếng trước gi khai mc),Cc M thut Nhiếp nh và Trin lãmthuc B Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vit Nam có văn bn "yêu cu xem xét li trin lãm ca Mai Duy Ninh" bi "lá c trong bc ha ‘Đin Biên Ph rách quá" và "b đi trong bc ha này không đp" !

Ông Bo không thèm giu diếm s bt bình đi vi Cc Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm vì yêu cu tm dng trin lãm mà "không ch ra sai ch nào" và "như thế là thiếu trách nhim". Riêng chuyn "c rách nhiu quá" và "b đi không đp" thì "bokhông có vn đ cũng được mà bo có vn đ thì cũng được".

***

Trong s kin này có vài đim đáng chú ý, sáng 7/5/2022 trước khi Mai Duy Minh m ca trin lãm đón khách mt s cơ quan truyn thông đã gii thiu cuc trin lãm này kèm nhn đnh ca mt s nhà nghiên cu phê bình m thut, h xem "lá c rách" và "b đi không đp" trong ha phm Đin Biên Ph là nhng yếu t va mi, va đt.

Chng hn ông Vũ Duy Thông làm vic ti Đi hc M thut Vit Nam, chuyên nghiên cu phê bình m thut - bo vi t Tui Tr :Hình tượng người lính pht lá c b rách vì bom đn, nhng người nông dân gy gò, hình th nhum đy khói súng rt khác vi nhng hình tượng vm v, cường tráng được ca ngi trước đây(2)...

Có th viên chc hu trách nào đó Cc Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cm thy nga mt, nga tai sau khi tình c đc được nhng nhn đnh như thế nên lp tc son văn bn, gi cho S Văn hóa và Thể thao Hà Ni, yêu cu Mai Duy Minh tm dng m ca trin lãm đ t chc "thm đnh li" nhng yếu t mi được khen là va đt, va mi y !

Mai Duy Minh vn ch có mt ha phm "Đin Biên Ph" đ trưng bày trong cuc trin lãm d kiến s đón khách hôm 7/5/2022. Chc chn không có văn bn pháp quy nào đnh lượng v t l quc k được phép rách trong lĩnh vc m thut nên vi S Văn hóa và Thể thao Hà Ni, ha phm này không có vn đ nhưng vi Cc Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm thì có !

Đến gi, sáng tác, sáng to trong văn hc nói riêng và ngh thut nói chung ti Vit Nam vn thế : Tt xu, hay d, thành bi không ph thuc vào kh năng ca văn ngh sĩ cũng như nhn thc, mc đ cm th ca công chúng mà l thuc vào trình đ, thành ý ca mt s cá nhân có quyn xem xét phê duyt.

Chng riêng văn ngh sĩ b buc phi l thuc vào mt s cá nhân như thế mà ngay c công chúng cũng ch có th thưởng thc nếu nhng cá nhân y cho phép được gii thiu, được ph biến. Đâu phi t nhiên mà thnh thong li có chuyn trên cho dưới không cho hay ngược li. Hoc nơi này bt đèn xanh, nơi kia m đèn đ.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 09/05/2022

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/yeu-cau-tam-dung-trien-lam-hoi-hoa-dien-bien-phu-2022050719405393.htm

(2) https://tuoitre.vn/10-nam-ve-chien-thang-dien-bien-phu-20220507092336419.htm

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn

Cấm MV Sơn Tùng

Trong sự kiện MV (music video) bài hát mới của Sơn Tùng, lệnh cấm từ Cục Nghệ thuật Biểu Diễn được phát đi hối hả dựa trên khoản 4, điều 3, theo điều 144/2020 NĐ-CP, đã bộc lộ tính mơ hồ của luật pháp, và cả ấu trĩ trong nhận định.

sontung0

Ca sĩ Sơn Tùng trong MV mới vừa bị cấm ở Việt Nam - Hình chụp video từ YouTube

Nguyên văn theo căn cứ này, là cấm bởi "Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội".

Những gì được viện dẫn từ điều luật này đều hết sức chủ quan và duy ý chí. Hay nói một cách khác, là nếu yêu thì sẽ cho qua, còn ghét thì cái gì cũng có thể thành tội. Còn đáng sợ hơn, là cụm từ "trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc" – đây là điều có thể diễn giải vô tội vạ, bởi cái chuẩn mực thuần phong, mỹ tục thuộc về "dân tộc" khó mà nhận biết được biên giới của nó, và những tiêu chuẩn đó, sẽ co giãn ra sao theo thời gian.

Nói vậy mới thấy, hàng rào kẽm gai kiểm duyệt tư tưởng là vô hình nhưng bất cẩn, vẫn có thể nhận một vết thương, lớn hay nhỏ thì tùy vào thời thế.

Hơn 10 năm trước, quy định của văn hóa Nhà nước là lên truyền hình không được mặc quần jean, không được nhuộm tóc, không được nói chêm trong phát biểu những từ ngoại quốc. Nhưng giờ thì trên truyền hình, mọi thứ trang phục mới mẻ nhất, gây ấn tượng nhất được trình bày. Những kiểu tóc khác thường nhất được chủ trương để tạo cá tính. Còn nhớ trong một lần quay hình, người ngồi cạnh tôi buột miệng nói "OK", lập tức đạo diễn cho ngừng quay và bắt nói lại bằng tiếng Việt.

Hôm nay thì thế nào, ai xem truyền hình Việt Nam cũng thấy rõ.

Hơn 10 năm trước, đọc rap và nhảy hip-hop bị coi là bọn lố lăng. Đã có những bạn trẻ buồn tay vẽ Graffiti trên những bức tường bỏ hoang, cũng bị rượt đuổi như kẻ phá hoại. Nay thì có cả những game show lộng lẫy, và có cả những người học theo phong cách phương Tây để trình bày.

Những người bị chê bai và kết tội trước đây, họ không sai, và họ nhìn thấy trước những gì sẽ đến ở Việt Nam bằng sự hiếu động tiếp nhận cái mới và cả tính hiện thực.

Và cũng thấy rõ là cái gọi là "thuần phong, mỹ tục của dân tộc" có sự "giãn nở" của nó. Nhưng nói trắng ra, những từ ngữ đó là cái khung để kiểm soát theo ý chí của nhà cầm quyền. Và nó được mở ra thêm, khi họ cảm thấy đó là an toàn.

Và bởi tính mơ hồ và ấu trĩ đó, mà văn hóa Việt đôi khi phải gánh chịu những thứ bất thường từ những người đương nhiệm kiểm soát văn hóa, mà cũng tùy vào trình độ và nhận thức thực tế của họ.

Năm 2013, phim Bụi Đời Chợ Lớn bị cấm chiếu vĩnh viễn ở Việt Nam, vì cũng bị phê phán tương tự như là "tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội". Nhưng phim nhập từ Hồng Kông, Đại Hàn hay chính Trung Quốc anh em, với đầy dẫy hình ảnh tương tự thì được lưu hành rộng rãi trong nước. Cho đến giờ này, các tập phim đánh đấm, giang hồ dữ dội của người Việt sản xuất (mà tôi không muốn nêu tên, vì thật lòng vẫn ủng hộ cảm hứng sáng tác tự do của họ) xuất hiện nhiều và được quảng cáo liên tục ở các ứng dụng xem phim do công ty Việt Nam tổ chức.

Ai nói xã hội không im lặng thay đổi, dù những điều luật kiểm duyệt vẫn tiếp tục mơ hồ và ấu trĩ như thời năm 80 vẫn bao vây, đặc biệt khéo che đậy chữ nghĩa hơn cho những sự mơ hồ và ấu trĩ ?

Năm 2012, phim Hunger Games, một tác phẩm viễn tưởng thuần giải trí được đưa đến Việt Nam, bất ngờ là khi nghe tin Trung Quốc cấm chiếu phim đó, vì có những "tư tưởng nổi loạn", thế là những người duyệt phim ở Việt Nam cũng lật đật làm theo, mà khi đó họ cũng không giải thích được điểm nào là nguy hiểm hay không thích hợp. Một năm sau, phần 2 của bộ phim này lại được chiếu ở các rạp tại Việt Nam, đơn giản vì các quan chức kiểm duyệt đã có thời gian coi, và kiểm nghiệm rằng xã hội Việt Nam không có ai nổi loạn hay hư hỏng gì theo phim cả.

Như vậy đó, kiểm duyệt văn hóa của Việt Nam rất vô chừng. Cảm tính và có xu hướng chạy theo cảm xúc đám đông. Và chỉ vậy mà thôi chứ không có giá trị thực tiễn gì cho tương lai.

Sau sự kiện em học sinh nhảy lầu vì trầm cảm, những hình ảnh tiêu cực của giới trẻ bị kiểm duyệt chặt chẽ. Nhưng chỉ cấm vậy thôi, mà không có những hội thảo để tìm giải pháp cho một đất nước có vẻ vui nhộn như Việt Nam lại có đế hơn 26% thanh thiếu niên trầm cảm và nghĩ đến chuyện tự tử. Tương tự như vậy, sau hai năm đại dịch, những hình ảnh khốn khó và đau thương đang bị im lặng gỡ dần trên các trang mạng để không có những "tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội", nhưng lại không thấy có những nghiên cứu cần thiết công bố rộng rãi số người biến chứng vì tiêm chủng hoặc chết, mà nguyên nhân khoa học là vì sao ? Thậm chí cũng không có những báo cáo khoa học đầy đủ về dự đoán các tình huống tiêm ngừa Covid-19 cho trẻ em sẽ như thế nào, đối phó về sau ra sao ?

Trong cuộc phỏng vấn nhanh với một số bạn trẻ đã xem MV của Sơn Tùng, nhiều bạn đã nói những hình ảnh mô phỏng, là thực tế phần nào cuộc đời bên ngoài của chính họ. Nó là hiện thực. Loại hiện thực ở Việt Nam mà những người lớn không dám nhìn thẳng vào sự thật như vẫn phản đối giáo dục giới tính cho trẻ em nữ về chuyện mang thai ngoài ý muốn, và hướng dẫn các thiếu niên về bổn phận an toàn tình dục ra sao.

MV của Sơn Tùng có thể nhìn thấy đó như là một thông điệp mang tính cảnh báo từ giới trẻ - cần được chỉnh sửa để không quá nhiều màu sắc tiêu cực - hoặc là một loại sản phẩm đồi trụy cần phải hủy bỏ ngay lập tức như cái kiểu gom đốt sách báo sau năm 1975. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào tri thức và độ trưởng thành của những người làm cái nghề kiểm duyệt tại Việt Nam.

Bởi đơn giản thôi, những cú sốc văn hóa sẽ không bao giờ là cuối cùng về hướng tương lai, và cách hành xử đơn giản là chỉ cần xóa hay cấm, nó cũng không bảo vệ mãi được cái gọi là "thuần phong, mỹ tục của dân tộc" hay bất kỳ điều gì khác được vẽ ra tương tự.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 29/04/2022

Additional Info

  • Author Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Hãng đại truyền thông xã hội có thói quen tuân thủ kiểm duyệt của chính phủ trong khi bỏ lơ số lượng ‘Facebooker’ bị bỏ tù ngày càng tăng

Việt Nam đang đe dọa đóng cửa Facebook một lần nữa do đại công ty truyền thông xã hội của Hoa Kỳ đã không kiểm duyệt nội dung chỉ trích Đảng cộng sản cầm quyền nhiều hơn.

face1

Facebook thường tuân theo các yêu cầu kiểm duyệt của Việt Nam. Hình ảnh : Twitter

Với ước tính khoảng 60 triệu người dùng, gần 2/3 dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội.

Gia tăng kiểm duyệt

Facebook công bố báo cáo minh bạch 6 tháng một lần, trong đó chỉ ra rằng họ đã hạn chế 834 bài đăng theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.

Con số này thể hiện một bước nhảy vọt so với 121 bài đăng mà Facebook đã gỡ bỏ theo yêu cầu của Hà Nội trong cùng khoảng thời gian 6 tháng vào năm 2019 và 77 bài Facebook đã kiểm duyệt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2019.

Trong khoảng thời gian đó, Facebooker nổi tiếng và nhà vận động dân chủ Nguyễn Quốc Đức Vượng đã bị bắt và bị kết án tám năm tù theo Bộ luật Hình sự 2005 vì đăng tài liệu bị cáo buộc là "chống phá nhà nước".

Theo Đề án 88, một nhóm nhân quyền độc lập lưu giữ cơ sở dữ liệu kỹ lưỡng về các tù nhân chính trị Việt Nam, đã có một loạt các vụ bắt bớ và án tù tương tự dành cho người dùng Facebook Việt Nam, hay là "Facebooker", vì các bài đăng "chống phá nhà nước" trong năm qua.

Sự hỗ trợ của Facebook đối với nhà chức trách Việt Nam trong việc xóa bỏ bất đồng khỏi nền tảng Facebook đã được ghi nhận trong những năm gần đây. Các blogger thường xuyên nhận các bản án nhiều năm cho các tội danh mơ hồ và không rõ ràng chống lại nhà nước.

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một tổ chức vận động hành lang nhân quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 130 tù nhân chính trị.

face2

Trang Facebook với thông điệp gửi tới Mark Zuckerberg, người sáng lập ra phương tiện truyền thông xã hội khổng lồ bằng tiếng Việt. Hình ảnh: Twitter

Trong tổng số 834 hạn chế bắt buộc của Facebook, phần lớn (653) là các bài đăng đơn lẻ, trong khi 167 trang và nhóm cùng 14 người bị hạn chế.

Trong bốn kỳ báo cáo sáu tháng gần nhất, kể từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook chỉ trích dẫn luật làm cơ sở cho các yêu cầu của chính phủ – Nghị định số 72 – bao gồm các lệnh cấm liên quan đối với nội dung chống nhà nước, phỉ báng cán bộ công quyền và lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng.

Luật có hiệu lực vào năm 2013, vào thời điểm đó đã bị các nhóm quyền và tự do thông tin quốc tế phê phán. Tuy nhiên, các tác động của Nghị định 72 hầu hết đã bỏ qua Facebook cho đến khi Luật An ninh mạng 2019 được thực thi, vốn yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng và đặt máy chủ ở Việt Nam.

Yêu cầu bản địa hóa dữ liệu của Luật An ninh mạng 2019 buộc Facebook phải tuân thủ mà Nghị định 72 năm 2013 đã không thực hiện được, mặc dù các quy định của Nghị định 72 là những gì đang được chính phủ Việt Nam viện dẫn để thực hiện các yêu cầu kiểm duyệt của họ.

Cúi đầu

Đầu năm ngoái, các máy chủ cục bộ của Facebook đã bị chính phủ Việt Nam đưa vào chế độ tắt do không tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt cụ thể của chính phủ. Sau đó, vào tháng 4, Facebook tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với chính phủ về kiểm duyệt, giai đoạn chứng kiến ​​s gia tăng đột biến v yêu cu g xung các bài đăng bắt buộc.

Facebook được cho là chỉ sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận đó sau khi các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước ngăn chặn lưu lượng truy cập cục bộ vào Facebook, điều mà họ hiện có thể thực hiện với hiệu quả tối đa nhờ Luật An ninh mạng 2019 yêu cầu Facebook phải đặt máy chủ tại Việt Nam.

Điều quan trọng, vấn đề của chính phủ Việt Nam đối với Facebook không phải là họ không muốn hạn chế nội dung, mà là họ không muốn hoặc không thể làm điều đó trong phạm vi yêu cầu của Nghị định 72.

Facebook đã đồng hành trong việc trấn áp bất đồng chính kiến ​​để duy trì quyn tiếp cn thị trường Việt Nam béo bở, nơi được cho là đã mang về cho họ 1 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam rõ ràng không hài lòng với mức độ kiểm duyệt của Facebook. Cụ thể, Nghị định 72 yêu cầu "sự giám sát lớn và liên tục của chính phủ đối với toàn bộ Internet".

Sau khi thực hiện nghị định, Việt Nam đã thành lập một đơn vị tác chiến trên mạng gồm 10.000 người để chống lại bất đồng chính kiến ​​trc tuyến vào năm 2017. Tuy nhiên, họ không thể giám sát toàn bộ Internet nếu không có sự hợp tác đầy đủ từ Facebook và truy cập vào dữ liệu người dùng của Facebook.

Mạnh tay hơn với Facebook

Các quan chức Việt Nam hiện đang kêu gọi thêm các công cụ pháp lý, bao gồm sửa đổi các quy định quản lý các nền tảng kỹ thuật số xuyên biên giới như Facebook. Mặc dù Facebook không phải là mục tiêu duy nhất : Bộ trưởng Bộ Thông tin và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã cáo buộc Netflix vi phạm pháp luật Việt Nam bằng cách "đưa ra các quy định về nội dung" trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Các quy định này áp dụng cho các yếu tố giải trí thường bị kiểm duyệt hạn chế như ảnh khỏa thân, sử dụng ma túy và bạo lực, nhưng chúng cũng có cả các điều khoản về lịch sử, chính phủ, anh hùng dân tộc và nhân vật công chúng của Việt Nam.

Nếu chương trình mô tả một phiên bản lịch sử Việt Nam hoặc bối cảnh xã hội trái ngược với đường lối của chính phủ, thì chương trình đó có thể bị cấm. Nguyên tắc này có tác dụng gấp hai đối với Facebook vì Facebook đã trở thành nền tảng hàng đầu dành cho những người bất đồng chính kiến ​​ Vit Nam, do đó, chính ph s b giám sát gt gao và thường xuyên.

Một ví dụ rõ ràng về việc kiểm duyệt là câu chuyện Đồng Tâm được đưa tin rộng rãi vào tháng trước, nơi Facebook cấm phổ biến tin tức liên quan đến tranh chấp đất đai ở thị trấn nhỏ phía bắc Đồng Tâm, khi công an ập vào và khiến bốn người thiệt mạng.

Việc chia sẻ thông tin hoặc thảo luận về sự kiện này đã bị chính quyền cấm cản, dẫn đến việc một số người dùng bị Facebook cấm vĩnh viễn mà không có lời giải thích chính thức nào.

Ngay cả những người nổi tiếng trong nước cũng đã thành công trong việc vận động chính phủ thay mặt họ can thiệp để loại bỏ các nhóm "anti-fan" trên Facebook. Hương Giang, một người mẫu nổi tiếng của Việt Nam, gần đây đã vận động thành công các cơ quan chức năng buộc một nhóm như vậy rời khỏi Facebook theo quy định của Luật An ninh mạng nhằm hình sự hóa những lời chỉ trích "các anh hùng dân tộc".

Những quy định như vậy là mơ hồ cũng như quá mức. Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đã đưa ra một tuyên bố thể hiện tính chất mơ hồ của diễn ngôn trực tuyến có thể chấp nhận được, nói rằng Facebook nên chấm dứt "việc lan truyền thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước".

Nhà đầu tư e ngại

Mặc dù không rõ bằng cách nào Facebook có thể đáp ứng được những nhu cầu và ý muốn bất chợt của chính phủ Việt Nam, nhưng lịch sử cho thấy công ty này sẽ tuân theo lệnh của chính phủ Việt Nam để duy trì quyền tiếp cận thị trường.

face3

Một nhà hoạt động Việt Nam giơ điện thoại với màn hình hiển thị bức thư ngỏ gửi cho Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg tại Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018. Ảnh : AFP

Nhưng điều đó không có nghĩa là những luật như vậy sẽ không ngăn cản được các công nghệ và dữ liệu khác vốn chưa thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thật vậy, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các luật và quy định về an ninh mạng nghiêm ngặt và mơ hồ về biểu lộ trực tuyến đang khiến các nhà đầu tư tạm ngưng vì nhiều người lo ngại về việc áp dụng các quy định một cách tùy tiện.

Các nhà đầu tư cũng lo lắng về quyền riêng tư về dữ liệu và bảo vệ dữ liệu, vì luật mạng ngày càng gia tăng cho phép các cơ quan chức năng tiếp cận tất cả thông tin được coi là một phần của hạ tầng cơ sở mạng quan trọng của Việt Nam.

Bất chấp sự đồng ý của Facebook, chính phủ đang đi đúng hướng bằng cách vừa cố gắng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành kỹ thuật số có giá trị gia tăng mới nổi, đồng thời thực thi một chế độ pháp lý xâm phạm quyền riêng tư, hạn chế luồng thông tin và như vậy có hại cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

Nate Fischler

Nguyên tác : "Facebook’s self-defeating censorship in Vietnam", AsiaTimes, 24/11/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 26/11/2020

Additional Info

  • Author Nate Fischlern Khánh An
Published in Diễn đàn

Hà Nội : Facebook phải tuân thủ các quy định ở Việt Nam

Thanh Phương, 24/04/2020

Ngày 23/04/2020, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã lên tiếng về thông tin Facebook phải làm theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội, gia tăng kiểm duyệt những nội dung bị coi là bất hợp pháp tại Việt Nam.

face3

Ảnh minh họa. Các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Facebook không gia tăng kiểm duyệt ở Việt Nam. Reuters - Dado Ruvic

Trong bản tin ngày 21/04, hãng tin Reuters tiết lộ là Facebook đã đồng ý gia tăng kiểm duyệt các bài đăng mà chính quyền Việt Nam cho là có nội dung "chống phá Nhà nước", sau khi việc truy cập vào mạng này tại Việt Nam đã bị chậm lại đáng kể hồi đầu năm 2020. 

Trả lời hãng thông tấn DPA của Đức về thông tin nói trên, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng khẳng định : "Là một công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, công ty Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc Facebook sẽ thực hiện các cam kết này như thế nào trong thời gian tới". Ông Ngô Toàn Thắng nói thêm là các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng "an toàn, lành mạnh".

Hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Amnesty International và Human Rights Watch đã đồng thanh kêu gọi Facebook rút lại quyết định gia tăng kiểm duyệt các nội dung trên mạng xã hội này ở Việt Nam.

Cũng trong cuộc họp báo ngày 23/4, đại diện Bộ Ngoại giao đã bác bỏ thông tin của tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ một nhóm tin tặc tấn công mạng nhắm vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc đặc trách về phòng chống dịch Covid-19. Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định đó là những thông tin "không có cơ sở" và tuyên bố "Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhắm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào".

Thanh Phương

******************

Facebook tăng kiểm duyệt sau khi bị Việt Nam ‘ép’

Thu Thủy, Thoibao.de, 24/04/2020

Các máy chủ của Facebook ở Việt Nam bị cắt mạng, bóp băng thông hồi đầu năm nay cho tới khi công ty mạng xã hội lớn nhất của Mỹ đồng ý tăng cường kiểm duyệt các thông tin "chống phá" nhà nước ở Việt Nam, theo tiết lộ từ hai nguồn tin độc quyền của Reuters.

face1

Ảnh : Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã từng giữ chức vụ Chủ tịch tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

Các công ty viễn thông của Việt Nam đã thực hiện sự giới hạn này, theo hai nguồn tin mà Reuters trích dẫn, làm cho các máy chủ của Facebook mất mạng trong 7 tuần, từ tháng 2 đến tháng 4, và điều đó có nghĩa là trang mạng xã hội được khoảng 65 triệu người dùng ở Việt Nam đã có lúc bị tê liệt trong khoảng thời gian đó.

"Chúng tôi tin rằng hành động này được tiến hành để gây sức ép lớn lên chúng tôi để buộc phải tuân thủ thêm nữa những yêu cầu về gỡ bỏ các nội dung hiển thị đối với người dùng ở Việt Nam", một trong hai nguồn tin từ Facebook nói với Reuters.

Facebook xác nhận trong một thông cáo gửi tới Reuters qua email rằng họ đã phải miễn cưỡng làm theo yêu cầu của Việt Nam khi buộc phải "hạn chế sự tiếp cận tới các nội dung mà bị cho là bất hợp pháp".

Chính phủ Việt Nam chưa có bình luận gì về các thông tin mà hai nguồn từ Facebook của Reuters đưa ra.

Nhận định về khả năng này, một chuyên gia phần mềm và cũng là một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam, Lã Việt Dũng, nói với VOA rằng anh thấy việc Facebook chủ động xóa nội dung là có cơ sở và đưa ra một ví dụ về việc vừa xảy ra với đăng tải của anh trên mạng xã hội này.

"Cách đây khoảng hai hôm tôi đăng hình ảnh về việc người nhà cụ Kình ở làng Đồng Tâm nhận xác cụ từ tay công an cộng sản Việt Nam", anh Dũng nói. "Tôi có viết một số comments (bình luận) trên clip đó và clip đó được nhiều người chia sẻ. Nhưng đến hôm nay (22/4) tôi nhận được phản hồi rằng clip đó đã biến mất khỏi Facebook".

Anh Dũng, người từng viết thư gửi tổng giám đốc Facebook Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam, nói không hề nhận được bất cứ thông báo nào từ Facebook về việc tại sao video clip đó "lại biến mất".

Bình luận về ghi nhận của Reuters, tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Facebook ngay lập tức đảo ngược quyết định của mình.

 "Việc Facebook tuân thủ những yêu cầu (của Việt Nam) đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Các chính phủ trên toàn thế giới sẽ xem đây là một lời mời để ngỏ để đưa Facebook vào danh sách dịch vụ kiểm duyệt nhà nước", thông cáo của tổ chức này viết hôm 22/4.

Theo chuyên gia William Nee, cố vấn về nhân quyền của Amnesty International, thì tin tiết lộ về việc Facebook khuất phục yêu cầu kiểm duyệt khó đạt được là một bước ngoặt tồi tệ cho quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam và xa hơn nữa.

Chuyên gia William Nee nói việc cơ quan chức năng Việt Nam đàn áp thô bạo quyền tự do biểu đạt không có gì mới, tuy nhiên chính sách của Facebook thay đổi như thế cho thấy tập đoàn này đồng lõa với phía Việt Nam.

Facebook phải đối mặt với áp lực buộc họ phải gỡ bỏ những nội dung chống phá chính phủ ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trong nhiều năm qua.

Facebook và chính phủ Việt Nam hồi năm 2017 đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi và tháo gỡ thông tin "xấu" và "độc hại" trên mạng xã hội đang có trên 67% người dân Việt Nam sử dụng.

Năm 2018, các nhà hoạt động và các tổ chức dân sự Việt Nam đã viết một bức thư ngỏ kêu gọi Facebook không thoả hiệp với chính quyền Hà Nội trong việc ngăn chặn thông tin nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng với chính phủ trên mạng xã hội. Sau đó, quản lý Chính sách công khu vực Châu Á của Facebook, Helena Lersch, nói rằng mạng xã hội này sẽ cam kết bảo vệ quyền lợi của người dùng Facebook tại Việt Nam.

Đầu năm ngoái, Việt Nam cáo buộc Facebook vi phạm Luật An ninh mạng mới được áp dụng khi cho phép người dùng đăng tải các bình luận chống phá chính phủ lên trang mạng xã hội này. Sau đó tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết đã có ít nhất 16 người bị bắt, giam giữ hoặc kết án vì đăng tải những bình luận như vậy. Tháng 11 năm ngoái, truyền thông trong nước ghi nhận việc kết án tù 5 người vì hành động tương tự.

Luật An ninh mạng yêu cầu các công ty nước ngoài như Facebook phải thiết lập các văn phòng ở Việt Nam và lưu dữ liệu người dùng ở đây – mặc dù Facebook nói họ không làm như vậy.

"Nếu Facebook, vì chuyện chính quyền Việt Nam ép băng thông mà buộc phải gỡ bài một cách tuỳ tiện, thì tôi nghĩ rằng họ không nên làm như thế và không cần thiết vì họ hoàn toàn có thể phản đối việc đó một cách bình thường như họ đã từng nhiều lần làm trước đây rằng họ không cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Việt Nam thì chính quyền Việt Nam cũng không có cách nào cả và người dùng Việt Nam vẫn lên Facebook rất là nhiều", anh Lã Việt Dũng nói.

Các nguồn tin từ Facebook nói với Reuters rằng công ty này thường kháng cự lại những yêu cầu chặn sự tiếp cận tới các đăng tải của người dùng ở một nước nào đó, nhưng áp lực về việc các máy chủ bị làm chậm tốc độ buộc họ phải tuân thủ.

"Rõ ràng mà nói, điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ tuân thủ mọi yêu cầu của chính phủ gửi đến chúng tôi", một trong hai nguồn tin nói với Reuters. "Nhưng chúng tôi đã cam kết tăng cường hạn chế nhiều hơn các nội dung".

Việt Nam, dù đã có những cải cách lớn về kinh tế và xã hội, vẫn vận hành dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản – chính đảng duy nhất hiện đang kiểm soát chặt chẽ truyền thông trong nước và không nhân nhượng đối với những người chống đối. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vừa xếp Việt Nam thứ 175 trên 180 trong danh sách Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới.

Thông cáo của Facebook gửi cho Reuters nói rằng họ "tin là tự do biểu đạt là một quyền cơ bản" và họ "làm nhiều việc để bảo vệ sự tự do dân sự quan trọng này trên toàn thế giới".

"Tuy nhiên, chúng tôi phải thực hiện hành động này để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi được tiếp tục và phục vụ tới hàng triệu người Việt Nam hiện đang dựa vào chúng tôi hàng ngày".

Liên quan đến Việt Nam tắt máy chủ Facebook và sự nhượng bộ của Facebook đối với áp lực từ chính phủ Việt nam, ông Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc tại Google (Hoa Kỳ) có bài viết trên BBC News Việt nam phân tích rõ hơn hệ lụy của sự việc này.

James Pearson, trưởng đại diện Reuters ở Việt Nam, dẫn lời hai nguồn tin cho biết máy chủ của Facebook đặt ở Viettel và VNPT đã bị tắt trong vòng 7 tuần, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm nay. Các máy chủ này chỉ được mở lại sau khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ".

Theo VietnamNet, khi người dân than phiền vào Facebook chập chờn, VNPT và Viettel đã giải thích như sau :

Trước những phàn nàn của người dùng Internet, mới đây một số nhà mạng lớn trong nước đã lên tiếng để trấn an người dùng.

Chia sẻ trên fanpage của mình, nhà mạng VNPT đưa ra lời giải thích, hiện tượng đường truyền Facebook không ổn định là do vấn đề kết nối tới máy chủ quốc tế. Đây cũng là cách lý giải được đưa ra bởi nhà mạng Viettel.

Cả VNPT và Viettel đều cho biết đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị đối tác liên quan để kiểm tra nhằm khác phục triệt để. Trên fanpage của mình, hai đơn vị này cũng ngỏ lời mong người sử dụng thông cảm.

Tại sao Facebook lại đặt máy chủ ở Việt Nam ? Tôi không rõ thiết kế của Facebook, nhưng để tối ưu tốc độ phục vụ người dùng các công ty sẽ muốn đặt máy chủ càng gần người dùng càng tốt. Cách tốt nhất là thuê chỗ ở trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Các máy chủ này thường sẽ không có chứa dữ liệu riêng tư của người dùng, mà chỉ chứa những nội dung mà ai cũng xem được. Khi các máy chủ này bị tắt đi, Facebook vẫn hoạt động được, nhưng tốc độ sẽ giảm xuống vì lúc này người dùng sẽ phải kết nối thẳng đến trung tâm dữ liệu của Facebook đặt ở Singapore, Đài Loan hay Hong Kong.

Nếu thông tin Reuters đưa là chính xác, việc Facebook đồng ý kiểm duyệt đi ngược lại với cam kết bảo vệ tự do ngôn luận mà Mark Zukerberg đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu ở Georgetown University hồi tháng 10/2019. Tôi hi vọng Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ sẽ sớm có phiên điều trần về việc này.

Việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Facebook phải kiểm duyệt nội dung "chống chính phủ" mà không thể tự làm, chứng tỏ Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tự ý xóa nội dung hay truy cập dữ liệu người dùng Facebook để xác định ai đã gửi bài gì, rồi dùng "các biện pháp nghiệp vụ" để ngăn chặn họ. Đây có thể xem là một tin vui cho những ai vẫn đang còn kỳ vọng về một môi trường Internet tự do cho Việt Nam.

Tin Việt Nam tắt máy chủ của Facebook để tăng cường kiểm duyệt sẽ làm lu mờ hình ảnh một Việt Nam đang rất đẹp giữa đại dịch Cúm Vũ Hán. Quyết định này cho thấy rõ bản chất của Luật An ninh mạng. Luật này yêu cầu các công ty Internet quốc tế phải đặt máy chủ và dữ liệu người dùng ở Việt Nam và bây giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao những người tạo ra luật này muốn như vậy". Kỹ sư Dương Ngọc Thái nhận định.

face2

Ảnh : dòng trạng thái trên Facebook của nhà hoạt động Trịnh Bá Tư với lời kêu cứu rằng các thông tin của anh từ 31/12/2019 cho đến 09/02/2020 về vụ tấn công của Bộ Công an Việt nam vào làng Đồng Tâm đã bị Facebook ẩn khỏi trang cá nhân mà không có bất cứ thông báo nào

Kể từ đây về sau, có công ty Internet quốc tế nào còn muốn đầu tư lâu dài hay mở văn phòng ở Việt Nam ? Máy tính tắt thì thôi, chứ có công ty nào muốn nhân viên của mình trở thành con tin. Tôi đã từng hỏi chính sách của Việt Nam như thế nào để rồi chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà Facebook vẫn không muốn vào Việt Nam ? Hôm nay chúng ta đã có câu trả lời.

Nếu các công ty Internet quốc tế không mở văn phòng, không đầu tư, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam để phục vụ người Việt Nam tốt hơn, ai sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại này của người dân ? Bao nhiêu người đang kiếm sống nhờ vào Facebook. Việc tắt máy chủ Facebook cũng đặt dấu chấm hết cho hi vọng thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon đem công nghệ vào Việt Nam. Không ai ngu đến nỗi đầu tư vài trăm triệu USD để rồi người khác muốn tắt là tắt. Thiếu một hạ tầng điện toán đám mây hiện đại sẽ khiến những nghị quyết 4.0 mãi vẫn còn nguyên giá trị.

Vai trò của Facebook ở Việt Nam không chỉ là nơi người ta gặp gỡ, trao đổi, kinh doanh, mua bán mà còn là nơi người dân tìm kiếm tự do và bình đẳng.

Người Mỹ có thành ngữ "san phẳng sân chơi" (level the playing field), ý nói muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là bình đẳng đầu ra, tức là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu theo chủ nghĩa cộng sản duy lý nhã kỳ, mà cũng không có nghĩa là bình đẳng đầu vào, vì không có cách nào khiến người sinh ra ở Chắc Cà Đao cũng có nhiều cơ hội như người sinh ra ở Sài Gòn. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về luật chơi.

Luật chơi ở Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn câu vè mà ai cũng đã từng nghe :

Thứ nhất hậu duệ

Thứ nhì quan hệ

Thứ ba tiền tệ

Đứng chót trí tuệ

Bao nhiêu bất công, oan trái, trì trệ của xã hội có thể truy ra nguồn gốc từ luật chơi oái ăm này. Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam.

"Ở đâu và thời nào thì người có tiền, có quyền và có quan hệ cũng muốn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ, nhưng một xã hội thông minh sẽ thiết lập các thể chế để ngăn chặn, phát hiện và xử lý bọn chơi ăn gian. Họ sẽ có tam quyền phân lập", Kỹ sư Dương Ngọc Thái lý giải.

"Họ sẽ đặt chính phủ dưới sự kiểm soát của các đảng phái chính trị đối lập. Họ sẽ có những tờ báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát chính quyền và tất cả những ai muốn chơi xấu. Việt Nam thiếu tất cả những thể chế như vậy, thành ra người Việt chưa bao giờ có một sân chơi bình đẳng.

Mọi chuyện chỉ thay đổi cho đến khi Internet và Facebook (và YouTube) du nhập vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong vài chục năm qua, người Việt Nam có một sân chơi mà trí tuệ là tiêu chí hàng đầu. Ai có tài năng hay ý kiến mới, người đó có sân khấu và vài chục triệu khán giả. Nói không ngoa, đây là thay đổi tích cực nhất về tự do dân chủ, công bằng xã hội ở Việt Nam kể từ ngày đổi mới. Tắt máy chủ Facebook là cách nhanh nhất triệt tiêu những thay đổi tích cực này.

Rõ ràng một quyết định gây nhiều thiệt hại như vầy phải được Chính phủ Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng. Tôi hi vọng Chính phủ sẽ công bố lợi ích vĩ đại của việc tắt máy chủ Facebook ngoại trừ tiết kiệm điện và giải thích tại sao người dân Việt Nam phải chấp nhận hi sinh lợi ích kinh tế và tự do cá nhân để Chính phủ kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ" trên Facebook.

Người dân hết sức quan tâm đến sức khỏe tâm thần của lãnh đạo, nếu biết lãnh đạo không thích "ăn" chửi, tôi tin họ sẽ không chửi thẳng nữa đâu, mà sẽ chuyển qua chửi đổng. Lợi cả đôi đường, dân vẫn được chửi để giải tỏa, lãnh đạo vẫn được quyền nghĩ "chắc nó chừa mình ra". Ít nhất là cho đến hết Đại hội Đảng.

Khi Luật An ninh mạng còn là bản thảo, tôi đã dự đoán Facebook sẽ không bị chặn hẳn nhưng sẽ bị làm chậm, nhưng thú thật từ lúc nghe tin này đến giờ tôi vẫn còn choáng váng, vì không ngờ cá mập ở Biển Đông lại làm việc cho Chính phủ Việt Nam. Trump có Space Force thì Việt Nam cũng ngạo nghễ có kém gì với Shark Force.

Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm duyệt Facebook, hi vọng Chính phủ sẽ điều động đội quân cá mập này ra cắn bớt tàu chiến và dàn khoan của nước lạ đang ra vô Biển Đông như cái chợ".

Ông Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc tại Google (Hoa Kỳ) đưa ra kết luận.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 24/04/2020

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Thu Thủy
Published in Diễn đàn

Bị Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp vào danh sách những quốc gia có chế độ kiểm duyệt báo chí và internet nghiêm ngặt nhất, không ngạc nhiên gì khi trong báo cáo mới nhất của mình, CPJ đã xếp hạng Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia bỏ tù ký giả nhiều nhất, với ít nhất 48 ký giả đã bị bắt và bỏ tù trong năm 2019 này.

ngonluan2

Chủ tịch Tập Cận Bình và tự do ở Hong Kong - Tranh biếm họa của họa sĩ Rebel Pepper

Trong vài chục năm qua, chế độ kiểm duyệt và tự kiểm duyệt tại Hoa Lục đã rất nghiêm ngặt. Nguyên tắc "Ba T", tức Tibet, Tienanmen và Taiwan, liên quan đến Tây Tạng, Thiên An Môn và Đài Loan là những vấn đề cấm kỵ. Thời gian qua, danh sách cấm kỵ này còn thêm vào vô số điều, từ Pháp Luân Công cho đến người Duy Ngô Nhĩ và mới nhất là Hồng Kông. Đưa tin về Hồng Kông là một rủi ro lớn. Hồi tháng Mười vừa qua, Trung Quốc đã bắt giữ một ký giả tự do chuyên viết các phóng sự điều tra là Sophia Xueqin ngay sau khi cô này tường thuật trên blog của mình về cuộc tuần hành của giới trẻ Hồng Kông bằng chính trải nghiệm tham gia cá nhân ngay trên đường phố Hồng Kông.

ngonluan3

Người biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong hôm 26/11/2019 AFP - Hình minh họa.

Những cuộc bắt giữ này đã liên tục gia tăng từ khi Tập Cận Bình thu tóm quyền lực và gia tăng việc kiểm soát truyền thông và internet. Từ sách báo, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc cho đến trò chơi điện tử, đặc biệt là các trang mạng xã hội. Hàng ngàn trang mạng lớn và được đông đảo người khắp thế giới sử dụng như Google, Facebook, YouTube, Twitter... đều bị chặn tại Hoa Lục. Việc kiểm duyệt không chỉ trong mục đích chính trị mà còn để kiểm soát và tuyên truyền những gì nhà cầm quyền muốn người dân nghe-đọc và biết đến.

Không bỏ tù được các ký giả ngoại quốc của các hãng tin quốc tế đang thường trú tại Bắc Kinh, cách Trung Quốc vẫn hay áp dụng là trục xuất hay không tái gia hạn visa với những ký giả vi phạm sự kiểm duyệt. Trong năm nay Bắc Kinh đã không tái cấp visa cho một số ký giả của New York Times, Bloomberg, WSJ... sau khi các tờ báo này đăng vài bài báo liên quan đến sự giàu có của các gia đình lãnh tụ Trung Quốc hay liên quan đến thân nhân, bà con của Tập Cận Bình.

Chế độ kiểm duyệt, trấn áp quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận cùng quyền biểu đạt của người dân của mình vốn được áp dụng khắt khe trong các thể chế cộng sản và độc tài từ lâu. Nhưng không dừng ở đó, hiện nay Trung Quốc đang đưa chế độ kiểm duyệt này ra tận nước ngoài, đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thế giới trong những năm qua.

Như vài năm trước, Yun Shen - một đoàn ca vũ nhạc thường lưu diễn khắp nước Mỹ và thế giới và bị Trung Quốc xem là thuộc nhóm Pháp Luân Công, đã từng bị một nhà hát của Moldova - một quốc gia Đông Âu thuộc Liên Bang Xô Viết cũ bất ngờ hủy sô không báo trước ngay trước giờ trình diễn. Sự việc tương tự đã xảy ra tại Đan Mạch, điều mà sau đó một ký giả đã điều tra được là chính Đại sứ quán Trung Quốc đã làm áp lực với các nhà hát này để hủy bỏ các sô diễn của Yun Shen.

ngonluan5

Yun Shen - một đoàn ca vũ nhạc thường lưu diễn khắp nước Mỹ và thế giới và bị Trung Quốc xem là thuộc nhóm Pháp Luân Công - Ảnh minh họa 

Mới hồi tháng Tám, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Victoria tại Úc cũng đã hủy sô diễn của nữ ca sĩ Hồng Kông Denise Hà Vận Thi, một trong những nhà tranh đấu mạnh mẽ tại Hồng Kông hiện nay với "lý do an ninh" được đưa ra. Denise chỉ trích là bảo tàng viện này đã "tự kiểm duyệt" trước Bắc Kinh. Denise cũng từng bị hãng mỹ phẩm Lancome của Pháp hủy bỏ giao kèo tài trợ sau khi cô bị Bắc Kinh đưa vào danh sách đen.

Việc kiểm duyệt và áp lực này lan sang đến Mỹ cùng các quốc gia tự do. Đầu tháng Mười vừa qua, sau mẩu tweet nhắn hàng chữ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông từ tổng quản trị Daryl Morey của đội bóng rổ nhà nghề Houston Rockets, một chiến dịch tấn công Daryl đã được phát động rầm rộ trên các phương tiện truyền thông cùng các trang mạng xã hội tại Hoa Lục. Truyền hình, các liên đoàn thể thao, các nhà tài trợ, quảng cáo tại đây tuyên bố ngưng hợp tác với Houston Rockets và Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia Hoa Kỳ (NBA), không phát sóng các trận đấu NBA. Phản ứng này buộc NBA phải ra thông cáo chống chế, xin lỗi vụng về, dẫn đến việc một số nhà lập pháp và cổ động viên thể thao tại Mỹ đã lên tiếng chỉ trích thái độ của NBA.

ngonluan4

Người dân cầm tấm ảnh ủng hộ cầu thủ người gốc Thổ Nhĩ Kỳ chơi cho Arsenal, Mesut Ozil, trong một cuộc biểu tình ở Istabul hôm 4/12/2019 AFP - Hình minh họa.

Và mới trong tuần qua, sự việc đã tái diễn với cầu thủ người Đức Mesut Ozin, vốn là một tuyển thủ Hồi Giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi cho câu lạc bộ ngoại hạng Arsenal của Anh. Sau khi Mesut gởi ra tin nhắn chỉ trích Trung Quốc đã ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, anh đã lại bị cộng đồng mạng và báo chí Hoa Lục tấn công dữ dội, dù Bắc Kinh chưa có thông báo chính thức về việc trả đũa Mesut và CLB Arsenal như thế nào, có giống vụ NBA hay không.

Từ việc kiểm duyệt người dân trong nước, rõ ràng Trung Quốc đang ngày càng muốn kiểm duyệt cả quyền tự do ngôn luận của cộng đồng thế giới. Trung Quốc từng buộc Hollywood cũng như các hãng dĩa âm nhạc phải thay đổi kịch bản, lời thoại, diễn xuất nếu bị xem không đúng theo đường lối của họ để được công chiếu hay trình diễn tại đây.

Trung Quốc đang tái hiện một chủ nghĩa thực dân văn hóa khi áp đặt nền văn hóa kiểm duyệt lên cộng đồng quốc tế, dùng kinh tế như phương tiện kiểm soát và cưỡng chế công dân, doanh nghiệp, truyền thông, kỹ nghệ giải trí của nước khác. Thậm chí ở cấp quốc gia như vụ Moldova, Đan Mạch nói trên hay thái độ "tự kiểm duyệt" của các nước nhỏ, như việc Campuchia từng bắt giữ những người biểu tình chống Trung Quốc xây đập thủy điện hay Việt Nam cấm người dân của mình bày tỏ thái độ chống Trung Quốc.

Không phải cộng đồng quốc tế không nhận biết ý định của Trung Quốc, nhưng nó là bài toán khó cho các doanh nghiệp đơn lẻ. Đôi tháng trước, những nhà sản xuất phim hoạt họa truyền hình nhiều tập South Park đã ra tập phim "Ban Nhạc Trung Hoa" (Band of China) để giễu cợt việc kiểm duyệt truyền thông tại Trung Quốc cũng như chỉ trích thái độ thỏa hiệp của kỹ nghệ giải trí muốn làm hài lòng Bắc Kinh, dù họ biết rằng phải trả giá cho điều này. Trên thực tế, loạt phim truyền hình này đã bị cấm cửa và cái tên South Park đã lập tức bị xóa bỏ trên hầu hết các trang mạng xã hội tại Hoa Lục.

ngonluan1

Loạt phim truyền hình "Ban Nhạc Trung Hoa" đã bị cấm cửa và cái tên South Park đã lập tức bị xóa bỏ trên hầu hết các trang mạng xã hội tại Hoa Lục.

Thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi muốn chứng tỏ một dạng "quyền lực mềm" qua việc kiểm duyệt này cần bị lên án và phải có biện pháp ngăn chặn. Bởi đó là hành động sách nhiễu và vi phạm nhân quyền. Nhượng bộ trước sự kiểm duyệt, lấn lướt của Trung Quốc có thể giữ được những mối lợi kinh tế nhất thời nhưng về lâu dài, nó giết chết những giá trị và tinh thần của xã hội dân chủ, tạo ra sự phụ thuộc vào chính sách tuyên truyền của Trung Quốc.

Chính lẽ đó, những chính sách đối ngoại, giao thương với Trung Quốc không chỉ dừng lại ở những thoả thuận trong vấn đề mua bán, đổi chác thương mại mà còn là việc nước Mỹ cùng thế giới tự do sẽ bảo vệ người dân và doanh nghiệp của mình như thế nào trước thái độ kiểm duyệt văn hóa và chính trị của Trung Quốc ngay chính trên lãnh thổ mình.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : RFA, 19/12/2019

Additional Info

  • Author Đinh Yên Thảo
Published in Diễn đàn

Huawei sẽ cung cấp mạng 5G cho Việt Nam ? (VOA, 14/02/2019)

Truyền thông Nht cho biết công ty Huawei ca Trung Quc đang nhm ti vic cung cp h tng công ngh mng không dây thế hệ th năm (5G) cho Vit Nam trong khi nhà cung cp vin thông này đang b Hoa Kỳ "ty chay" vì nghi làm gián đip cho Bc Kinh.

hoavi1

Truyền thông Nhật cho biết công ty Huawei của Trung Quốc đang nhắm tới việc cung cấp hạ tầng công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) cho Việt Nam.

Trong một cuc phng vn ca t Nikkei vi ông Fine Fan, Giám đc Điu hành Huawei Vit Nam, nói rng công ty ông "t tin sng trưởng ti Vit Nam".

"Thiết b ca chúng tôi không có đi th v cht lượng cũng như giá bán ti Vit Nam. Huawei mang li công ngh và gii pháp tt hơn, ngoài ra còn có h tr v tài chính đ các nhà mng Vit Nam trin khai 5G", ông Fan nói vi Nikkei.

Tờ báo Nht hôm 14/2 còn chưa biết rng công ty Huawei, đã có mt ti Vit Nam trong 20 năm qua, đang đàm phán vi các đi tác Vit Nam đ th nghim mng 5G trong năm nay.

Ông Đặng Kim Long, ph trách truyn thông ca công ty Huawei Vit Nam, xác nhn vi trang Zing.vn v hu hết các thông tin trong bài phng vn ca hãng tin Nikkei, nhưng bác b tin Huawei s "h tr v tài chính để các nhà mng Vit Nam trin khai 5G".

Trang Zing.vn nói hiện chưa rõ hãng vin thông nào s "thng thu" cung cp h tng 5G cho các nhà mng Vit Nam, nhưng Huawei được cho là cái tên "tim năng" bên cnh Ericsson, Nokia hay Samsung.

Ông Fan cho biết hiện Huawei là nhà cung cp thiết b mng 2G và 3G ln nht ti Vit Nam, nhưng vi mng 4G thì không còn gi được v trí dn đu. Do đó, "chúng tôi s tp trung hơn đ làm vic vi các nhà mng và chính ph nhm thúc đy mng 5G", ông Fan nói thêm.

hoavi2

Huawei tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh.

Hiện nay, các nhà mng Vit Nam đu đang chy đua đ trin khai th nghim mng 5G, và ông Fan cho biết B trưởng B Thông tin và truyền thông Nguyn Mnh Hùng "chp nhn mi nhà cung cp".

Vào tháng trước, truyn thông trong nước cho biết công ty MobiFone đã ký kết tha thun vi Samsung đ th nghim mng 5G, còn VNPT ký kết tha thun vi Nokia. Trong khi đó, Viettel cũng cho biết h đã bt đu nghiên cu v 5G t năm 2015, nhưng không nêu tên đi tác nước ngoài.

Ngày 22/1, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mnh Hùng đã ký quyết đnh cp phép trin khai th nghim mng và dch v vin thông 5G cho nhà mng Viettel.

Trong thời gian qua, thiết b vin thông ca Huawei đã gp nhiu s khó khăn khi b M cm ca, và nhiu nhà mng ti các quc gia ti Châu Âu hay Australia, New Zealand cũng đang cân nhắc không s dng thiết b ca công ty này.

Ông Fan thừa nhn vi t Nikkei : "Nhng vn đ này không d đ gii quyết trong thi gian ngn".

Tại Hoa Kỳ, Tng thng M Donald Trump đang cân nhc mt sc lnh hành pháp trong năm nay để tuyên b tình trng khn cp tm quc gia, cm các công ty Hoa Kỳ s dng thiết b vin thông do hai hãng Huawei và ZTE ca Trung Quc sn xut.

Mỹ lo ngi Trung Quc có th s dng thiết b ca Huawei cho hot đng gián đip - mi lo ngi mà Huawei nói là không có cơ s.

Trong một cuc phng vn vi Zing vào tháng 1/2019, ông Fine Fan khng đnh h sơ bo mt ca công ty này là "sch s, ti Vit Nam và trên toàn thế gii", và tt c các sn phm mà Huawei cung cp là "hoàn toàn đáng tin cy".

Nhiều chuyên gia d đoán rng công ngh mng 5G s cách mng hóa toàn b nn kinh tế công nghip ca thế gii. H nói rng mng 5G nm gi chìa khóa cho mt thế gii thông minh, hiu qu, kết ni và giàu sang hơn nhiu.

Tuy nhiên, một báo cáo ca Quc hi Hoa Kỳ gần đây đã ch ra cách Trung Quc d đnh s dng quá trình chuyn đi sang 5G và quyn truy cp vào hàng t thiết b đin t ni mng đ thu thp thông tin tình báo, phá hoi hay phc v cho mc đích kinh doanh.

******************

Kỷ nguyên 5G đến gần : Đe dọa Hoa Vi phủ bóng lên Thụy Sĩ (RFI, 14/02/2019)

Cuộc chạy đua xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ 5, thường gọi tắt là mạng 5G, với tốc độ nhanh hơn thế hệ trước cả trăm lần, ngày càng quyết liệt, thì căng thẳng giữa nhiều quốc gia ngày càng gia tăng. Những tháng gần đây, Hoa Kỳ cùng một số đồng minh liên tục lên án các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc, tiêu biểu là Hoa Vi, là nguy cơ lớn với an ninh quốc gia, và đây là lý do để loại Hoa Vi khỏi các dự án 5G. Chính quyền nhiều nước Châu Âu đang tìm một cách đối phó khác.

hoavi3

Logo của tập đoàn Hoa Vi với màu cờ Trung Quốc. Ảnh minh họa Reuters/Dado Ruvic

Nhìn chung, các nước Châu Âu không thể trì hoãn vấn đề nguy cơ của tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đặt ra đối với an ninh quốc gia, trong bối cảnh chỉ còn ít tháng nữa là mạng 5G sẽ được thương mại hóa tại nhiều thành phố Châu Âu. Mặt khác, đa số các nước cũng không thể chọn giải pháp loại trừ hoàn toàn Hoa Vi, hay các công ty viễn thông Trung Quốc như Hoa Kỳ chủ trương, do các sản phẩm mang tính cạnh tranh của Hoa Vi có lợi cho nền kinh tế, cũng như nguyên tắc thị trường tự do. Tấn công trực diện vào Hoa Vi, các công ty Châu Âu hoạt động tại Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ bị trả đũa.

Tại Đức, hồi tuần trước thủ tướng Merkel tuyên bố không loại trừ Hoa Vi khỏi thị trường 5G, nhưng muốn được bảo đảm là công ty này sẽ không chuyển các dữ liệu tại Đức cho chính quyền Trung Quốc. Cùng lúc đó, theo Reuters, cơ quan an ninh mạng Đức (BSI) cũng khởi sự cuộc điều tra để xác định xem tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu thế giới này có phải là mối đe dọa với an ninh quốc gia hay không.

Về phía nước Pháp, chính phủ cũng đang vận động Quốc hội thông qua một số điều khoản quy định về 5G trong dự luật Pacte (về tăng trưởng và chuyển đổi doanh nghiệp), nhằm kiểm soát chặt chẽ các công ty nước ngoài, như Hoa Vi, trong lĩnh vực các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng đối với an ninh quốc gia. Hôm 12/02, Thượng Viện Pháp tạm hoãn việc bỏ phiếu về các đề nghị nói trên của chính phủ, với lý do đây là một vấn đề "cần được thảo luận sâu rộng".

Còn tại Thụy Sĩ thì sao ? Trong một thời gian dài, Hoa Vi được coi là một nhân tố đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Thụy Sĩ, tuy nhiên các áp lực ngày càng gia tăng buộc chính quyền Thụy Sĩ phải xem xét nguy cơ của tập đoàn Trung Quốc đối với an ninh, đặc biệt do sự phát triển của mạng 5G mở ra một cơ hội chưa từng có cho tấn công tin tặc, hay hoạt động gián điệp.

Các vấn đề mà báo mạng Thụy Sĩ Le Temps tìm cách giải đáp sau đây không chỉ có ý nghĩa riêng với Thụy Sĩ, mà cũng là những vấn đề chung của điều mà Le Temps gọi là "những được mất trong một cuộc đấu toàn cầu". RFI xin giới thiệu bài "Hoa Vi phủ bóng lên Thụy Sĩ", được đăng tải trên Le Temps, ngày 12/02/2019. 

Công ty Hoa Vi hiện diện ra sao tại Thụy Sĩ ?

Người Thụy Sĩ chủ yếu biết đến Hoa Vi qua nhãn mác điện thoại di động của tập đoàn này, chiếm khoảng 8% thị trường smartphone Thụy Sĩ. Chất lượng của điện thoại Hoa Vi được coi là có thể cạnh tranh được với các loại smartphone cao cấp của Apple và Samsung. Hoa Vi đã xây dựng, bảo trì và phát triển mạng di động Sunrise và ắt hẳn sẽ là nhà cung cấp thiết bị 5G cho Sunrise, tập đoàn viễn thông lớn hàng đầu Thụy Sĩ, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động thứ hai sau Swisscom (1). Trong lĩnh vực điện thoại cố định, Hoa Vi cũng là nhà cung cấp quan trọng của Swisscom. Hoa Vi sử dụng 350 nhân viên tại Thụy Sĩ, chủ yếu là ở trụ sở chính của hãng ở Dubendorf.

Liệu có cần thận trọng với Hoa Vi ?

Các chuyên gia tỏ ra thận trọng. Theo ông Philippe Oechslin, giám đốc của công ty chuyên về an ninh mạng Objectif Czechurité ở Gland, thì "bất kể loại thiết bị do công ty này hay công ty khác chế tạo, điều quan trọng là cần phải bảo đảm an toàn cho các bộ phận hạ tầng mang tính nhạy cảm". Cho đến nay, theo chuyên gia về an ninh mạng này, vẫn chưa có trường hợp nào cho thấy có "gián điệp nằm vùng" trong các thiết bị của Hoa Vi. Ngược lại, một điều rõ ràng là chính quyền Trung Quốc giống như chính quyền Mỹ hay bất cứ nước nào khác, cũng khai thác các lỗ hổng trong mọi thiết bị viễn thông, để tiến hành các hoạt động gián điệp.

Đây là một ý kiến mà ông Steven Meyer, giám đốc của công ty an toàn mạng ZENData, ở Genève, chia sẻ. Giám đốc ZENData nhấn mạnh là cần phải thận trọng trước các công nghệ đến từ các quốc gia không đáng tin cậy. Các tiết lộ của cựu nhân viên an ninh Mỹ, nhà tin học Edward Snowden – hiện lưu vong tại Nga – cho thấy Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động gián điệp trên quy mô lớn. Điều khác biệt chủ yếu là Trung Quốc là một quốc gia "về cơ bản là độc tài toàn trị".

Nguy cơ phải chăng sẽ gia tăng với sự phát triển của mạng viễn thông thế hệ mới 5G ?

Chuyên gia mạng Steven Mayer khẳng định điều này là đúng về nguyên tắc. Ông giải thích : "Ngược lại với các thế hệ viễn thông trước đó, với mạng 5G, không còn có sự phân biệt thực sự giữa cơ sở hạ tầng viễn thông trung tâm và các vùng ngoại vi. Mỗi yếu tố của hệ thống hạ tầng cơ sở đều có khả năng nối kết với một bộ phận quan trọng của tổng thể cơ sở hạ tầng viễn thông, và có khả năng tiếp cận với các thông tin nhạy cảm và kiểm soát chúng. Điều có nghĩa là chỉ cần một bộ phận bị tổn thương hoặc một "cửa hậu" (hay backdoor - tức các bộ phận trong thiết bị viễn thông mà cơ sở sản xuất sử dụng để thâm nhập vào mạng internet của đối thủ) là đủ để gây tổn hại cho toàn bộ mạng. Điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ các thiết bị phải là đáng tin cậy".

Mạng 5G cũng sẽ cho phép nối kết một số lượng rất lớn các loại thiết bị (từ xe hơi, các hệ thống công nghiệp, cho đến đồ dùng cá nhân…). Điều này khiến nguy cơ tăng thêm gấp bội.

Hai tập đoàn lớn của Thụy Sĩ, Sunrise và Swisscom, có quan điểm ra sao ?

Tập đoàn Sunrise nhắc lại là : "kể từ các tuyên bố buộc tội đầu tiên của Mỹ năm 2008 đến nay, chưa có một bằng chứng bất thường nào được ghi nhận trong các thiết bị hay phần mềm của Hoa Vi để chứng minh cho các buộc tội nói trên. Các cáo buộc được đưa ra chỉ dựa trên bối cảnh chính trị", theo một người phát ngôn của tập đoàn. Tập đoàn Sunrise tỏ ra "hoàn toàn thỏa mãn với chất lượng của Hoa Vi và hoàn toàn không có ý định thay đổi nhà cung cấp". Sunrise khẳng định thường xuyên kiểm tra mạng điện thoại di động, và mức độ an toàn của mạng được các chuyên gia bên ngoài thẩm định và xác nhận.

Về phần mình, giám đốc an ninh của Swisscom, ông Philippe Vuilleumier, cho biết thường xuyên trao đổi với các đối tác nước ngoài. Kết luận mà người phụ trách an ninh Swisscom đưa ra là không có lý do gì để nghi ngờ về độ tin cậy của Hoa Vi. Mặt khác, tập đoàn này không được phép tiếp cận với các dữ liệu của Swisscom. Người phụ trách Swisscom cũng cho biết có các tiếp xúc thường xuyên với các cơ quan hữu trách của chính quyền liên bang, nhưng từ chối trả lời câu hỏi của báo Le Temps, là trong những tuần gần đây liệu các tiếp xúc với chính quyền có được tăng cường hay không.

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có khả năng phát hiện các nỗ lực xâm nhập của tin tặc hay không ?

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng khẳng định họ đã cố gắng làm tối đa, nhưng không thể đưa ra bảo đảm tuyệt đối. Giám đốc công ty an ninh mạng Objectif Czechurité cũng đánh giá là các nhà mạng Thụy Sĩ làm tốt công việc bảo đảm an toàn các cơ sở hạ tầng viễn thông mà họ phụ trách, để chống lại các mưu toan xâm nhập của một số nhà sản xuất hay một số bên khác, và đây cũng là điều mà luật quy định.

Về phần mình, giám đốc công ty an toàn mạng ZENData thì cho rằng để phát hiện ra được một cuộc tấn công mạng cần phải có các chuyên gia, và trong trường hợp nếu Hoa Vi tiến hành cuộc tấn công "một cách hoàn hảo", thì gần như không có khả năng phát hiện được.

Thụy Sĩ liệu có định loại trừ Hoa Vi ?

Trong hiện tại điều này là không chắc chắn. Tuy nhiên, các dân biểu muốn biết rõ hơn về vấn đề này. Trong hai ngày 1 và 2 tháng Tư, Ủy ban phụ trách về chính sách an ninh mạng của Thượng Viện Thụy Sĩ sẽ xem xét các nguy cơ của Hoa Vi. Các thành viên của Ủy ban này sẽ phải tham khảo ý kiến của cơ quan tình báo Liên bang và bộ Quốc Phòng.

Trọng Thành

Ghi chú :

1. Sunrise - một trong ba công ty hàng đầu của Thụy Sĩ - chọn tiếp tục cộng tác với Hoa Vi trong các dự án xây dựng mạng 5G. Trong khi đó, Swisscom chọn tập đoàn Thụy Điển Ericsson, còn Salt chọn tập đoàn Phần Lan Nokia. Theo "Voici comment la 5G se déploiera en Suisse", Le Temps, 8/2/2019.

*******************

Ách kiểm duyệt ngày càng đè nặng trên phim ảnh Trung Quốc (RFI, 13/02/2019)

Trong năm 2018, bộ phim truyền hình Diên Hy Công Lược của Trung Quốc đã nổi lên thành một tác phẩm thuộc diện được nhiều người tìm kiếm nhiều nhất trên Google toàn cầu, với lượt người xem qua mạng internet lên đến hàng tỷ lần, và nhất là được chiếu trên các kênh truyền hình ở hơn 70 thị trường nước ngoài.

hoavi4

Ảnh minh họa : Một cảnh quây phim cổ trang ở phim trường Hoành Điếm - Hengdian World Studios- tỉnh Chiết Giang. Ảnh ngày 30/01/2019. MATTHEW KNIGHT / AFP

Nổi đình đám như thế, nhưng mới đây, bộ phim Diên Hy Công Lược đã bị chính quyền bất ngờ đả kích dữ dội về nội dung bị cho là xấu, trước khi bị cấm chiếu trên các đài truyền hình Trung Quốc.

Sự cố đối với bộ phim này là bề nổi của một xu thế kiểm duyệt ngày càng mạnh tại Trung Quốc, đã được hãng tin Pháp AFP ngày 11/02/2019 phân tích trong bài "Ngành giải trí Trung Quốc trong cơn ‘nghiêm hàn’ sau những vụ đàn áp".

Đối với AFP, phim ảnh và truyền hình Trung Quốc đang phải oằn mình trong một tình trạng được người trong ngành gọi là "nghiêm hàn", tức là mùa đông giá buốt, dưới sự giám sát nghiêm ngặt hơn của chính phủ, được cho là sẽ dẫn đến việc áp đặt những nội dung mà Đảng đánh giá tốt.

Ngành giải trí Trung Quốc, theo hãng tin Pháp, đã nở rộ trong những năm gần đây nhờ đường lối chính thức là muốn thay thế các nội dung ngoại quốc bằng những yếu tố trong nước, đồng thời phát triển ngành này thành một thứ quyền lực mềm giúp Bắc Kinh chinh phục thế giới.

Thế nhưng một chủ trương cấp toàn quốc yêu cầu phim ảnh, ca nhạc và các hình thức giải trí khác phải có nội dung được Đảng chấp thuận đã bắt đầu phủ mây đen trên khu vực giải trí đang phát triển.

Vu Chính (Yu Zheng), nhà sản xuất kiêm biên kịch của bộ phim truyền hình nhiều tập cực kỳ nổi tiếng "Diên Hy Công Lược" đã không ngần ngại nói rằng "lúc này là một thời kỳ nghiêm hàn", một mùa đông giá buốt.

Cả tỷ lượt người xem

Diên Hy Công Lược cho đến nay, được đánh giá là một bộ phim Trung Quốc đã gặt hái nhiều thành công nhất, không chỉ tại Trung Quốc, mà cả trên thế giới.

Hãng AFP đã nêu bật con số 18 tỷ lượt người xem bộ phim này trên trang iQIYI (một dạng dịch vụ xem phim trực tuyến tương tự như Netflix) của Trung Quốc.

Theo trang thông tin Inkstone, trực thuộc nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ngày 15/08/2018, bộ phim này đã đạt được kỷ lục 530 triệu lượt người xem trong một ngày, một con số đã vượt xa kết quả từng được đánh giá là cực cao của tập cuối, phần 7 bộ phim Mỹ nổi tiếng Games of Thrones, chỉ được 16,5 triệu lượt xem.

Sức hút của bộ phim còn lan tỏa ra khu vực và thế giới. Trong toàn năm 2018, Diên Hy Công Lược là chương trình truyền hình được tìm kiếm nhiều nhất trên Google toàn cầu, một phần do sự phổ biến của cộng đồng người Hoa trên thế giới

Đứng đầu danh sách những nơi có người tìm kiếm về bộ phim về bộ phim này là các nước ở khu vực miền đông Châu Á như Singapore, Malaysia, Brunei và Hồng Kông…

Diên Hy Công Lược là một bộ phim truyền hình nhiều tập tiêu biểu cho loại phim bộ cổ trang của Trung Quốc. Dài 70 tập, bộ phim kể về cuộc đấu đá nơi cung đình giữa các phi tần của hoàng đế Càn Long thời Mãn Thanh vào đầu thế kỷ 18. Nhân vật chính là một cô gái xuất thân bình dân, nhưng đã vươn lên địa vị cao qúy nơi hậu cung, được hoàng đế sủng ái.

Trấn áp mạnh bạo : Nội dung "bất tương thích" ?

Dù có nội dung không có gì là nhạy cảm như kể trên, nhưng vào đầu năm 2019, Diên Hy Công Lược, cùng với một số phim bộ cổ trang tương tự đã bất ngờ bị guồng máy kiểm duyệt của Trung Quốc trấn áp.

Theo ghi nhận của trang thông tin Mothership tại Singapore ngày 07/02, chiến dịch đàn áp khởi đầu bằng một bài xã luận bằng tiếng Hoa trên tờ Bắc Kinh Nhật Báo đề ngày 25/01, phê phán tính chất "bất tương thích" của bộ phim với "giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội". Tờ báo cho rằng tác động tiêu cực của bộ phim trên xã hội Trung Quốc không thể xem thường.

Tờ báo không ngần ngại nêu bật 5 tác động tiêu cực của bộ phim, từ việc quyến rũ khán giả chạy theo lối sống đế vương, làm ô uế xã hội ngày nay bằng những mưu mô thủ đoạn đâm sau lưng, đề cao các bậc đế vương, quay lại thời xưa mà làm ngơ trước công lao của những "anh hùng" thời nay, cổ súy lối sống xa xỉ mà coi thường giá trị của lao động và cách sống cần kiệm, chú ý đến lợi ích thương mại mà xem nhẹ các giá trị đạo đức.

Ngay sau khi bài báo được đăng, phim Diên Hy Công Lược và một bộ phim tương tự là Hậu Cung Như Ý Truyện mà tờ báo cũng nêu tên, đã bị ngưng chiếu trên các kênh truyền hình Nhà nước, thay thế bằng những phim có chủ đề hiện đại.

Gọng kềm kiểm duyệt ngày càng siết chặt

Theo nhận định của AFP, trường hợp bộ phim Diên Hy Công Lược chỉ là một ví dụ mới nhất về ách kiểm duyệt đang đè nặng trên ngành công nghiệp giải trí Trung Quốc.

Trong bài phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp, chủ tịch phim trường Hoành Điếm (Hengdian World Studios) ở tỉnh Chiết Giang, nơi thực hiện khoảng 70% các chương trình phim và truyền hình của Trung Quốc, đã công nhận rằng ngành phim ảnh đang chuẩn bị gánh chịu một tình trạng phát triển chậm lại, đặc biệt với chiến dịch chống trốn thuế và trả thù lao quá cao cho những ngôi sao tên tuổi. Nạn nhân tiêu biểu trong vụ này là gương mặt số một của điện ảnh Trung Quốc hiện nay là nữ diễn viên Phạm Băng Băng.

Hiện nay một số đoàn làm phim đã hoãn kế hoạch quay phim, hoặc thậm chí đã hủy bỏ hẳn. Hoạt động kinh doanh của các công ty điện ảnh và truyền hình cũng bị việc cải cách thuế ảnh hưởng. Tuy nhiên chủ tịch Hoành Điếm hy vọng tình hình sẽ cải thiện với nhiều bộ phim hoặc chương trình truyền hình tập trung vào cuộc cách mạng đưa Đảng cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, đặc biệt là vào tháng 10 sắp tới với kỷ niệm 70 năm sự kiện.

Krypt Chen, một nhà phân tích truyền thông tại Thượng Hải, cho biết : "Sự giám sát (của chính phủ) đã nghiêm ngặt hơn từ năm 2016 đến nay. Nó đã khá khắc nghiệt vào năm ngoái và thậm chí có thể còn nghiêm ngặt hơn trong năm nay".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc nội dung truyền thông, dẫn đến việc đàn áp các hình thức nghệ thuật như nhạc rap. Thậm chí hình xăm trên người cũng bị cấm xuất hiện trên truyền hình.

Điều oái oăm là các phim bộ cổ trang đã tưởng lầm là có thể tránh được búa rìu kiểm duyệt khi tránh né các chủ đề đương đại nhạy cảm.

Thất bại cho tham vọng quyền lực mềm của Trung Quốc ?

Theo bài phân tích trên trang Mothership Singapore, các bộ phim truyền hình như Diên Hy Công Lược có khả năng giúp Trung Quốc phát huy sức mạnh mềm ở nước ngoài.

Theo giáo sư Trang Giai Dĩnh (Chuang Chia Yin) thuộc Đại Học Quốc Gia Đài Loan, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn, bộ phim không những đã được dịch ra 14 thứ tiếng, phát hành tại 70 thị trường trên thế giới, mà lại còn gớp phần cải thiện cái nhìn của người Đài Loan về Trung Quốc.

So với nhiều Học Viện Khổng Tử được thành lập trên toàn thế giới, những bộ phim truyền hình nổi tiếng như vậy có thể giúp quảng bá tốt hơn văn hóa Trung Quốc tới khán giả nước ngoài.

Bất kỳ động thái kiểm duyệt nào cũng có thể khiến Trung Quốc thụt lùi trong việc đưa ra một hình ảnh tích cực về đất nước họ để gây ảnh hưởng đến mọi người ở nước ngoài, phục vụ cho mục tiêu của Bắc Kinh.

Vấn đề là hình ảnh về tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc đầy mưu mô và sẵn sàng đâm sau lưng trong phim Diên Hy Công Lược không tích cực lắm, và không thể hiện được những giá trị mà Bắc Kinh muốn phô trương. Điều đó có lẽ giải thích được vì sao bộ phim bị ngành kiểm duyệt Trung Quốc đưa vào tầm nhắm.

Mai Vân

*******************

Người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đòi Bắc Kinh thông tin về các thân nhân mất tích (RFI, 13/02/2019)

Kể từ hôm 12/02/2019, nhiều người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài đã phát động trên các mạng xã hội một chiến dịch truyền thông nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh cung cấp các bằng chứng cho thấy người thân bị mất tích vẫn còn sống.

hoavi5

Biểu tình tại New York Hoa Kỳ đòi trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh 05/02/2019. TIMOTHY A. CLARY / AFP

Theo AFP, chiến dịch được khởi sự trên hai mạng Twitter và Facebook với hashtag #MeTooUyghur (tức "Tôi cũng là người Duy Ngô Nhĩ"). Chiến dịch nói trên đã thúc đẩy nhiều người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đưa lên mạng hàng loạt bức ảnh chụp cha mẹ, vợ con hay bạn bè mất tích, và yêu cầu gửi đến chính quyền Trung Quốc, vì nhiều người không liên lạc được với người thân tại Trung Quốc.

AFP tiếp xúc được với ông Halmurat Harri, một người Duy Ngô Nhĩ sống tại Phần Lan. Người khẳng định đã lập ra hashtag nói trên tuyên bố : cộng đồng Duy Ngô Nhĩ hải ngoại muốn biết rõ hàng triệu người thân của họ ở Trung Quốc hiện đang ở đâu.

Sáng kiến nói trên được đưa ra sau khi một phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc công bố một đoạn clip 26 giây cho thấy một người đàn ông tự giới thiệu là Abdurehim Heyit, một nghệ sĩ Duy Ngô Nhĩ bị coi là mất tích. Bắc Kinh tung ra clip này sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, hôm thứ Bảy tuần trước (09/02), là nhà thơ và ca sĩ Abdurehim Heyit đã chết trong trại giam ở Trung Quốc. Cũng trong dịp này, Ankara đã đồng thời lên án chính sách đàn áp tàn bạo của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương, mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là một "nỗi ô nhục của nhân loại".

Theo các thông tin của giới chuyên gia được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền dẫn lại, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ có thể đang bị giam giữ tại các trại tập trung. Bắc Kinh bác bỏ điều này, nhưng chấp nhận là có tồn tại "nhiều trung tâm đào tạo nghề" để chống lại nạn Hồi Giáo cực đoan.

Hôm thứ Hai, 11/02, hiệp hội bảo vệ nhân quyền Amnesty international, Human Rights Watch, Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới và một số tổ chức phi chính phủ khác ra một bản thông cáo chung lên án việc chế độ Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, và kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn quan sát viên tới vùng Tân Cương. 

Trọng Thành

Published in Châu Á

Ba trang tin điện tử bị phạt do đưa tin không phù hợp vụ Minh béo (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet1

Minh béo người vừa trở về Việt Nam sau khi mãn hạn tù ở Mỹ với án phạt tội ấu dâm. Photo : facebook Thông tin Chính phủ

Ba trang báo điện tử tại Việt Nam vừa bị phạt với cáo buộc tuyên truyền, cổ xúy, đưa tin không phù hợp về diễn viên hài Minh béo người vừa trở về Việt Nam sau khi mãn hạn tù ở Mỹ với án phạt tội ấu dâm. Trang facebook của Chính phủ Hà Nội loan tin này hôm nay.

Ba trang bị phạt là Soha.vn, kênh14.vn và baomoi.com.

Quyết định vừa nêu do Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình ký nêu rõ ba trang tin bị phạt với số tiền cao nhất 30 triệu đồng vì thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng và cung cấp nội dung thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.

*********************

Bộ trưởng Trần Hồng Hà hối thúc kỷ luật cán bộ vụ Formosa (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Courtesy of nguoilaodong.com.vn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà hôm nay ký công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay và nghiêm túc nhiệm vụ được chính phủ giao liên quan công tác kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị, cá nhân dính líu đến thảm họa môi trường biển miền trung hồi tháng 4 năm ngoái.

Ngoài ra ông bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh đề án thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tạị bốn tỉnh chịu tác động gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Ông cũng thúc giục việc cập nhật thông tin công khai để người dân biết và giám sát những nhà máy, và khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Vụ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp của nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh gây ra hồi đầu tháng 4 năm ngoái đã khiến cho hàng tấn cá chết dạt vào bờ. Báo cáo của chính phủ cho thấy vụ ô nhiễm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người dân. Công ty Formosa sau đó đã nhận lỗi và đồng ý chi trả 500 triệu đô la tiền bồi thường. Bộ trưởng T

********************

Công an Bình Thuận truy tìm người giết hải cẩu (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet3

Con hải cẩu bị chết với nhiều vết thương trên đầu. Courtesy of baotuoitre

Công an huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành điều tra vụ việc một con hải cẩu được phát hiện đã chết và nằm trên bãi cát thuộc trấn Phan Rí với nhiều vết thương trên đầu. Giới chức Ủy ban Nhân dân huyện Tuy Phong cho biết tin này hôm nay.

Nghi ngờ ban đầu là con hải cẩu bị người đánh chết do cắn phá lưới giăng đánh bắt hải sản của ngư dân.

Con hải cẩu này đã xuất huyện tại khu vực biển Phan Rí từ tháng 12 năm 2016. Đây là sự xuất hiện hiếm hoi của một loài động vật quý khiến người dân địa phương quan tâm.

Ngày 1 tháng 1 vừa qua, một người dân địa phương cho biết đã phát hiện thấy con hải cẩu trên bãi biển và chơi đùa với hải cẩu. Tuy nhiên đến 9 giờ tối cùng ngày, ông nhận được tin báo con hải cẩu đã chết. Ông chứng kiến con hải cẩu nằm trên bãi cát với vết thương trên đầu. Người dân địa phương sau đó đã chôn xác con hải cẩu.

Hiện vẫn chưa biết hình phạt sẽ áp dụng thế nào nếu công an tìm ra được thủ phạm sát hại hải cẩu.

***********************

Hơn 8000 người chết do tai nạn giao thông năm 2016 (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet4

Một poster nhắc nhở người dân về an toàn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/1/2008. AFP photo

Trong năm 2016, tại Việt Nam đã xảy ra tổng cộng hơn 21 ngàn vụ tai nạn giao thông khiến hơn 8,600 người chết và khoảng 19,200 người bị thương. Đó là thông tin được ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch ủy ban An toàn Giao thông quốc gia đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2016 của ủy ban vừa diễn ra vào ngày hôm nay.

Theo ông Khuất Việt Hùng, số người chết vì tai nạn giao thông trong năm qua chỉ giảm gần 1/10 so với chỉ tiêu quốc hội đặt ra là giảm 5%.

Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cũng chỉ ra tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến xe hơi có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ lỗi do lái xe gây nên chiếm đến hơn 27% số vụ.

Chỉ trong ba ngày tết dương lịch vừa qua, tại Việt Nam có gần 80 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông.

***********************

Việt Nam quyết thực hiện mục tiêu an toàn giao thông (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet5

Giao thông trên cầu Phú Xuân, Thừa Thiên-Huế hôm 23/1/2016. AFP photo

Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam, ông Trương Hòa Bình hôm nay lên tiếng nhấn mạnh Việt Nam phải thực hiện được mục tiêu nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 15 tháng 4 năm 2016 là giảm số người thương vong do tai nạn giao thông đường bộ xuống còn 50% so với năm 2010 tính đến năm 2020.

Việt Nam nêu chủ đề an toàn giao thông trong năm 2017 là xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu nhi với tinh thần tính mạng con người là trên hết. Mục tiêu đưa ra là giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10% so với năm 2016, giảm số người chết do tai nạn giao thông xuống dưới 8,500 người.

Việt Nam cũng đề ra mục tiêu giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để không xảy ra ùn tắc kéo dài trên 30 phút.

Ngoài ra ông phó Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nghiêm người vi phạm giao thông và người thực hiện nhiệm vụ để không xảy ra tình trạng gọi điện cho người thân quen xin xỏ hay dấm dúi chia đôi.

Published in Việt Nam

phim1

Một rạp chiếu phim CGV ở Cần Thơ, Việt Nam (ảnh chụp từ trang kenh14.vn)

Bắt đầu từ năm nay, Việt Nam cho phép trình chiếu các phim cấm người xem dưới 18 tuổi tại các rạp phim nhưng liệu việc kiểm duyệt và cắt phim có còn diễn ra nữa không là vấn đề đang gây tranh cãi.

Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Việt Nam vừa thông qua bảng tiêu chí phân loại phim cho phép Cục Điện Ảnh phân loại và gắn nhãn phim chiếu rạp bắt đầu từ 1/1 năm nay. Trong 4 mức phân loại dựa trên mức độ bạo lực và những cảnh "nóng" trong phim, những phim cấm người xem dưới 18 tuổi giờ đây sẽ được trình chiếu tại các rạp trong nước.

Theo truyền thông trong nước, nhiều đạo diễn và diễn viên ủng hộ việc phân loại phim và cho rằng đây là "một điều tiên tiến và đáng mừng cho điện ảnh Việt Nam".

Diễn viên Hồng Ánh, người nổi tiếng trong các phim Người Đẹp Tây Đô, Đời Cát và Người Đàn Bà Mộng Du, cho rằng việc này đáng ra phải được thực hiện từ lâu :

"Cái này là một tín hiệu vui vì trên thế giới người ta đã có những phân loại phim theo từng độ tuổi rồi mà Việt Nam mình bây giờ mới có áp dụng cái này. Với những người làm nghề, tôi thấy điều này lẽ ra nên làm từ lâu rồi".

Cục trưởng Cục Điện Ảnh Ngô Phương Lan được Dân Trí trích lời nói bảng phân loại phim của Việt Nam được làm dựa trên bảng phân loại phim của Singapore và tham khảo các bảng phân loại phim của Mỹ, Anh và Australia để hoàn thiện. Theo bà Lan, trong năm 2016 có hơn 30 phim không được ra rạp sau khi thẩm định của các nhà chuyên môn về điện ảnh.

Đạo diễn Bảo Nhân của bộ phim mới ra mắt Chạy Đi Rồi Tính được trích lời nói việc phân loại sẽ làm cho "dòng phim nào cũng có khán giả của riêng mình" và "việc này cũng giúp người làm phim cảm thấy dễ thở hơn".

Trước đây các đạo diễn phim ở Việt Nam luôn than phiền về sự cắt cúp phim một cách bất hợp lý của bộ phận kiểm duyệt. Theo Tuổi Trẻ, đã có không ít bộ phim Việt và phim nước ngoài không được cấp phép phổ biến tại Việt Nam và các yêu cầu chỉnh sửa nội dung hình ảnh của phim "dường như đã thành chuyện ‘cơm bữa’ đối với một số phim sau khi đã hoàn thành.

Diễn viên Hồng Ánh, người từng giành nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế, sức ép từ những nhà làm phim và đạo diễn, diễn viên đã dẫn tới việc thực hiện phân loại này :

"Không có những thang phân loại như vậy thì nhiều khi việc kiểm duyệt cũng khá cảm tính. Cho nên từ những bộ phim có lẽ đã gặp những vấn đề về kiểm duyệt trước đây đã dẫn đến việc người ta bắt buộc phải đi theo quy chuẩn chung mà các nền điện ảnh của các nước trên thế giới đã làm".

Tuy nhiên đạo diễn Phan Đăng Di nêu câu hỏi trong bài phỏng vấn với Tuổi Trẻ rằng liệu "khi mức phân loại 18+ được áp dụng thì việc cắt phim có còn được áp dụng nữa hay không ?" Diễn viên Hồng Ánh nói ít nhất thì việc ban hành quy chế dán mác quy định độ tuổi người xem đã "mở ra vấn đề tôn trọng sự tự do sáng tác của những người làm ra tác phẩm điện ảnh nhiều hơn trước đây".

 

Còn việc kiểm soát người vào rạp xem như thế nào cũng đang gây nhiều tranh luận bởi không giống như ở Mỹ khi cho phép người xem và rạp chiếu phim tự quyết định việc phân loại phim theo độ tuổi, ở Việt Nam hội đồng thẩm định phim quốc gia là người quyết định cấp phép và dán nhãn. Do đó, để kiểm soát các phim có dán nhãn C16 và C18 (cấm người xem dưới 16 và 18 tuổi), ông Vương Thế Phong của cụm rạp CGV nói qua trích lời của Tuổi Trẻ rằng rạp sẽ yêu cầu khán giả phải xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ học sinh.

Phim cấm được phép chiếu rạp ở Việt Nam (VOA, 04/01/2017)

Published in Việt Nam