Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

14/02/2019

Trung Quốc : Huawei mở rộng thị trường, ách kiểm duyệt, người Duy Ngô Nhĩ

Tổng hợp

Huawei sẽ cung cấp mạng 5G cho Việt Nam ? (VOA, 14/02/2019)

Truyền thông Nht cho biết công ty Huawei ca Trung Quc đang nhm ti vic cung cp h tng công ngh mng không dây thế hệ th năm (5G) cho Vit Nam trong khi nhà cung cp vin thông này đang b Hoa Kỳ "ty chay" vì nghi làm gián đip cho Bc Kinh.

hoavi1

Truyền thông Nhật cho biết công ty Huawei của Trung Quốc đang nhắm tới việc cung cấp hạ tầng công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) cho Việt Nam.

Trong một cuc phng vn ca t Nikkei vi ông Fine Fan, Giám đc Điu hành Huawei Vit Nam, nói rng công ty ông "t tin sng trưởng ti Vit Nam".

"Thiết b ca chúng tôi không có đi th v cht lượng cũng như giá bán ti Vit Nam. Huawei mang li công ngh và gii pháp tt hơn, ngoài ra còn có h tr v tài chính đ các nhà mng Vit Nam trin khai 5G", ông Fan nói vi Nikkei.

Tờ báo Nht hôm 14/2 còn chưa biết rng công ty Huawei, đã có mt ti Vit Nam trong 20 năm qua, đang đàm phán vi các đi tác Vit Nam đ th nghim mng 5G trong năm nay.

Ông Đặng Kim Long, ph trách truyn thông ca công ty Huawei Vit Nam, xác nhn vi trang Zing.vn v hu hết các thông tin trong bài phng vn ca hãng tin Nikkei, nhưng bác b tin Huawei s "h tr v tài chính để các nhà mng Vit Nam trin khai 5G".

Trang Zing.vn nói hiện chưa rõ hãng vin thông nào s "thng thu" cung cp h tng 5G cho các nhà mng Vit Nam, nhưng Huawei được cho là cái tên "tim năng" bên cnh Ericsson, Nokia hay Samsung.

Ông Fan cho biết hiện Huawei là nhà cung cp thiết b mng 2G và 3G ln nht ti Vit Nam, nhưng vi mng 4G thì không còn gi được v trí dn đu. Do đó, "chúng tôi s tp trung hơn đ làm vic vi các nhà mng và chính ph nhm thúc đy mng 5G", ông Fan nói thêm.

hoavi2

Huawei tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh.

Hiện nay, các nhà mng Vit Nam đu đang chy đua đ trin khai th nghim mng 5G, và ông Fan cho biết B trưởng B Thông tin và truyền thông Nguyn Mnh Hùng "chp nhn mi nhà cung cp".

Vào tháng trước, truyn thông trong nước cho biết công ty MobiFone đã ký kết tha thun vi Samsung đ th nghim mng 5G, còn VNPT ký kết tha thun vi Nokia. Trong khi đó, Viettel cũng cho biết h đã bt đu nghiên cu v 5G t năm 2015, nhưng không nêu tên đi tác nước ngoài.

Ngày 22/1, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mnh Hùng đã ký quyết đnh cp phép trin khai th nghim mng và dch v vin thông 5G cho nhà mng Viettel.

Trong thời gian qua, thiết b vin thông ca Huawei đã gp nhiu s khó khăn khi b M cm ca, và nhiu nhà mng ti các quc gia ti Châu Âu hay Australia, New Zealand cũng đang cân nhắc không s dng thiết b ca công ty này.

Ông Fan thừa nhn vi t Nikkei : "Nhng vn đ này không d đ gii quyết trong thi gian ngn".

Tại Hoa Kỳ, Tng thng M Donald Trump đang cân nhc mt sc lnh hành pháp trong năm nay để tuyên b tình trng khn cp tm quc gia, cm các công ty Hoa Kỳ s dng thiết b vin thông do hai hãng Huawei và ZTE ca Trung Quc sn xut.

Mỹ lo ngi Trung Quc có th s dng thiết b ca Huawei cho hot đng gián đip - mi lo ngi mà Huawei nói là không có cơ s.

Trong một cuc phng vn vi Zing vào tháng 1/2019, ông Fine Fan khng đnh h sơ bo mt ca công ty này là "sch s, ti Vit Nam và trên toàn thế gii", và tt c các sn phm mà Huawei cung cp là "hoàn toàn đáng tin cy".

Nhiều chuyên gia d đoán rng công ngh mng 5G s cách mng hóa toàn b nn kinh tế công nghip ca thế gii. H nói rng mng 5G nm gi chìa khóa cho mt thế gii thông minh, hiu qu, kết ni và giàu sang hơn nhiu.

Tuy nhiên, một báo cáo ca Quc hi Hoa Kỳ gần đây đã ch ra cách Trung Quc d đnh s dng quá trình chuyn đi sang 5G và quyn truy cp vào hàng t thiết b đin t ni mng đ thu thp thông tin tình báo, phá hoi hay phc v cho mc đích kinh doanh.

******************

Kỷ nguyên 5G đến gần : Đe dọa Hoa Vi phủ bóng lên Thụy Sĩ (RFI, 14/02/2019)

Cuộc chạy đua xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ 5, thường gọi tắt là mạng 5G, với tốc độ nhanh hơn thế hệ trước cả trăm lần, ngày càng quyết liệt, thì căng thẳng giữa nhiều quốc gia ngày càng gia tăng. Những tháng gần đây, Hoa Kỳ cùng một số đồng minh liên tục lên án các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc, tiêu biểu là Hoa Vi, là nguy cơ lớn với an ninh quốc gia, và đây là lý do để loại Hoa Vi khỏi các dự án 5G. Chính quyền nhiều nước Châu Âu đang tìm một cách đối phó khác.

hoavi3

Logo của tập đoàn Hoa Vi với màu cờ Trung Quốc. Ảnh minh họa Reuters/Dado Ruvic

Nhìn chung, các nước Châu Âu không thể trì hoãn vấn đề nguy cơ của tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đặt ra đối với an ninh quốc gia, trong bối cảnh chỉ còn ít tháng nữa là mạng 5G sẽ được thương mại hóa tại nhiều thành phố Châu Âu. Mặt khác, đa số các nước cũng không thể chọn giải pháp loại trừ hoàn toàn Hoa Vi, hay các công ty viễn thông Trung Quốc như Hoa Kỳ chủ trương, do các sản phẩm mang tính cạnh tranh của Hoa Vi có lợi cho nền kinh tế, cũng như nguyên tắc thị trường tự do. Tấn công trực diện vào Hoa Vi, các công ty Châu Âu hoạt động tại Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ bị trả đũa.

Tại Đức, hồi tuần trước thủ tướng Merkel tuyên bố không loại trừ Hoa Vi khỏi thị trường 5G, nhưng muốn được bảo đảm là công ty này sẽ không chuyển các dữ liệu tại Đức cho chính quyền Trung Quốc. Cùng lúc đó, theo Reuters, cơ quan an ninh mạng Đức (BSI) cũng khởi sự cuộc điều tra để xác định xem tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu thế giới này có phải là mối đe dọa với an ninh quốc gia hay không.

Về phía nước Pháp, chính phủ cũng đang vận động Quốc hội thông qua một số điều khoản quy định về 5G trong dự luật Pacte (về tăng trưởng và chuyển đổi doanh nghiệp), nhằm kiểm soát chặt chẽ các công ty nước ngoài, như Hoa Vi, trong lĩnh vực các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng đối với an ninh quốc gia. Hôm 12/02, Thượng Viện Pháp tạm hoãn việc bỏ phiếu về các đề nghị nói trên của chính phủ, với lý do đây là một vấn đề "cần được thảo luận sâu rộng".

Còn tại Thụy Sĩ thì sao ? Trong một thời gian dài, Hoa Vi được coi là một nhân tố đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Thụy Sĩ, tuy nhiên các áp lực ngày càng gia tăng buộc chính quyền Thụy Sĩ phải xem xét nguy cơ của tập đoàn Trung Quốc đối với an ninh, đặc biệt do sự phát triển của mạng 5G mở ra một cơ hội chưa từng có cho tấn công tin tặc, hay hoạt động gián điệp.

Các vấn đề mà báo mạng Thụy Sĩ Le Temps tìm cách giải đáp sau đây không chỉ có ý nghĩa riêng với Thụy Sĩ, mà cũng là những vấn đề chung của điều mà Le Temps gọi là "những được mất trong một cuộc đấu toàn cầu". RFI xin giới thiệu bài "Hoa Vi phủ bóng lên Thụy Sĩ", được đăng tải trên Le Temps, ngày 12/02/2019. 

Công ty Hoa Vi hiện diện ra sao tại Thụy Sĩ ?

Người Thụy Sĩ chủ yếu biết đến Hoa Vi qua nhãn mác điện thoại di động của tập đoàn này, chiếm khoảng 8% thị trường smartphone Thụy Sĩ. Chất lượng của điện thoại Hoa Vi được coi là có thể cạnh tranh được với các loại smartphone cao cấp của Apple và Samsung. Hoa Vi đã xây dựng, bảo trì và phát triển mạng di động Sunrise và ắt hẳn sẽ là nhà cung cấp thiết bị 5G cho Sunrise, tập đoàn viễn thông lớn hàng đầu Thụy Sĩ, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động thứ hai sau Swisscom (1). Trong lĩnh vực điện thoại cố định, Hoa Vi cũng là nhà cung cấp quan trọng của Swisscom. Hoa Vi sử dụng 350 nhân viên tại Thụy Sĩ, chủ yếu là ở trụ sở chính của hãng ở Dubendorf.

Liệu có cần thận trọng với Hoa Vi ?

Các chuyên gia tỏ ra thận trọng. Theo ông Philippe Oechslin, giám đốc của công ty chuyên về an ninh mạng Objectif Czechurité ở Gland, thì "bất kể loại thiết bị do công ty này hay công ty khác chế tạo, điều quan trọng là cần phải bảo đảm an toàn cho các bộ phận hạ tầng mang tính nhạy cảm". Cho đến nay, theo chuyên gia về an ninh mạng này, vẫn chưa có trường hợp nào cho thấy có "gián điệp nằm vùng" trong các thiết bị của Hoa Vi. Ngược lại, một điều rõ ràng là chính quyền Trung Quốc giống như chính quyền Mỹ hay bất cứ nước nào khác, cũng khai thác các lỗ hổng trong mọi thiết bị viễn thông, để tiến hành các hoạt động gián điệp.

Đây là một ý kiến mà ông Steven Meyer, giám đốc của công ty an toàn mạng ZENData, ở Genève, chia sẻ. Giám đốc ZENData nhấn mạnh là cần phải thận trọng trước các công nghệ đến từ các quốc gia không đáng tin cậy. Các tiết lộ của cựu nhân viên an ninh Mỹ, nhà tin học Edward Snowden – hiện lưu vong tại Nga – cho thấy Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động gián điệp trên quy mô lớn. Điều khác biệt chủ yếu là Trung Quốc là một quốc gia "về cơ bản là độc tài toàn trị".

Nguy cơ phải chăng sẽ gia tăng với sự phát triển của mạng viễn thông thế hệ mới 5G ?

Chuyên gia mạng Steven Mayer khẳng định điều này là đúng về nguyên tắc. Ông giải thích : "Ngược lại với các thế hệ viễn thông trước đó, với mạng 5G, không còn có sự phân biệt thực sự giữa cơ sở hạ tầng viễn thông trung tâm và các vùng ngoại vi. Mỗi yếu tố của hệ thống hạ tầng cơ sở đều có khả năng nối kết với một bộ phận quan trọng của tổng thể cơ sở hạ tầng viễn thông, và có khả năng tiếp cận với các thông tin nhạy cảm và kiểm soát chúng. Điều có nghĩa là chỉ cần một bộ phận bị tổn thương hoặc một "cửa hậu" (hay backdoor - tức các bộ phận trong thiết bị viễn thông mà cơ sở sản xuất sử dụng để thâm nhập vào mạng internet của đối thủ) là đủ để gây tổn hại cho toàn bộ mạng. Điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ các thiết bị phải là đáng tin cậy".

Mạng 5G cũng sẽ cho phép nối kết một số lượng rất lớn các loại thiết bị (từ xe hơi, các hệ thống công nghiệp, cho đến đồ dùng cá nhân…). Điều này khiến nguy cơ tăng thêm gấp bội.

Hai tập đoàn lớn của Thụy Sĩ, Sunrise và Swisscom, có quan điểm ra sao ?

Tập đoàn Sunrise nhắc lại là : "kể từ các tuyên bố buộc tội đầu tiên của Mỹ năm 2008 đến nay, chưa có một bằng chứng bất thường nào được ghi nhận trong các thiết bị hay phần mềm của Hoa Vi để chứng minh cho các buộc tội nói trên. Các cáo buộc được đưa ra chỉ dựa trên bối cảnh chính trị", theo một người phát ngôn của tập đoàn. Tập đoàn Sunrise tỏ ra "hoàn toàn thỏa mãn với chất lượng của Hoa Vi và hoàn toàn không có ý định thay đổi nhà cung cấp". Sunrise khẳng định thường xuyên kiểm tra mạng điện thoại di động, và mức độ an toàn của mạng được các chuyên gia bên ngoài thẩm định và xác nhận.

Về phần mình, giám đốc an ninh của Swisscom, ông Philippe Vuilleumier, cho biết thường xuyên trao đổi với các đối tác nước ngoài. Kết luận mà người phụ trách an ninh Swisscom đưa ra là không có lý do gì để nghi ngờ về độ tin cậy của Hoa Vi. Mặt khác, tập đoàn này không được phép tiếp cận với các dữ liệu của Swisscom. Người phụ trách Swisscom cũng cho biết có các tiếp xúc thường xuyên với các cơ quan hữu trách của chính quyền liên bang, nhưng từ chối trả lời câu hỏi của báo Le Temps, là trong những tuần gần đây liệu các tiếp xúc với chính quyền có được tăng cường hay không.

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có khả năng phát hiện các nỗ lực xâm nhập của tin tặc hay không ?

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng khẳng định họ đã cố gắng làm tối đa, nhưng không thể đưa ra bảo đảm tuyệt đối. Giám đốc công ty an ninh mạng Objectif Czechurité cũng đánh giá là các nhà mạng Thụy Sĩ làm tốt công việc bảo đảm an toàn các cơ sở hạ tầng viễn thông mà họ phụ trách, để chống lại các mưu toan xâm nhập của một số nhà sản xuất hay một số bên khác, và đây cũng là điều mà luật quy định.

Về phần mình, giám đốc công ty an toàn mạng ZENData thì cho rằng để phát hiện ra được một cuộc tấn công mạng cần phải có các chuyên gia, và trong trường hợp nếu Hoa Vi tiến hành cuộc tấn công "một cách hoàn hảo", thì gần như không có khả năng phát hiện được.

Thụy Sĩ liệu có định loại trừ Hoa Vi ?

Trong hiện tại điều này là không chắc chắn. Tuy nhiên, các dân biểu muốn biết rõ hơn về vấn đề này. Trong hai ngày 1 và 2 tháng Tư, Ủy ban phụ trách về chính sách an ninh mạng của Thượng Viện Thụy Sĩ sẽ xem xét các nguy cơ của Hoa Vi. Các thành viên của Ủy ban này sẽ phải tham khảo ý kiến của cơ quan tình báo Liên bang và bộ Quốc Phòng.

Trọng Thành

Ghi chú :

1. Sunrise - một trong ba công ty hàng đầu của Thụy Sĩ - chọn tiếp tục cộng tác với Hoa Vi trong các dự án xây dựng mạng 5G. Trong khi đó, Swisscom chọn tập đoàn Thụy Điển Ericsson, còn Salt chọn tập đoàn Phần Lan Nokia. Theo "Voici comment la 5G se déploiera en Suisse", Le Temps, 8/2/2019.

*******************

Ách kiểm duyệt ngày càng đè nặng trên phim ảnh Trung Quốc (RFI, 13/02/2019)

Trong năm 2018, bộ phim truyền hình Diên Hy Công Lược của Trung Quốc đã nổi lên thành một tác phẩm thuộc diện được nhiều người tìm kiếm nhiều nhất trên Google toàn cầu, với lượt người xem qua mạng internet lên đến hàng tỷ lần, và nhất là được chiếu trên các kênh truyền hình ở hơn 70 thị trường nước ngoài.

hoavi4

Ảnh minh họa : Một cảnh quây phim cổ trang ở phim trường Hoành Điếm - Hengdian World Studios- tỉnh Chiết Giang. Ảnh ngày 30/01/2019. MATTHEW KNIGHT / AFP

Nổi đình đám như thế, nhưng mới đây, bộ phim Diên Hy Công Lược đã bị chính quyền bất ngờ đả kích dữ dội về nội dung bị cho là xấu, trước khi bị cấm chiếu trên các đài truyền hình Trung Quốc.

Sự cố đối với bộ phim này là bề nổi của một xu thế kiểm duyệt ngày càng mạnh tại Trung Quốc, đã được hãng tin Pháp AFP ngày 11/02/2019 phân tích trong bài "Ngành giải trí Trung Quốc trong cơn ‘nghiêm hàn’ sau những vụ đàn áp".

Đối với AFP, phim ảnh và truyền hình Trung Quốc đang phải oằn mình trong một tình trạng được người trong ngành gọi là "nghiêm hàn", tức là mùa đông giá buốt, dưới sự giám sát nghiêm ngặt hơn của chính phủ, được cho là sẽ dẫn đến việc áp đặt những nội dung mà Đảng đánh giá tốt.

Ngành giải trí Trung Quốc, theo hãng tin Pháp, đã nở rộ trong những năm gần đây nhờ đường lối chính thức là muốn thay thế các nội dung ngoại quốc bằng những yếu tố trong nước, đồng thời phát triển ngành này thành một thứ quyền lực mềm giúp Bắc Kinh chinh phục thế giới.

Thế nhưng một chủ trương cấp toàn quốc yêu cầu phim ảnh, ca nhạc và các hình thức giải trí khác phải có nội dung được Đảng chấp thuận đã bắt đầu phủ mây đen trên khu vực giải trí đang phát triển.

Vu Chính (Yu Zheng), nhà sản xuất kiêm biên kịch của bộ phim truyền hình nhiều tập cực kỳ nổi tiếng "Diên Hy Công Lược" đã không ngần ngại nói rằng "lúc này là một thời kỳ nghiêm hàn", một mùa đông giá buốt.

Cả tỷ lượt người xem

Diên Hy Công Lược cho đến nay, được đánh giá là một bộ phim Trung Quốc đã gặt hái nhiều thành công nhất, không chỉ tại Trung Quốc, mà cả trên thế giới.

Hãng AFP đã nêu bật con số 18 tỷ lượt người xem bộ phim này trên trang iQIYI (một dạng dịch vụ xem phim trực tuyến tương tự như Netflix) của Trung Quốc.

Theo trang thông tin Inkstone, trực thuộc nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ngày 15/08/2018, bộ phim này đã đạt được kỷ lục 530 triệu lượt người xem trong một ngày, một con số đã vượt xa kết quả từng được đánh giá là cực cao của tập cuối, phần 7 bộ phim Mỹ nổi tiếng Games of Thrones, chỉ được 16,5 triệu lượt xem.

Sức hút của bộ phim còn lan tỏa ra khu vực và thế giới. Trong toàn năm 2018, Diên Hy Công Lược là chương trình truyền hình được tìm kiếm nhiều nhất trên Google toàn cầu, một phần do sự phổ biến của cộng đồng người Hoa trên thế giới

Đứng đầu danh sách những nơi có người tìm kiếm về bộ phim về bộ phim này là các nước ở khu vực miền đông Châu Á như Singapore, Malaysia, Brunei và Hồng Kông…

Diên Hy Công Lược là một bộ phim truyền hình nhiều tập tiêu biểu cho loại phim bộ cổ trang của Trung Quốc. Dài 70 tập, bộ phim kể về cuộc đấu đá nơi cung đình giữa các phi tần của hoàng đế Càn Long thời Mãn Thanh vào đầu thế kỷ 18. Nhân vật chính là một cô gái xuất thân bình dân, nhưng đã vươn lên địa vị cao qúy nơi hậu cung, được hoàng đế sủng ái.

Trấn áp mạnh bạo : Nội dung "bất tương thích" ?

Dù có nội dung không có gì là nhạy cảm như kể trên, nhưng vào đầu năm 2019, Diên Hy Công Lược, cùng với một số phim bộ cổ trang tương tự đã bất ngờ bị guồng máy kiểm duyệt của Trung Quốc trấn áp.

Theo ghi nhận của trang thông tin Mothership tại Singapore ngày 07/02, chiến dịch đàn áp khởi đầu bằng một bài xã luận bằng tiếng Hoa trên tờ Bắc Kinh Nhật Báo đề ngày 25/01, phê phán tính chất "bất tương thích" của bộ phim với "giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội". Tờ báo cho rằng tác động tiêu cực của bộ phim trên xã hội Trung Quốc không thể xem thường.

Tờ báo không ngần ngại nêu bật 5 tác động tiêu cực của bộ phim, từ việc quyến rũ khán giả chạy theo lối sống đế vương, làm ô uế xã hội ngày nay bằng những mưu mô thủ đoạn đâm sau lưng, đề cao các bậc đế vương, quay lại thời xưa mà làm ngơ trước công lao của những "anh hùng" thời nay, cổ súy lối sống xa xỉ mà coi thường giá trị của lao động và cách sống cần kiệm, chú ý đến lợi ích thương mại mà xem nhẹ các giá trị đạo đức.

Ngay sau khi bài báo được đăng, phim Diên Hy Công Lược và một bộ phim tương tự là Hậu Cung Như Ý Truyện mà tờ báo cũng nêu tên, đã bị ngưng chiếu trên các kênh truyền hình Nhà nước, thay thế bằng những phim có chủ đề hiện đại.

Gọng kềm kiểm duyệt ngày càng siết chặt

Theo nhận định của AFP, trường hợp bộ phim Diên Hy Công Lược chỉ là một ví dụ mới nhất về ách kiểm duyệt đang đè nặng trên ngành công nghiệp giải trí Trung Quốc.

Trong bài phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp, chủ tịch phim trường Hoành Điếm (Hengdian World Studios) ở tỉnh Chiết Giang, nơi thực hiện khoảng 70% các chương trình phim và truyền hình của Trung Quốc, đã công nhận rằng ngành phim ảnh đang chuẩn bị gánh chịu một tình trạng phát triển chậm lại, đặc biệt với chiến dịch chống trốn thuế và trả thù lao quá cao cho những ngôi sao tên tuổi. Nạn nhân tiêu biểu trong vụ này là gương mặt số một của điện ảnh Trung Quốc hiện nay là nữ diễn viên Phạm Băng Băng.

Hiện nay một số đoàn làm phim đã hoãn kế hoạch quay phim, hoặc thậm chí đã hủy bỏ hẳn. Hoạt động kinh doanh của các công ty điện ảnh và truyền hình cũng bị việc cải cách thuế ảnh hưởng. Tuy nhiên chủ tịch Hoành Điếm hy vọng tình hình sẽ cải thiện với nhiều bộ phim hoặc chương trình truyền hình tập trung vào cuộc cách mạng đưa Đảng cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, đặc biệt là vào tháng 10 sắp tới với kỷ niệm 70 năm sự kiện.

Krypt Chen, một nhà phân tích truyền thông tại Thượng Hải, cho biết : "Sự giám sát (của chính phủ) đã nghiêm ngặt hơn từ năm 2016 đến nay. Nó đã khá khắc nghiệt vào năm ngoái và thậm chí có thể còn nghiêm ngặt hơn trong năm nay".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc nội dung truyền thông, dẫn đến việc đàn áp các hình thức nghệ thuật như nhạc rap. Thậm chí hình xăm trên người cũng bị cấm xuất hiện trên truyền hình.

Điều oái oăm là các phim bộ cổ trang đã tưởng lầm là có thể tránh được búa rìu kiểm duyệt khi tránh né các chủ đề đương đại nhạy cảm.

Thất bại cho tham vọng quyền lực mềm của Trung Quốc ?

Theo bài phân tích trên trang Mothership Singapore, các bộ phim truyền hình như Diên Hy Công Lược có khả năng giúp Trung Quốc phát huy sức mạnh mềm ở nước ngoài.

Theo giáo sư Trang Giai Dĩnh (Chuang Chia Yin) thuộc Đại Học Quốc Gia Đài Loan, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn, bộ phim không những đã được dịch ra 14 thứ tiếng, phát hành tại 70 thị trường trên thế giới, mà lại còn gớp phần cải thiện cái nhìn của người Đài Loan về Trung Quốc.

So với nhiều Học Viện Khổng Tử được thành lập trên toàn thế giới, những bộ phim truyền hình nổi tiếng như vậy có thể giúp quảng bá tốt hơn văn hóa Trung Quốc tới khán giả nước ngoài.

Bất kỳ động thái kiểm duyệt nào cũng có thể khiến Trung Quốc thụt lùi trong việc đưa ra một hình ảnh tích cực về đất nước họ để gây ảnh hưởng đến mọi người ở nước ngoài, phục vụ cho mục tiêu của Bắc Kinh.

Vấn đề là hình ảnh về tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc đầy mưu mô và sẵn sàng đâm sau lưng trong phim Diên Hy Công Lược không tích cực lắm, và không thể hiện được những giá trị mà Bắc Kinh muốn phô trương. Điều đó có lẽ giải thích được vì sao bộ phim bị ngành kiểm duyệt Trung Quốc đưa vào tầm nhắm.

Mai Vân

*******************

Người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đòi Bắc Kinh thông tin về các thân nhân mất tích (RFI, 13/02/2019)

Kể từ hôm 12/02/2019, nhiều người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài đã phát động trên các mạng xã hội một chiến dịch truyền thông nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh cung cấp các bằng chứng cho thấy người thân bị mất tích vẫn còn sống.

hoavi5

Biểu tình tại New York Hoa Kỳ đòi trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh 05/02/2019. TIMOTHY A. CLARY / AFP

Theo AFP, chiến dịch được khởi sự trên hai mạng Twitter và Facebook với hashtag #MeTooUyghur (tức "Tôi cũng là người Duy Ngô Nhĩ"). Chiến dịch nói trên đã thúc đẩy nhiều người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đưa lên mạng hàng loạt bức ảnh chụp cha mẹ, vợ con hay bạn bè mất tích, và yêu cầu gửi đến chính quyền Trung Quốc, vì nhiều người không liên lạc được với người thân tại Trung Quốc.

AFP tiếp xúc được với ông Halmurat Harri, một người Duy Ngô Nhĩ sống tại Phần Lan. Người khẳng định đã lập ra hashtag nói trên tuyên bố : cộng đồng Duy Ngô Nhĩ hải ngoại muốn biết rõ hàng triệu người thân của họ ở Trung Quốc hiện đang ở đâu.

Sáng kiến nói trên được đưa ra sau khi một phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc công bố một đoạn clip 26 giây cho thấy một người đàn ông tự giới thiệu là Abdurehim Heyit, một nghệ sĩ Duy Ngô Nhĩ bị coi là mất tích. Bắc Kinh tung ra clip này sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, hôm thứ Bảy tuần trước (09/02), là nhà thơ và ca sĩ Abdurehim Heyit đã chết trong trại giam ở Trung Quốc. Cũng trong dịp này, Ankara đã đồng thời lên án chính sách đàn áp tàn bạo của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương, mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là một "nỗi ô nhục của nhân loại".

Theo các thông tin của giới chuyên gia được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền dẫn lại, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ có thể đang bị giam giữ tại các trại tập trung. Bắc Kinh bác bỏ điều này, nhưng chấp nhận là có tồn tại "nhiều trung tâm đào tạo nghề" để chống lại nạn Hồi Giáo cực đoan.

Hôm thứ Hai, 11/02, hiệp hội bảo vệ nhân quyền Amnesty international, Human Rights Watch, Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới và một số tổ chức phi chính phủ khác ra một bản thông cáo chung lên án việc chế độ Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, và kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn quan sát viên tới vùng Tân Cương. 

Trọng Thành

Quay lại trang chủ
Read 598 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)