Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo nguồn tin từ nội bộ Trung ương Đảng còn chưa thể kiểm chứng, ngay sau khi Ban kiểm tra Trung ương ngày 27/04/2017 công bố kiến nghị Bộ chính trị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng, thì cùng ngày Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một buổi họp đột xuất để thông qua bản tự kiểm điểm của ông Đinh La Thăng và gửi lên Ban bí thư Trung ương Đảng một phong bì, gồm một bản tự kiểm điểm của ông Đinh La Thăng dày 20 trang kèm theo biên bản kết luận của cuộc họp Ban thường vụ. Được biết, biên bản "không chấp nhận bản tự kiểm điểm và xin nhận mức kỷ luật khiển trách" của ông Đinh La Thăng, nhưng lại "kiến nghị Trung ương không áp dụng hình thức kỷ luật với đồng chí Đinh La Thăng". Cái khác thường của vụ việc là, đáng lẽ chỉ được gửi đến Ban bí thư, phong thư này được "gửi tới tất cả các ủy viên Trung ương, có tên trên mặt phong bì".

songngam1

Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, tân Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng ngày 05/02/2016. Ảnh : Thanh Vũ – TTXVN

Nếu có chuyện thật như vậy thì đây là một điều bất ngờ, thậm chí là không ngờ đối với Ban bí thư, nhất là với riêng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có cái gì giống như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, tháng 10/năm 2012. Trung ương Đảng khi đó đã biểu quyết chống lại quyết định của Bộ chính trị thi hành kỷ luật đồng chí X, lần này là thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Không lẽ, định mệnh một lần nữa lại "chơi khăm" ông Trọng ?

Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã làm như nghiêm chỉnh và khẩn trương kiểm điểm đảng viên thuộc đảng bộ của mình ngay sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, nhưng thực chất là lợi dụng việc báo cáo biên bản cuộc kiểm điểm để gửi kiến nghị miễn áp dụng kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng tới Ban bí thư và các ủy viên trung ương.

Không biết đây là sáng kiến của ai trong Đảng ủy Thành phố, nhưng là một sáng kiến "do nhầm lẫn". Trước đây thì là khôn ngoan, nhưng từ sau Hội nghị trung ương 6 khóa XI, cái kẽ hở dẫn đến sự lọt lưới của đồng chí X, đã bị ông Trọng bịt lại rồi. Kỷ luật do Bộ chính trị quyết định, trung ương chỉ quyết định mức kỷ luật cụ thể.

Năm 2011, Quyết định số 46-QĐ/TW của Ban chấp hành trung ương quy định : "Ban chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng sau khi xem xét, kết luận và biểu quyết bằng bỏ phiếu kín việc kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu có quá nửa số phiếu đề nghị kỷ luật thì tiến hành bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật cụ thể".

Đây là một quyết định mà sau đó ông Trọng và Bộ chính trị nhận ra kẽ hở, dẫn đến cuộc bỏ phiếu của Trung ương chống lại quyết định của Bộ chính trị, mặc dù trước đó Bộ chính trị đã quyết định kỷ luật với số phiếu 100%. Ông Dũng thoát kỷ luật nhờ thao túng được Trung ương.

Sau Đại hội 12, Quyết định 46-QĐ/TW, nhanh chóng được thay bằng Quyết định 30-QĐ/TW tại Hội nghị trung ương 4, ngày 14/10/2016. Quyết định này được sửa lại : "Ban chấp hành trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật".

Theo quyết định này, Ban chấp hàng trung ương không còn là cấp quyết định kỷ luật hay không kỷ luật, mà chỉ bỏ phiếu để quyết định lựa chọn hình thức kỷ luật.

Để ý tới cách hành văn, đọc cả hai quyết định mới và cũ đều giữ nguyên mệnh đề "Ban chấp hành trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng", nhưng câu tiếp thì ở Quyết định 46 : "biểu quyết việc kỷ luật hay không kỷ luật", trong khi ở Quyết định 30 : "phải biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật".

Ở đây, rất tự nhiên, có thể nghi ngờ ý định của người soạn thảo, vì khi phải đọc để thông qua cùng một lúc rất nhiều quyết định có nội dung rất khác nhau, người bỏ phiếu rất dễ sơ xuất, nhất là khi sự tập trung có thể bị vô tình hay cố ý cuốn vào những quyết định khác có tầm quan trọng hơn. Nhiều người có thể tưởng rằng vẫn là quyết định cũ đã từng thông qua.

Theo Quyết định 30-QĐ/TW năm 2016 thì việc thi hành kỷ luật sẽ tiến hành theo quy trình sau :

1. Theo kiến nghị của Ủy ban kiểm tra trung ương, Bộ chính trị sẽ họp toàn thể, nghiên cứu báo cáo kiểm tra, suy xét, cân nhắc và bỏ phiếu kín quyết định có áp dụng kỷ luật hay không.

2. Bộ chính trị, sau đó, sẽ triệu tập Hội nghị trung ương, theo định kỳ hoặc bất thường, để công bố quyết định thi hành kỷ luật. Sau đó, Trung ương sẽ tổ chức bỏ phiếu kín lựa chọn hình thức kỷ luật. Hình thức quyết định sẽ là hình thức có số phiếu tính cộng, dồn từ trên xuống cho tới mức kỷ luật tương ứng số phiếu quá bán.

3. Đảng bộ nơi sinh hoạt sẽ tổ chức kiểm điểm và thực hiện quyết định kỷ luật của Trung ương, gửi biên bản báo cáo về Ban bí thư.

Như vậy, việc tự tổ chức kiểm điểm đảng viên và tự thông qua kiến nghị hình thức kỷ luật của Thường vụ đảng ủy Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm sai nguyện tắc.

Thêm nữa, việc gửi kiến nghị kỷ luật tới tất cả các ủy viên trung ương, cấp không có chức năng quyết định kỷ luật theo Quyết định 30-QĐ/TW, là việc vi phạm điều lệ đảng, và kỷ luật đảng.

Chính vì vậy, sợ bức thư này đến tay các ủy viên trung ương, Ban bí thư đã phải ra một thông báo khẩn cấp, yêu cầu tất cả những ủy viên trung ương nếu nhận được phong bì này thì không được mở mà gửi ngay về Ban bí thư.

songngam2

Thông báo khẩn cấp, yêu cầu tất cả những ủy viên trung ương nếu nhận được phong bì này thì không được mở mà gửi ngay về Ban bí thư.

Việc vi phạm Quyết định trung ương của cả tập thể thường vụ đảng ủy Thành phố Hồ Chí Minh là một việc vi phạm kỷ luật tập thể hết sức nghiêm trọng.

Nó cho thấy mấy vấn đề :

- Nếu là việc sơ xuất chưa quán triệt nội dung tinh thần của Quyết định 30-QĐ/TW thì Ban thường vụ Thành ủy phải kiểm điểm tập thể, báo cáo về Ban bí thư và xin rút đơn kiến nghị nói trên.

- Nếu không do sơ xuất thì đây là việc bất tuân tập thể, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh bất tín nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, bất chấp Nghị quyết trung ương, bất tín nhiệm Thường trực Ban bí thư, bao gồm cả Tổng bí thư.

- Hiện tượng "bất tuân dân sự" này là của riêng Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, hay chỉ là bề nổi của tảng băng ?

- Tư tưởng cát cứ của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh được đồn đại lâu nay là có thật ?

Suốt thời gian 5 năm làm chủ tịch, 9 năm làm bí thư, ông Lê Thanh Hải đã biến đảng ủy Thành Hồ thành một thứ hội kín, bao bọc che chắn nhau chống lại mọi tác động từ bên ngoài. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được mệnh danh là một thứ Bunker bê tông cốt thép.

Ông Nguyễn Tấn Dũng ba lần bảy lượt cài người thân tín, thâm nhập công phá đều thất bại. Đến ngay cả cậu con trưởng, cắm vào trường Đại học kiến trúc Sài Gòn với ý định cơ cấu vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, nhưng bị ông Hải cự tuyệt. Nguyễn Thanh Nghị không vào được Ban chấp hành Thành ủy, không có tên đi dự Đại hội Đảng toàn quốc, đồng nghĩa với việc không thể vào Trung ương, buộc ông Dũng phải nuốt hận nhờ tay chân thân tín khác, đi bằng con đường khác.

Nguyễn Khắc Định, Phó chánh Văn phòng chính phủ, người chấp bút tất cả các diễn văn nội ngoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng suốt 7 năm, được "luân chuyển" vào Thành phố với ý định tiếp quản vị trí Phó bí thư Thành ủy khi Nguyễn Văn Đua nghỉ hưu, nhưng bị bật trở lại Văn phòng chính phủ cùng với ông Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh, vốn được ông Dũng cài vào từ 5 năm trước, nhưng bị ông Hải bọc kín, cô lập, không phát triển được. Và có một nguyên tắc là nếu không "lên" được thì phải "ra" hoặc "đi".

Bộ chính trị điều một lúc cả Võ Văn Thưởng và Nguyễn Thành Phong về làm Phó bí thư từ tháng 4/2015, chuẩn bị cho Đại hội X của thành phố vào tháng 10/2015, nhưng Võ Văn Thưởng vẫn bị đẩy ra, vì không đủ phiếu bầu. Thành phố luôn dị ứng với bên ngoài, mặc dù Võ Văn Thưởng vốn từ thành phố đi ra.

Người ta đã biết từ rất lâu rằng, ở Thành phố Hồ Chí Minh, kể cả khi nội bộ đang có việc đâm chém nhau, nếu Trung ương tìm cách can thiệp thì họ sẽ co cụm lại thành khối, đánh bật những phần tử đến từ bên ngoài, rồi sau mới xử nhau. Ở đây có một nguyên tắc cứng là không bao giờ được phép tiết lộ nội tình. Kẻ để lộ nội tình, vi phạm quy tắc chống ngoại nhập, lập tức bị loại.

Đinh La Thăng thời kỳ mới vào, chưa biết gì về quy tắc sắt thép này, nên hung hăng, múa may ầm ĩ, không hợp với phong cách "anh Hai Sài Gòn". Lâu dần hiểu luật chơi, gần đây mới trở nên ít ồn ào, thậm chí còn "kiệm lời" nữa.

Nhưng khi đã được nhập cuộc, ông Đinh La Thăng trở thành tài sản chung, Trung ương không được phép động tới. Tuy vậy, mặc dù chắc chắn có chỉ đạo của "anh Hai" Lê Thanh Hải, phản ứng lần này có thể đã phạm sai lầm, có lẽ vì "anh Hai" không còn trong Trung ương, nên cái Quyết định 30-QĐ/TW kia đã bị thay mà "anh Hai" không biết ?!

Cho dù có sơ xuất thì chẳng lẽ 15 ủy viên thường vụ, tất cả đều cho rằng ông Đinh La Thăng không có tội ? 7 tỷ đô lúc nhậm chức còn 1,9 tỷ khi rời đi, hơn 5 tỷ đô thất thoát chỉ trong hai năm, là không có tội ?

Thành ủy Sài Gòn không thể không biết số tiền này đi đâu, bởi vì "luật lại quả 2%" ra đời từ Sài Gòn vào khoảng năm 2006 rồi mới lan ra cả nước. Hơn 5 tỷ đô giải ngân từ két PVN sẽ có bao nhiêu tiền quay lại cho ông NguyễnTấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng, qua tay ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đức Thuận ? Nếu ông Trịnh Xuân Thanh có biệt thự triệu đô trên đỉnh Ba Vì, biệt thự triệu euros ở Berlin thì ông Thăng phải có những tài sản tương tự, nhưng ở đâu ?

Cho nên, dù Thường vụ Sài Gòn có kiến nghị xin miễn, ông Đinh La Thăng nhất định không thoát được kỷ luật. Nhưng Bộ chính trị, Ban bí thư đối diện với một vấn đề quá phức tạp.

Kỷ luật tập thể, hay bỏ qua ?

Với 20% tổng thu nhập quốc dân, 35% tổng vốn đầu tư toàn quốc , 31% tổng thu ngân sách, Trung ương sẽ phải xử sự như thế nào với một đảng bộ như vậy ? Chính trong tiền lương, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng hàng tháng của bộ máy của Trung ương đảng, của Ban bí thư, có 1/3 đến từ tiền nộp ngân sách của Sài Gòn. Rõ ràng, thành phố có thể không cần trung ương, chứ trung ương không thể không cần thành phố.

Đảng bộ Thành phố kiến nghị Trung ương phê duyệt Cơ chế đặc khu, chính quyền đô thị đặc biệt, Trung ương vốn đã sợ thành phố cát cứ, bây giờ đòi tăng quyền tự chủ, dẫu có đúng và cần, cũng không thể chấp nhận, nhưng cũng không thể từ chối, chỉ có thể cho từng chút một, không ngay lập tức.

Người ta nhớ lại, hôm chia tay ông Thưởng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, ông Lê Thanh Hải đã không kìm nén được xúc động, bật khóc và nghẹn giọng : "Em là người con ưu tú, tiêu biểu của Đảng bộ và nhân dân thành phố. Thành phố rất tự hào về em".

Muốn hiểu đúng, người ta phải dịch nghĩa câu nói của ông như thế này : "em là con ta, đứa con cưng nhất của ta, ta đã hy vọng ở em, nhưng em đã rời ta, con ngựa thành Troy. Đó là sự đau đớn nhất trong lòng ta, cũng là sự oán hận lớn nhất của ta".

Cho nên, nếu phải thay ông Đinh La Thăng, Bộ chính trị sẽ gặp lại khó khăn trước đây.

Ông Thưởng là giải pháp hoàn hảo, nhưng nếu bóng của ông Lê Thanh Hải vẫn quanh quẩn đâu đó, thì ông Thưởng sẽ khó qua cửa, vì nếu trước đây đã không chấp nhận, bây giờ, ông Thưởng bị cho là đã Hà Nội hóa, Trung ương hóa thì càng ít khả năng được chấp nhận. Ngược lại, ngay cả khi ông Thưởng được chấp nhận, khả năng bị vô hiệu hóa hay Sài Gòn hóa, như dạng ông Nguyễn Thành Phong, hay ngay chính ông Đinh La Thăng, cũng có thể xảy ra. Nghĩa là trước sau, Trung ương cũng không thể quản được Sài Gòn.

Trên góc nhìn khác, hiện tượng bất tuân Trung ương của Đảng bộ Sài Gòn chứa đựng bản chất bất tín nhiệm Bộ chính trị của Đảng bộ cơ sở, nếu không phải chỉ ở Đảng bộ Sài Gòn, thì khủng hoảng chia rẽ đã tới mức tan rã của toàn hệ thống. Tất cả các Đảng bộ địa phương đều bất tín nhiệm Ban bí thư ? Các quyết định của Ban bí thư sẽ không tự động có hiệu lực ?

Đảng bộ Sài Gòn, đầu tầu kinh tế cả nước, nơi cọ sát từng ngày với năng lực cạnh tranh quốc tế, nơi mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu thích ứng của thể chế chính trị luôn bộc lộ lớn nhất và gay gắt nhất. Chính ở đây, đòi hỏi bứt phá, giải phóng khỏi những tư duy giáo điều, lạc hậu, cản trở tiến bộ, là động lực đẩy Đảng bộ Sài Gòn tách xa dần lối mòn tư duy của Trung ương, đặc biệt là của Tổng bí thư. Sức ép của mâu thuẫn giữa tăng trưởng với tư duy giáo điều sẽ buộc Đảng bộ Sài Gòn thành nhân tố cách mạng.

Con sóng ngầm từ Sài Gòn đang mở màn sự tan rã không có gì cản được. Hãy nhìn xem toàn cảnh Việt Nam. Nông dân và những cuộc bùng nổ ruộng đất sẽ tiếp tục với trung tâm từ đồng bằng bắc bộ. Formosa sẽ là rốn của vùng lũ miền Trung, công nhân sẽ tiếp tục đốt cháy nhà máy công xưởng Tàu từ khu vực miền Nam. Phong trào tự chủ và tự do tín ngưỡng của đồng bào Công giáo, Phật tử, dân tộc thiểu số Tây nguyên sẽ tiếp tục lan rộng trên cả nước. Tổng biểu tình tuy không rầm rộ nhưng không tắt, âm thầm chờ lửa, sẽ bùng lên bất cứ lúc nào. Ban bí thư và Bộ chính trị bị cô lập, mất tín nhiệm, mất khả năng kiểm soát.

Nếu sự tan rã của Đảng cộng sản đang là hiện tượng có thật, thì một biểu hiện gắn liền với nó có tính quy luật là hiện tượng tập quyền của bộ máy lãnh đạo. Sự hoang mang, hoảng sợ sẽ đẩy đảng tới độc tài.

Chúng ta vừa nhắc đến một hiện tượng tập quyền thông qua tiểu xảo, như động tác giành quyền kỷ luật đảng viên của Ban bí thư bằng cách sửa Quyết định 46-QĐ/TW năm 2011 thành Quyết định 30-QĐ/TW năm 2016 một cách mập mờ. Đó là phương pháp "biển thủ" quyền lực một cách vụng trộm. Cũng là một sự "sa đọa, suy thoái đạo đức".

Chúng ta sẽ chứng kiến cuộc vận động nhất thể hóa sắp tới, tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm. Đảng sẽ tràn sang nắm Chính phủ. Khi không thể kiểm soát được bằng các biện pháp thông thường, ít nhiều được che đậy bằng dân chủ hình thức, việc tập trung quyền lực theo hướng độc tài là xu hướng không thể tránh khỏi.

Ở Trung Quốc, việc tập quyền hóa đã thực hiện từ hơn 20 năm, vì một thực tế là đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và tập quán độc lập gần như tự trị của các địa phương có nguồn gốc từ khoảng cách địa lý là đặc điểm truyền thống nền chính trị Trung Quốc. Mức độ tập quyền đạt tới mức cao độ hiện nay dưới tay Tập Cận Bình có nhu cầu từ công cuộc "đập hổ diệt ruồi", nguồn gốc sự phân rã trong đảng.

Những hình ảnh của Trung Quốc có thể lặp lại trên đất Việt Nam, vì lịch sử đã chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ làm được gì trước và khác Trung Quốc.

Tham vọng chia quyền cai trị thế giới với Mỹ, Tập Cận Bình tất yếu tiến hành dân chủ hóa Trung Quốc theo mô hình dân chủ đa nguyên phổ cập. Thủ tướng Úc đã nói với Tập Cận Bình tại Singapore : "Trung Quốc không thể dẫn dắt Châu Á, vì Trung Quốc không phải là quốc gia dân chủ".

Tuy nhiên, ông Tập chỉ mới bắt đầu những bước khởi động kín đáo. Vì vậy, chắc chắn, Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ dân chủ hóa xã hội Việt Nam, nhưng có thể phải mười năm sau.

Đảng cộng sản Trung Quốc với 86,7 triệu đảng viên, gấp 10 lần số đảng viên cộng sản trên toàn bộ phần còn lại của thế giới, nếu còn tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, thì đương nhiên Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới. Nhưng từ năm 1976, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố, "mèo trắng, mèo đen, mèo nào cũng được miễn là bắt được chuột". Giang Trạch Dân đưa ra thuyết "Ba đại diện" xóa bỏ khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp, cho phép kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào đảng.

Về thực chất, Đảng cộng sản Trung Quốc đã từ lâu không còn là đảng cộng sản mác-xít. Mục đích của Đảng cộng sản Trung quốc là đưa Trung Quốc lên vị trí siêu cường, chia sẻ quyền cai trị thế giới với Mỹ và vượt Mỹ, bất phân biệt ý thức hệ tư tưởng.

Trong khi đó, trong Bộ chính trị đĐảng cộng sản Việt Nam, nhiều kẻ từng ấp ủ mơ ước đưa Đảng cộng sản Việt Nam vào vị trí đứng đầu, dẫn dắt phong trào cộng sản quốc tế. Trong những cái đầu bệnh tật này, có cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thế đấy, biết mười mươi rằng sớm hay muộn cũng phải dân chủ hóa bằng cách tạo ra nền chính trị đa đảng cạnh tranh, nhưng những cái đầu cố thủ kỳ lạ trong Bộ chính trị vẫn cố níu kéo bằng được, cho đến khi không thể níu kéo được nữa. Đến lúc, không chịu được, người ta sẽ phải lôi những cái đầu điên ấy đi. Thế gọi là lú lẫn hay là "lừa ưa nặng".

Những con sóng ngầm từ Sài Gòn có thể bắt đầu làm cho biển động.

Paris, 05/05/2017

Bùi Quang Vơm 

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm

Ngay trước thềm hội nghị trung ương 5 Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 5 tháng 5 tới tại Hà Nội, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin và bài về đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.

kyluat1

Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải). AFP photo

Đây không phải là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính Trị bị đề nghị kỷ luật. Lần gần đây nhất là tại hội nghị trung ương 6 hồi năm 2012. Tuy nhiên có gì khác biệt giữa hai lần này ?

Minh bạch hay đấu đá nội bộ

Một ngày sau khi kết thúc kỳ họp thứ 14 từ ngày 24 đến 26 tháng 4, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo và được đồng loạt các báo loan tin về đề nghị kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng. Các ngày sau đó nhiều báo tiếp tục đưa các bài viết nhận định đề nghị kỷ luật này là hợp lý vì những sai phạm mà ông Đinh La Thăng mắc phải khi đứng đầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội và ngoài đường, công chúng cho rằng sự công khai này của Đảng không phải là chỉ dấu của sự tiến bộ và minh bạch. Blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói với đài Á Châu Tự do :

Nhiều người cho rằng đó là một sự tiến bộ trong đảng nhưng tôi cho rằng đó là một cái chỉ báo không phải là tiến bộ mà là tiêu cực. Trước khi tiến hành một cái kỷ luật thì người ta đã chủ động đưa thông tin để tạo áp lực lên dư luận để nhằm mục tiêu kỷ luật, thanh trừng những nhân vật này nọ.

Thông báo của ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hồi đồng thành viên Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 đến 2011 dẫn đến thua lỗ hàng trăm triệu đô la cho tập đoàn.

Bất chấp những sai phạm trong nhiều năm, ông Đinh La Thăng vẫn được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải năm 2011. Tại Đại hội đảng 12 diễn ra hồi đầu năm 2016, ông Đinh La Thăng đã được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng và được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, trong khi cấp dưới của ông là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam lại bị truy nã quốc tế vì các cáo buộc sai phạm ở PVC. Điều này đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi tại sao đến giờ này ông Đinh La Thăng mới bị đề nghị kỷ luật. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam đặt câu hỏi :

Điều kỳ lạ là ông ta chịu trách nhiệm về các vi phạm, với tư cách là nguyên Bí thư Đảng Ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 thì lý do gì đến Đại hội thứ 12, người ta lại bầu ông vào trong Bộ Chính trị, là cơ quan cao nhất của Đảng ? đó là logic gì ? Tại sao khuyết điểm kéo dài như thế, tổn hại đến nền kinh tế quốc gia lớn thế mà lại không kỷ luật hồi ấy ? mà vẫn đưa làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ? Vì lý do gì đến bây giờ lại lôi cái kỷ luật cũ, trách nhiệm cũ để yêu cầu kỷ luật và thuộc phạm vi của Bộ Chính trị xử lý ?

Trả lời cho câu hỏi này, giáo sư Tương Lai nhận định.

Tôi cho rằng cuộc đấu này là cuộc đấu giữa các thế lực chính trị giành giựt cái ghế quyền lực, chả có liên quan gì đến các vấn đề khác, tùy theo tương quan lực lượng của cuộc đấu tranh của các thế lực giằng co, lúc nào người ta đưa ra, lúc nào người ta thụt vào.

Nhưng đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng ngay trước một hội nghị trung ương cũng làm nhiều người liên tưởng đến đề nghị kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị khác vào năm 2012 mà các lãnh đạo đảng vẫn gọi một cách giấu giếm là đồng chí X. Sau đó nhiều báo mạng và các chuyên gia tình hình chính trị Việt Nam từ nước ngoài đã nhận định đồng chí X chính là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhìn lại đề nghị kỷ luật đồng chí X

VIETNAM-POLITICS-PARLIAMENT

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) bắt tay với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2016. AFP photo

Ngay trước hội nghị trung ương 6 năm 2012, trên các trang mạng đã có nhiều thông tin đồn đoán về những vụ đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo đảng liên quan đến việc ai là người phải chịu trách nhiệm trước nạn tham nhũng tràn lan, sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và tình hình kinh tế trì trệ. Tuy nhiên báo chí chính thống không hề có thông tin về những đề nghị kỷ luật cụ thể một cá nhân nào.

Trong bài phân tích ngay khi hội nghị diễn ra, nhà quan sát chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc viết :

Tấm vải trải bẩn thỉu của Việt Nam đã được bày ra trên những trang blog, cung cấp các thông tin chi tiết về tham nhũng và sự thiên vị bởi một mạng lưới những người thân cận và thành viên gia đình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi chưa thể xác định được các thông tin về những tài khoản mạng này nhưng nhiều người tin là chỉ có những người bên trong đảng mới có tiếp cận với những thông tin loại này… Cho đến lúc này phần đông những nhân vật quan trọng bị cáo buộc tội tham nhũng thì đều hoặc do Thủ tướng chỉ định, hoặc nằm trong tầm ảnh hưởng của Thủ tướng, hoặc đã được xác định là nằm trong số những người ủng hộ Thủ tướng.

Câu hỏi lúc đó được đặt ra là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mất chức của mình hay không hay chỉ tự kiểm điểm và chấp nhận để một số người thân cận của mình trong đảng bị mất chức ?

Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không phải chịu hình thức kỷ luật nào.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết thúc hội nghị 6 được báo chí đồng loạt đăng tải đã không hề nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Hội nghị Trung ương 6 không áp dụng biện pháp kỷ luật đối với toàn thể Bộ Chính trị và một thành viên của Bộ Chính trị. Hội nghị kêu gọi sửa chữa sai lầm để các thế lực thù địch không thể bóp méo tình hình.

Trong cuộc họp tiếp xúc cử tri Sài Gòn vào ngày 17 tháng 10 cùng năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói là một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính Trị bị đề nghị kỷ luật tại hội nghị trung ương là đồng chí X.

Nhận định về sự khác biệt về tính công khai minh bạch trong hai trường hợp đồng chí X và ông Đinh La Thăng, blogger Trương Duy Nhất cho biết :

Lúc đó ông ấy quá mạnh nên những cánh đối nghịch không tạo được những sức mạnh để khống chế truyền thông như những vụ việc đang xử lý bây giờ. Cơ bản là khi đó lực ông Dũng còn quá mạnh… Tất nhiên cái thế của ông Thăng giờ còn quá yếu. Thế của ông Thăng còn phải đi đường dài mà ông người ta đã chặn ngay từ những bước đầu tiên.

Theo quy định, Ban chấp hành Trung ương là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng của đảng giữa hai kỳ đại hội. Hội nghị ban chấp hành Trung ương có quyền loại bỏ bất cứ thành viên nào bao gồm cả thành viên của Bộ Chính trị. Câu hỏi đặt ra là tại hội nghị lần này các ủy viên Ban chấp hành trung ương sẽ bỏ phiếu thế nào đối với đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, nhất là vào khi báo chí chính thống đã đồng loạt đưa tin, chỉ trích những sai phạm của ông một cách công khai ?

Theo thông tin mới nhất trên mạng mà đài Á Châu Tự do chưa thể kiểm chứng, tại hội nghị trù bị cho hội nghị trung ương 5 diễn ra ở Hà nội hôm 3 tháng 5, ông Đinh La Thăng đã chính thức xin rút khỏi Bộ Chính trị và thôi chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Hà, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 03/05/2017

Published in Diễn đàn

Họp trung ương 5 để đề cao Ủy ban Kiểm tra ? (BBC, 02/05/2017)

Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra từ 5 đến 11 tháng 5, với dấu hiệu vai trò của Ủy ban Kiểm tra trung ương có vẻ sẽ được đề cao.

tw1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ khai mạc Hội nghị Trung ương 5

Được biết Hội nghị sẽ diễn ra cả trong hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Sự kiện này càng được dư luận quan tâm sau khi ngày 27/4, Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng.

Ông Thăng đang là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Liệu ông Thăng có phải nhận hình thức kỷ luật nào rất có thể sẽ là một chủ điểm được trông đợi tại Hội nghị trung ương 5.

Kinh tế tư nhân

Một chủ đề khác được quan tâm là việc Hội nghị sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.

Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình hồi tháng Tư nói nghị quyết này sẽ là "một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

"Phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", ông Bình nói hôm 26/4.

Theo Trưởng ban Kinh tế trung ương, vấn đề kinh tế tư nhân sẽ là một chủ đề bàn thảo tại Hội nghị trung ương 5, khóa XII này.

Ông Bình cũng nêu rằng "cần thống nhất quan điểm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ".

"Coi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ các nguồn lực và giải phóng sức sản xuất, và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm".

Theo ông, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Các báo Việt Nam cho hay kinh tế tư nhân vẫn chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cá thể chiếm tới 31,33% GDP, trong khi các thành phần khác của kinh tế tư nhân chỉ chiếm 7,88% GDP năm 2015.

Được biết Hội đồng Lý luận trung ương đã xây dựng 2 Báo cáo tư vấn cho hội nghị "về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và "đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân".

Bên cạnh đó, căn cứ vào phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về Hội nghị trung ương 5 sắp diễn ra thì việc tái cơ cấu trong các doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ là chủ đề cần xem xét đến, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn.

Sàng lọc và khai trừ Đảng

tw2

Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ phải sang) bị 'đề nghị kỷ luật'

Không lâu trước Hội nghị trung ương 5, hôm 29/04 vừa qua, báo Nhân Dân có bài đề cao vai trò của việc thực hiện Nghị quyết trung ương 4, Khóa XII, trong đó Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng Cộng sản được đóng vao trò quan trọng.

"Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp và chi bộ phải chủ động đổi mới, tăng cường và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất"…

Mục tiêu dùng cơ quan này để làm "trong sạch đội ngũ", qua cách "xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật trước, sau đó chỉ đạo hoặc đề nghị các tổ chức nhà nước, đoàn thể xem xét xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể kịp thời, đồng bộ hoặc yêu cầu cơ quan pháp luật xử lý bằng pháp luật".

Bài báo cũng viết : "Cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng ; khắc phục tình trạng xử lý nhẹ trên, nặng dưới".

"Cấp ủy các cấp chỉ đạo tiến hành kiểm tra, rà soát, sàng lọc đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng để làm trong sạch nội bộ Đảng".

**********************

Dư luận mạng viết về đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng (BBC, 02/05/2017)

tw3

Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

Dư luận người Việt trong và ngoài nước đang chú ý nhiều đến sự kiện đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị bị Ủy ban kiểm tra trung ương công khai kiến nghị kỷ luật.

Đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng công bố hôm 27/4, trước lúc Hội nghị trung ương 5 Khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra đầu tháng Năm.

Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai đoạn 2009 - 2011, là nơi ông từng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn.

BBC ghi nhận một số tiếng nói trên mạng xã hội tiếng Việt và cả báo chí nhà nước tại Việt Nam bình luận sự việc này.

Lặp lại năm 2012 ?

Nhiều người so sánh đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng với đề nghị xem xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một hội nghị trung ương năm 2012.

Khi đó, Hội nghị trung ương 6 Khóa 11 ra kết luận "không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị".

Nay nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị, viết trên Facebook cá nhân, cho rằng ông Đinh La Thăng không có sức mạnh như nguyên Thủ tướng :

"Vì đơn giản ông Thăng không có bề dày nắm quyền lực như ông Nguyễn Tấn Dũng để có thể chi phối chọn lựa của các ủy viên trung ương".

Hoặc nếu ông Thăng không bị kỷ luật, cây bút Tâm Chánh nêu giả thiết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể "huy động sự tham gia của người dân vào cuộc đấu tranh sinh tử này".

"Yếu huyệt trong thế trận này chính là ai nhanh chóng nắm giữ ngọn cờ công khai và chuyển nó thành khí thế của dân".

"Ông Trọng sẽ thắng nếu biết khai thác sức mạnh này, biến dư luận thành công luận, nhưng ở thời ông Trọng tác động chính yếu này của truyền thông không còn trong tay nền báo chí cách mạng vốn bị tẩn nhừ tử, chỉ có một mực "cách mạng" mà không còn sự chính trực báo chí nữa".

Còn nếu ông Thăng nhận mức kỷ luật khá nặng là "cảnh cáo", cây bút Tâm Chánh nêu ra kịch bản :

"Sự leo thang mong muốn trừng phạt này sẽ làm lộ ra không it tật bệnh ở mức trầm kha của một hệ thống chinh trị sau nhiều năm kiến tạo pháp quyền vẫn chỉ có thể dùng đến uy quyền để cai trị chính bộ máy của mình".

Giải pháp 'đồng bộ'

tw4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp khai mạc Hội nghị trung ương 5

Trong khi đó, cây bút Nguyễn An Dân cũng dùng Facebook để đòi hỏi :

"Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch với nhân dân và đảng viên cơ sở trong xử lý toàn diện".

"Xa hơn là việc chọn lựa bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cần phải công khai, minh bạch những thành tích đã đạt được, có chương trình hành động để đạt được các mục tiêu, yêu cầu của cương vị đó, thuyết phục được các đảng viên và quần chúng nhân dân".

Ông này cho rằng : " Vấn đề cuối cùng vẫn là hiến pháp phải đứng trên đảng pháp, là pháp trị, là tư pháp độc lập".

Chốt lại, ông Nguyễn An Dân kêu gọi cải tổ chính trị :

"Chính trị càng cải cách nhanh chừng nào thì tham nhũng sẽ giảm dần đi chừng ấy, đó mới là cách chống tham nhũng hiệu quả và lâu dài, vì lợi ích nhân dân, chứ không phải giữ nguyên hệ thống nhưng đem dê ra tế thần khi cần thiết".

Chấn động hay rất bình thường ?

Sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công khai đề xuất hình thức kỷ luật với ông Đinh La Thăng, truyền thông nhà nước tại Việt Nam cũng phỏng vấn một số người thường trả lời báo chí.

Cựu đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng :

"Từ nay, nên theo nếp sống văn minh như thế : Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của tổ chức".

Một cựu Ủy viên trung ương Đảng, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nói :

"Người có công thì biểu dương, người có tội thì không bỏ qua".

"Tôi ghi nhận tinh thần nghiêm túc ấy. Còn xem xét kết luận ấy như thế nào, xử lý ra sao thì do trung ương quyết định".

Còn trên trang Giáo Dục, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Hàm Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết :

"Nội dung kết luận kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra trung ương quả thực là vụ việc theo tôi là chấn động.

Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động, có những táo bạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác...

tw5

Ông Đinh La Thăng từng được nêu như một "hiện tượng" của chính trị Việt Nam vài năm qua

Trước đây, dư luận chỉ biết cái đồng chí Đinh La Thăng làm được nhưng nay Đảng đã chỉ ra những trách nhiệm của đồng chí về những hậu quả mà đồng chí đã làm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và chịu xem xét xử lý theo điều lệ Đảng".

Nhưng ông Phan Xuân Xiểm cũng nói thêm :

"Đồng chí Đinh La Thăng giữ chức vị cao trong Đảng bị đề nghị xem xét kỷ luật thì tôi cho là điều bình thường".

Cũng về sự "bình thường", trang Viet-Studies ở Hoa Kỳ nhắc lại một bài trên VietnamNet hồi tháng 11/2011 trích lời ông Vũ Mão, cựu quan chức cao cấp ở Việt Nam khi đó khen Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng :

"Tôi hoan nghênh và ủng hộ những việc làm thể hiện tư duy, phong cách mạnh mẽ của của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng...

Hiện nay, dư luận đồng tình với Bộ trưởng Thăng rất nhiều, những ý kiến qua lại cũng không ít, tôi cho đó là chuyện bình thường".

Published in Việt Nam

Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vì những vi phạm trong giai đoạn 2009-2015, khi làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN.

giao1

Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng (trái) đến dự lễ khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2016. AFP photo

Lật lại chuyện cũ

Thông báo vừa được phát đi, ngay sau đó, truyền thông chính thống trong nước gần như đồng loạt "mở chiến dịch đánh Đinh La Thăng", theo cách nói của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Ngay cả đó là những tờ báo từng ca ngợi Đinh La Thăng sau Đại hội 12 diễn ra nửa đầu năm 2016.

Với "bản luận tội’ do Ủy ban kiểm tra Trung Ương Đảng đưa ra, ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN trong giai đoạn từ 2009 – 2011.

Một câu hỏi được Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam đặt ra trong vụ kỷ luật này, không chỉ liên đới với cá nhân người bị kỷ luật là ông Đinh La Thăng. Vấn đề ông đưa ra, Tập đoàn dầu khí quốc gia chính là quả đấm thép có tính chất quyết định, giữ một vị trí rất quan trọng trong ngân sách, thuế và lợi nhuận. Thế nhưng, câu hỏi ông đặt ra là "trong ngần ấy năm, một ngành dầu khí theo như kể tội của Ủy ban kiểm tra này đưa ra nặng nề như thế, thì các vị lãnh đạo làm gì và chịu trách nhiệm đến đâu ?"

"Điều kỳ lạ là ông ta (Đinh La Thăng) chịu trách nhiệm về các vi phạm, với tư cách là nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011, thì lý do gì đến Đại hội thứ 12, người ta lại bầu ông vào trong Bộ chính trị, là cơ quan cao nhất của Đảng ? Đó là logic gì ? Tại sao khuyết điểm kéo dài như thế, tổn hại đến nền kinh tế quốc gia lớn thế mà lại không kỷ luật hồi ấy ? mà vẫn đưa làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ?

Vì lý do gì đến bây giờ lại lôi cái kỷ luật cũ, trách nhiệm cũ để yêu cầu kỷ luật và thuộc phạm vi của Bộ chính trị xử lý ?"

Vào tháng 2 năm 2016, Đinh La Thăng từ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trở thành Bí thư thành ủy Thành phố HCM theo quyết định điều động nhân sự của Bộ Chính trị. Điều này từng gây tranh cãi rất lớn trong dư luận thời gian đó. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận xét tính chất của sự việc liên quan đến "dàn xếp về mặt chính trị và nhân sự".

"Nhiều người cũng cho rằng có một thoả thuận ngầm giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12, để sau đó ông Nguyễn Tấn Dũng rút. Và những người của Nguyễn Tấn Dũng như Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình ở lại và lọt vào Bộ Chính Trị. Giới chính trị thường có những thoả thuận ngầm như vậy".

Lý do để cho đến tận hôm nay, thời điểm gần kề của Hội nghị Trung ương 5, Ủy ban kiểm tra Trung Ương Đảng lật lại những sai phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2015, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, có phần liên quan đến vụ án ngân hàng Đại Dương Ocean bank.

"Trong thời gian đó, có xảy ra vụ Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp vốn 800 tỉ đồng vào ngân hàng Đại Dương Oceanbank của ông Hà Văn Thắm. Số tiền đó sau này đươc cho là không cánh mà bay, không thu hồi được, và đưa vào cái án của Hà Văn Thắm luôn. Đó chính là lý do mà tôi cho là nguồn cơn, đồng thời là cái cớ để đưa lại vụ ông Đinh La Thăng từ thời Tập đoàn dầu khí quốc gia".

Thanh toán quyền lực

VIETNAM-POLITICS-CONGRESS

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (thứ hai từ trái) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng (thứ hai từ phải) tại lễ bế mạc Đại hội đảng lần thứ 10 hôm 27/1/2016. AFP photo

Cũng theo nhà báo Phạm Chí Dũng, từ năm trước, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương Đảng đã âm thầm có những kiểm tra đối với hoạt động của Tập đoàn dầu khí quốc gia đặc biệt đến thời của Đinh La Thăng 2006-2011 và đã có kết luận. Và thời điểm xảy ra vụ Trịnh Xuân Thanh, cũng chính là thời điểm có nhiều nguồn tin nói về áp lực rủi ro của ông Đinh La Thăng đang dần tăng lên.

Những ai theo dõi sát sao tình hình chính trị trong nước từ Đại hội Đảng 12 đều nhận thấy cuộc từ giã chính trường của Nguyễn Tấn Dũng chưa thật sự kết thúc. Điều này, như nhà báo Phạm Chí Dũng phân tích, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn nhận biết điều đó.

"Ông Trọng thừa hiểu Nguyễn Tấn Dũng về, nhưng thật ra cái bóng của Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn ở lại. Người của Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đó, và trở thành một cản trở lớn đối với quyền lực của Tổng bí thư. Nếu còn những lực cản như vậy thì ông Trọng không thể ăn ngon ngủ yên. Bản thân sinh mạng chính trị của ông ấy sẽ không được đảm bảo. Chỉ còn cách là ông phải thanh lý, thanh toán những người, những dây của Nguyễn Tấn Dũng".

Kỷ luật, là theo cách gọi của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng, nhưng Giáo sư Tương Lai, một lần nữa nói rằng vấn đề kỷ luật không liên quan gì đến trách nhiệm hay tổn hại đối với đất nước.

"Tôi cho rằng cuộc đấu này là cuộc đấu giữa các thế lực chính trị giành giựt cái ghế quyền lực, chả có liên quan gì đến các vấn đề khác. Tùy theo tương quan lực lượng của cuộc đấu tranh của các thế lực giằng co, lúc nào người ta đưa ra, lúc nào người ta thụt vào".

Thêm nữa, ông có nhận xét không khác với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng khi cho rằng việc kỷ luật Đinh La Thăng đã được định đoạt từ trước. Vấn đề chỉ là thời gian.

"Bản dạo đầu đánh Đinh La Thăng đã có từ một bài báo của một nhà báo ‘Thanh hay Thăng’ cách đây khá lâu. Như vậy, bản dạo đầu của ban Kiểm tra này đã có từ xa xưa. Người ta đã bật đèn xanh cung cấp tư liệu cho một nhà báo để viết những chuyện mà hôm nay Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng đưa ra".

Chưa đến cao trào

Cách đây không lâu, vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh : "vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật ; kỷ luật một vài người để cứu muôn người".

Trước và sau đó, dư luận có thể chứng kiến hàng loạt những vụ xử lý vi phạm bằng hình thức khác nhau. Từ vụ Vũ Huy Hoàng, đến Trịnh Xuân Thanh, và nay là Đinh La Thăng. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, rất khó để đoán biết những động thái nào khác trong tương lai, nhưng, một vấn đề đều được cả Giáo sư Tương Lai, và nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhìn thấy, đó là sự việc này chỉ mới là luyến láy ở phần dạo đầu của một bản giao hưởng.

"Đinh La Thăng chưa phải cao trào. Mà có lẽ, theo dư luận nhận định, cao trào là Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải Đinh La Thăng".

Bản giao hưởng số 5 của Beethoven, theo cách ví von của nhà báo Phạm Chí Dũng, sẽ được trình diễn trong tơng lai rất gần, sẽ "ghê gớm, khủng khiếp như sóng cuồn cuộn, cả mặt biển sôi trào, và lúc đó có thể hình dung nền chính trị Việt Nam như thế nào ?"

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 28/04/2017

Additional Info

  • Author Cát Linh
Published in Diễn đàn

Hội nghị trung ương 5 dự định diễn ra trong nửa đầu tháng 5/2017 có thể phải chuyển nội dung trọng tâm từ chuyên đề tăng trưởng và cân đối vĩ mô cho nền kinh tế đang có nguy cơ sụt giảm không thể cứu vớt, các chỉ tiêu lớn có khả năng bị phá sản, sang một vấn đề nóng bỏng và gay cấn hơn là vấn đề nhân sự, vốn là nội dung trọng tâm được sắp đặt cho hội nghị trung ương 6 dự kiến vào khoảng tháng 10/2017.

dlt1

Cặp bài trùng Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh minh họa

Ngày 27/04/2017, Ủy ban kiểm tra trung ương công bố kiến nghị Bộ chính trị kỷ luật đảng đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN-PetroVietnam), đương kim Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị.

Những gì phải đến đã đến và đang đến. Dù công bố của Ủy ban kiểm tra trung ương có hơi đột ngột, nhưng là công bố được chờ đợi từ lâu.

Đây có thể là phát súng đầu tiên của một chiến dịch có quy mô tổng hợp, được bắt đầu từ Nghị quyết 4 khóa XI, năm 2012, nhưng ngay lúc đó, ít ai hình dung được tính chất trầm trọng và quy mô của chiến dịch tới mức độ như hiện đang bộc lộ.

Nghị quyết trung ương 4, ban hành ngày 16/01/2012, có viết "một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng, thoái hóa, biến chất, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...".

Cuộc vận động được ông Trọng phát động trong hàng ngũ lãnh đạo trung ương để kỷ luật một cán bộ cao cấp, được hiểu về sau này, là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, ông Dũng được trên 75%, khiến kế hoạch kỷ luật của ông Trọng và những người ủng hộ ông thất bại, và trước micro, trước 200 ủy viên trung ương, trước hơn 90 triệu người dân, tại Hi nghị trung ương 6, ông Trọng uất ức đến phát khóc.

Cái uất ức ấy đã được ông Trương Tấn Sang chuyển thành thông điệp, như nói hộ cho ông Trọng :

"Dứt khoát phải tiến hành thành công. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân. Không thể để Nghị quyết trung ương 4 không thành công, là phụ lòng tin của dân, của Ðảng, là không vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này".

Đây chính là quyết tâm của Bộ chính trị trên danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng được thúc đẩy bằng sự thèm khát rửa hận của ông Trọng và ông Sang cùng những người mà vì lòng tham mê muội, gần cuối, ông Dũng đã biến họ thành kẻ thù.

Cái quyết tâm và nỗi khao khát đó là nền tảng của những kế hoạch được thành hình từ ngày đó, và mục tiêu của nó hướng tới điểm cuối cùng là ông Dũng.

Chính vì vậy mà tất cả những sợi dây liên kết với ông Dũng sẽ lần lượt được bóc tách.

Có thể thấy thế này:

Mũi số 1 : Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Đinh La Thăng - Nguyễn Tấn Dũng.

Mũi số 2 : Vũ Kim Cự - Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng.

Mũi số 3- Trầm Bê - Nguyễn Văn Bình - Nguyễn Tấn Dũng.

Cả 3 mũi "giáp công" hiện đang được đồng thời tiến hành, đều dẫn đến ông Dũng và để đòi món nợ "Trung ương 6".

Còn những mũi khác, chẳng hạn như vụ kỷ luật Bí thư và Phó bí thư Hậu Giang đích thân xin Trịnh Xuân Thanh về làm Phó chủ tịch tỉnh, vụ kỷ luật Bí thư và Phó bí thư Bình Định cố tình cơ cấu Nguyễn Minh Triết, con trai út ông Dũng, 24 tuổi, vào Ban chấp hành tỉnh ủy, chỉ là dẹp bỏ vây cánh của ông Dũng tại địa phương. Còn Tỉnh ủy Kiên Giang nữa, Nguyễn Thanh Nghị có lẽ sắp phải nhận công tác khác.

Trong các kết luận của Ủy ban kiểm tra, ông Đinh La Thăng còn được ghi thêm tội "tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật". Điều này muốn nói rằng, nếu đề xuất một việc phạm pháp mà chịu kỷ luật, thì người ký duyệt quyết định phi pháp đó không thể không bị kỷ luật. Đây là phần sẽ dành cho ông Dũng, là cánh cửa hé mở tới chỗ ngài nguyên Thủ tướng.

Tin rò rỉ mới nhất tiết lộ, Ban bí thư đã quyết định hình thức cảnh cáo đối với ông Thăng. Cảnh cáo là mức kỷ luật nặng thứ hai sau mức khai trừ. Nó mở màn cho các quyết định cách chức hàng loạt chức danh khác. Cùng với Trịnh Xuân Thanh, ông Đinh La Thăng khó thoát được án ngồi tù.

Và nếu ông Vũ Huy Hoàng đã bị kỷ luật cách chức nguyên Bí thư đảng đoàn Bộ công thương, ông Vũ Kim Cự bị cách các chức nguyên Bí thư và nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, thì ông Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Tấn Dũng làm sao thoát kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng và nguyên Thủ tướng.

Người ta đã thắc mắc và không hiểu cái trò kỷ luật quá khứ, kỷ luật chức vụ không còn giữ nữa là trò chơi gì, ai là tác giả của cái trò quái dị này. Bây giờ mới ngộ ra rằng, đích ngắm của nó là ông Dũng. Ông Dũng sẽ bị cách chức nguyên Thủ tướng.

Đây thực chất là cái kỷ luật mà ông Dũng phải chịu từ ngày 15/01/2012, vì thực ra các quyết định kỷ luật ông đã được dự thảo ngay tại Hội nghị trung ương 6, nghĩa là kỷ luật thì thuộc quá khứ, nhưng bây giờ mới công bố. Như vậy ông Trọng không hề thất bại. Và sự ngạo mạn xuẩn ngốc của ông Dũng phải trả giá. Ông sẽ bị tước hết mọi thứ kể từ ngày đó. Ông đã vênh vênh đi ra khỏi phòng họp, nhưng không phải ông là người thắng cuộc. Ông Dũng phải hiểu như vậy.

Sau khi bị kỷ luật đảng, hồ sơ sẽ được truy cứu tiếp. Tiếp theo là các căn cứ hình sự sẽ được "phát hiện", và không ai dám chắc, ông Dũng liệu có thoát được một cái án tù 10 năm không, vì một là, những dấu hiệu chứng minh ông Dũng trực tiếp tham nhũng không thiếu ; hai là, khi đã truy xét trách nhiệm, thì thiệt hại hàng triệu tỷ đồng của ngân quỹ quốc gia, do nguyên nhân tham nhũng của bộ máy chính phủ, không có vụ tham nhũng nào nằm ngoài trách nhiệm của ông Dũng. Vả lại, đã đến nước cùng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng cũng sẽ tự tìm cách gỡ tội. Không lẽ chỉ có hai ông này tẩu tán hết 7 tỷ đôla tiền lãi do trượt giá dầu khí những năm 2009-2011 ?

Nhưng cho đến thời điểm này, người ta có lẽ vẫn chưa xác quyết được kẻ phát hiện ra số tiền 7 tỷ đô nằm nghỉ trong két Tập đoàn dầu khí những năm 2007-2008 là ông Dũng hay ông Vũ Huy Hoàng. Đây là số tiền lãi trời cho chỉ do giá dầu thế giới tăng vọt từ 50 lên xấp xỉ 140 đô la một thùng. Tiền vào két mà không phải chi phí nào phát sinh, thì chỉ cần một động tác kế toán là xong, có thể rút ra một cách an toàn. Ông Dũng vốn chỉ có sẵn lòng tham, chứ nghiệp vụ kế toán, chưa chắc ông biết được gì. Cho nên, nhiều suy đoán cho là kẻ phát hiện được số tiền này và nghĩ ra được cách tẩu tán nó là ông Vũ Huy Hoàng và ông kế toán trưởng của Bộ Công thương, vì chính hai vị này là chủ quản vốn nhà nước tại PVN.

Nhưng phát hiện ra Đinh La Thăng lại là thiên tài của ông Dũng.

Ông Thăng vừa có kinh nghiệm 7 năm kế toán trưởng siêu Tổng công ty Sông Đà, vừa có kinh nghiệm 5 năm Tổng giám đốc. Vừa biết cách rút tiền, vừa biết lấp liếm bằng sổ sách kế toán.

Theo kế hoạch của ông Thăng, một sự phối hợp nhịp nhàng bắt đầu. Ông Dũng phát hành quyết định quy chế Tập đoàn Đa ngành, cho phép các tập đoàn đầu tư ngoài nghiệp vụ chính. Ông Thăng trình Thủ tướng phê duyệt hàng loạt dự án, từ đó cho ra đời hàng loạt Ban quản lý dự án và một đầu mối quan trọng nhất là Tổng Công ty xây lắp PVC của Trịnh Xuân Thanh. Tiền trong két PVN được rót xuống cho các Ban quản lý, rồi từ các Ban quản lý chuyển cho Tổng công ty xây lắp. Tổng công ty xây lắp thành lập hàng loạt công ty thi công xây lắp và các thầu phụ. Tiền từ Tổng công ty xây lắp PVC giải ngân thanh toán cho các công ty thi công và thầu phụ xây lắp. Từ đây, tiền thanh toán cho các công ty ma và các khối lượng xây lắp khống sẽ quay trở lại PVC cho Trịnh Xuân Thanh. Trịnh Xuân Thanh là người trực tiếp phân phối lại cho toàn bộ hệ thống. Như vậy, Trịnh Xuân Thanh là người biết tất cả, ít nhất cũng tới chỗ ông Đinh La Thăng. Từ ông Đinh La Thăng tới ông Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Thanh chắc chắn biết, nhưng biết một cách cụ thể thì chỉ có ông Thăng và tay hòm chìa khóa của ông Thăng là Vũ Đức Thuận.

Những chuyện tày đình này, ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng tài chính lúc đó có biết không ? Có thể khẳng định được rằng là có, vì sau khi ông Thăng được thuyên chuyển về Bộ giao thông vận tải, ông Ninh tiếp tục lên phó thủ tướng phụ trách tài chính.

Ngoài những nguồn khác, có thể một trong những người phát hiện ra vụ việc là ông Vương Đình Huệ, lúc đó là Tổng kiểm toán nhà nước.

Điều đáng được nhắc lại là tại Đại hội 12, theo tin từ dư luận, để loại ông Dũng ra khỏi Trung ương, ông Trọng và Bộ chính trị đã phải nhượng bộ ông Dũng bằng cách chấp nhận cơ cấu ông Nguyễn Văn Bình, ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải vào Bộ chính trị. Vì vậy mới có chuyện lội ngược dòng của 3 ông này mà theo phỏng đoán của dư luận thì phải ra khỏi đảng.

Tuy nhiên, Bộ chính trị đã đẩy hai ông Hải và Thăng xuống hai thành phố, với ý định cách ly Ban bí thư, nơi hình thành và sản sinh các quyết định của Bộ chính trị, còn ông Bình, sau một thời gian rất lâu không được phân công, cuối cùng, nhận Ban Kinh tế, và sau đó thì được giao Đặc trách khu Tây Bắc.

Như vậy, sau kỷ luật của ông Đinh La Thăng, không biết ông Trọng có đi tới tận cùng không, nghĩa là cả ông Hải lẫn ông Bình sẽ ra khỏi Bộ chính trị ?

Vì chính ông Trọng từng nói, "chống tham nhũng là ta đánh ta", nghĩa là ông đang làm yếu chính ông, hay đang làm yếu cái đảng cộng sản mà ông đang là người đứng đầu. Hội nghị trung ương 6 đứng trước một khó khăn khó có lời giải thỏa đáng.

Vụ án PVN sắp tới cùng với 12 vụ đại án phải xét xử trong năm nay sẽ còn đưa hàng nghìn đảng viên, kể cả đảng viên cốt cán vào tù, gây ra một tâm lý hoảng loạn, nghi kị nội bộ, chỉ còn lo việc che chắn, lợi dụng cơ hội hại nhau và chiếm chỗ của nhau, cả hệ thống sẽ tê liệt, không còn ai quan tâm tới sản xuất.

Những đảng viên nếu biết làm, thì không thể không biết biển thủ công quỹ và trở thành xấu. Những đảng viên còn tốt, chỉ là những đảng viên không biết làm, tức là những đảng viên vô dụng.

Trước mắt, phải thay bí thư Sài Gòn. Ông Nguyễn Thành Phong nếu lên làm Bí thư thì ông Tất Thành Cang cũng sẽ lên làm Phó bí thư, Chủ tịch thành phố. Phương án này ít tốn kém và ít tổn hại nhất, nhưng cần có sự thỏa hiệp giữa ông Phong và ông Cang. Mặc dù cùng có xuất thân "Thanh niên" (Đoàn thanh niên xung phong), nghĩa là cùng thuyền với Lê Thanh Hải trước đây, nhưng ông Phong về Sài Gòn trên danh nghĩa đặc phái viên của ông Trọng, nhằm cùng với ông Võ Văn Thưởng giải giáp ông Lê Thanh Hải, trong khi ông Cang và ông Võ Tiến Sĩ, bí thư Quận 5, là hai nhân vật được coi là con tin của ông Hải nằm lại trong hệ thống mới. Giải pháp cách mạng triệt để sẽ là ông Võ Văn Thưởng Bí thư, ông Nguyễn Thành Phong tiếp tục Phó bí thư, Chủ tịch. Đây là phương án hoàn hảo, Bộ chính trị sẽ nắm hoàn toàn thành phố, loại được mầm cát cứ. Nhưng Ban tuyên giáo, nếu không quay lại cho ông Đinh Thế Huynh thì nguy cơ rơi vào tay ông Trương Minh Tuấn, đúng ý của phái cơ hội bảo thủ, sẽ là một thảm họa cho chế độ, tuyệt đường cải cách.

Nếu phải bầu bổ sung Bộ chính trị lấp vào chỗ cả ba ông Thăng, Hải, Bình, thay bí thư, phó bí thư cho các tỉnh Hậu Giang, Bình Định, và Kiên Giang, có thể cả Lai Châu, cùng với việc đi hay ở của ông Trọng, thì Hội nghị trung ương 6 sẽ gần như một hội nghị trù bị cho một Đại hội giữa nhiệm kỳ vào đầu hay giữa năm 2018.

Nếu bỏ qua mục đích trả thù cá nhân ông Dũng, khiến ông Trọng phải lao tâm khổ tứ (thực chất là "một công đôi việc"), những diễn biến từ sau Đại hội XII cho thấy, ông Trọng và Bộ chính trị có quyết tâm chống tham nhũng rất lớn với tham vọng làm trong sạch đảng, bằng cách đó củng cố vị thế của đảng và bảo vệ sự tồn tại của chế độ.

Cái tâm huyết mà ông Trọng dồn vào đấy, một mặt cho thấy ông trong sạch, ông thậm chí kỷ luật ông Cự với máu lạnh, chỉ vì có một tấm ảnh ghi hình ông Cự ghé tai ông như chuyện thầm thì giữa hai kẻ đồng lõa. Nhưng mặt khác chứng tỏ ông là một người giáo điều mụ mẫm.

Ông Trọng vẫn giữ một đức tin không lay chuyển rằng, tham nhũng có nguồn gốc đạo đức, và chỉ cần cải tạo đạo đức là thủ tiêu được tham nhũng. Đạo đức là sản phẩm của giáo dục, trong khi tham nhũng là thuộc tính bản năng. Bằng giáo dục đạo đức, tham nhũng có thể giảm, nhưng chỉ buông lỏng giáo dục, tham nhũng bùng phát trở lại.

Tham nhũng thực chất là ăn cắp. Luật phòng chống tham nhũng định nghĩa : tham nhũng là lợi dụng quyền chức để chiếm đoạt của công. Như vậy chống tham nhũng trước hết là kiểm soát quyền lực. Muốn kiểm soát quyền lực thì pháp luật phải độc lập. Tư pháp, cảnh sát và tòa án, phải được phi chính trị hóa, không có tính đảng, độc lập với quyền lực chính trị, không chịu sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái, hay giáo phái nào. Thứ hai là không để bất cứ tài sản nào là tài sản công. Vì tài sản công với đối tượng nào đó, trong phạm vi nào đó là một thứ tài sản vô chủ, có thể biến được thành của riêng. Đất đai và tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước chính là các tài sản công. Như vậy, chống tham nhũng chỉ có hai việc, một là tam quyền phân lập, tối thiểu là độc lập tư pháp, hai là tư hữu hóa đất đai và tài sản công.

Muốn chống những kẻ tham nhũng như ông Dũng, thì thứ nhất là cơ quan điều tra phải độc lập với chính phủ và pháp luật có thể bỏ tù được ông Dũng, thứ hai là không có cái khoản tiền như khoản 7 tỷ đô la tiền xuất khẩu dầu khí, gọi là tiền quốc gia, nhưng thực chất là vô chủ, để ông Dũng và tay chân của ông ta nổi máu tham.

Ông Thăng, ông Dũng và những gì trái lòng người không thể không bị phán xử. Cái phải đến đã đến và sẽ còn đến.

Nhưng một cái tất đến khác, cái tất đến lớn hơn, là một nền Dân chủ đích thực cho dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến và thực sự đang đến. Bởi đơn giản là cái độc đảng chuyên chế và cái sở hữu toàn dân là những cái không hợp quy luật tự nhiên và trái lòng người, sẽ tự nó biến mất.

Paris, 28/04/2017

Bùi Quang Vơm

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm