Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ba luật sư vụ Thiền Am lên tiếng về ‘Thông báo truy tìm’ của Công an Long An

Diễm Thi, RFA, 15/06/2023

Trang Thông tin điện tử Công an tỉnh Long An hôm 11 tháng 6 năm 2023 đăng Thông báo truy tìm người trong mục "Truy nã - Truy tìm". Thông báo viết : "Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An thụ lý kiểm tra, xác minh tin báo trên và đã gửi Giấy triệu tập nhiều lần cho 03 đối tượng gồm : Nguyễn Văn Miếng ; Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh nhưng các đối tượng không đến để làm việc và không có lý do vắng mặt. Qua công tác xác minh, Công an phường nơi các đối tượng cư trú và thân nhân xác nhận hiện các đối tượng không có mặt tại địa phương, đi đâu, làm gì không rõ và không liên lạc được.

luatsu1

Năm luật sư bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai gồm, từ trái qua : Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh, Luật sư Đào Kim Lân, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc - Photo : RFA

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã ra quyết định truy tìm các đối tượng nêu trên để phục vụ công tác giải quyết tin báo về tội phạm (có các quyết định truy tìm người kèm theo). Khi thấy các đối tượng truy tìm nêu trên, đề nghị thông báo ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An".

Quyết định gây nhiều phản ứng trong giới luật sư. Và bản thân ba luật sư có tên trong danh sách bị truy tìm nêu rõ quan điểm của họ đối với quyết định đó của Công an tỉnh Long An.

Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với RFA :

"Tôi có biết về Quyết định truy tìm người của Công an tỉnh Long An đối với cá nhân tôi. Phải nói là qua quá trình làm việc với họ, kể cả tham khảo vụ án oan tày đình Hồ Duy Hải trước đây, nên tôi không hề bất ngờ gì cả vì rất hiểu về cách làm việc tùy tiện bất chấp pháp luật của họ. Về phương diện pháp lý, tôi thấy có ít nhất 4 vấn đề lưu ý về việc truy tìm người này.

Thứ nhất, tôi có thể khẳng định được ngay thủ tục truy tìm này là bất hợp pháp. Bởi lẽ căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự đang có hiệu lực thi hành thì không có một điều luật nào quy định về thủ tục này cả. Thế cái thủ tục họ dùng gọi là để truy tìm chúng tôi là từ đâu ? Nó không hề có một cơ sở pháp lý nào cả.

Tuy vậy, với tính cách tham khảo, tôi biết có một văn bản nằm trong Thông tư số 04/2022/BCA của Bộ Công an quy định điều này. Nhưng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, Thông tư số 04 là một văn bản lập quy, chỉ có giá trị để hướng dẫn thi hành một văn bản lập pháp mà thôi. Do đó, văn bản lập quy không thể quy định mở rộng hơn văn bản lập pháp là Bộ luật Tố tụng Hình sự được. Cho nên, việc công an tỉnh Long An ban hành quyết định truy tìm người đối với cá nhân tôi là hoàn toàn bất hợp pháp.

Thứ hai, việc triệu tập chúng tôi đến làm việc cũng bất hợp pháp. Cho đến thời điểm này, họ đã từng 4 lần gửi giấy triệu tập tôi đến làm việc trong vai trò là người bị tố giác hình sự. Thế nhưng, tương tự như trên, không có quy định nào cho phép cơ quan công an được quyền triệu tập, ban hành giấy triệu tập đối với tôi cả, trừ khi có vụ án hình sự đã được khởi tố. Việc triệu tập này hoàn toàn không có cơ sở pháp luật để buộc chúng tôi phải tuân thủ.

Thứ ba, chúng tôi cho rằng, việc giao cho cơ quan công an tỉnh Long An điều tra đối với chúng tôi là hoàn toàn không bảo đảm tính khách quan. Vì lẽ, khi chúng tôi thực hiện quyền bào chữa của chúng tôi trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai, qua đó chúng tôi phát hiện ra hàng vài chục vấn đề vi phạm pháp luật một cách hết sức nghiêm trọng của các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Long An. Nào là làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự, nào là tạo dựng ra những chứng cứ giả, nào là thu thập chứng cứ một cách bất hợp pháp không tuân thủ theo bất kỳ một quy định nào có liên quan, việc thu thập chứng cứ ADN một cách hết sức bừa bãi không bảo đảm tính khoa học. Không bảo đảm tính riêng biệt trong việc xét nghiệm này để cho ra kết quả chính xác…

Với hàng chục vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng như thế, nhóm 5 luật sư chúng tôi đã có đơn tố cáo công an tỉnh Long An đến các cơ quan trung ương. Ngay sau đó, chúng tôi lãnh hậu quả là Bộ Công an giao lại cho công an tỉnh Long An điều tra ngược lại chúng tôi và cho rằng chúng tôi có những hành vi vi phạm pháp luật. Thế thì, người bị tố cáo lại trở thành người điều tra thì chắc chắn sẽ không bảo đảm được tính khách quan và vô tư của cuộc điều tra. Do vậy, chúng tôi không tin vào việc điều tra do cơ quan công an tỉnh Long An thực hiện.

Và cuối cùng là vấn đề giữ quyền im lặng của chúng tôi. Việc chúng tôi không đến cơ quan điều tra để làm việc qua những lần nhận giấy triệu tập, thực ra đó là một cách chúng tôi thực hiện quyền giữ im lặng của mình, người đang bị điều tra mà thôi. Và trong trường hợp chúng tôi giữ quyền im lặng thì công an điều tra, chính họ, lại có trách nhiệm chứng minh hành vi của chúng tôi là có vi phạm pháp luật. Chứ không phải căn cứ vào lời khai để chứng minh.

Như thế, qua ít nhất 4 điểm về phương diện pháp lý vừa nêu, tôi có thể khẳng định rẳng, việc họ ban hành quyết định truy tìm chúng tôi là hết sức vô lý, không có cơ sở pháp luật mà chúng tôi có thể tóm gọn trong 3 từ : bất hợp pháp !

Và đến thời điểm hiện nay, khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội tôi, thì trước pháp luật, tôi vẫn là người vô tội. Việc công an tỉnh Long An phát hành Quyết định truy tìm tôi công khai, chính thức như là một tội phạm, thậm chí, trong văn bản gọi tôi là "đối tượng" là xúc phạm danh dự cá nhân tôi một cách rõ ràng, cụ thể.

Như đã nói từ đầu, sự lợi dụng luật pháp của công an tỉnh Long An một cách vô pháp, tùy tiện đã mang tính truyền thống và được dung dưỡng từ lâu, ít nhất từ vụ án oan Hồ Duy Hải".

Luật sư Nguyễn Văn Miếng nêu ra những căn cứ luật pháp để phản bác quyết định truy tìm của Công an tỉnh Long An :

"Theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Vì lẽ đó chúng tôi đã không đến cơ quan công an theo Giấy triệu tập.

Giả như chúng tôi có đến, theo kinh nghiệm của chúng tôi trong những vụ án tương tự, thì khả năng bị tạm giữ, tạm giam và hợp pháp hóa chứng cứ buộc tội rất cao. Đối với chúng tôi, bị chính Bộ Công an tố giác về các hành vi đưa thông tin vụ án có liên quan đến các cơ quan tiến hành tố tụng, thì không bị bắt mới là chuyện lạ.

Việc này gây ảnh hưởng lớn đến công việc của chúng tôi. Nếu đang tác nghiệp xa nhà, không có mặt tại nơi cư trú, "Quyết định truy tìm người" được truyền thông đồng loạt "dội bom", làm cho chúng tôi không thuê được khách sạn, không thể tiếp xúc với khách hàng, không thể đến các cơ quan nhà nước liên hệ công việc và không thể mua vé máy bay về lại thành phố. Không lẽ chúng tôi phải ra cơ quan công an trình diện và bị dẫn giải về Long An như một tội phạm ? !

"Quyết định truy tìm người" được Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Long An ký ngày 31/5/2023, nhưng mãi đến tối Chúa nhật 11/6/2023, Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Long An mới đăng một mẩu tin khiêm tốn "Thông báo truy tìm người" đính kèm 3 Quyết định truy tìm người nêu trên trong mục "Truy nã - Truy tìm".

Với một khoảng thời gian "Quyết định nằm trong ngăn kéo" hơn 10 ngày như vậy, dường như Cơ quan Cảnh sát Điều tra vừa mới nghĩ ra việc truy tìm, sau đó đã có dấu hiệu ký lùi ngày để hợp thức hóa hồ sơ. Tôi tin là như vậy, khi mà chúng tôi có trong tay Thư mời của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh mời làm việc về tin báo tội phạm này vào đúng ngày 31/5/2023 để phục vụ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An (nhưng chúng tôi ở xa không về kịp).

Việc tống đạt Giấy triệu tập và đăng thông tin "Quyết định truy tìm người" của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An là nghiệp vụ của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên đối với trường hợp của chúng tôi, sự việc này mang tính chất khủng bố, bạo lực và làm nhục.

Thứ nhất là khủng bố. Tôi liên tục bị cảnh sát khu vực đến Văn phòng luật sư tống đạt Giấy triệu tập. Riêng lần cuối, đích thân cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An kết hợp với Công an thành phố Hồ Chí Minh, Công an phường, cảnh sát khu vực cùng một nhóm công an và dân quân, dân phòng trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ đến tận văn phòng, đứng đầy ngoài cổng, ngoài đường giống như đi bắt tội phạm. Trong khi ngay trước văn phòng tôi, một camera an ninh chĩa thẳng vào theo dõi 24/24, tôi đi đâu, làm gì tiếp xúc ai, ngày giờ nào họ đều biết hết.

Thứ hai là bạo lực. Việc "dội bom" thông báo truy tìm người trên truyền thông giống như bạo lực. Bạo lực ở đây, như Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nói, không phải chỉ là dùng súng ống, mà kể cả là sự đàn áp bằng tinh thần, gây dư luận. Người dân không phải ai cũng phân biệt được "truy nã" với "truy tìm", ngay sáng 12/6/2023 đã có Fan ủng hộ Thiền Am lên Youtube báo hung tin, khi đọc thông báo truy tìm người đã thốt lên : "Quyết định truy tìm gì mà giống Quyết định truy nã vậy trời !".

Thứ ba là làm nhục. Chúng tôi bị làm nhục bởi chúng tôi là luật sư luôn giữ thanh danh của mình, nay với "chiến thuật biển người", các luật sư chúng tôi trở thành những người xấu xí. "Quyết định truy tìm người" được đăng trên báo, phát trên đài và mạng xã hội, gửi tới các cơ quan công an cả nước, dán ở các trụ sở, cơ quan hành chánh, với đầy đủ hình ảnh, danh tính, căn cước và lý lịch cá nhân, ngoài mục đích truy tìm còn có mục đích làm nhục chúng tôi.

Và như vậy từ nay trở đi, các luật sư khác sẽ phải cân nhắc rất kỹ khi quyết định nhận bào chữa cho những vụ án mang tính chất chính trị, tôn giáo như vụ án "Thiền Am bên bờ vũ trụ" mà chúng tôi đã tham gia".

Luật sư Đào Kim Lân, người gửi đơn kêu cứu đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam, sau khi ông Lân nhận được thông báo của Công an tỉnh Long An vào cuối tháng 2 năm 2023, nêu quan điểm của ông :

"Theo tôi nghĩ, việc truy tìm là bình thường không có gì sai. Nhưng trong trường hợp này, tôi cho rằng đây là hành vi bức hại các luật sư. Tụi tôi là những người đi tố cáo các vi phạm của họ. Việc tố cáo này là hết sức bình thường. Khi luật sư phát hiện có những vi phạm tố tụng thì có quyền kiến nghị hoặc khiếu nại hoặc tố cáo. Khi đó phải có phiên điều trần để giải quyết. Chưa chắc gì tố cáo đúng, cũng không có gì xác định là sai nhưng cơ quan được thực thi là cơ quan điều tra Viện kiểm sát tối cao. Họ phải là người xem xét.

Ở đây họ xem xét xong họ chuyển về Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An là cái nơi giám sát việc thực thi pháp luật để bên đây đi giám sát, kiểm tra. Sau đó báo cáo cho họ. Nhưng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An im ru luôn. Sự việc này đã diễn ra cả năm nay rồi chứ không phải mới.

Bây giờ họ ra cái hành vi bức hại đó (truy tìm - NV) là họ muốn bịt miệng các luật sư, ngăn cản quyền hành nghề vì các luật sư đã tố cáo họ. Như vậy sẽ tạo tiền lệ là từ nay về sau, các luật sư đến cơ quan tố tụng hoặc bất cứ cơ quan nào mà thấy sai trái cũng không dám nói, vì nói sẽ "dính". Đó là thủ đoạn bịt miệng gây sợ hãi cho người dân, cho luật sư và cản trở quyền hành nghề của các luật sư.

Chưa bao giờ có tình trạng như vậy. Chỉ có ý kiến đưa lên không được xem xét hoặc không được chấp nhận mà thôi. Có thể họ giải trình chưa thỏa đáng thì mình khiếu nại tiếp. Đó là việc bình thường. Tôi nhắc lại, đó là việc bình thường, chứ không phải là việc gây ra thù oán giữa luật sư và cơ quan tố tụng. Đó là luật miễn trừ.

Bây giờ các luật sư khi phát hiện sai phạm thì tố cáo nhưng tố cáo rơi vào quên lãng chẳng ai trả lời. Nếu có điều gì mình bức xúc, mình thiếu kiềm chế mà họ cho là mình vi phạm đạo đức, thí dụ vậy, và bị mời ra khỏi tòa như trường hợp Ls Ngô Anh Tuấn vừa rồi. Còn chúng tôi rất bình tĩnh. Chúng tôi không làm gì sai mà chỉ đều đặn gởi đơn tố cáo thôi. Ngay cả khi nhận được Giấy mời, tôi cũng là người trả lời trên báo chí, trình bày sự việc lên cấp trên. Nhưng họ không xém xét mà cứ âm thầm leo thang trong hành động của họ. Như vậy sau này sẽ không ai tố cáo những sai phạm của cơ quan tố tụng nữa vì họ cho rằng làm như thế là vô ích.

Họ chụp mũ chúng tôi là vi phạm. Họ truy bức các luật sư và bao che sai phạm của họ bởi vì trên lý thuyết, nếu tôi có sai đi chăng nữa thì họ cũng phải xử lý cái sai tồn tại trước của họ rồi mới xử lý tôi chứ. Ở đây họ cố tạo ra một cái sai mới hoặc là ngụy tạo một cái sai mới để người ta tập trung váo cái sai đó mà quên đi cái sai ban đầu của họ. Cuối cùng là ‘chìm xuồng’ à ?

Bây giờ phải giải quyết đơn tố cáo cảu chúng tôi đã. Trả lời coi việc đó đã làm tới đâu. Đó là trách nhiệm của Viện kiểm sát. Và trả lời cho cơ quan điều tra Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Tôi chỉ biết họ phải đi theo trình tự pháp luật như vậy. Họ lấy cớ để bịt miệng tôi thì tôi cho rằng họ không có tư cách để mời nên tôi không đến theo Giấy mời, Giấy triệu tập chứ không phải tôi né họ.

Những luật sư khác thì tôi không biết, nhưng với tôi, khi họ mời thì tôi có văn bản trả lời đồng thời gởi văn bản lên các cơ quan khác trình bày rõ lý do. Tôi cho rằng, giữa Bộ công an hoặc Công an thành phố là nơi tôi đang cư ngụ mới có quyền. Bây giờ họ làm vậy là cản trở quyền hành nghề luật sư của chúng tôi, họ gieo rắc sự sợ hãi và hăm dọa luôn những luật sư khác. Một cách hăm dọa là thấy sai cũng đừng nói, vì nói ra sẽ bị giống tụi tôi. Cốt lõi vấn đề là như vậy. Điều này sẽ tạo tiền lệ là các luật sư sẽ bị bịt miệng. Họ tước quyền tự do của luật sư.

Luật sư hơn người khác ở chỗ được quyền nói vì họ biết nội dung vụ án, họ rành về luật pháp. Từ đó họ có quyền tố giác những sai trái của cơ quan tố tụng. Một khi tòa chưa kết tội thì người ta vẫn vô tội và luật sư phải tìm mọi cách bào chữa cho họ nếu bị kết tội. Không thể cản trở quyền bào chữa của luật sư.

Bây giờ họ kết tội ông Lê Tùng Vân và những người Thiền Am, chúng tôi bảo vệ họ thì chúng tôi thành có tội. Họ đặt ngược lại vấn đề. Đó là điều nguy hiểm nhất trong hệ thống tư pháp hiện nay.

Chúng tôi là những luật sư hành nghề lâu năm, có địa vị xã hội, có cuộc sống ổn định. Tự nhiên thành tội phạm rồi trôi nổi như thề là cả một vấn đề. Chính vì tôi vẫn tin vào công lý nên tôi ra trung ương làm việc (sau khi nhận Giấy mời). Bây giờ họ không giải quyết được thì còn gì là công lý nữa.

Không phải tôi sai mà tôi không đến. Tôi muốn giành lại cái sự đúng của mình nhưng ở Việt Nam thì họ "ăn dùa thua giựt" chứ có bao giờ có công lý đâu. Luật sư chúng tôi muốn công lý công bằng cho mọi người.

Bây giờ luật sư không bảo vệ được cho mình thì bảo vệ cho ai ? Nếu luật sư thấy sai phạm đi tố cáo mà bị xử lý ngược lại như vậy thì trong nước Việt Nam này không ai dám tố cáo cái sai của cơ quan tố tụng. Nếu thế thì họ dẹp luôn nghề luật sư đi, để làm gì nữa !"

Một số luật sư mà RFA trò chuyện cho hay, nếu Công an tỉnh Long An không đủ chứng cứ để bắt các luật sư này thì họ sẽ "kiếm tội" khác, mà phổ biến nhất là tội danh "Trốn thuế".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 15/06/2023

***********************

Luật sư bị "truy tìm" vì dám tố cáo công an vi phạm

Gió Bấc, RFA, 15/06/2023

Oan án Tịnh Thất Bồng Lai quy chụp cụ già trên 90 tuổi Lê Tùng Vân và các thành viên bản án 23 năm tù theo Điều 331 tưởng như tận cùng sự nhạo báng pháp luật vẫn chưa dừng lại. Mới đây, Long An phát lệnh truy tìm ba luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh từng tham gia bào chữa cho các bị cáo.

luatsu2

Lệnh truy tìm Luật sư Đặng Đình Mạnh

"Truy tìm" luật sư là động thái hiếm có trong hoạt động tư pháp. Luật sư Đào Kim Lân đã lên tiếng trả lời báo chí và livestream trên kênh youtube Nhật ký Luật sư giải đáp, Công an Long An mời và truy tìm các luật sư là sai thẩm quyền, không phù hợp pháp luật. Công an Long An đã vi phạm tố tụng, bao che tội phạm, làm giả chứng cứ, các luật sư tố cáo đến các cơ quan nhà nước, cơ quan pháp luật các cấp nhưng không ai thụ lý giải quyết, ngược lại bên bị tố cáo lại quy chụp người tố cáo.

Truy tìm anh em với truy nã !

Ngày 12/6, báo chí nhà nước đồng loạt đưa thông báo của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An truy tìm 3 luật sư từng bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh Thất Bồng Lai" là Đào Kim Lân, Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh. Lý do được nêu ra là các luật sư này bị tố cáo đã livestream trên mạng xã hội các thông tin về vụ án, vi phạm Điều 331, được công an mời làm việc hai lần nhưng vắng mặt, hiện không có mặt tại nơi cư trú. Thông báo cũng phát động quần chúng ai biết thông tin về ba luật sư này thì thông tin cho Cơ quan điều tra theo địa chỉ và số điện thoại.

Thuật ngữ pháp lý "truy tìm" khá mới mẻ, lạ lẫm với người Việt và ý nghĩa cũng khá mơ hồ đến nỗi luật sư Phùng Thanh Sơn đã đưa một stt trên fb : "Bộ Công an có một Thông tư đóng dấu MẬT (hình như năm 2022) quy định về thông báo truy tìm ! Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ tư pháp cần có ý kiến về tính hợp hiến của Thông tư MẬT này !" (0).

Nhưng với nội dung và kết cấu thông báo của Cơ quan điều tra tỉnh Long An thì chừng như "truy tìm" và "truy nã" có bà con ruột thịt gần gũi như anh em. Nó mang đầy uy lực và tính đe dọa. Báo Pháp Luật đã có bài viết dẫn ý kiến của Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, "truy tìm là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động điều tra phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó, truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người liên quan đến vụ án mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…".

Theo luật sư Tuấn, "trong hoạt động điều tra, khi xác định chưa rõ được đối tượng, nhằm làm rõ vụ án mà họ đang điều tra thì Cơ quan điều tra truy tìm. Tuy nhiên, truy tìm không đồng nghĩa với việc đối tượng đang bị tìm đã được xác định là vi phạm pháp luật, mà là để xác định sự thật vụ án mà đối tượng truy tìm có liên quan hay không, có vi phạm pháp luật hay không… Ví dụ như trong hoạt động điều tra về nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, bị hại cần truy tìm để làm sáng tỏ về thiệt hại hoặc đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng... thì Cơ quan điều tra truy tìm để phục vụ công tác điều tra" (2).

Theo lý giải này thì trường hợp "chưa rõ đối tượng" bị loại trừ vì qua vụ án Tịnh Thất Bồng Lai, ba luật sư và cơ quan điều tra đã nhẳn mặt nhau, đã làm việc tranh luận, thậm chí các luật sư đã nhiều lần khiếu nại, tố cáo công an Đức Hòa, Cơ quan điều tra vi phạm tố tụng. Lý do truy tìm chỉ có thể là "để xác định sự thật vụ án mà đối tượng truy tìm có liên quan hay không, có vi phạm pháp luật hay không…" trong trường hợp này sự chuyển hóa từ truy tìm sang khởi tố bắt giam hoặc truy nã chỉ cách nhau khoảng cách mong manh bằng sợi tóc.

Việc công an "mời" luật sư bào chữa cho vụ án do chính mình điều tra và bị các luật sư khiếu nại tố cáo với nhiều sai phạm rất cụ thể là điều hết sức bất thường, là dấu hiệu đàn áp, trả thù, trái với cách ứng xử của nền tư pháp minh bạch.

Trong nước và quốc tế đã lên tiếng bảo vệ Luật sư !

Ngay trong lần đầu tiên được mời, Luật sư Đào Kim Lận đã có đơn trình báo với liên đoàn luật sư và các cơ quan pháp luật các cấp. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản "thông tin với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An để các cơ quan được biết. Về phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bên cạnh việc giám sát, hỗ trợ quyền hành nghề của luật sư thành viên, đồng thời quan tâm đến nhận thức, kỹ năng và ứng xử trong quá trình tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết (hoặc khi có yêu cầu) nhằm góp phần xác minh, làm rõ vụ việc nêu trên.

Do đó, thông qua nội dung đơn và kết quả làm việc nêu trên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị các cơ quan xem xét và có đường lối giải quyết vụ việc một cách thận trọng, khách quan theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật" (1).

Không chỉ giới luật sư trong nước mà tổ chức Luật gia Quốc tế (ICJ) vào ngày 14/3 công bố thư ngỏ gửi hai Bộ Tư pháp và Công an Việt Nam lên án cuộc điều tra hình sự đối với Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh.

Thư ngỏ của ICJ nêu rõ biện pháp điều tra hình sự đối với vị luật sư này liên quan đến công việc đại diện cho những nhà bảo vệ nhân quyền, những tiếng nói bất đồng chính trị, và những thân chủ trong các vụ án nhạy cảm khác, trong đó có vụ Tịnh Thất Bồng Lai.

Bản thân Luật sư Đặng Đình Mạnh đã bày tỏ quan ngại của ông một cách công khai qua những bài viết và video clip trên mạng xã hội về tiến trình điều tra của các cơ quan chức năng đối với vụ Tịnh Thất Bồng Lai.

ICJ bày tỏ quan ngại về điều 331 không tương thích với luật nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ quyền tự do bày tỏ. Lý do vì điều luật này mơ hồ và quá mông lung áp đặt những hạn chế không cần thiết và không phù hợp đối với các hoạt động hợp pháp của những nhà bảo vệ nhân quyền và luật sư.

ICJ kêu gọi hai Bộ Tư pháp và Công an của Việt Nam ngay lập tức tiến hành các bước ngưng điều tra hình sự đối với luật sư Đặng Đình Mạnh và những luật sư khác với mục đích gây phương hại đến hoạt động và quyền tự do biểu đạt của họ ; có biện pháp hủy bỏ hay sửa đổi thực sự điều 331 cho thương thích với luật nhân quyền quốc tế ; có mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực thi một cách tự do nghề luật sư mà không phải lo sợ bị trả thù, bị hạn chế, gồm những sách nhiễu trong quá trình tư pháp (3).

Quan trong hơn, vụ việc đã vang đến Liên Hiệp Quốc, ba báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư, về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt, và về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền viết :

"Luật sư Đặng Đình Mạnh là một luật sư nhân quyền nổi tiếng và là nhà hoạt động nhân quyền được ghi nhận vì các hoạt động của mình. Là một luật sư bảo vệ của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 15 năm qua, ông Mạnh đã tham gia bảo vệ trong ít nhất 37 vụ và thay mặt hơn 50 thân chủ, trong đó có nhiều người là người bảo vệ nhân quyền, nhà báo độc lập và người hoạt động dân chủ.

Thông tin cho thấy cuộc điều tra có thể là một hành động trả đũa từ chính quyền, vì nhóm luật sư đã gửi đơn khiếu nại chính thức tố cáo Công an và Viện Kiểm sát tỉnh Long An vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án chống lại chùa Phật giáo (Tịnh thất Bồng Lai) (4).

Bất chấp những khuyến cáo của các tổ chức luật sư, nhân quyền trong ngoài nước, Công an Long An tiếp tục chơi luật rừng tiếp tục tung chiêu truy tìm các luật sư.

Công an Long An truy tìm là sai thẩm quyền

Việc truy tìm đăng ồn ào trên báo làm người đọc hoang mang, các luật sư này phạm tội gì, trốn ở đâu mà phải truy tìm ?

Giữa một rừng 800 tờ báo nhà nước hồn nhiên đăng nguyên văn thông báo truy tìm của công an đúng theo lề phải, lẻ loi duy nhất báo Dân Trí làm nghiệp vụ hết sức thông thường và cần thiết của nghề báo là ghi nhận thông tin của các đối tượng liên quan. Theo đó, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết "ông Lân, ông Mạnh và ông Miếng đang sinh hoạt tại tổ chức này. Trong thời gian hành nghề luật sư, những người này chưa từng có vi phạm".

Luật sư Đào Kim Lân khẳng định với phóng viên, "ông vẫn sinh hoạt bình thường tại địa phương. Ngay khi có thông báo tin báo tội phạm liên quan đến các luật sư, ông đã có văn bản phản hồi nêu quan điểm về vụ việc đến lãnh đạo công an, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An. Đồng thời, từ tháng 6/2022, luật sư này có đơn trình bày và kêu cứu đến các cơ quan trung ương. 

Luật sư Lân nói mình là người tố cáo các cơ quan tố tụng tỉnh Long An, việc tố cáo thực hiện công khai và được các cơ quan trung ương tiếp nhận, chuyển về Long An nhưng đến nay chưa có câu trả lời. Trong trường hợp cần xác minh làm rõ, luật sư Lân cho rằng đó là Bộ Công an hoặc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (nơi ông Lân cư trú) chứ không liên quan tới Công an Long An" (5).

Cùng trong ngày 12/6, luật sư Đào Kim Lân đã livestream trao đổi với cộng đồng về sự kiện này. Luật sư Lân giải thích rõ hơn về thẩm quyền điều tra theo luật tố tụng thuộc về công an nơi ở của nghi can hoặc nơi tội phạm xảy ra. Luật sư Lân cư trú và đăng ký hành nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động livestream xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh nên nếu có xảy ra sai phạm pháp luật thì thẩm quyền, trách nhiệm điều tra là Công an Thành phố Hồ Chí Minh không phải của Công an Long An.

Cấp dưới lạm quyền, cấp trên làm lơ !

Luật sư Lân đã ôn lại quá trình tham gia bào chữa cho các bị can ở Tịnh Thất Bồng Lai, luật sư Lân và các đồng nghiệp đã phát hiện Công an huyện Đức Hòa, Công an tỉnh Long An có nhiều sai sót trong hoạt động điều tra. Theo luật và theo thông lệ, chức năng của luật sư, các luật sư đã trao đổi với công an huyện tỉnh nhưng các cơ quan này không tiếp thu. Các luật sư đã có văn bản tố cáo đến Viện Kiểm sát tối cao và lãnh đạo đảng nhà nước. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận đơn và chuyển về cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An xem xét xử lý. Theo luật, cơ quan có chức năm phải điều tra làm rõ các nội dung tố cáo này, nếu luật sư tố cáo sai sẽ xử phạt theo luật, nếu đúng phải xử lý những các nhân và tổ chức vi phạm. Nhưng họ ngâm tôm từ tháng 11/2022 cho đến nay, không xử lý và cùng đường quay sang mượn cớ có đơn tố cáo các luật sư có hành vi phát tán, nói xấu công an trên mạng quy chụp điều 331.

Từ chuyện tố cáo công an Đức Hòa đòi hối lộ 300 triệu đồng, gia đình Tịnh Thất Bồng Lai đang yên lành bỗng dưng ông Võ Văn Thắng và bà Mai dẫn 50 côn đồ xâm nhập trái phép, đập phá trộm cắp tài sản. Đại diện Tịnh Thất Bồng Lai tố cáo nhiều lần nhưng Công an Đức Hòa liên tục cho rằng không phạm pháp. Bức xúc vì bị đối xử bất công, các thành viên Tịnh Thất Bồng Lai chỉ nói Công an bao che tội phạm liền bị khởi tố bắt giam. Cụ Lê Tùng Vân chỉ nói Thích Thanh Từ ngu hơn bò mà bị 5 năm tù. Bản án tù thực chất chỉ là một trong chuỗi hành vi Công an trả thù việc họ đã tố cáo công an Đức Hòa vòi tiền hối lộ.

Đến lượt các luật sư cũng bị điều tra về cái tội nói đúng cái xấu, cái sai của công an (6).

Oan án dao thớt của tử tù Hồ Duy Hải kéo dài đã hơn 14 năm qua đến oan án Tịnh Thất Bồng Lai cho thấy Long An là vùng trũng sâu nhất trong hố thẳm tối tăm phi pháp, là đỉnh cao cường quyền của xứ sở thiên đường. Những sai phạm ấy đã được các luật sư tố cáo đến tất cả các cơ quan pháp luật và các lãnh đạo đảng nhà nước cao nhất kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế nhưng hai năm qua, những vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng, trắng trợn, man rợ trời không dung, đất không tha ấy không có cơ quan nào nào xem xét, ngược lại những tên tội phạm tiếp tục lạm quyền trấn áp những luật sư bất chấp dư luận trong nước và quốc tế cho thấy sự vô pháp này không riêng của Long An mà đã di căn từ địa phương đến trung ương.

Số phận không riêng của ba luật sư mà mọi người nông dân thật mong manh. Các cơ quan pháp luật ở đây không tôn trọng mà các cơ quan này tha hồ lạm dụng quyền lực để nhũng nhiễu bức hại người dân.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 15/06/2023

Chú thích : 

0. https://www.facebook.com/thanhson.phung.33/posts/pfbid0VLtXGpVnNZyVU4u9ScUWna2NKiQVEkhAXmcEh8DcWEhJ2QzuuVyNBmbY8KRFq982l

1. https://lsvn.vn/lien-doan-luat-su-viet-nam-de-nghi-cac-co-quan-to-tung-tinh-long-an-xem-xet-duong-loi-xu-ly-lien-quan-den-vu-an-xay-ra-tai-tinh-that-bong-lai-1678259668.html

2. https://plo.vn/tu-viec-3-luat-su-tung-bao-chua-vu-tinh-that-bong-lai-bi-truy-tim-khi-nao-truy-tim-khi-nao-truy-na-post737516.html ?mibextid=Zxz2cZ&fbclid=IwAR32lATy4wBTWRS0w8GLv1547lOFxf9fJm_BsuIzObjGsPB3WPuspUOT5p8

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/icj-calls-for-cease-of-investigation-against-human-rights-lawyer-dang-dinh-manh-03142023092554.html

4. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-special-rapporteurs-s...

https://dantri.com.vn/phap-luat/bi-truy-tim-luat-su-bao-chua-cho-bi-cao-vu-tinh-that-bong-lai-len-tieng/20230612095428034.htm

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/icj-calls-for-cease-of-investigation-against-human-rights-lawyer-dang-dinh-manh-03142023092554.html

6. https://www.youtube.com/watch?v=jzQOTURGfXg&t=1714s

Published in Diễn đàn

Trong nên pháp trị xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản độc tài thng trị, ở Việt Nam nghề luật sư là môt trong những nghề nguy hiểm.

Hơn 30 năm qua do nhu cầu "mở cửa" làm ăn với nước ngoài giới cầm quyền Hà Nội có bước thay đổi trong cách hành xử đối với luật sư nhưng vẫn không vượt ra ngoai khuôn khổ coi luật sư là công cụ pháp lý phục vụ cho ý đồ chính trị của Đảng cộng sản. Đoàn luật sư trở thành một cánh tay nối dài của Đảng để cai quan các hoạt động của luật sư. Họ thẳng tay trù dập, tước doạt quyền hành nghề của những luật sư không theo ý Đảng mà chỉ thuận lòng dân. Ở Việt Nam luật sư trở thành một trong những nghề nguy hiểm – nguy hiểm về an ninh sinh mạng chính trị và nguy hiểm về an toàn nhân thân.

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã bình luận về nghề luật sư ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe

Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 06/12/2018

Published in Video

Cách đây không lâu, tôi có một cuộc trò chuyện với một trí thức lớn tuổi về chủ đề : Các luật sư bào chữa trong các vụ án chính trị tại Việt Nam đã làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình chưa ?

luatsu1

Buộc luật sư tố giác là tước đi quyền được bào chữa - Ảnh PLO

Trong chủ đề trên, chúng tôi thảo luận về việc các luật sư có biết, hiểu rành về Hiến pháp, luật và quy trình tố tụng hay không ? Có biết các phiên tòa chính trị tại Việt Nam là các phiên tòa vi hiến hay không ? Nếu biết, các luật sư đã làm gì để bào chữa cho các bị cáo-là nạn nhân của tình trạng vi hiến của các phiên tòa ? Nếu không biết, các luật sư có xứng đáng hành nghề ? Nếu biết mà không nói, không làm gì thì có vi phạm đạo đức nghề nghiệp ?... Hàng loạt câu hỏi được đặt ra để làm rõ xung quanh chủ đề cần thảo luận.

Như mọi khi, tôi cố gắng đặt bản thân mình vào vị trí của các luật sư ở bối cảnh Việt Nam hiện tại để thấu hiểu họ và tìm cách bào chữa hòng cảm thông. Từ góc nhìn đó, tôi cho rằng :

1. Với sự học nhồi nhét như ở Việt Nam thì không có nhiều luật sư thật sự giỏi, hiểu biết một cách thuần thục về Hiến pháp, luật. Từ đó, khi nhận bào chữa trong một vụ án chính trị thì bản thân họ cũng mơ hồ không biết đó là một phiên tòa vi hiến.

2. Bên cạnh đó, họ bị ngăn chặn, khống chế, không được tiếp xúc với thân chủ cho đến khi kết thúc điều tra. Họ chỉ được đọc hồ sơ vụ án tại chỗ chứ không được sao chụp, đem tài liệu về nhà. Một vụ án từ mấy chục cho đến hàng trăm, nghìn trang mà chỉ được đọc tại chỗ không được sao chụp, đem về nghiên cứu thì họ chẳng thể nào nắm vững hết các tình tiết để bào chữa cho thân chủ mình.

3. Giả sử họ là những luật sư giỏi, họ hiểu rành về Hiến pháp và các bộ luật, điều khoản thì họ vẫn bị cản trở về nhiều mặt :

a. Bản năng sinh tồn. Họ sợ bị ảnh hưởng đến công ăn việc làm, gia đình, tính mạng nếu khẳng khái bào chữa trong các phiên tòa chính trị. Nỗi sợ đè nặng tâm trí họ lấn át đi khả năng lập luận.

b. Tâm lý án chính trị là án bỏ túi, mình chẳng thể làm gì hơn. Thật vậy, các án chính trị ở Việt Nam luôn là án đã được định sẵn để tống giam người có các hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, môi trường, chống tham nhũng, phản biện các chính sách của chính phủ... Các luật sư có mặt trong quá trình xét xử chỉ là vật trang trí, là vật để chính quyền tuyên truyền đây là một phiên tòa có công bằng và có dân chủ khi bị cáo chính trị có quyền có luật sư.

Sự thật thì mọi lý lẽ, lập luận, chứng cứ mà các luật sư đưa ra để bào chữa cho thân chủ của mình đều bị tòa bác bỏ, không đoái hoài hay nói đúng hơn là coi khinh dù các chứng cứ lập luận có đúng, có hay đến đâu chăng nữa. Người bị xét xử biết điều đó, gia đình biết điều đó, những người có nhận thức biết điều đó nên trong các phiên tòa chính trị, cho dù các luật sư không thắng kiện, thân chủ không được trả tự do, bị kêu án nặng thì các luật sư vẫn nhận được sự thông cảm, hầu như không ai trách cứ hay đánh giá năng lực của họ. Mặc nhiên thừa nhận án.

Có những vụ án chưa đưa ra xét xử, người ta đã đoán biết án bao nhiêu năm. Cái tâm lý cứ án chính trị là xác định đi tù này bao trùm lên tất cả. Với tâm lý như thế, sự cố gắng, nếu có, của các luật sư cũng không đạt ở mức cao nhất.

4. Và có một dạng luật sư nữa : Cố tìm thỏa thuận. Đây là dạng luật sư ngay từ đầu đã thay vì tìm cách bào chữa thì lại tìm cách thỏa thuận đ thân chủ nhận tội do viện kiểm sát đưa ra hòng nhận mức án thấp.

Trong loại án chính trị tại Việt Nam, trong các phiên tòa vi hiến, các bị cáo đều vô tội bởi Điều 25 Hiến pháp.

Điều 25 Hiến pháp đã quy định rất rõ như sau : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Chỉ cần dựa vào điều 25 Hiến pháp năm 2013, ta đã đ thấy các điều 258, 88, 79... của bộ luật hình sự là hết sức mơ hồ và các phiên tòa buộc tội theo các điều luật này là vi hiến, là chà đạp nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân và chà đạp chính Hiến pháp.

Ấy thế mà có một số luật sư không khẳng định thân chủ mình vô tội, họ lại đưa ra các phương án đ thân chủ mình chọn lựa hình thức nhận tội, phản bội lại niềm tin và lý tưởng của bản thân đ được giảm án. Điều này không đúng cho dù có một số luật sư biện minh rằng họ làm điều tốt nhất cho thân chủ của họ.

Vị trí thức lớn tuổi, sau khi nghe tôi đưa ra các quan điểm và nhận xét thì ông chỉ nói : "Có thể thấu hiểu nhưng nếu cảm thông thì ta phải nghĩ làm sao về đạo đức nghề nghiệp ?".

Vâng, cho dù tôi đã cố gắng bào chữa cho các anh chị luật sư trên góc nhìn thấu hiểu và cố gắng cảm thông, nhưng tôi chịu chết vì không thể bỏ qua và tự đánh lừa bản thân mình rằng tôi không quan tâm đến khía cạnh đạo đức nghề nghiệp.

Qua các điểm 1, 2, 3, 4, 3a, 3bhay tôi có đưa ra thêm tỉ lý do nữa cũng không thể nào biện minh nỗi cho một điều duy nhất có ý nghĩa : đạo đức nghề nghiệp.

Làm bất cứ công việc nào cũng phải có đạo đức nghề nghiệp. Người nông dân trồng lúa, trồng rau có đạo đức nghề nghiệp sẽ không phun xịt thuốc bừa bãi. Người thầy cô giáo có đạo đức nghề nghiệp sẽ không ngủ gật hoặc không cố tình giảng bài qua loa trên lớp đ buộc các em phải đến nhà mình đóng tiền học thêm. Lãnh đạo, quan chức chính quyền các cấp có đạo đức thì biết làm tốt công việc của mình, không tham nhũng, không cấu kết, ăn không chừa thứ gì của dân. Nhà báo có đạo đức nghề nghiệp thì phải biết đưa tin trung thực chứ không viết theo sự chỉ đạo, thậm chí bẻ cong ngòi bút của mình đ phục vụ cho một nhóm người có quyền. Nhà văn có đạo đức sẽ biết phản ánh hiện thực xã hội qua trang sách chứ không phải viết những dòng thơ văn nịnh hót, tụng ca

Và luật sư có đạo đức nghề nghiệp phải biết lập luận đ bảo vệ sự vô tội của thân chủ, phải biết đấu tranh đ các quyền của luật sư đã được ghi trong các bộ luật được tôn trọng và nhân phẩm người luật sư không bị coi thường trước tòa.

Vì kém hiểu biết, vì bị ngăn chặn cản trở, vì nỗi sợ, vì sự lười nhác, vì lợi ích... thì dần dần các luật sư (cũng như các chuyên gia trong các ngành nghề khác) sẽ bị thoái hóa đạo đức. Cho đến một ngày họ tự hào, vênh váo, cho rằng mình giỏi, mình khôn ngoan về những điều sai mà mình làm ra thì họ sẽ hoàn toàn đánh mất đạo đức nghề nghiệp cũng như luân lý của một con người.

Hãy hình dung một xã hội mà có nhiều người không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, đánh mất nó thì xã hội sẽ ra sao ?

Xã hội mà ta đang sống với tràn lan thực phẩm bẩn, bệnh viện trở thành nỗi kinh hoàng bởi nhiều bác sĩ vòi tiền, trường học trở thành nơi nhồi nhét và xuống cấp về giáo dục, môi trường kinh doanh đầy rẫy sự lật lọng tráo trở lừa gạt, nơi công quyền hống hách coi dân như cỏ rác, tòa án thì cậy quyền và ngồi xổm lên pháp luật, và luật sư -người được tin cậy, là nơi bấu víu của các bị cáo và gia đình- thì sẵn sàng buông xuôi hoặc khuyên bị cáo nhận những tội mà mình không phạm... thì còn gì là luân thường, đạo lý, và người dân phải sống và hành xử như thế nào ?! Tất cả chúng ta -những con người sống trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay- đều là nạn nhân của sự vô đạo đức nghề nghiệp của tất cả.

Muốn thay đổi tầm vóc vĩ mô xã hội Việt Nam, chúng ta cần một dự án chính trị đúng đắn và khả thi cho từng giai đoạn và cho lâu dài. Trước mắt, chúng ta hãy tự nhìn lại mình và suy nghĩ, phải thay đổi chính mình đ qua đó thay đổi xã hội. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, với khả năng đang có, từ việc nhỏ đến việc lớn trước khi không còn cơ hội hay mọi việc trở nên quá muộn.

Việt Văn

(14/05/2018)

Published in Quan điểm

Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn.

Luật sư Huỳnh Văn Đông

hoahong1

Luật sư không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn.

Tuần rồi – bên bàn nhậu – tôi (lại) phải nghe một câu chuyện vui đã cũ, về giới luật sư :

Hàng rào phân cách giữa địa ngục và thiên đàng bị sụp. Thánh Phêrô đề nghị với Satan mỗi bên chịu một nửa chi phí để dựng lại nhưng "đối tác" lắc đầu quầy quậy. Ông thánh dọa :

- Vậy sẽ đưa ra tòa.

Satan cười khẩy :

- Trên đó làm gì có luật sư ? Họ ở cả dưới này mà.

Câu chuyện vừa kể có xuất xứ từ phương Tây. Dân Việt ưa chế riễu thầy bói, thầy bùa, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... nhưng thầy cãi thì không. Ở Việt Nam, luật sư là một nghề còn khá mới và chưa gây ra điều tiếng như những nơi khác. Đã thế, trong giới người này, không ít vị còn giữ được trọn vẹn tiết tháo khi đối mặt với cường quyền và bạo lực.

hoahong2

Một bông hoa hồng cho giới luật sư

Đại học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm :

"Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường - đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố : Trường Y, trường Luật và trường Khoa học...

Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris".

Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở :

"Ngày 17/11/1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán tòa án nhân dân huyện lên tòa án nhân dân tỉnh… Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe, ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu 'đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam".

(Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, tập II, OsinBook, USA, 2012).

Muốn biết nó ảnh hưởng đến "nền tư pháp Việt Nam ra sao", xin đọc thêm một đoạn văn khác – của một tác giả khác :

"Giữa trưa, Tiến, anh trung tá an ninh bây giờ thay Chí Hùng, đến báo tôi rằng Chính vừa bị bắt. Tôi nhăn mặt kêu lên : Sao đảng thích bắt người thế ?

....

Hôm xử Chính, tôi không ra đứng ở cổng tòa mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trung thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt) : Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu. Hà, con gái cả Chính kêu lên : Thế thì im hả bác ? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào : Không cãi được mà. Tôi hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được ? Ông nói : Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước"…

(Trần Đĩnh, Đèn Cù II, Westminster, CA, Người Việt, 2014).

Giới luật sư ở miền Nam không thế. Họ không "nhớn nhác", "lúp xúp", "cụp vai" hay "thì thào" mà nói rất to ("bằng loa phóng thanh") đàng hoàng để mọi người cùng nghe cho nó rõ :

"Vào ngày 23 tháng 4 năm 1977, Luật sư San đã dùng loa phóng thanh tuyên đọc bản ‘Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng’ ngay trước bậc thềm Nhà Thờ Ðức Bà – nơi có Công trường Kennedy ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn.

Sự kiện này đã gây cho nhà nước cộng sản nổi giận điên cuồng đến độ họ đã ra tay truy bắt toàn bộ nhóm luật sư vào trại giam để thẩm vấn với những đòn trả thù đánh đập hành hạ đê tiện. Người lớn tuổi nhất trong nhóm, thì phải kể đến Luật sư Vũ Ðăng Dung, nguyên thủ lãnh Luật sư Ðoàn Tòa Thượng Thẩm Huế, rồi đến các luật sư có tên tuổi khác như Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, v.v

Theo nhiều nhân chứng là các cựu tù nhân chính trị sống cùng trại giam như Ðỗ Thái Nhiên, Vũ Ánh, Hồ Thành Ðức cho biết, thì anh San đã bị đánh đập tra khảo dữ dội nhất – nhưng anh San vẫn giữ được thái độ hiên ngang kiên cường trước mặt đám người đã nặng tay hành hạ đối với bản thân mình. Và anh San đã bị giam giữ đến trên 10 năm trong nhiều trại tù khắc nghiệt nhất – cụ thể như trại giam số 4 Phan Ðăng Lưu (tức Khám Lớn, Gia Ðịnh cũ), trại A20 ở Xuân Phước, Tuy Hòa".

["Thương Tiếc Luật Sư Trần Danh San (1937 -2013)", Đoàn Thanh Liêm].

hoahong3

Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng - Nguồn phóng ảnh : pham-v-thanh.blogspot

Bạn đồng tù với Trần Danh San, tác giả Phạm Đức Nhì  cho biết thêm :

"Sau khi cùng luật sư Triệu Bá Thiệp soạn thảo bản ‘Tuyên ngôn Nhân quyền cho những người Việt Nam khốn cùng’, cả hai đã hẹn nhau đem loa phóng thanh đến Vương Cung Thánh Đường trịnh trọng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rồi tươi cười bước lên xe công an, đến số 4 Phan Đăng Lưu… ngồi tù. Anh nhỏ nhẹ nói : "Phải cho thế hệ sau biết để các em, các cháu có thêm nghị lực, dũng khí đi tiếp con đường chúng ta đi".

Tôi tin là Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp đã gửi được thông điệp của họ cho thế hệ kế tiếp. Bước vào Thế kỷ XXI, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị luật sư trẻ tuổi, tài năng, và dũng cảm : "Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …

Hiện tại Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyển đang bị giam dữ không có lý do, cũng không có ngày xét xử. Cường quyền và bạo lực, tuy thế, đã không trấn áp được lương tri. Sau khi Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn, "đã có hơn 100 luật sư ký tên phản đối vụ kỷ luật Luật sư Võ An Đôn" (*). Về sự kiện này, trang Thông Tin Đức Quốc có lời bình luận : "Một hiện tượng hiếm hoi trong xã hội Việt Nam hôm nay".

Sự thực thì "hiện tượng" vừa nêu cũng không hiếm hoi gì lắm. Khi mặt trận truyền thông của chính phủ hiện hành chưa vỡ thì thông tin được bịt kín, thế thôi. Luật sư Nguyễn Hữu Thống vừa cho biết thêm :

"Sau khi cộng sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền. Các vị khác đã đứng lên tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.

Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’.

Qua năm 1976, Luật sư Trần Văn Tuyên, Thủ lãnh Luật sư đoàn Sài Gòn đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống chế độ’. Đồng thời Luật sư thủ lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên...".

Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế riễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy ..., và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/01/2018 (tuongnangtien's blog)

(*) Chú thích :

1. Giới Luật sư lên tiếng phản đối kỷ luật Luật sư Võ An Đôn :

Trước quyết định của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên ra khỏi danh sách luật sư đối với Võ An Đôn, nhiều luật sư trong cả nước tỏ thái độ không đồng tình, đã có 20 luật sư ký tên kiến nghị Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét lại. Bản kiến nghị đề ngày 10/12 đã được gửi trực tiếp đến Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào ngày 12/12/2017. 

Quý vị luật sư nào đồng tình với nội dung Kiến nghị, xin vui lòng cho biết ý kiến hoặc đơn giản để lại dấu (!) trên status này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại thành danh sách, sau đó chuyển đến Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bổ sung danh sách luật sư ký tên kiến nghị. 

Bản kiến nghị do Luật sư Ngô Ngọc Trai soạn thảo và Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chỉnh lý, bổ sung.

Rất mong đồng nghiệp trên mọi miền đất nước hưởng ứng và chung sức.

Trân trọng,

1. Kiến nghị xem xét lại quyết định kỷ luật đối với Luật sư Võ An Đôn

hoahong4

hoahong5

hoahong6

Kiến nghị xem xét lại quyết định kỷ luật đối với Luật sư Võ An Đôn, ngày 10/12/2017 gửi Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

2. Danh sách Luật sư ký tên ủng hộ

1. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

2. Luật sư Trần Quang Thắng - Đoàn Luật sư Thành phố

Hồ Chí Minh

3. Luật sư Đặng Trọng Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

4. Luật sư Trần Bá Học - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

5. Luật sư Nguyễn Văn Miếng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

6. Luật sư Phạm Tất Thắng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

7. Luật sư Đặng Đình Mạnh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

8. Luật sư Trần Hồng Phong - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

9. Luật sư Nguyễn Thị Dạ Thảo - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

10. Luật sư Đồng Hữu Pháp - Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế

11. Luật sư Lê Văn Luân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

12. Luật sư Ngô Anh Tuấn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

13. Luật sư Nguyễn Hà Luân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

14. Luật sư Lưu Vũ Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

15. Luật sư Lê Văn Hòa - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

16. Luật sư Hoàng Ngọc Giao - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

17. Luật sư Trần Vũ Hải - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

18. Luật sư Phan Thị Lan Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

19. Luật sư Nguyễn Hoàng Trung - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

20. Luật sư Hà Huy Sơn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

21. Luật sư Ngô Ngọc Trai - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

22. Luật sư Trần Anh Tùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

23. Luật sư Nguyễn Phan Long - Đoàn Luật sư Thành phố  Cần Thơ

24. Luật sư Nguyễn Hòa - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

25. Luật sư Trần Văn Sỹ - Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long

26. Luật sư Trương Công Cường - Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang

27. Luật sư Nguyễn Khả Thành - Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên

28. Luật sư Phạm Văn Tuyên - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

29. Luật sư Nguyễn Văn Kỷ - Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế

30. Luật sư Lê Mạnh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

31. Luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

32. Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

33. Luật sư Nguyễn Văn Từ - Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh

34. Luật sư Trần Hà Xuân Phong - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp

35. Luật sư Lê Quang Hiến - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

36. Luật sư Trần Văn Đức - Đoàn Luật sư Thành phố  

Đà Nẵng

37. Luật sư Khương Đình Tiến - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

38. Luật sư Nguyễn Hữu Trung - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

39. Luật sư Lê Xuân Hậu - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương

40. Luật sư Nguyễn Minh Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

41. Luật sư Nguyễn Trần Chiêu Dương - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

42. Luật sư Lê Quang Vũ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

43. Luật sư Trần Đăng Sỹ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

44. Luật sư Nguyễn Ngọc Tuấn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

45. Luật sư Trần Trung Thuận - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

46. Luật sư Man Đức Vương - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

47. Luật sư Hồ Minh Kính - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định

48. Luật sư Nguyễn Tiến Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

49. Luật sư Trần Dũng - Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau

50. Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

51. Luật sư Phạm Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

52. Luật sư Dương Vĩnh Tuyến - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

53. Luật sư Đinh Quốc Dũng - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai

54. Luật sư Đỗ Xuân Hiệu - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

55. Luật sư Cao Tiến Đạt - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

56. Luật sư Phạm Xuân Thọ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

57. Luật sư Lê Văn Hồi - ĐoànLuật sư Thành phố  Hà Nội

58. Luật sư Phan Thị Sánh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

59. Luật sư Nguyễn Vượng Hải - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

60. Luật sư Nguyễn Hữu Phúc - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

61. Luật sư Bùi Thanh Bình - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

2. Luật sư Ngụy Thành Thắng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

63. Luật sư Phạm Thùy Dung - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

64. Luật sư Trần Thùy Chi - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

65. Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Uyên - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

66. Luật sư Văn Minh Nam - Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai

67. Luật sư Trần Văn Đạt - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận

68. Luật sư Nguyễn Anh Vân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

69. Luật sư Lê Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An

70. Luật sư Đỗ Phú Kim - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

71. Luật sư Đào Thị Lan Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

72. Luật sư Lê Ngọc Luân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

73. Luật sư Hoàng Xuân Sơn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

74. Luật sư Nguyễn Văn Thành - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

75. Luật sư Nguyễn Văn Kiệm - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

76. Luật sư Trần Đình Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

77. Luật sư Đỗ Thành Nhân - Đoàn Luật sư Thành phố  Đà Nẵng

78. Luật sư Lương Tống Thi - Đoàn Luật sư tỉnh An Giang

79. Luật sư Trần Việt Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

80. Luật sư Nguyễn Duy Bình - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

81. Luật sư Phạm Văn Tuấn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

82. Luật sư Trần Hữu Kiển - Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre

83. Luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

84. Luật sư Nguyễn Ngọc Bảo Chi - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk

85. Luật sư Trần Đình Đại - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

86. Luật sư Phạm Văn Thọ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

87. Luật sư Phạm Thanh Tùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

88. Luật sư Ngô Đình Thuần - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

89. Luật sư Bùi Minh Bằng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

90. Luật sư Nguyễn Thị Ninh Hòa - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

91. Luật sư Lê Minh Châu - Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau

92. Luật sư Giã Hoàng Nhựt - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

93. Luật sư Hoàng Cao Sang - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

94. Luật sư Trần Công Ly Tao - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

95. Luật sư Đinh Văn Thảo - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

96. Luật sư Hoàng Nguyên Bình - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

97. Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

98. Luật sư Lê Văn Hoan - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

99. Luật sư Nguyễn Minh Thuận - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

100. Luật sư Phạm Công Út - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

(Gồm 100 luật sư tham gia ký tên và ủng hộ - Đợt 1)

Nguồn : TS Nguyễn Xuân Diện

Published in Diễn đàn

Luật sư ở Việt Nam vẫn là 'vật trang trí' ? (BBC, 11/10/2017)

Dù đã có nhiều cải cách tiến bộ để tăng cường vai trò và mở rộng quyền năng của luật sư, nhưng giới luật sư Việt Nam nói họ vẫn gặp muôn trùng "gian nan" và khó khăn khi tác nghiệp.

ls1

Ba luật sư, từ trái qua, Trần Thu Nam, Lê Công Định và Võ An Đôn bình luận về Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam

Tranh cãi xoay quanh ngày Truyền thống Luật sư ?

Hôm 10/10, đánh dấu bốn năm kể từ khi chính phủ Việt Nam lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống luật sư Việt Nam.

Điều này dựa vào việc Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 10/10/1945 ký Sắc lệnh số 46/SL về việc quy định tổ chức các đoàn luật sư, được cho là đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc ra đời nghề luật sư của Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, một số luật sư lại có quan điểm khác.

"Đối với tôi, ngày nay không phải là ngày truyền thống luật sư Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám thì cụ Hồ lên cầm quyền lúc đó bộ máy nhà nước chưa được hoàn chỉnh cho nên một trong những điều mà chính phủ quan tâm là tổ chức lại định chế luật sư như thế nào", luật sư Lê Công Định nói với BBC hôm 10/10.

"Sắc lệnh 10/10 hoàn toàn không phải là điều gì mới mẻ. Nghề luật sư đã có từ 1867, theo một nghị định bởi một ông thống đốc Nam kỳ ban hành để du nhập định chế luật sư vào xã hội Việt Nam. Xét theo phương diện truyền thông, luật sư có truyền thống lâu đời hơn ngày 10/10/1945 rồi".

"Tôi nghĩ luật sư là một định chế bổ trợ tư pháp dù dưới chính thể nào. Dù ở chế độ cộng sản hay không cộng sản, luật sư vẫn là một định chế độc lập không dính dáng đến thể chế chính trị", luật sư Định nói.

Luật sư ở Việt Nam 'gian nan muôn trùng'

Cả ba luật sư đang tác nghiệp tại Việt Nam đều nói, họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, gian nan khi tác nghiệp ở Việt Nam, từ phía xã hội, chính quyền và từ chính đồng nghiệp của mình.

"Người dân vẫn chưa đánh giá cao vai trò của luật sư. Khi gặp vướng mắc thì ưu tiên hàng đầu là chạy chọt, nhờ vả người có chức có quyền, không có ưu tiên con đường tranh tụng với luật sư. Đây là khó khăn về thực tiễn trong xã hội", luật sư Trần Thu Nam nói.

"Còn khi làm một số vụ liên quan đến vấn đề nhạy cảm. Tôi và một luật sư khác từng bị hành hung, đánh đập khi đi tác nghiệp. Con mắt của các luật sư đồng nghiệp khác xa lánh chúng tôi", luật sư Nam nói thêm.

ls2

Hình ảnh trong bài đăng trên Facebook của luật sư Võ An Đôn

Còn luật sư Võ An Đôn thì nhận định : "Các cơ quan tiến hành tố tụng không độc lập, bởi vì nó không phải là tam quyền phân lập. Các cơ quan này chịu sự chỉ đạo của đảng, của nhà nước, nên việc tranh luận không dựa trên quy định pháp luật.

"Ở Việt Nam còn nhiều tình trạng án bỏ túi. Luật sư ra tòa chỉ mang tính hình thức thôi. Hội đồng xét xử nhiều khi đã ra quyết định trước rồi. Luật sư tranh luận theo ý mình là không được", luật sư Đôn nói.

Không chỉ các cơ quan tố tụng, mà ngay cả tổ chức đáng lẽ đứng ra bảo vệ luật sư cũng không "độc lập", theo luật sư Định.

"Liên đoàn luật sự thật ra là một phần của Mặt trận Tổ Quốc. Lúc tổ chức đại hội Liên đoàn luật sư lần đầu tiên, tôi đã ở đó. Tôi đã thấy cái áp lực của đảng cầm quyền trong việc lựa chọn những người đứng đầu liên đoàn nó căng thẳng như thế nào. Họ tìm cách loại trừ người nào không phải đảng viên hoặc không thể kiểm soát được.

"Bây giờ, các luật sư tỏ ra bản lĩnh hơn. Họ chỉ tuân thủ luật pháp không chịu sự áp đặt đảng cầm quyền thì ngay lập tức chính quyền sửa Luật Hình sự đưa vào Điều 19 khoản 3, buộc luật sư phải tố giác thân chủ với tội an ninh quốc gia hay tội đặc biệt nghiêm trọng.

"Song song với sư phát triển kinh tế thì vấn đề tự do, dân chủ dân sinh dân quyền ngay càng tăng. Hơn ai hết giới luật sư là người đi tiên phong muốn nhà nước công nhân những cái quyền đó, thì ngược lại phía nhà nước bắt đầu nhìn luật sư bằng cặp mắt nghi ngờ, đề phòng, ngày càng nhiều quyết định hạn chế sự phát triển của giới luật sư, đe dọa sự tôn trọng với nghề luật sư.

"Còn những người luôn chấp hành mọi yêu cầu mà nhà cầm quyền muốn và họ không dám phản kháng trước những bất công của xã hội, họ thấy những sự bất hợp lý trong hệ thống pháp luật mà họ không dám nói vì họ sợ mất cơ hội làm ăn của mình, thì tôi nghĩ họ sống một kiếp nô tài", luật sư Định nói.

ls3

Luật sư Lê Công Định từng bị khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, và đã bị rút chứng chỉ hành nghề hồi năm 2009

Luật sư Việt Nam 'cần độc lập, dấn thân'

Tuy vậy các luật sư này thừa nhận trong nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã có những cải cách nhất định hỗ trợ ngành nghề luật sư.

"Ngày này là một cách công nhận sự đóng góp to lớn của giới luật sư vào việc phát triển xã hội trong hàng nhiều năm qua. Sau sắc lệnh 1945, 1987, 2001 và đến Luật luật sư, các quy định pháp lý mới giúp thay đổi vai trò, mở rộng quyền năng của luật sư", luật sư Trần Thu Nam nói.

"Thực ra so sánh lại buổi đầu mới thành lập các đoàn luật sư từ 1987, sau 30 năm thì nghề luật sư Việt Nam cũng có một sự phát triển vượt bậc

"Nền kinh tế đã được cởi mở, với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài khiến cho nhu cầu pháp lý của các luật sư gia tăng so với trước đây. Trước đây chúng ta nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa không cần đến luật pháp nói chi đến luật sư, còn giờ đang vận hành theo khuynh hướng luật pháp, nên giới luật sư phát triển về kĩ năng và tổ chức".

Ngẫm về những thăng trầm nghề nghiệp, luật sư Lê Công Định nói : "Tôi rất yêu nghề luật sư. Ngày nay, con số luật sư dũng cảm dấn thân chống lại đòi hỏi vô lý của cường quyền nó rất là ít. Chúng ta bằng mọi cách phải ủng hộ những luật sư đó.

"Cái tôi thực sự quan tâm là vai trò độc lập của luật sư. Nếu luật sư không độc lập được dưới sức ép của cơ quan nhà nước, không thể mạnh mẽ độc lập bảo vệ cho thân chủ của mình thì đó là điểm yếu mà Việt Nam phải khắc phục".

*****************

Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài (BBC, 11/10/2017)

Một nhà báo ở Thành phố Hồ Chí Minh bình luận với BBC rằng một cựu quan chức Tuyên giáo "có cơ sở" khi nói rằng "Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài".

Ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu ủy viên Trung ương Đảng, cựu phó ban Tuyên giáo Trung ương được VTC News hôm 9/10 dẫn lời : "Chống tham nhũng mạnh mẽ sẽ góp phần đáng kể làm trong sạch bộ máy, loại bỏ quan tham. Còn việc có sử dụng được người tài đức hay không là một việc nữa, một việc khác".

"Không hẳn giảm quan tham là tự nhiên tăng được nhân tài. Một người lãnh đạo nào đó có đại nghĩa, thật lòng muốn làm việc cùng với các nhân tài, trong đó có những mặt họ nổi trội hơn mình, tôn trọng các nhân tài ấy, thì sử dụng được nhân tài".

Truyền thông đưa phát ngôn của cựu quan chức Tuyên giáo trong bối cảnh ông Nguyễn Xuân Anh, người vừa bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ra khỏi Trung ương Đảng.

ls4

Người dân trông đợi một bộ máy chính trị trong sạch, có khả năng

Nhân trường hợp của ông Xuân Anh, truyền thông Việt Nam cũng loan báo quy định mới nhất của Bộ Chính trị về công tác cán bộ cho hay "không điều động về trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển".

'Cơ chế giám sát'

Hôm 10/10, trả lời BBC từ Thành phố .Hồ Chí Minh, ông Mai Quốc Ấn, cựu phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, nói : "Có giám sát và giám sát hữu hiệu thì nhân dân được nhờ".

"Có giám sát thì các cán bộ có ý định trục lợi, tư lợi của công hay chính sách sẽ chùn tay".

"Tôi ví dụ, đề xuất tử hình cán bộ tham nhũng cũng là một cách răn đe hữu hiệu của nhà nước pháp trị. Nhưng theo tôi, phòng vẫn hơn chống tham nhũng và cách tốt nhất là thay đổi thể chế để giám sát sâu, rộng bộ máy Đảng và Nhà nước. Lúc ấy, cơ hội của những người trung ngôn sẽ "có đấy" vì có cơ chế để nghe lời "nghịch nhĩ".

"Về xu hướng gần đây tôi thấy điều đó có cơ sở. Nhưng về lâu dài, sự góp ý của trí thức cần được nhìn nhận ở mức tập hợp thành lý luận trên cơ sở góp ý thực tiễn trên nhiều lĩnh vực. Theo tôi, nhu cầu làm sạch bộ máy chính trị xuất phát từ nhu cầu của nhân dân và nhu cầu tự thân của Đảng cầm quyền".

Ông Ấn cho biết thêm : "Nhân dân được báo cáo "tình hình tham nhũng ổn định" nhưng trên thực tế có qua nhiều vấn đề tham nhũng bị phát hiện. Từ tham nhũng vặt cho đến các đại án, từ những khoản tiền nhỏ đến rất nhiều ngân sách bị "đốt" vô tội vạ. Điều này làm thuế, phí tăng nhanh ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và sinh hoạt của người dân. Với doanh nghiệp, họ cũng đuối sức với chi phí bôi trơn và các điều kiện kinh doanh rắc rối. Như vậy, nhu cầu chống tham nhũng là nhu cầu lấy lại nội lực đất nước".

"Đảng cầm quyền hay nói rộng ra là chính thể có nhiều khẩu hiệu như "từ dân mà ra, do dân mà phục vụ", "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" nên càng cần phải làm sạch bộ máy. Làm sạch bộ máy chính là "về với dân" một cách chính danh và cũng là cách bảo vệ quyền lực lãnh đạo một cách tích cực nhất. Theo tôi, đây là hai lý do chính để cần thiết và quyết liệt chống tham nhũng trên mọi lĩnh vực".

Một bài trên tờ The Nation của Thái Lan hôm 3/10 nói chính quyền Việt Nam dùng án tử hình như vũ khí chính trị nhưng có vẻ "không làm run sợ" những quan chức tham nhũng.

"Thực tế, thông thường một chế độ độc đoán lại là nguyên nhân của tham ô và lạm dụng quyền lực. Tham nhũng nảy nở tại những nơi có sự khuất tất. Tham nhũng chỉ có thể được nhổ tận gốc bằng cách đảm bảo rằng việc vận hành của chính phủ là minh bạch với tất cả mọi người, và rằng luật pháp thật sự nghiêm minh".

"Nếu tham nhũng thật sự là mối quan ngại của lãnh đạo của bất kỳ chính phủ nào, họ phải xác định nơi nào trong hệ thống của họ cần cải cách triệt để. Điều đó cũng áp dụng cho các ban ngành và doanh nghiệp nhà nước. Vấn nạn sẽ không thể diệt trừ nếu thiếu vắng sự chân thành, minh bạch và trách nhiệm giải trình", tờ báo viết.

Mới hôm 2/10, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu than phiền nhiều ban bệ 'rườm rà, không nên tồn tại', và kêu gọi 'cách mạng bộ máy'.

Ông Lê Khả Phiêu gợi ý nhập lại những đơn vị có chức năng tương đồng.

"Gặp các anh lãnh đạo, tôi nói đổi mới gì thì đổi mới, nhưng các anh cần phải cách mạng bộ máy đi đã. Tôi nói là "cách mạng", tức là xây dựng lại để cho nó đúng là tinh gọn, hiệu lực hiệu quả", ông Phiêu bình luận.

Published in Việt Nam