Vào ngày 22 tháng Hai năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị (Qang Yi), đã có bài phát biểu tại phiên họp thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Báo cáo nhân quyền thế giới 2020 : Trung Quốc . Hình minh họa.
Trong bài phát biểu này, Vương Nghị muốn định nghĩa lại nhân quyền. Ông Vương nêu lên bốn quan điểm chính sau đây. Một, chúng ta nên ôm lấy một triết lý nhân quyền đặt trọng tâm vào người dân. Hai, chúng ta nên đề cao tính phổ biến lẫn tính đặc thù của quyền con người. Ba, chúng ta nên thúc đẩy một cách hệ thống tất cả các khía cạnh của quyền con người. Bốn, chúng ta nên tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế về nhân quyền.
Thoạt nghe bốn nguyên tắc trên, thì chắc khó ai mà phản đối, hay phản biện, các quan điểm này. Người nghe cũng có thể tưởng rằng nó đến từ Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, hay một nền dân chủ cấp tiến, chứ không phải từ một nước vi phạm nhân quyền trầm trọng mà người dân Trung Quốc, và cả thế giới, đều biết. Nhưng nếu đi sâu vào bên trong, thì nội dung lại rất khác. Khác đến độ trái nghịch.
Để biện minh cho các nguyên tắc trên, ông Vương cho rằng : Hòa bình, phát triển, công bằng, công lý, dân chủ và tự do là những giá trị chung của toàn nhân loại và được tất cả các quốc gia công nhận ; nhưng mặt khác, các quốc gia khác nhau về lịch sử, văn hóa, hệ thống xã hội và trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Hơn nữa, ông Vương nhấn mạnh rằng nhân quyền không phải là độc quyền của một số ít quốc gia, và hơn nữa không nên được sử dụng như một công cụ để gây áp lực với các quốc gia khác và can thiệp vào công việc nội bộ của họ.
Ở đây, có vài điều đáng nói.
Một, các giá trị hòa bình, phát triển, công bằng, công lý, dân chủ và tự do, tuy phổ quát, nhưng đừng vội cho rằng Bắc Kinh hiểu nó giống như cách hiểu phổ quát của Tây phương. Nó không nhất thiết là cách định nghĩa của Bắc Kinh. Hòa bình, đối với Bắc Kinh, cũng có nghĩa là Quân đội Giải phóng Nhân dân được trang bị vũ khí tối tân bên cạnh các nước láng giềng, như trên Biển Đông, chẳng hạn. Phát triển của họ cũng có nghĩa là bất chấp môi trường hay cái giá phải trả về sự đầy đọa nhân sinh. Công bằng có nghĩa là người cộng sản và con em của họ là trên hết. Kiểu "Mọi động vật đều công bằng như nhau, nhưng có loại công bằng hơn kẻ khác" mà George Orwell từng diễn tả trong tác phẩm The Animal Farm. Công lý nằm trong miệng quan, miệng thép, của kẻ cầm quyền. Dân chủ là theo kiểu tập trung, hoặc dân chủ trong khuôn khổ mà Đảng cộng sảnTQ cho phép, như đảng cử dân bầu, chẳng hạn. Tự do sẽ đến, sẽ có, nhưng phải đợi cho đến khi nào năm điều trước đã đạt đ ược v.v… Hơn nữa, tự do của Bắc Kinh khác với tự do của nền dân chủ cấp tiến. Người cộng sản hay khoe khoang là họ có tự do dân chủ gấp trăm lần nước khác, nhưng vì họ chỉ nói như vẹt chứ chẳng hiểu tự do là gì.
Hai, ông Vương nhấn mạnh sự khác biệt về lịch sử, văn hóa, hệ thống xã hội và trình độ phát triển kinh tế, xã hội để biện minh rằng, cách nhìn nhận và tiếp cận nhân quyền khác của Bắc Kinh. Ông Vương muốn biện luận rằng, Bắc Kinh luôn có cách nhìn riêng, và đó là quyền của họ, mà các nước khác cần phải tôn trọng. Tức là đừng xen vào, hay phê phán, tình trạng nhân quyền của Trung Quốc, vì đó là chuyện nội bộ.
Bài phát biểu của ông Vương mang chiến lược đối ngoại lẫn đối nội.
Về mặt đối ngoại, thì trước các áp lực quốc tế ngày càng lên án về tội diệt chủng của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs), và sự đàn áp quyền tự do ngôn luận và chính trị của người Hồng Kông trong năm qua, ông Vương muốn lợi dụng diễn đàn quốc tế này để phản bác các chỉ trích từ Mỹ và các quốc gia khác. Trung Quốc đã lợi dụng tối đa sự vắng mặt của Mỹ trên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2018 để tạo ảnh hưởng, định hình chính sách và hành động nhân quyền trên bình diện quốc tế. Nhưng dù muốn khỏa lấp sự vi phạm của mình, các tiếng nói phản kháng ngày càng lan rộng. Hiện tại, các tiếng nói kêu gọitẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022, diễn ra trong vòng một năm nữa, đang ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Biden đã quyết định không thể tiếp tục để Trung Quốc tự tung tự tác như thế nữa. Hiện nay, chính quyền Biden có chủ trương đặt nhân quyền làm trung tâm chính sách đối ngoại của Mỹ, do đó, ngày càng đ ối đầu với Trung Quốc về mặt trận nhân quyền.
Về mặt đối nội, ông Vương cũng muốn thuyết phục người dân Trung Quốc rằng nhân quyền, dân chủ và tự do rồi sẽ đến, nhưng nó sẽ khác với các nước khác ; ưu tiên hiện nay là phát triển, an ninh v.v… Ông Vương nêu cao thành tích nhân quyền của Bắc Kinh qua thành tựu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân nông thôn lên khỏi mức nghèo đói. Ông Vương biện luận rằng, "Nâng cao ý thức của người dân về lợi ích, hạnh phúc và an ninh là mục tiêu cơ bản của quyền con người cũng như mục tiêu cuối cùng của quản trị quốc gia. Triết lý lấy người dân làm trung tâm có nghĩa là người dân phải là người chủ thực sự của đất nước họ, và họ nên tham gia vào quản trị quốc gia và tham vấn chính trị. Điều đó cũng có nghĩa là khoảng cách giàu nghèo cần được thu hẹp và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của người dân". Nhưng những điều ông Vương nói chỉ toàn mang tính tuyên truyền, dối trá, vì trên thực tế, Bắc Kinh chỉ làm hoàn toàn ngược lạ i. Bất cứ ai lên tiếng nói khác với quan điểm chính thống của Bắc Kinh thì an ninh không còn gì là bảo đảm cả.
Hành động của Bắc Kinh qua bài phát biểu của ông Vương Nghị cho thấy, thay vì cấm cản công dân của họ biết về tình hình nhân quyền như trước đây, nhất là sau biến cố Thiên An Môn, Bắc Kinh hiện đang thay đổi chiến lược và chiến thuật : nhân quyền phải được nhìn qua định nghĩa mới của họ ; và định nghĩa mới này sẽ mang tính cách cạnh tranh với Mỹ và các nền dân chủ khác.
Đảng cộng sảnTQ luôn muốn nhấn mạnh tính cách riêng của họ. Chẳng hạn, với xã hội chủ nghĩa, hay kinh tế thị trường, thì giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng muốn cho thêm vào các chữ "với đặc tính Trung Hoa" (with Chinese characteristics). Gần đây, với nhân quyền, như đã trình bày trên, họ cũng muốn dùng "nhân quyền theo đặc tính Trung Hoa", như một công cụ, để biện minh cho sự vi phạm trầm trọng của mình, qua đó, hợp thức hóa các chính sách nhân quyền của họ hiện nay và tương lai.
Đó là lý do mà các nền dân chủ cấp tiến phải mạnh mẽ liên minh với nhau và bắt buộc Trung Quốc phải tôn trọng quy luật và giá trị chung, thay vì tái định nghĩa để thao túng nhân quyền, kinh tế hay các lĩnh vực khác để phục vụ cho mục tiêu bá quyền của họ.
Nhiều chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc kêu gọi giám sát chặt xâm phạm nhân quyền ở Trung Quốc
Trọng Thành, RFI, 27/06/2020
Từ Tây Tạng, Tân Cương… giờ đây là Hồng Kông : tình hình nhân quyền bị xâm phạm nghiêm trọng tại Trung Quốc ngày càng trở thành mối lo ngại lớn. Hôm qua, 26/05/2020, gần 50 chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc ra một thông báo chung, tố cáo Bắc Kinh ngăn cản điều tra độc lập và kêu gọi cộng đồng quốc tế giám sát chặt chẽ tình hình nhân quyền tại quốc gia này.
Biểu tình trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève phản đối Bắc Kinh. Dòng chữ trên biểu ngữ : "Trên 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tùy tiện tại Trung Quốc. Liên Hiệp Quốc cần phải lên tiếng !" Reuters/Denis Balibouse
Theo hãng tin Pháp AFP, gần 50 chuyên gia hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền, trong có nhiều báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền, đã đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng "đàn áp tập thể" đối với các cộng đồng thuộc các sắc tộc thiểu số, các tôn giáo, tại Tân Cương và Tây Tạng, cũng như việc sử dụng vũ lực thái quá, bạo hành tình dục chống lại người biểu tình tại Hồng Kông.
Riêng về Hồng Kông, các chuyên gia khẳng định luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh chuẩn bị áp dụng tại Hồng Kông "xâm phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Trung Quốc, và giới hạn nghiêm trọng các quyền tự do dân sự và chính trị tại khu tự trị".
Liên quan đến đại dịch Covid-19, thông báo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về tình trạng các nhà báo, nhân viên y tế, cũng như những người bày tỏ quan điểm trên mạng, thường bị chính quyền đàn áp, với cáo buộc tung tin giả, "gây rối loạn trật tự công cộng".
Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kêu gọi "đã đến lúc" cộng đồng quốc tế cần tập trung vào tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các hành động phối hợp quốc tế để buộc Bắc Kinh tuân thủ các cam kết của Trung Quốc với quốc tế trong lĩnh vực này.
Gần 50 chuyên gia nói trên đưa ra quan điểm với tư cách cá nhân, chứ không nhân danh bất cứ định chế nào của Liên Hiệp Quốc. Các chuyên gia cho biết đã nhiều lần đặt câu hỏi với chính quyền Bắc Kinh về vấn đề này, phía Trung Quốc thường xuyên bác bỏ mọi chỉ trích.
Theo các chuyên gia, ngược lại với hơn 120 thành viên khác của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã không tạo điều kiện cho các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra chính thức, với thể thức giấy mời để ngỏ.
Trong vòng 10 năm nay, các chuyên gia chỉ được phép tiến hành tổng cộng 5 cuộc điều tra tại Trung Quốc về nhân quyền (liên quan đến an ninh lương thực, kỳ thị nữ giới, tình trạng bần cùng, người cao tuổi, nợ nần).
Nhóm chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc yêu cầu tổ chức một phiên họp đặc biệt về tình hình nhân quyền Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thành lập một nhóm chuyên gia có sứ mạng xem xét vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, hoặc bổ nhiệm một báo cáo viên đặc biệt.
Các chuyên gia cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế, "trong các trao đổi và đối thoại, chất vấn chính quyền Trung Quốc về các nghĩa vụ của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền, bao gồm những điều được đề cập trong thông báo trên".
Tổ chức bảo nhân quyền Human Rights Watch hoan nghênh "lời kêu gọi chưa từng có này".
Trọng Thành
Nguồn : RFI, 27/06/2020
******************
Thượng Viện Mỹ thông qua luật để bảo vệ quyền tự trị Hồng Kông
Thụy My, RFI, 26/06/2020
Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 25/06/2020 đã thông qua dự luật nhằm trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị xem là vi phạm các nghĩa vụ quốc tế mà Bắc Kinh đã cam kết đối với Hồng Kông.
Tuổi trẻ Hồng Kông kiên cường xuống đường phản đối Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, ngày 24/05/2020. © Reuters/Tyrone Siu
Luật này còn phải được Hạ Viện thông qua và tổng thống Donald Trump chuẩn y mới có hiệu lực. Tuy nhiên cả hai đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều ủng hộ, nhằm tạo thêm áp lực lên Bắc Kinh, ngoài các biện pháp đã được chính quyền đưa ra kể từ khi Trung Quốc loan báo áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông.
Theo dự luật trên, Washington có thể trừng phạt tất cả các định chế hoặc cá nhân có tham gia cụ thể. Chẳng hạn "các lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông", hoặc các đơn vị công an đàn áp người biểu tình ở đặc khu. Đặc biệt các ngân hàng tiến hành "các giao dịch đáng kể" với các định chế và cá nhân trên cũng bị trừng phạt.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen, một trong những người bảo trợ dự luật, tuyên bố : "Những gì mà chính quyền Trung Quốc đang làm đối với Hồng Kông là không thể chấp nhận được : họ hủy bỏ các quyền của người dân đặc khu". Theo ông, cần chứng tỏ cho Bắc Kinh rằng "nếu họ cứ tiếp tục thì sẽ phải trả giá".
Trong khi đó theo Reuters, sự ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đã giảm xuống, trong lúc đặc khu đang chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Kết quả cuộc điều tra do Viện nghiên cứu dư luận Hồng Kông tiến hành cho thấy đại đa số phản đối luật an ninh, tuy nhiên số người ủng hộ phong trào phản kháng từ 58% hồi tháng Ba giảm xuống còn 51%.
Đa số các cuộc biểu tình trong những tuần qua cũng chỉ có vài trăm người tham gia, và nhanh chóng giải tán. Cảnh sát lấy cớ hạn chế tụ tập vì dịch virus corona, không cho phép tổ chức biểu tình và bắt một số lớn người đấu tranh.
Giáo sư Thành Danh (Ming Sing), trường đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông, lý giải tỉ lệ ủng hộ giảm có thể do người dân thấy Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn, khó thể tiếp tục nhấn mạnh các yêu sách. Còn theo phó giáo sư Viên Vĩ Hy (Samson Yuen), trường đại học Lĩnh Nam (Lingnan), thật ra sự ủng hộ dân chủ vẫn cao, nhưng do luật an ninh đã trở thành chủ đề thời sự chính, vượt qua đề tài biểu tình trong các cuộc thảo luận.
Thụy My
Nguồn : RFI, 26/06/2020
********************
Huawei sắp bị chính phủ Anh miễn cưỡng ép ra đi ?
BBC, 26/06/2020
Chính phủ Anh đang sắp ra quyết định về vai trò của tập đoàn Trung Quốc Huawei trong hệ thống 5G và mạng internet băng thông rộng tại Anh.
Huawei 5G
Trung tâm an ninh mạng quốc gia NCSC, thuộc ngành tình báo Anh, đã hoàn tất thu thập dữ kiện để báo cáo chính phủ.
Bộ Truyền thông, Kỹ thuật số thì đang xem xét hậu quả tài chính nếu áp đặt lệnh cấm hoặc hạn chế với Huawei.
Mới hồi tháng Giêng, chính phủ Anh tuyên bố Huawei vẫn được tiếp tục cung cấp thiết bị, chuyên môn cho các mạng Anh, tuy có hạn chế về thị phần của hãng.
Washington tiếp tục nói Huawei là rủi ro an ninh quốc gia, điều mà công ty phủ nhận.
Các trừng phạt mới nhất của Mỹ với Huawei, loan báo hồi tháng Năm, có vẻ đã tác động tới Anh quốc.
Trừng phạt mới nhất của Mỹ đe dọa khiến Huawei không thể cung cấp thiết bị truyền dữ liệu, và ảnh hưởng việc làm điện thoại và các mặt hàng dân dụng khác.
Chip Kirin 990
Năm ngoái, khi Huawei khoe chip di động mới Kirin 990 5G, họ nói chip này có hơn 10 tỷ bóng bán dẫn, hứa hẹn một hiệu suất vượt trội và ngốn ít điện năng hơn.
Nguyên do các sản phẩm phức tạp này có thể ra đời là vì ngành công nghiệp bán dẫn nay sử dụng các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA).
Vấn đề của Huawei là ba nhà thiết kế EDA hàng đầu đều có quan hệ với Hoa Kỳ.
Trừng phạt của Washington cấm Huawei và các bên thứ ba làm chip được dùng "công nghệ và phần mềm Mỹ".
Huawei National Cyber Security Centre
Synopsys và Cadence đều đặt ở California.
Siemens của Đức đã mua Mentor Graphics nhưng công ty này có trụ sở ở Wilsonville, Oregon.
Trừng phạt cũng cấm các nhà sản xuất dùng thiết bị bán dẫn dựa vào công nghệ Mỹ.
Ngay cả nếu Huawei chuyển sang dùng công ty SMIC đặt ở Thượng Hải, công ty này cũng phải tuân thủ lệnh của Mỹ hoặc đối diện trừng phạt.
Anh quốc có thể sẽ cho rằng quá rủi ro nếu chỉ dựa vào Huawei khi mà công ty Trung Quốc có thể không thể làm ra các linh kiện.
Hoa Kỳ vẫn còn thời gian để đảo ngược lệnh cấm trước khi chúng có hiệu lực vào tháng Chín.
Nhưng dẫu vậy, nếu chính phủ Anh muốn tìm cớ để xem lại quyết định hồi tháng Giêng, rủi ro về các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử có thể là cơ hội.
Nguồn : BBC, 26/06/2020