Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam : giờ làm cao, năng suất có cao ?

BBC, 27/05/2024

Năng suất lao động của Việt Nam nằm trong nhóm thấp trong khi số giờ làm việc thì thuộc nhóm cao. Trong bối cảnh đó, giảm giờ làm có hợp lý ?

lamviec1

So với các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam có năng suất lao động thấp. Trong khi đó, số giờ làm việc của người Việt Nam ở mức cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ở Hà Nội vào sáng 26/5. Tại đây, thành viên công đoàn đã kiến nghị chính phủ xây dựng lộ trình giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần và 40 giờ/tuần.

Ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Changshin Việt Nam - doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc - đã đề nghị chính phủ lên kế hoạch giảm giờ làm như trên để "phù hợp và theo kịp các nước cùng khu vực đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi dài hơn để tái tạo sức khỏe và chăm sóc hạnh phúc gia đình".

Bên cạnh đó, ông Tú đề nghị chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, đồng thời đơn giản hóa và linh hoạt hóa quy trình nhập khẩu.

Ông cũng mong chính phủ và Quốc hội tiếp tục ủng hộ việc trích nộp kinh phí 2% từ doanh nghiệp nhằm chăm lo cho người lao động.

Hiện nay, Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần đối với thời giờ làm việc bình thường.

Trường hợp làm việc theo tuần, thời gian làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Thời gian làm việc tiêu chuẩn của khối nhà nước là 40 giờ/tuần.

Cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân từng nói tại diễn đàn Quốc hội về Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 10/2019 :

"Nếu chúng ta làm việc mỗi ngày 9-10 giờ quanh năm thì không thể có gia đình hạnh phúc. Không có điều đó đâu, trên thế giới từ bỏ điều này 133 năm nay rồi".

Ông Nhân cũng nhận định, muốn tăng năng suất lao động thì nguồn gốc phải đổi mới công nghệ và giảm giờ làm.

Ông T.K. Trần, một nhà quan sát các hoạt động nghiệp đoàn, công nhân và người lao động từ Đức, nhận xét với BBC News tiếng Việt vào tháng 4/2022 rằng :

"Ở những quốc gia khác, xu hướng tiến bộ chung là giảm giờ làm, đồng thời tăng lương để đời sống hạnh phúc hơn, đáng sống hơn".

Ông cũng khẳng định việc thúc đẩy người lao động làm nhiều hơn nữa, bất kể những vấn đề về sức khỏe, gia đình, sẽ mang lại những tác động tiêu cực.

"Trong tương lai, điều này sẽ gây ra những gánh nặng về chi phí y tế, khi sự kiệt sức gây ra nhiều bệnh tật ; về tệ nạn xã hội, khi thế hệ nối tiếp lớn lên là những đứa trẻ hiện nay không được bố mẹ có thì giờ săn sóc dạy dỗ".

Trong một chia sẻ khác đến BBC News tiếng Việt vào tháng 3/2023, chuyên gia về hoạt động nghiệp đoàn T.K. Trần nhấn mạnh :

"Những quyền lợi chính đáng chung cho mọi người lao động như giảm giờ làm, thay vì 48 giờ/tuần như hiện nay xuống 40 giờ/tuần không thể do một tổ chức đại diện người lao động của một doanh nghiệp riêng lẻ đòi hỏi mà phải do sự đấu tranh của một tổ chức độc lập liên kết ngành nghề hay liên kết quốc gia thì mới có cơ hội thành công".

lamviec2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024"

Trở lại với "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024", đồng tình với ông Đặng Tuấn Tú, bà Phùng Thị Hạnh, công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội thuộc Tổng Công ty May 10, cũng cho rằng giảm giờ làm là cần thiết để chăm sóc gia đình, con cái cũng như tái tạo sức lao động.

Cũng trong diễn đàn hôm 26/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị cộng đồng doanh nghiệp "tăng năng suất lao động, tăng giá trị chứ không phải tăng thời gian làm việc của người lao động".

Năng suất và giờ làm của Việt Nam so với các nước lân cận

lamviec3

Công nhân đang may quần áo ở Tổng Công ty May 10

Vậy năng suất lao động và số giờ làm của Việt Nam đang ở mức nào so với các nước trong khu vực ?

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), trong giai đoạn 2021 - 2022, mức tăng năng suất lao động bình quân ở Việt Nam là 4%/năm tính theo sức mua tương đương (PPP), gấp đôi mức bình quân chung của thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ xếp sau mức tăng 5,8% của Singapore.

Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính thừa nhận dù có cải thiện nhưng năng suất lao động Việt Nam vẫn ở mức thấp. Tỉ lệ tăng trong giai đoạn 2021 - 2023 thấp hơn so với mục tiêu 5,5%/năm.

Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam còn thấp so với các quốc gia lân cận khi tính theo giá trị tuyệt đối.

Cụ thể, chỉ số này năm 2022 chỉ tương đương 11,4% của Singapore, 24,7% của Hàn Quốc, 26,3% của Nhật Bản, 35,4% của Malaysia, 64,8% của Thái Lan, 79% của Indonesia, 94,5% của Philippines.

Ngược lại với năng suất lao động, theo khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2019, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có thời gian làm việc cao nhất thế giới và khu vực.

Cụ thể, không tính thời gian nghỉ lễ, tổng thời gian làm việc mỗi năm tại Việt Nam lên đến 2.320 giờ, vượt xa các quốc gia láng giềng như Indonesia (thấp hơn Việt Nam 440 giờ), Campuchia (184 giờ) và Singapore (176 giờ).

Số giờ làm việc trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước thấp nhất, khoảng 42 giờ/tuần, trong khi con số này ở khu vực FDI lại cao nhất, lên đến 51 giờ/tuần.

Số ngày nghỉ phép khởi điểm ở Việt Nam ở mức trung bình, với 12 ngày, xếp sau Lào, Campuchia và Indonesia nhưng cao hơn Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines.

Về số ngày nghỉ lễ tết hiện hành, Việt Nam có 11 ngày, tương đương với Singapore và thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á.

Vào năm 2019, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cảnh báo  rằng việc giảm giờ làm việc từ 48 giờ xuống 44 giờ mỗi tuần có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Việt Nam, bao gồm giảm xuất khẩu 20 tỷ USD/năm, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 0,5% và suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia.

Một số doanh nghiệp cũng cho rằng đề xuất giảm giờ làm nên được xem xét kỹ lưỡng, tránh khiến gia tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - vào năm 2019 đã đánh giá rằng Việt Nam nên giữ nguyên tổng giờ làm việc trong tuần ở mức 48 giờ và đợi đến khi nền kinh tế phát triển hơn mới xem xét giảm xuống 44 giờ/tuần.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc ít giờ hơn mỗi tuần khiến mọi người làm việc hiệu quả hơn . Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Stanford cho thấy năng suất giảm mạnh sau khi tăng thời gian làm việc lên mức 50 giờ mỗi tuần. Một số chuyên gia cho rằng 35 giờ/tuần là lượng thời gian làm việc tối ưu.

"Năng lượng của bạn không thể duy trì được trong tám giờ liền. Rất khó để dồn sự tập trung trong một khoảng thời gian dài. Do đó, điều này khiến bạn làm việc kém hiệu quả", John Trougakos - giảng viên chuyên về hành vi tổ chức tại Đại học Toronto (Canada) - trả lời BBC.

Các nước cân bằng tốt nhất giữa công việc và cuộc sống

Tây Ban Nha nổi tiếng với văn hóa làm việc thoải mái với nhiều người địa phương ưu tiên thời gian để giải trí

Tây Ban Nha nổi tiếng với văn hóa làm việc thoải mái với nhiều người địa phương ưu tiên thời gian để giải trí

Các phóng viên BBC đã xem xét báo cáo của công ty chuyên về nhân sự Remote về sự công bằng trong công việc và cuộc sống trên toàn cầu năm 2023  cũng như dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để chọn ra 5 quốc gia có sự cân bằng tốt nhất.

- New Zealand : 26 tuần nghỉ thai sản được trả lương, 32 ngày phép hằng năm, khi bị bệnh được trả tối thiểu 80% lương. Người dân New Zealand dành ra 14,9 giờ mỗi ngày để chăm lo đời sống cá nhân.

- Tây Ban Nha : làm việc trung bình 37,8 giờ mỗi tuần, 26 ngày nghỉ phép hằng năm. Theo dữ liệu của OECD, ngoại trừ Pháp và Ý, người lao động ở Tây Ban Nha dành nhiều thời gian nhất trong ngày để giải trí và chăm sóc cá nhân.

- Đan Mạch : 36 ngày nghỉ phép mỗi năm, được trả 100% lương khi nghỉ bệnh. Người lao động dành 15,7 giờ mỗi ngày cho thời gian cá nhân và giải trí, nhiều hơn mức trung bình của OECD.

- Pháp : 36 ngày nghỉ phép hằng năm, chỉ 8% số lao động ở Pháp làm việc hơn 50 giờ/tuần. Họ dành đến 16,2 giờ mỗi ngày cho đời sống cá nhân.

- Ý : 3% lao động làm việc trên 50 giờ/tuần. Số liệu của OECD cho thấy lao động ở Ý dành tới 16,5 giờ mỗi ngày để giải trí và chăm sóc cá nhân, nhiều hơn 1,5 giờ so với mức trung bình của OECD.

Nguồn : BBC, 27/05/2024

******************************

Vì sao năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt chỉ bằng 30% Singapore ?

RFA, 26/05/2024

Năng suất lao động của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam chỉ bằng khoảng 30% Singapore. Thậm chí, năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ bằng 3,6% khu vực doanh nghiệp nhà nước và 28,5% khu vực doanh nghiệp FDI.

Vì sao năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt chỉ bằng 30% Singapore?

Công nhân trong một xưởng dệt may tại Hà Nội (HMH) Photo : RFA

Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh – Viện Nghiên cứu kinh tế Trung Ương đưa ra nhận định trên tại diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia diễn ra sáng 26/5 và được truyền thông loan trong cùng ngày.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 tính bằng USD 2017 theo ngang giá sức mua PPP là 2.400 USD, chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 35,4% so với Malaysia, 79% so với Indonesia…

Tiến sĩ Tú Anh cho rằng nếu nhìn con số thống kê của WB thì năng suất lao động Việt Nam thấp, do cơ cấu nền kinh tế phần lớn lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình. Số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 29,2% lao động có việc làm trong năm 2022.

Dù vậy số lượng lao động này lại tạo ra khoảng 60% GDP cho cả nền kinh tế (khu vực tư nhân tạo ra khoảng 10%, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra khoảng 20,14% và khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra khoảng 29% GDP).

Tương ứng với việc tạo ra 60% GDP năng suất lao động của các lao động trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra là 53.582 USD/lao động.

Để không thua sút các nước trong vùng, theo Tiến sĩ Tú Anh, một trong những giải pháp là Việt Nam cần thực hiện chính sách tiền lương hiệu quả. Thực tế nếu tiền lương thấp sẽ tạo hiệu ứng ngược, người lao động không có động lực nâng cao tay nghề vì giá trị của việc nâng cao tay nghề không tương xứng. Tuy nhiên, ngược lại Tiến sĩ Tú Anh nói nếu tăng tiền lương tối thiểu quá nhanh có thể làm "chùn" ý nhà đầu tư. Do đó trong vấn đề cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ doanh nghiệp, công đoàn và cơ quan quản lý nhà nước để tạo ra lợi ích chung.

Tiến sĩ Phạm Thu Lan, Viện Công nhân công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Tổ chức công đoàn tại hội nghị đưa ra kiến nghị mong muốn Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia trong thời gian tới nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, tư vấn cho Chính phủ để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất.

Từ những kiến nghị trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan ban ngành ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng - coi đây là nền tảng để tăng năng suất lao động. Bên cạnh việc tăng cường giáo dục dạy nghề và chăm lo cho đời sống người lao động...

Nguồn : RFA, 26/05/2024

Additional Info

  • Author BBC, RFA
Published in Việt Nam

Năng suất lao động của Việt Nam sao cải thiện chậm ?

RFA, 22/08/2022

Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam mới đây lại được nêu lên tại Hội nghị ‘Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập’ vào ngày 20/8/2022.

nangsuat1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội ngày 8/7/2022. AFP Photo

Đại diện Ngân hàng Thế giới - World Bank tại Hội nghị cho biết, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về nhân lực sau đào tạo. Tại khu vực ASEAN, Việt Nam hiện vẫn nằm trong nhóm ba nước thấp nhất.

Năng suất lao động của Việt Nam được đánh giá thấp hơn so với các quốc gia khác trong khối ASEAN vào năm 2017, theo Tổng cục Thống kê, thậm chí đã sút hẳn so với Lào, chỉ còn xếp trên Campuchia.

Năng suất lao động của Việt Nam khi đó đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore ; bằng 17,6% của Malaysia ; bằng 36,5% của Thái Lan ; bằng 42,3% của Indonesia ; bằng 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khi trả lời RFA hôm 22/8, cho rằng :

"Chưa chắc là đã đúng mình thua Lào với Campuchia, nhưng tôi vẫn cảm nhận năng suất lao động của Việt Nam còn rất thấp vì vấn đề đào tạo của mình và nhiều vấn đề khác hạn chế phát triển của con người. Chúng ta phải cố gắng hết sức mỗi ngày làm sao đẩy lùi những cái kiềm chế phát triển con người, để nâng cao năng suất lao động của dân tộc của mình lên. Đây là việc của mọi người và đồng thời là vấn đề của quản lý nhà nướ. Tại sao Việt Nam không phải là một dân tộc yếu hèn, có được năng lực sáng tạo lớn nhưng vẫn đi theo sau thiên hạ, trong đó có vấn đề quản lý nhà nước. Mọi người đều cố gắng thì quản lý nhà nước cũng phải cố gắng thôi, làm sao tạo điều kiện để dân tộc ta phát triển tốt".

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, GDP mỗi giờ làm việc năm 2021 của lao động Việt Nam đã cải thiện vị trí so với năm 2017, lên mức 7,3 USD, xếp trên Lào hai hạng khi nước này đạt 7,1 USD và Campuchia đạt 3,6 USD.

Dù Việt Nam đã có tiến bộ trong việc tăng năng suất lao động, nhưng theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI, cho biết tại Hội nghị hôm 20/8 thì tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề của Việt Nam chỉ chiếm 11%, còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu, gặp khá nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất. Mức lương trung bình tháng của lao động Việt Nam khoảng 300 USD, tương đương 7 triệu đồng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực hiện ở mức 1.992 USD.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế - tài chính, từ Mỹ về Việt Nam làm việc hơn 12 năm qua, nhận định với RFA hôm 22/8 :

"Năng suất lao động là GDP đầu người thực tế của người lao động. Con số của Việt Nam thấp vì thứ nhất, vào thời kỳ dịch bệnh vừa rồi nhiều cơ xưởng đóng cửa, người lao động mất công ăn việc làm, một số phải bỏ về quê. Dù chỉ kéo dài vài tháng nhưng ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến thu nhập của người lao động, và nếu dùng thu nhập của người lao động để đo lường năng suất lao động thì năm 2021 là năm băng suất lao động xuống rất thấp. Bởi vậy, chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể hơn".

Với 12 năm làm việc tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng năng lực của người lao động đã được cải tiến rất nhiều, đặc biệt là tại những khu công nghiệp. Ông Hiếu so sánh :

"Nếu lấy khoảng thời gian 20 năm vừa qua, rõ ràng người lao động đã được đào tạo rất nhiều, từ một trình độ rất thấp không đủ sức lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài… giờ đây các nhà đầu tư lớn, công xưởng của thế giới đã đến Việt Nam. Họ tin tưởng trình độ lao động của người Việt Nam và kỹ năng quản trị. Nhưng tôi cũng phải nói chúng ta có thể lôi kéo được họ một phần là do tình hình kinh tế chung của thế giới, khi mà rất nhiều nhà đầu tư rút khỏi Trung Quốc do biến chuyển quan hệ Mỹ - Trung. Các công ty đó đã rút về các quốc gia mà họ cảm thấy an toàn hơn, trong đó có Việt Nam có vị trí gần với Trung Quốc. Tóm lại có nhiều yếu tố các nhà đầu tư đến Việt Nam, nhưng trong đó có yếu tố năng lực lao động của Việt Nam đã được tăng cường".

Ông Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam - VEPR từ năm 2008 đến 2020, khi trả lời báo chí trong nước cho rằng, Việt Nam đã thất bại trong việc cải thiện năng suất lao động trong 10 năm qua và vẫn đang đứng thứ 3 từ dưới lên trong khối ASEAN.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA hôm 22/8, cũng cho rằng năng suất lao động của Việt Nam chậm cải thiện :

"Năng suất lao động của Việt Nam thấp và được cải thiện chậm. Lý do là vì các cái doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam quá nhỏ bé và không có tiền vốn để đầu tư vào những trang thiết bị hiện đại. Thứ hai là chất lượng của nguồn nhân lực được đào tạo chưa cao, cho nên chúng ta chỉ có thể cung cấp các lực lượng lao động giá rẻ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ yếu làm lắp ráp và ít các hoạt động có tính chất khoa học công nghệ cao. Để giải quyết việc này thì cần phải tập hợp các doanh nghiệp tư nhân có thể liên kết lại với nhau để hình thành các doanh nghiệp lớn đủ sức đầu tư các thiết bị hiện đại, có thể kết nối các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam hay kết nối vào các chuỗi giá trị đầu tư với các tập đoàn lớn ở nước ngoài".

Theo ông Doanh, Việt Nam đã nhận thức được vấn đề này, nhưng vấn đề là chưa tổ chức thực hiện tốt. Ngoài ra, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết thêm :

"Tôi nghĩ rằng năng suất lao động của Việt Nam sẽ được cải thiện hơn nếu như Việt Nam khuyến khích mật độ của doanh nghiệp trên 1.000 dân cao hơn. Hiện nay chúng ta chỉ có khoảng độ 800 ngàn doanh nghiệp hoạt động và sau hai năm đại dịch thì số doanh nghiệp có lẽ chỉ còn gần 700 ngàn doanh nghiệp, so với 98 triệu dân như vậy là quá ít".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu số doanh nghiệp tư nhân ít mà lại có quy mô quá nhỏ, thì năng suất lao động thấp là điều dễ hiểu.

Nguồn : RFA, 22/08/2022

*************************

Việt Nam với chính sách visa ngặt nghèo khiến bị thua kém

RFA, 22/08/2022

Việt Nam từ đầu năm tới giờ đón chưa đến một triệu lượt khách quốc tế, trong khi mục tiêu đề ra cho cả năm 2022 là năm triệu lượt khách. Trong bối cảnh chỉ còn bốn tháng nữa là kết thúc năm, mục tiêu này có khả năng cao sẽ không đạt được.

nangsuat2

Khách du lịch Hàn Quốc làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay Phú Quốc hôm 20/11/2021- AFP

Một trong những nguyên nhân của việc ngành du lịch Việt Nam phục hồi chậm chạp, theo nhiều người trong cuộc, là do chính sách visa ngặt nghèo.

Hiện Việt Nam miễn thị thực cho công dân của 25 quốc gia, trong đó có đến chín nước ở khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, công dân của các nước vốn là khách du lịch quan trọng đối với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, và một số nước Châu Âu thì chỉ được phép lưu trú tối đa 15 ngày.

Hoa Kỳ, quốc gia được đánh giá là có khách du lịch chịu chi bậc nhất khi đến Việt Nam du lịch, không thuộc diện được miễn visa.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, ông Lê Nguyên Long, một người có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cho biết chính sách visa của Việt Nam đang là "nút thắt cổ chai", ngăn cản đà phục hồi của ngành du lịch:

"Thực ra nó là một cái nút cổ chai, một cái tương đối tiên quyết trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Bởi vì so với các nước xung quanh thì chính sách visa của Việt Nam là quá chặt.

Rồi chiến tranh đẩy mọi thứ lên, ảnh hưởng về mặt tâm lý, ảnh hưởng về túi tiền, nó đã khó rồi bây giờ lại cộng thêm cái visa khó nữa, cho nên nó giải thích cho vấn đề tại sao lượng khác đến Việt Nam lại nhỏ giọt. Nhìn chung là ngành du lịch còn vô vàn khó khăn".

Cũng theo ông Lê Nguyên Long, chính sách cấp visa của Việt Nam trở nên ngặt nghèo hơn kể từ sau bê bối các "chuyến bay giải cứu" thời kỳ đại dịch Covid-19 từ năm 2020.

"Chuyến bay giải cứu giáng một đòn khá nặng vào các lãnh sự và các đại sứ quán. Cho nên việc cấp visa trở thành cái việc ông nào cũng sợ".

Chính quyền Việt Nam đã bắt giam gần 20 người trong vụ án "đưa hối lộ, nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao. Do dính líu đến việc ăn chặn tiền công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu trở về nước trên các chuyến bay được quảng bá là "giải cứu" cho người Việt về nước trong đại dịch.

Dịch Covid-19 khiến ngành du lịch Việt Nam bị tổn hại nặng nề. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê thì trong năm 2019 khách quốc tế đến Việt Nam đạt con số kỷ lục với hơn 18 triệu lượt. Tuy nhiên, con số này đã giảm một cách đột ngột ở năm 2020 khi dịch Covid bùng phát. Trong năm này, ngành du lịch đón 3,8 triệu lượt người đến, và tình hình ở năm 2021 thậm chí còn tệ hơn khi chỉ vỏn vẹn 157 ngàn lượt khách nước ngoài thăm Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam đang trong quá trình hồi phục khi quốc gia Đông Nam Á này bãi bỏ các biện pháp phòng dịch, và mở cửa trở lại vào tháng ba vừa qua. Nhưng đà phục hồi được cho là vẫn không đáng kể.

Trả lời phỏng vấn của đài RFA qua ứng dụng nhắn tin, ông Công Mạnh Đức, một hướng dẫn viên du lịch có 10 năm kinh nghiệm, cho biết tình hình chung của ngành du lịch Việt Nam hiện tại :

"Từ góc độ cá nhân làm việc thì tôi thấy khách đang quay lại dần. Các doanh nghiệp từng làm du lịch cũng đang mở lại dần. Tuy nhiên nhiều bên vẫn đóng. Nhiều khách sạn, nhà hàng vẫn chưa mở lại. Nói chung người làm du lịch kì vọng chính sách visa thoáng hơn, như của Thái chẳng hạn".

Với việc nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn bởi làn sóng lạm phát gây ra khiến số lượng người muốn đi du lịch quốc tế giảm, quốc gia nào có chính sách ưu đãi đối với khách nước ngoài sẽ dành ưu thế.

Theo ông Lê Nguyên Long, trong cuộc đua thu hút khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang tỏ ra vượt trội so với Việt Nam :

"Về mặt chính sách, nếu coi Thái Lan là đối thủ cạnh tranh thì rõ ràng việc Thái Lan luôn luôn là nước có chính sách ưu ái đối với khác du lịch. Nó giống như cục nam châm hút đi cái nguồn khách hiện giờ đang ít ỏi.

Nếu như những người chỉ đi được mỗi năm một chuyến hoặc hai năm một chuyến, và họ chọn Đông Nam Á, thì đương nhiên là họ sẽ dễ nghiêng về Thái Lan hơn, bởi vì người ta sẽ không phải trải qua sự khó chịu khi nghĩ về cái thủ tục visa khó khăn để mà đến Việt Nam như hiện giờ".

Chính phủ Thái Lan vừa thay đổi chính sách visa nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Cụ thể, nước này cho phép công dân đền từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ được cư trú tại Thái Lan lâu hơn, từ 30 ngày lên 45 ngày, khi đến đây du lịch.

Với các chính sách linh hoạt, Thái Lan đã đón gần bốn triệu lượt khách du lịch cho tới thời điểm này của năm 2022.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Có lẽ sẽ là bất ngờ khi biết rằng năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 88,7% so với lao động của nước Lào.

Theo một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, thì năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn trước khi có dịch Covid, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore ; 19,5% của Malaysia ; 37,9% của Thái Lan ; 44,8% của Indonesia ; 55,9% của Philippines, 68,9% của Brunei.

laodong01

Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng ~ 7,3% Singapore, ~ 19% Malaysia, ~ 37% Thái Lan, ~ 44,8% Indonesia, ~ 55,9% Philippines.

Nếu so với Myanmar, thì Việt Nam chỉ bằng 90%, và chỉ bằng 88,7% so với Lào. Trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, được phía Bộ Kế hoạch và đầu tư ghi nhận là lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam chỉ chiếm 22,37%.

Theo báo cáo của Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội, thì năm 2020, mạng lưới 21 trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tuyển 18.735 người, gồm 7.980 chỉ tiêu hệ cao đẳng, 10.755 chỉ tiêu hệ trung cấp.

Tuy nhiên kết quả là các trường đã tuyển sinh được 2.514 người học trình độ cao đẳng, đạt 31,5% kế hoạch ; 6.520 người học trình độ trung cấp, đạt 60,6%… Tính chung, kết quả tuyển sinh của 21 trường nghề công lập trong năm 2020 mới đạt 48,2% chỉ tiêu đặt ra.

Lý giải nguyên nhân tuyển sinh khối giáo dục nghề nghiệp đang quá thấp, nhà chức trách địa phương ‘đổ thừa’ dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Việc gắn kết "bốn nhà" : Nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp – gia đình nhằm bảo đảm đầu ra cho người học còn thiếu cơ chế ràng buộc, nên chưa có nhiều doanh nghiệp "mặn mà" tham gia.

Tình cảnh này bắt gặp tương tự ở Sài Gòn. Hiệu trưởng Trường Trung cấp Mai Linh cho biết, dịch bệnh là điều không ai mong muốn nhưng việc phải tạm nghỉ khiến cả nhà trường và sinh viên gặp khó khăn. Trường Trung cấp Mai Linh đã phải chi phí gần 100 triệu đồng/tháng tiền thuê mặt bằng ; rồi phải trả lương cho 15 cán bộ, giáo viên…

Trong khi đó, tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân, hiện có khoảng 200 sinh viên đang theo học ở 7 ngành. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên nhà trường phải nhiều lần gián đoạn giảng dạy, trong khi vẫn phải trả lương cho đội ngũ giảng viên, trả tiền thuê mặt bằng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tình trạng trên cũng đang xảy ra tại nhiều trường, như Trường Cao đẳng An ninh mạng iSPACE, Trường Cao đẳng Bách Việt, Trường Cao đẳng Miền Nam, Trường Cao đẳng Quốc tế Kent, Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn…

"Nguồn tài chính chủ yếu của nhà trường là từ học phí của sinh viên. Trong bối cảnh sinh viên nghỉ phòng chống dịch, để giúp các nhà trường, chúng tôi kiến nghị các ngân hàng hỗ trợ bằng cách miễn giảm lãi vay hoặc cho khoanh nợ để các trường an tâm, tiếp tục ổn định công tác đào tạo và tuyển sinh trong thời gian tới khi dịch bệnh đi qua" – ông Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, nói.

Một thầy giáo cấp 3 giải thích : "Số lượng trường đại học, cao đẳng quá nhiều nên đa số các em không thi vào được đại học, cao đẳng mới vào học nghề, coi học nghề là sự lựa chọn cuối cùng, dẫn đến bất cập về cơ cấu trình độ phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động xã hội.

Thời gian tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng dài gây ra rất nhiều khó khăn cho các trường nghề trong công tác tuyển sinh. Chất lượng đầu vào của sinh viên thấp, nên các cơ sở đào tạo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức đào tạo bảo đảm chất lượng".

Không đồng tình với tất cả các ý kiến ở trên, một nhà báo chuyên mảng kinh tế đã cho rằng, chính việc đô thị hóa nông thôn đã đẩy nguồn lao động trẻ ở nông thôn phải tìm việc ở các khu công nghiệp, do đó khó thể đòi hỏi số đông lao động trẻ này được đào tạo nghề bài bản.

Hiện tại thì những con số báo cáo thành tích được tuyên truyền nghe rất dễ tạo ngộ nhận về chuyện ‘mặt trời luôn tỏa sáng’, như ở "Báo cáo về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực", Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng đã cho biết, tính đến nay cả nước có 1.909 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm có 399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp, 1.052 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

"Qua đó, thực hiện các giải pháp gắn kết hiệu quả giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp ; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn…" – Thứ trưởng Lê Tấn Dũng có nhận xét như vậy về chuyện ‘đào tạo nghề’.

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 16/12/2020

Additional Info

  • Author Mai Lan
Published in Diễn đàn

singapore1

Một hội chợ việc làm ở Hà Nội. AFP photo

Năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết tin này hôm qua.

Năng suất lao động xã hội được tính theo GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn nền kinh tế trong năm qua tính theo giá hiện hành ước đạt 84 triệu 500 ngàn động một người, tương đương 3,853 đô la.

Năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế ở mức 32 triệu 900 ngàn đồng một người. Năng suât này ở khu vực công nghiệp và xây dựng là 112 triệu đồng.

 

Tổng cục thống kê đánh giá năng suất lao động của người Việt Nam tăng đều trong các năm qua tính từ năm 2011 đến nay nhung vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 4,4% của Singapore. Tức là, mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người Việt Nam. Năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 17,4% của Malaysia, 35,2% của Thái lan và 48,5% của Philippines.

Published in Việt Nam