Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 15 décembre 2020 22:22

Nợ và cạnh tranh chiến lược

Đại dịch vi-rút Corona làm tăng sự chú ý đến nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng đa phương

China New Silk Road

Các nhà báo làm việc gần màn hình quảng bá chương trình cơ sở hạ tầng Một vành đai, Một con đường (OBOR) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại một diễn đàn ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2019. Vào thời điểm đó, nhiều quốc gia đang rút khỏi các dự án OBOR, các dự án này hiện đang gặp khó khăn dưới tác động kinh tế của đại dịch do vi-rút corona gây ra. The Associated Press

Cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về gánh nặng nợ mà nhiều quốc gia đang phát triển phải đối mặt khi cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra ngày một trầm trọng. Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ổn định tài chính của các quốc gia khi mà năng lực trả các khoản nợ lớn của các nước này ngày một suy yếu do nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu giảm thê thảm. Hai tổ chức này đã tổng hợp các lo ngại của mình trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 và kêu gọi hành động đối với các khoản nợ của các nước thuộc Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association). 

Các quốc gia vay nợ mất khả năng thanh toán đem đến nguy cơ làm mất sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế. Trong khi đó, một loạt các tổ chức nhân đạo quốc tế cũng gặp tình cảnh khó khăn tương tự khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra có khả năng ảnh hưởng đến hàng triệu người vốn đã dễ bị tổn thương. Các cảnh báo về khoảng cách ngày một lớn giữa người giàu và người nghèo được đưa ra với tần suất nhiều hơn, nhấn mạnh việc kéo theo những rủi ro đối với sự ổn định, an ninh và những cấu trúc quản lý không vững chắc.

Mối nguy hiểm đối với phần còn lại của thế giới đến từ những tình trạng đang diễn biến xấu đi này là rõ ràng và có thật. 

Mặc dù những mối lo ngại này đưa ra một cơ sở đủ thuyết phục để tập trung vào vấn đề nợ, nhưng có một khía cạnh khác mà chúng ta phải xem xét mà cũng đưa ra lời lý giải rất thỏa đáng. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược địa chính trị, giải quyết nợ – đặc biệt thông qua nỗ lực đa phương được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ và các quốc gia cùng quan điểm – có thể là một cách thức rất hiệu quả để làm suy yếu đòn bẩy kinh tế và chính trị mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) đang nắm giữ đối với các quốc gia đang mắc nợ. Được thực hiện tốt, cách tiếp cận này thậm chí có thể đảo ngược sự bành trướng mà Trung Quốc đang áp đặt lên một số quốc gia và làm tổn hại đến hệ thống dựa trên các luật lệ quốc tế. 

Tất nhiên, mối lo ngại trước mắt liên quan đến việc giảm bớt gánh nặng nợ mà các quốc gia vay nợ đang phải đối mặt. Trong các cuộc thảo luận quốc tế, rất nhiều biện pháp được đưa ra, từ việc đình chỉ và trì hoãn việc trả nợ cho đến cấp hạn mức tín dụng khẩn cấp nhằm cho phép các quốc gia này thực hiện các nghĩa vụ của họ. Ví dụ, cả IMF và Ngân hàng Thế giới đều đã đưa ra lời kêu gọi các chủ nợ song phương và đa phương khẩn trương ủng hộ việc đình chỉ trả nợ. Cả hai tổ chức cũng đã cung cấp các hạn mức tín dụng đặc biệt có thể được sử dụng để hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Các cuộc thảo luận này nhấn mạnh vào cách tiếp cận thống nhất trên toàn thế giới để giảm bớt gánh nặng nợ. Điều đáng mừng là các phương pháp tiếp cận đa phương như vậy đang thu hút được sự quan tâm của các bên cho vay lớn trên thế giới. 

Tuy nhiên, một bên cho vay chủ chốt vẫn giữ im lặng và lảng tránh chủ nghĩa đa phương: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc đã chọn ký kết song phương với từng con nợ riêng lẻ, điều rất phù hợp với đường lối ngoại giao về nợ của đất nước này, thay vì rủi ro bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp định đa phương nhất quán nào với các chuẩn mực tài chính được quốc tế công nhận. Việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ chối cung cấp một cách giải quyết đa phương cho các quốc gia vay nợ đã gửi một thông điệp lạnh lùng. Các con nợ đang ngày càng lo lắng rằng Trung Quốc có lẽ sẽ không giảm nợ ngay, và kể cả nếu có, thì cũng sẽ không đủ và việc giảm nợ có thể bị ràng buộc với các điều kiện khiến tình trạng khó khăn của họ còn trở nên tồi tệ hơn. Các tin tức đáng ngại liên quan đến tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc và những nghi ngờ trên diện rộng về mức độ của khả năng phục hồi chỉ càng làm tăng thêm lo ngại rằng chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không hào phóng. 

Trong bối cảnh đầy nghi ngại này, một nỗ lực quốc tế tích cực và đoàn kết hơn để giảm nợ khẩn cấp cho các quốc gia mắc nợ sẽ mang lại lợi ích lớn. Đặt cách tiếp cận giải cứu có tính nhân đạo, đa phương và được hợp nhất bên cạnh sự khăng khăng nhất quyết chỉ chấp nhận những cuộc đàm phán song phương sẽ càng làm rõ hơn bản chất trục lợi của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đẩy quốc gia này vào vị thế cô lập hơn nữa. Một phương pháp tiếp cận đa phương được xây dựng cẩn thận, với các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn ngừa thất thoát hoặc nhường lại để trả nợ cho Trung Quốc, sẽ cô lập tất cả hoạt động cho vay của nước này và thúc đẩy sự quy tội trực tiếp cho Bắc Kinh về tình trạng suy sụp tài chính do không thể thanh toán được những khoản nợ đó. Việc tách biệt tài chính và các tài sản khác ra khỏi các khoản nợ Trung Quốc theo cách này giúp các quốc gia mắc nợ tránh được những hậu quả nghiêm trọng của việc vỡ nợ. Việc các nước mắc nợ không đáp ứng được các nghĩa vụ nợ với Trung Quốc sẽ có tác động nhỏ đến vị thế tín dụng của họ, nhờ vào chiếc dây cứu sinh gắn liền với việc liên minh với các bên cho vay quốc tế. Nếu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tìm cách trả đũa thông qua các biện pháp thu hồi nợ mang tính trừng phạt, đất nước này sẽ đón nhận sự chỉ trích về mặt đạo đức của toàn thế giới. Xét cho cùng, đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đây có thể không hẳn là một “cái bẫy nợ” được bày ra một cách xảo quyệt mà thật ra một “cái bẫy tín dụng” vô tình bị mắc vào – cách duy nhất để xóa bỏ khoản nợ đó, làm tiêu tan mọi lợi thế chiến lược.  

Sri Lanka Protest

Vào tháng 1 năm 2017, người dân Sri Lanka phản đối kế hoạch của chính phủ cho một liên doanh do Trung Quốc kiểm soát thuê một phần cảng Hambantota để đổi lấy các khoản vay lớn. Không trả được nợ đã quá hạn cho các công ty Trung Quốc, Sri Lanka đã bàn giao khu cảng chính cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê 99 năm vào tháng 12 năm 2017. The Associated Press

Nhìn xa hơn việc ưu tiên giảm nợ trước mắt, các quốc gia mắc nợ ngắn hạn đến trung hạn cũng sẽ cần sự hỗ trợ đáng kể để ổn định và phục hồi nền kinh tế sau này của họ. Giống như cách mà các quốc gia phát triển đang thực thi là đưa ra các gói kích thích tài khóa chưa từng có trong lịch sử, các quốc gia mắc nợ cũng sẽ cần các biện pháp tương tự để ngăn nền kinh tế của mình bị sụp đổ. Rất có thể, sẽ cần có các khoản cho vay mới để hỗ trợ các chương trình như vậy, cùng với việc cấu trúc lại và tái cấp vốn cho các cam kết hiện có, và thậm chí có thể cần xóa bỏ một số khoản nợ trong quá khứ. Không nghi ngờ gì nữa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể cạnh tranh để cung cấp các khoản cho vay nhằm hỗ trợ quá trình kích thích tài khóa và phục hồi kinh tế này. Như đã đề xuất ở trên, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể bị hạn chế nghiêm trọng bởi những thách thức kinh tế và các ưu tiên chính trị của riêng mình. Do vậy, một liên minh đa phương gồm những bên cho vay có lẽ đang nắm giữ một cơ hội chưa từng có. Tận dụng mức lãi suất thấp hiếm có trong lịch sử và các hạn chế mà Trung Quốc đang phải chịu, một nỗ lực tích cực để tài trợ cho các nỗ lực tài khóa của chính phủ có thể thành công trong việc thu hẹp các khoản cho vay của Trung Quốc và tái cân bằng danh mục nợ ở các quốc gia mắc nợ theo hướng có lợi cho các bên cho vay đa phương. Bất kỳ ảnh hưởng bá quyền nào về mặt kinh tế và chính trị mà Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có được với tư cách là bên cho vay chính của các quốc gia này sẽ bị giảm sút hoặc thậm chí bị đảo ngược, khiến nước này không giành được thêm các lợi thế chiến lược nữa. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng góp phần làm suy yếu đáng kể chiến lược Một vành đai, Một con đường (OBOR-One Belt One Road) của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Dường như ngày càng có nhiều khả năng OBOR sẽ không thể tiếp tục tồn tại ở hình thức như hiện nay và sẽ được định hình lại một cách đáng kể. Ở một mức độ nhất định, điều này đã thể hiện rõ ở mức tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc, hạn chế về nhân khẩu học, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và nền kinh tế quá dựa vào đòn bẩy. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng hơn những điểm yếu này và cùng với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nhiều doanh nghiệp phá sản, rất có thể trọng tâm chính sách sẽ chuyển sang hướng phục hồi kinh tế nội địa và ổn định chính trị. Nhiều khả năng chương trình OBOR sẽ bị cắt giảm đáng kể, cùng với sự giám sát kỹ lưỡng hơn về sức tăng trưởng kinh tế của các dự án trong chương trình này. Không nghi ngờ gì, việc cắt giảm kéo theo đó sẽ được các ngân hàng trung ương làm dịu bớt. Sẽ có mất mát, có lẽ bao gồm cả việc trì hoãn một số dự án OBOR đã bị đình trệ trên khắp thế giới. Các sáng kiến khác gắn liền với OBOR như quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước được biết đến với cái tên Quỹ Con đường Tơ lụa, chủ yếu bao phủ khu vực Âu-Á, cũng có thể bị cắt giảm.

Trong trường hợp đó, một câu hỏi lớn cho các quốc gia mắc nợ sẽ là: Chúng ta sẽ làm gì với những dự án mà chúng ta đã vướng vào, với mức giá cắt cổ và rất nhiều cam kết vay nợ? Trong đó có một số dự án – ví dụ như, những dự án thuộc thể loại để tăng cường vị thế có thể được xóa nợ. Các dự án khác có thể có hiệu quả về mặt kinh tế và có khả năng đóng góp cho sự phát triển quốc gia. Một liên minh quốc tế gồm những bên cho vay có thể giữ lại các dự án xứng đáng, đặt chúng lên một nền móng vững chắc hơn để tiếp tục tiến hành và với một gói tái cấp vốn để các dự án này bền vững về mặt tài chính. Như thể sự thất bại của các dự án một vành đai một biên giới (OBOR) không đủ khiến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mất mặt, thì việc cứu trợ này sẽ là bản cáo trạng đanh thép hơn về sự kém cỏi và thất bại của toàn bộ chương trình OBOR. 

Một số người có thể hỏi: Tất cả số tiền này lấy từ đâu? Làm thế nào để thực hiện được một chương trình xóa nợ khổng lồ như vậy? Điều này có phải là cực kỳ rủi ro không? Không nghi ngờ gì, việc này đòi hỏi một lượng tiền nhiều ngoài sức tưởng tượng. Hoa Kỳ và các đối tác cùng quan điểm sẽ phải cố gắng rất nhiều để cấp vốn cho nỗ lực này. Và sẽ có những rủi ro, trong đó lạm phát là rủi ro chính cần cân nhắc, đặc biệt là trong thời gian các hoạt động kinh tế đang đi dần vào quỹ đạo. Đây là tất cả những lý do tại sao điều vô cùng quan trọng là phải chuyển hướng cuộc đối thoại từ các chiến lược tập trung vào việc ổn định ở cấp độ mỗi quốc gia sang một cuộc thảo luận tập trung vào cấp độ quốc tế ở mức rộng lớn hơn, nhấn mạnh sự hợp tác và phối hợp giữa các nền kinh tế lớn để tích lũy đủ số tiền cần có nhằm thực hiện sứ mệnh này và phòng ngừa rủi ro. Việc cần thiết phải làm là đưa ra Kế hoạch Marshall toàn cầu để giải cứu không chỉ các quốc gia mà cả hệ thống dựa trên các quy tắc. Trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa một hệ thống cộng sản, độc tài và một hệ thống dân chủ, do thị trường điều phối, câu hỏi không nên đặt ra là: Liệu chúng ta có đủ khả năng để làm điều này không? Thay vào đó, câu hỏi nên là: Chúng ta có thể nào không làm điều này không? 

Đây không phải là lời nói suông. Cần nhớ rằng một trong những mục tiêu then chốt của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong cạnh tranh địa chính trị là làm suy yếu hệ thống tài chính đa phương quốc tế, và tạo ra một đối trọng song song với trung tâm là OBOR và cái gọi là Đồng thuận Bắc Kinh. Một cách tiếp cận đa phương dẫn dắt bởi Hoa Kỳ và các đối tác cùng quan điểm nhằm giải quyết thách thức cấp bách về nợ – đặc biệt nếu được đặt trong các tổ chức then chốt và tuân theo các quy trình của hệ thống luật lệ quốc tế – sẽ là liều thuốc giải mạnh mẽ cho những nỗ lực nhằm gây bất ổn này. Phần lớn nền tảng của sự thịnh vượng sau Thế chiến thứ hai đã được xây dựng trước cả khi sự thù địch chấm dứt nhờ Thỏa thuận Bretton Woods, chúng ta đang đối mặt với một thời điểm có vai trò quan trọng tương tự như thế. Không còn nghi ngờ gì, những gì chúng ta làm bây giờ để giải quyết thách thức nợ có khả năng định hình trật tự kinh tế và tài chính của thế giới hậu đại dịch trong những năm sắp tới. Chúng ta không thể để cơ hội định hình vận mệnh kinh tế và tài chính của chính mình vụt qua.  

Alfred Oehlers

Nguồn : IPDForum, 22/10/2020

Tiến sĩ Alfred Oehlers Trung tâm nghiên cứu an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye

Bài viết này được đăng tải lần đầu vào ngày 17 tháng 4 năm 2020 trên Security Nexus, một ấn phẩm trực tuyến miễn phí, truy cập mở, quốc tế, được bình duyệt đồng cấp cho Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye. Bài đã được biên tập để phù hợp với hình thức của DIỄN ĐÀN.

Published in Diễn đàn

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

trano1

Diễn biến tỷ giá trong thời gian qua.

Cơ chế tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước chuyển sang áp dụng từ đầu 2016 để thay cho cơ chế tỷ giá liên ngân hàng. Tỷ giá trung tâm được xem là thước đo tham chiếu cho tỷ giá của các ngân hàng và của cả... chợ đen.

Sau một thời gian bình lặng, từ đầu năm 2019 đến nay tỷ giá trung tâm bất thần tăng nhanh, tăng vọt và tăng không ngừng nghỉ, bất chấp thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế vẫn khá ổn định và trong thực tế là chẳng có ý do xác đáng nào đẻ giải thích cho cú tăng này. 

Đến ngày 21/1/2019, tỷ giá trung tâm của VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố đã lên mốc 22.870 VND, cao nhất kể từ đầu 2016 - thời điểm tỷ giá này ra đời.

Mốc 22.870 VND là kết quả của chuỗi tăng liên tiếp và khá mạnh từ đầu năm 2019 đến nay. Tính chung, tỷ giá trung tâm đã tăng 45 VND so với chốt năm 2018.

trano2

Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD giảm mạnh. Ảnh minh hoạ.

Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND thực trên các kênh giao dịch liên ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức và dân cư, trên thị trường tự do giảm mạnh vào cuối 2018 và ổn định từ đầu 2019.

Diễn biến trên cũng có nét tương đồng với khoảng thời gian đầu năm 2018, khi Ngân hàng Nhà nước cũng từng bước đều đặn nâng tỷ giá trung tâm trong bối cảnh thị trường và tỷ giá USD/VND ổn định, và đặc biệt là trong điều kiện cung ngoại tệ dồi dào và nhà điều hành mua vào lượng lớn.

Một luồng ý kiến trên mặt báo nhà nước cho rằng ý đồ của nhà điều hành muốn từng bước thu hẹp khoảng cách này, đưa tỷ giá trung tâm lên gần với "mặt bằng chung" để phản ánh hợp lý hơn thực tế thị trường. Dù lên các mức cao, nhưng như trên, tỷ giá trung tâm hiện vẫn rất thấp so với tỷ giá thực trên thị trường. Theo đó, khi Ngân hàng Nhà nước đang chủ động đưa nó lên một điểm cân bằng mới, tác động và ảnh hưởng mang tính thời điểm đối với thị trường gần như không thể hiện.

Nhưng liệu có đúng như vậy, hay bởi một động cơ ẩn giấu nào khác ?

Diễn biến tăng vọt tỷ giá trung tâm lại trùng với một thông tin rất đáng chú ý và so sánh : vào đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng khá lớn ngoại tệ, ước tính đã lên tới gần 1,5 tỷ USD từ đầu tháng 1/2019.

Tại tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019 được tổ chức vào ngày 9/1/2019, ông Lê Minh Hưng cho biết trong năm 2018 Ngân hàng nhà nước đã mua ròng trên 6 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

Như vậy, số USD mua ròng của Ngân hàng nhà nước trong năm 2018 là thấp hơn đáng kể so với lượng mua ròng được Ngân hàng nhà nước báo cáo trong hai năm trước - 2017 và 2016, với khoảng 10 - 12 tỷ USD mỗi năm.

Như vậy vào thời thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc và thống đốc mới là Lê Minh Hưng, Ngân hàng nhà nước đã có một chiến dịch âm thầm, miệt mài và đầy thủ đoạn để tung ra một núi tiền đồng nhằm gom tích USD từ hệ thống ngân hàng và USD trôi nổi ở chợ đen lẫn từ khu vực dân cư, khiến chỉ trong vài năm, kho dự trữ ngoại hối của nhà nước đã được báo cáo tăng gấp đôi và được xem là ‘thành tích kiến tạo’ của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Còn vào năm 2019, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hẳn phải nhận được sự đồng thuận rất cao trong ‘tập thể Bộ Chính trị’ có thể đã phải tính đến kế vét đô bằng cách vừa tăng tỷ giá trung tâm như một mồi nhử hấp dẫn, vừa tìm cách ép dân phải bán USD cho ngân hàng chứ không được giao dịch trên thị trường tự do, để sau đó các ngân hàng phải bán lại USD cho Ngân hàng nhà nước theo ‘giá nội bộ’, để Quỹ dự trữ ngoại hối có tiền trả nợ cho nước ngoài vào năm 2018 và những năm sau – có thể lên tới 10 - 15 tỷ USD nợ phải trả mỗi năm.

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 29/01/2019

Published in Diễn đàn

Khi con số vay n nước ngoài ca Vit Nam - bao gm n chính ph, n do chính ph bo lãnh và n ca các doanh nghip - đã vt lên ngang bng vi toàn bộ GDP mt năm, tc hơn 200 t USD, đã quá mun đ B Chính tr và hai cơ quan được đng cm tay ch vic - Quc hi cùng Chính ph - ra tay ‘siết cht bo lãnh cho vay’.

tron0

Doanh nghiệp nhà nước làm tăng gánh nặng nợ công - Ảnh minh họa

Ai sẽ tr n cho n nước ngoài ca doanh nghip ?

Kỳ họp quc hi tháng 10 - 11 năm 2018 đã một ln na, trong nhiu ln k t sau thi ‘ăn c’ ca chính ph Nguyn Tn Dũng, cung cung tìm cách chy làng khi nn ‘đ v’ bng ch trương được ‘gt toàn din’ các cp trung ương nhưng chưa h được thông não bi các tp đoàn kinh tế nhà nước : siết bo lãnh cho vay.

Vào năm 2017, chính phủ ca th tướng ‘đ v’ Nguyn Xuân Phúc đã phi đ ra hn ngch bo lãnh cho vay ch 1 t USD - con s thp nht trong nhiu năm gn đây. Nhưng sang năm 2018, hn ngch này thm chí không còn tn ti.

"Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vt, ai s tr n ?"- gii chuyên gia, báo chí và c quan chc cùng ht hong kêu lên. "Nếu các doanh nghip này là doanh nghip nhà nước, doanh nghip nhà nước chiếm c phn chi phi không có kh năng tr n thì nợ này ai trả, bi đây đu là các doanh nghip nhà nước ?".

Trả li câu hi trên, B trưởng B Tht C (mt tc danh mà dân gian đt cho B Tài chính - đa ch chính yếu ‘kiến to’ vô s sc thuế và đè đu dân đ siết thuế nhm cu vãn cho ngân sách đng sp vào hồi rng rut và cho c t l chi thường xuyên cho b máy gn 3 triu công chc viên chc chiếm hơn 70% tng chi ngân sách) - Đinh Tiến Dũng - đã phi tha nhn đúng là n nước ngoài t vay t tr ca doanh nghip đang có xu hướng tăng nhanh trong nhng năm gần đây : năm 2016 tăng 25,7% so vi 2015 ; năm 2017 tăng 39,6% so vi 2016. Nếu năm 2015, n nước ngoài ca quc gia là 42% thì đến cui năm 2018 đã tăng lên mc 49,7%, sát vi ngưỡng 50%.

"Riêng năm 2017, nợ nước ngoài t vay, t tr ca doanh nghip tăng tới 42%,

trong đó có khoản vay ca công ty Vit Nam Beverage tr giá 4,8 t USD đmua cổ phn của Sabeco, chúng ta lại cng vào n nước ngoài quc gia" - cho đến gi Đinh Tiến Dũng mi tha nhn và tiết l ‘bí mt’.

Nhưng ông Dũng li cho rng n nước ngoài ca doanh nghip mi là nguyên nhân chính dn đến gia tăng n nước ngoài ca quc gia so vi GDP, trong khi không thừa nhn n ca chính ph, mà đng đng sau là ‘đng ta’, cũng cng hiến mt phn không nh vào gánh nng n nước ngoài, n công quc gia và khiến dân Vit s không biết phi tính bao nhiêu đi con cháu mi tr xong.

Vậy làm thế nào để trả núi n nước ngoài ca khi doanh nghip, chưa tính đến n nước ngoài ca chính ph ?

"Chính phủ đã ch đo Ngân hàng Nhà nước ch trì nghiên cu đ xut các gii pháp nhm kim soát cht ch hot đng vay nước ngoài theo phương thc t vay, t tr ca doanh nghiệp và t chc tín dng ; hn chế ti đa cp bo lãnh Chính ph cho các khon vay mi. Chính ph cũng s không bo lãnh cho doanh nghip đ vay vn nước ngoài và không s dng ngun Chính ph vay v đ cho doanh nghip vay li ; không s dng ngân sách nhà nước đ cơ cu li doanh nghip nhà nước, x lý n xu ca ngân hàng và cp vn điu l cho các t chc tín dng thương mi", B trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng ‘kiến to’ gii pháp.

Còn trước câu hi "nếu doanh nghip, t chc tín dng vay không trả được thì ai s tr n", ông Dũng tr li gn ln : người vay s là người tr.

Theo đó, Nghị quyết ca B Chính tr và ca Quc hi là không dùng ngân sách đ tái cơ cu doanh nghip nhà nước ; đng thi, theo quy đnh hin nay, n nước ngoài ca doanh nghiệp thuc mi thành phn kinh tế, t chc tín dng theo cơ chế t vay t tr do bên vay có trách nhim tích lũy đ tr n

Hết dám bo lãnh cho vay !

Cần nhc li, Chương trình qun lý n trung hn giai đon 2016-2018 vi mc tiêu n công (bao gm n Chính phủ, n được Chính ph bo lãnh và n chính quyn đa phương) được Th tướng Phúc phê duyt vào cui tháng 4/2017 đã tm dng toàn b vic cp mi bo lãnh Chính ph cho các khon vay trong và ngoài nước. Điu đó có nghĩa là Chính ph s không còn chu trách nhiệm gì v nhng khon n vay ca các doanh nghip, đc bit là doanh nghip nhà nước, cho dù là vay t các ngân hàng thương mi c phn trong nước.

Trước đó vào đu tháng 3/2017, Cc Qun lý n và tài chính đi ngoi (B Tài Chính) đã phát ra thông tin Chính phủ ch bo lãnh vay 1 t USD cho doanh nghip trong năm 2017.

Mức bo lãnh ch có 1 t USD trên là gim mnh so vi nhng năm trước (năm 2015 là 2,5 t USD và 2016 là 1,5 t USD), và gim rt mnh so vi mc 6,6 t USD ca năm 2014.

Nhưng cho đến nay, có v ngay c con s 1 t USD bo lãnh cho năm 2017 cũng không còn na. Vào lúc này, Chính ph và B tài chính ch còn biết cm đu tr n.

Những năm trước, hin tượng nhiu tp đoàn và doanh nghip nhà nước vay n tràn lan, đã cho thy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhim. Và thm chí mt s doanh nghip còn có biu hin "xù n" khi làm ăn l lã.

Có đến ít nht 30% s tp đoàn và doanh nghip nhà nước đã rơi vào vòng l lã, và đi mt vi nguy cơ phá sn k t năm 2008, khi kinh tế Vit Nam bắt đu rơi vào giai đon suy thoái. Con s cp nht nht vào đu năm 2017 là t mt nhà nghiên cu đc lp là Tiến sĩ Vũ Quang Vit - cu v trưởng v Thng kê Liên hip quc - ngay trên mt t báo nhà nước là Thi báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết các tp đoàn và doanh nghiệp nhà nước đang gánh mt khon n công lên đến 231 t USD - vượt hơn rt nhiu s "d tính" khong 25 t USD do mt s cơ quan nghiên cu ca chính quyn Vit Nam đưa ra vào thi đim đó.

Chỉ riêng năm 2016, mt s d án "khng" như D án Đường st cao tc Bc Nam (ước toán đu tư đến hơn 50 t USD), D án Đường b cao tc Bc - Nam (hơn 10 t USD), D án Đin ht nhân Ninh Thun (20 t USD) đã b Chính ph và Quc hi "dũng cm" đình hoãn vô thi hn, nhưng ai cũng hiu lý do thc cht là… hết tin. Ngay c d án xây dng sân bay Long Thành có ước toán đu tư đến 15 t USD (khong 60-80% là vay ODA) cũng chưa biết làm cách nào đ "xoay" ra tin…

Nhưng nhiu doanh nghip và tp đoàn nhà nước - vn đã quen ‘ăn’, không th nhn và do đó vẫn tiếp tc tng ra các yêu cu cn được bão lãnh vay đi vi chính ph.

Vào năm 2017, Tập đoàn Du khí Vit Nam (PVN) đã phát ra mt đ ngh hoàn toàn mt "thiên thi" : mun được Chính ph bo lãnh vay trong khi chính gii quan chc lãnh đo ca PVN đang lũ lượt tra tay vào còng.

Những đ ngh bo lãnh trên vn được PVN nêu ra như mt não trng cùng thói quen không my thay đi dù "triu đi Nguyn Tn Dũng" đã trôi qua t khá lâu. Trong giai đon 2011-2015 ca "triu đi" này, chính ph Nguyn Tn Dũng đã cấp bo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình d án vi tng s vn khong 15,6 t USD, trong đó vay nước ngoài lên đến 14 t USD.

Một na n s đáo hn trong 3 năm ti !

Khách quan mà xét, Nguyễn Xuân Phúc li là đi th tướng "cc hình" nht trong lịch s tn ti ca đng Cng sn Vit Nam. Tr n nhiu nht, kinh tế be bét nht, xã hi hn tp nht, chính tr "tan nát" nht… Nhưng phi sau na năm kế tha chc th tướng t Nguyn Tn Dũng, ông Phúc mi nhn ra được cnh nn đó đ chính ông phi than "Nợ công nếu tính đ thì đã vượt trn" và cnh báo v nguy cơ "sp đ tài khóa quc gia".

Còn bây giờ, hn nhiên ông Phúc không h mong mun mình phi tr thành nn nhân "đ v" cho quá nhiu hu qu gy dng bi đi th tướng trước.

Trong bối cnh giật gu vá vai như thế, Ngân hàng thế gii li đưa ra mt cnh báo git mình : trong 3 năm ti, có đến 50% n trong nước ca Chính ph s đáo hn, tc chính ph này phi đi mt vi nguy cơ rt ln là không biết ly đâu ra tin đ tr n, tr vic… in tin t.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 17/11/2018

Published in Diễn đàn

Bộ Công thương thừa nhận tình trạng tro xỉ ở Nhiệt điện Vĩnh Tân (RFA, 16/11/2018)

Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng chính phủ, thừa nhận tình trạng tro xỉ gây ô nhiễm và dự kiến quá tải của các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

tro1

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận -  RFA

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/11 cho biết Bộ Công thương xác nhận ba nhà máy Vĩnh Tân 2, 4 và ‘4 mở rộng’ dùng chung bãi chứa tro, xỉ có diện tích 38 ha, sức chứa khoảng 9,3 triệu m3. Hiện nay bãi đã chứa khoảng 4,5 triệu m3 tro, xỉ và dự kiến sẽ đầy trong 2 năm tới với lượng thải phát sinh thiết kế là 3,8 triệu m3/năm cho mỗi nhà máy.

Bộ Công thương xác nhận vị trí bãi tro, xỉ nằm gần đường quốc lộ và vận chuyển bằng ô tô nên ‘tiềm ẩn rủi ro’ gây bụi bởi gió biển và phát tán tiếng ồn.

Văn bản của Bộ Công thương nói lượng tro, xỉ thải phát ra nhiều nhất từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và 2 với lý do là vì dùng than antraxit. Nhà máy Vĩnh Tân 1 đã được Thủ tướng cho phép lưu tro, xỉ dài hạn, còn Vĩnh Tân 2 đang chịu ‘áp lực’ lớn vì không tiêu thụ được tro, xỉ.

Nhà máy Vĩnh Tân 2 được nói đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Mãi Xanh trọn đời dự án sản xuất gạch không khung. Công ty này mới lắp đặt 3/28 dây chuyền sản xuất và chỉ tiêu thụ được 450 tấn tro, xỉ mỗi ngày ; trong khi đó hiện nay mỗi ngày Vĩnh Tân 2 thải ra 4.500 tấn tro, xỉ mỗi ngày.

Các cam kết tiêu thụ tro, xỉ tại Nhà máy Vĩnh Tân 2 được đánh giá khó có khả năng thành hiện thực vì khó khăn về tài chính, công nghệ, và sản phẩm gạch không nung khó tiêu thụ vì giá thành cao.

Trung tâm điện lực Vĩnh Tân có 5 dự án nhà máy nhiệt điện : 1,2,3,4 và 4 mở rộng. Nhà máy Vĩnh Tân 2 do Tổng công ty Phát Điện 3 và Vĩnh Tân 4 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư đã đi vào hoạt động. Nhà máy Vĩnh Tân 4 do Trung Quốc đầu tư dự kiến phát điện từ tháng 9/2018. Nhà máy Vĩnh Tân 4 mở rộng dự kiến vận hành chính thức từ tháng 12/2019 và Vĩnh Tân 3 đang thực hiện các thủ tục đầu tư.

Năm 2008, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có vốn đầu tư dự kiến là 32.200 tỷ đồng ; nhưng đến 2017, con số này đã tăng lên 104.900 tỷ đồng.

Cư dân địa phương ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, nơi các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân được xây dựng, suốt nhiều năm qua đã lên tiếng phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy này gây ra. tháng 4/2015, người dân đã chặn Quốc lộ 1A ; nhiều người bi cho quá khích đã dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng.

***************

Khi nợ nước ngoài của Việt Nam đến ngưỡng tối đa… (RFA, 16/11/2018)

Nợ nước ngoài của quốc gia sắp chạm trần sẽ làm Việt Nam đối mặt những khó khăn gì, trong khi vẫn đang căng thẳng với tình hình nợ công ?

tro2

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 12 tháng 9 năm 2018. AFP

Sẽ ảnh hưởng hàng loạt vấn đề về đầu tư

Ủy ban Tài chính Ngân sách vừa trình Quốc hội ‘Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018’, trong đó cho biết tỷ lệ nợ công trên GDP đã giảm nhẹ trong những năm gần đây, tuy nhiên nợ nước ngoài của quốc gia lại đang tăng lên hàng năm đến gần mức trần cho phép là 50% GDP.

Cụ thể theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2017 là 45,2% GDP ; năm 2018 là 49,7%GDP và dự kiến năm 2019 là 49,9 %GDP.

Theo Luật Quản lý nợ công, nợ nước ngoài quốc gia gồm nợ nước ngoài chính phủ, các khoản vay nước ngoài được chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên Luật Quản lý nợ công cũng quy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ hạn mức vay của doanh nghiệp.

Khi nợ nước ngoài của Việt Nam gần chạm trần cho phép là 50% GDP sẽ dẫn đến hệ quả gì ? Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Hiệu phó trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết :

"Thật ra thì cái nợ nước ngoài sắp chạm trần, thì nó cũng thì nó cũng có khả năng vượt trần. Đó là cái điều chúng ta không mong muốn nhưng có thể nó vẫn xảy ra. Như vậy là nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về đầu tư cũng như những công việc khác của chính phủ, nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vấn đề tài chính gặp khó khăn".

Giáo sư Vũ Văn Hóa cho rằng, không một chính phủ nào mong muốn như thế, nhưng do tình hình tài chính trong nước đang gặp khó khăn, cho nên cần vay của nước ngoài. Việc đó là bất khả kháng của một nền kinh tế đang gặp khó khăn. Ông nói tiếp :

"Tất nhiên là nó sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối tài chính trong nước, bởi vì tất cả những khoảng nợ nước ngoài trước đây cũng đã đến hạn trả một số rất là lớn. Cho nên bây giờ vay nước ngoài nữa thì nó làm cho vấn đề tài chính càng gặp khó khăn hơn. Và nếu không trả nợ nước ngoài đúng hạn còn ảnh hưởng vấn đề uy tính với các tổ chức tín dụng hoặc các quốc gia cho Việt Nam vay".

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn lại không tỏ ra lo ngại về tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam hiện nay :

"Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam theo tôi là nằm trong vòng kiểm soát và không gây áp lực quá nhiều đối với vấn đề thanh toán của Việt Nam. Cho nên mức trần nợ nước ngoài của Việt Nam là một giới hạn tượng đối an toàn".

tro3

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 20/9/2018. (Ảnh minh họa) AFP

Ông Huỳnh Bửu Sơn chỉ lo ngại việc vay nước ngoài bằng ngoại tệ đặt ra một nhu cầu cần phải có ngoại tệ để thanh toán. Điều đó tạo ra một áp lực khá lớn đối với chính phủ. Theo ông, nếu vay trong nước thì việc thanh toán khoản nợ đó bằng tiền nội tệ tuy cũng là một áp lực nhưng dù sao đây cũng là đồng nội tệ nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có thể chủ động để có tương đối dễ dàng !?

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, nợ trong nước cũng đã có nhiều và đang tăng lên, nên không thể vay thêm nữa hoặc không dám vay thêm nữa vì lo ngại mất cân đối kinh tế trong nước.

Khi trình Quốc hội ‘Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018’, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm gần đây : năm 2017 là 62,6% GDP, năm 2018 có thể giảm còn 61,4% GDP và dự kiến xuống còn 61,3% GDP trong năm 2019.

Tốc độ tăng nợ công hiện vẫn rất cao

Tuy nhiên theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội thì tốc độ tăng nợ công hiện vẫn rất cao :

"Hiện nay tỷ lệ nợ công cũng như bội chi ngân sách thì giảm so vơi trước thôi, chứ tốc độ tăng hiện vẫn rất cao. Nợ nước ngoài hay trong nước mà cao thì đều ảnh hường và rủi ro cả, nhưng tất nhiên nợ nước ngoài thì nhiều áp lực hơn nợ trong nước".

Theo số liệu Ủy ban Tài chính Ngân sách công bố vào cuối tháng 10 năm 2018, số tuyệt đối về nợ công vẫn tiếp tục tăng : nợ công năm 2017 là 3,13 triệu tỷ đồng ; năm 2018 ước tính khoảng 3,41 triệu tỷ đồng, tăng hơn 280 ngàn tỷ đồng.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cho biết :

"Tôi đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam đang là căng thẳng và nợ nước ngoài cũng không thể xem thường. Cách chúng ta tính toán và xử lý cho đến nay thì vẫn ở trong một tình hình rất căng thẳng, chứ chưa phải là có sự cải thiện đáng kể gì. Tôi rất mong chính phủ tiếp tục cải cách ngân sách, tái cơ cấu ngân sách, giảm các khoản chi thường xuyên, giảm bộ máy nhà nước để làm sao có một đề án tái cơ cấu ngân sách một cách hiệu quả hơn, và giảm tỷ lệ nợ công".

Hiện khả năng huy động vốn trong nước của Việt Nam cũng bị hạn chế, mặc dù huy động vốn trong nước thì lãi suất cao hơn vay nước ngoài rất là nhiều. Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, trong điều kiện lạm phát, bội chi ngân sách và thâm thủng như hiện nay thì lãi suất trong nước sẽ luôn luôn là cao. Chính vì vậy, Việt Nam luôn cố gắng huy động, cũng như vay ở nước ngoài nếu có điều kiện cũng như mức lãi suất phù hợp.

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quốc Hội Việt Nam thông qua nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, Việt Nam sẽ gia tăng vay vốn ODA nước ngoài thêm 60.000 tỷ đồng cho đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và sẽ giảm nguồn vốn vay quốc nội để bảo đảm an toàn nợ công.

Nhận xét về điều này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết :

"Nếu mà không vay ODA thì vẫn có thể vay thương mại, nhưng vay thương mại thì lãi suất sẽ cao hơn là vay ODA. Tôi chưa rõ các nguồn vay ODA như thế nào, nhưng Việt Nam hiện nay đạt mức thu nhập trung bình, tức thu nhập khoảng 2.400 USD một đầu người. Và như vậy sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi như trước kia".

Việc Quốc hội quyết định cho vay thêm vốn ODA của nước ngoài và giảm vay trong nước, thì Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng cũng sẽ làm giảm chi ngân sách vào lãi suất. Nhưng giải pháp cơ bản hơn là phải tái cơ cấu ngân sách, giảm vay nợ và giảm bội chi ngân sách. Theo ông, biện pháp này không dễ dàng và đòi hỏi một quyết tâm rất cao, cũng có thể phải chịu đau, nhưng ông cho rằng thà chịu đau sớm, còn hơn để tình hình tiếp tục căng thẳng hơn thì lúc bấy giờ sẽ còn bất lợi hơn.

************************

Bộ Công an đề nghị cung cấp hồ sơ khu đất 8-12 Lê Duẩn (RFA, 16/11/2018)

Bộ Công an vào ngày 16 tháng 11 có cuộc làm việc với Sở Tài nguyên – Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu cung cấp hồ sơ cấp giấy và chuyển nhượng khu đất 8-12 Lê Duẩn.

tro4

Lô đất 8-12 Lê Duẩn. Courtesy of soha.vn

Báo mạng Pháp Luật loan tin trong cùng ngày. Theo đó khu đất 8-12 Lê Duẩn thuộc sở hữu của nhà nước, rộng gần 5.000 m2 được đánh giá là khu đất vàng vì vị trí ngay trung tâm thành phố.

Tin cho biết, khu đất này đang được Sở Tài nguyên – Môi trường tiến hành thu hồi vì những sai phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2016.

Theo đó, nhiều Sở, Bộ Công thương, và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có sai phạm trong việc chuyển quyền và cho thuê khu đất này không đúng quy định. Thay vì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên khu đất, ban lãnh đạo thành phố đã phê duyệt cho Công ty Lavenue thuê khu đất này trong 50 năm để xây khách sạn cao cấp và căn hộ cho thuê.

Vào ngày 30/6/2016, Công ty Lavenue sau đó đã nộp tiền theo yêu cầu và được cấp giấy sử dụng đất. Nhưng phía Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu thu hồi khu đất này để bán đấu giá.

Phía chủ đầu tư dự án đã gửi đơn khiếu nại lên Thủ tướng chính phủ đề nghị không thu hồi và tiếp tục để công ty thực hiện dự án.

Trong buổi họp báo vào ngày 1/11 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chánh văn phòng Võ Văn Hoan khẳng định vẫn đang tiến hành thu hồi, dù phía Công ty Lavenue dọa sẽ kiện Ủy ban Nhân dân Thành phố nếu phía công ty không được tiếp tục sử dụng khu đất.

************************

Trung Quốc tiếp tục thu mua kiểu tận diệt (RFA, 16/11/2018)

Cá Lìm Kìm gai, một loài cá sống được cả ở nước ngọt lẫn nước lợ, đang được Trung Quốc thu gom mua một cách bất thường.

tro5

Cá Lìm Kìm gai khô. Photo courtesy of zing.com

Theo truyền thông trong nước thì hiện nay nhiều người dân Cà Mau bỏ bê công việc đồng áng kéo nhau đi bắt cá suốt ngày đêm để bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng chưa từng có.

Cụ thể, với cá Lìm Kìm gai tươi được mua với giá từ 500.000 đồng/kg đến 1,3 triệu đồng/kg, tùy kích cỡ. Cá Lìm Kìm gai khô giá 3-4 triệu đồng/kg. Loại cá này trước nay không ai để ý vì không có giá trị kinh tế cũng như không được người dân dùng làm thực phẩm.

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã mời Chi cục Thủy sản đến lấy mẫu gửi về Đại học Cần Thơ để xác định chủng loài, xem nếu bị tận diệt thì có ảnh hưởng gì cho môi trường hay không.

Trong khi đó thì ở Quảng Nam, thương lái Trung Quốc lại thu mua một loại cây dại có tên Dó Liệt. Người dân nơi đây lại đổ xô đi chặt loại cây này để bán với giá 2.500-3.000 đồng/kg (mua cả gốc, rễ, thân, cành). Trước đây, loại cây dại này chỉ được người dân chặt về làm củi khô.

Chuyện thương lái Trung Quốc thỉnh thoảng sang thu mua một loại cây hay một loài sinh vật nào đó với giá cao ngất ngưởng và người dân thu gom để bán không phải mới xảy ra. Trước đây Trung Quốc từng thu mua móng trâu/bò, đỉa, rễ cây hồ tiêu, lá điều, thậm chí mua đọt và lá khoai lang non.

Và chuyện người dân thu gom xong thì thương lái Trung Quốc biến mất không mua cũng đã từng xảy ra.

Published in Việt Nam