Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao quan hệ Nga-Mỹ cải thiện có lợi cho các nước Châu Á bị Trung Quốc lấn lướt

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga giữa hai Tổng thống Joe Biden và Vladimir Putin ngày 16/06/2021 chắc chắn sẽ được Châu Á chú ý, không chỉ Trung Quốc, đang lo ngại trước khả năng Washington hòa hoãn trở lại với Moskva, mà cả những nước như Ấn Độ, Nhật Bản hay Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn lướt, rất mong muốn quan hệ Mỹ-Nga được cải thiện.

ngamy1

Ông Joe Biden, thời còn là phó tổng thống Mỹ đã gặp ông Vladimir Putin, lúc còn là thủ tướng Nga, ngày 10/03/2011 tại Moskva, Nga.  AP - Alexander Zemlianichenko

Trong bài phân tích "Châu Á có thể thu hoạch được gì từ thượng đỉnh Biden-Putin" (Asia’s Stakes in the Biden-Putin Summit), đăng trên trang mạng tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 11/06/2021, chuyên gia C. Raja Mohan, giám đốc Viện Nghiên Cứu Nam Á, Đại Học Quốc Gia Singapore, cho rằng phần lớn các quốc gia Châu Á - ngoại trừ Trung Quốc - sẽ được lợi từ một quan hệ bớt căng thẳng hơn giữa hai cường quốc Mỹ và Nga.

Theo tác giả, nguyên là thành viên ban Cố Vấn về An Ninh Quốc Gia Ấn Độ, một quan hệ tốt đẹp hơn giữa Washington và Moskva chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho New Delhi trong việc chống lại một Bắc Kinh ngày càng hung hăng.

Và Ấn Độ không đơn độc ở Châu Á. Nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng tin rằng vai trò độc lập của Nga sẽ giúp họ không bị kẹt giữa cuộc đọ sức đang nổi lên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Joe Biden sẵn sàng hòa hoãn với Nga để dồn sức chống Trung Quốc ?

Tình hình thực tế trước mắt cho thấy là cả Moskva lẫn Washington đều phô trương lập trường cứng rắn, và nhiều vấn đề khó khăn tiếp tục khuấy động quan hệ giữa hai cường quốc. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Ấn Độ, tổng thống Mỹ Joe Biden có vẻ như sẵn sàng hòa dịu với Nga để dồn sức chống Trung Quốc.

Đối với ông Raja Mohan, sự kiện tổng thống Mỹ Biden quyết định gặp tổng thống Nga Putin vào một thời điểm rất sớm trong nhiệm kỳ của ông cho thấy là ông có một cái nhìn mới mẻ về mối quan hệ với Nga, sẵn sàng ổn định măt trận này để tập trung vào thách thức lớn hơn nhiều đến từ Trung Quốc, một công việc cần phải huy động sự ủng hộ của Châu Âu.

Ông Biden dường như đã sẵn sàng từ bỏ chủ thuyết hiện nay, theo đó Hoa Kỳ có khả năng và cần phải đối phó đồng thời với cả Nga lẫn Trung Quốc, hai nước hiện liên kết chặt chẽ với nhau đến mức khó có thể bị tách rời.

Không bị Nga chi phối, Châu Âu có thể can dự nhiều hơn vào Châu Á

Tuy nhiên, việc giảm bớt căng thẳng với Nga sẽ tạo điều kiện cho Châu Âu chú ý nhiều hơn đến Châu Á và hỗ trợ các nỗ lực của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc. Một Châu Âu bớt lo lắng về Nga có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Châu Á.

Ấn Độ, cùng với Nhật Bản, đang đẩy mạnh nỗ lực thu hút các cường quốc Châu Âu quan tâm đến trật tự an ninh Châu Á. Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu và các quốc gia thành viên chủ chốt bắt đầu phát triển các cách tiếp cận mới đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và nhận rõ được những thách thức mang tính hệ thống do Trung Quốc gây ra, thì khả năng họ góp phần vào an ninh Châu Á sẽ bị những mối đe dọa gần gũi hơn đến từ Nga hạn chế.

Mối quan hệ của Nga với Trung Quốc ngày nay đang ở mức cao và Moskva đang mong muốn tăng cường các mối quan hệ đó. Cơ cấu hợp tác của họ rất sâu sắc và toàn diện. Ngay cả khi Hoa Kỳ và Châu Âu đưa ra một thỏa thuận lớn có thể chấp nhận được với Nga, thì cũng không chắc Moskva sẽ hy sinh mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh.

Nhưng Nga vẫn chưa liên minh với Trung Quốc, và cũng không muốn trở thành đối tác cấp dưới của Bắc Kinh. Nếu hòa hoãn được với Mỹ, và tìm được chỗ đứng chính trị mới với Châu Âu, Nga có thể ít bị sức ép để theo đuôi Trung Quốc ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và giành lại vai trò chủ động hơn trong lãnh vực an ninh Châu Á.

Ấn Độ và Nhật Bản, hai nước ngày càng cảm thấy bất an hơn trước đà bành trướng của Trung Quốc, đã đặt hy vọng vào việc Nga ít bị ràng buộc hơn vào Trung Quốc.

Ấn Độ muốn thoát khỏi thế kẹt giữa hai đồng minh

New Delhi không xa lạ gì với các biến động trong tam giác chiến lược Trung Quốc-Nga-Mỹ. New Delhi đã tìm cách duy trì một quan hệ chặt chẽ với Moskva bất chấp việc mở rộng quan hệ đối tác Trung-Nga, đồng thời sưởi ấm quan hệ chiến lược với Washington. Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ trong vài năm qua đã giới hạn quyền tự do hành động của Ấn Độ.

Một ví dụ điển hình về tình thế tế nhị của Ấn Độ là khả năng bị Washington áp đặt trừng phạt vì đã mua tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga. Ngoài ra, New Delhi cũng đang gặp khó khăn với Moskva, vốn ngày càng trở nên khó chịu trước quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Ấn Độ. Nga không ngần ngại tổ thái độ bất bình trước chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sự củng cố của cơ chế Bộ Tứ liên kết Ấn Độ với Mỹ, Úc và Nhật Bản. New Delhi cũng vô cùng lo lắng về nhân tố Trung Quốc được Moskva coi trọng hơn trong cách hoạch định chính sách đối ngoại của Nga và những hậu quả lâu dài của các tính toán này đối với an ninh Ấn Độ.

Trước mắt, New Delhi và Moskva vẫn cố duy trì một quan hệ hữu hảo, Ấn Độ vẫn cố tránh xen vào các tranh chấp giữa Nga với phương Tây trong lúc Moskva cố giữ thái độ trung lập trước tình trạng đối đầu quân sự hiện tại giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya bắt đầu từ mùa xuân năm 2020. Đáng chú ý nhất là Nga vẫn tiếp tục cung cấp thiết bị quân sự rất cần thiết cho quân đội Ấn Độ.

Nhật Bản hy vọng Nga trung lập tại Châu Á

Về phần Nhật Bản, cho đến nay, Tokyo đã không thành công trong việc tìm cách xích lại gần Moskva. Tuy vậy, giống như Ấn Độ, Nhật Bản luôn cho rằng sự trung lập - hoặc thậm chí là sự ủng hộ - của Nga rất có ích cho việc duy trì trạng thái cân bằng tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương đang bị các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh phá vỡ.

New Delhi, Tokyo và Moskva đều ủng hộ một cơ chế đối thoại ba bên cấp chuyên gia (Track II) để hiểu rõ hơn về động lực phức tạp của khu vực và tìm ra một số điểm chung.

Phần còn lại của Châu Á cũng hoan nghênh một vai trò lớn hơn của Nga trong khu vực, cho phép họ có nhiều không gian hành động vào lúc sự cạnh tranh Mỹ-Trung tại Châu Á ngày càng gay gắt thêm.

Việt Nam chủ trương duy trì quan hệ lâu đời với Nga

Việt Nam là ví dụ điển hình của các nước mong muốn Nga đóng một vai trò quan trọng hơn trong khu vực và độc lập hơn với Trung Quốc. Việt Nam mong muốn duy trì các mối liên hệ đã có từ lâu với Nga và hy vọng Moskva sẽ giúp mình tự bảo vệ chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Khối Đông Nam Á ASEAN từ lâu nay vẫn cố lôi kéo Moskva tham gia vào trật tự đa phương trong khu vực, nhưng cho đến nay họ đã thất vọng vì tác động hạn chế của việc Nga xoay trục sang Châu Á.

Tình thế có thể thay đổi nếu quan hệ của Nga với Mỹ và Châu Âu bớt xung khắc và Moskva tách mình ra khỏi các chính sách của Bắc Kinh ở Châu Á và khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 15/06/2021

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Diễn đàn

Quan hệ Nga-Mỹ sẽ đi đến đâu ?

Ông Donald Trump, khi tranh cử tổng thống Mỹ, đã muốn cải thiện quan hệ Nga-Mỹ. Nhưng để thực hiện được là cả một chặng đường, trong khi ông và các cộng sự thân cận lại đang lún trong cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

nga-my1

Putin và Trump, một cảnh trên tường ở thủ đô Vilnius, Litva, 13/05/2016. Petras Malukas / AFP

Trên nhật báo Le Figaro, nhà báo Laure Mandeville, trích lại nhận định của phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, cho rằng một năm sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống, quan hệ song phương rơi vào tình trạng "sụp đổ".

Ai là thủ phạm khiến qua hệ Nga-Mỹ xấu đi ?

Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, các đời tổng thống Mỹ đã tìm cách "mở cửa" với Nga. Nhưng tất cả đều không thay đổi được tình thế, khiến người ta nghĩ là quan hệ Nga-Mỹ là do những "nguyên tắc căn bản hơn" quy định, hơn là vấn đề con người.

"Điểm bất đồng đầu độc quan hệ song phương từ năm 1991 là trật tự quốc tế sau khi bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô", theo nhận xét của ông John Herbst, một cựu đại sứ Mỹ, hiện là nhà nghiên cứu ở Atlantic Council. Sau Chiến tranh lạnh, Moskva vẫn chưa nguôi ngao vì đế chế sụp đổ, nhiều nước thuộc liên bang gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO, như vậy thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga.

Ý đồ khôi phục lại ảnh hưởng trở nên rõ nét hơn kể từ khi ông Putin trở thành tổng thống Nga. "Không chỉ mỗi Putin muốn có vị trí trong câu lạc bộ những nhà quyết định thế giới, mà các nhân vật tự do quanh ông cũng cho rằng quá trình làm suy yếu nước Nga là cố ý", theo nhận định của nhà báo Mikhaïl Zygar. Một bộ phận thiểu số chính trị gia Mỹ thuộc trường phái "hiện thực" cũng từng kêu gọi "Washington cân nhắc đến lợi ích của Nga".

Tuy nhiên, thực tế lại đẩy xa ý tưởng này, bắt đầu từ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, khiến đa số chính trị gia tại Mỹ cho rằng Nga là một cường quốc xâm lăng, tìm cách thách thức hiện trạng và gây hại đến lợi ích của Washingtong ở khắp nơi. Còn nhà báo Evguenia Albats, thành viên của phe đối lập tự do Nga, nhận định "bước ngoặt Ukraine 2014 vận dụng tinh thần dân tộc và phương Tây như kẻ thù tưởng tượng làm phương tiện để củng cố quyền lực của Putin", sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn chống tổng thống Nga năm 2012.

5 điểm chia rẽ sâu sắc nhất quan hệ Nga-Mỹ ?

Thứ nhất, hồ sơ Ukraine chiếm vị trí chính. Moskva bác bỏ là nguồn cội của quyết định ly khai của phe thân Nga ở Ukraine. Washington yêu cầu bán đảo Crimea được trả lại cho Ukraine để dỡ bỏ cấm vận được áp đặt từ thời tổng thống Obama. Trái với những gì người ta tưởng trong kỳ vận động tranh cử của ông Trump, chính quyền hiện nay lại nghiêm giọng hơn và còn cấp vũ khí cho Kiev.

Thứ hai là nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Bộ quốc phòng Mỹ liệt chính sách tài trợ và tuyên truyền của Nga tại Mỹ và Châu Âu vào hàng những mối đe dọa nghiêm trọng, còn trên cả "đe dọa khủng bố".

Thứ ba là vai trò "tiêu cực" do Nga cố tình trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tổng thống Mỹ cáo buộc Moskva, cùng với Bắc Kinh, phá vỡ lệnh trừng phạt dầu lửa nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng.

Thứ tư là chiến sự tại Syria. Tổng thống Nga đã tài tình tận dụng sự không can thiệp của đồng nhiệm Obama để chiếm ưu thế và loại bỏ nỗ lực của Mỹ trong hồ sơ này.

Cuối cùng, căng thẳng Nga-Mỹ cũng rất rõ nét trên hồ sơ hạt nhân Iran. Chính quyền Trump liên tục đưa ra những tín hiệu cổ vũ các cuộc biểu tình phản đối chính phủ Tehran, trong khi Nga lại tỏ ra lo lắng về "việc thay đổi chế độ".

Ảnh hưởng của cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ ?

Trái ngược với những hy vọng ban đầu, Moskva hiện tin chắc rằng cuộc điều tra về nghi an Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ sẽ ngăn cản mọi cải thiện quan hệ song phương. Và "điều này không sai, ông Trump sẽ không thể tự phép đưa ra bất kỳ sách lược nào liên quan đến Nga một khi cuộc điều tra chưa kết thúc", theo khẳng định của cựu đại sứ John Herbst.

Tuy nhiên, chưa chắc rằng tình thế sẽ thay đổi khi cuộc điều tra kết thúc, nếu căn cứ vào những điểm bất đồng gay gắt hiện nay, cũng như việc toàn bộ đội ngũ cố vấn, bộ trưởng của chính quyền Trump, và Nghị Viện đã bỏ phiếu gần như tuyệt đối loạt biện pháp mới trừng phạt Nga. Tuy nhiên, cựu đại sứ Mỹ John Herbst cũng không loại trừ điều bất ngờ nếu tổng thống Mỹ được rảnh tay hành động và tổng thống Putin đổi ý về hồ sơ Ukraine.

Trung Quốc đáp trả tấn công thương mại của Mỹ

Bắc Kinh quyết định "ăn miếng trả miếng" sau quyết định của Washington đánh thuế cao vào pin mặt trời, máy giặt, bị cáo buộc là được trợ giá.

Nhật báo kinh tế Les Echos cho biết "Bắc Kinh đáp trả tấn công thương mại của Mỹ" với quyết định, được đưa ra ngày 04/02/2018, mở điều tra chống phá giá nhắm vào cao lương của Mỹ, bị cho là nhập vào Trung Quốc với giá thấp hơn giá thị trường, như vậy gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất địa phương.

Trước những xích mích về thương mại, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ từ bỏ "tư tưởng chiến tranh lạnh" sau khi tổng thống Donald Trump đánh giá Trung Quốc là "đối thủ" đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc Hội.

Làn sóng sốc toàn cầu của cải cách thuế của Trump

Chủ đề kinh tế Mỹ cũng được Les Echos đưa lên trang nhất với hàng tựa : "Cú sốc toàn cầu từ chính sách cải cách thuế của Trump". Các doanh nghiệp Mỹ có thể hồi hương đến 3.000 tỉ đô la. Thêm vào đó là doanh nghiệp được giảm thuế, từ 35% xuống còn 21%.

Giới chủ chấp nhận cuộc chơi với lời hứa đầu tư thêm và tăng lương cho nhân viên của họ, như Walmart, ExxonMobil… Tuy nhiên, lợi nhuận có được sẽ chủ yếu được tái phân phối đến các cổ đông, thông qua việc mua lại cổ phiếu hoặc trả lợi tức. Các chuyên gia kinh tế tỏ ra hoài nghi. Theo họ, tác động của chính sách cải cách thuế đến GDP của Mỹ sẽ giới hạn từ 0,3 đến 0,5 điểm vào năm 2018.

Cũng về kinh tế Mỹ, nhật báo Le Monde nhận định "Tăng lương tại Mỹ làm sụt giảm phố Wall". Đến cuối tháng 01/2018, lương ở Mỹ đã tăng thêm 2,9%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 06/2009 khi Hoa Kỳ vừa thoát khỏi suy thoái. Trong vòng 88 tháng liên tiếp, nền kinh tế số 1 thế giới liên tục tạo thêm việc làm, như thêm 200.000 việc làm vào tháng 01/2018, và tỉ lệ lao động ổn định, hiện là 62,7%.

Nga : Tăng trưởng sụt giảm đe dọa kỳ tranh cử trổng thống của Putin

Tăng trưởng Nga chỉ đạt mức 1,5% trong năm 2017, dưới ngưỡng 2% dự kiến của Kremlin, là một tin không vui đối với tổng thống Putin, trong khi ông bắt đầu vận động tranh cử để tiếp tục nhiệm kỳ mới.

Theo nhật báo Le Figaro, về mặt tiêu thụ, động cơ tăng trưởng thứ hai của nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, các hộ gia đình tiếp tục tỏ ra do dự trong bốn năm liên tiếp. Tương tự, thu nhập cũng sụt giảm trong năm 2017 (giảm 1,7% so với dự kiến giảm 1%) khiến tổng thống Putin lại càng gặp khó khăn hơn để thực hiện lời hứa tăng lương, đặc biệt là trong lĩnh vực công.

Tổng thống Macron dưới sức ép của phe dân túy đảo Corse

Thời sự Pháp là chủ đề chính trên các nhật báo Le Figaro, Le Monde, La Croix, Libération. Trong hai ngày 06-07/02/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm đảo Corse, nơi nổi tiếng với khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và muốn gìn giữ bản sắc văn hóa.

Nhật báo Les Echos nhận định : "Tổng thống Macron mắc vào hồ sơ Corse đầy tế nhị". Với tỉ lệ thất nghiệp là 13,2%, Corse còn có tỉ lệ nghèo cao nhất nước Pháp. Hòn đảo xinh đẹp cần được đầu tư lớn và dường như bị các quỹ của Liên Hiệp Châu Âu lãng quên.

Trang nhất của Le Figaro đưa tin : Chuẩn bị tinh thần đón tổng thống, phe dân túy, chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương, đã biểu tình vào thứ Bẩy 03/02 yêu cầu tổng thống trình bày về quan điểm của ông đối với hòn đảo quanh những điểm bất đồng chính : Hiến pháp công nhận "đặc thù Corse", công nhận thổ ngữ Corse là ngôn ngữ chính thức như tiếng Pháp và yêu cầu tù nhân Corse phải được giam trên đảo, thay vì bị giam giữ trên đất liền. Với bài xã luận của Le Figaro, giữa tổng thống Macron mà phe dân túy trên đảo, có "sự hiểu lầm sâu sắc".

Trong mục "Thảo luận", nhật báo La Croix đặt câu hỏi : Liệu tiếng Corse có nên được hưởng vị trí cùng là ngôn ngữ chính thức ? Một nghị sĩ nam đảo Corse cho rằng "hai ngôn ngữ là công cụ để bảo tồn tiếng nói Corse", còn một giáo sư Lịch sử thuộc đại học Tours thì nhận định : "Tiếng Corse sẽ không tái sinh chỉ vì ý đồ chính trị".

Xét xử Salah Abdeslam, kẻ khủng bố tại Paris năm 2015

Ngày 05/02/2018, "Phiên xét xử đầu tiên kẻ khủng bố Salah Abdeslam mở ra tại Bruxelles", theo thông tin của La Croix. Le Figaro nhận định : "Phiên tòa xử Abdeslam được bảo vệ nghiêm ngặt".

Trang nhất của Libération là hình ảnh kẻ khủng bố còn sống sót duy nhất trong loạt tấn công ngày 13/11/2015 với hàng tựa : "Salah Abdeslam, kẻ khủng bố không hé lời". Nhân vật này sẽ bị xét xử vì đã bắn vào cảnh sát trong khi trốn chạy ở Bruxelles vào năm 2016.

Người nhập cư trong ngõ cụt ở Calais

Trang nhất của La Croix trở lại tình trạng người nhập cư "Trong ngõ cụt ở Calais", miền bắc nước Pháp. Họ vẫn giữ ý đồ vượt biển Manche sang Anh Quốc, bất chấp điều kiện sống tạm bợ và bạo lực khiến vài người bị thương trong những ngày qua.

Theo bài xã luận nhật báo công giáo, việc sử dụng vũ khí trong cộng đồng người nhập cư ở Calais cho thấy tình trạng nặng nề và đầy những nguy hiểm. Việc quản lý làn sóng nhập cư là công việc lâu dài, và sẽ phải trải qua những bước mò mẫm, điều chỉnh. Những biện pháp được đưa ra cũng khá nhiều, bắt đầu từ việc rút ngắn thời hạn xem xét đơn xin tị nạn, điều phối chính sách tị nạn của Châu Âu và mở thêm các bộ phận nhập cư ngay trên đất nước khởi đầu hành trình… Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất là chiến đấu không nhân nhượng mạng lưới buôn người, mà theo La Croix, hiện vẫn chưa đủ.

Quần thể Angkor và thách thức của du lịch đại trà

Năm 2017, quần thể Angkor nổi tiếng của Cam Bốt đón 5 triệu lượt khách. Theo dự kiến sẽ đón 7 triệu người vào năm 2020 và khoảng 10 triệu du khách vào năm 2025.

Tuy nhiên, theo bài phóng sự trên trang Le Monde, lượng khách càng tăng, càng khiến di tích được xếp hạng Di sản thế giới của Unesco xuống cấp. Một mặt, người dân địa phương tận dụng được lợi ích từ du lịch của quần thể, nhưng cũng trở thành nạn nhân trước tình trạng ô nhiễm không khí và lượng khách ồ ạt, đặc biệt là du khách Trung Quốc lên đến 1 triệu người vào năm 2017, coi "quần thể Angkor là Venise Châu Á". Nhiều hướng suy nghĩ đang được cân nhắc để di sản này không trở thành nạn nhân của sự nổi tiếng.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Châu Âu triển hạn 6 tháng lệnh trừng phạt Nga (RFI, 14/03/2017)

Liên Hiệp Châu Âu, ngày 13/03/2017, quyết định kéo dài thêm 6 tháng, các biện pháp trừng phạt Nga, trong hồ sơ xung đột quân sự ở miền đông Ukraine. Đối tượng của lệnh trừng phạt được triển hạn này là các quan chức và các pháp nhân Nga. Theo thông cáo của Bruxelles, được Reuters trích dẫn, việc đánh giá tình hình không cho phép thay đổi chế độ trừng phạt.

nga2

Xe tăng trên đường phố Avdiivka- miền đông Ukraine. Ảnh tháng 2/2017. Aleksey FILIPPOV / AFP

Châu Âu đã tiến hành trừng phạt Moskva từ tháng 03/2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea và hỗ trợ cho phe nổi dậy tại miền đông Ukraine.

Từ Moskva, thông tín viên Muriel Pomponne tường trình :

"Các biện pháp trừng phạt vừa được triển hạn bao gồm lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản tại các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Đối tượng bị trừng phạt là 150 người Nga hoặc Ukraine và 37 pháp nhân, tức là các doanh nghiệp.

Châu Âu cho rằng các đối tượng này đã có những hành động phá hoại hoặc đe dọa toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine. Các biện pháp trừng phạt được triển hạn thêm 6 tháng, đến ngày 15/09 sắp tới.

Không có gì thay đổi trong danh sách đối tượng bị trừng phạt, ngoài việc rút tên hai lãnh đạo các nước cộng hòa ly khai tự xưng ở vùng Donbass, bởi vì họ đã chết. Nhiều thành viên chính phủ Nga nằm trong danh sách này, đặc biệt là phó thủ tướng Dimitri Rogozine, hai thứ trưởng bộ Quốc Phòng hoặc lãnh đạo cơ quan tình báo đối ngoại Sergey Yevgenyevich Naryshkin, và nhiều doanh nhân, nhất là ông Arkadi Rotenberg, một tỷ phú thân cận với tổng thống Vladimir Putin.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào các lĩnh vực ngân hàng, dầu lửa hoặc quốc phòng của Nga sẽ hết hạn vào cuối tháng Bẩy này. Để trả đũa, Nga đã tiến hành cấm vận đối với nông sản Châu Âu và lệnh cấm của Moskva được áp dụng cho đến cuối năm 2017".

RFI tiếng Việt

*****************************

Nga nóng lòng muốn đối thoại với Hoa Kỳ (RFI, 13/03/2017)

Phát ngôn viên điện Kremlin ngày 12/03/2017 nhấn mạnh giữa Nga và Mỹ phải có nhiều cuộc tiếp xúc hơn để cải thiện mối quan hệ song phương đang căng thẳng. Ông Dmitri Peskov cũng cho biết Moskva bắt đầu nóng lòng trước sự thiếu nỗ lực từ phía Mỹ để tăng cường quan hệ song phương kể từ khi tổng thống Donald Trump nhậm chức tháng 01/2017.

nga1

Tổng thống Putin sau cuộc họp báo ở điện Kremlin ngày 10/02/2017. REUTERS/Alexander Zemlianichenko/Pool

Trả lời phỏng vấn đài CNN, ông Dmitri Peskov nói rằng Moskva "không rõ về viễn cảnh song phương", đồng thời nhận định "đối với các nước như Nga và Mỹ, mà chưa có cuộc đối thoại nào, là điều không thể tha thứ được", đặc biệt trước các vấn đề mang tính khu vực và trên quy mô thế giới.

Điện Kremlin nhắc lại, trước đó, tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin đã đồng ý phát triển mối quan hệ "giữa hai nước bình đẳng" và hình thành "sự phối hợp thực sự" để chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria. Về chủ đề này, phát ngôn viên điện Kremlin kêu gọi Washinton nhanh chóng tiến hành đối thoại, dù "ông Trump không che giấu bất đồng ý kiến với Nga trong nhiều vấn đề". Vẫn theo ông Dmitri Peskov, đối thoại sẽ là cơ hội giúp hai nước "so sánh quan điểm riêng để tìm được tiếng nói chung", dù có nhiều điểm không thể dung hòa được.

Quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng trở nên căng thẳng sau khi Washington cáo buộc Moskva nhúng tay vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, giúp tỷ phú địa ốc Donald Trump đắc cử. Hiện các cuộc điều tra của Quốc Hội vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu mức độ tác động của Nga. Về điểm này, phát ngôn viên điện Kremlin nhận định "đây là một mối nguy hiểm thật sự cho tương lai quan hệ hai nước và thành thực mong muốn cuộc điều tra đưa ra kết luận lôgic".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Tiến trình sưởi ấm quan hệ Mỹ-Nga trải qua trắc nghiệm đầu tiên

Quan hệ Mỹ-Nga sẽ được sưởi ấm, nguội lạnh đi, hay được giữ nguyên trạng ? Kể từ khi Donald Trump nhậm chức, mọi việc đều không rõ ràng. Trong chưa đầy một tháng, vào lúc tuần trăng mật vừa mới bắt đầu, thì cặp Trump-Putin đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Điều này làm nguội lạnh những mong muốn của điện Kremlin vốn rất hồ hởi với chiến thắng của Donald Trump.

ngamy1

Ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Danilovgrad, Montenegro, 16 tháng 11, năm 2016. REUTERS/Stevo Vasiljevic

Báo Le Figaro số ra ngày 17/02/2017 cho biết "Tiến trình sưởi ấm quan hệ Mỹ-Nga trải qua trắc nghiệm đầu tiên" với việc Nga kín đáo triển khai một loại tên lửa hành trình mới có khả năng chuyên chở nhiều đầu đạn hạt nhân, công khai vi phạm thỏa thuận cấm loại vũ khí này, được ký kết năm 1987 giữa Mikhail Gorbatchev và Ronald Reagan. Thực ra, vụ việc không có gì mới mẻ vì năm 2014, Barack Obama đã phản đối khi quân đội Nga, lần đầu tiên, tiến hành thử nghiệm loại tên lửa này.

Thế nhưng, từ hai năm qua, các dàn tên lửa hành trình đó đã được đưa vào sử dụng và triển khai tại hai căn cứ quân sự, trong đó có một căn cứ ở Volgograd, phía nam nước Nga. Theo tờ báo, loại vũ khí rất cơ động này gây khó khăn cho việc kiểm soát vũ khí giữa Moskva và Washington, đồng thời, đe dọa an ninh của các thành viên Châu Âu trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Sự kiện có nguy cơ làm cho quan hệ Mỹ-Nga trở nên phức tạp, trong lúc tổng thống Donald Trump, vốn tự nhận là "một người bạn" của nước Nga, khâm phục trí thông minh của đồng nhiệm Vladimir Putin, và vừa qua, đã phải chia tay cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, bị đánh giá là quá gần gũi với Nga. Đây là người thứ hai bị sa thải do dính dáng đến hồ sơ Nga. Hồi tháng Tám năm 2016, Paul Manafort, nguyên phụ trách chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng đã phải ra đi với cùng lý do.

Trong những ngày vừa qua, nhiều cộng sự của ông Trump bị cáo buộc đã nhiều lần gặp gỡ tình báo Nga trong năm 2016, vào lúc nhiều quan chức thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều coi Nga là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Để chống đỡ, tân chính quyền Mỹ đã đưa ra một số phát biểu tỏ thái độ cứng rắn với Moskva, chẳng hạn như tổng thống Donald Trump kêu gọi Nga nên trả Crimea cho Ukraine, còn bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thì nói rằng Hoa Kỳ sẽ đàm phán với Nga trên thế mạnh, rằng chưa đến lúc hợp tác quân sự với Nga.

Ngay lập tức, Moskva đã có phản ứng. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou, đáp trả : Mọi ý đồ xây dựng đối thoại với Nga trên thế mạnh sẽ bị thất bại. Về vấn đề Crimea, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói ngắn gọn : Moskva không trả lãnh thổ của mình cho ai cả.

Le Figaro kết luận, quan hệ Mỹ-Nga vừa mới được tái khởi động từ đầu, đã phải trả qua thử thách đầu tiên.

Mập mờ quan hệ Mỹ - Nga

Về phần mình, nhật báo kinh tế Les Echos nhận thấy các lãnh đạo Mỹ đã có những tuyên bố trái ngược nhau. Tờ báo nhận xét "Washington duy trì sự mập mờ trong quan hệ với Moskva".

Trong cuộc gặp với NATO tại Bruxelles, ngày 15 và 16/02, Bộ trưởng quốc pPhòng Mỹ James Mattis không ngần ngại tố cáo Nga có những hành động hung hăng đe dọa thế giới và Moskva phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông nhấn mạnh là chưa hội đủ các điều kiện để tiến hành hợp tác quân sự Mỹ-Nga.

Thế nhưng, cùng thời điểm này, nhân Hội nghị G20 tại Bonn, Đức, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lại tuyên bố "Hoa Kỳ dự tính hợp tác với Nga" trên những lĩnh vực phục vụ lợi ích Hoa Kỳ.

Theo Les Echos, các hoạt động ngoại giao của Mỹ sẽ tiếp tục, nhân hội nghị an ninh Munich, được tổ chức từ ngày 17 đến 19/02, và phó tổng thống Mike Pence dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ. Trong mọi trường hợp, theo ông Wolfgang Ischinger, chủ tịch Hội nghị Munich, thì nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump là "một trắc nghiệm về khả năng kháng cự đối với Châu Âu, với quan hệ Mỹ-Châu Âu và với toàn thế giới".

Mỹ vỗ về Châu Âu

Chính sự mập mờ này đã khiến cho các nước đồng minh trong khối NATO lo lắng. Le Figaro cho hay, tại thượng đỉnh G20, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson buộc phải đưa ra "những lời trấn an các nước Châu Âu".

Trước sự quan sát của các đối tác Châu Âu, ông Rex Tillerson tỏ ra thận trọng khi bình phẩm ngắn gọn cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov. Để trấn an Châu Âu, ngoài việc khẳng định "bảo vệ các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ", tân ngoại trưởng Mỹ còn tỏ ra rất rõ ràng trên hồ sơ Ukraine, hồ sơ gai góc nhất khi kêu gọi "Nga tôn trọng các cam kết của mình trong khuôn khổ thỏa thuận Minsk và giảm leo thang quân sự tại Ukraine".

Đây chính là hồ sơ trọng yếu mà Châu Âu, nhất là Pháp và Đức, hai quốc gia chủ trì các cuộc thương lượng giữa Moskva và Kiev đang trông đợi nhiều nhất. Trả lời câu hỏi của đồng nhiệm Pháp Jean-Marc Ayrault liên quan đến việc duy trì các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga, ngoại trưởng Mỹ cho rằng "câu trả lời rất rõ ràng : các lệnh trừng phạt đó có liên quan đến việc không tôn trọng các thỏa thuận" đạt được tại Minsk.

Dù tỏ ra dứt khoát, nhưng theo quan sát của Le Figaro, những cuộc trao đổi ngoại giao đầu tiên của ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa dỡ bỏ hết được mọi nghi vấn, do vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất đồng và cần phải được làm sáng tỏ.

Ai giết Kim Jong-nam ?

Thời sự Châu Á nổi bật với vụ ám sát Kim Jong-Nam, người anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Nhật báo công giáo La Croix nhận định "cái chết của Kim Jong-nam vẫn là một ẩn số".

Theo quan sát của thông tín viên nhật báo, Fréderic Ojardias tại Seoul, thì vụ việc đã gây kinh hoàng cho người dân Hàn Quốc, đẩy vụ tai tiếng chính trị đang nhấn chìm nữ tổng thống vừa bị phế truất xuống hàng thứ yếu. Bất chấp việc thiếu các bằng chứng, nhật báo Korea Times trên trang nhất công khai cáo buộc Bình Nhưỡng : "Kim Jong-un lộ rõ tính tàn bạo nhẫn tâm của mình".

Người dân Hàn Quốc vốn quá quen thuộc với những lời đồn đãi về các vụ sát hại do quốc gia láng giềng hay quấy rối thực hiện, đã không mảy may nghi ngờ về nhân thân của kẻ chủ mưu. "Đích thị là Kim Jong-un rồi. Tại Bắc Triều Tiên, người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến : người kế thừa phải là con trai trưởng. Do đó, để đề phòng bất trắc, Kim Jong-un nghĩ là tốt hơn hết nên trừ khử anh trai mình", một tài xế taxi đã khẳng định như trên với tác giả bài viết.

Các cơ quan tình báo Hàn Quốc cũng có cùng nhận định khi cho hay Kim Jong-nam đã từng nhiều lần bị ám sát hụt do những lời chỉ trích chế độ sau khi Kim Jong-un lên cầm quyền vào năm 2011. Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, có lẽ chính việc xuất hiện các lời đồn đãi trên báo chí Hàn Quốc (rất có thể là đồn sai) cho rằng Kim Jong-nam muốn đào tẩu sang Hàn Quốc đã khiến lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên phải ra tay sớm.

Người anh sở dĩ có ý định đó rất có thể là bị ảnh hưởng từ đợt đào tẩu mới đây sang phía nam của nhiều nhà ngoại giao Bình Nhưỡng cấp cao, trong đó có nhân vật số hai của tòa đại sứ Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn. Người này đã lớn tiếng tố cáo Kim Jong-un cai trị đất nước bằng bàn tay sắt.

Dù vậy, ông Choi Jong-kun, chuyên gia chính trị trường đại học Yonsei tại Seoul tỏ ra cẩn trọng : "Kim Jong-nam cũng rất có thể có liên can đến các hoạt động tội phạm và bị mafia ra tay sát hại. Mọi thứ đều có thể cả. Tôi nghĩ rằng Kim Jong-un đã củng cố khá chắc quyền lực của mình. Nhưng nếu anh ta thật sự là kẻ chủ mưu của vụ ám sát chính trị này, thì điều đó cũng có nghĩa là ông ta muốn sử dụng việc này để thể hiện rõ quyền lực của mình".

Khi công nghệ là công cụ tố cáo hữu hiệu

Nhìn sang Trung Quốc, thông tín viên Les Echos tại Bắc Kinh, Frederic Schaeffer, cho biết Trung Quốc phổ biến "một ứng dụng trên điện thoại di động để khuyến khích tố giác".

Công an Bắc Kinh đã phát triển một ứng dụng cho phép người dân cáo giác mọi hoạt động đáng ngờ. Được cài đặt miễn phí trong "stores", ứng dụng bao gồm năm mục trên trang chủ : Các vụ việc quan trọng, tìm kiếm người, đồ thất lạc, người đáng ngờ và tai nạn giao thông. Khi một mục nào được chọn, người sử dụng có thể cung cấp cho công an các thông tin bằng cách tải các đoạn video, hình ảnh và văn bản. Người sử dụng có thể theo dõi trên điện thoại của mình tiến triển của vụ việc được báo động.

Fukushima : Giếng không đáy

Trong lĩnh vực môi trường, Libération có bài phân tích dài hai trang đề tựa "Fukushima : Những cái giếng không đáy". Sáu năm sau ngày 11/3/2011, việc cách ly trung tâm hạt nhân bị sóng thần tàn phá đòi hỏi nhiều tốn kém cả về thời gian lẫn tài chính hơn dự kiến. Bên cạnh đó, nồng độ chất phóng xạ vẫn ở mức báo động, cao hơn dự tính.

Bầu cử tổng thống Pháp : Chủ đề chính trên trang nhất

Trang nhất các báo tập trung nói nhiều về bầu cử tổng thống Pháp. "Marine Le Pen mạnh hơn bao giờ hết" là hàng tít lớn trên báo Le Monde. Thăm dò mới nhất do Ipsos - Sopra Steria thực hiện cho thấy mức độ do dự của cử tri cao. Bà Marine Le Pen, ứng viên đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia còn dẫn đầu thăm dò với 26% ý định bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri ủng hộ bà đã tăng vọt đáng kể.

Một chủ đề tranh cử khác thu hút nhiều tranh luận là phát biểu của ứng viên tranh cử tổng thống Emmanuel Macron về giai đoạn thực dân Pháp tại Algeria. Le MondeLe Figaro cùng chạy tít lớn : "Thực dân : Macron gây tranh cãi". Đang thăm Algeria, ứng viên phong trào "Tiến bước" (En Marche) xem thời kỳ thực dân này là "một tội ác chống nhân loại". Một đánh giá đã khiến cho cánh hữu nổi giận và gây khó xử cho phe tả.

Cũng trong bầu không khí tranh cử, trang nhất Libération đặc biệt chú ý đến cựu thủ tướng François Fillon, đại diện đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa : "Fillon : Những phi vụ nhỏ giữa những người bạn". Vào lúc tư pháp quyết định tiếp tục điều tra sơ bộ về những tiết lộ tạo việc làm giả cho vợ con của ứng viên, Libération mô tả chi tiết những buổi diễn thuyết được trả giá cao của ông Fillon từ năm 2013. Lúc thì tại Kazakhstan, khi thì tại Nga hoặc như ở Qatar. Tờ báo nhìn nhận rằng "những vụ dàn xếp nhỏ đó tuy là hợp pháp, nhưng trên góc độ đạo đức vẫn đáng bàn luận". Trong mọi trường hợp, các buổi diễn thuyết đó đem về những khoản thu từ 140-210 nghìn euro cho công ty 2F mà ông Fillon là khách mời diễn thuyết duy nhất.

Riêng chỉ có La Croix là không hùa theo hơi hướm bầu cử khi nhận thấy là "các vị tu sĩ bắt đầu để ý đến sinh thái". Vốn thừa hưởng truyền thống lâu đời, cộng đồng tu sĩ công giáo tại Pháp muốn là những phòng thí nghiệm "sinh thái hoàn toàn" đầu tiên theo như khuyên nhủ của đức giáo hoàng.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài "thất sủng" tại Trung Quốc (VnEconomy, 05/02/2017)

Có vẻ như Trung Quốc không còn là "miền đất hứa" đối với nhiều công ty nước ngoài...

tq1

Best Buy là một trong những công ty nước ngoài đã rút khỏi Trung Quốc - Ảnh : Getty/CNBC.

Seagate, nhà sản xuất ổ đĩa cứng lớn nhất thế giới của Mỹ, đã đóng cửa nhà máy ở Tô Châu, Trung Quốc vào tháng trước, khiến 2.000 lao động mất việc làm. Sự ra đi của Seagate làm gia tăng những lo ngại vốn có từ trước rằng Trung Quốc không còn là "miền đất hứa" đối với nhiều công ty nước ngoài.

Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ hồi đầu tháng 1 được kỳ vọng sẽ giải quyết mối lo ngại này, trấn an các nhà dầu tư rằng Trung Quốc vẫn cởi mở với vốn đầu tư ngoại.

Trong bài phát biểu, ông Tập thể hiện sự ủng hộ đối với toàn cầu hóa và cam kết tăng cường mở cửa thị trường Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài. Nhiều người xem bài phát biểu này là một tín hiệu tích cực cho thấy Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách mở cửa nền kinh tế.

Hết thời "thượng khách"

Tuy nhiên, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Seagate đã gia nhập một danh sách dài các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc trong những năm gần dây vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là do mức thuế tăng, giá nhân công tăng, và sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty trong nước.

Chẳng hạn, hãng điện tử Nhật Bản Panasonic đã dừng toàn bộ hoạt động sản xuất TV tại Trung Quốc vào năm 2015 sau 37 năm hoạt động tại đây.

Vào năm 1979, Panasonic là nhà máy nước ngoài đầu tiên mở tại Trung Quốc. Khi đó, hãng này được Chính phủ Trung Quốc dành cho nhiều ưu ái mà các công ty trong nước không có được, như thuế suất thấp hơn, giá thuê đất rẻ hơn, và sự tiếp cận dễ dàng hơn với chính quyền các địa phương.

Tuy nhiên, gần 4 thập kỷ sau, những ưu đãi đó dần lùi vào dĩ vãng.

Tháng 11 năm ngoái, một hãng điện tử khác của Nhật là Sony đã bán lại toàn bộ cổ phần trong Sony Electronics Huanan, một nhà máy ở Quảng Châu chuyên sản xuất hàng điện tử tiêu dùng. Cùng tháng, hãng bán lẻ Marks & Spencer của Anh cũng tuyên bố đóng toàn bộ cửa hàng ở Trung Quốc vì thua lỗ kéo dài.

Góp mặt trong danh sách những công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc còn có Metro, Home Depot, Best Buy, Revlon, L’Oreal, Microsoft, và Sharp. Theo dự báo, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Từng được Bắc Kinh coi là "thượng khách" mang theo vốn, kỹ năng quản lý và bí quyết công nghệ mà Trung Quốc rất cần khi mới mở cửa nền kinh tế, nhiều công ty nước ngoài giờ đây đã bị "thất sủng" ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

"Trung Quốc giờ đây không còn quá cần các công ty nước ngoài để có được công nghệ tiên tiến và vốn như những năm trước nữa", giáo sư Chong Tai-Leung thuộc Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông nhận xét. "Bởi vậy, dĩ nhiên Chính phủ Trung Quốc thể sẽ giảm dần những chính sách ưu đãi đối với các công ty nước ngoài".

Cạnh tranh khốc liệt

Trong khi đó, theo chuyên gia Keith Pogson thuộc công ty tư vấn và kiểm toán Ernst & Young, một nguyên nhân chính khiến nhiều công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ Trung Quốc.

"Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường ở các quốc gia khác, và dĩ nhiên điều này gây nhiều áp lực đối với các công ty nước ngoài", ông Pogson đánh giá. Chuyên gia này cũng cho rằng việc dần loại bỏ các chính sách ưu đãi đối với các công ty nước ngoài chắc chắn nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc.

Chẳng hạn, năm 2016, các thương hiệu TV Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua các đối thủ Hàn Quốc để chiếm vị trí số 1 thế giới về doanh số. Thị phần của TCL, một thương hiệu hàng điện tử gia dụng của Trung Quốc, đã tăng hơn 50% tại thị trường Bắc Mỹ trong vòng 1 năm qua.

Với sự nổi lên của các doanh nghiệp trong nước như vậy, Chính phủ Trung Quốc dĩ nhiên phải chú trọng việc "chăm sóc" các công ty này, và thay vào đó giảm dần các chính sách ưu đãi trước đây vốn chỉ dành cho các công ty nước ngoài.

Cho tới năm 2007, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc chỉ phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 17%, trong khi các công ty trong nước chịu thuế 33%. Tuy nhiên, từ năm 2008, doanh nghiệp nước ngoài và trong nước ở Trung Quốc cùng chịu mức thuế 25%.

Rào cản luật pháp

Các quy định pháp luật thiếu rõ ràng và sự diễn giải thiếu nhất quán cũng bị cho là một nguyên nhân khiến một số công ty nước ngoài rời bỏ Trung Quốc. Một cuộc khảo sát do công ty vấn Bain & Company phối hợp với Hội đồng Thương mại Mỹ (AmCham) ở Trung Quốc thực hiện năm 2016 cho thấy đây là hai nhân tố hàng đầu cản trở khả năng đầu tư và phát triển của công ty nước ngoài ở Trung Quốc.

Theo cuộc khảo sát này, chi phí lao động tăng và tình trạng thiếu lao động là hai nhân tố khác nằm trong top 5 thách thức đối với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc.

Một ví dụ về luật của Trung Quốc khiến các công ty nước ngoài lo ngại là luật an ninh mạng mới được Quốc hội nước này phê chuẩn vào tháng 11 năm ngoái. Luật này làm dấy lên lo ngại rằng các công ty công nghệ nước ngoài ở Trung Quốc sẽ phải chịu sự kiểm soát an ninh mạng gắt gao hơn và dữ liệu của họ sẽ phải lưu trữ trong các máy chủ Trung Quốc. 

Hơn 40 nhóm doanh nghiệp quốc tế đã ký vào một bản đề nghị sửa đổi một số phần của luật trên, nhưng dự thảo cuối cùng được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vẫn không thay đổi, cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc cứng rắn hơn đối với các công ty nước ngoài.

1/4 trong số 532 doanh nghiệp thành viên AmCham tại Trung Quốc tham gia cuộc khảo sát nói trên cho biết có kế hoạch chuyển hoạt động khỏi nước này trước cuối năm 2016. Trong đó, khoảng một nửa cho biết sễ chuyển sang các nước đang phát triển khác ở Châu Á.

"Nếu các công ty nước ngoài còn muốn phát triển ở Trung Quốc trong giai đoạn này, tôi khuyên họ nên xem xét các thành phố cấp 2 hoặc cấp 3", ông Chong nói.

An Huy

*********************

Trump "tôn trọng" Putin, nhưng không chắc sẽ thân mật (VOA, 05/02/2017)

Tổng thng Donald Trump nói rng mc dù ông "tôn trng" Tng thng Nga Vladimir Putin, nhưng không nht thiết hai ông có th hòa thun vi nhau.

quanhe1

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump đin đàm với Tng thng Nga Vladimir Putin, ngày 28/1/2017.

Trong một cuc phng vn vi Fox News d kiến được phát sóng hôm Ch nht, ông Trump nói : "Tôi cho rng hòa thun vi Nga thì tt hơn hơn là không. Và nếu Nga giúp chúng ta trong cuc chiến chng ISIS (Nhà nước Hi giáo), đy là mt cuc chiến ln, và chng khng b Hi giáo trên khp thế gii - đó là mt điu tt. Liu tôi có thân mt vi ông y hay không ? Tôi cũng không biết na".

Khi được hi v hành đng tàn bo ca ông Putin trong quá kh, và làm thế nào ông Trump có th tôn trng ông y khi biết nhng điu trong quá kh như vy, ông Trump đã ví Nga vi Hoa Kỳ.

Theo các trích đoạn t các phng vn hôm Ch nht được Fox News công b, ông Trump nói : "Có rt nhiu k sát nhân. Chúng ta có rt nhiu k sát nhân. Qu v nghĩ sao ? Đt nước ta vô ti lm chc ?"

Đáp lại nhng phát biu này, lãnh t phe đa s Thượng vin Mitch McConnell nói trên CNN rng ông không nghĩ rng "có bt kỳ s tương đương" gia Hoa Kỳ và ông Putin.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cáo buc Nga xâm nhp các máy tính kết ni vi Đng Dân ch trong mt chiến dch ln nhm can thip vào cuc bu c tng thng Hoa Kỳ.

Trước khi nhm chc, ông Trump liên tục nêu nghi vn v nhng phát hin ca cng đng tình báo. K t đó, nhng li ch trích đã gim xung. Tuy nhiên, tng thng vn tiếp tc nói công khai rng ông ci m v vic có quan h tt hơn vi Moscow.

Ông Trump và Tổng thng Nga Putin đã đin đàm hôm thứ By tun trước và Tòa Bch c mô t đó là "mt s khi đu quan trng đi vi vic ci thin mi quan h gia Hoa Kỳ và Nga vn cn được sa cha".

Các trích đoạn t cuc phng vn được công b cũng bao gm câu hi v vic ông Trump kêu gi điu tra về gian ln trong cuc bu c tng thng hôi tháng 11/2016. Ông Trump đã có nhiu tuyên b rng nhng người nhp cư không có giy t đã b phiếu bt hp pháp khiến ông b mt nhiu phiếu ph thông trên toàn quc. Ông Trump đã chiến thng tính theo s phiếu đi c tri, đánh bi đi th ca đng Dân ch là Hillary Clinton, nhưng ông thua v s phiếu ph thông vi chênh lch khong ba triu phiếu.

Các quan chức bu c là nhng người đã phân tích cuc b phiếu hôm 8/11/2016 nói rng hu như không có du hiệu gian lận bu c, chc chn không phi quy mô như ông Trump nêu ra.

***************************

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu ? (RFA, 05/02/2017)

Có hai công ty và hai công dân Trung quốc nằm trong danh sách 25 công ty và cá nhân bị Mỹ cấm vận vì buôn bán làm ăn với Iran.

CHINA RMB RENMINBI YUAN US DOLLAR

Chiến tranh thương mại lúc nào cũng bắt đầu từ chính sách tiền tệ - Ảnh minh họa

Chính phủ Mỹ đưa ra danh sách này vào hôm thứ sáu nhằm mục đích siết chặt cấm vận lên Tehran sau khi Iran thử tên lửa đạn đạo.

Hai công ty này có trụ sở ở thành phố Thanh Đảo, và Ninh Ba miền duyên hải Trung quốc. Trên web site của hai công ty này người ta thấy họ xuất nhập khẩu các sản phẩm như lò đốt, ống nước, vỏ ruột xe gắn máy.

Những người đại diện của hai công ty này nói rằng họ không làm điều gì sai, vì chỉ xuất khẩu những sản phẩm bình thường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân mà thôi. Hiện nay những dịch vụ tài chính của họ với các ngân hàng Hoa Kỳ đã bị ngừng lại.

Bộ ngoại giao Trung quốc hiện chưa đưa ra lời bình luận nào về việc này, tuy nhiên trong quá khứ Bắc Kinh đã từng rất giận dữ khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty của họ có làm ăn với Bắc Hàn và Iran.

Xin được nhắc lại là Trung quốc là một trong những cường quốc đã thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa Iran và các cường quốc phương Tây cùng với Nga và Trung quốc.

Trong một diễn biến khác, vào ngày hôm qua, thứ bảy mùng 4 tháng hai, Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc Washington vi phạm những luật lệ thương mại toàn cầu khi áp đặt mức thuế từ 63% đến 190% thép Trung quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Trong một tuyên bố của Bộ thương mại Trung quốc đượcc hãng thống tấn nhà nhà nước Tân Hoa Xã trích lời thì Mỹ đã đối xử không công bằng với các công ty Trung quốc chỉ vì các công ty đó là các công ty nhà nước.

Được biết là cộng đồng Châu Âu cũng áp đặt một mức thuế lên đến 64,9% lên thép nhập khẩu từ Trung quốc.

Trung quốc là quốc gia sản xuất đến phân nửa lượng thép toàn cầu, nhưng do nền kinh tế phát triển chậm lại nên Trung quốc đã bán giá thấp lượng thép dư thùa và hành động này bị cho là phá giá. Bắc Kinh hứa là cho đến năm 2020 sẽ giảm một lượng thép sản xuất mỗi năm là từ 100 đến 150 triệu tấn trong tổng số 1 tỉ hai trăm triệu tấn hiện nay.

Published in Quốc tế