Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cách Thành phố Hồ Chí Minh giải thích, "buộc tiêu hủy 29 bức tranh của Bùi Chat có căn cứ pháp luật" là hiểu một cách máy móc Điều 4 của Nghị định 38. Những bức tranh này không phải có được "do vi phạm hành chánh" mà Bùi Chat đã sáng tác chúng trước khi triển lãm diễn ra. Đối tượng tiêu hủy thuộc điều 4 phải là những thứ như thư mời, banners, posters… được làm khi triển lãm.

buichat1

Phòng triển lãm tranh của họa sĩ Bùi Chat

Ngay cả với phần xây dựng trái phép hoặc vượt quá giấy phép [loại tài sản phải đăng ký], thường "do vi phạm hành chánh gây ra", việc "buộc tháo dỡ" vẫn còn nên cân nhắc. Những bức tranh này là tài sản [thuộc loại tài sản không phải đăng ký] do Bùi Chat thủ đắc bằng lao động sáng tạo trước khi triển lãm [Nội dung các bức tranh không vi phạm điều gì khác].

Chỉ có người sở hữu nó, Bùi Chát, mới có quyền "tiêu hủy" chúng.

Tất nhiên, lỗi ở đây còn xuất phát từ cấp ban hành Nghị định. Không chỉ có rất nhiều quy định có thể bị diễn dịch sai. Những người soạn thảo thường không tiên liệu được sự vô lý khi đưa ra các chế tài. Khắc phục hậu quả thường chỉ là một hình phạt bổ sung, thế nhưng, trong nhiều trường hợp, hình phạt bổ sung thường nặng hơn rất nhiều so với hình phạt chính.

Không chỉ ở cấp ban hành nghị định, các nhà lập pháp Việt Nam thường rất lạm dụng công cụ hành chính vì gần như không hiểu rằng, quyền về tài sản là một quyền dân sự, định đoạt nó là quyền của chủ sở hữu hoặc thông qua các giao dịch dân sự hoặc trong trường hợp có tranh chấp, là quyền tư pháp.

Sai lầm này còn lưu cữu nhiều thập niên trong Luật Đất đai.

Trong gần 30 năm qua, tại sao Luật Đất đai dù đã rất tiến bộ do với thời Hiến pháp 1980, vẫn gây ra bức xúc lớn, nhất và khiếu kiện kinh niên trong dân chúng. "Sở hữu toàn dân" khi mà vẫn có ý nghĩa như một liều thuốc phủ dụ những ai tin tưởng vào "định hướng xã hội chủ nghĩa" của ngày xưa thì có thể chưa cần thay thế ; nhưng, phải tiếp cận nó một cách pháp quyền.

Không có cái gì có thể định giá được mà không được coi là tài sản [nguyên tắc căn bản của dân luật]. Quyền sử dụng đất đã được Bộ Luật Dân sự 2015 xác định là "tài sản". Thế nhưng, cho đến hiện nay, quyền về tài sản đối với quyền sử dụng đất vẫn rất dễ dàng bị định đoạt bởi một quyết định hành chánh kể từ cấp huyện [quyền thu hồi đất].

Những người lý giải, "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý" nên nhà nước có quyền định đoạt là hiểu chưa đúng về quyền sở hữu và quyền quản lý.

Nên nhớ, "toàn dân" mới nắm quyền sở hữu, nhà nước chỉ được trao quyền quản lý. Và, rất nhiều người trong bộ máy công quyền của Việt Nam khi nói đến "quản lý" thường nghĩ ngay tới công cụ hành chánh mà không hiểu "quản lý nhà nước" còn bao gồm cả quyền lập pháp và tư pháp.

Không phải tự nhiên mà Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định vừa đề nghị sửa đổi điều khoản trong Nghị định dẫn đến việc "tiêu hủy tranh". Họ cảm nhận được làm thế là phi lý.

Ở nhiều địa phương, người dân đã từng bán ruộng đất của mình cho nhà đầu tư thấp hơn cả giá "đền bù" nhưng những người này rất ít khi kiện tụng hay lật kèo. Giao dịch dân sự cho dù với giá nào cũng là tự mình thực hiện quyền của mình với tài sản. Bị thu hồi, ngược lại, cho dù được đền bù giá cao, vẫn mang đến cho người dân cảm giác ức chế như bị tước đoạt.

Một chính sách mà không làm cho người dân, cho dù ít hiểu biết pháp luật nhất, có được cảm nhận công lý thì chính sách đó, không thất bại cũng gieo vào lòng dân mầm mống bất bình.

Huy Đức

Nguồn : Facebook : Osinhuyduc, 24/08/2022

PS : Vì tôi đã viết rất nhiều lần công cụ thay thế quyền thu hồi quyền sử dụng đất nên xin phép không nhắc lại.

Published in Diễn đàn

Việt Nam : Vướng mắc chính là dân không có quyền lựa chọn mục đích sử dụng đất

Quyền tự quyết đối với tài sản hay là quyền tự do trong không gian riêng nhưng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, Luật đất đai bó buộc quyền tự quyết đó khi sử dụng đất của hàng triệu người dân.

datdai1

Luật sư Ngô Ngọc Trai tiếp xúc với người dân

Vì luật này là văn bản pháp lý quan trọng, ảnh hưởng tới quyền lợi pháp lý, dân sinh của hàng triệu người nên rất đáng nhận được nhiều sự quan tâm bàn luận.

Ở đây, tôi chỉ có thêm chút ý kiến này hy vọng sẽ đem lại gợi ý cho cơ quan soạn thảo sửa đổi.

Bất cập chính ở đâu ?

Đối với chính sách pháp luật về đất đai hiện nay, nhiều người đã thấy được những bất cập nhưng lại chưa nhận ra được vấn đề nằm ở đâu, tôi thấy một trong những bất cập là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy nằm ở quy định về phân loại đất.

Chỉ riêng nhóm đất nông nghiệp đã được phân thành 8 loại đất khác nhau theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau :

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau :

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây :

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác ;

b) Đất trồng cây lâu năm ;

c) Đất rừng sản xuất ;

d) Đất rừng phòng hộ ;

đ) Đất rừng đặc dụng ;

e) Đất nuôi trồng thủy sản ;

g) Đất làm muối ;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất ; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép ; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm ; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Trên đây chỉ là 8 loại đất được phân ra đối với đất nông nghiệp, ngoài ra còn cả chục loại đất phi nông nghiệp khác được phân loại.

Với những tiến bộ về kỹ thuật quản lý hành chính hiện nay thì việc xác định phân loại đất theo mục đích sử dụng không có khó khăn gì, nhưng việc phân loại càng khoa học chi tiết thì hóa ra sẽ chỉ càng gây khó khăn cho người sử dụng đất mà thôi.

Bởi sau khi phân loại đất thì tại Điều 12 của Luật đất đai năm 2013 lại quy định về một trong những hành vi bị nghiêm cấm là nghiêm cấm sử dụng đất không đúng mục đích.

Các chi tiết đã trói buộc nền kinh tế

Như thế việc phân loại đất quá chi tiết chính là tạo ra sự trói buộc trong sử dụng đất, điều mà người soạn luật có lẽ cũng không ngờ đến.

Tôi không rõ ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc họ có phân loại đất ra từng loại như thế không, và việc phân loại chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu thống kê để xây dựng chính sách vĩ mô hay cũng để giám sát việc sử dụng trong thực tế và yêu cầu bắt buộc việc sử dụng đất phải đúng mục đích.

Và không rõ người sử dụng đất ở các nước đó họ có quyền tự quyết về mục đích sử dụng hay cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi mục đích sử dụng đất ?

Chúng ta biết rằng theo pháp luật về dân sự thì một người có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình trong đó gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định đoạt.

Điều này đúng với cả ở Việt Nam và các nước. Khi đó một người có toàn quyền quyết định mục đích sử dụng tài sản của mình. Tất nhiên cũng có những ràng buộc trong khi sử dụng nhưng là ở quy tắc vĩ mô ví như tài sản là xe ô tô khi sử dụng đi ra đường thì phải theo luật giao thông.

Còn thì trong phạm vi không gian riêng khi mà việc sử dụng tài sản không ảnh hưởng đến ai thì công dân được toàn quyền tự do đối với tài sản sở hữu và mục đích sử dụng.

Đối với đất đai ở Việt Nam thì chúng ta biết là không thuộc tài sản sở hữu tư nhân, nhưng pháp luật cũng trao quyền và tạo không gian tiệm cận gần nhất với những quyền hạn rộng rãi của quyền sở hữu.

Trong đó người sử dụng đất được cho phép để lại thừa kế, tặng cho, cầm cố, thế chấp, mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng. Và xu hướng đúng đắn cho tương lai cũng là củng cố và mở rộng quyền cho người sử dụng đất cho tiệm cận gần nhất với những quyền của người sở hữu tài sản.

Nhưng dẫu vậy thì hiện nay bất cập của việc thiếu vắng quyền sở hữu cũng vẫn còn và nó nằm ở quyền định đoạt (còn quyền chiếm hữu và quyền sử dụng thì đã có). Và một quyền tưởng là nhỏ nhưng quan trọng đó là lựa chọn mục đích sử dụng đất.

Hiện nay chúng ta biết rằng một trong những mục tiêu đặt ra đối với Luật đất đai là làm sao phát huy được tính hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, coi đó là nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước tiến tới công nghiệp hóa, mà theo đó thì nhiều diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang đất làm công nghiệp với những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị.

Đứng ở góc độ nhà nước là như vậy. Vậy thì ở góc độ hộ gia đình thì sao ?

Họ có được đặt ra mục tiêu coi những mảnh ruộng vườn của mình là nguồn lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình tiến tới thịnh vượng mà theo đó cũng tất yếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hay không ?

Tại sao sự hợp lý ở góc độ nhà nước lại không được phép ở góc độ gia đình, cá nhân ?

Ví dụ như hiện nay nhiều gia đình có một diện tích đất lúa hiệu quả canh tác thấp họ muốn mua thêm đất xung quanh để làm trang trại, tầm 2,3 nghìn mét vuông là làm được.

Khi đó họ sẽ muốn thay vì trồng lúa thì chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm, một phần đào ao thả cá và lấy nước tưới tiêu, xây chuồng trại chăn nuôi và một nơi ở cho gia đình trông coi.

Tất cả những điều đó sẽ khó làm được vì sẽ phải thay đổi mục đích sử dụng đất.

Hoặc khi làm trang trại sẽ phải xin phép và sự cho phép lại phụ thuộc vào quy hoạch, nếu địa phương không có quy hoạch cho chỗ này làm trang trại thì sẽ bị từ chối.

Trong khi đó khi thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, có thể đất không cấy lúa cho gạo ăn nhưng sẽ có nhiều rau hoa quả cây trái, nhiều thịt cá hơn cho xã hội.

Bởi vậy người dân nên được trao quyền tự chủ nhiều hơn trong việc sử dụng đất thì việc khai thác nguồn lợi kinh tế từ đất mới đúng nghĩa và có hiệu quả.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 13/05/2022

*************************

Tước quyn tư hu đt đai là tước tt c

Trân Văn, VOA, 12/05/2022

Không ai ng trong Hi ngh ln th năm, Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 li tiếp tc biu di"thành tâm, thiý"đ trn an công chúng đang bt bình vì vô s bt cp v kinh tế - xã hi do ph nhn quyn tư hđđai...

cuop1

Tại Việt Nam, rất nhiều người là nạn nhân của các vụ trưng thu đất. DR

Ông Nguyn Phú Trng đã khiến nhiu người, nhiu gii ng ngàng khi loan báo : Ban chấp hành trung ương đng khóa này thng nht khng đnh, "quyn s dng đt là quyn s dng mt loi tài sn và hàng hóa đc bit nhưng không phi là quyn s hu".

Hi ngh ln th năm ca Ban Chp hành Trung ương đng khóa 13 đã kết thúc vàông Nguyn Phú Trng đã khiến nhiu người, nhiu gii ng ngàng khi loan báo :Ban chấp hành trung ương đng khóa này thng nht khng đnh, "quyn s dng đt là quyn s dng mt loi tài sn và hàng hóa đc bit nhưng không phi là quyn s hu" (1).

Tr các lut gia xã hội chủ nghĩa ti Vit Nam, chc chn các chuyên gia v dân lut, v công pháp c trong ln ngoài Vit Nam s phi nghiêng mình nhn thua thêm mt ln na trước Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và các thành viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa năm, bi h không th lĩnh hi và tt nhiên không th dùng kiến thc, kh năng chuyên môđ lý gii cho phn còn li ca thế gii rng vì sao, mt t chc chính tr li có quyn tước b quyn tư hu vđđai ca dân chúng trong mt quc gia ? Vì sao đã gn hế¼ thế k 21 mà tt c thành viên ca mt xã h"công bng, dân ch, văn minh" ch có"quyn s dng đt như mt loi tài sn và hàng hóđc bit" ?

***

Ông Trng và các thành viên cao cp trong đng công đã cũng nhưđang tiếp tc ngy bin v vic ph nhn quyn tư hu vđâđai. Trước khi "thng nht nhđnh", rng dân chúng Vit Nam vn ch có quyn s dng đt như"quyn s dng mt loi tài sn và hàng hóa đc bit",lúc trình bày "Đán tng kết 10 năm thc hin Ngh quyết Hi ngh Trung ương 6 khóa XI v tiếp tđi mi chính sách, pháp lut vđđai" ti Hi ngh ln th năm, ông Trọng đã tng tha nhn :Hơn 70% s v t cáo, khiếu ni thuc v lĩnh vđđai. Nhiu người giàu lên nhđt nhưng cũng có không ít người nghèđi vìđt, thm chí bđi tù cũng vì đt, mt c tình nghĩa cha con, anh em vìđt...

Nhng thc mc công Trng, chng hn :Vì sao ngun lđđai chưđược phát huy đđđ tr thành ni lc quan trng phc v phát trin kinh tế - xã hi ? Vì sao  nhiu nơi, vic s dng đt còn lãng phí, hiu qu thp ; t tham nhũng, tiêu cc liên quan đếđđai chđượđy lùi, thm chí gia tăng ? Vì sao s v khiếu ni, t cáo thuc v lĩnh vđđai vn còn nhiu và phc tp ? Vì sao th trường bđng sn phát trin thiếu lành mnh, chưa bn vng và còn tin nhiu ri ro ? Đâu là nguyên nhân thuc v quan đim, ch trương, chính sách nêu trong Ngh quyết và bt cp ca LuĐđai năm 2013 ?

Rđ ngh công Trng :Tng kết thc hin Ngh quyết Hi ngh lnth sáu ca Ban chấp hành trung ương đng khóa 11 vđđai là yêu cu cn thiết nhm thc hin Ngh quyếĐi hi 13 cđng, tiếp tđi mi, hoàn thin th chế, chính sách, kp thi tháo g nhng vướng mc trong công tác qun lý và s dng đđai, bđm hài hoà các lích ca nhà nước, người dân và nhàđu tư, to ngun lc vàđng lc mđ phđuđến năm 2030 nước ta tr thành nước công nghip hiđi (2) khiến nhiu người, nhiu gii tin rng, Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 s yêu cu sa LuĐđai hin hành đến tn g công nhân quyn tư hu vđđai đ chm dt thc trng nhưđã thy vàđang biết.

Không ai ng trong Hi ngh ln th năm, Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 li tiếp tc biu di"thành tâm, thiý" đ trn an công chúng đang bt bình vì vô s bt cp v kinh tế - xã hi do ph nhn quyn tư hđđai, ging ht như Ban chấp hành trung ương đng khóa 11 tng biu din ti Hi ngh ln th sáu, cách nay đúng mười năm !

Ngày 15/10/2012, Ban chấp hành trung ương đng khóa 11 công b Thông báo v Hi ngh ln th sáu. Đây là nguyên văn phn vđđai trong thông báo : Ban chấp hành trung ương nhn mnh, đđai là tài nguyên quc gia vô cùng quý giá, là tư liu sn xuđc bit, là tài sn, ngun lc to ln cđt nước, là ngun sng ca nhân dân. Qun lý và s dng đđai là vđ rng ln, phc tp, h trng, liên quan đến vic gi vng thành qu cách mng, đnh chính tr, xã hi, đưđt nước phát trin bn vng.

Do vy, trong thi gian ti, cn tiếp tc quán trit sâu sc nhng quan đim chđo và tích cc trin khai cáđnh hướng đi mi chính sách, pháp lut vđđai trong Ngh quyết Trungương 7 khóa 11, Kết lun Hi ngh Trung ương 5 khóa 11 gn vi vic xem xét, đánh giá nhng vđ mi trong lĩnh vc này.

Đnh hướng tiếp tđi mi và hoàn thin chính sách, pháp lut vđđai tp trung cho các vđ : Quy hoch s dng đt. Giao đt, cho thuêđt. Thu hi, bi thường, h tr, táđnh cưĐăng kýđđai và cp giy chng nhn. Quyn và nghĩa v ca t chc, h gia đình và cá nhâđược giao quyn s dng đt. Phát trin th trường bđng sn. Vhính sách tài chính vđđai ; v giáđt Ban chấp hành trung ương đã ra ngh quyết v tiếp tđi mi chính sách, pháp lut vđđai trong thi kđy mnh toàn din công cuđi mi, to nn tng đđến năm 2020 nước ta cơ bn tr thành nước công nghip theo hướng hiđi(3).

Nói cách khác, sau mười năm, bt chp thc trng kinh tế - xã hi ti t hơn, ph nhn quyn tư hđđai tiếp tc khiến bt công, hi mi quyn thế, tham nhũng trng trn hơn, hu qu trm trng hơn, đường hướng công Trng nói riêng và các thành viên cao cp trong Đảng cộng sản Việt Nam vn thế.

Khác bit ch n ch, mc tiêđưa Vit Nam tr thành m"nước công nghip hiđi" đã được chuyn t 2020 đến 2030. Vì sao li thế ? Câu tr li rđơn gin : Tha nhn quyn tư hđđai thì phi xét li nhiu th, thm chí phi bi thường nhng thit hi do th tiêu quyn tư hđđai, khó lun gii v chuyn phi xây dng chủ nghĩa xã hội. Th tiêu quyn tư hđđai có th khiến mi th càng ngày càng ti t nhưng khi Vit Nam không chch hướng, vn tiếp tc là mt quc gia xã hội chủ nghĩa thìđng còn tiếp tc nm gi quyn lãnh đo toàn din, tuyđi, bt k vic thc thi quyđó càn r ti mc nào, ví d như ch cho phép công dân có quyn s dng đt !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 12/05/2022

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-quyen-su-dung-dat-khong-phai-quyen-so-huu-post1457098.html

(2) https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/tong-bi-thu-dat-ra-nhieu-cau-hoi-ve-su-dung-va-quan-ly-dat-dai-tai-hoi-nghi-trung-uong-5-i652472/

(3) https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thong-bao-hoi-nghi-trung-uong-6-khoa-xi-2012101509282342.htm

************************

Vì sao dân chỉ được ‘quyền sử dụng’ mà không được ‘quyền sở hữu’ đất đai ?

RFA, 12/02/2022

Hội nghị Trung ương 5, Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 vẫn duy trì chính sách "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" - tức người dân chỉ được quyền sử dụng đất mà không được quyền sở hữu mảnh đất mình bỏ tiền ra mua, được thừa kế hay được tặng, cho Nguyên nhân vì đâu ?

datdai2

Hình ảnh người dân khiếu kiện đất đai từ năm 2002 - Reuters

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, nhận định rằng chính sách đất đai hiện nay của Việt Nam tạo ra những nỗi đau cũng như những cơ hội vơ vét lợi ích của xã hội mà không ai có thể kiểm soát nổi. Tuy vậy, Nhà nước cũng không thể thay đổi chính sách đó. Ông nêu lý do :

"Tôi thì cho rằng đây là điểm khác nhau giữa mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Ở mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy tập trung thì đất đai không có thị trường, không có giá trị, do nhà nước điều hành cụ thể. Ai dùng thì nhà nước giao, ai không dùng dùng nữa thì nhà nước lấy lại. Còn khi vào cơ chế thị trường thì chắc chắn là đất đai nó có giá trị của nó và nó phải tạo lập thị trường đất đai thì mới phát triển kinh tế được. Thế nhưng Việt Nam hiện nay thì đang lưỡng lự, hay nói cách là đang bị rối giữa cái sự rành mạch của cơ chế nhà nước chỉ huy tập trung và cơ chế kinh tế thị trường. Cái rối nó thể hiện ở cơ chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cái cắt nghĩa của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến nay chưa có văn bản chính thức. Chính vì vậy mà vấn đề đất đai cứ bị vướng víu chỗ này chỗ khác mà chúng ta chưa thoát ra được một điểm quan trọng nhất là đất đai có giá trị hay không ? Giá trị đó thể hiện thế nào và trong quá trình vận hành thì sự chia sẻ giá trị đó giữa các thành phần kinh tế như thế nào là hợp lý. Cơ bản là Việt Nam chưa làm được chuyện đó".

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Pháp luật không cho phép tồn tại bất cứ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là người đại diện.

Toàn bộ vốn đất đai trên toàn cõi Việt Nam dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai do bất cứ ai sử dụng và sử dụng vào bất kỳ mục đích gì thì cũng đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Với chính sách đất đai bị cho là vô cùng bất hợp lý, chuyện khiếu kiện đất đai của những người dân mất đất trải dài khắp nước và kéo dài hàng chục năm qua vẫn không giải quyết được gây biết bao hệ lụy cho người dân. Thực tế cho thấy, dân cứ tiếp tục kiện nhưng sẽ không bao giờ thắng bởi những quy định chi tiết của luật pháp cho phép Nhà nước quyết định tất cả.

datdai3

Người dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai năm 2012. Reuters

Là một người dân mất đất, ông Cao Hà Trực nêu quan điểm của ông sau lời khẳng định "quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu" của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua :

"Nhà cầm quyền họ giữ quan điểm không cho dân tư hữu về tài sản để họ có cớ lấy đất của dân vô tội vạ. Thứ hai, hầu như các quan chức Nhà nước đều giàu lên nhờ đầu tư, kinh doanh về đất đai. Họ thu hồi của người dân với giá rẻ mạt và bán với giá rất cao. Nếu bây giờ cho người dân được quyền tư hữu về tài sản thì sẽ có nhiều trường hợp gọi là ‘hồi tố’. Họ tránh tình trạng domino, người dân chỗ này, chỗ kia đòi lại đất.

Một điểm nữa, hầu như đất đai của các cơ sở tôn giáo sau năm 1975 ở miền Nam và trước kia ở miền Bắc, nhà cầm quyền cộng sản ‘mượn’ tạm thời cho giáo dục nhưng sau đó không trả lại. Nếu bây giờ cho người dân tư hữu về tài sản thì nhà nước phải trả lại các cơ sở tôn giáo. Họ sợ tình trạng đòi đất tiếp nối thì sẽ bất an về chính trị".

Theo Luật đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013, người dân chỉ có quyền sử dụng đất, còn quyền định đoạt đất đai, tức quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai thì chỉ có Nhà nước mới có tư cách thực hiện. Đền bù bao nhiêu cũng do Nhà nước quyết định. Có thể nêu một ví dụ :

Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2021, chính quyền địa phương ở làng Chương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức cưỡng chế ruộng đất của người dân dù hai bên chưa đạt được thoả thuận về giá cả đền bù. Một người dân làng Chương (giấu tên vì lý do an ninh) cho RFA biết :

"Tại sao ở ngoài tư nhân người ta mua đất của dân thì được giá cao mà sao ở trên về mua thì lại giá thấp ? Mang khu công nghiệp về đây để phát triển đất nước thì cũng được thôi nhưng mà phải thoả thuận với giá của dân đưa ra, đã thế lại đòi thu hồi 100% ruộng canh tác của người dân thì chúng tôi sống làm sao ?"

Tuy người dân không có quyền sở hữu đất đai nhưng người dân lại có Quyền tài sản. Đây được cho là một bước tiến bộ. Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định : "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác". 

Có thể thấy, Quyền tài sản cũng chỉ dừng lại quyền sử dụng đất mà thôi.

Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 hôm 10 tháng 5 năm 2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định : Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Đất đai tiếp tục thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước cũng không thừa nhận việc đòi lại đất đã được nhà nước giao. 

Chính sách về đất đai này đã gây ra bao hệ lụy, oan ức cho người dân từ mấy chục năm qua. Nhiều chuyên gia kiến nghị thay đổi nhưng kết quả vẫn không thay đổi dù trong ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 5, chính ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận do vi phạm đất đai mà nhiều người phải đi tù, nhiều người nghèo đi và 70% các vụ khiếu kiện của dân do vấn đề đất đai gây nên.

**********************

Sửa luật đất đai để tránh việc làm hư lãnh đạo ?

Định Tường, VNTB, 10/05/2022

Chính sách đất đai của Đảng đã dẫn đến nhà tù rất đông cán bộ của Đảng…

Ngày 6/5, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Trần Văn Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, cùng 27 bị can khác trong vụ án bán rẻ "43 ha đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3-2).

Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố ông Trần Văn Nam về tội "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

cuop2

Sau đấu giá đất Thủ Thiêm, đề xuất thêm quy định đấu giá quyền sử dụng đất

Nhiều nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nhiều sở ngành của Bình Dương cũng bị truy tố tội tương tự ông Nam, gồm : Phạm Văn Cành, nguyên phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương ; Trần Thanh Liêm, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ; Nguyễn Thanh Trúc, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ; Trần Xuân Lâm, nguyên chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương ; Võ Văn Lượng, nguyên chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương ; Ngô Dũng Phương, nguyên trưởng phòng tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương ; cựu cục trưởng, cục phó Cục Thuế… Nguyễn Đại Dương (con rể ông Nguyễn Văn Minh, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty 3-2).

Các ông Nguyễn Văn Minh, Trần Nguyên Vũ, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Bình Dương và Huỳnh Thanh Hải, chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương cùng bị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và tội "Tham ô tài sản". 3 bị can khác bị truy tố về tội "Tham ô tài sản".

Các bị can Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy (thời điểm đó), cùng các lãnh đạo tỉnh Bình Dương biết việc chuyển nhượng Khu đất 43 ha của Tổng Công ty 3-2 đã làm trái quy định của pháp luật song đã không thực hiện các biện pháp để quản lý, bảo toàn tài sản của Nhà nước, không ngăn chặn, hủy bỏ việc chuyển nhượng trái pháp luật để chuyển trả khu đất 43 ha về cho Công ty Impco theo đúng phê duyệt của Tỉnh ủy.

Khi có dư luận về những sai phạm tại khu đất 43 ha, Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo bị can cấp dưới ban hành các văn bản đính chính, điều chỉnh nội dung sai lệch bản chất phương án sử dụng đất đã phê duyệt trước đó, nhằm hợp thức hoá, che giấu những sai phạm của Nguyễn Văn Minh và Tổng Công ty 3-2.

Khi Nguyễn Văn Minh xin ý kiến về việc cho phép Tổng Công ty 3-2 chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.

Bên cạnh đó, Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản chấp thuận cho 3-2 chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng Công ty 3-2 đang sở hữu tại Công ty Tân Phú dẫn đến toàn bộ tài sản thuộc sở hữu Nhà nước gồm quyền sử dụng đất 43 ha và 30% vốn góp đã chuyển sang công ty tư nhân. Hành vi phạm tội của các bị can đã gây thất thoát số tiền là gần 985 tỉ đồng.

Số tiền Nhà nước thất thoát trong vụ án chấn động này được cơ quan điều tra xác định "đặc biệt lớn", lên đến 6.600 tỷ đồng ! Những "ông vua con" từng một thời hô mưa gọi gió, dập tắt những tiếng nói phản đối ở địa phương đang đối mặt với hình phạt khá nặng.

Và cũng như khá nhiều vụ án đình đám khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Khánh Hòa… cuối cùng nguyên nhân phạm tội chính vẫn là "cạp đất", thứ tài nguyên béo bở, đáng giá và dễ ăn nhất !

Thật ra thì phá hay xử án hoặc bao nhiêu năm tù đi nữa cũng chỉ giải quyết được phần ngọn, dập được đám cháy vẫn còn nguy cơ âm ỉ bùng phát ở nơi này hoặc nơi kia khi mà quyền định đoạt ai được "sử dụng" đất "sở hữu toàn dân" vẫn có thể nằm trong tay những quan chức sẵn sàng "đổi thân lấy đất" cho mình hoặc nhóm của mình, thì những vụ án trên vẫn còn có nơi để sinh sôi nảy nở.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng chính sách đất đai của Đảng đã dẫn đến nhà tù rất đông cán bộ lãnh đạo của Đảng ?

Định Tường

Nguồn : VNTB, 10/05/2022

Published in Diễn đàn

Kể từ sau tháng 4/1975, có rất nhiều tài sản đất đai của tổ chức tôn giáo đã được chính quyền mời rất lịch thiệp làm giấy tờ mượn sử dụng rất đàng hoàng. Thế nhưng sau đó thì lại là câu chuyện dài tập của đòi hoài không ai chịu trả.

dat1

Nếu đất của các tổ chức tôn giáo đã bị Nhà nước ‘thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa’ thì hiện nay là của Nhà nước Việt Nam, do đó không thừa nhận việc đòi lại nhà đất

Quy định của pháp luật giải quyết ra sao ?

Ngày 25/9/1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 188-CP về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam. Theo đó, Nhà nước quốc hữu hóa các đồn điền và ruộng đất của các tư sản nước ngoài.

Như vậy, chuyện đòi lại các tài sản đất đai bị ‘đánh tư sản’ ở thời điểm hiện tại gần như là vô vọng.

Thế nhưng trong các trường hợp mà chính quyền ký giấy mượn tài sản của tổ chức tôn giáo, thì có lẽ theo nguyên tắc của sự tử tế, cần sòng phẳng trả lại cho đúng mục đích của nơi là chủ sở hữu gốc.

Vậy thì có trường hợp nào đã ‘mượn’ rồi nhưng sau này lại được quyền ‘chiếm’ luôn tài sản bất động sản tôn giáo đó ? Trong thắc mắc này thì có lời giải đáp pháp luật thế này :

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định : Quyền đòi lại tài sản :

"1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ; Người sử dụng tài sản ; Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó".

Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự của chủ sở hữu ; được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp tài sản của chủ sở hữu đang do người khác chiếm hữu không dựa trên sự định đoạt ý chí của chủ sở hữu ; thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu người đang thực tế chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản cho mình.

Như vậy, trong trường hợp các tổ chức tôn giáo hoàn toàn có thể yêu cầu bên đang chiếm giữ hoặc sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật hoàn trả lại tài sản cho họ. Trong trường hợp bên đang chiếm giữ hoặc sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật, thì các tổ chức tôn giáo đó có quyền làm đơn khởi kiện để đòi lại tài sản của mình.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991, thì "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất".

Do đó, xem ra nếu đất của các tổ chức tôn giáo đã bị Nhà nước ‘thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa’ thì hiện nay là của Nhà nước Việt Nam, do đó không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất trước 1991.

Trên thực tế thì với những gì được nêu ở Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11, "Quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991", cho thấy việc ‘trả’ hay ‘chiếm luôn’ lại tùy thuộc vào ‘thiện chí’ của nhà chức trách hiện tại nhiều hơn trong thực thi Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11.

Lá đơn ‘nóng hôi hổi’ của các nữ tu Biên Hòa

Vào ngày 5/7, phía Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp đã có một ‘thỉnh nguyện thư’ kêu gọi sự ủng hộ cùng lên tiếng của cộng đồng về việc "Hoàn trả lại cơ sở tôn giáo mà UBND thành phố Biên Hòa đã mượn". Nội dung như sau :

"Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp chúng tôi vào năm 1962 có mua một thửa đất 15.000 m2 thuộc phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để xây trường cho 1.000 học sinh tiểu học và trung học gọi là trường Thánh Giuse, cũng như đã lập một tu xá trên mảnh đất này để các nữ tu phục vụ cho việc giáo dục.

dat2

Hình ảnh các nữ tu Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp

Ngày 08/12/1976, chúng tôi phải cho UBND Thành Phố Biên Hòa mượn dãy nhà 3 tầng để làm cơ sở học tập cho cán bộ trong thời hạn 5 năm (có Biên bản cuộc họp mượn nhà). Quá thời hạn trên, ngày 13/3/1984 UBND lại mượn thêm 2 dãy nhà nữa cùng với thửa đất diện tích 6.284 m2 và giao cho Bệnh viện Đa khoa Thành phố Biên Hòa. Hiện nay bệnh viện chuyển thành Trung tâm Y tế ngụ tại số 98/487 đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa.

dat3

Cơ sở Hội dòng Đa Minh – Trung tâm Y tế, Thành phố Biên Hòa

Tất cả các hồ sơ pháp lý về nguồn gốc đất, giấy phép xây trường và biên bản cho mượn nhà chúng tôi vẫn còn lưu giữ.

Điều làm cho các nữ tu đau lòng vô cùng khi vô tình biết được tài sản của nhà Dòng đã trở thành tài sản của Bệnh viện Đa khoa Biên Hòa với Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng Nhà đất (số N.006332, thuộc thửa số 05, tờ bản đồ số 35, ký ngày 16/02/2004).

dat4

Vì nhu cầu cần có nhà ở cho số tu sĩ gia nhập vào Dòng ngày một gia tăng, và để tiếp tục tham gia vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, cho nên Hội dòng đã đệ đơn hơn 20 lần lên các cấp lãnh đạo từ địa phương đến trung ương để xin lại phần nhà và đất mà Hội dòng đã cho UBND Thành phố Biên Hòa mượn trên đây. Nhưng cho đến nay, yêu cầu của Hội dòng vẫn chưa được lắng nghe, giải quyết.

Nay chúng tôi muốn chia sẻ thao thức này với hy vọng tiếng kêu của chúng tôi, những phụ nữ tu hành Công giáo đang ươm trồng ước mơ nhân văn và theo đuổi lý tưởng hiến dâng phục vụ con người và xã hội, được vang tới cơ quan có thẩm quyền. Chúng tôi rất chân thành cảm ơn những người bạn đã và đang đồng hành với Hội dòng. Đồng thời xin mời gọi tất cả mọi người chia sẻ rộng rãi nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, để được các ban ngành quan tâm cứu xét kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn".

Lâu nay, trong các vụ việc mong được ‘hoàn trả’ như trên, thường thì nhà chức trách sẽ trả lời (đại khái) như sau : "Khách quan, hiện nay hầu hết tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất có nguồn gốc liên quan đến tôn giáo đều không còn lưu giữ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ sở cũ. Do đó, khi tổ chức tôn giáo có đơn khiếu nại, kiến nghị xin, đòi lại các cơ sở có nguồn gốc liên quan đến tôn giáo, thì chính quyền không có cơ sở để xem xét, giải quyết".

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 07/07/2020

Published in Diễn đàn

Người dân Vườn rau Lộc Hưng phản đối chính quyền tự động cắm cọc phân lô đất cưỡng chế (RFA, 21/01/2019)

Vào ngày 21/1, chính quyền địa phương ở phường 6, quận Tân Bình đã cho người đến cắm cọc phân lô trên khoảng đất 4,8 ha Vườn rau Lộc Hưng mà không được sự đồng ý của người dân ở đây.

phandoi1

Khu đất Vườn rau Lộc Hưng bị phân lô cắm cọc - Photo : RFA

Ông Cao Hà Chánh, đại diện những hộ dân Vườn rau Lộc Hưng đã bị chính quyền cưỡng chế vào các ngày 4/1 và 8/1 vừa qua, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tình hình xảy ra vào hôm 21/1 như sau :

"Ngay bây giờ trên đất của bà con thì họ đã cưỡng chế nhà hết rồi, xong rồi họ cứ cào xới lên. Cuối cùng qua nay thấy họ cắm mốc phân lô, cứ 5 mét 20 gì đó. Bà con kéo ra đề nghị gặp người chỉ đạo, gặp lãnh đạo phường quận nhưng không được. Bà con phản ứng và yêu cầu không được làm gì trên đất này vì đây là đất vẫn thuộc bà con mà lãnh đạo các cấp chưa đối thoại với dân".

Vào các ngày 4/1 và 8/1 vừa qua, chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã huy động lực lượng và máy móc đến cưỡng chế, tháo dỡ hàng trăm căn nhà trên mảnh đất 4,8 ha Vườn rau Lộc Hưng. Chính quyền quận Tân Bình cho báo chí trong nước biết việc cưỡng chế được thực hiện đối với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.

Tuy nhiên, những người dân Lộc Hưng mà đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết, chính quyền đã phá dỡ khoảng 200 căn nhà, cào xới đất, xoá sạch các ranh giới giữa các lô đất, phá bỏ hoa màu của người dân. Trong số này có nhiều căn nhà đã được xây dựng tại đây từ 9 đến 10 năm. Những người dân Lộc Hưng nói với đài Á Châu Tự do rằng họ đã sống ở đất vườn rau nhiều đời, từ thời ông bà cha mẹ vì đất vườn rau thuộc hội Thừa sai Paris cho người dân dùng để sống và canh tác từ thời Pháp. Thậm chí sau vụ cưỡng chế, người dân ở đây đã đưa lên mạng hình ảnh những khế ước đất có từ thời Pháp của họ. Người dân cũng cho biết họ đã nhiều lần yêu cầu địa phương cho họ đăng ký quyền sử dụng đất nhưng không được trả lời. Điều này đã dẫn đến khiếu kiện kéo dài của nhiều hộ dân ở đây lên chính quyền thành phố từ năm 1999 đến 2008 mà không có câu trả lời dứt khoát.

Trong khi đó, chính quyền địa phương nói với truyền thông trong nước rằng mảnh đất này thuộc Bưu điện thành phố cho bà con mượn trồng rau và đã được quy hoạch để xây trường học.

Trước sự phản ứng của người dân, vào ngày 13/1, chính quyền quận Tân Bình cho biết địa phương quyết định hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 đất vườn rau và từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng trong 3 tháng cho các hộ trồng hoa màu bị ảnh hưởng do cưỡng chế. Báo chí trong nước đến hôm 20/1 cho biết đã có 8 hộ trong số 124 đã đăng ký sử dụng đất với chính quyền địa phương, nhận được khoảng 8 tỷ đồng tiền hỗ trợ.

Ông Cao Hà Chánh nói với đài ACTD rằng 8 hộ này là những hộ có người trong gia đình làm cho chính quyền, còn những người dân Lộc Hưng khác vẫn kiên quyết không nhận tiền bồi thường.

Chị Trần Minh Thi, một người có hơn 1.000 m2 đất vườn rau từ thời ông bà, cho đài ACTD biết :

"Họ xuống và họ nói là họ là tổ vận động. Tức là họ vận động chúng tôi ký trên 7.055.000 đồng. Có người đã ra rồi nhưng đó là những người từ trước đến nay không đồng hành cùng chúng tôi. Đường mương mà những người này chiếm thì giờ họ cấu kết với chính quyền để họ ra phường lấy tiền vì đất đó không phải của họ thì họ lãnh là được. Họ nói là nếu dụ được ai thì họ cho tiền thưởng 5 triệu chứ người dân chúng tôi hoàn toàn không nhận gì hết".

Sau vụ cưỡng chế, chính quyền quận Tân Bình nói với báo chí trong nước rằng việc cưỡng chế chỉ phá nhà xây trái phép nhưng không lấy đất. Tuy nhiên, chị Thi cho biết, sau ngày 8/1, người dân Vườn rau đã không thể quay lại đất của mình vì bị cấm, và cuộc sống của họ giờ hết sức khó khăn, phải đi tìm nhà ở thuê, ở trọ, trong khi Tết cổ truyền đang đến gần.

*****************

Người dân Vườn rau Lộc Hưng nói gì về tin 8 hộ đã nhận hỗ trợ 8 tỷ đồng ? (RFA, 20/01/2019)

Báo Sài Gòn Giải Phóng vào ngày 20/1 cho hay đến chiều 19/1/2019 đã có 8 hộ dân ở Vườn rau Lộc Hưng đã nhận hỗ trợ 8,03 tỷ đồng từ UBND phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cho diện tích 2.273m2 đất canh tác trồng rau lâu năm.

phandoi2

Hình ảnh đổ nát sau cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng -Courtesy FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Thông tin trên báo SGGP cho hay, đây là số tiền hỗ trợ đợt 1 (50%), và các hộ dân này sẽ tiếp tục nhận một số tiền tương ứng sau Tết Nguyên đán 2019.

Đồng thời mỗi gia đình nhận được 6 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán và thưởng 5 triệu đồng/hộ vì đã đồng thuận với chủ trương, chính sách hỗ trợ của địa phương, tiến hành kê khai trước Tết Nguyên đán 2019.

Riêng các hộ có hoa màu bị hư hỏng trong đợt tháo dỡ công trình xây dựng trái pháp luật vừa qua, phường cũng hỗ trợ 5 trường hợp với tổng số tiền 66 triệu đồng.

Tối ngày 20/1/2019, ông Cao Hà Chánh, một người thuộc ban đại diện Vườn rau Lộc Hưng xác nhận thông tin này trên báo chí là chính xác, nhưng nói thêm đây là những hộ dân có người nhà làm cho chính quyền.

"Như anh vừa nói, rõ ràng là có thể là những hộ khác, vì bên này khoanh vùng số lượng người rồi. Từ trước năm 1999-2001 thì rõ ràng số như họ cung cấp (có 8 hộ nhận hỗ trợ 8,03 tỷ đồng - PV) là 5 nhà có đất là cán bộ phường và quận. Sau đó có nhân lên do họ chia cho con thì không biết số lượng như thế nào, cộng với 7 hộ bên phía đường Chánh Hưng.

Trước đây có mương tập thể để cho chảy nước qua đó (đường Chánh Hưng) thì lúc sau này không xài con mương nữa, vì chính quyền quận làm một cống hộp lớn trên đường Bắc Hải và họ lấp con mương này lại, các hộ dân đối diện đó qua chiếm và bán vớ vẩn.

Năm 2001-2003, phường có chủ trương dụ những người này ra và hợp thức hóa cho họ những việc lấn chiếm đó. Ngay lập tức là những cuộc họp sau đó đưa họ vào để làm đối lập với bên này, họ ký hợp đồng với bên chính quyền", ông Cao Hà Chánh nói qua điện thoại.

Đài Á Châu Tự Do chưa liên hệ được với nhận hộ dân chấp nhận tiền đền bù để nghe ý kiến của họ.

Tuy nhận được tiền hỗ trợ, nhưng theo ông Cao Hà Chánh, những người dân này không nhận được biên nhận hay hóa đơn cho số tiền đã ký nhận.

Như chúng tôi đã thông tin, trong 2 ngày 4 và 8/1, chính quyền phường 6 quận Tân Bình đem lực lượng cưỡng chế xuống Vườn rau Lộc Hưng tháo dỡ 112 căn nhà mà theo chính quyền là "xây dựng trái phép".

Tuy nhiên người dân cho hay có khoảng 200 căn nhà bị đập nát, chính quyền sau đó cũng cho người dọn sạch xà bần, sắt vụn và đồ đạc của người dân với lý do là "sẽ để người dân nhận lại sau đó".

Xà bần, sắt thép cũng được nhà nước dọn sạch sau đó, đồng thời cắm bảng dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia trên khu đất của người dân.

Ngày 16/1/2019 nhóm 17 luật sư nhận hỗ trợ pháp lý cho 20 hộ dân Vườn rau Lộc Hưng ra Thông cáo báo chí số 1 khẳng định "trong thời gian vừa qua, có một số báo chí đã đưa tin một chiều, không khách quan", đồng thời người dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về sự việc "bị cưỡng chế thu hồi đất và bị đập phá tháo dỡ nhà trái pháp luật".

Qua ngày hôm sau, các hộ dân này đem đơn kêu cứu khẩn cấp đi gửi các cơ quan công quyền, tuy nhiên Văn phòng Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh từ chối nhận đơn mà không nêu lý do.

Văn phòng tiếp công dân của UBND thành phố có nhận đơn và thống kê có 172 hộ dân ký tên kêu cứu về các hành động của chính quyền quận Tân Bình.

******************

Bộ Tài nguyên và môi trường : Người dân Lộc Hưng không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất (RFA, 17/01/2019)

Bộ Tài nguyên và môi trường hôm mới đây đã có công văn xác định người dân ở Vườn rau Lộc Hưng không đủ điều kiện công nhận là người sử đụng đất và không được xem xét giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất với bưu điện.

phandoi3

Cận cảnh lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế khu vực vườn rau Lộc Hưng. RFA

Truyền thông trong nước loan tin này hôm 17/01/2019 và cho biết đây là công văn trả lời Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến giải quyết khiếu nại của người dân Lộc Hưng.

Trả lời công văn liên quan đến khu đất vườn rau Lộc Hưng, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, vào thời Pháp, 4,8ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số 6,8 ha đất do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng làm nơi dựng anten cho đài phát tín. Thời gian sau đó, Nha Giám đốc viễn thông (Việt Nam Cộng Hòa) trực tiếp quản lý, sử dụng.

Năm 1975, Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản đài phát tín. Đến năm 1987, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận bãi anten này. Từ năm 1988 đến 1991, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần xin giải tỏa vườn rau xung quanh khu đất để xây dựng hàng rào bảo vệ anten. Tuy nhiên theo Bộ Tài nguyên và môi trường, việc xây dựng hàng rào không thực hiện được do chưa thống nhất mức bồi thường hoa màu cho người dân.

Cũng trong theo công văn của Bộ Tài nguyên và môi trường, vào năm 2001, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định giao đất cho Công ty Sài Thành và Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng khu nhà ở cán bộ. Nhưng không thể thực hiện vì người dân khiếu nại vì có quá trình sử dụng đất này từ năm 1955 đến thời điểm đó.

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, việc sử dụng đất của các hộ dân ở Lộc Hưng để trồng rau là tận dụng phần đất trống giữa các cột anten. Do đó các hộ dân không đủ điều kiện để được công nhận là người sử dụng đất và không được xem xét giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất với bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì vậy Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, việc đền bù, hỗ trợ di dời khi thu hồi đất thì người dân chỉ được hỗ trợ với mức tối đa không vượt quá mức bồi thường.

Trong hai ngày 4/1 và 8/1, chính quyền quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế khu Vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha. Chính quyền địa phương cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện đối với 112 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chứ không thu hồi đất. Mặc dù vậy, chính quyền địa phương trước đó cũng cho biết khu đất này là khu đất công và đã được quy hoạch để xây trường học.

Sau đó, vào ngày 13/1, chính quyền quận Tân Bình đề nghị hỗ trợ 7.055.000 đồng/ m2 đất vườn rau và 4 đến 6 triệu đồng/ tháng trong 3 tháng đối với các hộ trồng hoa màu bị ảnh hưởng bởi vụ cưỡng chế.

Trung Khang

******************

Hơn 100 dân Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu không được tiếp (BBC, 17/01/2019)

Khoảng hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng sáng 17/1 tới văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh để gửi đơn kêu cứu nhưng không được tiếp.

phandoi4

Hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu sáng 17/1/2019 nhưng không được các cơ quan công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh tiếp

"Chính quyền cho một lực lượng hàng chục người tới bao vây chúng tôi, làm như chúng tôi là một nhóm tội phạm, trong khi từ chối nhận đơn của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi phải bỏ lại đơn ở chỗ bảo vệ rồi ra về", ông Cao Hà Chánh nói với BBC hôm 17/1.

Nhóm người dân vườn rau Lộc Hưng hơn 100 người, do ông Cao Hà Chánh làm đại diện, có kế hoạch đi nộp đơn kêu cứu tại ba cơ quan công quyền của Nhà nước, gồm Văn phòng tiếp công dân của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc hội, và Ủy ban Thành ủy.

Theo lời ông Chánh thuật lại, chỉ có Văn phòng tiếp công dân chịu nhận đơn của họ, "nhưng đây cũng là cơ quan mà hơn 20 năm nay người dân vườn rau Lộc Hưng chúng tôi đã tới hàng chục lần để nộp đơn đề nghị chính quyền xác minh và chứng nhận đất đai cho chúng tôi, nhưng chưa bao giờ được giải quyết", ông Chánh nghẹn ngào nói.

"Đây là cơ quan có trách nhiệm chuyển tiếp giấy tờ, công văn lên lãnh đạo thành phố, chứ họ không có quyền quyết định. Cơ quan có quyền lực cao nhất là Ủy ban Thành ủy thì lại không tiếp chúng tôi".

"Một số người ăn vận như cán bộ, nhưng khi chúng tôi tiếp cận thì họ nói họ chỉ là bảo vệ. Sau đó họ lấy điện thoại chụp lại đơn rồi đi vào trong. Sau đó họ cho người đóng cổng, bấm khóa".

"Tôi không hiểu pháp luật Việt Nam nữa. Chúng tôi làm đúng pháp luật, chúng tôi đi gửi đơn khiếu nại, tại sao lại không nhận đơn, và lại cho người tới bao vây, không chế chúng tôi" ?

"Trước đây, Văn phòng tiếp công dân của thành phố từng ra văn bản đề nghị lãnh đạo thành phố tiếp người dân vườn rau Lộc Hưng. Nhưng chưa có cuộc tiếp xúc nào của lãnh đạo thành phố với bà con chúng tôi được thực hiện cho tới nay".

Ông Chánh nói đơn kêu cứu này có chữ ký của 172 hộ dân mất nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Ông cũng nói họ đã bị đẩy vào đường cùng, không còn nguồn sống, nên "dù phải chết chúng tôi cũng làm đến cùng", ông nói.

Cũng theo ông Chánh, việc chính quyền đưa thông tin về việc sẽ xử lý 20 người chống đối khiến người dân ở đây tổn thương thêm một lần nữa. Ông cũng nói báo chí đề cập đến "kẻ cầm đầu", ông không rõ là ai, nhưng nhiều năm nay ông vẫn là một trong những người đại diện, hướng dẫn bà con ở khu vườn rau Lộc Hưng trong việc đi xin chứng nhận đất đai.

"Đến nay chính quyền vẫn im lặng. Trong khi người dân chúng tôi mất đất, mất nhà, bị đàn áp, bị coi như tội phạm, tổn thương hết lần này đến lần khác. Mong muốn của chúng tôi hiện giờ chỉ là họ ra mặt đối chất với chúng tôi", ông Chánh nói với BBC.

BBC từng nhiều lần liên lạc qua điện thoại với các cơ quan công quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thông tin vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhưng không được.

Nhóm luật sư nói gì ?

"Ý kiến trên của người dân vườn rau Lộc Hưng là có căn cứ pháp lý", nhóm luật sư vừa mới thành lập để hỗ trợ cho những gia đình mất nhà ở Lộc Hưng cho hay trong thông cáo báo chí phát đi hôm 16/1.

phandoi5

Nhiều người dân mất nhà sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

Đây là nhóm luật sư 17 người, trong đó có nhiều luật sư thường bào chữa cho người bất đồng chính kiến như Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, được thành lập để trợ giúp pháp lý của 20 hộ dân ở Vườn Rau Lộc Hưng.

Thông cáo báo chí số Một của nhóm luật sư nêu hai vấn đề chính mà người dân Lộc Hưng muốn khiếu nại.

Thứ nhất là vụ cưỡng chế phá nhà từ ngày 4 - 8/1 theo người dân ở đây là trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho hàng trăm người dân.

Thứ hai là việc dân ở đây cho rằng đất vườn rau Lộc Hưng đã được họ (phần lớn là người miền Bắc di cư năm 1954) khai thác, sử dụng hợp pháp liên tục từ năm 1955 đến nay. Sau năm 1975 họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền cấp các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai nhưng không được giải quyết dứt điểm. Người dân muốn các luật sư yêu cầu chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và trung ương tổ chức tiếp dân đối thoại công khai với họ về vấn đề này.

Các luật sư mong muốn chính quyền tạo điều kiện cho họ làm việc với người dân Lộc Hưng "trong việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" của họ theo Hiến pháp.

Ngoài ra, nhóm 17 luật sư cũng phản ánh việc một số báo Việt Nam vừa qua đưa thông tin một chiều, không khách quan về vụ việc cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng. Theo họ, việc đưa tin mà không hề hỏi thêm bên liên quan, không tiếp cận với các tài liệu liên quan từ chính người dân khiến "nhiều người mất nhà, mất việc, mất tài sản, thu nhập, sống vất vưởng, càng bị tổn thương thêm về tinh thần".

Nhân việc này, nhóm luật sư đề nghị báo chí, mạng xã hội đưa tin về vụ việc một "cách khách quan, trung thực, phản ánh đúng sự thật, đặc biệt cần ghi nhận những ý kiến và tình cảnh hoạn nạn của người dân VRLH hiện nay sau vụ cưỡng chế phá nhà".

Nhiều người quyên góp giúp dân Lộc Hưng

Trong khi đó, đã có những phong trào quyền góp để giúp người dân vườn Rau Lộc Hưng. Như phong trào Góp gạch xây nhà cho bé Tôm và nạn nhân Lộc Hưng từ 11/14/1 đã thu hút được sự ủng hộ của hàng trăm cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, theo thông tin từ Facebook nhà báo Sương Quỳnh.

phandoi6

Vợ chồng cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên mất nhà mới xây sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

Bé Tôm là con của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên - người có căn nhà mới xây sau nhiều năm dành dụm bị đập nát trong vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng.

Họa sĩ Vĩnh Trần vẽ lại cảnh tàn phá ở Vườn Rau Lộc Hưng, bức tranh sơn dầu mang tên "Nỗi đau Lộc Hưng" để bán đấu giá nhằm quyền tiền giúp người dân mất nhà.

Truyền thông trong nước nói gì ?

Sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhiều báo chính thống của Việt Nam đưa tin rằng chính quyền đã "hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây dựng nhà trái phép" hôm 9/1.

Một số tờ báo cũng đưa tin chính quyền sẽ xử lý 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối, chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng. Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ và đã xác minh được "đối tượng cầm đầu".

Ngoài ra, sau khi tháo dỡ các căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng, báo Việt Nam cho hay công an phát hiện có "phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu".

Nhưng cũng có tờ, như Pháp luật Việt Nam, có bài "Không nên cưỡng chế vào ngày đoàn viên", trong đó không bàn đến khía cạnh pháp lý mà đề cập đến vẫn đề tình nghĩa, văn hóa của người Việt, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề.

Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị san phẳng sẽ được dùng để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, và công viên, theo báo Việt Nam.

Published in Việt Nam

Tại sao không sử dụng cụm từ "thay đổi quyền sử dụng đất" thay cho "thu hồi đất". Lý do là "thu hồi đất" chỉ phù hợp với các trường hợp vi phạm pháp luật khi sử dụng đất và phải bị thu hồi bằng một bản án tuyên ; còn các trường hợp khác là nhà nước nhận đất từ người nhượng đất, hiến đất…

dat1

Việc cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân ở đây.

Chỉ có thể truất quyền bằng một bản án hiệu lực

"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".

Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã giải thích như vậy về ý nghĩa cụm từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cũng xác lập quyền sở hữu tư nhân này bằng các nội dung thể hiện trong "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" (1).

Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 236 "Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật", quy định : "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác" (2).

Từ hai căn cứ văn bản nói trên, cho thấy Nhà nước cần thay đổi cách nhìn pháp lý để phù hợp với Luật Đất đai, cũng như Hiến pháp 2013, Điều 32 :

"1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường".

Đã là "quyền" được xác lập bằng Hiến định và Bộ Luật Dân sự, thì mệnh lệnh hành chính "thu hồi đất" cần phải dựa trên những căn cứ pháp lý nào để đưa đến sự truất quyền đó của người dân. Và trên hết, nếu vẫn không được sự đồng tình của người dân, thì chỉ bằng một án tuyên từ tòa án, các quyền đó của người dân mới có thể bị hạn chế, hay thu hồi. Các bước cưỡng chế cho ‘thu hồi quyền sử dụng đất’ chỉ được tiến hành sau bản án này của tòa.

Quyết sách nào từ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương ?

Có thể dẫn chứng bằng một sự kiện đang rất nóng : thu hồi đất khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh bất chấp pháp luật, kèm cả vũ lực diễn ra hôm 4-1, và tái diễn từ sáng sớm ngày 8-1. Nhiều người dân phản đối đã bị chính quyền bắt giữ. Không có bất kỳ thỏa thuận đền bù nào ở đây khi nhân danh Nhà nước, chính quyền quận Tân Bình đã thẳng tay đập phá tài sản công dân, cô lập toàn bộ các sinh hoạt trong đời sống cư dân vườn rau Lộc Hưng (3).

Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết theo tiến trình di cư từ Bắc vào Nam, 1954, hàng trăm gia đình Công giáo và Lương đã đến khu đất Lộc Hưng gầy dựng cuộc sống như những nông dân. Nhà thờ Lộc Hưng cũng hình thành theo dòng di dân đó. Nơi đây, từ trước năm 1954 cũng đã có một số gia đình canh tác trên những phần đất nhỏ, trong cả khu vực rộng lớn sau này gọi là vườn rau Lộc Hưng.

Sau 30 tháng Tư năm 1975, Lộc Hưng được UBND phường 7, nay là phường 6 quận Tân Bình, chia thành 4 tổ nông hội có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Việc đóng và thu thuế được xác nhận bằng biên lai cho đại diện các tổ trong khu vực vườn rau Lộc Hưng. Năm 1999, theo nội dung Luật Đất Đai sửa đổi, đặc biệt theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.

Tuy nhiên câu trả lời của hai vị chủ tịch phường Vũ Xuân Tâm và bà Trần Thị Ngọ tiếp đó vẫn đại ý là "đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định qui hoạch nào nên không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên".

Như vậy nếu tính từ mốc thời gian năm 1954 đến năm 1999, người dân khu vườn rau Lộc Hưng đã có 45 năm sinh sống, canh tác ổn định, thực hiện đầy đủ trách nhiệm về thuế cho chính quyền. Bất kỳ dự án quy hoạch đất đai nào trên phần diện tích khu vườn rau Lộc Hưng, như các viện dẫn luật ở đầu bài viết, đều phải tiến hành các bước thỏa thuận đền bù, minh bạch nội dung lý do "thu hồi đất".

Một lưu ý, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, không trao bất kỳ quyền lực nào cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về kiểu cách quản lý đất đai bất chấp pháp luật, như trong vụ cưỡng chế đất đai, nhà cửa khu vườn rau Lộc Hưng đang diễn ra.

Có thể tìm hiểu nội dung "thí điểm cơ chế" từ phát biểu liên quan đến Nghị quyết này của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân vẫn còn được lưu giữ trên nhiều trang báo điện tử, như Tuổi Trẻ (4), Nhân Dân (5). Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng có những phát biểu tương tự : trang web của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (6), báo Tiền Phong (7).

Thế nhưng trên thực tế không rõ vì sao giữa nói và làm lại có khoảng cách quá xa. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh tay đàn áp, cưỡng chế bất chấp quy định pháp luật ở khu dân cư vườn rau Lộc Hưng.

Có lẽ đã đến lúc với tư cách Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng cần ban hành những quyết sách giúp chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước ; đặc biệt là vai trò của tòa án trong mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền công dân.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 09/01/2019

(1) http://bit.ly/2SOG03q

(2) http://bit.ly/2QwdJNp

(3) http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/vntb-chu-tich-nguyen-thanh-phong-va-bi.html

(4) http://bit.ly/2SHFuo6

(5) http://bit.ly/2RhWVyX

(6) http://bit.ly/2Au9uN9

(7) http://bit.ly/2QsonVb

Published in Diễn đàn

Tham nhũng còn do đất đai thuộc sở hữu toàn dân !

Trúc Giang, VNTB, 22/04/2018

Đó là ý kiến được ghi nhận trong một hội luận cà phê của một số luật sư tại Sài Gòn, nhân vụ việc một doanh nghiệp thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã bán đất với giá rẻ cho công ty tư nhân.

dat1

Khu đất công hơn 32 ha ở xã Phước Kiển (Nhà Bè) được Cty Tân Thuận bán cho Cty Quốc Cường Gia Lai với giá hơn 1 triệu đồng/m2.

(Do hiện nay đang có tình trạng một số luật sư tham gia bào chữa miễn phí các vụ dân oan liên quan đất đai, đang được cơ quan an ninh ‘chăm sóc’ khá kỹ, nên bài viết này xin được tránh nêu tên cụ thể bất kỳ luật sư nào).

Có lẽ rút ra bài học từ sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc, ở bản Hiến pháp 1959 chính quyền miền Bắc đã quy định hai hình thức sở hữu đất đai, là sở hữu toàn dân và sở hữu tư nhân. Ở một khía cạnh nào đó, mô hình đã đem lại sức sống mới và lòng tin của dân vào chính sách quốc gia.

Vì sao nghi vấn lợi ích nhóm của Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X, XI Lê Thanh Hải ?

Ghi nhận từ hồ sơ các vụ thưa kiện của người dân liên quan đến vấn đề đất đai suốt mấy mươi năm qua cho thấy ngày càng bộc lộ nhiều phức tạp, bởi nó liên quan đến câu chuyện "chính danh". Về mặt pháp lý, đất đai phải có chính danh, tức là phải có người chủ thực sự. Thế nhưng, từ sau tháng 4/1975 đến nay, đất đai đã chưa được chính danh, và Luật Đất đai nhiều được sửa đổi nhiều lần vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Đơn cử, nhiều nước trên thế giới họ quy định rõ ràng, đất đai nào là của nhà nước, đất đai nào là của người dân nên luật của họ ổn định, tức là họ chính danh. Còn tại Việt Nam, nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất đai, nhưng không ít công chức đã lạm dụng quyền lực để thao túng đất đai, nên mới xảy ra khiếu kiện, tố cáo hàng loạt. Những ‘củi tươi’ như các quan chức Đà Nẵng vừa bị khởi tố liên quan tham nhũng đất đai là một ví dụ.

Hay vụ xảy ra tại công ty Tân Thuận 100% vốn của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khi bán rẻ ‘đất Nhà nước’ cho công ty Quốc Cường Gia Lai, với nghi vấn trách nhiệm trực tiếp/ liên đới của Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang, là dẫn chứng thời sự khác.

Một luật sư cho rằng chính chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là người đại diện, đang tạo ra một kẽ hở vô cùng thuận lợi cho nhiều bộ phận cán bộ công quyền, bởi quyền chuyển mục đích sử dụng đất lại nằm trong tay chính quyền địa phương.

Tháng 1-1997, khi chia tách thêm 5 quận mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, một khu vực đất nông nghiệp như Thủ Thiêm vốn có giá trị bằng tiền trên thị trường không đáng là bao, đã được những cán bộ ‘đi tắt đón đầu’ gom mua, vì họ biết rõ chuyện quy hoạch đô thị nơi này trong thời gian sắp tới sẽ biến đây là đất vàng. Như vậy, chỉ cần một chữ ký duyệt quy hoạch thôi thì giá trị của đất đai tăng lên hàng trăm, hàng ngàn lần, và toàn bộ khoản chênh lệch đó lọt hết vào túi những phe nhóm lợi ích. Cựu Chủ tịch, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải được nghi vấn là một trong phe nhóm lợi ích lũng đoạn và thao túng mạnh nhất thị trường đất đai ấy.

"Cơ chế chỉ có chủ tịch tỉnh, thành phố mới có quyền cấp phép dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là cơ chế đặc quyền đặc lợi. Đây là cơ chế tạo ra tham nhũng chứ không phải là đẩy lùi tham nhũng", một luật sư ‘tố’ thẳng cựu Chủ tịch Lê Thanh Hải như vậy. Vẫn theo vị luật sư này, nếu quy định sở hữu toàn dân thì cũng gần như là để khối tài sản có giá trị như đất vô chủ. Không những thế, nói về bản chất sự việc, chỉ có người chủ mới có quyền quyết định giá cả đất đai, song với việc định ra sở hữu toàn dân thì ai sẽ là người quyết định giá đất, bởi dù là sở hữu toàn dân nhưng dân lại không được quyết định giá đất.

Một phi lý nữa, về bản chất, bất động sản không thể tách rời nhà và đất được. Thế nhưng, hiện nay quyền sở hữu đất đai lại thuộc về nhà nước, trong khi quyền sở hữu nhà lại thuộc cá nhân. Chính sự không thống nhất này đã dẫn tới nhiều chính sách trong đất đai, bất động sản không được thuận buồm xuôi gió vì mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân và tập thể.

Dễ bị chụp mũ chính trị

Chia sẻ với người viết, nhiều luật sư nói rằng họ đang bị đe dọa chụp chiếc mũ chính trị là kích động dân chúng trong thưa gửi ở những vụ án liên quan đất đai.

Phía chụp mũ cũng có cái lý của họ, bởi thực tế là cho tới hiện nay, vẫn tồn tại hai cách tiếp cận với vấn đề sở hữu khác nhau, thậm chí chồng chéo và lẫn lộn. Đó là tiếp cận chính trị và tiếp cận pháp lý liên quan đến đất đai nói riêng và các vấn đề sở hữu khác nói chung.

Nhấn mạnh cách "tiếp cận chính trị", người ta luôn luôn tìm cách phân định và phân biệt giữa chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa (với nền tảng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể), và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa (mà nòng cốt là sở hữu tư nhân). Trong khi đó, cách tiếp cận pháp lý đòi hỏi phải xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu, và các đối tượng liên quan trong các giao dịch liên quan đến sở hữu theo "hình thức sở hữu", vốn đa dạng, phong phú và đậm màu sắc thực tiễn hơn "chế độ sở hữu".

"Khi Hiến pháp ghi rằng "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thì cần coi đó là tuyên ngôn chính trị về sở hữu hơn là một chế định pháp lý. Đất đai nói chung, tương tự như không khí và ánh sáng là các yếu tố thuộc về môi trường sống tự nhiên, nên không thể là "tài sản" thuộc phạm trù sở hữu của luật dân sự được. Thay vào đó, các "mảnh đất" hay "thửa đất" cụ thể mới là đối tượng của sở hữu theo pháp luật. Luật về đất đai của các nước, do đó, chính là luật về địa chính.

Khi tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên cơ sở Luật Đất đai, Nhà nước đã tước đoạt về mặt pháp lý một cách đơn giản và dễ dàng toàn bộ sở hữu tư nhân về đất đai ở Việt Nam. Tuy nhiên, bởi "đất đai" và "thửa đất" hay "mảnh đất" thuộc hai phạm trù khác nhau, do đó, trên thực tế, quá trình quốc hữu hoá các "mảnh đất" và "thửa đất" cụ thể đã không xảy ra sau đó. Hay nói một cách khác, Nhà nước vẫn phải thừa nhận một thực tế khách quan là ai ở đâu trên mảnh đất nào thì vẫn ở đó. Có nghĩa rằng về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ can thiệp vào hai khía cạnh của quyền sở hữu đất đai, đó là kiểm soát quyền sử dụng và quyền định đoạt, chứ không tước đoạt hay giành lấy các quyền này.

Người dân là chủ sử dụng đất muốn thay đổi mục đích sử dụng hay chuyển đổi, chuyển nhượng chủ quyền đối với các mảnh đất, thửa đất của mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của Nhà nước. Như vậy, động cơ của hành động "quốc hữu hoá" nói trên không phải nằm ở vấn đề quyền sở hữu, mà ở chủ trương của Nhà nước nhằm kế hoạch hoá tập trung một cách triệt để các quan hệ liên quan đến sở hữu đất đất đai". Nhiều luật sư cùng chung nhìn nhận như vậy tại buổi hội luận.

Từ phân tích như trên có thể thấy rằng những quan chức nhân danh Nhà nước ở đây như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang… dễ dàng thao túng toàn bộ số tài sản đất đai được gọi là "sở hữu toàn dân" này. Nói một cách khác, nhân danh vai trò "đại diện chủ sở hữu toàn dân", các cơ quan chính quyền nắm giữ toàn quyền và độc quyền trong việc lập và sửa đổi quy hoạch.

Quá trình lạm dụng sẽ bắt đầu một cách "bài bản" khi có các nhóm lợi ích tư nhân từ phía các doanh nghiệp tham gia, thậm chí chi phối, dẫn đến hậu quả là quy hoạch không còn phục vụ các mục đích "quốc kế dân sinh" mà chỉ nhằm hỗ trợ các nhóm lợi ích tư nhân tìm kiếm lợi nhuận thông qua các dự án kinh tế cụ thể.

Sẽ không lò nào có thể đốt hết củi tham nhũng từ đất đai, nếu như vẫn tiếp tục giữ hình thức đất đai là sở hữu toàn dân !

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 20/04/2018

******************

Chủ doanh nghiệp ‘hé lộ chuyện Thành ủy Sài Gòn mua bán đất’

T.K., Người Việt, 21/04/2018

Vụ Công ty Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy Sài Gòn) bán khu đất gần 33 hécta tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, cho công ty Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ 1,29 triệu đồng (hơn 56 USD)/mét vuông hồi Tháng Sáu, 2017, vẫn đang gây bàn tán trên mạng xã hội.

dat2

Khu đất dự án Phước Kiển-Nhà Bè được bán cho Quốc Cường Gia Lai nhưng không báo cáo Thành ủy Sài Gòn theo quy định. (Hình : Zing)

Theo báo Tuổi Trẻ, thông báo do Văn phòng Thành ủy Sài Gòn phát đi, cho biết "việc ký chuyển nhượng này đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy theo quy chế quản lý tài sản của Thành ủy".

Có suy đoán vụ bán đất Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai được công bố nhằm đưa ông Tất Thành Cang, ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn, ra kỷ luật vì ông bị cáo buộc chịu trách nhiệm chính về việc "gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng (hơn 87,9 triệu USD) trong vụ này.

Truyền thông trong nước xác nhận ông Cang phải "nhập viện" trong lúc các chi tiết về phi vụ được hé mở trên mặt báo.

Khi vụ bán đất Phước Kiển vẫn đang nóng, báo VietnamNet dẫn phát ngôn của Bí thư Thành ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân được cho là ám chỉ ông Cang : "Chỉ tòa án mới có quyền tuyên một người có tội hay không, nên để kết luận một cán bộ tham nhũng là rất khó. Trong thực tế kiểm tra, nếu phát hiện biểu hiện tham nhũng ở mức độ vi phạm có trách nhiệm người đứng đầu, thì bố trí sắp xếp lại công việc. Điều này có nghĩa là không đợi đến lúc ra tòa, mà khi có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức là sắp xếp, bố trí lại cán bộ ngay".

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) được báo Zing dẫn lời : "Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ và mua đất Phước Kiển với giá thị trường. Chúng tôi không được ưu ái gì cả và đây không phải là đất công. Hai bên đều là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và có pháp nhân rõ ràng. Khi tôi mua cũng được Hội đồng quản trị đồng ý cho mua, bên Tân Thuận cũng thế, Thành ủy Sài Gòn đồng ý. Tuy nhiên, nếu Thành ủy Sài Gòn muốn thu hồi, chúng tôi sẽ giao lại đất và bên bán phải có thỏa thuận đền bù hợp lý".

dat3

Bà Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Quốc Cường Gia Lai. (Hình : Zing)

"Tôi khẳng định Quốc Cường Gia Lai sẽ giải quyết chuyện này trên phương diện thiện chí, hai bên tìm ra những thỏa thuận hợp lý và căn cứ trên hợp đồng. Nếu Thành ủy thu hồi khu đất, chúng tôi cũng sẵn sàng giao lại chứ không hề có ý định đưa mọi việc ra tòa vì mọi việc đều căn cứ trên hợp đồng", bà Loan được tờ báo trích lời.

Báo Zing còn dẫn ý kiến của Luật Sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật Sư Sài Gòn, nói trong vụ này, nếu Quốc Cường Gia Lai "làm căng" thì ngân sách thành phố Sài Gòn "có thể sẽ bị mất hàng trăm tỷ đồng để bồi thường về việc chấm dứt hợp đồng giữa Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai đối với khu đất Phước Kiển.

Nhà báo tự do Nguyễn An Dân ở Sài Gòn bình luận trên trang Facebook cá nhân : "Vụ lùm sùm này làm lộ ra thêm chuyện thú vị là đảng cộng sản Việt Nam đi mua bán đất. Về nguyên tắc quản lý nhà nước thì chính quyền chỉ làm những gì mà người dân không làm hay chưa làm được hoặc là vấn đề an ninh quốc gia. Mua bán đất thì nhân dân ai làm không được, thế mà đảng cũng thò tay kiếm chác".

"Ông vừa làm chính sách, làm luật rồi ông đi cạnh tranh mua bán đất với nhân dân thì ai mà chịu nổi ông ? Đảng nên tập trung vào đường lối chính sách quốc gia hơn là đi mua bán đất tranh ăn với nhân dân. Nếu đảng em cộng sản Việt Nam có nhu cầu mua bán đất, nên ra Hoàng Sa-Trường Sa giành lại đất với đảng anh Cộng Sản Trung Quốc, sau đó đưa đất đó vào sản xuất kinh doanh thì cũng tốt", Facebooker này viết. 

T.K.

Nguồn : VNTB, 20/04/2018

******************

30 tháng 4 và câu chuyện về đất

Nhóm phóng viên, RFA, 21/04/2018

Xáo động về đất đai

Sở dĩ khi nhắc đến ngày 30 tháng 4, ngày mà với người Việt Nam Cộng Hòa ở phía Nam vĩ tuyến 17 là ngày quốc hận, quốc tang thì với người Cộng sản Bắc Việt, đây là ngày chiến thắng, ngày mỹ mãn nhưng với nhân dân Việt Nam, ngày 30 tháng 4 lại là cột mốc lịch sử đóng vai trò xuất phát điểm cho những xáo động về đất đai mãi đến ngày nay. Và càng ngày, sự xáo động về đất đai, về quyền làm chủ trên mảnh đất của người dân đang ngày càng trở nên báo động.

3041

Đất đai của những người đi kinh tế mới ngày càng thu hẹp - RFA

Nói về mức độ an tâm của người dân về nhà ở, đất ở dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ : 

"Hồi đó là mọi thứ đều giấy tờ rõ ràng, không ai lo sợ về chỗ ở của mình hết vì mình có nhà có cửa là nó thuộc quyền sở hữu của mình rồi, về cảm giác hoang mang thì không có đâu tại vì mọi thứ đều có luật pháp hết, đâu có dễ mà như bây giờ. Nếu ai có gia đình, tài sản dù lớn dù nhỏ gì đều hợp pháp đều có giấy tờ, đều có luật pháp hết. Đơn giản ví dụ như ngày xưa nhà bán nhà này đi nhà khác, tức là bán nhà này rồi đi ở nhà khác, đổi chỗ ở là không bị lo âu là nhà kia có hợp pháp, hợp lệ hay không, có bị treo hay không, không có chuyện đó".

Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ thêm rằng thời đó, ông vẫn còn là một thiếu niên, dường như ông không để ý gì đến chuyện đất đai hay nhà cửa. Nhưng rõ ràng cảm giác an tâm và ổn định từ gia đình có tác động không nhỏ đến tâm hồn ông. Thời đó, ông chưa bao giờ chứng kiến cảnh người ta bị cưỡng chế nhà cửa hay đất đai như bây giờ.

Và với một thi sĩ, một nghệ sĩ, việc chứng kiến đồng loại bị cưỡng chế, bị đẩy ra đường là một vết thương khó tả. Trừ khi anh ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đồng lõa với việc người khác bị hất ra đường như một hiển nhiên trong phép toán tư lợi của anh thì việc ấy bình thường, còn một khi anh còn nghĩ đến con người, anh còn biết rung động thì chắc chắn việc đồng loại bị hất ra đường hay việc lãnh thổ quốc gia bị ngoại bang cắt xén, giày xéo không thể làm anh ăn ngon, ngủ yên được.

Có thể nói rằng vấn đề đất đai hiện nay là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Bởi quyền sở hữu đất đai từng có trước 30 tháng 4 năm 1975 đã bị hô biến thành quyền sử dụng đất lâu dài. Mà quyền sử dụng chỉ là một trong các thuộc tính của quyền sở hữu gồm : chiếm dụng, sử dụng và định đoạt. Một khi không có quyền sỡ hữu thì hai thuộc tính còn lại cũng mất, đây là kẽ hở pháp luật lớn nhất để những tay quan chức địa phương có thể lợi dụng làm càn.

Bởi người dân chỉ có quyền sử dụng lâu dài nhưng bị lấy mất quyền chiếm dụng và định đoạt. Nên mỗi khi có tập đoàn kinh tế hay công ty nào đó muốn chiếm dụng một diện tích đất nào đó mà người dân đã thụ đắc lâu năm, họ chỉ cần làm việc với chính quyền địa phương có tham nhũng để lên dự án có tính xã hội hóa, sau đó mượn tay chính quyền địa phương đó để chiếm dụng trên danh nghĩa thu hồi đền bù. Và người dân cũng không có quyền định đoạt nên giá trị đền bù do chính quyền địa phương định đoạt, áp giá rẻ rúng. Điều này kéo theo hệ lụy oan sai về đất triền miên.

Đòi lại công bằng

Ông Phan Xuân Lương, người đã nỗ lực đấu tranh đòi công bằng về đất đai lâu năm, hiện sống ở Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc, chia sẻ : 

"Thì theo tôi thấy tình hình sử dụng đất đai của Việt Nam mình không ổn định được. Mỗi người dân chỉ có giấy quyền sử dụng đất thôi mặc dù là tùy đất có ghi sử dụng lâu dài nhưng mà điều luật họ ràng buộc lúc nhà nước cần sử dụng đất để làm gì đó theo luật thì người dân phải hiến đất đó cho nhà nước sử dụng. Tất nhiên là sự đền bù một mức độ nào đó nó không được sự thỏa mãn. Quyền sử dụng đất đai thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 là quyền sở hữu cá nhân, quyền định đoạt mảnh đất của mình. Như Mỹ chẳng hạn, ví dụ như có công trình nào đó thì người ta đền cho chủ sở hữu mảnh đất đó gấp 4 lần nhưng nếu họ không chịu thì có thể kiện ra tòa nhưng ở Việt Nam thì khi nhà nước đưa ra rồi làm sao đó 80% người ủng hộ thì 20% còn lại buộc phải theo".

Ông Lương chia sẻ thêm, hầu hết những oan sai về đất đai ở Tây Nguyên Việt Nam đều có dính đến chương trình kinh tế mới sau 30 tháng 4 năm 1975. Nghĩa là thời đó, những gia đình có nhà cửa ổn định, kinh tế tương đối vững ở đồng bằng đã hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước đi kinh tế mới, khai thác đất hoang ở Tây Nguyên để trồng trọt, tạo ra lương thực.

Các gia đình muốn có được lương thực thì phải phát hoang, tạo ra những nương rẫy rộng lớn trên vùng đất Tây Nguyên để trồng trọt, thu hoạch. Việc khai hoang, trồng trọt và thu hoạch được sự đồng viên, hỗ trợ từ nhà nước và tất cả quĩ đất khai hoang được mặc định là của các ông chủ, bà chủ "kinh tế mới". Nhưng đùng một cái, chính sách Khoán 10, rồi chính sách thu hồi đất diễn ra liên tục, quĩ đất khai hoang của người dân teo tóp lại còn chưa được 10% so với trước. Bên cạnh đó, có hàng trăm nỗi hoang mang về đất đai đang ngày càng hiện rõ.

Nói về vấn đề các tập đoàn, công ty toa rập với chính quyền địa phương để lấy đất của dân, ông Lương chia sẻ : 

"Bây giờ thực tế là cho dù người dân nộp thuế quyền sử dụng đất đai rất cao nhưng không có quyền định đoạt mảnh đất của mình. Thực tế tôi thấy nhiều cái còn rất bất cập, như tôi và nhiều gia đình ở đây từ khi vào đây theo chương trình kinh tế mới của nhà nước thì họ phát dọn lên nhưng bây giờ theo một hình thức nào đó mà bây giờ người ta đang mất dần quyền sử dụng đất, thì càng ngày càng có nhiều người mang đơn thư, biểu ngữ…".

Được và mất

Có thể nói rằng sau cột mốc 30 tháng 4 năm 1975, người Việt Nam bước vào một trang sử mới, trong đó, có những điểm được như người miền Nam có thể bắt xe đò, mua vé máy bay, chạy xe gắn máy hoặc mua vé tàu lửa đi thẳng ra Hà Nội, Lào Cai mà không cần qua một cửa an ninh của chế độ khác, không gặp khó khăn nào. Nhưng, cũng từ sau cột mốc lịch sử này, vấn đề đất đai bị qui vào sở hữu toàn dân đã gây khó khăn không nhỏ cho nhân dân và bên cạnh đó là sự mọc ra ngày càng nhiều các nhóm giới chức địa phương lợi dụng kẽ hở của luật pháp.

Có một điều lấy làm lạ là đất đai qui vào sở hữu toàn dân dựa trên cơ sở kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã. Và nền kinh tế đó đã chấm dứt trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 của thế kỉ trước, thay vào đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cái lõi của kinh tế thị trường lại nằm ở quyền tư hữu và quyền định đoạt cá nhân.

Nhưng ở đây, một nền kinh tế thị trường mà ở đó, quyền lớn nhất trong vấn đề tư hữu là quyền sở hữu đất vẫn còn là điểm mờ và câu chuyện về đất đai vẫn là câu chuyện của thời kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã. Có thể nói rằng với đà này, Việt Nam khó mà ổn định về kinh tế, chính trị cũng như xã hội. Bởi vấn đề quản lý nhà nước, tự thân nó đã có mâu thuẩn nội tại và hàm chứa những cái ổ gian lận ở cấp quản lý địa phương.

Nghĩa là sau gần 50 năm hai miền Nam-Bắc thống nhất, sự hoang mang trên đất nước hình chữ S này vẫn không hề dừng mà nó chuyển hóa từ hoang mang chiến tranh sang hoang mang chỗ ở.

Nhóm phóng viên

Nguồn : RFA, 20/04/2018

******************

'Hỏa tốc' với dự án sân golf, resort 3.800 ha trùm cả ra đảo Lý Sơn !

Trần Tuấn, Tiền Phong, 21/04/2018

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - ông Trần Ngọc Căng vừa "yêu cầu cả hệ thống chính trị quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp…, để đảm bảo các điều kiện tiến hành khởi công dự án vào ngày 19/5/2018 theo đúng mục tiêu, tiến độ đã thống nhất giữa lãnh đạo tỉnh và Chủ tịch Tập đoàn FLC".

dat4

Phối cảnh Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu -Lý Sơn

Ngày 18/4/2018, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra Thông báo đóng dấu "hỏa tốc" số 144/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng về phương án quy hoạch giai đoạn 1 Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn. 

Theo đó, tại cuộc họp diễn ra ngày 17/4/2018 giữa đầy đủ các sở, ban ngành của tỉnh với lãnh đạo của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Chủ tịch Trần Ngọc Căng đồng ý với đề xuất ranh giới và phương án quy hoạch giai đoạn 1 của Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn do Tập đoàn FLC đề xuất, với tổng diện tích quy hoạch giai đoạn 1 là 1.243 ha. Và yêu cầu FLC chỉnh sửa, hoàn thiện phương án quy hoạch trước khi báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét.

Trong khi phương án quy hoạch chưa hoàn chỉnh, mọi quyết định còn chưa có, thì Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất ứng trước 500 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện công tác bồi thường, GPMB cho dự án. 

Đặc biệt hơn nữa, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu dời vị trí đồn Biên phòng Bình Hải (đóng tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) đến nơi khác để… lấy đất cho dự án của FLC ! Trong khi chỉ mới trước đó hơn 2 tháng, cụ thể vào ngày 29/1/2018, cũng chính Chủ tịch Trần Ngọc Căng đã ký Quyết định (số 184/QĐ-UBND) phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình xây dựng mới Đồn Biên phòng Bình Hải chính tại vị trí hiện tại. Dự toán giá trị xây dựng công trình Đồn Biên phòng Bình Hải gần 20 tỷ đồng lấy từ ngân sách.

Điều gì đã khiến có sự thay đổi nhanh chóng đến vậy ? Một dự án thu hồi hàng mấy ngàn héc ta đất và biển, ảnh hưởng tới hàng vạn dân cư của hai huyện Bình Sơn và Lý Sơn, cũng như công tác đảm bảo an ninh quốc gia tuyến biển - đảo trọng yếu này, không lẽ chỉ "ra đời" và được quyết định chóng vánh chỉ trong vòng 2 tháng ? !

Một nghịch lý nữa từ Thông báo trên, đó là trong khi cùng lúc yêu cầu bố trí các khu tái định cư phù hợp cho dân cư ngư nghiệp, thì chính Chủ tịch Trần Ngọc Căng lại chỉ đạo : "trung bình 8km bố trí một tuyến đường ra biển". Với những "tuyến đường ra biển" kiếu ấy, khách nào bó tay hàng ngàn ngư dân vùng biển nổi tiếng cả nước này ? ! Trong khi đây chính là cửa ngõ để cho những ngư dân quả cảm tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa bám biển, giữ ngư trường bất chấp bị phía Trung Quốc bắt bớ, đập phá thu giữ tàu thuyền, ngư lưới cụ, thậm chí cướp đi sinh mạng...

Thế nhưng, khi mọi việc vẫn chưa đâu vào đâu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu sự quyết tâm của "cả hệ thống chính trị" để đảm báo cho dự án trên khởi công vào ngày 19/5, tức là chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa.

dat5

Yên bình Bình Châu - ảnh Trần Tuấn

dat6

Tàu cá của ngư dân Bình Châu vừa cập bến - ảnh Trần Tuấn

Sự "hỏa tốc" đối với dự án này còn thể hiện, đó là cũng trong ngày 17/4/2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành văn bản (số 2077/UBND-CNXD), yêu cầu các ban ngành nghiên cứu theo hướng cho phép FLC triển khai tiếp giai đoạn 2 Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn. 

dat7

Gành Cả Bình Châu - Bình Sơn Ảnh Trần Tuấn

dat8

Gành Cả Bình Châu nằm trong Đề án Công viên địa chất thế giới đang chờ UNESCO công nhận, nay sẽ thuộc về dự án của FLC - ảnh Trần Tuấn

Được biết, giai đoạn 1 Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn chiếm tổng diện tích 1.243ha, bao gồm các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và xã An Bình (đảo Bé huyện Lý Sơn). Dự án gồm các hạng mục sân golf, khách sạn, hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng... Tổng diện tích dự án lên tới 3.890 ha, trong đó có 20 ha của Lý Sơn (đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).

dat9

Lý Sơn tuyệt đẹp - ảnh Trần Tuấn

Trong khi từ tháng 8/2017, Đề án xây dựng khu vực Lý Sơn - Bình Châu thành Công viên địa chất toàn cầu (giai đoạn 2017 - 2024) đã được tỉnh Quảng Ngãi hợp tác với Viện Khoa học địa chất Việt Nam thực hiện với kinh phí 50 tỷ đồng, chuẩn bị trình UNESCO công nhận.

Trần Tuấn

Nguồn : Tiền Phong, 21/04/2018

Published in Diễn đàn