Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/05/2022

Luật đất đai vẫn còn trong bóng tối, chưa thấy lối ra

Ngô Ngọc Trai - Trân Văn - Định Tường

Việt Nam : Vướng mắc chính là dân không có quyền lựa chọn mục đích sử dụng đất

Quyền tự quyết đối với tài sản hay là quyền tự do trong không gian riêng nhưng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, Luật đất đai bó buộc quyền tự quyết đó khi sử dụng đất của hàng triệu người dân.

datdai1

Luật sư Ngô Ngọc Trai tiếp xúc với người dân

Vì luật này là văn bản pháp lý quan trọng, ảnh hưởng tới quyền lợi pháp lý, dân sinh của hàng triệu người nên rất đáng nhận được nhiều sự quan tâm bàn luận.

Ở đây, tôi chỉ có thêm chút ý kiến này hy vọng sẽ đem lại gợi ý cho cơ quan soạn thảo sửa đổi.

Bất cập chính ở đâu ?

Đối với chính sách pháp luật về đất đai hiện nay, nhiều người đã thấy được những bất cập nhưng lại chưa nhận ra được vấn đề nằm ở đâu, tôi thấy một trong những bất cập là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy nằm ở quy định về phân loại đất.

Chỉ riêng nhóm đất nông nghiệp đã được phân thành 8 loại đất khác nhau theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau :

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau :

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây :

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác ;

b) Đất trồng cây lâu năm ;

c) Đất rừng sản xuất ;

d) Đất rừng phòng hộ ;

đ) Đất rừng đặc dụng ;

e) Đất nuôi trồng thủy sản ;

g) Đất làm muối ;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất ; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép ; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm ; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Trên đây chỉ là 8 loại đất được phân ra đối với đất nông nghiệp, ngoài ra còn cả chục loại đất phi nông nghiệp khác được phân loại.

Với những tiến bộ về kỹ thuật quản lý hành chính hiện nay thì việc xác định phân loại đất theo mục đích sử dụng không có khó khăn gì, nhưng việc phân loại càng khoa học chi tiết thì hóa ra sẽ chỉ càng gây khó khăn cho người sử dụng đất mà thôi.

Bởi sau khi phân loại đất thì tại Điều 12 của Luật đất đai năm 2013 lại quy định về một trong những hành vi bị nghiêm cấm là nghiêm cấm sử dụng đất không đúng mục đích.

Các chi tiết đã trói buộc nền kinh tế

Như thế việc phân loại đất quá chi tiết chính là tạo ra sự trói buộc trong sử dụng đất, điều mà người soạn luật có lẽ cũng không ngờ đến.

Tôi không rõ ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc họ có phân loại đất ra từng loại như thế không, và việc phân loại chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu thống kê để xây dựng chính sách vĩ mô hay cũng để giám sát việc sử dụng trong thực tế và yêu cầu bắt buộc việc sử dụng đất phải đúng mục đích.

Và không rõ người sử dụng đất ở các nước đó họ có quyền tự quyết về mục đích sử dụng hay cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi mục đích sử dụng đất ?

Chúng ta biết rằng theo pháp luật về dân sự thì một người có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình trong đó gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định đoạt.

Điều này đúng với cả ở Việt Nam và các nước. Khi đó một người có toàn quyền quyết định mục đích sử dụng tài sản của mình. Tất nhiên cũng có những ràng buộc trong khi sử dụng nhưng là ở quy tắc vĩ mô ví như tài sản là xe ô tô khi sử dụng đi ra đường thì phải theo luật giao thông.

Còn thì trong phạm vi không gian riêng khi mà việc sử dụng tài sản không ảnh hưởng đến ai thì công dân được toàn quyền tự do đối với tài sản sở hữu và mục đích sử dụng.

Đối với đất đai ở Việt Nam thì chúng ta biết là không thuộc tài sản sở hữu tư nhân, nhưng pháp luật cũng trao quyền và tạo không gian tiệm cận gần nhất với những quyền hạn rộng rãi của quyền sở hữu.

Trong đó người sử dụng đất được cho phép để lại thừa kế, tặng cho, cầm cố, thế chấp, mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng. Và xu hướng đúng đắn cho tương lai cũng là củng cố và mở rộng quyền cho người sử dụng đất cho tiệm cận gần nhất với những quyền của người sở hữu tài sản.

Nhưng dẫu vậy thì hiện nay bất cập của việc thiếu vắng quyền sở hữu cũng vẫn còn và nó nằm ở quyền định đoạt (còn quyền chiếm hữu và quyền sử dụng thì đã có). Và một quyền tưởng là nhỏ nhưng quan trọng đó là lựa chọn mục đích sử dụng đất.

Hiện nay chúng ta biết rằng một trong những mục tiêu đặt ra đối với Luật đất đai là làm sao phát huy được tính hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, coi đó là nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước tiến tới công nghiệp hóa, mà theo đó thì nhiều diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang đất làm công nghiệp với những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị.

Đứng ở góc độ nhà nước là như vậy. Vậy thì ở góc độ hộ gia đình thì sao ?

Họ có được đặt ra mục tiêu coi những mảnh ruộng vườn của mình là nguồn lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình tiến tới thịnh vượng mà theo đó cũng tất yếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hay không ?

Tại sao sự hợp lý ở góc độ nhà nước lại không được phép ở góc độ gia đình, cá nhân ?

Ví dụ như hiện nay nhiều gia đình có một diện tích đất lúa hiệu quả canh tác thấp họ muốn mua thêm đất xung quanh để làm trang trại, tầm 2,3 nghìn mét vuông là làm được.

Khi đó họ sẽ muốn thay vì trồng lúa thì chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm, một phần đào ao thả cá và lấy nước tưới tiêu, xây chuồng trại chăn nuôi và một nơi ở cho gia đình trông coi.

Tất cả những điều đó sẽ khó làm được vì sẽ phải thay đổi mục đích sử dụng đất.

Hoặc khi làm trang trại sẽ phải xin phép và sự cho phép lại phụ thuộc vào quy hoạch, nếu địa phương không có quy hoạch cho chỗ này làm trang trại thì sẽ bị từ chối.

Trong khi đó khi thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, có thể đất không cấy lúa cho gạo ăn nhưng sẽ có nhiều rau hoa quả cây trái, nhiều thịt cá hơn cho xã hội.

Bởi vậy người dân nên được trao quyền tự chủ nhiều hơn trong việc sử dụng đất thì việc khai thác nguồn lợi kinh tế từ đất mới đúng nghĩa và có hiệu quả.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 13/05/2022

*************************

Tước quyn tư hu đt đai là tước tt c

Trân Văn, VOA, 12/05/2022

Không ai ng trong Hi ngh ln th năm, Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 li tiếp tc biu di"thành tâm, thiý"đ trn an công chúng đang bt bình vì vô s bt cp v kinh tế - xã hi do ph nhn quyn tư hđđai...

cuop1

Tại Việt Nam, rất nhiều người là nạn nhân của các vụ trưng thu đất. DR

Ông Nguyn Phú Trng đã khiến nhiu người, nhiu gii ng ngàng khi loan báo : Ban chấp hành trung ương đng khóa này thng nht khng đnh, "quyn s dng đt là quyn s dng mt loi tài sn và hàng hóa đc bit nhưng không phi là quyn s hu".

Hi ngh ln th năm ca Ban Chp hành Trung ương đng khóa 13 đã kết thúc vàông Nguyn Phú Trng đã khiến nhiu người, nhiu gii ng ngàng khi loan báo :Ban chấp hành trung ương đng khóa này thng nht khng đnh, "quyn s dng đt là quyn s dng mt loi tài sn và hàng hóa đc bit nhưng không phi là quyn s hu" (1).

Tr các lut gia xã hội chủ nghĩa ti Vit Nam, chc chn các chuyên gia v dân lut, v công pháp c trong ln ngoài Vit Nam s phi nghiêng mình nhn thua thêm mt ln na trước Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và các thành viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa năm, bi h không th lĩnh hi và tt nhiên không th dùng kiến thc, kh năng chuyên môđ lý gii cho phn còn li ca thế gii rng vì sao, mt t chc chính tr li có quyn tước b quyn tư hu vđđai ca dân chúng trong mt quc gia ? Vì sao đã gn hế¼ thế k 21 mà tt c thành viên ca mt xã h"công bng, dân ch, văn minh" ch có"quyn s dng đt như mt loi tài sn và hàng hóđc bit" ?

***

Ông Trng và các thành viên cao cp trong đng công đã cũng nhưđang tiếp tc ngy bin v vic ph nhn quyn tư hu vđâđai. Trước khi "thng nht nhđnh", rng dân chúng Vit Nam vn ch có quyn s dng đt như"quyn s dng mt loi tài sn và hàng hóa đc bit",lúc trình bày "Đán tng kết 10 năm thc hin Ngh quyết Hi ngh Trung ương 6 khóa XI v tiếp tđi mi chính sách, pháp lut vđđai" ti Hi ngh ln th năm, ông Trọng đã tng tha nhn :Hơn 70% s v t cáo, khiếu ni thuc v lĩnh vđđai. Nhiu người giàu lên nhđt nhưng cũng có không ít người nghèđi vìđt, thm chí bđi tù cũng vì đt, mt c tình nghĩa cha con, anh em vìđt...

Nhng thc mc công Trng, chng hn :Vì sao ngun lđđai chưđược phát huy đđđ tr thành ni lc quan trng phc v phát trin kinh tế - xã hi ? Vì sao  nhiu nơi, vic s dng đt còn lãng phí, hiu qu thp ; t tham nhũng, tiêu cc liên quan đếđđai chđượđy lùi, thm chí gia tăng ? Vì sao s v khiếu ni, t cáo thuc v lĩnh vđđai vn còn nhiu và phc tp ? Vì sao th trường bđng sn phát trin thiếu lành mnh, chưa bn vng và còn tin nhiu ri ro ? Đâu là nguyên nhân thuc v quan đim, ch trương, chính sách nêu trong Ngh quyết và bt cp ca LuĐđai năm 2013 ?

Rđ ngh công Trng :Tng kết thc hin Ngh quyết Hi ngh lnth sáu ca Ban chấp hành trung ương đng khóa 11 vđđai là yêu cu cn thiết nhm thc hin Ngh quyếĐi hi 13 cđng, tiếp tđi mi, hoàn thin th chế, chính sách, kp thi tháo g nhng vướng mc trong công tác qun lý và s dng đđai, bđm hài hoà các lích ca nhà nước, người dân và nhàđu tư, to ngun lc vàđng lc mđ phđuđến năm 2030 nước ta tr thành nước công nghip hiđi (2) khiến nhiu người, nhiu gii tin rng, Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 s yêu cu sa LuĐđai hin hành đến tn g công nhân quyn tư hu vđđai đ chm dt thc trng nhưđã thy vàđang biết.

Không ai ng trong Hi ngh ln th năm, Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 li tiếp tc biu di"thành tâm, thiý" đ trn an công chúng đang bt bình vì vô s bt cp v kinh tế - xã hi do ph nhn quyn tư hđđai, ging ht như Ban chấp hành trung ương đng khóa 11 tng biu din ti Hi ngh ln th sáu, cách nay đúng mười năm !

Ngày 15/10/2012, Ban chấp hành trung ương đng khóa 11 công b Thông báo v Hi ngh ln th sáu. Đây là nguyên văn phn vđđai trong thông báo : Ban chấp hành trung ương nhn mnh, đđai là tài nguyên quc gia vô cùng quý giá, là tư liu sn xuđc bit, là tài sn, ngun lc to ln cđt nước, là ngun sng ca nhân dân. Qun lý và s dng đđai là vđ rng ln, phc tp, h trng, liên quan đến vic gi vng thành qu cách mng, đnh chính tr, xã hi, đưđt nước phát trin bn vng.

Do vy, trong thi gian ti, cn tiếp tc quán trit sâu sc nhng quan đim chđo và tích cc trin khai cáđnh hướng đi mi chính sách, pháp lut vđđai trong Ngh quyết Trungương 7 khóa 11, Kết lun Hi ngh Trung ương 5 khóa 11 gn vi vic xem xét, đánh giá nhng vđ mi trong lĩnh vc này.

Đnh hướng tiếp tđi mi và hoàn thin chính sách, pháp lut vđđai tp trung cho các vđ : Quy hoch s dng đt. Giao đt, cho thuêđt. Thu hi, bi thường, h tr, táđnh cưĐăng kýđđai và cp giy chng nhn. Quyn và nghĩa v ca t chc, h gia đình và cá nhâđược giao quyn s dng đt. Phát trin th trường bđng sn. Vhính sách tài chính vđđai ; v giáđt Ban chấp hành trung ương đã ra ngh quyết v tiếp tđi mi chính sách, pháp lut vđđai trong thi kđy mnh toàn din công cuđi mi, to nn tng đđến năm 2020 nước ta cơ bn tr thành nước công nghip theo hướng hiđi(3).

Nói cách khác, sau mười năm, bt chp thc trng kinh tế - xã hi ti t hơn, ph nhn quyn tư hđđai tiếp tc khiến bt công, hi mi quyn thế, tham nhũng trng trn hơn, hu qu trm trng hơn, đường hướng công Trng nói riêng và các thành viên cao cp trong Đảng cộng sản Việt Nam vn thế.

Khác bit ch n ch, mc tiêđưa Vit Nam tr thành m"nước công nghip hiđi" đã được chuyn t 2020 đến 2030. Vì sao li thế ? Câu tr li rđơn gin : Tha nhn quyn tư hđđai thì phi xét li nhiu th, thm chí phi bi thường nhng thit hi do th tiêu quyn tư hđđai, khó lun gii v chuyn phi xây dng chủ nghĩa xã hội. Th tiêu quyn tư hđđai có th khiến mi th càng ngày càng ti t nhưng khi Vit Nam không chch hướng, vn tiếp tc là mt quc gia xã hội chủ nghĩa thìđng còn tiếp tc nm gi quyn lãnh đo toàn din, tuyđi, bt k vic thc thi quyđó càn r ti mc nào, ví d như ch cho phép công dân có quyn s dng đt !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 12/05/2022

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-quyen-su-dung-dat-khong-phai-quyen-so-huu-post1457098.html

(2) https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/tong-bi-thu-dat-ra-nhieu-cau-hoi-ve-su-dung-va-quan-ly-dat-dai-tai-hoi-nghi-trung-uong-5-i652472/

(3) https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thong-bao-hoi-nghi-trung-uong-6-khoa-xi-2012101509282342.htm

************************

Vì sao dân chỉ được ‘quyền sử dụng’ mà không được ‘quyền sở hữu’ đất đai ?

RFA, 12/02/2022

Hội nghị Trung ương 5, Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 vẫn duy trì chính sách "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" - tức người dân chỉ được quyền sử dụng đất mà không được quyền sở hữu mảnh đất mình bỏ tiền ra mua, được thừa kế hay được tặng, cho Nguyên nhân vì đâu ?

datdai2

Hình ảnh người dân khiếu kiện đất đai từ năm 2002 - Reuters

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, nhận định rằng chính sách đất đai hiện nay của Việt Nam tạo ra những nỗi đau cũng như những cơ hội vơ vét lợi ích của xã hội mà không ai có thể kiểm soát nổi. Tuy vậy, Nhà nước cũng không thể thay đổi chính sách đó. Ông nêu lý do :

"Tôi thì cho rằng đây là điểm khác nhau giữa mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Ở mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy tập trung thì đất đai không có thị trường, không có giá trị, do nhà nước điều hành cụ thể. Ai dùng thì nhà nước giao, ai không dùng dùng nữa thì nhà nước lấy lại. Còn khi vào cơ chế thị trường thì chắc chắn là đất đai nó có giá trị của nó và nó phải tạo lập thị trường đất đai thì mới phát triển kinh tế được. Thế nhưng Việt Nam hiện nay thì đang lưỡng lự, hay nói cách là đang bị rối giữa cái sự rành mạch của cơ chế nhà nước chỉ huy tập trung và cơ chế kinh tế thị trường. Cái rối nó thể hiện ở cơ chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cái cắt nghĩa của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến nay chưa có văn bản chính thức. Chính vì vậy mà vấn đề đất đai cứ bị vướng víu chỗ này chỗ khác mà chúng ta chưa thoát ra được một điểm quan trọng nhất là đất đai có giá trị hay không ? Giá trị đó thể hiện thế nào và trong quá trình vận hành thì sự chia sẻ giá trị đó giữa các thành phần kinh tế như thế nào là hợp lý. Cơ bản là Việt Nam chưa làm được chuyện đó".

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Pháp luật không cho phép tồn tại bất cứ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là người đại diện.

Toàn bộ vốn đất đai trên toàn cõi Việt Nam dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai do bất cứ ai sử dụng và sử dụng vào bất kỳ mục đích gì thì cũng đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Với chính sách đất đai bị cho là vô cùng bất hợp lý, chuyện khiếu kiện đất đai của những người dân mất đất trải dài khắp nước và kéo dài hàng chục năm qua vẫn không giải quyết được gây biết bao hệ lụy cho người dân. Thực tế cho thấy, dân cứ tiếp tục kiện nhưng sẽ không bao giờ thắng bởi những quy định chi tiết của luật pháp cho phép Nhà nước quyết định tất cả.

datdai3

Người dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai năm 2012. Reuters

Là một người dân mất đất, ông Cao Hà Trực nêu quan điểm của ông sau lời khẳng định "quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu" của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua :

"Nhà cầm quyền họ giữ quan điểm không cho dân tư hữu về tài sản để họ có cớ lấy đất của dân vô tội vạ. Thứ hai, hầu như các quan chức Nhà nước đều giàu lên nhờ đầu tư, kinh doanh về đất đai. Họ thu hồi của người dân với giá rẻ mạt và bán với giá rất cao. Nếu bây giờ cho người dân được quyền tư hữu về tài sản thì sẽ có nhiều trường hợp gọi là ‘hồi tố’. Họ tránh tình trạng domino, người dân chỗ này, chỗ kia đòi lại đất.

Một điểm nữa, hầu như đất đai của các cơ sở tôn giáo sau năm 1975 ở miền Nam và trước kia ở miền Bắc, nhà cầm quyền cộng sản ‘mượn’ tạm thời cho giáo dục nhưng sau đó không trả lại. Nếu bây giờ cho người dân tư hữu về tài sản thì nhà nước phải trả lại các cơ sở tôn giáo. Họ sợ tình trạng đòi đất tiếp nối thì sẽ bất an về chính trị".

Theo Luật đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013, người dân chỉ có quyền sử dụng đất, còn quyền định đoạt đất đai, tức quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai thì chỉ có Nhà nước mới có tư cách thực hiện. Đền bù bao nhiêu cũng do Nhà nước quyết định. Có thể nêu một ví dụ :

Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2021, chính quyền địa phương ở làng Chương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức cưỡng chế ruộng đất của người dân dù hai bên chưa đạt được thoả thuận về giá cả đền bù. Một người dân làng Chương (giấu tên vì lý do an ninh) cho RFA biết :

"Tại sao ở ngoài tư nhân người ta mua đất của dân thì được giá cao mà sao ở trên về mua thì lại giá thấp ? Mang khu công nghiệp về đây để phát triển đất nước thì cũng được thôi nhưng mà phải thoả thuận với giá của dân đưa ra, đã thế lại đòi thu hồi 100% ruộng canh tác của người dân thì chúng tôi sống làm sao ?"

Tuy người dân không có quyền sở hữu đất đai nhưng người dân lại có Quyền tài sản. Đây được cho là một bước tiến bộ. Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định : "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác". 

Có thể thấy, Quyền tài sản cũng chỉ dừng lại quyền sử dụng đất mà thôi.

Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 hôm 10 tháng 5 năm 2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định : Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Đất đai tiếp tục thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước cũng không thừa nhận việc đòi lại đất đã được nhà nước giao. 

Chính sách về đất đai này đã gây ra bao hệ lụy, oan ức cho người dân từ mấy chục năm qua. Nhiều chuyên gia kiến nghị thay đổi nhưng kết quả vẫn không thay đổi dù trong ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 5, chính ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận do vi phạm đất đai mà nhiều người phải đi tù, nhiều người nghèo đi và 70% các vụ khiếu kiện của dân do vấn đề đất đai gây nên.

**********************

Sửa luật đất đai để tránh việc làm hư lãnh đạo ?

Định Tường, VNTB, 10/05/2022

Chính sách đất đai của Đảng đã dẫn đến nhà tù rất đông cán bộ của Đảng…

Ngày 6/5, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Trần Văn Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, cùng 27 bị can khác trong vụ án bán rẻ "43 ha đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3-2).

Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố ông Trần Văn Nam về tội "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

cuop2

Sau đấu giá đất Thủ Thiêm, đề xuất thêm quy định đấu giá quyền sử dụng đất

Nhiều nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nhiều sở ngành của Bình Dương cũng bị truy tố tội tương tự ông Nam, gồm : Phạm Văn Cành, nguyên phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương ; Trần Thanh Liêm, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ; Nguyễn Thanh Trúc, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ; Trần Xuân Lâm, nguyên chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương ; Võ Văn Lượng, nguyên chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương ; Ngô Dũng Phương, nguyên trưởng phòng tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương ; cựu cục trưởng, cục phó Cục Thuế… Nguyễn Đại Dương (con rể ông Nguyễn Văn Minh, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty 3-2).

Các ông Nguyễn Văn Minh, Trần Nguyên Vũ, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Bình Dương và Huỳnh Thanh Hải, chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương cùng bị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và tội "Tham ô tài sản". 3 bị can khác bị truy tố về tội "Tham ô tài sản".

Các bị can Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy (thời điểm đó), cùng các lãnh đạo tỉnh Bình Dương biết việc chuyển nhượng Khu đất 43 ha của Tổng Công ty 3-2 đã làm trái quy định của pháp luật song đã không thực hiện các biện pháp để quản lý, bảo toàn tài sản của Nhà nước, không ngăn chặn, hủy bỏ việc chuyển nhượng trái pháp luật để chuyển trả khu đất 43 ha về cho Công ty Impco theo đúng phê duyệt của Tỉnh ủy.

Khi có dư luận về những sai phạm tại khu đất 43 ha, Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo bị can cấp dưới ban hành các văn bản đính chính, điều chỉnh nội dung sai lệch bản chất phương án sử dụng đất đã phê duyệt trước đó, nhằm hợp thức hoá, che giấu những sai phạm của Nguyễn Văn Minh và Tổng Công ty 3-2.

Khi Nguyễn Văn Minh xin ý kiến về việc cho phép Tổng Công ty 3-2 chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.

Bên cạnh đó, Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản chấp thuận cho 3-2 chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng Công ty 3-2 đang sở hữu tại Công ty Tân Phú dẫn đến toàn bộ tài sản thuộc sở hữu Nhà nước gồm quyền sử dụng đất 43 ha và 30% vốn góp đã chuyển sang công ty tư nhân. Hành vi phạm tội của các bị can đã gây thất thoát số tiền là gần 985 tỉ đồng.

Số tiền Nhà nước thất thoát trong vụ án chấn động này được cơ quan điều tra xác định "đặc biệt lớn", lên đến 6.600 tỷ đồng ! Những "ông vua con" từng một thời hô mưa gọi gió, dập tắt những tiếng nói phản đối ở địa phương đang đối mặt với hình phạt khá nặng.

Và cũng như khá nhiều vụ án đình đám khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Khánh Hòa… cuối cùng nguyên nhân phạm tội chính vẫn là "cạp đất", thứ tài nguyên béo bở, đáng giá và dễ ăn nhất !

Thật ra thì phá hay xử án hoặc bao nhiêu năm tù đi nữa cũng chỉ giải quyết được phần ngọn, dập được đám cháy vẫn còn nguy cơ âm ỉ bùng phát ở nơi này hoặc nơi kia khi mà quyền định đoạt ai được "sử dụng" đất "sở hữu toàn dân" vẫn có thể nằm trong tay những quan chức sẵn sàng "đổi thân lấy đất" cho mình hoặc nhóm của mình, thì những vụ án trên vẫn còn có nơi để sinh sôi nảy nở.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng chính sách đất đai của Đảng đã dẫn đến nhà tù rất đông cán bộ lãnh đạo của Đảng ?

Định Tường

Nguồn : VNTB, 10/05/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngô Ngọc Trai, Trân Văn, Định Tường, RFA tiếng Việt
Read 460 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)