Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liên Hiệp Quốc tố cáo tập đoàn quân sự Miến Điện gây chiến với dân

Thu Hằng, RFI, 04/03/2024

Trong bản báo cáo về tình hình 2 năm sau cuộc đảo chính ở Miến Điện, được công bố ngày 03/03/2023, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo tập đoàn quân sự Miến Điện coi người dân là đối thủ và gây chiến với nhân dân. Tại Miến Điện, "thảm họa ngày càng tồi tệ", trong khi quân đội "hoàn toàn không bị trừng phạt".

thailanmiendien01

Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia tại Naypyidaw, Miến Điện ngày 31/01/2023. AP

Ngoài những lời lên án nghiêm khắc trên, Liên Hiệp Quốc cho biết ít nhất 2.940 người đã chết, trong đó gần 30% tử vong khi bị giam cầm. Tuy nhiên, ông James Rodehaver, phụ trách văn phòng Miến Điện tại Cao Ủy Nhân Quyền, cho rằng số người chết trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. AFP lưu ý là ông, cũng như các cộng tác viên, không được trực tiếp đến Miến Điện.

Quân đội Miến Điện hoạt động trên khoảng 13 mặt trận, được không lực và pháo binh gia tăng yểm trợ và đã tiến hành hơn 300 đợt không kích trong năm 2022. Gần 80% trên tổng số 330 địa phương ở Miến Điện bị tác động từ các cuộc đối đầu vũ trang. Phát biểu trong buổi họp báo tại Genève, ông James Rodehaver nhận định "chưa có lúc nào cuộc khủng hoảng ở Miến Điện lại đạt đến quy mô như vậy trên khắp cả nước".

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, gần 39.000 ngôi nhà trên khắp Miến Điện đã bị thiêu rụi hoặc bị phá hủy trong các chiến dịch quân sự từ tháng 02/2022, "tăng hơn 1.000 lần" so với năm 2021. Quân đội và lực lượng giữ an ninh đã tiến hành 17.572 vụ bắt giam kể từ cuộc đảo chính. Ngoài ra, tập đoàn quân sự còn sử dụng chiến lược, được gọi là "Bốn kiểu cắt" : cắt lương thực, cắt tuyển mộ, cắt truyền thông và cắt nguồn tiền hoặc phương tiện thay thế của đối lập.

Người phụ trách văn phòng Miến Điện tại Cao Ủy Nhân Quyền đánh giá hành động của tập đoàn quân sự cho thấy "họ coi nhân dân Miến Điện là đối lập, là đối thủ" và "cả một quân đội đang gây chiến với chính dân tộc của họ", khiến mọi quyền của con người bị thụt lùi.

Thu Hằng

*****************************

Quốc hội Thái Lan tổ chức hội thảo về Miến Điện, tập đoàn quân sự phản đối

Trọng Thành, RFI, 03/03/2024

 

Hôm 02/03/2024, Quốc hội Thái Lan khai mạc hội thảo về tình hình chính trị Miến Điện với sự tham gia của nhiều nhân vật cấp cao của lực lượng đối lập kháng chiến chống tập đoàn quân sự. Hội thảo diễn ra hai ngày đã được tổ chức "bất chấp sự phản đối của giới tướng lĩnh Miến Điện", theo báo Bangkok Post.

thailanmiendien02

Nhà Quốc hội Thái Lan © Wikimedia

Theo Reuters, người chủ trì hội thảo mang tên "Ba năm sau đảo chính" là dân biểu Rangsiman Rome, đứng đầu Ủy Ban An ninh của Hạ Viện Thái Lan, cho biết : "Những gì chúng tôi đang làm hôm nay là bước đầu tiên trong việc đưa các bên tranh chấp đối thoại với nhau, để mở đường cho một giải pháp chính trị hòa bình và bền vững cho Miến Điện". Dân biểu Rangsiman Rome, người tổ chức hội thảo, là cựu phát ngôn viên đảng Move Forward, đảng về đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội Thái Lan năm ngoái

Tham dự hội thảo có nhiều nhân vật cấp cao của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Miến Điện (NUG), và nhiều tổ chức vũ trang sắc tộc, nhưng không có đại diện từ chính phủ Miến Điện. Trong một văn bản trả lời Reuters, bộ ngoại giao của tập đoàn quân sự Miến Điện đã "phản đối mạnh mẽ" việc Quốc hội Thái Lan tổ chức hội thảo này, và khẳng định việc này "để lại những tác động tiêu cực" đến quan hệ song phương. Tập đoàn quân sự Miến Điện yêu cầu chính phủ Thái Lan can thiệp để Quốc hội nước này không tổ chức "bất kỳ hoạt động nào có thể cản trở mối quan hệ hữu nghị hiện nay."

Ngoại trưởng Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara dự định có bài phát biểu quan trọng tại cuộc hội thảo này, nhưng rút cục đã hủy bỏ vào phút cuối mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Bộ ngoại giao Thái Lan từ chối bình luận về việc này.

Theo Reuters, chính phủ Thái Lan đã thúc đẩy một sáng kiến nhân đạo với sự tham gia của tập đoàn quân sự và một số lực lượng đối lập khác để mở đường cho các đàm phán giữa các bên tham chiến. Theo Dulyapak Preecharush, một học giả chuyên về Đông Nam Á tại Đại học Thammasat, chủ trương tổ chức hội thảo "Ba năm sau đảo chính" của Quốc hội Thái Lan rất khác với chính sách của chính phủ Thái Lan trong hợp tác với tập đoàn quân sự Miến Điện. Học giả Thái Lan Dulyapak Preecharush nhấn mạnh, một cuộc hội thảo do ủy ban Quốc hội tổ chức "mở ra nhiều không gian hơn các nhóm tranh đấu vì dân chủ" ở Miến Điện.

Trọng Thành

*******************************

Mỹ tăng cường trừng phạt Miến Điện ba năm sau đảo chính quân sự

Thanh Hà, RFI, 01/02/2024

Đúng kỷ niệm 3 năm quân đội Miến Điện lật đổ chính quyền dân sự, ngày 01/02/2024 tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi "chấm dứt bạo động" và "khôi phục nền dân chủ" tại quốc gia Đông Nam Á này. Hoa Kỳ ban hành thêm các biện pháp trừng phạt Miến Điện vào lúc tập đoàn quân sự triển hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp.

thailanmiendien03

Quân đội Miến Điện duyệt binh Ngày Lực lượng Vũ trang lần thứ 78 tại Naypyitaw ngày 27/03/2023. AP - Aung Shine Oo

Bộ Tài chính Mỹ hôm 31/01/2024 siết chặt thêm các biện pháp trừng phạt tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện. Các biện pháp mới nhắm vào những "thực thể thân cận với chế độ" Naypyidaw, trong đó có tập đoàn dầu khí Shwe Byain Phyu trong tay nhà tài phiệt Thein win Zaw, một nhân vật thân cận với giới tướng lĩnh cầm quyền. Tập đoàn vận tải đường biển Myanmar Five Star cũng có tên trong danh sách trừng phạt mà Washington vừa ban hành. Chính quyền Biden giải thích mục tiêu đề ra là nhằm "cắt đứt các nguồn tài trợ của một chế độ đang đàn áp chính dân tộc của họ".

Từ sau cuộc đảo chính ngày 01/02/2021, Miến Điện liên tục sống trong tình trạng khẩn cấp. Hôm qua, chính quyền Naypyidaw thông báo kéo dài tình trạng khẩn cấp này thêm sáu tháng. Tập đoàn quân sự một lần nữa hoãn ngày tổ chức bầu cử như đã hứa hẹn cách đây ba năm. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, từ sau cuộc đảo chính "hơn 4.400 người dân Miến Điện đã thiệt mạng trong các đợt đàn áp". Dù vậy tình hình tại quốc gia Đông Nam Á này vẫn không ổn định hơn, đặc biệt là sau loạt tấn công phối hợp của ba lực lượng vũ trang thiểu số mang tên Liên Minh Huynh Đệ từ ngày 27/10/2023.

Carol Isoux thông tín viên RFI từ Bangkok tường thuật về những hoạt động của lực lượng nổi dậy gần biên giới giữa Miến Điện với Thái Lan :

Những mảnh vỡ bằng kim loại, những đống gạch đổ nát,đó là tất cả những vết tích còn lại của 1 đồn cảnh sát ở Mese, một thành phố Miến Điện cách biên giới Thái Lan chừng 50 km. Những chiến binh trẻ thuộc lực lượng tự vệ Karenni đã tấn công vào đồn cảnh sát này và sát hại khoảng 20 nhân viên an ninh của Miến Điện. Aung Naing, 20 tuổi, vác trên vai một khẩu súng trường, kể lại đợt tấn công đó : "Lính và cảnh sát trốn ở tầng lầu bên trên. Họ bắn vào chúng tôi và không chịu đầu hàng. Cuộc đọ súng kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Chúng tôi thả bom xăng tự tạo vào chỗ họ, rồi chúng tôi bỏ đi. Lác đác tại khắp thành phố này giao tranh diễn ra trong cả tháng trước khi chúng tôi chiếm được Mese. Lính Miến Điện bỏ đi nhưng chúng tôi biết là phải tiếp tục chiến đấu".

Ba năm sau cuộc đảo chính, các lực lượng nổi dậy giờ đây đã được tổ chức lại và đang mở rộng hoạt động khắp nơi, nhất là ở các vùng biên giới, nơi mà các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số đã kiểm soát được những vùng nông thôn và một số thành phố chính.Tập đoàn quân sự Miến Điện chưa bao giờ bị suy yếu như hiện nay. Tuy vậy, vẫn chưa thể dự đoán được về tương lai chính trị của Miến Điện cũng như về một mô hình lãnh đạo đất nước mà 140 sắc tộc thiểu số khác nhau có thể chấp nhận được. 

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Trọng Thành, Thanh Hà
Published in Châu Á

Ba năm sau cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự, tình hình tại Miến Điện vẫn là "cơn ác mộng không hồi kết". Ngày 01/03/2024, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngăn chặn tập đoàn quân sự Miến Điện phạm "tội ác" đối với người dân bằng cách ban hành "những biện pháp cụ thể" hạn chế sự tiếp cận vũ khí, nhiên liệu, ngoại hối.

myanmar1

Người Miến Điện sống tại Thái Lan giương ảnh của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong buổi tuần hành trước trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, Thái Lan, ngày 01/02/2024 đánh dấu tròn 3 năm tập đoàn quân sự Miến Điện đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự. AP - Sakchai Lalit

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Türk tố cáo chính quyền của tướng Min Aung Hlaing "lạm dụng quyền lực" nghiền nát mọi hình thức đối lập mà không hề bị trừng phạt, trong khi nền kinh tế thảm hại. Ông nhấn mạnh "cuộc xung đột vũ trang ngày càng tồi tệ và hiện lan rộng gần như khắp cả nước. Ba năm dưới sự điều hành của quân đội đã và sẽ tiếp tục gây ra những tội ác, những đau đớn ở những cấp độ không thể chịu đựng được đối với người dân".

Phát biểu tại trụ sở Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve (Thụy Sĩ), một lần nữa, ông Volker Türk kêu gọi "cộng đồng quốc tế tập trung sức lực để ngăn ngừa những tội ác nhắm vào người dân Miến Điện, kể cả người Rohingya".

Theo Reuters, giới lãnh đạo quân sự tại Miến Điện vẫn coi cộng đồng thiểu số theo Hồi Giáo là những "kẻ ngoại nhập" và không cấp quốc tịch. Rất nhiều người Rohingya sống tị nạn ở Bangladesh từ năm 2017 để tránh bị quân đội truy sát. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh "sau hàng chục năm bị đối xử phân biệt, bị trấn áp, bị ép di cư và hàng loạt các vụ vi phạm nhân quyền, người Rohingya hiện chủ yếu bị giam cầm trong các ngôi làng và các trại tập trung".

Quân đội Miến Điện đảo chính vào tháng 02/2021, lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi. Ngoài các nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ, tập đoàn quân sự hiện phải đối phó với nhiều lực lượng vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số. Các cuộc giao tranh trở nên căng thẳng từ tháng 10/2023.

Theo các nguồn tin đáng tin cậy, được ông Türk trích dẫn, hơn 4.600 thường dân, trong đó có hơn 1.000 phụ nữ và trẻ em, đã bị quân đội Miến Điện sát hại từ tháng 02/2021. Trong số này, khoảng 400 người, trong đó có 113 phụ nữ, đã bị thiêu sống hoặc bị thiêu sau khi bị giết. Tuy nhiên, theo ông, "tổng kết thực tế có thể sẽ còn cao hơn nhiều".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Châu Á

Liên Hiệp Quốc lên án quân đội Miến Điện tấn công thường dân

Minh Anh, RFI, 12/04/2023

Tập đoàn quân sự Miến Điện sáng sớm ngày 12/04/2023 xác nhận đã tiến hành một đợt oanh kích nhằm vào một ngôi làng làm hàng chục người chết. Liên Hiệp Quốc lập tức lên án hành động "ghê rợn" này. 

miendien1

Ngôi làng Pazi Gyi ở thị trấn Kanbalu, vùng Sagaing, Miến Điện bị không kích, ngày 11/04/2023. AP

Ông Zaw Min Tun, phát ngôn viên tập đoàn quân sự khẳng định, đợt oanh kích diễn ra ngày hôm qua, lúc 8 giờ sáng, vào lúc Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (People's Defence Force - PDF) đang làm lễ "khai trương một văn phòng" ở làng Pazi Gyi. Cũng theo ông Zaw Min Tun trong số các nạn nhân, nhiều người mặc quân phục, vốn là những chiến binh chống đảo chính.  

Quân đội Miến Điện biện minh rằng, số nạn nhân cao không chỉ do cuộc tấn công mà vì "còn có mìn do PDF cài xung quanh khu vực này", và tuyên bố là cuộc oanh kích đã đánh trúng khu vực cất trữ thuốc súng và mìn. 

Theo trang mạng The Irrawaddy, có ít nhất 50 người chết và hàng chục người khác bị thương. Nhưng con số tử vong có thể lên đến 100 người, theo một nhân viên cứu hộ của nhóm nổi dậy vũ trang nói với hãng tin Pháp AFP. 

Ngay sau vụ việc, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Volker Turk, trong thông cáo lên án quân đội Miến Điện đã phớt lờ "các nghĩa vụ pháp lý rõ ràng, bảo vệ thường dân khi tiến hành các hành động thù nghịch". Và điều này thể hiện "sự coi thường trắng trợn các quy tắc liên quan đến luật pháp quốc tế."

Trong khi đó, Bộ ngoại giao Mỹ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" và chỉ trích thái độ coi thường nhân mạng của chế độ quân sự. Hoa Kỳ nhấn mạnh đến trách nhiệm của tập đoàn quân sự trong cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo kinh hoàng đang hoành hành Miến Điện sau cuộc đảo chính tháng 2/2021.

Minh Anh

*************************

Quân đội Myanmar oanh tạc 'làm ít nhất 53 người chết'

Jonathan Head & Nicholas Yong, BBC, 11/04/2023

Ít nhất 53 người đã bị giết trong một trong những đợt không kích dữ dội nhất của quân đội Myanmar trong nội chiến ở nước này, những người sống sót cho hay.

miendien2

Các nhân chứng nói vụ tấn công làng Pa Zi Gyi là do máy bay quân sự và trực thăng pháo kích thực hiện

Họ nói những người chết gồm ít nhất 15 phụ nữ và một số trẻ em. BBC không kiểm chứng được con số này.

Đợt không kích mới nhắm vào các lực lượng chống đối chính phủ quân đội ở làng Pa Zi Gyi, thuộc vùng Sagaing.

Quân đội Myanmar dùng không quân ngày càng nhiều để đàn áp các lực lượng chống đối kể từ khi họ giành chính quyền tháng 2/2021.

Trong Myanmar, các cộng đồng ở Sagaing kháng chiến mạnh mẽ nhất trước sự cai trị của quân đội. Họ thành lập quân du kích riêng và tự điều hành các trường học và trạm xá.

Một người dân làng cho BBC biết một máy bay quân sự đã bay trên bầu trời làng vào khoảng 7 giờ sáng, thả một trái bom, theo sau là một trực thăng pháo kích oanh tạc làng này trong 20 phút.

Người dân đăng tải video cho thấy hình ảnh các thi thể nằm trên mặt đất và vài tòa nhà đang cháy. "Hãy kêu lên nếu các bạn còn sống, chúng tôi đến giúp các bạn đây,” họ vừa la vừa bước đi giữa khung cảnh tàn sát đau thương ở làng Pa Zi Gyi.

Đằng sau, những ngôi nhà gỗ đang cháy hay bốc khói. Họ cố gắng đếm số người chết - nhưng nhiều thi thể bị nát vụn, văng ra giữa đám quần áo tơi tả và xe máy bốc cháy.

Lúc cuộc tấn công xảy ra, làng Pa Zi Gyi chật người đến từ các cộng đồng lân cận để dự lễ khai mạc một văn phòng mới của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF). PDF là mạng lưới lỏng lẻo của các nhóm du kích phản đổi đảo chính và chống quân đội trên các vùng khác nhau ở Myanmar.

Hàng ngày người đã bị giết trong cuộc nội chiến, với hơn 1,4 triệu người mất nơi ở.

Gần một phần ba dân số cần viện trợ, theo Liên Hiệp Quốc.

Sốt ruột trước tình hình binh sỹ không giành được kiểm soát ở phần lớn các địa bàn trên Myanmar, quân đội nước này dùng máy báy Nga và Trung Quốc ngày càng nhiều để ném bom các làng mạc kháng chiến, gây nhiều thương vong dân sự.

Đã có ít nhất 600 cuộc không kích từ tháng 2/2021 tới tháng 1/2023, theo phân tích của BBC từ dữ liệu của tổ chức theo dõi xung đột Acled (Dự án Dữ liệu về Vị trí Xung đột Vũ trang).

Chính phủ Đoàn kết Quốc gia lưu vong, được thành lập sau cuộc đảo chính, nói rằng những đợt không kích này đã giết chết 155 thường dân từ tháng 10/2021 tới tháng 9/2022.

Hồi tháng 10/2022, ít nhất 50 người bị giết sau khi quân đội ném ba trái bom xuống một buổi ca nhạc do một nhóm thiểu số nổi dậy tổ chức ở bang Kachin. Trong những tháng trước đó, một đợt oach tạc xuống làng Let Yet Kone ở miền Trung Myanmar làm ít nhất 5 trẻ em thiệt mạng và vài người khác bị thương.

Nếu số người tử vong ở làng Pa Zi Gyi được kiểm chứng, đây có thể là vụ tấn công gây nhiều thương vong nhất trong cuộc nội chiến tới giờ.

Tháng trước, Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính phủ quân sự, cho biết chế độ của ông ta sẽ xử lý cương quyết với những gì mà ông mô tả là "hành động khủng bố” của các nhóm kháng chiến có vũ trang.

Jonathan Head & Nicholas Yong

***********************

Myanmar : Quân đi đánh vào cuc mít tính ca người ni dy, ít nht 50 người chết

Reuters, VOA, 11/04/2023

Ít nht 50 người thit mng min trung Myanmar hôm th Ba 11/4 trong mt cuc không kích ca quân đi đánh vào mt s kin có mt nhiu người chng ách cai tr ca quân đi, theo truyn thông và các thành viên ca phong trào kháng chiến đa phương.

miendien3

Bt n, bo lc đy nhiu người vào cnh khn khó Myanmar.

Dn li li ca các cư dân vùng Sagaing, đài BBC tiếng Myanmar, đài Á Châu T do (RFA) và cng thông tin Irrawaddy đưa tin khong 50 đến 100 người, bao gm c dân thường, đã thit mng trong v tn công.

Reuters không th kim chng ngay các bn tin đó, còn người phát ngôn ca quân đi cm quyn đã không tr li cuc gi đin đ ngh h đưa ra bình lun.

Myanmar rơi vào tình trng hn lon k t cuc đo chính năm 2021, vi các cuc tn công ca các nhóm chiến binh dân tc thiu s và các kháng chiến quân chng li ách cai tr ca quân đi. Phía quân đi đáp tr bng các cuc không kích và vũ khí hng nng, k c các khu vc dân s.

Mt thành viên ca Lc lượng Dân phòng đa phương (PDF), mt lc lượng dân quân chng chính quyn, nói vi Reuters rng các máy bay chiến đu đã bn vào mt bui l được t chc đ khai trương văn phòng đa phương ca h.

"Cho đến nay, con s thương vong chính xác vn chưa xác đnh được. Chúng tôi chưa th gom nht được hết tt c các thi th", thành viên PDF giu tên cho biết.

Theo Liên Hip Quc, ít nht 1,2 triu người đã phi ri b nhà ca do giao tranh sau đo chính.

V vic hôm 11/4 có th là mt trong nhng v không kích đm máu nht k t khi mt máy bay phn lc tn công mt bui hòa nhc hi tháng 10/2022, giết chết ít nht 50 thường dân, các ca sĩ đa phương và thành viên ca mt nhóm dân tc thiu s có vũ trang bang Kachin.

Chính ph lưu vong ng h dân ch ca Myanmar, Chính ph Thng nht Quc gia, đã lên án v tn công, gi đây là "mt ví d na v vic (quân đi) s dng vũ lc cc mnh ba bãi nhm vào dân thường".

Hi tháng trước, ít nht 8 dân thường bao gm c tr em đã thit mng trong mt cuc không kích vào mt ngôi làng tây bc Myanmar, theo mt nhóm nhân quyn, các phiến quân dân tc thiu s và phương tin truyn thông.

Quân đi lâu nay vn bác b các cáo buc quc tế rng h phm ti ác chng li dân thường và nói rng h đang chiến đu chng "nhng k khng b" quyết tâm gây bt n cho đt nước.

Các nước phương Tây đã áp đt các bin pháp trng pht đi vi chính quyn quân s và mng lưới kinh doanh rng ln ca h nhm c gng ct gim ngun thu và kh năng tiếp cn vũ khí t các nhà cung cp chính như Nga.

(Reuters)

Additional Info

  • Author Minh Anh, Jonathan Head & Nicholas Yong, Reuters
Published in Châu Á

Những biến động tại Miến Điện làm tôi nhớ tới những người bạn Miến Điện mà tôi đã kết thân với trong thời gian làm việc trong một đài phát thanh công giáo tại Phi Luật Tân. Đài phát thanh mà tôi nói tới là một cơ quan truyền thông công giáo phủ sóng trên hầu hết các nước Á Châu, Nga và Ukraine. Riêng với Miến Điện, đài có tới 3 chương trình bằng tiếng Miến Điện, Kachin và Karen. Các nhân viên làm việc cho các chương trình ngoại quốc được cung cấp nơi ăn chốn ở trong một khu tập thể lớn ngay trong khuôn viên của đài. Chúng tôi gặp nhau mỗi ngày và trong nhiều sinh hoạt khác nhau. Riêng với những người bạn Miến Điện, tôi có một mối thâm tình đặc biệt. Lúc nhỏ mỗi lần nhắc đến Miến Điện, tôi thường chỉ nghe nói đến ông U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nổi tiếng từ năm 1961 đến năm 1971. Nhưng với những người bạn cùng làm việc và chia sẻ cuộc sống hầu như mỗi ngày, tôi mới có dịp tìm hiểu thêm về địa lý, lịch sử và văn hóa Miến Điện. Rất đa diện về sắc tộc, nhưng những người bạn Miến Điện của tôi đều có chung một nét rất dễ thương : họ là những con người chơn chất, tử tế và hiếu hòa ! Gặp là muốn làm quen ngay !

toiac1

Ngày 20/02/2021, cô gái trẻ Mya Thwet Thwet Khine bị cảnh sát bắn đạn thật vào đầu trong một cuộc biểu tình tại Thủ đô Nay Pyi Taw.

Trong những ngày này, tôi thường nghĩ đến những người bạn Miến Điện ấy.

Ngày 20 tháng Hai 2021 vừa qua, cả thế giới đã rúng động khi một cô gái trẻ tên là Mya Thwet Thwet Khine bị cảnh sát bắn đạn thật vào đầu trong một cuộc biểu tình tại Thủ đô Nay Pyi Taw. Cô gái này bị sát hại chỉ 2 ngày trước sinh nhựt lần thứ 20 của mình. Tám ngày sau, thế giới gần như đã bị chấn thương khi Liên Hiệp Quốc công bố tin có 18 người bị sát hại. Nhưng sự độc ác của chế độ quân phiệt Miến Điện không dừng lại ở đó. Chỉ 10 ngày sau, một cô gái khác tên là Angel (thiên thần), mặc dù mặc một chiếc áo có ghi dòng chữ "mọi sự rồi sẽ ổn" (Everything will be Ok), cũng đã bị bắn chết bằng đạn thật. Mọi sự đã không ổn như cô gái này mơ ước, bởi vì cũng chính ngày hôm đó, cùng với cô, cũng đã có 38 người khác bị giết chết trong cuộc biểu tình.

toiac2

Angel Kyal Sin, một cô gái 19 tuổi người Myanmar bị quân đội Myanmar bắn chết đã gây chấn động cộng đồng quốc tế

Tôi thất vọng bởi vì dường như cả thế giới đang bó tay đứng nhìn tội ác đang tiếp tục diễn ra tại Miến Điện. Lệnh trừng phạt mà các nước Phương Tây đã hay sẽ áp đặt lên Miến Điện cũng chẳng lay chuyển được các tướng lãnh nước này một ly ông cụ nào cả. Liên Hiệp Quốc xem ra cũng chẳng làm được gì. Thậm chí Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có muốn tuyên bố lên án bạo lực của quân đội Miến Điện, cũng chẳng làm được, bởi vì Trung Quốc và Nga luôn đứng chống lưng họ. Soe Win, chỉ huy phó quân đội Miến đã thách thức : "Chúng tôi quen với lệnh trừng phạt rồi và chúng tôi có chết đâu" (1).

Lời tuyên bố này có lẽ cần phải được hiểu như một cảnh báo và đe dọa về những hành vi bạo lực ngày càng độc ác hơn mà chế độ quân phiệt Miến sẽ thực hiện. Không biết bao lâu nhưng chế độ quân phiệt và sự độc ác sẽ tiếp tục ngự trị tại Miến Điện. Cũng như bất cứ một chế độ độc tài nào, khi bắt chước cựu Tổng thống Donald Trump để tuyên bố rằng cuộc bầu cử vào tháng Mười Một vừa qua tại Miến Điện là gian lận, chế độ quân phiệt tại Miến Điện cũng được xây dựng trên những lời dối trá và được nuôi dưỡng bằng những thế lực dối trá. Tôi luôn tin rằng dối trá sinh ra độc ác và ở đâu có những người tiếp tay cho dối trá thì ở đó bạo lực vẫn tồn tại.

Ý nghĩ này luôn quay cuồng trong đầu óc tôi mỗi khi tôi nhìn về nước Mỹ hiện nay. Nước Mỹ là "đất nước của những cơ hội" cỡ nào thì tôi không biết, điều tôi đang chứng kiến mỗi ngày là bạo lực đã trở thành gần như tình trạng "bình thường" của đất nước vĩ đại này. Kể từ khi ông Donald Trump trở thành một "thường dân" như mọi người Mỹ khác, tôi tưởng mình sẽ không phải nhắc đến ông nữa. Nhưng ăn không được thì đạp đổ, dường như ông chẳng muốn để cho bất cứ ai được "yên" cả. Ông buộc mọi người phải luôn "nhớ" tới ông. Bài diễn văn dài 90 phút của ông tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ tại Orlando, Tiểu bang Florida hôm Chúa nhựt 28 tháng Hai vừa qua, đã được mở đầu bằng câu : "Quý vị đã thấy nhớ tôi chưa ? Quý vị có nhớ tôi không ?" (Do you miss me yet ? Do you miss me ?" (2). Tôi không có mặt trong Hội nghị đó. Nhưng phải nói là tôi "nhớ" ông. Dĩ nhiên, như một nỗi ám ảnh và nhứt là mỗi khi tôi nghĩ đến tình trạng bất ổn hiện nay của nước Mỹ. Tất cả đều bắt nguồn từ trên 30 ngàn lời dối trá của ông trong suốt 4 năm làm tổng thống và nhứt là lời dối trá cuối cùng và trơ trẽn nhứt rằng cuộc bầu cử vừa rồi là một cuộc bầu cử gian lận và bị đảng dân chủ đánh cắp ! Cho tới nay, ông vẫn lập lại lời dối trá ấy và đa số những người đã dồn phiếu cho ông trong cuộc bầu cử vừa qua vẫn tiếp tục tin điều đó.

toiac3

Ông Trump chủ trương nói dối như Cuội, vì ông nắm chắc chân lý : các chế độ độc tài và các chế độ chuyên chế hay có khuynh hướng chuyên chế chỉ có thể tồn tại được là nhờ dối trá. Có lẽ ông cũng thừa biết rằng dối trá luôn dẫn đến bạo lực và chết chóc. Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Trung Quốc đã dối trá bằng cách bưng bít sự thật về sự lây lan chết người của dịch bệnh. Cả thế giới đã trở thành nạn nhân của sự dối trá độc ác của Trung Quốc. Riêng Hoa Kỳ, cường quốc số một thế giới về mọi mặt, nếu có "vô địch" thế giới về con số người bị nhiễm và chết vì Covid-19, cũng chỉ vì sự dối trá của ông Trump. Và hiện nay, nếu Hoa Kỳ, ngọn hải đăng của thế giới về dân chủ và ổn định, có rơi vào bất ổn cũng chỉ vì sự dối trá của ông Trump. Chính lời dối trá về gian lận bầu cử của ông đã kích động cuộc bạo loạn ngay trong tòa nhà Quốc hội Liên bang hôm mùng Sáu tháng Giêng vừa qua và cho tới nay vẫn tiếp tục gieo mầm mống cho bạo loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có bao giờ nước Mỹ trở thành một nơi bất ổn và không an toàn như lúc này không ?

Trong những ngày này, là một người Việt Nam, tôi không thể không lo cho số phận của thân nhân, bà con và bạn bè quen biết của tôi bên Mỹ. Tin tức trong những ngày gần đây báo động về sự gia tăng cường độ của những hành vi bạo động mang tính thù hận chủng tộc nhắm vào cộng đồng người Á Châu trong đó có người Việt Nam. Bạo động và kỳ thị chủng tộc, bài ngoại không phải là điều mới mẻ trong xã hội Mỹ. Nhưng kể từ một năm nay, đại dịch Covid-19 và những lời lẽ kích động hận thù chủng tộc của ông Trump đã làm cho bạo động chống người Á Châu thêm tồi tệ hơn (3).

Bao lâu ông Trump còn tiếp tục dối trá thì nước Mỹ vẫn còn chìm đắm trong bạo loạn và bất ổn. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà báo Đinh Quang Anh Thái trong bài bình luận của ông với tựa đề "Nước Mỹ có còn an toàn không ?" (4). Ở cuối bài bình luận, nhà báo này đã khẳng định : bao lâu ông Trump vẫn tiếp tục tung ra lời dối trá rằng cuộc bầu cử là gian lận và Tổng thống Joe Biden đã đánh cắp buộc bầu cử thì nước Mỹ sẽ mãi mãi là một nước không an toàn. Sở dĩ nước Mỹ sẽ mãi mãi là một nước không an toàn là bởi vì chính những lời dối trá của ông Trump đã và đang nuôi dưỡng những thuyết âm mưu vô căn cứ tràn lan trên các trang mạng xã hội.

Dối trá dẫn đến bạo lực. Dối trá nuôi dưỡng cái Ác. Dối trá càng được tung hô thì cái Ác càng trở nên chuyện thường ngày. Sau Đệ nhị Thế chiến, những người đã từng cộng tác với đồ tể Hitler và Đức Quốc Xã trong chủ trương diệt chủng đối với người Do Thái, đã bị săn lùng, bắt giữ và đem ra xét xử. Hầu hết đều biện minh cho sự vô tội của mình và tuyên bố chỉ hành động theo lệnh thượng cấp. Theo Hannah Arendt (1906-1975), nữ ký giả đã từng theo dõi vụ xử một trong những đồng phạm khét tiếng của Hitler là Adolf Eichmann và tường thuật trong tác phẩm nổi tiếng "Eichmann in Jerusalem", "tội ác của Eichmann, cũng như của rất nhiều tên tội phạm phát xít khác, bắt nguồn từ sự tuân thủ mệnh lệnh cấp trên và những điều luật vô đạo đức của một chế độ độc tài. Tội ác đó càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự tán đồng hay bàng quan của rất nhiều người dân bình thường trong xã hội" (5).

"Những người dân bình thường trong xã hội". Tôi nghĩ đến những người đang chạy theo các thuyết âm mưu và những lời dối trá phải nói là "độc ác" của một người như Donald Trump. Với tôi, tiếp tay với dối trá là đồng lõa với cái Ác.

Chu Văn

(08/03/2021)

Chú thích :

1. https://www.luatkhoa.org/2021/03/va-chung-ta-ngoi-yen-nhin-nguoi-bieu-tinh-myanmar-bi-ban-chet/

2. https://www.news.com.au/national/do-you-miss-me-yet-trump-teases-2024-run-in-address-to-cpac/video/d8769d33391a4c27a4a0dbdc4ca9d95f

3. https://www.vox.com/identities/2020/4/21/21221007/anti-asian-racism-coronavirus-xenophobia

4. Youtube.com Đinh Quang Anh Thái-Nước Mỹ có còn an toàn không ?

5. https://www.luatkhoa.org/2016/06/toi-pham-chien-tranh-adolf-eichmann-va-su-tam-thuong-cua-cai-ac/

 

**********************

Đọc thêm :

Tội phạm chiến tranh Adolf Eichmann và sự tầm thường của cái ác

Café Luật Khoa, 03/06/2016

Adolf Eichmann (1906-1962) là một sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang SS của Đức Quốc xã. Trong Thế chiến thứ Hai, Eichmann đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa kế hoạch Giải Pháp Cuối Cùng (Final Solution) mà giới cầm quyền Đức Quốc Xã đưa ra để xử lý người Do Thái đang bị giam cầm trên toàn Châu Âu.

PX*11289960

Phiên tòa xử Adolf Eichmann tại Jerusalem năm 1961 là một trong những sự kiện quốc tế nổi bật nhất những năm 60.

Giải Pháp Cuối Cùng, một kế hoạch diệt chủng chi tiết và bài bản được hoạch định năm 1941, đã đưa sáu triệu người Do Thái tại Châu Âu đến cái chết theo nhiều cách thức, phần lớn là tàn bạo và mất nhân tính.

Eichmann phụ trách việc bắt giữ thêm người Do Thái và chuyên chở tù nhân Do Thái đến các trại tập trung nơi các lò hơi ngạt và lò thiêu đang chờ xử lý họ. Các trại tập trung dưới quyền Eichmann liên tục thủ tiêu người Do Thái cho đến tận năm 1945 khi phe Đồng Minh giành chiến thắng trước Đức Quốc Xã.

Eichmann khai gian tên tuổi để lẩn vào đám tù binh Đức Quốc Xã. Sau đó y trốn khỏi trại giam và cuối cùng dùng danh tính giả mạo tìm được đường trốn sang Argentina năm 1950.

Năm 1959, lực lượng tình báo Mossad của Israel lần ra được tung tích của Eichmann tại Argentina và vào năm sau đó tổ chức bắt cóc y thành công để đưa về Israel xét xử.

Phiên tòa xử Eichmann tại Jerusalem năm 1961 là một trong những sự kiện quốc tế nổi bật nhất những năm 60. Không như những phiên tòa Nuremberg do phe Đồng Minh tổ chức để xử tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã, phiên tòa Jerusalem do chính người Do Thái tổ chức để xử một kẻ đã tham gia vào việc thủ tiêu 6 triệu đồng bào của họ.

Hannah Arendt (1906 – 1975) là một lý thuyết gia chính trị người Mỹ gốc Do Thái. Một trong những đề tài nghiên cứu chính của bà là các thể chế độc tài toàn trị như thể chế Đức Quốc Xã.

Năm 1961, Arendt đã có mặt tại Jerusalem trong tư cách phóng viên cho tờ New Yorker. Các tường thuật của bà về phiên tòa xử Eichmann sau này được phát triển thành tập tiểu luận có ảnh hưởng lớn "Eichmann tại Jerusalem : Một báo cáo về sự tầm thường của cái Ác".

Tập tiểu luận này nhìn vào tội ác diệt chủng của Phát xít Đức thể hiện qua trường hợp Adolf Eichmann để trả lời một câu hỏi ám ảnh muôn kiếp con người : bản chất của tội ác và sự trừng phạt.

eichman2

Trung tá SS Adolf Eichmann (Ảnh : genocide.leadr.msu.edu)

"…Eichmann sẽ được ghi nhớ là đã luôn nhấn mạnh rằng y chỉ có tội "trợ giúp và tiếp tay" (aiding and abetting) trong việc thực hiện những tội ác mà y đang chịu tố cáo, rằng bản thân y chưa bao giờ phạm một tội ác công khai nào.

Phán quyết của tòa, theo một cách đỡ gây tẻ nhạt, nhìn nhận rằng bên công tố đã không thành công trong việc chứng minh rằng Eichmann đã sai trong luận điểm này.

Nó là một điểm quan trọng ; nó chạm đến chính cái bản chất của tội ác trong trường hợp này, vốn không phải là một tội ác thông thường, và chạm đến chính cái bản chất của tên tội phạm trong trường hợp này, vốn cũng chẳng phải là một tên tội phạm thông thường ; bằng ngụ ý, luận điểm này đi kèm nhận thức về một chi tiết kỳ quặc rằng trong các trại tập trung chính những người bị giam và những nạn nhân là những kẻ đã nắm "những công cụ chết chóc bằng chính bàn tay họ".

Phán quyết đáp lại luận điểm này bằng một quan điểm không chỉ đơn thuần là đúng đắn, mà còn là sự thật : "Mô tả những hoạt động của bị cáo dựa trên nội dung Điều 23 Bộ luật Hình sự của chúng ta, có thể nói rằng những hoạt động này là những hoạt động của một đối tượng chèo kéo (soliciting) việc phạm tội bằng cách chỉ bảo và tư vấn (giving counsel and advice) cho người khác phạm tội, và của một đối tượng tạo điều kiện và trợ giúp (enabled or aided) những người khác phạm tội".

Nhưng "trong một tội ác khủng khiếp và phức tạp như tội chúng ta đang xem xét, một tội ác có nhiều người tham gia theo nhiều mức độ khác nhau và bằng nhiều loại hoạt động khác nhau – những kẻ hoạch định, những kẻ tổ chức, và những kẻ thực hiện những hành vi phạm tội tùy theo các cấp bậc, quân hàm đa dạng – không có ích gì trong việc sử dụng những khái niệm thông thường về chỉ bảo và chèo kéo việc phạm tội.

Bởi vì những tội ác này là những tội ác hàng loạt, không chỉ trên khía cạnh số lượng nạn nhân, mà còn cả trên khía cạnh số lượng thủ phạm, và khoảng cách gần hay xa giữa một trong những kẻ tội phạm với kẻ đã thật sự xuống tay giết nạn nhân thật sự không có ý nghĩa gì trong việc đánh giá trách nhiệm của kẻ tội phạm đó.

Trái lại, về tổng thể thì mức độ trách nhiệm hình sự sẽ tăng tỷ lệ thuận với khoảng cách tính từ người đã cầm công cụ giết người trong tay anh ta" [viết nghiêng của tác giả]

Phần tiếp theo sau khi phán quyết này được đọc chỉ là thủ tục. Lần nữa, bên công tố đứng dậy và cho một bài diễn thuyết dài dòng đòi áp dụng án tử hình. Án này là bắt buộc trong bối cảnh không có các tình tiết giảm nhẹ. Tiến sĩ Servatius (luật sư của Eichmann – ND) trả lời bên công tố bằng một phần trình bày còn ngắn hơn các trình bày trước đấy của ông : Bị cáo đã chỉ thực hiện "những hành vi công vụ nhà nước" (acts of state).

Những gì đã xảy ra cho bị cáo có thể xảy ra trong tương lai với bất kỳ ai, toàn thế giới văn minh phải đối mặt với vấn đề này, Eichmann chỉ là "một con dê tế thần" (scapegoat) mà chính quyền Đức đương thời đã bỏ mặc cho tòa án tại Jerusalem xử theo một cách trái với luật quốc tế hòng để chính quyền Đức có thể rũ bỏ trách nhiệm của họ.

Năng lực của tòa Jerusalem chưa bao giờ được tiến sĩ Servatius công nhận. Theo ông, nó chỉ có thể được xem là đang đóng một vai trò đại diện cho các quyền lực pháp lý [của một tòa án quốc gia Đức]" – thật sự là một viên công tố nhà nước của Đức đã diễn tả nhiệm vụ của tòa Jerusalem theo đúng cách như thế.

eichman3

Nhà chính trị học Hannah Arendt (Ảnh : mantlethought.org)

Tiến sĩ Servatius đã tranh luận trước đó rằng tòa Jerusalem phải tuyên trắng án cho bị cáo vì theo quy định của Argentina (nơi Eichmann sống khi bị bắt – ND) thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của Eichmann đã hết từ ngày 7 tháng 5 năm 1960, "một khoảng thời gian rất ngắn trước khi bị cáo bị bắt cóc". Bây giờ ông dùng cùng luận điểm này theo hướng là án tử hình không thể được tuyên vì án tử hình đã bị bãi bỏ vô điều kiện tại Đức.

Tiếp theo đó là lời khai cuối của Eichmann : Những niềm hy vọng cho công lý của y đã bị làm cho thất vọng ; tòa án đã không hề tin tưởng y cho dù y đã luôn cố gắng nhất có thể để nói ra sự thật. Tòa án không hiểu y : Y chưa bao giờ là một kẻ bài Do Thái, và y chưa bao giờ có ý định giết bất kỳ mạng người nào. Tội lỗi của y đến từ sự phục tùng của y, và sự phục tùng thì được tung hô là một phẩm hạnh. Phẩm hạnh của y đã bị lạm dụng bởi đám đầu sỏ Phát xít.

Nhưng y nào có phải là một thành viên của đám chóp bu nắm quyền, y chỉ là một nạn nhân và chỉ có những kẻ lãnh đạo mới đáng bị trừng phạt. (Y không đi xa tới mức như của một số tội phạm chiến tranh chức vụ thấp khác, những kẻ đã phàn nàn một cách cay đắng rằng bọn họ chưa hề bao giờ được bảo là phải lo lắng về "trách nhiệm" gì cả, và rằng bọn họ bây giờ không thể kêu những kẻ có trách nhiệm ra nhận tội vì những kẻ này đã "bỏ trốn và bỏ mặc" bọn họ bằng cách tự sát hay đã bị treo cổ.)

"Tôi không phải là một con quái vật mà người ta đang tô vẽ", Eichmann nói. "Tôi là một nạn nhân của một sự ngụy trá (fallacy)".

Y không dùng từ "dê tế thần" nhưng y khẳng định những gì Servatius đã nói : rằng "xác tín sâu sắc [của y] chính là [y] đang phải chịu khổ sở cho những hành vi của những kẻ khác".

Hai ngày sau đó, Thứ Sáu ngày 15 tháng 12 năm 1961, lúc 9 giờ sáng, án tử hình được tuyên…

…Án tử hình đã được đoán trước, và chả còn ai để có thể cãi nữa ; nhưng mọi thứ trở nên khác biệt khi người ta biết rằng nhà nước Israel đã thi hành án đó.

Sự phản đối diễn ra chóng vánh nhưng rộng khắp và được đưa ra bởi những người có ảnh hưởng và được trọng vọng. Luận điểm phản đối phổ biến nhất là những tội ác của Eichmann không có hình phạt nào của nhân loại có thể phạt cho hết được, rằng là việc áp án tử hình cho những tội ác to lớn như thế là vô nghĩa – một luận điểm dĩ nhiên là có lý theo một cách nhất định trừ phi phải nhận ra rằng nó không thể được hiểu là Eichmann đã giết hàng triệu người chỉ để thoát khỏi hình phạt theo cách này.

Một luận điểm rõ ràng ít phổ biến hơn thì cho rằng án tử hình "chả có tí sáng tạo gì", và những hình phạt tưởng tượng mang tính sáng tạo hơn được đưa ra – Eichmann "nên dành toàn bộ quãng đời còn lại lao động khổ sai trên hoang mạc khô cằn Negev, dùng mồ hôi nước mắt của y để dựng lại quê hương cho người Do Thái", một hình phạt mà y chắc rằng khó có thể sống sót qua khỏi dù chỉ một ngày, không nói đến việc là tại Israel vùng hoang mạc phía nam này không hề bao giờ được xem là một tiền đồn dành cho tù đày.

eichman4

Tù nhân Do Thái trong trại Auschwitz (Ảnh : telegraph.co.uk)

Hoặc là theo phong cách hào nhoáng như trong phim Madison Avenue, nhà nước Israel lẽ ra phải vươn tới "những tầm cao thần thánh", vượt lên trên "những toan tính có thể hiểu được về pháp lý, chính trị và con người" để có thể gọi hết lại chung một chỗ "tất cả những ai đã tham gia việc bắt giữ, xử án và kết tội trong một nghi thức công cộng nơi mà Eichmann sẽ có mặt với xiềng xích trên người, với truyền hình máy quay và radio tham gia tung hô những người góp công trong việc xử lý Eichmann như những người anh hùng của thế kỷ.

Martin Buber gọi việc hành quyết này là "sai lầm theo chiều kích lịch sử" bởi vì nó có thể chỉ "phục vụ việc làm giảm cảm giác tội lỗi cho nhiều người trẻ tuổi tại Đức" – một luận điểm có một sự âm vang kỳ lạ chính những ý tưởng của Eichmann trong vấn đề này, cho dù Buber chắc không hề biết là Eichmann đã từng muốn tự treo cổ giữa nơi công cộng để có thể trút đi gánh nặng tội lỗi trên vai những người Đức trẻ.

(Thật lạ là Buber, một con người không chỉ được trọng vọng mà còn có một trí tuệ tuyệt vời, lại có thể không nhận ra là những cảm xúc tội lỗi của người trẻ vốn hay được báo chí khai thác này thật là giả tạo như thế nào. Thật là dễ hài lòng khi cảm thấy tội lỗi mặc dù bạn đã không hề làm gì sai trái : thật là cao thượng ! Trong khi đó, việc thực sự khó khăn và chắc chắn là phiền muộn chính là thú nhận tội lỗi thật và xám hối).

Giới trẻ Đức bị vây quanh, trong mọi mặt và mọi lối đi của cuộc đời họ, bởi những con người đang ngồi trong những vị trí có thẩm quyền hay trong chính phủ mặc cho việc những con người này thật sự rất có tội mà họ không hề tự thấy là họ có tội.

Một phản ứng bình thường trong hoàn cảnh như thế phải là sự căm phẫn, nhưng việc tỏ ra căm phẫn sẽ khá là rủi ro – không hẳn là nguy hiểm với mạng sống và thể xác, nhưng chắc chắn là gây trở ngại cho sự nghiệp.

Những thanh niên nam nữ này của nước Đức sẽ thi thoảng – trong vài dịp ví dụ như mỗi khi người ta lại huyên náo về cuốn nhật ký của Anne Frank hay ví dụ trong chính vấn đề phiên tòa Eichmann – cho chúng ta những tràng bột phát đến mê sảng cảm giác giác tội lỗi của họ vốn chẳng hề do gánh nặng của quá khứ, của tội lỗi cha ông họ, mà là do họ đang tìm cách trốn chạy khỏi chính những sức ép từ các vấn đề thực tế và thường nhật của họ, bằng cách tìm đến một thứ xúc cảm rẻ tiền.)

Giáo sư Buber nói tiếp là ông ta "không hề cảm thấy thương xót tí gì" cho Eichmann, bởi vì ông chỉ có thể thương xót "những ai mà ông có thể hiểu hành động của họ từ trong tim mình", và ông nhấn mạnh điều ông đã nói nhiều năm trước tại Đức – rằng là ông "chỉ cảm thấy có một sự chung giống loài nhân loại với những kẻ đã tham gia [vào những tội ác của Đệ Tam Đế Chế] theo một nghĩa có tính chiếu lệ". Thái độ cao cả này dĩ nhiên là thứ xa xỉ đối với những người đang xử tội Eichmann, bởi vì luật pháp đã đặt tiền giả định một cách chính xác là chúng ta chung giống loài nhân loại với những kẻ chúng ta đang kết tội, xử tội và trừng phạt.

Theo những gì tôi biết, Buber là triết gia duy nhất lên tiếng trong công luận về vấn đề xử tội Eichmann (ít lâu trước khi phiên tòa bắt đầu, Karl Jaspers đã trả lời phỏng vấn qua radio từ Basel, nội dung phỏng vấn sau đó được tạp chí Der Monat in lại. Trong cuộc phỏng vấn này Jaspers tranh luận rằng vụ việc phải được xử bởi một tòa quốc tế chứ không phải một tòa Israel.) ; thật đáng thất vọng là Buber đã né tránh ngay từ đẳng cấp cao nhất có thể vấn đề với Eichmann và những hành vi của y.

Luận điểm ít phổ biến nhất phản đối vụ xử Eichmann là từ những người chống lại việc tử hình tội phạm nói chung, trên nguyên tắc và không kèm theo điều kiện. Các luận điểm của họ luôn có lý vì họ không phải cụ thể hóa ra là nó áp dụng trong vụ việc này thế nào. Họ có vẻ cảm thấy – một cảm giác tôi nghĩ là chính xác – rằng luận điểm của họ không phải là một luận điểm nhiều hứa hẹn để có thể tranh luận.

Adolf Eichmann đã ngẩng cao đầu bước lên đoạn đầu đài. Y đã xin một bình rượu đỏ và uống hết nửa chai. Y từ chối sự giúp đỡ của cha cố đạo Tin Lành Đức cha William Hull, người đã tỏ ý muốn đọc Kinh Thánh cho y : Y bảo y chỉ còn hơn hai tiếng để sống và vì thế "không có thời gian để phung phí".

Y bước năm mươi thước từ buồng giam đến phòng tử hình một cách bình tĩnh với dáng người thẳng, hai tay bị còng đằng sau. Khi quản tù buộc mắt cá chân và đầu gối của y lại, y xin họ buộc lỏng để y có thể đứng thẳng. "Tôi không cần nó", y nói khi chiếc khăn trùm đầu màu đen được mang đến.

Y đã hoàn toàn làm chủ bản thân, không, y còn hơn thế nữa : y đang hoàn toàn là chính mình. Không có gì có thể diễn tả được điều này một cách thuyết phục hơn chính sự ngớ ngẩn đầy lố bịch của những lời y nói cuối cùng.

Y bắt đầu bằng việc khẳng định dứt khoát rằng y là một người theo thuyết thần giáo tự nhiên, không phải là một tín đồ Thiên chúa giáo và không tin vào cuộc sống sau cái chết (life after death). Rồi y nói tiếp : "Sẽ không lâu nữa, thưa các quý ông, chúng ta sẽ gặp lại nhau. Đó là số phận của loài người. Vinh quang nước Đức, Vinh quang nước Argentina, Vinh quang nước Áo. Tôi sẽ không bao giờ quên họ".

Đối mặt với cái chết, y lại dùng chính thứ sáo ngữ hay dùng trong các điếu văn tang lễ. Dưới giá treo cổ, trí nhớ y đã chơi y lần cuối ; y đã "phấn khởi" mà quên rằng đây chính là đám tang của y.

Cứ như thể trong những phút cuối cùng đó, y tổng kết lại hết bài học mà khóa học đằng đẵng về sự tai quái của loài người vẫn luôn muốn dậy chúng ta – bài học về một thứ đáng sợ, một thứ chối từ mọi ngôn từ và suy tư : sự tầm thường của cái ác".

Nguồn : Café Luật Khoa, 03/06/2016

Additional Info

  • Author Chu Văn, Café Luật Khoa
Published in Diễn đàn