Tại sao có hai quốc tịch : để dễ bỏ chạy khi có biến ?
Tuấn Khanh, RFA, 27/08/2020
Những ai được "đặc cách" làm công dân Cyprus ?
Theo quy chế để trở thành công dân của đảo quốc Síp (Cyprus), một người đến sống và làm việc (hoặc kết hôn) trong 7 năm thì có thể nộp đơn xin làm công dân của quốc gia này.
Hồ sơ ông Phạm Phú Quốc nằm trong những tài liệu mà Al Jazeera thu thập được, tức "Hồ sơ Cyprus", bao gồm 1.471 đơn đăng ký, có tên của 2.544 người nhận được "hộ chiếu vàng" Cyprus từ 2017 đến cuối năm 2019. (Ảnh chụp từ truyền hình)
Trong trường hợp có những điều kiện đặc biệt cần phải được xem xét thì có thể giảm còn 5 năm.
Mọi việc rút ngắn thời gian khác, chỉ có thể thông qua việc mua quốc tịch và trở thành công dân. Dù việc mua bán này là hợp pháp ở Cyprus, tuy nhiên có giới hạn, kín tiếng, "đặc cách" dành cho những người có đủ khả năng chi ra số tiền rất cao.
Điều đó cho thấy việc ông Quốc trình báo cơ quan là được vợ và con bảo lãnh theo đường dân sự hành chính thông thường vào giữa năm 2018, đến năm 2019 có quốc tịch là không thể.
Những câu chuyện này đáng bàn ở chỗ là phía ngoại giao Việt Nam hoàn toàn có thể gửi thư và yêu cầu Cyprus trả lời chính thức về hồ sơ này, chứ không cần nói chuyện vòng vo với ông Quốc, trình diễn trên báo chí trong nước làm gì.
Sự kiện được báo Al Jazeera tiết lộ vào ngày 24/8, thì đến 27/8, phía báo chí Việt Nam có nguồn lại tự nói rằng ông Quốc được Cyprus "đặc cách vào quốc tịch", nhưng không làm rõ việc đặc cách cụ thể là như thế nào.
Danh sách các nhân vật từ các nhà nước khắp nơi trên thế giới mua loại "hộ chiếu vàng" được đặc cách kỳ lạ và bí mật như ông Quốc hiện đang lên đến hàng ngàn. Việc "đặc cách" đó cũng là một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách của Cyprus : 2,5 triệu USD/người. Và các nhân vật này thường mua cho cả gia đình.
Họ là ai ? Nói trên truyền hình Al Jazeera, Laure Brillaud đến từ Ủy ban chống tham nhũng của tổ chức NGO Minh Bạch Quốc Tế thẳng thừng nói rằng "những kẻ tham nhũng hay lôi kéo người khác cùng tham nhũng".
"They have access to public resources, they can be sitting on a government contract and be in a position to make decisions, so it presents a high financial risk they are being corrupted or corrupting others".
(Tạm dịch: Họ là những kẻ có quyền lần mò vào các nguồn lực công, tìm cách lấy các hợp đồng của chính phủ và lại có quyền đưa ra quyết định, do đó, dẫn đến rủi ro tài chính từ việc họ tham nhũng hoặc làm lôi kéo người khác cùng tham nhũng", ông Laure Brillaud nói)
Việc mua quốc tịch Cyprus như vậy, được coi như là một hình thức rửa tiền, vì chính phủ nước này không truy xét nguồn tiền từ đâu đến, thậm chí hỗ trợ trên những người mua quốc tịch này thông qua các dự án giả dạng đầu tư, và có mã gọi các nhân vật như vậy là PEPs (politically exposed persons). Ý nghĩa của mã này, đại khái như "những người đã chấp nhận tiết lộ thân thế chính trị của mình".
Tờ Al jazeera có bản doanh tại Qatar, đang lên 100 hồ sơ bị tiết lộ để làm phóng sự dài kỳ trước tiên, trong số 2544 hồ sơ mà họ có được. Phía Việt Nam, ngoài cán bộ Phạm Phú Quốc và doanh nhân Phạm Nhật Vũ có tên, thì được biết còn khoảng 24 cái tên khác từ Việt Nam. Chắc cũng sẽ sớm được tiết lộ, ngoại trừ trường hợp được can thiệp kín đáo bằng ngoại giao và tiền.
Đường dây "đặc cách" thú vị và rất riêng này, rò rỉ danh sách từ 2017-2019, bị lộ do người ta phát hiện hai tội phạm quốc tế chạy trốn, tìm đến Cyprus xin được đặc cách thành công dễ dàng như ông Quốc.
Có một câu hỏi được đặt ra là, một hệ thống mua bán có thể đem đến rủi ro như vậy tại sao lại không sử dụng bí danh, mã số mà phải sử dụng tên người thật để bị lộ như vậy. Đơn giản bởi vì Cyprus khi nhận được hồ sơ mua quốc tịch thì bao giờ cũng phải điều tra rất kỹ lưỡng, vì một người đi cùng với gia đình sẽ chi ra ít nhất là 5 tới 10 triệu USD cho một hồ sơ, và sau đó, cũng là chuyện hợp pháp cần phải làm với giấy tờ chính thức như bao gồm xác nhận người mua quốc tịch Cyprus còn có cả một quốc tịch khác là gì.
Việc để rõ tên trên dữ liệu là một cách nắm dao đằng cán với người mua - sẽ được ưu tiên giữ kín cho đến khi không thể, đồng thời cũng là một cách để chứng minh rằng công việc của họ hợp pháp, không phải là việc chủ đích rửa tiền, mua bán trong thế giới tội phạm quốc tế.
Chắc rồi danh sách của nhiều người Việt Nam khác mua quốc tịch Cyprus sẽ dần dần được tiết lộ từ đây đến năm sau. Và có lẽ người hài lòng nhất về vấn đề đó, là ông Quốc. Bởi cùng một xui rủi mà có bạn có bè, thì ông sẽ vui hơn là lâm nạn một mình.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 27/08/2020
Tham khảo về quốc tịch Cyprus (Síp)
*******************
Scandal ‘kiểu Phạm Phú Quốc'
Trân Văn, VOA, 27/08/2020
Nếu đảng công bố rộng rãi bản kê khai tài sản của các viên chức trong diện phải kê khai tài sản cho dân chúng giám sát và không vô hiệu hóa nỗ lực hình sự hóa những trường hợp "giàu có bất minh" nhằm truy cứu trách nhiệm tất cả những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc khối tài sản mà họ sở hữu, chắc chắn sẽ không có scandal Phạm Phú Quốc (1)…
Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc phát biểu trước Quốc hội - Ảnh minh họa
***
Chuyện ông Phạm Phú Quốc, Đại biểu quốc hội, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) bỏ ra 2,5 triệu Mỹ kim để nhận quốc tịch của Cyprus chỉ là một trong những trường hợp người Việt bị mất… cả chì lẫn chài, kể cả khi Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ phiếu bãi nhiệm ông Quốc vì "thủ đắc song tịch", chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cách chức Tổng Giám đốc IPC của ông vì lý do nào đó sắp sửa… tìm ra.
Bất kể thế nào thì 2,5 triệu Mỹ kim mà ông Quốc đã chi cho Cyprus để nhận quốc tịch của hòn đảo này vẫn nằm trong ngân khố của… Cyprus. Tiểu sử của ông Quốc cho thấy ông là viên chức được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam lựa chọn để điều hành các doanh nghiệp của nhà nước trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đại diện cho "ý chí, nguyện vọng" của nhân dân.
Về lý thuyết, những công việc ấy không thể giúp tạo ra 2,5 triệu Mỹ kim để dùng vào việc "mua" quốc tịch Cyprus. Khoản 2,5 triệu Mỹ kim đó kết tinh từ… hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước mà ông Quốc tham gia điều hành và từ quá trình… chuyển hóa công thổ, công thự, công sản cho tư nhân để giảm nợ, cắt lỗ của hệ thống này, giúp quốc gia khỏi phá sản.
Lẽ ra 2,5 triệu Mỹ kim ấy phải được chuyển tới các công trình phúc lợi công cộng để trẻ con khỏi phải học ca ba. Hai, ba bệnh nhân khỏi phải chia nhau một cái giường hay nằm vạ vật ngoài hành lang bệnh viện khi cần chữa bệnh. Người tàn tật, người già được trợ cấp, không phải phơi nắng, đội mưa để mưu sinh. Người nghèo, người thất nghiệp không vất vưởng, vạ vật ở đầu đường, xó chợ…
Nói cách khác, những khoản tiền như khoản 2,5 triệu Mỹ kim mà ông Quốc kiếm được và đã chi để mua quốc tịch Cyprus ấy, đã cũng như đang và sẽ còn là lý do khiến dân lành đổ nhiều mồ hôi, nước mắt hơn nhưng tương lai của cả họ lẫn con cháu bấp bênh, nhiều rủi ro hơn.
Bãi nhiệm, cách chức ông Quốc chỉ là biện pháp đối phó với tình thế, không phải là giải pháp để thực hiện cam kết "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" như thiên hạ. Tuy nhiên hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ muốn dùng biện pháp giải quyết tình thế chứ không thích, không chọn những giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề một cách toàn diện. Thành ra mới có… Phạm Phú Quốcn.
***
Cách nay hai tháng, Bộ Công an công bố quyết định khởi tố bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương vì đã chuyển hóa quyền sử dụng 6.000 mét vuông đất ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại cho công quỹ chừng… vài ngàn tỉ đồng. Quyết định khởi tố vừa kể được công bố cùng lúc với quyết định… đình chỉ điều tra bị can Hồ Thị Kim Thoa vì bà đã… xuất ngoại (2).
Chẳng ai biết kết quả truy nã sẽ thế nào nhưng giả sử cảnh sát quốc gia nào đó đồng ý bắt giữ bà Thoa theo đề nghị của Bộ Công an Việt Nam và bàn giao bà cho Việt Nam xét xử thì gia đình bà vẫn cứ là chủ Công ty Bóng đèn Điện Quang (DQC) và Công ty Nhựa Rạng Đông (RDP) – hai công ty vốn là doanh nghiệp nhà nước được… giải tư cho bà và thân nhân.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chưa bao giờ thắc mắc, tại sao bà Thoa và thân nhân có cả ngàn tỉ đồng để thâu tóm cổ phiếu của DQC và RDP. Với đảng, chuyện những đảng viên như bà Thoa giàu có bất thường không phải là chuyện lớn, thành ra năm 2017, đảng chỉ… cảnh cáo bà Thoa vì bà dính líu đến sự thăng tiến bất thường của Trịnh Xuân Thanh.
Có thể vì bà Thoa biết điều, chủ động xin từ chức (3) nên đảng chủ động bỏ qua tất cả những lỗi lầm đã được phát giác trước đó như : vi phạm đủ thứ trong định giá DQC để giải tư, chuyển nhượng cổ phần của DQC, tùy tiện chuyển nhượng 4.000 mét vuông đất ở quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (4)…
Ba năm sau, từ chuyện phải xứ lý sai phạm trong quản lý công thổ của môt số viên chức hữu trách ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an mới thấy xử lý theo kiểu "nhất bên trọng, nhất bên khinh" không ổn và quyết định phải truy cứu trách nhiệm của bà Thoa thì bà đã ra nước ngoài định cư, gầy dựng lại sự nghiệp bằng mớ tài sản vắt từ mồ hôi, nước mắt người dân lành thuở bà cùng đảng… phục vụ họ. Xét cho đến cùng, bà Thoa có khác gì ông Quốc ?
***
Không biết ông Quốc có đề cập tới khối tài sản khổng lồ, đủ để trích nộp 2,5 triệu Mỹ kim cho Cyprus trong Bản Kê khai tài sản mà ông đã nộp cho đảng hay không. Nhiều phần là có vì điều đó sẽ giúp ông bảo đảm yếu tố… trung thực. Trường hợp ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và trường hợp ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch thành phố Đà Nẵng là hai bài học đáng giá cho những viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản như ông Quốc.
Năm 2014, "kẻ xấu" nào đó đã tiết lộ Bản Kê khai tài sản mà ông Khánh nộp cho đảng :Sở hữu hai biệt thự tại Hà Nội, 1.800 mét vuông đất ở dự án Mê Linh, 104.000 cổ phần của Ngân hàng Quân đội, 27.900 cổ phần của Ngân hàng Nam Á, 18.500 cổ phần của Ngân hàng Đông Á, 200.000 cổ phần của Ngân hàng Liên Việt, 100.000 cổ phần của Xi măng Công Thanh, 50.000 cổ phần của Công ty Thiết bị Bưu điện, chưa kể sở hữu lượng trái phiếu trị giá 425 triệu đồng và là chủ một tài khoản có 7,18 tỉ đồng tại VIB(5)…
May cho ông Khánh là ông đã kê khai… trung thực nên đảng chỉ chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật tập trung truy tìm… "kẻ xấu". Bởi đảng không bận tâm đến chuyện vì sao ông Khánh – một Thanh tra viên cao cấp lại giàu có đến như vậy nên ông Khánh tiếp tục được đảng tín nhiệm, tiếp tục lãnh đạo lực lượng chống tham nhũng cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2018.
Năm 2017, tới lượt ông Thơ bị "kẻ xấu" hãm hại theo cùng một cách - tiết lộ Bản Kê khai tài sản mà ông Thơ nộp cho đảng : Chủ một biệt thự 300 mét vuông, bốn thửa đất có diện tích từ 150 mét vuông đến 1.021 mét vuông ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Chưa kể còn sở hữu một trại nuôi tôm diện tích 1,5 héc ta, đồng sở hữu một cánh rừng, bốn cơ sở sản xuất kinh doanh và sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu của Công ty Dana – Ý.
May cho ông Thơ là ông cũng kê khai… trung thực, còn đảng vẫn… kiên định trong đường lối về xem xét tài sản viên chức nên không để "kể xấu" dẫn dụ theo hướng, truy vấn vì sao ông Thơ giàu đến thế, đảng chỉ yêu cầu điều tra vì sao Bản Kê khai tài sản của ông Thơ "bị lọt ra ngoài" (6)…
Năm 2018, trước tình trạng càng ngày càng nhiều người, kể cả cán bộ lão thành đề nghị nên công bố các Bản Kê khai tài sản của những viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản cho nhân dân giám sát giống như thiên hạ, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, từ chối thẳng thừng vì đó là vấn đề rất khó, nhạy cảm do liên quan đến các quyền về đời tư của viên chức(7)…
Dẫu liên tục khẳng định, chống tham nhũng là nỗ lựckhông có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ nhưng đảng vẫn giành và giữ quyền bảo mật thông tin về tài sản của những viên chức trong cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền. Nói cách khác, tuytất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưngquyền về đời tưcủa các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn cao hơnquyền được biết, được bàn, được kiểm tra của công dân mà đảng vẫn xiển dương và thề tôn trọng !
Nếu Bản Kê khai tài sản của ông Quốc được bạch hóa cho dân chúng giám sát và ông… trung thực trong việc kê khai tài sản mà ông thủ đắc, có lẽ "ta" đã không bị Al Jazeera đẩy vào thế kẹt. Còn nếu ông giấu giếm thì với sự giám sát của nhân dân, chính họ sẽ chỉ cho đảng thấy ông thiếu trung thực ra sao. Tuy nhiên bất kể thế nào, ông Quốc có trung thực hay không thì từ đồng chí tới đồng bào đều không có quyền chất vấn tại sao ông giàu và cũng chẳng ai có quyền buộc ông phải nộp lại những tài sản mà ông không thể giải trình minh bạch về nguồn gốc.
***
Tham nhũng không phải là vấn nạn mới và không chỉ là vấn nạn của riêng Việt Nam. Cũng vì vậy, ngăn ngừa – tiêu diệt tham nhũng là một trong những nỗ lực có tính chất toàn cầu, thành ra mới có Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc(United Nations Convention against Corruption – UNCAC). UNCAC giống như đại lộ để thiên hạ hợp lực ngăn ngừa – diệt trừ tham nhũng nhưng đảng không muốn đồng hành cùng thiên hạ trên đại lộ đó.
Năm 2013 – thời điểm Việt Nam đang thu thập ý kiến để sửa Luật Hình sự 2009, từ gợi ý và giúp đỡ của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), một số viên chức của Quốc hội và Bộ Tư pháp Việt Nam đề nghị đưa thêm vào Luật Hình sự của Việt Nam tội "làm giàu bất chính" theo tinh thần UNCAC nhằm truy tố những viên chứccó tài sản lớn khác thường so với thu nhập hợp pháp và không thể giải thích hợp lý về nguồn gốc (8).
Tuy nhiên Quốc hội Việt Nam liên tục gạt bỏ đề nghị xác định hành vi "làm giàu bất chính" là tội phạm khi bỏ phiếu thông qua Luật Hình sự mới năm 2015, rồi sửa Luật Hình sự mới sửa năm 2015 vào năm 2017. Nhờ vậy, những viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản như ông Ngô Văn Khánh, ông Huỳnh Đức Thơ, bà Hồ Thị Kim Thoa… vẫn vô sự nếu "kê khai trung thực" !
Cuối năm 2017, Quốc hội Việt Nam từng công bố một ước đoán, trong mười năm, từ 2006 đến 2016, tham nhũng gây ra thiệt hại khoảng 60.000 tỉ nhưng chỉ thu hồi được khoảng 4.500 tỉ (9). Do vậy, người ta tiếp tục nuôi hy vọng, khi sửa Luật Phòng chống tham nhũng, Việt Nam sẽ đặt định giải pháp để xử lý những viên chức giàu có bất minh nhưng không may, Bộ Chính trị rồi Quốc hội dứt khoát lắc đầu.
Tháng 11 năm 2018, đa số đại biểu quốc hội… nhất trí gạt bỏ toàn bộ những đề nghị xử lý tài sản, thu nhập mà các viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc ra khỏi Luật Phòng chống tham nhũng mới (10). Scandal Phạm Phú Quốc giúp lý giải tại sao những người đại diện cho "ý chí, nguyện vọng" của nhân dân lại hành xử khó hiểu như vậy !
***
Đảng đang lựa chọn một số cá nhân để sắp đặt làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương trong năm năm sắp tới. Giống như cách nay năm năm, ông Trọng lại thay mặt đảng thề :Không để lọt cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc (11).
Ông Khánh, ông Thơ, bà Thoa… đều đã được xác định là những ngườitrung thực trong… kê khai tài sản. Khối tài sản kếch xù của họ chẳng lẽ không phải là biểu hiện giàu nhanh và… đều có… nguồn gốc hợp pháp ? Đảng chưa kết luận nên chưa biết ông Quốc có… trung thực trong kê khai tài sản hay không nhưng ông Quốc cũng là một người được đảng chọn mặt gửi vàng !
Nếu đảng tiếp tục bảo mật, từ chối công bố Bản Kê khai tài sản của những viên chức được đảng qui hoạch làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương để bảo vệquyền về đời tưcủa những cá nhân này thì những scandal kiểu Phạm Phú Quốc sẽ còn khuấy động dư luận nhiều lần. Với các diễn biến càng lúc càng phức tạp về sắp đặt nhân sự cho nhiệm kỳ tới, không thể loại trừ khả năng Bản Kê khai tài sản của những người được đảng chọn vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương đảng bị phơi ra cho công chúng ngắm để cùng rụng rời vì khối tài sản của nhiều người đạt mức một vài ngàn tỉ. Không tin ? Cứ chờ, thế nào cũng còn lắm chuyện rất hay…
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/08/2020
Chú thích :
(2) htpps://thanhnien.vn/thoi-su/de-nghi-truy-to-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-va-9-bi-can-1251138.html
(4) htpps://laodong.vn/kinh-te/ba-ho-thi-kim-thoa-da-thoi-4700-met-vuong-dat-bay-vao-tui-ai-688416.bld
(8) htpp://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm
***********************
Phạm Quý Thọ, RFA, 27/08/2020
Đại biểu quốc hội Việt Nam đương nhiệm ‘có hai quốc tịch’ đang trở thành ‘hiện tượng’ vì sự ‘lặp đi lặp lại’ trong thời gian gần đây khiến dư luận quan tâm.
Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc - Ảnh minh họa
Hiện tượng này không những chỉ bị chỉ trích về sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số đại biểu mà còn đặt nghi vấn về tính đại diện ‘hình thức’ có căn nguyên từ ‘cơ chế Đảng cử, dân bầu’. Cơ chế này được xác định để kiểm soát hoạt động của Quốc hội mang tính chất ‘pháp trị’ hơn là ‘pháp quyền’ trong chế độ đảng cộng sản toàn trị.
Dư luận lại đang xôn xao về việc một vị Đại biểu quốc hội Việt Nam đương nhiệm thuộc Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, là doanh nhân của doanh nghiệp nhà nước có hai quốc tịch. Tin này ‘bị rò rỉ’ từ nguồn tin từ nước ngoài. Chuyện là, mới đây, Đài Al Jareeza (Qatar) nêu danh sách nhiều chính trị gia, quan chức và doanh nhân từ nhiều nước trên thế giới có quốc tịch quốc đảo Síp (Cyprus), trong đó có tên vị đại biểu trên là người Việt Nam. Đài này còn nêu đây là chương trình ‘khuyến khích’ đầu tư đã có từ trước của quốc đảo này với ‘giá tiền’ quốc tịch tăng dần đến 2,5 triệu đô la mỹ như hiện nay.
Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường cand.com.vn
Việc Đại biểu quốc hội đã có tiền lệ từ mấy năm nay. Năm 2016 cựu Đại biểu quốc hội Nguyệt Hường có quốc tịch Malta, được biết, do cơ quan chức năng phát hiện, đã ‘rút lui’ trong im lặng. Bà này là một doanh nhân có quá trình hoạt động trong cơ quan dân cử khá dài : Đại biểu quốc hội khóa 12 và 13, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội từ 1999 – 2011. Trước đó, đã xảy ra ‘sự kiện đình đám’ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, khi doanh nhân, cựu Đại biểu quốc hội Hoàng Yến bị cho là đã khai lý lịch "không chính xác" khi ứng cử tại Long An, cụ thể là bà này đã không khai đã là Đảng viên và khai độc thân khi đã ly hôn với chồng là Jimmy Trần, quốc tịch Mỹ, đang bị truy tố vì tội lừa đảo, nên đã bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội năm 2012. Xung quanh sự kiện này có nhiều tin tồn bà là ‘nạn nhân’ của cuộc đấu đá quyền lực trên chính trường. Bà Yến hiện có quốc tịch Hoa Kỳ và đang sống ở đó. Truyền thông thi thoảng đưa tin bà vẫn điều hành Tập đoàn Tân Tạo với tư cách chủ tịch qua hình thức trực tuyến.
Về hình thức, các Đại biểu quốc hội được giới thiệu ứng cử trong quá trình ‘hiệp thương’, trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tất cả hoạt động này dưới sự kiểm soát của Đảng cộng sản. Thực chất quá trình này được khái quát là chế độ ‘Đảng cử, dân bầu’.
Các vị đại biểu quốc hội, về nguyên tắc, nói chung phải là người đại diện cho dân. Cụ thể hơn, họ đại diện cho ý chí, nguyện vọng, lợi ích của vùng, miền, nhóm dân cư khác nhau. Liên quan đến vấn đề này, V. I. Lênin, lãnh tụ của Cách mạng Tháng 10 Nga từng nói rằng, chính trị là biểu hiện của kinh tế tập trung, hàm ý rằng các Đại biểu quốc hội đại diện cho lợi ích kinh tế của các nhóm dân cư khác nhau.
Quan niệm trên đã thay đổi cùng chế độ toàn trị khi đồng nhất lợi ích trên cơ sở sở hữu toàn dân, mà chỉ thiên về giải quyết các khác biệt vùng miền và các nhóm dân cư, như người dân tộc, nhóm yếu thế…. Tuy nhiên, khi ‘thị trường’ thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế, đặc biệt trong hai nhiệm kỳ gần đây, Đảng đã ‘để mắt’ tới giới doanh nhân, những người được cho là ‘gần thị trường’, và đã ‘quy hoạch’ một số ‘điển hình’ sao cho có cơ hội cất ‘tiếng nói đại diện’ cho giới này trên nghị trường.
Ý tưởng này thực ra là không tồi. Tuy nhiên, sự khác biệt về mục đích và động cơ của giới doanh nhân với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của Đảng, sẽ tất yếu nảy sinh ‘xung đột’. Họ hoặc là ‘khôn khéo’ để biến thành những kẻ cơ hội, đánh bóng bản thân, mong quyền lực che trở để ‘làm ăn’, hoặc, không sớm thì muộn, sẽ buộc phải bỏ cuộc chơi, và hơn thế, có thể trở thành ‘vật tế thần’ của đấu đá quyền lực.
Chế độ ‘Đảng cử, dân bầu’ không thể tạo ra tính đại điện đúng nghĩa, thực chất. Trước Đại hội 12, chủ đề này đã có lúc được nêu trên nghị trường, nhưng sau đó đã bị quên lãng…
Quốc hội về lý thuyết là ‘cơ quan quyền lực cao nhất’, nhưng trong chế độ đảng toàn trị chỉ là cơ quan phân quyền, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng. Cơ quan này vẫn hàng năm xây dựng luật lệ, quy tắc theo hướng pháp trị. Nghĩa là, Quốc hội cần tạo ra những thể chế theo chương trình nghị sự định sẵn sao cho Đảng có thể điều hành toàn diện xã hội và người dân.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường thúc đẩy Quốc hội, dù muốn hay không, các luật, lệ cần được xây dựng để đáp ứng thực tế này. Quốc hội đã và đang hướng hoạt động cải cách thể chế kinh tế, thậm chí trong giai đoạn ‘bất ổn kinh tế vĩ mô’ trước Đại hội 12, đã tổ chức các hội thảo về các nội dung liên quan. Lúc đó, các chính khách và các nhà nghiên cứu ‘tránh né’ bàn về thể chế chính trị, và đương nhiên, họ ‘xoay sở’ trong ‘vòng kim cô ý thức hệ’ để giải thích khái niệm ‘thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’.
Nhiều luật, lệ, quy định liên quan đến các vấn đề được cho là ‘nhạy cảm’ với chế độ, hoặc là được ban hành nhưng vẫn gây tranh cãi, như Luật An ninh mạng, Luật Báo chí… hoặc là ‘hoãn đi hoãn lại’ như Luật Biểu tình…. Nhiều quyền công dân cơ bản mặc dù được quy định trong Hiến pháp nhưng không thể được cụ thể hóa trong cuộc sống. Tiến đến chế độ pháp quyền sẽ luôn là thách thức. Sự thay đổi có thể đang diễn ra, dù chậm chạp, trước hết là quyền kinh tế được nới lỏng hơn để cứu tăng trưởng. Ngoài ra, sức ép từ hội nhập kinh tế quốc tế cũng có thể hỗ trợ người dân tiếp cận với các quyền khác. Chẳng hạn, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất đối với Việt Nam từ trước tới nay, buộc Việt Nam phải thực thi các điều khoản về điều kiện lao động, tổ chức công đoàn độc lập và bảo vệ môi trường…
Nếu quan sát những gì diễn ra gần đây với chế độ toàn trị ở Trung Quốc, dân túy ở Nga, các quốc gia ‘gần gũi’ với Việt Nam, thì cải cách chính trị không hề đơn giản, trong đó ‘cải tổ hiến pháp’ bị ‘chi phối’ để sự cai trị của lãnh tụ được ưu tiên kéo dài. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng, nóng bỏng hiện nay tại Belarusia cho thấy sự cai trị độc đoán, chuyên quyền hơn 26 năm của Tổng thống Alexandre Lukachenko, đang khiến cho người dân nổi giận, đòi dân chủ.
Quay lại với vị Đại biểu quốc hội có hai quốc tịch của Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo tiền lệ, kết cục được biết trước, ông ta có thể bị buộc thôi tư cách đại biểu, có thể được gia đình ‘bảo lãnh’ sang sống ở quốc đảo… Chỉ có giới báo chí được ‘hưởng lợi’ với kiểu tin nóng này. Còn người dân ‘bất bình’ trong im lặng, họ lại tự vấn đến khi nào họ có được những đại biểu của chính mình. Tuy nhiên, việc tổ chức bầu Quốc hội khóa 15 nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến vào năm tới vẫn sẽ theo ‘cơ chế Đảng cử, dân bầu’.
Phạm Quý Thọ (Hà Nội)
Nguồn : RFA, 27/08/2020
*********************
Những ai được "đặc cách" làm công dân Cyprus ?
Tuấn Khanh, RFA, 27/08/2020
Theo quy chế để trở thành công dân của đảo quốc Síp (Cyprus), một người đến sống và làm việc (hoặc kết hôn) trong 7 năm thì có thể nộp đơn xin làm công dân của quốc gia này.
Bản đề xuất xin cấp quốc tịch cho vợ chồng ông Pham Phu Quoc được Bộ Nội vụ Cyprus gửi Hội đồng Bộ trưởng nước này. Ảnh: Al Jazeera.
Trong trường hợp có những điều kiện đặc biệt cần phải được xem xét thì có thể giảm còn 5 năm.
Mọi việc rút ngắn thời gian khác, chỉ có thể thông qua việc mua quốc tịch và trở thành công dân. Dù việc mua bán này là hợp pháp ở Cyprus, tuy nhiên có giới hạn, kín tiếng, "đặc cách" dành cho những người có đủ khả năng chi ra số tiền rất cao.
Điều đó cho thấy việc ông Quốc trình báo cơ quan là được vợ và con bảo lãnh theo đường dân sự hành chính thông thường vào giữa năm 2018, đến năm 2019 có quốc tịch là không thể.
Những câu chuyện này đáng bàn ở chỗ là phía ngoại giao Việt Nam hoàn toàn có thể gửi thư và yêu cầu Cyprus trả lời chính thức về hồ sơ này, chứ không cần nói chuyện vòng vo với ông Quốc, trình diễn trên báo chí trong nước làm gì.
Sự kiện được báo Al Jazeera tiết lộ vào ngày 24/8, thì đến 27/8, phía báo chí Việt Nam có nguồn lại tự nói rằng ông Quốc được Cyprus "đặc cách vào quốc tịch", nhưng không làm rõ việc đặc cách cụ thể là như thế nào.
Danh sách các nhân vật từ các nhà nước khắp nơi trên thế giới mua loại "hộ chiếu vàng" được đặc cách kỳ lạ và bí mật như ông Quốc hiện đang lên đến hàng ngàn. Việc "đặc cách" đó cũng là một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách của Cyprus : 2,5 triệu USD/người. Và các nhân vật này thường mua cho cả gia đình.
Họ là ai ? Nói trên truyền hình Al Jazeera, Laure Brillaud đến từ Ủy ban chống tham nhũng của tổ chức NGO Minh Bạch Quốc Tế thẳng thừng nói rằng "những kẻ tham nhũng hay lôi kéo người khác cùng tham nhũng".
"They have access to public resources, they can be sitting on a government contract and be in a position to make decisions, so it presents a high financial risk they are being corrupted or corrupting others".
(Tạm dịch : Họ là những kẻ có quyền lần mò vào các nguồn lực công, tìm cách lấy các hợp đồng của chính phủ và lại có quyền đưa ra quyết định, do đó, dẫn đến rủi ro tài chính từ việc họ tham nhũng hoặc làm lôi kéo người khác cùng tham nhũng", ông Laure Brillaud nói)
Việc mua quốc tịch Cyprus như vậy, được coi như là một hình thức rửa tiền, vì chính phủ nước này không truy xét nguồn tiền từ đâu đến, thậm chí hỗ trợ trên những người mua quốc tịch này thông qua các dự án giả dạng đầu tư, và có mã gọi các nhân vật như vậy là PEPs (politically exposed persons). Ý nghĩa của mã này, đại khái như "những người đã chấp nhận tiết lộ thân thế chính trị của mình".
Tờ Al Jazeera có bản doanh tại Qatar, đang lên 100 hồ sơ bị tiết lộ để làm phóng sự dài kỳ trước tiên, trong số 2.544 hồ sơ mà họ có được. Phía Việt Nam, ngoài cán bộ Phạm Phú Quốc và doanh nhân Phạm Nhật Vũ có tên, thì được biết còn khoảng 24 cái tên khác từ Việt Nam. Chắc cũng sẽ sớm được tiết lộ, ngoại trừ trường hợp được can thiệp kín đáo bằng ngoại giao và tiền.
Đường dây "đặc cách" thú vị và rất riêng này, rò rỉ danh sách từ 2017-2019, bị lộ do người ta phát hiện hai tội phạm quốc tế chạy trốn, tìm đến Cyprus xin được đặc cách thành công dễ dàng như ông Quốc.
Có một câu hỏi được đặt ra là, một hệ thống mua bán có thể đem đến rủi ro như vậy tại sao lại không sử dụng bí danh, mã số mà phải sử dụng tên người thật để bị lộ như vậy. Đơn giản bởi vì Cyprus khi nhận được hồ sơ mua quốc tịch thì bao giờ cũng phải điều tra rất kỹ lưỡng, vì một người đi cùng với gia đình sẽ chi ra ít nhất là 5 tới 10 triệu USD cho một hồ sơ, và sau đó, cũng là chuyện hợp pháp cần phải làm với giấy tờ chính thức như bao gồm xác nhận người mua quốc tịch Cyprus còn có cả một quốc tịch khác là gì.
Việc để rõ tên trên dữ liệu là một cách nắm dao đằng cán với người mua - sẽ được ưu tiên giữ kín cho đến khi không thể, đồng thời cũng là một cách để chứng minh rằng công việc của họ hợp pháp, không phải là việc chủ đích rửa tiền, mua bán trong thế giới tội phạm quốc tế.
Chắc rồi danh sách của nhiều người Việt Nam khác mua quốc tịch Cyprus sẽ dần dần được tiết lộ từ đây đến năm sau. Và có lẽ người hài lòng nhất về vấn đề đó, là ông Quốc. Bởi cùng một xui rủi mà có bạn có bè, thì ông sẽ vui hơn là lâm nạn một mình.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 27/08/2020 (tuankhanh's blog)
Tham khảo về quốc tịch Cyprus (Síp)
*************************
Vượt biên bằng đường ... Đảng
Cánh Cò, RFA, 26/08/2020
Từ năm 1975 người Việt bắt đầu có cụm từ vượt biên. Vượt biên là hành động cuối cùng của tuyệt vọng khi sống dưới chế độ mới vừa chiếm được Miền Nam. Có hai loại vượt biên, bằng đường bộ và bằng đường biển. Trong cả hai loại này người muốn đi đều phải bỏ tiền ra cho người dẫn đường nếu là đi bằng chân đất xuyên qua những cánh rừng đầy máu và nước mắt của Campuchia để qua Thái Lan. Vượt biên bằng đường biển tuy không khổ nạn như đường bộ khi được ngồi trên những chiếc ghe đánh cá chạy ra hải phận quốc tế là xem như thoát, nhưng loại vượt biên này lại gặp nguy hiểm vì hải tặc, vì bão tố và bộ đội biên phòng.
Người Việt hải ngoại thấu hiểu cuộc đời của người tỵ nạn như thế nào khi chấp nhận vượt biên là chấp nhận chết trên biển hay trong rừng rậm Campuchia nhưng họ vẫn liều lĩnh ra đi, liều lĩnh chọn cuộc sống tự do trong cái chết và liều lĩnh đánh cược cả gia đình mình với vùng đất mới.
Ngày nay một số người vượt biên theo cách thứ ba : bằng đường Đảng.
Người chọn vượt biên bằng đường Đảng xem ra có khác với hai loại trên mặc dù mục đích vẫn là trốn chạy chế độ. Họ là những người thừa tiền và quyền lực. Họ là những người được Đảng bồi đắp và cho hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi.
Họ là Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường vượt biên sang Malta, là Hồ Thị Kim Thoa thứ trưởng Bộ Công thương vượt biên và biến mất tại Châu Âu, là Võ Kim Cự bay sang Canada sau khi tàn phá Vũng Án, rồi mới đây nhất là ba nhân vật được cơ quan truyền thông Al Jazeera của Qatar công khai hồ sơ vượt biên sang Cyprus và được cấp quốc tịch của đảo quốc này gồm ba người : Thứ nhất là Phạm Nhật Vũ, em ruột tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, cùng với hai vợ chồng Nguyễn Phan Diệu Phương và Phạm Phú Quốc. Vũ đang bị giam giữ 3 năm với mức án đưa hối lộ, Phạm Phú Quốc thì đang là đương kim Đại biểu quốc hội thuộc đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh. Vì là thành viên của quốc hội nên Quốc bị dư luận soi từng hành vi trong quá khứ và lý do khiến y phải vượt biên sang Cyprus bị cho là đang chuẩn bị chạy trốn vì vụ Thủ Thiêm.
Báo chí nhấn mạnh tới nhân thân của Quốc là một doanh nhân và vài tờ báo không nhắc gì tới chức danh Đại biểu quốc hội của ông ta. Theo tiết lộ của nhà báo Lưu Trọng Văn thì Quốc từng là tổng giám đốc các công ty nhà nước hàng đầu ở Sài Gòn như Tổng công ty Bến Thành, Tổng công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) nhưng bị cho ngồi chơi xơi nước nhiều năm do dính chuyện ăn chia trong các vụ bán đất nhà nước cho Vạn Thịnh Phát dẫn đến Quốc chán nản xin thôi việc. Đó chính là lý do Quốc cùng vợ con bàn tính ra đi.
Quốc được Đảng "hiệp thương" cho ra ứng cử quốc hội ở quận 5, quận 10 và 11, là những quận có đông người Hoa làm ăn sinh sống. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển của thành phố chỉ là ghế bình phong của Quốc, công việc chính là kinh doanh tài chính cho đảng, ngồi ghế Tổng Giám đốc công ty đầu tư tài chính của Thành phố HFIC. Từ tháng 12/2019, Quốc lại được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận (IPC) nắm trong tay khối tài sản nhà nước khổng lồ.
Quốc có khả năng dính líu tới vụ Thủ Thiêm khi ngồi ghế Tổng Giám đốc các công ty sử dụng tiền công quỹ tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng vào các dự án tái định cư của khu đô thị Thủ Thiêm.
Phạm Phú Quốc không phải là doanh nhân đơn thuần như Phạm Nhật Vũ mặc dù phía sau Vũ là Phạm Nhật Vượng, người được Đảng công khai ủng hộ bằng mọi thứ mà Đảng có. Phạm Phú Quốc được Đảng nắm tay dẫn di từng bước một cho tới khi tiến tới quyền lực nắm giữ và toàn quyền tiêu phí tiền bạc của công quỹ. Đảng đã cho phép Quốc mang đồng tiền kiếm được từ móc ngoặc để mua chiếc vé vượt biên sang Cyprus một cách hợp pháp mặc dù vẫn phải ra đi trong lén lút.
Vượt biên bằng đường Đảng là con đường mà hàng triệu đảng viên mơ ước. Tuy nhiên có một trở ngại nho nhỏ là con đường này không thể áp dụng cho Mỹ vì chính quyền này quá giàu có để từ chối mọi hành vi đút lót, mua chuộc vốn quen thuộc với các nước cộng sản. Vượt biên bằng đường Đảng tuy ít người tham gia nhưng mỗi lần tham gia là đất nước lại khuyết đi một số tiền rất lớn có thể dùng cho các mục đích an sinh xã hội.
Hai triệu rưỡi đô la mà Đai biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc trả cho cuốn hộ chiếu và quốc tịch Cyprus làm người dân xót xa bao nhiên thì lại là chất xúc tác không hề nhỏ cho đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam khiến họ nặn óc nghĩ ra cách làm tiền cho nhanh để vượt biên bằng đường Đảng.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 26/08/2020 (canhco's blog)
Bưng chén cơm giữa mùa dịch
Viết từ Sài Gòn, RFA, 26/08/2020
Giữa mùa dịch, không riêng chi người Việt, mà hầu như tất cả những nơi nào có dịch bùng phát, con người đều phải khổ, cái ăn, cái mặc hay chỗ ở là cả một nỗi niềm riêng tây. Thế nhưng cũng giữa mùa dịch, tin một ông nghị mua quyền công dân xứ khác với giá hai triệu rưỡi đô la, nghe cứ như chiêm bao, bởi ông ấy đại diện cho tiếng nói người dân, ông ấy phải biết rằng nhân dân còn khổ cực lắm lắm, không thiếu những chén cơm chan nước mắt trong lúc này. Hơn nữa, đó là chưa muốn nói đến các qui định về nhân thân của một ông nghị trong luật pháp. Nhưng thôi, hãy nghĩ đến chén cơm của người dân lúc này !
Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cộng hòa Cyprus
Tôi nhớ đến những người lao động nghèo, đi phụ hồ, có người mới đi làm chưa đầy một tháng, sau đợt giãn cách hồi tháng Tư, vì quá khó khăn nên ra thành phố phụ hồ kiếm tiền mua gạo cho gia đình, chưa kịp nhận lương thì thành phố bị phong tỏa, những người ở đậu không có phiếu mua lương thực, đi lại cũng khó khăn do lệnh cách ly, đói khổ, buồn bã, thậm chí tuyệt vọng… Đó là chuyện có thật của người lao động Việt nghèo khổ giữa thành phố đáng sống nhất Việt Nam, giữa thế kỉ 21 đầy tham vọng và thịnh vượng này.
Lại nhớ đến những người miền núi, những đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở phía Tây Quảng Trị hay những người K’ Dong, Tà Ôi ở phía Tây Huế, Quảng Nam, người Kor ở Tây Quảng Ngãi, người H’Mong ở Tây Bắc và Tây Nguyên, người Raglai ở Ninh Thuận và người Khmer ở Tây Nam Bộ… Tất cả các nhóm người, các sắc tộc này đều có chung một điểm, đó là nghèo đói, họ nghèo đói một cách trịnh trọng và nghiêm túc. Nói họ nghèo đói trịnh trọng và nghiêm túc bởi hiếm có người Việt nào giống họ trong cách ứng xử với cái đói : Sẵn sàng cho bởi tin rằng có người đang khổ hơn mình.
Tôi từng chứng kiến một gia đình Pa Kô ở Quảng Trị, nhà tranh vách nứa tuềnh toang, gió lộng tứ bề, cả gia đình làm nông mút chỉ đường tà, hết trồng khoai sắn trên rẫy lại đi đào củ mài, hái măng rừng, làm vài mảnh ruộng lúa nho nhỏ… Cái ăn chỉ loay hoay quanh mấy thứ nông sản này, tiền cho con ăn học thì dựa vào con heo nái, mỗi đợt xuất chuồng được vài triệu đồng, một năm xuất hai lứa, lứa nào được giá thì dao động từ hai đến ba triệu đồng, lứa nào không được giá thì may lắm được một triệu đồng, mọi khoản phí đều dựa vào đó. Ngày rảnh việc nương rẫy, người vợ đi rửa chén bát thuê ngoài thị trấn, mỗi ngày được trả năm mươi ngàn đồng, thêm phần cơm thừa của quán được chủ cho mang về. Tôi đến gặp lúc gia đình ăn cơm trưa, tất cả cơm nguội được cho ra thau, dùng đũa đánh cho tơi, một ít cơm cháy được xếp lên trên mặt thau. Cả gia đình xúm xít kho một nồi mắm cáy, họ phi hành tỏi, cho chén mắm cáy vào chảo dầu đang sôi và cho thêm một ít nước lã vào, khuấy đều cho đến lúc chảo mắm sôi lên sùng sục. Bên cạnh chảo mắm là một nồi rau luộc. Khi chảo mắm được bưng lên, rổ rau luộc được bưng lên bên cạnh thau cơm. Có thể nói rằng một cuộc càn quét ẩm thực đang kéo qua với mấy đứa nhỏ, người lớn có phần từ tốn hơn…
Nghèo vậy, nhưng nghe chúng tôi nói rằng có nhiều nơi còn nghèo hơn họ, nói rằng có nhiều gia đình ở quê tôi cầm hom sắn để trồng mà không có tiền mua thì họ nhờ tôi mang về một ít hom sắn của họ gửi tặng ngay. Đương nhiên là thử lòng nhau như vậy không hay cho mấy nhưng chí ít cũng thấy được tấm lòng của người nghèo. Mà hầu như đi đâu cũng gặp cảnh người càng nghèo thì lòng càng hào hiệp, sẵn sàng chia sẻ, không cần suy tính gì nhiều… và từ Bắc chí Nam, có nơi nào mà người thiểu số, người sống ở vùng heo hút không khó khăn, nghèo khổ ? ! Đó là những ngày bình thường, còn có thể đi lại để kiếm chút tiền mua gạo, những ngày các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, quán ăn, chợ búa… còn mở cửa bình thường, còn bây giờ, khi mọi thứ co cụm, thiếu trước hụt sau, nhiều người bị thất nghiệp, nhiều công việc tạm chấm dứt cho đến ít nhất cũng tháng sau, có khi cả vài năm, thì liệu người đi làm thuê, người nghèo biết dựa vào đâu để hi vọng !
Tôi chưa bao giờ mong rằng các quan tham có thể cởi bỏ bớt lòng tham để nghĩ đến người nghèo. Nhưng dù sao, khi cả thế giới đều đói khổ, lẽ nào anh không động lòng trắc ẩn, lẽ nào anh lặng lẽ liếm bộ lông của mình cho sạch sẽ, bóng mượt, bỏ mặc đồng loại rên xiết và kêu đau ? Thế nhưng có vẻ như trong hoạn nạn, nếu như có nhiều người buồn cho tha nhân, có nhiều người sẵn sàng chia sẻ với đồng loại thì cũng có những kẻ tranh thủ lúc này, vơ vét, khoắn càng nhiều càng tốt. Khoắn cho đầy túi tham, khoắn để tìm đường chạy ra nước ngoài, khoắn cho hả dạ cô bồ nhí… Dường như người ta đạp lên nỗi đau của nhau mà sống. Đồng loại càng rên xiết, đau đớn, kêu than, đói khổ thì họ càng có thêm khoái cảm cuộc đời, họ càng thấy sự giàu có của họ tăng giá trị… Cuộc sống đôi khi khốn nạn là vậy !
Giá như giữa lúc này, mọi thứ được luân chuyển theo một trật tự khác, nghĩa là không phải thời đại mà kẻ có tiền được phép làm những gì họ muốn, họ thích, mà họ chỉ được quyền làm những gì họ cần. Thế giới trở nên loạn lạc và điêu linh bởi ngày càng có thêm nhiều người được phép làm những gì họ muốn, họ thích trong lúc cộng đồng chưa đạt đủ điều kiện cần. Thế giới chỉ ổn định khi mọi người đều may mắn tìm được thứ họ cần và những người may mắn hơn có thể tìm được thứ họ muốn và thích.
Việt Nam lúc này, có bao nhiêu triệu người cần xóa đói giảm nghèo, cần một bữa cơm đúng nghĩa với bữa cơm, cần một chỗ dựa trong công việc kiếm cơm sau mùa dịch ? Và Việt Nam hiện nay có bao nhiêu quan chức muốn, thích những thứ xa xỉ, những bữa ăn mà cả nhiều thế hệ nhà nghèo cũng không đủ tiền góp lại mua lấy một bữa trưa của họ, hoặc những chuyến đi chỉ để uống cà phê, tìm cảm giác lạ mà nó có thể qui ra lương thực chia cho hàng vạn người ấm bụng lúc đói. Nói như vậy để thấy rằng, cái bất công không phải do ngẫu nhiên sinh ra, mà do chính sự ham muốn, sự thích thú và lòng tham của kẻ có quyền, có tiền !
Đến lúc này, nếu các quan tham, các tay quyền lực không kịp tỉnh thức, không kịp tự suy nghĩ để biết sống bớt ích kỉ và nhỏ nhen, để biết chia sẻ với đồng loại, thì đến một lúc nào đó, khi người nghèo chịu hết nổi, nạn cướp bóc, giật dọc tràn lan và người ta chết chùm vì đói khổ, tuyệt vọng… Lúc đó, các ông các bà sống với ai ? Đừng tưởng cao chạy xa bay là thoát khỏi vòm trời ! Và giữa lúc này, có ai bưng chén cơm, tự dưng nhớ đến nhiều điều, và cái gì gây nhớ cũng làm cay mũi, bởi quanh mình, có quá nhiều người đắng cay, họ, bưng chén cơm hôm nay mà không biết vài tháng sau lấy gì để sống, vì mọi thứ khó khăn chực chờ trước mắt !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 26/08/2020 (VietTuSaiGon's blog)
********************
Tên của giống loài
Tuấn Khanh, RFA, 26/08/2020
Khi bạn có thể âm thầm bỏ ra 2,5 triệu USD để mua quốc tịch mới, ngay cả khi bạn đang có một vị trí cao hơn người khác về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, có nghĩa là :
- Tài sản của bạn, vốn có được từ khả năng quan trọng nhất là Cao cấp lý luận chính trị, ít nhất là phải nhiều gấp 10 số đó, hoặc nhiều lần hơn nữa.
- Vị trí đại biểu Quốc hội của bạn chỉ có thể là bù nhìn hoặc là tay sai, vì mục đích lớn nhất không phải vì tiếng nói của nhân dân mà vì quyền lợi thầm kín của bạn đang theo đuổi.
- Trong lòng của bạn không hề kính trọng đất nước mà bạn đã sinh ra và lớn lên, và coi thường luôn cả chế độ mà bạn đang tham gia. Nó chỉ là một cái chảo nóng sôi quyền lợi, mà bạn chọn len vào, rồi luôn mưu tìm một lối thoát khác bí mật cho mình.
- Thu nhập khổng lồ mà bạn có được, chỉ mô tả rõ rằng bạn đã và đang đào bới và đục khoét trong đất nước, bao gồm của cả những người già yếu và những đứa trẻ khốn khổ cùng tiếng nói với bạn, để bạn sớm rời bỏ họ ra đi.
- Trong một đất nước độc tài chuyên chế về ý thức chính trị, để có một vị trí cao hơn đồng bào mình, giàu có hơn đồng bào mình, chỉ có thể là lừa dối chính bản thân, lừa dối ngay cả hệ thống chính trị mà bạn đang thề phụng sự cho nó, và lừa dối luôn cả cha mẹ, vợ, con cái... bằng ngôn luận trơ trẽn phổ biến của loại sâu mọt : phấn đấu hy sinh cho đời sau.
- Khi bạn tìm thấy một đường dây mua quốc tịch mới giá cao như vậy, ắt là phải có mai mối hoặc tìm kiếm từ những đường dây bí mật nào đó, thì thào giữa các quan chức với nhau. Điều đó có nghĩa là không chỉ có riêng mình bạn là người cẩn thận chuẩn bị chọn một quốc tịch để lưu vong khi cần.
- Bạn chỉ là một kẻ vô danh trong số những người có thể mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD. Vậy còn những kẻ ở vị trí cao hơn, lừng danh hơn, thì tài sản và các quốc tịch sẽ như thế nào ?
- Bạn không phải là người đầu tiên trong hệ thống quan chức đầu tiên bị tìm thấy, đang giấu một chiếc phao cứu sinh trên chiếc tàu mục ruỗng, tức đã từ lâu bạn không còn một niềm tin nào vào hành trình của chiếc tàu đó. Vậy thì bạn và những người như bạn, vẫn ca hát nhảy múa trên chiếc tàu mục ruỗng đó, át cả những tiếng khóc oan trái, bất công, giữa tín ngưỡng bị chà đạp, nhân quyền bị bóp nghẹt... bạn là giống loài gì ?
Tham khảo :
Ngày 24/8/2020, tờ Al Jazeera có một bài viết đặc biệt, tiết lộ một đường dây mua các quốc tịch nước ngoài để phòng bị, nếu như có những biến cố và chính trị. Người bị tiết lộ là một quan chức cộng sản Việt Nam.
Bài viết có tựa đề "Việc Cyprus bán quốc tịch cho những cá nhân chính trị bị tiết lộ" (Cyprus sold passports to 'politically exposed persons').
Nội dung sự việc được tóm tắt như sau :
Một vụ rò rỉ lớn các tài liệu mật của chính phủ Cyprus do do phóng viên của Al Jazeera tìm thấy, có tên The Cyprus Papers tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" từ Síp (Cyprus) từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019.
Trong số những người đã mua hộ chiếu, giá trị đầu tư tối thiểu 2,5 triệu đô la mỗi hộ chiếu,
Các quan chức này, được gọi ẩn danh là những người tiếp xúc chính trị (politically exposed persons - PEP), vốn bị các tổ chức điều tra quốc tế ghi chú là nhóm các cá nhân có nguy cơ tham nhũng cao hơn vì họ hoặc các thành viên trong gia đình của họ nắm giữ một số vị trí trong chính phủ.
Tiết lộ được đưa ra một ngày sau khi nhóm phóng viên điều tra của Al Jazeera tiết lộ rằng Cyprus đã bán hộ chiếu cho những tên tội phạm bị kết án và những kẻ trốn chạy pháp luật.
Theo tiết lộ của loạt phóng sự đặc biệt này, thì tên tuổi hai quan chức bị tiết lộ đã mua hộ chiếu vàng là Phạm Phú Quốc, đại biểu Quốc hội của Việt Nam, và Igor Reva quốc tịch Nga, từng là Thứ trưởng Phát triển Kinh tế.
Các PEP như Phạm Phú Quốc, được tờ báo này đánh giá là một trong chuỗi các quan chức. thường nắm giữ những khoản tiền khổng lồ của người đóng thuế, quan chức chính sách cấp cao Laure Brillaud từ chống
Tổ chức Phi Chính phủ Minh bạch Quốc tế về tham nhũng nói với Al Jazeera.
Ông Laure Brillaud , Tổ chức Phi Chính phủ Minh bạch Quốc tế về tham nhũng nói với Al Jazeera : "những người như vậy có quyền truy cập vào các nguồn lực công, họ có thể lấy được các hợp đồng của chính phủ và có quyền đưa ra quyết định, do đó, rủi ro tài chính cao là họ đang tham nhũng hoặc lôi kéo người khác cùng tham nhũng".
-----------------
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 26/08/2020 (tuankhanh's blog)
*********************
Nguyệt Đình, VNTB, 26/08/2020
Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Phú Quốc sẽ hạ cánh an toàn nhờ có hộ chiếu Cyprus !
Mười hai giờ trưa ngày 25/8, báo SGGP đăng tin ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội cho biết về việc giao Vụ Công tác đại biểu kiểm tra thông tin Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Phú Quốc có tên trong danh sách các chính trị gia "mua" hộ chiếu Châu Âu.
Tuy nhiên, ông Túy lưu ý báo chí "cần rất thận trọng khi xem xét thông tin từ các trang thông tin nước ngoài". Ông Tổng thư ký, Người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng yêu cầu "báo chí xác minh cẩn trọng, bởi ngay cả trang thông tin của Quốc hội Việt Nam cũng bị giả mạo".
Nói cách khác, những người làm công tác tổ chức nhà nước không muốn tin việc một Đại biểu quốc hội có song tịch là thật. Bởi nếu thật thì đó lại là một sai phạm lớn trong công tác quản lý các bộ trung ương. Gần mặt trời đến thế mà còn sai phạm thì huống gì là các cơ quan xa xôi hẻo lánh nơi mà các quan chức chính phủ không mấy thấy vi hành tận nơi.
Thế nhưng đến chiều cùng ngày thì chính ông Phạm Phú Quốc đã thú nhận việc ông có quốc tịch của Đảo Síp (Cyprus) là sự thật. Tuy nhiên ông không thừa nhận việc đã bỏ tiền ra mua quốc tịch của đảo quốc này với giá 2,15 triệu Euro mà là do gia đình bảo lãnh.
Lời thú nhận có quốc tịch thứ hai này của ông Phạm Phú Quốc có lẽ là một điều sỉ nhục cho những người làm công tác tổ chức cán bộ của Quốc hội và cả của đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh vì đã không theo sát được việc thay đổi quốc tịch của một đảng viên cao cấp.
Và nếu không có trang tin nước ngoài như Al Jareeza phanh phui thì liệu ông Phạm Phú Quốc sẽ có công khai thông báo cho tổ chức ? Nếu không có trang tin nước ngoài này thì đến khi nào ông Trần Văn Túy và ông Nguyễn Hạnh Phúc mới được biết ông Phạm Phú Quốc đã có được quyển hộ chiếu màu đỏ bọc đô của EU trong tay ?
Ông Phạm Phú Quốc không phủ nhận việc có hai quốc tịch, tuy nhiên lại phủ nhận việc bỏ tiền ra mua quốc tịch thứ hai cho mình với giá 2,5 triệu đô la (2,15 triệu euro). Vậy có thật là bảo lãnh cho thân nhân và nhận quốc tịch Síp có thật dễ như ăn kẹo vậy hay không ?
Theo thông tin nhập cư vào Đảo Sip, có 4 cách để trở thành công dân Đảo Síp hợp pháp :
1. Nhập tịch dựa trên số năm cư trú. Người xin nhập tịch phải ở Đảo Síp 7 năm. Thời hạn chờ đợi xét duyệt và được cấp quốc tịch là 1-2 năm.
2. Kết hôn với một người Síp trong 3 năm và có 2 năm ở Đảo Síp. Nếu không có con chung và thời gian kết hôn chỉ tròn 3 năm thì phải giải trình vì sao có nguyện vọng xin quốc tịch Síp. Thời hạn chờ đợi xét duyệt và được cấp quốc tịch là 1-2 năm.
3. Người gốc Síp.
4. Chương trình đầu tư hay Hộ chiếu Vàng.
Để có được Hộ chiếu Vàng – Golden passport của đảo quốc này cần phải đầu tư 2 triệu euro vào bất động sản. Ngoài ra còn phải tự nguyện đóng góp 75.000 euro cho Quỹ Nghiên cứu và phát triển chính phủ và 75.000 euro cho Tổ chức Phát triển đất đai.
Bên cạnh đó người xin Hộ chiếu vàng phải mua cho bản thân một căn nhà trị giá 500.000 euro. Việc đầu tư phải được thực hiện trước khi nộp đơn xin quốc tịch.
Thời hạn để có được quốc tịch Síp trong chương trình đầu tư chỉ mất có 6,5 tháng.
Trở lại với thông tin về các mốc thời gian mà ông Phạm Phú Quốc trả lời cho Tuổi Trẻ Online thì sẽ thấy các vấn đề sau đây.
– Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.
Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.
Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus.
Vợ và con gái ông đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch đại Đảo Síp năm 2017 và đến năm 2018 làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho ông Phạm Phú Quốc, đến giữa năm 2018 thì ông đã có quốc tịch Síp. Tổng cộng thời hạn chỉ trong vòng 1 năm.
Vợ con ông Quốc chắc chắn không có khả năng xin quốc tịch theo cách 1,2 và 3 vì không phải là người gốc Síp, không kết hôn với người Síp và cũng chẳng định cư ở đảo quốc nay trên 7 năm. Ngoài ra vợ con ông đã được cấp hộ chiếu trong thời gian là chưa đầy một năm. Vậy thì ai cũng có thể rút ra kết luận ở đây là vợ con ông Quốc đã "thực hiện các thủ tục xin quốc tịch đại đảo Cyprus" thông qua cách thức thứ 4, tức là Chương trình đầu tư hay Hộ chiếu Vàng
Khi trả lời câu hỏi "Vợ và con ông có quốc tịch Cyprus vào thời điểm nào ? Được biết để có quốc tịch Cyprus đòi hỏi phải có một khoản đầu tư khá lớn, hàng triệu USD ?" ông Quốc không phủ nhận việc vợ con ông mua quốc tịch, đồng thời gián tiếp cho biết vợ và con trai ông có tiền để làm điều đó vì họ "đều là những doanh nhân".
Ông Quốc cho biết đến "giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus", và "Tôi có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018".
Việc bảo lãnh cho ông Quốc sau khi vợ con ông có quốc tịch là hoàn toàn không có cơ sở. Để có được quốc tịch Síp thì ông Quốc phải sinh sống tại đảo quốc này ít nhất 2 năm, trong khi đó thì giữa năm 2018 ông Quốc đã có quốc tịch nước ngoài rồi.
Vậy thì lý giải sao cho việc ông Quốc có được quốc tịch nước này nhanh tới như vậy ?
Chương trình đầu tư có nêu rõ, người đầu tư sẽ được nhập tịch cùng với toàn bộ gia đình gồm người hôn phối, con cái dưới 28 tuổi và cả con cháu sau này. Bố mẹ của người đầu tư cũng sẽ được nhập tịch nếu có sở hữu bất động sản trị giá ít nhất 500.000 euro.
Xét theo các yêu cầu nhập tịch này thì :
1. Chính ông Quốc đã xác nhận gián tiếp vợ ông là người đầu tư, nên con gái ông là người ăn theo nhập tịch.
2. Nếu vợ ông là người đầu tư, thì ông không thể nhập tịch theo diện bảo lãnh như ông nói vì nếu bảo lãnh theo diện vợ chồng, ông không có đủ thời gian cư trú tại nước sở tại ; và ông lại càng không thể được nhập tịch ăn theo nhờ làm bố mẹ của người trực tiếp đầu tư.
Từ đây có thể kết luận là ông Phạm Phú Quốc chỉ nói đúng có một điều là "ông đã có quốc tịch thứ hai từ năm 2018".
Ông cũng nói đúng luôn là ông không mua quốc tịch với giá 2,5 triệu đô la mà là vợ con ông mua.
Trường hợp ông Phạm Phú Quốc nói đúng việc ông có được quốc tịch nhờ bảo lãnh của gia đình thì sẽ dẫn đến việc ông có được quốc tịch theo cách thức bất hợp pháp và cơ quan chức năng của đảo Síp có thể sẽ tiến hành cuôc điều tra đường dây này.
Ông Phạm Phú Quốc đã báo cáo với tổ chức đảng và cơ quan chủ quan nhưng liệu chỉ có báo cáo khi bị trang tin nước ngoài phanh phui làm cho mọi chuyện đổ bể ?
Cơ quan chủ quản, tổ chức đảng trực tiếp và ban tổ chức quốc hội sẽ xử vụ này ra sao ? Hay lại chỉ bãi nhiệm chức Đại biểu quốc hội của ông Phạm Phú Quốc như đã từng làm với bà Nguyệt Hường, người có quốc tịch Malta, trước đây và rồi mọi chuyện lại xí xoá cho qua ?
Ai sẽ là người rà soát lại những đảng viên có song tịch bằng các đầu tư để tránh vết nhơ đảng viên lại bỏ nước ra đi để tìm chỗ hạ cánh an toàn sau khi đã vơ vét nặng túi ?
Nguyệt Đình
Nguồn : VNTB, 26/08/2020
Tham khảo :
2. https://gk-lawfirm.com/publications/4-ways-to-get-cyprus-citizenship/
********************
Đỗ Thành Nhân, VNTB, 26/08/2020
Châu Thị Thu Nga xin "tiết lộ" 1,5 triệu USD "chạy" đại biểu Quốc hội, nhưng chủ tọa phiên tòa không cho phép.
Nhân sự kiện bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để "chạy" Đại biểu quốc hội (Đại biểu quốc hội),cụ thể như thế nào thì pháp luật và công luận đánh giá. Tuy nhiên, có khả năng điều này sẽ là bí mật quốc gia, bởi vì tại công đường mà bị cáo vẫn không được trình bày (xem bài viết : Châu Thị Thu Nga xin "tiết lộ" 1,5 triệu USD "chạy" đại biểu Quốc hội).
Tác giả chuyên tư vấn đầu tư và đấu thầu dự án công với hàng trăm dự án lớn nhỏ trên cả nước, lợi thế vẫn dành cho "quan hệ" (Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ và… trí tuệ !). Không có quan hệ thì dùng "tiền tệ" mua "quan hệ" hoặc mua người có quan hệ. Khi đảng cho phép doanh nhân được tranh cử đại diện cho dân thì từ Hội đồng nhân dân cấp xã lên Quốc hội không ít đại gia cố gắng kiếm một ghế, mặc dù họ không có thời gian điều hành doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây chỉ phân tích dưới góc độ đầu tư.
Thực tế không thể phủ nhận là đầu tư từ vốn ngân sách hay tài nguyên quốc gia là một miếng bánh mà không dễ ai cũng được chia phần. Theo quy định pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có tình hình tài lành mạnh, có đủ năng lực, kinh nghiệm và tham gia đấu thầu công khai. Nhưng thực trạng lại không như vậy ; nhiều gói thầu, dự án ngay từ giai đoạn đề xuất đầu tư đã xác định được doanh nghiệp thực hiện.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải "chạy" dự án.
Các ngã đường chạy dự án hiện nay vẫn tập trung vào hai hướng chính là "quan hệ" và "tiền tệ". Với doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là hiệu quả đầu tư, dù cho "quan hệ" như thế nào đi nữa cũng được quy đổi thành tiền. Nếu đã có nền tảng "quan hệ" thì phần "tiền tệ" chi ra cũng giảm bớt, thậm chí bỏ một số khâu trung gian, rút ngắn thời gian "chạy", đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư tăng.
Không riêng gì ở Việt Nam, ngay cả những nước phát triển, những tập đoàn kinh tế cũng gián tiếp đưa người của họ tham gia vào bộ máy nhà nước để vận động, hoạch định chính sách có lợi cho một hoặc nhóm doanh nghiệp.
Không phải bây giờ, mà từ trước công nguyên đã có hình thức đầu tư "buôn quan", thậm chí là "buôn vua", mà nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi làm tướng quốc nước Tần thời Chiến Quốc.
***
Trả lời câu hỏi : "Bà Châu Thị Thu Nga có nên đầu tư 30 tỷ đồng để chạy Đại biểu quốc hội không ?" ; trước hết cần phải xem đầu tư làm Đại biểu quốc hội để được gì ?
– Thứ nhất là "QUAN HỆ"
Trong cơ chế không minh định "tam quyền phân lập" thì Đại biểu quốc hội là "đồng nghiệp" với những người quyền lực nhất của cả 3 nhánh hành pháp, tư pháp và lập pháp từ trung ương xuống địa phương ; là "đồng chí" với các đảng viên từ ủy viên thường vụ của một huyện lên đến Trung ương Đảng.
Khi đã là Đại biểu quốc hội thì mặc nhiên quan hệ "đồng nghiệp, đồng chí" được thiết lập ; Quốc hội họp hai lần trong năm, mỗi lần khoảng một tháng để "Giám đốc, Đại biểu quốc hội" phát triển "quan hệ" ngày càng tốt đẹp.
– Thứ hai là "ĐẶC QUYỀN"
Theo Hiến pháp quy định thì Đại biểu quốc hội "có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước". ; "có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định".
Trong cơ chế quản lý nhà nước của cơ quan hành pháp chưa thể nói là thực sự minh bạch, liêm chính thì rõ ràng đây là một quyền rất lớn, nếu chỉ thuần túy là giám đốc doanh nghiệp thì không thể có được.
– Thứ ba là "ĐẶC LỢI"
Ngoài những tiêu chuẩn, chế độ quy định cho Đại biểu quốc hội, cái này không đáng kể. Điều quan trọng hơn là doanh nghiệp có "Giám đốc, Đại biểu quốc hội" sẽ được các cơ quan nhà nước đối xử trọng thị hơn ; sớm có được thông tin quy hoạch ; ít bị các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức o ép, thanh tra, kiểm tra ; mà ngược lại còn được ưu ái tạo điều kiện giúp đỡ sẽ dễ dàng loại được các đối thủ cạnh tranh.
***
Với ba yếu tố có được là "quan hệ, đặc quyền, đặc lợi", thì đầu tư 30 tỷ đồng nếu "chạy" được vào Đại biểu quốc hội là rất hiệu quả.
Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm, phân bổ mỗi năm là 6 tỷ.
Với 6 tỷ/năm để chi phí cho cơ hội tìm kiếm dự án đối với một doanh nghiệp là không phải lớn. Chỉ cần mỗi năm "Giám đốc, Đại biểu quốc hội" biết khai thác các "quan hệ, đặc quyền, đặc lợi" để có được được một dự án khoảng 10 triệu USD (hơn 200 tỷ VND), với lợi nhuận khoảng 20% là đã dư sức thu hồi vốn rồi.
Nếu thuận lợi thì chỉ cần một dự án đầu tư hạ tầng (như : công trình giao thông, đô thị, khu công nghiệp, …) khoảng 500 tỷ đồng thì xem như đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư.
Do đó, hoàn toàn không có gì ngạc nhiên hay bất ngờ khi bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để "chạy" Đại biểu quốc hội với toan tính làm "Giám đốc, Đại biểu quốc hội" nhằm có được "quan hệ, đặc quyền, đặc lợi" trong cơ chế kinh tế thị trường nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Trường hợp đặc biệt : Có đại gia làm Chủ tịch Tập đoàn kinh tế lớn, bận rộn đến mức không có thời gian để … ăn ; vậy mà vẫn cố tham gia cuộc đua vào Quốc hội kể cả việc khai lý lịch không trung thực. Theo dõi cả nhiệm kỳ không hề thấy bất kỳ một phát ngôn nào của đại gia trên nghị trường. Tuy nhiên, với vai trò Đại biểu quốc hội, đại gia đã thiết lập được quan hệ với các đồng chí cấp trung ương, để sau đó có được dự án xẻ thịt một Sân golf hơn 62 ha tại trung tâm thành phố để phân lô bán nền kiếm lãi ròng hơn 5.000 tỷ đồng. Rõ ràng, đầu tư quan hệ này là quá siêu lợi nhuận.
Kết luận : nếu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng cho đấu thầu "ghế" đại biểu quốc hội, thì các đại gia sẵn sàng bỏ ra nhiều lần con số 1,5 triệu USD mà bà Châu Thị Thu Nga đã khai.
Đỗ Thành Nhân
Nguồn : VNTB, 26/08/2020
***********************
BBC, 25/08/2020
Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ cho thấy đảo quốc này tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài 'dễ dính tham nhũng' mua quốc tịch EU.
Hộ chiếu Cyprus
Người có hộ chiếu Cyprus được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia.
Thông tin trong bộ hồ sơ có tên "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Cyprus) tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" của Cyprus từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.
Những người muốn "mua hộ chiếu" được mô tả là phải đầu tư tối thiểu 2,5 triệu đô la (khoảng 57 tỉ VND).
Họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và cũng nhiều trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà, theo Al Jazeera.
Trong 2.351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraine (100) và các nước khác tại Trung Đông và Đông Nam Á.
Biểu đồ trong một bài của phóng sự của Al Jazeera cho thấy ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho "hộ chiếu vàng" trong giai đoạn nói trên.
Al Jazeera lập 100 hồ sơ từ hàng chục nước khác nhau và hiện mới nêu tên hai người từ Việt Nam là Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn Đại biểu quốc hội Tp HCM) và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.
Hồ sơ cho thấy ông Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.
Ông Phạm Nhật Vũ, hiện đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 06/05/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ ngày 25/08 về việc này, Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc nói "Tôi khẳng định việc tôi có quốc tịch Cyprus là do gia đình [vợ và con] bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD".
"Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.
"Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.
"Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus", ông Quốc nói thêm.
Ông Phạm Phú Quốc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và từng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp HCM, nói ông đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy được truyền thông trong nước dẫn lời nói Ban Công tác Đại biểu đang phối hợp với Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh xác minh thông tin xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài về việc một đại biểu Quốc hội có quốc tịch nước ngoài khác ngoài quốc tịch Việt Nam.
"Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định rõ về việc Đại biểu quốc hội không được có 2 quốc tịch. Luật cũ trước đây tuy không quy định nhưng tinh thần một Đại biểu quốc hội là không được có 2 quốc tịch", ông Trần Văn Túy nói.
Hồi năm 2016 một đại biểu quốc hội Việt Nam bị bãi nhiệm vì có thêm quốc tịch nước ngoài.
Nguồn : BBC, 25/28/020