Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu kéo thêm 2 tuần, thiệt hại từ shutdown sẽ bằng giá bức tường Trump (RFI, 13/01/2019)

Vụ "shutdown" (chính phủ đóng cửa) dài nhất trong lịch sử Mỹ cho đến hôm nay 13/01/2019 ngày càng tỏ ra đe dọa cho tăng trưởng của nền kinh tế đứng đầu thế giới. Nếu kéo dài thêm hai tuần nữa, tình trạng shutdown sẽ gây thiệt hại cho Hoa Kỳ tương đương với bức tường trị giá 5,7 tỉ đô la, mà tổng thống Donald Trump đòi hỏi và phe Dân chủ    từ chối.

shut1

"800.000 người không lương" - một trong những biểu ngữ nói lên hiện trạng trong cuộc biểu tình đòi kết thúc shutdown tại Washington, ngày 10/01/2019. REUTERS/Carlos Barria

Hầu hết các vụ shutdown trước đây (từ 1976 đến nay tổng cộng 21 vụ) đều ngắn, khó gây tác động. Nhưng lần này chính quyền liên bang đã đóng cửa suốt ba tuần qua. Theo bà Bett Ann Bovino, kinh tế gia trưởng của S & P Global Ratings, thiệt hại đã lên đến 1,2 tỉ đô la một tuần, với một phần tư công chức liên bang (800.000 người) phải nghỉ việc.

Không có tiền xây tường, ông Trump từ chối thông qua ngân sách chính phủ liên bang. Tình hình hiện nay hầu như trong ngõ cụt.

Cho dù các trường hợp shutdown năm 1995 và năm 2013 cho thấy nền kinh tế có thể nhanh chóng lại sức, nhưng việc chính quyền liên bang tê liệt có tác động tiêu cực trên rất nhiều phương diện, chứ không chỉ đối với lương công chức.

Nông dân gặp khó khăn vì thương chiến Mỹ-Trung hiện chưa nhận được trợ cấp, các gia đình nghèo nhất sẽ không còn trợ giúp thực phẩm kể từ cuối tháng Hai. Nhà nông đã bắt đầu gieo hạt, nhưng trợ cấp hạt giống và thức ăn gia súc vẫn chưa có.

Các nhân viên có hợp đồng với chính phủ bị thiệt mất 200 triệu đô la mỗi ngày, theo Bloomberg News. Cơ quan quản lý chứng khoán SEC đã ngưng giải quyết việc niêm yết, thủ tục cấp giấy phép khai thác dầu khí bị chậm lại, thanh tra vệ sinh ngưng làm việc…

Ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng, vì 400 công viên quốc gia bị mất nguồn thu 18 triệu đô la một ngày ; các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm mất khách.

Ngân hàng Trung ương đã yêu cầu các nhà băng tỏ ra thông cảm với khách, và bộ Gia Cư đề nghị các sở hữu chủ không trục xuất những người thuê nghèo khổ nhất, mà tiền thuê được chính quyền liên bang trợ giúp.

Đối với 380.000 nhân viên liên bang bị thất nghiệp bất đắc dĩ, và 420.000 người khác đành phải làm việc không công do công việc mang tính thiết yếu, tác động là rất lớn. Công ty địa ốc Zillow ước tính, những nhân viên này còn nợ 438 triệu đô la tiền nhà một tháng, phải đóng trước tiền tạm ứng. Lực lượng tuần duyên công bố (và sau đó nhanh chóng gỡ bỏ) danh sách những việc cần làm để sống qua ngày trong thời gian shutdown, từ giữ trẻ cho đến bán đồ cũ.

Tại một số khu phố ở thủ đô Washington, nơi 20% nhân viên liên bang cư ngụ, các nhà hàng vắng bóng thực khách, taxi hiếm khi chạy nên giao thông trên đường thông suốt một cách đáng ngạc nhiên.

Yingrui Huang, kỹ sư làm việc cho một công ty gia công cho cơ sở quốc phòng Goddard Space Flight Center của NASA ở Maryland, cho AFP biết, doanh nghiệp chuyên sản xuất vệ tinh khí tượng và kính viễn vọng cho chính quyền phải đóng cửa cho đến khi có lệnh mới. Trong khi chờ đợi, người kỹ sư này chạy taxi cho công ty công nghệ Lyft.

Thụy My

***************

Vụ đóng cửa chính phủ phá kỉ lục lâu nhất trong lịch sử Mỹ (VOA, 13/01/2019)

Vụ đóng ca chính ph mt phn đã tr thành v đóng ca lâu nht trong lch s M khi đng h đim quá nửa đêm sang sáng ngày th By.

shut2

Những kim soát viên không lưu liên bang biu tình phn đi tình trng chính ph đóng ca mt phn ti Đin Capitol Washington, ngày 10 tháng 1, 2019.

Một gii pháp có th s chưa sm được đưa ra trong khi công chc liên bang nhn được thông báo tr lương vào ngày th Sáu vi con s 0.

Hạ vin và Thượng vin đã biu quyết thông qua d lut tr ngược tin lương cho công chc liên bang bt c khi nào chính ph liên bang m ca tr li. Sau đó h ngưng hp và ri Washington ngh cui tun, đ chính ph tiếp tc đóng ca cho đến khi kim đng h nhích quá na đêm sang ngày th 22, thiết lp k lc chính ph đóng ca lâu nht trong lịch s ca M.

Và trong khi ông Trump đang cân nhắc có nên tuyên b tình trng khn cp quc gia hay không đ xây bc tường mà không cn ngân khon t Quc hi, các thành viên trong chính đng ca ông đang tranh lun gay gt v ý tưởng đó, và tng thống kêu gọi Quc hi đưa ra mt gii pháp khác, theo AP.

"Điều chúng tôi không mun làm ngay bây gi là tình trng khn cp quc gia", ông Trump nói. Ông khng đnh mình có thm quyn đ làm điu đó, nói thêm ông "s không làm điu đó quá nhanh chóng" vì ông vẫn mun làm vic vi Quc hi.

Khoảng 800.000 công chc đã không nhn được tin lương vào ngày th Sáu. Mt s người đăng thông báo tr lương trng trơn ca h lên mng xã hi như li hiu triu chm dt v đóng ca.

Với các cuc thăm dò dư lun cho thy ông Trump b quy trách nhim phn ln v v đóng ca, chính quyn đã đy nhanh vic chun b cho mt tuyên b tình trng khn cp kh dĩ đ b qua Quc hi và huy đng tin xây bc tường t các ngun thu liên bang hin có.

Nhà Trắng đang xem xét ly bt tin được cp cho Công binh Lc quân Hoa Kỳ sau nhng trn bão và lũ lt gây chết người vào năm ngoái.

******************

Mỹ : Nhân viên sống chật vật do "shutdown" kéo dài kỷ lục (RFI, 12/01/2019)

Tình trạng "shutdown" tại Hoa Kỳ ngày 12/01/2019 bước sang ngày thứ 21. Một kỷ lục về "shutdown" trong lịch sử Hoa Kỳ. Tình trạng chính quyền liên bang bị tê liệt đang gây xáo trộn cuộc sống thường nhật của hơn 800.000 nhân viên chính phủ, đã không nhận được lương từ ba tuần nay.

shut3

Người dân Mỹ Nhân viên sống chật vật do "shutdown" kéo dài kỷ lục. REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo

Từ Washington, thông tín viên RFI, Anne Corpet có bài phóng sự :

"Cuộc sống thường nhật của khoảng 800.000 nhân viên không phải là những con cờ chính trị của ngài", một người biểu tình giận dữ tuyên bố như trên trong buổi xuống đường ngày 10/01 ở Washington.

Từ ba tuần nay, ông Seth chưa được trả lương và đang phải giật gấu vá vai. Ông nói : ʺChúng tôi phải bớt xén nhiều khoản chi tiêu, không đi ăn ngoài nữa, mà phải tiết kiệm. Chúng tôi hy vọng không đi đến mức phải xin trợ giúp thực phẩm hay nhờ vả đến các cơ quan xã hội. Do vậy, chúng tôi chi tiêu rất dè xẻn. Đó là một mối lo thường kỳʺ.

Cô Sarah tiếp chúng tôi tại nhà riêng, nằm ở ngoại ô thủ đô. Chính quyền đã gởi cho cô những lời khuyên qua thư để đối phó với tình thế. Cô giải thích : ʺHọ nói với chúng tôi là họ có thể thương lượng với chủ nhà, họ có thể đề nghị chẳng hạn như cho chúng tôi quét dọn hay sơn lại nhà đổi lấy tiền thuê nhà, nếu chúng tôi không có khả năng trả tiền nhà. Họ còn gởi cho chúng tôi bản sao bức thư họ gởi cho các chủ nợ giải thích tình hình của chúng tôi và đề nghị nên thông cảm cho chúng tôi. Tôi nghĩ làm như thế là hơi quá đángʺ.

Chính quyền thậm chí còn khuyên một số người nên bán đồ cũ để có tiền chi tiêu. Vài công chức đã bắt đầu làm tài xế xe Uber. Số khác thì đi bán bánh để có thêm nguồn tài chính cho gia đình.

RFI tiếng Việt

Published in Quốc tế

Có rất nhiều điều để lạc quan về nước Mỹ năm 2019, nhưng con người càng ngày càng cô độc tại Tòa Bạch Ốc không phải là một trong những điều đó.

shutdown1

Rác vương vãi trong khuôn viên National Mall hôm 2 Tháng Giêng, 2019, tại Washington, DC, khi chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa một phần đã 12 ngày. (Hình : Mark Wilson/Getty Images)

Với hai năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump đang từng bước đi đến lúc kết thúc, những chuyện xảy ra vào tuần qua đã cho thấy một cách quá rõ những ảnh hưởng tai hại đối với một chính quyền tại Washington và nó phải làm cho mọi người Mỹ thuộc mọi khuynh hướng suy nghĩ và quan ngại.

Hôm Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai, 2018, một trong những người cuối cùng còn lại được người ta kính trọng về tinh thần phục vụ và khả năng chuyên nghiệp của chính quyền Trump đã tuyên bố từ chức vì những lý do mà ông giải thích trong một bức thư dài rất lịch sự nhưng thật là tai hại cho ông Trump.

Đến Thứ Bảy, một phần chính phủ bị đóng cửa nghỉ (lần thứ hai trong nhiệm kỳ) vì Thượng Viện từ chối không chịu cho tiền cho việc xây dựng một bức tường dọc theo biên giới với Mexico. Một bức tường mà tổng tổng thống bị ám ảnh dù rằng biết nó không có tác dụng gì và chỉ làm phí phạm hàng tỷ đô la tiền thuế của dân chúng.

Và giữa hai sự kiện đó là thị trường chứng khoán trải qua tuần lễ tệ hại nhất kể từ 2011, một lá phiếu bất tín nhiệm của giới đầu tư quan ngại trước những chính sách của ông Trump.

Tất cả những sự kiện đó đều có một mẫu số chung : Cách cai trị liều lĩnh và hỗn loạn dựa trên cảm tính của ông Donald Trump.

Vào lúc nhiệm kỳ tổng thống của ông đi vào điểm giữa, người ta đã đến lúc phải tự hỏi rằng liệu nước Mỹ còn có thể chịu đựng được bao lâu nữa.

Quyết định của ông tổng thống triệt thoái tất cả binh sĩ Mỹ ra khỏi Syria không những làm tiêu tan chiến thắng quân sự tại một chiến trường then chốt mà còn là một sự phản bội một đồng minh nữa. Nó là lý do cuối cùng khiến ông James Mattis phải từ chức để phản đối.

Ông Mattis là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên làm như vậy kể từ khi chức vụ này được lập ra vào năm 1947. Bức thư từ chức của ông rất là bình tĩnh và lễ độ, nhưng cũng vì vậy mà nó càng làm nổi bật cái sự khác biệt giữa hai người. Mọi người Mỹ đều nên đọc.

Ông Mattis viết : "Tuy rằng Hoa Kỳ vẫn còn là quốc gia không thể thay thế được trong thế giới tự do, nhưng chúng ta không thể bảo vệ cho quyền lợi của chúng ta hay thực hiện vai trò đó một cách hữu hiệu mà không duy trì những liên minh mạnh mẽ và tôn trọng những đồng minh đó".

Và ông viết thêm : "Tôi tin rằng chúng ta phải kiên quyết và không trù trừ trong cách đối phó với những quốc gia mà quyền lợi chiến lược càng ngày càng đối chọi với chúng ta".

Ông Mattis hiểu rằng hai nguyên tắc đó – vốn đã giúp nhiều cho nước Mỹ kể từ Thế Chiến Thứ Hai – không thể tách rời nhau. Và đó là điều mà đoạn sau trong thư cho nó có một sức mạnh làm người ta phải suy nghĩ : "Bởi vì ông có quyền có một vị bộ trưởng quốc phòng mà quan điểm phù hợp hơn với quan điểm của ông trong các vấn đề trên cũng như các vấn đề khác, tôi nghĩ rằng tôi nên rời khỏi chức vụ này".

Nói một cách khác, một trong những người hiếm hoi bảo vệ ông Trump khỏi những cái tệ hại của chính ông Trump nay đã rút lui. Và điều đáng buồn là không có bao nhiêu người Cộng Hòa tại Quốc Hội có can đảm gánh vác công việc đó, mà ngược lại họ lựa chọn việc chiều chuộng thỏa mãn những bản năng tệ hại nhất của ông tổng thống như là cuộc bàn thảo chung quanh việc xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ Mexico cho thấy.

Ngay cả nếu việc xây bức tường là một biện pháp tốt – và nó rõ ràng là không phải – việc đóng cửa dù là một phần chính phủ để đạt được chuyện đó cũng là một hành động ngu xuẩn. Những người Dân Chủ vừa nắm được quyền kiểm soát Hạ Viện. Điều đó có nghĩa là nhân dân Hoa Kỳ đã cho họ hoàn toàn quyền chia sẻ trách nhiệm quyết định về chi tiêu công quỹ. Phải chăng ông tổng thống muốn qua mặt sự thật này bằng cách làm reo đóng cửa chính phủ ? Cái khuynh hướng bất chấp hiện thực của ông người ta đã biết, nhưng lần này có vẻ như nó còn trải ra đến lãnh vực chính trị.

Tuần lễ này, ông đã áp đặt những đau khổ không cần thiết lên nhiều công chức chính phủ và cho nền kinh tế nói chung – không phải để thực hiện một chuyện gì hay để bảo vệ một nguyên tắc nào, nhưng chỉ để nịnh bợ chiều lòng đám cực đoan trong đảng ông cũng như là giận dữ khi bị ngăn chặn không thỏa mãn. Những người Cộng Hòa tại Quốc Hội đã nuông chiều ông quá lâu, hồi Tháng Mười Một vừa qua đáng lẽ phải là một lời kêu gọi cảnh tỉnh.

Ít nhất thì một vài người Cộng Hòa cũng bắt đầu từ từ nhận thức các chính sách mậu dịch của ông Trump là một thảm họa như thế nào. Cuộc chiến mậu dịch của ông với Trung Cộng chỉ đạt được một số nhượng bộ nhỏ nhoi trong lúc đã làm thiệt hại đáng kể cho công nhân, người tiêu thụ, nông dân và doanh nghiệp Mỹ. Thế nhưng ông Trump có vẻ vẫn tiếp tục quyết tâm làm cho tình thế tệ hơn bất chấp những hậu quả kinh tế.

Trừ phi có một cái gì thay đổi, đặc biệt nếu những người Cộng Hòa tại Quốc Hội chứng tỏ họ có một can đảm nào đó, hai năm thêm nữa có thể là đủ để thử nghiệm xem nước Mỹ có thể chịu đựng được mô hình cai trị tồi tệ kiểu Trump hay không. Tuần qua chúng ta đã có một thoáng nhìn trước về bước đầu của một sự tan rã mà cuối cùng có thể sẽ xảy ra cho chính Hoa Kỳ. 

Lê Mạnh Hùng

Nguồn : Người Việt, 02/01/2019

Published in Diễn đàn

Tuần hành Phụ nữ chống tổng thống Donald Trump (RFI, 21/01/2018)

Đúng một năm ông Donald Trump chính thức trở thành chủ nhân Nhà Trắng, ngày 20/01/2018, tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ đã diễn ra các cuộc tuần hành quy tụ hàng ngàn phụ nữ để phản đối tổng thống Mỹ.

trump2 - Copie

Cuộc Tuần hành Phụ nữ chống tổng thống Donald Trump tại Los Angeles, California ngày 20/01/2018. Reuters/Patrick T. Fallon

Tại nhiều thành phố lớn từ New York, Los Angeles, Chicago cho đến Washington hàng trăm nghìn phụ nữ tuần hành lên án nạn quấy rối tình dục trong vụ tai tiếng Weinstein, tình trạng kỳ thị chủng tộc gia tăng hay như phản đối sự bất tài của tổng thống Mỹ.

Theo mô tả của thông tín viên Marie Bourreau, tại New York, đông đảo phụ nữ đã tụ tập bên cạnh Central Park, ngay chân một khách sạn thuộc gia đình Trump.

Khẩu hiệu của năm trước ‘Donald Trump xéo đi’ và mũ len mầu hồng – biểu tượng của cuộc đấu tranh của phụ nữ - lại được trưng ra nhân dịp này. Bầu không khí có vẻ hiền hòa nhưng chủ đề bận tâm thì rất nhiều.

Họ nói : "Chúng tôi có một vị tổng thống công khai kỳ thị sắc tộc, phân biệt giới tính, bài người đồng tính và ông ấy lại tự hào về điều đó. Điều này thật sự đáng lo ngại cho chúng tôi, người dân Mỹ".

"Điều này làm mọi người thực sự thức tỉnh. Người ta vẫn tưởng còn có thể vui mừng hoan hỉ với nhau, nói rằng mọi thứ đều tốt đẹp dưới thời tổng thống Obama và rằng họ là những người giỏi nhất. Cần phải tát một cái như trời giáng (thì mới tỉnh) và họ đã bị ăn tát."

Cũng nhiều khẩu hiệu đòi tổng thống Mỹ từ chức dù Kristin thật sự không chút ảo tưởng. "Điều không may là ông ấy đầy quyền lực. Nhưng chúng tôi muốn rằng người ta phải bỏ phiếu : cho Thượng Viện, Quốc Hội, cho tất cả những ai làm khác hẳn đi. Và cách biểu tình như vậy có thể giúp điều gì đó. Cám ơn ông Donald Trump đã giúp tôi trở thành một người đấu tranh ! !"

Hơn nữa, những người phụ nữ này muốn rằng tiếng nói của họ phải được lắng nghe và điều đó phải được thể hiện qua các lá phiếu bầu trong cuộc bầu cử bán phần sẽ diễn ra vào tháng 11/2018.

Minh Anh

****************

Hoa Kỳ : "Shutdown" tác động đến cả du khách (RFI, 21/01/2018)

Hoa Kỳ một lần nữa rơi vào tình trạng "Shutdown", tức một số cơ quan chính phủ Mỹ phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động, công chức tạm thất nghiệp và sẽ bị trả lương chậm vì thiếu ngân sách. Đảng Cộng Hòa và Dân chủ đã không đạt được thỏa thuận cho ngân sách chính phủ liên bang. Tình trạng "shutdown" này đang bắt đầu có những tác động đầu tiên trong lĩnh vực du lịch.

trump1 - Copie

Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 20/01/2018. Reuters/Joshua Roberts

Tại New York, khu tượng đài Nữ Thần Tự Do và Bảo tàng Di Dân hôm qua 20/01/2018 không mở cửa khiến nhiều người du khách thất vọng.

Thông tín viên Marie Bourreau tại New York :

 Bình thường, khi họ nghe tiếng còi hụ, du khách biết ngay là chỉ cần có 10 phút băng sông là đến khu vực tượng Nữ Thần Tự Do và bảo tàng Ellis Island. Thế nhưng, hôm nay, do không đạt được đồng thuận về ngân sách liên bang, họ đành phải chiêm ngưỡng tượng từ xa. Một nỗi thất vọng tràn trề đối với Benjamin, du khách Pháp dành một tuần đến thăm Big Apple (biệt danh của thành phố New York).

"Chúng tôi chỉ làm một vòng du ngoạn trên sông. Chúng tôi không thể đến và đặt chân lên Ellis Island hay Liberty Island".

Nằm dưới sự quản lý của Công Viên Quốc Gia, bảo tàng về di dân và khu vực tượng Nữ Thần Tự Do đã bị đóng cửa do tình trạng "shutdown", đặt nhiều công chức vào tình trạng thất nghiệp tạm thời. Coraline đã biết vụ việc nhưng cũng chẳng buồn tìm hiểu hậu quả

"Chúng tôi có biết thông tin này khi chúng tôi đang dùng bữa điểm tâm ở khách sạn. Chúng tôi thấy "shutdown" cùng với việc đếm ngược giờ nhưng chúng tôi chẳng biết chính xác đó là gì và người ta đã giải thích điều đó với chúng tôi hôm nay…".

Rất nhiều du khách, ngay vào lúc lên tầu, ít nhiều cũng đã bình tĩnh khám phá rằng chiếc vé mà họ mua trước đó không còn giá trị nữa.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến đây, nhưng thôi không sao, việc này cũng đâu có làm tôi chết đâu, chẳng sao cả. Còn có nhiều thứ nghiêm trọng hơn trong cuộc sống".

Trong lần shutdown cuối cùng năm 2013, tượng Nữ Thần Tự Do đã bị đóng cửa trong vòng hai tuần".

Minh Anh

Published in Quốc tế