Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân số giảm đe dọa triển vọng kinh tế, địa chính trị của Trung Quốc ?

Minh Anh, RFI, 17/01/2023

Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số : Lần đầu tiên từ hơn sáu thập niên qua, quốc gia đông dân nhất hành tinh này chứng kiến dân số bị suy giảm trong năm 2022, bất chấp việc nới lỏng chính sách hạn chế sinh con. Thách thức dân số này có nguy cơ đè nặng lên vị thế địa kinh tế - chính trị của nền kinh tế thứ hai thế giới trong tương lai.

tq1

Một phụ nữ có tuổi, đeo khẩu trang, đẩy xe trẻ em trong một công viên tại Bắc Kinh, Trung Quốc . Ảnh chụp ngày 14/10/2021. AP - Ng Han Guan

Theo thông báo của Cục Thống Kê Quốc Gia (BNS) được AFP trích dẫn, trong năm 2022, dân số Trung Quốc giảm 850 ngàn người. Cụ thể, số trẻ sinh ra trong năm qua là 9,56 triệu không đủ bù đắp cho con số 10,41 triệu ca tử vong được ghi nhận. Từ những năm 1960/1961, sau khi chấm dứt chính sách sai lầm "Bước Đại Nhảy Vọt" khiến hàng chục triệu người chết vì đói, dân số Trung Quốc đã tăng gấp đôi, đạt mức 1,4 tỷ người dân như hiện nay.

Thông báo của Cục Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc có một tầm mức quan trọng, cho thấy rõ sự suy thoái dân số diễn ra sớm hơn dự báo. Năm 2019, Liên Hiệp Quốc dự phóng Trung Quốc sẽ chạm đỉnh dân số vào năm 2031-2032. Thế nhưng, theo các số liệu thống kê hiện nay, tỷ lệ sinh nở ở Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn 1,15 trẻ ở một phụ nữ trong năm 2021, kém xa so với ngưỡng đổi mới thế hệ là 2,1.

Ông Yi Fuxian, nhà nghiên cứu trường đại học Wisconsin-Madison, được báo Pháp Le Figaro trích dẫn, đánh giá Trung Quốc đang đối mặt với một "cuộc khủng hoảng dân số còn u ám hơn dự báo". Theo chuyên gia này, số liệu thống kê chính thức công bố còn thấp hơn so với thực tế, bởi vì dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm từ năm 2018.

Đâu là những hệ quả ?

Theo nhiều chuyên gia mà AFP có dịp trao đổi, "áp lực kinh tế quá lớn" là một trong số các nguyên nhân chính khiến những thế hệ trẻ sau này do dự trong chuyện sinh con. Chuyên gia về Dân số học Trung Quốc, Xiujian Peng, trường đại học Victoria (Úc) thì cho rằng đây còn là hệ quả của chính sách một con duy nhất, người dân Trung Quốc "đã quen với mô hình gia đình thu nhỏ".

Chỉ có điều, dân số giảm có nguy cơ nhấn chìm triển vọng kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc. Dân số giảm và hiện tượng lão hóa dân số sẽ có những tác động đến nền kinh tế Trung Quốc từ đây đến năm 2100. "Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm đồng nghĩa với chi phí lao động cao hơn" và điều đó "sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế", theo như phân tích từ nhà nghiên cứu Xiujian Peng.

Các nghiên cứu của chuyên gia này còn dự báo, nếu không tiến hành cải cách hưu trí, việc chi trả lương hưu của Trung Quốc trong năm 2100 sẽ chiếm đến 20% của GDP thay vì là 4% như trong năm 2020. Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Chan Kung, Quỹ Anbound, một tổ chức tư vấn độc lập ở Bắc Kinh đồng chia sẻ. Lão hóa dân số sẽ kềm hãm sự năng động kinh tế và đe dọa nguồn tài chính các hộ gia đình, buộc phải dành dụm tiền để dự phòng các rủi ro trong tương lai hơn là chi tiêu thụ.

Số liệu thống kê u ám này còn đè nặng lên những triển vọng chiến lược của Bắc Kinh, đang lao vào một cuộc đọ sức dài hơi với Washington, trong bối cảnh những căng thẳng ngày càng lớn ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như là với đối thủ Ấn Độ trên dãy Himalaya.

Những con số này còn đặt ra một thách thức lớn cho ông Tập Cận Bình, luôn mơ ước hoàn thành "giấc mơ Trung Hoa" hồi sinh quốc gia, nhằm khẳng định tính chính đáng của Đảng cộng sản Trung Quốc, vốn dĩ dựa vào sự gia tăng dân số ngày càng lớn, khẳng định thế ưu việt của mô hình chính trị so với các nền dân chủ phương Tây.

Một số chuyên gia được Le Figaro trích dẫn cảnh báo, một mặt, tin xấu này có nguy cơ làm đảo lộn các dự phóng của giới kinh tế gia, theo đó, Trung Quốc sẽ sớm soán ngôi Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong thập niên sắp tới. Mặt khác, điều đó cũng có thể tác động đến cảm nhận của thế giới về Trung Quốc. Giới đầu tư quốc tế bắt đầu tự hỏi : Liệu có nên tiếp tục hiện diện lâu dài tại thị trường này hay không, vào lúc Ấn Độ được cho là sẽ chiếm lấy chiếc vương miện của Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh !

Minh Anh

***********************

Kinh tế tăng trưởng chậm, Bắc Kinh nới lỏng kiểm soát các công ty công nghệ tư nhân

Thùy Dương, RFI, 17/01/2023

Bắc Kinh hôm 17/01/2023 thông báo, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 3% so với mục tăng trưởng 5,5% đề ra ban đầu. Đây là một trong những tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất mà Trung Quốc từng ghi nhận tính từ 40 năm qua. Các biện pháp phòng chống dịch Covid/19 nghiêm ngặt và khủng hoảng bất động sản đã gây tác hại đến cả sản xuất và tiêu dùng tại đất nước 1,4 tỉ dân. 

tq2

Logo ứng dụng của gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc Didi được phản chiếu trên bản đồ điều hướng được hiển thị trên điện thoại di động trong bức ảnh minh họa này được chụp vào ngày 1 tháng 7 năm 2021. Reuters - Florence Lo

Trong bối cảnh kinh tế chững lại, hôm 16/01, có một dấu hiệu mới cho thấy chính quyền nới lỏng kiểm soát lĩnh vực tư nhân về công nghệ và số hóa tại Trung Quốc. Dường như chế độ Tập Cận Bình đang đặt cược vào lĩnh vực tư nhân để tái thiết kinh tế đất nước.

Tích Tích (Didi), đại tập đoàn chuyên về ứng dụng gọi xe, hôm qua thông báo đã được phép khôi phục tính năng đăng ký người dùng mới sau nhiều tháng bị Cơ quan điều phối an ninh mạng điều tra. Một số đại tập đoàn công nghệ số khác cũng đang hy vọng được chính quyền nới lỏng kiểm soát.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

Hôm thứ Hai có nhiều người dùng mới đăng ký dịch vụ của Tích Tích (Didi). Sự cho phép này được rất nhiều người ngóng đợi, nhất là những người cho đến nay vẫn chưa thể tiếp cận được loại thuê xe có tài xế (VTC) và taxi và cả hai loại xe này hợp tác với Tích Tích, được xem là "Uber của Trung Quốc". Tích Tích Xuất Hành (Didi Chuxing), chiếm đến 90 % lượng đặt xe đối với thuê xe có tài xế tại Trung Quốc. Đà tăng của đại tập đoàn này đã phải ngưng lại sau khi có ý định lên sàn chứng khoán New-York.

Bởi vì một cuộc điều tra đã được mở hồi mùa hè năm 2021. Đại tập đoàn về dịch vụ gọi xe, có logo chữ D màu cam nằm ngang tạo hình nụ cười và được tất cả những ai sử dụng smartphone ở Trung Quốc biết đến, khi đó bị tố cáo không bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và thậm chí là gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Mùa hè năm tiếp theo, Tích Tích đã bị phạt một khoản rất lớn. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã phải nộp phạt cho Nhà nước hơn 8 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 1 tỉ 160 triệu euro và phải tiến hành "điều chỉnh".

Việc chính quyền bật đèn xanh này cho phép công ty có thêm khách hàng mới, trong khi mới đây họ đã phải sa thải nhân viên trong bối cảnh tiêu dùng trong nước vẫn đình trệ.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Minh Anh, Thùy Dương
Published in Châu Á
lundi, 19 août 2019 11:50

Hoa Kỳ đang suy thoái kinh tế ?

Quan chức Nhà Trắng không thấy nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ (VOA, 19/08/2019)

Quan chức Nhà Trắng hôm 18/8 đã lên tiếng trước các quan ngi cho rng tăng trưởng kinh tế ca M có th chng li, nói thy ít nguy cơ suy thoái bt chp mt tun đy biến đng trên th trường trái phiếu toàn cu, theo Reuters.

my1

Ông Larry Kudlow trong một lần trả lời báo chí.

Quan chức Nhà Trng cũng nhn mnh rng cuc chiến thương mi gia M vi Trung Quc không gây tn hi ti Hoa Kỳ.

Cố vn kinh tế cho chính quyn ca Tng thng Trump, ông Larry Kudlow, nói rng các quan chc thương mi ca hai nước s tho lun trong vòng 10 ngày tới đ thúc đy các cuc đàm phán v vic chm dt cuc chiến thương mi mà Reuters cho là mi nguy cơ tim tàng đi vi t l tăng trưởng kinh tế toàn cu.

Dù các cuộc đàm phán hin b đình tr và vi mi đe da áp thêm thuế cùng các hn chế thương mi bao ph nn kinh tế toàn cu, ông Kudlow nói trên chương trình "Fox News Sunday" rng Hoa Kỳ vn có "phong đ khá tt".

"Không có suy thoái phía trước", ông Kudlow được Reuters trích li nói, cho biết thêm rng tin lương ca người tiêu dùng tăng và h "đang chi tiêu" cũng như "tiết kim".

Bình luận ca c vn kinh tế này được đưa ra sau môt tun đy biến đng mà quan ngi v kh năng suy thoái của M đã tác đng ti th trường tài chính cũng như đt các quan chc chính quyn vào thế bt an v vic liu nên kinh tế có tr vng qua chiến dch tranh c tng thng 2020 hay không.

Theo Reuters, phe dân chủ hôm 18/8 cho rng các chính sách thương mi của ông Trump hin đang gây ra nguy cơ ngn hn nghiêm trng.

****************

Ông Trump trấn an nỗi lo suy thoái kinh tế Hoa Kỳ (BBC, 19/08/2019)

Ông Donald Trump cố gắng trấn an các thị trường về nguy cơ Mỹ có thể rơi vào suy thoái, nói rằng nền kinh tế đang hoạt động "rất tốt".

my2

Donald Trump cố gắng trấn an các thị trường về nguy cơ Mỹ có thể rơi vào suy thoái

Tổng thống Mỹ cho biết ông không thấy suy thoái kinh tế - thường được định nghĩa là khi nền kinh tế co lại trong hai quý liên tiếp.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow cũng nói rằng "không thấy viễn cảnh một nền kinh tế sắp suy thoái".

Tuần trước, thị trường tài chính cho các chỉ dấu về việc một cuộc suy thoái có thể đang diễn ra.

Điều này là do công khố phiếu 10 năm của chính phủ Hoa Kỳ trả lợi nhuận thấp hơn công khố phiếu hai năm.

Hiện tượng "Đường cong lợi suất đảo ngược" này thường xuất hiện trước những cuộc suy thoái kinh tế, hoặc ít nhất là suy giảm đáng kể trong tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nói chuyện với giới truyền thông hôm Chủ Nhật, ông Trump nói : "Tôi không thấy suy thoái. Thế giới đang suy thoái ngay bây giờ".

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta đang có một cuộc suy thoái. Chúng tôi đang ở tình trạng rất tốt, người tiêu dùng của chúng ta rất giàu, tôi đã giảm thuế rất nhiều và ai cũng tiền đầy túi".

Ông Trump nhắc tới mức lợi nhuận tốt được công bố tuần trước của Walmart, nhà bán lẻ ở Mỹ thường được mô tả là lớn nhất thế giới, và nói sức tiêu dùng Mỹ hiện rất tốt.

"Hầu hết các nhà kinh tế thực sự nói rằng chúng ta sẽ không có suy thoái. Hầu hết trong số họ đang nói rằng chúng ta sẽ không có suy thoái, nhưng phần còn lại của thế giới không hoạt động tốt như chúng ta".

'Không thấy viễn ảnh suy thoái'

Phát biểu của Trump được đưa ra sau khi ông Kudlow nói với Fox News hôm Chủ Nhật rằng nền kinh tế Mỹ vẫn "trong tình trạng khá tốt".

"Không thấy suy thoái trước mặt", ông Kudlow nói. "Người tiêu dùng đang có công ăn việc làm. Tiền lương của họ đang tăng lên. Họ đang chi tiêu và họ đang tiết kiệm".

Các thị trường trên thế giới đã bị xáo trộn vào tuần trước bởi sự chuyển động trên thị trường trái phiếu, khiến thị trường chứng khoán bị sụt giảm.

Vào thứ Tư tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ giảm khoảng 3% khi đường cong lợi suất đảo ngược, mặc dù mức giảm sút đã được phục hồi vào cuối tuần.

Tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008, và sẽ còn nhiều đợt cắt giảm hơn.

Laura Foll của Janus Henderson nói với Chương trình Hôm nay của BBC rằng Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã "phản ứng với các sự kiện toàn cầu", chẳng hạn như sự co lại ở cả hai nền kinh tế Anh và Đức trong quý hai.

Tổng thống Mỹ đã đăng khoảng 40 tweet với nội dung hoặc chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell, hoặc thúc đẩy cắt giảm lãi suất.

"Tất nhiên, rất khó để biết Trump thực sự sẽ tạo được bao nhiêu ảnh hưởng", bà Foll nói.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể loại trừ áp lực mạnh mẽ mà Fed phải chịu từ Trump, nhưng thực sự rất khó để biết mức độ ảnh hưởng trực tiếp của áp lực này lên chính sách".

Published in Quốc tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt giá giữa lúc những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và nền kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư đua nhau bán cổ phiếu.

toancau1

Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt giá giữa lúc những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và nền kinh tế toàn cầu - Reuters

Ba thị trường chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa ở mức thấp hơn 3% chỉ sau một đêm, chứng khoán Châu Âu giảm ở mọi lãnh vực, còn thị trường chứng khoán Châu Á xuống giá vào lúc đầu giờ mở cửa giao dịch.

Dữ liệu yếu từ Đức và Trung Quốc hôm thứ Tư khiến đẩy cơn sốt đầu tư vào các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.

Những biến động trong thị trường trái phiếu cho thấy suy thoái có thể xảy ra cho những nền kinh tế lớn.

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cũng chịu áp lực mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump vì bị cho là không làm đủ để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hiện có các lo ngại rằng việc ông Trump tiếp tục công kích Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào khả năng đưa ra quyết định độc lập của Cục.

Nhà phân tích Oliver Pursche, thuộc công ty dịch vụ tài chính Bruderman, cho biết bức tranh toàn cầu khá bấp bênh.

"Những gì đang xảy ra ở Hong Kong, những gì đang xảy ra với Brexit và cuộc chiến thương mại, tất cả đều là một mớ hỗn độn", chiến lược gia trưởng về thị trường nói. "Mọi ngân hàng trung ương trên thế giới đang cố gắng thúc đẩy kinh tế trong lúc mọi chính trị gia trên toàn thế giới lại đang cố tìm cách làm suy hại các nền kinh tế".

Tin GDP của Đức bị giảm trong quý hai và mức tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc trong tháng 7 chạm mức thấp nhất trong 17 năm, đã làm kinh ngạc các thị trường ở Châu Âu. FTSE 100 đóng cửa thấp hơn 1%, trong khi tại Đức và Pháp, các thị trường đóng cửa ở mức giảm trên 2%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khoảng 2% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Năm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong mở cửa thấp hơn 1,4%. Cả hai sau đó đã vãn hồi lại phần nào. Sự gián đoạn liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ cũng đã đè nặng lên thị trường chứng khoán Hong Kong.

Một lo lắng khác là thị trường trái phiếu đang ra những tín hiệu cảnh báo tình trạng suy thoái.

Lợi nhuận từ Trái phiếu Chính phủ loại thời hạn hai năm và 10 năm lần đầu tiên bị đảo ngược kể từ tháng 6/2007.

Điều này có nghĩa là nhu cầu an toàn của giới đầu tư khiến họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trong khi giữ trái phiếu trong một thời gian dài hơn. Thường thì giới đầu tư muốn lợi nhuận cao hơn khi giữ trái phiếu lâu hơn do những rủi ro liên quan đến việc kẹt tiền vào đó trong một thời gian dài.

Trong quá khứ, các chuyển động của trái phiếu như vậy là một chỉ số đáng tin cậy về việc suy thoái có thể xảy ra. Chuyển động tương tự đã xảy ra trước cuộc suy thoái toàn cầu lần cuối cách đây hơn 10 năm.

Đường cong lãi suất trái phiếu của Anh cũng lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2008, trong khi khoảng cách lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm và hai năm ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước.

Trong khi đó, chỉ số biến động CBOE - chỉ số được gọi là chỉ số sợ hãi - đã tăng cao hơn và giá vàng đang tăng.

Fed bị tấn công

Hôm thứ Tư, ông Trump một lần nữa cố gắng đánh lạc hướng sự hỗn loạn của thị trường bằng cách nhắm vào chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, gọi giám đốc Fed Jerome Powell là "không biết gì".

Với việc tăng lãi suất bốn lần vào năm ngoái, "Cục Dự trữ Liên bang đã hành động quá nhanh, và bây giờ là rất, rất muộn" trong việc cắt giảm chi phí vay nợ, tổng thống tweet.

Các vị tổng thống Hoa Kỳ gần đây thường tránh bình luận về chính sách của Fed, một dấu hiệu tôn trọng sự độc lập của ngân hàng.

Phân tích của Michelle Fleury, Phóng viên kinh doanh tại New York

Tín hiệu suy thoái từ thị trường trái phiếu sẽ chỉ gây thêm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang phải trao cho tổng thống những gì ông muốn - cắt giảm lãi suất thêm nữa.

Phố Wall chắc chắn nghĩ rằng điều không thể tránh khỏi là lãi suất sẽ giảm trong tháng Chín.

Tháng trước, ngân hàng trung ương của Mỹ đã giảm lãi suất chuẩn lần đầu tiên kể từ năm 2008. Nhưng điều đó không gây được ấn tượng với Donald Trump, người đã mắng Chủ tịch Fed Jay Powell là đã không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.

Và trong lúc suy yếu trên thị trường tài chính đang diễn ra, Tổng thống Trump lại vào twitter bảo vệ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và tấn công Fed, gọi chủ tịch là không biết gì.

Nhưng nếu ông Trump có được những gì ông muốn, ông có thể sẽ phải trả giá cao.

Việc cắt giảm lãi suất gần đây của Fed đã không vực nổi các thị trường như trước đây. Vì vậy, không chắc rằng cắt giảm lãi suất nhiều hơn sẽ giảm được thiệt hại đến từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc, cuộc chiến cũng đang tạo ra sự bất ổn và tăng giá cả cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trước đó vào thứ Tư, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng nói với Fox Business Network rằng Ngân hàng Trung ương nên giảm lãi suất nửa điểm phần trăm "càng sớm càng tốt", một hành động mà ông tuyên bố sẽ đưa đến việc thị trường chứng khoán tăng vọt.

Tuy Mỹ trì hoãn, chưa áp thuế từ ngày 1/9 với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, nhưng điều đó đã không mấy giảm bớt lo ngại.

"Thách thức nằm ở chỗ chính sách thương mại của Trump đã được chứng minh rất thất thường đến nỗi bạn không thể nào làm giảm cảm giác không chắc chắn", Tim Duy, giáo sư kinh tế tại Đại học Oregon, nói.

Kể từ tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã có triển vọng tương đối màu hồng cho nền kinh tế, kỳ vọng rằng sự kích thích từ việc cắt giảm khoản khổng lồ chi tiêu và thuế 1,5 nghìn tỷ đôla trong năm 2018 của chính quyền Trump sẽ duy trì tăng trưởng và hỗ trợ lãi suất cao hơn.

Ông Trump muốn biến kinh tế thành một tâm điểm trong chiến lược tái tranh cử năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn dự kiến phát sóng trên Fox Business Network vào thứ Sáu, cựu giám đốc Fed Janet Yellen nói rằng bà cảm thấy nền kinh tế Mỹ vẫn "đủ mạnh" để tránh được suy thoái, nhưng "nguy cơ suy thoái đã tăng rõ ràng và thẳng thắn mà nói ở mức tôi có thể cảm thấy thoải mái".

Russell Hotten

Nguồn : BBC, 15/08/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc sẽ giảm thuế, tăng cho vay để yểm trợ nền kinh tế tăng trưởng chậm (VOA, 06/03/2019)

Trung Quốc tìm cách chng đ cho nn kinh tế đang gim tc vi các kế hoch hàng t đô la cho d đnh ct gim thuế và tăng đu tư cơ s h tng. Kinh tế Trung Quc đang tăng trưởng mc yếu nht trong vòng 30 năm qua do mc cu ni đa gim và do cuc chiến tranh thương mi vi M.

suy3

Thủ tướng Trung Quc Lý Khc Cường phát biu ti phiên khai mc ca Quc hi Nhân dân Trung Hoa Đi snh đường Bc Kinh hôm 5/3, đưa ra mc tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% trong năm nay.

Chính phủ Trung Quc đang đt mc tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2019 là t 6,0 đến 6,5%, Th tướng Lý Khc Cường nói trong phát biu ti l khai mc kỳ hp quc hi hàng năm Bc Kinh hôm 5/3. Năm ngoái, mc tăng trưởng tng sn phm quc ni ca Trung Quốc đt 6,6%.

Các nguồn tin nói vi Reuters hi đu năm nay rng Trung Quc s h mc tiêu tăng trưởng trong năm 2019 xung 6,0-6,5% so vi mc tiêu 6,5% đt ra năm 2018 do mc cu c trong nước ln toàn cu sút gim và mc ri ro tăng cao t cuc chiến thương mi vi M.

Phát biểu ti Đi snh đường Nhân dân Bc Kinh, Th tướng Lý cnh báo v nhng thách thc mà nn kinh tế ln th 2 thế gii phi đi mt và cam kết gi cho nn kinh tế được an toàn vi mt lot bin pháp kích cu.

"Môi trường mà s phát triển ca Trung Quc đang đi mt trong năm nay phc tp hơn và khc nghit hơn", người đng đu chính ph Trung Quc nói. "S có nhiu nguy cơ và thách thc hơn và chúng không th đoán trước được và chúng ta phi hoàn toàn chun b cho mt cuc chiến khó khăn".

Chính sách tài khóa của Th tướng Lý s tr nên "mnh m hơn" vi kế hoch ct gim thuế, phí lên gn 2 t nhân dân t (298,3 t USD).

Những khon ct gim này mnh hơn so vi mc ct gim 1,3 t NDT đt ra trong năm 2018 và bao gm các khon ct giảm nhm h tr các ngành sn xut, giao thông và xây dng.

GDP của Trung Quc gim ti mc thp nht k t năm 1990 do cuc chiến thương mi và vic Bc Kinh đy mnh các bin pháp kim soát ri ro tài chính, khiến cho chi phí vay n doanh nghip tăng vành hưởng không tt đến đu tư.

Các nhà nghiên cứu nói rng đng thái này ca Bc Kinh là nhm ti mt phm vi tăng trưởng GDP thay vì nhm vào mt con s duy nht, và cho phép các nhà lp pháp cơ hi đ hoch đnh chính sách. Tuy nhiên kế hoch tăng kích cầu kinh tế cho thy mt s công nhn rõ ràng rng các quan chc vn còn lo ngi v mc tăng trưởng.

"Nếu bn không b m, bn s không ung nhiu loi thuc như vy cùng mt lúc", Iris Pang, kinh tế gia ca Trung Hoa Đi lc ti ngân hàng ING Wholesale Banking. "Nó có nghĩa là thách thức vn chưa hết, chúng vn đó".

Một chiến dch lâu dài đ đi phó vi ô nhim và các ngành công nghip có giá tr thp cũng làm chm li ngành sn xut rng ln ca Trung Quc.

Trung Quốc đã tăng cường vic tuyên truyn trước kỳ hp quc hi vi vic truyn thông nhà nước đăng ti các video bng tiếng Anh và thm chí mt bn nhc rap ca ngi s kin này như mt hành đng ca dân ch nước này, mc dù quc hi Trung Quc chưa bao gi loi b các b lut và các thành viên quc hi được la chn da trên lòng trung thành ca h đi vi Đng Cng sn.

Cuộc hp hàng năm th đô Bc Kinh có s tham d ca hơn 3.000 đi biu t khp Trung Quc trong đó nhng người đến t nhng cng đng thiu s mc các trang phc truyn thng nhiều màu sc.

Để h tr vic tăng trưởng kinh tế, Th tướng Lý nói Trung Quc s theo dõi sát sao vic tuyn dng ti các công ty xut khu b nh hưởng nng n bi th trường M và ct gim thuế giá tr gia tăng (VAT) t 16% xung 13% đi vi ngành sn xuất. Thuế VAT cho các ngành giao thông và xây dng s được ct gim t 10% xung còn 9%.

Trung Quốc d kiến to thêm hơn 11 triu vic làm mi cho khu vc thành th trong năm nay và gi t l thuê nhân công thành th mc 4,5% theo mc tiêu đã đu ra trong năm 2018. Cùng lúc, Trung Quốc s ct gim các khon phí an ninh xã hi do các công ty chi tr.

Trong những tun gn đây, M và Trung Quc có v đã tiến gn ti mt tha thun thương mi trong đó M s rút li nhng khon thuế áp lên các mt hàng Trung Quốc có tng tr giá ít nht 200 t USD.

Ngoại trưởng M Mike Pompeo nói hôm 4/3 rng theo ông nghĩ c hai quc gia đang " đnh đim" đ đt được mt tha thun nhm chm dt cuc chiến thương mi gia hai bên.

************************

Trung Quốc nêu các biện pháp thúc đẩy kinh tế và tăng chi phí quốc phòng (BBC, 06/03/2019) 

Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật lãnh đạo đứng thứ hai Trung Quốc, cảnh báo rằng nước này đang đối diện với "một cuộc vật lộn cam go" khi ông trình bày về các kế hoạch nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Khai mạc phiên họp quốc hội thường niên, ông đưa ra dự đoán tăng trưởng năm nay là 6%-6,5%, giảm xuống từ mục tiêu đặt ra trong năm 2018 là 6,5%.

Tuy nhiên, ông cũng nêu mức tăng ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm nay, ở mức 7,5%.

Trung Quốc đã phải vật lộn với nền kinh tế đang chững lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Bắc Kinh muốn thúc đẩy chi tiêu, để các hãng nước ngoài tiếp cận vào thị trường trong nước, và cắt giảm hàng tỷ đô la thuế.

"Để tiếp tục phát triển trong năm nay, chúng ta sẽ phải đối diện với một môi trường khó khăn hơn, phức tạp hơn, cũng như những rủi ro, thách thức… đang tăng thêm về cả số lượng lẫn quy mô", ông Lý nói trong bài diễn văn dài.

"Chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cho một cuộc vật lộn cam go".

Tăng chi phí quốc phòng

Về ngân sách quân sự, Trung Quốc sẽ tăng lên 7,5%, đạt 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 178 tỷ đô la Mỹ).

suy5

Trung Quốc có quân đội lớn nhất thế giới

Mức này thấp hơn so với mức tăng 8,1% trong năm ngoái, nhưng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và vẫn là con số khiến các quốc gia láng giềng cảm thấy lo lắng, hãng tin AFP nói.

Chi phí quốc phòng của nước này là vấn đề được theo dõi sát sao, bởi nó cho thấy những dấu hiệu về mục tiêu quân sự của Bắc Kinh.

Trung Quốc đang có chương trình nâng cấp vũ khí, khí tài hiện đại cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) gồm hai triệu lính.

Việc chi tiêu được chú trọng vào chiến đấu cơ tàng hình, hàng không mẫu hạm và các loại vũ khí tân tiến khác.

Bắc Kinh cũng tăng mức thể hiện thái độ đối với bất kỳ động thái muốn tách ra độc lập nào của Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai của mình, và tiếp tục xác quyết các tuyên bố chủ quyền tại các vùng có tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Với mức chi phí quốc phòng được công bố, nay Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ, quốc gia có ngân sách quốc phòng cho 2019 là 716 tỷ đô la Mỹ.

Kể từ 2015 tới nay, Bắc Kinh chưa từng đưa ra con số tăng chi tiêu trong mảng này ở mức hai con số.

Chính phủ sẽ "nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng các lực lượng có vũ trang luôn ttrung thành về mặt chính trị", ông thủ tướng nói trong bài phát biểu trước Quốc hội, và nhấn mạnh về "vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng" đối với quân đội.

suy6

Mức tăng trưởng kinh tế năm 2019 được dự đoán sẽ thấp hơn năm ngoái

Về kinh tế, ông Lý nói với 3.000 đại biểu dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc rằng Trung Quốc muốn cắt giảm gần hai ngàn tỷ nhân dân tệ (298 tỷ đô la Mỹ) tiền thuế và các loại lệ phí công ty.

Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các ngành vận tải và xây dựng sẽ được giảm từ 10% xuống 9%, và VAT cho các công ty sản xuất sẽ giảm từ 16% xuống 13%, ông nói.

Ông Lý cũng nói Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và dùng các yêu cầu về quỹ dự phòng làm các công cụ điều tiết chính sách.

Trung Quốc đã cắt bớt các đòi hỏi về quỹ dự phòng - tức số tiền mà các ngân hàng thương mại cần phải cất trữ - nhiều lần trong năm ngoái nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay.

Nền kinh tế nước này tăng 6,6% trong năm 2018, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 1990 tới nay.

"Giảm bớt căng thẳng với Mỹ"

Ông Lý cũng công bố rằng Bắc Kinh sẽ nới lỏng thêm nữa hoạt động kiểm soát đối với việc các công ty nước ngoài tiếp cận các thị trường Trung Quốc.

Phóng viên BBC chuyên về tình hình Trung Quốc Stephen McDonell nói điều này có vẻ như là nỗ lực nhằm làm giảm bớt căng thẳng với Mỹ.

Cả hai nước đã áp biểu thuế quan trị giá hàng tỷ đô la đối với hàng hóa của nhau trong năm ngoái.

Dù các quan chức tỏ ra lạc quan hơn về các cuộc đàm phán gần đây với Hoa Kỳ, nhưng việc không đạt được thỏa thuận sẽ khiến hàng Trung Quốc phải chịu biểu thuế quan trị giá 200 tỷ đô la gần như ngay lập tức, và sẽ khiến Hoa Kỳ áp thêm các biểu thuế quan mới.

************************

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc 2019 tăng 7,5% (VOA, 05/03/2019)

Chi tiêu quốc phòng ca Trung Quc trong năm 2019 s tăng 7,5% lên mc hơn 1 nghìn t nhân dân t (hơn 177 t đôla).

suy4

Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập.

Theo Reuters, con số này được đưa ra trong báo cáo v ngân sách ti phiên khai mc quc hi nước này hôm 5/3.

Chi tiêu quốc phòng năm 2019 tăng trong bối cnh Bc Kinh đt mc tiêu tăng trưởng kinh tế 6,0 ti 6,5% trong năm nay.

Năm ngoái, theo Reuters, chi tiêu quốc phòng Trung Quc tăng 8,1% ; năm 2017 là 7% và năm 2016 tăng 7,6%. 5 năm trước đó tăng vi hai con s.

Việc Trung Quc tăng cường quân s đã khiến nhiu nước láng ging lo ngi, nht là Bc Kinh ngày càng mnh m cng c ch quyn ti nhiu nơi như Bin Đông.

Một phát ngôn viên ca chính ph Trung Quc hôm 4/3 nói rng Bc Kinh s gia tăng chi tiêu quc phòng mt cách "hp lý" đ bo v an ninh quc gia và ci cách quân s.

Theo Reuters, việc Bc Kinh không công b c th khon chi tiêu quc phòng khiến nhiu nước láng ging và các cường quc quân s khác cho rng nước này thiếu minh bch và điu đó gây thêm căng thng ti khu vc.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao cho rng con s chi tiêu quốc phòng ca Trung Quc còn cao hơn trên thc tế, nht là khi nước này đang thc hin chương trình hin đi hóa quân sn tượng theo s ch đo ca Ch tch Tp Cn Bình.

*********************

Trung Quốc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài : Châu Âu và Mỹ trông đợi trong ngờ vực (RFI, 05/03/2019)

Phải chăng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sắp đến hồi kết thúc ? Hôm 05/03/2019, Quốc hội Trung Quốc khai mạc khóa họp thường niên với trọng tâm là sửa đổi luật đầu tư nước ngoài. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách đưa ra nhiều cam kết cởi mở hơn. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra nghi ngờ : Trung Quốc có nhiều luật, quy định nhưng liệu có thực tâm thực hiện hay không ?

suy1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường tại khóa họp Quốc hội thường niên, Bắc Kinh, ngày 05/03/2019 Reuters/Jason Lee

Theo các tuyên bố của giới chính khách hai bên, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung có những tiến triển. Hoa Kỳ đã chấp nhận lùi thời hạn áp mức thuế 25% nhắm vào 200 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, nhưng ngoài cam kết của Bắc Kinh mua thêm hàng hóa, chính quyền Washington vẫn nhấn mạnh đến một đòi hỏi quan trọng : Trung Quốc phải cải thiện bầu không khí kinh doanh. Cụ thể là các doanh nghiệp nước ngoài phải được đối xử ngang bằng với các doanh nghiệp trong nước.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, dự luật mới liên quan đến đầu tư nước ngoài rất được các đối tác Châu Âu và Mỹ trông đợi. Văn bản này được thông qua vào ngày 15/03 trong khóa họp Quốc hội Trung Quốc lần này. Được đề xuất vào cuối năm 2018, dự luật đã được xem xét nhanh chóng trong vòng có vài tuần.

Trong số các chủ đề gai góc nhất gây tranh cãi giữa hai cường quốc, đáng quan tâm nhất là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ. Các doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp công nghệ của nhiều doanh nghiệp Mỹ, mà vụ tập đoàn viễn thông Hoa Vi là một ví dụ điển hình và đang bị ngành tư pháp Mỹ nhắm đến.

Dù vậy, dự thảo luật đầu tư mới của Trung Quốc vẫn làm dấy lên nhiều nghi ngờ từ phía Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ vì còn nhiều điểm không rõ ràng. Theo ban Kinh Tế đài RFI, luật đầu tư mới của Trung Quốc nói đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng lại không cấm các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc áp đặt chuyển giao công nghệ một cách rõ ràng. Hoặc chính quyền Bắc Kinh được quyền kiểm soát cổ đông nước ngoài nếu như lợi ích công bị đe dọa. Văn bản còn áp đặt việc thẩm định doanh nghiệp nước ngoài nếu như hoạt động của doanh nghiệp này có thể tác động đến an ninh quốc gia.

Điểm ngờ vực lớn nhất chính là cách thức thực thi pháp luật. Cơ quan nào sẽ giám sát việc áp dụng các điều luật ? Liệu tư pháp Trung Quốc có xét xử công minh, thậm chí xử thua một doanh nghiệp địa phương khi xảy ra có tranh chấp hay không ?

Bởi vì, theo phân tích của ông Philippe Le Corre, hiện đang giảng dậy tại Harvard Kennedy School, Cambridge (MA), chuyên gia nghiên cứu tại Mossavar-Rahmani Center for Business and Government, trên đài France Culture, tư duy, suy nghĩ chống các doanh nghiệp nước ngoài vẫn khá mạnh tại Trung Quốc khi nhìn vào số điều khoản sẽ được sửa đổi và thông qua.

"Năm 2015, Trung Quốc đã từng thông báo một đạo luật tương tự nhưng chưa bao giờ được thông qua. Và hiện nay trong tổng số 170 điều khoản thì chỉ có 39 điều sẽ được sửa đổi. Điều đó cho thấy là có một sự kháng sự mạnh mẽ tại Trung Quốc chống lại việc ưu đãi các doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc".

Tóm lại, trong một chừng mực nào đó, các đối tác Châu Âu và Mỹ đón "tin vui" này trong một trạng thái dè dặt với một câu hỏi lớn : Phải chăng đó chỉ là những thay đổi bề ngoài, một chiến thuật nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại với Mỹ mà thôi ?

Minh Anh

*******************

Trung Quốc thông báo giảm thuế trong nhiều lĩnh vực để tái thúc đẩy kinh tế (RFI, 05/03/2019)

Hôm 05/03/2019, tại đại lễ đường Nhân Dân, ở Bắc Kinh, Quốc hội Trung Quốc khai mạc khóa họp thường niên. Trước khoảng 3000 đại biểu Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, ưu tiên của chính phủ là thúc đẩy hoạt động kinh tế, trong bối cảnh tăng trưởng bị chậm lại và quan hệ thương mại căng thẳng với Hoa Kỳ.

suy2

Quốc hội Trung Quốc khai mạc khóa họp thường niên, Bắc Kinh, ngày 05/03/2019 Reuters/Thomas Peter

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

"Chụp ảnh với các thiếu nữ đội mũ vành gắn dải tua nhỏ, với các đại biểu trong trang phục truyền thống đến từ mọi tỉnh của đất nước, tự chụp ảnh chung với các nữ tiếp viên trong trang phục mầu đỏ của Quốc hội Trung Quốc, với nhân viên công an, quân đội đứng gác phía trước đại lễ đường Nhân Dân, hoặc với bức chân dung Mao Trạch Đông được gắn ở Tử Cấm Thành.

Sau bản quốc ca, thủ tướng Trung Quốc kêu gọi toàn dân đoàn kết đối phó với tình trạng kinh tế phát triển chậm, thông báo những biện pháp giảm thuế để kích thích các hoạt động kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết : Chính phủ dự tính áp dụng chính sách giảm thuế, chú trọng đến việc giảm các loại thuế đang đè nặng lên ngành công nghiệp chế biến và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ sẽ giảm thuế giá trị gia tăng từ 16% xuống còn 13% trong ngành công nghiệp chế biến và trong các lĩnh vực khác

Tóm lại, cần phải giảm áp lực thuế. Có hai con số cần ghi nhớ trong bài diễn văn của thủ tướng Trung Quốc, đó là ngân sách quốc phòng chỉ tăng có 7,5% và dự báo tăng trưởng trong năm 2019 chỉ là 6,5% so với mức tăng trưởng 6,6% của năm 2018, vốn được coi là tỉ lệ tăng trưởng thấp ở mức lịch sử tại Trung Quốc".

RFI tiếng Việt

Published in Châu Á

Bây giờ thì không còn có thể nói về triển vọng ‘kinh tế Trung Quốc cất cánh’ được nữa, mà chỉ còn là vấn đề nền kinh tế nước này sẽ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế mà thôi.

suythoai1

Rất nhiều thành phố 'ma' trong lòng Trung Quốc

Trong tháng 1 năm 2019, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất 3 năm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Caixin/Markit tháng 1 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc giảm còn 48,3, tệ nhất kể từ tháng 2/2016, từ mức 49,7 hồi tháng 12/2018. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI Caixin/Markit giảm. Các nhà phân tích trước đó dự báo PMI Caixin/Markit tháng 1 là 49,5.

PMI là khảo sát các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh. Số liệu này là một trong những thông tin đầu tiên giúp xác định tình hình kinh tế, thường được công bố hàng tháng. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao số liệu kinh tế Trung Quốc để xác định thiệt hại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa kết thúc.

PMI trên 50 thể hiện sản xuất mở rộng và ngược lại.

Vào tháng 1 năm 2019, Michael Schuman viết trên Bloomberg Businessweek (bài " Forget the Trade War. China Is Already in Crisis ") đã gọi đây là một cuộc "khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc".Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ : bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao ?

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012-2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh cứng vào năm 2013". Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới gần đây, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ "ổn" và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Nhưng vẫn có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố : tổng nợ quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng Tư, 2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.

Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016 và giảm xuống còn khoảng 3.000 tỷ USD vào năm 2018. Chỉ có điều, con số 3.000 USD – 4.000 tỷ USD này chỉ bằng 1/7 – 1/9 so với gánh nặng tổng nợ quốc gia 28 ngàn tỷ USD.

Vào đầu năm 2017, đã có những phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách "Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc". Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định "kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do" trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là : Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ USD đến 1.000 tỷ USD ; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng CNY (nhân dân tệ)…

Có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố : vào năm 2011, chính một cục trưởng Thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD. Còn đến tháng Mười năm 2018, tờ Financial Times công bố nợ của chính quyền địa phương đã lên đến 6.000 tỷ USD, chiếm tới 60% GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực sự ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.

Một trong những gam màu xám không thể che giấu chính là bức tranh về thị trường chứng khoán Trung Quốc. Từ năm 2015 đến nay, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã liên tiếp lao dốc và suy giảm, mất hơn 40% giá trị so với đỉnh cao nhất của nó vào năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là mặc dù có nhiều thông tin cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đổ ra hơn 100 tỷ USD, hoặc gấp nhiều lần như thế để vực dậy chứng khoán nhưng lại khiến quỹ dự trữ ngoại hối nước này giảm từ 4.000 tỷ USD xuống còn 3.000 tỷ USD trùng với giai đoạn chứng khoán Thượng Hải giảm thê thảm, vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy biểu đồ các chỉ số chứng khoán Trung Quốc sẽ chứng minh được sức khỏe của nền kinh tế nước này là phục hồi và ổn định bằng cách hướng lên. Ngược lại là đằng khác, các nhà đầu tư chứng khoán lúc nào cũng như chực chờ để bán tháo cổ phiếu.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 12/02/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc luôn là hình mẫu để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, và những vấn đề nội tại trong phát triển kinh tế lẫn cải cách thể chế chính trị nếu có cũng sẽ gợi mở một con đường đi tiếp theo của Việt Nam trong tương lai...

kinhte1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người học trường Kinh tế quốc dân, phụ trách các mảng hành chính - kinh tế ở địa phương và giờ là người đứng đầu Chính phủ

Ông Nguyễn Phú Trọng không quá coi trọng sự tăng trưởng kinh tế ? Điều này đúng, khi ông từng khẳng định "suy thoái kinh tế không nguy hiểm bằng chính trị".

Hướng giải thích về vấn đề này thế nào ? Có thể đến từ việc, những chức vụ mà ông Nguyễn Phú Trọng kinh qua hoàn toàn mang tính "chính trị hàn lâm", là một sinh viên học văn, được đào tạo tại Liên Xô, làm tại Tạp Chí Cộng sản, là Bí thư thành ủy Hà Nội, và giờ là Tổng Bí thư. Chức Chủ tịch nước đến với Trọng như một chức vụ nghĩa vụ hơn là một vai trò đích thực. Và do đó, kinh tế chưa bao giờ là điểm nghĩ đến đầu tiên (hoặc ưu tiên) của ông Trọng.

Nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc thì khác, là người học trường Kinh tế quốc dân, phụ trách các mảng hành chính - kinh tế ở địa phương và giờ là người đứng đầu Chính phủ, trách nhiệm và vai trò của ông là làm mọi cách thức để vực dậy hoặc phát triển bằng được nền kinh tế qua con số tăng trưởng. Chính từ ưu tiên kinh tế, nên quá trình điều hành Chính phủ 2 năm qua, giữa ông và Trọng có lẽ tồn tại nhiều yếu tố phi đồng thuận về mặt chủ trương, chính sách.

Ông Phúc đang hướng xây dựng Chaebol kiểu Hàn Quốc, nhưng khác với Dũng, ông Phúc thận trọng bằng sự động viên, khuyến khích lẫn tạo cơ chế. Ông Phúc thường xuyên trao đổi với các lãnh đạo cao cấp thuộc tập đoàn Samsung như một cách để học hỏi kinh nghiệm, và việc xây dựng "Chaebol made in Vietnam" được tiến hành trên những tập đoàn tư có sẵn - Vingroup là một trong số các tập đoàn đó.

Jack Ma (Mã Vân) - ông chủ của đế chế công nghệ Alibaba - là đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc, và chính vì vậy - tập đoàn công nghệ giàu có này được xây dựng và gắn chặt với cơ chế trên cơ sở đảng. Việt Nam cũng như vậy, không có quá nhiều người biết được, Vingroup có hẳn một chi bộ đảng ở bên trong.

Nếu ông Phúc cố gắng hỗ trợ một tập đoàn tư nhân trở thành một tập đoàn chủ lực như Samsung Hàn Quốc, thì sự phát triển nhảy vọt của Vingroup là một cơ sở đáng tin (mặc dù mang tính tạm thời) cho Chính phủ Việt Nam. Đồng nghĩa, về mặt tư duy kinh tế, ông Phúc có hơi hướng giống như ông Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc) về xây dựng lực lượng kinh tế tư nhân. Một hình thức tư bản nằm trong lòng cộng sản rất đặc trưng để giữ gìn thể chế chính trị.

Ông Phúc cũng đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ thoái vốn (tái cơ cấu) các tập đoàn nhà nước, những tập đoàn vẫn quen lề thói "ăn bám thể chế". Dù vậy, tốc độ đặt ra trong tái cơ cấu là khá khiêm tốn, và mục tiêu về khối lượng doanh nghiệp nhà nước bị thoái vốn năm 2020 có thể tiếp tục bị gia hạn.

Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đang vừa xây dựng kinh tế tư nhân gắn chặt nhà nước, vừa nỗ lực tư bản hóa doanh nghiệp nhà nước.

Cũng giống như Việt Nam, Nhà nước Trung Quốc sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn, và thay vì để "thị trường" quyết định, Nhà nước với cánh tay vô hình sẽ xác định doanh nghiệp nào được trợ cấp, thị trường nào cần được bảo vệ, và khoản vay nào sẽ được đưa ra để hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong một bài viết được đăng trên Washington Post, Robert J. Samuelson đã tìm hiểu tại sao Trung Quốc bám vào chủ nghĩa tư bản nhà nước. Đó là vì chính trị, chế độ phải nắm chặt kinh tế. Nhưng Trung Quốc đã phải sớm trả giá cho điều này. Bởi, vì muốn thay "thị trường" để quyết định, Trung Quốc đã tìm cách bảo hộ doanh nghiệp nhà nước, ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ mới hoặc kế hoạch kinh doanh cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Và Mỹ thời kỳ Donald Trump hoàn toàn phản đối cách ứng xử này.

Trung Quốc buộc phải từ bỏ các chính sách nêu trên, nhưng điều này đồng nghĩa, Bắc Kinh sẽ "loại bỏ toàn bộ mô hình kinh tế của chính nó".

Điều khá thú vị là bài viết của Robert J. Samuelson đã dẫn quan điểm của chuyên gia kinh tế Nicholas Lardy thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson, tác giả của cuốn sách "Nhà nước đình công trở lại : Sự kết thúc cải cách ở Trung Quốc". Ông lập luận rằng, vài năm trước, Trung Quốc dường như đang dần chuyển sang một hệ thống doanh nghiệp tư nhân, với số lượng công ty chiếm khoản 70% GDP.

Tập Cận Bình trong năm 2013, đã chi 57% các khoản vay đã được chuyển đến các công ty tư nhân và 35% cho các công ty do nhà nước kiểm soát. Nhưng đến năm 2016, các công ty nhà nước nhận được 83% các khoản vay, so với 11% cho các công ty tư nhân. Phần lớn khoản cho vay này đến từ các ngân hàng quốc doanh. Lý do cho sự thay đổi này là vì, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang giảm từ 10% mỗi năm (2007 – 2009) xuống còn 6-7%, và tiếp tục giảm 2-4% trong các năm tới. Nhiều quan điểm lý giải điều này, xuất phát từ việc, Trung Quốc đã khai thác hầu hết các công nghệ hiện có ; Trung Quốc có quá nhiều nợ ; dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, cản trở tăng trưởng lực lượng lao động.

Việt Nam cũng đang trong thực trạng nêu trên (cơ cấu dân số vàng đã qua ; nợ quốc tế tiếp tục gia tăng - năm 2018 nợ nước ngoài quốc gia ở mức 49,7% GDP và dự kiến năm 2019 là 49,9% GDP ; chưa có cơ sở công nghệ và công nghiệp nào vững chắc).

Nhưng quan điểm khác lại cho rằng, thặng dư thương mại giảm xuất phát từ quyết định sai lầm trong ủng hộ các công ty nhà nước, mà ông coi là kém hiệu quả. Trong khi lợi nhuận của các công ty thuộc khu vực tư nhân cao hơn gấp đôi so với các công ty do nhà nước kiểm soát. Điều này đồng nghĩa, khi Tập Cận Bình còn dựa vào doanh nghiệp nhà nước thì sẽ càng làm suy yếu tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc. Và khi GDP giảm, thì tình trạng bất ổn xã hội, thất nghiệp, bất ổn tài chính, sẽ làm suy yếu quyền lực của Đảng cộng sản.

Việt Nam có vẻ đang tiệm cận vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước nêu trên (thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước đang cực kỳ khó khăn, trong khi thuế phí tăng làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh ở doanh nghiệp tư nhân lâm vào nhiều khó khăn).

Khi kinh tế không được duy trì, thì Tập Cận Bình sẽ kết thúc số phận chính trị sớm hơn dự kiến được nêu ra trong Hiến Pháp (bỏ nhiệm kỳ Chủ tịch nước khiến Tập Cận Bình có thể nắm quyền đến chết). Nó đồng thời tác động đến Việt Nam, nhưng như đã đề cập trên, nền tảng Việt Nam về kinh tế vừa thiếu và yếu hơn so với Trung Quốc, nếu cải cách kinh tế theo hướng gia tăng hỗ trợ tư nhân, thoái vốn liên tục ở doanh nghiệp nhà nước không diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cũng sẽ sớm đối diện với khủng hoảng.

Điều này tác động như thế nào đến vị thế chính trị của các yếu nhân Nhà nước Việt Nam hiện nay ?

Khi vai trò kinh tế được tăng lên, và khi bài toán kinh tế liên quan đến tư nhân và nhà nước được ông Nguyễn Xuân Phúc giải quyết quyết liệt như cách ông hô hào. Thì đồng thời, con đường Chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tăng lên, và chức vụ Tổng Bí thư có thể là điều mà ông Phúc sẽ đảm nhiệm trong tương lai.

Sự cởi mở về kinh tế với áp lực gia tăng và những khiếm khuyết của nền Trung Quốc có thể xem như một bài học chính trị đối với nhà lãnh đạo Việt Nam. Nhưng khi chủ trương kinh tế được đẩy mạnh để cứu vớt quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam, thì đồng nghĩa với quan điểm và đường lối của chính Trọng và Phúc cũng khác nhau. Và khi "suy thoái kinh tế quan trọng hơn suy thoái chính trị", thì nó gợi mở một mô hình kinh tế mới mẻ hơn trong tương lai, một cuộc Đổi Mới 2.0 về kinh tế, và tác động làm biến chuyển chính trị.

Ở một khía cạnh khác, nếu từ đây đến khi đổi mới, khi ông Nguyễn Xuân Phúc còn ngồi trong vai trò chính trị chủ đạo Việt Nam, thì những doanh nghiệp tư nhân cỡ lớn như Vingroup tiếp tục hưởng lợi, dựa trên tham vọng chính trị và tiềm lực của chính tập đoàn này. 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 12/01/2019

Published in Diễn đàn