Thấy gì từ các vụ ‘trảm’ 2 Phó Thủ tướng và ‘tấn phong’ 2 Phó Thủ tướng mới ?
Hai nhân vật vừa lên thay Minh và Đam, ngồi vào ghế Phó Thủ Tướng (Phó Thủ tướng) – ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà – là ví dụ rõ ràng nhất của các lãnh chúa Khổng giáo – Cộng sản.
Hai tân phó thủ tướng Việt Nam : Ông Trần Lưu Quang (trái) và Trần Hồng Hà.
Chiều 9/1/2023, Quốc hội Việt Nam đã bế mạc phiên họp được cho là bất thường. Se-ri "hý kịch" này khởi đầu từ ngày 20 và 21/12 năm ngoái. Trong những ngày ấy thiên hạ chúc nhau "Merry Christmas !" Nhưng "đấu trường Ba Đình" trong lòng Hà Nội thì chẳng "merry" (vui vẻ) chút nào cả…
Hai mươi ngày kể từ tin đồn…
Khởi đầu là "màn warm-up" của Ủy ban Kiểm tra TƯ ngày 20 – 21/12, với việc Ủy ban này Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao và Cảnh cáo Đảng ủy Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.Tiếp đó, ngày 30/12, Ban Chấp hành TƯ trình diễn tiếp màn "biểu quyết thống nhất" để : "Đồng chí Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XIII. Đồng chí Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XIII". Tức là phải mất 10 ngày, tính từ hôm 20 – 21/12 đến 30/12, tin về việc Đảng "trảm" cương vị ủy viên Bộ Chính trị và Trung ương đối với 2 đương kim Phó Thủ tướng Minh và Đam, mới chính thức được xác nhận. Chưa hết, lại phải chờ thêm mấy ngày nữa,đến mồng 5/1/2023, các ông nghị bà nghị mới được bấm nút để "phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực đối với ông Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng đối với ông Vũ Đức Đam". Vậy tức là 15 ngày trôi qua tính đến thời điểm "khởi động".Và phải mất thêm 4 ngày nữa, chờ đến chiều 9/1, tức là 20 ngày sau khi có tin từ Uỷ ban Kiểm tra, mới có buổi họp báo chính thức để Quốc hội cho cử tri trong cả nước biết tại sao phải "trảm" hai ông Phó Thủ tướng !
Sau những ngày được công bố là "làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ…, kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra. Quốc hội đã xem xét, thông qua 01 Luật, 03 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2". Trên thực tế, chẳng mấy ai quan tâm đến 1 Luật và 3 Nghị quyết là những cái chi chi, vì ai cũng biết, đó là trò bịp. Chẳng qua chỉ là để thực hiện một trong 36 kế của Tôn Tử, tức là "thuận tay dắt dê". Dư luận chỉ tập trung vào đề tài nóng duy nhất, cách giải thích việc lấy quyết định của Đảng và Quốc hội để "trảm" 2 Phó Thủ tướng. Và có lẽ VietnamNet là trang mạng hiếm hoi dám đề cập đến "lý do miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng với các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam". Theo trang báo này, hai ông Phó Thủ tướng về hưu là do "nguyện vọng cá nhân" chứ không phải là do "tự từ chức" ? Đọc đi đọc lại bài viết thì chỉ có thể hiểu rằng, hai ông này dường như muốn nói với công luận, "các đồng chí muốn đuổi chúng tôi thì đuổi" – chẳng nhẽ "nguyện vọng cá nhân" của hai chúng tôi là bị đuổi ? – nhưng chúng tôi "không từ chức".
Quyền lực ông Trọng và nhà nước độc tài
Buổi họp báo, theo cách thức giải thích vòng vo tam quốc của VietnamNet, vẫn như "gà mắc tóc". Nhà báo "Thanh Niên" chất vấn : "Vậy có thể xem ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam từ chức hay không ? Quy định 41 về từ chức miễn nhiệm quy định nhiều căn cứ từ chức,vậy các ông Bình Minh, Đức Đam từ chức vì lý do gì ?". Sau hơn 20 ngày "làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao…", câu hỏi vẫn không có câu trả lời. Tuy nhiên, nhà báo Tomoya Onishi (từ tờ Nikkei Asia) đã bình luận : "Việc cách chức đánh dấu sự leo thang của chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm, được thực hiện bởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là người đang ở nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo đảng.Đây là lần đầu tiên ông Trọng truy lùng các quan chức chính phủ ở cấp cao nhất".Còn theo các chuyên gia khác, như ông Đặng Tâm Chánh, một nhà phân tích chính trị từ Thành phố Hồ Chí Minh, thì cho rằng,sự leo thang cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang củng cố thêm quyền lực của mình, mặc dù ông đã gần như hội tụ quyền lực thật sự của đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, hệ thống tư pháp và giám sát.
Sợ vãi linh hồn là lúc đọc status của một Giáo sư từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH Hà Nội), khi vị này viết một cách bâng quơ rằng, "trang điểm xác chết – sự vô ích lần cuối – thôi thì nghĩa tử là nghĩa tận". Lập tức liền kề, một comment khác khá chua chát xuất hiện ngay bên dưới stt : "Trang điểm lộng lẫy hàng ngày cho con bệnh nan y, lại lở loét kinh niên thì nên hay không nên ?" Thế là comment khác trả lời ngay tắc lự : "Không nên, vì lúc này vấn đề là cứu sống con bệnh, chứ không phải làm đẹp cho con bệnh". Trong khi các thầy trò từ USSH Hà Nội phải viết các stt theo cách phiếm định, thì Giáo sư Nguyễn Đình Cống huỵch toẹt : "Việc miễn nhiệm hai ông Phó Thủ tướng, thay bằng hai ông mới khi mọi quyết định đã giải quyết xong, chỉ cần công bố cho toàn dân biết. Việc công bố này, nếu công khai… thì chỉ cần một người làm trong vài phút với chi phí vài triệu. Nhưng để che giấu bản chất độc tài của một chế độ, thì phải nói dối đó là Nhà nước dân chủ. Để hợp thức hóa từ "dân chủ" dối trá, nên phải tổ chức hai hội nghị bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội, rất nhiều người phải bỏ công bỏ việc quan trọng để dự họp, tiêu tốn khoản tiền khá lớn, có thể đến hàng trăm tỷ chỉ để"trang điểm xác chết".
Một hệ thống lãnh chúa cấp vùng
Việc hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh bị bay chức, về hưu non, còn cho thấy một vài đặc điểm khác nữa của nền chính trị Việt Nam đương đại. Có lẽ lộ diện khá rõ là hệ thống lãnh chúa được cho là bền vững. Đại đa số các ủy viên trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là các lãnh chúa nhiều quyền lực, trong đó bao gồm tất cả các quan đầu tỉnh. Họ được đi lên từ các địa phương với hệ thống đàn em (lãnh chúa con) chằng chịt và rất hùng mạnh. Các ủy viên trung ương nắm các bộ cũng cần có một hệ thống lãnh chúa con như thế để duy trì quyền lực. Dĩ nhiên các lãnh chúa to đầu nhất là các Ủy viên Chính trị Bộ. Hai ông Minh và Đam đều không có các lãnh chúa con hậu thuẫn. Ông Đam đi lên từ tầng lớp "không ưu tú" của hệ thống giai cấp mới (New Class, từ của Milovan Djilas). Ông Minh, mặc dù là thái tử đỏ (con trai ông Nguyễn Cơ Thạch), có một mạng lưới quan hệ quốc tế hữu ích cho ngoại giao Việt Nam, nhưng lạikhông có các lãnh chúa khác ở cấp vùng chống lưng.
Hai nhân vật vừa lên thay Minh và Đam, ngồi vào ghế Phó Thủ tướng – ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà – là ví dụ rõ ràng nhất của các lãnh chúa Khổng giáo – Cộng sản. Ông Hồng Hà xuất thân từ "vương quốc Hà Tĩnh", còn ông Lưu Quang đến từ "vương quốc Tây Ninh". Thật ra thì hình ảnh của họ khá nhạt nhòa. Họ được chọn sau những cuộc kịch chiến giữa 4 – 5 nhân vật khác trong "hộp đen". Dấu ấn lớn nhất Hồng Hà để lại là những lần ghi điểm trong mắt chóp bu của đảng. Tháng 4/2016, khi công ty thép Formosa Hà Tĩnh xả thải độc hại, gây ô nhiêm môi trường biển nghiêm trọng, Hồng Hà đã "đi đêm" vận động, buộc công ty Formosa đồng ý trả cho chính phủ Việt Nam số tiền 500 triệu Mỹ kim, tương đương 11.500 tỷ đồng, nhằm đền bù thiệt hại do họ gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung. Nhận được tiền khủng, cả hệ thống chính trị, cùng "dàn đồng ca" báo quốc doanh vội vã "quay xe", tán dương Formosa giữ uy tín, đền bù kịp thời… Còn Trần Lưu Quang làm Bí thư Tây Ninh gần bốn năm, từ 2015 đến 2019, ông cũng không để lại bất kỳ dấu ấn gì, ngoại trừ việcdâng các dự án, "đất vàng" béo bở ở Tây Ninh cho các tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, FLC, TNG Holding…
Bàn tay lông lá của Tập đại đại
Có một nhân tố rất đặc biệt trong vụ "trảm" Phạm Bình Mình, tuy xếp vào cuối bài viết này, nhưng thực chất có ý nghĩa tiên quyết, đó là sức ép của Tổng bí thư Tập Cận Bình trong dịp ông Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh cuối tháng 10/2022. Từ những tìm hiểu với các quan chức cao cấp trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, báo The Nikkei Asia Review cho rằng, ông Phạm Bình Minh bị mất chức vì hai lẽ : Một là, từ vị trí thứ nhất trong bốn Phó Thủ tướng, ông Minh có tham vọng ngoi lên ghế Chủ tịch nước, tức là đứng vào hàng ngũ "Tứ trụ" (Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội) của chế độ cộng sản Việt Nam – và đó là điều ông Trọng không chấp nhận. Hai là, ông Trọng phải "triệt hạ" ông Phạm Bình Minh theo chỉ thị của ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc,trong chuyến đi chầu Bắc triều của ông Trọng đầu tháng 11 năm ngoái. "Ông Trọng bị Tập Cận Bình ép phải hạn chế ảnh hưởng của các phần tử thân Phương Tây và Phạm Bình Minh là cái tên được nhắc tới trực tiếp". "Phần tử Phương Tây" là một phần của những cuộc đàm luận khi Trọng thăm Bắc Kinh hồi mùa thu và diện kiến Tập, người vẫn sử dụng chiêu bài chống tham nhũng để củng cố quyền lực ở Trung Quốc",tờ Nikkei viết trong số báo 6/1.
Vì có lập trường cứng rắn chống âm mưu bành trướng của Trung Quốc sau cuộc Chiến tranh Biên giới 1979, nên bố của Phạm Bình Minh – ông Nguyễn Cơ Thạch trước đây cũng bị Bắc Kinh gây sức ép buộc Đảng cộng sản Việt Nam phải loại bỏ ông khỏi mọi chức vụ khi đôi bên bí mật gặp nhau tại hội nghị Thành Đô năm 1991 dẫn tới sự lệ thuộc hoàn toàn của Việt Nam. Trường hợp của Phạm Bình Minh lần này dường như lặp lại câu chuyện của bố ông, sau hơn ba mươi năm, bởi vì, Trung Quốc có đặc tính thù dai. Từ thời Việt Vương Câu Tiễn họ đã dạy nhau : "Quân tử báo cừu, thập niên bất vãn" (Quân tử báo thù mười năm chưa muộn) ! Nhận định ông Minh và ông Đam bị mất chức có thể do bàn tay của Trung Quốc đã được đưa ra đầu tiên từ một bài đăng Facebook của ông Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, hiện là một doanh nhân có tiếng ở Thành phố Sài Gòn. Ngay khi có tin Đảng cộng sản Việt Nam sắp thanh trừng ông Minh và ông Đam, ông Kiên Thành đã nói tới các thủ đoạn can thiệp vào nội tình Việt Nam của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Thay lời kết
Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thường tự hào về chiến dịch "đốt lò" mà ông sao chép từ cuộc "đả hổ diệt ruồi" của ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc, coi đó là dấu ấn mà ông sẽ để lại trong lịch sử chính trị của đất nước. Mới đây, ông còn lớn tiếng khoe thành tích "đốt lò" 10 năm qua là đã "kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng". Nhưng thực tế, sau 10 năm ông Trọng đốt lò, tham nhũng không giảm đi mà còn tăng đều và tăng mạnh. Đường lối chống tham nhũng của ông Trọng không chỉ sai từ gốc, mà thực chất chỉ là một vỏ bọc che đậy những cuộc đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền.
Trong cuộc đốt lò đó, quan chức nào giỏi chạy chọt, có vây cánh rộng lớn và mạnh, có sự ủng hộ của lực lượng công an, mật vụ và nhất là có được sự đồng thuận của đàn anh cộng sản ở bên kia biên giới phía Bắc thì có cơ may vượt lên, ngược lại thì sẽ bị đào thải, bị biến thành củi. Có năng lực và được đào tạo bài bản ở Hoa Kỳ và Phương Tây như ông Minh và ông Đam chẳng những không phải là lợi thế mà có khi là mầm mống của tai họa. Dân chủ và chống tham nhũng có quan hệ nhân quả với nhau. Không thể "trong sạch", không thể "nêu gương" cho ai chừng nào Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền vẫn tiếp tục dối trá, vẫn tự huyễn hoặc mình và nhân dân bằng những vở tuồng "dân chủ giả cầy" không còn gạt gẫm được ai.
Nguồn : VOA, 11/01/2023
Nhiều Đảng ủy đã được "réo" tên trong đe dọa của danh sách "củi lò"…
Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nội dung "thanh trừng" cụ thể những đối tượng có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Quản lý giá, Bộ Tài chính, bị cách tất cả chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025 vì những vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương đối với mặt hàng kit xét nghiệm Covid-19.
Thông cáo phát chiều 11/8/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nội dung "thanh trừng" cụ thể như sau (trích) :
I. Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 :
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc ; thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống dịch, nhất là việc chỉ đạo ký hợp đồng, tạo điều kiện để Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á độc quyền bán bộ kít xét nghiệm và tham gia thực hiện xét nghiệm trái quy định ; mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, cung ứng thuốc ; chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch ; cải tạo, sửa chữa các cơ sở y tế ; một số cán bộ tham nhũng, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương và các đồng chí : Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh ; Nguyễn Dương Thái, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh ; Lương Văn Cầu, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh ; Phạm Mạnh Cường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế ; Nguyễn Trọng Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài chính.
Vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, nguồn lực của xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra ; chỉ đạo kiểm tra, xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
II. Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Công thương Việt Nam nhiệm kỳ 2010 – 2015, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy : Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Công thương Việt Nam đã vi phạm Quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Hội đồng quản trị và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong việc cấp giới hạn tín dụng, cho vay, bảo lãnh thanh toán, quản lý việc sử dụng vốn vay đối với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng.
Do đã khắc phục triệt để hậu quả, thu hồi đầy đủ toàn bộ nợ gốc, tiền lãi vay và tất toán khoản vay theo quy định, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Công thương Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
III. Thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ 17 về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016 – 2021 và ông Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh ; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật :
– Cảnh cáo các ông : Đỗ Tiến Đông, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ; Kpă Thuyên, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ; Hồ Phước Thành, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ; Nguyễn Đức Hoàng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
– Khiển trách các ông : Nguyễn Anh Dũng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính ; Lưu Trung Nghĩa, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Phạm Duy Du, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 – 2021, 2021 – 2026 và ông Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh.
IV. Thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ 17 về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính ; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật :
– Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá.
– Cảnh cáo Đảng ủy Cục Quản lý giá nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các ông : Đặng Công Khôi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng ; Nguyễn Văn Truyền, Phó Cục trưởng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cục Quản lý giá.
– Khiển trách Đảng ủy Cục Quản lý giá nhiệm kỳ 2020 – 2025.
V. Xem xét kết quả giám sát, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy : Bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc ; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ và quản lý, sử dụng đất đai.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc ; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với một số tổ chức đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Lời bình của biên tập viên : Việc kỷ luật liên quan vụ án kit test Việt Á như vừa công bố cho thấy tiếp tục "chìm sâu" về nghi vấn vai trò "trùm cuối" được dư luận đồn đoán có liên quan đến gia tộc của một cựu thủ tướng quê hương xứ Quảng.
Tương tự, một cựu thủ tướng khác có người con trai là đương kim Bộ trưởng Xây dựng, nhờ đó dường như đã giúp "kim bài miễn tử" cho nhiều quan chức của tỉnh Kiên Giang.
Trong một diễn biến khác, công luận vẫn chờ đợi hình ảnh của Tổng bí thư xuất hiện trong các sự kiện chính trị được truyền thông rộng rãi, thay vì vẫn "đằng sau" hậu trường cung đình như gần đây.
Nguyễn Nam (ghi)
Nguồn : VNTB, 13/08/2022
Bây giờ muốn biết tội lỗi của ông Đinh La Thăng cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh ra sao thì cứ nhẫn nha xem TV hay đọc báo chí nhà nước. Nhưng trước đó, cũng chính hệ thống nầy, hình như không hề biết ông ta có bất cứ sai phạm nào. Như vậy thì rõ ràng đây là màn hợp xướng khi cây que cầm tay của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng được quơ lên ! Họ cùng nhau loa kèn thật ầm ĩ bất kể vi phạm ngay từ nền tảng pháp lý của cái gọi là Hiến pháp Việt Nam.
Đó là "đánh hội đồng nghi can" !
Nếu thực sự chủ trương chống tham nhũng thì tại sao trước đó, cả hàng chục năm, 4 triệu rưởi đảng viên không hề hay biết và ông họ Đinh cứ tiến nhanh, tiến mạnh leo vô được Bộ Chính trị ? Trái lại, mạng xã hội "vô công rỗi nghề" thì đã biết rõ nội vụ từ rất lâu ! Điều nầy cho thấy hệ thống thông tin nhà nước với thông tin mạng xã hội hoàn toàn trái ngược.
Vậy thì để chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng ông đảng trưởng nên đuổi tất cả bọn công nhân viên làm truyền thông ăn lương từ tiền thuế của nhân dân nhưng rách việc và chọn báo chí mạng xã hội thế vào, vì dù họ chỉ "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nhưng kết quả chính xác !
Làm được như thế thì ông đảng trưởng mới thực sự chống tham nhũng mà chẳng cần phải ví von củi khô, củi ướt hay lò tôn, lò đất gì cả !
Vì thế việc dứt điểm ông Đinh La Thăng chỉ là đòn thanh trừng nội bộ. Ai thuộc phe ta. Ai phe đối thủ. Mà phe đối thủ đã từng hạ đo ván phe ta trong đại hội đảng kỳ trước. Bây giờ thế cờ đảo ngược. Cờ đến tay phải phất. Phải diệt trừ hậu hoạn. Vì nếu không lợi dụng thời cơ nầy và theo chỉ thị của quan thầy Bắc Kinh "đả hổ diệt ruồi" thì e rằng "chuột" sẽ làm "vỡ bình". Là tai họa khôn lường ! Phải thi hành lệnh trên để 2 đảng cùng tiến lên xã hội chủ nghĩa "4 tốt, 16 chữ vàng", là tiếp tay thực hiện việc Việt Nam sớm Hán hóa !
Phải chăng đấy là tiến trình của bí mật Hội nghị Thành Đô ?
Trớ trêu là cái "bình" mà ông đảng trưởng sợ vỡ, thật ra đã vỡ tan nát từ hơn 20 năm trước trên thế giới, do cơn gió tự do dân chủ đã hất tung nó rơi xuống từ bệ cao. Và cơn bão nầy sẽ san bằng những chướng ngại vật còn sót lại trên con đường lịch sử tất yếu của nó, điều mà trước kia đảng thường dùng là "dòng thác cách mạng không thể đảo ngược".
Còn đối thủ là ai ? Câu hỏi có vẻ thừa nhưng không phải thuộc cá nhân mà thuộc vùng/miền. Phe miền Bắc và phe miền Nam. Bắc/Nam ở đây không phân biệt là người miền Bắc hay người miền Nam vì sau 42 năm thống trị cộng sản đã thực hiện được chủ trương "vô Nam nhận hàng, ra Bắc nhận họ" để đồng hóa. Nhưng nhờ nền tảng nhân văn từ chế độ tự do dân chủ ở miền Nam còn sót lại, tự nó đã cảm hóa được một số cán bộ cốt lõi cộng sản. Chỉ tiếc rằng số cán bộ nầy, thủ lãnh là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đương quyền có được tư tưởng cởi mở hơn so với loại giáo điều nhưng vẫn bám vào thế độc tôn để tham nhũng mà không hề biết sợ hãi. "Chúng ăn không chừa một thứ gì" đó là câu xác nhận của Phó Chủ tịch nước.
Giữa lúc thế nước nghiêng ngửa, giặc ngoài thù trong, nội bộ đảng lại đang tìm mọi cách thanh toán nhau cạn tàu ráo máng thì chuyện mất nước phải đến. "Trai cò giành nhau, ngư ông đắc lợi". Ngư ông phương Bắc hẳn đang vỗ tay về chiến lược "bất chiến tự nhiên thành".
Còn với người Việt Nam yêu nước ? Lịch sử cả 4.000 năm giữ nước bây giờ không lẽ chỉ biết cúi đầu ? Chẳng cần phải làm người hùng, chỉ cần công khai bày tỏ lòng yêu nước, đặc biệt là biết kết hợp và đoàn kết, thì… "một cánh tay đưa lên, hàng vạn cánh tay đưa lên quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính…" là những câu hát hùng tráng một thời của thời Việt Nam Cộng Hòa đang sống lại từng ngày.
Dậy mà đi hởi đồng bào ơi… !
Kông Kông
Nguồn : Tiếng Dân, 12/12/2017
Đề nghị Trung ương kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh (RFA, 29/09/2017)
ủy Ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam có thông báo liên quan việc kỷ luật đối với hai cán bộ cao cấp nhất của thành phố Đà Nẵng.
Hình minh hóa ông Nguyễn Xuân Anh (trái), ông Huỳnh Đức Thơ (phải) trên báo Dân Trí Courtesy dantri.com
Theo đó ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bị đề nghị lên Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương của đảng cộng sản Việt Nam để thi hành kỷ luật.
Còn ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bị kỷ luật cảnh cáo.
Ngoài ra ủy ban kiểm tra trung ương còn đề nghị Bộ chính trị kỷ luật Ban thường vụ thành ủy Đà Nẵng đương nhiệm.
Xin nhắc lại là ông Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật sau khi bị cho là đã nhận quà biếu là một chiếc xe hơi của doanh nghiệp tư nhân, cũng như sử dụng nhà ở của họ. Ngoài ra ông còn bị cho là sai phạm trong việc bổ nhiệm nhân sự cũng như chỉ định thầu các công trình xây dựng một cách trái phép. Một sai phạm nữa của ông này được nói là không trung thực trong kê khai bằng cấp.
Ông Huỳnh Đức Thơ thì bị cho là đã sai phạm trong việc quản lý đất đai tại thành phố Đà Nẵng.
*************************
Vụ Trịnh Xuân Thanh : Công an bắt tiếp người của PVC (BBC, 29/09/2017)
Bộ Công an Việt Nam khởi tố bị can, bắt hai người của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), liên quan vụ án "Trịnh Xuân Thanh".
Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh từng là Tổng giám đốc PVC vào tháng 12/2007, rồi Chủ tịch PVC từ tháng 2/2009.
Hôm 29/9, Bộ Công an Việt Nam nói Chánh văn phòng PVC Bùi Mạnh Hiển và nguyên Trưởng Phòng Tài chính, Kế toán Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC Nguyễn Đức Hưng đã bị bắt và khởi tố bị can.
Tổng Giám đốc PVC Nguyễn Anh Minh bị khởi tố bị can nhưng tạm thời chỉ bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ba người này bị khởi tố về tội "Tham ô tài sản".
Trước đó một loạt lãnh đạo của PVC, gồm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, đều đã bị bắt.
Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh từ Berlin - cáo buộc mà Hà Nội không thừa nhận.
Trong số người bị khởi tố và tạm giam còn có Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC,
Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Tổng Giám đốc ; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc ; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC.
Đây là một phần trong cuộc điều tra lớn nhắm vào Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Hôm 26/9, công an khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Đình Mậu, kế toán trưởng PVN.
Ông Mậu bị bắt vì liên quan đến vụ án "cố ý làm trái qủy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đơn vị thành viên.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị công an điều tra về hành vi Cố ý làm trái qủy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty PVC, gây thất thoát, thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng và điều tra về vụ án Tham ô tài sản liên quan vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
*********************
Nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng Đại Dương Nguyễn Xuân Sơn (ở giữa) đang bị dẫn giải ra tóa trong ngày cuối phiên tóa hôm 29/9/2017. AFP
Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) bị tóa tuyên án tử hình với cáo buộc phạm tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, và tham ô tài sản. Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank bị án tù chung thân. Ngoài ra ông Nguyễn Xuân Sơn phải bồi thường 200 tỉ đồng, ông Hà Văn Thắm 847 tỉ đồng.
Án đối với hai ông Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm được Tóa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên vào vào sáng 29 tháng 9.
Đây được xem là một đại án liên quan tới ngành ngân hàng, mà trong đó các lãnh đạo của ngân hàng thương mại Ocean Bank bị cho cấu kết với các cán bộ cao cấp của Tập đoàn dầu khí quốc gia làm thất thoát một số tiền trị giá hơn 2000 tỉ đồng.
Trong quá trình câu kết với nhau, Ocean Bank đã chi những khoản hối lộ cho các vị lãnh đạo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam- PVN.
Bản thân ông Nguyễn Xuân Sơn từng là cán bộ cao cấp của Tập đoàn dầu khí Việt Nam trước khi chuyển qua làm Tổng giám đốc Ocean Bank.
Đợt xử kéo dài cả tháng qua đối với vụ Ngân Hàng Đại Dương-OceanBank được giới quan sát cho là nằm trong chiến dịch vừa chống tham nhũng vừa chống các đối thủ chính trị của đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Giáo sư Zachary Abuza thuộc National War College ở Washington nói với hãng tin AFP trước khi diễn ra đợt xét xử rằng ông Trọng không thể trủy ông Dũng, nhưng trả thù mạng lưới tay chân của ông Dũng, cho trủy các đệ tử của ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vào tháng 5 vừa qua, một nhân vật thân cận của ông Dũng là ông Đinh La Thăng bị kỷ luật mất chức bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, với những cáo buộc sai phạm khi lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam trước đây.
Tiếp đến là vụ ông Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức xin tỵ nạn nhưng xuất hiện trên truyền hình Nhà nước ở Hà Nội với lời tự thú. Chính phủ Đức nói Hà Nội cho người sang bắt cóc ông này đưa về Việt Nam.
Tổ chức Minh Bạch Quốc tế Tranparency International xếp Việt Nam thứ 113 trên 176 quốc gia về Chỉ số Tham Nhũng năm 2016.
Trong một đại án ngân hàng khác, ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng của ngân hàng Sacombank, bị trủy tố vì đã làm thất thoát 1835 tỉ đồng.
Thông tin này được cơ quan điều tra của Bộ công an đưa ra và truyền thông trong nước loan đi ngày 29 tháng 9, đồng thời cho biết là hồ sơ trủy tố ông Trầm Bê cùng 21 người khác đã được chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Vụ án này có liên quan đến các ngân hàng là Sacombank, Đại Tín, và Xây dựng.
Chi tiết quan trọng trong vụ án này là các ngân hàng chuyển nhượng cổ phần chồng chéo cho nhau để chiếm đoạt tài sản, đồng thời cho các công ty của ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch ngân hàng Xây dựng vay tiền và không trả lại.
Ông Trầm Bê đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam vào ngày 1 tháng Tám vừa qua.
********************
Luật sư : ‘Nguyễn Xuân Sơn sẽ kháng cáo bản án tử hình’ (VOA, 29/09/2017)
Luật sư của ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc OceanBank nói thân chủ của ông sẽ kháng cáo bản án tử hình vừa tuyên hôm 29/9.
Ông Nguyễn Xuân Sơn (giữa), nguyên tổng giám đốc OceanBank, bước vào phiên tóa ngày 29/9 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Minh Tâm, một trong những luật sư bào chữa trong vụ án tham nhũng của ngành ngân hàng chiếm đoạt hàng chục triệu đôla nói với Vóa :
"Sau khi nghe tuyên án xong, tôi có gặp gỡ bị cáo - thân chủ của tôi là Nguyễn Xuân Sơn cho biết sẽ kháng cáo, kêu oan về tội tham ô và tội lạm quyền hạn để chiếm đoạt tài sản".
Luật sư Nguyễn Minh Tâm nhận định rằng phiên tóa hôm 29/9 tại Hà Nội tuyên thân chủ của ông án tử hình là không có căn cứ pháp luật :
"Chúng tôi khẳng định rằng không đủ căn cứ để kết ông Nguyễn Xuân Sơn về tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng những luận cứ, luận điểm, luận chứng để chứng minh cho lời bào chữa của chúng tôi. Nhưng Viện kiểm sát cũng không có những tranh luận gì về những vấn do chúng tôi đưa ra về mặt pháp lý cả. Vì vậy, chúng tôi cho rằng bản án hôm nay tuyên tử hình Nguyễn Xuân Sơn về tội tham ô là một bản án không có căn cứ pháp luật".
Hãng tin Reuters hôm 29/9 nói rằng ông Sơn, 55 tuổi, là nhân vật chủ chốt trong số 51 người đang bị xét xử trong vụ một ngân hàng cổ phần thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, gây chấn động cả nước, thường được gọi là "đại án kinh tế OceanBank".
Ông Hà Văn Thắm bị dẫn vào tóa án.
Cũng trong vụ án này, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank, bị tóa tuyên án tù chung thân.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đưa ra nhận định về những bản án này :
"Bản án đối với hai bị cáo này và nhiều bị cáo khác tôi cho rằng là thóa đáng và phù hợp. Tủy nhiên, vấn đề người ta đang quan tâm là những lời khai của ông Sơn và ông Thắm trước tóa cần phải tiếp tục làm rõ. Số tiền mà tặng làm quà cho người này, người kia trong dịp Tết, dịp lễ thì ông Sơn chưa nói cụ thể. Có lẽ nên tiếp tục làm rõ thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng mới có hiệu quả và tạo niềm tin của người dân".
Đối với hành vi tham ô, truyền thông trong nước trích lời hội đồng xét xử nhận định rằng ông Sơn khai đã nhận tiền từ ông Thắm rồi sau đó chi cho việc ngoại giao, lễ tết…
Ông Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN).
Hãng tin AP trích lời thẩm phán Trương Viết Toàn trong phiên tóa ngày 29/9 nói rằng nạn tham nhũng diễn ra trong các thành viên của đảng cộng sản và công chức chính quyền đang đe dóa sự sống còn của chế độ :
"Các hành vi của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thám đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm lợi ích của nhà nước và các tổ chức, gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân cho nên cần phải xử nghiêm... trong cuộc chiến chống tội phạm nói chung và chống tham nhũng cụ thể trong thời điểm hiện nay".
Ông Nguyễn Xuân Sơn bị Tóa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết tội tham ô 2 triệu đôla và lạm dụng quyền lực biển thủ thêm 8,7 triệu đôla Mỹ từ Ocean Bank, một ngân hàng cổ phần trong đó PVN đã sở hữu 20 % cổ phần.
Hãng tin Reuters trích lời giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia của Học viện Quốc phòng Australia nói rằng : "Những bản án khắc nghiệt này chủ yếu nhằm để răn đe công chúng, chứ ít có tác dụng nếu không cải thiện bộ máy nhà nước độc đảng".
Bản án tử hình ông Nguyễn Xuân Sơn là bản án lần đầu tiên trong nhiều năm qua đối với một cựu quan chức cao cấp và diễn ra giữa lúc cuộc chiến chống tham nhũng tràn lan đang hồi khốc liệt và thao túng trong nội bộ đảng cộng sản cầm quyền.
Trước đó ông Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines cũng đã bị án tử hình vào năm 2014. Nhưng cho đến nay, theo Reuters, ông Sơn là quan chức cao cấp nhất bị án tử hình.
Đảng cộng sản cầm quyền ngày càng cứng rắn hơn về nạn tham nhũng khi cơ quan an ninh của Việt Nam có thêm quyền lực vào năm ngoái và hất cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường.
Một số nhà phê bình cáo buộc rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam đang săn đuổi phù thủy sau khi tiến hành các cuộc điều tra liên quan đến những nhân vật cao cấp dưới thời của ông Dũng.
Reuters nói rằng các cuộc điều tra đang nhằm vào công ty PVN, nơi mà ông Đinh La Thăng, từng là cựu Chủ tịch, đã mất chức ủy viên Bộ Chính trị, và cựu Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình vừa bị trủy tố.
Một số luật sư và nhà quan sát đề nghị không nêu tên nói với Vóa rằng họ không loại trừ khả năng nhà chức trách Việt Nam sẽ có hành động pháp lý đối với ông Đinh La Thăng.
Cuộc điều tra của PVN cũng thu hút sự chú ý của toàn cầu khi Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc cựu giám đốc điều hành Trịnh Xuân Thành tại Berlin và đưa về Hà Nội vào tháng 7 để xét xử trong một vụ án tham nhũng khác.
Theo công bố gần đây Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 113 trong số 176 nước trong bảng xếp hạng toàn cầu 2016.
Tháng 3 năm nay, một khảo sát của Minh bạch Quốc tế cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 về mức độ tham nhũng trong số 16 nước Châu Á-Thái Bình Dương.
*********************
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh (BBC, 29/09/2017)
Một phó chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật khiển trách và một giám đốc sở phải 'kiểm điểm sâu sắc' vì quá trình thăng chức của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Tủy nhiên, không thấy báo chí Việt Nam nói chính quyền có tìm hiểu gì không về các khoản tài sản rất lớn được cho là của người phụ nữ này.
Bà Quỳnh Anh được biết đến nhiều hơn trên mặt báo Việt Nam với cái tên 'hot girl xứ Thanh' và hiện đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
Hôm 29/09, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã bỏ phiếu kỷ luật cán bộ lãnh đạo của Sở Xây dựng tỉnh này giai đoạn 2010-2015.
Hai nhân vật bị nêu tên, theo các báo Việt Nam là ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng.
Ông Tuấn phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Ông Trịnh Văn Chiến bác bỏ mọi cáo buộc và yêu cầu Bộ Công an vào cuộc để điều tra nhằm ngăn chặn các thông tin "bịa đặt" ảnh hưởng đến an ninh chính trị tỉnh Thanh Hóa
Còn đương kim Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá, ông Đào Vũ Việt thì phải "kiểm điểm sâu sắc".
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng làm Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Thăng tiến nhanh và có tài sản lớn ?
Dư luận ở Việt Nam từ hai năm qua chú ý nhiều đến vụ bà Quỳnh Anh, 'quan lộ thần tốc' và tài sản lớn của bà.
Theo VietnamNet hồi tháng 4/2017, dù còn rất trẻ, Trần Vũ Quỳnh Anh "không chỉ sở hữu nhiều ngôi nhà trị giá hàng chục tỷ đồng" tính đến năm 2015, mà còn có chiếc Cadillac Escalade ESV Platinum gần như độc nhất Việt Nam lúc đó.
Báo này cho hay chiếc xe sau khi nhập về Việt Nam và đóng thuế, đăng ký giấy tờ có trị giá 6 tỷ Việt NamD.
Tủy nhiên, cũng VietnamNet trong tháng 4 trích Phó trưởng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh nói :
"Đối tượng đó (bà Quỳnh Anh đã nghỉ việc) không còn là đối tượng kê khai tài sản nữa nên xét về nghĩa vụ kê khai, giải trình, thẩm quyền xác minh điều tra không còn điều chỉnh theo qủy định pháp luật về phòng chống tham tham nhũng nữa".
Ông cũng nói, "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm pháp luật vẫn có thể xem xét. Điều chỉnh này là với một công dân bình thường".
Tủy thế, báo chí Việt Nam không nói rõ là từ thời điểm ông Khánh phát biểu và lúc bà Quỳnh Anh chỉ bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản thì bà Quỳnh Anh chỉ là một "công dân bình thường" hay vẫn ở hàng ngũ của đảng cầm quyền.
Dư luận Thanh Hóa và cả nước chú ý đến tin tức về những khoản tài sản này còn vì Thanh Hóa đứng đầu trong danh sách 10 tỉnh, thành có số lượng hộ nghèo lớn nhất Việt Nam năm 2016.
Một hoạt động cứu trợ đói nghèo ở tỉnh Thanh Hóa
Hồi tháng 9/2016, báo chí Việt Nam rộ lên việc Bí thứ Tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra và "kịp thời ngăn chặn việc đưa các thông tin không chính xác nêu trên ; bảo vệ ủy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nói chung và Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng".
Theo Tỉnh ủy Thanh Hóa, các tin "bịa đặt" này có ảnh hưởng xấu đến "tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hóa và ủy tín, hình ảnh của các lãnh đạo" của tỉnh này.
Ông Trịnh Văn Chiến cũng nói với báo chí, khẳng định thông tin trên mạng xã hội về "tài sản của bồ nhí Bí thư Thanh Hóa" là bịa đặt.
Sau đó, sang năm 2017, một quyết định của Thanh Hóa hồi năm 2015 phong bà Quỳnh Anh làm Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng đã bị thanh tra.
Tổng bí thư Trọng kỷ luật cựu Ủy viên trung ương Đảng (BBC, 20/09/2017)
Nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, bị Ban Bí thư Đảng Cộng sản cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, bị tước tất cả các chức vụ trong Đảng
Đây là kết luận từ cuộc họp của Ban Bí thư, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 20/9.
Ông Nguyễn Phong Quang bị kết luận là phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016.
Trong đó có việc ông trực tiếp ký bổ nhiệm trên 30 trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn.
Ban Bí thư đề cập trường hợp Vũ Minh Hoàng và Nguyễn Tiến Khoa mà "dư luận và báo chí đã nhiều lần nêu".
Ông Vũ Minh Hoàng từng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ ở tuổi 26.
Còn ông Nguyễn Tiến Khoa bị báo chí nêu là đã "thăng tiến nhanh" ở cơ quan này, lên đến chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Ban Bí thư cũng nói ông Nguyễn Phong Quang đã "buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng về quản lý tài chính, tài sản, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước".
Ông chuyển giao hơn 2.000 m2 đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ, và lại nhận đề cử chức chủ tịch của hội này.
Ban Bí thư Đảng Cộng sản quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Quang (bao gồm cách chức Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ; cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ; cách chức Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ).
Tập đoàn Hóa chất
Trong cùng cuộc họp, Ban Bí thư cũng quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng với ông Nguyễn Anh Dũng, đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem).
Ông Nguyễn Anh Dũng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiếm toán Nhà nước" năm 2014
Ông này bị nói là "thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong việc quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn".
Ông đã "thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện 4 dự án trọng điểm : Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm Ninh Bình ; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc ; Dự án sản xuất phân bón DAP số 2 tại Lào Cai ; Dự án sản xuất phân bón DAP Hải Phòng".
Với quyết định kỷ luật trong Đảng, xem như ông Nguyễn Anh Dũng cũng sẽ mất chức lãnh đạo tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - thủ tục còn chờ Bộ Công thương xem xét.
*******************
Quốc hội xác nhận có nhóm ‘lợi ích’ hay ‘sân sau’ (RFA, 20/09/2017)
Kết quả kiểm tra gần đây của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho thấy những nghi ngờ của cử tri về ‘lợi ích nhóm’, ‘sân sau’ là có căn cứ. Đó là phát biểu của Chủ nhiệm Ủy Ban Tư pháp Quốc Hội, bà Lê Thị Nga, tại buổi báo cáo về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật ngày 19 tháng 9.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, bị Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu danh bị kỷ luật về những sai phạm trong quản lý.
Một số sự việc gần đây như Ngân hàng Oceanbank và việc chi hoa hồng cho bác sĩ của Công ty cổ phần VN Pharma được nhắc đến trong buổi báo cáo.
Theo Ủy ban Tư pháp Quốc Hội đây là vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cần phải xử lý.
Trong buổi báo cáo, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Việt Nam cũng đề nghị cần làm rõ nhận định "tham nhũng năm 2018 sẽ tiếp tục giảm" do Thanh tra Chính phủ đã đưa ra.
Cũng liên quan đến công tác điều tra kê khai tài sản của cán bộ, ngày 20 tháng 9, Bộ Công an ra văn bản yêu câu Chủ tịch UBND Thành phố Đà nẵng Huỳnh Đức Thơ phối hợp điều tra việc mua bán nhà công sản trên địa bàn từ nằm 2006 đến nay.
Công văn do Trung tướng Trần Đăng Yến, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra ký hôm 18 tháng 9.
Ông chủ tịch thành phố Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ, là một trong hai quan chức thành phố này bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng nêu danh bị kỷ luật về những sai phạm trong quản lý.
************************
Hơn 42 ngàn tỷ đầu tư không hiệu quả (RFA, 20/09/2017)
Tính đến ngày 25/8 có 43 dự án của doanh nghiệp nhà nước với tổng mức đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng có dấu hiệu không hiệu quả.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin - AFP
Đây là số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp và truyền thông loan đi ngày 20 tháng 9 cho biết là nếu tính cả 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương thì con số lên đến hơn 100.000 tỷ đồng.
Trong số những dự án không hiệu quả này, nổi bật nhất là các dự án của Bộ Giao thông Vận tải như Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có tới 27 dự án có dấu hiệu không hiệu quả, với tổng số vốn đầu tư lên đến 909 tỷ đồng. Những dự án này thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Thủy Sản Hạ Long.
Bộ Quốc phòng có một số dự án liên quan đến bất động sản vẫn chưa hoàn thiện.
Có 8 dự án thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng. Cả 8 dự án này đều thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco).
Tại các địa phương, có 21 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Điện Biên.
Ngày 18 tháng 9, 2017, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin hai nhân vật lãnh đạo cao nhất của thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy, và Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, sẽ bị kỷ luật vì nhiều sai phạm khác nhau.
Những sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh được liên tục đưa trên báo chí Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Chống tham nhũng hay tranh giành phe phái
Liên tục những ngày sau khi bản tin đầu tiên về việc kỷ luật ông Anh và ông Thơ được loan báo, báo chí Việt Nam liên tục đưa tin những sai phạm cụ thể của hai người này.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh ở Đà Nẵng, cho rằng việc cho phép báo chí đưa tin như vậy là một chuyện không bình thường :
"Đảng đang làm rầm rộ hơi bất thường, cho báo chí nói thoãi mái, tất cả những lỗi lầm của ông Xuân Anh được tung lên không còn sót cái gì hết. Chuyện đó hơi lạ, và dĩ nhiên nó dính đến chuyện nhân sự sắp tới, hội nghị sắp tới".
Hội nghị sắp tới mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đề cập là Hội nghị trung ương đảng lần thứ sáu, dự trù tổ chức vào đầu tháng mười, và theo nhiều nguồn tin khác nhau là hội nghị này sẽ bàn về vấn đề nhân sự.
Các sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh được báo chí loan tin rất chi tiết, từ việc ông sử dụng ba ngôi nhà liền nhau như thế nào, cho đến trường học mà ông lấy bằng cấp ở Mỹ ra sao, từ việc ai là người tặng chiếc xe hơi mà ông đang sử dụng cho đến tên vợ ông trùng với tên của người đứng đầu công ty cho ông sử dụng nhà.
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, những sai phạm như vậy là rất bình thường của các cán bộ cộng sản :
"So với lãnh đạo của đảng cộng sản, từ cấp quận, cấp tỉnh đến trung ương, những cái lỗi như ông Xuân Anh thì đầy hết, như là nhận quà, nhận quà, nhận xe, bằng cấp thì không trung thực, thậm chí tuổi tác lý lịch không trung thực thì đầy cả ra".
Một nhà báo kỳ cựu của Đà Nẵng là ông Trương Duy Nhất cũng có nhận định gần giống như ông Huỳnh Ngọc Chênh, ông Nhất đưa ra các so sánh với những địa phương khác cũng có những sai phạm, mà ông cho là rất nghiêm trọng. Ông nhắc tới câu nói của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng rằng chống tham nhũng như đốt một lò lửa :
"Nhưng mà trong cái cuộc đốt lò chung của ông Trọng thì tôi thấy Đà Nẵng so với qui mô các địa phương khác như thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa, tỉnh ủy Yên bái, rồi tỉnh Hà Giang, có ông bí thư đấy, có con cháu trong dòng tộc cài cắm cả một địa phương. Tại sao cho đến nay chưa có ý kiến gì ? Thì tôi cho rằng việc này nhằm vào việc triệt phá, đánh phá một phe phái nào đó, chứ không phải nhằm vào mục tiêu chung, là hô hào chống tham nhũng".
Tại tỉnh Thanh Hóa, báo chí Việt Nam đã từng đưa tin về việc nhân tình của ông Bí thư tỉnh ủy được cất nhắc và thăng tiến rất nhanh, và sở hữu một tài sản rất lớn.
Tại tỉnh Yên Bái, báo chí Việt Nam đưa tin về những dinh thự lớn gọi là biệt phủ của các quan chức tỉnh này.
Ai thuộc phe phái nào
Theo thông tin của báo Tuổi Trẻ tại Sài Gòn thì một trong các ngôi nhà mà ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng là của ông Phan Văn Anh Vũ, một doanh nhân có biệt danh là Vũ nhôm. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng theo dư luận của người dân Đà Nẵng thì ông Phan Văn Anh Vũ có quan hệ thân cận với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Chúng tôi chưa có một nguồn tin khác để xác nhận tin này.
Ông Nguyễn Xuân Anh là con của một nhân vật có thế lực đã về hưu của đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Văn Chi từng đảm trách Trưởng ban tổ chức trung ương đảng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Còn người tiền nhiệm của ông Xuân Anh là ông Nguyễn Bá Thanh, từng được điều ra trung ương đảng để giữ chức vụ trưởng ban nội chính trung ương, có nhiệm vụ chống tham nhũng, trước khi ông đột ngột lâm bệnh và từ trần.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói :
"Chắc chắn ông Nguyễn Bá Thanh có lên được thì nhờ sự nâng đỡ của ông Nguyễn Văn Chi. Cái cơ chế của đảng này là muốn đề bạt, muốn đưa người lên thì phải có người đi trước nâng đỡ. Mà những người đi trước người ta hay chú ý đến người mình quen, người của địa phương, đó là chuyện bình thường của tổ chức đảng này".
Đánh giá về ông Nguyễn Bá Thanh, cả hai ông Trương Duy Nhất và Huỳnh Ngọc Chênh đều cho rằng ông Thanh là một nhân vật để lại nhiều dấu ấn cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo lời ông Trương Duy Nhất thì những gì ông Thanh để lại cũng có mặt trái của nó, và ông chỉ ra rằng cho đến nay thành phố Đà Nẵng vẫn không có được một sức mạnh kinh tế mà với lợi thế trung tâm miền trung của nó, đáng ra nó phải có.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh tiếp lời :
"Cả ông Anh, cả ông Thơ đều kế thừa những gì mà ông Nguyễn Bá Thanh để lại. Ông Nguyễn Bá Thanh có quyền uy trong một thời gian rất dài. Chuyện đất đai, chuyện qui hoạch, chuyện lợi ích nhóm là do ông Nguyễn Bá Thanh để lại và những ông này kế thừa. Trong đó ông Thơ ở đó lâu thì kế thừa nhiều hơn, liên quan nhiều hơn ông Anh, ông Anh mới về chưa nắm được gì nhiều, ông Thơ từ trong nội bộ đi lên, nắm nhiều hơn. Mà dư luận ở Đà Nẵng cho rằng hai ông thuộc hai phái khác nhau, nên có sự lùm xùm mất đoàn kết giữa hai ông".
Khi thông tin về việc kỷ luật hai vị đứng đầu thành phố Đà Nẵng, một nhà báo của Đà Nẵng không muốn nêu danh tánh nói với chúng tôi rằng việc kỷ luận đó cao hơn kỳ vọng của nhiều người, và theo nhà báo này thì tiết lộ về việc sử dụng bằng cấp không trung thực, nói theo thông báo của đảng cộng sản, của ông Nguyễn Xuân Anh có nghĩa là con đường thăng tiến của ông Xuân Anh đã chấm dứt, mặc dù ông còn rất trẻ.
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, có hai điều mà những người ủng hộ đảng cộng sản đang hài lòng về những việc làm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến lúc này là việc chống tham nhũng của ông và việc chống lại sự bổ nhiệm người thân trong gia đình của các quan chức Việt Nam, mà trong đó trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh là một ví dụ.
Tuy nhiên ông Huỳnh Ngọc Chênh nhấn mạnh rằng nếu ông Trọng làm việc đó một cách thực tâm thì ông chỉ có thể giải quyết trong nhiệm kỳ của ông mà thôi, vì theo lời ông Huỳnh Ngọc Chênh, không thể chống tham nhũng, chống bổ nhiệm người thân,… trong một cơ chế độc tài.
Kính Hòa
Nguồn : RFA, 20/09/2017
Nội dung kết luận về những vi phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (Tin Tức, 18/09/2017)
Đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng đã kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực ; thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh (phải) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ảnh : Phương Hoa/TTXVN
Từ ngày 13 đến 16/9/2017, tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra trung ương đã họp kỳ 17. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban kiểm tra trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung chính sau :
I. Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân
1. Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau :
- Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình ; vi phạm Quy định số 42 của Ban bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban thường vụ Thành ủy.
- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
- Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của Ủy ban kiểm tra trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
- Đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau :
- Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt ; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban thường vụ Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
3. Đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau :
- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
- Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
- Chưa chủ động đề xuất với Ban thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật Đảng.
II. Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và đồng chí Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
1. Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ ; vi phạm Quy chế làm việc của tỉnh ủy, của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các quy định của Ban thường vụ tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo một số hoạt động của UBND tỉnh.
- Vi phạm quy định về công tác tổ chức cán bộ, đề nghị quy hoạch, bổ nhiệm một số nhân sự không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không đúng quy định.
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm để UBND tỉnh có nhiều vi phạm, khuyết điểm như :
+ Giao đất, cho thuê đất khi chưa có quy hoạch, không tổ chức đấu giá, vi phạm Luật Đất đai, gây thất thu ngân sách nhà nước.
+ Quản lý đầu tư xây dựng một số dự án từ nguồn ngân sách nhà nước vi phạm Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.
+ Quyết định mở 05 cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vi phạm Nghị định của Chính phủ.
2. Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016-2021
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh. Thiếu kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo, chấn chỉnh những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 ; gia hạn hoạt động cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vi phạm quy định của Chính phủ.
3. Đối với đồng chí Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
- Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của tỉnh ủy và Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ; vi phạm Quy định số 51 và Quy định số 231 của Ban bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng.
- Vi phạm trong chỉ đạo, quyết định giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá và quyết định đầu tư các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, khai thác mỏ ; mở các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không đúng quy định của Chính phủ.
- Thiếu gương mẫu trong việc đề nghị bổ nhiệm một số người thân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016 và đồng chí Phạm Thế Dũng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Ủy ban kiểm tra trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và đồng chí Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
III. Xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban thường vụ Đảng ủy và một số thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Ủy ban kiểm tra trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và một số cá nhân như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban kiểm tra trung ương, gồm : Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ; đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, nguyên Chủ tịch Hội đồng tư vấn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ; đồng chí Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty ; đồng chí Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Ủy ban kiểm tra trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn ; kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Đỗ Quang Chiêu và đồng chí Đỗ Duy Phi.
Đề nghị Ban bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Anh Dũng.
Yêu cầu Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015.
IV. Xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân thuộc Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ
Ủy ban kiểm tra trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của một số cá nhân thuộc Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban kiểm tra trung ương, gồm : đồng chí Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban thường trực, nguyên Thủ trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo ; đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng ban chỉ đạo ; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, nguyên Ủy viên chuyên trách, nguyên Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo ; đồng chí Nguyễn Văn Út, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo ; đồng chí Lê Thị Thu Hằng, nguyên kế toán trưởng ; đồng chí Sơn Thị Quanh Ni, thủ quỹ.
Ủy ban kiểm tra trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của các đồng chí nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đối với các đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Thu Hằng ; kỷ luật cảnh cáo đối với các đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Văn Út ; kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Sơn Thị Quanh Ni.
Đề nghị Ban bí thư xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Phong Quang.
V. Xem xét, kết luận kiểm tra tài chính đảng đối với Ban thường vụ tỉnh ủy Đắk Nông
Ban thường vụ tỉnh ủy Đắk Nông có một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính đảng ; buông lỏng quản lý, không chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc đầu tư, xây dựng Kho lưu trữ của tỉnh, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện.
Ủy ban kiểm tra trung ương yêu cầu Ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy Đắk Nông nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc ; xem xét, xử lý kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với các cá nhân có vi phạm trong quá trình xây dựng Kho lưu trữ. Tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý theo quy định của Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Thử, nguyên Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, báo cáo Ủy ban kiểm tra trung ương xem xét.
VI- Ủy ban Kiểm tra trung ương đã xem xét báo cáo kết quả giám sát đối với thường trực tỉnh ủy Lào Cai và một số cá nhân ; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban thường vụ tỉnh ủy Kon Tum ; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban thường vụ tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Sóc Trăng.
Qua kiểm tra, giám sát, Ủy ban kiểm tra trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
VII. Cũng tại Kỳ họp này, Ủy ban kiểm tra trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 04 trường hợp theo thẩm quyền.
TTXVN
**************
Công bố vi phạm của Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng (Dân Trí, 18/09/2017)
Ủy ban Kiểm tra trung ương xác định, những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Thành phố Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa có thông báo chính thức về kết quả phiên họp thứ 17 của cơ quan này, (từ ngày 13 đến 16/9/2017, tại Hà Nội). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng, chủ trì kỳ họp.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng, chủ trì phiên họp thứ 17 của Ủy ban
Ủy ban Kiểm tra trung ương xác định, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm.
Trước hết là chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình ; vi phạm Quy định số 42 của Ban bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban thường vụ Thành ủy.
Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của Ủy ban kiểm tra trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
Thành ủy Đà Nẵng đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng chỉ rõ, quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
Ban Thành vụ Thành ủy thành phố cũng có khuyết điểm khi đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.
Vi phạm của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được xác định đến mức phải thi hành kỷ luật.
Về trách nhiệm của các lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng, trước hết là phần Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND thành phố, Ủy ban Kiểm tra trung ương xác định các vi phạm, khuyết điểm cụ thể.
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Xuân Anh phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt ; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của người đứng đầu Thành ủy Đà Nẵng được cho là đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban thường vụ Thành ủy.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng xác định ông Nguyễn Xuân Anh đã kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh còn thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Đối với Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ - Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Ủy ban Kiểm tra trung ương xác định, phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.
Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
Khuyết điểm của ông Thơ là chưa chủ động đề xuất với Ban thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận, những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, của Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.
P.Thảo
--------------------------
Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976, quê xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng). Ông có bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh tại California Southern University nhưng trường này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận bằng, nên bằng cấp của ông không hợp pháp.
Từ năm 1999 đến tháng 8/2006, ông Nguyễn Xuân Anh là Phóng viên, Phó Ban, Trưởng ban Quốc tế Báo Thanh niên.
Từ 8/2006 đến 3/2008, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng.
3/2008 - 4/2009, Phó Chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu.
2009 – 2011, Phó Bí thư rồi Bí thư Quận ủy Liên Chiểu.
Ngày 20/06/2011, được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngày 2/4/2014, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015.
Ngày 16/10/2015, cuộc họp phiên thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng khóa 21 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 26/1/2016, ông Nguyễn Xuân Anh là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành trung ương Đảng Khóa XII (2016 – 2021).
Ngày 16/6/2016, kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố.
Ông Huỳnh Đức Thơ sinh năm 1962, quê phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng). Ông Thơ có bằng lý luận chính trị cao cấp. Ông là cử nhân chuyên ngành Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, cử nhân ngoại ngữ tiếng Anh và thạc sĩ chuyên ngành Khoa học quan hệ công chúng.
Ông Huỳnh Đức Thơ từng giữ chức Giám đốc Công ty Cung ứng và Phát triển kỹ thuật Đà Nẵng, nay là công ty cổ phần SEATECCO ; Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng (DIEPZA) ; Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn nhiệm kỳ 2005 - 2010 ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ngũ Hành Sơn nhiệm kỳ 2004 - 2009.
Tháng 1/2010, ông Thơ được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.
Ngày 14/4/2014, ông được HĐND thành phố khóa VIII bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tháng 10/2014, ông được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng bầu vào Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Ngày 26/1/2015, tại kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng lần thứ 12 (bất thường) nhiệm kỳ 2011 – 2016, ông Huỳnh Đức Thơ đã được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố thay cho ông Văn Hữu Chiến nghỉ hưu theo chế độ.
Ngày 16/6/ 2016, tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, ông Huỳnh Đức Thơ tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.
KH
******************
Đảng sẽ kỷ luật dàn lãnh đạo Đà Nẵng ? (BBC, 18/09/2017)
Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ có vi phạm "nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật".
Thành phố Đà Nẵng (hình minh họa)
Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản vừa công bố kết luận về các "vi phạm" của dàn lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đề nghị kỷ luật cả Bí thư và Chủ tịch thành phố.
'Thiếu trung thực'
Ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, bị liệt kê một loạt vi phạm, khuyết điểm :
"Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt ; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban thường vụ Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội".
Về vấn đề bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh, báo Tuổi Trẻ ngày 18/9 đưa tin rằng ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường California Southern University (Mỹ) từ 2001 đến 2002.
Ông Nguyễn Xuân Anh - Ảnh minh họa
Sau đó, từ tháng 3/2005 đến 12/2006 ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh cũng ở đại học này.
Tuy vậy, trường này chưa được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam công nhận bằng, theo báo Tuổi Trẻ.
Vi phạm của Chủ tịch
Vi phạm của Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được nêu là :
"Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
- Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
- Chưa chủ động đề xuất với Ban thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định".
Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương
Toàn bộ Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 cũng bị nêu đã có vi phạm :
"Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình ; vi phạm Quy định số 42 của Ban bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban thường vụ Thành ủy.
- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
- Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của Ủy ban kiểm tra trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
- Đồng ý tiếp nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định".
Thông báo chính thức này thể hiện sự phê phán gay gắt từ cơ quan kỷ luật của Đảng, đứng đầu là Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng.
Hội nghị Cấp cao APEC , với sự tham dự của các lãnh đạo quốc tế, sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng đầu tháng 11.
Chưa rõ liệu sẽ có sự thay đổi lãnh đạo tại Đà Nẵng trước hay sau sự kiện APEC hay không.
************************
Đảng kỷ luật nhiều sếp của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (BBC, 18/09/2017)
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) bị Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản kết luận có những vi phạm "nghiêm trọng" suốt từ 2005 đến 2015.
Ông Nguyễn Anh Dũng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiếm toán Nhà nước" năm 2014
Thông báo ngày 18/9 của cơ quan kỷ luật Đảng Cộng sản nêu tên cả Chủ tịch hiện nay và hai cựu chủ tịch Hội đồng quản trị, cùng một cựu tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, bị nặng nhất khi bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Tuấn đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Hai người bị kỷ luật cảnh cáo là ông Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty và ông Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Đương kim Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Anh Dũng còn chờ hình thức kỷ luật của Ban bí thư.
Trước đó, ngày 31/7, Ủy ban kiểm tra trung ương đã tuyên bố Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã "gây hậu quả rất nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước".
Thông cáo khi đó nói dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ với số tiền trên 2.500 tỷ đồng.
Nhiều dự án Tập đoàn đầu tư cũng không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỷ đồng.