Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người Trung Quốc 'núp bóng để thâu tóm đất tại các khu vực trọng yếu là rất nguy hiểm, cần đặc biệt cảnh giác'.

thautom1

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - Ảnh minh họa

"Tôi đọc bài về báo cáo của Bộ Quốc phòng, thấy rất đáng lo ngại. Đó là Trung Quốc mua toàn đất ven biển, ở những khu vực rất nhạy cảm, trọng yếu. Điều này nằm trong chiến lược Vành đai, con đường của họ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 28/5.

"Tôi thực không hiểu tại sao chúng ta lại để cho họ làm như vậy. Nó sẽ ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng của mình rất lớn", ông nói thêm.

Đất ở khu vực trọng yếu

Bộ Quốc phòng Việt Nam trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây cho biết người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.

Theo báo cáo, thời hạn thuê đất của người Trung Quốc thường từ 5 - 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.

Các tỉnh, thành có tình trạng người Trung Quốc tập trung "sở hữu" đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16 trường hợp, Bình Định 9 trường hợp, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp.

Đà Nẵng được coi là "điểm nóng" về đất đai thuộc khu vực trọng yếu ven biển bị người Trung Quốc thâu tóm, trong đó có các khu vực được coi là "nhạy cảm" như sân bay Nước Mặn, một căn cứ quân sự ven biển thời Chiến tranh Việt Nam bị bỏ hoang.

Theo Bộ Quốc phòng, tại Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo hai hình thức để đứng tên sử dụng các lô đất.

thautom2

Vị trí khu vực đất được những 'người nước ngoài giấu mặt' mua nằm gần đường Võ Nguyên Giáp và sân bay Nước Mặn

Hình thức thứ nhất là thành lập doanh nghiệp liên doanh. Khi thành lập, doanh nghiệp do người Việt Nam điều hành vì người Trung Quốc góp vốn thấp hơn (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất). Sau một thời gian, người Trung Quốc tăng vốn, giành quyền điều hành và hệ quả là quyền sử dụng các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.

Hình thức thứ hai là người Trung Quốc đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người gốc Hoa) để mua đất. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số cá nhân có kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất, hầu hết đều ở vị trí đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.

"Trước hết, nói về đường lối bành trướng thì Trung Quốc không chỉ thực hiện với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khi họ có tiền, họ sang cả Châu Phi, sang Djibouti, họ xây cảng và các cơ sở ở đấy. Điều này nằm trong đường lối tranh giành vị trí số 1 thế giới với Mỹ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.

Ông phân tích thêm : "Chẳng hạn vị trí họ mua ở sân bay Nước Mặn, một vị trí ở cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ. Từ đây kết hợp với Hải Nam có thể giúp khống chế Vịnh Bắc Bộ. Nhìn xa ra, tôi thấy điều này ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, quốc phòng. Đây là thứ mà chúng ta không thể không cảnh giác trước âm mưu của người Trung Quốc, muốn thôn tín những vùng đất chiến lược của Việt Nam".

"Tôi thấy việc Bộ Quốc phòng báo cáo với Quốc hội là điều đáng mừng. Nghĩa là mình đã thấy được vấn đề. Khi mình thấy rồi, có báo cáo rồi, thì lãnh đạo cấp chiến lược sẽ phải có cách xử lý thôi", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm chia sẻ.

Báo cáo về tình hình người Trung Quốc "thâu tóm" đất đã làm nóng diễn đàn Quốc hội trong tháng 5 năm, với nhiều đại biểu cho rằng cần điều chỉnh các luật Đầu tư và Đất đai để ngăn chặn nguy cơ.

Những người quan ngại còn đề cập đến cái mà họ cho rằng sẽ là nguy cơ lớn nếu để đất đai tại những nơi dự kiến hình thành các đặc khu trong tương lai rơi vào tay người Trung Quốc.

Điều chỉnh luật để ngăn chặn ?

Theo luật pháp hiện hành, người nước ngoài không được đứng tên giấy phép sử dụng đất đai tại Việt Nam mà chỉ được phép mua nhà ở. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định quản lý việc nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, tăng vốn, mua cổ phần doanh nghiệp trong nước để qua đó sở hữu đất đai các dự án.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội hôm 25/5, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói : "Họ mua, thuê không liên quan đến nội dung luật Đất đai quy định. Theo luật đầu tư, theo luật Nhà ở, họ hoàn toàn được làm. Còn luật Đất đai không cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài".

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì chia sẻ luật hiện hành chưa có chính sách cụ thể về vấn đề ngăn chặn người nước ngoài thuê, mua đất ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng.

"Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư chúng tôi đang nghiên cứu, có thể tham mưu để Chính phủ ban hành một chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất", ông nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng còn cho biết quy định ngăn chặn người nước ngoài thuê, mua đất ở khu vực trọng yếu quốc phòng có thể tích hợp trong dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến.

Tuy nhiên, ông lưu ý thêm : "Luật là bình đẳng cho tất cả mọi lĩnh vực, thành phần. Còn những cái đó thì phải dùng công cụ khác. Luật không phân biệt đối xử người này với người kia, nước này, nước kia. Những lĩnh vực cần nhà nước quản lý thì nhà nước dùng các công cụ bằng cách khách nhau để quản lý chặt chẽ vấn đề đó. Có những cái không thể đưa thành luật được".

Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển - trong cuộc trò chuyện trực tiếp trên BBC News tiếng Việt hôm 28/5 đề xuất :

"Vấn đề người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên, một hình thức đội lốt như vậy, thì pháp luật cấm rồi. Có thể xử lý ngay được".

"Còn vấn đề mà mua lại cổ phần công ty, thì cái này cần điều chỉnh luật theo hướng, những khu vực mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng cần có tiếng nói quyết định trong vấn đề đầu tư nước ngoài vào các khu đất thuộc vùng trọng yếu đối với an ninh, quốc phòng. Cần rà soát lại toàn bộ các dự án ở vùng trọng điểm để xử lý".

Góp ý với BBC News tiếng Việt, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói : "Theo tôi, về mặt luật pháp thì Việt Nam cần xây dựng chặt chẽ hơn, tránh bị Trung Quốc lợi dụng. Thêm nữa, nhà nước cần tuyên truyền cho người dân về mức độ nguy hiểm để họ biết, cùng cảnh giác, không giúp ngoại bang mua đất như thế. Cần lấy lợi ích quốc gia làm ưu tiên số một".

Ông cũng nhắc lại chiến lược Vành đai, con đường của Trung Quốc :

"Họ muốn tạo dựng Con đường tơ lụa trên biển, kết nối Trung Quốc, xuống Biển Đông, sang Malaysia, qua Ấn Độ Dương. Họ không làm điều đó trong ngày một ngày hai, và họ có thể thực hiện điều đó trong hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm. Đối với người Việt Nam cần phải cảnh giác, phải thấy để mà lo", ông Lê Kế Lâm chia sẻ.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt trên Bàn tròn thứ Năm, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói :

"Chúng ta cần làm rõ thế nào là ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh. Theo tôi, thứ nhất là những mảnh đất gần biên giới. Thứ hai là các mảnh đất gần các cơ sở an ninh, quốc phòng. Cái này thì những quy định tới đây đều phải nêu rõ khoảng cách bao nhiêu thì được coi là có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng".

"Thứ ba là các vùng bờ biển, biên giới biển. Nhiều nơi ở các vị trí này đang xảy ra hiện tượng là các doanh nghiệp Việt Nam chuyển cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc. Qua đó, doanh nghiệp nước ngoài cũng 'sở hữu' các mảnh đất đó. Cái này xét về luật Đầu tư thì không sai, nhưng xét về Nghị định về biên giới thì hoàn toàn sai".

"Cho nên thời gian tới, trước khi ra luật Biên giới, thì chắc chắn Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cần rà soát lại nhanh các dự án đang nằm trong tay người nước ngoài để có hướng xử lý phù hợp".

Về vấn đề ngăn chặn nguy cơ, tối 27/5, Tổng cục quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản nêu 7 giải pháp.

Trong đó, cơ quan này nêu rõ việc quy hoạch các khu vực trọng yếu, nhạy cảm có liên quan đến quốc phòng, an ninh cần được tính toán trước một bước nhằm xác định khu vực, phạm vi, giới hạn để thực hiện các dự án đầu tư cũng như những khu vực hạn chế quyền tiếp cận và giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 29/05/2020

Additional Info

  • Author Bùi Thư
Published in Diễn đàn

Có nhiều bằng chứng lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã ngủ mê trong vòng tay người Tầu từ đất liền ra Biển Đông.

dat1

Không được để phố biển Đà Nẵng trở thành phố Tàu ! Ảnh : doisongphapluat

Trước hết, hãy nói về chuyện đất liền. Từ năm 2010, các Công ty gốc Tầu từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đã đồng loạt nhảy vào Việt Nam thuê đất đầu nguồn, dọc biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và Việt-Kampuchea để trồng cây nguyên liệu. Các dự án trồng rừng được chính quyền địa phương cho thuê dài hạn 50 năm, đa số nằm ở các vị trí chiến lược quốc phòng, còn được gọi là "nhạy cảm".

Năm 2014, Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho báo chí biết "đã có 19 dự án được cấp trên địa bàn 18 tỉnh với diện tích trên 398.374 ha".

Theo báo Đất Việt lúc bấy giờ thì "trong số diện tích này có những dự án nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn".

Báo này viết tiếp :

"Trước đó năm 2010, báo cáo của các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương... cho biết các địa phương đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha (chính thức là 305,3534 nghìn ha), trong đó doanh nghiệp từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".

Ngay từ lúc đầu đã có 10 tỉnh cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, gồm : Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kontum, Khánh Hòa và Bình Dương.

Công ty InnovGreen (Hồng Kông, Trung Quốc) thuê nhiều đất nhất, nhưng nhiều nơi chỉ khai thác trồng cây một phần rồi bỏ đất hoang như đã xẩy ra tại Quảng Ninh, Nghệ An và Quảng Nam (Thanh Niên Online, 25/05/2019).

Trước nguy cơ người Tầu chiếm đất để "Hán hóa Việt Nam" ngày nào đó, hai ông Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989), vào ngày 22/01/2010, đã công bố bài viết chung cảnh tỉnh chính phủ và người dân.

Cả hai ông đã qua đời, nhưng lời cảnh giác khi đó nay vẫn còn giá trị. Họ nói :

"Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thủy lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thủy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao ?

Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những "làng Đài Loan", "làng Hồng Kông", "làng Trung Quốc". Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng".

(theo Bauxite ViệtNam)

Hậu quả nhãn tiền

Mười năm sau bài viết của hai ông tướng có uy tín cao trong Quân đội, tình hình người Tầu có mặt ở Việt Nam đã gia tăng chóng mặt với muôn hình vạn trạng. Họ đã làm chủ nhiều vùng đất vàng và chiếm cứ các địa điểm chiến lược an ninh, quốc phòng dọc biên giới và ven biển.

dat01

Người Trung Quốc đã mua một số lô đất cạnh sân bay Nước Mặn, Đà Nẵng

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường viết trên báo VnExpress ngày 20/05/2020 :

"Tôi từng bồn chồn về việc người Trung Quốc thuê những cánh rừng ở vị trí quốc phòng quan trọng. Họ thuê xong, rừng bị rào lại.

Mươi năm trước, báo chí ồn ào bởi thông tin nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã được ủy ban nhân dân các tỉnh cho thuê những cánh rừng rộng lớn, có vị trí quốc phòng quan trọng. Họ rào kín đất thuê, cơ quan và dân ta đều không được vào, không biết cái gì đang diễn ra bên trong…".

Ngay chính Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên khi còn sống đã có ý định vào xem khu kinh tế của người Tầu xem họ làm gì mà rào kín. Lập tức, ông và người tài xế đã bị chận lại ngoài cửa. Tướng Nguyên nói ông là Trung tướng, nhưng nhân viên gác cổng người Hoa vẫn không cho phép ông vượt qua cây rào cản.

Khi ấy Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã lên tiếng lưu ý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng rồi mọi chuyện cũng trôi qua.

Bây giờ, tại kỳ họp Quốc hội 9 ngày 18/05/2020, cử tri khắp nơi đã lên tiếng lo ngại về 2 việc : Người Tầu mua đất, và người Tầu "lập xóm", "lập phố" ở Việt Nam.

Thứ nhất, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin :

"Bộ Quốc phòng nêu hàng loạt bất cập trong việc người Trung Quốc, người có yếu tố Trung Quốc thu mua đất ở các khu vực trọng yếu.

Cử tri Thành phố Hải Phòng kiến nghị về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh hiện nay là rất đáng ngại".

Thứ hai, Bộ Quốc phòng trả lời :

"Tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc (92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới (24 doanh nghiệp khu vực biên giới đất liền, 125 doanh nghiệp khu vực biên giới biển).

Số doanh nghiệp đang hoạt động 134, số doanh nghiệp đã triển khai nhưng tạm ngưng hoạt động 15 ; tổng diện tích 162.467,7 ha (khu vực biên giới đất liền 943,7 ha, khu vực biên giới biển 5.393,7 ha kể cả mặt biển) (1); tổng vốn đầu tư 30,872 tỉ USD".

Bộ Quốc phòng cũng báo cáo :

"Có 4.239 lao động người Trung Quốc đang làm việc tại các doanh nghiệp này ; thời hạn thuê đất từ 5 - 50 năm ; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giầy da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử...

Địa bàn tập trung nhiều ở các tỉnh, thành : Đà Nẵng 22, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 9, Hà Tĩnh 5, Bình Thuận 5... Các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc ở khu vực biên giới đều hình thành từ tháng 12/2018 trở về trước (năm 2019 không có doanh nghiệp mới nào) ; trước khi cấp phép, đầu tư đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt" (VietNamNet,  18/05/2020).

Làm chui - chế biến và sản xuất ma túy

Chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc lén lút đưa công nhận lậu vào Việt Nam, hay thuê người Tầu du lịch sang Việt Nam làm công nhân, thay vì mướn công nhân Việt như hợp đồng đã quy định, là chuyện đã xẩy ra từ 10 năm trước. Tình hình bây giờ phức tạp hơn mà Bộ Lao động và Tổng công đoàn Lao động Việt Nam không tháo gỡ được, vì các công ty tầu tìm đủ mọi cách tránh thanh tra, hối lộ và lách luật.

Bằng chứng như báo cáo của Bộ Quốc phòng đã thừa nhận với Quốc hội :

"Tuy nhiên, còn nổi lên một số vấn đề đáng chú ý. Cụ thể, một số doanh nghiệp đưa lao động người Trung Quốc sang làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch ; sử dụng lao động Trung Quốc không khai báo, đăng ký theo quy định, thậm chí có doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng (Bình Định, Đà Nẵng, Bình Thuận).

Một số trường hợp đầu tư "núp bóng" danh nghĩa doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý đều do người Trung Quốc đảm nhiệm (Khánh Hòa, Quảng Ninh).

Một số doanh nghiệp dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã có hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum) ; có doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường (Hà Tĩnh, Hải Phòng).

Cơ quan chức năng đã xử lý một số vụ việc có yếu tố liên quan đến người Trung Quốc. Trong đó, có 3 vụ với 63 người không khai báo tạm trú, 3 vụ với 87 người không có giấy phép lao động, 1 vụ với 285 công nhân Trung Quốc xô xát với công nhân Việt Nam, 1 vụ có 3 trường hợp kết hôn trái phép, 4 vụ có 310 lao động không chấp hành quy định trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp.

Lợi dụng kẽ hở để giành quyền sở hữu 

Bộ Quốc phòng cho hay, từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển Thành phố Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc đang sở hữu, "núp bóng" sở hữu và thuê của UBND Thành phố tại các vị trí dọc các khu đô thị ven biển, ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn ; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà.

dat2

Rất nhiều khác sạn lớn ở Đà Nẵng, chủ là người Tàu

Cụ thể :

Từ năm 2011- 2015, có 2 trường hợp cá nhân đã đầu tư tiền cho 8 người (trong đó 6 người Việt gốc Hoa) đứng tên mua 84 lô đất với diện tích khoảng 20.000 m2, giá trị giao dịch khoảng trên 100 tỷ đồng.

Có 7 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc sở hữu một số lô đất ven biển và thuê đất 50 năm. Cụ thể, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Nguyên Thịnh Vượng đã nhận quyền sử dụng đất đối với 10 lô đất trên mặt đường Hoàng Sa năm 2014. Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch và dịch vụ Silver Park, đứng tên mua 4 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Silver Sea Triệu Nghiệp, đứng tên sử dụng 2 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn. Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch và dịch vụ Hoàng Gia Trung, sử dụng 13 lô đất mặt đường Võ Nguyên Giáp" (VietnamNet, 18/05/2020).

Lập xóm - lập phố

Cũng tại kỳ họp 9 của Quốc hội, các đại biểu đã được nghe cả chuyện người dân tỉnh Bình Dương than phiền và lo ngại "về tình trạng người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc "lập xóm, lập phố" tại một vài địa phương".

Chuyện này không mới vì ở Bình Dương đã có một phố Tầu mang tên Đông Đô Đại Phố, thành lập từ hảng chục năm trước mà ngay cả gia đình nguyên Chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết, cự ngụ cách đó không xa mà cũng chả làm gì nổi.

Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam : "Trả lời về việc này, Bộ Công an cho biết, trong những năm gần đây, nước ta có nhiều khu dự án kinh tế, thu hút một lượng lớn người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc nhập cảnh để xây dựng, làm việc. Tại các khu dự án, chưa phát hiện tình hình phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến người nước ngoài…".

Bộ Công an đã nói dối. Bằng chứng đã có những vụ xung đột đổ máu giữa người Việt với những thành phần công nhân Tầu bất hảo, rượi chè tại khu khai thác Bauxite ở Tân Rai, Lâm Đồng và tại Nhà máy Gang Thép Formosa Hà Tĩnh.

Cũng tại những khu có doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều xóm, nhiều phố "Tầu đặc sản" bất hợp pháp đã mọc lên như nấm để sống chen và cạnh tranh làm ăn, buôn bán với người dân Việt ngay trước mũi công an mà luật pháp Việt Nam cũng đành cúi mặt đi chỗ khác chơi.

Mất trộm mới rào dậu

Trước sự bất lực này, Bộ Công an đã chữa lửa bằng báo cáo đãi môi rằng :

"Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh, trật tự đối với các hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo tập trung thực hiện một số việc. Cụ thể, Bộ phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nhất là quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm trong Công an nhân dân, về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam…".

Việc làm này cũng đâu khác gì chuyện ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết :

"Sẽ nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành chỉ thị mới để quản lý vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất vị trí trọng yếu".

Lý do ông Dũng nói thế vì luật hiện hành quy định chuyện cho thuê đất, kể cả đối với người và doanh nghiệp nước ngoài, thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ông Dũng nói với báo chí tại hành lang Quốc hội rằng :

"Bộ không thể quản lý được toàn bộ ở dưới cơ sở. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư chúng tôi đang nghiên cứu, có thể tham mưu để Chính phủ ban hành một chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất" (VTCNews, 25/05/020).

Lạ thật, chuyện người Tầu, công ty có yếu tố Tầu làm chủ đã thao túng mua đất Việt Nam từ hàng chục năm qua mà Bộ Kế hoạch và đầu tư vẫn đứng ngoài nhìn vào, bây giờ mới tính chuyện "tham mưu" cho Chính phủ ban hành quy chế mới, thì có nhố nhăng không ?

Rõ là chuyện "cha chung không ai khóc". Lãnh đạo thì cứ ì ra đấy để "sống chết mặc bay, tiền thầy đút túi" để diễn tiếp chuyện "việc nhà nhếch nhác, việc chú bác siêng năng".

Bằng chứng như chuyện Trung Quốc đang chuẩn bị khóa chặt Việt Nam ở Biển Đông trong thời gian không xa thì lãnh đạo Việt Nam lại nuôi mộng há miệng chờ sung từ Hoa Kỳ, nhưng lại không dám "xoay trục" để thoát Trung.

Rõ ràng, qua chuyện người Tầu chiếm đất và lấn biển thì chỉ có người dân là biết lo, biết băn khoăn cho tiền đồ Tổ quốc. Trong khi lãnh đạo cấp dưới không dám ngo ngoe thì cấp cao lại tiếp tục ngủ mê trong vòng tay người Trung Quốc .

Phạm Trần

(28/05/2020)

-----------------

(1) Ở đây có sự sai lầm, có lẽ do sơ xuất : nếu cộng chung diện tích khu vực biên giới đất liền 943,7 ha và khu vực biên giới biển 5.393,7 ha kể cả mặt biển thì tổng số diện tích sẽ là 6.337,4 ha chứ không phải 162.467, ha. (Cf. "Bộ Quốc phòng "điểm danh" những vị trí trọng yếu người Trung Quốc đang sở hữu đất", Đầu tư online, 17/05/2020).

 

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn

Bộ Kế hoạch và đầu tư ‘sẽ’ tìm đối sách cho việc ‘nước ngoài’ thâu tóm đất Việt Nam (VOA, 26/05/2020)

Trả li báo chí trong nước v tình trng người Trung Quc li dng k h pháp lý đ thâu tóm đt đai Vit Nam, B trưởng Kế hoch và đu tư Nguyn Chí Dũng nói hôm 25/5 rng b ca ông s tìm cách khc phc vn đ này.

thautom1

Bộ trưởng B Kế hoch và đu tư Nguyn Chí Dũng

Như tin đã đưa, trong một báo cáo mi đây gi ti Quốc hội đ tr li c tri, B Quc phòng Vit Nam cho hay người Trung Quc đang nm trong tay hơn 162.000 hectare đt ca Vit Nam, trong đó có nhng nơi trng yếu thuc vùng "biên gii" hoc "ven bin". Con s này ln bằng din tích ca mt tnh như Hi Dương, hay Nam Đnh, hoc Hu Giang.

Theo Bộ Quc phòng, các cá nhân và doanh nghip Trung Quc, hoc "có yếu t s hu Trung Quc", đã "núp bóng" mt s công dân hay doanh nghip Vit Nam đ s hu hoc thuê đt vi din tích ln như k trên.

Tính đến tháng 11/2019, có 149 doanh nghip 100% vn Trung Quc hoc liên doanh vi Trung Quc đu tư vào các d án khu vc biên gii hoc ven bin thuc 22 tnh ca Vit Nam. Tình trng người Trung Quc "tập trung s hu đt đai" nổi bt lên các tnh, thành là Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hải Phòng, B Quc phòng nói.
Về
tình trng được gi chung là "nhà đu tư nước ngoài ‘núp bóng’ đ thâu tóm đt đai", B trưởng B Kế hoch và đu tư Nguyn Chí Dũng phát biu hôm 25/5 bên l Quốc hội rng vn đ này "chưa được lut hóa" trong D tho Luật Đầu tư được trình Quốc hội kỳ này, vì lut "phi đm bo s công bng gia các đi tác đu tư", theo tin trên Lao Đng và Thanh Tra.

Hai tờ báo trích li B trưởng Dũng nhn mnh rng "lut không phân bit đi x người này vi người kia, nước này vi nước kia".

Tuy nhiên, vẫn Lao Đng và Thanh Tra dn li ông Dũng cho biết b ca ông "s nghiên cu tình hung này, trình cp có thm quyn ban hành ch th riêng v vn đ người nước ngoài ‘núp bóng’ đu tư đ thâu tóm đt đai".

"Nhà nước s dùng các công cụ khác nhau để qun lý cht ch", B trưởng Nguyn Chí Dũng nói, nhưng không đưa ra các chi tiết, theo các bn tin trong nước.

Cựu Th trưởng Tài nguyên và Môi trường, giáo sư Đng Hùng Võ nói vi VOA rng Vit Nam mun có chính sách ci m hơn đi vi đu tư nước ngoài, song mi lo v người Trung Quc li gây khó cho Vit Nam :

"Việt Nam rt mun m rng các điu kin đu tư nước ngoài, nhưng mt mt khác li vn c e ngi nếu ‘nước ngoài’ đó là Trung Quc thì li là câu chuyn có gì đy không n".

Cựu quan chc am hiu v qun lý đt đai cnh báo rng các n lc ca B Kế hoch và Đu tư nói riêng, ca chính quyn nói chung nhm ngăn chn người Trung Quốc thâu tóm đt đai Vit Nam có th s rt nan gii. Ông Đng Hùng Võ nói vi VOA :

"Tôi cũng đã nghĩ rất nhiu và tôi cho rng khó x lý. Bi vì nếu người ta đi lt ca mt người Vit Nam, thì thc s cách gii quyết tt nht là đng có người Vit Nam nào làm chuyện ý [tiếp tay cho Trung Quc]. Tìm gii pháp k thut nào đy, thì tôi nghĩ cũng rt khó. Thế thì ch có mi mt cái tôi nghĩ đến cùng là người Vit Nam đng ai làm chuyn này".

Cũng liên quan đến vn đ này, tin ca Lao Đng và Thanh Tra cho biết B trưởng Tài nguyên và Môi trường Trn Hng Hà nhn mnh hôm 25/5 rng Lut Đt đai ca Vit Nam "cht ch" và không cho phép cp quyn s dng đt cho doanh nghip nước ngoài.

Dường như có hàm ý rng b ca ông vô can, B trưởng Trn Hng Hà lưu ý rằng các doanh nghip, nhà đu tư chu s chi phi ca các lut đu tư và nhà ở.

*********************

Việt Nam thu lại 7.600 tỉ đồng tiền tham nhũng và nhắm đến xét xử 5 vụ lớn (VOA, 26/05/2020)

Các cơ quan thi hành án dân s thu hi gn 7.600 t đng trong hơn 4 tháng qua t các v án tham nhũng Vit Nam, Báo Đin t Chính ph cho hay trong bài tường thut v cuc hp ca Thường trc Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng din ra hôm 26/5.

thautom2

Ban Chỉ đo chng tham nhũng ca Vit Nam họp hôm 26/5

Theo trang tin chính thức ca chính ph, Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng, Trưởng ban Ch đo, đã ch trì cuc hp, trong đó, Thường trc Ban Ch đo đt mc tiêu là trong năm 2020 các cơ quan liên quan "tp trung điu tra, x lý nghiêm" nhng người dính líu đến 5 đi án, mà đng đu là v "buôn lu, ra tin" ca công ty Nht Cường có liên quan đến mt s ca Hà Ni.

Điểm li tình hình từ gia tháng 1 đến nay, Thường trc Ban Ch đo cho biết tng cng 51 b cáo đã được xét x sơ thm và phúc thm, vn theo tường thut ca Báo Đin t Chính ph.

Trong số các v đã được xét x, Thường trc Ban Ch đo nêu bt 5 v "nghiêm trng" mà dư lun xã hi "đc bit quan tâm", gm xét x sơ thm v mt công ty ca quân chng Hi quân làm tht thoát đt quc phòng Qun 1, thành ph H Chí Minh ; xét x sơ thm v "nhn hi l" xy ra ti mt chi nhánh ca công ty Lũng Lô thuc B Quc phòng ; xét xử phúc thm v Mobifone thuc B Thông tin-Truyn thông mua AVG gây thit hi nghiêm trng cho nhà nước ; xét x phúc thm v thit hi nghiêm trng ti Bo him Xã hi Vit Nam ; và xét x phúc thm v tht thoát, lãng phí đt công Đà Nng.

Ngoài số tin gn 7.600 t đng mà các cơ quan thi hành án dân s đã thu hi, Thường trc Ban Ch đo nói trong bn tin ca Báo Đin t Chính ph rng cơ quan điu tra cũng "tm gi, kê biên, phong ta" các tài sn có tr giá hơn 773 t đng, 2,23 triu đô la M, 34 bất đng sn, 5 ô tô và nhiu tài sn khác.

Trong những tháng còn li ca năm 2020, Thường trc Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng "phn đu" xét x sơ thm 21 v án và xét x phúc thm 7 v án.

Đứng đu trong s các v d kiến đưa ra xét xử là vụ "buôn lu, ra tin, vi phm quy đnh v kế toán và đu thu gây hu qu nghiêm trng" xy ra ti công ty Nht Cường, dính líu ti c mt s quan chc ca Hà Ni.

VOA được biết liên quan đến v này, nhà chc trách đã khi t 12 b can, trong đó có ông Nguyễn Văn T, Chánh văn phòng Thành y Hà Ni, nguyên Giám đc S Kế hoch và đu tư Hà Ni ; và bà Phm Th Thu Hường, Chánh văn phòng S Kế hoch và đu tư.

Bốn đi án còn li được Thường trc Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng nhm đến trong năm nay là vụ thit hi "nghiêm trng" liên quan đến Tng Công ty đu tư phát trin đường cao tc Vit Nam (VEC) và Ban Qun lý đường cao tc Đà Nng-Qung Ngãi ; v tht thoát, lãng phí tài sn nhà nước xy ra ti Tng Công ty Nông nghip Sài Gòn (Sagri) ; vụ vi phm đt đai xy ra ti Tng Công ty Bia rượu nước gii khát Sài Gòn (Sabeco) ; và v thit hi, tht thoát, lãng phí nghiêm trng xy ra ti mt d án ci to, m rng Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Cuộc hp ca Thường trc Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng din ra hôm 26/5, do ông Nguyn Phú Trng ch trì, đưa ra nhn đnh rng nhng kết qu đt được trong thi gian qua "tiếp tc khng đnh quyết tâm đu tranh phòng, chng tham nhũng" ca đng và nhà nước, được nhân dân "đng tình, ng h, đánh giá cao", theo tin ca Báo Đin t Chính phủ.

*********************

Nghi án Tenma ‘hối lộ’ : Tướng Tô Lâm ‘phối hợp điều tra với Nhật Bản’ (BBC, 26/05/2020)

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nói phía Việt Nam đang phối hợp với phía Nhật để điều tra nghi vấn hối lộ/nhận hối lộ xảy ra giữa một công ty Nhật và cán bộ, công chức thuế, hải quan Bắc Ninh với số tiền khoảng 25 triệu Yên (5,4 tỷ VND).

thautom3

Doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và Tenma nói riêng từ trước tới nay luôn chấp hành tốt pháp luật về thuế, hải quan - Ảnh minh họa

"Chắc chắn phải có [điều tra], vì thông tin này xuất phát từ Nhật. Nhật là nơi xuất phát nguồn gốc thông tin của vụ việc, mình phải có phối hợp quốc tế để điều tra tội phạm", Đại tướng Tô Lâm nói với các phóng viên bên hành lang Quốc hội chiều 26/5.

"Vụ việc hiện đang được các cơ quan thanh tra thuế, tài chính kiểm tra, rà soát lại xem mức độ như thế nào để tiến hành các biện pháp khác".

Lãnh đạo Tenma Việt Nam khai báo với công tố Nhật rằng đã đề xuất và được sự chấp thuận từ chủ tịch công ty để đi hối lộ cơ quan hải quan Bắc Ninh để được miễn giảm khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu cũng như giảm phí cho những khoản thu không được hưởng ưu đãi thuế, báo Asahi ngày 12/05 đưa tin.

Hối lộ chính quyền nước ngoài là hành vi bị cấm trong đạo luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật.

Truyền thông trong nước cho hay Phòng Cảnh sát Kinh tế - PC03, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã có công văn yêu cầu cục Hải quan và cục Thuế tỉnh này cung cấp hồ sơ phục vụ công tác điều tra.

Trong khi đó Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu lập ngay đoàn thanh tra giới chức thuế và hải quan để xác minh thông tin và nói nếu có hối lộ thì đây là hành vi ăn vặt, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Việt Nam do liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh.

Báo Tiền Phong dẫn lời Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh nói "Làm gì có chuyện Hải quan đi lấy mấy tỉ đồng để bỏ qua cho việc truy thu thuế gần 400 tỷ đồng", ông Trần Thành Tô nói. "Doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và Tenma nói riêng từ trước tới nay luôn chấp hành tốt pháp luật về thuế, hải quan".

Trong khi đó, ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết, phía Công an tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với nhân viên Kế toán của Tenma Việt Nam và người này "khẳng định không có việc đó".

"Hiện nay Tổng Giám đốc của Công ty Tenma chưa sang Việt Nam làm việc nên chưa thể xác định rõ thông tin này. Các cơ quan chức năng Bắc Ninh chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức từ phía cơ quan chức năng Nhật ngoài báo chí.

"Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc với Công an tỉnh Bắc Ninh và Cục Hải quan Bắc Ninh, cũng đã báo cáo toàn bộ nội dung sự việc với Bộ Tài chính", ông Tòng nói thêm.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương được báo Dân Việt dẫn lời cho rằng dù chưa xác minh được toàn bộ sự việc, nhưng đây cũng là một thông tin để Việt Nam cải thiện được môi trường đầu tư, kinh doanh, đón làn sóng đầu tư FDI sắp tới.

"Chúng ta nên tỏ thái độ khách quan, tôn trọng sự việc, và thúc đẩy sự hợp tác làm rõ sự việc này trên khía cạnh hợp tác, xây dựng. Trên cơ sở có kết quả thì sẽ rút ra kết luận, cũng như có cái nhìn tổng quan hơn để phòng, chống những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai", ông Doanh nói.

Published in Việt Nam