Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vào ngày 15/01/2020, sau ba năm thương chiến cay đắng, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận "giai đoạn một" để cắt giảm thuế quan và buộc Trung Quốc phải mua thêm nông sản Mỹ. Đừng bị lừa vì điều đó. Thỏa thuận khiêm tốn này không thể che đậy được thực tế mối quan hệ quan trọng nhất của thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm nhất kể từ trước khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông tái lập các mối liên hệ cách đây năm thập niên. Mối đe dọa đối với phương Tây từ chủ nghĩa chuyên chế công nghệ cao của Trung Quốc đã trở nên quá rõ ràng. Tất cả mọi thứ từ các công ty trí tuệ nhân tạo tiên phong của Trung Quốc cho đến các trại cải tạo ở Tân Cương đều gây nên tình trạng báo động khắp thế giới.

mytrung1

Điều rõ ràng tương tự là những phản ứng có phần không nhất quán của Mỹ, từ yêu cầu chính phủ Trung Quốc mua đậu nành của Iowa cho đến đòi hỏi Trung Quốc phải từ bỏ mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo. Hai bên từng nghĩ rằng cả hai có thể phát triển thịnh vượng cùng nhau ; ngày nay, mỗi nước đều có tầm nhìn về việc mình thành công còn nước kia phải bị tụt lại phía sau. Việc gỡ bỏ một phần mối quan hệ của họ đang diễn ra. Trong thập niên 2020, thế giới sẽ chứng kiến việc gỡ bỏ mối quan hệ này sẽ đi xa đến đâu, và thiệt hại là tới mức nào, và liệu khi đối đầu với Trung Quốc, Mỹ có bị buộc phải thỏa hiệp các giá trị của mình hay không.

Gốc rễ của sự chia tách giữa hai siêu cường bắt nguồn từ 20 năm trước. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, các nhà cải cách ở Trung Quốc và bạn bè ở nước ngoài đều mơ mộng rằng Trung Quốc sẽ tự do hóa nền kinh tế, và có lẽ, cả nền chính trị, làm cho Trung Quốc hòa nhập vào trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Tầm nhìn đó đã chết. Phương Tây đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính và trở nên hướng nội. Hành vi của Trung Quốc đã được cải thiện theo một số cách : ví dụ, thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc đã giảm xuống còn 3% GDP. Nhưng Trung Quốc cũng có một hình thức độc tài thậm chí còn đen tối hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời ngày càng nhìn nước Mỹ với một ánh mắt ngờ vực và khinh miệt. Như mọi cường quốc mới nổi, Trung Quốc khao khát phát huy tầm ảnh hưởng của mình, vốn đang tăng lên cùng tầm vóc của nó. Trung Quốc muốn trở thành một người thiết lập quy tắc thương mại toàn cầu, cùng với kiểm soát thông tin, tiêu chuẩn thương mại và tài chính. Họ cũng đã xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, can thiệp vào cộng đồng người Hoa hải ngoại gồm 45 triệu người và bắt nạt những người chỉ trích ở nước ngoài.

Tổng thống Donald Trump đã đáp trả bằng chính sách đối đầu đã giành được sự ủng hộ của lưỡng đảng ở Mỹ. Tuy nhiên, những nhân vật diều hâu đối với Trung Quốc vốn chiếm đa số tại các cơ quan và hội đồng quản trị các công ty ở Washington vẫn chưa thống nhất được việc liệu mục tiêu của Mỹ có nên là giảm thâm hụt thương mại song phương, hay tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đông tại các công ty con của Mỹ ở Trung Quốc, hay một chiến dịch địa chính trị để ngăn chặn sự bành trướng của nước này. Trong khi đó, ông Tập hôm thì kêu gọi tự lực dân tộc, hôm thì hô hào ủng hộ toàn cầu hóa, còn Liên Hiệp Châu Âu vẫn không chắc liệu họ có phải là một đồng minh ngày càng xa lạ của Mỹ, một đối tác của Trung Quốc, hay một siêu cường tự do đang tỉnh giấc.

Suy nghĩ không nhất quán mang lại những kết quả không nhất quán. Huawei, một gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, đối mặt với một chiến dịch gây áp lực không nhất quán như vậy của Mỹ nên doanh số của họ vẫn tăng 18% trong năm 2019, lên mức kỷ lục 122 tỷ đô la. EU đã hạn chế đầu tư của Trung Quốc, trong khi Ý lại tham gia chương trình Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong năm 2019, Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ mở cửa các thị trường tài chính lớn và nhiều tiềm năng của mình cho Phố Wall trong khi họ đang làm suy yếu nền pháp quyền ở Hồng Kông, một trung tâm tài chính toàn cầu. Thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" cũng sẽ đi theo mẫu hình này. Nó pha trộn các mục tiêu trọng thương với các mục tiêu tư bản (tự do), vừa giữ nguyên hầu hết các mức thuế quan, vừa gác qua một bên những bất đồng sâu sắc hơn để giải quyết sau. Mục tiêu chiến thuật của Trump là giúp nền kinh tế khởi sắc trong một năm bầu cử ; còn Trung Quốc thì vui vẻ câu giờ.

Sự không nhất quán về địa chính trị dẫn tới sự không an toàn lẫn bất ổn. Đúng vậy, nó vẫn chưa gây ra tổn thất kinh tế lớn - kể từ năm 2017, dòng chảy thương mại và đầu tư trực tiếp song phương đã giảm lần lượt 9% và 60%, nhưng nền kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2019. Một số doanh nghiệp, như 4.125 quán cà phê của Starbucks ở Trung Quốc, vẫn không hề bị ảnh hưởng. Nhưng đối đầu không ngừng lan rộng sang các lĩnh vực mới. Các khu học xá của Mỹ đang bị xáo trộn bởi một "nỗi sợ cộng sản" mới về khả năng gián điệp và đe dọa của Trung Quốc. Các cuộc cãi vã nổi lên về việc các vận động viên thể thao (môn bóng rổ - ND) khấu đầu trước áp lực của Trung Quốc, quyền thả neo của tàu hải quân Mỹ (tại Hồng Kông - ND), rồi việc Mỹ kiểm duyệt TikTok, một ứng dụng của Trung Quốc được sử dụng bởi thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Ngoài ra, ẩn sau bức tranh đó là nguy cơ đối đầu giữa hai siêu cường xoay quanh vấn đề Đài Loan, nơi sẽ tổ chức bầu cử trong tháng Giêng này.

Mỗi bên đang lên kế hoạch để tiến hành sự cắt giảm hợp tác nhằm hạn chế ảnh hưởng hàng ngày của bên kia, làm giảm mối đe dọa dài hạn của họ và giảm thiểu rủi ro bị phá hoại về kinh tế. Điều này cần đến một loạt các tính toán đặc biệt phức tạp, bởi vì hai siêu cường đang có mức độ đan xen lợi ích chặt chẽ. Về công nghệ, hầu hết các thiết bị điện tử ở Mỹ được lắp ráp tại Trung Quốc, và, ngược lại, các công ty công nghệ Trung Quốc phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài đối với hơn 55% linh kiện đầu vào cao cấp dành cho các sản phẩm robot, 65% đầu vào trong ngành điện toán đám mây, và 90% đầu vào trong ngành bán dẫn. Phải mất từ ​​10 đến 15 năm nữa Trung Quốc mới có thể tự cung cấp chip máy tính và Mỹ mới có thể chuyển hết các nhà cung cấp ra khỏi Trung Quốc. Tương tự như vậy là ngành tài chính, vốn có thể trở thành một phương tiện để hai bên trừng phạt lẫn nhau. Đồng nhân dân tệ (CNY) chỉ chiếm 2% thanh toán quốc tế và các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ hơn 1 nghìn tỉ đô la tài sản định danh bằng đồng đô la Mỹ. Một lần nữa, việc chuyển các đối tác thương mại sang sử dụng nhân dân tệ và giảm số tài sản bằng đồng đô la (USD) của các ngân hàng sẽ mất ít nhất một thập niên, có thể lâu hơn. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu, Trung Quốc vẫn đang đào tạo những tài năng giỏi nhất và tìm ra những ý tưởng tốt nhất của mình tại các trường đại học nổi tiếng thế giới của Mỹ - hiện tại có 370.000 sinh viên đại lục đang theo học tại các cơ sở ở Hoa Kỳ.

Nếu sự đối đầu giữa hai siêu cường vượt ra ngoài tầm kiểm soát, thiệt hại sẽ rất lớn. Để xây dựng hai chuỗi cung ứng phần cứng công nghệ song song nhau sẽ tiêu tốn thêm khoảng 2 nghìn tỉ đô la hoặc hơn, tức khoảng 6% tổng GDP của cả hai nước. Biến đổi khí hậu, một thách thức lớn vốn có thể mang lại điểm đồng, thậm chí còn khó xử lý hơn nữa. Tương tự, hệ thống các liên minh, vốn là một trụ cột của sức mạnh Mỹ, cũng bị ảnh hưởng. Trung Quốc đang là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn nhất của khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, và nếu bị yêu cầu phải lựa chọn một bên, không phải tất cả đều sẽ chọn Chú Sam, nhất là nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách "nước Mỹ trước tiên". Những điều quý giá nhất chính là những nguyên tắc thực sự làm cho nước Mỹ vĩ đại : các quy tắc toàn cầu, thị trường mở, tự do ngôn luận, tôn trọng các đồng minh và các quy trình thận trọng. Vào những năm 2000, người ta thường hỏi Trung Quốc có thể trở nên giống Mỹ đến mức nào.

Trong những năm 2020, câu hỏi lớn hơn là liệu một sự

phân ly hoàn toàn giữa hai siêu cường có thể khiến nước Mỹ ngày càng giống Trung Quốc hơn hay không.

The Economist

Nguyên tác : "Don’t be fooled by the trade deal between America and China", The Economist, 02/01/2020.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/01/2020

Additional Info

  • Author The Economist
Published in Diễn đàn

Trump ào ạt ra đòn, Tập lì lợm đáp trả

Thanh Hà, RFI, 27/06/2019

Một lần nữa thương mại lại là trong tâm thượng đỉnh của nhóm G20 bao gồm 20 nền kinh tế có trọng lượng nhất của thế giới. Từ thượng đỉnh Buenos Aires hồi tháng 12/2018 đến Osaka lần này, chưa thấy có dấu hiệu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sớm kết thúc.

mytrung1

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng thêm một nấc. Reuters/Damir Sagolj

Sáu tháng trước, tại thủ đô Argentina, tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình sau một bữa tiệc tối, đã đặt bút ký "thỏa thuận ngưng bắn" có hiệu lực 90 ngày trước khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng lên trở lại vào mùa xuân năm 2019.

Trong hai ngày nữa tổng thống Mỹ, Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp lại nhau bên lề thượng đỉnh G20 Nhật Bản để "giải quyết nốt" những khúc mắc còn đọng lại sau hơn 12 vòng đàm phán về mậu dịch.

Trước khi lên đường đến Osaka, chủ nhân Nhà Trắng tin tưởng buổi làm việc được dự trù mở ra vào sáng Thứ Bảy 28/06/2019 sẽ đem lại kết quả tích cực. Bởi vì, theo ông Trump, "kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ, Bắc Kinh cần đạt được thỏa thuận" với Mỹ và ông tin rằng đó sẽ là một "thỏa thuận tốt".

Cao hứng khi trả lời Fox News, kênh truyền hình Donald Trump ưa thích nhất, tổng thống Hoa Kỳ dọa luôn đối thủ : nếu không san bằng được những bất đồng lần này, Washington sẽ "đánh thuế tiếp" và đó sẽ là những "khoản thuế khá nặng" đánh vào 300 tỷ đô la hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ.

Giới phân tích dù đã bắt đầu làm quen với cung cách đàm phán và chiến thuật hù dọa của nguyên thủ Mỹ nhưng vẫn không khỏi ngạc nhiên khi Donald Trump khẳng định rằng kinh tế Trung Quốc đang "sụp đổ". Điều này không hoàn toàn phản ánh sự thực như thống kê của cả phía Trung Quốc lẫn của các cơ quan nghiên cứu quốc tế cùng cho thấy.

Nhìn lại cuộc đọ sức được khơi mào từ tháng 3/2018 giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, căng thẳng thương mại không hề thuyên giảm. Ban đầu, Washington đánh thuế nhôm và thép của Trung Quốc, rồi áp thuế 10 %, 25 % nhắm vào 50 tỷ đô la, 100 tỷ đô la, rồi 200 tỷ đô la hàng của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên cũng đã có những biện pháp trả đũa. Song song với những đòn đánh qua đánh lại này, đôi bên đã mở ra tổng cộng là 12 vòng đàm phán. Gần đây nhất là vào đầu tháng 5/2019.

Với báo chí, cả Mỹ lẫn Trung Quốc cùng lạc quan cho rằng một thỏa thuận đang trong "tầm tay". Bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ, Steve Mnuchin thậm chí còn tuyên bố đôi bên đã "đi được 90 % đoạn đường" trước khi đạt đến đích. Nhưng rồi vào giờ chót, Nhà Trắng tố cáo Bắc Kinh "bội ước" : Xóa bỏ các cam kết sẽ thay đổi luật pháp chấm dứt nạn đánh cắp bằng sáng chế và công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ, chấm dứt cạnh tranh không lành mạnh, đối xử bất bình đẳng với các công ty nước ngoài vào Trung Quốc hoạt động.

Cũng từ sau cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa này, Washington tăng mức áp thuế đang từ 10 lên thành 25 % nhắm vào 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhà Trắng để ngỏ khả năng sẽ áp thuế lên thêm 300 tỷ đô la hàng hóa – tức là hầu như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Đáng chú ý hơn nữa là từ hơn một tháng qua, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã trở thành một cuộc chiến về công nghệ. Chính quyền Washington cấm Hoa Vi tiếp cận với công nghệ của Mỹ, cấm tập đoàn viễn thông này tham gia vào dự án kết nối mạng 5G tại Hoa Kỳ, cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng và cung cấp trang thiết bị cho tập đoàn do một cựu quân nhân trong quân đội Trung Quốc này lập ra. Nhưng Hoa Vi không là trường hợp riêng lẻ. Hoa Kỳ đã đưa thêm nhiều tập đoàn Trung Quốc khác vào danh sách đen. Chính quyền Trump cũng đã liên tục vận động các đồng minh để thuyết phục các nước này tẩy chay công nghệ Trung Quốc.

Bắc Kinh không khoanh tay ngồi nhìn. Trung Quốc dọa "phản ứng một cách tương xứng". Trong những tuần lễ gần đây các phương tiện truyền thông nước này nêu lên một số những công cụ mà chính quyền của ông Tập Cận Bình đang có trong tay để phản công. Đó có thể là đất hiếm, là viễn cảnh Bắc Kinh bán bớt một khối lượng khá lớn công trái phiếu của Hoa Kỳ đang có trong tay.

Có điều giới phân tích nhận thấy rằng, cả phía Mỹ lẫn Trung Quốc cùng cứng giọng với nhau. Đối với Trung Quốc đây có thể là dấu hiệu kinh tế nước này tuy không bị suy sụp như lời Donald Trump nhưng đang thực sự thấm đòn. Hơn thế nữa, Washington có lẽ cũng đang chĩa mũi dùi vào một điểm nhậy cảm đó là công nghệ cao của Trung Quốc mà ở thời điểm này, thì ngay cả tập đoàn được coi là thành công nhất là Hoa Vi cũng còn lệ thuộc vào các trang thiết bị của Mỹ và nhiều đối tác châu Âu. Tham vọng của Bắc Kinh làm chủ công nghệ cao và trở thành một ngọn hải đăng trong công nghệ số ở thế kỷ 21 đang bị đe dọa.

Về phía Donald Trump, thái độ cứng rắn của lãnh đạo Nhà Trắng tương đối dễ hiểu khi ông vừa chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai và cần ghi được những bàn thắng cụ thể nhằm thuyết phục cử tri.

Nhưng không chắc là chiến thuật "gây áp lực tối đa", bắt đối phương "đầu hàng vô điều kiện" luôn được tổng thống Trump khai thác giúp ông nhanh chóng giành được thắng lợi dù chỉ là những thắng lợi bề ngoài.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 27/06/2019

******************

Hai tin vui buồn cho Tập Cận Bình

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 26/06/2019

Tập Cận Bình sẽ gặp Donald Trump cuối tuần này nhân hội nghị G-20 của 20 nước kinh tế mạnh nhất. Trước khi Tập gặp Trump, có một tin vui và một tin buồn. Tin vui là công ty Huawei vẫn mua được "chip" của các hãng Mỹ dù chính phủ Trump đã có lệnh cấm từ tháng 5/2019. Tin buồn là dân tiêu thụ trong nước Tàu giảm chi tiêu. Tập sẽ nhớ đến cả hai tin vui buồn này khi nói chuyện với Trump ở Osaka.

mytrung2

Gian hàng Huawei tại triển lãm Ces Asia 2019 ở Thượng Hải hôm 11 tháng Sáu, 2019. (Hình : Hector Retamal/AFP/Getty Images)

Không ai hy vọng cuộc hội kiến sẽ đưa tới kết quả ngoạn mục nào, vì mối bất đồng quá lớn. cộng sản Trung Quốc muốn Mỹ ngưng đánh thuế quan và ngưng cấm vận các món kỹ thuật cao để các công ty như Huawei vẫn sống mạnh. Thứ Bảy vừa qua, báo Nhân Dân ở Bắc Kinh còn đặt điều kiện chỉ tiếp tục nói chuyện thương mại nếu Mỹ bỏ hết không đánh thuế trên hàng nhập cảng từ nước Tàu nữa.

Ngược lại, Mỹ đòi Trung Quốc mở cửa rộng hơn cho doanh nghiệp nước ngoài, tôn trọng bản quyền sáng chế các món kỹ thuật tiên tiến và ngưng trợ cấp các doanh nghiệp nhà nước để cạnh tranh bất cân xứng với các xí nghiệp Mỹ. Đòi điều kiện sau cùng này chẳng khác nào yêu cầu Trung Quốc thôi không còn là cộng sản nữa.

Ngoài đề tài chiến tranh mậu dịch, Trump và Tập sẽ nói chuyện Iran (Trung Quốc đã khuyên Mỹ tự kiềm chế), Đài Loan (Mỹ đánh tiếng sắp bán máy bay F-16 và thiết giáp M1 Abrams cho Đài Bắc) và Bắc Hàn. Tập Cận Bình mới đến thăm Kim Jong-un và được tiếp đón huy hoàng trong hai ngày, cuộc thăm viếng chính thức của một nhà lãnh đạo Trung Quốc sau 14 năm. Trước đó, báo đài Trung Quốc đã kể công cứu viện thời chiến tranh Cao Ly và nhắc lại khẩu hiệu "Kháng Mỹ Viện Triều". Nhưng ông Trump sẽ từ Osaka bay qua Seoul, có thể thu xếp gặp ông Kim Jong-un tại khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Nam Bắc Hàn để qua mặt Bắc Kinh.

Nhưng trước khi lên đường đi Osaka, Tập Cận Bình đã có một tin vui, biết rằng công ty Huawei chưa đến nỗi khốn đốn ; và các xí nghiệp kỹ thuật cao của Trung Quốc cũng hy vọng. Vì nhiều công ty Mỹ vẫn cung cấp các nguyên liệu cho công nhân của họ làm việc.

Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm nhắm vào Huawei vào tháng Năm. Đáp lại, Bắc Kinh đã triệu tập đại diện các công ty Mỹ như Microsoft, Dell và Apple để cảnh cáo sẽ trừng phạt nếu họ ngưng cung cấp nguyên liệu và phụ tùng cho các công ty kỹ thuật cao của nước Tàu.

Mỗi năm Huawei trả 11 tỷ USD để mua các món đồ và dịch vụ do Mỹ cung cấp. Bộ Thương mại Mỹ đã cấm các hãng tiếp tục bán cho Huawei, từ 15 tháng Tám này. Thiếu những cái "chip" mua của Mỹ thì Huawei sẽ không làm được các "điện thoại cao cấp" (smartphone) và các máy computer chủ (server).

Nhưng các luật sư đã mách cho các công ty Mỹ biết rằng các chi nhánh của họ vẫn được phép bán hàng cho Huawei, nếu tất cả được chế tạo ở ngoại quốc. Từ đầu tháng Sáu, Huawei lại mua được các bộ phận của Mỹ.

Công ty Micron đã ngưng bán nhưng lại bắt đầu việc cung cấp chip cho Huawei để làm smartphone từ hai tuần nay. Micron, đặt trụ sở tại tiểu bang Idaho, không muốn bị mất mối hàng lớn này cho hai công ty Nam Hàn Samsung và SK Hynix. Những công ty Mỹ như Micron, Intel đặt cơ xưởng khắp thế giới, số sản xất hiện cao hơn ở Mỹ ; cho nên họ không lo có các chi nhánh ở ngoài nước Mỹ chở hàng bán cho các công ty Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu sau khi bán chip làm ở nước khác mà rồi mà một khách hàng như Huawei phải kêu cứu nhờ chỉ dẫn về kỹ thuật sử dụng, thì các chuyên viên tại trụ sở chính ở Mỹ không được phép làm cố vấn ! Chính phủ Mỹ cấm bán cả các dịch vụ cho Huawei nữa !

Nếu cuộc chiến tranh mậu dịch còn tiếp tục thì nhiều công ty kỹ thuật cao của Mỹ sẽ phải tính kế hoạch di chuyển ! Họ sẽ đưa nhiều bộ phận ra làm việc ở nước khác, các việc nghiên cứu, cố vấn kỹ thuật, việc sản xuất các thứ chip cao cấp sẽ được đưa ra làm ở ngoài nước Mỹ để tránh lệnh cấm vận. Trừ khi chính phủ Trump sẽ phải mở lệnh cấm vận rộng hơn nếu Tập Cận Bình găng quá.

Tất nhiên cả hai ông Trump và Tập đều mong cuộc chiến tranh chấm dứt. Họ chỉ không thể nhượng bộ đến nỗi mất mặt sau khi đã nói rất găng suốt cả năm qua. Trong cuộc đấu kinh tế này, rõ ràng bên nào chịu đòn giỏi, chịu đựng được lâu, sẽ chiếm ưu thế.

Ông Trump tin rằng Tàu bán hàng qua Mỹ nhiều, Mỹ bán lại ít hơn, cứ tiếp tục chạy đua đánh thuế quan thì số hàng của Tàu bị đòn cao gấp ba lần hàng Mỹ, Bắc Kinh sẽ không chịu đựng nổi. Ông Tập thì tin rằng với dân số hơn 1,4 tỷ người đã thuộc giới trung lưu, nước Tàu có thể chuyển hàng xuất cảng về cho dân tiêu thụ trong lục địa mua, khỏi lo bán cho Mỹ ; Tập Cận Bình đã nói như vậy với các nhà báo Nga. Tân Hoa Xã bình luận rằng, "Trung Quốc sẽ cho cả thế giới thấy sức chịu đựng dẻo dai của mình".

Và đây là một tin buồn cho Tập Cận Bình : Người tiêu thụ trong lục địa đang bớt mua sắm !

Trong bốn tháng đầu năm 2019, số xe hơi bán đã tụt giảm trung bình 10% mỗi tháng. Tháng Năm vừa rồi, tụt mất 15%. Ở Mỹ, người ta đo lường số xe hơi bán để bắt mạch nền kinh tế, chắc bên Tàu cũng không khác.

Một thước đo quan trọng nữa là số bán nhà mới. Trong bốn tháng đầu năm nay số nhà bán tăng 11% ; trong tháng Năm số bán đã giảm xuống thay vì tăng lên. Mua nhà mới là một động lực cho người ta mua sắm rất nhiều thứ để đặt vào trong căn nhà. Số nhà bán giảm là một chỉ dâu báo động cho kinh tế nước Tàu, cũng như nước Mỹ.

Điều đáng lo là nhiều thứ hàng hóa ở bên Tàu đang xuống giá chứ không lên khiến người tiêu thụ nản lòng. Chỉ có giá thịt heo là lên cao vì bệnh dịch, và giá trái cây cũng tăng. Nhưng các món hàng tiêu thụ như điện thoại cầm tay, máy móc dùng trong nhà đã xuống giá.

Đúng là người Tàu trong lục địa tiêu thụ ít hơn. Cho nên, trong năm 2018, số hàng Trung Quốc nhập cảng tăng hơn 10%, trước mối lo thuế quan sẽ lên, nhưng vào tháng Năm năm nay số nhập cảng tụt bớt 8,5%. Hiện giá trị đồng nguyên của nước Tàu đang xuống so với đô la Mỹ. Ông Trump sẽ than phiền với ông Tập về tình trạng này vì hàng nhập cảng vào nước Tàu sẽ tăng giá khi đồng nguyên đi xuống.

Nhưng thử hỏi, nếu quý vị là người dân Trung Hoa bây giờ thì quý vị tính toán thế nào ? Hăng hái mua hàng theo lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình ? Hay là lo tiết kiệm, để dành tiền vì sợ công ăn việc làm ngày càng khó khăn khi cuộc chiến mậu dịch không biết bao giờ kết thúc ?

Trước viễn tượng nền kinh tế không thể trông cậy vào người tiêu thụ, cộng sản Trung Quốc lại đem bài bản cũ ra dùng : Xây cất. Xây cầu, làm đường, mở rộng nhà máy, đi ngược lại chủ trương mà Đảng cộng sản muốn thi hành để cải tổ cơ cấu. Mặc dù số nợ chồng chất đang lo giải quyết, chính quyền các địa phương lại mới được lệnh cứ xây cất thêm, tạm quên mối lo nợ nần. Tuy nhiên, số chi tiêu cho hạ tầng cơ sở lên cao trong bốn tháng đầu năm đã giảm xuống trong tháng Năm.

Đó là một mối lo tâm phúc của ông Tập Cận Bình trước khi gặp ông Donald Trump ở Osaka.

Không ai hy vọng các nhà lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được kết quả cụ thể nào trong thời gian hội nghị G-20 năm nay. Xung đột thương mại giữa hai nước có rất nhiều chỗ khúc mắc, các mâu thuẫn chằng chịt với nhau cần các chuyên viên cả hai bên bàn cãi, mặc cả qua nhiều tháng chưa chắc đã xong.

Nhưng chỉ cần hai ông Trump và Tập bắt tay chụp hình cũng đủ giúp cho các thị trường chứng khoán thở phào nhẹ nhõm ! Mỗi bên sẽ nhượng bộ bên kia một điều nho nhỏ để làm quà mang về nhà. Khi cuộc chiến mậu dịch không leo thang thì cả hai ông đều có thể tuyên bố mình đang thắng ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 26/06/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam cam kết làm việc về các vấn đề Mỹ quan tâm (VOA, 31/05/2019)

Sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Việt Nam cùng mt s nước Đông Nam Á và các đng minh khác vào danh sách cn giám sát v thao túng tin t, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam hôm 30/5 đã lên tiếng, cho biết s phi hp vi các B, ngành liên quan đ trao đổi, làm vic v các vn đ mà B Tài chính M quan tâm trên tinh thn hp tác, theo Reuters.

mytrung1

liu : mt nhân viên ngân hàng kim lại tiền đôla ti mt ngân hàng Hà ni, ngày 12/8/2015.

Ngân hàng nhà nước tuyên b s không to "li thế cnh tranh thương mi quc tế không lành mnh", sau khi chính quyn ca Tng thng Trump nêu lên quan tâm v chính sách tin t.

Trong báo cáo bán thường niên đ trình lên quc hi hôm 29/5, B Tài chính M công b danh sách 9 đi tác thương mi ln cn phi giám sát, trong đó có Vit Nam. Các nước còn li gm Trung Quc, Nht Bn, Hàn Quc, Đc, Ý, Ireland, Singapore, và Malaysia.

Ngân hàng nhà nước cho biết s điu hành t giá linh hot, "phù hp vi các điu kin ca th trường ni đa và quc tế".

Ngân hàng trung ương ca Vit Nam cho hay s tiếp tc điu hành chính sách tin t đ kim soát lm phát, n đnh kinh tế vĩ mô và h tr tăng trưởng kinh tế mt cách hp lý.

Hoa Kỳ là thị trường ln nht cho hàng xut khu Vit Nam, nước có s thng dư mậu dịch ngày càng ln vi Hoa Kỳ, vn đã tăng lên ti 13,47 t USD trong quý đu tiên ca năm nay, so vi 10,19 t cách đây 1 năm.

*****************

‘Vì sao Giám đốc Nhật Cường trốn thoát khi đang trong tầm ngắm ?’ (VOA, 31/05/2019)

Người phát ngôn ca B Công an ngày 31/5 cho biết ông Bùi Quang Huy, Tng giám đc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mi và Dch v K thut Nht Cường, không trình din, cũng không có mt nơi cư trú k t lúc khám xét cho đến khi khi t v án.

mytrung2

Tổng giám đc Bùi Quang Huy (nh nh) b truy nã và các ca hàng ca công ty Nht Cường b công an khám xét.

Thông tin trên được Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng-Người phát ngôn ca B Công an Vit Nam, đưa ra trong cuc hp báo Chính ph vào ngày 31/5, gia lúc ngay ti Hà Ni va xy ra v b trn mi nht ca người đng đầu công ty Nht Cường, mt doanh nghip đang b nghi có dính dáng đến "nhóm li ích" hay "sân sau ca ai đó".

Thành lập vào năm 2011, Nht Cường Software ban đu ch là mt trung tâm công ngh thông tin vi mt chui các ca hàng đin thoi di đng Nội.

Tuy nhiên, việc công ty này sau đó "qua mt" các ông ln trong ngành vin thông khi nhn được hàng lot các hp đng cung cp dch v phn mm cho các cơ quan nhà nước Hà Ni, trong đó có rt nhiu dch v quan trng như xây dng cơ s d liu dân cư ca gn 8 triu dân Hà Ni cho công an thành ph, phn mm qun lý ti phm, phn mm h chiếu online, h thng qun lý qu nhà tái đnh cư các cp…

Khách hàng của Nht Cường bao gm mt lot các cơ quan công quyn Hà Ni, t UBND thành ph, công an thành phố cho ti các S Y tế, Công thương, Giáo dc Đào to, Thông tin Truyn thông... Thc tế này đt ra nhiu nghi vn xung quanh mi quan h thc cht ca doanh nghip non tr này vi các nhóm li ích trong b máy nhà nước.

Khi lực lượng công an bt ng p vào khám xét chui ca hàng đin thoi Nht Cường Mobile vào ngày 9/5, không ít nhng người am hiu v tình hình chính tr, thi s Vit Nam đã đt ngay câu hi trên các trang mng xã hi vng cơ đng sau" ca v "đánh Nht Cường".

Sự vic càng tr nên thu hút sự chú ý ca công lun hơn khi báo chí đưa tin Tng giám đc Bùi Quang Huy ca công ty này b trn ngay trong thi gian Nht Cường đang "trong tm ngm", dn đến vic Cơ quan Cnh sát điu tra, B công an, phi ra lnh truy nã Bùi Quang Huy, 45 tuổi, vào ngày 18/5 v ti "Buôn lu và vi phm quy đnh v kế toán gây hu qu nghiêm trng".

Trả li báo chí bên hành lang Quc hi vào ngày 20/5, đi biu Lưu Bình Nhưỡng ca Bến Tre cho rng "có cơ s" đ nghi ng ông Bùi Quang Huy b trn "không phi là ngẫu nhiên".

"Trường hp này ging vi v Vũ Đình Duy, nguyên tng giám đc Công ty C phn Hóa du và Xơ si du khí (PVTex). Có ý kiến cho là có bàn tay trong đ tiếp tay cho Huy b trn, không ch ngu nhiên", báo Người Lao Đng dn li ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đại biu ca tnh Bến Tre còn cho rng "có s khut tt" trong v này, khi ông đt câu hi "Sao bt hàng được mà bt người thì không ? Nh ra lúc đó anh có th khi t v án và b can cùng lúc".

Vụ truy nã Bùi Quang Huy là s vic mi nht tiếp theo hàng loạt các v cán b tham nhũng, doanh nghip b điu tra b trn ra nước ngoài ni bt gn đây như Trnh Xuân Thanh, Vũ "nhôm" (Phan Văn Anh Vũ), Vũ Đình Duy…

"Riêng Bùi Quang Huy, từ lúc khám xét đến lúc khi t v án, đã không đến trình din, mc dù đã vn đng gia đình, và cũng không có mt nơi cư trú. Do vy, ngày 18/5, cơ quan cnh sát điu tra đã ra quyết đnh truy nã toàn quc và truy nã quc tế đi vi Bùi Quang Huy", người phát ngôn B Công an cho biết trong cuc hp báo ngày 31/5.

Theo đại din ca B Công an, do trong thi gian khám xét, B Công an chưa khi t v án, chưa khi t b can đi vi Bùi Quang Huy nên chưa th áp dng bin pháp ngăn chn theo quy đnh ca pháp lut.

Đến ngày 14/5, khi đã thu thp đ chng c, tài liu, cơ quan Cnh sát Điu tra mi khi t v án và khi t b can, ra lnh bt tm giam đi vi Bùi Quang Huy và 8 người khác. Ông Huy và nhóm người trên b cho là đã thc hin hành vi phm ti buôn lu có tổ chc, xuyên quc gia, lp 2 h thng s sách kế toán tài chính đ ngoài s sách hàng ngàn t đng doanh thu.

Ngoài ra, theo thông tin từ Giám đc S Thông tin Truyn Thông Hà Ni, ông Nguyn Ngc Kỳ, nói vi báo gii ngày 30/5, thành ph này đã chi tr cho công ty Nhật Cường trên 7 t đng trong vòng 3 năm qua, chiến 0,49% tng s ngân sách cho công ngh thông tin ca thành ph, đ cung cp các dch v phn mm cho Hà Ni. Công ty này cũng là đơn v thc hin 7 gói thu mua sm cho thành ph, vi tng kinh phí hơn 12 t đng.

*****************

Việt Nam sẽ không tránh khỏi tác động của thương chiến Mỹ-Trung’ (VOA, 30/05/2019)

Trong mấy ngày gn đây, các hãng tin tài chính quc tế đu nhc ti Vit Nam như mt đim sáng trong bc tranh kinh tế toàn cu đang có nhiu du hiu bp bênh do s leo thang trong cuc thương chiến M-Trung. Nào là kinh tế Vit Nam phát trin nhanh nht trong khối ASEAN, thm chí sp sa ‘qua mt’ Singapore, hu hết đu cho rng Vit Nam đã được hưởng li trong cuc chiến tranh thương mi đang tiếp din gia Hoa Kỳ và Trung Quc.

mytrung3

Ngoại trưởng Vit Nam Phm Bình Minh và Đi s M Daniel Kritenbrink Hà Ni, ngày 15/5/2019. Photo US Embassy Hanoi

Nhưng hôm 30/5 Ngoi Trưởng kiêm Phó Thủ tướng Vit Nam Phm Bình Minh khuyến cáo rằng Vit Nam ‘s không tránh khi tác đng ca thương chiến M-Trung’.

Nikkei Asian Review trích lời ông Phm Bình Minh, tha nhn nhng li ích ‘ngn hn’ ca thương chiến M-Trung, nhưng ông nói xung đt kéo dài s có nhng hu qu đi vi kinh tế Việt Nam.

"Việt Nam s không tránh khi nhng tác đng ca ch nghĩa bo h thương mi" do tính cách m ca nn kinh tế Vit Nam, ông Phm Bình Minh nói ti hi ngh Tương lai Châu Á ln th 25 Tokyo, Nht Bn, do tp đoàn Nikkei t chc.

"Có người cho rằng Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại. Điều đó đúng tới một mức độ nào đó. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ sẽ có tác động lâu dài tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam".

BTNG/Phó Thủ tướng Việt Nam Phm Bình Minh

Ông Phạm Bình Minh nói GDP ca Vit Nam l thuc nng n vào hàng xut khu, khiến cho Vit Nam tr nên nhy cm ngay c vi nhng thay đi nh trong nn kinh tế toàn cu.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đi tác thương mi ln ca Vit Nam, v c mt công ngh và giá tr thương mi. Ông Phạm Bình Minh nói Vit Nam đang theo sát tình hình và "s thc thi bt c bin pháp cn thiết nào đ thích ng".

Để chng li ch nghĩa bo h, Phó Thủ tướng Vit Nam hi thúc vic đy mnh Hip đnh Đi tác Kinh tế Toàn din Khu vc (RCEP), môt hip đnh thương mi t do bao gm Trung Quc, Nht Bn, n Đ, Hàn Quc, Úc, New Zealand và 10 nước Đông Nam Á.

Nikkei Review trích lời ông Phm Bình Minh nói trong mt cuc phng vn dành cho tp chí này sau bài phát biu ca ông ti hi ngh :

"Có người cho rng Việt Nam được hưởng li t cuc chiến tranh thương mi. Điu đó đúng ti mt mc đ nào đó. Tuy nhiên, ch nghĩa bo h s có tác đng lâu dài ti nn kinh tế toàn cu, trong đó có Vit Nam".

Vẫn theo Nikkei, ông Minh khuyến cáo rng "nếu xung đt thương mi M-Trung kéo dài, thì khâu sn xut ca chúng tôi s b tác đng". Theo ông, Vit Nam s gp khó khăn trong vic nhp khu các b phn và nguyên liu, ngoài nhng tác đng do s gim sút trong mc cu trên toàn cu.

Trong khi Việt Nam đang thu hút thêm đầu tư, ông Phm Bình Minh cho biết Vit Nam s ưu tiên cho lĩnh vc công ngh cao, và s thn trng trong vic tuyn chn nhng đu tư có phm cht. Ông nói Vit Nam s đ cao cnh giác chng li nhng giao dch ch nhm chuyn hàng hóa qua Vit Nam vi mc đích tránh các rào cn thương mi gia hai cường quc kinh tế ln ca thế gii.

Ông Phạm Bình Minh nói cho ti nay, Vit Nam vn duy trì được đà tăng trưởng cao, ti gn 7%, trong quý 1. Ông bày t tin tưởng là Vit Nam s duy trì được đà tăng trưởng đó trong năm nay.

Trả li câu hi ca Nikkei v quan h vi Trung Quc trong bi cnh các cuc tranh chp lãnh th trên Bin Đông, Phó Thủ tướng Vit Nam nói : "Chúng tôi s tiếp tc xây dng các quan h hu ngh, và đa dng các quan h đi ngoi, đng thi duy trì các quan hệ thc tin vi nước láng ging Trung Quc ca chúng tôi".

Published in Việt Nam