Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tin đồn trong giao dịch chứng khoán là gì ?

Tử Long, VNTB, 16/04/2022

Ông Đặng Như Quỳnh bị cơ quan an ninh bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi thông tin sai sự thật trên trang Facebook cá nhân làm ảnh hưởng đến danh dự người khác, làm nhiều nhà đầu tư chứng khoán thiệt hại.

tingia1

Cái oái oăm ở Việt Nam là gần như tin đồn thường là đúng.

Có thể hiểu nôm na vấn đề trên đó là việc ông Quỳnh đã tung tin đồn, và ông bị bắt vì nội dung của một trong số tin đồn ấy.

Theo giám đốc một công ty chứng khoán nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây, có phiên tổng giá trị giao dịch đạt gần 53.000 tỷ đồng, tức tương đương 2,2 tỷ USD.

Tin đồn trong giao dịch chứng khoán là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại khoản 6, điều 3, Thông tư 95/2020/TT-BTC. Cụ thể như sau :

Tin đồn là thông tin của một nhóm người, của một cá nhân về một vấn đề liên quan đến các chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán diễn ra trên thị trường chứng khoán có thể có thực hoặc không có thực, nhưng thời điểm phát ra tin đồn chưa có căn cứ để kiểm chứng.

Liên quan đến nội dung này, có một số khái niệm tương tự như sau : Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là công ty đại chúng có chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán. Giao dịch nội bộ là giao dịch chứng khoán có sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác.

Giao dịch thao túng là việc một hay nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc thông đồng với nhau thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp việc đặt lệnh, giao dịch hoặc công bố, phát tán thông tin nhằm tạo cung, cầu, tính thanh khoản, diễn biến giá giả tạo đối với một hoặc nhiều loại chứng khoán.

Giao dịch bất thường là các giao dịch rơi vào các tiêu chí cảnh báo bất thường do sở giao dịch chứng khoán quy định.

Một đơn cử.

Phiên giao dịch ngày 8/4/2022, một tờ giấy A4 không rõ nguồn gốc liệt kê 3 doanh nghiệp sẽ bị thanh tra gồm Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), Kinh Bắc (mã KBC), Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (mã GEX – ghi sai tên công ty, công ty đã thực hiện đổi tên thành Tập đoàn GELEX từ tháng 6-2021) đã phát tán trên nhiều hội nhóm, diễn đàn và được nhiều nhà đầu tư chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Ngay khi thông tin này được tung ra, hàng loạt cổ phiếu liên quan đều nằm sàn trong phiên 8/4 như HSG giảm sàn 6,94% về 32.850 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu KBC giảm sàn 6,91% về 48.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu GEX giảm sàn 6,97% về 34.050 đồng/cổ phiếu.

Bước sang phiên giao dịch tiếp theo ngày 12/4/2022, tâm lý hoài nghi, thuyết âm mưu (conspiracy theories) tiếp tục được truyền nhau với lý tại sao cổ phiếu giảm, cổ phiếu giảm chắc phải có tin gì xấu, cổ phiếu giảm chứng tỏ tin đồn là sự thật…

Điều này cũng đã tác động và tạo sự lây lan dây chuyền, kết thúc phiên giao dịch ngày 12-4, đặc biệt từ 2 giờ chiều, áp lực bán ra tăng, hàng loạt cổ phiếu giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 1,8%, tương ứng giảm 26,75 điểm về 1.455,25 điểm.

Trong đó, đáng chú ý có tới 409 mã đỏ (64 mã nằm sàn), 67 mã xanh và chỉ có 27 mã tham chiếu. Như vậy, nhóm cổ phiếu giảm điểm chiếm tới 81,3% tổng số cổ phiếu giao dịch trên HOSE.

Không chỉ thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng lớn bởi tin đồn, mà thị trường vàng hay ngoại tệ cũng có nhiều phen ‘loạn’. Có một thực tế rất ‘lạ’ là khi giá vàng hay ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD, giảm giá hoặc duy trì mức giá thấp trong suốt một thời gian dài, không có nhà đầu tư nào ‘đoái hoài’. Nhưng chỉ cần một tin đồn, người ta lại sẵn sàng xếp hàng để mua vàng hay đổ xô đến ‘chợ đen’ để mua USD.

Tuy nhiên cái oái oăm ở Việt Nam là gần như tin đồn thường về sau là đúng.

Thử nhớ lại, lúc có đồn đoán Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư – Phát triển (BIDV) Việt Nam Trần Bắc Hà bị bắt. Chưa cần xác minh độ chân thực của thông tin này, phản ứng tức thời của nhà đầu tư là ‘ào ào’ bán cổ phiếu, đẩy thụ trường chứng khoán tụt dốc thảm hại. Người nọ truyền tai người kia nên chỉ trong chưa đầy một buổi sáng, giới đầu tư tìm cách chạy khỏi thị trường. Nhiều người chấp nhận thua lỗ, tìm cách bán cổ phiếu bằng mọi giá, kéo chỉ số chứng khoán của cả 2 sàn chính thức đều rớt mạnh.

Về sau, đúng là ông Trần Bắc Hà bị bắt và chết trong chốn lao tù vì bệnh tật.

Mới hơn, hồi trung tuần tháng một năm nay có tin đồn là ông Lê Hải Trà – Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) bị bắt. Tuy nhiên, tin đồn này đã nhanh chóng được HoSE có thông tin phản bác, cho rằng đây là tin đồn thất thiệt. Nhờ đó, tin đồn thất thiệt này chưa kịp lan truyền quá rộng tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

Thực tế thì sao ? Đến ngày 31/3/2022, tin tức cho biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận, rằng nhận thấy các ông Vũ Bằng, Trần Văn Dũng, Lê Hải Trà… phải chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao về quản lý chứng khoán.

Như vậy xem ra đồn đoán về ông Lê Hải Trà cũng có căn cứ nào đó từ chốn hậu trường…

Tử Long

Nguồn : VNTB, 16/04/2022

*************************

Đng Như Quỳnh b bt vì ‘li dng t do, dân ch’, tác đng ti tài chính, chng khoán

VOA, 14/04/2022

Mt Facebooker có ti gn 320.000 người theo dõi Vit Nam va b công an bt khn cp vi cáo buc "li dng quyn t do, dân ch xâm phm li ích ca nhà nước", mt đi din ca B Công an Vit Nam loan báo hôm 14/4.

tingia2

Hình đi din ca ông Đng Như Qunh trên trang Facebook cá nhân thi đim 14/4/2022.

Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn viên B Công an, cho báo chí biết người b bt là Đng Như Qunh và vic bt gi đã được thc hin hôm 12/4.

Ông Quỳnh, 42 tui, cư trú Hà Ni, hin b điu tra do có nghi ng rng ông đã đăng lên trang cá nhân các thông tin "chưa được kim chng" v mt s cá nhân, doanh nghip trong lĩnh vc tài chính, chng khoán, bt đng sn, theo thông tin t đi din ca B Công an.

Vic làm ca ông Qunh b cho là "trc tiếp xâm phm quyn, li ích hp pháp" ca các cá nhân, t chc, cũng như "có du hiu tác đng, nh hưởng tiêu cc" đến th trường tài chính, chng khoán ca nhà nước, vn theo đánh giá ca phía công an.

Theo tìm hiu ca VOA, trong khong hơn 2 tun gn đây, ông Qunh đăng mt s bài trên Facebook cá nhân bàn lun v vic nhà chc trách Vit Nam bt gi các v lãnh đo ca hai tp đoàn ln là FLC và Tân Hoàng Minh, đng thi đưa ra nhn đnh cá nhân rng s còn có nhng v bt b tương t các doanh nghip, tp đoàn khác.

Mi bài đăng ca ông đu nhn được hàng ngàn phn ng "yêu, thích", hàng trăm li bình lun, và nhiu người khác lan truyn bng chc năng "share".

Cũng trùng vi thi đim xut hin các bài đăng đó, c phiếu ca các doanh nghip, tp đoàn mà ông Qunh nêu tên b mt giá, th trường chng khoán Vit Nam gim đim, nhiu nhà đu tư chng khoán b l và cho rng đó là do các thông tin "tht thit" gây ra.

Nói v điu này, Phát ngôn viên Tô Ân Xô ca B Công an phát biu vi báo gii hôm14/4 rng : "Vic đưa thông tin tht thit đã tác đng xu ti dư lun xã hi, tâm lý nhà đu tư, nh hưởng tiêu cc đến th trường tài chính, chng khoán ca Vit Nam, gây thit hi v uy tín, kinh tế ca cá nhân, doanh nghip và nhà đu tư".

Vn trung tướng Xô cho biết thêm ngoài ông Qunh, có th còn có nhng người khác vì "hin Cơ quan An ninh điu tra B Công an đang tiến hành các hot đng điu tra, làm rõ hành vi phm ti ca các đi tượng đ x lý nghiêm minh theo quy đnh ca pháp lut" trong thi gian tiếp theo.

Sau khi nhà chc trách Vit Nam bt gi các v lãnh đo ca tp đoàn FLC và Tân Hoàng Minh ln lượt v các ti "thao túng chng khoán" và "la đo, chiếm đot tài sn" vào cui tháng 3, đu tháng 4, chính ph Vit Nam đã ra ch th cho mt s b phi có các bin pháp n đnh th trường chng khoán và trn an các nhà đu tư.

Theo quan sát ca VOA, mt trong nhng bin pháp đó là "Th tướng yêu cu B Công an ch trì phi hp cht ch vi B Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam và các cơ quan liên quan tăng cường công tác nm tình hình th trường chng khoán, th trường trái phiếu doanh nghip ; x lý nghiêm các hành vi vi phm pháp lut, đc bit là các hành vi đưa tin tht thit không chính xác gây mt an ninh, an toàn th trường".

Facebooker Đng Như Qunh đã tng b công an Vit Nam x lý vì ưa thông tin tht thit" trước đây. Hi cui tháng 3/2020, ông Qunh đã phi "làm vic" vi công an và sau đó "phi g b" gn 220 bài viết b cho là cha thông tin "chưa được kim chng" hoc nhng bình lun mang tính "xuyên tc", ưa tin tht thit" v tình hình đi dch Covid-19 Vit Nam khi đó.

Nguồn : VOA, 14/04/2022

Additional Info

  • Author Tử Long, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Thể chế đóng một vai trò then chốt.

Có một thời, những ai phao tin đồn nhảm sẽ bị buộc phải đeo một chiếc mặt nạ sắt, bịt kín khuôn mặt, có miếng gạt chĩa vào miệng để ngăn không cho lưỡi chuyển động. Người bị phạt vừa phải đeo mặt nạ, vừa bị bắt đi diễu hành thị chúng.

 

tindon1

Tranh : Hannah Hoàng/ Urbanist Vietnam.

Hình phạt vừa đau đớn vừa nhục nhã này diễn ra vào thế kỷ 16 – 17 tại các vùng thuộc Vương quốc Anh [1].

Ngày nay, dù những kiểu trừng phạt như trên không còn tồn tại, tin đồn và việc lan truyền tin đồn hiếm khi được xem là hành động cao đẹp.

Bất chấp điều đó, tin đồn vẫn tồn tại cùng nhân gian. Nếu sống ở Việt Nam, bạn sẽ dễ nhận ra nhiều người vừa thích tin đồn, vừa thạo đồn tin, lại rất dễ chạy theo chúng.

Khả năng cao, bạn là một người như vậy.

Có thể kể ra bốn yếu tố khiến Việt Nam là mảnh đất thiên đường cho tin đồn.

Nhưng trước khi bàn đến chúng, cần phải giải oan cho "bệnh bà tám" của người Việt Nam.

Tin đồn là một phần tất yếu của cuộc sống

Định nghĩa ngắn gọn nhất của "tin đồn" (rumour) là những thông tin không có nguồn gốc và không rõ đúng sai.

Vì sao nó tồn tại ?

Nhiều nhà nghiên cứu giải thích rằng đây là phương thức kết nối cơ bản của con người. Giáo sư tâm lý học David Ludden so sánh nó với hành vi của loài linh trưởng [2]. Trong khi những con khỉ "tâm sự" bằng cách bắt rận cho nhau, con người thủ thỉ thì thầm chia sẻ những thông tin họ có được. Người nào sớm có và càng có nhiều thông tin thì càng được coi trọng.

Trong một số trường hợp, tin đồn còn đóng vai trò như "chỉ dẫn đạo đức" [3]. Điều này thể hiện khá rõ qua chuyện bà tám, một dạng thức phổ biến của tin đồn.

"Chuyện bà tám" (gossip) là tin đồn về việc riêng tư của cá nhân. Các thông tin về cuộc sống của cá nhân thường được lan truyền và kèm theo phản hồi trong một nhóm/ cộng đồng. Các phản hồi này, tích cực hay tiêu cực, có tác dụng điều chỉnh hành vi của một người cho đúng với khuôn khổ được chấp nhận của nhóm hay cộng đồng (khuôn khổ đó tốt hay xấu lại là một câu chuyện khác).

Tin đồn và việc lan truyền tin đồn vì vậy là sản phẩm tự nhiên của xã hội loài người, không phải một đặc trưng riêng biệt của người Việt Nam.

Một hiểu lầm phổ biến về tin đồn là người ta chỉ lan truyền những thứ họ tin là sự thật [4] Một số nghiên cứu cho thấy nhiều người sẵn sàng chia sẻ tin tức bất kể việc họ có tin nó là thật hay không.

Bằng cách đó, tin ban đầu từ không tin hoặc không chắc sẽ chuyển thành tin chắc rằng thứ mình lan truyền là thật.

Những tin giả cũng được nhào nặn theo cách đó.

Tuy người Việt Nam không có "máu bà tám" đặc biệt hơn ai, nhưng môi trường thông tin của Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho tin đồn nói chung và tin giả nói riêng.

Bốn lý do góp phần dẫn đến tình trạng này.

1. Chính quyền độc chiếm thông tin

Khi thông tin bị một nhóm người độc chiếm làm của riêng, tự khắc những thông tin khác sẽ được sinh ra và đón nhận.

Với toàn bộ hệ thống báo đài trong nước nằm dưới tay một "đại tổng biên tập", các thông tin chính thức đều có cùng một nội dung, thậm chí là chung một giọng điệu. Luồng tin tức một chiều này không thể phản ánh được bức tranh thực tế của xã hội, vì thế người dân bắt buộc phải tìm thông tin từ những nguồn "phi chính thống".

Vấn đề nghiêm trọng hơn khi nhóm người độc chiếm thông tin cũng độc chiếm các nguồn lực khác của xã hội – một điều hầu như luôn luôn xảy ra trong các thể chế độc tài.

Trong trường hợp này, các thông tin phi chính thống, hay tin đồn, không còn chỉ đóng vai trò giải thích các hiện tượng xã hội mà trở thành công cụ tranh đoạt quyền lợi. Người ta càng có lý do để tạo ra, lan truyền và chạy theo nó.

2. Chính quyền vừa sản xuất, vừa dung dưỡng tin đồn

Vào tháng 3/2020, khi Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố danh sách 20 kẻ thù lớn nhất trên Internet, Lực lượng 47 của Quân đội nhân dân Việt Nam được trang trọng gọi tên [5].

Nhóm dư luận viên với quân số lên tới cả chục ngàn người này không ít lần đã bị chỉ đích danh là nguồn tạo tin giả phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền của chính quyền [6]. Với nguồn lực gần như vô tận từ ngân sách nhà nước, lực lượng dư luận viên có tất cả điều kiện cần thiết để thao túng môi trường thông tin trên mạng xã hội của Việt Nam.

Trong khi vừa sản xuất tin đồn và tin giả để phục vụ lợi ích của mình, chính quyền lại thả cửa cho những tin đồn và tin giả khác được tung hoành trên mạng, miễn là nó không ảnh hưởng đến quyền lợi của quan chức và quyền lực của nhà nước.

3. Người dân mất niềm tin vào chính quyền

Một trong những đặc điểm của tin đồn là rất khó chặn đứng sự lan truyền của nó.

Cách duy nhất hiệu quả là tung ra thông tin phản bác với đầy đủ chứng cứ xác thực từ một nguồn đáng tin cậy.

Vấn đề là ở thời điểm hiện tại, người dân không có nguồn chính thống đáng tin cậy nào để phản bác tin đồn hay đính chính tin giả.

Chính quyền chỉ quan tâm đến việc xử lý những tin đồn/ tin giả ảnh hưởng tới họ, và ngó lơ những tin khác, hoặc "chơi bài lì" giữ im lặng để dư luận quên đi những tin tức bất lợi. Nhưng ngay cả trong những trường hợp chính quyền lên tiếng bác tin đồn, dư luận cũng khó trao gửi niềm tin cho họ.

Người dân Sài Gòn vẫn chưa quên việc chính quyền lớn tiếng bác "tin đồn" phong tỏa Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 7/2021 để rồi chỉ vài ngày sau thực hiện đúng y như lời đồn [7].

Ở những nước mà quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được đảm bảo, ngoài nguồn chính thống từ nhà nước, người dân có thể dựa vào các tổ chức độc lập chuyên làm nhiệm vụ kiểm chứng xác nhận thông tin (fact-check). Hay nếu ai đó bị thiệt hại từ tin đồn thì họ có thể kiện người đưa tin ra một tòa án độc lập để đòi công bằng.

Những tổ chức, thiết chế này không có cách nào tồn tại ở Việt Nam, hoặc nếu có thì hiệu quả cũng rất thấp.

4. Khủng hoảng khiến tin đồn càng sinh sôi

Theo hai nhà tâm lý học Gordon W. Allport và Leo Postman, cường độ tin đồn tỷ lệ thuận với mối quan tâm (interest) vào sự việc và mức độ không chắc chắn (ambiguity) về những thông tin liên quan tới nó [8].

Nói cách khác, càng quan tâm mà lại càng không có thông tin rõ ràng khiến cho người dân càng tìm đến tin đồn.

Các cuộc khủng hoảng, điển hình như đại dịch Covid-19, là một môi trường như thế. Trong khủng hoảng, các nguồn lực bị suy giảm và phân tán. Nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dân để vượt qua khó khăn và nỗi sợ hãi không được đáp ứng kịp thời. Những tin đồn lúc này giống như phao cứu sinh, trở thành giải pháp tức thời để nhiều người bấu víu.

Nếu chính quyền xử lý tốt khủng hoảng, các nguồn lực được bảo toàn và san sẻ hợp lý, người dân sẽ không có nhu cầu chạy theo tin đồn.

Ngược lại, một chính quyền loay hoay với khủng hoảng sẽ càng khiến người dân mất niềm tin, sẵn sàng chạy theo các tin đồn.

Yên Khắc Chính

Nguồn : Luật Khoa, 15/01/2022

Chú thích :

1.  British Library. (2022). The British Library. Retrieved 2022

2.  Gottfried, S. (2019, September 25). The Science Behind Why People Gossip—And When It Can Be a Good Thing. Time. Retrieved 2022

3.  Xem [2]

4.  Collective behavior | Definition, Types, Theories, Examples, Characteristics, & Facts. (2022). Encyclopedia Britannica. Retrieved 2022

5.  RFA. (2020, October 11). Cuộc chiến trên mạng giữa lực lượng chuyên trách và dư luận viên với giới hoạt động. Radio Free Asia. Retrieved 2022

6.  Luong Nguyen An Dien. (2021, March 3). 2021/22 “How The Vietnamese State Uses Cyber Troops to Shape Online Discourse” by Dien Nguyen An Luong. ISEAS-Yusof Ishak Institute. Retrieved 2022

7.  Yên Khắc Chính. (2021, July 8). 5 câu hỏi trong quyết định phong tỏa thành phố Hồ Chí Minh. Luật Khoa Tạp Chí. Retrieved 2022

8. Xem [4]

Additional Info

  • Author Yên Khắc Chính
Published in Diễn đàn