Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tự do Ngôn luận 

Christopher Hitchens, Reader's Digest, 07/04/2011

Từ trước bình minh của lịch sử con người, các bạo chúa đã dựa vào tư tưởng rất chính xác rằng lời của họ là luật, hay tuyệt đối. Các hoàng đế thời tiền La Mã và La Mã tìm cách che dấu điều này trong ý tưởng rằng chính họ là những siêu nhân và họ được thần thánh hoá ngay khi còn lúc sinh thời. 

tudo0

Các bạo chúa về sau tuyên bố trị vì theo "thần quyền của các quân vương," một sự khẳng định tồn tại cho đến thế kỷ thứ 18. Tất cả những kẻ nối ngôi hiện đại, từ Hitler đến Khomeini đến Kim Chính Nhật, đều nhất mực khẳng định rằng chỉ có một người hay một đảng hay một cuốn sách tiêu biểu cho chân lý tuyệt đối, cho nên thách thức chân lý ấy là sự ngu xuẩn hay còn tồi tệ hơn thế. Nhưng chỉ cần một chú bé buột miệng thốt ra sự thật khó chịu là hoàng đế trần truồng như lúc sinh ra, và như thế, toàn bộ lâu đài quyền lực tuyệt đối bắt đầu sụp đổ.

Người lớn, tất nhiên, là "chín chắn" hơn, nếu không truyện cổ tích ấy sẽ chẳng hay đến như thế. Từng trải trong đời, người lớn có thể luôn luôn nghĩ ra đủ bao nhiêu lý do để im lặng và khiến người khác im lặng theo. Chẳng hạn, chúng ta có thể nên thảo luận chuyện tình dục trên sách báo ? Hay công khai bất đồng với chính quyền trong thời chiến tranh ? Hay đụng chạm đến tư tưởng ấp ủ của ai đó ? Lưỡi và bút dù tự do nhưng không phải lúc nào cũng tạo ra những kết quả làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn hay thoải mái hơn.

Ý kiến riêng của tôi là ý kiến rất đơn giản. Quyền tự do biểu đạt của những người khác cũng chính là một phần quyền của tôi. Nếu tiếng nói của ai đó bị dập tắt thì tôi cũng bị tước đi cái quyền được nghe. Hơn nữa tôi chưa từng bao giờ gặp hay nghe nói đến ai đấy người mà tôi sẽ tin tưởng để phó thác cho họ công việc quyết định trước những gì mà tôi hay bất kỳ ai khác được phép nói hay đọc. Theo tôi hiển nhiên là tự do biểu đạt gồm có việc ta có thể nói với những người khác những điều mà họ có thể không muốn nghe và, trên hết, tự do biểu đạt phải mở rộng đến những người có tầm suy nghĩ khác.

Hầu hết tất cả các vụ án tự do ngôn luận nổi tiếng trong lịch sử nhân loại đều liên quan đến khái niệm báng bổ kỳ lạ, mà thực ra chỉ là khái niệm đơn giản cho rằng có những điều ta hoàn toàn không thể nói hay nghe được. Phiên toà xử Socrates liên quan đến tội là cách suy nghĩ của ông đã khiến những người trẻ bất kính với các đấng thần linh. Trong phiên toà xử Galileo, những khám phá của ông về thiên văn được coi phá hoại giáo điều cho rằng trái đất là trung tâm và đối tượng của sáng tạo. Phiên toà Khỉ Scopes ở Dayton, Tennessee liên quan đến lời buộc tội rằng tác phẩm Về nguồn gốc các loài của Charles Darwin là báng bổ và đồi bại và cả sai trái. Chúng ta hồi tưởng những lúc khi các chính quyền, cũng như thường là khi các đám đông cuồng nộ, quyết định nhắm. mắt bịt tai họ và những người khác, rồi chúng ta lắc đầu tự hỏi họ lấy quyền gì.

Quyền sở hữu chân lý duy nhất là thứ quyền rỗng tếch. Hơn nữa, giống như các thị trường khác, các thị trường về tư tưởng và thông tin bị thiệt hại bởi sự bóp méo và chúng không phản ứng tốt với sự kiểm soát chắp vá vụng về. Nhắc đến thị trường, chúng ta hãy lưu ý đến công trình của nhà kinh tế người Ấn Độ Amartya Sen, người đã chứng minh rằng ở quốc gia nào có thông tin không bị kiểm duyệt thì nơi đó chưa từng bao giờ xảy ra nạn đói lớn nào cả. Đói kém hầu như luôn luôn xảy ra không phải do thiếu hụt thực phẩm mà do chính quyền, bất chấp dư luận, ngu ngốc tích trữ trong những thời khủng hoảng. Hãy nhớ điều này bất kỳ khi nào ta nghe ai nói tự do biểu đạt là điều xa xỉ.

Trong đời nghề nghiệp của mình, tôi đã có dịp đến hàng chục quốc gia đang trải qua các cuộc khủng hoảng về chiến tranh hay nghèo khổ hay xung đột tôn giáo. Tôi có thể nói hết sức chắc chắn rằng ở bất kỳ nơi nào mà ánh sáng của tự do biểu đạt và tranh luận bị dập tắt thì bóng tối ở nơi đấy càng dày dặc hơn rất nhiều, càng khắc đậm hơn, và càng kéo dài thêm ra. Nhưng thôi thúc muốn bịt kín tin xấu hay những ý kiến không hợp lòng sẽ luôn luôn là một thôi thúc rất mạnh, chính vì thế mỗi thế hệ cần phải tiếp tục chiến đấu cho trận chiến tái khẳng định quyền tự do ngôn luận.

Christopher Hitchens

Nguyên tác : Why Even Hate Speech Needs to Be Protected, Reader's Digest, 07/04/2011

Trần Quốc Việt dịch

Christopher Hitchens là nhà văn và nhà báo người Mỹ gốc Anh kỳ cựu và nổi tiếng về những bài viết phản biện về tự do ngôn luận, qua đó ông bảo vệ hùng hồn và cương quyết quyền tự do ngôn luận của tất cả mọi người.

**********************

Sức mạnh công luận

George Orwell, Tribune, 7 tháng 12, 1945.

Trên diễn đàn, hay ở những không gian lộ thiên được công nhận nào đấy giống như Hyde Park, ta có thể hầu như nói bất kỳ điều gì, và, điều có lẽ ý nghĩa hơn, không ai sợ nói lên ý kiến thật lòng của mình ở trong các quán rượu, trên nóc xe buýt, vân vân. Vấn đề là tự do tương đối mà chúng ta có lại phụ thuộc vào công luận.

tudo2

Luật pháp không bảo vệ. Chính quyền soạn ra luật pháp, nhưng luật pháp có được thực thi hay không, và cách cảnh sát hành xử, tất cả đều phụ thuộc vào thái độ chung trong nước. Nếu rất nhiều người quan tâm đến tự do ngôn luận, thì sẽ có tự do ngôn luận cho dù luật pháp cấm; nếu công luận yếu ớt, thì những nhóm thiểu số gây phiền toái sẽ bị trấn áp cho dù luật pháp tồn tại để bảo vệ họ.

George Orwell

Nguyên tác : "Freedom of the Park", Tribune, 7 tháng 12, 1945.

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Tự do nhất định thắng 

Ngải Vị Vị, The Guardian, 16/04/2012

Mao Chủ tịch thường nói : "Những người cộng sản chúng ta nắm được chính quyền nhờ sức mạnh của súng và duy trì chính quyền nhờ sức mạnh của ngòi bút". Từ đấy ta có thể thấy tuyên truyền và kiểm soát tư tưởng chính trị là nhiệm vụ quan trọng nhất của xã hội chuyên chế. Trước khi internet ra đời, mọi người đều chỉ biết xem truyền hình hay đọc báo Nhân dân. Họ thường đọc giữa các dòng chữ để cố suy đoán chính xác sự tình. Còn bây giờ thì khác. Báo chí vẫn cố gắng đề cập đến thời sự, nhưng ngay cả trước khi tin tức xuất hiện trên mặt báo, mọi người đã bàn tán về nó trên mạng.

tudo3

Tôi vẫn nghĩ cuộc cách mạng của Gorbachev tại Nga - Glasnot- quan trọng hơn. Cởi mở và minh bạch là cách duy nhất để hạn chế những thế lực đen tối này. Công dân Trung Quốc từ trước đến nay không bao giờ có quyền thể hiện trung thực quan điểm của mình ; trong hiến pháp khẳng định ta có thể, nhưng trong đời thực lại nguy hiểm hơn nhiều. Ở Phương Tây người ta coi đấy là quyền họ tự nhiên được hưởng khi chào đời. Còn ở đây quyền ấy do chính phủ ban phát, nhưng lại là quyền người dân thực sự không được dùng đến. 

Mặc dù chúng tôi đã thực hiện cải cách và mở cửa, nhưng "mở cửa" không có nghĩa là "cởi mở" ; mở cửa nghĩa là mở cửa ra với Phương Tây. Biện pháp này xuất phát từ thực tế hơn là từ tư tưởng chính trị. Ngay từ đầu, không ai -ngay cả tại Phương Tây- có thể tiên đoán được internet sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tự do ngôn luận và các mạng xã hội sẽ phát triễn như hiện nay. Họ chỉ hiểu internet là phương tiện giao tiếp hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và tốt hơn rất nhiều.

Nhưng kể từ khi chúng tôi có mạng và có thể viết blog- và bây giờ microblog- người ta bắt đầu chia xẻ ý tưởng, và ý thức mới về tự do nảy sinh. Tất nhiên, tự do mới này thật đa dạng từ những bài viết ngu ngơ như buổi sáng ta ăn gì đến những cuộc bàn luận tin tức nghiêm túc, nhưng dù viết gì chăng nữa, người ta vẫn đang học cách thực thi quyền của mình. Đây là thời điểm độc đáo, rất quý giá. Người ta bắt đầu cảm nhận làn gió mới. Internet là miền đất hoang dã, nơi có luật chơi, ngôn ngữ, phong cách riêng biệt, qua đó chúng tôi bắt đầu chia xẻ tâm tư chung.

Nhưng chính quyền không thể nào từ bỏ sự kiểm soát. Chính quyền ngăn chặn các diễn đàn internet chính như Twitter và Facebook vì sợ tự do thảo luận. Cho nên chính quyền xóa thông tin. Máy tính của chính quyền chỉ có một nút : xóa.

Nhưng tự thân kiểm duyệt không có kết quả. Như Mao nói phải cần có cả ngòi bút và súng. Thế là nửa đêm họ có thể xông vào phòng ta bắt ta đi. Họ có thể trùm đầu ta kín mít, giải ta đi đến nơi bí mật để tra hỏi, hòng mong chặn đứng điều ta đang làm. Họ còn đe dọa, người thân, gia đình ta khi nói : "Con cái các người sẽ không tìm được việc làm".

Tuy nhiên, đồng thời chính quyền lại bàn về cách thức làm cho nền văn hóa dân tộc mạnh và sáng tạo. Dĩ nhiên, nếu con người không bao giờ có quyền chọn lựa thông tin cho mình, không bao giờ được tự do tán đồng bất kỳ tư tưởng chính trị nào, và không được tự do phát triễn tính cách cá nhân bằng niềm đam mê và trí tưởng tượng riêng - thì làm sao họ có thể trở nên sáng tạo? Điều này không phù hợp với bản chất con người. Nếu ta chống lại mọi giá trị cơ bản của chủ nghĩa cá nhân và tư duy độc lập, và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và gánh chịu hậu quả, và có ý thức trách nhiệm- sự sáng tạo gì ta mong đợi ở đây ?

Thực tế sẽ khiến quốc gia này tụt hậu xa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu vào những thập niên tới. Ta không thể tạo ra những thế hệ chỉ biết lao động ở Foxconn. Mọi người đều muốn có iPhone, nhưng không thể nào chế tạo iPhone ở Trung Quốc vì nó không phải là một sản phẩm ; nó là sự am hiểu về bản chất con người.

Nhưng nếu không có kiểm duyệt, tôi nghĩ cuộc đời sẽ mất đi nhiều thú vị. Cuộc đời thêm thú vị hơn khi ta cố gắng tìm mọi cách để vượt qua bao khó khăn. Tôi thường thấy lũ mèo của tôi đặt đồ chơi của chúng ở nơi đầy những vật cản, nhờ thế cuộc chơi của chúng trở nên thú vị và hấp dẫn.

Kiểm duyệt tuyên bố : "Ta là người nói câu cuối cùng. Ngươi nói gì thì mặc ngươi, kết luận là của ta". Nhưng internet giống như cây đang lớn. Mọi người sẽ luôn luôn có tiếng nói sau cùng - dù tiếng nói của họ rất yếu, rất nhỏ. Quyền lực kiểm duyệt sẽ sụp đổ vì một lời nói thầm.

Khi tôi còn trẻ tính tình tôi ương ngạnh. Khi tóc tôi mọc dài, và ngay lúc tôi định cắt tóc thì cha mẹ tôi bảo "Cắt tóc đi con ; tóc dài quá rồi". Nghe trách thế tôi nghĩ tôi sẽ càng để tóc dài thêm, cuối cùng tóc mọc quá dài. Toàn bộ thế hệ trẻ hiện nay đều giống như thế- khác với các giá trị của cha mẹ họ, những người chỉ muốn tồn tại để kiếm tiền.

Trung Quốc tưởng chừng như có thể thành công trong nỗ lực kiểm soát ngôn luận, nhưng thật ra chỉ tăng mực nước lên. Giống như việc xây đập : cứ tưởng có nhiều nước hơn nên xây đập càng cao. Nhưng mỗi giọt nước trong đập vẫn còn đó. Họ không biết cách xả áp lực. Nên áp lực cứ tăng dần lên theo cách họ duy trì sự kiểm soát rồi họ cuối cùng đùn đẩy vấn đề cho thế hệ kế tiếp.

Thời điểm chế độ sụp đổ vẫn chưa đến. Cho nên nhiều nước khác vẫn còn khâm phục kỹ thuật cùng phương pháp kiểm soát của họ. Nhưng về lâu dài, những nhà lãnh đạo của chế độ phải hiểu họ không thể nào kiểm soát internet chỉ trừ phi họ dẹp hẳn nó - nhưng họ không thể sống với hậu quả của quyết định như thế. Internet nằm ngoài mọi sự kiểm soát. Cho nên nếu internet không thể nào kiểm soát được thì tự do nhất định thắng. Đơn giản là như thế.

Ngải Vị Vị

Nguyên tác : China's censorship can never defeat the internet, The Guardian, 16/04/2012. Tựa đề tiếng Việt của người dịch

Trần Quốc Việt dịch

*********************

Những bạo chúa thời nay

Aldous Huxley, Harper's số ra tháng Hai 2018

Trong nhà nước dân chủ nhà tuyên truyền nào cũng sẽ có các đối thủ cạnh tranh với họ để giành lấy sự ủng hộ của công chúng. Trong nhà nước toàn trị không có tự do ngôn luận cho các tác giả và không có tự do chọn lựa cho độc giả của họ. Chỉ có một nhà tuyên truyền tức nhà nước.

tudo4 (2)

Điều thoạt nhìn tưởng như nghịch lý là lịch sử biết đến những nhà cai trị quyền uy tuyệt đối mà thường xuyên xử dụng khủng bố lại là những nhà tuyên truyền tích cực nhất. Nhưng với lưỡi lê ta có thể làm được bao nhiêu chuyện ngoại trừ ngồi trên chúng. Ngay cả bạo chúa cũng không thể cai trị trong bất luận thời gian bao lâu nếu không có sự ưng thuận của thần dân họ.

Tuyên truyền độc tài trước tiên nhắm đến hợp pháp hóa lòng yêu mến của nhân dân đối với chính quyền nhà độc tài. Những chính quyền được thành lập lâu đời không cần tạo ra giấy chứng nhận hợp pháp. Thói quen từ lâu khiến nhân dân cảm thấy chuyện họ nên ở dưới quyền của quân chủ tuyệt đối hay quân chủ lập hiến, của tổng thống cộng hòa, của hoàng thân - giám mục, của thiểu số các dòng họ quý tộc, tùy theo mỗi hoàn cảnh, là điều "tự nhiên". Những nhà cai trị mới phải chứng minh rằng họ đã không tiếm đoạt chức tước, nhưng có chính nghĩa cao quý hơn rất nhiều để cầm quyền hơn chỉ đơn thuần đã cướp được quyền lực. Sự tiếm đoạt, giống như bất kỳ tội khác, chính nó phải được biện minh theo những bộ giá trị thịnh hành-tức là theo chính hệ thống mà coi sự tiếm đoạt là tội. Chẳng hạn, ở Ý trong thế kỷ mười bốn và mười lăm có hai nguồn quyền lực chính trị được thừa nhận: Đế quốc và Giáo hội. Vì lý do này những người cướp được chính quyền thành phố bằng gian lận hay bạo lực, thường vội vàng tự phong là Đại diện Giáo hội hay Lãnh chúa Thừa kế của Đế quốc. Để có thể cai trị có hiệu quả họ cần tước vị và vẻ ngoài quyền lực hợp pháp. Kể từ Cách mạng Pháp những nguồn quyền lực chính trị được công nhận là Nhân dân và Quốc gia.

Khi các bạo chúa thời nay phải hợp pháp hóa việc tiếm đoạt của họ, họ hợp pháp hóa về chủ nghĩa dân tộc và về dân chủ nhân đạo mà chính họ đã lật đổ. Họ đưa ra tuyên truyền để chứng minh rằng chế độ họ vì lợi ích của nhân dân, hay nếu những thông tin kinh tế khiến sự tuyên bố như thế trở thành vô lý, thì vì thực thể huyền bí, khác hơn và phi thường hơn những cá nhân nhỏ bé tạo nên nó, Quốc gia. Nhưng sự thừa nhận chung rằng chính quyền của y là hợp pháp cũng chưa đủ đối với nhà độc tài toàn trị; y đòi hỏi thần dân y tất cả họ đều phải suy nghĩ và cảm nhận giống nhau, y dùng mọi cách tuyên truyền để làm cho họ đều suy nghĩ và cảm nhận giống nhau. Nhưng năm mươi triệu người nam nữ có nghề nghiệp chuyên môn không thể sống chung với nhau mà không nhấn mạnh đến những khác biệt tự nhiên lẫn nhau. Cho dù có muốn đi chăng nữa, nhà độc tài cũng không có thể nào cô lập mình với tất cả những giao tiếp với thế giới bên ngoài. Đây là một trong những lý do mà, về lâu dài, y nhất định thất bại.

Trong thời gian ấy y chắc chắn thắng lợi phần nào và tạm thời. Tuyên truyền độc tài đòi hỏi sự phục tùng và cả hy sinh rất nhiều về tài chính và những hy sinh khác; nhưng bù lại tuyên truyền bảo với cá nhân rằng, với tư cách thành viên của quốc gia, nòi giống, hay giai cấp ưu việt, họ tốt hơn tất cả những cá nhân khác trong xã hội; tuyên truyền làm tiêu tan ý thức tự ti cá nhân của họ bằng cách khiến cho họ tưởng vinh quang của cộng đồng là vinh quang của chính mình; tuyên truyền cho họ những lý do để nghĩ tốt về bản thân; tuyên truyền cung cấp cho họ những kẻ thù để họ có thể đổ lỗi cho kẻ thù những khuyết điểm của họ và cũng để cho họ có thể trút lên kẻ thù sự tàn bạo tiềm tàng trong họ và thói thích bắt nạt. Tuyên truyền độc tài, mà luôn luôn là tuyên truyền về dân tộc và cách mạng, khuyến khích nam nữ hoàn toàn tự do thể hiện tánh tự phụ, kiêu ngạo, và những khuynh hướng tự tôn của họ, và cung cấp cho họ những cách tâm lý nhằm khắc phục ý thức tự ti cá nhân nhân ở họ. Tuyên truyền độc tài đề cao hiện thực thành kiến xấu xí và cảm xúc mạnh mẽ lên mức lý tưởng. Những nhà độc tài là những giáo hoàng của chủ nghĩa dân tộc; và tín điều của chủ nghĩa dân tộc là những gì nên tồn tại chỉ là những gì hiện tồn tại, chỉ nhiều điều như thế. Tất cả những cá nhân muốn tìm sự biện minh cho những cảm xúc mạnh mẽ như ghen ghét, căm thù, tham lam quá độ, và tàn ác; nhờ tuyên truyền về dân tộc và cách mạng các nhà độc tài cho họ những biện minh như thế.

Aldous Huxley

Nguyên tác : Modern Despots, Harper's số ra tháng Hai 2018

Trần Quốc Việt dịch

Aldous Huxley (1894-1963) là nhà văn Anh. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Brave New World (1932).

Published in Diễn đàn

Lời giới thiệu : Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Quốc và thế giới đã và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra đời tại Trung Quốc, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới nhưng về sau lại tụt hậu. Có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ Dương Chấn Ninh cho rằng đó là do người Trung Quốc không có tư duy logic, hoặc tư duy truyền thống của họ không có phương pháp suy diễn. Lê Minh nói đó là do người Trung Quốc kém thông minh nhưng lại tự cho là thông minh… Trong bài nói ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm : do thể chế chính trị truyền thống của Trung Quốc luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người Trung Quốc không thể có phát minh sáng tạo. Bài nói của ông (được giới thiệu dưới đây) đã gây tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc, người khen kẻ chê đều rất nhiều.

Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying张维迎, 1959-), tiến sĩ kinh tế học Đại học Oxford Anh Quốc, Giáo sư Đại học Bắc Kinh, đồng sáng lập Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Quang Hoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Mạng (ba cơ quan này đều thuộc Đại học Bắc Kinh).

Nguyễn Hải Hoành

***

tudo1

Chào các bạn sinh viên ! Trước tiên tôi xin chúc mừng các bạn đã tốt nghiệp !

Tên gọi "Người Bắc Đại" [tức người của trường ĐH Bắc Kinh] là một vầng hào quang, cũng có nghĩa là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với dân tộc chịu bao khổ cực, chịu đủ mọi vùi dập của chúng ta.

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, đồng thời cũng là nền văn minh cổ xưa duy nhất được giữ gìn cho tới ngày nay. Trung Quốc thời cổ từng có thành tựu phát minh sáng tạo vẻ vang, có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng trong 500 năm qua, về mặt phát minh sáng tạo thì Trung Quốc không có gì nổi trội đáng nói. Chúng ta hãy dùng con số để nói rõ điểm này.

Theo thống kê của học giả Jack Challoner ở Viện Bảo tàng Khoa học Anh Quốc, trong thời gian từ thời kỳ đồ đá cũ (2,5 triệu năm trước) cho đến năm 2008, đã có 1001 phát minh lớn làm thay đổi thế giới, trong đó Trung Quốc có 30 phát minh, chiếm 3%. Toàn bộ 30 phát minh này đều xuất hiện trước năm 1500, chiếm 18,4% trong số 163 phát minh lớn trên toàn cầu trước năm 1500. Trong đó, phát minh cuối cùng là bàn chải đánh răng xuất hiện năm 1498, đây cũng là phát minh lớn duy nhất đời nhà Minh. Trong hơn 500 năm sau năm 1500, toàn thế giới có 838 phát minh, trong đó không có phát minh nào đến từ Trung Quốc.

Kinh tế tăng trưởng bắt nguồn từ sự xuất hiện không ngừng các sản phẩm mới, công nghệ mới, ngành nghề mới. Xã hội truyền thống chỉ có vài ngành nghề như nông nghiệp, luyện kim, gốm sứ, thủ công nghệ, trong đó nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo tuyệt đối. Hiện nay chúng ta có bao nhiêu ngành nghề ? Xét theo tiêu chuẩn phân loại đa tầng quốc tế, chỉ riêng về sản phẩm xuất khẩu, số ngành được mã hóa bằng mã 2 chữ số có 97 ngành, mã 4 chữ số có 1222 ngành, mã 6 chữ số có 5053 ngành, và vẫn không ngừng tăng thêm. Toàn bộ các ngành mới này đều được sáng tạo trong 300 năm qua, đều có thể tra cứu được nguồn gốc của mỗi sản phẩm mới này. Trong số rất nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới này không một ngành nghề mới hoặc sản phẩm quan trọng mới nào do người Trung Quốc phát minh cả !

Lấy ngành sản xuất xe hơi làm ví dụ. Ngành này được những người Đức như Karl Benz, Daimler và Maybach sáng lập vào khoảng giữa thập niên 1880, sau đó trải qua hàng loạt tiến bộ kỹ thuật, chỉ từ năm 1900 đến 1981 đã có hơn 600 sáng tạo đổi mới quan trọng (theo sách Industrial Renaissance của Albernathy, Clark và Kantrow, 1984).

Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, nhưng nếu bạn viết một bộ lịch sử tiến bộ công nghệ của ngành chế tạo xe hơi, thì trong bảng những nhân vật được vinh danh sẽ có hàng nghìn nhà phát minh tên tuổi, trong đó có người Đức, người Pháp, người Anh, người Ý, người Mỹ, người Bỉ, người Thụy Điển, người Thụy Sĩ, người Nhật, nhưng sẽ không có người Trung Quốc !

Ngay cả trong những ngành nghề truyền thống mà Trung Quốc từng dẫn đầu từ trước thế kỷ XVII như luyện kim, gốm sứ, dệt may, những phát minh sáng tạo lớn xuất hiện trong 300 năm qua không có cái nào do người Trung Quốc làm ra.

Tôi cần đặc biệt nhấn mạnh sự khác nhau của thời gian trước và sau năm 1500. Trước năm 1500, thế giới chia thành những khu vực khác nhau, các khu vực này về cơ bản đều ở tình trạng khép kín với nhau, một kỹ thuật mới xuất hiện ở một nơi nào đó thì có ảnh hưởng rất nhỏ tới các nơi khác, và cống hiến của nó đối với toàn nhân loại rất hạn chế.

Ví dụ năm 105, ông Thái Luân [Cai Lun] thời Đông Hán phát minh ra kỹ thuật làm giấy, nhưng đến sau năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy của Trung Quốc mới truyền tới thế giới các nước theo đạo Islam [Hồi giáo], lại qua 300 – 400 năm nữa mới truyền tới Tây Âu. Hồi tôi học tiểu học, khi luyện viết chữ còn phải viết trên bàn đất sét mà không viết trên giấy.

Nhưng sau năm 1500, toàn thế giới bắt đầu quá trình nhất thể hóa, chẳng những tốc độ phát minh kỹ thuật đã tăng nhanh, mà tốc độ truyền bá kỹ thuật cũng tăng lên, khi một kỹ thuật mới xuất hiện ở nơi này, nó sẽ nhanh chóng du nhập vào nơi khác, và sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân loại. Ví dụ năm 1886 người Đức phát minh ra xe hơi, 15 năm sau, Pháp trở thành nước đứng đầu sản xuất xe hơi, lại qua 15 năm nữa, nước Mỹ thay Pháp trở thành cường quốc số một về sản xuất xe hơi. Đến năm 1930, tỷ lệ phổ cập xe hơi ở Mỹ đã lên đến 60%.

Vì thế sau năm 1500 mới thực sự có thể so sánh được trình độ sáng tạo đổi mới giữa các nước, ai giỏi ai kém rõ rành rành ! Trung Quốc trong 500 năm gần đây không làm ra được một phát minh sáng tạo mới nào đáng ghi vào sử sách, điều đó có nghĩa là cống hiến của chúng ta cho sự tiến bộ của nhân loại gần như bắng số không ! Kém xa tổ tiên ta !

Tôi còn muốn nhấn mạnh vấn đề quy mô số dân. Các nước có quy mô lớn hoặc nhỏ, nếu chỉ so sánh đơn giản giữa các nước với nhau về số lượng phát minh sáng tạo, xem ai nhiều ai ít thì sẽ dễ làm cho mọi người hiểu nhầm.

Nói về lý luận, dưới những điều kiện khác đã cho, một nước càng đông dân thì sáng tạo đổi mới sẽ càng nhiều, tiến bộ kỹ thuật sẽ càng nhanh. Hơn nữa, tỷ lệ sáng tạo đổi mới và tỷ lệ dân số có mối quan hệ số mũ [lũy thừa] với nhau, không phải đơn giản là mối quan hệ tỷ lệ đồng đẳng. Ở đây có hai nguyên nhân : thứ nhất, về mặt sản xuất, tri thức có hiệu ứng kinh tế và hiệu ứng lan tràn quan trọng ; thứ hai, về mặt sử dụng, tri thức không có tính loại trừ các sự vật khác.

Hơn 10 năm trước, nhà vật lý người Mỹ Geoffrey West phát hiện : trong đời sống đô thị, mối quan hệ giữa số lượng phát minh sáng tạo của con người với số lượng dân thì tuân theo quy luật lũy thừa với số mũ dương 5/4 : Nếu đô thị A có số dân đông gấp 10 đô thị B thì tổng lượng phát minh sáng tạo của A sẽ bằng 10 lũy thừa 5/4 [tức101,25] tổng lượng phát minh sáng tạo của B, tức 17,8 lần [chính xác : 17,78279].

Qua đó có thể thấy, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc cho thế giới quá ư không tỷ lệ với quy mô số dân của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc gấp 4 lần dân số Mỹ, 10 lần Nhật, 20 lần Anh Quốc, 165 lần Thụy Sĩ. Xét theo quy luật lũy thừa về sáng tạo tri thức nói trên, lẽ ra số lượng phát minh sáng tạo của Trung Quốc phải bằng 5,6 lần số lượng phát minh sáng tạo của Mỹ, 17,8 lần của Nhật, 42,3 lần của Anh và 591 lần của Thụy Sĩ.

Nhưng tình hình thực tế là trong 500 năm gần đây, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc gần như bằng số không. Chưa cần so sánh với Mỹ, Anh, mà chúng ta cũng chưa đạt được ngay cả con số lẻ của Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ phát minh ra kìm phẫu thuật, máy trợ thính điện tử, dây an toàn, công nghệ chỉnh hình, màn hình tinh thể lỏng v.v…

Công nghệ mực chống giả được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dùng để in đồng Nhân dân tệ là công nghệ của Thụy Sĩ, 60% -70% lượng bột mỳ của Trung Quốc được chế biến bằng máy móc của công ty Bühler (Thụy Sĩ).

Nguyên nhân do đâu vậy ? Lẽ nào do gene của người Trung Quốc có vấn đề ? Hiển nhiên không phải thế ! Nếu không, chúng ta chẳng có cách nào giải thích được vì sao nền văn minh Trung Quốc cổ đại lại rực rỡ như thế.

Hiển nhiên đó là do thể chế và chế độ của Trung Quốc. Sức sáng tạo dựa vào tự do ! Sự tự do về tư tưởng và tự do về hành động. Đặc điểm cơ bản của thể chế Trung Quốc là hạn chế sự tự do của con người, bóp chết tính sáng tạo, bóp chết tinh thần doanh nhân. Thời đại người Trung Quốc có sức sáng tạo nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời nhà Tống. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Hai thời đại này cũng là những thời đại người Trung Quốc được tự do nhất.

Trước năm 1500, phương Tây không sáng sủa, phương Đông tối tăm. Sau năm 1500, một số nước phương Tây trải qua tiến trình cải cách tôn giáo và phong trào Khai sáng đã dần dần tiến tới tự do và pháp trị, còn chúng ta lại giẫm chân tại chỗ, thậm chí đi ngược đường với họ.

Tôi cần phải nhấn mạnh, tự do là một chỉnh thể không thể chia cắt, khi tư tưởng không tự do thì hành động không thể tự do ; khi ngôn luận không được tự do thì tư tưởng không thể tự do. Chỉ có tự do thì mới có sáng tạo. Tôi xin lấy một ví dụ để nói rõ điểm này.

Ngày nay việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện đã trở thành thói quen của mọi người. Thế nhưng năm 1847, khi thầy thuốc nội khoa người Hungari Ignaz Semmelweis đề xuất thầy thuốc và y tá phải rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ, ông đã xúc phạm các đồng nghiệp, vì thế mà bị mất việc và chết trong một nhà thương điên lúc 47 tuổi. Quan điểm của Ignaz Semmelweis dựa trên sự quan sát về sốt hậu sản. Hồi ấy bệnh viện của ông có hai phòng đẻ, một phòng phục vụ người giàu, do các thầy thuốc và y tá chuyên ngành chăm sóc chu đáo, những thầy thuốc này luôn thay đổi công việc giữa đỡ đẻ và mổ xác ; một phòng đẻ khác là để phục vụ người nghèo, do các bà đỡ phụ trách. Semmelweis phát hiện tỷ lệ người giàu bị sốt hậu sản cao gấp 3 lần người nghèo. Ông cho rằng nguyên nhân là do thầy thuốc không rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ. Nhưng quan điểm ấy của ông lại mâu thuẫn với lý luận khoa học đang thịnh hành thời đó, ngoài ra ông cũng không đưa ra được các chứng minh khoa học để thuyết minh cho phát hiện của mình.

Vậy thói quen vệ sinh của nhân loại đã thay đổi như thế nào ? Việc này có liên quan tới phát minh ra máy in.

Thập niên năm 1440, doanh nhân Đức Johannes Gutenberg phát minh ra máy in sắp chữ bằng những con chữ rời. Nhờ có loại máy in này mà số lượng ấn phẩm tăng lên cực nhiều, việc đọc sách trở nên phổ biến, nhiều người bỗng phát hiện mắt họ vốn là bị "viễn thị" [ ?], thế là xuất hiện nhu cầu tăng bùng nổ về kính mắt. 100 năm sau khi phát minh máy in, tại Châu Âu xuất hiện hàng nghìn nhà sản xuất kính mắt, và do đó dấy lên cuộc cách mạng về kỹ thuật quang học.

Năm 1590, cha con doanh nhân sản xuất kính mắt Janssen (Hà Lan) lắp vài mắt kính vào trong một cái ống và họ phát hiện những vật thể quan sát thấy qua những lớp kính này được phóng to lên, từ đó mà phát minh ra kính hiển vi. Nhà khoa học người Anh Robert Hook đã dùng kính hiển vi phát hiện ra tế bào, từ đó dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học và y học.

Nhưng kính hiển vi thời kỳ đầu chưa có độ phân giải cao, cho đến thập niên 1870, nhà chế tạo kính mắt Carl Zeiss người Đức sản xuất ra loại kính hiển vi kiểu mới có cấu tạo dựa trên công thức toán học chính xác. Chính là nhờ vào loại kính hiển vi này, bác sĩ người Đức Robert Koch và một số người khác đã phát hiện ra những con virus mà mắt người không nhìn thấy, qua đấy chứng minh quan điểm của bác sĩ người Hungari Ignaz Semmelweis là đúng đắn, và từ đó sáng lập ra lý thuyết vi sinh vật và vi khuẩn học. Nhờ sự ra đời hai khoa học này mà mọi người đã dần dần thay đổi thói quen vệ sinh [rửa tay trước khi ăn và sau khi đi toa-let], và tuổi thọ của loài người cũng được kéo dài với biên độ lớn.

Chúng ta có thể giả thiết : nếu lúc đầu máy in Gutenberg bị cấm sử dụng, hoặc chỉ được phép in các ấn phẩm đã bị Giáo hội và chính quyền kiểm duyệt, thế thì việc đọc sách báo sẽ không được phổ cập, nhu cầu về kính mắt cũng sẽ không lớn như thế, kính hiển vi và kính viễn vọng cũng sẽ không được phát minh, khoa học vi sinh vật cũng không xuất hiện, chúng ta không được uống sữa bò thanh trùng, tuổi thọ dự tính của loài người cũng sẽ không tăng từ hơn 30 lên tới hơn 70 tuổi, càng không thể nào mơ tưởng đến chuyện thám hiểm không gian vũ trụ.

Trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc giành được những thành tựu cả thế giới quan tâm dõi theo. Những thành tựu ấy được xây dựng trên cơ sở khoa học kỹ thuật mà thế giới phương Tây tích lũy được trong 300 năm phát minh sáng tạo. Mỗi một kỹ thuật và sản phẩm quan trọng giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đều do phương Tây phát minh chứ không phải do chúng ta phát minh. Chúng ta chỉ là kẻ ăn theo chứ không phải là kẻ sáng tạo đổi mới. Chúng ta chỉ dựng một chái nhỏ trên tòa nhà lớn do người khác xây dựng. Chúng ta không có lý do để ngông cuồng tự cao tự đại !

Newton bỏ ra 30 năm để phát hiện lực vạn vật hấp dẫn, tôi mất 3 tháng để làm rõ định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu tôi nói mình dùng thời gian 3 tháng để đi hết con đường 30 năm của Newton thì nhất định các bạn sẽ cảm thấy nực cười. Ngược lại, nếu tôi quay sang chê cười Newton, thế thì chỉ có thể cho thấy tôi quá vô tri !

Chúng ta thường nói Trung Quốc dùng 7% diện tích đất có thể trồng trọt để nuôi sống 20% số dân thế giới, nhưng chúng ta cần hỏi lại : Trung Quốc dùng cách nào để có thể làm được việc đó ? Nói đơn giản, đó là sử dụng nhiều phân hóa học. Quá nửa lượng đạm trong thực phẩm người Trung Quốc ăn là đến từ phân bón hóa học vô cơ [phân đạm]. Nếu không sử dụng phân hóa học thì một nửa số dân Trung Quốc sẽ chết đói.

Kỹ thuật sản xuất phân đạm đến từ đâu ? Kỹ thuật này do nhà khoa học người Đức Fritz Habe và kỹ sư Carl Bosch của công ty BASF phát minh ra cách đây hơn 100 năm, chứ không phải do chúng ta phát minh. Năm 1972, sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, Trung Quốc đã làm thương vụ đầu tiên với Mỹ : mua 13 hệ thống thiết bị sản xuất chất Ure tổng hợp quy mô lớn nhất, hiện đại nhất thế giới hồi ấy, trong đó có 8 hệ thống thiết bị của công ty Mỹ Kellogg.

Sau đây 50 năm, 100 năm nữa, khi viết lại lịch sử phát minh của thế giới, phải chăng Trung Quốc có thể thay đổi được tình trạng từng không có tên trong bộ sử đó ? Trên mức độ rất lớn, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể nâng cao một cách bền vững mức độ tự do mà người Trung Quốc được hưởng hay không. Bởi lẽ chỉ có tự do thì mới có thể làm cho tinh thần doanh nhân và sức sáng tạo của người Trung Quốc được phát huy đầy đủ, làm cho nước ta trở thành một quốc gia thuộc loại hình sáng tạo đổi mới.

Vì thế đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi một người quan tâm tới vận mệnh của Trung Quốc, lại càng là sứ mệnh của người Đại học Bắc Kinh ! Không bảo vệ tự do thì không xứng với danh hiệu "người Bắc Đại" !

Trương Duy Nghênh

Nguyên tác :张维迎心灵不自由 创新无从谈起, 20170704 作者张维迎

Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú trong ngoặc [ ].

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 14/01/2019

Published in Diễn đàn

Lời giới thiệu : Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Quốc (Trung Quốc) và thế giới đã và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra đời tại Trung Quốc, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới nhưng về sau lại tụt hậu. Có nhiều ý kiến khác nhau.

Ví dụ Dương Chấn Ninh cho rằng đó là do người Trung Quốc không có tư duy logic, hoặc tư duy truyền thống của họ không có phương pháp suy diễn. Lê Minh nói đó là do người Trung Quốc kém thông minh nhưng lại tự cho là thông minh…

Trong bài nói ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm : do thể chế chính trị truyền thống của Trung Quốc luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người Trung Quốc không thể có phát minh sáng tạo. Bài nói của ông (được giới thiệu dưới đây) đã gây tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc, người khen kẻ chê đều rất nhiều.

tudo1

*****

Chào các bạn sinh viên ! Trước tiên tôi xin chúc mừng các bạn đã tốt nghiệp !

Tên gọi "Người Bắc Đại" [tức người của trường Đại học Bắc Kinh] là một vầng hào quang, cũng có nghĩa là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với dân tộc chịu bao khổ cực, chịu đủ mọi vùi dập của chúng ta.

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, đồng thời cũng là nền văn minh cổ xưa duy nhất được giữ gìn cho tới ngày nay. Trung Quốc thời cổ từng có thành tựu phát minh sáng tạo vẻ vang, có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng trong 500 năm qua, về mặt phát minh sáng tạo thì Trung Quốc không có gì nổi trội đáng nói. Chúng ta hãy dùng con số để nói rõ điểm này.

Theo thống kê của học giả Jack Challoner ở Viện Bảo tàng Khoa học Anh Quốc, trong thời gian từ thời kỳ đồ đá cũ (2,5 triệu năm trước) cho đến năm 2008, đã có 1001 phát minh lớn làm thay đổi thế giới, trong đó Trung Quốc có 30 phát minh, chiếm 3%. Toàn bộ 30 phát minh này đều xuất hiện trước năm 1500, chiếm 18,4% trong số 163 phát minh lớn trên toàn cầu trước năm 1500. Trong đó, phát minh cuối cùng là bàn chải đánh răng xuất hiện năm 1498, đây cũng là phát minh lớn duy nhất đời nhà Minh. Trong hơn 500 năm sau, năm 1500, toàn thế giới có 838 phát minh, trong đó không có phát minh nào đến từ Trung Quốc.

Kinh tế tăng trưởng bắt nguồn từ sự xuất hiện không ngừng các sản phẩm mới, công nghệ mới, ngành nghề mới. Xã hội truyền thống chỉ có vài ngành nghề như nông nghiệp, luyện kim, gốm sứ, thủ công nghệ, trong đó nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo tuyệt đối. Hiện nay chúng ta có bao nhiêu ngành nghề ? Xét theo tiêu chuẩn phân loại đa tầng quốc tế, chỉ riêng về sản phẩm xuất khẩu, số ngành được mã hóa bằng mã 2 chữ số có 97 ngành, mã 4 chữ số có 1.222 ngành, mã 6 chữ số có 5.053 ngành, và vẫn không ngừng tăng thêm. Toàn bộ các ngành mới này đều được sáng tạo trong 300 năm qua, đều có thể tra cứu được nguồn gốc của mỗi sản phẩm mới này. Trong số rất nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới này không một ngành nghề mới hoặc sản phẩm quan trọng mới nào do người Trung Quốc phát minh cả !

Lấy ngành sản xuất xe hơi làm ví dụ. Ngành này được những người Đức như Karl Benz, Daimler và Maybach sáng lập vào khoảng giữa thập niên 1880, sau đó trải qua hàng loạt tiến bộ kỹ thuật, chỉ từ năm 1900 đến 1981 đã có hơn 600 sáng tạo đổi mới quan trọng (theo sách Industrial Renaissance của Albernathy, Clark và Kantrow, 1984).

Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, nhưng nếu bạn viết một bộ lịch sử tiến bộ công nghệ của ngành chế tạo xe hơi, thì trong bảng những nhân vật được vinh danh sẽ có hàng nghìn nhà phát minh tên tuổi, trong đó có người Đức, người Pháp, người Anh, người Ý, người Mỹ, người Bỉ, người Thụy Điển, người Thụy Sĩ, người Nhật, nhưng sẽ không có người Trung Quốc !

Ngay cả trong những ngành nghề truyền thống mà Trung Quốc từng dẫn đầu từ trước thế kỷ XVII như luyện kim, gốm sứ, dệt may, những phát minh sáng tạo lớn xuất hiện trong 300 năm qua không có cái nào do người Trung Quốc làm ra.

Tôi cần đặc biệt nhấn mạnh sự khác nhau của thời gian trước và sau năm 1500. Trước năm 1500, thế giới chia thành những khu vực khác nhau, các khu vực này về cơ bản đều ở tình trạng khép kín với nhau, một kỹ thuật mới xuất hiện ở một nơi nào đó thì có ảnh hưởng rất nhỏ tới các nơi khác, và cống hiến của nó đối với toàn nhân loại rất hạn chế.

Ví dụ năm 105, ông Thái Luân [Cai Lun] thời Đông Hán phát minh ra kỹ thuật làm giấy, nhưng đến sau năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy của Trung Quốc mới truyền tới thế giới các nước theo đạo Islam [Hồi giáo], lại qua 300 – 400 năm nữa mới truyền tới Tây Âu. Hồi tôi học tiểu học, khi luyện viết chữ còn phải viết trên bàn đất sét mà không viết trên giấy.

Nhưng sau năm 1500, toàn thế giới bắt đầu quá trình nhất thể hóa, chẳng những tốc độ phát minh kỹ thuật đã tăng nhanh, mà tốc độ truyền bá kỹ thuật cũng tăng lên, khi một kỹ thuật mới xuất hiện ở nơi này, nó sẽ nhanh chóng du nhập vào nơi khác, và sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân loại. Ví dụ năm 1886 người Đức phát minh ra xe hơi, 15 năm sau, Pháp trở thành nước đứng đầu sản xuất xe hơi, lại qua 15 năm nữa, nước Mỹ thay Pháp trở thành cường quốc số một về sản xuất xe hơi. Đến năm 1930, tỷ lệ phổ cập xe hơi ở Mỹ đã lên đến 60%.

Vì thế sau năm 1500 mới thực sự có thể so sánh được trình độ sáng tạo đổi mới giữa các nước, ai giỏi ai kém rõ rành rành ! Trung Quốc trong 500 năm gần đây không làm ra được một phát minh sáng tạo mới nào đáng ghi vào sử sách, điều đó có nghĩa là cống hiến của chúng ta cho sự tiến bộ của nhân loại gần như bắng số không ! Kém xa tổ tiên ta !

Tôi còn muốn nhấn mạnh vấn đề quy mô số dân. Các nước có quy mô lớn hoặc nhỏ, nếu chỉ so sánh đơn giản giữa các nước với nhau về số lượng phát minh sáng tạo, xem ai nhiều ai ít thì sẽ dễ làm cho mọi người hiểu nhầm.

Nói về lý luận, dưới những điều kiện khác đã cho, một nước càng đông dân thì sáng tạo đổi mới sẽ càng nhiều, tiến bộ kỹ thuật sẽ càng nhanh. Hơn nữa, tỷ lệ sáng tạo đổi mới và tỷ lệ dân số có mối quan hệ số mũ [lũy thừa] với nhau, không phải đơn giản là mối quan hệ tỷ lệ đồng đẳng. Ở đây có hai nguyên nhân : thứ nhất, về mặt sản xuất, tri thức có hiệu ứng kinh tế và hiệu ứng lan tràn quan trọng ; thứ hai, về mặt sử dụng, tri thức không có tính loại trừ các sự vật khác.

Hơn 10 năm trước, nhà vật lý người Mỹ Geoffrey West phát hiện : trong đời sống đô thị, mối quan hệ giữa số lượng phát minh sáng tạo của con người với số lượng dân thì tuân theo quy luật lũy thừa với số mũ dương 5/4 : Nếu đô thị A có số dân đông gấp 10 đô thị B thì tổng lượng phát minh sáng tạo của A sẽ bằng 10 lũy thừa 5/4 [tức 101,25] tổng lượng phát minh sáng tạo của B, tức 17,8 lần [chính xác : 17,78279].

Qua đó có thể thấy, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc cho thế giới quá ư không tỷ lệ với quy mô số dân của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc gấp 4 lần dân số Mỹ, 10 lần Nhật, 20 lần Anh Quốc, 165 lần Thụy Sĩ. Xét theo quy luật lũy thừa về sáng tạo tri thức nói trên, lẽ ra số lượng phát minh sáng tạo của Trung Quốc phải bằng 5,6 lần số lượng phát minh sáng tạo của Mỹ, 17,8 lần của Nhật, 42,3 lần của Anh và 591 lần của Thụy Sĩ.

Nhưng tình hình thực tế là trong 500 năm gần đây, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc gần như bằng số không. Chưa cần so sánh với Mỹ, Anh, mà chúng ta cũng chưa đạt được ngay cả con số lẻ của Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ phát minh ra kìm phẫu thuật, máy trợ thính điện tử, dây an toàn, công nghệ chỉnh hình, màn hình tinh thể lỏng v.v…

Công nghệ mực chống giả được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dùng để in đồng Nhân dân tệ là công nghệ của Thụy Sĩ, 60% -70% lượng bột mỳ của Trung Quốc được chế biến bằng máy móc của công ty Bühler (Thụy Sĩ).

Nguyên nhân do đâu vậy ? Lẽ nào do gene của người Trung Quốc có vấn đề ? Hiển nhiên không phải thế ! Nếu không, chúng ta chẳng có cách nào giải thích được vì sao nền văn minh Trung Quốc cổ đại lại rực rỡ như thế.

Hiển nhiên đó là do thể chế và chế độ của Trung Quốc. Sức sáng tạo dựa vào tự do ! Sự tự do về tư tưởng và tự do về hành động. 

Đặc điểm cơ bản của thể chế Trung Quốc là hạn chế sự tự do của con người, bóp chết tính sáng tạo, bóp chết tinh thần doanh nhân. Thời đại người Trung Quốc có sức sáng tạo nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời nhà Tống. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Hai thời đại này cũng là những thời đại người Trung Quốc được tự do nhất.

Trước năm 1500, phương Tây không sáng sủa, phương Đông tối tăm. Sau năm 1500, một số nước phương Tây trải qua tiến trình cải cách tôn giáo và phong trào Khai sáng đã dần dần tiến tới tự do và pháp trị, còn chúng ta lại giẫm chân tại chỗ, thậm chí đi ngược đường với họ.

Tôi cần phải nhấn mạnh, tự do là một chỉnh thể không thể chia cắt, khi tư tưởng không tự do thì hành động không thể tự do ; khi ngôn luận không được tự do thì tư tưởng không thể tự do. Chỉ có tự do thì mới có sáng tạo. Tôi xin lấy một ví dụ để nói rõ điểm này.

Ngày nay việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện đã trở thành thói quen của mọi người. Thế nhưng năm 1847, khi thầy thuốc nội khoa người Hungari Ignaz Semmelweis đề xuất thầy thuốc và y tá phải rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ, ông đã xúc phạm các đồng nghiệp, vì thế mà bị mất việc và chết trong một nhà thương điên lúc 47 tuổi. Quan điểm của Ignaz Semmelweis dựa trên sự quan sát về sốt hậu sản. Hồi ấy bệnh viện của ông có hai phòng đẻ, một phòng phục vụ người giàu, do các thầy thuốc và y tá chuyên ngành chăm sóc chu đáo, những thầy thuốc này luôn thay đổi công việc giữa đỡ đẻ và mổ xác ; một phòng đẻ khác là để phục vụ người nghèo, do các bà đỡ phụ trách. Semmelweis phát hiện tỷ lệ người giàu bị sốt hậu sản cao gấp 3 lần người nghèo. Ông cho rằng nguyên nhân là do thầy thuốc không rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ. Nhưng quan điểm ấy của ông lại mâu thuẫn với lý luận khoa học đang thịnh hành thời đó, ngoài ra ông cũng không đưa ra được các chứng minh khoa học để thuyết minh cho phát hiện của mình.

Vậy thói quen vệ sinh của nhân loại đã thay đổi như thế nào ? Việc này có liên quan tới phát minh ra máy in.

Thập niên năm 1440, doanh nhân Đức Johannes Gutenberg phát minh ra máy in sắp chữ bằng những con chữ rời. Nhờ có loại máy in này mà số lượng ấn phẩm tăng lên cực nhiều, việc đọc sách trở nên phổ biến, nhiều người bỗng phát hiện mắt họ vốn là bị "viễn thị" [?], thế là xuất hiện nhu cầu tăng bùng nổ về kính mắt. 100 năm sau khi phát minh máy in, tại châu Âu xuất hiện hàng nghìn nhà sản xuất kính mắt, và do đó dấy lên cuộc cách mạng về kỹ thuật quang học.

Năm 1590, cha con doanh nhân sản xuất kính mắt Janssen (Hà Lan) lắp vài mắt kính vào trong một cái ống và họ phát hiện những vật thể quan sát thấy qua những lớp kính này được phóng to lên, từ đó mà phát minh ra kính hiển vi. Nhà khoa học người Anh Robert Hook đã dùng kính hiển vi phát hiện ra tế bào, từ đó dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học và y học.

Nhưng kính hiển vi thời kỳ đầu chưa có độ phân giải cao, cho đến thập niên 1870, nhà chế tạo kính mắt Carl Zeiss người Đức sản xuất ra loại kính hiển vi kiểu mới có cấu tạo dựa trên công thức toán học chính xác. Chính là nhờ vào loại kính hiển vi này, bác sĩ người Đức Robert Koch và một số người khác đã phát hiện ra những con virus mà mắt người không nhìn thấy, qua đấy chứng minh quan điểm của bác sĩ người Hungari Ignaz Semmelweis là đúng đắn, và từ đó sáng lập ra lý thuyết vi sinh vật và vi khuẩn học. Nhờ sự ra đời hai khoa học này mà mọi người đã dần dần thay đổi thói quen vệ sinh [rửa tay trước khi ăn và sau khi đi toa-let], và tuổi thọ của loài người cũng được kéo dài với biên độ lớn.

Chúng ta có thể giả thiết : nếu lúc đầu máy in Gutenberg bị cấm sử dụng, hoặc chỉ được phép in các ấn phẩm đã bị Giáo hội và chính quyền kiểm duyệt, thế thì việc đọc sách báo sẽ không được phổ cập, nhu cầu về kính mắt cũng sẽ không lớn như thế, kính hiển vi và kính viễn vọng cũng sẽ không được phát minh, khoa học vi sinh vật cũng không xuất hiện, chúng ta không được uống sữa bò thanh trùng, tuổi thọ dự tính của loài người cũng sẽ không tăng từ hơn 30 lên tới hơn 70 tuổi, càng không thể nào mơ tưởng đến chuyện thám hiểm không gian vũ trụ.

Trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc giành được những thành tựu cả thế giới quan tâm dõi theo. Những thành tựu ấy được xây dựng trên cơ sở khoa học kỹ thuật mà thế giới phương Tây tích lũy được trong 300 năm phát minh sáng tạo. Mỗi một kỹ thuật và sản phẩm quan trọng giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đều do phương Tây phát minh chứ không phải do chúng ta phát minh. Chúng ta chỉ là kẻ ăn theo chứ không phải là kẻ sáng tạo đổi mới. Chúng ta chỉ dựng một chái nhỏ trên tòa nhà lớn do người khác xây dựng. Chúng ta không có lý do để ngông cuồng tự cao tự đại !

Newton bỏ ra 30 năm để phát hiện lực vạn vật hấp dẫn, tôi mất 3 tháng để làm rõ định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu tôi nói mình dùng thời gian 3 tháng để đi hết con đường 30 năm của Newton thì nhất định các bạn sẽ cảm thấy nực cười. Ngược lại, nếu tôi quay sang chê cười Newton, thế thì chỉ có thể cho thấy tôi quá vô tri !

Chúng ta thường nói Trung Quốc dùng 7% diện tích đất có thể trồng trọt để nuôi sống 20% số dân thế giới, nhưng chúng ta cần hỏi lại : Trung Quốc dùng cách nào để có thể làm được việc đó ? Nói đơn giản, đó là sử dụng nhiều phân hóa học. Quá nửa lượng đạm trong thực phẩm người Trung Quốc ăn là đến từ phân bón hóa học vô cơ [phân đạm]. Nếu không sử dụng phân hóa học thì một nửa số dân Trung Quốc sẽ chết đói.

Kỹ thuật sản xuất phân đạm đến từ đâu ? Kỹ thuật này do nhà khoa học người Đức Fritz Habe và kỹ sư Carl Bosch của công ty BASF phát minh ra cách đây hơn 100 năm, chứ không phải do chúng ta phát minh. Năm 1972, sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, Trung Quốc đã làm thương vụ đầu tiên với Mỹ : mua 13 hệ thống thiết bị sản xuất chất Ure tổng hợp quy mô lớn nhất, hiện đại nhất thế giới hồi ấy, trong đó có 8 hệ thống thiết bị của công ty Mỹ Kellogg.

Sau đây 50 năm, 100 năm nữa, khi viết lại lịch sử phát minh của thế giới, phải chăng Trung Quốc có thể thay đổi được tình trạng từng không có tên trong bộ sử đó ? Trên mức độ rất lớn, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể nâng cao một cách bền vững mức độ tự do mà người Trung Quốc được hưởng hay không. Bởi lẽ chỉ có tự do thì mới có thể làm cho tinh thần doanh nhân và sức sáng tạo của người Trung Quốc được phát huy đầy đủ, làm cho nước ta trở thành một quốc gia thuộc loại hình sáng tạo đổi mới.

Vì thế đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi một người quan tâm tới vận mệnh của Trung Quốc, lại càng là sứ mệnh của người Đại học Bắc Kinh ! Không bảo vệ tự do thì không xứng với danh hiệu "người Bắc Đại" !

Trương Duy Nghênh (Trung Quốc)

Nguyên tác :张维迎:心灵不自由 创新无从谈起, 20170704 作者张维迎

Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú trong ngoặc

Nguồn : nghiencuuquocte.net, 14/01/2019

Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying张维, 1959-), tiến sĩ kinh tế học Đại học Oxford Anh Quốc, Giáo sư Đại học Bắc Kinh, đồng sáng lập Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Quang Hoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Mạng (ba cơ quan này đều thuộc Đại học Bắc Kinh).

Published in Diễn đàn

Thế giới hiện nay đang phẳng hóa rất nhanh khi những cách biệt về địa lý, vốn, máy móc… đang tiến tới bị xóa nhòa thì sự cạnh tranh để phát triển tất yếu phải dựa vào nguồn lực tri thức và sáng tạo. Đào tạo những con người sáng tạo phải là mục tiêu của nền giáo dục quốc gia.

sangtao1

Chia sẻ của cô giáo Trần Thị Mỹ Hà về quyết định trên

Do đó, "triết lý giáo dục cần phải chuyển sang hướng đào tạo con người tự do, để họ có thể tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, thay vì đào tạo con người công cụ như mục đích của hệ thống hiện thời" (Giáp Văn Dương, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 8/5/2017).

Triết lý đó phản ánh nhu cầu phát triển đặt ra với nền giáo dục, và nếu không đáp ứng được, khoảng cách tụt hậu của nước ta so với trung bình thế giới chắc chắn sẽ ngày càng nhanh chóng xa hơn !

Có nhiều biểu hiện cho thấy nền giáo dục nước nhà, buồn thay, đang quay lưng hay chống lại các đòi hỏi từ nhu cầu mới của đất nước.

Cách đây không lâu, một học sinh lớp 12, vì viết trên Facebook của mình những dòng chê thái độ phục vụ của Bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười, đã bị Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Kiến Tường mời lên làm việc về nội dung trên. Cũng trong ngày 6/3, T. đã xóa nội dung này trên trang Facebook cá nhân. Tiếp đó, ngày 16.3, Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định kỷ luật T. với hình thức khiển trách, lý do là vi phạm điều 41 Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ trường Trung học phổ thông (Tuổi Trẻ Online, ngày 1/6/2017).

Cách đây một năm, cô giáo Trần Thị Mỹ Hà - Tổ trưởng tổ Văn trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, vì đăng một status trên trang Facebook của cô không đồng tình với một đề nghị của thành phố Hà Nội, bị chi bộ trường Trần Nhân Tông phạt cảnh cáo.

Trong cả hai sự kiện, nhiều người không hiểu tại sao lại có sự can thiệp của nhà trường. Bài viết trên Facebook, dù có phổ biến trên mạng, được coi là bài viết riêng trên trang nhà cá nhân. Bài viết lại nêu quan điểm rất rõ ràng, trình bày công khai và minh bạch trước công chúng, không vi phạm thuần phong mỹ tục, tại sao trường lại chen vô ? Không thích thì không xem, không đồng ý thì tranh luận công khai. Nếu bài viết xúc phạm hay vu khồng cá nhân hay tổ chức nào đó, thì cá nhân hay tổ chức đó kiện người viết. Trường lấy tư cách gì mà chen vào ?

Một câu hỏi khác nữa là : Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông có quyền "mời cô Hà lên làm việc" vì status của cô không ? Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Kiến Tường có quyền mời học sinh T. lên làm việc về nội dung status của em và sau đó ra quyết định kỷ luật hay không ? Ở một xứ như Pháp hay Mỹ chẳng hạn, cô giáo có quyền không đi dự buổi làm việc đó vì "chuyện của cá nhân tôi, không ăn thua gì các ông". Hoặc giả, cô đi dự và khi nhận quyết định cảnh cáo, cô có quyền kiện nhà trường về quyết định đó. (Học sinh T. cũng có quyền như vậy). 

Câu hỏi thứ ba, theo tôi, quan trọng hơn nhiều : Hai sự việc xảy ra cách nhau một năm, tại hai đầu đất nước, nói lên điều gì ? Giữa hai sự việc đó là một chuỗi các sự việc, độc lập nhau nhưng hòa cùng tiết tấu, cho thấy hình như có một sợi dây xuyên suốt các sự việc. Ở một môi trường khai phóng và tôn trọng con người, cách hành xử như vậy không được chấp nhận và gây một làn sóng phản ứng mạnh mẽ. Tại sao ở Việt Nam những sự việc đó được lặp đi lặp lại ? Phải chăng cách tổ chức xã hội của Việt Nam nếu không ủng hộ thì cũng dung dưỡng cách hành xử như thế ?

Các sự việc cho thấy trong môi trường giáo dục Việt Nam, thầy cô và học sinh rất nhỏ bé trước cơ quan, tổ chức, ban giám hiệu. Cô giáo và bạn học sinh lớp 12 kia đều quá tuổi làm chứng minh nhân dân, quá tuổi đi bầu. Cô giáo là một người trưởng thành, có nghề nghiệp đàng hoàng, có vai trò truyền thụ kiến thức và tác phong sống cho học sinh, mà cứ bị xem như, và bị "xử" như một đứa con nít, mỗi lời nói, hành vi là bị nạt nộ, trừng mắt, hăm he hay vuốt đầu khen thưởng ! Làm sao cô giáo thành người lớn cho nổi ? Làm sao cô giáo thành một người tự do như Giáp Văn Dương mong muốn được ?

Trở lại câu nói của Giáp Văn Dương được trích bên trên, tôi không biết mục đích của hệ thống giáo dục hiện thời có phải là "đào tạo con người công cụ" hay không, nhưng với cách hành xử như thế thì nhiều sản phẩm của nền giáo dục sẽ là con người công cụ. Khi trong trường học, thầy cô và học sinh có nhiều tính cách công cụ và tuân phục thì xã hội có ít tính sáng tạo và độc lập, quốc gia thiếu năng lực phát triển.

Có phải các sự việc như trên chỉ xảy ra trong lãnh vực giáo dục ? Không, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch qua cách đối xử gần đây với các ca khúc, cách hành xử trước các tiếng nói phản biện trong vụ bán đảo Sơn Trà… cho thấy bộ này có cùng lối tư duy và cung cách hành xử.

Có phải tất cả các sự việc đó cho người ta cảm giác rằng trong hệ thống này thì các cơ quan chức năng có nhiều tính công cụ và lệ thuộc mà kém tính sáng tạo và đột phá ? Khi cơ quan là cơ quan công cụ thì hệ thống không thể là hệ thống "kiến tạo" và tôi e rằng các quan chức quản lý cấp cao còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu chính phủ kiến tạo.

Muốn có kiến tạo, phải chăng một trong các việc căn bản đầu tiên cần làm là xác định tinh thần độc lập, tự do tư duy và sáng tạo như là một trong các giá trị cốt lõi ?

Lê Học Lãnh Vân 

Nguồn : Một Thế Giới, 02/07/2017

Published in Diễn đàn