Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dùng vũ khí nguyên tử đe dọa, Putin kích thích cuộc chạy đua nguy hiểm

Hồ sơ của L’Express tuần này nói về nạn chạy đua vũ khí nguyên tử của Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran… với ảnh trang bìa là Vladimir Putin trong cặp kính có tròng màu lửa. Về chiến tranh Ukraine, quyết định tấn công vào Kursk - lãnh thổ của kẻ xâm lăng - được coi là một bước ngoặt của cuộc chiến.

nguyentu1

Ảnh do văn phòng báo chí bBộ quốc phòng Nga phổ biến ngày 21/05/2024 cho thấy một hỏa tiễn Iskander trong cuộc diễn tập sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật tại một địa điểm không công bố ở Nga. AP

Putin dựng dậy bóng ma nguyên tử

Tuần báo tả lại cảnh các xe quân sự tiến vào một khu rừng, dưới sự giám sát của trực thăng, những giàn phóng nâng thẳng hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M rồi bắn vào một khu vực không xác định. Sau đó là những chiếc Mig-31 trang bị hỏa tiễn được làm mờ. Đó là một số cuộc tập trận vũ khí nguyên tử chiến thuật trong video của bộ quốc phòng Nga công bố cuối tháng Bảy, để trả đũa tuyên bố của tổng thống Emmanuel Macron về khả năng gởi quân sang Ukraine.

Chiến tranh lạnh kết thúc, Châu Âu ngỡ rằng nguy cơ tận thế vì bom nguyên tử đã xa rời, nhưng lời đe dọa của tổng thống Nga làm chuyển sang một kỷ nguyên mới. Trước đây chạy đua nguyên tử chỉ giữa Nga và Mỹ, thì nay Trung Quốc gây lo ngại với số lượng đầu đạn cao chưa từng thấy. Bắc Triều Tiên đã có vũ khí nguyên tử, Iran sẽ có nếu muốn, và mai này là các nước khác nếu thấy rằng đó là cách duy nhất để sống sót.

L’Express nhắc lại "sai lầm lịch sử" của Ukraine. Ngày 01/06/1996, một đoàn xe lửa đưa sang Nga đầu đạn nguyên tử liên lục địa cuối cùng trong số 1.900 đầu đạn chiến lược mà Ukraine sở hữu. Khi Liên Xô sụp đổ, Kiev có kho vũ khí nguyên tử lớn thứ ba thế giới. Việc chuyển giao tất cả cho Nga theo bản ghi nhớ Budapest tháng 12/1994 được Nhà Trắng hoan nghênh, đổi lại Ukraine được Hoa Kỳ trợ giúp tài chánh trong hai năm. Kiev muốn Washington bảo đảm an ninh, nhưng trong bản ghi nhớ lại không mang tính chất ràng buộc.

Ukraine không nghĩ rằng Nga có thể trở thành kẻ thù

Ngày nay Ukraine vô cùng hối tiếc, sau khi Crimea bị Nga chiếm năm 2014. Tới khi nổ ra cuộc xâm lăng đại quy mô ngày 24/02/2022, ngay cả Bill Clinton cũng choáng váng. Cựu tổng thống Mỹ cảm thấy trực tiếp liên quan vì đã thuyết phục Ukraine từ bỏ vũ khí nguyên tử, nếu Kiev còn giữ các đầu đạn hạt nhân thì chắc chắn Moskva không dám gây chiến.

"Sai lầm lịch sử" này có nhiều nguyên nhân. Giao lại kho vũ khí hạt nhân giúp Ukraine - vốn vừa ra khỏi Liên Xô – có thể hội nhập trên trường quốc tế. Bên cạnh đó đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế : lạm phát lên đến 4.700% năm 1993 nên rất cần viện trợ phương Tây. Về phía Kremlin liên tục gây áp lực, và chính khách ở Kiev hồi đó hầu hết thân Nga. Các nhà lãnh đạo Ukraine chưa bao giờ nghĩ rằng Nga sẽ trở thành kẻ thù. Hồi năm 1993 chỉ có một nhà nghiên cứu là John Mearsheimer cảnh báo, Moskva thường gây hấn với láng giềng, nên vũ khí nguyên tử là phương tiện duy nhất để răn đe của Ukraine đối với Nga.

Ba thập niên sau, tình hình đã thay đổi hẳn, và sự đảo lộn chỉ mới bắt đầu. Moskva thường xuyên dùng bóng ma nguyên tử để đe dọa, khiến phương Tây không dám mạnh tay hỗ trợ Kiev. Phải mất một năm mới chấp nhận gởi sang xe tăng Đức, và hơn hai năm đối với tiêm kích F-16. Theo New York Times, các chỉ huy quân sự Nga hồi mùa thu 2022 đã bàn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật khi quân Nga bị đuổi chạy khỏi Kharkiv và Kherson.

Nhân loại đang sống dưới lưỡi gươm Damoclès

Sự bành trướng như vũ bão của Trung Quốc cũng rất đáng lo ngại : Bắc Kinh đã có trên 500 đầu đạn nguyên tử và từ nay đến 2030 sẽ có trên 1.000, tăng gấp ba lần chỉ trong một thập niên, chưa kể 8 tàu ngầm nguyên tử. Nguy hiểm nhất là Trung Quốc hoàn toàn thiếu minh bạch trong lãnh vực này. Washington cho biết sẵn sàng thảo luận mà không có điều kiện tiên quyết nào, nhưng Bắc Kinh từ chối.

Lo lắng trước sự đe dọa của Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân. Thế nên hôm 18/07/2023, Mỹ đã điều USS Kentucky, tàu ngầm nguyên tử đến để trấn an. Cũng như 13 chiếc khác thuộc lớp Ohio, tàu này có 20 hỏa tiễn liên lục địa với nhiều đầu đạn nguyên tử có sức mạnh gấp 20 lần Fat Man, quả bom đã thả xuống Nagasaki.

Trả lời L’Express, đô đốc Pierre Vandier nhận định "Chúng ta đang sống dưới lưỡi gươm Damoclès", với nguy cơ đại chiến thế giới lần thứ ba. Những gì đang diễn ra tại Châu Âu có thể tái diễn ở Châu Á : Trung Quốc có thể bắt chước Nga, tấn công Đài Loan. Về khả năng hủy diệt khi chiến tranh nguyên tử xảy ra, không phải toàn bộ nhân loại đều biến mất, nhưng 100% các trung tâm quân sự, kinh tế, chính trị sẽ bị tiêu hủy. Một ví dụ về mãnh lực của đầu đạn hạt nhân : Paris có khả năng biến cả một vùng đất có diện tích lớn bằng nước Pháp tại Nga thành tro bụi.

Trận Donbass có thể giải quyết trên lãnh thổ Nga ?

Về chiến tranh ở Ukraine, Le Figaro cuối tuần đặt câu hỏi, phải chăng trận Donbass còn được quyết định ở sâu trong lãnh thổ Nga ? Để xoay chuyển cục diện, Kiev tìm cách đưa chiến tranh sang đất của kẻ xâm lăng với cuộc tiến công vào Kursk, tận dụng các drone đồng thời kêu gọi đồng minh cho phép dùng vũ khí tầm xa trên đất địch.

Lần đầu tiên dự hội nghị của "nhóm Ramstein" gồm 50 đồng minh của Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh rằng mưu toan đặt ra các lằn ranh đỏ của Nga không có tác dụng. Phương Tây đang chăm chú quan sát vụ đột phá ở Kursk mà Moskva vẫn chưa phản ứng mạnh, cứ như là vẫn có thể tiến hành chiến tranh trên đất của một cường quốc nguyên tử. Hiện thời các đồng minh vẫn còn áp đặt những hạn chế. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp tục dọa dẫm khi Reuters đưa tin Hoa Kỳ định cung cấp cho Kiev các hỏa tiễn hành trình JASSM, có tầm hoạt động từ 370 km đến 1.000 km tùy theo phiên bản, có thể thích ứng với các tiêm kích Mig29 của Ukraine.

Các drone vũ trang dù đôi khi có thể hoạt động xa cả ngàn cây số nhưng chậm và mang được ít chất nổ, trong khi Ukraine cần hỏa lực mạnh mẽ và nhanh chóng. Washington nói rằng không cần hỏa tiễn tầm xa vì 90% phi cơ Nga ở những phi trường cách xa Ukraine đến 300 kilomet. Nhưng các nhà phân tích quân sự phản bác, cho biết 225 mục tiêu quân sự Nga nằm trong tầm bắn của ATACMS.

Kursk : Chiến dịch quan trọng nhất kể từ chiến thắng Kharkiv và Kherson

Về phía Kiev, Le Monde cuối tuần cho biết các chiến binh Ukraine coi chiến dịch Kursk là bước ngoặt của cuộc chiến. Trước kẻ thù, Ukraine không có chọn lựa nào khác là dùng loại vũ khí tốt nhất có sẵn, đó là tính chất bất ngờ. Các quân nhân mà đặc phái viên tờ báo tiếp xúc đều tỏ ra rất phẩn khởi. Không chỉ về việc chiếm được một phần đất của Nga, mà việc chiến đấu tại đây dễ dàng hơn hẳn so với Donbass.

Quân Nga chỉ tích cực trong ngày đầu, những ngày sau họ buông súng đầu hàng : Kiev bắt sống 594 lính Nga. Các đơn vị drone tác chiến lần đầu tiên có dịp thử sức, phối hợp hoàn hảo với các toán xung kích, phá hủy được nhiều thiết giáp và xe quân sự của địch. Dân biểu Roman Kostenko, vốn là đại tá biệt kích đi thị sát mặt trận Kursk trở về cho rằng đây là một giai đoạn lịch sử, là chiến dịch quân sự quan trọng nhất kể từ sau chiến thắng ở Kharkiv và Kherson.

Nhiều người Nga không sơ tán vì sợ… lính Nga cướp tài sản

Courrier International thuật lại một tình trạng tréo ngoe : dân Nga ở Kursk không muốn di tản vì sợ… quân Nga cướp bóc, chứ không phải sợ lính Ukraine. Đã có nhiều vụ xảy ra, nhưng những người đăng lên mạng xã hội có thái độ dè dặt vì sợ bị quy tội "bôi xấu quân đội Nga". Được nhật báo kinh tế RBC trích dẫn, thống đốc Alexei Smirnov ước tính còn 20.000 người sống gần vùng chiến sự, thậm chí ở khu vực chiếm đóng nhưng không muốn ra đi, chủ yếu lo ngại nhà cửa, vườn tược, trang trại bị trộm cắp.

Andrei (tên đã được đổi) từ Moskva đến để đưa người thân ra khỏi Glushkovo đang bị cắt đứt hoàn toàn với phần còn lại của nước Nga, phát hiện có những ngôi làng mà toàn bộ dân cư từ chối ra đi vì sợ mất tài sản. Chính mắt anh trông thấy những tiệm tạp hóa bị lính Nga cướp hết hàng. Những người khác nói rằng có những căn nhà bị kẻ gian đem xe tải đến chở hết đồ đạc. Có ít nhất hai video trên kênh Telegram Pepel Kursk do các nhà báo chuyên nghiệp phụ trách, cáo giác lính Nga. Trong một video, những người mặc quân phục Nga lấy cắp hàng hóa từ một kho hàng, video kia thì lính Chechnya đang cướp những món hàng giá trị của một cửa tiệm bán điện thoại di động.

Oanh kích vào thường dân là khủng bố chứ không phải chiến tranh

Trên Le Point, đạo diễn kiêm triết gia Bernard-Henri Lévy giải thích vì sao ông tin rằng Nga không thể thắng. Theo dõi cuộc chiến từ hai năm rưỡi qua, đã thực hiện những bộ phim tài liệu trên thực địa, ông không quá ngạc nhiên khi nghe về chiến dịch táo bạo ở Kursk.

Bởi vì bất chấp những kẻ chủ bại phương Tây nói gì, quân đội Ukraine dũng cảm và biết vì sao họ phải chiến đấu, được chỉ huy bởi các vị tướng mà những chiêu thức bậc thầy sẽ được giảng dạy trong những trường quân sự trong tương lai. Và vì quân Nga là một quân đội rệu rã, trang bị kém, những người lính khi có thể thì thà đầu hàng Ukraine thay vì nghe lệnh của những đao phủ đeo lon sĩ quan dùng họ như bia thịt.

Nga có thể gặm nhấm thêm vài trăm mét đất ở Pokrovsk, và cũng như trước đây ở Bakhmut hay hiện nay ở Chasiv Yar, Putin sau một năm chiến đấu và nhiều tháng oanh tạc vẫn chưa giành được thắng lợi nhỏ nhoi. Ông ta có thể phóng hú họa những quả bom lượn tàn sát người dân Kharkiv, Kiev, đánh vào trường mẫu giáo. Đó là khủng bố chứ không phải chiến tranh. Đó là vũ khí của kẻ hèn nhát, không phải của những người lính chiến đúng nghĩa. Và không phải nhờ đó mà thắng được một cuộc chiến.

Nga mạnh nhờ phương Tây yếu bóng vía

Tác giả Bernard-Henri Lévy kết luận : Nga không thể thắng, và ngược lại Ukraine không thể thua. Cuộc chiến tàn bạo này chỉ có thể kết thúc, như mọi cuộc chiến từ thời cổ đại đến nay, bằng thất bại của kẻ đã gây ra là Kremlin. Nhưng khi nào, và còn bao nhiêu người phải chết, bao nhiêu sự tàn phá nữa ? 

Đó mới là câu hỏi thực sự, và câu trả lời trong tay phương Tây. Hoặc là tiếp tục trò chơi tai ác, hạn chế việc chuyển giao vũ khí, qua đó người Ukraine kháng cự được nhưng không thể thắng ; giới hạn tầm bắn không cho Ukraine vô hiệu hóa những giàn phóng chuyên gieo rắc cái chết cho Kiev và Kharkiv. Hậu quả không thể tránh khỏi là khuyến khích tàu Trung Quốc đe dọa Philippines và Đài Loan, cho phép Kremlin tiếp tục giết người.

Cách đây một năm, khi quân Wagner của Yevgeny Prigozhin tiến về Moskva, dường như không ai ngăn lại được. Phải chăng bộ máy cầm quyền đều đoàn kết phía sau nhà độc tài ? Tất cả sẵn sàng chết cho một người mà họ phát hiện rằng chỉ là một kỳ thủ tệ hại, một nhà chiến lược dính chặt với quá khứ, và không ai chống lại khi ông ta trở nên điên cuồng trước nút bấm nguyên tử ? Hoàng đế đang trần truồng, không thể bảo vệ được Kursk. Nga chỉ mạnh nhờ phương Tây yếu đuối. Cần chuẩn bị cho một nền hòa bình công chính và muốn vậy, nên cho phép Ukraine sử dụng những vũ khí họ cần đến theo nguyên tắc tự vệ chính đáng.

Bắc Kinh che giấu tình hình u ám, đầu tư càng chạy khỏi Trung Quốc

Bên cạnh chiến tranh Ukraine, những rối ren trên chính trường Pháp, bầu cử tổng thống Mỹ, rượu vang… là những đề tài đa dạng trên các tuần báo kỳ này. Courrier International dành hồ sơ cho "Mặt tối của Telegram", mạng xã hội đã trở thành nơi hoạt động của những người cực đoan, theo thuyết âm mưu và đủ loại nhân tố gây bất ổn.

Trong khi đó The Economist quan tâm đến kinh tế Trung Quốc đang sa sút, có thể sa vào sai lầm của Liên Xô trước đây, vì sự lãnh đạo độc đoán của Tập Cận Bình. Các tập đoàn đa quốc gia rút vốn ra khỏi Trung Quốc với tốc độ kỷ lục, và các nhà quan sát giảm dự báo tăng trưởng. Thông tin ngày càng mù mờ, người ta nghi ngờ chính quyền xóa đi những dữ liệu bất lợi. Kiểm duyệt thắt chặt, tự do cá nhân bị thu hẹp. Các quan chức tránh những cuộc tranh luận thẳng thắn, giảng viên đại học lo bị theo dõi, doanh nhân lặp lại những câu khẩu hiệu của đảng cộng sản.

Những người có cảm tình với Bắc Kinh biện minh rằng những người có thể ra những quyết định quan trọng vẫn có thông tin tốt để điều hành nền kinh tế. Nhưng không ai thực sự biết Tập Cận Bình được trình lên những dữ liệu nào. Không ai muốn ký vào bản báo cáo nói rằng một trong những chính sách chủ chốt của ông Tập đang thất bại.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế
samedi, 29 juin 2024 17:26

Gửi trứng cho ác

Không có cái dại nào giống cái dại nào

Hai nước được coi là có khả năng hạt nhân là Israel và Bắc Hàn.

nguyentu1

Việc một số nước đã có vũ khí hạt nhân không muốn các nước khác có vũ khí hạt nhân có vẻ như là một sự bất công, phi lý.

Các nước đã có vũ khí hạt nhân thường tìm cách cản trở các nước khác tiến tới có vũ khí hạt nhân. Thế giới đã có hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân được hầu như toàn bộ các nước ký (191). Một số nước ký rồi lại ra… Hiện tại có 4 nước không ký hoặc ký rồi lại ra là Ấn Độ, Israel, Pakistan, Bắc Hàn.

Việc một số nước đã có vũ khí hạt nhân không muốn các nước khác có vũ khí hạt nhân có vẻ như là một sự bất công, phi lý.

Tuy nhiên nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa một chút thì "vì lợi ích chúng của toàn nhân loại", không nên có nhiều nước khác có vũ khí hạt nhân. Tuy có bất công thật đấy, nhưng đỡ nguy hiểm hơn nhiều. Nhiều nước có vũ khí hạt nhân chỉ làm tăng thêm nguy cơ hạt nhân. Một thí dụ đơn giản là nếu Nhà nước hồi giáo cực đoan ở Trung Đông (Islamic State of Iraq and the Levant-ISIL) mà có vũ khí hạt nhân, thì chắc chắn chúng đã mang ra quăng lung tung rồi.

Cho đến cách đây hơn một năm, các cường quốc hạt nhân chưa bao giờ chính thức mang ra đe dọa cho nổ. Vũ khí hạt nhân của họ là để phòng vệ và cản trở nước khác không tấn công mình bằng vũ khí hạt nhân.

Khi Liên Xô tan rã, nhiều nước thành viên đã trở thành các nước độc lập, trong đó có Ukraine. Lúc này với lượng vũ khí hạt nhân của Ukraine, khoảng 1.700 đầu đạn hạt nhân chiến lược, Ukraine đứng hàng thứ 3 thế giới về vũ khí hạt nhân. Là một nước cộng sản cũ, lại là một nước mới giành lại được độc lập sau gần trăm năm dưới ách đô hộ của Nga, Ukraine đã trải qua một thời kỳ rất bất ổn và nạn tham nhũng hoành hành dữ dội. Phương tây và cả Nga không thể không lo lắng với lượng vũ khí hạt nhân của Ukraine. Tham nhũng tràn lan có thể làm vũ khí hạt nhân thất thoát ra ngoài, vào tay hồi giáo cực đoan. Đây cũng là một mối đe dọa hàng đầu cho cả nhân loại.

Để giải quyết vấn đề này, Phương tây (với hai đại diện chính là Mỹ và Anh Quốc) cùng với Nga đã "thuyết phục" (thực ra là "lừa") Ukraine giải trừ vũ khí hạt nhân.

Ngày 5/12/1994 tại thành phố Budapest, các nước Mỹ, Anh, Nga và Ukraine đã ký Bản ghi nhớ Budapest, theo đó, Ukraine sẽ tháo dỡ hoặc giao lại cho Nga các vũ khí hạt nhân (đúng là gửi trứng cho ác). Ngược lại, quốc tế sẽ đảm bảo an ninh cho Ukraine với những cam kết chính như sau :

1. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

2. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Ukraine.

3. Không sử dụng các biện pháp kinh tế để gây áp lực lên Ukraine.

4. Không vi phạm biên giới của Ukraine.

5. Không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine…

Cho đến 2022, những nước có vũ khí hạt nhân, nói chung, đã có cách hành xử có trách nhiệm. Nhưng sự phát triển tư duy của một người hay một quốc gia nhiều khi lại không theo chiều hướng đi lên, thậm chí là ngược lại với trào lưu tiến bộ.

Sự tráo trở của các nước cộng sản trong lịch sử đã cho các nước Phương tây rất nhiều bài học (Hiệp định Paris về Việt Nam là một thí dụ). Nhưng các nước phương Tây đã không lường trước được mức độ tráo trở khủng khiếp của các nước cộng sản trong vụ này. (Mặc dầu trên giấy Liên bang Nga không còn là một nước cộng sản, nhưng trên thực tế nó vẫn vận hành theo kiểu Nhà nước độc tài cộng sản).

Phương Tây cùng Nga lừa Ukraine (lãnh đạo Ukraine thực sự là quá kém trong vụ này). Nhưng trong vụ này, Nga lừa cả Phương Tây và Ukraine.

Cụ thể là sau đó Nga của Putin đã trắng trợn vi phạm tất cả những cam kết của Bản ghi nhớ Budapest, chiếm bán đảo Crimea, lập phiến quân ở Donbas và rồi tung quân xâm chiếm Ukraine. Mục tiêu xâm lược của Nga đã rất rõ ràng và cũng chính họ đã tuyên bố trong những ngày gần đây về điều kiện đàm phán buộc Ukraine phải nhượng những vùng đất phía đông.

Nhưng khi bị thua to và mất gần như toàn bộ chiến xa trên chiến trường Ukraine thì Putin lại giở trò cùn mang vũ khí hạt nhân ra dọa. Đây là một thái độ vô trách nhiệm chưa từng có của lãnh tụ một đại cường quốc nguyên tử là Nga với tư cách là một trong bốn nước nước lãnh đạo Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Các nước phương Tây cũng có phần vô trách nhiệm trong vụ này, vì chỉ phản ứng rất một cách dè dặt khi Nga chiếm Crimea. Ngay cả khi Nga trắng trợn tung quân xâm lược Ukraine hồi tháng 2/2022, Phương tây đã không viện trợ nhanh chóng và dồi dào vũ khí và đạn dược để Ukraine có thể dứt điểm cuộc chiến ngay từ năm đầu tiên. Tình hình hiện tại cho thấy, Ukraine đang nhận được nhiều loại vũ khí chính xác và tinh vi hơn và được phép sử dụng để đánh thẳng vào đất Nga. Hiện tại Ukraine đã lấy lại được phần nào phong độ của năm đầu tiên (2022). Trong khi Nga lại đang điên cuồng phản ứng và đe dọa lung tung, kể cả đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật… Nói chung, tình hình cũng còn nhùng nhằng và hàng ngày vẫn còn rất nhiều cảng tang thương chết chóc ở cả hai phía, không biết đến lúc nào mới kết thúc.

Năm 1994, người ta chưa thấy được bộ mặt thực của Nga với Putin ngày nay nên đã lấy đi của Ukraine một vũ khí tự vệ hữu hiệu : đầu đạn nguyên tử chiến lược. Bây giờ mặt nạ đã rớt, rõ ràng nước Nga của Putin hiện nay là một nước phát xít, khủng bố, xâm lược. Xâm lược Ukraine chỉ là một trong nhiều cuộc xâm lược khác mà đã Nga tiến hành. Gruzia là một thí dụ giống hệt Ukraine.

Trước chiến tranh thế giới thứ II, giống như Nga, phát xít Đức đã gặm nhấm nhiều vùng lãnh thổ xung quanh mình : Saarland 1935, Rhineland 1936, Áo 1938, Sudeten 1938, Bohemia và Moravia 1939, Memel Territory 1939. Anh quốc, Pháp và các nước Châu Âu nói chung đã có một chính sách gọi là "Nhân nhượng" (Appeasement / Apaisement). Nói tóm là nhượng bộ tất cả các đòi hỏi của Đức về lãnh thổ để có hòa bình. Nhưng cuối cùng thì hòa bình không có mà thiệt hại thì vô kể.

Trở lại thực trạng tại Ukraine, sau hơn hai năm chiến tranh, Phương tây đã hiểu rõ Nga hơn, rút kinh nghiệm từ bài học phát xít Đức, hiện nay đang có thái độ cứng rắn hơn.

Để lấy độc trị độc, Phương tây nên trả lại cho Ukraine những gì đã tước đi của họ, chỉ cần 1% những gì họ đã mất khi ký vào Bản ghi nhớ Budapest 1994 thì Nga sẽ hết dọa nạt và bắt bí. Hay ít ra, nếu Nga mang những thứ "đồ chơi" này ra dùng trên đất Ukraine, thì ngay tức khắc Ukraine cũng có thể đáp trả một cách tương ứng, bình đẳng.

Không ai muốn chiến tranh cả, lại càng không muốn chiến tranh hạt nhân. Nhưng quân cướp cứ nhẩy vào nhà mình cướp của, giết người thì mọi người buộc phải chiến đấu. Thế thôi.

Hôm trước, tình cờ tôi có đọc được một "tút" cũng cỡ giáo sư Việt Nam dậy học ở đâu đó viết đại loại như sau : "Nga xâm lược Ukraine là chuyện bình thường vì đó là bản tính của con người từ thời sơ khai. Hãy ủng hộ Nga". Quá sợ các "dáo xư Việt Lam". Cứ cái đà tư duy này, Trung Quốc xâm lược Việt Nam cũng là chuyện bình thường. Hãy ủng hộ Trung Quốc.

Hòa bình muôn năm !

Hãy ủng hộ Ukraine !

Hoàng Quốc Dũng

(29/06/2024)

Additional Info

  • Author Hoàng Quốc Dũng
Published in Quan điểm

Không phải trò lòe đâu : dọa dùng vũ khí nguyên tử, huy động quân dự bị… Tại sao Putin lại phiêu lưu ?

Đức Tâm, RFI, 23/09/2022

Ngày 21/09/2022, tổng thống Nga thông báo huy động hàng trăm ngàn lính dự bị đi chiến đấu ở Ukraine, đồng thời dọa nạt phương Tây về vũ khí nguyên tử. Với vẻ mặt nghiêm trọng, nguyên thủ Nga dằn giọng : "Đây không phải là trò lòe bịp đâu". Báo Pháp Le Parisien ngày 21/09/2022 giải mã các động thái này.

azov1

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về lệnh động viên lính dự bị, Moskva, Nga, ngày 21/09/2022. AP

Ngày 24/02/2022, Vladimir Putin thông báo trên truyền hình việc phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Thế giới theo dõi từng câu nói của Putin còn người dân Ukraine thì cảm thấy như trời sụp. Rồi phải đợi thêm 7 tháng nữa và việc quân đội Nga tháo chạy toán loạn thì mới lại thấy ông chủ điện Kremlin ngồi sau bàn làm việc, sẵn sàng chứng tỏ cho toàn thế giới thấy là ông ta không từ bỏ cuộc chiến.

Mười phút phát biểu, đó là mười phút dọa nạt và tuyên truyền chống phương Tây bao gồm một thông báo gây sốc : huy động một phần người dân vào cuộc chiến tranh nhưng ông vẫn tránh không nói thẳng ra là chiến tranh. Tình trạng leo thang được công bố ngày 20/09 đi kèm với thông báo trưng cầu dân ý, được tổ chức từ ngày 23 đến 27/09 để sáp nhập vào Nga bốn vùng lãnh thổ của Ukraine nhưng bị Moskva kiểm soát một phần.  

Tìm cách hù dọa phương Tây

Với thái độ hận thù, ông Putin đã hằn học chỉ trích, tố cáo phương Tây muốn "làm suy yếu, chia rẽ nhằm phá hủy" nước Nga. Theo Adrien Nonjon, đang làm tiến sĩ tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (Inalco) thì đây là giọng điệu của kẻ thua. Putin là nạn nhân của chính vụ việc mà ông ta gây ra : ông không hiểu nổi làm thế nào mà quân đội Nga lại bị vấp cản trong cuộc chinh phục lãnh thổ Ukraine. Đối với ông ta, chính các thế lực phương Tây đã trực tiếp can dự và là nguyên nhân dẫn đến việc huy động bán phần lực lượng dự bị Nga.

Phương Tây đương nhiên không có cái nhìn tương tự. Chiều ngày 21/09, tổng thống Mỹ Joe Biden, trên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đã lên án Nga phải chịu trách nhiệm trong việc muốn dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước láng giềng và ông kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đoàn kết ủng hộ Ukraine. Cũng theo hướng này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi cộng đồng quốc tế "gây áp lực tối đa" với tổng thống Nga.

Trong vidéo truyền tải thông điệp, ông Putin nêu ra việc phương Tây bắt bí dọa nạt dùng vũ khí nguyên tử, nhưng chính bản thân ông cũng dọa nạt : "Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta bị đe dọa, chúng ta chắn chắn sẽ sử dụng tất các phương tiện có trong tay để bảo vệ đất nước và người dân Nga. Tôi nói rõ là tất cả phương tiện… Và đây không phải là trò lòe bịp".

Có đáng tin vào mối đe dọa hạt nhân hay không ?

Nói đến "toàn vẹn lãnh thổ" thật là thâm hiểm, bởi vì Nga dự tính sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine trong những ngày tới, trong khi quân đội Nga không hề kiểm soát được toàn bộ các vùng này. Thông điệp của Nga rất rõ ràng : ngay sau khi sáp nhập, chiến sự diễn ra tại những nơi này, trên thực tế, sẽ được coi là một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Nga.

Nếu như tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông không tin Moskva sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử, thì Washington lại xem xét đe dọa này một cách nghiêm túc. Bà Tatiana Kastouéva-Jean, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (Ifri) nhận định : "Putin tìm kiếm lợi thế, cố duy trì tình hình có lợi cho ông ta, ngăn chặn được cuộc tấn công của Ukraine và sự ủng hộ của phương Tây".

Việc biến các vùng chiếm được thành những "cứ địa" là nhằm đối phó với tình trạng sa lầy chiến tranh mà ông Putin không làm chủ được nữa. Chuyên gia quân sự Thibault Fouillet cho rằng "tình trạng bất khả xâm phạm lãnh thổ Nga cũng chỉ là lý thuyết. Các vụ oanh kích vào Crimea đã không dẫn đến leo thang đáp trả. Đây chỉ là một tính toán chiến lược và chính trị để dẫn đến đàm phán. Vả lại việc đàm phán luôn luôn được nhắc đến trong các tuyên bố".

Tại sao lại bây giờ ?

Diễn văn của Putin lẽ ra được phát vào tối thứ Ba, 20/09. Cuối cùng, các nhà báo được mời ra về đi ngủ và không có lời giải thích nào. Và để thức dậy vào khoảng "8 giờ sáng". Việc hoãn lại như vậy rất hiếm khi xẩy ra ở điện Kremlin đã bị phía Ukraine chế giễu và các chuyên gia đưa ra nhiều diễn giải. Thương lượng, vấn đề kỹ thuật ? Tướng Dominique Trinquand nêu giả thuyết : "Putin lẽ ra phát biểu vào tối thứ Ba (20/09), với sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng, thế nhưng ông ta chỉ phát biểu hôm thứ Tư (21/09). Khi làm như vậy, do lệch giờ, lúc đó nước Mỹ đang ngủ và phía đông của nước Nga thì nhận được thông điệp. Như vậy, Putin muốn nói chuyện trước hết là với người dân Nga".

Trên chiến trường, quân đội của Putin hứng chịu nhiều thất bại. Cuộc phản công gần đây của Ukraine đã cho phép Kiev giành lại được những thành phố chiến lược và hàng ngàn cây số vuông và thậm chí làm thay đổi các phát biểu chính thức trên các phương tiện truyền thông. Cựu đại sứ Pháp tại Moskva, Jean de Gliniasty nhấn mạnh : "Tổng thống Nga đang trong vị thế khó khăn và ông ta phải đưa các bảo đảm cho cánh cực hữu. Thời điểm được lựa chọn cũng mang tính biểu tượng, ngay trước khi có diễn văn của Joe Biden và Volodymyr Zelensky hôm thứ Tư tại Liên Hiệp Quốc". 

Trấn an người Nga bằng mọi giá

Để duy trì trật tự tại các vùng mà ông ta hy vọng sáp nhập, Vladimir Putin đã thông báo lệnh động viên bán phần lực lượng dự bị, ngay hôm thứ Tư 21/09, một cách rất thận trọng. Ông ta nhấn mạnh : "Chúng ta chỉ nói đến việc động viên bán phần" trong lúc tin đồn về tổng động viên đã làm dấy lên mối lo ngại của nhiều người Nga. Mối lo này đã dẫn đến tình trạng nhiều người ngay lập tức đổ xô truy cập vào các website của các hãng hàng không : tất cả các vé máy bay trong ngày trên các tuyến bay đến những nơi gần nước Nga nhất đã được bán hết.

Chuyên gia Thibault Fouillet giải thích : "Putin đang trong tình thế mạo hiểm, khó khăn. Đa số dân Nga ủng hộ chính sách của ông ta… Chừng nào điều này không liên quan đến họ". Thận trọng cũng không đủ : tối thứ Tư 21/09 tại Moskva và ở nhiều thành phố lớn khác trên nước Nga, hàng trăm ngàn người đã biểu tình, hô vang khẩu hiệu "không tiến hành chiến tranh". Theo các tổ chức phi chính phủ, hàng ngàn người đã bị bắt giữ.

Đức Tâm

************************

Chiến tranh Ukraine : Nhiều chiến binh Azovstal được thả trong cuộc trao đổi tù binh với Nga

Phan Minh, RFI, 22/09/2022

Sau tuyên bố của tổng thống Nga Vladimir Putin về việc huy động 300.000 quân dự bị để tăng viện cho lực lượng Nga ở Ukraine, đêm hôm 21/09/2022, Kiev đã ra thông báo về việc trao đổi tù binh giữa Ukraine và Nga. Phần lớn những tù binh được Nga thả là các chiến binh thuộc trung đoàn Azov.

azov2

Các chỉ huy của lực lượng Ukraine bảo vệ nhà máy Azovstal, cùng bộ trưởng Nội Vụ và Cục trưởng Cục Tình báo Quân đội Ukraine, nói chuyện trực tuyến với Tổng thống Volodymyr Zelensky, sau khi được tự do. Ảnh chụp tại một địa điểm được cho là ở Thổ Nhĩ Kỳ, được công bố 22/09/2022 via Reuters – Ministry of Internal Afffairs

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết thêm chi tiết :

"Nếu như dân Ukraine đã phản ứng một cách điềm tĩnh, với một quyết tâm rất mạnh mẽ, khi nghe điện Kremlin thông báo về việc huy động 300.000 quân dự bị, thì tối qua, nhiều người trong số họ đã tỏ ra xúc động khi những hình ảnh đầu tiên của các chiến binh của nhà máy Azovstal được thả ra bắt đầu lan truyền trên Internet. Người ta thấy khuôn mặt của những người đàn ông và phụ nữ, nay đã trở nên nổi tiếng ở Ukraine, sau khi kháng cự cho đến phút cuối trong nhà máy bị bao vây, đặc biệt là cô nữ y tá quân đội trẻ tuổi, người đã cất tiếng hát trong nhà máy Azovstal. Tổng cộng đã có 215 binh sĩ Ukraine được thả trong cuộc trao đổi tù binh, bao gồm 108 chiến binh của trung đoàn Azov, trong đó cả trung đoàn trưởng và trung đoàn phó.

Về phần mình, Ukraine đã giao cho Moskva 55 binh sĩ Nga, cùng với một tù nhân quan trọng là ông Viktor Medvedchuk, cựu lãnh đạo của đảng thân Nga ở Ukraine, một nhân vật thân cận với Vladimir Putin. Ông Medvedchuk đã bị bắt vào tháng 4 và sau đó bị cáo buộc tội phản quốc khi đang tìm đường trốn khỏi Ukraine. Đêm qua, những người Ukraine được thả đã đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà vài người trong số họ đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Ukraine".

Nga thả 10 tù binh nước ngoài 

Cũng trong chương trình trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine qua trung gian của Saudi Arabia, hôm 21/09/2022, 10 công dân nước ngoài sang Ukraine tham chiến đã được Nga trả tự do. Những người này được đưa thẳng đến Saudi Arabia. Trong số các tù binh ngoại quốc vừa được thả, có 5 người mang quốc tịch Anh, 2 công dân Mỹ, 1 người Morocco, 1 người Thụy Điển và 1 người Croatia. Trong số 2 người Mỹ tham chiến tại Ukraine, có một người gốc Việt, đó là anh Andy Tài Huỳnh, 27 tuổi.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Đức Tâm, Phan Minh
Published in Quốc tế

Vũ khí nguyên tử, lá bài tẩy cuối của Putin đang trong đường cùng

Vội vã "trưng cầu dân ý" để sáp nhập những vùng đất của Ukraine đang dưới bom đạn, động viên 300.000 quân dự bị, đe dọa dùng vũ khí nguyên tử : con thú bị thương có vẻ đang trong ngõ cụt. Thanh niên Nga đang tìm mọi cách chạy sang nước khác. Sử dụng vũ khí nguyên tử là một quyết định làm thay đổi thế giới, và Putin sẽ trở thành kẻ bị ruồng bỏ nhất hành tinh.

nguyentu1

Một hỏa tiễn Iskander-K có thể mang đầu đạn nguyên tử được phóng đi trong một cuộc tập trận do Vladimir Putin đích thân giám sát. Ảnh từ video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 19/02/2022. AP

Khuôn mặt tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay chiếm trang nhất tất cả các nhật báo lớn ở Paris. Đầy đe dọa trên Libération với tựa đề "Putin, chiến tranh và sợ hãi", trên nền toàn một màu đen của Les Echos với dòng tít "Leo thang", bên cạnh những tướng Nga trên trang bìa Le Figaro và tựa lớn "Putin chọn lựa cực đoan". Cũng với ảnh bìa là Putin, La Croix quan tâm đến "Mối đe dọa nguyên tử", Le Monde chạy tựa "Dưới áp lực, Putin chọn cách lẩn trốn".

Phải động viên quân dự bị : Putin đang yếu thế tại Ukraine

Ba tờ báo Libération, Le Figaro  La Croix đều coi quyết định động viên quân dự bị của Putin là "sự thú nhận yếu kém". Vào sáng ngày thứ 210 của "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã làm nhiều ngàn thường dân và quân lính thiệt mạng, đẩy hàng triệu người lang thang trên những con đường di tản, biến hàng mấy chục thành phố, làng mạc thành bình địa, Vladimir Putin loan báo "động viên một phần". Kẻ thù, theo ông, không còn là Ukraine như đã nhấn mạnh lúc đầu, mà người Ukraine chỉ là "bia đỡ đạn" cho toàn thể phương Tây đang muốn hủy diệt nước Nga.

Bị dồn vào chân tường từ nhiều ngày qua sau cuộc phản công của Ukraine ở Kharkiv và Kherson, Putin vẫn không nhìn nhận một thất bại quân sự nhỏ bé nào. Dù chưa phải là tổng động viên, đây vẫn là một bước ngoặt với nguy cơ leo thang mạnh mẽ. Từ nhiều tuần qua, phe diều hâu ở Moskva đã kêu gọi leo thang quân sự, ngoại giao và nay đến tối hậu thư.

Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya nhắc lại : "Đối với Putin, Ukraine không hiện hữu. Trong logic của Putin, Nga chiến đấu với phương Tây trên đất Ukraine thông qua những người lính Ukraine (…). Putin không nghi ngờ gì là dân chúng sẽ theo chân ông". Nhà nghiên cứu Nicolai Petrov của Viện Chattam House cho rằng các cuộc "trưng cầu dân ý" vội vã tại các lãnh thổ chiếm đóng là mưu toan chiếm đất bằng chính trị vì không thể giành được bằng quân sự. Đối với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, quyết định mới nhất cho thấy cuộc chiến không diễn ra như ý muốn, Putin nhận ra rằng "đã tính toán hết sức sai lầm". Ở Châu Âu, người ta nói về một "hành động tuyệt vọng".

Liệu có tiếp sức được đội quân đang mất tinh thần ?

Chuyên gia Céline Marrangé của IRSEM đánh giá không thể huy động được đến 300.000 quân như đã nói, tuy "quân đội Nga thiếu nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan". Cũng phải mất nhiều tháng huấn luyện mới có thể đưa họ ra chiến trường. Cựu tướng Mỹ Mark Hertling cho biết việc chuẩn bị các quân nhân tác chiến phải mất nhiều năm, và lúc ông còn tại ngũ, chỉ có thể huấn luyện được 150.000 binh sĩ một năm, trong khi Mỹ có điều kiện tốt hơn nhiều so với Nga.

Chuyên gia Carole Grimaud nhận định động viên thêm 300.000 quân là cách để tiếp thêm sức sống cho 250.000 – 300.000 lính Nga trên chiến địa, tinh thần đang xuống rất thấp sau các cuộc phản công mãnh liệt của Ukraine. Bên cạnh đó, có thể Moskva đang tính đến việc ban hành thiết quân luật, để tập trung toàn bộ nền kinh tế cho chiến tranh.

Libération nhắc lại, trong thời kỳ đương đại, đến nay Nga đã ba lần ra lệnh động viên : ngày 18/07/1914 (Đệ nhất Thế chiến), ngày 23/06/1941 (chống Đức quốc xã) và lần này ngày 21/09/2022, gần bảy tháng sau "chiến dịch quân sự đặc biệt". Tuy tuyên bố chỉ động viên "một phần", chỉ tuyển những người đã từng phục vụ trong quân ngũ, có chuyên môn, nhưng thực tế thường không như nhà cầm quyền nói. Bất kỳ nam công dân trưởng thành nào dưới 65 tuổi đều có thể bị bắt lính và đưa ra mặt trận.

Làn sóng thanh niên chạy trốn khỏi Nga

Thông tín viên Libération ở Moskva ghi nhận "Người Nga bị bóng ma của lệnh động viên ám ảnh". Cũng có một số thanh niên đến đăng ký tòng quân vì "cư dân Donbass đòi hỏi được bảo vệ", nhưng chủ yếu một luồng gió hoảng loạn đã thổi qua toàn nước Nga. Trên Telegram có vô số những câu hỏi về cách thức vượt biên, hàng trăm, hàng ngàn người tìm mọi cách để ra khỏi Nga càng sớm càng tốt.

Phần Lan công nhận hôm qua rất nhiều thanh niên Nga cố gắng đi sang, nhưng nước này không cấp visa, tương tự với Latvia và Litva. Giá vé máy bay sang Armenia tăng vọt lên 1.700 euro và rồi hết sạch, vé đi các nước Trung Á cũng vậy. Hai phong trào đối lập kêu gọi xuống đường. Ngay trong ngày hôm qua, những cuộc biểu tình đã diễn ra tại 38 thành phố trên toàn quốc, ít nhất 1.332 người bị bắt. Và những người trẻ tham gia biểu tình có nguy cơ nhận được tấm vé một chiều đi thắng đến chiến trường Donbass.

Dùng vũ khí nguyên tử : Một quyết định sẽ thay đổi thế giới

Về mối đe dọa nguyên tử, Jean-Louis Lozier, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp nhận thấy tuyên bố lần này của Vladimir Putin đã tăng thêm một nấc, "chứng tỏ đang trong thế thua cuộc". Từ đầu năm nay, chủ nhân điện Kremlin không ngừng đe dọa : nhắc nhở rằng Nga là "cường quốc nguyên tử", cho bắn đi các hỏa tiễn có thể mang theo đầu đạn hạt nhân trong một cuộc tập trận lớn, đặt lực lượng chiến lược trong tình trạng cảnh báo ít lâu sau khi đưa quân sang Ukraine, dọa dẫm "đáp trả khủng khiếp" … Kremlin còn cho xuất hiện sáu tàu ngầm mang vũ khí nguyên tử (hai tại Thái Bình Dương và bốn ở Mourmansk) vài ngày sau khi gây chiến.

Nhà nghiên cứu Andrey Baklitskiy của Viện nghiên cứu giải trừ quân bị Hoa Kỳ lưu ý, Putin đã thêm vào chữ "toàn vẹn lãnh thổ" và những quan niệm rất trừu tượng nhằm biện minh cho việc tấn công nguyên tử trong một cuộc chiến tranh quy ước. "Toàn vẹn lãnh thổ" có được áp dụng cho các vùng đất mà Moskva đang chuẩn bị sáp nhập ? Nga có dùng ngọn lửa hạt nhân để dọa Kiev, chiếm cho được những vùng do Ukraine kiểm soát ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine giành lại được lãnh thổ của mình ?

Tuy những câu hỏi này hiện chưa có câu trả lời, nhưng Baklitskiy nhấn mạnh việc sử dụng vũ khí nguyên tử là "một quyết định sẽ thay đổi thế giới", phá vỡ điều cấm kỵ từ 80 năm qua.

Một cuộc chiến không nên tiến hành và không thể chiến thắng

Giám đốc kênh RT tuyên bố "Tuần lễ này đánh dấu hoặc chiến thắng sắp tới, hoặc sắp xảy ra chiến tranh nguyên tử. Ăn cả ngã về không !". Nhà sử học Mỹ Timothy Snyder cho rằng bản thân Putin đang sợ hãi nên chỉ dọa. Chuyên gia Pierre Grasser nhấn mạnh không phải một mình Vladimir Putin có thể ấn nút nguyên tử, mà bộ tham mưu và các tướng lãnh có thể ngăn cản.

Tuy nhiên Lev Shlogberg, thủ lãnh đảng Yabloko ở vùng Pskov, một trong những khuôn mặt đối lập vẫn còn được tự do, cho rằng "Nay thì không điều gì là không có thể". Trong hệ thống chính trị Nga hiện nay, tất cả đều bị bê-tông hóa, không ai dám cãi lại Putin và tình trạng này còn kéo dài. Chuyên gia Stanovaya khẳng định, vấn đề duy nhất đối với Putin là cái giá phải trả như thế nào, và ông ta cho thấy sẵn sàng trả giá cao cho chiến thắng. Trong trường hợp bại trận, Moskva sẽ không ngần ngại dùng đến.

Tổng thư ký NATO nhắc lại "một cuộc chiến nguyên tử không bao giờ nên tiến hành và không thể chiến thắng" - một câu đã ghi trong thông cáo ký hồi tháng Giêng của năm thành viên Hội đồng Bảo an trong đó có Nga. Le Figaro trong bài "Vũ khí nguyên tử, lá bài tẩy cuối cùng của một tổng thống đang bị yếu thế", nhận định đó là phản ứng của một con thú bị thương. Tuy vậy tình báo Mỹ vốn theo dõi chặt chẽ các hoạt động liên quan đến hạt nhân từ đầu cuộc xâm lăng, vẫn chưa kéo chuông báo động.

Vũ khí quen thuộc của Putin : Gieo rắc sợ hãi

Libération nhận thấy bài diễn văn của Vladimir Putin hôm thứ Tư không còn những nhập nhằng "chiến dịch đặc biệt", "phi quốc xã hóa". Sau bảy tháng giao tranh ác liệt, phải tìm mọi cách bù đắp số lính tử trận, đó là lời thú nhận yếu kém của Putin - từng ngỡ sẽ nuốt trọn được Ukraine trong ba ngày.

Quân dự bị có thể dễ dàng huy động như những tù nhân hay người thất nghiệp ở những địa phương hẻo lánh, đổi lấy vài đồng rúp cho gia đình để đi làm bia thịt ? Quân đội Nga liệu có đủ quân phục, vũ khí nhẹ và nặng, đạn dược, xe tăng, xe chở lính mà hiện nay vẫn rất thiếu thốn ? Để tránh những câu hỏi này, tổng thống Nga đã chọn loại vũ khí mà ông ta sành sõi nhất, đó là nỗi sợ.

Ngay từ đầu, Putin đã tìm cách làm người ta phải run sợ bằng đủ mọi biện pháp, từ gây thiếu hụt lúa mì, khí đốt cho đến nguy cơ phóng hỏa tiễn vào nhà máy điện nguyên tử Zaporijia, hy vọng phương Tây sẽ nhượng bộ. Lần này ông ta hàm ý sẽ không ngần ngại dùng vũ khí hạt nhân. Trước sự điên cuồng này, phải làm gì đây ? Chắc chắn là không thể lùi bước, mà cần kiên quyết và đoàn kết bên cạnh Ukraine.

"Sa hoàng phóng xạ"

Trong bài xã luận "Sa hoàng nhiễm xạ", Le Figaro nhận định nếu cần thêm một bằng chứng là Vladimir Putin đang sa lầy đến tận cổ trong cuộc phiêu lưu tội ác ở Ukraine, thì chính ông ta đã cung cấp hôm qua. Khi tổ chức "trưng cầu dân ý" làm màu để vội vã sáp nhập các vùng đất mà thậm chí quân Nga vẫn chưa kiểm soát hẳn, rồi ra lệnh động viên đông đảo quân dự bị, Putin đã công khai thú nhận thất bại, nhưng đồng thời lại chọn giải pháp leo thang.

Trong logic của vị Sa hoàng tật nguyền này, cuộc kháng chiến vệ quốc của Ukraine bỗng hóa thành cuộc xâm lăng nước Nga, để biện minh cho việc vận dụng "tất cả những loại vũ khí có được". Thật tiện lợi - và quen thuộc - cho một kẻ xâm lược đang thất thế kêu gào là nạn nhân của cuộc chiến do chính hắn ta tạo ra. Chính quyền ở các "nước cộng hòa" tự xưng Donetsk, Luhansk và có lẽ sắp tới là Kherson, dù khoác lên áo choàng dân chủ, nhưng chiếc áo này không lớn hơn cái lá nho. Les Echos đặt câu hỏi, liệu Kremlin có thuyết phục được một ai trong cộng đồng quốc tế và ngay cả trong quân đội của ông ta, rằng việc mất Donbass, vùng đất có 5 triệu dân sẽ là mối đe dọa cho sự tồn tại của nước Nga lớn hơn gấp 170 lần, có 145 triệu dân hay không ?

Các đối tác đều đòi hỏi Putin kết thúc cuộc chiến. Liệu những người lính bị cưỡng bức tham gia, và những quả đạn được Bắc Triều Tiên giao có thể tạo được cho Putin lợi thế trên chiến địa ? Không có gì chắc chắn cả. Nhưng giai đoạn sắp tới, nước Nga và thế giới sẽ phải trả một cái giá khổng lồ. Tờ báo cổ vũ những định chế còn lại ở Nga cần ý thức được và "vô hiệu hóa" đúng lúc nhà độc tài đầy phóng xạ ở điện Kremlin.

Nga có nguy cơ mất luôn những chỗ dựa cuối cùng

Ông Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp ở Hoa Kỳ cho rằng Moskva sẽ hoàn toàn bị cô lập nếu dùng đến loại vũ khí khủng khiếp này. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, phương Tây đồng thanh lên án gay gắt Putin. Tổng thống Mỹ Joe Biden tố cáo Nga trắng trợn chà đạp Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Anh cam đoan viện trợ đến khi nào Kiev giành chiến thắng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án Moskva "lại khiêu khích". Theo ông chỉ riêng ý tưởng tổ chức "trưng cầu dân ý" tại vùng chiến sự đã rất độc địa. Macron đòi Nga rút quân khỏi những vùng chiếm đóng, tố cáo việc "quay lại với thời kỳ đế quốc, thuộc địa" và đả kích "những ai im lặng là mặc nhiên phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc mới".

Theo Les Echos, các nhà lãnh đạo ở Moskva có lẽ đều biết rằng việc dùng đến vũ khí nguyên tử ở Ukraine sẽ khiến những chỗ dựa cuối cùng là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ buộc lòng phải bỏ rơi, và Nga, theo lời Joe Biden, sẽ trở thành "một kẻ chưa bao giờ bị thế giới ruồng bỏ như thế". Nhưng Vladimir Putin có biết hay không ?

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Dân Châu Âu thiếu tin tưởng vào lá chắn Mỹ nếu bị Nga tấn công (RFI, 10/02/2020)

Niềm tin của công dân các nước thành viên khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ trong trường hợp đất nước họ bị Nga tấn công ngày càng sụt giảm. Đây là kết quả một nghiên cứu do Pew Research Center công bố ngày 10/02/2020.

nato1

Thượng đỉnh NATO ngày 04/12/2019 tại Watford, ngoại ô bắc Luân Đôn, Anh Quốc. Từ trái sang phải : Thủ tướng Anh Boris Johnson, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thốngPháp Emmanuel Macron và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Reuters/Jeremy Selwyn

Cứ hai năm một lần, viện thăm dò thực hiện một cuộc điều tra công luận về NATO. Cuộc điều tra vừa công bố được tiến hành vào mùa hè 2019 đối với 21.000 người tại 19 quốc gia.

Kết quả cho thấy 60% số người được hỏi tại các nước thành viên khối NATO nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu như Nga tấn công một nước thành viên của khối. Chỉ có khoảng 29% là cho rằng Hoa Kỳ sẽ không đến cứu giúp.

Theo quan sát của Viện Pew, câu trả lời cho câu hỏi này đã thay đổi nhiều so với năm 2015 và trong nội bộ các nước thành viên, có sự chia rẽ về vấn đề này. So với cách nay bốn năm, niềm tin của người dân Pháp vào vai trò của Mỹ đã bị sụt giảm đến 8 điểm, tại Đức là 5 điểm, Canada 3 điểm và tại Hungary là đến 16 điểm. Ngược lại, ở Anh Quốc và Ý, mức độ tin tưởng vào Mỹ tăng thêm 7 điểm và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 6 điểm.

Điều thú vị là cũng giống như năm 2015, người dân các nước thành viên trong khối NATO có một lập trường không thay đổi : Không mấy hào hứng về ý tưởng đất nước của họ phải đến giải cứu một nước khác trong khối nếu bị Nga tấn công.

Chỉ có 5 trong số 16 nước thành viên có liên quan đến nghiên cứu này - Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc và Litva - ở đó, đại đa số những người được hỏi cho rằng nên tham gia vào một chiến dịch quân sự để tuân thủ các ràng buộc của điều khoản số 5, quy định rằng "một cuộc tấn công nhắm vào một nước thành viên được xem như là một hành động gây hấn chống lại cả khối".

Pew nhận thấy tỷ lệ này cũng đã bị sụt giảm chỉ còn có 41% ở Pháp và Tây Ban Nha, 36% ở Cộng Hòa Séc, 34% ở Đức, 33% ở Hungary, 32% ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như là Slovakia. Tỷ lệ này còn thấp hơn ở Hy Lạp và Ý là 25% và chỉ vừa ở mức 12% tại Bulgari.

Nghiên cứu này giải thích rõ vì sao tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng "NATO chết não", nguyên thủ Mỹ - Donald Trump chê là "lỗi thời" và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể ngang nhiên điều quân tấn đánh người Kurdistan tại Syria, đồng minh của liên quân quốc tế chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.

Minh Anh

*******************

Pháp kêu gọi đối thoại chiến lược về vũ khí nguyên tử, Châu Âu dè dặt (RFI, 08/02/2020)

Trong bài diễn văn tại Học viện Quân sự hôm 07/02/2020, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các nước Châu Âu mở đối thoại chiến lược, đặc biệt về kiểm soát vũ khí và răn đe hạt nhân.

phap1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu về tầm nhìn chiến lược Châu Âu tại Học viện Quân sự, Paris ngày 07/02/2020. Francois Mori/Pool via Reuters

Sau khi Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Pháp trở thành cường quốc nguyên tử duy nhất trong số 27 quốc gia thành viên, nước duy nhất sở hữu tàu ngầm hạt nhân trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Pháp cũng là thành viên duy nhất có được chiếc ghế thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Macron muốn tăng cường quốc phòng Châu Âu, một đề nghị chưa hẳn là ưu tiên đối với các nước thành viên khác.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet tường trình :

"Các đề nghị của tổng thống Pháp về kiểm soát vũ khí, và nhất là răn đe nguyên tử không hoàn toàn gây ngạc nhiên cho Châu Âu, vì những lời mời gọi tương tự đã từng được các tổng thống tiền nhiệm là Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy đưa ra. Nhưng bối cảnh địa chính trị lần này lại khác, cho dù với Brexit, Anh quốc dồn mọi nỗ lực quốc phòng cho NATO.

Trong số 27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, đã có đến 21 nước là thành viên NATO, và nhiều nước gắn bó với Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương hơn là ý tưởng một tổ chức quốc phòng cho Châu Âu. Đặc biệt là đối với các nước Trung Âu và Đông Âu.

Ngược lại, việc tổng thống Donald Trump đánh giá NATO là "lỗi thời", rồi sau đó Emmanuel Macron nói rằng NATO "chết não", khiến một số nước phải tự hỏi liệu Hoa Kỳ có bảo đảm được hoàn toàn an ninh cho Châu Âu.

Trong lúc đó, các dự án nhằm cụ thể hóa chính sách quốc phòng chung Châu Âu nở rộ, và "Liên Hiệp Châu Âu địa chính trị" nay là một ưu tiên của Ủy Ban Châu Âu. Tuy nhiên sự cởi mở của Pháp có thể thúc đẩy một số nước lại đòi hỏi Paris phải chia sẻ chiếc ghế thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc".

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Bắc Triều Tiên và vũ khí nguyên tử : Bài học kẻ yếu chống kẻ mạnh

Donald Trump đã chấp nhận gặp Kim Jong-un một cách nhanh chóng đáng ngạc nhiên. Cho dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên có diễn ra hay không, nhưng cả Donald Trump và Kim Jong-un đều đã mở ra một chương mới về địa chính trị.

btt1

Ảnh minh họa bài viết trên báo Les Echos ngày 27/03/2018. DR

Les Echos (27/03/2018) khẳng định lịch sử sau này sẽ phán xét xem liệu sự kiện này có thể so sánh được hay không với việc Richard Nixon năm 1972 đã bắt tay Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, điều làm cho mọi người sẽ nhớ, đó là lãnh đạo một nước có 25 triệu dân, với thu nhập tính theo đầu người gần như thấp nhất thế giới, lại có thể ngồi ngang hàng, tiến hành đàm phán với tổng thống của siêu cường số một thế giới về kinh tế và quân sự, có 325 triệu dân.

Theo phân tích của Les Echos, khi chấp nhận dự án tổ chức cuộc gặp với Kim Jong-un, tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ tạo ra một sự bất ngờ lớn, mà ông còn áp dụng một nguyên tắc bất di bất dịch về răn đe hạt nhân (có thể ông cũng không biết là mình đã áp dụng) : vũ khí nguyên tử vẫn là một công cụ giúp cân bằng sức mạnh giữa những quốc gia sở hữu loại vũ khí này, bất kể đó là nước nhỏ hay lớn. Hay ít ra là trên lý thuyết, việc sở hữu hạt nhân tạo ra khả năng đe dọa tàn phá bất kể quốc gia hay thực thể nào có ý định sử dụng loại vũ khí này trước tiên. 

Sau sáu vụ thử hạt nhân và nhiều lần bắn thử tên lửa trong đó có vụ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa 13 ngàn km (về lý thuyết) hồi tháng 11 năm ngoái, Kim Jong-un đã đạt được mức độ răn đe nguyên tử mà ông nội Kim Nhật Thành và người cha Kim Jong-Il không làm được.

Giới chuyên gia thẩm định Bắc Triều Tiên có từ 10 đến 20 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ có tới 4.000, hay Nga là 4.300. Do vậy, đương nhiên, Bắc Triều Tiên không hề có chút cơ may nào giành chiến thắng trong một cuộc xung đột nguyên tử.

Thế nhưng, trước khi bị nghiền nát, thì Bắc Triều Tiên có thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho Hàn Quốc hoặc các nước láng giềng. Bởi vì trong lĩnh vực răn đe hạt nhân còn có một nguyên tắc khác nữa : răn đe của kẻ mạnh không thể có tác dụng đối với kẻ điên.

Hai nguy cơ

Kể từ sau vụ Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, hồi tháng 08/1945, nguyên tử trở thành một loại vũ khí không sử dụng. Tướng de Gaulle từng nói : vũ khí tấn công được chế tạo ra không phải để ta đánh người, mà là không để người tấn công ta.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Không nên ảo tưởng về một tiến trình giải trừ hạt nhân hoàn toàn. Ngoài 5 cường quốc thành viên Hội Đồng Bảo An có vũ khí nguyên tử (Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc), thì còn bốn quốc gia khác : đó là Pakistan, Ấn Độ, Israel (cho dù nước này chưa bao giờ khẳng định hoặc cải chính là có vũ khí nguyên tử) và giờ đây là Bắc Triều Tiên.

Do vậy, theo Les Echos, thế giới đang đứng trước hai nguy cơ :

Thứ nhất, nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân và đạn đạo, thì không chỉ một số nước Châu Á mà cả các quốc gia thuộc khu vực khác, đặc biệt là Trung Đông, có thể lao vào cuộc chạy đua vũ trang. Chính vì lo ngại nguy cơ này mà phương Tây đã cố gắng đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Nguy cơ thứ hai là ý định của Hoa Kỳ trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân có sức tàn phá yếu hơn so với loại "truyền thống".

Như vậy, nguyên tử sẽ không còn là công cụ để răn đe nữa mà trở thành loại vũ khí được dùng trên chiến trường. Việc Mỹ thay đổi quan niệm về khả năng hạt nhân có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả khôn lường mà chính các cuộc thảo luận với Bắc Triều Tiên đang tìm cách ngăn chặn.

Trung Quốc và Vatican sắp "tay trong tay" ?

Phải chăng Trung Quốc và Vatican sắp đạt được một thỏa thuận ? La Croix nghi ngờ đặt câu hỏi. Từ nhiều tuần này, dường như Vatican và Bắc Kinh đang bí mật đàm phán trong việc bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc.

Theo những nguồn tin mà La Croix có được, một phái đoàn chính thức của Trung Quốc, không rõ ở cấp độ nào dường như sẽ đến Roma trong tuần này. Tuy nhiên, các lời đồn đoán về thỏa thuận có thể sẽ đạt được đó đang bắt đầu gây chia rẽ trong Giáo Hội Trung Quốc. Những người phản đối cho rằng với thỏa thuận Tòa Thánh đã "bán" Giáo Hội Trung Quốc cho "chính quyền cộng sản".

Nhưng số khác thì nghĩ rằng những ai "phản đối thỏa thuận là không hiểu lý lẽ". Đây sẽ là cách duy nhất để hợp nhất Giáo Hội, xây dựng lòng tin và xóa tan những ngờ vực về Cơ Đốc Giáo. Bởi vì, dù đã hiện diện ở Trung Quốc từ hơn ngàn năm qua, nhưng Cơ Đốc Giáo vẫn bị xem là ngoại đạo, bị nghi ngờ có sự thao túng của ngoại bang đe dọa an ninh quốc gia, như giải thích của Shi Jian, giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên.

La Croix cũng nhân dịp này cho biết trong tổng số 77 giám mục tại Trung Quốc, có 53 người là được cả Roma và Bắc Kinh công nhận, 17 người được Roma công nhận nhưng lại bị Trung Quốc bác và 7 người do Bắc Kinh bổ nhiệm nhưng không được Roma nhìn nhận.

Thổ Nhĩ Kỳ "cưỡng hôn" Liên Hiệp Châu Âu ?

Thượng đỉnh Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu từ tối ngày 26/03/2018 tại Varna, Bulgaria, quốc gia chủ tịch luân phiên của khối Liên Hiệp. Liệu cả hai bên có tìm được một điểm hòa giải nào không sau một thời gian dài căng thẳng ? Quan hệ Bruxelles và Ankara chẳng khác gì một sợi dây đàn bị căng quá mức. Nhưng trớ trêu thay người có thể nới lỏng dây lại chính là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Do vậy, theo quan sát của Le Figaro, "Thổ Nhĩ Kỳ - Liên Hiệp Châu Âu : một cuộc thượng đỉnh dưới áp lực tại Varna". Les Echos bi quan cho rằng "Châu Âu nhọc nhằn nối lại đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ".

"Bị áp lực" và "nhọc nhằn" là vì giữa Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ không có cùng "nhịp" trong vấn đề nhân quyền. Liên Hiệp Châu Âu chỉ trích Ankara ngày càng đi theo hướng độc tài, gia tăng trấn áp xã hội dân sự, bóp nghẹt tự do ngôn luận… Đây chính là những rào cản gây trở ngại cho con đường gia nhập mái nhà chung Liên Hiệp Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế nhưng, Le Monde lưu ý là tổng thống Recep Tayyip Erdogan đến tham dự trong thế thượng phong, bởi vì trong tay ông vẫn còn một quân cờ quan trọng có thể bắt bí Châu Âu : đó là hồ sơ di dân. Trả lời phỏng vấn của nhật báo Le Monde tại Ankara, ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu không ngần ngại dọa dẫm Châu Âu, khi cho rằng những căng thẳng giữa đôi bên chỉ là "thoảng qua".

Quan điểm của Ankara rất rõ ràng là trong việc xử lý làn sóng di dân và chống quân khủng bố Daesh : Thổ Nhĩ Kỳ có một vai trò "không thể thay thế". Do đó, vẫn theo ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, việc xem nước này không thuộc phạm vi Châu Âu là điều không thể chấp nhận. Ông khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là "một phần của Châu lục". Do đó, theo ông, "Liên Hiệp Châu Âu nên quen dần với một nước Thổ Nhĩ Kỳ mới".

SOS đa dạng sinh thái !

Cuối cùng mục điểm báo xin được khép lại với lời báo động của Le Monde về một thảm họa môi trường do con người gây ra mà hậu quả nhãn tiền là "Tình trạng đất đai suy kiệt đã chạm mức đáng lo". Và hiện tượng này "đe dọa đến điều kiện sinh sống của hơn 3,2 tỷ người, tức 2/3 dân số trên địa cầu" như lời cảnh báo của La Croix.

Báo cáo của hơn 100 chuyên gia thuộc chương trình liên chính phủ khoa học và chính trị về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ thống sinh thái IPBES, được công bố tại hội nghĩ diễn ra từ ngày 17-24/03/2018 tại Medellin, Colombia, nêu đích danh thủ phạm chính là lối sống tiêu thụ quá mức theo kiểu phương Tây, kết hợp cùng với đà tăng tiêu thụ tại các nước mới trỗi dậy và đang phát triển.

Ví dụ điển hình nhất được Le Monde nêu lên chính là nạn phá rừng ở Nam Mỹ. Phá rừng không phải để có đất canh tác nuôi sống người dân địa phương, mà điều đáng xấu hổ là chặt phá rừng để mở rộng đất canh tác trồng cây đậu nành để "nuôi sống ngành chăn nuôi" của phương Tây.

Le Monde đưa ra một con số cụ thể : trong số 650 triệu ha đất rừng đã bị thiêu đốt và khai hoang để phục vụ cho nông nghiệp và chăn nuôi, khoảng 120 triệu ha chỉ để trồng đậu nành, tập trung chủ yếu tại Hoa Kỳ, Brazil và Argentina.

Năng suất của lĩnh vực này tăng hơn 5%/năm từ 40 năm qua và chỉ tính riêng trong năm 2017, sản lượng đạt được là 336 triệu tấn. Trước nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới, đất trồng đậu nành không ngừng mở rộng. Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu là nhà nhập khẩu đậu nành đứng hàng thứ hai trên thế giới, và 3/4 số đậu nành nhập khẩu là dùng cho chăn nuôi gia cầm, heo, bò và cá. Riêng nước Pháp mua của Nam Mỹ mỗi năm đến 3 triệu tấn.

Đương nhiên, trong trước mắt, con người kiếm được lợi từ cây đậu nành. Nhưng hậu quả để lại cho môi trường và sức khỏe con người là trong dài hạn, kéo dài trong nhiều năm, nhiều thế hệ. Tuy diệt được cỏ, ít sâu bọ, sản lượng nông phẩm thu hoạch được cao, nhưng độc chất trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu được phun đại trà ngấm sâu trong lòng đất và bay lơ lửng trong không khí làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của đất đai và sản sinh ra những đứa trẻ "dị tật" do hít phải khí độc.

Le Monde trong bài xã luận cho rằng đã đến lúc phải có một "chính sách, một chương trình hành động khẩn cấp", không được nửa vời. Nhiều chỉ dấu cho thấy đa dạng sinh học đang bị biến mất dần, mà dấu hiệu đáng báo động khác là tại các vùng nông thôn của Pháp, có đến 30% loài chim đã biến mất.

Đây chỉ là một phần có thể thấy được của sự suy giảm chất lượng hệ sinh thái đất đai, mà nguyên nhân là do loài sâu bọ đã bị giảm mất đến gần 80% (tính trên toàn Châu Âu chỉ trong vòng có ba thập niên).

Minh Anh

Published in Quốc tế

Mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên với những vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo và các tiến bộ trong chương trình hạt nhân đã thúc đẩy trở lại cuộc tranh luận về việc có nên triển khai vũ khí nguyên tử Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc hay không.

nguyentu1

Biểu tình chống triển khai hệ thống chắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, ngày 7/09/2017. Min Gyeong-seok/News1 via Reuters

Tại Nhật, ông Shigeru Ishiba, một trong những nhân vật uy tín thuộc đảng Tự Do Dân Chủ (PLD) của thủ tướng Shinzo Abe, là người đã tiên phong đặt ra câu hỏi này. Cựu bộ trưởng Quốc Phòng, được cho là có khả năng kế nhiệm ông Shinzo Abe, đã không ngần ngại đặt lại vấn đề "ba nguyên tắc" - được đề ra năm 1967 và công bố năm 1971, đã mang lại giải Nobel hòa bình cho thủ tướng thời đó là Eisaku Sato. Đó là "không phát triển, không sở hữu, không triển khai vũ khí nguyên tử".

Trong một chương trình truyền hình, ông Ishiba đặt thẳng câu hỏi : "Vậy thì không nói gì cả về vũ khí hạt nhân luôn, như thế liệu có nên hay không ?"

Ông Takehido Yamamoto, trường đại học Waseda nhận định : "Các chính khách diều hâu dùng những hành động khiêu khích ngày càng nhiều của Bình Nhưỡng làm đòn bẩy, để khai mào cuộc tranh luận, với lý do lá chắn hạt nhân của Mỹ chưa hẳn bảo đảm được, và kêu gọi nước Nhật phải tự bảo vệ".

Cho dù nhìn nhận rằng việc để cho Hoa Kỳ bố trí vũ khí nguyên tử trên đất Nhật là một chủ đề nhạy cảm, dễ gây xúc động, ông Ishiba nói thêm : "Liệu có đúng đắn khi nói rằng chúng ta muốn được bảo vệ bởi vũ khí nguyên tử Mỹ, nhưng lại không muốn đặt trên lãnh thổ chúng ta ?"

Phát ngôn viên chính phủ Yoshihide Suga tuyên bố với báo chí : "Cho đến nay, chúng ta không thảo luận việc đặt lại vấn đề "ba nguyên tắc", và cũng không nghĩ đến việc này". Bộ trưởng Quốc Phòng Itsunori Onodera nói tiếp : "Chính phủ luôn hành động trong khuôn khổ ba nguyên tắc trên, quan điểm chúng ta không thay đổi".

Đối với chuyên gia Yamamoto, cho dù Nhật Bản sở hữu "công nghệ hạt nhân và có đủ lượng plutonium để sản xuất ra vài chục quả bom nguyên tử, nhưng cuộc tranh luận khó thể đi xa đến như thế", do những vết thương mà hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 vẫn còn gây nhức nhối trong công luận.

Tuy bác bỏ thẳng thừng ý tưởng Nhật Bản, "quốc gia duy nhất phải hứng chịu bom nguyên tử"nay trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng ông Ishiba vẫn cho rằng "chiếc dù chắn hạt nhân của Mỹ đã bị chọc thủng" và cần phải hành động.

Phản ứng tương tự cũng diễn ra ở Hàn Quốc. Các dân biểu đối lập thuộc phe bảo thủ đã trình lên một nghị quyết đòi hỏi đất nước phải sở hữu vũ khí nguyên tử của chính mình. Nhật báo Donga Ilbo hôm thứ Hai 4/9 viết : "Chúng ta không thể nào luôn trông cậy vào chiếc dù chắn hạt nhân của Hoa Kỳ".

Cho dù theo các cuộc thăm dò, dư luận Hàn Quốc thuận lợi hơn Nhật Bản về vấn đề này, ngoại trưởng Kang Kyung Wha nhấn mạnh rằng Seoul luôn tôn trọng các cam kết về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Các chuyên gia khẳng định, nếu chọn lựa vũ khí nguyên tử, sẽ tai hại cho Hàn Quốc. Seoul có nguy cơ bị quốc tế trừng phạt, gây thiệt hại kinh tế nặng nề và các nhà máy điện nguyên tử của Hàn Quốc có thể không còn được cung ứng nhiên liệu.

Đối với Robert Dujarric, giám đốc nghiên cứu Châu Á đương đại của trường đại học Temple ở Tokyo, cuộc tranh luận chỉ đơn thuần là lý thuyết. Ông nói : "Chúng ta không thể xuất hiện với vài hỏa tiễn hành trình có gắn đầu đạn nguyên tử, như thể là đến nhà bạn chơi, mang theo nước uống và xúc xích. Cần có những khu vực được giữ an ninh cao độ, với những người lính có nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ chống những kẻ phá hoại, các đội đặc nhiệm của kẻ thù, những người biểu tình, v.v…"

Hơn nữa, công luận cũng không hề sẵn sàng cho một sự triển khai như thế. Ông Dujarric nhấn mạnh : "Có những tiếng nói phản đối tại Nhật Bản. Những người sống gần nơi đặt vũ khí nguyên tử lo sợ sẽ bị quân địch tấn công đầu tiên". Ông cũng đặt vấn đề về lợi ích chiến lược của vũ khí hạt nhân: "Có nên tiêu hao năng lượng để thuyết phục hay không, vì nó không làm tăng thêm sức mạnh răn đe. Những hỏa tiễn, oanh tạc cơ Mỹ đặt trên đất Nhật, trên những tàu ngầm ngoài khơi Bắc Triều Tiên hay trên những máy bay ném bom ở Mỹ, vẫn không làm thay đổi tương quan lực lượng".

Thụy My

Nguồn : RFI, 08/09/2017

Published in Diễn đàn