Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Căng thẳng Úc-Trung : Canberra bảo vệ chiến dịch phản công tình báo

RFI, 13/09/2020

Bộ trưởng Nội Vụ Úc ngày 12/09/2020 bảo vệ quyền của chính phủ tiến hành cuộc tấn công tình báo nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ nước ngoài. Lời khẳng định này được đưa ra sau khi Bắc Kinh lên án các cuộc khám xét nhà riêng của các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Úc.

uctrung1

Bộ trưởng Nội Vụ Úc Peter Dutton trả lời báo chí tại trụ sở Nghị Viện Úc ở Canberra (Úc) ngày 17/10/2019.  AP - Rod McGuirk

Theo hãng tin Reuters, bộ trưởng Peter Dutton tuy nhiên đã từ chối xác nhận trực tiếp rằng các nhà báo Trung Quốc đã bị cơ quan phản gián Úc thẩm vấn hồi tháng 6/2020. Ông cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành và cơ quan phản gián Úc đã có một số "hoạt động".

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, ông Dutton tuyên bố : "Cơ quan an ninh có đầy đủ quyền hạn để thực hiện một lệnh khám xét hay nhiều hoạt động khác và họ sẽ bảo đảm cho các hoạt động đó".

Vẫn theo bộ trưởng Nội Vụ Úc : "Nếu một ai đó ẩn nấp dưới vỏ bọc nhà báo hay doanh nhân hay bất kể là gì, và nếu có bằng chứng cho thấy là họ đang hành động trái với luật pháp Úc thì đương nhiên các cơ quan này sẽ phải hành động".

Những chiến dịch phản gián này đã được bộ Ngoại Giao Trung Quốc tiết lộ hồi tuần trước, sau vụ hai nhà báo Úc vội vã rời Trung Quốc sau khi bị công an Trung Quốc thẩm vấn. Hôm thứ Sáu, 11/09/2020, bộ trưởng Thương Mại Úc cho biết là các cơ quan phản gián Úc hành động trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ cuộc điều tra về sự can thiệp từ nước ngoài.

Hôm 11/09, truyền thông Trung Quốc lên án mạnh mẽ vụ khám xét này.

Quan hệ Úc–Trung vốn dĩ căng thẳng những năm gần đây, giờ lại thêm tồi tệ trong năm 2020 này sau khi Canberra kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona chủng mới, khiến Bắc Kinh nổi giận.

Để trả đũa, Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hạn chế thương mại nhắm vào hàng nhập khẩu từ Úc như lúa mạch và rượu, buộc Úc phải siết chặt hơn nữa việc kiểm soát an ninh đối với đầu tư nước ngoài.

Minh Anh

***********************

Bộ trưởng Úc ngầm thừa nhận chiến dịch xử lý gián điệp Trung Quốc

Tuổi Trẻ Online, 13/09/2020

Bộ trưởng Nội vụ Úc không xác nhận hay phủ nhận các cuộc đột kích và bắt giữ các nhà báo Trung Quốc nhưng khẳng định "nếu có bằng chứng cho thấy ai đó đang phá luật thì chúng tôi sẽ hành động".

uctrung2

Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton - Ảnh : AFP

Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton cũng hé lộ cơ quan tình báo Úc đang tiến hành "một số hoạt động" ngăn chặn can thiệp của nước ngoài. 

Ông Dutton từ chối xác nhận trực tiếp chuyện các nhà báo Trung Quốc đã bị cơ quan tình báo Úc thẩm vấn hồi tháng 6 nhưng ám chỉ có bằng chứng cho việc lục soát và bắt giữ.

"Nếu cơ quan tình báo Úc có đủ cơ sở để thực hiện lệnh khám xét hoặc cho các hoạt động khác, họ sẽ làm ngay. 

Nếu ai đó giả danh làm nhà báo, doanh nhân hay gì khác mà có bằng chứng cho thấy họ đang làm trái pháp luật Úc, chúng tôi sẽ hành động", ông Dutton nhấn mạnh trên Đài ABC ngày 13/9.

Các vụ đột kích nơi ở của các nhà báo Trung Quốc thường trú tại Úc chỉ mới được tiết lộ hồi tuần trước, sau vụ Bắc Kinh yêu cầu thẩm vấn hai nhà báo Úc và bắt giữ một nhà báo người Úc gốc Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Úc đã lục soát và lấy đi nhiều tài sản của các công dân Trung Quốc mà không nêu rõ lý do và vẫn chưa trả lại những gì đã lấy. 

Đáp lại sau đó, Úc khẳng định các động thái được tiến hành dựa trên những bằng chứng thu được từ một cuộc điều tra phản gián.

Mối quan hệ giữa Úc và đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc đang xấu dần đi trong những năm gần đây. Căng thẳng gia tăng trong năm nay sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona chủng mới khiến Bắc Kinh tức giận.

Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế thương mại đối với các sản phẩm bao gồm lúa mạch và rượu nhập khẩu từ Úc. Đáp lại, Canberra đã siết chặt các khoản đầu tư đến từ Trung Quốc và đánh giá dưới góc độ an ninh quốc gia.

Bảo Duy

Published in Châu Á

Úc tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với một thế giới nguy hiểm hơn (VOA, 02/07/2020)

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 1/7 loan báo ông s tăng ngân sách quc phòng đáng k đ xây dng và cng c kh năng quân s ca nước Úc ti khu vc n Đ-Thái Bình Dương trong bi cnh có nhiu lo ngi v nh hưởng đang tăng ca Trung Quc trong khu vc.

uc1

Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biu tại buổi ra mt Chiến lược Quc phòng 2020 Cp nht th đô Canberra, Th Tư 1/7/2020. Ông Morrison loan báo ngân sách quc phòng 270 t Úc kim (190 billion AUD) trong 10 năm (Lukas Coch/AAP Image via AP).

Tờ Hoa Nam Bưu báo (South China Morning Post) dn li Th Tướng Morrison phát biu ti Canberra, cho biết chính ph Úc s chi 270 t AUD – tương đương vi 186 t USD, vào lĩnh vc quc phòng trong thp niên ti, tăng gn 40% so vi ngân sách đã cam kết vào năm 2016.

Cảnh giác rng nước Úc phi chun b cho mt thế gii hu Covid-19 mà ông miêu t là "nghèo hơn, nguy him hơn và mt trt t hơn", ông Morrison nói Úc phi đi mt vi "bt đnh trong kinh tế toàn cu đi kèm vi bt đnh v chiến lược, tình hình mà ông cho là ‘chưa tng thy k t Thế chiến th Hai’.

Nhà lãnh đạo Úc nói nhng thách thc và nhng thay đi trong khu vc n đ-Thái Bình Dương đòi hi mt hướng tiếp cn mi, và Úc phi tăng cường kh năng răn đe thì mi đóng góp đ n đnh khu vc, và tự bo v chính mình".

Theo Bloomberg, trong khuôn khổ Chiến lược quc phòng 2020 được cp nht và Kế hoch Cơ cu lc lượng quc phòng Úc, chính ph ca Th Tướng Morrison cam kết ngân sách 270 t AUD trong 10 năm, đ tăng năng lc ca các lc lượng hàng hải, không quân và các lc lượng trên b.

Một phn ngân sách s được dùng đ phát trin các vũ khí tn công tm xa, k c ha tin và vũ khí chng hm, đng thi nâng cao năng lc đm bo an ninh mng.

*******************

Úc tái phối trí chiến lược an ninh đối phó với Trung Quốc (RFI, 02/07/2020)

Ngân sách quốc phòng của Úc sẽ tăng 40% trong những năm tới, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Trong chiếu hướng này, theo thủ tướng Scott Morrison, Úc sẽ xét lại chiến lược an ninh và mua thêm tên lửa hành trình có khả năng tấn công đối thủ từ xa.

uc2

Thủ tướng Úc Scott Morrison trước một cuộc họp trực tuyến tại Nghị Viện, Canberra, ngày 26/03/2020. Pool/AFP

Trong 10 năm tới đây, Úc sẽ chi 270 tỷ đô la Úc, tương đương với 170 tỷ đô la Mỹ, để trang bị và cải tiến khả năng phòng thủ. Sức mạnh của quân đội Úc trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ gia tăng đáng kể, theo như giải thích của thủ tướng Scott Morrison ngày hôm nay 01/07/2020 : Người Úc phải ý thức đang bước vào một thời đại bớt thuận lợi về mặt chiến lược.

Hai xu hướng song song đối nghịch làm Canberra lo ngại là chính sách co cụm của Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc bành trướng. Thủ tướng Úc cảnh báo tiếp : Cho dù Úc có tiêu trừ được đại dịch, Canberra cũng phải chuẩn bị bước vào thời kỳ hậu-Covid-19, thế giới nghèo hơn, nguy hiểm hơn và hỗn loạn hơn.

Trong bối cảnh phải lo tự vệ, Úc sẽ mua tên lửa hành trình của Mỹ, loại AGM-158, có tầm phóng nhiều ngàn cây số, có thể tấn công các mục tiêu tại Trung Quốc. Úc cũng sẽ trang bị máy bay tự hành, nghiên cứu vũ khí mới, tên lủa mới loại cực siêu thanh. Quân đội Úc sẵn sàng đi đến bất cứ chiến trường nào nếu quyền lợi quốc gia đòi hỏi, theo thủ tướng Morrison.

Tú Anh

Published in Châu Á

Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung Quốc hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung Quốc trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra.

uc0

Nước Úc có 'thoát Trung' sau thời viêm phổi Vũ Hán ? Ảnh minh họa

Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia xử lý đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng "thoát Trung", một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.

Thế giới đồng thuận…

Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một bản Dự thảo Nghị quyết mở cuộc điều tra.

Bản Dự thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách xử lý của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại.

So với ý tưởng ban đầu của Thủ tướng Scott Morrision, Bản Dự thảo có đôi chỗ thay đổi.

Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), còn Liên Hiệp Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách xử lý đại dịch của chính cơ quan WHO.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra "hoàn toàn khác" với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, nếu Úc xem kết quả tại Hội nghị Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) là minh chứng cho lời kêu gọi mở cuộc điều tra thì "chẳng khác gì một trò đùa".

Trung Quốc không biết đùa…

Vào cuối tháng 4/2020, Đại sứ Trung Quốc ông Thành Cảnh Nghiệp đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, "nhân dân" Trung Quốc không xem Úc là bạn hàng tốt, không uống rượu vang Úc, không ăn thịt bò Úc, không du lịch nước Úc và không cho con cái đến Úc du học.

Ông Nghiệp ám chỉ Trung Quốc sẽ tẩy chay hàng hóa Úc, sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.

Để chứng minh Trung Quốc không biết nói đùa, tuần rồi họ tuyên bố ngưng mua thịt bò từ bốn hãng thịt của Úc, đồng thời đánh 80% thuế lên lúa mạch nhập cảng từ Úc, và hăm dọa ngưng nhập cảng nhiều mặt hàng khác.

Ông Hồ Tích Tiến, chủ bút Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 21/5/2020, nêu quan điểm cuộc điều tra "hoàn toàn khác" với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, và tiếp tục đe dọa "Trung Quốc có đủ sức mạnh để làm tổn thương đến kinh tế Úc".

Trung Quốc từ chối trả lời đề nghị đàm phán thương mại từ phía Úc, một hành động được Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen đánh giá :

"…với Úc buôn bán là thương mại còn với Trung Quốc mọi thứ đều là chính trị".

Người Úc đồng lòng…

Trước hành động bạo ngược của Bắc Kinh, Thủ tướng Úc tuyên bố quan hệ ngoại thương giữa hai nước là quan hệ hổ tương hai bên cùng có lợi, Úc luôn tôn trọng Trung Quốc, vì thế Úc đòi hỏi Trung Quốc cũng phải biết tôn trọng Úc.

Ngoại trưởng Marise Payne kêu gọi Trung Quốc không nên mang thương mại vào cuộc tranh cãi ngoại giao, cần tôn trọng lẫn nhau, bà Payne nhắc nhở : "…nhưng trên hết, người Úc sẽ luôn bảo vệ lợi ích của nước Úc".

Ngày 19/5/2020, được Sky News phỏng vấn Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese cho biết đảng Lao Động ủng hộ nỗ lực của Chính Phủ để mở cuộc điều tra : "Liên minh hai đảng Tự Do - Quốc Gia và đảng Lao động đã là một, chúng tôi đã có cùng quan điểm về vấn đề này và cùng chia sẻ trách nhiệm".

Vận động điều tra nguồn gốc phát sinh virus corona chủng mới rõ ràng là chính sách nước Úc, không có tranh cãi giữa các đảng chính trị là một điều hiếm thấy trong sinh hoạt chính trị tại Úc.

Trước hành động bạo ngược của Bắc Kinh các hãng truyền thông Úc nhanh chóng đưa tin, giải thích và bình luận nhằm minh bạch lập trường chính phủ Úc.

Nhờ thế đại đa số dân chúng Úc đều ủng hộ chính sách của Chính Phủ đối phó với đại dịch và đồng thuận tiến hành cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch.

Ảnh hưởng Trung Quốc tại Úc

Ba thập niên qua, Trung Quốc là bạn hàng quan trọng nhất của Úc, chiếm đến hơn 1/3 hàng hóa Úc xuất cảng ra thế giới, Trung Quốc mua một số lượng rất lớn quặng mỏ và sản phẩm nông nghiệp Úc.

Trung Quốc hiện đang nắm giữ 9 triệu mẫu đất, một số hầm mỏ, một số trang trại sản xuất điện, phi trường Merrendin Tây Úc, cảng Darwin và nhiều cơ sở hạ tầng chiến lược khác.

Theo ước tính nếu GPD Trung Quốc gỉam 2% thì GDP Úc bị ảnh hưởng giảm đến 1%.

Bởi thế đã có nhiều lo ngại về sự lệ thuộc nặng nề của Úc vào mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.

Ngoài tầm kiểm soát…

Như hầu hết các quốc gia trên thế giới, đại dịch do virus corona đã khiến Úc phải đóng cửa biên giới, hơn 7 ngàn người nhiễm bệnh, hằng trăm người chết và phải ngừng hầu hết các hoạt động kinh tế.

Tuần trước Tổng trưởng Ngân Khố Úc Josh Frydenberg cho biết tỉ lệ thất nghiệp tại Úc sẽ lên đến trên 10% và tỉ lệ GDP sụt giảm ở mức độ 6% so với năm trước.

Ước tính được cho là khá lạc quan trong một thế giới đầy bất trắc, nhiều quốc gia trên thế giới đang lúng túng kiểm soát đại dịch, có thể làn sóng đại dịch thứ hai, rồi thứ ba kéo tới cho đến khi nhân loại có khả năng đề kháng với chủng loại virus corona mới này.

Chưa tính việc Trung Quốc tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Úc, kinh tế Úc sẽ chịu thiệt hại nặng nề và lâu dài hơn, nhưng không phải vì thế Úc chịu đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc.

Không "thương chiến" với Trung Quốc

Được ABC Australia phỏng vấn một nông gia trồng lúa mạch cho biết việc Trung Quốc đánh thuế là một điều ông chưa bao giờ nghĩ đến, nhưng ông tin rằng giá sản xuất lúa mạch tại Úc khá thấp, lúa mạch Úc lại có phẩm chất tốt và nguồn cung cấp khá ổn định nên cũng dễ cho ông tìm đến các bạn hàng mới tại Châu Á và Châu Âu.

Theo Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham nói, Úc sẽ không đeo đuổi chiến tranh thương mại với Trung Quốc, vì như thế không mang lại lợi ích gì cho nước Úc, nhưng Úc xem xét khiếu nại hành động của Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới.

Úc phải "thoát Trung"

Theo Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen, có quá nhiều rủi ro khi phải buôn bán với các nước độc tài cộng sản như Trung Quốc, vì thế Úc phải mở rộng ngoại thương với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có chung giá trị dân chủ, biết tôn trọng quan hệ ngoại thương.

Ông quan tâm về việc Úc phải nhập cảng các hàng hóa chiến lược như trang thiết bị y tế, dược phẩm từ Trung Quốc, trong khi Úc có thể sản xuất được.

Ông tin rằng Úc phải duyệt xét lại, phải thay đổi chiến lược đầu tư, sản xuất và ngoại thương để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, thì mới giữ được chủ quyền quốc gia.

Kết luận

Gần nửa thế kỷ qua, người Úc tin rằng có thể mở rộng làm ăn buôn bán với Trung Quốc, và kỳ vọng thay đổi kinh tế sẽ dẫn đến thay đổi chính trị tại nước này.

Nhưng ngược lại nhờ kinh tế phát triển Trung Quốc mạnh lên, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng ngày càng bạo ngược, bắt nạt người Úc, ảnh hưởng đến chính sách của nước Úc.

Cách cư xử "lang sói" của Trung Quốc đã đi ngược với văn hóa Úc, thức tỉnh các đảng chính trị, mọi giới, mọi người Úc đã đoàn kết đặt quyền lợi và lòng tự trọng quốc gia bên trên, đồng lòng cùng Chính Phủ mở cuộc điều tra.

136 Chính phủ các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có 57 các quốc gia Châu Phi, nhiều nước từng bị Trung Quốc đối xử bạo ngược, càng nhún nhường thì Trung Quốc càng lấn áp, nên đã quyết định ủng hộ cuộc điều tra.

Về ngắn hạn nước Úc và thế giới đang xem xét lại chiến lược ngoại thương và bang giao với Trung Quốc.

Nếu nước Trung Hoa có tự do, đã sớm thông tin về virus corona, thế giới đã trách khỏi thảm họa đại dịch, nên về lâu dài một Trung Hoa tự do tôn trọng bang giao quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Úc nói riêng và cho thế giới nói chung.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 22/05/2020

Nguyễn Quang Duy

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Duy
Published in Diễn đàn

"Tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thòng lọng để treo cổ chúng", Chủ bút Peter Hartcher của tờ The Sydney Morning Herald hôm 1/5/2020 trích câu nói của Lenin mở đầu bài bình luận "Tiền hay chủ quyền của chúng ta : Trung Quốc không cho chúng ta sự chọn lựa".

Ông Hartcher áp dụng lời nói của Lenin vào trường hợp của nhà tư bản hầm mỏ Úc Andrew Forrest, đang nối giáo cho Trung Quốc bán đứng chủ quyền nước Úc : "Tư bản bán cho chúng ta quặng sắt để chúng ta rèn xiềng xích chúng lại".

uc1

Điều tra nguồn gốc virus corona

Virus corona giết chết hằng trăm người Úc và hơn 250 ngàn người trên thế giới, vì thế Chính phủ Úc mới kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập để hiểu rõ nguồn gốc của virus corona và nguyên nhân căn bệnh này bùng phát trên toàn thế giới.

Cuộc điều tra sẽ giúp nhân loại rút ra bài học, giúp tránh được những thảm họa có thể xảy ra trong tương lai, nhưng lại bị Trung Quốc phản đối, và hăm dọa trừng phạt kinh tế Úc.

Đại sứ Trung Quốc tại Úc ông Cheng Jingye đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, thì "nhân dân" Trung Quốc sẽ không xem Úc là bạn hàng tốt, sẽ không uống rượu vang Úc, sẽ không ăn thịt bò Úc, sẽ không du lịch nước Úc và sẽ không cho con cái đến Úc du học.

Nói trắng ra, nếu Úc tiếp tục muốn điều tra thì nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.

Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Úc bà Marise Payne tuyên bố việc Trung Quốc đe dọa kinh tế sẽ không ngăn cản được cộng đồng quốc tế điều tra về nguồn gốc và sự lan tỏa của virus corona :

"…đây là nguy cơ toàn cầu mà trước đây chưa từng có, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế, và xã hội".

Vì tiền bán chủ quyền đất nước…

Ngày 29/4/2020, Tổng trưởng Y tế Greg Hunt và tỉ phú hầm mỏ Andrew Forrest cùng tổ chức một cuộc họp báo công bố việc ông Forrest làm trung gian mua giúp Chính phủ Úc 10 triệu bộ xét nghiệm Virus Corona do Trung Quốc sản xuất với giá 320 triệu Úc kim.

Ông Andrew Forrest lợi dụng cơ hội, đưa Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Melbourne ông Long Zhou lên diễn đàn ca ngợi Trung Quốc đã thành công trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch, kể công bán 10 triệu bộ xét nghiệm cho Úc, và công kích nỗ lực vận động điều tra dịch bệnh của Chính phủ Úc.

Chủ bút Peter Hartcher nhận xét việc ông Forrest "phục kích" Bộ trưởng Y tế Greg Hunt, để Tổng lãnh sự Trung Quốc lên diễn đàn đối chọi với ông Hunt và với chính sách của Chính phủ Úc, ông Forrest đặt lợi ích cá nhân bên trên quyền lợi nước Úc.

Ông Forrest cũng đã làm thế tại Tây Úc, ngày 31/3/2020, ông cho tổ chức họp báo để công bố việc mua giúp cho tiểu bang Tây Úc thiết bị y tế, rồi âm thầm mời Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Perth, bà Dong Zhihua đến họp báo với Bộ trưởng y tế Tây Úc ông Roger Cook, mà không hề thông báo cho chính quyền Tây Úc.

Corona xuất xứ từ Úc…

Tỉ phú Andrew Forrest luôn theo quan điểm của Trung Quốc, ông chống lại lời kêu gọi của Chính phủ Úc điều tra về nguồn gốc của virus corona, thậm chí ông còn cho rằng siêu vi khuẩn này có thể xuất phát từ Úc : "Cho đến giờ này không ai biết được siêu vi khuẩn này xuất phát từ đâu, bởi vì nó có thể từ Úc, hoặc Anh Quốc, hoặc Trung Quốc".

Thủ tướng Úc Scott Morrison phải lên tiếng phản đối ông Forrest ăn nói bậy bạ vì : "ai cũng biết nguồn gốc vi khuẩn corona xuất phát từ Trung Quốc".

Ông Morrison kêu gọi tỉ phú Andrew Forrest ngưng xen vào việc đối ngoại của Chính phủ Úc và ngưng đưa những tin giả, nhằm tuyên truyền cho Trung Quốc.

Nước Úc trên hết…

Bị chính giới và dư luận công kích, trên Đài truyền hình số 9 tỉ phú Andrew Forrest chụp mũ cho những người không đồng ý với ông là theo Mỹ, ông nói : "Bất cứ ai muốn đặt nước Mỹ lên trên, thì họ đang đặt nước Úc vào hàng số hai, còn tôi thì đặt nước Úc lên trên hết".

Theo tỉ phú Andrew Forrest nên hoãn cuộc điều tra cho đến sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vào tháng 11 năm nay, còn quan điểm của Chủ bút Peter Hartcher là Bắc Kinh đã không đồng ý với cuộc điều tra độc lập thì việc trì hoãn nghĩa là cuộc điều tra sẽ không bao giờ xảy ra.

Ở Úc ông Andrew Forrest có quyền tự do phát biểu, chuyện không hề có tại Trung Quốc, nhưng điều cần nói là ông Forrest đã sử dụng quyền tự do ngôn luận tạo ra một chiến dịch giúp cho Trung Quốc buộc nước Úc phải đầu hàng.

Ông Forrest ngụ ý nói điều tra là làm theo lệnh của Tòa Bạch Ốc, như thế là ông đã tiếp tay với Trung Quốc hạ thấp uy tín Chính phủ Morrison, xem Chính phủ Úc làm bù nhìn cho Mỹ, và toàn bộ ý tưởng điều tra là làm theo lệnh của Mỹ.

Trong thực tế, đề xuất điều tra virus corona đến từ Canberra, từ chính Thủ tướng Morrison cùng với Ủy ban An ninh Quốc gia.

Ông Forrest cho rằng cuộc điều tra do Úc khởi xướng có động cơ chính trị, trong khi Trung Quốc thì không, điều đó hết sức vô lý, vì mục đích cuối cùng của Trung Quốc là củng cố quyền lực chính trị của đảng Cộng sản Trung Hoa.

Không chỉ riêng Andrew Forrest, tuần rồi tỉ phú Kerry Stokes chủ nhân công ty truyền thông Seven West Media, chủ đài truyền hình số 7 và tờ The West Australian phát hành tại Tây Úc, và Luật sư David Olsson, chủ tịch quốc gia của Hội đồng Doanh nghiệp Úc-Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối cuộc điều tra do Chính phủ Úc đề nghị.

Cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết nếu có cuộc tranh luận giữa Úc và Trung Quốc, thì đừng bao giờ trông mong vào sự hỗ trợ của những nhà tư bản Úc, vì quyền lợi kinh tế họ sẽ luôn đứng về phía Trung Quốc.

Chính sách lưỡng đảng

Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese đã đứng về phía Chính phủ ủng hộ cuộc điều tra, nên cuộc điều tra không chỉ đơn thuần là của chính phủ, nó đã trở thành chính sách quốc gia, đồng thuận lưỡng đảng là sức mạnh quốc gia.

Chủ bút Peter Hartcher cho rằng nước Úc thật may mắn có được những người lãnh đạo sáng suốt như Thủ tướng Scott Morrison, cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull hay Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese, những người sẵn sàng đặt chủ quyền quốc gia bên trên đồng tiền và không để những tư bản Úc nối giáo cho Trung Quốc xâm phạm quyền lợi quốc gia.

Nước Úc cần được bảo vệ…

Chủ bút Peter Hartcher tin rằng nước Úc phải bảo vệ quyền lợi của mình trong việc giao dịch với Trung Quốc, điều tiên quyết là phải bảo vệ chủ quyền của mình.

Thứ nhất, nếu Úc lùi bước, Bắc kinh sẽ tiếp tục sử dụng kinh tế làm áp lực, cứ thế họ tiếp tục lấn tới cho đến khi nước Úc trở thành một chư hầu cho Trung Quốc.

Thứ hai, sự hài hòa xã hội, Úc có cộng đồng gốc Hoa lên đến 1.2 triệu người, đây là một vốn quý của quốc gia chứ không phải gánh nợ, cộng đồng này phải được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của đảng Cộng sản Trung Hoa bằng chính những giá trị dân chủ cuả Úc.

Thứ ba là nền kinh tế Úc chỉ được bảo vệ tốt nhất khi chủ quyền quốc gia còn được bảo tòan, mất chủ quyền quốc gia thì quyền điều khiển kinh tế, quyền đưa ra các quyết định thương mại sớm muộn gì cũng mất theo.

Chủ quyền, hòa hợp xã hội và kinh tế là ba lợi ích cốt lõi, là các lợi ích gắn bó với nhau, chủ quyền quốc gia là trên hết, là chìa khóa để giữ cả ba, cùng vì lợi ích của Úc.

Chừng nào điều này còn tồn tại, các nhà tư bản Úc sẽ không được phép bán lợi ích quốc gia để theo đuổi lợi ích tư nhân.

Kinh tế và chính trị…

Từ giữa thập niên 1980, giới khoa bảng, giới báo chí, giới chính trị, giới doanh nhân có chung một ảo tưởng là thay đổi kinh tế các quốc gia cộng sản sẽ dẫn đến thay đổi chính trị.

Giờ đây khi kinh tế mạnh lên, chính trị Trung Quốc đã không thay đổi, nhưng quân sự đã thực sự mạnh hơn đe dọa an ninh trong vùng, về ngoại giao Trung Quốc xem Úc như một quốc gia lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, nên họ mới dám đe dọa tẩy chay thương mãi với Úc.

Đại dịch 2020 trong cái rủi biết đâu có điều may, thế giới đã nhận ra điều cần thiết là phải biến đổi thể chế cộng sản thành thể thể chế tự do dân chủ, mới trách được những đại họa cho nhân loại và cuộc sống nhân loại mới được bình yên.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 6/5/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Duy
Published in Diễn đàn

Chuyên gia khuyến cáo đại học Úc chớ hợp tác với đại học Trung Quốc (VOA, 26/11/2019)

Nên cấm các đi hc Úc làm đi tác vi hơn 100 đi hc Trung Quc vì các đi hc Trung Quc có quan h gn gũi vi quân đi Trung Quc, mt trung tâm nghiên cu hàng đu cnh báo.

uc1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình khánh thành Vin Khng T đu tiên Úc hi năm 2010

Trước đây trong tháng, các đi hc Úc ha cân nhc v bt kỳ mi liên h quân s nào mà mt cơ s giáo dc bc cao Trung Quc có th có khi xét đến các d án nghiên cu chung.

Dùng dữ liu ngun m, Vin nghiên cu Chính sách Chiến lược Úc viết trong báo cáo đăng tải hôm 25/11 rng 115 trường đi hc Trung Quc có liên h vi các nghiên cu quân s hay các vi phm nhân quyn, các mi liên h mà các đi hc Úc không nên làm đi tác vi h.

Sinh viên nước ngoài đóng góp khong 24 t đô la mi năm cho nn kinh tế Úc. Sinh viên Trung Quc chiếm khong 1/3 s này và Úc lo rng Trung Quc có th dùng v thế này đ gây nh hưởng các đi hc Úc.

Bắc Kinh trước nay khng đnh không có hot đng nào không tha đáng, t cáo Úc mang tinh thn chiến tranh lnh.

Quan hệ gia Úc vi Trung Quc nhng năm gn đây tr nên căng thng vì Úc lo ngi v các hot đng ca Trung Quc, c ni đa ln xuyên khp khu vc Thái Bình Dương.

**************

Úc điều tra về chiến dịch của Bắc Kinh cài gián điệp vào Quốc hội (RFI, 26/11/2019)

Cảnh sát Úc sẽ mở điều tra về các thông tin, do một "cựu điện viên" Trung Quốc cung cấp mới đây, cho thấy Bắc Kinh tìm cách tuyển mộ người để đưa vào Quốc hội Úc.

uc2

"Cựu điệp viên" Trung Quốc Vương Lập Cường (Wang Liqiang) trong chương trình 60 Minutes Australia. Ảnh chụp từ màn hình theaustralian.com.auCapture d'écran : theaustralian.com.au

Một giới chức cảnh sát Úc hôm 26/11/2019 cho hãng tin AFP biết cảnh sát liên bang Úc sẽ chính thức tiến hành điều tra về vụ ông Triệu Bác (Bo "Nick" Zhao), 32 tuổi, chủ một đại lý xe hơi hạng sang tại Melbourne, cũng là thành viên đảng Tự Do cầm quyền, tình nghi bị Trung Quốc tiếp cận để tuyển mộ làm gián điệp.

Trong các khai báo mới đây về các hoạt động gián điệp và can thiệp trên quy mô lớn của Trung Quốc trong khu vực, "cựu điệp viên" Trung Quốc Vương Lập Cường (Wang Liqiang) cho biết tình báo Trung Quốc đã từng tìm cách tuyển mộ một doanh nhân ở Merlbourne, để tìm cách đưa vào Quốc hội Úc. Ông Vương Lập Cường khẳng định đã tham gia vào nhiều hoạt động bí mật tại Đài Loan và Úc. Lời khai của "cựu điệp viên" họ Vương có thể đã khiến vụ Bo "Nick" Zhao nổi lên trở lại.

Theo các thông tin được tiết lộ trong chương trình 60 phút (60 Minutes Australia) đài truyền hình Nine, hôm Chủ Nhật 24/11, ngay trước khi qua đời, doanh nhân nói trên đã thông báo với cơ quan phản gián Úc (ASIO) đã bị người của Bắc Kinh tiếp cận để tuyển mộ. Hồi tháng 3/2019, doanh nhân gốc Hoa Bo "Nick" Zhao, mang hai quốc tịch Úc và Trung Quốc, được phát hiện đã chết tại một khách sạn ven đường. Ông Bo "Nick" Zhao có thể đã cự tuyệt đề nghị của tình báo Trung Quốc.

Cũng trong chương trình truyền hình nói trên, người phụ trách về tình báo trong Quốc hội Úc, Andrew Hastie, nhấn mạnh đây là một "nỗ lực do một quốc gia nước ngoài chủ trương, để đưa người vào Quốc hội, với việc sử dụng một công dân Úc, như một nhân vật mang ảnh hưởng bên ngoài vào trong hệ thống dân chủ của chúng ta".

Tối Chủ Nhật 24/11, lãnh đạo cơ quan phản gián Úc Mike Burgess đã ra một thông báo bất thường, khẳng định cơ quan này đang "tích cực điều tra" về vụ Bo "Nick" Zhao. Lãnh đạo cơ quan phản gián Úc không đưa ra bình luận nào về cái chết của ông Zhao, vì lý do bí mật điều tra.

Hôm 25/11, thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết các cáo buộc liên quan đến vụ ông Bo Zhao là "hết sức đáng ngại" và "nước Úc "không hề ngây thơ trước các đe dọa mà quốc gia này đang phải đối mặt".

Trọng Thành

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Úc và Trung Quốc vẫn liên tục cáo buộc và chỉ trích nhau trong bối cảnh một mâu thuẫn kéo dài đem theo nhiều hệ lụy lâu dài.

uc1

Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Lý Khắc Cường vừa gặp mặt tuần nay

Nhưng bên cạnh những chỉ trích về Bắc Kinh, Úc từ lâu đã không tự soi xét lại chính mình, chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Úc Kerry Brown viết.

Mao Trạch Đông, người thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (PRC), từng gọi là Úc là "lục địa cô đơn".

Nhưng ngày nay, qua những thăng trầm gần đây trong mối quan hệ song phương, cô đơn chắc chắn không là điều nước Úc đang cảm thấy.

Trung Quốc đang cho Úc một lượng lớn khách du lịch, du học sinh, và kể từ 2010, là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này.

Các khoản đầu tư của Trung Quốc tại quốc đảo này cũng tăng theo cấp số nhân nhưng đang đặt ra các vấn đề ngày càng gây lo ngại cho Canberra về vấn đề an ninh và can thiệp nội bộ.

Chuyện gì đã xảy ra với mối quan hệ này ?

Trong thập kỷ qua, Úc đã có tới 5 nhà lãnh đạo quốc gia. Các thủ tướng từ người nói thạo tiếng Quan thoại Kevin Rudd đến Scott Morrison hiện nay đều có một điểm chung - tất cả đều thấy rằng, việc đối phó với Trung Quốc không bao giờ là đơn giản.

Điều này không phải là vì sự thiếu tìm ra phương án thích hợp. Ông Rudd đã thử cách "bạn bè thật sự sẽ nói chuyện thẳng thắn với nhau". Nhưng phương pháp này đã thất bại trước những lời cáo buộc của Bắc Kinh rằng ông thực ra quá gần gũi với Mỹ, khi cho phép lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ luân chuyển đồn trú ở cảng Darwin, Bắc Úc.

Bà Julia Gillard thì đã cố gắng hướng đến một cách tiếp cận toàn diện hơn ở Châu Á. Nhưng thực tế đơn giản là hiện diện của Trung Quốc quá lớn ở Châu này khiến việc đó trở nên khó thực hiện và Tony Abbott đã nhanh chóng loại bỏ cách tiếp cận này khi ông đắc cử năm 2013.

Ông Abbott đã cố gắng đến gần Nhật Bản hơn. Và giải pháp đó có thể thành công nếu như ông tồn tại hơn hai năm trong bầu không khí chính trường tàn khốc ở Canberra, hay nếu như Tokyo thực sự đưa ra một đề xuất tài chính hấp dẫn như Bắc Kinh.

uc2

Bà Julia Gillard đến Bắc Kinh năm 2013

Đối với Malcolm Turnbull, những lời hứa những năm đầu khi ông là một luật sư và chiến lược gia cấp cao về mối quan hệ cân bằng, thực dụng, đã bị nhận chìm bởi những cáo buộc của các chính trị gia bị Bắc Kinh gây ảnh hưởng. Đạo luật chống can thiệp nước ngoài đã theo sau đó.

Bây giờ ông Morrison đang đi theo con đường ngoằn ngoèo tương tự - cứng rắn với Trung Quốc trong lời lẽ, nhưng đang cần chấp nhận thực tế phũ phàng rằng vì sự thịnh vượng trong tương lai của đất nước, Trung Quốc vẫn đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn nhất.

Và như cuộc gặp của ông với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuần này cho thấy, thái độ hòa hoãn nhã nhặn luôn luôn trở lại.

Tại sao đây lại là một vấn đề ?

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Úc vào năm 2014, ông đứng trước quốc hội ở Canberra và nói rằng họ cần phải có tham vọng và mạo hiểm hơn trong tầm nhìn với Trung Quốc. Và Trung Quốc thích những thứ như pháp quyền và khả năng dự đoán về thể chế của Úc. Sao Trung Quốc lại tìm cách phá vỡ những điều này chứ ?

Một phần của vấn đề chỉ đơn giản là kích thước. Sự xuất hiện của Trung Quốc như một siêu cường quan trọng, có khi là siêu cường chính, đối với Úc - một quốc gia chỉ có 24 triệu người để kiểm soát một không gian rộng lớn bao quanh là bờ biển, và hải quân chỉ có 27.000 người - thì sẽ luôn thấy mất phương hướng.

Thêm vào đó hiện tượng này phơi bày một số lỗ hổng sâu sắc, nhưng thường được che giấu, đó chính là tâm lý quốc gia dễ bị tổn thương của Úc. Đây là một quốc gia chưa bao giờ, cho đến gần đây, tự coi mình là một đất nước Châu Á, mặc cho vị trí địa lý của nó.

Châu Âu là nguồn dân di cư chính của Úc cho đến những thập kỷ gần đây và Mỹ là nguồn đảm bảo về an ninh và phần lớn sự tăng trưởng kinh tế. Bây giờ Úc đang tiếp nhận một số lượng lớn công dân mới có gia đình đến từ nhiều khu vực, gồm cả từ Trung Quốc.

Các trường đại học Úc là một trường hợp điển hình. Một số trường có hàng ngàn sinh viên Trung Quốc, có nghĩa là những học viện thường cấp tiến này phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ từ một quốc gia có các giá trị rất khác.

Một bộ phim tài liệu trong chương trình Four Corners gần đây của đài truyền hình quốc gia ABC có nhiều tuyên bố gần như hoang tưởng rằng, một số lượng lớn của lực lượng này đang gây ra nguy cơ về bảo mật bằng sự can thiệp chính trị của họ và họ có khả năng là gián điệp công nghệ.

Và phóng sự có nói về một số học giả Úc đã bị gây áp lực về các vấn đề như Đài Loan, Hong Kong hoặc Tân Cương. Chính phủ Trung Quốc và các đặc vụ của họ đôi khi đã có một số hành động tác động.

Dù vậy, thật dễ dàng để hiểu tại sao một số người Trung Quốc có thể cảm thấy hoang mang khi sự đóng góp của họ cho đất nước mà họ đang theo học và đào tạo được diễn giải theo cách đáng ngại như vậy.

Thử thách cho Úc

Một thực tế đơn giản là không có nhà lãnh đạo Úc nào thực sự đề cập đến phần khác của phương trình Trung Quốc. Họ rất muốn nói, nhưng chỉ khi thuận tiện cho họ, về những mối đe dọa từ đối tác mới to lớn này và và sự khác biệt về các giá trị và thế giới quan. Nhưng họ ít quan tâm về những nỗi sợ hãi của đất nước họ, và những vấn đề của nước Úc với chính nước Úc.

Chỉ có ông Abbott mới đưa ra cái nhìn sâu sắc thực sự nào về vấn đề này. Trong một khoảnh khắc chân thực không được công khai, khi ống kính camera đã tắt, ông nói với Thủ tướng Đức Angela Merkel, rằng thái độ của Úc đối với Trung Quốc được đánh dấu bằng "sự sợ hãi và tham lam".

uc3

Úc đang chứng kiến một dân số lớn đến từ gốc Trung Quốc

Úc có thể tránh nhận nguồn đầu tư, sinh viên và cơ hội từ Trung Quốc, và thực tế đã làm điều này như Huawei là một ví dụ. Nhưng một nỗ lực làm như thế một cách toàn diện và tìm kiếm sự hợp tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, có nghĩa là một hy sinh lớn và một tái định hướng quan trọng.

Có vẻ như tại thời điểm này, ông Morrison đang đi theo bước chân của những người đi trước và có thái độ rất mâu thuẫn. Đó có thể là một thực tế khắc nghiệt rất đơn giản rằng, mặc cho tất cả những lời tuyên bố tự tin trước mối đe dọa Trung Quốc, chính quyền và đất nước của ông, không có lựa chọn nào khác.

Kerry Brown

Nguồn : BBC, 07/11/2019

Kerry Brown là giáo sư nghiên cứu Trung Quốc và là giám đốc của Viện Lau China tại Đại học King, London. Từ năm 2012 đến 2015, ông là giáo sư chính trị Trung Quốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney.

Additional Info

  • Author Kerry Brown
Published in Diễn đàn
vendredi, 08 mars 2019 18:23

Mùa đông đang đến !

Mùa đông, tất nhiên, năm nào cũng đến nơi này. Nhưng mùa đông đang đến nơi đây năm này trùng hp vi b cui ca cun phim tp Trò chơi Vương quyn (Game of Thrones), được biết s trình chiếu khp nơi vào ngày 14 tháng Tư sp ti. Gn hai năm ch đi cho b cui này, khán gi hâm m b phim tp này khp thế gii không du được s nóng lòng và háo hc để biết tng nhân vt s kết thúc ra sao và ai s lên nm vương quyn sau cùng.

muadong1

Game of Thrones.

"Mùa đông đang đến" có một s ý nghĩa trong bộ phim tp này. Mt, s cnh cáo và cnh giác liên tc đ chun b hu đi phó vi nhng him nguy và thách thc đang đến. Hai, mùa đông cũng hàm ý rng nhng ai đã quen và chun b tt nht sưu thế đi phó vi nó, mà không ai bng gia đình h Stark, hiện thân ca mùa đông. Ba, mùa đông đang đến là s cnh báo đi vi mt k thù có nguy cơ hy dit tt c, the White Walkers, trong khi thế gian còn li lm nghi ng và chia r nhau.

Bộ phim tp Game of Thrones tuy hư cu nhưng có sc thu hút mãnh liệt vi mi gii. Ngay c cu Tng thng Hoa Kỳ Barack Obama cũng b lôi cun. Sau khi bn tp ca mùa năm (season five) b cp và đưa lên mng đ ri sau đó hàng triu người ti xung xem min phí, cơ quan sn xut b phim tp này HBO đã quyết đnh t đó trở đi không làm như thế na. Ngoại l duy nht có lẽ là yêu cu được xem trước của Barack Obama vào lúc đó. Obama là người vn được biết đến vi các đc tính đim tĩnh, nhn ni, và cân nhc. Có khi quá cân nhc. Cũng vì mê b phim tp này, vào mùa sáu ca b phim, Obama cũng nóng lòng như mi người khác, yêu cu có th xem trước hay không. Các đạo din ca b phim tp này hãnh din và thích thú khi được biết Obama cũng mê b phim tp này, và hi rng nếu tng tư lnh Hoa Kỳ yêu cu được xem các tp phim này trước thì quý v s làm gì ? Cho đến cui năm 2016 lúc còn ti chc, Obama có lẽ là người duy nht được HBO cho phép xem trước mùa sáu trước khi trình chiếu cho công chúng khp nơi.

Tại sao b phim tp này có sc thu hút hàng triu người trên khp thế gii, bất k văn hóa ngôn ng hay đa v xã hi ? Mi người s có câu tr li riêng cho mình. Riêng tôi, b phim này nói lên được rt nhiu v tác đng ca bn cht và môi trường nuôi dưỡng ca con người, trong đó s tranh đu liên tc gia đp xu, thin ác, chính tà, cũng như s cám d ca quyn lc, tinh thn ci thin trong mi chúng ta, và s phc tp v tâm lý con người, đu được din t lôi cun và sc so. Obama thì thích nhân vTyrion Lannister, người lùn nhưng là chiến lược gia vi tài ngh cao thâm. Tôi cũng thích Tyrion Lannister, nhưng Jon Snow là hin thân ca s chính trc, toàn vn (integrity) và can trường, mc du có lúc có li lm chiến lược.

Tại sao tôi lại đi nói v b phim này lúc này ?

Bởi vì b phim này tuy hư cu nhưng nó đt câu hi cho mi chúng ta : đng trước mi nguy chung ca dân tc/quc gia hay nhân loi trước cái ác, đ đi phó vi s tn vong, chúng ta chn thái đ nào ? Tiếp tc tranh chấp, tranh giành quyn lc vi nhau hay b qua d bit đ thng nht cùng mt khi hu có th đi phó vi k thù chung ?

Sự tri dy ca Trung Quc thách thc quyn lc ca Hoa Kỳ hin nay, tuy là điu bình thường trong lch s nhân loi, nhưng s đưa đến tàn khốc nếu không khéo qun lý và gii quyết. Graham Allison nghiên cứu lịch s 500 năm qua và kết lun rng trong 16 trường hp tương t như thế thì có đến 12 trường hp dn đến chiến tranh.

Vậy liu chiến tranh có xy ra gia Trung Quc và Hoa Kỳ không ? Và h qu ra sao ? Nếu Trung Quc thng, hay hòa, thì nó có ý nghĩa gì đi vi các nước trong vùng, và toàn b nhân loi ?

Tất c nhng gi thuyết, hay nhn định, dù khoa hc và khách quan nht, cũng ch mang tính cách suy đoán, bi không ai có th nm bt được tương lai mt cách chc chn. Nht là khi kết qu ca cuc tranh đua hin nay mt hai ba thp niên na mi rõ ràng hơn. Nhưng da trên các s kin lch sử cũng như các chính sách đi ni ln đi ngoi ca nhà nước Trung Quc, nhng người lc quan lm cũng phi dè dt. Và thn trng. T s đàn áp đm máu đi vi sinh viên ti qung trường Thiên An Môn ba thp niên trước, cho đến ch trương tp trung ci to hàng triu người Uighur và gc Th ti Tân Cương, và cuc chy đua trí tu nhân to AI đ gia tăng kh năng nhn din và kim soát mi hành đng ca người dân trong lãnh th Trung Quc, và phn nào đó, ngoài lãnh th ca h, nht là đi vi Hoa kiu trên khắp thế gii, làm cho chúng ta t hi đng cơ đích thc ca Bc Kinh là gì ? Và đâu là đim dng ca h ? Nếu bp chp mi phương tin đ đt cho được mc tiêu, sn sàng s dng mi bin pháp trí trá nht đ lường gt đi phương, k c s dng vũ khí sinh lý học hay hóa hc, như đã tng xy ra dưới thi Đc Quc Xã ca Hitler, đ tt c phi quy phc mình (điu đã din ra trong lch s gn ba ngàn năm qua ca Trung Quc), thì qu tht rt đáng quan ngi cho quyn và t do, quyn t quyết, ch quyn quc gia và nói chung lối sng và văn hóa ca nhân loi.

Cách đối phó tt nht vi mi him ha, ca người Vit Nam hay mi dân tc khác, là phi chun b cho tình hung xu nht có th có.

Trong chuyến viếng thăm Sydney, Úc Châu đu tháng này, Niall Ferguson đã cnh báo người Úc rng tht là ngu dại nếu người Úc chn Trung Quc trên Hoa Kỳ. Vi nhng tác phm giá tr và trng lượng, gây nhiu tiếng vang ti Hoa Kỳ và thế gii, gii tinh hoa, kinh doanh và chính tr Úc chc chn s lng nghe và cân nhc li cnh báo này Ferguson, mc dầu người Úc cũng tha cn trng đi vi các quan đim thiên Trump ca Ferguson. Như đã trình bày, tuy vẫn còn mt s người, k c trí thc, không xem Trung Quốc là mi đe da mà là cơ hi đ hai bên cùng có li, đi đa s gii tinh hoa Úc cho đến nay không ch nhìn Trung Quc qua lăng kính màu hng. Qua bao nhiêu d liu tình báo và bng chng rành rành trong nhng năm qua, h đu rt cn trng và đã chun b cho tình huống xu nht, k c mt chính sách đối ngoiquốc phòng, liên minh với Hoa Kỳ đchuẩn b và giúp đỡ các nước trong vùng Thái Bình Dương "thoát Trung", cũng như suy tính li chiến lược và vai trò cBộ T (QUAD, gồm Nht, n Đ, Hoa Kỳ và Úc) v.v…

Ngoài ra, Úc đã hợp tác cht ch vi bn quc gia cùng văn hóa và ngôn ng là Anh, Canada, Hoa Kỳ, Tân Tân Lan, còn gi là Năm Mt (Five Eyes) để thâu thp và chia sẻ thông tin tình báo t nhiu thp niên qua. Trước đây khi các phái đoàn Năm Mt gp mt nhau, nó thường mang tính cách kín đáo. Nhưng gn đây, hình như vi dng ý ‘hãy coi chng đy’ đi vi Trung Quc, các cuc gp mt tng cao cấp như chiến lược hoc thp hơn như chiến thut cũng không còn du kín na. Thái đ có v thách thc này đã làm cho Trung Quc tc điêng. Ngoài ra, cũng đang có ý kiến đ ngh rng thay vì tiếp tc Năm Mt thì nên gia tăng thành Bảy Mt, trong đó có Nhật và Đc na. Nghĩa là cu thù ca Thế Chiến Hai giờ đây tr thành đng minh đc lc đ theo dõi, kim soát và ngăn chn mi hành đng tri dy bt chính ca Trung Quc. Nếu thành By Mt tht thì chc chn s làm cho Trung Quc điêng đo hơn na, cm thy như b bao vây t phía.

Trung Quốc càng ni điên hơn na khi Úc quyết đnh cm hot đng và ký hp đng vi tp đoàn Huawei, và còn vn đng Anh quc và các nước Âu Châu cũng làm như thế. Cu Th tướng Úc Malcolm Turnbull xác định trước c ta gm các chính tr gia go ci ca Anh rng chính ông đã quyết đnh cm Huawei hot đng ti Úc vì lý do an ninh, da trên thông tin tình báo ca Úc ch không phi vì áp lực nào t Hoa Kỳ. Turnbull nhn mnh rng mi đe da là s kết hp gia kh năng và ý đ (capability and intent). Kh năng mt nhiu thi gian đ gy dng, nhưng ý đ thì có th thay đi nhanh trong mt nhp tim đp. Hàm ý ca Turnbull là rng nếu c đ Trung Quốc tiếp tc xây dng k ngh 5G, xây dng tim năng ca h trên khp thế gii, cài đt các thiết b nh hưởng đến an ninh quc phòng, và cho du h không có ý đnh xu nào hin nay đi na, nhưng khi đã xây dng được kh năng ri và nếu mun thay đổi ý định, điu xy ra trong tích tc, nó là mi đe da đến nn an ninh và ch quyn quc gia. Ch có nhng người ngây thơ, nh d hay vì quyn li cá nhân và bè phái mi tin rng Trung Quc không phi đe da vì không, hoc chưa có, ý đnh bá quyn.

Peter Costello, cựu Tng trưởng Tài chánh/Ngân kh, cho rng nếu phi chn gia thnh vượng kinh tế vi an ninh quc phòng thì tuy là một chn la khó khăn, an ninh luôn là ưu tiên đi vi Úc. Nếu an ninh là ưu tiên, và nếu bt phi chn, gia Trung Quc và Hoa Kỳ, hin nhiên nước Úc biết rõ phi chn ai ri.

Ferguson nhấn mnh rng thông đip ông mun đ li trong chuyến viếng thăm Úc lần này là "mùa đông đang đến". Trung Quc là "the White Walkers", hay là triu đi gia đình (Ceisei) Lannister ?!?!?! Khi s dng thành ng này Ferguson hin nhiên có hàm ý. Tình hình thế gii có bi quan đến thế không trong khi mt s gia tiếng tăm như Ferguson lại ví von vi b phim tp này, và đi so sánh các đặc tính cạnh tranh và đi đu hin nay ging thi Chiến tranh Lnh ?

Dù gì đi nữa, phòng bệnh hơn cha bnh là châm ngôn chiến lược cn thiết trong lúc này. Đó là phương châm hành đng ca Úc, mt nước mà có khong cách vi Trung Quc gn 7,5 ngàn cây s đường chim bay. Ngay c mt quc gia mà đa s người dân có gc Hoa như Singapore cũng nhìn thấy mi đe da mà Trung Quc biu hin. Vì thế nên Singapore đang nghiên cứu học hi phương pháp và lut pháp đi phó với s can thip ca nước ngoài mà Úc đã thc hin thành công trong thi gian qua. Tóm li, nếu có chút lý trí thì s nhn ra được rng thà chun b ti đa cho tình hung xu nht có th có còn hơn là lc quan tếu hay hy vng hão huyn. Nht là các quc gia đang nằm gn đa chính tr du sôi la bng này, đc bit là Vit Nam.

Nhưng, thay vì làm lut đ ngăn chn s can thip nước ngoài, bo v ti đa an ninh, ch quyn và quyn li thiết thc ca dân tc, nhà nước Vit Nam li thông qua lut An ninh Mng năm ngoái để ch yếu trn át các tiếng nói đi lp ; và có ý đnh, dù bt thành, đ thông qua lut Đc Khu giúp Trung Quc có thêm bin pháp và phương tin đ trc li và gây nguy hi đến ch quyn quc gia Vit Nam. Tht là đáng tiếc và đáng quan ngi !

Úc Châu, 08/03/2019

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 08/03/2019

Published in Văn hóa